What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Hợp tác PPP trong y tế

LOBBY.VN

Administrator
Nhập nhằng chi trả bảo hiểm y tế ở bệnh viện tư

- Chủ trương cho phép y tế ngoài công lập khám, điều trị có bảo hiểm y tế (BHYT) được xem là đúng đắn nhằm giúp giảm tải ở khu vực công lập, tăng tính cạnh tranh để mang lại những dịch vụ tốt nhất cho người tham gia BHYT. Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố tích cực, khám chữa bệnh BHYT ở khu vực này đang bộc lộ không ít vấn đề

88eba99f6f1e73da5c7bf4e1e1195d00.jpg

Tham gia khám và điều trị BHYT đang được nhiều cơ sở y tế tư nhân quan tâm, nhưng giá cả cần được minh bạch để người sử dụng dịch vụ không bị thiệt hại

Chi nhiều, nhưng nhận chẳng bao nhiêu

Tháng qua, ông Minh, 58 tuổi, ngụ tại quận Phú Nhuận, đi mổ lông quặm mắt ở một bệnh viện mắt tư nhân, tổng chi phí thanh toán khi ra viện hết 3,8 triệu đồng, nhưng BHYT chỉ trả cho ông… 125.000 đồng

Tương tự, sau khi điều trị bằng BHYT ở một bệnh viện tư nhân xong, chị Xuân, 35 tuổi, ngụ tại Bình Dương, phải đóng tới 2,2 triệu đồng, trong khi BHYT chỉ thanh toán lại cho chị… 43.000 đồng. Phần phải đóng thêm được giải thích do chị đi khám trái tuyến, làm một số xét nghiệm và điều trị kỹ thuật cao ngoài danh mục BHYT

Chênh lệch quá lớn trong khám chữa bệnh BHYT tại khu vực tư nhân phát sinh từ những chi phí do cơ sở y tế tư nhân quy định. Chẳng hạn, công mổ một ca u bao hoạt dịch ở bệnh viện tư là 2 triệu đồng, trong khi nếu chữa ở khu vực công lập, bệnh nhân BHYT lại không phải trả

Vì sao có khoản thu này, phó giám đốc một bệnh viện tư nhân giải thích: “Bác sĩ bệnh viện công lập được Nhà nước trả lương nên BHYT không trả công mổ. Còn ở bệnh viện tư nhân, chúng tôi phải tự túc mọi kinh phí, từ cơ sở vật chất, trang thiết bị, cho đến nhân sự, nên chúng tôi được thu khoản này”

“Vậy mức thu đó có được cơ quan chức năng thông qua không ?” Bác sĩ trả lời: “Có, đã được sở Y tế thành phố duyệt. Thật ra mức thu đó chỉ mới ở mức trung bình, chứ thu đụng trần còn cao hơn nữa”

Mập mờ và nhập nhằng

Những giải thích trên xem ra khá hợp lý nhưng thực tế không mấy cơ sở y tế tư nhân minh bạch mức thu khám chữa bệnh BHYT, nên khi chuyện đã rồi, bệnh nhân chỉ biết… “ngậm bồ hòn làm ngọt”

Cần công khai minh bạch

“Để người tham gia BHYT ở khu vực tư nhân không bị thiệt, khi bán BHYT, cơ quan chức năng phải công khai cho dân biết sự khác biệt về quyền lợi và nghĩa vụ chi trả giữa cơ sở y tế tư nhân và cơ sở công lập, từ mức phụ thu phí khám bệnh, công phẫu thuật cho bác sĩ, cho đến chi phí thực hiện thủ thuật

Ngoài ra, cơ quan chức năng cần quy định cơ sở y tế tư nhân trước khi làm bất kỳ một thủ thuật chữa trị nào cũng phải báo cho bệnh nhân biết thủ thuật sắp làm có được thanh toán bảo hiểm hay không. Nếu bệnh nhân hiểu hết và đồng ý, cơ sở y tế mới được thực hiện”


Tại trung tâm y khoa Kỳ Hoà, quận 10, TP.HCM, mức phụ thu BHYT được công khai 15.000 đồng, nhưng ở trung tâm y khoa Phước An (HEPA), bệnh nhân khám BHYT phải trả 35.000 đồng. Điều đáng nói là trung tâm Phước An không công khai bảng giá thu cho bệnh nhân biết

Ở một bệnh viện tư nhân khác, bệnh nhân BHYT phải trả đến 200.000 đồng/lượt, điều này được giải thích là người khám là một chuyên gia tên tuổi. Bệnh viện không công khai giá cả, chỉ khi nhân viên kêu đóng tiền, bệnh nhân mới rõ, lúc này thật khó lòng từ chối

Sự thiếu minh bạch trong khám BHYT ở khu vực tư nhân còn ở chỗ bệnh nhân có thể phải trả những khoản mà lẽ ra họ được BHYT thanh toán. Đơn cử bác sĩ không kê cho bệnh nhân thuốc trong danh mục BHYT, nhưng lại kê thuốc ngoài danh mục (thuốc này đa phần được bán ở nhà thuốc của cơ sở y tế tư nhân)

Phó giám đốc một bệnh viện tư nhân thừa nhận chuyện này: “Chúng tôi thường nhắc bác sĩ kê toa thuốc trong danh mục BHYT để bệnh nhân được hưởng hết quyền lợi nhưng không phải bác sĩ nào cũng ý thức. Bệnh nhân đông, bác sĩ khám cả bệnh nhân dịch vụ lẫn BHYT nên họ làm theo thói quen, ít khi phân biệt hai danh mục”

Một lưu ý khác về chi trả bất hợp lý trong khám chữa bệnh BHYT tại khu vực tư nhân là tình trạng lạm dụng xét nghiệm. Khảo sát của ThS Nghiêm Trần Dũng, phó vụ trưởng vụ Bảo hiểm, cho thấy, trong năm 2006, các cơ sở ngoài công lập đã khám chữa bệnh cho gần 3 triệu lượt người thì gần như tất cả bệnh nhân được làm xét nghiệm; thậm chí có cơ sở còn cho bệnh nhân BHYT làm xét nghiệm đại trà (máu, nước tiểu, X-quang, siêu âm, điện tim) bất kể họ bệnh gì

Cơ sở y tế tư nhân có lợi gì khi làm chuyện này ? Bác sĩ của một cơ sở tư nhân tham gia BHYT, giải thích: “Trong khi giá thuốc cơ sở y tế tư nhân mua bao nhiêu phải bán cho bệnh nhân BHYT giá bấy nhiêu, thì với mức giá các biện pháp cận lâm sàng bảo hiểm xã hội duyệt, cơ sở y tế thường có lời, chưa kể họ còn tận dụng được trang thiết bị đã mua sắm

Đối với bệnh nhân BHYT khám trái tuyến, mức đồng chi trả cao hơn, phí tổn cho những xét nghiệm không đáng làm sẽ nhiều hơn, dĩ nhiên cơ sở y tế sẽ có lợi trong chuyện này”

Phan Sơn
 
Last edited:
Hà Nội sẽ di dời 13 bệnh viện lớn khỏi nội thành

Trong các bệnh viện phải di dời có bệnh viện Bạch Mai, Phụ sản Trung ương, Nhi Trung ương, Việt Đức, K, Tai Mũi Họng

Ngày 14/12, Bộ Y tế đã họp với UBND thành phố Hà Nội về tình hình các bệnh viện trên địa bàn

Theo UBND thành phố Hà Nội, sẽ có 13 bệnh viện lớn đang quá tải phải di dời khỏi nội thành, bao gồm bệnh viện Bạch Mai, Phụ sản Trung ương, Nhi Trung ương, Việt Đức, K, Tai Mũi Họng, Lao và Bệnh phổi Trung ương, Châm cứu Trung ương, Y học Cổ truyền Trung ương, Nội tiết, Mắt Trung ương, Đại học Y Hà Nội, Hữu nghị

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất mà các bệnh viện đang vấp phải là chưa tìm được đất và nguồn tiền để xây bệnh viện mới

Do vậy, trước mắt để giảm tình trạng quá tải, nhiều bệnh viện tính đến việc xây dựng cơ sở 2. Tuy nhiên, điều này cũng vướng phải những khó khăn về đất, tiền xây dựng và nhân lực

Trước khó khăn về đất của các bệnh viện, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho biết, quy hoạch chung Hà Nội mở rộng đã khoanh vùng khu vực xây bệnh viện mới để chuyển một số bệnh viện hiện đang quá tải ra đó. Thời gian tới, thành phố sẽ thực hiện đúng quy hoạch này

Về việc thiếu tiền xây bệnh viện mới, nhiều ý kiến cho rằng nên huy động vốn từ tư nhân hoặc nhà đầu tư nước ngoài. “Tiền xây bệnh viện có thể là vốn trái phiếu, ODA hay từ việc xã hội hóa” - bà Nguyễn Thị Kim Tiến - Bộ trưởng Bộ Y tế cho hay
 
Last edited:
Năm 2011: quỹ bảo hiểm y tế dư 5.000 tỉ đồng​

- Thông tin từ Bảo hiểm xã hội Việt Nam ngày 1-1 cho hay dự kiến năm 2011, quỹ bảo hiểm y tế thu được 29.000 tỉ đồng của 56 triệu người tham gia bảo hiểm y tế

Trong khi đó năm 2011, người có thẻ khám chữa bệnh 110 triệu lượt, tăng 7,8% so với năm 2010, chi phí ước tính 24.000 tỉ đồng. Chưa tính phần trích nộp quỹ dự phòng, dự kiến quỹ bảo hiểm y tế sẽ kết dư 5.000 tỉ đồng trong năm 2011. Số tiền này sẽ dành chi trong trường hợp viện phí tăng vào năm 2012

Năm nay là năm thứ hai liên tiếp quỹ bảo hiểm y tế có kết dư, sau giai đoạn 2006-2009 liên tục bội chi và vỡ quỹ khoảng 2.000 tỉ đồng. Theo Bảo hiểm xã hội VN, năm nay chỉ còn duy nhất tỉnh Phú Thọ bội chi quỹ bảo hiểm y tế, giảm mạnh so với năm 2010
 
Chuyện chụp chiếu, xét nghiệm chạy theo 'khoán'

- Việc để tư nhân đầu tư hàng loạt máy móc vào bệnh viện (BV) công lập đã khiến tình trạng “khoán” chụp chiếu, xét nghiệm nảy sinh. Theo đó, mỗi năm BV phải đạt một con số nhất định về số ca chụp chiếu (CT Scanner, MRI, …), bất kể số lượng bệnh nhân thế nào, có cần chụp chiếu hay không

Đặt “chỉ tiêu” về số ca chụp CT - Scanner !

Trong một nghiên cứu của TS.BS Vũ Xuân Phú, Phó Giám đốc BV Phổi TƯ vừa được công bố trên Tạp chí Y học thực hành của Bộ Y tế vào tháng 3/2012, có một thông tin đáng chú ý. Đó là mỗi khi thực hiện liên doanh liên kết, công ty cho thuê thiết bị y tế đều thỏa thuận và thống nhất với BV về số lượng ca chụp/năm

Đề tài nghiên cứu "Một số vấn đề trong công tác liên kết đặt máy chụp CT - Scanner tại một số bệnh viện ở phía Bắc của một công ty cổ phần cho thuê thiết bị y tế Việt Nam” được thực hiện năm 2010 và tiến hành tại 3 BV tuyến tỉnh (Hưng Yên, Thái Nguyên, Bắc Kạn)

Cụ thể tại 3 BV (nơi tiến hành nghiên cứu) là Phố Nối (Hưng Yên), Gang Thép (Thái Nguyên) và Bắc Kạn, doanh số kỳ vọng khi xây dựng dự án liên doanh, liên kết trung bình là 1.500 ca chụp CT - Scanner trong 1 năm

Theo đó, BV Phối Nối vượt “chỉ tiêu” 118%, BV Giang Thép đạt 85% và BV Bắc Kạn đạt 82% chỉ tiêu

20120823174949_CT.jpg

Nghiên cứu tại 3 bệnh viện cho thấy "chỉ tiêu" chụp CT-Scanner mỗi năm được bệnh viện và công ty (đơn vị đặt máy) thống nhất là 1.500 ca

Việc “vượt chỉ tiêu” chưa đủ thuyết phục để kết luận BV có lạm dụng hay không, nhưng rõ ràng chuyện ra "chỉ tiêu" là “có vấn đề”

“Khoán” chụp chiếu, xét nghiệm

Báo Tuổi trẻ số ra ngày 24/3/2011 đã có bài phản ánh bệnh viện đa khoa khu vực thị xã Phú Thọ (tỉnh Phú Thọ) có tình trạng “khoán” tương tự

Theo đó, lãnh đạo bệnh viện yêu cầu các khoa phòng năm 2011 phải đạt “chỉ tiêu” 3.700 người chụp CT scanner, 16.000 người siêu âm, 16.050 người điều trị nội trú và 80.000 lượt người khám bệnh. Nếu đạt chỉ tiêu này, cán bộ bệnh viện sẽ được “bổ sung thu nhập”

Từ đây nảy sinh ra chuyện nực cười: Có những trường hợp bệnh nhân vào viện với biểu hiện đau đốt sống lưng, nhưng các bác sĩ lại chỉ định chụp cộng hưởng từ sọ não (chi phí trên 2 triệu đồng/lượt), hoặc bệnh nhân đau họng lại cho xét nghiệm toàn bộ, trong đó có cả xét nghiệm... HIV

Cách làm này ngay sau đó đã bị Bộ Y tế “tuýt còi” !

Theo đánh giá của lãnh đạo một BV lớn tại Hà Nội thì việc chỉ định chụp chiếu (bất kể loại nào) cũng phải căn cứ trên tình trạng cụ thể của người bệnh, không thể đưa ra “chỉ tiêu” dạng khoán như trên được

Tuy nhiên, khi liên doanh liên kết dưới hình thức đặt máy thì việc đưa ra “chỉ tiêu” như trên là điều tất yếu và phải được sự đồng thuận của lãnh đạo BV thì các bên mới ký hợp đồng

Nếu vượt “chỉ tiêu” thì dễ “nói chuyện” nhưng không vượt thì sẽ có “vấn đề”, ảnh hưởng đến phần trăm ăn chia giữa BV và doanh nghiệp (hiện đang là 40 - 60)

Do đó, tất yếu các BV sẽ thúc đẩy việc sử dụng máy móc để đạt chỉ tiêu, gây tình trạng lạm dụng tràn lan, lãng phí lớn cho người bệnh cũng như quỹ BHYT

Tỷ lệ phát hiện bệnh thấp: Dấu hỏi lớn

Cũng trong nghiên cứu của TS.BS Vũ Xuân Phú, một thông tin đáng chú ý khác là tỷ lệ phát hiện vấn đề của bệnh nhân được chỉ định chụp cắt lớp (CT - Scanner) từ các máy xã hội hóa (máy của tư nhân đặt trong bệnh viện) chỉ đạt ở mức 30 - 41% !

Một dấu hỏi lớn đang được đặt ra về hiệu quả sử dụng của các máy chụp cắt lớp này trong các BV công lập

Ngoài chuyện “khoán” gây lạm dụng như đã nêu ở trên, hiện nay vấn đề chất lượng các máy móc liên kết cũng đang là một “vấn đề”

Nghiên cứu ở các BV tuyến tỉnh như trên cho thấy, có đến 2/3 máy móc là do Trung Quốc sản xuất, có một máy do Nhật sản xuất nhưng không phải máy mới 100%

Theo bác sỹ Phú - Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu - thì cỡ mẫu của nghiên cứu này không phản ánh bức tranh toàn cảnh của toàn hệ thống. Tuy nhiên, với những con số mà nghiên cứu đưa ra cùng những gì diễn ra trên thực tế đã được phản ánh, có thể thấy Bộ Y tế cần có biện pháp mạnh để chấm dứt tình trạng này

Viện càng lớn, càng nhiều máy tư nhân

Theo tìm hiểu của phóng viên, một BV hàng đầu như BV Bạch Mai hiện đang sử dụng máy xã hội hóa (do tư nhân liên kết, đặt trong bệnh viện và ăn chia tỷ lệ % lợi nhuận với BV) với số lượng khá lớn

Cụ thể: BV có 1 máy chụp PET-CT; 7 máy chụp CT-Scanner (trong đó, có 5 máy chụp CT-Scanner dưới 32 dãy, 1 máy chụp CT-Scanner 64 dãy và 1 máy chụp CT-Scanner 256 dãy); 17 máy siêu âm các loại (trong đó, siêu âm màu: 2 máy; siêu âm thường: 9 máy; siêu âm tim mạch: 4 máy; siêu âm xuyên sọ: 2 máy)

“Chết” bệnh nhân không có BHYT

Bệnh nhân BHYT khi sử dụng các máy xã hội hóa này ngoài phần đồng chi trả sẽ phải trả phần chênh lệch giữa giá quy định của Nhà nước với giá do doanh nghiệp và bệnh viện thỏa thuận. Còn bệnh nhân không có BHYT thì phải trả toàn bộ chi phí

Trong khi phải trả toàn bộ chi phí thì đối tượng bệnh nhân không có BHYT bị chỉ định chụp CT-Scanner hiện đang chiếm tỷ lệ cao. Ở BV đa khoa Phố Nối (Hưng Yên), tỷ lệ bệnh nhân không có BHYT được chỉ định chụp CT-Scanner từ máy xã hội hóa lên tới 67%, còn tại BV Gang Thép (Thái Nguyên) là 51% và tại BV Bắc Kạn là 43%

Cẩm Quyên
 
Last edited:
Bệnh viện tư “trá hình”, núp bóng viện công
– “Việc bệnh viện thực hiện khoán doanh thu cho từng bộ phận hoặc nộp phí theo tháng hay năm làm cho bệnh viện công lập trở thành bệnh viện tư trá hình”

Việc liên doanh, liên kết, cho phép tư nhân đặt máy trong các bệnh viện công lập rồi ăn chia lợi nhuận theo tỷ lệ % (hai bên tự thỏa thuận) đã khiến nhiều vấn đề phát sinh, trong đó có việc các bệnh viện thực hiện chế độ “khoán” cho các đơn vị

VietNamNet đã trao đổi với các chuyên gia về vấn đề này

20120823180021_Hung.jpg

GS.TSKH Phạm Mạnh Hùng​

GS.TSKH Phạm Mạnh Hùng, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, nguyên Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam: Bệnh viện tư “núp bóng” viện công

Việc bệnh viện thực hiện khoán doanh thu cho từng bộ phận hoặc nộp phí theo tháng hay năm làm cho bệnh viện công lập trở thành bệnh viện tư trá hình

Nếu ra quy định năm nay bệnh viện phải thu được 80 tỷ viện phí bằng mọi cách thì bệnh nhân trở thành... đối tượng tận thu của bệnh viện

Hiện nay, chúng ta mới chỉ quan tâm đến hình thức bệnh viện công – tư mà chưa quan tâm đến vấn đề cơ chế tài chính công hay cơ chế tài chính tư. Do đó, còn nhiều bất cập nảy sinh

Giải pháp cho vấn đề xã hội hóa mà chúng ta đang đề cập ở đây là bệnh viện phải đứng ra vay vốn để đầu tư chứ không được góp vốn dưới mọi hình thức. Nhưng hiện nay, hình thức góp vốn đang rất phổ biên vì góp vốn là cách thu hồi vốn nhanh nhất

Ông Nguyễn Văn Tiên – Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội: Cân nhắc kỹ giữa cái được – cái chưa được

Việc liên kết với tư nhân để đặt máy trong các bệnh viện là một trong những việc làm vụ thể hóa giải pháp thực hiện chủ trương xã hội hóa y tế của Đảng, Nhà nước và Quốc hội

Chủ trương này đã được khẳng định là đúng đắn, cần thiết nhưng vấn đề là đẩy mạnh xã hội hóa bằng phương pháp nào ?

Thực tế có những phương pháp như: Nhà nước tăng đầu tư, khuyến khích doanh nghiệp tham gia hoặc bệnh viện liên kết với tư nhân để thực hiện. Hiện nay, Việt Nam và thế giới đang khuyến khích đầu tư công - tư nhưng chưa biết nên đầu tư thế nào cho tối ưu (cả về lợi ích xã hội, y tế lẫn kinh tế)

Tại thời điểm này, Chính phủ đang chuẩn bị ra một nghị định về hợp tác công tư chung cho tất cả các lĩnh vực, trong đó có cả y tế. Tuy nhiên, ngành y tế đã chạy trước một bước trong việc cho phép tư nhân đặt máy móc, thiết bị y tế trong các bệnh viện

Hiện nay, theo tôi biết, có rất nhiều nơi làm cái này, có nơi huy động tiền của cán bộ công nhân viên trong bệnh viện, có nơi thì công ty tư nhân đầu tư máy rồi chia lợi nhuận với bệnh viện

Khía cạnh tích cực của việc này là nó mang lại nhiều lợi ích (vì không có xã hội hóa thì không có máy móc để thực hiện các kỹ thuật, dịch vụ y tế)

Còn về tiêu cực thì phải khẳng định là có chứ không phải không, nhưng trong điều kiện hiện nay nên cân nhắc giữa cái được và cái chưa được để mà lựa chọn tiến hành

Ngành Y tế cũng cần xem xét xem có thể thay thế hình thức hợp tác công – tư hiện nay bằng hình thức hợp tác nào khác để hạn chế lạm dụng ?

Ví dụ như TP.HCM cho các bệnh viện vay vốn qua quỹ kích cầu, thành phố phải trả phần lãi, người bệnh được hưởng lợi

Nhưng cái gì cũng có lợi cái hại. Ví dụ: máy mua từ tiền NSNN thì sửa chữa rất lâu, thủ tục vô cùng rườm rà, nhưng nếu là máy tư nhân thì họ làm rất nhanh, sửa rất nhanh vì nó tác động trực tiếp đến lợi ích của họ

Ông Dương Huy Liệu, nguyên Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ Y tế), Chủ tịch Hội khoa học Kinh tế y tế Việt Nam: Thay đổi hướng tiếp cận nguồn vốn để đảm bảo công bằng, minh bạch

Xã hội hóa là chủ trương phù hợp trong giai đoạn hiện nay đối với ngành y tế. Mình có nhu cầu cao nhưng các bệnh viện được đầu tư từ ngân sách rất hạn chế, buộc phải có các giải pháp khác

Xã hội hóa đã giúp các bệnh viện huy động thêm vốn, tăng cường cơ sở vật chất, đặc biệt là máy móc, thiết bị, tạo điều kiện phát triển khám chữa bệnh theo yêu cầu

Mặt được của nó là phát triển kỹ thuật tốt hơn nhiều trên cơ sở huy động vốn, có dịch vụ để sử dụng, không có thì chịu chết. Nhìn từ mặt đó thì mang lại lợi ích rất lớn

Mặt chưa được là hiện nay, có những nơi đang “lạm dụng” các máy móc xã hội hóa, cần phải ngăn chặn điều này. Nhiều nơi chỉ định chẩn đoán hình ảnh, chụp chiếu nhiều quá mức cần thiết; giá cả nhiều khi đưa ra giá cao hơn nhưng có phản ánh đúng hay không về chất lượng dịch vụ thì cũng cần phải xem xét

Nhưng đôi khi mình cũng phải chấp nhận những mặt tiêu cực (nếu mặt tích cực lớn hơn, vì nếu không có xã hội hóa thì tất cả đều không được hưởng những cái lợi do máy móc mang lại)

Tuy nhiên, đến một mức độ hay giai đoạn nào đó thì cần thiết phải chuyển từ đầu tư công – tư sang đầu tư công hoàn toàn, hoặc tạo điều kiện cho các bệnh viện vay vốn của ngân hàng để tự đầu tư để hạn chế hệ lụy

Bởi, khi công ty đặt máy trong đó thì họ sử dụng mọi cách để thúc đẩy việc sử dụng máy đó nhằm thu lại lợi nhuận. Cần tiếp cận vốn theo hướng này sẽ minh bạch hơn, giảm được tiêu cực

Cẩm Quyên
 
Bệnh nhân có thể thanh toán viện phí trực tuyến
Lần đầu tiên Bệnh viện Bạch Mai triển khai thêm một khoa khám bệnh theo yêu cầu, theo một hình thức mới, mọi chi phí của bệnh nhân khi đến khám tại khoa khám bệnh này đều được thanh toán trực tuyến qua thẻ ngân hàng ATM

14_1_zpsf2c2030d.jpg

Bệnh nhân được hướng dẫn thực hiện thanh toán bằng thẻ ATM tại khoa khám bệnh​

Từ năm 2010 đến nay, khoa khám bệnh của Bệnh viện Bạch Mai đã tăng 50% số lượng bệnh nhân đến khám chữa bệnh. Trước thực trạng quá tải bệnh nhân, bệnh viện đã triển khai quy trình khám bệnh một chiều tại khoa khám bệnh, nhằm giảm bớt những thủ tục rườm rà, giúp bệnh nhân rút ngắn thời gian khám bệnh

Biện pháp này đã đem lại những hiệu quả thiết thực, bệnh nhân đã rút ngắn được thời gian khám bệnh rất nhiều lần so với trước đây. Trước nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng như hiện nay, bệnh viện Bạch Mai vừa mới triển khai thêm một Khoa khám bệnh theo yêu cầu, theo một hình thức hoàn toàn mới, đó là hình thức thanh toán viện phí bằng thẻ ngân hàng ATM

14_2_zpse9d396be.jpg

Khâu tiếp nhận bệnh nhân sẽ được thực hiện nhanh hơn​

Với hình thức này, Bệnh viện Bạch Mai đã liên kết với ngân hàng VietinBank, mở tài khoản cho bệnh nhân tại khoa khám bệnh của bệnh viện và cấp thẻ ATM của ngân hàng VietinBank miễn phí cho bệnh nhân. Đối với những bệnh nhân đã có thẻ ATM của ngân hàng khác đều có thể thanh toán viện phí tại đây

Bác sĩ Viên Văn Đoan, Trưởng khoa khám bệnh Bệnh viện Bạch Mai cho biết

“Thay vì việc bệnh nhân ngại cầm tiền mặt đi khám chữa bệnh, hoặc lo sợ bị mất trộm, chúng tôi triển khai hình thức thanh toán viện phí của bệnh nhân qua thẻ ngân hàng

- Thứ nhất giúp an toàn tài sản cho người bệnh

- Thứ hai đảm bảo độ chính xác, an toàn trong việc thanh toán viện phí, bệnh nhân không phải mất nhiều thời gian ở bệnh viện

Ngoài ra, khi bệnh nhân đến khám lại lần sau có thể đăng ký trực tiếp qua mạng điện tử, hình thức này mang lại nhiều tiện ích cho bệnh nhân”

Khoa khám bệnh thanh toán viện phí trực tuyến của Bệnh viện Bạch Mai đang hoạt động thử nghiệm và dự kiến khai trương trong tháng 3-2013.

Phương Hà
 
Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng
Tổ chức lại hệ thống y tế hợp lý, hiệu quả hơn​​

- Sáng 7-12, Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành TPHCM đã có buổi làm việc với Bệnh viện quận Thủ Đức và Bệnh viện đa khoa Khu vực Thủ Đức về thực trạng khám chữa bệnh và định hướng phát triển chăm sóc sức khỏe cho người dân

BS Nguyễn Minh Quân, Giám đốc Bệnh viện Quận Thủ Đức cho biết, mặc dù mới được thành lập từ năm 2007 trên cơ sở chia tách Trung tâm y tế quận nhưng đến nay bệnh viện đã vươn lên xếp hạng I theo phân hạng của Bộ Y tế. Từ chỗ chỉ có 3 phòng chức năng, 4 khoa và 99 nhân sự khám điều trị khoảng 200 lượt bệnh nhân/ngày khi mới thành lập, thì đến năm 2016 Bệnh viện Quận Thủ Đức đã có 49 khoa, phòng, 1.447 nhân sự khám và điều trị 5.000-5.500 lượt bệnh nhân/ngày, 800 giường bệnh nội trú và rất ít trường hợp phải chuyển viện lên tuyến trên như trước đây. Mặt khác, bệnh viện cũng đã triển khai hầu hết các kỹ thuật chuyên môn, đặc biệt là các chuyên khoa kỹ thuật cao về ngoại khoa

Để giảm tải cho bệnh viện, theo BS Nguyễn Minh Quân, Bệnh viện Quận Thủ Đức phải mở các phòng khám vệ tinh ở các trạm y tế phường. Trước thực trạng cơ sở vật chất xuống cấp, chật chội, quá tải, BS Nguyễn Minh Quân kiến nghị Thành ủy, UBND TPHCM xem xét hỗ trợ nguồn vốn vay kích cầu để xây dựng dự án bệnh viện mới giai đoạn 3 gồm 2 tầng hầm, 1 trệt và 16 tầng cao có tổng kinh phí khoảng 286 tỷ đồng. Đồng thời xin cơ chế cho Bệnh viện Quận Thủ Đức chuyển đổi mô hình tự chủ sang mô hình đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư, hướng tới vận hành tự chủ theo loại hình doanh nghiệp

Trong khi đó, Bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức còn hạn chế trong việc thu hút bệnh nhân và nguồn nhân lực bác sĩ tay nghề cao. Theo BS Trịnh Đình Thắng, Giám đốc bệnh viện, hiện Bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức chỉ mới khám khoảng 1.800 lượt ngoại trú/ngày và 600 bệnh nhân nội trú/ngày, chưa phát huy hết công suất và năng lực của bệnh viện. Bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức cũng đang có dự án xây mới bệnh viện cửa ngõ quy mô lên tới 1.000 giường nhưng đến nay vẫn chưa khởi công được

Qua báo cáo tình hình và thực trạng khám chữa bệnh của 2 bệnh viện, đại diện lãnh đạo các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Xây dựng đều cho rằng những dự án đầu tư xây mới, mở rộng của các bệnh viện là rất cần thiết nhưng cần xem xét lại để đầu tư hiệu quả hơn. Trong đó, dự án xây mới Bệnh viện đa khoa Khu vực Thủ Đức quy mô 1.000 giường đã nhận được phản hồi của Bộ Kế hoạch và Đầu tư yêu cầu giải trình cụ thể hơn về mục đích và hiệu quả đầu tư. Trong khi dự án xây mới giai đoạn 3 của Bệnh viện Quận Thủ Đức đang trình UBND TP xem xét lại chủ trương vay vốn kích cầu kéo dài 7 năm lên 10 năm và hỗ trợ lãi suất của UBND TP… Sở Tài chính ủng hộ việc Bệnh viện Quận Thủ Đức tự chủ hoàn toàn vào năm 2017 và thí điểm hoạt động theo mô hình doanh nghiệp, thậm chí tiến tới cổ phần hóa…

Đánh giá cao thành quả và cố gắng mà Bệnh viện Quận Thủ Đức lẫn Bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức đạt được trong những năm qua, nhưng Bí thư Thành ủy TPHCM vẫn băn khoăn vì 2 bệnh viện chỉ cách nhau hơn 200m mà đã có những chênh lệch và khác biệt về uy tín, chất lượng dịch vụ. Bí thư Thành ủy TPHCM đặt vấn đề liệu có nên cơ cấu đầu tư 2 bệnh viện thành một để cùng tận dụng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, nhân lực một cách hiệu quả hơn ?

Mặt khác, Bí thư Thành ủy TPHCM cũng cho rằng Bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức chưa thu hút được bệnh nhân, bác sĩ giỏi thì đầu tư thêm một bệnh viện quy mô 1.000 giường liệu có hiệu quả không(!?). Do đó, Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng yêu cầu các bệnh viện đẩy mạnh tự chủ, xã hội hóa dịch vụ công trên cơ sở nâng cao dịch vụ, huy động mọi nguồn lực tham gia đầu tư nhưng đáp ứng yêu cầu thị trường định hướng XHCN, không phải xã hội hóa để làm khó người dân mà để người dân được hưởng dịch vụ tốt hơn, có điều kiện chăm lo đối tượng chính sách, an sinh xã hội

Đồng chí Đinh La Thăng chỉ đạo Sở Y tế sớm nghiên cứu xây dựng, lập đề án tổ chức lại hệ thống y tế thành phố hiệu quả nhất về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị; tạo điều kiện cho bệnh viện tự chủ định hướng theo mô hình doanh nghiệp… Riêng các bệnh viện phải chủ động chăm lo đời sống của các y bác sĩ, cán bộ công chức bệnh viện để yên tâm công tác; Nghiên cứu khoa học, làm chủ công nghệ y học tiên tiến; Chủ động hội nhập, liên doanh liên kết với các tổ chức y tế, bệnh viện nước ngoài

Đồng chí Bí thư Thành ủy TPHCM cũng chỉ đạo các sở, ngành liên quan nghiên cứu đề xuất tổ chức lại, quy hoạch lại hệ thống y tế quận Thủ Đức nói riêng và TP nói chung hợp lý hơn, hiệu quả hơn đề không đầu tư lãng phí nguồn lực, nhân lực…

Tường Lâm
 
20% chi tiêu y tế bị lãng phí mỗi năm
Báo cáo công bố ngày 10/1 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) tiết lộ một sự thật gây sốc: khoảng 20% chi tiêu chăm sóc sức khỏe tại 34 quốc gia thuộc tổ chức này bị lãng phí mỗi năm. Thậm chí, tại Mỹ, tỷ lệ này còn lớn hơn

Theo tác giả của báo cáo – ông Agnès Couffinhal, tình trạng chi tiêu y tế không được tận dụng là rất đáng báo động, đặc biệt là khi vấn đề lãng phí ngân sách công đang bị lên án trên toàn thế giới

Nhà kinh tế y tế cao cấp của OECD giải thích: “Các chính phủ có thể giảm chi tiêu y tế đi khoảng 20% mà vẫn giúp người bệnh cải thiện sức khỏe”. Ngân sách các quốc gia dùng cho y tế tương đương khoảng 9% GDP và đây là một con số không hề nhỏ

Dựa trên báo cáo của OECD, chúng ta có thể tìm thấy một số điểm đáng lưu ý như sau

Thứ nhất, 1/3 công dân của các nước thuộc OECD cho rằng lĩnh vực y tế đang xảy ra tình trạng tham nhũng hoặc thậm chí còn tồi tệ hơn thế

Thứ hai, 1/10 các bệnh nhân tại các nước thuộc OECD đang được cứu chữa một cách thái quá tại các điểm chăm sóc sức khỏe

Thứ ba, hơn 10% chi tiêu y tế được sử dụng để sửa chữa những sai lầm có thể phòng tránh được hoặc những trường hợp lây nhiễm tại bệnh viện

Thứ tư, 1/3 những đứa trẻ ra đời bằng phương pháp sinh mổ bất chấp khuyến nghị cho rằng tỷ lệ này cần được hạn chế ở mức 15%

Thứ năm, sự thâm nhập của thuốc/dược phẩm generic (những loại thuốc được sản xuất dựa trên công thức hết hạn sở hữu trí tuệ và được chính quyền cấp phép). Loại sản phẩm này chiếm 10-80% thị phần tại các quốc gia OECD. Tại Mỹ, thị trường generic rất năng động, giá thành của loại sản phẩm này thấp hơn 8-80% các sản phẩm cùng loại có nhãn hiệu

Bà Couffinhal cho biết nỗ lực phổ biến loại thuốc generic đang gặp phải các rào cản pháp lý

Tham nhũng là một vấn đề rắc rối khác của hệ thống chăm sóc y tế tại nhiều quốc gia OECD, trong đó nghiêm trọng nhất là tại Hy Lạp, Slovakia và Italy

Tại Mỹ, lĩnh vực y tế đứng thứ 9 trong bảng xếp hạng tham nhũng với khoảng 70% cam kết của các nhà cung cấp y tế không đúng sự thật

Theo báo cáo của OECD, Na Uy là hình mẫu cho các quốc gia khác về vấn đề y tế. Tại đây, dược sĩ phải cho bệnh nhân biết rằng họ có những lựa chọn nào. Chính quyền và bệnh viện địa phương có thể sẽ bị trừng phạt tài chính nếu trì hoãn quá trình xuất viện. Đặc biệt với người già, việc ở càng lâu trong bệnh viện có thể khiến tình trạng sức khỏe tồi tệ hơn và dẫn tới nhu cầu chăm sóc y tế kéo dài

Các bác sĩ khởi xướng chiến dịch Choosing Wisely tại Mỹ nhằm khuyến khích bệnh nhân chia sẻ, qua đó nâng cao giá trị của các biện pháp y tế. Bà Couffinhal cho rằng chỉ có thể đạt được những tiến bộ bền vững hướng tới giá trị chăm sóc y tế tốt hơn khi những nhà cung cấp dịch vụ này khuyến khích và thực hiện những sáng kiến an toàn cho bệnh nhân

Tất cả các quốc gia OECD đang tìm cách giải quyết vấn đề này. Gần một nửa các nước đang tìm cách thúc đẩy sử dụng thuốc generic. Khoảng 19 quốc gia, trong đó có Pháp, Israel, Hàn Quốc, Ba Lan và Chile, đang sử dụng công nghệ đánh giá sức khỏe nhằm xác định hiệu quả của các phương pháp điều trị mới

Mặc dù Mỹ chi tiêu cho y tế nhiều nhất thế giới nhưng thật đáng ngạc nhiên là quốc gia này không có một chương trình công nghệ đánh giá y tế chuẩn quốc gia nào
 
Top