What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

India News

LOBBY.VN

Administrator
“Voi Ấn Độ” gia nhập CLB 1.000 tỷ USD

Family_Indian_Elephant.jpg

- Tuy không “ồn ào cất cánh”, nhưng “Voi Ấn Độ” lại đang lừng lững tiến lên để gia nhập “Câu lạc bộ GDP trên 1.000 tỉ USD” và trở thành thực thể kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2030

Báo cáo phát triển kinh tế trong “Năm tài chính 2010-2011” kết thúc ngày 31/3/2011 do Cục thống kê nhà nước Ấn Độ công bố ngày 31/5/2011 cho biết: Tăng trưởng GDP đạt 48.770 tỉ Rupi (bằng 1.080 tỷ USD), tăng 8,5% so với năm trước. So với mức 8,6% dự kiến ban đầu có giảm đôi chút do phát triển công nghiệp và dịch vụ suy giảm, mặc dù sản xuất nông nghiệp tăng tới 6,6%. GDP quí 1 “Năm tài chính 2011-2012” tăng 7,8%, thấp hơn mức 8,1% theo dự kiến. Tổ chức tiền tệ thế giới IMF dự kiến GDP “Năm tài chính 2011-2012” của Ấn Độ tăng 7,8%

Tờ “Thời báo Ấn Độ” dẫn phát biểu Thủ tướng Manmohan Singh nói tháng 4/2011: “Ấn Độ đang tích cực kiềm chế lạm phát, đảm bảo Kế hoạch 5 năm 2008-2012 đạt mức tăng trưởng bình quân 8,2%, 5 năm tiếp theo (2012-2017) đạt mức tăng trưởng bình quân từ 9%-9,5%”

Nhìn lại phát triển kinh tế những năm qua, người ta thấy GDP Ấn Độ luôn tăng trưởng cao vững chắc luôn duy trì ở mức bình quân trên dưới 8%. Một số nhà kinh tế đánh giá: “Con Voi Ấn Độ tuy không cất cánh như các thực thể kinh tế khác, nhưng lại cần cù với những bước tiến vững chắc và có thể thồ được gánh nặng lạm phát hiện nay”

Báo cáo của Cục thống kê nhà nước cho biết tỉ lệ lạm phát tháng 4/2011 là 8,5%, tháng 5/2011 đã tới 9,06%, tăng gần 0,5% so với tháng 4/2011, cao hơn mức dự kiến của Chính phủ. Ngày 16/6/2011, Ngân hàng Trung ương Ấn Độ tuyên bố tăng 0,25% lãi suất, đây là lần tăng thứ 10 trong 16 tháng qua. Hiện lãi suất đã ở mức 7,5%, dự kiến từ tháng 6/2011 tới tháng 9/2011 lãi suất có thể tăng thêm 3 lần nữa và mỗi lần là 0,25%. Khi công bố tăng lãi suất, Ngân hàng Trung ương Ấn Độ cho rằng đây là biện pháp chính sách tiền tệ chống lại lạm phát

Công ty chứng khoán Nomura của Nhật ở Ấn Độ nhận xét điều đáng lưu ý là nguyên nhân dẫn tới lạm phát cao ở Ấn Độ lại xuất phát từ hàng công nghiệp chứ không phải là hàng nông sản như một số nước khác. Giá mặt hàng này liên tục tăng cao tới 8% trong 17 tháng qua, bởi vậy kiềm chế lạm phát lại bắt đầu từ sản xuất công nghiệp. Đây chính là nguyên nhân làm chậm mức tăng trưởng GDP ở Ấn Độ thời gian qua

Mặc dù lạm phát đang là gánh nặng đè lên nền kinh tế, nhưng hầu hết các nhà kinh tế thế giới đều lạc quan về kinh tế Ấn Độ. Thể hiện rõ nhất ở các chỉ tiêu kinh tế. Một là tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2010 đạt 539,2 tỉ USD, tăng 27,8% so với năm 2009. Hai là FDI đổ vào Ấn Độ ngày càng tăng, như 8 tháng đầu năm 2009 là 8,6 tỉ USD, nhưng 8 tháng đầu năm 2010 tới 13,6 tỉ USD, riêng tháng 9/2010 tới 7,1 tỉ USD, mức kỉ lục trong các thực thể kinh tế đang trỗi dậy. Ba là thị trường chứng khoán tăng trưởng cao. Chỉ số Mumbai năm 2010 đã vượt ngưỡng 20.893,6 điểm, lập mức cao kỉ lục mới trong 2 năm qua. Trong 10 năm qua, thị trường chứng khoán Ấn Độ đã tăng gấp hơn 3 lần

Ủy ban chứng khoán Ấn Độ (SEBI) cho biết thời gian qua các doanh nghiệp nước ngoài đã đầu tư tới 67,5 tỉ Rupi mua cổ phiếu của các doanh nghiệp Ấn Độ do họ lạc quan đối với kinh tế Ấn Độ thời gian tới, nhất là GDP có triển vọng tiếp tục tăng cao. Ngoài ra, thị trường chứng khoán Ấn Độ cởi mở và nới lỏng hơn nhiều so với một số thị trường khác kể cả Trung Quốc, nhất là có hệ thống quản lý tốt hơn, minh bạch hơn. Trong 12 tháng qua, chỉ số Mumbai đã đạt mức tăng trưởng 22%, mức tăng ngoạn mục so với thị trường chứng khoán các nước và dẫn đầu trong Nhóm BRICS

Kinh tế tăng trưởng cao ổn định, thị trường chứng khoán biểu hiện lành mạnh, vì vậy đồng Rupi cũng lên giá, hãng Bloomberg dự kiến có thể tới 13% vào trước tháng 6/2012

Đánh giá về kinh tế Ấn Độ, IMF cho rằng thời gian 20 năm tới GDP vẫn đạt mức tăng trưởng từ 8% - 8,5%. CitiBank cho rằng trong thời gian 2010-2015 tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của Ấn Độ đạt 8,8%, vượt mức 8,7% của Trung Quốc

Chattered Bank còn đánh giá lạc quan hơn, khi cho rằng: “Voi vẫn có thể cất cánh và đếnnăm 2030 Ấn Độ trở thành thực thể kinh tế lớn thứ 3 thế giới sau Mỹ và Trung Quốc. Thậm chí, Ấn Độ có thể vượt cả Trung Quốc bởi vì có nhiều thế mạnh, nhất là có lớp trẻ nắm vững khoa học kỹ thuật và những cải cách thị trường hóa nền kinh tế tương đối thành công”
 
Last edited:
Mỹ muốn Ấn Độ trở thành 1 trong 10 đối tác thương mại lớn nhất

- Bộ trưởng Tài chính Mỹ cho rằng, sự tăng trưởng mạnh của Ấn Độ sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Mỹ

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner cho biết, sự tăng trưởng của Ấn Độ mang lại lợi ích cho Mỹ và Mỹ muốn nước này trở thành 1 trong 10 đối tác thương mại lớn nhất của mình

Ông Geither nói: “Chúng tôi sẽ hỗ trợ và khuyến khích sự tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ. Sự tăng trưởng của Mỹ và Ấn Độ đều mang lại lợi ích cho cả 2 quốc gia. Ấn Độ hiện là đối tác thương mại lớn thứ 12 của chúng tôi. Mục tiêu của Tổng thống Obama là Ấn Độ trở thành 1 trong 10 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ”

Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ và Bộ trưởng Tài chính Mỹ đã tổ chức hội nghị Hợp tác kinh tế tài chính lần thứ 2 giữa 2 quốc gia. Ông Geither cho rằng, mối quan hệ giữa 2 quốc gia sẽ được tăng cường bởi việc duy trì tăng trưởng trong thương mại và đầu tư song phương

Trước đó, trong buổi công bố ngân sách năm 2011 trước Quốc hội, Tổng thống Obama nói rằng, Ấn Độ là đối tác kinh tế trọng tâm của Mỹ

Các vấn đề hợp tác xuyên biên giới, củng cố sự mở rộng chiến lược hợp tác giữa Mỹ và Ấn Độ, góp phần tăng trưởng và phát triển kinh tế ở cả 2 nước. Sự xuất hiện của một thị trường toàn cầu bao gồm các nền kinh tế ngày càng tăng trưởng như Ấn Độ và các quốc gia đang phát triển khác tạo ra nhiều cơ hội xuất khẩu cho nước Mỹ
 
Last edited:
Ấn Độ tìm thấy kho báu trị giá 62,4 tỉ USD

0b57728410bf49aedad961bc36c5a3e2.jpg

Ngôi đền Sree Padmanabhaswamy, bang Kerala, Ấn Độ

Theo ước tính, giá trị của kho báu còn nhiều hơn cả nguồn tài chính mà Chính phủ liên bang dành cho giáo dục hàng năm

Quan chức bang Kerala, miền Nam Ấn Độ vừa cho biết, một kho báu gồm vàng, kim cương và đá quý cất giữ hàng thế kỷ đã được tìm thấy trong các hầm ngầm của một ngôi đền ở Thiruvananthapuram, thủ phủ bang Kerala

Các phương tiện truyền thông địa phương cho biết kho báu gồm có một bức tượng bằng vàng cao 1,2m gắn ngọc lục bảo, nhiều dây chuyền vàng dài 4,6m và vương miện nạm ngọc

Giá trị ước tính của kho báu này lên tới là 750 tỷ Rupee (tương đương 62,4 tỉ USD), tuy nhiên các quan chức cho biết vẫn chưa định giá chính thức những báu vật trên

Theo ước tính, giá trị của kho báu còn nhiều hơn cả nguồn tài chính mà Chính phủ liên bang dành cho giáo dục hàng năm. Các trí thức và những nhà lãnh đạo tôn giáo đang tranh luận về hướng sử dụng kho báu này. Đã có yêu cầu chính quyền sử dụng kho báu trên cho các mục đích công cộng

Trước đây trong một số ngôi đền ở Ấn Độ, người ta cũng tìm ra nhiều báu vật do những người sùng đạo dâng tặng và những hiện vật bằng vàng của những người trong hoàng tộc để lại có giá trị hàng tỷ USD

Chúng đã được Chính phủ sử dụng để xây dựng trường học và bệnh viện. Như ngôi đền Tirumala ở miền Đông bang Andhra Pradesh ,vào năm ngoái, đã tặng lại Ngân hàng Nhà nước Ấn Độ 1/3 trong tổng số 3.000 kg vàng tìm thấy được
 
Last edited:
Mỹ kêu gọi Ấn Độ lãnh đạo châu Á

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton hôm qua kêu gọi Ấn Độ cần quyết đoán hơn để nắm vai trò dẫn dắt tại châu Á, phản ánh mong muốn của Washington rằng New Delhi sẽ là đối trọng của các cường quốc mới nổi

Phát biểu tại thành phố Chennai, một cảng biển quan trọng ở bang miền nam Tamil Nadu của Ấn Độ, bà Clinton cho rằng quốc gia Nam Á này cần đóng một vai trò lãnh đạo rõ nét hơn để tạo nên an ninh và phồn vinh trong khu vực

"Sự lãnh đạo của Ấn Độ tiềm tàng khả năng giúp định hình một cách tích cực tương lai của châu Á-Thái Bình Dương. Chúng tôi khuyến khích các bạn không chỉ nhìn về phía đông, mà còn tiếp tục cam kết và hành động vì phía đông nữa", AFP dẫn lời phát biểu của ngoại trưởng Mỹ.

Mỹ gần đây thể hiện sự đánh giá cao đối với Ấn Độ, coi New Delhi là một đồng minh đương nhiên vì hai nước chia sẻ niềm tin về dân chủ, nhân quyền và các chính sách kinh tế định hướng thị trường

hclinton1.jpg

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton phát biểu tại Chennai, Ấn Độ hôm qua


"Đây là lúc để nắm bắt những cơ hội của thế kỷ 21. Đây là lúc để dẫn đầu", bà Clinton khẳng định

Với sự nhỉnh hơn về quân sự và kinh tế so với Ấn Độ, Trung Quốc là một cường quốc thống trị ở châu Á và đang mở rộng ảnh hưởng tới các láng giềng gần gũi của Ấn Độ, đáng chú ý là Sri Lanka và Nepal

Trung Quốc gần đây còn có các va chạm với Việt Nam và Philippines trên Biển Đông, nơi được cho là giàu trữ lượng dầu mỏ và khí đốt. Tình hình này làm dấy lên nghi ngại rằng cường quốc mới nổi đã sẵn sàng khẳng định sức mạnh của mình một cách mạnh mẽ hơn

Bà Clinton nhấn mạnh rằng Ấn Độ nên đóng vai trò là một đồng minh của Mỹ trong các diễn đàn khu vực giống như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), hay Hội nghị thượng đỉnh Đông Á được lên kế hoạch tổ chức vào cuối năm nay

Ngoại trưởng Mỹ chỉ một lần duy nhất đề cập rõ ràng về Trung Quốc trong bài phát biểu của mình tại Chennai, với tuyên bố cam kết một quan hệ vững chắc và xây dựng giữa Washington với New Dehli, và cả Bắc Kinh

Tuy nhiên, bất chấp mong muốn của Mỹ trong việc thúc đẩy Ấn Độ nắm giữ vai trò lãnh đạo ở châu Á, giới quan sát vẫn hoài nghi về việc liệu quốc gia Nam Á có sẵn sàng và đủ khả năng đảm nhận vai trò này hay không

Ngoại trưởng Clinton bắt đầu chuyến thăm ba ngày tại Ấn Độ hôm 19/7 và đã gặp các nhà lãnh đạo của nước này, như Thủ tướng Manmohan Singh, Ngoại trưởng S.M. Krishna, để bàn về nhiều vấn đề trong quan hệ song phương của hai nước. Đây là chuyến thăm Ấn Độ thứ hai của bà Clinton kể từ khi trở thành ngoại trưởng Mỹ. Bà rời Ấn Độ hôm nay và tới đảo Bali của Indonesia để tham dự Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF)
 
Last edited:
Ấn Độ mở cửa ngành bán lẻ

520e6_big-bazaar-1_200.jpg

- Tờ The Press Trust of India ngày 24-7đưa tin một ủy ban cao cấp của chính phủ Ấn Độ đã phê chuẩn kế hoạch cho phép đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào thị trường bán lẻ của nước này

Tuy nhiên, các nhà đầu tư sẽ phải dành ít nhất 100 triệu đô la Mỹ để thiết lập các cửa hàng bán lẻ và chỉ được phép hoạt động tại các thành phố có dân số trên một triệu người

Kế hoạch, đề cập đến mở cửa toàn diện thị trường bán lẻ của Ấn Độ, ước tính trị giá khoảng 450 tỉ đô la Mỹ, sẽ được trình lên chính phủ liên bang phê chuẩn trước khi đưa ra cho các thành phần chính trị đối lập tranh cãi

Động thái trên đánh dấu một trong những hành động cải tổ lớn về kinh tế của chính phủ do đảng Quốc đại điều hành tại thị trường đông dân thứ hai châu Á. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cho rằng chính phủ sẽ gặp nhiều khó khăn khi đưa ra những thay đổi lớn, nhất là khi phải đối đầu với tình trạng tham nhũng

Những tập đoàn bán lẻ nước ngoài như Walmart của Mỹ gần đây đã mở cửa hàng bán buôn nhưng vẫn chưa thể bán hàng trực tiếp cho công chúng Ấn Độ do các nhà điều hành nước này lo sợ các thương hiệu lớn sẽ gây thiệt hại cho các cửa hàng nhỏ của hộ gia đình tại nước này

Luật lệ về đầu trực tiếp nước ngoài của Ấn Độ khá chặt chẽ nhằm bảo vệ các cửa hàng nhỏ của hộ gia đình. Ước tính, người tiêu dùng Ấn Độ mua hàng tại các cửa hàng lớn hoặc cửa hàng bách hóa nổi tiếng chỉ chiếm 10%
 
Last edited:
Ấn Độ - cường quốc người nghèo số 1 thế giới

Có khoảng 400 triệu người sống dưới mức nghèo khổ tại Ấn Độ với thu nhập bình quân 0,5 USD mỗi ngày (tương đương 10.000 VND và 25 rupee Ấn Độ)

Ủy ban Kế hoạch Chính phủ giải thích rằng, 10.000 VND một ngày đáp ứng tất cả nhu cầu thực phẩm, giáo dục và chăm sóc sức khỏe của người dân

Theo kết quả điều tra 2010, số lượng người nghèo ở 8 bang của Ấn Độ nhiều hơn 26 quốc gia nghèo nhất châu Phi cộng lại. Trong bản báo cáo Chỉ số đói nghèo toàn cầu năm 2008, Ấn Độ xếp thứ 66 trong số 88 quốc gia

tg239India.jpg

Có khoảng 400 triệu người sống dưới mức nghèo khổ tại Ấn Độ với thu nhập bình quân 0,5 USD một ngày

Ấn Độ được biết đến như là một quốc gia có tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em và tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi tử vong cao nhất thế giới. Theo thống kê của Chính phủ Ấn Độ cách đây hai năm, khoảng 60% trong tổng số hơn 10 triệu trẻ em ở bang Madhya Pradesh bị suy dinh dưỡng

Việc giá lương thực toàn cầu đang tăng lên giảm khả năng mua lương thực của rất nhiều gia đình nghèo, làm cho tình hình ngày càng trở nên tồi tệ. Các chuyên gia cho rằng trong năm qua, giá lương thức tăng đáng kể, thu nhập của người dân không theo kịp, đẩy nhiều gia đình vào tình cảnh càng nghèo đói hơn

Đại diện các tổ chức phúc lợi xã hội và chiến dịch phòng chống tham nhũng, bà Aruna Roy bày tỏ tin tưởng vào sự cố gắng của Chính phủ để giảm thiểu số lượng người nghèo đói sống dưới lang thang trên đường phố ở Ấn Độ và có quyền được hưởng lợi ích nhà nước
 
Last edited:
Tự do hóa bán lẻ “Cứu cánh” của nền kinh tế Ấn Độ


c32an-do-5.jpg

Tự do hóa bán lẻ được coi là cơ hội vàng để kinh tế Ấn Độ phát triển trong tương lai

- Tự do hóa bán lẻ là cam kết từ lâu của chính quyền New Delhi nhưng vẫn bị trì hoãn do sự phản đối quyết liệt từ phe đối lập

Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ 2 thế giới với 1,2 tỷ người, hiện được đánh giá là thị trường bán lẻ tiềm năng nhất thế giới nhưng các nhà đầu tư nước ngoài đang vấp phải quá nhiều rào cản, đặc biệt là chưa có chính sách hỗ trợ đầu tư

Trong bài phát biểu trước 8.000 nhà hoạt động chính trị, xã hội trẻ, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã tái đề cập đến tương lai của ngành bán lẻ và triển vọng nền kinh tế quốc gia này

Thủ tướng Manmohan Singh khẳng định sẽ mở cửa thị trường bán lẻ và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường này

Ông lập luận, khi thị trường bán lẻ được mở cửa, người tiêu dùng sẽ là những người được hưởng lợi lớn nhất nhờ giá cả hàng hóa thấp hơn, các mặt hàng đa dạng và phong phú hơn

Các nhà bán lẻ nước ngoài với những loại xe đông lạnh bảo quản thực phẩm cũng sẽ giúp làm giảm 40% số lượng hàng nông sản bị thối hỏng trên đường ra siêu thị, cửa hàng. Bên cạnh đó, hàng triệu việc làm mới sẽ được tạo ra khi các nhà đầu tư nước ngoài rót tiền vào thị trường này

Với hệ thống cung ứng khép kín giữa nông dân và doanh nghiệp bán lẻ, chuỗi siêu thị được kì vọng góp phần kiềm chế lạm phát đang ở mức cao khi cắt bỏ những tầng trung gian, đồng nghĩa với việc cắt giảm hoa hồng trung gian giữa người sản xuất đầu tiên (nông dân) và người tiêu dùng cuối cùng

Những quyết định của ông, nếu được thực thi, sẽ mang lại cho Ấn Độ một hệ thống siêu thị có tầm vóc hàng đầu thế giới

Phòng công nghiệp và thương mại Ấn Độ dự đoán sự thay đổi này có thể giúp tăng gấp đôi giá trị 450 tỷ USD hiện tại của thị trường bán lẻ Ấn Độ trong 10 năm tới và làm thay đổi đáng kể bộ mặt nền kinh tế nước này

IndiamarketIndianflowers.jpg

Sự thay thế của hệ thống siêu thị hiện đại đối với loại hình chợ truyền thống được kì vọng sẽ giúp doanh thu bán lẻ của Ấn Độ tăng gấp đôi, lên 900 tỷ USD trong vòng 10 năm

Khoảng 800 triệu người dân Ấn Độ, chiếm 2/3 dân số nước này, hiện sống ở mức nghèo khổ khi thu nhập trung bình chỉ dưới 2 USD/ngày (hơn 40.000 đồng/ngày). Đây cũng là những người dễ bị tổn thương nhất trước những cú sốc kinh tế, tình trạng thiếu lương thực hoặc sự phụ thuộc nặng nề vào nhập khẩu dầu mỏ

Tăng trưởng GDP của Ấn Độ đang có dấu hiệu chậm lại khi chỉ đạt 6,9% trong quý 3 vừa qua, giảm mạnh so với 7,7% của quý trước đó. Đây là lần đầu tiên tốc độ tăng trưởng GDP của Ấn Độ xuống dưới 7% kể từ quý 2/2009 trong khi lạm phát vẫn ở trên mức 9% suốt 11 tháng liên tiếp

Đồng rupee đã giảm tới 13% kể từ đầu năm khi dòng vốn đầu tư trực tiếp chậm lại và các nhà đầu tư nước ngoài rời bỏ thị trường chứng khoán. Niềm tin của giới đầu tư đối với nền kinh tế châu Á này cũng đang có xu hướng giảm sút

Nhiều nhà phân tích cho rằng, Ấn Độ đã bỏ lỡ một cơ hội bằng vàng để xây dựng nền kinh tế theo định hướng mở cửa thị trường bán lẻ đã được đề ra. Định hướng này không chỉ là yêu cầu cấp thiết để Ấn Độ khôi phục nền sản xuất trong nước mà còn là cách để trở thành một cường quốc hàng đầu thế giới

Mukesh Ambani, Chủ tịch Reliance Industries, cũng đồng thời là người giàu nhất Ấn Độ cho rằng, nền dân chủ được đánh giá quá cao của Ấn Độ là cái cớ để các nhà lãnh đạo trì hoãn hành động, Ông lên tiếng kêu gọi một sự thay đổi đáng kể trong quản trị nhà nước và cảnh báo về một thảm họa có thể xảy ra khi không có sự phù hợp giữa những tư duy đã lỗi thời và một mô hình kinh tế cần thiết trong thế kỉ 21 để nâng cao đời sống cho người nghèo

Trong bối cảnh đó, việc tạo ra một ngành bán lẻ thông thoáng hơn và phát triển hơn so với hệ thống chợ lạc hậu hiện đang tồn tại khắp nơi trên đất nước Ấn Độ có thể là một bước chuyển mình quan trọng của quốc gia này

Tuy nhiên, kế hoạch cải cách của chính quyền New Delhi đã bị trì hoãn nhiều năm do sự phản đối quyết liệt từ phe đối lập

Những người ở phe đối lập cho rằng, cam kết của các nhà bán lẻ hàng đầu thế giới như Walmart, Tesco hay Carrefour chỉ là chiêu bài để tận dụng nền kinh tế nước này nhằm mang lại lợi ích cho chính bản thân họ

Với sự phản đối rộng khắp, mô hình bán lẻ hiện đại có thể sẽ chỉ đến với 20 trong tổng số 50 thành phố mà các hà đầu tư mong muốn rót vốn, phụ tá Montek Singh Ahluwalia của Thủ tướng Ấn Độ cho biết
 
Last edited:
Ấn Độ phát triển thành công hợp kim đặc biệt dùng cho tên lửa

Các nhà khoa học Ấn Độ vừa phát triển thành công một loại hợp kim đặc biệt với thành phần chính là titan giúp giảm đáng kể giá thành chế tạo tên lửa

Phát biểu mới đây của Tiến sĩ V.K Xaraxvát (V.K. Saraswwat), cố vấn khoa học của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ cho biết Viện nghiên cứu luyện kim quốc phòng (DMRL) và Công ty Misr Dhathu Nigam Ltd (MIDHANI), công ty nghiên cứu kim loại và hợp kim hàng đầu Ấn Độ, đã phát triển thành công loại hợp kim đặc biệt siêu bền và siêu cứng mang tên DMR 1700 có thể được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực hàng không vũ trụ và quốc phòng

Hợp kim thép DMR 1700 là kết quả nghiên cứu kéo dài suốt 20 năm qua của các nhà khoa học Ấn Độ, và sẽ giúp giảm gần 2/3 giá thành chế tạo tên lửa so với chi phí hiện nay. Ngoài độ bền cao, hợp kim thép DMR 1700 còn có tác dụng chống ăn mòn kim loại, do vậy, nó có thể được sử dụng để chế tạo vỏ tàu thuỷ

Hiện viện DMRL đã chuyển giao công nghệ chế tạo hợp kim DMR 1700 cho nhà máy luyện thép và kim loại ở bang Kêrala (Kerala) để nhà máy có thể sản xuất mỗi năm khoảng 500 tấn hợp kim sử dụng trong lĩnh vực vũ trụ và quốc phòng

Với việc chế tạo thành công loại hợp kim mới, Ấn Độ sẽ không còn phụ thuộc vào việc nhập khẩu loại hợp kim titan đặc biệt mà cho tới nay, chỉ có 4 nước trên thế giới là Mỹ, Nga, Nhật Bản và Cưrơgưxtan nắm bí quyết chế tạo
 
Last edited:
Nhật Bản xem xét hoán đổi đồng USD với Ấn Độ

japaneseyen.jpg

Thỏa thuận giao dịch hoán đổi USD giữa Ấn Độ và Nhật Bản với trị giá khoảng 10 tỷ USD có thể sớm được kí kết

- Nếu được thông qua, thỏa thuận này sẽ có giá trị khoảng 10 tỷ USD

Theo tờ Nikkei của Nhật, Chính phủ nước này đã bắt đầu vòng đàm phán về việc hoán đổi đồng USD với Ấn Độ để cung cấp thanh khoản khẩn cấp trong trường hợp khủng hoảng nợ châu Âu tác động đến các nền kinh tế mới nổi

Các giao dịch hoán đổi được kì vọng sẽ hỗ trợ đồng rupee của Ấn Độ vì đồng tiền này đang tiếp tục suy yếu so với đồng USD khi khủng hoảng nợ công châu Âu khiến xuất khẩu của Ấn Độ bị suy giảm đáng kể

Cũng theo tờ Nikkei, nếu được thông qua vào thứ 4 tuần tới, thỏa thuận dự kiến sẽ cung cấp khoảng 10 tỷ USD trong các giao dịch hoán đổi giữa 2 quốc gia

Thứ tư tuần tới (ngày 28/12), quan chức 2 nước Nhật Bản, Ấn Độ sẽ gặp nhau tại một Hội nghị thượng đỉnh song phương và có thể kí kết thỏa thuận này

Ngoài Nhật Bản, Ấn Độ cũng đang hướng tới việc kí kết một thỏa thuận tương tự đối với Hàn Quốc
 
Last edited:
Bùng nổ năng lượng mặt trời tại Ấn Độ

- Chính phủ Ấn Độ có tham vọng sử dụng năng lượng mặt trời để hiện đại hoá lưới điện quốc gia và giảm sự phụ thuộc vào các nhà máy nhiệt điện chạy than. Đồng thời, quân đội Ấn sẽ ứng dụng công nghệ năng lượng mặt trời nhằm bảo đảm các hoạt động quân sự tại khu vực sông băng Siachen – bãi chiến trường cao nhất thế giới

Từ hai năm trước, các nhà hoạch định chính sách Ấn Độ công bố kế hoạch đầy tham vọng rằng tới năm 2020, nước này tăng công suất cung cấp năng lượng mặt trời từ con số 0 lên 20.000MW

5b26e6a5c4ba04f1d24497d77a9bc666.jpg

Một công nhân Ấn Độ đang làm vệ sinh tấm năng lượng mặt trời ở nhà máy công suất 1MW Ganhdinagar đặt tại bắc Ahmadabad Ấn Độ

Chính sách trợ giá của chính phủ

Tuy năng lượng mặt trời là công nghệ sạch, nhưng tại miền Tây Bắc Ấn Độ, nó cũng có thể nhuốm bụi. Cứ mỗi năm ngày, người ta phải lau bụi bám vào 36.000 tấm năng lượng mặt trời trong khuôn viên nhà máy điện Azure rộng 25,7ha. Azure chỉ cần sử dụng 10MW để cung cấp đủ năng lượng cho một thị trấn 50.000 người

Inderpreet Wadhwa, giám đốc điều hành nhà máy Azure dự đoán rằng trong vài năm tới, điện mặt trời sẽ có thể cạnh tranh giá với điện thông thường tại Ấn Độ. Một khi hiệu quả và nhu cầu dùng công nghệ năng lượng mặt trời tăng, chi phí sẽ giảm

Hiện Ấn Độ có hàng chục cơ sở phát triển năng lượng mặt trời như Azure, do chính sách trợ giá của chính phủ trong lúc giá thành tấm năng lượng mặt trời giảm mạnh trên phạm vi toàn cầu. Tại miền Tây Bắc Ấn, người ta thấy ngày càng nhiều ngôi làng lấp lánh tấm thu năng lượng mặt trời

Các nhà sản xuất Trung Quốc như công ty Suntech Power và năng lượng xanh Yingli tăng cường sản xuất các tấm năng lượng mặt trời và cắt giảm giá từ 30 – 40%. Các nhà cung cấp thiết bị năng lượng mặt trời ở Mỹ, Đài Loan và châu Âu cũng dành nhiều ưu đãi để công nghệ này mau chóng trở thành xu hướng tại Ấn

Cạnh tranh nhiều hơn

Trong thập kỷ qua, Chính phủ Ấn Độ đã khích lệ và trợ giúp các doanh nghiệp tư nhân tham gia ngành công nghiệp năng lượng. Chính phủ chỉ nắm quyền phân phối và cân đối tỷ lệ phân bổ các cơ sở trên toàn quốc. Các nhà khai thác năng lượng mặt trời buộc phải cạnh tranh nhiều hơn về giá

Tháng 12.2011, Chính phủ Ấn đã tổ chức bán đấu giá lần thứ hai để ấn định mức giá công ty thương mại nhà nước NTPC Vidyut Vyapar Nigam mua điện mặt trời cho lưới điện quốc gia. Giá trúng thầu bình quân là 16,5 cent Mỹ cho 1kWh/giờ

Mức này tuy gấp đôi giá điện được tạo ra từ than, nhưng đã thấp hơn 27% so với giá đấu thầu năm ngoái. Để so sánh, Đức – quốc gia sử dụng điện mặt trời lớn nhất, trả 23 cent Mỹ cho 1kWh/giờ

Tuy đang đứng sau các nước châu Âu trong việc sử dụng năng lượng mặt trời, nhưng Ấn Độ có lợi thế tự nhiên nhờ có hơn 300 ngày nắng ấm mỗi năm. Do giá thiết bị giảm mạnh, chi phí thiết lập các trang trại năng lượng mặt trời tại Ấn cũng thấp hơn các nước đi tiên phong trong công nghệ sạch và xanh. Ngoài chính phủ liên bang, một số bang của Ấn Độ như Gujarat cũng được mua điện với giá trợ cấp từ các nhà máy điện như Azure

Việc triển khai năng lượng mặt trời tại Ấn Độ cũng nảy sinh một số vấn đề: các nhà cung ứng phá giá hoặc bán lại gói thầu cho bên thứ ba. Mặc dù vậy, ông Wadhwa nhận định rằng thị trường sẽ dần ổn định với sự phát triển của những doanh nghiệp cam kết dài hạn trong ngành công nghệ này

Ngoài ứng dụng điện mặt trời, quân đội Ấn Độ tận dụng tối đa năng lượng gió và mặt trời, để cắt giảm sử dụng xăng, dầu và các chất đốt khác, giảm bớt ô nhiễm môi trường tại vùng sông băng Siachen

Năm ngoái, Chính phủ Ấn đã đầu tư 65 triệu USD cho dự án chuyển đổi sử dụng năng lượng tại vùng sông băng – điểm nóng của thế giới bởi sự tranh chấp giữa quân đội Ấn và Pakistan. Dự án nêu trên giúp binh lính Ấn Độ đồn trú tại khu vực sông băng (nhiệt độ –40oC) có đủ điện năng phục vụ sinh hoạt và thông tin liên lạc
 
Last edited:
Người Ấn Độ đã chinh phục thung lũng Silicon bằng cách nào ?

silicon.jpg

Người Ấn Độ là những người nhập cư thành công nhất tại Thung lũng Silicon. Họ đã làm gì, và các dân tộc khác có thể học được gì từ họ ?

Đến bất kì công ty công nghệ nào ở Thung lũng Silicon bạn sẽ đều tưởng rằng mình đang ở Liên Hợp Quốc, bởi tại đây, mọi người đến từ khắp nơi trên thế giới đang cùng làm việc hướng tới một mục tiêu chung. Nơi này trước đây không như vậy

Quay trở lại thời kỳ Thung lũng Silicon vẫn còn đang phát triển chất bán dẫn, đa phần ở đây là người da trắng. Khi Thung lũng bùng nổ và lớn mạnh, nó bắt đầu thu hút những người giỏi nhất, thông minh nhất từ khắp nơi trên thế giới. Đầu tiên là châu Âu, rồi Đài Loan, và sau đó là cả thế giới

Nhưng trên nhiều phương diện quan trọng khác, sự thay đổi đó không hẳn là đáng kể. Người Ấn Độ đã rất thành công trong vai trò nhà khởi nghiệp tại Thung lũng, song vẫn còn những nhóm khác – như người Mỹ gốc Phi hay phụ nữ - cũng rất thành công mà nhiều người chưa biết

Là một người gốc Ấn nhập cư, và là nhà khởi nghiệp trên lĩnh vực công nghệ, tôi từng trải qua những chuyện thực sự khiến tôi sửng sốt, và khiến niềm tin của tôi về tính cởi mở của Thung lũng phải lung lay. Dường như bất chấp người Ấn Độ có thành công đến thế nào, chế độ trọng dụng nhân tài vẫn chỉ là ảo ảnh

Tôi đến Mỹ vào năm 1980 và được chứng kiến cuộc cách mạng của các lãnh đạo đầu tiên tại Thung lũng, khi đó có hai công ty công nghệ được thành lập. Ngày đó, những CEO công nghệ mà bạn vẫn biết đến trên sách báo hoàn toàn không giống với bất cứ một khuôn mẫu giám đốc nào

Những nhân vật xuất hiện trên các trang bìa tạp chí công nghệ hầu như chẳng có nét gì chung. Chính sự phân hóa này đã thôi thúc tôi – một tân sinh viên của Đại học Duke năm 2005 – phải tìm hiểu về sức ảnh hưởng của những người nhập cư tài năng đến tính cạnh tranh của nước Mỹ

Những nghiên cứu về người nhập cư và tính phân hóa tại Thung lũng Silicon đã được giáo sư đại học California-Berkeley – bà AnnaLee Saxenian – thực hiện. Giáo sư nhận thấy những người nhập cư chiếm đến 1/3 lực lượng lao động trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật tại Thung lũng Silicon, và rằng 1/4 số CEO trong các công ty công nghệ cao là người Ấn Độ và Trung Quốc

Số liệu phân tích được thu thập trên các công ty được thành lập tại Thung lũng Silicon trong khoảng thời gian từ năm 1980 – 1998. Khoảng 17% công ty công nghệ được điều hành bởi người Trung Quốc (tính cả Đài Loan), và 7% bởi người Ấn Độ

Năm 2006, nhóm nghiên cứu của tôi đã cộng tác với giáo sư Saxenian để cập nhật số liệu nghiên cứu của bà. Xu hướng mà bà tìm thấy ở Thung lũng Silicon đã lan rộng và trở thành một hiện tượng trên cả nước. 25,3% trong số các công ty công nghệ Mỹ được thành lập trong khoảng thời gian từ 1995-2005 có ít nhất một giám đốc điều hành hoặc một trưởng bộ phận công nghệ là người sinh ra ở nước ngoài. Những công ty này có tổng doanh thu lên tới 52 tỷ USD và thuê 450,000 nhân công trong năm 2005

Trong một số ngành công nghiệp khác, ví như phát triển chất bán dẫn, con số này thậm chí còn cao hơn rất nhiều: có đến 35,2% các công ty thuộc ngành này được thành lập bởi người nhập cư

Riêng tại Thung lũng Silicon, con số các công ty được thành lập bởi người nhập cư thời điểm đó đã tăng lên tới 52,4%. Hệ thống khởi nghiệp tại đây gần như không chừa người dân của bất cứ quốc gia nào trên thế giới, từ Australia cho tới Zimbabwe

Trong số những nhà sáng lập công nghệ nhập cư, người Ấn Độ chiếm số đông nhất. Số công ty do người Ấn Độ thành lập cao hơn tổng số công ty do 4 nhóm đứng kế sau (gồm các nước Anh, Trung Quốc, Đài Loan và Nhật Bản) cộng lại

Tỷ lệ các công ty do người Ấn thành lập tại Thung lũng giờ đây đã lên tới 15,5%, mặc dù họ chỉ chiếm 6% lực lượng lao động tại đây. Người Ấn Độ đang sánh vai cùng những chuyên gia công nghệ hàng đầu thế giới, và đang vươn lên mạnh mẽ trong vị thế doanh nhân khởi nghiệp

Vậy do đâu người Ấn Độ lại thành công đến vậy ?

Những người đầu tiên thành công tại Thung lũng Silicon đã thảo luận rất cởi mở về những khó khăn mà họ từng gặp phải

Họ thống nhất rằng chìa khóa để phát triển cộng đồng, thúc đẩy văn hóa khởi nghiệp nói chung, là giảng dạy và dẫn dắt cho thế hệ nhà khởi nghiệp tiếp theo

Họ hình thành các tổ chức mạng lưới để giảng dạy cho nhau về cách khởi nghiệp, và để đưa mọi người đến gần nhau hơn. Những tổ chức này đã khai thông dòng chảy thông tin, bí quyết, kĩ năng và cả nguồn vốn cần thiết để khởi sự các công ty công nghệ. Ngay cả những tổ chức non trẻ cũng có con số thành viên lên tới vài trăm, còn các tổ chức uy tín lâu đời hơn thì có hơn một nghìn người

Thế hệ nhà khởi nghiệp thành công đầu tiên – những người như ông Vinod Khosla, đồng sáng lập công ty Sun Microsystems – tham gia như người dẫn dắt, như hình mẫu về tầm nhìn, về tiếng nói và về vai trò lãnh đạo

Những người này đồng thời cũng hỗ trợ cấp vốn cho các thành viên trong cộng đồng của họ

Các tổ chức mạng lưới của người Ấn Độ đã tiếp thu các quy luật gắn kết của Thung lũng Silicon và trở thành bậc thầy trong việc này. Có thời gian, đây đã từng là những tổ chức sôi nổi, năng động và chuyên nghiệp nhất trong khu vực

Nhờ đó, tôi đi đến kết luận rằng Thung lũng Silicon là cơ chế trọng dụng nhân tài tuyệt vời nhất trên thế giới – nơi mà bất cứ ai có tài năng cũng có thể thành công dựa trên nền tảng thành tựu của mình; rằng màu da, nguồn gốc, xuất thân không có nghĩa lý gì ở nơi đó; và rằng chỉ cần áp dụng cách thức của người Ấn Độ, thì cả phụ nữ hay những dân tộc khác cũng có thể đạt được thành công tương tự

Ít nhất thì đó cũng là những suy nghĩ của tôi cho đến thi tôi thực sự đến đó

Phần II sẽ nói về sự thiếu vắng “bóng hồng” tại các công ty khởi nghiệp ở Thung lũng Silicon

Tác giả bài viết là ông Vivek Wadhwa, phó khoa Học thuật và Đổi mới, Đại học Singularity; Giám đốc nghiên cứu của Trung tâm Khởi nghiệp và Nguyên cứu Thương mại; Giám đốc thời vụ trường Kỹ thuật Pratt, Đại học Duke, Ủy viên Hội nghiên cứu Quản trị doanh nghiệp Arthur & Toni Rembe Rock, Đại học Stanford

Thu Thủy
 
Last edited:
Ấn Độ nỗ lực ngăn chặn 'tiền đen'

Chính thức thông qua Hiệp định Đa phương về Hỗ trợ Quản lý Thuế, Ấn Độ hy vọng lấy lại những khoản tiền trốn thuế đang được cất giấu trên khắp thế giới, đặc biệt là tại Thụy Sĩ, New Zealand hay Singapore

Ấn Độ là quốc gia thứ 13 và là nước không thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đầu tiên ký kết Hiệp định Đa phương về Hỗ trợ Quản lý Thuế. Đây là một trong những nỗ lực cải thiện tính minh bạch và trao đổi thông tin liên quan đến thuế nhằm ngăn chặn nạn "tiền đen" đang là vấn nạn lớn của nền kinh tế nước này

Bộ Tài chính Ấn Độ cũng cho rằng: “Hiệp định này có thể sẽ giúp lấy lại những khoản tiền bất hợp pháp của Ấn Độ đang được cất giấu ở nước ngoài”. Hiệp định cũng cho phép Ấn Độ tìm kiếm những thông tin về tội phạm trốn thuế trước đây. “Một điều khoản nêu rõ việc trao đổi thông tin về tiền trốn thuế ít nhất ba năm về trước”, Bộ Tài chính cho biết

Hiệp định này yêu cầu các bên tham gia cùng trao đổi thông tin và cho phép các cán bộ thuế của một nước có thể ra vào lãnh thổ của nước khác để điều tra cá nhân và những ghi chép về dòng tiền liên quan đến nước mình

Lâu nay, chính phủ Ấn Độ luôn phải đau đầu trước vấn nạn tiền bị đưa ra nước ngoài nhằm trốn thuế. Ông A.P. Singh, Giám đốc Cục điều tra Trung ương Ấn Độ (CBI) cho biết trong thời gian qua giới thượng lưu nước này đã tẩu tán được khoảng 500 tỷ USD ra nước ngoài

Theo ước tính của ông N.Vittal, Chủ nhiệm Ủy ban Giám sát Ấn Độ, khoản trốn thuế chiếm đến 40% GDP của Ấn Độ. Ông cho biết, bốn ngành tai tiếng nhất về tham nhũng, rửa tiền là hải quan, cơ quan thu thuế môn bài, thuế thu nhập và cơ quan thực thi pháp luật. Theo số liệu của Ngân hàng Thuỵ Sĩ, lượng "tiền đen" của Ấn Độ hiện ở mức cao nhất trên thế giới vào khoảng 1.400 - 1.500 tỷ USD

Ấn Độ đã chính thức thông qua hiệp định này vào ngày 21/2 vừa qua. Trong số 34 quốc gia đã ký kết hiệp định, cho đến nay chỉ có 13 nước chính thức thông qua, trong đó có Ấn Độ, Pháp, Italy, Nauy, Thụy Điển và Anh. Những nước chưa thông qua hiệp định gồm có Australia, Đức, Nhật Bản, Nga và Mỹ
 
Last edited:
Ấn Độ mở đường cao tốc qua Việt Nam

Ấn Độ sẽ mở một đường cao tốc bốn làn cho phép các thương nhân và khách du lịch có thể đi từ bang Assam phía đông nước này tới Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam

Tuyến đường cao tốc trên nhằm mục đích tạo ra một khu vực kinh tế mới từ Calcutta trên Vịnh Bengal tới thành phố Hồ Chí Minh ở biển Đông

Giai đoạn đầu tiên của dự án đã được thỏa thuận trong chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh tới Myanmar trong tuần này. Hai nhà lãnh đạo đã đồng ý thời hạn hoàn thành tuyến đường cao tốc nối liền Guwahati ở Assam tới biên giới Myanmar và Thái Lan qua Mandalay và cố đô Rangoon là vào năm 2016

Theo các nhà phân tích, tuyến đường là một phần quan trọng trong kế hoạch mở "Hành lang Mekong-Ấn Độ" để gắn kết thị trường phát triển thứ hai trên thế giới - Ấn Độ - với những con hổ kinh tế mới ở khu vực Đông Dương, châu Á

Kế hoạch này cũng sẽ đi qua Trung Quốc - nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới.

Kế hoạch để mở khu vực kinh tế mới này từng gặp phải rào cản do các lệnh trừng phạt quốc tế đối với Myanmar

Tuy nhiên với việc nới lỏng dần các biện pháp trừng phạt sau hàng loạt cải cách dân chủ mà Tổng thống Myanmar Thein Sein công bố hồi tháng 8 năm ngoái, những trở ngại trên đã được loại bỏ

Đối với Ấn Độ, đường cao tốc mới sẽ mở ra cơ hội mới về dầu mỏ và khí đốt tại ngoài khơi biển Myanmar và Việt Nam cũng như dễ dàng tiếp cận với các sản phẩm của Nhật Bản sản xuất tại Thái Lan

Tuyến đường cao tốc cũng sẽ mang lại sự thịnh vượng cho những bang nghèo và kém phát triển ở đông bắc Ấn Độ như Manipur và Nagaland

Dự án này cũng gợi nhớ lại lịch sử bền chặt giữa Ấn Độ và Myanmar, kể từ sau khi hai quốc gia này giành độc lập từ Anh sau Thế chiến II

Được biết, tuyến đường cao tốc hai làn nối liền biên giới Ấn Độ với Mandalay đã được xây dựng và sẽ được mở rộng thành bốn làn trong các giai đoạn tiếp theo
 
Last edited:
Ấn Độ sẽ cấp thuốc chữa bệnh miễn phí

- Từ tháng 10, tất cả bệnh nhân tại các cơ sở chữa bệnh nhà nước ở Ấn Độ sẽ được cấp miễn phí nhiều loại thuốc chữa bệnh

Được Thủ tướng Manmohan Singh ủng hộ, Chương trình thuốc chữa bệnh miễn phí cho mọi người sẽ có kinh phí gần 286 tỷ rupee (khoảng 5 tỷ USD) trong 5 năm tới

Bộ Y tế đã gửi danh sách 348 loại thuốc, bao gồm thuốc chữa AIDS, thuốc giảm đau, thuốc gây mê, thuốc an thần… tới các bang để họ xây dựng danh mục thuốc cấp miễn phí cho phù hợp

Các bang sẽ trực tiếp mua thuốc từ nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu thông qua đấu thầu công khai. Thuốc sẽ có nhãn “không bán” trên bao bì. Khoảng 75% chi phí sẽ do các trung tâm y tế địa phương chi trả, phần còn lại do bang chịu trách nhiệm

Ấn Độ đang xây dựng các phác đồ điều trị tiêu chuẩn để tránh điều trị không cần thiết hoặc không phù hợp
 
Last edited:
Trung Quốc - Ấn Độ: Từ thù địch đến nhà đầu tư

20120630ASD0010.jpg

Giữa hai nước luôn tồn tại những bất đồng gay gắt. Tuy nhiên, dường như điều này đang được hóa giải với làn sóng đầu tư của Trung Quốc đổ vào Ấn Độ

Xét về nhiều mặt, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ đang rất “còi cọc.” Những mối liên kết về văn hóa vốn đã tồn tại lâu đời - từ việc nghiên cứu chu kỳ của mặt trăng cho đến tôn sùng đạo Phật – giờ đây đã bị lãng quên

Sau thời kỳ yên bình trong suốt những năm 1950, Trung Quốc lâm vào cuộc chiến tranh biên giới với Ấn Độ vào năm 1962. Từ đó đến nay, 2 nước liên tục có những căng thẳng biên giới. Người Ấn Độ ghen tỵ với sự nổi lên của kinh tế Trung Quốc, luồng vốn đầu tư giữa 2 nước yếu ớt

Thậm chí, không hề có chuyến bay thẳng từ Bắc Kinh hay Thượng Hải đến Mumbai, trung tâm thương mại của Ấn Độ

Khi Ấn Độ bắt đầu mở cửa nền kinh tế vào năm 1991, phương Tây vẫn thống trị kinh tế thế giới và do đó Ấn Độ đẩy mạnh giao lưu thương mại với khu vực này. Tuy nhiên, sự trỗi dậy của Trung Quốc khiến mọi thứ thay đổi và Ấn Độ cũng không nằm ngoài qui luật đó

Sự nổi lên của Trung Quốc cũng có những ảnh hưởng tích cực đối với Ấn Độ. Hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu là máy móc thiết bị và được hưởng lợi thế giá rẻ. Tuy nhiên, quan hệ này cũng khiến kinh tế Ấn Độ đảo lộn

Với mỗi đồng USD được Ấn Độ xuất khẩu sang Trung Quốc, nước này lại nhập khẩu về 3 USD. Điều này khiến thâm hụt thương mại lên tới 40 tỷ USD trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 3 năm 2012, tương đương 2% GDP. Thương mại với Trung Quốc chiếm đến 1/5 trong tổng số thâm hụt thương mại của Ấn Độ

Theo dự báo, mức thâm hụt sẽ còn tăng nhanh trong những năm tiếp theo. Do các doanh nghiệp Trung Quốc chuyển sang sản xuất các sản phẩm đa dạng và phức tạp hơn, các doanh nghiệp Ấn Độ sẽ gặp khó. Saif Qureishi đến từ Kryfs, công ty sản xuất lõi kim loại sử dụng trong bộ biến áp của máy phát điện cho biết Trung Quốc đã chiếm mất 1/3 thị phần của Ấn Độ

Bên cạnh đó, những sản phẩm mà Ấn Độ sản xuất ra không được người Trung Quốc ưa chuộng. Các sản phẩm chính được Ấn Độ xuất khẩu sang Trung Quốc là nguyên liệu thô như khoáng sản và bông. Tuy nhiên, vào cuối năm 2011, chính phủ Ấn Độ đã cấm khai thác khoáng sản trái phép và khối lượng xuất khẩu đã giảm đi 20%. Hơn nữa, hồi tháng 3, Ấn Độ đã ra lệnh cấm xuất khẩu bông do lo ngại tình trạng thiếu hụt

Ấn Độ đã ra sức hạn chế nhập khẩu từ Trung Quốc. Không có hiệp định thương mại song phương nào được kí kết, Ấn Độ cũng thường xuyên áp dụng các rào cản thương mại. Doanh số bán ra của Huawei - công ty viễn thông đến từ Trung Quốc – tại Ấn Độ đã giảm một nửa sau khi bị áp thuế chống bán phá giá và bị gắn mác không an toàn. Các doanh nhân Trung Quốc cũng phàn nàn về những khó khăn khi xin visa ở Ấn Độ

Tất nhiên, Trung Quốc có thể làm giảm con số thâm hụt nếu như các ngân hàng Trung Quốc cung cấp nhiều khoản vay hơn. Điều này lại là không thể vì chỉ có 1 ngân hàng Trung Quốc được phép mở chi nhánh tại Ấn Độ. Trung Quốc cũng có thể tăng cường lượng vốn FDI đầu tư vào Ấn Độ. Tuy nhiên, dường như Ấn Độ coi FDI là “món quà” chỉ đến từ các nước phương Tây mà thôi

Mặc dù vậy, tình hình cũng đã được cải thiện trong thời gian gần đây. Sany, công ty sản xuất máy móc xây dựng và là một trong những công ty đầu tiên của Trung Quốc đầu tư vào Ấn Độ đã đầu tư 70 triệu USD vào đây và tuyển tới 460 người bản địa vào làm việc. T.C.A. Ranganathan, Chủ tịch Ngân hàng Nhập khẩu Ấn Độ cho biết đã có khoảng 10 doanh nghiệp Trung Quốc xây nhà máy ở Ấn Độ và 100 công ty mở văn phòng tại đây

Liệu đây có phải là bước khởi đầu cho làn sóng đầu tư của Trung Quốc vào Ấn Độ? Ấn Độ cần đến nguồn vốn bên ngoài cũng như các chuyên gia trong ngành sản xuất chế tạo và cơ sở hạ tầng trong khi Trung Quốc đang tìm chỗ để đầu tư lượng vốn dư thừa

Trung Quốc đầu tư vào Ấn Độ sẽ là ý tưởng sáng suốt nhất cho hoàn cảnh hiện tại nếu như 2 bên có thể hóa giải được sự thiếu tin tưởng đã tồn tại bấy lâu nay
 
Last edited:
Ấn Độ mất 34 tỉ USD vì bán rẻ mỏ than

Cơ quan kiểm toán quốc gia Ấn Độ hôm 17/8 cho biết nước này tiếp tục để mất một lượng lớn tiền sau khi giao nhiều mỏ than cho các công ty tư nhân khai thác mà không thông qua việc đấu giá

Sự việc một lần nữa cho thấy công tác điều hành nền kinh tế của Ấn Độ vẫn còn nhiều vấn đề, dù nước này đã vấp phải sự cố tương tự trong ngành viễn thông, gây thiệt hại hàng chục tỉ đô la

Bán rẻ 142 mỏ than, thiệt hại 34 tỉ USD

Báo cáo do Cơ quan Tổng kiểm toán (CAG) đưa ra hôm 17/8 cho thấy chính quyền Ấn Độ đã phạm sai lầm vào tháng 7/2004. Đó là khi 142 mỏ than đã được bán cho nhiều công ty tư nhân và nhà nước với mức giá rất nhỏ mà không thông qua việc đấu thầu. Một cuộc đấu giá có thể sẽ mang lại số tiền lớn hơn rất nhiều

Sau khi có giấy phép khai thác than, khá nhiều công ty đã không đi vào hoạt động cho tới tận năm 2010. Một số công ty sau đó đã kiếm bộn tiền bằng cách bán lại các mỏ than mà họ mua được với giá rẻ. Số khác đã tận dụng cơ hội để khai thác và bán than ngay từ thời điểm 2004. Hậu quả là chính phủ đã thiệt hại mất 34 tỉ USD. Báo cáo chỉ trích phương thức bán mỏ than của chính phủ, nói rằng nó thiếu sự minh bạch

Có nguồn than dồi dào nhưng Ấn Độ hiện đang thiếu hụt khá nhiều than để đáp ứng cho ngành năng lượng. Tháng trước, hơn 600 triệu người ở đất nước này đã không có điện trong nhiều giờ, sau khi mạng lưới điện quá tải, đẩy miền Bắc, Đông và Đông Bắc Ấn Độ vào bóng tối. Thiếu nguồn cung than đá, các công ty điện Ấn Độ giờ phải tìm nguồn nhập than từ Ấn Độ và Australia

Báo cáo do CAG đưa ra đã làm dấy lên những lời chỉ trích nhằm vào chính phủ, vốn đang vấp phải nhiều lời than phiền khác về nạn tham nhũng và chậm đẩy mạnh cải cách kinh tế. Đây không phải là lần đầu tiên chính quyền thiệt hại vì điều hành kém hoặc do nạn tham nhũng

Trong năm ngoái, nhiều vụ bê bối đã xuất hiện, liên quan tới hàng loạt các bộ trưởng và quan chức cao cấp Ấn Độ. Một vụ có liên quan tới việc chính quyền đã bán giấy phép cung cấp mạng điện thoại di động 2G cho các công ty viễn thông với giá rất rẻ. Sau khi mua được giấy phép, các công ty này đã lập tức bán lại và thu lợi khổng lồ

Vụ thứ hai liên quan tới hoạt động tổ chức Đại hội thể thao khối Các nước Thịnh vượng chung, trong đó nhiều quan chức bị cáo buộc đã tham ô tiền công chi cho việc chuẩn bị sự kiện

Hoạt động điều hành yếu kém ?

Hôm 17/8, các nghị sĩ đối lập đã chỉ trích chính phủ vì không thúc đẩy một đạo luật cho phép triển khai quy trình đấu thầu liên quan tới việc khai thác các mỏ than, dù đề xuất luật đã được đệ trình lên Quốc hội từ năm 2006. "Đây là một vụ lừa đảo đã diễn ra ngay dưới mũi ngài Thủ tướng

Chúng tôi muốn có câu trả lời và những sự giải thích từ phía ngài Thủ tướng liên quan tới các cáo buộc do CAG đưa ra" - Rajiv Pratap Rudi, phát ngôn viên đảng Bharatiya Janata đối lập nói

Chính phủ cho biết báo cáo của CAG sẽ được một ủy ban kiểm toán của Quốc hội xem xét, trước khi chính phủ có phản ứng. V. Narayanasamy, Bộ trưởng phụ trách Văn phòng Thủ tướng, nói rằng báo cáo CAG không quyết định tất cả. Ngoài ra, chính phủ còn phản đối cách thức tính toán lợi nhuận của các công ty khai thác và phần thiệt hại mà chính phủ phải gánh chịu, cho rằng vẫn còn nhiều chi tiết không hợp lý

Chính phủ cũng bào chữa rằng khi các mỏ than được đưa ra bán vào năm 2004, luật hiện hành khi đó không cho phép việc đấu thầu. Việc thay đổi chính sách và quy trình điều hành có thể sẽ kéo dài thời gian tới vài năm, trong khi rất nhiều doanh nghiệp trong nước đang cần than để sản xuất

Được biết, một bản thảo ban đầu của báo cáo CAG từng lọt vào tay báo giới Ấn Độ trước đó thậm chí còn nói rằng chính phủ đã mất gần 210 tỉ USD từ hoạt động bán quyền khai thác than kể trên

Cơ quan kiểm toán sau đó giải thích rằng họ đã giảm bớt số tiền thiệt hại, do khi trừ đi lợi nhuận mà các công ty do nhà nước sở hữu thu được từ việc khai thác mỏ. CAG cũng chỉ tính toán lợi nhuận mà các công ty tư nhân thu được tại các mỏ lộ thiên. Cơ quan này không nói rõ vì sao họ không tính toán lợi nhuận ở các mỏ ngầm dưới đât

Giới quan sát nói rằng con số thiệt hại lần này có thể sánh ngang với đợt chính phủ bán "hớ" giấy phép cung cấp dịch vụ 2G cho điện thoại di động hồi năm 2008, vốn đã được cơ quan kiểm toán phát hiện gây thiệt hại tới 36 tỉ USD
 
Last edited:
Từ “giấc mơ Mỹ” đến “giấc mơ Ấn Độ”

15.jpg

Anh Mayank Sekhsaria (thứ hai từ trái sang) từ Mỹ trở về Ấn Độ điều hành Công ty Greenlight Planet

Theo số liệu do các cơ quan di trú công bố, chỉ trong khoảng thời gian từ tháng 3/2009 đến hết năm 2010, đã có 30 ngàn người rời nước Anh sang định cư ở Ấn Độ

Cách nay nhiều thập niên, hàng triệu người Ấn Độ đã rời bỏ đất nước đi tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn ở phương Tây. Sự đóng góp của họ trên nhiều miền đất khác nhau đã làm thay đổi đời sống kinh tế, xã hội của nhiều nước

Ngày nay, tình hình đã đảo ngược, nhiều người phương Tây tìm về đất nước Ấn Độ vừa cổ kính, vừa năng động để có được cơ hội đạt được những mục tiêu đã đề ra. Theo số liệu do các cơ quan di trú công bố, chỉ trong khoảng thời gian từ tháng 3/2009 đến hết năm 2010, đã có 30 ngàn người rời nước Anh sang định cư ở Ấn Độ

Với nước Mỹ cũng vậy, trước đây thung lũng Silicon là khối nam châm khổng lồ thu hút nhiều tinh hoa Ấn Độ trong lĩnh vực không gian điều khiển, nay đôi lúc cũng phải ngậm ngùi nhìn chất xám chảy ngược về “thung lũng” Mumbai. Điều đó không khó lý giải, khi đất nước trên một tỷ dân này đang có những bước phát triển vượt bậc về kinh tế cũng như giáo dục

Chỉ riêng với Mỹ, năm 2011, tổng kim ngạch thương mại song phương Mỹ - Ấn đã lên đến 57,8 tỷ USD, tăng 18,4% so với năm 2010; phần xuất khẩu sang Mỹ đạt 36,2 tỷ USD, phần nhập khẩu từ Mỹ chiếm 21,6 tỷ USD, như vậy Ấn Độ xuất siêu gần 15 tỷ USD

Hiện thị trường Ấn Độ có sức thu hút rất mạnh về trang thiết bị và dịch vụ trong nhiều lĩnh vực quan trọng như năng lượng, y tế, môi trường, công nghệ cao, hạ tầng cơ sở, giao thông và quốc phòng, với kim ngạch hàng chục tỷ USD. Dự kiến mức tăng trưởng GDP năm 2011-2012 của Ấn Độ là 7%, được xem là khá cao trong tình hình kinh tế toàn cầu còn nhiều bất ổn như hiện nay

Bên cạnh các chuyên gia khoa học và doanh nhân phương Tây đi tìm cơ may ở Ấn Độ, ngày nay người ta còn chứng kiến nhiều hiện tượng chất xám chảy ngược trở về nguồn. Trong số 30 ngàn người rời nước Anh tìm sang Ấn Độ như đã nêu trên, không ít người là thế hệ thứ hai, thứ ba của những gia đình Ấn Độ đã sang Anh từ nhiều thập niên trước, đã nhập tịch và sống ổn định trên đất Anh

Sự chuyển biến của họ, ngoài lý do những ràng buộc về văn hóa và tình cảm gia đình, dòng họ, còn có những triển vọng về kinh tế đang mở ra. Theo một kết quả điều tra vừa được Tổ chức Doanh nghiệp Kaufman (Mỹ) tiến hành, mỗi năm có hàng chục ngàn người quay về Ấn Độ sau những năm tháng miệt mài ở thung lũng Silicon của Mỹ hay tại trung tâm kinh tế của nhiều nước Tây Âu

Câu chuyện về Mayank Sekhsaria là một điển hình của “giấc mơ Mỹ” nhưng “thực tại Ấn Độ”. Ở tuổi 26, anh từ bỏ công việc tại hãng Google ở Mỹ, quay về Ấn Độ và cùng với bạn bè thành lập Công ty Greenlight Planet, chuyên mang ánh sáng đến các làng quê bằng sản phẩm do công ty làm ra là những chiếc đèn cháy sáng bằng năng lượng mặt trời

Dù lợi nhuận thu về có thể không bằng những năm tháng gắn bó với Google, nhưng Sekhsaria còn có lòng tự hào về sự đóng góp cho xứ sở, giúp thu ngắn cách biệt giàu - nghèo vốn là căn bệnh trầm kha của các xã hội đang phát triển

Với Sekhsaria cũng như với nhiều người gốc Ấn đang sống ngoài nước, trở về quê hương để làm ăn sinh sống vừa là cơ hội, vừa là thách thức; cơ hội thâm nhập vào một thị trường với hơn 1,1 tỷ người

Dù sao, “giấc mơ Ấn Độ” là điều có thật, đang cuốn hút nhiều người muốn biến giấc mơ ấy thành hiện thực, trong điều kiện một nền kinh tế toàn cầu còn nhiều bất trắc

Lê Nguyễn
 
Last edited:
Ấn Độ - Vàng đen cũng nhuốm máu


Bảy phát súng nổ vang tại một tiệc cưới, ông trùm ngành khai thác than Ấn Độ - Suresh Singh, ngã quỵ rồi tử vong chỉ 30 phút sau khi được đưa tới bệnh viện. Kẻ giết người được xác định là Sashi, cũng mang họ Singh nhưng lại là đối thủ không đội trời chung của nhà Suresh trên cả thương trường cũng như chính trường

Các cuộc thanh toán như thế này không phải là chuyện hiếm thấy ở tỉnh Dhanbad, bang Jharkhand - nơi được coi là thủ đô của công nghiệp khai thác than ở Ấn Độ. Đó là bởi vì từ hàng thập niên nay, mafia đã dần dần thâu tóm và hầu như kiểm soát mọi hoạt động khai thác ở đây, biến một đất nước từ vị trí có trữ lượng than lớn thứ 5 thế giới trở thành quốc gia phải nhập khẩu than nhiều nhất trên trái đất…

Thanh trừng đẫm máu

Suresh Singh khét tiếng là một thương nhân giàu có, một chính trị gia và một "bố già" sừng sỏ trong ngành công nghiệp khai thác than. Tại thời điểm ông bị bắn, Suresh đã có 14 bản án chống lại mình, trong đó có cả cáo buộc tội danh giết người

Sự nghiệp và những trận sát phạt liên quan tới Suresh Singh đã trở thành "biểu tượng" của một trong những vấn đề nhức nhối nhất của kinh tế Ấn Độ: đó là nạn tham nhũng đang gặm nhấm ngành công nghiệp khai thác trọng yếu của đất nước này

Vụ thanh toán nhau diễn ra cuối năm 2011 là trận sát phạt gần đây nhất của các băng đảng trong ngành than, giữa hai phe có thế lực nhất cùng mang họ Singh. Họ đã tuyên chiến với nhau từ nhiều năm nay để tranh giành các phi vụ béo bở ở khu vực khai thác than trung tâm của cả nước. Công việc chính bao gồm kiểm soát các công đoàn, phương tiện vận chuyển, tạo lập các cuộc đấu giá than, xuyên tạc, hối lộ và tổ chức lấy trộm than vào ban đêm

Không hổ danh "mafia ngành than", chân rết của những tổ chức này thậm chí đã len lỏi vào cả Công ty Than Ấn Độ do nhà nước quản lý, đây cũng là công ty khai thác than lớn nhất thế giới. Theo Reuters, nạn trộm than diễn ra trên diện rộng trong các mỏ than là nguyên nhân khiến nền kinh tế thứ ba châu Á này thiếu tới 50% năng lượng cần thiết

Khu vực u ám này còn là nơi các mối quan hệ giữa "mafia than", cảnh sát, dân nghèo, chính trị gia, các công đoàn và quan chức ngành than bện chặt với nhau. Công nhân mỏ phải trả cho các "ông trùm" một khoản lót tay để được gia nhập các công đoàn lao động, mong mỏi nhận được những cơ hội việc làm

Trong khi các công đoàn thường đòi một khoản tiền thuế cố định cho mỗi tấn than khai thác được trước khi cho phép tải than lên xe. Người mua sẽ phải hối lộ các công ty khai thác để có thể mua được than chất lượng tốt. Trong khi đó bọn mafia đã mua chuộc các lãnh đạo công ty nhà nước, cảnh sát, chính khách và nhiều cán bộ công chức để khai thác và vận chuyển than trái phép

Chủ tịch Công ty Than Ấn Độ S. Narsing Rao từng thú nhận rằng ông biết việc một số quan chức trong công ty đang móc nối với mafia nhằm trục lợi nhưng công ty ông không thể kiểm soát được chuyện gì xảy ra trên các xe tải một khi chúng rời khỏi cổng hầm mỏ

Ông Rao ước tính những vụ lấy cắp như thế khiến công ty của ông, mặc dù được coi là độc quyền nhưng cũng tổn thất đến 5% trong tổng số 450 triệu tấn than khai thác được hàng năm. Một số cảnh sát lâu năm ở đây cho biết, con số thực có thể dao động trong khoảng 20-50% sản lượng khai thác được tại một số mỏ than

Nạn tham nhũng, tội phạm và lãng phí là những kẻ thù không đội trời chung của sự phát triển kinh tế. Nhiều nhà máy năng lượng phải ngừng hoạt động phần lớn vì không có nhiên liệu. Tháng 7/2012, Ấn Độ đã phải chịu đựng một trận mất điện đi vào lịch sử khi tới một nửa đất nước với 1,2 tỉ dân rơi vào cảnh đêm tối

Dần dần, các công ty năng lượng phải quay sang nhập khẩu nhiên liệu để sản xuất điện vì nguồn cung trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu. Thế nhưng Ấn Độ lại là đất nước có trữ lượng than lớn thứ 5 thế giới, với trữ lượng này, theo đánh giá của các chuyên gia, có thể cung cấp cho nhu cầu của Ấn Độ trong nhiều thập niên. Lượng than nhập khẩu đã tăng gấp ba trong vòng một thập kỷ, ở mức 1,5 tỉ USD mỗi năm

Cơ quan năng lượng quốc tế dự đoán lượng than nhập khẩu ở Ấn Độ sẽ tăng nhanh hơn bất kỳ quốc gia nào của Mỹ vào năm 2017. Vậy là có một nghịch lý ở đây khi mà một đất nước nhiều than nhất lại phải đi nhập khẩu than và thiếu điện để dùng !

Chính phủ Ấn Độ hứa hẹn sẽ có những biện pháp tích cực - thế nhưng ngay sau đó lại phủi tay. Bộ trưởng Bộ Than, ông Srriprakash Jaiswal cho biết Văn phòng Điều tra trung ương sẽ đóng vai trò chủ chốt trong việc trấn áp các băng đảng mafia nhưng nhấn mạnh rằng, điều này chỉ có thể hoàn thành tốt khi chính phủ thực sự muốn giải quyết

Rõ ràng là bọn chúng đang hoạt động rất tích cực và người Ấn vẫn mặc nhiên chấp nhận việc chúng ăn cắp than. Không thể nói rằng chính phủ không có sự hợp tác nhưng hệ thống quản lý hầm mỏ vẫn còn quá yếu và kém hiệu quả

Ngang nhiên làm mưa làm gió

Suresh Singh lúc đó đang dự tiệc cưới của con trai một người bạn. Sau khi hứng trọn loạt đạn, Singh bị trọng thương và được vệ sĩ của ông đưa đến bệnh viện khẩn cấp. Tuy nhiên, vì vết thương quá nặng nên Singh đã tắt thở chỉ 30 phút sau đó. Suresh Singh từng nghĩ rằng những "mafia già" đang trở nên lỗi thời so với một Ấn Độ đang phát triển như ngày nay. Bản thân làm mafia nhưng "bố già" này lại hướng thiện cho con bằng cách gửi con sang Anh, theo học ngành tài chính ngân hàng

Cha của Suresh Singh đã khai báo với cảnh sát rằng, trong lúc trăn trối, con trai ông đã kể tên của 3 kẻ phải chịu trách nhiệm trong cuộc thanh toán đó là Sashi, Sanjeev và Ramadhir, cùng là con cháu của nhà Singh Mansion đối thủ. Các nhân chứng khác cũng cho biết Sashi chính là kẻ đã xả súng

Ravi Thakur, một cảnh sát chịu trách nhiệm điều tra vụ việc này cho hay: "Vào thời điểm Suresh Singh đứng dậy chuẩn bị rời khỏi bữa tiệc, Sashi cũng đứng dậy, bước về phía Suresh Singh và rút súng bắn ông ta 7 phát liền"

Nạn nhân và những kẻ nổ súng là những đối thủ không đội trời chung với nhau trên cả thương trường lẫn chính trường địa phương. Suresh Singh đã 2 lần thất cử trong các cuộc bỏ phiếu bầu thành viên vào đảng cầm quyền trong Quốc hội. Còn Sashi có mẹ lại là thị trưởng của tỉnh Dhanbad. Hiện tại, Sashi vẫn còn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, hắn đã trốn qua biên giới và không hề có một cáo buộc nào được đặt ra cho những kẻ có liên quan khác

Trong lúc đó, cảnh sát lại có rất nhiều giả thiết về việc tại sao Sashi bắn Suresh. Thakur cho hay đây là một vụ giết người có chủ đích, hoặc là để trả thù cho các vụ thanh toán nhau trước đây, hoặc là vì công việc làm ăn. Em họ của Sashi, Sanjeev - cũng là người thừa kế sản nghiệp của nhà Singh, khai rằng chính Sashi là người đã nổ súng. Sanjeev nói: "Dù Suresh Singh không còn ở quanh đây nữa nhưng điều đó không có nghĩa là tôi đã hết các đối thủ”...

Sanjeev được cho là sẽ ra tranh cử trong cuộc bầu cử tới đây vào Quốc hội với tư cách là một ứng cử viên trước đảng đối lập BJP ở Jharia. Sanjeev đã bác bỏ mọi lời buộc tội đối với gia đình mình sau cái chết của Suresh Singh mà chỉ đề cập đến mối thù giữa hai gia đình

Được biết, cha của Sanjeev gây dựng nên sự nghiệp nhà Singh (được biết đến với tên gọi Singh Mansion) từ đầu những năm 70 thế kỷ trước, xuất thân là một công nhân mỏ than, dần dần trở thành Chủ tịch công đoàn và đứng đầu chính quyền địa phương. Quyền lực và sự nghiệp của Sanjeev bắt nguồn từ công đoàn lao động, nơi ông kiểm soát, nơi vẫn còn được coi là thành trì của đế chế Singh Mansion

Công đoàn này được trao cho quyền đàm phán tập thể vì lợi ích công nhân với Công ty Bharat Coking Coal Limited (BCCL), một công ty con của Công ty Than Ấn Độ. Cảnh sát cho biết, nhà Singh đã lợi dụng công đoàn để kiểm soát và ăn hối lộ từ những người vận chuyển than

Mối hận thù sau đó bắt đầu từ những năm 1990, khi các buổi đấu giá là mối quan tâm trọng yếu đối với các tổ chức liên kết với nhau trong một dự án. Điều này đảm bảo rằng các tổ chức này là những nhà thầu duy nhất và giữ cho cuộc đấu giá ở mức thấp nhất

Công đoàn do Singh Mansion kiểm soát, đã từ lâu gây ảnh hưởng đối với lãnh đạo Công ty BCCL, những người cho phép nhà Singh vận hành công việc làm ăn của mình bao gồm cả việc ăn cắp than bán ra chợ đen hay quản lý các xe tải chở than khi rời khỏi hầm mỏ

Chủ tịch Công ty BCCL, T.K. Lahiry cho biết, sự thực đúng là từ khi ông tiếp quản công ty 4 năm về trước, Singh Mansion đã có tầm ảnh hưởng rất lớn đến công ty rồi. Mansion có toàn quyền chỉ huy và điều khiển đối với khu vực chính trong hoạt động của Công ty BCCl. Tất cả các hoạt động đi ngược lại lợi ích xã hội đều được thông qua, miễn là giúp Mansion kiếm lợi

Kết cục hoang tàn và các cuộc chiến đường ray

Sau hàng thập niên khai thác, buôn bán than trái phép, dấu vết của sự đào bới hiện lên ở khắp mọi nơi xung quanh Dhanbad và khói bụi than lúc nào cũng phủ kín bầu trời. Hàng nghìn người nghèo vẫn phải đào than dưới cái nắng như nung và vận chuyển than bằng cách đội lên đầu hoặc chở bằng xe đạp tới bán cho mafia

Thợ mỏ bất hợp pháp vẫn khai thác hàng năm nay bằng việc tự đào các đường hầm trái phép, thiếu tiêu chuẩn an toàn vậy nên chuyện sập hầm mỏ xảy ra cũng không phải là chuyện lạ

Người dân nghèo ở đây cho biết, hầu hết khu vực xung quanh bên dưới đều là những lỗ hổng lớn, đất có thể sụt lún bất kỳ lúc nào. Trong khi việc khai thác trái phép vẫn diễn ra hàng ngày. Singh Mansion là một trong số những doanh nghiệp nhận hợp đồng dùng cát lấp đầy các hầm mỏ sau khi khai thác xong. Thế nhưng trên giấy tờ thì đã được hoàn thành trong khi thực tế thì không phải vậy

Hệ thống đường ray chở than tại Dhanbad một lần nữa lại nằm trong tầm kiểm soát của nhà Singh Mansion. Chính những hệ thống đường ray này là nguồn gốc của các cuộc chiến trong thế giới ngầm của các mafia ở bang Jharkhand. Tại đây, các công đoàn ăn chặn tiền mua than của người mua và trộn đá lẫn với than tải lên các xe chở đi

Quản lý một công ty năng lượng nhà nước ở bang này cho biết, nhà máy của ông đã chịu tổn thất nặng nề vì nguyên liệu đầu vào bị trà trộn như vậy. Than bị trộn đá hiện nay đang trở thành vấn đề nhức nhối của công ty sản xuất năng lượng hàng đầu Ấn Độ này. Trong khi muốn mua được than chất lượng thì người mua phải hối lộ thêm 20% chi phí nguyên liệu mới có thể có được thứ như mong muốn

Thêm vào đó, những người mua tư nhân lại không thể tiếp cận các cuộc đấu giá điện tử và hoàn toàn bị cô lập khỏi thị trường. Giám đốc Công ty Năng lượng Ấn Độ cho biết: "Bọn mafia không để cho ai khác tham gia vào quá trình bốc dỡ các toa than. Kể cả bạn có thắng trong cuộc đấu giá, bọn chúng cũng không bao giờ để bạn chuyển đi đâu một hòn than nào"

Khi Suman Gupta đảm nhận chức Cảnh sát trưởng vào năm 2009, bà lập tức khiến Singh Mansion phải lui về thế phòng thủ. Các cảnh sát dưới sự chỉ đạo của bà đã phải đi tìm kiếm các ôtô cùng các vũ khí, sử dụng một mạng lưới các thông tin thu thập được để tiến hàng các cuộc đột kích các xe chở than trái phép vào ban đêm

Bà đưa Singh Mansion vào hồ sơ theo dõi tội phạm, tuy nhiên bà vẫn chưa thể lập ra một hệ thống lôi cuốn các chính khách và các quan chức ngành than. Thế nhưng, Gupta lại bị chuyển công tác 2 năm sau đó. Khi biết tin bà bị chuyển đi, một cuộc biểu tình phản đối quyết định này đã bùng lên trên toàn thành phố nhưng cũng không thể thay đổi được gì

Trong một cuộc phỏng vấn, bà Singh Mansion nói: "Tôi biết mafia là ai ở đây, nhưng tôi không thể làm gì hơn để chống lại chúng bởi vì chúng có một mạng lưới liên kết chính trị quá chặt chẽ. Hơn thế, chúng lại còn có sức mạnh của đồng tiền

Nhiều bậc lãnh đạo trong BCCL có trách nhiệm phải chấm dứt tình trạng khai thác trái phép nhưng họ đã không làm gì". Vậy nên, dân nghèo và công nhân mỏ thì vẫn phải an phận trong khi các cánh tay đen tối cứ tiếp tục móc nối với nhau đục khoét dần tài nguyên của Ấn Độ"

Hoàng Cúc
 
Last edited:
Ấn Độ đặt mua hơn 1.000 máy bay và nguy cơ “vỡ trận” sân bay
Lượng máy bay tăng vọt trong thời gian ngắn đòi hỏi phải phát triển hạ tầng quy mô lớn với tốc độ chưa từng thấy ở Ấn Độ...

India-58ec6.jpg

700 trên tổng số 1.080 máy bay mới sẽ được giao cho các hãng hàng không Ấn Độ trong 10 - 15 năm tới

Theo hãng tin CNN, tăng trưởng bùng nổ khiến các hãng hàng không Ấn Độ ồ ạt đặt mua máy bay mới với tổng số lên tới 1.080 chiếc, đòi hỏi nước này phải phát triển cơ sở hạ tầng sân bay trên quy mô lớn


Theo báo cáo mới của Trung tâm Hàng không châu Á Thái Bình Dương (CAPA), các hãng hàng không tại quốc gia Nam Á này có kế hoạch đặt mua thêm 1.080 máy bay mới

Với số lượng lớn, Ấn Độ chỉ đứng sau Trung Quốc và Mỹ về lượng đơn đặt mua máy bay đang chờ giao, báo cáo trên cho hay

Boeing là một trong những công ty có khả năng hưởng lợi lớn từ nhu cầu này, giá trị khoảng 265 tỷ USD

Theo CNN, Boeing được cho là chuẩn bị bán 100 máy bay cho hãng hàng không Ấn Độ Jet Airways trong vài tuần tới. Hãng này cũng có khả năng sẽ bán được 100 chiếc nữa cho hãng hàng không mới Vistara của Ấn Độ

Hãng sản xuất máy bay của Mỹ phải đối mặt với đối thủ Airbus của châu Âu trong cuộc chiến giành thị phần “trên bầu trời" của Ấn Độ

“Chúng tôi liên tục thảo luận với các hãng hàng không Ấn Độ về phi đội bay hiện tại và trong tương lai của họ”, người phát ngôn của Boeing cho biết nhưng từ chối cho biết thêm về các thương vụ cụ thể

Việc các hãng hàng không Ấn Độ đua nhau mua thêm máy bay, dẫn đầu là những hãng giá rẻ như SpiceJet và IndiGo, là do lượng khách di chuyển bằng hàng không của nước này đang tăng trưởng mạnh. Nhờ thu nhập cải thiện và giá vé rẻ, năm ngoái, có tới 220 triệu người Ấn Độ di chuyển bằng đường hàng không, tăng trưởng 20%/năm

Theo CNN, Ấn Độ sẽ sớm vượt qua Anh để trở thành thị trường hàng không lớn thứ 3 thế giới vào năm 2026

Tuy nhiên, CAPA cảnh báo rằng các hãng hàng không Ấn Độ đang đối mặt với rủi ro “quá sức” trong cuộc chiến giành thị phần

“Tăng trưởng đột biến sẽ gây áp lực lên hệ thống hàng không Ấn Độ”, báo cáo của CAPA cho biết. “Dường như ngành hàng không nước này đang đánh giá thấp những thách thức đang chờ phía trước”

Trong lịch sử hàng không Ấn Độ từng có nhiều trường hợp “ngã ngựa”, điển hình là vụ vỡ nợ của hãng hàng không Kingfisher Airlines của tỷ phú Vijay Mallya - người được mệnh danh là “Richard Branson của Ấn Độ”

Năm 2012, hãng hàng không lừng lẫy một thời này tuyên bố phá sản với khoản nợ khổng lồ sau nhiều năm liên tiếp thu lỗ

Hãng hàng không quốc gia Air India cũng đang trong tình trạng bấp bênh và đang được cân nhắc để cổ phần hoá trong vài tuần gần đây

Thách thức lớn nữa là chỉ có 75 trên tổng số 400 sân bay của Ấn Độ hiện đang hoạt động. Sân bay tại các thành phố lớn như Mumbai, New Delhi và Chennai đều đã quá tải

Theo CAPA, trong 10 năm tới, 700 trong tổng số 1.080 máy bay mới theo đơn đặt hàng của Ấn Độ sẽ được giao và cơ sở hạ tầng sẽ khó có thể chuẩn bị kịp để đáp ứng tốc độ tăng trưởng của ngành hàng không

“Việc tăng thêm số lượng máy bay khổng lồ như thế này đòi hỏi phải phát triển hạ tầng quy mô lớn cùng nguồn nhân lực có tay nghề… với tốc độ chưa từng thấy ở Ấn Độ”, báo cáo trên cho biết

Theo tờ India Express, chính phủ Ấn Độ có kế hoạch xây dựng thêm 175 sân bay dân sự, nâng tổng số sân bay toàn quốc lên 250, trong 10 - 15 năm tới nhằm đáp ứng tăng trưởng bùng nổ của ngành hàng không

Kim Tuyến
 
Top