What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Người lính lập trình

LOBBY.VN

Administrator
CEO Viettel
Mỗi người Việt cần là một lập trình viên

Theo người đứng đầu Viettel, để cho hàng triệu người trở thành lập trình viên giống như của FPT là điều không khả thi. Nhưng mỗi người dân Việt Nam có thể trở thành một lập trình viên ở dạng ngôn ngữ cơ bản, có khả năng viết một script đơn giản

Nhận định cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 là sự kiện có tác động lớn đến nền kinh tế Việt Nam, ở phần cuối chương trình, cách chuyên gia và khách mời đã cùng nhau bàn luận về chủ đề "Làm thế nào để Việt Nam có nguồn nhân lực số sớm nhất ?"

Theo Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, các trường đại học Việt Nam nên chuyển từ giáo trình truyền thống sang dạng số hóa. Tương tự, các doanh nghiệp nên khởi đầu CMCN 4.0 bằng cách số hóa các quy trình quản lý của mình. "Dần dần tạo ra nếp suy nghĩ, phương thức hành động và thói quen để chúng ta có thể phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai", ông Nghĩa nói

7a52.jpg


Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa đề xuất các trường đại học Việt Nam nên chuyển từ giáo trình truyền thống sang dạng số hóa

Ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch hiệp hội Internet Việt Nam cho rằng nguồn nhân lực Việt Nam vừa là điểm yếu nhưng cũng là cơ hội. Trong đó nguồn nhân lực công nghệ thông tin và các nguồn nhân lực khác đều đứng trước cơ hội như nhau. Để tận dụng được cơ hội của cuộc CMCN 4.0, yếu tố quan trọng nhất chính là giáo dục, yếu tố thứ hai là tạo ra một thị trường lao động lành mạnh

Đại diện cho Hiệp hội phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA), Phó chủ tịch Mai Duy Quang mong muốn Chính phủ tạo hành lang để doanh nghiệp, start-up công nghệ phát triển, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp truyền thống phát triển mạnh hơn

5fe1.jpg


Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Viettel mong muốn mỗi người Việt đều là một lập trình viên

Chia sẻ quan điểm về bài toán nguồn nhân lực cho cuộc CMCN 4.0, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel cho biết nhiều quốc gia đạt thành tích tốt trong cuộc cách mạng công nghiệp lần 3 như Singapore, Hàn Quốc, Israel có một điểm chung là đều xây dựng chương trình nghĩa vụ quân sự bắt buộc

"Nếu Việt Nam cũng có chính sách đấy, mỗi người thực hiện nghĩa vụ quân sự trong vòng 9 tháng. Trong thời gian đó sẽ dành 1-3 tháng để học lập trình thì bài toán xây dựng Việt Nam thành dân tộc lập trình với 90 triệu dân sẽ rất dễ làm. Việc này còn dễ hơn cải cách giáo dục hay xây dựng trường học đẳng cấp quốc tế", ông Hùng nói

Theo người đứng đầu Viettel, để cho hàng triệu người trở thành lập trình viên giống như của FPT là điều không khả thi. Nhưng mỗi người dân Việt Nam có thể trở thành một lập trình viên ở dạng ngôn ngữ cơ bản, có khả năng viết một script đơn giản

Linh Lam
 
Người lính lập trình
Vốn đang là một sĩ quan trong quân đội, anh chàng Nguyễn Văn Thanh Tùng sau khi xuất ngũ đã lại chọn cho mình một hướng rẽ bất ngờ - trở thành một lập trình viên. Và cũng chính quyết định này đã mang lại cho Tùng những trải nghiệm đặc biệt! Hãy cùng Aptech lắng nghe những câu chuyện thú vị của anh bạn này !

Họ tên: Nguyễn Văn Thanh Tùng

Ngày sinh: 15/03/1991

Hiện đang là học viên học kỳ 3 tại Aptech (212-214 Nguyễn Đình Chiểu, Q. 3, TPHCM)

Công việc hiện tại: Lập trình viên tại Stage Group Vietnam / Prostage LLC

Các điểm nổi bật:

- 9/2010-9/2012: Nhập ngũ và hoạt động ở vị trí Thượng sĩ - Phó trung đội trưởng (từ năm 2011) tại Trường Quân Đoàn 4

- Sau khi xuất ngũ: Gia nhập Aptech để trở thành Lập trình viên chuyên nghiệp

- Tính kiên trì cao, rất chịu khó và thích thử thách bản thân


KfXHiKkzgAWIw4hUgieXXIb4272GIkacrTxf3tB96S-0QEti4EbzdW3TYJxedAAL48X226-zMMxX8K8QP-uXp7whdwjtI8ikkfOaP09qxdDzbA2uE8qrIxl4p3S_Nu6CIw1wYDsO


“Anh lính” thích lập trình của Aptech !

Tự rèn luyện bản thân trong... quân đội

Khi nghe đến những cụm từ như “nhập ngũ”, “làm bộ đội”... hẳn ai cũng sẽ nghĩ đây là một hành trình khó khăn và… chịu khổ nhiều. Thế nhưng với Nguyễn Văn Thanh Tùng, cậu bạn nhìn thấy được nhiều cơ hội hơn thế

Thanh Tùng chia sẻ: “Với mình, thời gian nhập ngũ mặc dù có khổ cực nhưng rất đáng nhớ. Mỗi ngày, tụi mình phải dậy từ 5g30 sáng, xong đi luyện tập, đi học… đến khoảng 21g00 là phải tập trung lại hết. Ban đầu mới vào cũng hơi chưa quen vì quy định “sát sao” quá, có trễ 5-10 phút cũng sẽ bị phạt. Nhưng dần dần mình đã quen với nếp sống kỉ luật này. Sau 18 tháng nhập ngũ, mình được đề bạt lên chức chỉ huy (tức là sẽ quản lí những bạn mới vào)”

-51puyLs8K1aIS2YhYVW5i-gwmXcodkN-jERLL00hdiw20WNQv5-e0742_7KpDabDJJfSigid-3ezDY6IZbInGiIRxsYwoPt9OCvAzBEdcNQK29DF28x2u-21Ctq5HnRiejWHUzj


Tùng được rèn luyện nhiều bài học về kỉ luật, lòng kiên nhẫn trong những ngày tại ngũ

Được biết, trong thời gian tại ngũ, bên cạnh những kĩ năng chuyên môn về quân sự, bộ đội chủ lực, Thanh Tùng và tiểu đội của mình còn được rèn luyện bản thân thông qua các bài học về kĩ năng mềm. “Trong quân đội được chia làm nhiều trung đội, mỗi đội khoảng 20 mấy người, giống kiểu một lớp học. Bọn mình phân chia công việc theo nhiệm vụ, điểm đặc biệt là mỗi người đều có các chỉ tiêu riêng. Như đội trồng rau hay chăn nuôi, mỗi ngày phải đạt được mục tiêu là trồng được bao nhiêu, sau đó còn thi đua với các tiểu đội khác. Còn mình làm chỉ huy thì phải đảm bảo các thành viên luôn theo sát kỉ luật. Ví dụ như có thành viên nào “đào ngũ”, mình cũng là người chịu trách nhiệm.”, Tùng bộc bạch

Với tính kỉ luật cao và tinh thần thép như thế, Thanh Tùng phải luôn tự rèn luyện bản thân và không ngừng cố gắng mỗi ngày

Bất ngờ rẽ hướng làm lập trình viên

Sau khi xuất ngũ, Thanh Tùng quyết định mang những kĩ năng, kiến thức trau dồi được thời ở quân đội để tiếp tục con đường học vấn còn dang dở. Cậu bạn bắt đầu với một trường Trung cấp nghề, với ngành Công nghệ Thông tin

“Nhưng học được một thời gian, mình lại thấy vẫn còn... thiếu thiếu sao đó. Lúc đó mình đang làm thêm ở ngoài với công việc thủ kho, có rất nhiều đầu việc và giấy tờ, mình luôn mong muốn có thể tự làm được một phần mềm có thể giúp mình quản lí kho đó tốt hơn. Tuy nhiên chỗ cũ mình chỉ được học lập trình C, mình khát khao được học thêm những cách lập trình khác nữa để thực hiện được dự định này.” Tùng chia sẻ thêm

dA8MyqtVRtC9LR0Sg_OjS-goNT0S4rUD6a9wQGCFh2qDzLv3pbfpR-_fIk_3KPN4ClaExs-YJsRGk027gJsUkCBUFmjtVHbrX7VHu1k-_SZ2LhO_vHm9l62PR-gDHc5fB5TYkgmg


Thanh Tùng và các bạn học cùng nhóm trong lớp C1407L

Vì vậy, cậu bạn đã lò dò từng bước, tự tìm hiểu thông tin các nơi dạy lập trình và 'bén duyên’ với Aptech. Tại Aptech, Thanh Tùng được xếp học lớp C1407L - một lớp học thú vị tại Aptech với nhiều thành viên nổi bật

Bắt đầu học khá trễ , Tùng gặp phải một số khó khăn như chưa theo kịp bài, còn nhiều chỗ chưa hiểu… và cậu bạn đã luôn nỗ lực để kéo gần lại khoảng cách này. Tùng nói: “Hồi ở quân đội, mình luôn được rèn luyện tính chủ động và tự giác. Nên bây giờ, lỡ có không hiểu bài hay gì, mình đều chủ động tìm đến các thầy cô. Bên cạnh các giờ học chính thức trên trường, mình sang nhà các thầy để học thêm, đặc biệt là thầy Khiêm. Thầy Khiêm dạy chuyên sâu về Java rất hay. Ngoài thầy Khiêm thì mình cũng hay tham khảo ý kiến thầy Nguyên cho các đồ án quan trọng”


GSkJpMp23-Tp0R7MaK8O-Vx4bjVeJiRv1BQISqtqqM8onhbd47_UW6rHO2qRv5wwnQEs0KLxzZQdiQnHkwJFA54F8fXCotJ6ijqFqtz32Pk18g0edIso8n6hnngM9dL96M5G3iQE


Tại Aptech, Tùng đã có cơ hội tiếp xúc với các kiến thức mới cũng như tham gia thực hiện các dự án thực tế cùng bạn học

Trong quá trình học tại Aptech, Thanh Tùng cũng đã có dịp được thực hiện các đồ án, phần mềm, nổi bật nhất phần mềm quản lí thư viện, quản lí nhân sự bằng lập trình Java với vai trò cá nhân. Hiện tại, Tùng vẫn đang thử sức mình, bằng cách đầu tư và làm thêm các phần mềm trên C#

DCTCU3g8r5Myln2P826E3-RivydptHiIapIuoOvd6Ud1IyFXSj5n9gKpQKCTnkHpe6skfrLEud05K89jUX0lWCTsMfqyXfLFhODAjJrlxT8CwYU9SA5zDYYoM_LiqHLFMaE4g6ht


OqSnBJqw-SWHST28qLCClADW85yQ0ejZNXHIx8_dywiecRJxaaS9yro4qhHf_mF1njwrdWkNfaARifxPlXOWippsZE6pRKM3ahApDyEBuRO_LczY8aBT8YsNQlelDZkunpXlTb1e

Các hình ảnh trong dự án quản lí thư viện sách của Thanh Tùng

Thử thách chính là yếu tố dẫn đến thành công

Hiện tại, Thanh Tùng đang là một lập trình viên, cậu vừa đi làm để phụ giúp gia đình, vừa đi học ở Aptech buổi tối. Còn nhớ mùa Xuân năm 2015, Thanh Tùng đã cao hứng đặt ra cho mình một thử thách đặc biệt: Đạp xe đạp về quê ở Cao Lãnh (cách thành phố TP.HCM 150km). Bắt đầu hành trình từ 3 giờ sáng, khi Tùng về đích là 7 giờ tối hôm sau. Nhiều người cho rằng đây là một trải nghiệm khá “điên rồ”, nhưng với cậu bạn, chính những thử thách, khó khăn như thế này lại là động lực và nguồn cảm hứng để mình cố gắng nhiều hơn

6vRNgCAjxfvQTPQWikVfLVGrYnVW4vSpfBsHE0K2qLLxgcEqv-CKN3uOQ_oOakQw2fepiKShbsZ5zABbUTXeny8L4CTiSyk4ckIseQY2Spjk9anZ1JJlC0YQwMyIwH3-Gt0IVPXw

Thanh Tùng (áo vàng, bên trái) và các thành viên trong công ty nơi Tùng đang làm việc​

r0dX5nr0dExqlKEJ7yhb6yG0nFuTmbeQmLUxyi49MELH-dQBBEv5Wl8czQ87LLEX7ZK3DZkt4qVxYXocuTgChvZjZvxfuKoRGkxPZ9yUrz0izVp2lu0ZU21DcGU0P0MFyhKW2iAU


Thanh Tùng (đầu tiên, bên trái) chụp ảnh cùng đồng nghiệp

Nói về các dự định trong tương lai của mình, Thanh Tùng chia sẻ: “Mình là một người thích đặt ra những mục tiêu khó và thực hiện chúng. Năm sau, sau khi ra trường mình dự định sẽ tìm một công việc liên quan đến lập trình, code… để tiếp tục phát triển sự nghiệp. Vì với mình, khó khăn đến thế nào chỉ cần nỗ lực và đam mê thì sẽ thành công !”
 
Top