What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

VinSmart

LOBBY.VN

Administrator
Vingroup tuyên bố sẽ nhảy vào sản xuất smartphone, lấy thương hiệu là Vsmart
Tập đoàn Vingroup vừa chính thức công bố triển khai kế hoạch sản xuất các thiết bị điện tử với bước đi đầu tiên là sản xuất smartphone mang thương hiệu Vsmart

3.jpg

Sau sản xuất xe hơi, Vingroup tiếp tục gây bất ngờ với việc nhảy vào thị trường điện thoại

Theo thông tin được đại diện Vingroup đưa ra ngày 12/6, sau dự án Tổ hợp sản xuất ô tô, xe máy điện VinFast, tập đoàn này đã thành lập công ty VinSmart với vốn điều lệ 3.000 tỉ đồng, hoạt động trong 2 lĩnh vực chính: sản xuất các thiết bị điện tử thông minh (mở đầu là smartphone thương hiệu Vsmart); nghiên cứu, thực nghiệm và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), tự động hóa và nguyên liệu thế hệ mới

Nhà máy Vsmart được đầu tư xây dựng tại Tổ hợp sản xuất ô tô VinFast ở khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải (Hải Phòng)

Cũng theo đại diện Vingroup, hiện tập đoàn này đang làm việc với các công ty tư vấn hàng đầu thế giới để thuê tư vấn thiết kế, tìm kiếm chuyên gia giỏi, mua bản quyền thiết kế, dây chuyền thiết bị để sản xuất điện thoại

Trong kế hoạch phát triển, VinSmart cũng sẽ thành lập các trung tâm nghiên cứu, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, tự động hóa, nguyên liệu thế hệ mới và sẽ chủ động nghiên cứu, mua bản quyền các sáng chế... để đưa vào sản xuất

“Việc tham gia vào lĩnh vực đòi hỏi công nghệ cao và phức tạp như sản xuất điện thoại thông minh cũng khẳng định quyết tâm của Vingroup trong nỗ lực hướng tới nền sản xuất dựa trên tri thức và khoa học, góp phần nâng cao hiệu suất cho kinh tế Việt Nam”, ông Nguyễn Việt Quang, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn, nói

VinSmart
 
Chúng tôi không xa rời các lĩnh vực kinh doanh trọng yếu

photo1528872010625-1528872010625812662806.jpg

Theo ông Nguyễn Việt Quang, việc đầu tư mạnh vào lĩnh vực công nghiệp với VinFast và VinSmart là bước đi để làm hoàn hảo hệ sinh thái Kinh doanh - Dịch vụ - Sản xuất của Vingroup

Sau khi đầu tư vào nghiên cứu và sản xuất ô tô, Vingroup tiếp tục tham gia sâu hơn vào lĩnh vực công nghệ với việc thành lập Công ty VinSmart. Bên cạnh việc sản xuất điện thoại thông minh, VinSmart sẽ thúc đẩy việc ứng dụng các nghiên cứu có ích cho xã hội vào cuộc sống một cách nhanh nhất. Ông Nguyễn Việt Quang, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Vingroup đã dành cho CafeF cuộc phỏng vấn về vấn đề này

Hợp tác với các startup quốc tế về khoa học công nghệ


Thưa ông, tại sao Vingroup lại chọn thời điểm này để đầu tư vào lĩnh vực khoa học công nghệ ?

Sau khi đầu tư vào nghiên cứu và sản xuất xe ô tô các dòng xăng và điện thì chúng tôi đã xây dựng được uy tín và rất nhiều quan hệ trên thị trường quốc tế. Đây là điều kiện cần để chúng tôi có thể bắt đầu tham gia đầu tư vào khoa học công nghệ

Hơn thế nữa, trên thế giới hiện có rất nhiều các startup đang nghiên cứu các mảng này, họ cần các điều kiện để thực nghiệm, để hiện thực hóa và thương mại hóa các phát minh, Vingroup có thể hợp tác với họ để làm phần này, và có thể sẽ đẩy được rất nhanh các ứng dụng nghiên cứu đi vào cuộc sống

Nhưng nhiều người vẫn cảm thấy băn khoăn vì lĩnh vực công nghệ rất mới mẻ với Vingroup ?

Cách mạng công nghệ 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới và đây là cơ hội để Việt Nam có thể gia nhập sân chơi toàn cầu, chúng tôi cũng muốn làm gương để ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào lĩnh vực này

Chính vì thế, Tập đoàn Vingroup quyết định thành lập Công ty VinSmart có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng hoạt động trong 2 lĩnh vực chính: Thứ nhất là sản xuất các thiết bị điện tử thông minh, mở đầu là sản xuất điện thoại thông minh với thương hiệu Vsmart, lĩnh vực thứ hai là nghiên cứu, thực nghiệm và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), tự động hóa và nguyên liệu thế hệ mới

Việc tham gia vào lĩnh vực đòi hỏi công nghệ cao và phức tạp khẳng định quyết tâm của Vingroup trong nỗ lực hướng tới nền sản xuất dựa trên tri thức và khoa học, góp phần nâng cao hiệu suất cho kinh tế nước nhà. Trong đó, điện thoại thông minh chỉ là khởi đầu cho việc bước vào chuỗi sản xuất các thiết bị công nghệ thông minh của Vingroup. Cùng với ô tô VinFast, điện thoại do VinSmart sản xuất sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền công nghiệp Việt Nam và đưa thương hiệu Việt ra thế giới

Khi tham gia sản xuất điện thoại thông minh thì VinSmart sẽ tự sản xuất hay đặt gia công, thưa ông ?

Cũng giống như ô tô VinFast, chúng tôi sẽ bắt đầu bằng việc sản xuất một số bộ phận và sẽ nâng dần tỷ lệ nội địa hóa. Nhà máy VinSmart sẽ được đầu tư xây dựng tại Tổ hợp sản xuất ô tô Vinfast ở khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải (Hải Phòng) theo tiêu chuẩn quốc tế và được quản lý, vận hành theo định hướng cách mạng công nghệ 4.0, đặc biệt là các công nghệ mới nhất có mức độ tự động hóa cao

Về công nghệ, Vingroup đang làm việc với các công ty tư vấn hàng đầu thế giới để thuê tư vấn thiết kế, tìm kiếm các chuyên gia giỏi, mua các bản quyền thiết kế và các cấu phần của điện thoại thông minh; đồng thời tiến hành mua dây chuyền thiết bị để sản xuất điện thoại. Sự hợp tác của các đối tác hàng đầu thế giới sẽ đảm bảo quy trình sản xuất điện thoại thông minh Vsmart được trang bị hiện đại và tiên tiến nhất, nhằm tối ưu hiệu quả và đảm bảo chất lượng sản phẩm

Ứng dụng ngay các nghiên cứu có ích cho xã hội


Vậy còn ngành mang tính tiên phong về công nghệ như trí tuệ nhân tạo, tự động hóa, nguyên liệu thế hệ mới liệu có "quá sức" khi Vingroup chưa có nhiều kinh nghiệm về công nghệ ?

Vấn đề không phải là kinh nghiệm về công nghệ, thứ cần là kinh nghiệm về nghiên cứu, triển khai và quản trị các công việc. Vingroup có kinh nghiệm về công nghệ quản trị, điều đó giúp chúng tôi giải quyết được các vấn đề của mình

Có ý kiến cho rằng khi đầu tư vào lĩnh vực mới này, Vingroup đang ngày càng xa rời các lĩnh vực kinh doanh trọng yếu, ông có bình luận gì ?

Trong thời đại công nghiệp 4.0, nếu không bắt kịp các xu thế mới về trí tuệ nhân tạo, tự động hóa, nguyên vật liệu thế hệ mới và làm chủ công nghệ thì chúng ta sẽ tụt hậu, đồng thời đây cũng là những lĩnh vực hoạt động rất nhiều tiềm năng. Do đó, tập trung phát triển lĩnh vực Công nghiệp trong hệ sinh thái các sản phẩm dịch vụ là hướng đi dài hạn của Vingroup

Chúng tôi cũng không xa rời các lĩnh vực kinh doanh trọng yếu, chúng tôi chỉ bổ sung thêm các lĩnh vực mới để làm hoàn hảo thêm hệ sinh thái Kinh doanh – Dịch vụ - Sản xuất của mình

Các nghiên cứu về khoa học và công nghệ đòi hỏi đầu tư không nhỏ nhưng hiệu quả thu được khó đong đếm cụ thể. Vậy đâu là thước đo cho sự thành công của VinSmart, thưa ông ?

Chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu công nghệ ứng dụng chứ không nghiên cứu hàn lâm. Vì vậy các nghiên cứu có thành công hay không thì sẽ xác định được ngay

VinSmart dự kiến sẽ ứng dụng những sáng chế về trí tuệ nhân tạo của mình vào những lĩnh vực nào ?

Bất cứ mảng nào có các nghiên cứu thành công, hoặc do VinSmart nghiên cứu ra, hoặc do VinSmart mua được các bản quyền mà các sản phẩm của nó có ích cho xã hội thì chúng tôi sẽ ứng dụng ngay

Trường An
 
Qualcomm và Kế hoạch làm smartphone của Vingroup


photo1528958247017-1528958247018903438969.jpeg

Ông Thiều Phương Nam, Giám đốc Qualcomm Đông Dương

"Smartphone hiện được xem là nền tảng trung tâm về kết nối. Do đó, các công ty thành công trong lĩnh vực này không chỉ làm duy nhất smartphone mà còn làm tất cả các thiết bị IOT, tạo thành hệ sinh thái", ông Thiều Phương Nam, Giám đốc Qualcomm Đông Dương nói với Trí Thức Trẻ

Hai hôm trước, (12/6), Vingroup (VIC) đã chính thức công bố triển khai kế hoạch sản xuất các thiết bị điện tử. Khởi điểm của kế hoạch này là sản xuất điện thoại thông minh thương hiệu Vsmart. Cùng với ô tô VinFast, điện thoại Vsmart mang tham vọng thúc đẩy sự phát triển của nền công nghiệp Việt Nam

Báo Trí Thức Trẻ đã có cuộc trao đổi với ông Thiều Phương Nam, Giám đốc của Qualcomm Đông Dương về vấn đề này

Ông nhận xét gì về tiềm năng phát triển của thị trường smartphone Việt Nam ?

Thị trường điện thoại thông minh Việt Nam chứa đựng tiềm năng phát triển rất lớn với hai lý do

Thứ nhất, hạ tầng viễn thông tại Việt Nam đã phát triển sâu và rộng. Nhờ vào sự đầu tư lớn của các nhà mạng, hệ thống 4G đã được phủ khắp quốc gia. Trải nghiệm dùng 4G rất khác với 3G trước đây tại động lực khiến cho người dùng chuyển chuyển lên những chiếc smartphone đời mới hơn để có thể sử dụng các tính năng hàng đầu trên 4G. Đây là động lực phát triển đầu tiên

Thứ hai, ở Việt Nam còn nhiều người chưa sử dụng điện thoại thông minh. Với những chiếc điện thoại kiểu cũ, không ứng dụng được data, chắc chắn sẽ khiến những người này sớm muộn chuyển sang smartphone

Hai động lực này kết hợp lại khiến cá nhân tôi cho rằng thị trường smartphone Việt Nam có tiềm năng rất lớn và sẽ phát triển hơn nữa

Vingroup vừa tuyên bố sẽ nhảy vào lĩnh vực sản xuất các thiết bị điện tử, khởi điểm là điện thoại thông minh thương hiệu Vsmart. Đánh giá của ông về việc này như thế nào ?

Tôi cũng mới nghe thông báo này. Đây là một tin vui, rất tốt cho ngành sản xuất công nghệ cao tại Việt Nam, bởi Vingroup là một tập đoàn với tiềm lực rất lớn. Hiện tại, tôi chưa có nhiều thông tin về kế hoạch sản xuất của họ. Do vậy, trong thời gian tới hy vọng Qualcomm sẽ có cơ hội để làm việc cụ thể hơn với Vingroup

Còn cá nhân tôi thì rất hào hứng với câu chuyện này

Qualcomm đã làm việc với hầu hết các doanh nghiệp sản xuất điện thoại thông minh. Theo ông, có điểm chung nào giữa các doanh nghiệp sản xuất thành công trong lĩnh vực này ?

Theo tôi, có mấy điểm như sau. Thứ nhất, doanh nghiệp phải có sự khác biệt khi quyết định tham gia vào lĩnh vực smartphone cũng như có những công nghệ phù hợp với người dùng tại thị trường họ tham gia

Thứ hai, smartphone hiện được xem là nền tảng trung tâm về kết nối. Do đó, các công ty thành công trong lĩnh vực này không chỉ làm duy nhất smartphone mà còn làm tất cả các thiết bị IOT, tạo thành hệ sinh thái. Ví dụ như giải pháp cho ngôi nhà thông minh – smarthome, tham gia vào lĩnh vực smartcity, ô tô kết nối thông minh...

Nghĩa là smartphone sẽ là nền tảng để phát triển rộng ra cho hệ sinh thái xung quanh. Về mặt công nghệ, smartphone là phức tạp nhất rồi. Làm chủ được công nghệ smartphone có nghĩa là làm chủ mọi thứ

Như ông phân tích thì Vingroup đang đi đúng hướng ?

Đúng vậy!

Qualcomm có kế hoạch gì trong việc tham gia phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao ở Việt nam ?

Việt Nam đang được xem là trung tâm thiết kế, sản xuất điện thoại thông minh của thế giới với nhiều công ty quốc tế đầu tư vào đây. Việt Nam cũng đang có môi trường đầu tư thuận lợi, chính sách hỗ trợ công nghiệp, xuất nhập khẩu tốt, lực lượng kỹ sư giỏi nhiều... Có thể nói các điều kiện quan trọng cho sản xuât thiết bị công nghệ cao trong nước đã chín muồi


Để tiếp tục đẩy mạnh theo hướng này tại Việt Nam, Qualcomm đang và sẽ làm 3 công việc. Thứ nhất, chúng tôi tiếp tục hỗ trợ các nhà sản xuất thiết bị. Thứ hai, Qualcomm đào tạo, huấn luyện, chuyển giao công nghệ

Hiện chúng tôi đã làm việc với các công ty tại Việt Nam như Viettel, VNPT Technology, BKAV... Qualcom đang và sẽ huấn luyện các kỹ năng Việt Nam thiếu như thiết kế các thiết bị không dây cho 3G, 4G và sắp tới là 5G

Thứ ba, Qualcomm làm việc với Chính phủ để có lộ trình phát triển hạ tầng công nghệ viễn thông không dây trong những năm tới tại Việt Nam. Hiện chúng ta mới làm xong 4G, do đó, còn rất nhiều việc để tối ưu hoá hạ tầng 4G cũng như phát triển nó, đồng thời, chuẩn bị cho 5G

Những việc này rất quan trọng vì nó tạo ra hạ tầng, nền tảng để ngành công nghiệp thiết kế sản xuất công nghệ cao ở Việt Nam phát triển được

Đấy là những công việc chúng tôi đã, đang và sẽ làm

Phương Ánh
 
Smartphone của Vingroup sẽ ra mắt ngay trong năm 2019
Đại diện của Vingroup tiết lộ, tập đoàn dự kiến giới thiệu chiếc điện thoại Vsmart trong vòng một năm tới

Dự án Vsmart mới bắt đầu được nghiên cứu từ cách đây vài tháng và Vingroup mới đang làm việc với các đơn vị tư vấn thiết kế để đề xuất phương án và lựa chọn các mẫu trước khi công bố sản phẩm trong một năm nữa

Để sản xuất điện thoại, tập đoàn đang làm việc với các công ty tư vấn hàng đầu thế giới để thuê tư vấn thiết kế, tìm kiếm chuyên gia giỏi, mua các bản quyền thiết kế và các cấu phần của điện thoại thông minh, đặc biệt là tiến hành mua dây chuyền thiết bị để sản xuất điện thoại

"Cũng giống như VinFast, chúng tôi sẽ bắt đầu bằng việc tự sản xuất một số bộ phận, hoặc với những cấu kiện mà các hãng hàng đầu thế giới cũng phải mua từ các đối tác thì chúng tôi cũng sẽ mua của họ. Phần còn lại chúng tôi sẽ hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước để đầu tư sản xuất tại Việt Nam, dần dần sẽ nâng được tỷ lệ nội địa hóa lên", Vingroup chia sẻ

V-2996-1528970169.jpg


Ngày 12/6, Vingroup tuyên bố sẽ sản xuất các thiết bị điện tử, khởi điểm là điện thoại thông minh mang thương hiệu Vsmart. Thông tin này nhanh chóng làm nổ ra những tranh cãi lớn trên mạng xã hội

Thành viên Đinh Nam nhận định trên Facebook: "Thị trường smartphone hiện cạnh tranh rất gay gắt ở mọi phân khúc, thậm chí là đang bão hòa. Thực tế một số thương hiệu điện thoại Việt tỏ ra đuối sức trước cuộc đua này. Thách thức với Vsmart không hề nhỏ, nhưng tôi vẫn kỳ vọng với tiềm lực của mình, Vingroup sẽ tạo ra được sản phẩm phù hợp với người Việt, đủ sức cạnh tranh trên thị trường, ít nhất là trong nước"

Đại diện Vingroup cũng thừa nhận "đúng là trên thị trường smartphone, cung và cầu đã gần như nhau" nhưng cho rằng sẽ luôn có sự dịch chuyển về nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, lý do tập đoàn sản xuất điện thoại là vì muốn đầu tư và tham gia mạnh mẽ vào cuộc cách mạng công nghiệp của thế giới, góp phần mang đến cơ hội cho Việt nam xuất hiện trên bản đồ công nghiệp thế giới "nếu chúng ta quyết tâm và dồn hết sức mình vào việc này"

Anh Hoài An, một người làm việc trong lĩnh vực di động nhiều năm, trích dẫn lại quan điểm của huyền thoại công nghệ Steve Jobs bạn chỉ có thể tạo ra được một sản phẩm mang tính cách mạng nếu phần cứng và phần mềm được phát triển cùng nhau, như iPhone và iOS. Đây là điều mà các nhà sản xuất điện thoại Android chưa làm được bởi họ phải phụ thuộc vào nền tảng của Google, khiến trải nghiệm người dùng không thực sự như ý. Thực tế, nhiều hãng có tiềm lực tài chính "khủng" cũng chưa đảm bảo thành công, do đó, Vingroup phải nỗ lực rất lớn để có thể tạo được vị trí nhất định trên thị trường

Châu An
 
VinSmart hợp tác BQ sản xuất điện thoại thông minh
Ngày 05/07/2018, BQ – Công ty công nghệ hàng đầu châu Âu và Công ty VinSmart thuộc Tập đoàn Vingroup đã ký hợp đồng hợp tác toàn diện, nhằm thúc đẩy quá trình sản xuất các dòng điện thoại thông minh thương hiệu Vsmart theo tiêu chuẩn quốc tế

Theo hợp đồng, BQ bán cho VinSmart bản quyền sở hữu trí tuệ để phát triển 2 dòng điện thoại thông minh mang thương hiệu Vsmart, thuộc phân khúc cao cấp và bình dân. Đây là tiền đề quan trọng để VinSmart sớm cho ra mắt điện thoại thông minh thương hiệu Việt với thiết kế theo xu hướng của tương lai và công nghệ đạt tiêu chuẩn hàng đầu châu Âu

Bên cạnh đó, VinSmart sẽ khai thác các thế mạnh của BQ ở hầu hết các khâu trong chuỗi giá trị sản xuất các thiết bị điện tử thông minh từ thiết kế, nghiên cứu và phát triển sản phẩm đến sản xuất. Đồng thời, VinSmart cũng sẽ hợp tác chặt chẽ với BQ trong quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm, để từ đó đưa các công nghệ hiện đại nhất thế giới vào trong lĩnh vực sản xuất thiết bị điện tử thông minh

img20180706164856608-9bae0.jpg

Bà Nguyễn Mai Hoa - Tổng giám đốc VinSmart và ông Alberto Méndez Peydró – Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc BQ tại lễ ký kết

Hiện tại, BQ đang hợp tác với nhiều đối tác công nghệ uy tín trên toàn cầu như Qualcomm, Google... và các trường đại học Tây Ban Nha để nghiên cứu, phát triển sản phẩm và triển khai sản xuất, qua đó đưa các công nghệ hiện đại nhất thế giới vào các sản phẩm Vsmart

Phát biểu tại lễ ký kết, bà Nguyễn Mai Hoa, Tổng Giám đốc VinSmart cho biết: “Việc VinSmart hợp tác với Hãng công nghệ hàng đầu châu Âu BQ chỉ 3 tuần sau khi công bố triển khai sản xuất điện thoại thông minh Vsmart cho thấy quyết tâm của Tập đoàn Vingroup trong nỗ lực hướng tới nền sản xuất dựa trên tri thức và khoa học, góp phần nâng cao hiệu suất cho kinh tế Việt Nam. Chúng tôi vẫn đang tiếp tục làm việc với các đối tác hàng đầu thế giới, tìm kiếm các chuyên gia giỏi, đồng thời tiến hành hoàn thiện dây chuyền thiết bị để sản xuất điện thoại. Cùng với ô tô VinFast, điện thoại Vsmart sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền công nghiệp Việt Nam và đưa thương hiệu Việt ra thế giới”

Sự kiện ký kết với BQ đánh dấu bước khởi đầu quan trọng của Vingroup trong việc sản xuất điện thoại thông minh mang thương hiệu Vsmart, cho thấy sự tin tưởng của quốc tế đối với đề án tiềm năng của VinSmart nói riêng và Tập đoàn Vingroup nói chung. Trong thời gian tới, VinSmart sẽ tiếp tục nỗ lực để tìm kiếm các đối tác uy tín, phù hợp để cùng sát cánh trong hành trình xây dựng điện thoại thông minh thương hiệu Việt, chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế

VinSmart là công ty thành viên của Vingroup – Tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành lớn nhất Việt Nam. Công ty được thành lập tháng 6/2018, với mục tiêu sản xuất điện thoại thương hiệu Việt đạt tiêu chuẩn quốc tế và được quản lý, vận hành theo định hướng cách mạng công nghệ 4.0

BQ là Công ty công nghệ hàng đầu châu Âu có trụ sở tại Thủ đô Madrid của Tây Ban Nha. Được thành lập vào năm 2010, BQ là một trong những công ty công nghệ thành công nhất châu Âu với các dòng sản phẩm: điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy đọc sách và cung cấp các giải pháp công nghệ. Thế mạnh của các sản phẩm BQ là thiết kế độc đáo, trải nghiệm tuyệt vời. Riêng với sản phẩm điện thoại thông minh, BQ đang sở hữu 3 dòng sản phẩm cho các phân khúc khách hàng khác nhau: Cao cấp; Trung cấp và Bình dân
 
Vingroup tham vọng giành 30% thị phần điện thoại Việt Nam
Vingroup muốn giành gần 1/3 thị trường smartphone Việt Nam trong vòng 2 năm khi tập đoàn này nhảy vào lĩnh vực công nghệ cao với các smartphone đầu tiên ra mắt cuối tuần qua

san-pham-vsmart.jpg

Hôm 14/12, Vingroup chính thức giới thiệu các mẫu điện thoại đầu tiên mang thương hiệu Vsmart, bao gồm Joy 1, Joy 1+, Active 1 và Active 1+. Cả 4 mẫu đều dùng hệ điều hành Google Android và được giảm giá trên 30.000 máy trong đợt đầu mở bán. Thiết bị được sản xuất tại cùng một nhà máy ở phía Bắc thành phố Hải Phòng, nơi VinFast sẽ bắt đầu sản xuất xe hơi và xe điện dùng công nghệ từ BMW và các đối tác cung ứng khác

Ông Nguyễn Việt Quang, CEO Vingroup, phát biểu tại sự kiện ra mắt rằng smartphone sẽ là một phần trong “hệ sinh thái thiết bị trí tuệ nhân tạo thông minh”, bao gồm cả tivi. Trong khi đó, trả lời tạp chí Financial Times, ông Trần Minh Trung, CEO VinSmart, tiết lộ tham vọng giành 30% thị phần smartphone Việt Nam “chậm nhất là vào năm 2020”

Trước khi sản xuất thiết bị công nghệ cao, Vingroup khởi đầu từ bất động sản và mở rộng sang bán lẻ, giáo dục, y tế, phân tích dữ liệu lớn và sản xuất xe hơi. Nói về dự án điện thoại, ông Trung cho biết “chúng tôi đã cố gắng hết sức để rút ngắn thời gian ra thị trường”. Chỉ trong 6 tháng, VinSmart đã trình làng 4 mẫu smartphone. Đây là điều mà ông Jim Cathey, Phó chủ tịch cao cấp kiêm Chủ tịch Qualcomm châu Á - Thái Bình Dương và Ấn Độ, đánh giá là “không thể tin được”

Người tiêu dùng Việt Nam đã mua 15 triệu điện thoại di động trong năm 2017 và Vingroup cho biết nhà máy Hải Phòng có năng lực sản xuất 5 triệu thiết bị/năm. Nền kinh tế dựa vào sản xuất của Việt Nam đang do các nhà đầu tư nước ngoài thống trị, nổi bật nhất là Samsung, tập đoàn Hàn Quốc sản xuất khoảng một nửa số smartphone tại đây và tuần trước thông báo sẽ chuyển một số hoạt động từ Trung Quốc sang Việt Nam. Ngoài ra, Foxconn, đối tác cung ứng của Apple, được cho là đang cân nhắc mở nhà máy ở Việt Nam

Theo ông David McQueen, Giám đốc nghiên cứu hãng tư vấn công nghệ ABI Research, đạt được 30% thị phần trong 2 năm từ con số 0 là mục tiêu khá “căng”, đặc biệt khi thị trường đã có nhiều người chơi lớn như Samsung và Xiaomi với thiết bị đủ mọi phân khúc. Dù vậy, ông đánh giá VinSmart có thể “tạo ra thị phần đáng kể trong khoảng thời gian ngắn” nếu thành công trong việc khác biệt hóa so với các đối thủ về giá bán, nội dung, tiếp thị hay các lĩnh vực khác

Điện thoại của VinSmart có giá từ 3,4 triệu đến 6,6 triệu đồng. Công ty cũng có kế hoạch bán sản phẩm ở nước ngoài, bắt đầu từ năm 2019 tại Nga và Tây Ban Nha, nơi hãng đang sở hữu 51% công ty sản xuất thiết bị cầm tay BQ của Tây Ban Nha

Du Lam
 
Vsmart: Hạt nhân trong hệ sinh thái thông minh Vingroup
- Chia sẻ với báo giới sau màn ra mắt 4 mẫu điện thoại Vsmart đầu tiên, ông Nguyễn Việt Quang, Phó Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup, cho biết đây chỉ là bước khởi đầu trong kế hoạch xây dựng một hệ sinh thái các sản phẩm thông minh trong tương lai, trong đó smartphone Vsmart đóng vai trò thiết bị hạt nhân

PHÓNG VIÊN: - Vì sao Vingroup quyết định tham gia sản xuất điện thoại thông minh trong thời điểm thị trường đã dần đạt đến ngưỡng bão hòa ?


Ông NGUYỄN VIỆT QUANG: - Là đơn vị đi sau nhưng chúng tôi xác định thị trường điện tử tiêu dùng của Việt Nam và thế giới vẫn còn phát triển bền vững, cơ hội vẫn còn nhiều cho những công ty đầu tư nghiêm túc và có chiến lược bài bản như VinSmart. Chúng tôi tin tưởng với những thiết bị có chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh và chế độ hậu mãi hấp dẫn, Vsmart đủ sức chinh phục khách hàng Việt Nam cũng như thị trường quốc tế

VinSmart kỳ vọng các thiết bị điện thoại thông minh Vsmart sẽ khởi đầu cho việc phát triển hệ sinh thái các sản phẩm điện tử, công nghệ thông minh ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT)… góp phần đem lại cuộc sống tiện ích, hiện đại cho mọi người

- Hệ sinh thái ông vừa nhắc đến cụ thể sẽ được phát triển và ứng dụng vào thực tế như thế nào ?

- Hệ sinh thái các thiết bị thông minh của Vsmart sẽ được ứng dụng vào mọi khía cạnh của cuộc sống, từ thiết bị thông minh gắn với cá nhân như smartphone cho tới thiết bị điện gia dụng trong nhà như TV, điều hòa, tủ lạnh, máy giặt…

Hệ sinh thái này không chỉ có phần cứng mà còn bao gồm hệ sinh thái ứng dụng phần mềm và dịch vụ cộng thêm trên nền tảng ứng dụng này. Định hướng của Vsmart là sẽ xây dựng hệ sinh thái Thiết bị thông minh - Căn hộ thông minh - Đô thị thông minh

Trong hệ sinh thái này điện thoại Vsmart đóng vai trò như một thiết bị trung tâm, giúp kết nối, quản lý và điều khiển tối ưu tất cả các thiết bị điện và điện tử trong căn hộ nhà bạn dù bạn đang ở bất cứ đâu. Ngoài ra, nó cũng có thể giúp người dùng kết nối với các dịch vụ công như giao thông, y tế, giáo dục, khiến cuộc sống của mọi người trở nên dễ dàng và tối ưu hơn

Sau điện thoại di động, trong thời gian tới, nhà máy VinSmart sẽ sản xuất các sản phẩm điện tử thông minh, kết nối vạn vật (IoT). Dự kiến, trong quý II-2019, chúng tôi sẽ tiếp tục ra mắt SmartTV và điều hòa thông minh, các sản phẩm điện tử thông minh khác để bổ sung vào chuỗi các thiết bị thông minh Vsmart

- Được biết đến là thương hiệu “made in Vietnam”, ông có thể nói rõ tính “thương hiệu Việt” trong các sản phẩm Vsmart được thể hiện như thế nào ?

- Trước hết, Vsmart là thương hiệu 100% của Việt Nam, được sở hữu bởi Công ty VinSmart, một công ty thuộc Tập đoàn Vingroup. Tại VinSmart, tất cả việc quản trị, điều hành và các vị trí chủ chốt đều do người Việt nắm giữ và quyết định. Đến thời điểm hiện tại VinSmart đã quy tụ được đội ngũ chuyên gia, kỹ sư nghiên cứu, thiết kế và phát triển sản phẩm cao cấp, dày dạn kinh nghiệm, có nhiều năm làm việc tại Viện nghiên cứu và các công ty công nghệ hàng đầu trên thế giới

Đội ngũ này đang tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ các đối tác, đồng thời kế thừa rất nhanh và chủ động phát triển tiếp các công nghệ gốc để từ đó áp dụng vào các dòng sản phẩm mới của Vsmart. Với cách làm này, chúng tôi tin rằng hàm lượng trí tuệ của người Việt trên từng sản phẩm VSmart sẽ tăng mạnh theo thời gian

Chúng tôi làm tất cả những việc đó một cách nghiêm túc chỉ để hướng đến một mục tiêu duy nhất, đó là xây dựng một thương hiệu sản phẩm thông minh được người tiêu dùng yêu thích, góp phần kiến tạo nền công nghiệp điện tử của Việt Nam, do người Việt làm chủ cùng hệ sinh thái sản xuất phụ trợ. Đây cũng là một bước đi cụ thể trong định hướng chiến lược chuyển đổi thành Tập đoàn Công nghệ - Công nghiệp - Dịch vụ của Tập đoàn Vingroup

- Là một phần quan trọng trong chiến lược mới của Tập đoàn Vingroup, VinSmart đặt mục tiêu gì trong 5 năm phát triển đầu tiên ?

- Là đơn vị non trẻ và đi sau trong lĩnh vực sản xuất điện tử, VinSmart sẽ phải cạnh tranh với các tập đoàn lớn và lâu đời trên thế giới. Tuy nhiên, chúng tôi tin tưởng với quyết tâm đầu tư mạnh mẽ của Tập đoàn, sự hỗ trợ của Chính phủ và các Bộ, ngành về chính sách khuyến khích đầu tư trong các ngành công nghiệp công nghệ cao, cùng đội ngũ nhân sự cao cấp, giàu kinh nghiệm và sự yêu mến, tin tưởng của người tiêu dùng, VinSmart sẽ xây dựng thành công thương hiệu điện thoại thông minh và tiếp đến là các thiết bị điện tử thông minh Vsmart

Chúng tôi đặt mục tiêu trong thời gian tới, Vsmart sẽ là một thương hiệu được biết đến, được ưa chuộng rộng rãi ở Việt Nam và được quan tâm trên thị trường quốc tế

- Xin cảm ơn ông

Trâm
 
Vsmart nhận gia công cho các hãng công nghệ quốc tế

photo1574244470398-1574244470576-crop-1574244505451884238822.jpg

Apple, Samsung, Google, LG hay thương hiệu điện thoại Trung Quốc nào sẽ là đối tác, khách hàng chiến lược của nhà máy sản xuất điện thoại thông minh của tập đoàn VinGroup sắp mở tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội

Theo thông tin mới nhất được chia sẻ từ tập đoàn Vingroup, vào tháng 6 vừa qua, Dự án Nhà máy sản xuất điện thoại thông minh Vsmart đã được khởi công tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Thạch Thất, Hà Nội). Với diện tích 15,2 ha, giai đoạn 1 của nhà máy dự kiến có công suất 23 triệu máy/năm còn giai đoạn 2 của nhà máy sẽ hoàn thành với công suất 34 triệu máy/năm. Đầu năm 2020, nhà máy sẽ đạt công suất cao nhất 125 triệu máy khi chính thức hoàn thiện

Nhưng theo thống kê của GfK đến tháng 11/2017 cho thấy tổng lượng smartphone bán ra tại Việt Nam chỉ có 13,563 triệu máy. Do đó, hướng đi của nhà máy khổng lồ này chắc chắn không phải để sản xuất smartphone bán cho người Việt

Và theo chia sẻ từ đại diện tập đoàn thì nhà máy này sẽ không chỉ phục vụ sản xuất điện thoại mang thương hiệu Vsmart, mà còn sẵn sàng nhận gia công sản phẩm cho các hãng điện thoại khác. Trong tương lai, VinSmart muốn vươn lên để trở thành một nhà thiết kế sản phẩm gốc (ODM), có thể tự thiết kế, chế tạo linh - phụ kiện hay thậm chí là sản xuất cả một chiếc điện thoại hoàn chỉnh sau đó bán lại cho đối tác

Nhưng thương hiệu điện thoại nào sẽ có cơ hội trở thành đối tác của Vsmart ? Hãy sử dụng phương pháp loại trừ để đánh giá "cơ hội" cho các khách hàng tiềm năng

BKAV


Bphone có thể được gia công tại nhà máy của Vsmart, nhưng có thể là trong một tương lai... không gần

Sau khi thông tin về nhà máy mới của Vsmart được hé lộ, ngay lập tức xuất hiện một số tin đồn trên mạng xã hội nói rằng tập đoàn Vingroup xây nhà máy để gia công điện thoại... Bphone cho BKAV

Nhưng với doanh số lên đến gần 10.000 chiếc Bphone 3, mẫu smartphone mới nhất của BKAV, được bán ra trong tháng đầu tiên hồi năm 2018, thì các tin đồn nói trên mang tính trào phúng hơn là khích lệ. Có lẽ với công suất lớn của nhà máy này khi đi vào hoạt động, nó chỉ cần chưa tới một ngày để sản xuất toàn bộ đơn hàng cho BKAV trong cả năm

Samsung


Samsung đã có nhà máy smartphone ở Việt Nam, chưa cần liên doanh với Vsmart

Tập đoàn Samsung là nhà đầu tư lớn nhất ở Việt Nam với 8 nhà máy và một trung tâm nghiên cứu phát triển. Hiện tại, tập đoàn Hàn Quốc này đã có hai nhà máy sản xuất smartphone đặt tại Bắc Ninh và Thái Nguyên, với công suất hàng năm vào khoảng 120 triệu chiếc điện thoại. Một số nguồn tin cho biết Samsung đang có kế hoạch xây dựng thêm một nhà máy sản xuất smartphone tại Việt Nam, với công suất khoảng 60-120 triệu điện thoại/năm

Do đó, gần như không có khả năng smartphone của hãng có thể được sản xuất tại nhà máy của Vsmart

Samsung từ lâu đã luôn chủ động việc sản xuất smartphone từ các nhà máy của chính mình. Mặc dù gần đây có thông tin Samsung sẽ thuê đối tác Trung Quốc đảm nhiệm hoàn toàn việc thiết kế, sản xuất 60 triệu smartphone dưới hình thức ODM nhưng đây là biện pháp tình thế nhằm có lợi thế cạnh tranh trên thị trường smartphone giá rẻ. Rủi ro đánh đổi của Samsung là mất kiểm soát về chất lượng sản phẩm, tự làm suy yếu năng lực sản xuất và có nguy cơ lệ thuộc nhiều hơn vào các đối tác ODM

Cho tới khi nhà máy Vsmart đủ năng lực trở thành một đối tác ODM tiềm năng, cạnh tranh được với các ODM khác từ Trung Quốc, cơ hội giành được các đơn hàng từ Samsung mới có thể xảy ra. Còn hiện tại, trừ khi Samsung có sự đột biến về doanh số bán hàng, hai nhà máy hiện tại hoạt động quá tải trong khi nhà máy thứ ba chưa được dựng lên, cơ hội của Vsmart mới hiện ra. Rõ ràng, tỷ lệ này là khá thấp

LG


Nhà máy LG Electronics tại Hải Phòng

Hồi tháng 4, hãng thông tấn Yonhap cho biết LG có kế hoạch dừng sản xuất điện thoại di động cao cấp tại Hàn Quốc trong năm nay và chuyển sang nhà máy tại Việt Nam. Nhưng vị trí nhà máy mới đã được xác định, đó là "cụm nhà máy LG" ở thành phố Hải Phòng. Với sự điều chỉnh lần này, công suất của nhà máy Hải Phòng sẽ được nâng lên thành 11 triệu sản phẩm/năm

Do LG đã có sẵn cơ sở để sản xuất smartphone ở Việt Nam, khả năng trở thành đối tác với Vsmart cũng gần như là con số 0

Chưa kể, mảng kinh doanh smartphone của LG đang vô cùng ảm đạm. Từng là một trong những thương hiệu điện thoại lớn nhất toàn cầu nhưng năm 2018, công ty đã chứng kiến sự sụt giảm 26% doanh số smartphone bán ra. Công ty Hàn Quốc đã phải rút sản phẩm của mình ra khỏi một loạt thị trường như Trung Quốc, Philippines... Các sản phẩm mới ra mắt của LG gần như không thu hút được sự chú ý từ người mua, trong khi các sản phẩm cũ không nhận được các bản cập nhật thường xuyên

Có thể nói, chính Vsmart phải cân nhắc trước việc hợp tác với LG (nếu có), chứ không phải theo chiều ngược lại

Các hãng smartphone Trung Quốc


Việt Nam chưa thể cạnh tranh về gia công smartphone so với Trung Quốc

Đang là thế lực mới trên thị trường smartphone toàn cầu, các thương hiệu điện thoại Trung Quốc như Xiaomi, Oppo, Huawei... đang ngày càng lấn lướt những tên tuổi lớn, với doanh số bán smartphone tăng trưởng không ngừng

Nhưng Trung Quốc vẫn đang là công xưởng thế giới, với giá công nhân rẻ, hệ sinh thái hỗ trợ sản xuất lớn và đầy đủ, các ưu đãi từ chính quyền địa phương trong nước. Với lợi thế đó, việc xây dựng và mở rộng các nhà máy sản xuất ở Trung Quốc của các hãng điện thoại này mang lại lợi ích và hiệu quả lớn hơn

Hơn nữa, nếu buộc phải lựa chọn, các công ty này sẽ chọn mở nhà máy hoặc hợp tác liên doanh ở Ấn Độ thay vì Việt Nam. Do chi phí lao động tại Ấn Độ thấp, hơn nữa đây cũng là một thị trường nhiều tiềm năng, chưa được khai phá hơn Việt Nam. Nhiều nhà sản xuất Trung Quốc như Xiaomi hay Oppo đã và đang đẩy mạnh việc mở rộng các nhà máy sản xuất của mình tại Ấn Độ, là bằng chứng rõ ràng nhất

Apple


Bên trong một nhà máy sản xuất lắp ráp iPhone

Nghe rất khó tin nhưng lại cực kỳ thuyết phục, đây chính là khách hàng tiềm năng của Vsmart ở thời điểm hiện tại. Ngành công nghiệp smartphone đang hướng tới cuộc chiến về chi phí và với Apple, đây là một trò chơi sinh tồn. Khi cuộc thương chiến giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc, công ty sản xuất iPhone đang phải chịu rất nhiều áp lực từ nhiều phía, cả chính quyền Trung Quốc lẫn giới chức Mỹ. Nhà máy Apple ở Mỹ cũng như Ấn Độ, Trung Quốc dường như vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu khổng lồ của hãng công nghệ này, đặc biệt trong các dịp cao điểm như cuối năm

Trên thực tế, Apple cũng đang dần thúc đẩy để các đối tác sản xuất phụ kiện của mình, như Goertek với tai nghe AirPods, chuyển các dây chuyền sản xuất sang Việt Nam. Trước AirPods thì loại tai nghe EarPods (tai nghe có dây truyền thống) trên các phiên bản iPhone cũ (hỗ trợ giắc cắm 3,5mm) của Apple cũng đã từng được sản xuất tại Việt Nam

So với các quốc gia khác, Việt Nam đang nổi lên như một sự thay thế mạnh mẽ, nhờ vào sự gần gũi về vị trí địa lý, giúp thuận lợi cho việc cung ứng linh kiện dễ dàng từ Trung Quốc. Bên cạnh đó, chi phí lao động thấp nhưng có tay nghề cao cũng là một yếu tố quan trọng để Apple cân nhắc lựa chọn Việt Nam làm nơi sản xuất các sản phẩm của mình

Nên nhớ Foxconn, đối tác sản xuất iPhone chính của Apple, cũng chưa có nhà máy smartphone tại Việt Nam. Do đó, với sự xuất hiện của nhà máy Vsmart, Apple có thêm một lựa chọn đối tác để thử nghiệm trước khi chính thực lựa chọn Việt Nam là công xưởng mới cho mình. Hoặc chính Foxconn sẽ hợp tác với Vsmart, để gia công sản phẩm cho Apple. Hồi đầu năm, có nhiều tin đồn cho biết tập đoàn Foxconn đang xem xét việc thành lập một nhà máy tại Hà Nội để giảm thiểu các tác động của cuộc chiến thương mại đang diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc

Và rõ ràng quy mô khổng lồ của nhà máy Vsmart cũng có thể đáp ứng được nhu cầu về đơn hàng iPhone luôn không nhỏ của Apple. Tuy nhiên, vấn đề về nguồn nhân lực và các chính sách về quản lý chất lượng sản phẩm sẽ không dễ giải quyết

Google


Điện thoại Google sẽ sớm in dòng chữ Made in VietNam

Google sẽ sản xuất điện thoại Pixel tại Việt Nam, thông qua việc chuyển đồi từ nhà máy sản xuất điện thoại Nokia tại tỉnh Bắc Ninh. Đây là bước đi đầu tiên của Google trong việc chuyển đổi chuỗi cung ứng sang khu vực Đông Nam Á, tận dụng cơ hội để giải quyết 2 vấn đề lớn là chi phí nhân công và thuế suất bị đẩy cao do ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Trung - Mỹ

Tuy nhiên, cơ hội của Vsmart là ở chỗ nếu quyết định di chuyển hoàn toàn dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc qua, nhà máy ở Bắc Ninh là không đủ. Do đó, có thể Google sẽ lựa chọn hợp tác với một đơn vị khác, có thể là nhà máy Vsmart ở Hà Nội, để giảm bớt áp lực đơn hàng

Google là nhà cung cấp hệ điều hành Android cho 80% smartphone trên thế giới hiện, nhưng lại chưa mạnh ở mảng phần cứng. Tuy nhiên, gã khổng lồ này đang ngày càng thể hiện quyết tâm "ăn thua đủ", với kế hoạch sẽ xuất xưởng khoảng 8-10 triệu điện thoại trong năm nay, nâng doanh số bán hàng lên gấp đôi so với năm ngoái

Theo các nhà phân tích, quy mô chuỗi cung ứng hiện nay của Google còn chưa lớn như Apple nên việc chuyển đổi sang sân chơi mới như Việt Nam cũng sẽ dễ dàng hơn. Nếu sớm hoàn thành, thông qua việc tự mở nhà máy và hợp tác với Vsmart, hãng sẽ có thêm thời gian chuẩn bị để đối đầu với những thách thức mới, từ các đối thủ như Xiaomi, Oppo và đặc biệt là Huawei. Nên nhớ, Huawei vốn có mảng phần cứng rất mạnh và đang nhăm nhe lấn sân sang mảng phần mềm với hệ điều hành Harmony

Bảo Nam
 
Top