What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Saigon - Điện Biên Phủ kinh tế

LOBBY.VN

Administrator
Thủ tướng cho phép Sài Gòn chuyển mục đích sử dụng 26.000 ha đất nông nghiệp
Phát biểu tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 9, HĐND TP.HCM khóa IX, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cho biết Thủ tướng vừa cho phép Thành phố chuyển 26.000 ha đất nông nghiệp thành đất công nghiệp, dịch vụ. Đây là nguồn lực rất to lớn, tạo nguồn vốn cho TP.HCM phát triển. Giá trị ước tính sơ bộ là 1,5 triệu tỉ đồng nếu đem bán đấu giá thành công, bổ sung một nguồn lực rất lớn cho các dự án đầu tư phát triển

Thực tế, theo Bí thư Nguyễn Thiện Nhân, nguồn lực đất đai của Thành phó dành cho công nghiệp, dịch vụ, đô thị chưa tương xứng, trong khi đó nguồn lực đất đai dành cho nông nghiệp còn nhiều nhưng chưa biết cách khai thác. Cho nên Thành phố đã kiến nghị giảm tỷ lệ đất nông nghiệp và tăng đất cho công nghiệp

Bên cạnh đó, Thành phố đang triển khai một số dự án lớn như xây dựng trung tâm hạt nhân thực hiện cách mạng 4.0, đã khởi động quy hoạch khu đô thị sáng tạo phía Đông thành phố gồm 3 quận: 9, 2 và Thủ Đức. Ông Nhân cho biết, sau kỳ họp này, Thành phố sẽ tổ chức hội thảo quốc tế để bàn giải pháp xây dựng khu đô thị sáng tạo này

Nguyễn Sơn
 
Last edited:
Xây dựng đô thị sáng tạo khu Đông Sài Gòn
Ngày 28-7, UBND TPHCM đã tổ chức Hội thảo quốc tế “Tầm nhìn cho đô thị sáng tạo tại TPHCM”. Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM, đến dự và phát biểu chỉ đạo

241b_dcez.jpg

Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân trao đổi cùng các đại biểu nước ngoài tại hội thảo

Bổ sung thêm “chương trình đột phá”

Phát biểu đề dẫn buổi hội thảo, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM nhấn mạnh, đô thị thông minh là đô thị sáng tạo (ĐTST) của TPHCM có 5 điểm nổi bật. Thứ nhất, TPHCM là TP lớn nhất nước hiện có khoảng 10 triệu dân. Mỗi năm như vậy có “TP nhỏ” được sinh ra. Điều này xảy ra trong hơn một thập kỷ vừa qua, nếu không phát triển TP theo hướng đô thị thông minh thì không thể giải quyết được những vấn đề đô thị một cách hiệu quả. Thứ hai, TPHCM là trung tâm kinh tế lớn nhất nước, chiếm 22% GDP, đóng góp 27% ngân sách quốc gia, trong khi diện tích chỉ chiếm 0,6% trên cả nước và dân số cũng chỉ chiếm khoảng 10%. Nếu TPHCM gặp “vấn đề” về kinh tế sẽ khiến cả nước bị ảnh hưởng theo. Như vậy, TPHCM phải là TP đi đầu về kinh tế để đáp ứng phần lớn yêu cầu của cả nước. Thứ ba, TPHCM có lực lượng lao động chất lượng cao, hiện nay tỷ lệ người lao động có bằng đại học ở TPHCM cao gấp 2,3 lần so với trung bình cả nước. Thứ tư, năng suất lao động cao gấp 2,7 lần so với toàn quốc. Như vậy, rõ ràng TPHCM có thể tạo điều kiện phát triển công nghệ cao với lực lượng lao động này. Cuối cùng, TPHCM có các doanh nghiệp tư nhân phát triển rất mạnh, chiếm 82% đóng góp cho nền kinh tế tại TPHCM


Các đại biểu trao đổi tại hội nghị

Bên cạnh 5 điểm nổi bật, TPHCM đang đối mặt với 5 thách thức. Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân phân tích, đó là kẹt xe, ngập nước, nhà ở cho người dân, ô nhiễm không khí, làm sao để tận dụng nguồn lực con người. Nhưng thế mạnh mà TPHCM có thể tận dụng là truyền thống về đổi mới sáng tạo và sức mạnh của mỗi người dân TP. Trong một thập kỷ tới, TPHCM mong muốn tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, tiếp tục tăng trưởng năng suất lao động, duy trì mức đóng góp 30% GDP ngân sách quốc gia; trở thành hạt nhân của cách mạng công nghiệp 4.0 ở Việt Nam; triển khai Đề án TPHCM trở thành đô thị thông minh; phải quan tâm đến mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp TP. Đó là các chỉ số cơ bản để phát triển. Đại hội Đảng bộ TPHCM lần thứ X đã xác định 7 chương trình đột phá, tuy nhiên sau một thời gian triển khai, TP nhận thấy những chương trình này chưa đủ và TP bổ sung Đề án xây dựng TPHCM trở thành đô thị thông minh. Đề án này đã được TP triển khai vào năm 2017 với 4 mục tiêu chính: tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững, tạo môi trường sống tốt cho người dân TP và người dân nhận được chất lượng phục vụ tốt từ chính quyền TP; người dân tham gia giám sát các thiết chế xã hội và hoạt động của chính quyền. Sau khi thực hiện Đề án TPHCM thông minh được 1 năm, TP lại điều chỉnh và thay đổi, có mục tiêu mới cho giai đoạn 5 năm tiếp theo. Đó là xây dựng ĐTST khi triển khai đô thị thông minh, cần có hạt nhân bên trong TP và hạt nhân đó là điểm khởi đầu cho việc triển khai cách mạng công nghiệp 4.0 ở TPHCM. Mục tiêu xây dựng ĐTST của TPHCM nhằm tạo sự tương tác giữa các lĩnh vực nghiên cứu và phát triển, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học - công nghệ... Ngoài ra, TPHCM mong muốn hỗ trợ các tỉnh lân cận như Đồng Nai và Bình Dương để tạo nên cụm động lực phát triển kinh tế cho khu vực phía Nam. Vì vậy, TPHCM muốn gộp 3 quận (2, 9, Thủ Đức) thành khu ĐTST phía Đông của TP

Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân cho biết, quận Thủ Đức tập trung rất nhiều các trường - viện nghiên cứu với 4 trường đại học lớn trên 10.000 giảng viên, trong đó có hơn 1.000 giáo sư, tiến sĩ và khoảng 100.000 sinh viên. Vì vậy, Thủ Đức sẽ là nơi tập trung năng lực về nghiên cứu và đổi mới sáng tạo. Ở quận 2 có Khu đô thị Thủ Thiêm cung cấp hạ tầng cơ sở, tiện ích cho rất nhiều chức năng khác nhau. Nơi đây sẽ có cơ sở hạ tầng chính cho trung tâm tài chính quốc tế của TP, là một trong những nơi đáng sống nhất của TP. Với quận 9, tập trung nghiên cứu và phát triển, tại đây có Khu công nghệ cao thành công nhất ở Việt Nam. TP đổi mới sáng tạo của TPHCM sẽ có nghiên cứu, có đào tạo, chuyển giao công nghệ, có trung tâm dịch vụ, khu vực sản xuất công nghệ cao, văn hóa giải trí… “Trong năm nay, TP mong muốn tổ chức cuộc thi lựa chọn các đơn vị tư vấn quốc tế nhằm hỗ trợ TP xây dựng tầm nhìn và các bước triển khai cụ thể ĐTST, sau đó xây dựng quy hoạch tổng thể cho đô thị đổi mới sáng tạo. Để có thể tiếp tục duy trì phát triển đến năm 2020, TP cần có các khu công nghiệp, các khu phần mềm, các khu công nghệ cao, các trường đại học tốt. Tuy nhiên, để phát triển cao hơn, thành công hơn cần có sự tương tác, kết nối tốt hơn từ các thành phần của TP”, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân cho biết

Ưu thế rõ rệt từ ĐTST

Ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, đã chia sẻ các mô hình ĐTST thành công trên thế giới. Theo đó, ĐTST có khái niệm rất rộng, không có định nghĩa nào duy nhất, ở mỗi TP tùy thuộc vào đặc điểm của mình mà sẽ có cách phát triển khác nhau. Trước hết, theo kinh nghiệm quốc tế, để khu ĐTST đạt được kết quả thành công, TP cần phải có một tầm nhìn rõ ràng ngay từ đầu. Trong nhiều ví dụ khác nhau trên toàn cầu, thành phố Barcelona ở Tây Ban Nha là một thành công. Bắt đầu với một tầm nhìn rõ ràng cho khu ĐTST để hồi sinh nền kinh tế của TP, thu hút đầu tư và tạo việc làm. Barcelona được cho là đã tạo ra khu ĐTST đầu tiên với dự án “22@ Barcelona” bắt đầu từ năm 2000. Khởi sự với một câu hỏi đơn giản “Có thể thực hiện các biện pháp nào để cải thiện và tăng cường mối tương tác giữa cộng đồng quốc tế với các công ty và tổ chức tại địa phương ở Barcelona?”. Từ đây đã dẫn đến việc chuyển đổi 200ha đất công nghiệp bị bỏ hoang ở khu lân cận El Poblenou thành một khu ĐTST, với mục tiêu tập trung và xây dựng các hoạt động và công ty chuyên sâu về tri thức, đưa ra định hướng chuyển đổi từ công nghiệp sang dịch vụ. Mô hình này do chính quyền thành phố đề ra chủ trương và thông qua một ủy ban về ĐTST được thành lập nhằm phục vụ cho dự án này. Trong 20 năm qua, tổ chức này đã xây dựng được một hệ sinh thái doanh nghiệp có thể nói là mạnh mẽ nhất châu Âu


Giáo sư Jorg Rainer Noenning trình bày tham luận tại hội nghị

Chia sẻ kinh nghiệm từ Hàn Quốc, ông Jeong-ho Kim, giáo sư, giám đốc Đại học Gangwon, Hàn Quốc cho biết, đất nước này có đến 20 khu đô thị thông minh (hay còn gọi là khu ĐTST) lớn nhỏ, diện tích của ĐTST TPHCM lớn gấp 20 lần so với ĐTST Pangyo, đủ sức để phát triển công nghệ tiên tiến, thương mại cũng như giáo dục, văn hóa… Ông nhận thấy, TPHCM đang sẵn sàng cho bước nhảy đột phá, xây dựng ĐTST và tạo ra cụm đô thị hay khu vực kinh tế trọng điểm. Khi đã có tầm nhìn thì bước tiếp theo đưa ra các mục tiêu cụ thể, tăng cường các chức năng hỗ trợ công nghệ cao của TP, tạo ra các nền tảng kinh tế tri thức của TP và xây dựng sự cạnh tranh cho TP, để vừa phát triển vừa hỗ trợ cho các khu vực xung quanh. TP cần phải nhận dạng các khu vực có tiềm năng phát triển tốt để phát triển công nghệ cao, khu dân cư thương mại cao cấp, các trường - viện, đồng thời gom lại tạo thành các cụm để tương tác phát triển với nhau…

Ở ĐTST, người dân cần có tư tưởng cởi mở để sẵn sàng chia sẻ thông tin, ngược lại cần có sự thay đổi thái độ của các cơ quan quản lý chính quyền trong việc thực hiện công việc một cách minh bạch. Phát triển ĐTST tại Hàn Quốc đem đến lợi ích rõ rệt: tăng trưởng 15% các dịch vụ, giá trị căn hộ thông minh tăng 4,2%; giảm 12% chi phí sử dụng năng lượng và điện, giảm chi phí vận hành và bảo dưỡng hạ tầng lên đến 30%, giảm thời gian di chuyển 20%, đặc biệt tội phạm giảm 12% và tai nạn giao thông giảm đến 50%

Từ kinh nghiệm quốc tế, ông Nguyễn Đỗ Dũng, Công ty CPG- Singapore, đúc kết có 6 yếu tố tạo nên một khu ĐTST thành công, đó là hiểu nền kinh tế địa phương, lựa chọn địa điểm phù hợp, xây dựng một tổ chức triển khai có năng lực, tham vấn các bên hữu quan và tạo hệ sinh thái, cho phép sự linh động, cuối cùng là tạo một nơi chốn. Làm khu ĐTST đồng nghĩa với việc tạo ra một nơi chốn thân thiện với con người và điều tiết đầu tư để tạo ra môi trường hấp dẫn cho nghiên cứu, làm việc và sáng tạo

“TPHCM và khu ĐTST sẽ có những tiêu chí cụ thể để tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng ngay các ngành nghề có lợi thế cạnh tranh đúng thế mạnh của TP. Thời gian tới, TP đưa nội dung ĐTST vào chương trình nghiên cứu giảng dạy ở các bậc trung học phổ thông, cơ sở các dự án nghiên cứu khoa học. Tổ chức thi tuyển ý tưởng quy hoạch khu vực Đông TP để lập bản thiết kế mới, kết hợp triển khai nhanh 4 trung tâm, xây dựng TP trở thành đô thị thông minh, góp phần tích cực xây dựng ĐTST khu Đông TP”

Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến


Lương Thiện - Quốc Hùng
 
Tỷ lệ người Trung Quốc mua nhà ở Sài Gòn tăng đột biến
Chỉ 9 tháng đầu năm 2018, người mua Trung Quốc vươn lên dẫn đầu thị trường người nước ngoài mua nhà tại TP.HCM dù trước đó quốc gia này không nằm trong 5 vị trí đầu tiên

Đây là số liệu được công ty nghiên cứu thị trường CBRE công bố tại Hội thảo "Bất động sản – Động lực tăng trưởng mới" được Forbes Việt Nam tổ chức tại TP.HCM chiều 10/12. Theo nhận định của đơn vị này, đây là chuyển biến rõ nét kể từ năm 2015 khi quy định cho phép người nước ngoài được mua 30% số lượng đơn vị nhà ở trong các dự án bất động sản tại Việt Nam có hiệu lực. Chuyển động chính sách ngay lập tức tạo nên cú hích, tạo ra sức cầu đến từ các nhà đầu tư nước ngoài

CBRE: Người Trung Quốc mua nhà ở Sài Gòn tăng mạnh


Thống kê lượng giao dịch qua CBRE cho thấy nếu như sáu tháng đầu năm 2017, nhà đầu tư nội địa chiếm 79% giao dịch trên thị trường căn hộ thì sau một năm bức tranh đã đổi màu

Cụ thể, người mua nhà Việt Nam chiếm khoảng 24% các giao dịch trên thị trường trong 9 tháng đầu năm 2018. Từ việc không có mặt trong top 5 dẫn đầu thị trường với chỉ 4% vào năm 2017, người mua Trung Quốc vươn lên dẫn đầu thị trường, chiếm 31% giao dịch trong 9 tháng đầu năm 2018

infobds2.jpg

Nhóm các nhà đầu tư Hàn Quốc, Hong Kong cũng hoạt động sôi động không kém. Trong đó, giao dịch của các nhà đầu tư xứ sở kim chi chiếm 19% trong nửa đầu năm 2018, tăng gần năm lần so với mức 4% trong nửa đầu năm 2017. Tương tự, giao dịch các nhà đầu tư đến từ Hong Kong chiếm 10%, tăng ba lần so với mức 3% cùng kỳ trước đó

Bà Dương Thùy Dung, giám đốc cấp cao của CBRE Việt Nam, cho biết: “Nếu hai năm trước lượng khách đến từ Hàn Quốc là đông đảo nhất thì hiện nay số lượng khách mua từ Trung Quốc, Hong Kong và Đài Loan đang dẫn đầu về các hoạt động đầu tư. Các nhà đầu tư nước ngoài tập trung nhiều ở phân khúc căn hộ cao cấp và bất động sản nghỉ dưỡng, nhiều nhất vẫn là phân khúc căn hộ cao cấp ở những khu vực trung tâm TP.HCM”

Theo chuyên gia đến từ CBRE khách hàng Trung Quốc đại lục, Đài Loan và Hong Kong tỏ ra ưa chuộng các dự án có quy mô lớn, vị trí trung tâm như Alpha Hill của Alpha King mới mở bán hay Vinhomes Central Park và Vinhomes Golden River của tập đoàn Vingroup

Trong khi đó ưu tiên số 1 của người mua Hàn Quốc là các dự án tại khu vực Phú Mỹ Hưng, nơi phát triển khu đô thị được quy hoạch tốt, đồng bộ và đặc biệt là hình thành được cộng đồng cư dân đồng hương của họ ở khu vực này. Trái lại, nhóm khách hàng Âu Mỹ ưa thích phong cách sống biệt lập, thích lựa chọn biệt thự biệt lập, khu căn hộ riêng tư, diện tích rộng và yên tĩnh như City Garden hoặc các dự án khu vực Thảo Điền, quận 2, TP.HCM

Người chưa từng đặt chân đến Việt Nam cũng mua nhà ở Sài Gòn


Số liệu thống kê của CBRE cũng cho thấy những lát cắt khác đáng quan tâm về thị trường bất động sản. Khảo sát về nhu cầu mua nhà với người mua của CBRE cho thấy mục đích “mua để cho thuê lại” đang chiếm tỷ trọng lớn nhất, lên tới 75%, tính trong ba quý đầu năm 2018, tăng từ 61% so với cùng kỳ năm 2017. Trong khi đó mục đích “mua để ở” và “mua chờ tăng giá” chiếm tỷ trọng lần lượt là 12% và 13%, giảm so với mức tương ứng cùng kỳ năm trước là 17% và 22%

Bà Dung cho biết hai, ba năm trước, khách mua là người nước ngoài sinh sống và làm việc trong nước, giờ có những người sinh sống ở nước ngoài và thậm chí còn chưa từng đặt chân vào Việt Nam. Số lượng người mua với mục đích mua cho thuê chiếm tỉ lệ rất nhiều

Trong đó, căn hộ hạng sang số lượng ít nên bán rất chạy, chủ đầu tư cũng mạnh dạn đưa ra mức giá cao, thậm chí có thể lên 9.000-10.000 USD/m2, bà Dung đưa ra dự báo

Khi nhóm các nhà đầu tư nước ngoài mua nhà đủ đông nhưng không có nhu cầu sử dụng trực tiếp thì thị trường xuất hiện các đơn vị chuyên nghiệp quản lý và cho thuê lại bất động sản cho riêng nhóm khách hàng người nước ngoài. Ngoài các tên tuổi lớn như CBRE, Savills, JLL… thị trường xuất hiện các công ty trẻ, năng động, quản lý cho thuê chuyên nghiệp chỉ phục vụ nhóm khách hàng nước ngoài

Bình Nguyên
 
HoREA đề xuất cho tư nhân tham gia làm quy hoạch
Nhà nước nên mời nhà đầu tư tư nhân tham gia đề xuất quy hoạch để huy động trí tuệ, tầm nhìn, năng lực của các nhà đầu tư thuộc khu vực tư nhân với tư cách nhà tư vấn, phản biện trong quá trình lập, điều chỉnh quy hoạch, theo Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA)

00c2c_anh_7123.jpg

Các quy hoạch hiện nay đều do các cơ quan của Nhà nước lập ra. Trong ảnh là một góc khu trung tâm của TPHCM

Vấn đề này được HoREA nêu trong văn bản số 61 ngày 14-6 gửi Ban Kinh tế Trung ương góp ý về quy hoạch sử dụng đất trong Luật Đất đai 2013

Đề cập đến vấn đề có nên cho tư nhân tham gia vào quy hoạch hay không, HoREA cho rằng, không nên “sợ” việc mời nhà đầu tư tư nhân tham gia đề xuất quy hoạch, mà nên huy động trí tuệ, tầm nhìn, năng lực của các nhà đầu tư thuộc khu vực tư nhân với tư cách nhà tư vấn, phản biện trong quá trình lập, điều chỉnh quy hoạch

HoREA dẫn chứng ở nhiều nước phát triển các tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu được mời tham gia Chính phủ hoặc Hội đồng tư vấn kinh tế của Chính phủ. Hiệp hội này cho rằng, vấn đề quan trọng nhất là cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có năng lực để thẩm định quy hoạch tránh bị nhà đầu tư tư nhân lèo lái quy hoạch vì lợi ích riêng

Liên quan đến việc có cần thiết lập kế hoạch sử dụng đất đối với khu vực tư nhân hay không, HoREA cho rằng Nhà nước chỉ cần định hướng phát triển thông qua sử dụng các công cụ điều tiết, trong đó có công cụ quy hoạch, bao gồm công cụ quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị, nhà ở và các công cụ đòn bẩy then chốt như công cụ tài chính, công cụ tiền tệ để định hướng đầu tư cho các nhà đầu tư

Nhà nước không nên và không thể áp đặt kế hoạch sử dụng đất đối với khu vực kinh tế tư nhân. Trong trường hợp vẫn phải lập kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và kế hoạch sử dụng đất cấp huyện thì khi phê duyệt dự án đầu tư có sử dụng đất của nhà đầu tư tư nhân thì chỉ cần bổ sung vào kế hoạch để tránh làm phát sinh thêm thủ tục hành chính không cần thiết

HoREA đề nghị khi xây dựng Luật Đất đai (mới) trong điều 62 cần bổ sung thực hiện các mục tiêu theo thứ tự ưu tiên như sau: thực hiện dự án vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; ưu tiên tái định cư tại chỗ người có đất bị thu hồi; quỹ đất còn lại phù hợp với quy hoạch thì đưa ra đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư

Khi thực hiện theo thứ tự ưu tiên như trên thì người dân đều được bồi thường tái định cư phù hợp với giá thị trường, công bằng, minh bạch, vừa không để phát sinh khiếu kiện đông người, vừa tạo nguồn thu rất lớn cho ngân sách nhà nước để phục vụ phát triển kinh tế xã hội
 
Chiến lược y tế là trụ cột số một trong giai đoạn này
3 mục tiêu lớn nhất hiện nay của TP.HCM là bảo vệ an toàn sức khỏe nhân dân, tính mạng con người; làm kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội. Trong đó, chiến lược về y tế sẽ là trụ cột số một

Theo ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành uỷ TP.HCM, trong làn sóng dịch Covid-19 thứ tư, TP.HCM đã trải qua những thời khắc cam go và khốc liệt, có những đau thương, mất mát vô cùng lớn khi căng mình ứng phó với đại dịch Covid-19, với chủng Delta nguy hiểm, chưa từng có trong lịch sử. Là địa phương “tâm điểm” của đại dịch, TP phải chịu thiệt hại rất lớn

“Vậy nên, có được giây phút tương đối bình yên này, Đảng bộ, Chính quyền, nhân dân TP. HCM vô cùng biết ơn sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, các cơ quan Trung ương, Ban Bộ Ngành, các tỉnh TP, nhân dân cả nước, đồng bào Việt Nam nước ngoài, cộng đồng doanh nghiệp đã hướng về TP, chia sẻ, hỗ trợ, đóng góp vật chất tinh thần để TP có được như ngày hôm nay”, ông Nên chia sẻ tại buổi gặp gỡ, tri ân các thầy thuốc tham gia hỗ trợ chống dịch Covid-19, tổ chức tại Bộ Y tế sáng 29/10

Ông Nên nhấn mạnh, TP hiện đã ở giai đoạn bình thường mới, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hoạt quả dịch bệnh. 3 mục tiêu lớn nhất hiện nay của TP là bảo vệ an toàn sức khỏe nhân dân, tính mạng con người; làm kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội

Trong đó, chiến lược về y tế sẽ là trụ cột số một, TP có an toàn mới có thể đảm bảo các mục tiêu còn lại

“TP phải cố gắng tối đa, hết sức để không lặp lại giai đoạn khó khăn đã trải qua”, ông Nên nói. Lãnh đạo TP.HCM mong Bộ Y tế sẽ hỗ trợ, chia sẻ, hướng dẫn và giúp đỡ y tế TP.HCM xây dựng chiến lược này, có thể lấy làm điểm, lan rộng ra các địa phương khác


Bí thư Thành ủy TP.HCM chia sẻ tại buổi gặp gỡ, tri ân các thầy thuốc tham gia hỗ trợ chống dịch Covid-19, tổ chức tại Bộ Y tế sáng 29/10

Bí thư Thành uỷ TP.HCM đặc biệt bày tỏ sự biết ơn chân thành tới lực lượng cán bộ ngành y, những “chiến sĩ áo trắng” trên tuyến đầu đã bằng tất cả tinh thần, trách nhiệm, tấm lòng, sự hy sinh, vượt mọi khó khăn giúp sức cho TP.HCM trong giai đoạn vừa qua

Tổng kết sơ bộ tới nay, lực lượng y tế chi viện cho TP.HCM đã lên tới 25.000 người. “Có lẽ, đây là cuộc huy động lực lượng chưa từng có của ngành y tế”, ông Nên nói

Theo ông, các y bác sĩ đã trải qua rất nhiều gian khổ để cùng Chính quyền TP.HCM bảo vệ sức khỏe, tính mạng nhân dân. Đồng thời, chia sẻ, gánh vác với lực lượng y tế TP trong thời điểm y tế TP.HCM đã quá tải, đuối sức

Tại buổi chia sẻ, ông Nên cũng đánh giá cao vai trò lãnh đạo, tham mưu chuyên môn của Bộ Y tế đã hướng dẫn y tế TP.HCM thực hiện nhiệm vụ chuyên môn một cách trách nhiệm, vượt lên khó khăn. Ngoài ra, ông nhấn mạnh tới vai trò huy động, ứng phó, phối hợp, sát cánh của Bộ Y tế với TP.HCM. Lãnh đạo TP kết nối, trao đổi liên tục với Bộ Y tế để tìm các giải pháp ứng phó với đại dịch

Ông cho biết ngoài hỗ trợ về điều trị, lực lượng y tế do Bộ Y tế huy động chi viện TP.HCM như Bệnh viện Bạch Mai còn tranh thủ thời gian để hướng dẫn, đào tạo đội ngũ, nguồn nhân lực cho y tế địa phương, đó là điều rất đáng trân trọng

Bí thư Thành uỷ TP.HCM bày tỏ mong muốn, những bài học mang tính chất khoa học trong phòng chống dịch cần được đưa vào những chương trình giáo khoa về hướng dẫn ứng phó với đại dịch
 
Lô đất hơn 10.000 m2 tại Thủ Thiêm được bán với giá 24.500 tỷ đồng
Lô đất mang ký hiệu số 3-12 có diện tích lớn nhất trong số 4 lô đất được đấu giá và đạt giá trị cao nhất sau 4 phiên đấu giá trong ngày 10/12

Lô đất với ký hiệu 3-12 có diện tích 10.059,7 m2 thuộc Khu chức năng số 3, trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm, phường Thủ Thiêm, TP Thủ Đức, TP.HCM

Sau 70 lần trả giá của các đơn vị tham gia phiên đấu giá, Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt đã trúng thầu lô đất với giá 24.500 tỷ đồng

Giá khởi điểm đấu giá của lô đất 3-12 là 2.942,2 tỷ đồng. Như vậy, lô đất đã được bán đấu giá thành công với mức giá cao gấp 8,3 lần so với giá khởi điểm

Mục đích sử dụng đất là đất ở tại đô thị, khu nhà ở chung cư hỗn hợp kết hợp chức năng thương mại - dịch vụ. Hình thức sử dụng đất là Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất


TT_Zing.jpg

Vị trí lô mang ký hiệu 3-12 và 3-8 tại khu chức năng số 3, Khu đô thị mới Thủ Thiêm

Thời hạn sử dụng đất là 50 năm tính từ thời điểm có hiệu lực của Quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất người mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất được sử dụng đất ổn định lâu dài

Trao đổi riêng với Zing, ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tân Hoàng Minh, đại diện Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt, chia sẻ ông cảm thấy rất vui sau khi đấu giá thành công lô đất rộng hơn 10.000 m2 tại Thủ Thiêm

"Ngôi Sao Việt là công ty con thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh. Chúng tôi mong muốn tìm một quỹ đất đẹp để xây dựng một công trình lớn cho TP.HCM. Lô đất sẽ được phát triển thành dự án khu nhà ở hỗn hợp có kết hợp chức năng thương mại - dịch vụ", đại diện tham gia buổi đấu giá của Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt nói thêm

Lô đất mang ký hiệu số 3-12 có diện tích lớn nhất trong số 4 lô đất được đấu giá trong đợt này. Lô đất này cũng có giá trị cao nhất sau 4 phiên đấu giá trong ngày 10/12 tại Trung tâm Dịch vụ Bán đấu giá tài sản

Phiên đấu giá cho lô đất có sự tham gia của 15 đơn vị với nhiều cái tên quen thuộc đến từ cả trong và ngoài nước như Công ty TNHH Capitaland - Vista, Công ty CP Quốc Lộc Phát, CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt, CTCP đầu tư kinh doanh bất động sản Hà An...

Như vậy, sau ngày đấu giá 4 lô đất tại khu chức năng số 3, Khu đô thị mới Thủ Thiêm với tổng diện tích hơn 30.000 m2, TP.HCM đã thu về ngân sách 37.346 tỷ đồng
 
Mở đường ven sông Sài Gòn từ trung tâm TP.HCM lên tận Tây Ninh

Theo Sở Giao thông - Vận tải TP. HCM, thành phố phải có đường ven sông Sài Gòn đến tận Củ Chi và Tây Ninh để kết nối vùng Đông Nam Bộ. Và những dự án thành phần đầu tiên ở trung tâm TP.HCM đã được khởi động

Mở đường ven sông Sài Gòn từ trung tâm TP.HCM lên tận Tây Ninh

Cơ hội tăng giá BĐS theo tuyến đường ven sông Sài Gòn

Tuyến đường tỷ USD trung tâm TP.HCM

Sở Giao thông - Vận tải TP. HCM mới đây đề xuất UBND TP. HCM dự án xây mới đường ven sông Sài Gòn đoạn từ cầu Ba Son đến cầu Bình Triệu dài gần 4km. Tổng vốn khoảng 3.380 tỷ đồng, triển khai giai đoạn 2024 - 2030 nhằm kết nối đồng bộ các khu đô thị mới ven sông Sài Gòn từ Quận 1 - Quận Bình Thạnh

Dự án chia làm 2 đoạn, trong đó đoạn từ cầu Ba Son đến ranh Tân Cảng dài gần 1,95km sẽ đầu tư rộng 31 - 35m. Đoạn từ cầu Sài Gòn đến Thanh Đa dài 1,98km dự kiến rộng 20 - 50m

Sở Giao thông Vận tải đề xuất đầu tư dự án theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao) trả chậm bằng ngân sách theo theo cơ chế đặc thù. Theo đó, nhà đầu tư huy động vốn làm dự án và TP. HCM sẽ thanh toán trong khoảng thời gian 5 - 10 năm

Cụ thể, nhà đầu tư sẽ bỏ ra 2.660 tỷ đồng xây dựng, còn ngân sách TP. HCM chi khoảng 720 tỷ đồng bồi thường giải phóng mặt bằng

Tuyến đường mới này sẽ là trục giao thông xuyên suốt kết nối các Quận 7, 4, huyện Nhà Bè với các quận, thành phố khu vực Đông Bắc TP. HCM

Thực tế, hiện tại, đường ven sông từ cầu Sài Gòn đến cầu Thủ Thiêm (quận Bình Thạnh) đã được các chủ đầu tư dự án trong khu vực đầu tư. Tuy nhiên, đây mới chỉ là tuyến đường nội bộ, chưa thông suốt, liên tục từ cầu Sài Gòn đến đường Tôn Đức Thắng. Mặt cắt ngang đường giữa các dự án không có sự đồng nhất, nơi rộng nơi hẹp

Vì thế, theo Sở Giao thông - Vận tải, trước mắt cần kết nối giao thông đồng bộ, đảm bảo an toàn các đoạn đường ven sông của các dự án hiện hữu

Đoạn sông Sài Gòn, từ cầu Ba Son đến cầu Sài Gòn đi qua hàng loạt dự án, khu đô thị có giá khá cao ở TP. HCM. Giá đất ở khu vực này hiện đã lên đến cả tỷ đồng/m2, còn gía căn hộ luôn ở mức cao nhất thị trường. Và sẽ không sai khi gọi đây là 'tuyến đường tỷ USD' giữa trung tâm TP.HCM

Đường ven sông Sài Gòn đến Tây Ninh

Tại dự thảo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP. HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến 2060, đơn vị tư vấn đã đề xuất bổ sung đường ven sông Sài Gòn kết nối từ cầu Cần Giờ đến Củ Chi

Đồng quan điểm, Sở Giao thông Vận tải TP. HCM cũng cho rằng, thành phố là phải có đường ven sông Sài Gòn đến tận Củ Chi và Tây Ninh để kết nối vùng Đông Nam Bộ

Theo đó, đường ven sông Sài Gòn sẽ tạo trục giao thông mới dọc hành lang Bắc - Nam thành phố, kết nối giao thông khu vực quận 12, huyện Hóc Môn, Củ Chi với trung tâm TP. HCM

Tuyến đường này cũng kết nối các tuyến Vành đai 2, 3, 4 và các tuyến cao tốc, giúp giảm áp lực cho giao thông đường bộ

Đồng thời, Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP. HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060 cho thấy tương lai TP. HCM sẽ có hàng chục công viên ven bờ sông Sài Gòn

TP.HCM kỳ vọng, tuyến đường ven sông cũng mở ra hướng mới để phát triển đô thị, thương mại, dịch vụ... phát triển kinh tế ven sông

Đăc biệt, việc khai thác các quỹ đất dọc sông Sài Gòn cũng giúp tạo nguồn thu lớn cho ngân sách các địa phương phục vụ tái đầu tư, phát triển
 
Top