What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Lobby Vietnam

LOBBY.VN

Administrator
Lobby Vietnam

Khái niệm lobby, vận động hành lang nghĩa phương đông là thuyết khách hay sứ giả. Hàng nghìn năm nay hoạt động thuyết khách và sứ giả vẫn diễn ra sôi động, dưới rất nhiều góc nhìn

Trong các triều đình phong kiến những cận thần xuất sắc nhất của nhà Vua được chọn làm sứ giả, đại diện cho nhà Vua và quốc gia phong kiến thực hiện các hoạt động ngoại giao chính thức và không chính thức với các quốc gia trong khu vực

Sứ giả là người thông thái nhất đất nước, người đọc hết bồ sách trong thiên hạ, khi nhận chỉ thị nhà Vua tùy cơ ứng biến khi gặp gỡ ngoại giao với triều đình nước bạn. Sứ giả thông thái sẽ giữ được vị thế triều đình, đất nước mà sứ giả đang đại diện, đủ bản lĩnh để đàm phán được các điều khoản ngoại giao có lợi cho triều đình và đất nước

Lobbyist - chuyên gia vận động hành lang, thuyết khách hay sứ giả ngày nay có góc nhìn rộng hơn, hoạt động trong không gia đa chiều, đa dạng các mối quan hệ lợi ích, nhóm lợi ích ở địa phương, quốc gia và toàn cầu

Lobbyist đại diện cho chính phủ tham gia vào hoạt động vận động quan hệ ngoại giao quốc tế, một thế giới đa cực, thế giới với các quan hệ lợi ích đan chéo

Lobbyist đại diện nhóm lợi ích là các tập đoàn kinh tế trong nước hoặc các tập đoàn đa quốc gia tham gia vận động chính sách của chính phủ có thể làm thay đổi hoạt động kinh doanh của các một ngành, một lĩnh vực trong nền kinh tế

Lobbyist đại diện cho cá nhân hoặc một tổ chức kinh doanh gặp gỡ đối tác, tìm hiểu thông tin đối tác, hỗ trợ tiếp cận hợp đồng kinh tế và đàm phán các điều khoản trong hợp đồng kinh tế

Trong thời đại Internet hoạt động thuyết khách, sứ giả có cơ hội phát triển bùng nổ, dòng chảy thông tin, tri thức liên tục và tức thì ở mọi địa điểm trên toàn cầu. Cơ hội trở thành các lobbyist xuất sắc giành cho tất cả những cá nhân tinh hoa có đam mê, có tri thức, có năng lực trong xã hội

Xuất phát từ nhu cầu của cộng đồng doanh nghiệp và của xã hội lobby.vn có kế hoạch xây dựng sàn giao dịch thông tin, quan hệ lobby. Sàn giao dịch lấy tên là “Lobby Vietnam” là nơi để giới lobby chuyên nghiệp và các khách hàng có nhu cầu gặp gỡ, trao đổi thông tin và xác lập các cơ hội hợp tác

I.Lobby Vietnam

Đối với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp chuyên nghiệp chi phí lobby luôn được đưa vào chi phí chính thức trong một bản kế hoạch kinh doanh

Lãnh đạo doanh nghiệp muốn xây dựng cơ chế để quản trị chi phí lobby hiệu quả, tiết kiệm thời gian và giảm rủi ro trong các môi quan hệ lobby đa dạng và phức tạp

Lobby Vietnam xây dựng theo mô hình hoạt động là hội kín. Lobby Vietnam xây dựng chuẩn thẩm định thông tin đối với khách hàng và các nhà cung cấp dịch vụ lobby, tiêu chuẩn này cho phép Lobby Vietnam thực hiện giám sát và làm trọng tài các giao dịch, kiểm soát các rủi ro khách hàng và các nhà cung cấp dịch vụ

Khi khách hàng và các nhà cung cấp dịch vụ thỏa mãn các tiêu chuẩn thông tin của Lobby Vietnam, chúng tôi cam kết là nơi xúc tác để hai bên thực hiện giao dịch thành công mang lại hiệu quả kinh tế cao

Quy trình bảo mật thông tin tương đương quy trình bảo mật trong giao dịch trên thị trường tài chính

Mọi giao dịch đều thông qua quá trình thẩm định của lãnh đạo cao nhất trong Lobby Vietnam

Lobby Vietnam sẽ tạo ra thị trường hàng hóa dịch vụ lobby đa dạng, với nhiều nhà cung cấp khác nhau

Cùng một yêu cầu dịch vụ lobby thị trường sẽ có nhiều nhà cung cấp dịch vụ với các mức giá cạnh tranh, theo nhiều tiêu chí như chất lượng dịch vụ, thời gian, vị trí xã hội của người tham gia cung cấp dịch vụ và tài nguyên lobby...khách hàng sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn dịch vụ theo khả năng chi trả chi phí lobby của từng dự án kinh doanh

Lobby.vn là tổ chức tư nhân, hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, chúng tôi có trách nhiệm thúc đẩy các giao dịch, hiện thực hóa mục tiêu lợi nhuận cho đối tác tham gia sàn giao dịch thông tin và quan hệ lobby “Lobby Vietnam”

II. Khách hàng tiềm năng của Lobby Vietnam

Là các nhà doanh nghiệp khi thực hiện một kế hoạch kinh doanh các bạn cần sự hỗ trợ thông tin, tri thức từ các đối tác bên ngoài, bạn hãy liên lạc với Lobby Vietnam. Chúng tôi sẽ tư vấn giới thiệu cho bạn các đối tác phù hợp nhất, với chi phí dịch vụ hợp lý nhất cho bản kế hoạch kinh doanh của bạn

1. Khách hàng trong nước

Các doanh nghiệp trong nước cần mua dịch vụ lobby để có thêm thông tin ở những lĩnh vực và vùng ảnh hưởng doanh nghiệp chưa am hiểu. Mua dịch vụ lobby khi doanh nghiệp cần sự hỗ trợ để tiếp cận đối tác hoặc hợp đồng tiềm năng

Doanh nghiệp có kế hoạch phát triển đầu tư kinh doanh ra thị trường quốc tế, mua dịch vụ lobby để được hỗ trợ thông tin phân tích thị trường quốc tế, hỗ trợ tìm kiếm đối tác ở nước ngoài

Lobby Vietnam đã xây dựng được các kênh quan hệ đặc biệt kết nối với cộng đồng trí thức và doanh nhân người Việt ở nước ngoài, chúng tôi sẽ là cầu nối giúp doanh nghiệp trong nước tiếp cận hiệu quả với nhóm đối tác Việt Kiều

2. Khách hàng nước ngoài

Lobby Vietnam có trọng tâm hỗ trợ nhóm doanh nghiệp công nghệ của các chuyên gia Việt Kiều làm chủ. Chúng tôi sẽ hỗ trợ thông tin Việt Nam trong các lĩnh vực doanh nghiệp cần hợp tác, đưa ra những tư vấn có giá trị để doanh nghiệp xây dựng kế hoạch kinh doanh khả thi ở thị trường Việt Nam

Lobby Vietnam hỗ trợ doanh nghiệp thông tin khách hàng, hỗ trợ quan hệ lobby để doanh nghiệp tiếp cận hợp đồng nhóm khách hàng tư nhân và khách hàng nhà nước hiệu quả nhất

Lobby Vietnam hỗ trợ doanh nghiệp nước ngoài tìm kiếm đối tác, nguồn hàng chất lượng cao và mua hàng từ các đối tác trong nước dễ dàng nhất

Lobby Vietnam cung cấp dịch vụ xúc tiến đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư kinh doanh ở Việt Nam

III. Nguồn tài nguyên của Lobby Vietnam

Lobby Vietnam cho rằng thông tin và quan hệ lobby là một loại hàng hóa đặc biệt, trên thị trường có có các nhà cung cấp loại hàng hóa đặc biệt trên với chi phí khác nhau

Trên sàn giao dịch Lobby Vietnam các nhà cung cấp phải cạnh tranh nhau để ký được hợp đồng hợp tác với các khách hàng tiềm năng

Các cá nhân là tinh hoa người Việt trong các lĩnh vực khách nhau, các tổ chức, các nhóm lợi ích có năng lực đặc biệt hãy liên hệ với Lobby Vietnam, chúng tôi sẽ trở thành đối tác, người đại diện cho lợi ích của đối tác trên thị trường lobby Việt Nam

1. Nguồn tài nguyên trong nước

Lobby Vietnam mong muốn hợp tác với các cá nhân có vị trí xã hội đặc biệt, các nhóm lợi ích ngành, lợi ích địa phương…chúng tôi sẽ đại diện tìm kiếm các đối tác phù hợp muốn hợp tác với bạn

Khách hàng của chúng tôi là các tổ chức kinh tế có tiềm lực hợp tác với các nhóm lobby đầy ảnh hưởng sẽ cùng nhau xây dựng nên các dự án kinh doanh mang lại lợi ích to lớn cho đất nước

2. Nguồn tài nguyên nước ngoài

Lobby Vietnam định hướng xây dựng các mối quan hệ chiến lược với các nhóm tinh hoa người Việt trên toàn cầu

Nhóm chuyên gia tài chính, chuyên gia công nghệ, doanh nhân người Việt ở nước ngoài là nguồn cung tài nguyên thông tin, tri thức và quan hệ lobby quan trọng nhất cho Lobby Vietnam

Các tập đoàn kinh tế trong nước sẵn sàng hợp tác với các đối tác tinh hoa người Việt ở nước ngoài, cùng nhau xây dựng các dự án kinh doanh đưa hàng Việt ra thế giới, nâng cao vị thế các tập đoàn kinh tế của người Việt trong cộng đồng doanh nghiệp toàn cầu

Tran Dai Thang
Lobbyist
Mobile: 077.6699.668
Email: thanglong@lobby.vn
 
Last edited:
Lobby.vn

Làm hại hiền tài, họa đến ba đời
Vùi lấp hiền tài thì mình bị hại
Đố kỵ với hiền tài thì danh tiếng không toàn vẹn
Tiến cử hiền tài là để Phúc Đức cho con cháu
 
Quốc gia vận động hành lang

Cuốn sách “Bí quyết hóa rồng” là cuốn tự truyện của nhà sáng lập ra quốc gia Singapo Lý Quang Diệu. Cuốn sách ghi lại lịch sử phát triển Singapo từ ngày lập quốc năm 1965, đọc cuốn sách các bạn sẽ có góc nhìn của bậc nguyên thủ về các xử lý quan hệ với thế giới xung quanh. Lobby Vietnam Club muốn đưa ra góc nhìn Lý Quang Diệu là super lobbyist, siêu anh hùng dân tộc, siêu thuyết khách của thế kỷ 20

I. Hoạt động vận động hành lang cấp chính phủ

1. Cơ cấu sắc tộc tại Singapore


Quốc gia Singapo thành lập sau khi tách khỏi liên bang Malaysia năm 1965. Giới tinh hoa lãnh đạo Singapo là thế hệ trẻ được đào tạo bài bản theo nền giáo dục phương tây tại Anh Quốc. Nhiệm vụ lớn nhất của tầng lớp lãnh đạo quốc gia là giải quyết cân bằng lợi ích giữa các sắc tộc, người gốc Hoa chiếm đa số, người Malay, người Ấn độ, người Indonesia…

Singapo ngày mới thành lập là quốc gia nhỏ bé, hòn đảo nhỏ bé, trong con mắt các quốc gia láng giềng khổng lồ như Malaysia, Indonesia, Úc,Trung Quốc… Singapo phải biết nghe lời. Phong trao dân tộc của người Malay tại Malaysia muốn đánh đuổi người Hoa khỏi Singapo, bảo vệ lợi ích người Malay, thậm chí là xâm lược lại Singapo.

Khi nước Anh lên kế hoạch rút quân đội khỏi Singapo, người ta sợ rằng các chuẩn mực luật pháp, giáo dục xã hội mà nước Anh đã xây dựng ở mảnh đất này sẽ biến mất giống như ngày xưa khi đế chế La Mã rút quân những vùng đất thuộc địa lại trở lại thời kỳ không luật pháp, không chính phủ. Chính phủ Indonesia trong giai đoạn 65, 67 phát ngôn rằng sẽ tự cho phép mình điều quân đội đến đề lập lại các giá trị xã hội tại Singapo, can thiệt vào một quốc gia có chủ quyền, không tôn trọng chính phủ được lãnh đạo bởi Lý Quang Diệu

Tất cả các quốc gia Đông Nam Á bên cạnh Singapo đều sợ hãi một Singapo với 70% là người gốc Hoa sẽ trở thành một Trung Quốc cộng sản hải ngoại. Chủ nghĩa cộng sản Trung Quốc sẽ gây bạo loạn tại Indonesia, Malaysia nếu không được ngăn chặn ngay từ Singapo. Chính phủ Lý Quang Diệu đã phải thực hiện chiến dịch vận động hành lang liên tục, các nước tin rằng Singapo là một gia theo chủ nghĩa tư bản phương tây, thân thiện với các nước xung quanh, cân bằng lợi ích các bên với Singapo.

Lý Quang Diệu xây dựng cơ cấu tổ chức xã hội ở đó cân bằng được lợi ích sắc tộc người Hoa, Người Ấn, người Malaysia, người Indonesia, hành động này giúp Lý Quang Diệu thuyết phục các quốc gia bên cạnh hay đặt niềm tin ở Singapo. Singapo là một quốc gia độc lập của người dân Singapo, hoạt động vì lợi ích người dân không chịu sự chi phối của bất cứ quốc gia lớn mạnh nào, đặc biệt là từ Trung Quốc cộng sản

Lý Quang Diệu đàm phán thành công với quốc gia Do Thái Israel, quân đội Israel là quân đội nước ngoài đầu tiên giúp đỡ đào tạo, cung cấp vũ khí cho quân đội Singapo. Các tổ chức tài chính Do Thái đã giúp xây dựng Singapo trở thành trung tâm tài chính của Châu Á, gia tộc Do Thái Rothschild & Sons Limited…quản lý quỹ đầu tư nhà nước Temasek của Singapo

Lý Quang Diệu xây dựng cơ cấu các thành viên chính phủ, thành viên trong các lực lượng sức mạnh như quân đội, cảnh sát, các tổ chức kinh tế có đầy đủ lơi ích thành phần sắc tộc là nền tảng sức mạnh để Singapo tập trung vào phát triển kinh tế từ đầu thập niên 70


2. Xây dựng đội quân Lobbyist

Singapo là quốc gia không tài nguyên, đất nước thiếu thốn mọi thứ…đến cả nước uống, nước sinh hoạt cũng phải nhập khẩu từ Malaysia. Chính phủ Lý Quang Diệu xác định con người là nguồn tài nguyên duy nhất, lớn nhất của Singapo, muốn phát triển được Singapo phải biết khai thác nguồn tài nguyên này hiệu quả

Tư duy quản trị một quốc gia như quản trị một doanh nghiệp, Lý Quang Diệu xây dựng chính phủ là các chính khách, doanh nhân có trí tuệ, tư duy thực tế để điều hành quốc gia này sản xuất ra của cải vật chất, tạo ra lợi nhuận

Singapo muốn phát triển thì Singapo phải chơi được với các quốc gia phương Tây, những quốc gia ở rất xa. Anh Quốc, Mỹ, Israel, Đức…là những mục tiêu Singapo phải chơi được

Lý Quang Diệu và ekip của ông đã tuyển chọn những người trẻ tuổi, tài năng trong xã hội đào tạo họ thành đội quân Lobbyist thiện chiến, đi đến mọi ngõ ngách của các nước phương tây mời gọi họ đến Singapo kinh doanh đầu tư

Tình hình chính trị thế giới giai đoạn đó chủ yếu tập trung vào cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam. Nước Mỹ và đồng minh tham chiến ở Việt Nam để chặn đứng ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản lan xuống Đông Nam Á. Lý Quang Diệu hiểu rằng hòn đảo Singapo nhỏ bé phải biết chọn một phe để đi theo, ông đã chọn Mỹ và chủ nghĩa tư bản phương tây

Lý Quang Diệu đã đúng, Singapo công khai ủng hộ Mỹ và công kích chủ nghĩa cộng sản. Một hòn đảo nhỏ bé ở một góc rất nhỏ tại Đông Nam Á trở thành đồng minh quan trọng của chủ nghĩa tư bản, quốc gia này xứng đáng để chủ nghĩa tư bản giúp đỡ để phát triển

Đội quân lobbyist của Singapo với tư tưởng ủng hộ tư bản đó đã được thế giới phương tây đồng ý cho gia nhập thế giới tư bản. Lobbyist Singapo đã giới thiệu về nước họ cho các tập đoàn đa quốc gia, Lý Quang Diệu thực hiện các chuyến bay thuyết khách Anh, Pháp, Mỹ, Đức…thuyết phục các tập đoàn đến Singapo

Super Lobbyist Lý Quang Diệu và đội quân lobbyist do ông đào tạo đã gây ấn tượng mạnh mẽ đến các tập đoàn đa quốc gia phương tây. Chưa bao giờ các tập đoàn đa quốc gia lại nhận thấy sự thiện chí, nhiệt tình mời gọi làm ăn như thế từ một quốc gia nhỏ bé thuộc thế giới thứ 3. Sự cam kết của người đứng đầu chính phủ Singapo Lý Quang Diệu đã đảm bảo sự thành công khi làm ăn ở đây

Nguồn nhân sự được đào tạo tốt, một chính phủ cởi mở giúp các tập đoàn đa quốc gia bắt đầu kinh doanh có lãi tại quốc gia này. Lợi nhuận ngày càng lớn, môi trường kinh doanh hấp dẫn tại Singapo vì thế từ đầu những năm 80 thì các doanh nghiệp phương tây tự tìm đến Singapo làm ăn. Singapo trở thành đối tác tin cậy số 1 của các nước phương tây tại Châu Á

15 năm làm việc mệt mài đội quân lobbyist do Lý Quang Diệu đào tạo làm được việc thần kỳ, hình ảnh Singapo từ hòn đảo nhỏ bé, nghèo đói trở thành miền đất hứa, viên ngọc hấp dân nhất trong các mắt các nhà kinh doanh toàn cầu

Singapo đã biết chào bán nguồn tài nguyên lớn nhất của mình đó là con người, tri thức, văn hóa kinh doanh của người dân Singapo

II. Hoạt động vận động hành lang của doanh nghiệp

1. Quốc gia thương mại


Đầu thế kỷ 18 Singapo được một nhà buôn Anh Quốc tìm ra, sau đó các nhà buôn Anh Quốc đã xây dựng đây trở thành cảng trung chuyển hang hóa, chạm dừng chân khi các thuyền buôn từ Ấn Độ Dương sang Trung Quốc và Nhật Bản làm ăn

Ngay từ ngày đầu thành lập hòn đảo này được xác nhận giá trị là một hòn đảo thương mại, hòn đảo tồn tại và phát triển được nhờ vào hoạt động tương tác với thế giới bên ngoài

Lý Quang Diệu và chính phủ của ông xác định biến Singapo trở thành một quốc gia thương mại. Singapo trở thành một phần trong chuỗi phân phối toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia. Singapo xây dựng hải cảng lớn, kho chứa hàng lớn, hệ thống giao thông hiện đại bậc nhất thế giới, Singapo là địa điểm số 1 để các công ty đặt văn phòng đại diện

Mỗi doanh nghiệp, công dân Singapo đều là các chuyên gia bán hàng, họ phải cung cấp các giá trị thỏa mãn yêu cầu của khách hàng. Môi trường kinh doanh tạo ra con người Singapo phẩm chất hoàn toàn khác với công dân các quốc gia láng riềng

Chính phủ và doanh nghiệp Singapo nắm trong tay quyền lực mềm của nhà buôn, họ làm cho dòng chảy hàng hóa khắp thế giới dễ dàng hơn. Hàng hóa từ nhà sản xuất đến tận tay người tiêu dung với chất lượng tốt nhất, giá thành rẻ nhất. Singapo không sản xuất bất cứ sản phẩm nào nhưng lại có thể cung cấp cho khách hàng bất cứ sản phẩm nào khách hàng yêu cầu với giá trị kinh tế cao nhất

Tại Việt Nam các thông tin thương mại trong nước thường khó cạnh tranh lại với các công thương mại Singapo. Rất ít doanh nghiệp biết rằng chính phủ Singapo đã vận động hành lang chính phủ Việt nam, ký kết hiệp định coi công ty thương mại Singapo như công ty nội địa của Việt Nam. Công ty thương mại Việt nam thường phải mua lại hàng hóa thống qua các công ty trung gian của Singapo, chơi theo luật chơi của các công ty thương mại này

Singapo trở thành quốc gia quan trọng trên bản đồ kinh tế toàn cầu, tất cả các quốc gia lớn, bé trên thế giới đều có lợi ích kinh doanh ở đây. Singapo đã dung hòa lợi ích các vùng ảnh hưởng trên thế giới, có rất nhiều bài học từ quá trình phát triển của Singapo cho các quốc gia có vị trí tương tự, đang nằm trong vùng tranh chấp lợi ích của các nước lớn

2. Tính chủ động của doanh nghiệp trong hoạt động quan hệ toàn cầu

Từ đầu những năm 90 Singapo gia nhập hành ngũ các quốc gia phát triển, thu nhập người dân cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Mô hình kinh tế Singapo và thủ tướng Lý Quang Diệu được nhiều quốc gia Châu Á và thế giới ngưỡng mộ

Thủ tướng Lý Quang Diệu được mời đi diễn thuyết cố vấn ở khắp thế giới, các nhà lãnh đạo Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Pakistan coi ông như người bạn lớn, mời ông cố vấn xây dựng một vùng đất nhỏ trong quốc gia họ để thành công như Singapo

Indonesia muốn Singapo giúp phát triển một hòn đảo quy mô lớn hơn Singapo một chút, nằm gần Singapo. Pakistan cũng muốn Singapo giúp phát triển một hoàn đảo khá lớn của quốc gia này nằm trong Ấn Độ Dương trở thành miền đất hứa như Singapo

Triết lý quản trị quốc gia và kinh doanh của Lý Quang Diệu khác hoàn toàn với triết lý quản trị quốc gia của các nguyên thủ quốc gia bạn bè của ông. Với Lý Quang Diệu không phải là thuyết phục thủ tướng hoặc chính phủ Singapo ra lệnh cho doanh nghiệp đến quốc gia đó đầu tư mà các quốc gia đó phải thuyết phục được doanh nghiệp Singapo đến đầu tư. Doanh nghiệp đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu, không có lợi nhuận doanh nghiệp không bao giờ đến

Lý Quan Diệu không thể ra lệnh cho doanh nghiệp Singapo vì nhiệm vụ chính trị các doanh nghiệp Singapo phải giúp những vùng đất trên phát triển như Singapo hiện nay. Vùng đất với những người lãnh đạo thiếu tầm nhìn, thiếu uy tín, nguồn lao đông chưa được đào tạo…không thể một sớm một chiều trở thành một Singapo thứ 2 được

Lý Quang Diệu ngày đầu xây dựng đất nước ông đã đặt nền móng xây dựng các tập đoàn kinh tế Singapo hung mạnh như Singtel, Singapo airline, tập đoàn ngân hàng hoa kiều(OCBC), hãng tàu biển NOL…trở thành những tập đoàn kinh tế hùng mạnh nhất Châu Á. Tất cả các doanh nghiệp Singapo đều nhận được mệnh lệnh nếu không phát triển được sẽ bị chính phủ dẹp bỏ, chính phủ không có tiền để tài trợ cho các doanh nghiệp làm ăn yếu kém

Lãnh đạo các doanh nghiệp lấy đó làm động lực để xây dựng doanh nghiệp mình thành hùng mạnh. Lý Quang Diệu với câu nói đáng nhớ với công ty Singapo Airline, chính phủ Singapo không cần để một hang hàng không với quốc kỳ Singapo bay đến các sân bay trên thế giới, nếu Singapo airline không kinh doanh có lãi nó sẽ bị xóa sổ

Doanh nghiệp Singapo thể hiện tính chủ động tìm kiếm cơ hội làm ăn ở khắp thế giới, doanh nghiệp Singapo đến Việt nam ngay từ những năm sau khi thống nhất đất nước, họ có mặt ở Myanmar một đất nước gần như đóng cửa với thế giới…và mọi ngóc ngách trên thế giới nơi nào doanh nghiệp Singapo tìm thấy lợi nhuận

Doanh nghiệp Singapo chủ động tìm kiếm đầu tư các mối quan hệ chính quyền tại các quốc gia họ tìm thấy lợi ích. Đầu tư vào cac quan hệ cá nhân, quan hệ hậu trường hiệu quả giúp doanh nghiệp Singapo giành được các hợp đồng chính phủ lớn của các chính phủ các nước Châu Á và nhiều người trên thế giới


III. Quốc gia vận động hành lang

1. Quyền lực quan hệ và tài chính


Ngày nay Singapo được biết đến là trung tâm thương mại và tài chính quan trọng của thế giới, hòn đảo quan trọng nhất ở Châu Á. Năm 1965 quốc tịch Singapo chỉ có giá trị đối với mỗi người dân Singapo, quốc tịch Singapo chưa hề có vị thế trong quan hệ toàn cầu. Giờ đây Singapo là quốc gia giàu có, Singapo ký hiệp định miễn Visa với 132 quốc gia trên thế giới, công dân Singapo có thể đi lại làm ăn dễ dàng không bị các thủ tục hành chính cản trở

Quốc tịch Singapo giờ đây rất có giá, rất nhiều ngôi sao lớn của Trung Quốc, Đài Loan nhập quốc tịch. Chính phủ Singapo còn sử dụng tư cách công dân để thu hút người tài khắp thế giới về Singapo. Tại Việt Nam đã hình thành quỹ đầu tư, mục đích kêu gọi các đại gia Việt Nam bỏ vốn đầu tư vào thị trường bất động sản, chứng khoán Singapo, với một mức đầu tư nhất định thì nhà đầu tư hoặc con cái nhà đầu tư sẽ được nhập quốc tích Singapo. Quy chế 2 quốc tịch vừa được chủ tịch nước thông qua, sẽ có rất nhiều đại gia Việt nam tìm cách có thêm quốc tịch Singapo. Kinh doanh quốc tịch, Singapo vừa thu hút được tài chính, vừa thu hút được người tài về nước mình…đó là quyền lực mềm

Singapo nắm trong tay sức mạnh tài chính, quan hệ, thương mại nguồn tài nguyên này đang mang lại sự thịnh vượng cho người dân và đất nước Singapo

Singapo của hiện tại luôn vận động không ngừng, tìm kiếm sang tạo giá trị mới, tạo giá trị cạnh tranh cao hơn cho đất nước. Singapo đi tìm mô hình để duy trình sự thịnh vượng của Singapo trong tương lai

Singapo duy trình và phát triển các quan hệ tốt đẹp trong quá khứ với các quốc gia phương tây đặc biệt là Mỹ. Singapo mở rộng đầu tư vào các quốc gia tiềm năng, sẽ có vị thế cao trên thế giới trong thế kỷ 21 như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam…

Quyền lực và quan hệ xây dựng dựa trên niềm tin của đối tác xung quang về đất nước con người Singapo. Vị thủ tướng và chính phủ của ông suốt 45 năm luôn làm việc hết mình vì lợi ích của các đối tác đến Singapo làm ăn. Chính sách nhất quán, chính phủ quyết tâm tạo dựng môi trường kinh doanh tốt nhất cho mọi đối tác

Dân tộc Singapo xây dựng được hình ảnh tốt đẹp trong con mắt đối tác và nhà đầu tư toàn cầu, tiền và cơ hội sẽ tự tìm đến với Singapo

2. Xây dựng một hệ tư tưởng cho dân tộc phát triển

Một quốc gia được gọi là cường quốc phải hội tụ đủ các yếu tố như quy mô lãnh thổ lớn, quy mô dân số, quy mô nền kinh tế, quy mô hoạt động quân sự.... Singapo gia nhập hàng ngũ các quốc gia phát triển dựa trên tiêu chí thu nhập người dân cao, Singapo chỉ có thể là quốc gia thịnh vượng chứ không thể trở thành một cường quốc

Các nhà lãnh đạo Singapo đã xây dựng chiến lược phát triển cho Singapo trong hiện tại và tương lai. Singapo trở thành quốc gia “Tri thức” nền kinh tế tăng trưởng và tạo ra của cải vật chất cho xã hội dựa trên tri thức

Đầu tư vào giáo dục, công nghệ cao như công nghệ nano, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học…những mục tiêu để thế hệ lãnh đạo ngày nay của Singapo phải hoàn thành.

Thế hệ trẻ Singapo vẫn tiếp bước tư tưởng của Lý Quang Diệu, họ vẫn miệt mài đi khắp ngó ngách thế giới tự giới thiệu về đất nước, con người Singapo, họ tìm kiếm cơ hội, lợi ích cho Singapo

Hình ảnh một quốc gia vận động hành lang, quốc gia với các ý tưởng mới, chính sách quản trị quốc gia sáng tạo. Lý Quang Diệu với tư tưởng quản trị quốc gia thành công bắt đầu từ con người, nhà lãnh đạo từ quốc gia khác có thể tìm thấy phương pháp tiếp cận phù hợp đem lại thành công cho đất nước họ lãnh đạo


Lobby Vietnam Club: Trong một bài phỏng vấn Super Lobbyist Lý Quang Diệu từng nói “Nếu có vị trí số 1 ở Đông Nam Á thì đó phải là Việt Nam mới xứng đáng. Bởi so sánh về địa chính trị, tài nguyên, con người thì Việt Nam không thể xếp sau nước nào trong khu vực” Trong tình hình địa chính trị thế giới hiện nay Việt Nam đang vùng tranh chấp ảnh hưởng của các trung tâm quyền lực trên thế giới. Nếu đất nước xây dựng được đội ngũ lobbyist giỏi chúng ta sẽ là nhà đàm phán thành công, mang lại lợi ích to lớn cho dân tộc

Tran Dai Thang
Lobbyist
Mobile: 077.6699.668
Website: http://lobby.vn/
 
Last edited:
Chính trị ngày càng chi phối kinh tế
Bình luận về các xu hướng của thế giới trước “thời Covid”, ông Thành cho rằng có 7 điểm nổi bật

Một là về địa chính trị, xu hướng đơn cực va đập với song cực và đa cực. “Những nước nhỏ hơn có thể là con tin của xu hướng đó, khôn khéo thì không bị xây xát, giỏi thì tọa sơn quan hổ đấu, giỏi như Việt Nam thì đục nước béo cò, còn kém thì trâu bò đánh nhau ruồi muỗi chết”

“Ta thấy Covid-19 làm tăng thêm sự tất tay giữa Trung Quốc và Mỹ. Các vấn đề như an ninh Hồng Kông, tranh chấp Ấn Độ - Trung Quốc, nội tình nước Mỹ… đều được đẩy lên. Xu thế này sẽ tác động như thế nào tới chúng ta? Tác động đó là ngắn hạn hay trung – dài hạn ?

“Tôi tham gia vào đề tài ‘Hội nhập và an ninh’, phát hiện ra rằng chính trị ngày càng chi phối kinh tế. Trước kia, cái chất thị trường rất cao. Các hiệp định thương mại tự do cũng là đẩy cái chất thị trường ấy. Nhưng 5 – 7 năm nay, chất chính trị rất cao, mà chất chính trị thì rủi ro rất cao về kinh tế, vì một là ta chưa biết nó dài hay ngắn, hai là chính trị có thể thúc đẩy hiệu quả nhưng cũng có thể ngược dòng hiệu quả”, ông Thành bình luận

Xu hướng thứ hai là tiêu dùng, đây là xu hướng mà ông Thành cho rằng nó vừa thay đổi, vừa thúc đẩy. “Tiêu dùng trước Covid-19 là xanh, là an toàn, là nhân văn; bây giờ cái xanh, cái an toàn được đẩy lên, nhưng cái thay đổi là xu thế cẩn trọng. Giờ người ta tính đến ngày mai, không son phấn, nước hoa nữa mà là cơm gạo. Đô thị hóa cũng vậy, sẽ thay đổi”

Xu hướng thứ ba là hội nhập và chuỗi giá trị. Ông Thành nhận định Covid-19 đã làm rõ hơn những đứt gãy của chuỗi giá trị, khiến các nước nhận ra vấn đề tự chủ các mặt hàng chiến lược và công nghệ. “Tất nhiên vẫn còn tranh cãi cái gì là chiến lược: tên lửa hay gạo hay khẩu trang… Nhưng ít nhiều chúng ta đều thấy, trước hết là lượng thực thực phẩm và y tế”

Xu hướng thứ tư là đối tác. Covid-19 không chỉ khiến các quốc gia co kéo về mình mà còn thúc đẩy sự tìm kiếm đối tác chiến lược

Xu hướng thứ năm là vấn đề 4.0 và kinh tế số. Trước kia, lợi thế so sánh là lao động giá rẻ, giao thông vận tải. Giờ lợi thế so sánh là kết nối dịch vụ

Xu hướng thứ sáu là biến đổi khí hậu. Điều này dẫn đến hai vấn đề là năng lượng mới và cạnh tranh nguồn lực. Ví dụ như nước, không chỉ là nước mà còn là điện, là năng lượng

Xu hướng thứ bảy là thế giới ngày càng rủi ro và bất định. Điều này đòi hỏi mỗi quốc gia phải tăng cường khả năng chống chịu và thích ứng linh hoạt

TS Võ Trí Thành
 
Làm ăn với Mỹ phải biết lobby

Làm ăn với Mỹ phải biết lobby vì đó là cái thế chính trị mà người Mỹ thường vận dụng tối đa để tranh thủ quyền lợi kinh tế thương mại khi giao dịch với nhau và với người nước ngoài

Từ ngày lập quốc, những cha đẻ của nước Mỹ đã hình dung một xã hội dân chủ trong đó tiếng nói của người dân phải được chuyển tải một cách đầy đủ nhất đến chính quyền. Một trong những công thần lập quốc của nước Mỹ là ông James Madison (sau này trở thành Tổng thống thứ tư của Mỹ vào năm 1809) là người phổ biến cái thuyết “bàn tay vô hình” trong chính trường, tương tự như thuyết bàn tay vô hình trong kinh tế thị trường của Adam Smith. Theo ông, thì chính trường cũng như thương trường: nếu thông tin được lưu hành tốt thì cung sẽ gặp cầu, chính trường sẽ ổn định, vì Nhà nước có đủ thông tin (và yêu cầu, áp lực từ dân) để biết và cung được cái gì dân cầu. Từ đó, vai trò của lobbyist (tạm dịch là người vận động hành lang) trong chính trường Mỹ được xem là cần thiết như vai trò của những người làm dịch vụ thông tin, tiếp thị, môi giới, trung gian… trong thương trường

Người lobbyist ở Mỹ có thể đại diện bất cứ một cá nhân, tập thể, chính trị, xã hội, kinh tế, thương mại nào, kể cả những cá nhân, tập thể Chính phủ nước ngoài, chỉ với điều kiện là họ đăng ký minh bạch với chính quyền Mỹ. Phần lớn những người lobby là những quan chức hội hữu, những chuyên viên từng làm việc ở Quốc hội, một số luật sư có kinh nghiệm chuyên nghành (của thân chủ họ). Những người lobby có tên tuổi lớn thường là những cựu Bộ trưởng, Tướng lãnh ( Sao nào cũng có), cố vấn, trợ lý của Tổng thống, dân biểu, thượng nghị sĩ đã từng nắm những chức vụ chủ chốt ở Quốc hội, ngay cả những cựu Tổng giám đốc Cục trung ương tình báo Mỹ

TẠI SAO CẦN ĐẾN HOẠT ĐỘNG LOBBY?

Khi đã có các quan hệ chính trị, thương mại, kinh tế, xã hội là tất sẽ có nhiều vấn đề phức tạp, xung đột từ những tranh chấp quyền lợi đơn thuần, hoặc từ những cảm nhận sai lệch, những sự hiểu lầm khó tránh được và thường xảy ra, đặc biệt là khi hai bên có sự khác nhau trong văn hóa xã hội, chính trị, cách làm ăn. Nói chung, tính công bằng của người Mỹ theo nghĩa tốt nhất là khá cao. Tuy nhiên, nhiều người nước ngoài thường ngộ nhận điều này vì thấy người Mỹ luôn nói theo luật, sống theo luật, nên họ cứ ngỡ rằng làm việc với người Mỹ chỉ cần nói lý là đủ. Công bằng đối với người Mỹ có nghĩa “sòng phẳng” nhiều hơn là “đúng” theo nghĩa đạo đức. Nghĩa là, nếu tôi đẩy được anh làm chuyện gì mà anh đồng ý, dù không thật sự hài lòng, hoặc anh bị tòa xử thiệt hại cho anh vì anh không có người biện hộ tốt, thì cũng là “fair” (sòng phẳng), mặc dù anh có thể “bị” phải đồng ý. Như vậy, thì dù khi chính quyền Mỹ có áp lực từ Hiệp hội Thủy sản Mỹ (trực tiếp hoặc gián tiếp qua các dân biểu của họ), lấy lý do nào đó để ngăn chặn một nước XYZ nào đó đưa tôm, cá vào Mỹ, mà nếu nước xuất khẩu không có tiếng nói và một phần lực mạnh mẽ thì sẽ bị thiệt thòi và đó là chuyện của anh. Nguyên tắc này áp dụng cho cả người Mỹ với nhau

Chính trường Mỹ tương đối minh bạch, nhưng hệ thống vận hành lại chằng chịt, phức tạp, không phải lúc nào cũng công bằng. Trong lĩnh vực chính trị, ngay cả những nước thân thiện với Mỹ và có văn hóa gần gũi với Mỹ như Anh, Pháp, Đức, Úc cũng phải cần chuyên gia lobby để vận động thường xuyên với chính khách Mỹ. Ở Á châu, các nước đồng minh của Mỹ như Nhật Bản, Hàn Quốc cũng phải có một đội lobby hùng hậu ở Mỹ. Chính quyền Đài Loan nhờ có lobby giỏi mới có được sự hậu thuẫn trong chính giới Mỹ để giúp họ quản lý được nhiều vấn đề cực kỳ phức tạp trong quan hệ tay ba giữa họ với Mỹ và Trung Quốc. Trong mười năm qua, Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều cho nhu cầu hiểu biết về người Mỹ đồng thời thực hiện các hoạt động lobby rất tinh vi ở Mỹ; do vậy Trung Quốc có được một quan hệ tương đối tốt và ổn định với nước này, mặc dù quan hệ song phương giữa Mỹ và Trung Quốc đã đến mức rất lớn và cực kỳ phức tạp

Họat động lobby ở Mỹ , tuy là hợp pháp, công khai, nhưng giá trị chính của nó là ở nhựng họat động “hậu trường”, vì các cuộc gặp gỡ, họat động giữa chính phủ và chính phủ thường có giá trị rất giới hạn. Các chính khách khi gạp nhau thường phải giữ kẻ, ít cởi mở, phải theo bài và không quan chức nào muốn bị xem là vì áp lực trực tiếp của một chính phủ nước khác mà phải thay đổi chính sách.Cho nên những nước khôn khéo biết làm việc với Mỹ thường cật lực lobby chính trường Mỹ, và đã thương lượng, dàn xếp được một tình thế tối ưu trước khi họ gặp nhau chỉ để chính thức hóa câu chuyện

HỆ THỐNG VẬN HÀNH QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ CỦA MỸ

Cơ quan quyền lực cao nhất và mạnh nhất ở Mỹ là Quốc hội - gồm có Hạ viện với 435 Dân Biểu (DB), nhiệm kỳ hai năm và Thượng viện với 100 Thượng nghị sĩ (TNS), nhiệm kỳ sáu năm. Hiến pháp Mỹ quy định nhiệm kỳ hai năm cho dân biểu là để các vị này luôn bị áp lực phải phục vụ dân vì phải đi năn nỉ dân bầu lại cho mình mỗi hai năm một lần. Vai trò của Thượng nghị sĩ là để cân bằng những đòi hỏi, nhu cầu quá đáng từ Hạ viện vì các TNS không bị áp lực tranh cử nặng nề như các dân biểu. Quyền lực của Quốc hội phần lớn dựa trên vai trò hiến định là làm luật (từ nhu cầu, nguyện vọng của dân) và chuẩn chi ngân sách Nhà nước. Do Quốc hội Mỹ nắm hầu bao nên cơ quan này có quyền và ảnh hưởng, chi phối mọi hoạt động của Hành pháp. Tổng thống có muốn làm gì mà Quốc hội không duyệt thì cũng không xong. Tổng thống có ký hiệp định gì với ai mà Quốc hội không duyệt thì cũng không có hiệu lực. Quốc hội muốn gì, nếu không có ảnh hưởng lớn đến an ninh quyền lợi chiến lược của quốc gia, thì phía hành pháp thường cũng xuôi theo. Quốc hội là cái cửa để doanh nghiệp, tập thể, hội đoàn tác động trực tiếp để can thiệp cho quyền lợi của họ

Một ông cựu chủ tịch Hạ viện Mỹ là ông Thomas O’Neil đã nói một câu bất hủ: “Chính trị là việc địa phương” (“All politics is local”). Ý nghĩa của câu nói này là các dân biểu bị áp lực trực tiếp và thường xuyên từ cử tri của mình, và phải ưu tiên phục vụ đòi hỏi của họ; nếu không thì sẽ thất cử, khi ấy cho dù người dân biểu có mục tiêu phục vụ lý tưởng tốt đến đâu cũng không có đất để hoạt động. Chính vì vậy mà bất cứ một doanh nghiệp, hiệp hội, đoàn thể nào cũng có thể đòi hỏi người dân biểu của mình áp lực chính trị với các cơ quan hành pháp để đòi cho được quyền lợi về phía mình

Tại đất nước này khi có xung đột quyền lợi thì một trong những nguyên tắc chính để tạo cân bằng và ổn định chung là thương lượng, qua đó hy vọng tìm được sự nhượng bộ của cả hai bên, mỗi bên có lợi một ít, không bên nào được lợi hết, hoặc thiệt hết. Khi hai bên không thể tự giải quyết ổn thỏa thì mới “đụng trận” đem nhau ra tòa, hay để cho một phía thứ ba đứng ra giải quyết giùm. Đây là giải pháp cuối cùng vì rất tốn kém chi phí cũng như thời gian. Cho nên vai trò người lobby ở đây rất quan trọng: giúp thân chủ tránh được những đối đầu không cần thiết, và chỉ đến khi không còn đường giải quyết nữa mới nói đến vấn đề tranh tụng. Muốn đối thủ của mình chịu nhượng bộ thì mình phải tạo được cái thế chính trị, cái lực (thực hoặc ảo) để đối thủ phải cân nhắc, chịu thương lượng trước khi “ra tay”. Đó là nghệ thuật của lobby. Muốn có được cái thế lực cần thiết để thủ thân thì cần phải có một chiến lược lobby ở tầm quốc gia (về mặt chính trị) và ở tầm doanh nghiệp / hiệp hội (về mặt kinh tế thương mại)

DÙ TỐN KÉM CŨNG PHẢI LÀM

Đầu tư vào các hoạt động lobby khá tốn kém, nhưng đây là phương pháp ngừa bệnh và giảm đau, cho nên dù có tốn kém nhưng còn rẻ hơn nhiều so với chi phí chữa bệnh. Kinh nghiệm của các nước làm lobby hữu hiệu với Mỹ là dùng các chuyên gia lobby có kinh nghiệm và thế lực ở Mỹ. Người nước ngoài khó có kiến thức, quan hệ, tư cách và pháp nhân cần thiết để tiếp cận dễ dàng với chính giới Mỹ. Những chuyên gia này đã chi trả những phí “lót đường” hợp pháp để khi gõ cửa thì được người ta mời vào. Và họ cũng là người có phương tiện và khả năng “có qua có lại” để có được ảnh hưởng với các dân biểu. Những nước thường gặp trở ngại trong quan hệ với Mỹ là những nước chủ quan, không chịu đầu tư nghiêm túc để hiểu người Mỹ và biết cách vận hành của hệ thống quyền lực của họ, hoặc đặt quá nhiều trách nhiệm và kỳ vọng vào khả năng của các viên chức ngoại giao ở sứ quán của mình

Trên thực tế, hầu hết các viên chức ngoại giao sứ quán có kiến thức không sâu về nước mà mình đang làm việc, đơn giản là do nhiệm kỳ của họ chỉ có ba hoặc bốn năm. Mặc dù phần lớn đều có một số chuẩn bị cơ bản trước khi nhận nhiệm vụ nhưng họ không đủ khả năng (kể cả vấn đề ngoại ngữ) để tự tin và năng nổ xông vào chính trường Mỹ (ngoài nhiệm vụ ngoại giao truyền thống). Trong tất cả các sứ quán Á châu ở Mỹ chỉ có Singapore là có một đội ngũ nhân viên tương đối nhỏ nhưng có khả năng cao trong quan hệ với nước sở tại, vì họ được đào tạo chuyên về Mỹ, có khả năng giao tiếp tốt. Nhờ vậy họ có được sự tự tin để “mòn gót giày” trên các hành lang Quốc hội thay vì thụ động ngồi trong văn phòng sứ quán như phần lớn nhân viên của các sứ quán khác. Thế mà, Singapore vẫn có một nhóm chuyên gia lobby để giúp họ “bắt mạch” nhịp đập của chính trường Mỹ, hoạch định kế hoạch chiến lược, duy trì những quan hệ ưu tiên trong chính giới Mỹ

Trong phạm trù kinh tế thương mại, nếu muốn làm ăn trên quy mô lớn và lâu dài với Mỹ thì cần phải có một chiến lược và kế hoạch, chương trình lobby cụ thể với Mỹ. Phần lớn doanh nghiệp trong nước chưa có thói quen làm việc với luật sư và chuyên gia lobby vì không thấy được những hiệu quả rõ ràng trước mắt. Nếu vai trò của người luật sư là cần thiết trong làm ăn với Mỹ, thì vai trò của người lobby cũng quan trọng không kém, vì họ là người giúp ngừa những căn bệnh lớn có tầm chiến lược và giúp giảm đau, chóng hồi phục khi bị bệnh. Kinh nghiệm làm ăn với Mỹ của một số doanh nghiệp trong nước mấy năm qua có thể cho thấy khá rõ vấn đề này

Trong quan hệ song phương giữa hai nước, quyền lợi chính trị và kinh tế có nhiều lĩnh vực tương đồng do đó nên có sự phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp / hiệp hội với nhà nước để chia sẻ thông tin, chi phí, và hỗ trợ nhau trong công tác lobby để tạo nên một cái thế lớn hơn. Các hiệp hội ngành nghề và các hiệp hội doanh nghiệp nên xem đây là vấn đề ưu tiên trong quan hệ làm ăn với Mỹ để hợp lực tạo cái thế cho hoạt động lobby ở Mỹ khi cần. Không có phương tiện lobby thì doanh nghiệp trong nước sẽ không có khả năng tiên đoán những hậu quả không lường được, và cũng sẽ không có khả năng trở tay một cách bài bản và có hiệu quả khi bị gây sự từ những nhóm đặc quyền ở Mỹ. Lobby ở Mỹ là một vấn đề mà nếu không biết lo xa tất sẽ có buồn gần; cái giá phải trả sẽ rất lớn, từ những thiệt hại cụ thể đến những hệ quả lâu dài hơn

TRẦN SĨ CHƯƠNG
Le and Associates
 
Top