What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Tập đoàn công nghệ trở thành nhà đầu tư lớn nhất thế giới

LOBBY.VN

Administrator
Amazon, Apple trở thành những nhà đầu tư lớn nhất thế giới


photo1533003686160-1533003686160281630509.jpg

Chi tiêu vốn của Amazon đạt 25 tỷ USD năm 2017, qua đó xếp thứ tư trong số những công ty "chịu chi" nhất thế giới, trên cả Gazprom, "gã khổng lồ" trong ngành năng lượng của Nga với 172.000 km đường ống dẫn khí

Các công ty công nghệ đang chuyển mình từ kỷ nguyên tích lũy lợi nhuận sang kỷ nguyên tái đầu tư.


Trong đó, dẫn đầu cơn địa chấn này là Amazon. Quay lại năm 1998, CEO của Amazon Jeff Bezos lại có một thông điệp hoàn toàn khác. Ông nói với các cổ đông của mình rằng mô hình kinh doanh của Amazon "chuộng tiền mặt và chú trọng đến hiệu suất sử dụng vốn"


Kiểu kinh doanh ít dụng vốn này cũng rất phổ biến ở Trung Quốc cho đến thời gian gần đây. Cuối năm 2017, giá trị thị trường của Alibaba gần bằng tổng giá trị thị trường của 700 công ty công nghiệp lớn nhất Trung Quốc, nhưng lại chỉ nắm trong tay lượng tài sản chỉ bằng 12% các công ty này. Giới đầu tư đã rất hài lòng với khả năng sinh lời từ nguồn vốn hạn chế của các công ty công nghệ

Thế nhưng, trong hai năm trở lại đây, rõ ràng là các công ty công nghệ đã không còn dè sẻn như trước nữa. Chi tiêu vốn của Amazon đạt 25 tỷ USD năm 2017, qua đó xếp thứ tư trong số những công ty "chịu chi" nhất thế giới, trên cả Gazprom, "gã khổng lồ" trong ngành năng lượng của Nga với 172.000 km đường ống dẫn khí

Nếu tính cả khoản chi cho nghiên cứu và phát triển (R&D) và sáng tạo nội dung, tổng vốn đầu tư của 10 công ty công nghệ lớn nhất ở Mỹ và Trung Quốc đã tăng gấp ba lần trong 5 năm qua lên 160 tỷ USD, và con số này còn lên đến 215 tỷ USD nếu tính cả hoạt động mua bán và sáp nhập, cũng như lượng cổ phần và các công ty này mua ở những công ty nhỏ hơn

Và không chỉ có những "ông lớn", mà cả những cái tên khiêm tốn hơn cũng không nằm ngoài xu hướng này. Xiaomi, một công ty điện thoại thông minh của Trung Quốc, đã chi 2 tỷ USD trong 3 năm qua. WeWork, một ứng dụng thuê văn phòng cũng đã đầu tư 1 tỷ USD vào các tài sản hữu hình trong năm 2017. Ở Mỹ, nếu tính tất cả các công ty, cả công và tư, thì các công ty công nghệ ước tính chiếm đến 20% tổng đầu tư trên toàn nền kinh tế và ít nhất là 50% trong tăng trưởng đầu tư tuyệt đối

Có bốn nguyên nhân đằng sau sự bùng nổ này. Đầu tiên, các công ty công nghệ đang là "lính đánh thuê" trong nhiều hoạt động cho các công ty khác. Thay vì xây dựng các trung tâm dữ liệu, các công ty không hoạt động trong lĩnh vực công nghệ sẽ thuê của các nhà cung cấp dịch vụ dựa trên công nghệ điện toán đám mây như Amazon Web Services (AWS) và Microsoft, còn ở Trung Quốc là từ Alibaba và Tencent. AWS đang đầu tư 9 tỷ USD/năm, tương đương với con số của General Motors

Thứ hai, ranh giới giữa thế giới thực và thế giới ảo đang ngày càng mờ đi. Người tiêu dùng Trung Quốc mua sắm cả tại các cửa hàng truyền thống lẫn các trang bán hàng trực tuyến, vì thế các công ty công nghệ ở đây cũng đang xây dựng cho mình các cửa hàng bán lẻ truyền thống. Alibaba có một chuỗi bán lẻ có tên gọi Hema, còn Amazon thì đã thâu tóm Whole Foods hồi năm ngoái

Xu hướng thứ ba là các công ty công nghệ đang tìm đường tiếp cận với công nghệ và dữ liệu. Năm 2016, Microsoft đã mua lại LinkedIn với giá 24 tỷ USD. Còn các công ty Trung Quốc thì ám ảnh với việc mua cổ phần không nắm quyền kiểm soát ở các công ty khởi nghiệp (startup). Alibaba và Tencent đã chi đến 21 tỷ USD trong 5 năm qua cho những dự án đầu tư kiểu này, qua đó trở thành những cái tên nổi trội trên bản đồ đầu tư mạo hiểm của Trung Quốc. Lý do khả dĩ cuối cùng cho sự bùng nổ trong hoạt động đầu tư của các công ty công nghệ đơn giản chỉ là sự vô kỷ luật, trong đó, một dấu hiệu đáng báo động là một loạt các hoạt động chi tiêu phóng túng vào bất động sản. Các trụ sở mới của Apple ở California được cho là đã "ngốn" đến 5 tỷ USD của "đại gia" này

Đối với giới đầu tư, trọng tâm của các công ty công nghệ là một vấn đề đau đầu. Các công ty có thể sinh lời tốt từ lượng vốn hạn chế rất có giá trị. Và họ sẽ còn đáng giá hơn nữa nếu có thể tái đầu tư lợi nhuận với hiệu suất sinh lời cao. Nhưng nguy hiểm nằm ở chỗ các công ty công nghệ có thể đánh mất trọng tâm. Giờ đây mỗi 1 USD tài sản cố định của 10 công ty công nghệ lớn nhất Mỹ và Trung Quốc nói trên chỉ tạo ra được 5 USD doanh thu, chỉ bằng một nửa so với 10 năm trước

Các công ty công nghệ càng trở nền đa dạng thì lơi nhuận mà họ kiếm được càng trở nên tầm thường. So với những "ông lớn" lâu nay có tiếng chịu chi như Shell và Intel vốn là những chuyên gia trong việc phân bổ vốn thì Facebook dường như chỉ là một "kẻ tay mơ". Vốn đầu tư hàng năm của Facebook (kể cả R&D) đã tăng từ 3 tỷ USD lên 14 tỷ USD chỉ trong vòng 5 năm. Và nhìn vào cái cách mà Facebook quản lý bảo mật khách hàng, đủ biết đằng sau đó là sự cẩu thả trong đầu tư

Trong dài hạn, các "ông lớn" công nghệ tái đầu tư càng nhiều thì họ càng to lớn hơn, từ đó làm trầm trọng thêm vấn đề độc quyền. Trong ngắn hạn, "bong bóng" trong hoạt động đầu tư của các công ty công nghệ có thể vỡ, và một sự sụt giảm mạnh trong chi tiêu vốn của các công ty này có thể khiến nền kinh tế bị tổn thương sâu sắc hơn cả những gì mà chúng ta có thể tưởng tượng. Công nghệ đã chứng minh được sức tác động của mình đối với hoạt động chính trị và cả nhịp điệu của thị trường chứng khoán. Và giờ đây có lẽ tầm ảnh hưởng của nó còn lan sang cả hoạt động đầu tư

Khanh Ly
 
Tập đoàn công nghệ chiêu mộ chuyên gia kinh tế

tru-so-amazon_18150427.jpg

Các chuyên gia kinh tế giúp các hãng công nghệ vén bức màn bí mật cho những vấn đề lớn tại doanh nghiệp mình
Các nhà kinh tế đang đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong lĩnh vực công nghệ khi doanh nghiệp ngành này ra sức chiêu dụ các chuyên gia kinh tế về làm việc cho họ. Chẳng hạn, Amazon đã âm thầm tuyển dụng hơn 150 chuyên gia kinh tế có bằng tiến sĩ, từ các chuyên gia kinh tế trưởng cho đến các tiến sĩ kinh tế mới được cấp bằng - những người được giao nhiệm vụ xử lý các vấn đề kinh doanh cụ thể trong Công ty, từ việc đưa ra các lựa chọn thiết kế dựa trên những đánh giá trên Amazon cho đến việc ước lượng nhu cầu đối với các sản phẩm trên Amazon

Không chỉ Amazon, các hãng công nghệ khác cũng ráo riết chiêu dụ các chuyên gia kinh tế. Các công ty từ Google, Facebook và Microsoft cho đến Airbnb và Uber đều có một đội ngũ hùng hậu các tiến sĩ kinh tế. Hàng chục các công ty công nghệ khác cũng nắm trong tay một nhóm chuyên gia kinh tế dù có quy mô nhỏ hơn

Các nhà nghiên cứu Harvard Business Review đã bỏ thời gian dài tìm hiểu các vấn đề liên quan đến ngành công nghệ và gần đây đã giúp xây dựng một cộng đồng chuyên gia kinh tế công nghệ cả trong lĩnh vực học thuật lẫn thực tiễn. Họ đã viết một bài báo trên Journal Economic Perspectives, chỉ ra những công việc mà các chuyên gia kinh tế đang triển khai trong ngành công nghệ và việc các bộ công cụ kinh tế học đã trở thành một miếng ghép hoàn hảo cho các công ty công nghệ như thế nào

Có 2 thành tố quan trọng trong quá trình đào tạo tiến sĩ kinh tế đã tồn tại rất lâu trước khi có sự trỗi dậy của các công ty công nghệ nhưng hóa ra lại rất phù hợp với ngành này

Một là, ngành kinh tế học đã trải qua hàng thập niên phát triển một bộ công cụ nhằm giải mã các mối quan hệ nhân quả. Các mối quan hệ này luôn phát sinh xung quanh ta, có thể thấy qua các câu hỏi như “Liệu công cụ Uber Express Pool có làm tăng trưởng lượng người sử dụng của Uber hay chỉ là lôi kéo người sử dụng từ các sản phẩm khác của Uber ?”, hay “Người sử dụng Airbnb người Mỹ gốc Phi có phản cảm với vấn đề chủng tộc hay không ?”

Đây chỉ là một vài trong vô vàn câu hỏi mà các công ty công nghệ phải đối mặt và vì thế họ sẵn sàng chi mạnh để nghiên cứu một cách rốt ráo các mối quan hệ nhân quả. Chuyên gia kinh tế là người chịu trách nhiệm đặt câu hỏi và trả lời tất cả những câu hỏi này

Không thể phủ nhận, những phân tích về nhân quả đặc biệt có ảnh hưởng lớn đến các công ty. Chẳng hạn, nhờ phân tích quảng cáo của eBay mà công ty đấu giá trực tuyến này đã phát hiện ra họ đã lãng phí hàng triệu USD khi quảng cáo một cách không hiệu quả trên Google

Hai là, các chuyên gia kinh tế đã bỏ ra hàng thập niên nghĩ về thiết kế thị trường và các sáng kiến. Công việc của họ (đi trước cả thời đại internet) đã tìm được chỗ đứng vững chắc trong nền kinh tế số. Và khi các nền tảng trực tuyến từ Uber, Airbnb cho đến Tinder và Paktor trở thành một thành phần quan trọng trong nền kinh tế số thì các chuyên gia kinh tế cũng đóng vai trò trung tâm trong việc giúp định hình chúng

noname_181458772.jpg

Chẳng hạn, nghiên cứu kinh tế học cho thấy vai trò của nghiên cứu tiêu dùng trong việc định hình thiết kế của các cuộc đấu giá quảng cáo kỹ thuật số. Khi còn làm ở Microsoft, Susan Carleton Athey, Giáo sư tại Harvard, đã sử dụng những ý tưởng này để giúp cải thiện chất lượng của các quảng cáo Bing. Đưa lý thuyết kinh tế vào thiết kế các nền tảng thị trường có thể tạo ra ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận doanh nghiệp

Trong 2 năm qua, các nhà nghiên cứu Harvard Business Review đã đồng tổ chức một hội nghị về kinh tế học trong ngành công nghệ, được tài trợ bởi Hiệp hội Các chuyên gia kinh tế doanh nghiệp Quốc gia. Hội nghị này đã cho thấy rõ mối liên quan thực tiễn của công việc được triển khai bởi các nhà kinh tế công nghệ và các công ty mà đang đưa tư tưởng kinh tế học vào quá trình ra quyết định của họ

Vậy làm thế nào để đưa kinh tế học vào hoạt động doanh nghiệp nhằm tạo ra giá trị cho công ty? Theo các nhà nghiên cứu Harvard Business Review, có 5 câu hỏi các chuyên gia kinh tế có thể giúp các công ty công nghệ trả lời

Thứ nhất, đâu là các mục tiêu của công ty bạn về tăng trưởng người sử dụng, tăng trưởng tính sinh lời... và làm thế nào thiết kế nền tảng để tác động đến họ? Nếu nền tảng của doanh nghiệp là nhằm kết nối giữa các người sử dụng hoặc giữa các công ty (như Airbnb, Tinder) thì chuyên gia kinh tế có thể hướng dẫn họ ra quyết định phù hợp

Một số doanh nghiệp khởi sự là một nhà bán lẻ truyền thống hoặc đơn thuần bán các sản phẩm do mình làm ra, rồi sau đó chuyển đổi thành một nền tảng trực tuyến. Một câu hỏi ban đầu đặt ra cho giới doanh nghiệp từ các nhà bán lẻ trực tuyến đến các dịch vụ tài chính là liệu có cho phép những doanh nghiệp khác bán sản phẩm hoặc dịch vụ cho người tiêu dùng của họ bên cạnh sản phẩm do họ làm ra, liệu làm vậy có giúp tạo thêm các sản phẩm phụ trợ hay sẽ dẫn đến nguy cơ “mở đường” cho các sản phẩm khác cạnh tranh trực tiếp với họ

1_mheuwwa3urivxf7g9xvdoa_18150747.jpg

Google đã chiêu mộ được đội ngũ chuyên gia kinh tế hùng hậu

Các dự án thiết kế thị trường có liên quan khác như sửa đổi cơ cấu định giá cho đến thiết kế một nền tảng về đánh giá. Chẳng hạn, như với vấn đề phân biệt chủng tộc trên Airbnb, có thể đề xuất một loạt các giải pháp thiết kế thị trường nhằm hạn chế tình trạng phân biệt trên nền tảng này, trong khi cho phép Airbnb tiếp tục phát triển. Airbnb đã lập một nhóm nội bộ làm việc toàn thời gian với nhiệm vụ giải quyết vấn đề phân biệt chủng tộc

Liệu lợi ích kinh tế nhờ quy mô có quan trọng đối với công ty bạn, nhà cung cấp hay khách hàng của bạn? Nếu có, các cơ hội về M&A và các thương vụ do công ty bạn hoặc đối thủ của bạn thực hiện có thể sẽ mở ra và làm thay đổi môi trường kinh doanh. Các nguyên tắc kinh tế có thể giúp công ty bạn hiểu được cơ cấu ngành nào có thể phát triển bền vững cũng như định lượng những tác động của các thương vụ lên khả năng sinh lợi của công ty

Các nguyên tắc kinh tế có thể giúp dự đoán phản ứng của các cơ quan chức trách đối với những thay đổi trong cơ cấu ngành. Chẳng hạn, mô hình kinh tế có thể giúp quyết định liệu một thị trường có thể chấp nhận cho nhiều đối thủ cùng chung sống (như Android và iPhone) hay cuối cùng chỉ còn lại một công ty chiếm lĩnh thị trường. Lấy ví dụ, tại nhiều quốc gia nhỏ hơn, Google chiếm tới hơn 90% thị phần trong mảng tìm kiếm

amazon_181458304.jpg

Thứ 2, làm thế nào công ty bạn tác động đến thế giới ? Bạn có thể hiểu giá trị mà công ty bạn đang tạo ra và truyền tải một cách hiệu quả giá trị đó đến cổ đông ? Có những hệ quả tiêu cực mà bạn có thể dự đoán và giảm tối thiểu tác động của chúng ? Cần có những sửa đổi quy định pháp luật nào để công ty bạn có thể thành công trong dài hạn hoặc liệu sự ban hành một chính sách mới có khiến công ty bạn rơi vào thế khó ? Các chuyên gia kinh tế về lao động và tổ chức công nghiệp có thể giúp định lượng tác động mà nền tảng của bạn đang tạo ra đối với nền kinh tế nói chung

Thứ 3, liệu kinh tế học có thể cải thiện hoạt động quản trị và quá trình ra quyết định của công ty bạn ? Các chuyên gia kinh tế nghiên cứu những sáng kiến mới, có thể giúp các công ty công nghệ gặp những vấn đề về thiết kế thị trường từ việc lập ra một cơ chế lương cho đội ngũ bán hàng cho đến quyết định nên bước vào thị trường nào

Thứ 4, công ty bạn suy nghĩ như thế nào về các tài sản dữ liệu của mình ? Dữ liệu là một tài sản chiến lược quan trọng đối với hầu hết các công ty công nghệ và có nhiều quyết định kinh tế có liên quan từ việc thu thập dữ liệu, phát triển sản phẩm, ký kết các thỏa thuận hợp tác giúp họ tiếp cận đủ loại dữ liệu khác nhau cho đến quyết định liệu công ty có nên bán dữ liệu như một mảng kinh doanh hỗ trợ thêm. Các mô hình kinh tế có thể được sử dụng để định giá dữ liệu

google_181459887.jpg

Các chuyên gia kinh tế cũng giúp trả lời câu hỏi làm thế nào sử dụng dữ liệu để cải thiện thế giới. Chẳng hạn, dữ liệu công nghệ có thể cung cấp thông tin về chính sách và bổ sung thêm dữ liệu cho các chính phủ bên cạnh các dữ liệu chuẩn, cũng như giúp phát triển các gói phân tích giá trị hoặc mang đến các sản phẩm hoàn toàn mới

Nói cách khác, các nền tảng trực tuyến thường là một thế giới thu nhỏ của xã hội, mang lại một sân chơi thử nghiệm cho các câu hỏi xã hội lớn hơn. Ví dụ, sử dụng dữ liệu Yelp để hiểu mức lương tối thiểu giúp chính phủ trong việc ra chính sách, đồng thời cũng giúp Yelp hiểu được dữ liệu của chính mình, từ đó đưa ra chính sách hợp lý hơn

Nhiều công ty công nghệ có các thông tin dữ liệu tương tự có thể được sử dụng để giúp họ hiểu và cải thiện thế giới xung quanh. Thậm chí một số công ty như Google (Google Trends), Zillow đã cung cấp dữ liệu miễn phí cho các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới hoặc cung cấp các công cụ API (giao diện lập trình ứng dụng) cho các nhà nghiên cứu sử dụng với chi phí thấp. Còn đối với các công ty công nghệ, các bộ công cụ kinh tế học sẽ giúp vén bức màn bí mật về những vấn đề lớn trong công ty họ

Harvard Business Review
 
Top