What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Mohammed bin Salma

LOBBY.VN

Administrator
“Cuộc đại tu toàn diện” của Arab Saudi
- Ảrập Saudi đang thực hiện một chiến dịch quyết liệt để tăng cường tự do hóa xã hội, đa dạng hóa nền kinh tế, trong bối cảnh giá dầu giảm mạnh khiến ngân sách bị thu hẹp. Có thể gọi đây là một cuộc đại tu toàn diện cách thức vận hành của Vương quốc Ảrập giàu có này, song chưa rõ nó có thành công hay không
7445e_saudi.jpg

Chờ và xem

Bà Mary Callahan Erdoes, Giám đốc điều hành bộ phận quản lý tài sản của Ngân hàng JPMorgan Chase, đầu tuần trước đã có mặt ở thủ đô Riyadh của Ảrập Saudi để chuẩn bị dự một hội nghị xúc tiến đầu tư do nước này tổ chức

Khi bà đang ngồi uống cà phê ở sảnh khách sạn xa hoa Ritz-Carlton, ông Harvey Schwartz, Chủ tịch Ngân hàng Goldman Sachs, và Arif Naqvi, người sáng lập tập đoàn Abraaj, một nhà đầu tư ở các thị trường mới nổi, ghé qua chào xã giao. Phía xa, Barry Sternlicht - một nhà đầu tư khách sạn và bất động sản - đang đi dạo

Sự có mặt đồng thời của những nhân vật quan trọng trong giới tài chính toàn cầu ở Riyadh không phải tình cờ. Hơn 3.500 nhà đầu tư tư nhân, giám đốc điều hành doanh nghiệp, lãnh đạo các tổ chức toàn cầu và các quan chức chính phủ từ hàng chục quốc gia đều đổ về đây để tìm kiếm triển vọng “kiếm tiền” tại vương quốc giàu có này

Tại trung tâm hội nghị xa hoa lấp lánh ở Riyadh, các đoạn video clip và tài liệu đang minh họa cho một thành phố trị giá 500 tỉ đô la trong tương lai, sử dụng hoàn toàn năng lượng mặt trời và do robot vận hành. Đây là một trong ba “đại dự án” thuộc kế hoạch “Tầm nhìn 2030” mà Ảrập Saudi muốn triển khai và mời gọi các nhà đầu tư

“Đây là nơi dành cho những người mơ mộng muốn tạo ra điều gì đó mới cho thế giới”, hoàng tử Mohammed bin Salman nói với các quan khách. “Chúng tôi có rất nhiều nhà đầu tư ở đây, làm việc cùng chúng tôi để hiện thực hóa ý tưởng này”

Thông điệp của Ảrập Saudi cho các chủ ngân hàng, doanh nhân và các nhà đầu tư rất rõ ràng: vương quốc từng một thời khép kín này giờ đây đã mở cửa cho kinh doanh

Tuy nhiên, bất chấp những lời quảng bá hoành tráng, những bữa đại tiệc lãng mạn với sushi, thịt cừu và bánh truffles chocolate, các “đại gia thế giới” vẫn tỏ ra lưỡng lự với lời mời gọi đầu tư của hoàng tử

Bao nhiêu người trong số 3.500 nhà đầu tư tới Riyadh vì sự tò mò? Bao nhiêu giao dịch sẽ được thực hiện sau đó?... Tất cả vẫn là một câu hỏi mở và nhiều nhà đầu tư đang đặt mình ở chế độ chờ và xem

Jeffrey Currie, chuyên gia của Goldman Sachs, bình luận: “Có một sự hoài nghi đáng kể trên thị trường về khả năng Ảrập Saudi có thể thực hiện “Tầm nhìn 2030””

Trở ngại lớn

Cuộc thúc đẩy cải tổ của Ảrập Saudi gắn chặt với vai trò của hoàng tử 32 tuổi Mohammed, người được cho là cai trị trên thực tế của vương quốc, với sự ban phước của vua Salman

Chính phủ Ảrập Saudi gần đây đã tiến hành một số thay đổi xã hội đáng chú ý, bao gồm việc cho phép phụ nữ lái xe, hạn chế quyền của cảnh sát tôn giáo... Tuy nhiên, cho đến nay nước này vẫn chưa đạt được nhiều tiến bộ trong việc chuyển từ một quốc gia lệ thuộc vào dầu mỏ thành một nền kinh tế đa dạng và hiệu quả, có khả năng tăng trưởng ngay cả trong thời kỳ giá dầu rẻ

Trong suốt nhiều năm qua, Chính phủ Ảrập Saudi là động cơ chính của nền kinh tế, do nước này may mắn có được trữ lượng dầu mỏ khổng lồ, ước tính chiếm một phần năm tổng lượng dầu của thế giới. Nhà nước đã thuê hầu hết những lao động người Saudi, tài trợ cho các dự án lớn và ngay cả khu vực tư nhân cũng phải phụ thuộc nhiều vào chi tiêu của chính phủ

Song sự sụt giảm giá dầu đã làm suy yếu mô hình này, thu hẹp ngân sách nhà nước, vào thời điểm hàng trăm ngàn thanh thiếu niên trẻ Saudi đang bước vào thị trường lao động mỗi năm. Tăng trưởng của vương quốc đã chậm lại đáng kể, các dự án lớn đã bị đình trệ và tỷ lệ thất nghiệp đang ngày càng trở thành mối lo ngại

Để giải quyết những thách thức này, hoàng tử Mohammed đã đề xuất một loạt thay đổi, trong kế hoạch “Tầm nhìn 2030”. Có nhiều đổi thay mà chỉ cách đây ít năm, người ta sẽ cho là “không thể tưởng tượng”. Đó là tăng số lượng người Saudi làm trong khu vực tư nhân, kể cả phụ nữ; thu hút đầu tư nước ngoài; thậm chí bán cổ phần của công ty độc quyền nhà nước về khai thác dầu mỏ Saudi Aramco, nhằm huy động vốn để đầu tư ở những nơi khác

Daniel Yergin, một chuyên gia năng lượng tham dự hội nghị, cho biết: “Hoàng thái tử chính là một nhân tố thay đổi ở quy mô rất lớn, và hội nghị này là một dấu hiệu cho thấy tốc độ thay đổi sẽ diễn ra nhanh như thế nào”. Theo ông Yergin, điều này được thúc đẩy bởi sự thừa nhận rằng, mô hình kinh tế chủ yếu dựa vào dầu mỏ, hoạt động trong bốn thập kỷ, giờ đã không còn hiệu quả nữa, trong bối cảnh 70% dân số có độ tuổi dưới 30, giá dầu biến động và thế giới đang bước vào kỷ nguyên số

Nhưng những trở ngại đối với sự thay đổi cũng rất lớn

Khi chính phủ cắt giảm chi phí, những người Saudi từng lệ thuộc vào các công việc được cho là an toàn của nhà nước, giờ phải cạnh tranh với môi trường đòi hỏi cao hơn trong khu vực tư nhân. Nhiều công ty sẽ bị điêu đứng khi không được hưởng các khoản trợ cấp hào phóng hoặc bị buộc phải giảm số lao động giá rẻ người nước ngoài. Ngay cả tầng lớp trung lưu vốn quen với việc sử dụng năng lượng được trợ cấp cũng có thể bị tổn thương trước những thay đổi của hệ thống

Thực tế đã cho thấy, sau khi chính phủ cắt giảm tiền thưởng cho nhân viên, nhiều lời phàn nàn đã lan rộng, dẫn tới tình trạng người dân cắt giảm mạnh chi tiêu. Không chịu nổi sức ép đó, tháng 4 vừa qua, vua Salman đã buộc phải khôi phục lại những đặc quyền mà người lao động được hưởng trước đó

Quyết định tăng giá nước cũng nhanh chóng bị đảo ngược sau những phàn nàn tương tự. Ngay cả kế hoạch tăng giá nhiên liệu và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường và một số mặt hàng khác cũng chưa thực hiện được

Để Ảrập Saudi có thể phát triển trong thời đại dầu giá rẻ, theo hoàng tử Mohammed, nhiều người Saudi sẽ phải làm việc cho các công ty tư nhân. Hiện hầu hết người Saudi đều làm việc cho chính phủ, còn các công ty tư nhân thì phụ thuộc nhiều vào lao động nước ngoài

Người nước ngoài đang chiếm khoảng một phần ba trong số 31 triệu dân Ảrập Saudi. Phần lớn họ làm những công việc mà người Saudi từ chối vì không chấp nhận mức lương thấp

Jean-François Seznec, một thành viên cao cấp của Trung tâm Năng lượng thế giới, cho biết cải cách lao động thực sự sẽ chỉ thực hiện thông qua các biện pháp như giảm số lượng thị thực cho người lao động nước ngoài hoặc buộc các công ty phải trả lương cao cho người Saudi

“Khu vực tư nhân muốn tạo ra lợi nhuận, nhưng liệu họ có chấp nhận làm việc với người Saudi thay vì thuê một nhóm người nước ngoài với mức giá chỉ bằng một phần năm”, Seznec đặt câu hỏi. “Tôi không chắc điều đó sẽ sớm xảy ra”, ông tự trả lời

Minh Đức - The New York Times
 
Last edited:
Bước chuyển mình của Ảrập Saudi
- Ảrập Saudi đang tiến hành những biện pháp cải tổ về kinh tế lớn nhất trong lịch sử hiện đại của mình, có thể thấy rõ hình ảnh tương phản về những mô hình làm ăn thất bại hay thành công ở vương quốc dầu mỏ này trong thời gian gần đây

9b976_1000x_1.jpg

Quán cà phê Draft giống như đang nằm trên những con phố nhộn nhịp của Brooklyn

Người đến, kẻ đi

Ngay trên đại lộ lớn của thủ đô Riyadh, một nhà hàng Ý có tên Forchetta trong tình trạng đóng cửa, đồ đạc phủ đầy bụi bặm trong nhiều tháng qua. Chưa đầy một năm sau khi mở cửa, nhà hàng này đã không chịu nổi đà suy thoái kinh tế của Ảrập Saudi khi thu nhập của người dân giảm sút, thất nghiệp tăng lên mức cao nhất trong hơn một thập kỷ qua

Nhưng ngược lại, ở một góc phố khác, quán cà phê Draft giống như đang nằm trên những con phố nhộn nhịp của Brooklyn (Mỹ). Tại đây, phụ nữ hút thuốc lá và hòa mình trong các bản nhạc pop Mỹ

“Mọi người vẫn sẽ mua một tách cà phê ngay cả khi nền kinh tế suy thoái”, Wadha Al Rashid, nữ doanh nhân 34 tuổi đã mở quán cà phê vào tháng 7 năm ngoái và gần đây đã thêm một cửa hàng thứ hai. “Chúng tôi phục vụ phân khúc thị trường ngách dành cho những người trẻ sáng tạo. Và đây cũng là phong cách của chúng tôi”

Sự tương phản giữa thành công và thất bại đang diễn ra ngày càng phổ biến ở Ảrập Saudi. Vương quốc 86 tuổi này đang trải qua cuộc cải cách kinh tế lớn nhất trong lịch sử hiện đại. Kể từ khi chính phủ cắt giảm trợ cấp, chi phí tăng chóng mặt, sự tồn tại của các doanh nghiệp phụ thuộc vào sự nhạy bén của họ cũng như vào phân khúc thị trường mà họ nhắm tới

Tại Riyadh, các doanh nghiệp than phiền rằng họ không thể theo kịp những thay đổi của chính phủ, ngay cả khi gần đây, Chính phủ Ảrập Saudi đã ngừng cắt giảm một số khoản chi tiêu để giữ tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nhiều cửa hàng, doanh nghiệp vẫn tiếp tục đóng cửa trên các con phố chính của thủ đô Riyadh

Thông điệp mạnh mẽ mà thái tử Mohammed Bin Salman của Ảrập Saudi, 32 tuổi, đưa ra là: chống đối không phải là một lựa chọn tốt. Các giáo sĩ, các quan chức hoàng gia bị buộc tội tham nhũng; một số người trong giới tinh hoa của vương quốc này phản đối những thay đổi cũng bị bắt giam

Trước tình trạng giá dầu suy giảm năm 2014, Ảrập Saudi đã phải chuyển hướng nhằm đa dạng hóa nền kinh tế, giảm phụ thuộc vào dầu mỏ, khắc phục nền tài chính quốc gia, tạo việc làm cho dân số trẻ đang ngày càng tăng

Đối với các công ty, điều này cũng có nghĩa là thời đại lao động giá rẻ, năng lượng được trợ cấp và các hợp đồng chính phủ dễ dàng đã kết thúc

Công ty Gulf Restaurants & Parks, điều hành cửa hàng Forchetta cùng với một số chuỗi nhà hàng khác, đã sa thải 500 nhân viên trong vài năm qua, theo giám đốc điều hành Rabih Ghostine. Công ty đã đóng cửa khoảng năm nhà hàng, chi nhánh Forchetta là một cửa hàng mới nhất trong số đó. Giờ tổng số nhân viên của công ty chỉ còn khoảng 700 người

“Chúng tôi không cảm thấy khủng hoảng mãi đến giữa năm 2017”, ông nói và cho biết thêm, doanh số bán hàng đã giảm từ 20-25% tại một số nhà hàng. “Chúng tôi cần phải ngăn tình trạng thua lỗ”

Những thách thức mà các nhà quản lý như Ghostine phải đối mặt trong thời gian qua là rất lớn. Chỉ trong năm nay, Chính phủ Ảrập Saudi đã tăng giá điện và xăng, áp dụng thuế giá trị gia tăng, các công ty bắt buộc phải tăng chi phí để thuê lao động nước ngoài...

Trước tình trạng này, hàng trăm ngàn công nhân nước ngoài đã rời khỏi đất nước khiến không chỉ lượng khách hàng cho các cửa hàng giảm sút mà còn cả các trường tư thục và các công ty viễn thông

Nền kinh tế Ảrập Saudi có tốc độ tăng trưởng 1,2% trong quí 1-2018, sau khi chỉ đạt tốc độ tăng trưởng 0,9% trong năm 2017. Điều này là do giá dầu tăng cao hơn trong những tháng đầu năm và chính phủ mạnh tay tăng lương và phúc lợi xã hội nhằm giảm nhẹ tác dụng phụ của các liệu pháp sốc mà nước này đang áp dụng

Nhưng theo ý kiến của nhiều doanh nhân, nền kinh tế nước này sẽ mất nhiều năm để hoàn toàn phục hồi. Và họ cũng không rõ tàn tích để lại sau cuộc phẫu thuật nền kinh tế sẽ còn lại gì. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự kiến nền kinh tế sẽ tăng trưởng 1,9% trong năm nay, sau đó sẽ tiếp tục tăng dần lên mức 2,3% vào năm 2023. Dù vậy, đây vẫn là con số thấp hơn đáng kể so với tốc độ tăng trưởng những năm giá dầu bùng nổ

Thích ứng thay đổi

Nhiều ý kiến cho rằng, những chính sách gần đây của Ảrập Saudi sẽ có tác động tiêu cực tới nền kinh tế và khó có thể khôi phục. Nền kinh tế Ảrập Saudi “là một con tàu lớn”, Karen Young, một học giả cấp cao tại Học viện Vùng Vịnh Ảrập ở Washington, nói. “Và như vậy thì nó cũng không dễ bẻ lái”

Dù trong thời gian qua, sự bùng nổ của các mô hình kinh doanh mới nhưng nó không đủ thay đổi hoàn toàn khu vực tư nhân của vương quốc này. “Tôi vẫn thấy khu vực nhà nước đóng tiếp tục vai trò chủ đạo”

Một rủi ro khác có thể kể đến là sự gia tăng bất bình đẳng và chênh lệch thu nhập giữa người giàu và người nghèo; giữa giới tinh hoa bảo thủ và tầng lớp cấp tiến. Hiện nay, trong xã hội Ảrập Saudi đã xuất hiện nhiều phản ứng về tình trạng giá cả tăng cao và tình trạng thất nghiệp đã lên tới con số gần 13%

Nhưng nhìn ở khía cạnh tính cực hơn, Hamdi AlZaim biết mỗi cải cách đều có giá của nó. Ở tuổi 31, anh là giám đốc phát triển kinh doanh cho công ty gia đình tên Công ty Bất động sản và Nhà thầu quốc tế Gulf, chuyên kinh doanh vật liệu và thiết bị xây dựng

Xây dựng là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất do suy thoái kinh tế. Khi chính phủ hạn chế chi tiêu, các hợp đồng xây dựng giảm mạnh, các quan chức đã trì hoãn thanh toán cho các nhà thầu. Nhiều công ty trong ngành một là suy giảm sản xuất, hai là phải đóng cửa

Để tìm ra hướng đi riêng cho mình, Công ty Gulf đã đầu tư vào một công ty Thụy Sỹ chuyên sản xuất các thiết bị khử muối hiệu quả, tiết kiệm năng lượng. Điều này có thể là một điểm cộng để thuyết phục tập đoàn Saline Water Conversion của Ảrập Saudi ký hợp đồng với Gulf. Giờ thì hiệu quả không còn là ưu tiên hàng đầu của đất nước này nữa mà chính là những đặc tính ưu việt của sản phẩm

“Phải mất một thời gian chúng tôi mới nhận ra và hiểu rằng đây là một thực tế mới mà chúng tôi phải thích nghi”, AlZaim nói

Những người trẻ tuổi như AlZaim đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch tái cơ cấu kinh tế của thái tử Mohammed. Song hành với đó, Chính phủ Ảrập Saudi cũng nới lỏng ràng buộc xã hội tại vương quốc Hồi giáo này. Trong những năm trở lại đây, nhiều chính sách mới, đột phá đã giải phóng giới trẻ như kiềm chế quyền hạn của cảnh sát tôn giáo, chấm dứt lệnh cấm phụ nữ lái xe, và cho phép mở cửa rạp chiếu phim. Đặc biệt, trước đây âm nhạc hiếm khi được nghe ở nơi công cộng thì giờ chính phủ lại đang tài trợ cho các buổi hòa nhạc

Nhưng giới trẻ cũng đối mặt với nhiều thách thức lớn. Khoảng 70% trong tổng số 21 triệu dân Ảrập Saudi dưới 35 tuổi, và nhiều người trẻ đang tiếp tục gia nhập vào thị trường lao động. Dù vậy, cơ hội vẫn còn rất lớn đối với những người trẻ ở quốc gia hồi giáo này

Tại trường Cao đẳng Kinh doanh và Doanh nghiệp Prince Mohammed Bin Salman nằm trên bờ Biển Đỏ, các sinh viên đang chuẩn bị cho một nền kinh tế hoàn toàn không giống như cha mẹ họ đã học trước đó

Một trong số họ là Abdulrahman Al Saati. Anh đã từ bỏ công việc của mình là một bác sĩ và khởi nghiệp công ty có tên Saati Adventures. Al Saati, 29 tuổi gốc Syria, cho biết, công ty của anh sẽ tổ chức các tour du lịch mạo hiểm khi mà du lịch trở thành một trong những trọng tâm thúc đẩy của chính phủ nằm đa dạng hóa nền kinh tế

“Cơ hội thật tuyệt vời”, Al Saati nói

Trở lại quán cà phê Draft, hàng chục khách hàng ngồi thoải mái trong chiếc ghế dài màu xám mềm mại và trò chuyện trên sân hiên đầy nắng. Mặc một chiếc áo choàng màu nhạt, Al Rashid, chủ quán cho hay: “Bởi những thay đổi gần đây của Ảrập Saudi, mọi người sẽ dần phải thay đổi để thích nghi với những xu hướng mới”

Trúc Diễm
 
Quốc Gia Công Nghệ Saudi Arabia
- Thông tin Saudi Arabia muốn nâng tỷ lệ cổ phần sở hữu tại Tesla (Mỹ), công ty sản xuất xe điện cao cấp và nhà sản xuất tấm năng lượng mặt trời cũng như hệ thống trữ năng lượng bằng pin lithium-ion làm dấy lên những hoài nghi, nhưng đây có thể là kế hoạch để vương quốc dầu mỏ này đa dạng hóa nền kinh tế, giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn thu từ nhiên liệu hóa thạch

ad1a9_anh_1.jpg

Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman muốn xây dựng nền kinh tế nước nhà theo hướng đặt trọng tâm vào công nghệ

Saudi Arabia muốn tăng tỷ lệ cổ phần ở Tesla


Tờ The Wall Street Journal ngày 13-8 dẫn các nguồn tin cho biết Quỹ đầu tư quốc gia Saudi Arabia (PIF) đang cân nhắc nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần tại Tesla so với mức nắm giữ gần 5% hiện nay. Các cuộc thảo luận giữa các quan chức Saudi Arabia về việc mua thêm cổ phần của Tesla đang tăng tốc sau khi Elon Musk, giám đốc điều hành Tesla, tiết lộ trên Twitter vào tuần trước rằng ông muốn đưa Tesla trở thành công ty tư nhân (không giao dịch cổ phiếu trên sàn chứng khoán) bằng cách huy động quỹ để mua lại toàn bộ cổ phần của Tesla trên thị trường chứng khoán với giá 420 đô la Mỹ/cổ phiếu. Mục đích của động thái này là để Tesla có thể tập trung vào chiến lược dài hạn, tránh được những xao nhãng do những biến động mạnh của giá cổ phiếu

Ngay lập tức, câu hỏi được đặt ra là làm sao Musk có thể huy động nguồn tài chính khổng lồ ước tính khoảng 71 tỉ đô để mua lại toàn bộ cổ phiếu Tesla trên thị trường với giá 420 đô la/cổ phiếu

Hôm 13-8, Musk tiết lộ thêm rằng ông đã thảo luận với PIF trong hai năm qua về kế hoạch đầu tư lớn vào Tesla để đưa Tesla trở thành công ty tư nhân. Musk khẳng định ông đã có cuộc họp với các đại diện của PIF hôm 31-7 và sau cuộc họp này, ông tin chắc rằng PIF sẽ thực hiện một thương vụ với Tesla. Ngoài ra, Musk cho biết ông cũng thảo luận với một số nhà đầu tư khác về kế hoạch đưa chuyển Tesla trở thành công ty tư nhân

Các nguồn tin nắm rõ vấn đề cho biết trong những tháng gần đây, các lãnh đạo của PIF đã tiếp cận Tesla nhiều lần để thảo luận kế hoạch đầu tư vào Tesla

Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu PIF có chủ động đàm phán với Musk về kế hoạch đưa Tesla trở thành công ty tư nhân hay không và liệu PIF có đủ nguồn lực tài chính để làm như vậy không

d79ed_anh_2.jpg

Elon Musk, giám đốc điều hành Tesla, muốn đưa Tesla trở thành công ty tư nhân bằng cách mời chào Saudi Arabia và các nhà đầu tư khác mua vào cổ phần của Tesla

Đặt cược vào công nghệ


Một thương vụ của PIF với Tesla, nếu diễn ra, sẽ cho thấy rằng Saudi Arabia đang đặt cược lớn vào các công nghệ mới có thể tạo ra nguồn thu cạnh tranh với “cỗ máy in tiền” lớn nhất của Saudi Arabia hiện nay là dầu mỏ. Saudi Arabia thấy rõ rằng dự trữ dầu của nước này cuối cùng sẽ cạn dần và nhu cầu tiêu thụ dầu của xe cộ cũng sẽ giảm dần trong thế kỷ 21 khi xe điện ngày càng phổ cập

Các dòng xe điện cao cấp của Tesla, nếu được sản xuất tại Saudi Arabia, có thể tiếp sức cho các dự án đầu tư công nghệ khác và tạo ra một nền tảng để xây dựng “Tầm nhìn 2030” cho Saudi Arabia, nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào dầu mỏ, đa dạng hóa nền kinh tế, phát triển các dịch vụ công cộng như y tế, giáo dục, giải trí, du lịch, tăng giao thương hàng hóa ngoài dầu mỏ với các nước

Cha đẻ của “Tầm nhìn 2030” là Thái tử Mohammad bin Salman, phó thủ tướng thứ nhất Saudi Arabia kiêm chủ tịch Hội đồng kinh tế và phát triển quốc gia Saudi Arabia

SolarCity, công ty con của Tesla, là nhà cung cấp các tấm pin năng lượng mặt trời và các hệ thống trữ điện bằng pin lithium-ion

Trong khi đó, Saudi Arabia đã công bố kế hoạch xây dựng dự án sản xuất điện mặt trời lớn nhất thế giới vào năm 2030 nhằm thay thế điện được sản xuất bằng dầu khí và tạo ra một trung tâm sản xuất tấm năng lượng mặt trời và pin lithium-ion ở Trung Đông. Tổng chi phí đầu tư cho dự án này lên đến 200 tỉ đô la.

Không chỉ hướng đến các dự án điện mặt trời và sản xuất xe điện, Saudi Arabia còn muốn xây dựng một thành phố thông minh trên sa mạc có tên gọi Neom với tổng vốn đầu tư 500 tỉ đô la được huy động từ PIF và các nhà đầu tư quốc tế. Thành phố này sẽ sử dụng năng lượng tái tạo và được vận hành bởi các robot trong các hoạt động như an ninh, chăm sóc người già, giao hàng... Nó sẽ là một đặc khu kinh tế được quản lý bằng luật lệ riêng. Các quan chức Saudi Arabia hy vọng dự án này sẽ trở thành thỏi nam châm thu hút đầu tư công nghệ và sáng tạo trên toàn cầu vào các lĩnh vực năng lượng tái tạo, xe tự lái, công nghệ sinh học, sản xuất kỹ thuật cao, truyền thông, giải trí...

Hồi đầu năm nay, Thái tử Mohammed bin Salman, người đứng đằng sau các dự án trên, đã có chuyến thăm Thung lũng Silicon ở bang California Mỹ để tìm kiếm các thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực công nghệ. Ông hy vọng sẽ thu hút được nguồn lực chuyên môn công nghệ đến vương quốc Saudi Arabia bằng cách mua cổ phần trong các công ty công nghệ nước ngoài. Ông đặt tầm nhìn đưa Saudi Arabia trở thành một nền kinh tế dựa vào công nghệ thay vì dầu mỏ. PIF xác định công nghệ là mảng đầu tư quan trọng và đã thực hiện nhiều thương vụ đầu tư vào các công ty công nghệ bao gồm khoản đầu tư 3,5 tỉ đô để mua cổ phần của hãng gọi xe Uber vào năm 2016

Các nguồn tin cho biết gần đây, Thái tử Salman đã thúc đẩy các cuộc thảo luận nâng tỷ lệ cổ phần của PIF tại Tesla. Masayoshi Son, giám đốc điều hành tập đoàn đầu tư SoftBank khuyên PIF nên mua cổ phần của công ty chế tạo pin xe điện Contemporary Amperex Technology của Trung Quốc nhưng Thái tử Salman thích Tesla hơn vì đây là công ty Mỹ

Saudi Arabia huy động tiền từ đâu ?


Giới phân tích nhận định có nhiều cản trở tài chính đối với thương vụ nâng tỷ lệ cổ phần của PIF tại Tesla do PIF đang kẹt vốn, vì đã cam kết tài chính cho nhiều dự án đầu tư bao gồm 20 tỉ đô la cho một quỹ đầu tư cơ sở hạ tầng do công ty quản lý tài sản Blackstone (Mỹ) quản lý, 45 tỉ đô la cho Quỹ Tầm nhìn của tập đoàn đầu tư SoftBank (Nhật Bản), cũng như cam kết đầu tư vào dự án thành phố công nghệ Neom. Chính phủ Saudi Arabia đang muốn dựa vào tập đoàn dầu khí quốc gia Saudi Aramco để huy động các khoản vay hàng chục tỉ đô la để bơm vào PIF

Sau khi gác bỏ kế hoạch chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng, 5% cổ phần của Saudi Aramco, các quan chức Saudi Arabia đang xúc tiến một kế hoạch khác, đó là Saudi Aramco mua cổ phần kiểm soát của một công ty hóa chất thuộc sở hữu của PIF. Thương vụ này, nếu thành công, sẽ giúp ngân quỹ của PIF có thêm 50-70 tỉ đô la. Để huy động thêm vốn, PIF cũng đang tìm kiếm các khoản vay trên thị trường quốc tế

Lê Linh
 
Saudi Arabia muốn thu hút 427 tỷ USD vốn đầu tư phát triển công nghiệp
Việc công bố chương trình phát triển mới là động thái mới nhất liên quan tới kế hoạch Vision 2030 của Saudi Arabia sau vụ nhà báo Jamal Khashoggi bị sát hại năm ngoái...


lynxnpef0p0k3l-15486669192271272982935-crop-15486669255412053405718.jpg

Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia Khalid al-Falih tại một cuộc họp báo ở Riyadh, Saudi Arabia vào ngày 9/1/2019

Saudi Arabia đang nhắm tới thu hút 1.600 tỷ Riyal (427 tỷ USD) từ khu vực kinh tế tư nhân thông qua chương trình Phát triển công nghiệp quốc gia và Logistics (NIDLP) trong 10 năm tới nhằm đa dạng hoá nền kinh tế, Bộ trưởng Năng lượng Khalid al-Falih của nước này cho biết vào thứ 7 tuần trước (26/1)

Theo hãng tin Reuters, chương trình này nằm trong kế hoạch cải cách Vision 2030 dưới sự chỉ đạo của Thái tử Mohammed bin Salman, nhằm giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế Saudi Arabia vào dầu mỏ, khí gas, và tạo việc làm cho người dân. Một trong những mục tiêu của Vision 2030 là nâng tỷ lệ đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP từ 40% lên 65%

Falih cho biết vào ngày hôm nay (28/1), nước này sẽ công bố các dự án trị giá 18,6 tỷ USD, đã "sẵn sàng để đàm phán" theo chương trình NIDLP để thúc đẩy phát triển công nghiệp, khai khoáng, năng lượng và logistics

Ở giai đoạn sau, quốc gia Trung Đông này sẽ công bố các dự án quân sự, hoá chất và doanh nghiệp nhỏ, trị giá 50 tỷ USD, Bộ trưởng Năng lượng của Saudi Arabia nói tại một cuộc họp báo nhưng không cho biết lộ trình cụ thể

NIDLP nhắm tới thu hút vốn từ cả nhà đầu tư trong nước lẫn nước ngoài. Chương trình này sẽ kết hợp các lĩnh vực gồm khai khoáng, công nghiệp và năng lượng, trong đó mỗi lĩnh vực đều đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch trao quyền cho khu vực tư nhân để trở thành động lực chính cho tăng trưởng kinh tế, Falih cho biết

Tại cuộc họp báo, Bộ trưởng Giao thông Nabeel al-Amudi của Saudi Arabia cũng cho biết NIDLP sẽ triển khai 60 sáng kiến trong lĩnh vực logistics, gồm 5 sân bay mới và 2.000 km đường sắt, và nhắm tới thu hút hơn 35,8 tỷ USD vốn đầu tư

"Chúng tôi đặt mục tiêu đưa ngành logistics đóng góp 58,7 tỷ USD vào GDP", ông Nabeel nói

Với kế hoạch Vision 2030, Saudi Arabia muốn đưa khu vực tư nhân vào vận hành phần lớn cơ sở hạ tầng giao thông của đất nước, gồm các sân bay và cảng biển, còn chính phủ giữ vai trò quản lý

Việc công bố NIDLP là động thái mới nhất liên quan tới Vision 2030 của Saudi Arabia sau vụ nhà báo Jamal Khashoggi bị sát hại tại lãnh sự quán nước này ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 10 năm ngoái. Sau vụ việc này, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp lớn của nước ngoài đã rút khỏi hội thảo đầu tư lớn nhất của Saudi Arabia. Kể từ đó, nhiều doanh nghiệp cũng do dự trong việc mở rộng đầu tư vào quốc gia Trung Đông này

Ngọc Trang
 
Top