What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Người đại diện của nhà khoa học

LOBBY.VN

Administrator
GS Vũ Hà Văn
Đoán suy nghĩ của vợ khó hơn quản lý quỹ nghìn tỷ

- GS.TS Vũ Hà Văn - người từng đoạt giải Toán quốc tế Schweitzer năm 1991, 1992 và 1993, giải thưởng Fulkerson quốc tế về toán học đã có phần chia sẻ xung quanh câu chuyện liên quan đến Quỹ 1.000 tỷ đồng cùng câu chuyện cảm động về bố mẹ...


Nhà báo Hà Sơn: Thưa GS, tin vui cho giới khoa học Việt Nam đó là ông vừa đảm nhiệm chức Giám đốc khoa học Viện Big Data và tham gia điều hành Quỹ với khoản đầu tư 1.000 tỷ đồng trong 3 năm. Đi kèm với vinh dự sẽ là những áp lực phía trước phải không ông ?

GS Vũ Hà Văn: Chính xác vì mục đích của Viện Big Data này và cái quỹ ngoài việc nghiện cứu đề tài chúng tôi thấy có ý nghĩa thì nó nằm trong một bức tranh lớn hơn là muốn thúc đẩy đời sống khoa học của Việt Nam. Đây là một nhiệm vụ tôi nghĩ sẽ rất khó. Nhưng hiện nay với sự tham gia của Vingroup nó tạo ra một mô hình mới trong việc nghiên cứu khoa học đấy là doanh nghiệp hợp tác với hàn lâm. Tôi thấy là bước tiến rất đúng hướng nên mặc dù việc khó như vậy nhưng mình cũng thử làm để có những bước đầu tiên sau này có những người trẻ hơn đi tiếp

- Nhắc đến ông nhiều người sẽ nhớ ngay đến những thành tích ở lĩnh vực Toán học. Là người đam mê và theo đuổi Toán học ông đánh giá ra sao về sự phát triển đáng kể những năm gần đây khi Toán học Việt Nam có sự tăng vọt về số lượng công trình được công bố quốc tế?


GS Vũ Hà Văn: Đoán suy nghĩ của vợ khó hơn quản lý quỹ 1.000 tỷ đồng

- Đó là dấu hiệu tốt. Tôi thấy số người Việt Nam trẻ làm Toán học sống ở các nước phương Tây tăng lên đáng kể và chất lượng cũng tăng rất đáng kể. Chẳng hạn cách đây 30 năm trong những trường Top 50 của Mỹ có một vài Giáo sư người Việt cũng là sự đặc biệt. Còn hiện nay dưới 40 tuổi đã là Giáo sư của các trường thì số này đã khá nhiều. Đây là một tín hiệu rất vui mừng

Ông du học và sống ở nước ngoài nhiều năm, tiếp cận được nhiều nền văn minh mới với những kinh nghiệm tích luỹ. Vậy môi trường lao động sáng tạo của thế giới và Việt Nam theo ông đâu là điều khác biệt cơ bản ?

- Theo tôi điều khác biệt cơ bản là các nước phương Tây họ tạo ra cho mình môi trường làm việc tốt hơn. Tức là gần như các nhà khoa học ngoài chuyện nghiên cứu khoa học không phải lo gì nhiều về giấy tờ sổ sách. Còn mức sống tuỳ theo từng nước, Mỹ có thể tốt hơn, Pháp cũng không phải quá thừa thãi nhưng môi trường để nghiên cứu và không khí nghiên cứu làm cho mình muốn làm việc tốt hơn


Người trẻ bao giờ cũng giỏi hơn người đi trước

Ông kỳ vọng gì ở các nhà toán học trẻ nói riêng và các nhà khoa học nói chung tại Việt Nam ?

- Kỳ vọng ư ? Tôi nghĩ rằng những người trẻ hơn bao giờ cũng giỏi hơn những người đi trước

Toán học gắn bó với ông nhiều năm và sẽ có người đặt câu hỏi điều gì khiến ông dành đam mê cho môn này đến vậy ? Toán học mang lại những điều tích cực gì cho ông trong cuộc sống ? Ông giải Toán số giỏi nhưng có "bài toán cuộc đời" nào khó chưa giải được hay không ?

- Tôi bắt đầu đi học chuyên toán từ năm cấp 1 đến bây giờ cũng được gần 40 năm. Học toán làm cho mình nhìn cuộc sống chính xác hơn, tôi nghĩ là như vậy. Tức là mình phân tích các hiện tượng trong cuộc sống hoặc là đọc báo hàng ngày cũng có thể đọc tin đấy dưới con mắt một nhà khoa học sẽ nghĩ tin đấy nó khác hơn một cách bình thường. Chẳng hạn những tin giật gân dưới con mắt khoa học những tít đó có thể giải thích được chẳng hạn. Nó cũng không phải là một điều gì quá khủng khiếp

Còn trong cuộc sống số lượng công việc mọi người giải quyết được thường là cố định, nếu mình giải quyết được nhiều vấn đề trong toán học sẽ có rất nhiều vấn đề khác mình không giải quyết được. Chẳng hạn như về nhà đoán được vợ đang nghĩ gì là một câu hỏi rất khó và luôn luôn không có lời giải. (cười)


GS Vũ Hà Văn: Đoán được vợ đang nghĩ gì là một câu hỏi rất khó

Tôi cứ nghĩ những người học Toán giỏi như ông sẽ thông minh và có tính logic, phán đoán giỏi chứ ?

- Vâng nhưng trong phán đoán này lại không cần logic lắm bạn ạ !

Có một chi tiết từ mẹ ông khiến tôi ấn tượng đó là khi ông còn nhỏ mỗi lần cho ăn cơm mẹ ông sẽ đọc một câu chuyện và có một điều kỳ lạ là chỉ sau 2, 3 lần đọc như vậy ông đã gần như nhớ được cốt chuyện và kể lại? Có vẻ như ngoài sự yêu thương, chăm sóc, mẹ cũng chính là người truyền cảm hứng cho ông gắn bó và yêu thêm theo Toán từ khi còn nhỏ ?

- Vâng, sự chăm sóc của mẹ lúc nào cũng làm tôi cảm động. Ngay cả bây giờ, mặc dù tôi cũng gần 50 tuổi rồi. Tôi ở Việt Nam thỉnh thoảng các buổi tối vẫn về nhà ăn cơm với ông bà, thỉnh thoảng bà vẫn kể chuyện cho nghe. Nhưng bây giờ bà kể cho 2 lần mình cũng chả nhớ, có khi bà cũng không nhớ...!

Nhưng tình cảm đấy nó làm động lực rất lớn cho tôi. Mặc dù tôi sống ở nước ngoài 30 năm, tôi đi từ năm 1987 nhưng tình cảm gia đình lúc nào cũng là động lực cho tôi vượt qua được những khó khăn, thử thách


GS Vũ Hà Văn: Bố là người hướng dẫn tôi học chuyên Toán
- Ông chịu ảnh hưởng như thế nào từ cha, mẹ của mình về con đường đi hôm nay, về nhân cách sống ?

- Vâng, tôi ảnh hưởng nhiều từ gia đình của mình. Bố tôi là 1 nhà thơ nhưng trước đây ông cũng là một bác sĩ nên một bên có sự bay bổng và một bên logic rất chuẩn, đặt những kế hoạch cho gia đình rất tốt. Chính bố tôi là người hướng dẫn tôi học chuyên Toán. Hồi bé tôi cũng chả biết chuyên Toán là gì, chỉ thích thôi chứ cũng không biết sự tồn tại của lớp chuyên Toán

Cách hướng đạo của bố và những quyển sách trong gia đình, hoặc là những câu chuyện bố mẹ kể nó cũng ảnh hưởng rất nhiều đến suy nghĩ của tôi về sau

Sơn Hà - Xuân Quý - Huy Phúc - Bạt Tuấn
 
Top