What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Tổng thống Putin

LOBBY.VN

Administrator
Thủ tướng Nga Putin ra mắt trang web vận động tranh cử Tổng thống

Ngày 12/1, Thủ tướng Nga Vladimir Putin đã ra mắt trang web cho chiến dịch tranh cử Tổng thống của mình và một bản tuyên ngôn cũng được đăng trên đó

Theo Cơ quan thông tấn RIA Novosti, đơn vị thiết kế trang web, trang web có tên www.putin2012.ru gồm nhiều chuyên mục như: Mục tiêu chiến dịch tranh cử, tiểu sử, sở thích, sự kiện và những quan điểm phổ biến của ông Putin

Trong phần “Hãy cùng thay đổi nước Nga”, người truy cập có thể đưa ra những đề xuất của mình với ông Putin

Trong một tuyên bố được đăng trên trang web, ông Putin cho hay vào ngày 4/3, ngày bầu cử Tống thống Nga, sẽ chấm dứt tình trạng đàn áp của cảnh sát, làm cho chính phủ có trách nhiệm hơn và cải thiện đời sống nhân dân

Bản tuyên bố cũng nêu rằng: “Chúng tôi sẽ đảm bảo trách nhiệm của Nhà nước đối với người dân. Chúng tôi sẽ tạo ra một cơ chế hiệu quả để người dân có thể kiểm soát đối với hoạt động của Nhà nước trong các lĩnh vực như chống tham nhũng, chi tiêu ngân sách nhà nước, giá cả dịch vụ công, xây dựng đường xá và thực thi pháp luật”

Ông Putin còn kêu gọi thành lập một “Tòa án hành chính để xử lý các khiếu nại của người dân đối với nhà nước”. Ông cũng hứa hẹn sẽ tăng lương và lương hưu, và mục tiêu kinh tế chiến lược của Nga là tăng gấp đôi năng suất trong thập kỷ tới

Trong lĩnh vực quốc phòng, ông Putin tuyên bố sẽ tiếp tục hiện đại hóa và nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng vũ trang: “Chúng ta cần một đội ngũ quân đội và hải quân xứng đáng trên mặt trận, chuyên nghiệp, và rất năng động”, ông nhấn mạnh

Đối với các chính sách đối ngoại trong tương lai, Thủ tướng Nga cho thấy Nga sẽ tuân thủ chính sách mạnh mẽ hơn, đáp ứng hiệu quả với bất kỳ động thái đơn phương nào, ông cho biết: “Các đối tác nếu có động thái đơn phương bỏ qua ý kiến và lợi ích của Nga sẽ nhận được một đánh giá phù hợp và phản ứng tương xứng”

Phát ngôn viên của Thủ tướng Nga Dmitry Peskov cho biết “Đó là nguồn tài nguyên trực tuyến hiện đại và đáng tin cậy, nơi trình bày những thông tin cần thiết về ông Putin với vai trò là ứng viên cử viên tổng thống”

Theo Tân Hoa xã, trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới ông Putin sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các nhà lãnh đạo của ba đảng đối lập trong Quốc hội
 
Last edited:
Đại kế hoạch châu Á

Vladimir Putin muốn tạo ra những thay đổi căn bản trong cục diện địa chính trị tại khu vực châu Á, nhằm củng cố vị thế của Nga, và ngăn ảnh hưởng của Mỹ và phương Tây

Thủ tướng sắp trở lại làm Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thể hiện mối quan tâm đặc biệt dành cho châu Á. Trong nhiệm kỳ tới, Putin chắc chắn sẽ duy trì quan hệ tốt với Trung Quốc, củng cố vị thế của Moscow tại Trung Á, thu xếp những gì còn lại ở chiến trường Afghanistan sau khi Mỹ rút quân, ngăn ngừa một cuộc chiến hoặc khủng hoảng xảy ra tại bán đảo Triều Tiên, và hòa nhập hơn nữa vào mạng lưới Đông Á đầy sôi động về kinh tế. Cùng lúc đó, ông Putin vẫn rất muốn củng cố vai trò của Nga tại châu Âu

Đó là một danh sách dài các việc cần làm, nhưng Nga đã thành công trong việc nâng vị thế của mình tại châu Á trong những năm gần đây. Quan hệ của họ với Trung Quốc và Ấn Độ rất khăng khít, trong khi quan hệ với Iran và CHDCND Triều Tiên vẫn ổn định bất chấp mọi biến động xoay quanh hai quốc gia này

Năm ngoái, Nga đã tham gia hội nghị Thượng đỉnh Đông Á – hội nghị được cho là quan trọng nhất bàn về thể chế an ninh đa quốc gia ở khu vực này. Đại diện của Nga cũng thường tham dự vào các cuộc họp và đối thoại của Hội nghị các Bộ trưởng Quốc phòng của ASEAN, Đối thoại hợp tác châu Á, và các hội nghị quan trọng khu vực mà trước kia họ từng vắng bóng

Nhưng các sáng kiến của Nga vẫn chỉ được coi là các giải pháp về sau. Thậm chí khu vực phía đông của nước Nga cũng ít có sự hội nhập về mặt kinh tế với khu vực năng động của Đông Á, trong khi tính năng động của ngoại giao Nga lại bị ghìm lại trong xung đột với Nhật, Nga và Mỹ đều thất bại trong việc cùng nhau tái thiết tại châu Á, và Nga cũng khó điều chỉnh được tương quan với một Trung Quốc đang trỗi dậy hoặc phát triển một phương tiện để kiểm soát các hệ quả

Sự thật là Putin đã lựa chọn Trung Quốc là điểm đến trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên vào cuối tháng Chín vừa qua, khi ông tuyên bố rằng ông sẽ ra tranh cử lần nữa. Nhưng nếu hiểu rằng đây là dấu hiệu cho thấy Nga sẽ tiến gần Bắc Kinh hơn trong những năm tới sẽ là một sai lầm

Chuyến thăm vào tháng Mười vừa qua của ông Putin đã được lên kế hoạch từ trước tuyên bố của ông, và thực tế là ông không hề theo đuổi các chính sách đặc biệt hướng tới Bắc Kinh trong các nhiệm kỳ Tổng thống trước đó (2000-2008)

Trong các bài báo hoạch định chính sách hành động của Putin trong cuộc đua vào điện Kremlin, ông cũng nói rõ về quan điểm với Trung Quốc. Ông bày tỏ hoan nghênh với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Ông viết: “Trước hết, tôi cho rằng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc không phải là một sự đe dọa, nhưng là một thách thức đồng thời mang đến tiềm năng to lớn cho hợp tác kinh tế - một cơ hội để bắt kịp xu hướng tại Trung Quốc và chèo lái nền kinh tế của chúng ta”, chẳng hạn như sử dụng các nguồn đầu tư của Trung Quốc để hồi sinh lại miền Viễn Đông của nước Nga

Thực tế suốt hai thập kỷ qua, hai quốc gia đã theo đuổi chính sách gần giống nhau trong một loạt vấn đề, bao gồm an ninh khu vực và trật tự thế giới. Họ chia sẻ sự không hài lòng với một số hành động của phương Tây chẳng hạn như can thiệp quân sự - nhân đạo của NATO vào Libya, Serbia và những nơi khác

Nhưng Putin đã làm sáng tỏ một điều rằng ông trân trọng các giá trị độc lập quốc gia, chủ quyền và tự do hành động của nước Nga trên tất thảy – đó cũng là cách mà Bắc Kinh làm. Mặc dù quan hệ giữa Nga và Trung Quốc được cải thiện đáng kể từ sau Chiến tranh Lạnh nhưng Moscow và Bắc Kinh vẫn chưa hình thành một liên minh phòng thủ chung. Họ vẫn có xu hướng theo đuổi sự khác biệt của mỗi bên

Ông Putin thúc đẩy thành lập một Liên minh Âu - Á và nếu được công nhận, Moscow sẽ lại giành được vị thế lãnh đạo trong một khối đa quốc gia gắn kết chặt chẽ từ những nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ. Với một khu vực đồng rúp hiện nay, Moscow có thể giành được vị thế rất lớn cho dù tiềm năng kinh tế của họ thua kém Trung Quốc. Kế hoạch này cũng nhằm thu hẹp ảnh hưởng của Trung Quốc ở các quốc gia thuộc Liên Xô cũ

Tổ chức Hợp tác Thượng Hải SCO do Trung Quốc đang làm chủ trì đã tìm cách để mở rộng ảnh hưởng kinh tế, an ninh và các hoạt động khác lên các khu vực tương tự giống như Liên minh Âu-Á. Nga đã phản đối các đề xuất của Bắc Kinh nhằm thiết lập một khu vực thương mại tự do và các hội nhập kinh tế khác trong khuôn khổ của SCO, mà điều này trên thực tế có thể củng cố tầm ảnh hưởng về kinh tế của Bắc Kinh trong khu vực Âu-Á

Một lý do khác khiến cho Putin thúc đẩy ý tưởng Liên minh Âu-Á là vì Moscow muốn kiềm chế sự hiện diện của Mỹ tại Trung Á sau khi NATO rời Afghanistan. Putin cũng phàn nàn về thất bại của NATO trong việc ngăn chặn buôn lậu thuốc phiện tại Afghanistan sang Nga và Trung Á, và ông muốn Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể cũng như SCO có vai trò đứng đàu trong việc giải quyết vấn đề trên, cùng với các thách thức an ninh khu vực tại Trung Á

Trong khi đó, Putin cũng sẽ tiếp tục gây dựng quan hệ thân thiện với Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai và các lãnh đạo khác, hứa hẹn với họ rằng Nga sẽ trợ giúp về quân sự và kinh tế, tận dụng căng thẳng giữa họ với NATO. Trên tất thảy, Nga sợ rằng NATO sẽ đơn giản là cứ thể rút đi khỏi cuộc xung đột, và đổ trách nhiệm về một cuộc nội chiến khác tại Afghanistan cho Moscow vào lúc mà các chính quyền Trung Á có vẻ dễ bị chủ nghĩa khủng bố cực đoan và các cuộc nổi dậy kiểu Mùa xuân Ả Rập tấn công nhất

Một ngạc nhiên nữa mà Putin dành cho châu Á sẽ là quan hệ với Pakistan. Quan hệ giữa Moscow và Islamabad đã căng thẳng suốt vài thập kỷ qua do Pakistan ủng hộ chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan, hỗ trợ cho Mỹ và Trung Quốc chống lại Nga, và các chính sách đối đầu với Ấn Độ - đồng minh của Nga

Nhưng Putin giờ đã đồng ý có chuyến thăm chính thức tới Islamabad vào tháng Chín tới đây. Củng cố quan hệ với Pakistan có thể mang lại cho Moscow một tầm ảnh hưởng lớn hơn tại Afghanistan thời hậu NATO, bao gồm cả việc có đối thoại với Taliban cũng như tăng cường đòn bẩy của Nga với Ấn Độ

Ấn Độ có thể sẽ tiếp bước Trung Quốc và phát triển mối quan hệ thương mại và đầu tư cân bằng hơn với các quốc gia khác cũng như phương Tây. Có ảnh hưởng tại Islamabad sẽ giúp Moscow có vị thế tốt hơn trong việc trung gian giữa New Delhi và Islamabad, và nhờ đó vạch giới tuyến rõ ràng cho Ấn Độ để duy trì quan hệ tốt hơn với Nga

Một trong những điều thú vị nữa là chính sách đối ngoại của ông Putin cũng dành khá nhiều nội dung về Triều Tiên. Putin viết rằng: “Chúng ta vẫn kiên trì bảo vệ quan điểm phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên – chủ yếu thông qua các biện pháp chính trị và ngoại giao – và việc sớm tái thiết các vòng đàm phán sáu bên”. Hẳn nhiên là Nga muốn hạ nhiệt căng thẳng tại bán đảo Triều Tiên vì lợi ích kinh tế và an ninh của Nga

Còn về Iran ? Việc Putin trở lại làm Tổng thống Nga dường như cũng không khiến cho chính sách của Nga đối với Tehran thay đổi. Nga bắt đầu bỏ phiếu cho lệnh trừng phạt nhằm vào Iran từ năm 2006 khi ông Putin vẫn còn làm Tổng thống

Cũng như mọi người dân Nga, Putin không mấy tin tưởng vào Tehran và không muốn Iran có vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, Moscow vẫn có thể tiếp cận gần hơn tới Iran nếu như quan hệ giữa Nga và phương Tây gặp trục trặc. Và Nga chẳng có lý gì lại ủng hộ các lệnh trừng phạt thêm của Liên Hợp Quốc đối với Iran khi mà các trừng phạt hiện giờ đã xua đuổi hầu hết doanh nghiệp nước ngoài ra khỏi lãnh thổ Iran

Điều này lại là cơ hội để Nga và Trung Quốc ngự trị các mối quan hệ kinh tế với Iran. Putin và các lãnh đạo khác có vẻ hài lòng với tình trạng hiện nay, với việc Iran bị các đối tác kinh tế phương Tây xa lánh và căng thẳng liên quan tới Tehran đã đẩy giá dầu lên cao ngất

Tất nhiên cùng lúc đó, Putin và các quan chức ngoại giao hàng đầu của Nga đã tạo ra một nỗ lực rất lớn để xác nhận lại vị thế của Nga như là một nhân tố then chốt tại châu Á trong các lãnh vực khác nhau – ngoài dầu lửa và vũ khí

Lê Thu
 
Last edited:
Nga chính thức gia nhập WTO

- Hãng tin RIA Novosti cho hay hôm nay 22-8, Nga chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) khi nghị định thư tham gia Hiệp định Marrakesh có hiệu lực

Nghị định thư tham gia Hiệp định Marrakesh - văn bản gia nhập WTO - dành cho Nga được ký vào ngày 16-12-2011 sau 18 năm đàm phán

Sau đó, ngày 21-7-2012, Tổng thống Nga Vladimir Putin ký một đạo luật liên bang cho phép thực hiện nghị định thư này và đến hôm nay nghị định thư có hiệu lực

Bộ Phát triển kinh tế của Nga cho hay tư cách thành viên WTO sẽ cho phép hạ giá các mặt hàng nhập khẩu lẫn hàng hóa trong nước

Mức thuế quan nói chung sẽ giảm từ 10% xuống 7,8%, thuế các mặt hàng nông sản sẽ giảm từ 13,2% xuống 10,8%, thuế các hàng công nghiệp giảm từ 9,5% xuống 7,3%

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, việc gia nhập WTO sẽ giúp Nga có thêm 3,3% tăng trưởng GDP mỗi năm trong ba năm đầu tiên và mức tăng trưởng này có thể tăng thêm vào những năm sau đó, có thể đạt tới 11%

Nga là thành viên thứ 156 của WTO, là nền kinh tế lớn thứ 9 thế giới với giá trị 1,9 nghìn tỉ USD năm 2011

Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng việc Nga tham gia WTO sẽ tác động xấu đến chủ quyền, an ninh quốc gia và có thể phá vỡ cấu trúc của nền kinh tế. Bản thân Tổng thống Nga Putin cũng cảnh báo phải cẩn trọng thực hiện từng bước trong lộ trình gia nhập tổ chức này
 
Last edited:
Trái phiếu từ thời Xô Viết đang "đuổi" theo Putin
Tổng thống Nga đã cảnh báo nếu như nước Nga hoàn trả tất cả các khoản nợ thời Xô Viết có giá trị lên tới 785 tỷ USD, sẽ không còn gì để trả lương cho bộ đội, bác sĩ và giáo viên

Trái phiếu Xô Viết được phát hành năm 1982, năm cuối cùng trong nhiệm kỳ của Cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Leonid Brezhnev. Tuy nhiên, hiện nay, chính số trái phiếu này lại đang đe dọa đến tình hình tài chính của nước Nga

Các nhà đầu tư và người ăn lương hưu đang hối thúc Matxcơva tôn trọng lời hứa từ giữa những năm 1990 đối với các khoản bảo lãnh lương hưu và các nghĩa vụ khác, trong đó có trái phiếu

Mặc dù không có số liệu chính xác công bố rộng rãi về tổng giá trị của các trái phiếu đã được phát hành, theo ước tính, chính phủ Nga sẽ cần đến 25 nghìn tỷ rúp Nga (tương đương 785 tỷ USD) để giải quyết số nợ từ trái phiếu này

Theo Vladimir Osakovskiy, chuyên gia kinh tế trưởng tại Bank of America Merrill Lynch chi nhánh Matxcơva, số tiền này tương đương với gần 1 nửa sản lượng kinh tế của nước Nga đồng thời khiến nợ của chính phủ Nga tăng lên gấp 10 lần

Mới đây nhất, hồi tháng 4, Putin đã ký một quyết định dừng thanh toán tiền nợ trái phiếu cho tới ít nhất năm 2015. Tuy nhiên, phán quyết mới nhất của tòa án châu Âu đã tiếp thêm động lực cho những người nắm giữ trái phiếu tiếp tục đòi lại tiền từ chính phủ

Theo Boris Kheyfets, chuyên gia nghiên cứu về trái phiếu Xô Viết tại Viện kinh tế thuộc Học viện hàn lâm khoa học Nga, những nước trước đây từng nằm trong khối liên minh Xô Viết (USSR) như Kazakhstan đã buộc nhà đầu tư phải chấp nhận được trả 1 phần số tiền nợ ngay sau khi USSR tan rã. Tuy nhiên, Nga lại hứa hẹn cuối cùng sẽ trả số nợ này cho dân chúng

“Đáng lẽ những khoản nợ này phải được giải quyết hết từ những năm 1990. Giờ đây, khoản nợ khổng lồ như vậy sẽ khiến mọi thứ sụp đổ ngay lập tức,” ông bổ sung thêm

Trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, Putin đã thực hiện trả nợ trái phiếu lần đầu tiên. Khi đó, nước Nga được hưởng lợi từ giá dầu tăng cao và có được thặng dư ngân sách. Giờ đây, với quỹ lương hưu đang ngày càng thâm hụt nặng, chính phủ Nga gặp phải tình trạng căng thẳng

Trong 1 cuộc họp hồi tháng trước, Putin đã cảnh báo nếu như nước Nga hoàn trả tất cả các khoản nợ thời Xô Viết, sẽ không còn gì để trả lương cho các bộ đội, bác sĩ và giáo viên

Trong kế hoạch chi ngân sách năm 2012, chính phủ Nga cũng đã trích ra 50 tỷ rúp để hoàn trả nợ trái phiếu. Số tiền tương tự cũng sẽ được trích ra từ ngân sách năm 2013 và 2014

Tháng trước, Putin cho rằng Bộ tài chính Nga nên tiếp tục tiến trình này với ưu tiên hàng đầu dành cho những người cao tuổi nhất. Theo đó, những người qua đời sẽ được hưởng 6.000 rúp (gần 200 USD) tiền hỗ trợ chi phí cho đám tang

Hồi tháng 7, Tòa án nhân quyền liên minh châu Âu có trụ sở đặt tại Strasbourg, Pháp, đã yêu cầu Nga phải trả cho Yuriy Lobanov, 70 tuổi, số tiền 37.150 euro (tương đương 46.497 USD) – gấp 140 lần so với tiền lương hưu hàng tháng. Đây là tiền trả nợ cho các trái phiếu được phát hành từ năm 1982

Trong phán quyết, tòa án cho rằng Nga đã từ chối công bố chính xác số lượng trái phiếu và nhiều lần trì hoãn trả nợ với những lý do “không rõ ràng đối với tòa án”

Nga luôn cố gắng tránh những trường vụ kiện tương tự như thế này, nhưng phán quyết trong trường hợp của Lobanov được đưa ra dựa trên luật pháp nước Nga và sử dụng mức lãi suất thấp nhất có thể để tính toán số tiền nợ. Do đó, theo Vasily Vasilyev, luật sư đến từ Yukov, Khrenov & Partners, khả năng kháng cáo là rất ít

Sau khi phiên tòa kết thúc, Bộ Tư pháp Nga đã ra thông báo tôn trọng phán quyết của Tòa án nhân quyền liên minh châu Âu và bổ sung thêm rằng điều này chỉ áp dụng cho các trái phiếu được phát hành năm 1982

Cách đây 2 năm, Nga quay trở lại thị trường nợ quốc tế sau 12 năm gián đoạn vì vụ vỡ nợ trị giá 40 tỷ USD năm 1998. Theo kế hoạch mà chính phủ Nga đề ra, nước này sẽ lại phát hành trái phiếu chính phủ và trái phiếu công ty niêm yết bằng đồng rúp thông qua các tổ chức quốc tế như Euroclear Bank và Clearstream International vào cuối năm nay

Theo Osakovskiy, trước khi vụ vỡ nợ năm 1998 xảy ra, Nga đã giải quyết số nợ từ thời Sa hoàng với giá 400 triệu USD, tức là bằng 99% so với giá trị ban đầu. Osakovskiy dự đoán điều tương tự cũng sẽ được thực hiện đối với các trái phiếu Xô Viết. Như vậy, nhiều người sẽ được hưởng lợi từ điều này mà chủ yếu là những người về hưu hoặc những người nắm giữ trái phiếu từ đầu

Thu Hương
 
Last edited:
Nga mở trường dạy quản lý cho các lãnh đạo
Chinhphu.vn - Nga sẽ thành lập Trường nghiệp vụ quản lý trực thuộc Văn phòng Tổng thống

Tại LB Nga sau một loạt cuộc hội thảo dành cho các tỉnh trưởng, thị trưởng, Văn phòng Tổng thống quyết định sẽ thành lập trường Nghiệp vụ quản lý. Trường sẽ có chức năng hoàn thiện và nâng cao hơn nữa trình độ quản lý cho các tỉnh trưởng, thị trưởng và các chính trị gia của các tổ chức Đảng nằm trong diện quy hoạch

Để triển khai dự án, sẽ tổ chức và xây dựng Trường quản lý cao cấp trực thuộc Văn phòng Tổng thống. Còn việc triển khai giảng dạy cụ thể sẽ do Học viện Công vụ và Kinh tế quốc dân đảm nhiệm

Theo báo Izvestya, Dự án bắt đầu vận hành kể từ tháng 10 năm nay bằng việc tổ chức một loạt các cuộc hội thảo dành cho thị trưởng của các thành phố lớn như Moscow, Saint-Peterburg…

Các thị trưởng sẽ được nghe giảng về các chủ đề như quản lý đô thị, quy hoạch hóa không gian đô thị và hoàn thiện các công tác quản lý đô thị. Các chuyên gia về kiến trúc và đô thị hóa cả trong và ngoài nước sẽ được mời đến thuyết trình

Sau khóa đào tạo dành cho các tỉnh trưởng và thị trưởng sẽ là khóa đào tạo dành cho đại diện của các chính Đảng, những người nằm trong diện quy hoạch và trong tương lai sẽ đại diện cho chính Đảng của mình tham gia tranh cử vào các cơ quan hành chính ở các tỉnh

Hầu hết các quan chức của các địa phương đều ủng hộ dự án này. Theo họ mặc dù phải thu xếp thời gian để tham gia khóa học, nhưng với định hướng mà dự án đã vạch ra, họ hy vọng sẽ rất hữu ích

Trong quá trình vận động tranh cử, Tổng thống V.Putin có nhắc đến vấn đề này. Và tháng 11 năm ngoái, ông đã nhắc Chính phủ lưu ý tổ chức cho các Bộ trưởng tham gia các khóa bổ túc tuần với mục tiêu đáp ứng được các yêu cầu sau khi Nga gia nhập WTO và để thúc đẩy kinh tế phát triển

Rất có thể chính Trường quản lý cao cấp sẽ là nơi để các Bộ trưởng đến để bổ túc và nâng cao nghiệp vụ

Phạm Hoàng
 
Last edited:
“Chất xúc tác” giúp Nga trở thành quốc gia hùng mạnh
RT trích kết quả của một cuộc khảo sát do Trung tâm nghiên cứu dư luận toàn Nga (VTsIOM) tiến hành cuối tháng 4 cho biết, có khoảng 49% người dân nước này nghĩ Nga là một cường quốc. Con số này thấp hơn chỉ số năm ngoái, 57%

Có khoảng một phần ba số người khi được hỏi đã trả lời rằng họ tin rằng nước Nga sẽ trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới trong vòng 10-15 năm tới

Trả lời cho câu hỏi điều gì đã khiến nước Nga trở thành một quốc gia hùng mạnh và được tôn trọng, 26% lựa chọn nền quân sự hùng mạnh của Moscow, 22% chọn tinh thần và ý chí “sắt đá” của người Nga và 17% trả lời là do Tổng thống Vladimir Putin

Có khoảng 18% cho rằng thành công lớn nhất của Nga trong thập niên vừa qua là cải tổ và phát triển nền quân sự, trong khi 12% cho rằng đó là việc bán đảo Crimea sáp nhập Nga

Một khảo sát khác của VTsIOM hồi tháng 4 cho thấy 83% người Nga trả lời là họ cảm thấy hạnh phúc. Khi được yêu cầu định nghĩa khái niệm hạnh phúc, 30% hồi đáp là do gia đình, 16% trả lời là sức khỏe tốt, 14% nói họ có công việc tốt và 13% nói là do con cái

Trong 10 năm qua, quân đội Nga đã có những bước phát triển đáng kể, từ việc nghiên cứu thành công và đưa vào biên chế những hệ thống khí tài quân sự tiên tiến, góp tiếng nói mạnh mẽ trong phong trào chống khủng bố trên toàn thế giới, tăng quân số thường trực và tập trung nâng cao nguồn lực quân đội, cũng như phát triển “bộ ba hạt nhân” nâng cao sức mạnh răn đe chiến lược

Đức Hoàng
 
Putin - “quân cờ” cuối của Boris Yeltsin làm xoay chuyển quan hệ Nga-Mỹ
Năm 1999, Tổng thống Nga khi đó là ông Boris Yeltsin nói với người đồng cấp Bill Clinton rằng ông đã chọn Vladimir Putin “kế nghiệp” ông trở thành nhà lãnh đạo tiếp theo của nước Nga – tài liệu được giải mật do Thư viện Tổng thống Bill Clinton ở Little Rock, Arkansas, vừa công bố cho biết

Ghi chép của 18 cuộc trao đổi riêng tư, 58 cuộc điện đàm (từ tháng 1/1993, khi ông Clinton nhậm chức Tổng thống Mỹ, cho đến tháng 12/1999, khi ông Yeltsin từ chức) cũng cho thấy “mầm mống” vì sao một mối quan hệ Nga – Mỹ mà chính ông Clinton khẳng định với ông Yeltsin là “đối tác hợp tác bình đẳng” lại đi đến đối đầu gay gắt như hiện nay

Boris “gọi”, Bill “không trả lời”

“Ông đã dẫn dắt đất nước qua một giai đoạn lịch sử và ông để lại một di sản giúp người Nga được hưởng lợi trong nhiều năm tiếp theo” – Ông Clinton nói với ông Yeltsin trong một cuộc điện đàm ngày 31/12/1999, khi nhà lãnh đạo Nga bất ngờ tuyên bố từ chức

“Tôi biết rằng những thay đổi mang tính dân chủ mà ông đã dẫn dắt sẽ giúp nước Nga có thể hội nhập với cộng đồng quốc tế” – ông Clinton cho biết, đồng thời tin rằng các sử gia sẽ gọi ông Yeltsin là “cha đẻ của nền dân chủ Nga”, người đã nỗ lực “để biến thế giới trở thành nơi an toàn hơn”

Thế nhưng theo RT, mối quan hệ Nga – Mỹ “đối tác hợp tác bình đẳng” mà ông Clinton nói, thực chất dựa trên cơ sở Moscow đã làm theo những gì Washington yêu cầu nhưng không được báo đáp

Ông Yeltsin đã đề nghị Mỹ rất nhiều thứ, từ việc ủng hộ cuộc bầu cử Tổng thống Nga năm 1996 cho đến lời hứa rằng việc mở rộng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ không xâm lấn vào lãnh thổ của các nước Cộng hòa thuộc Liên bang Xô viết cũ

Thế nhưng Tổng thống Clinton đã từ chối cái gọi là “hiệp ước quân tử” về chuyện mở rộng của NATO và nói với Tổng thống Yeltsin rằng ông phải thúc đẩy việc mở rộng vì vấn đề chính trị trong nước. Ông Clinton nói, phe Cộng hòa Mỹ đang lợi dụng vấn đề này để giành sự ủng hộ của bộ phận người người Mỹ vốn là con cháu của những người gốc Đông Âu chuyển tới sống ở miền Trung Tây nước Mỹ

Nam Tư và định mệnh của Crimea

Tổng thống Mỹ chỉ tỏ ra dễ thỏa hiệp hơn khi những yêu cầu của ông Yeltsin liên quan tới việc giúp nhà lãnh đạo Nga củng cố quyền lực ở Moscow

Trước thềm cuộc bầu cử năm 1996, ông Yeltsin đã vẽ ra một bức tranh ngày tận thế khi đối thủ của ông chiến thắng, rằng họ sẽ “giành lại Crimea” và thậm chí “đòi cả Alaska”

Tháng 6/1996, ông Yeltsin hỏi vay tiền và các chủ nợ của Câu lạc bộ Paris (nhóm các nước giàu chuyên cho vay để tái thiết đất nước) đã lập tức tái cơ cấu nợ cho Nga, đồng thời Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng thông qua khoản vay 10,2 tỷ USD cho Nga cuối năm đó

“Bill, vì chiến dịch tranh cử của tôi, tôi khẩn thiết cần khoản vay 2,5 tỷ USD cho Nga” – ông Boris Yeltsin nói. “Tôi cần tiền để trả lương và lương hưu”

“Tôi sẽ kiểm tra vấn đề này với IMF và một số người bạn của chúng tôi để xem có thể làm được gì” – ông Clinton đáp lại

Với sự hậu thuẫn về tài chính của Mỹ cùng một chiến dịch vận động có sự tư vấn từ Mỹ, trong đó bao gồm việc xuất hiện trên bìa tạp chí Time và trở thành chủ đề của bộ phim mang tên “Boris xoay chuyển” (Spinning Boris), ông Yeltsin đã chiến thắng trong cuộc bầu cử đó

Rồi cũng đến lúc ông Yeltsin phải báo đáp ông Clinton và điều đó xảy ra vào mùa xuân năm 1999

Để “chặn họng” Boris Yeltsin, khiến Nga không thể lên tiếng phản đối việc NATO tấn công Nam Tư, ông Clinton đã gọi Tổng thống Nam Tư khi đó, ông Slobodan Milosevic, là “một kẻ bắt nạt”, người không được phép “phá hoại mối quan hệ mà chúng ta [Nga và Mỹ] đã nỗ lực suốt 6 năm rưỡi qua để xây đắp”

Suốt 78 ngày đêm chiến dịch tấn công của NATO, ông Yeltsin như “ngồi trên đống lửa” bởi áp lực bủa vây, đến mức có lúc ông đã phải đề nghị gặp ông Clinton “ở một nơi bí mật nào đó… trên thuyền hoặc tàu ngầm hoặc một hòn đảo để không một ai có thể làm phiền” 2 nhà lãnh đạo này thương thảo

Cuối cùng, chỉ có Tổng thống Clinton là có được mọi điều mà ông yêu cầu trong vấn đề Kosovo và Nam Tư

Nhưng ông Yeltsin cũng đã cảnh báo nhà lãnh đạo Mỹ rằng, Washington đã để mất “trái tim và khối óc” của người Nga

“Người dân chúng tôi chắc chắn từ bây giờ sẽ có thái độ rất tệ với người Mỹ và NATO” – ông Yeltsin nói với ông Clinton hồi tháng 3/1999. “Tôi vẫn nhớ mình đã gặp khó khăn thế nào để nỗ lực và xoay chuyển được suy nghĩ của người dân, của các lãnh đạo chính trị đối với phương Tây và với Mỹ. Tôi đã thành công trong việc đó nhưng giờ lại để mất tất cả”

Cuối năm đó, Yeltsin nói với Clinton rằng ông đã tìm thấy một người kế nhiệm xứng đáng - Vladimir Vladimirovich Putin

Người “tiếp tục con đường của Yeltsin”

Trong một ghi chép điện đàm ngày 8/9/1999, ông Yeltsin đã chia sẻ với ông Clinton về lựa chọn của ông cho vị trí Tổng thống Nga trước thềm cuộc gặp của Tổng thống Mỹ với ông Putin

“Tôi rất tin tưởng rằng ông ấy sẽ nhận được sự ủng hộ với tư cách là ứng cử viên năm 2000. Chúng tôi đang nỗ lực vì điều đó” – ông Yeltsin nói

Tổng thống Nga khi đó cũng cho biết ông đã dành rất nhiều thời gian tìm kiếm ứng cử viên phù hợp. “Cuối cùng, tôi đã lướt qua anh ta, đó là Putin, và tôi đã tìm hiểu tiểu sử của anh ta, sở thích, hiểu biết và nhiều thứ khác” – ông Yeltsin nói

Ông Yeltsin miêu tả ứng viên 46 tuổi khi đó là “một người đàn ông rắn rỏi”, đồng thời rất “sâu sắc, mạnh mẽ và dễ gần”

“Tôi chắc chắn ông sẽ nhận thấy ông ấy là một đối tác có phẩm chất rất cao” – ông Yeltsin nói với ông Clinton

Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton và Thủ tướng Nga khi đó, ông Vladimir Putin, đã gặp nhau bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) ở Aukland, New Zealand, diễn ra từ ngày 9-12/9/1999

Không lâu sau, trong một cuộc trao đổi năm 1999, ông Clinton có hỏi ông Yeltsin về việc ai có thể đắc cử Tổng thống Nga, ông chủ Điện Kremlin lúc đó đã trả lời: “Putin, tất nhiên là thế. Ông ấy sẽ là người kế nhiệm. Ông ấy là một người dân chủ và ông ấy hiểu phương Tây”

Cựu Tổng thống Nga đã nhắc tới Putin bằng hình ảnh một con người cứng rắn và kiên trì với con đường hướng tới nền dân chủ, phát triển kinh tế và thiết lập mối quan hệ mới cho nước Nga

“Ông ấy sẽ tiếp tục con đường trên nền dân chủ và kinh tế, sẽ mở rộng quan hệ của Nga. Ông ấy có năng lượng và trí tuệ để thành công” – ông Yeltsin nói trong lần cuối 2 nhà lãnh đạo Nga – Mỹ khi đó gặp nhau ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) vào tháng 11/1999

Cũng tại cuộc Thượng đỉnh đó, ông Yeltsin đã kêu gọi ông Clinton “hãy để châu Âu cho Nga”

“Mỹ không ở châu Âu. Châu Âu nên là chuyện của người châu Âu. Nga có một nửa châu Âu và một nửa châu Á… Bill, tôi nói nghiêm túc, hãy để châu Âu lại cho chính châu Âu” – ông Yeltsin nói rõ

Tất nhiên ông Clinton đã lịch sự phớt lờ yêu cầu đó. Còn Boris Yeltsin trong mắt hậu thế trở thành một con người dành gần 7 năm trời chỉ để làm mọi thứ mà Washington yêu cầu mà gần như chẳng được nhận lại gì

Dưới thời Yeltsin, nước Nga phá sản, yếu đuối và để cho Mỹ tận hưởng “khoảnh khắc đơn cực” mà giới học giả như Francis Fukuyama gọi là “dấu chấm hết của lịch sử”, RT bình luận

Nhưng di sản của Yeltsin có lẽ không nằm ở đó. Trong nước cờ cuối cùng của mình, ông đã chọn được một người “tiếp tục con đường của Yeltsin”, mà sau này dưới thời cầm quyền của người đó, bán đảo Crimea đã sáp nhập Nga, còn NATO thì chưa bao giờ cảm thấy sợ Moscow mở rộng tầm ảnh hường sang phía Tây, thậm chí xuống cả Trung Đông như lúc này

Ông Putin lần đầu được bầu làm Tổng thống Nga năm 2000 và tái đắc cử năm 2004 nhưng Hiến pháp Nga khi đó không cho phép ông tiếp tục tranh cử năm 2008. Ông chuyển sang giữ chức Thủ tướng Nga và trong thời gian này, Hiến pháp đã được sửa đổi để kéo dài nhiệm kỳ Tổng thống. Năm 2012, ông Putin một lần nữa được bầu làm Tổng thống Nga và tái đắc cử thêm 1 nhiệm kỳ 6 năm nữa hồi tháng 3 vừa qua

Diệu Hương
 
"Kho báu trời ban" cho nước Nga trị giá 75 nghìn tỉ USD
Với lợi thế được thiên nhiên ưu đãi, Nga rất khó bị "hạ gục" bởi cấm vận từ các quốc gia khác, đặc biệt là Mỹ

"Kho báu" khổng lồ của nước Nga

Là quốc gia có trữ lượng khoáng sản lớn nhất thế giới, Nga xếp vị trí thứ hai trong số những nhà xuất khẩu các khoáng sản hiếm của thế giới. Theo RT, tổng giá trị của số nguyên liệu này được ước tính lên tới hàng chục nghìn tỉ USD

Nga có nguồn cung cấp dồi dào các loại dầu, khí đốt, gỗ, khoáng sản có giá trị, ví dụ như đồng, kim cương, chì, kẽm, bô xít, nhôm, thiếc, thủy ngân, vàng và bạc. Hầu hết các mỏ khoáng sản này đều tập trung tại Siberia và vùng Viễn Đông

Công nghiệp khai khoáng của Nga - đứng thứ hai sau ngành dầu khí - chiếm một tỉ trọng quan trọng trong GDP và sản lượng xuất khẩu của nước này. Nga hiện nằm trong top 3 những nhà sản xuất khoáng sản thô của platinum, vàng và quặng sắt

Nga cũng là quốc gia khai thác kim cương và palladium lớn nhất thế giới. Vùng núi Ural chứa khối lượng lớn khoáng sản trong khi các mỏ dầu, khí, than và gỗ tập trung tại Siberia


Miền Đông Siberia

Nga là nhà sản xuất than lớn thứ 5 thế giới với trữ lượng khoảng 175 tỉ tấn, hầu hết các mỏ lớn đều nằm quanh khu vực Siberia và núi Ural

Công nghiệp khai thác gỗ - đem về 20 tỉ USD hàng năm cho Nga - cũng là một nguồn thu tài chính khổng lồ đối với nền kinh tế đất nước. Ngành hải sản Nga đứng vị trí thứ 4 trên thế giới

Giá trị tài nguyên thiên nhiên của Nga được xếp vào ngưỡng "khổng lồ". Theo các số liệu và ước tính cơ bản, tài nguyên của Nga có giá trị khoảng 75 nghìn tỉ USD, trong khi Mỹ chỉ có khoảng 45 nghìn tỉ USD và Trung Quốc sở hữu 23 nghìn tỉ USD giá trị khoáng sản

Vì vậy, tờ RT cho rằng, giá trị tài nguyên dồi dào chính là nguyên nhiên khiến Nga khó có thể bị các cấm vận "hạ gục". Trong khi đó, theo các bình luận, đây cũng là lí do các nước phương Tây và Mỹ thường xuyên "nhòm ngó" lãnh thổ Nga

Công ty Norilsk Nickel (Nga) là một trong những nhà sản xuất hàng đầu thế giới đối với mặt hàng niken và platinum. Công ty này sản xuất gần một nửa lượng palladium và platinum của thế giới. Riêng Nga và Nam Phi đã cung cấp 3/4 lượng khoáng sản nói trên hàng năm

Trong năm 2017, Nga đã cung cấp cho thế giới 81 tấn platinum. Loại kim loại quý hiếm này được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp then chốt của thế giới, bao gồm công nghiệp ô tô, sản xuất vũ khí, ngành hàng không và cả trong y học

Norilsk Nickel hoạt động khai khoáng tại Nga, Botswana, Australia, Nam Phi và Phần Lan. Doanh thu của hãng đạt 10 tỉ USD trong năm ngoái

Mỏ kim cương khổng lồ tại Nga

Trong khi đó, công ty Alrosa của Nga - nhà sản xuất kim cương hàng đầu - đã đóng góp tới 1/3 sản lượng kim cương thô toàn thế giới. Các cơ sở sản xuất chính hiện tập trung chủ yếu ở vùng Tây Yakutia và Arkhangelsk. Tổng cộng, Alrosa có 30 cơ sở khai thác

Tháng 11/2018 vừa qua, công ty đã mở một mỏ kim cương khổng lồ ở Yakutia theo lệnh của tổng thống Nga Vladimir Putin

Tại lễ khánh thành, ông Putin nói: "Nga là quốc gia rất giàu có về tài nguyên thiên nhiên, và kim cương tại Yakutia là một kho báu quốc gia mà chúng ta luôn luôn tự hào. Việc mở cửa mỏ kim cương sẽ củng cố vị thế dẫn đầu của Nga trên thị trường kim cương thế giới"

Mỏ kim cương nói trên là dự án đầu tư lớn nhất của Alrosa. Công ty này sẽ rót hơn 60 tỉ ruble (khoảng 1 tỉ USD theo tỉ giá hiện tại) để khai thác khu mỏ cho tới năm 2042

Ước tính, Alrosa sẽ sản xuất được 1.8 triệu cara kim cương mỗi năm, và trữ lượng của mỏ đủ cho công ty khai thác trong hơn 20 năm

Dự án hướng tới mục tiêu đảm bảo nguồn sản xuất kim cương bền vững, cung cấp việc làm cho người dân địa phương cũng như đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho nước Nga

Tất Đạt
 
Lợi ích của Nga trong ván cờ chiến lược với Mỹ ở Venezuela
Nga có nhiều lợi ích về kinh tế, quân sự, chính trị "không thể đánh mất" ở Venezuela bất chấp sức ép ngày càng lớn từ Mỹ

2-6514-1548908884.jpg

Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) bắt tay người đồng cấp Venezuela Nicolas Maduro ở Moskva năm 2015

Trong mắt người Nga, Venezuela đang trở thành một "chiến trường ủy nhiệm" giữa Moskva và Washington trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế và ngoại giao. Dù họ không tin rằng một cuộc xung đột quân sự sẽ nổ ra ở quốc gia Nam Mỹ này, ngày càng có nhiều thông tin về nguy cơ leo thang xung đột, chẳng hạn dòng chữ "5.000 quân tới Colombia" của Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton hay thông tin về việc lính đánh thuê Nga xuất hiện ở Caracas để bảo vệ Tổng thống Nicolas Maduro

Trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump luôn ám chỉ rằng "mọi phương án đều được tính đến", Điện Kremlin không xác nhận cũng không bác bỏ hoàn toàn về sự hiện diện của các nhân viên an ninh tư nhân tại Venezuela. Theo bình luận viên Anna Nemtsova của Daily Beast, sự "mập mờ" trong tuyên bố của cả hai bên khiến cuộc khủng hoảng ở Venezuela càng căng thẳng hơn

Mối lo ngại lớn nhất của Moskva lúc này là phong trào đối lập ủng hộ tổng thống tự phong Juan Guaido với sự hậu thuẫn của Mỹ sẽ có các động thái chống lại lợi ích và công dân Nga ở Venezuela. Trong khi đó, Mỹ lại cảnh báo về nguy cơ nhân viên ngoại giao của họ ở Venezuela và thủ lĩnh đối lập Guaido bị chính quyền của Tổng thống Nicolas Maduro tấn công

Điện Kremlin kêu gọi phe Guaido không "tự biến mình thành quân cờ trong trò chơi bẩn thỉu của ngoại bang", đồng thời khẳng định Nga mới là người bạn đích thực của nhân dân Venezuela. "Sự can thiệp của Trump bằng cách ủng hộ Guaido là hành vi mang tính phá hoại", Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố hôm 28/1

Để củng cố cho tuyên bố này, Nga phối hợp cùng Iran phát cảnh báo rằng Mỹ cần tránh can thiệp vào tình hình nội bộ của Venezuela và khẳng định hai nước này sẵn sàng đứng ra làm trung gian để giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị hiện nay ở Venezuela

Nemtsova cho rằng "trò chơi" hiện nay ở Venezuela mà Tổng thống Nga Vladimir Putin đang bày ra với Trump không khác nhiều so với những gì ông áp dụng với chính quyền Obama ở Syria trước đây. Nga đầu tiên sẽ đề nghị góp sức giải quyết cuộc khủng hoảng, sau đó sẽ phối hợp cùng Iran nhằm ủng hộ lãnh đạo đồng minh trong chiến dịch nghiền nát kẻ thù của ông này

Giới phân tích nhận định Nga có rất nhiều động lực để tham gia sâu vào "ván cờ" với Mỹ ở Venezuela. "Nếu đánh mất quan hệ với Caracas, đó sẽ là đòn giáng nặng nề với Moskva. Putin sẽ làm tất cả những gì có thể để ngăn âm mưu thay đổi chế độ ở Venezuela", Pete Duncan, giáo sư chính trị tại Đại học London, nhận định với Al Jazeera

7-6121-1548908884.jpg

Tổng thống tự phong Venezuela Juan Guaido

Nga từ giữa thập niên 1990 đã tìm cách tiếp cận khu vực Mỹ Latin để tìm kiếm cơ hội kinh doanh và trở thành một trong những đồng minh thân cận nhất của Venezuela từ thời tổng thống Hugo Chavez, với các hợp đồng dầu mỏ, vũ khí trị giá hàng chục tỷ USD. Theo Duncan, Putin coi các đồng minh, đối tác ở Mỹ Latin là vũ khí quan trọng để đối trọng với ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực và tăng cường vị thế cường quốc của Nga trên toàn cầu

"Một lý do quan trọng khiến Nga ủng hộ Maduro, giống như những gì họ làm với Tổng thống Syria Bashar al-Assad, là Moskva tin rằng không thế lực nước ngoài nào được phép can thiệp vào công việc nội bộ của một quốc gia có chủ quyền", Anton Barbashin, chuyên gia phân tích chính trị tại Trung tâm Wilson, nhận xét

Vladimir Rouvinski, chuyên gia về chính sách đối ngoại tại Đại học Icesi ở Colombia, thì khẳng định rằng Venezuela là "tài sản cuối cùng" ở Mỹ Latin mà Nga không thể đánh mất, tương tự đồng minh Syria ở Trung Đông. Nếu để mất "tài sản" này, uy tín trong vấn đề đối ngoại của Tổng thống Putin chắc chắn sẽ chịu ảnh hưởng lớn

Ngoài ra, Nga cũng có rất nhiều lợi ích kinh tế ở Venezuela. Hai nước đã ký thỏa thuận cho phép Nga kiểm soát 49,9% Citgo, công ty vận hành ba nhà máy lọc dầu lớn thuộc sở hữu tập đoàn dầu khí quốc gia Venezuela. Maduro tháng trước thăm Moskva và thông báo về các hợp đồng trị giá hơn 5 tỷ USD nhằm tăng sản lượng khai thác dầu

Nga cũng đã bán cho Venezuela nhiều vũ khí hiện đại với tổng giá trị lên tới 17 tỷ USD, trong đó có pháo hạng nặng, xe thiết giáp, tên lửa phòng không S-300 và cả tiêm kích Su-30. Bộ Quốc phòng Nga coi Venezuela là một căn cứ đầy tiềm năng để phát huy ảnh hưởng ở Nam Mỹ và quảng bá vũ khí tới các quốc gia láng giềng như Bolivia, Nicaragua và Ecuador

Tuy nhiên, khi Venezuela bắt đầu lâm vào khủng hoảng kinh tế trầm trọng từ vài năm trước, nhiều người chỉ trích rằng Nga đã hành động quá trễ và kém hiệu quả để bảo vệ đồng minh. "Chúng tôi luôn chậm chân và chỉ đến khi các vị thế chính trị mạnh đều đã bị các thế lực thân phương Tây chiếm lấy", Georgy Bovy, tổng biên tập tạp chí Russkiymir.ru, nhận định

Moskva năm ngoái cử một nhóm chuyên gia từ Bộ Phát triển Kinh tế tới làm việc với các cố vấn của Tổng thống Maduro nhằm tìm giải pháp chống lại nạn lạm phát phi mã ở quốc gia này. Họ đã đề xuất tạo ra một đồng tiền ảo gọi là "Petro", nhưng không mấy hiệu quả trong việc kìm hãm tốc độ lạm phát lên tới 1 triệu % ở Venezuela

Nhưng khi hàng chục nghìn người Venezuela đổ xuống đường thể hiện sự ủng hộ "tổng thống tự phong" Juan Guaido hôm 23/1 và đòi lật đổ Maduro, Nga dường như đã phải tính toán lại chiến lược của mình

3-8705-1548910660.jpg

Putin (trái) và Trump trong cuộc gặp bên lề hội nghị G20 ở Đức

Sergei Markov, một chuyên gia phân tích chính trị có quan hệ thân cận với Điện Kremlin, khẳng định Moskva đã triển khai một số nhân viên an ninh tư nhân để đảm bảo an toàn cho công dân Nga ở Venezuela cũng như bảo vệ một số cơ sở chiến lược của chính quyền Maduro. "Chúng tôi có một sân bay có đường băng hạ cánh khẩn cấp cho máy bay quân sự Nga ở Venezuela, quốc gia chúng tôi đã đầu tư khoảng 17 tỷ USD", Markov nói

Chuyên gia này khẳng định những biện pháp đề phòng của Moskva là cần thiết, sau bài học kinh nghiệm từ Ukraine, khi tổng thống thân Moskva Viktor Yanukovych bị người biểu tình được Mỹ hậu thuẫn lật đổ. "Hành trình tử thần của Mỹ chuyên lật đổ các lãnh đạo được bầu là một mối đe dọa nghiêm trọng với Nga", Markov nói. "Trump là đối thủ của Putin trong cuộc chiến bảo vệ lợi ích ở Venezuela"

Theo bình luận viên Nemtsova, "ván cờ chính trị" giữa Trump và Putin ở Venezuela mới chỉ dừng lại ở các hoạt động chính trị và ngoại giao, nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ về xung đột quân sự. "Nếu coi Syria là một mô hình, cuộc khủng hoảng Venezuela vẫn có nguy cơ vượt tầm kiểm soát của các bên. Khi đó, máu mới bắt đầu thực sự đổ", Nemtsova viết

Thành Nguyễn
 
Putin là tên "một thời đại, một kỷ nguyên" của nước Nga
5cb5d69085600a6a6004df6c-15556951686941610211563-crop-15556951781771090612900.jpg
Đối với nhiều người, ông Putin được coi là người bảo hộ cho sự ổn định, một nhân vật đã khiến nước Nga đoàn kết trở lại sau một thập kỉ khó khăn giữa thời kì Liên Xô tan rã

Thời đại Putin

"Ở đâu có Putin, ở đó có nước Nga; ở đâu không có Putin, ở đó không còn nước Nga". Cụm từ này không chỉ được sử dụng bởi những người ủng hộ ông Putin, mà còn được chính Chủ tịch Hạ viện Nga Vyacheslav Volodin trích lại

Tuy nhiên, theo Russia Beyond, ý niệm rằng ông Putin là "hiện thân đại diện cho nước Nga" dường như không chỉ phổ biến giữa những chính trị gia ủng hộ ông Putin. Theo kết quả khảo sát, đây là quan điểm của phần đông người dân Nga. Đối với họ, ông Putin được coi là người bảo hộ cho sự ổn định, một nhân vật đã khiến nước Nga đoàn kết trở lại sau một thập kỉ khó khăn giữa thời kì Liên Xô tan rã

"Cần trân trọng những gì ông Putin đã làm so với thời ông Yeltsin. Không thể nào có một bước nhảy vọt từ thời hậu cải tổ được. Thời gian trôi qua chưa được bao lâu. Tuy nhiên, tủ lạnh của tôi và tủ lạnh của các bạn tôi đều đủ đầy, chúng tôi dành thời gian ngày nghỉ lễ ở các khu nghỉ dưỡng, nhiều người có chung cư mới, mọi người đều có ô tô đi, đây là điều mà chẳng ai dám mơ trước thời đại Putin," người hướng dẫn viên du lịch Yury Bakhaev viết trên một diễn đàn nổi tiếng có tên The Questions

Thị trấn Kashira, cách Moskva 115 km về phía đông nam

"Chúng ta cần bắt đầu tích trữ đồ dùng bởi thời đại Putin sẽ không kéo dài mãi mãi. Vị tổng thống tiếp theo có thể sẽ là một trong những người thuộc phe đối lập tự do ở Nga, và chúng ta sẽ lại trở về những năm 90 hoặc tệ hơn thế nữa," ông Alexander Rybakov, 57 tuổi, chia sẻ

"Mọi người đều nhớ thời kì khi họ khó có thể tự nuôi được bản thân và gia đình," kĩ thuật viên chính trị Gleb Pavlovsky nói. Ông Pavlovsky chi ra rằng, sự tín nhiệm của ông Putin chủ yếu được xây dựng trên nền tảng những kí ức đau thương hồi những năm 90, khi người dân không được trả lương và tiền lương hưu hàng tháng. "Nhưng ngày nay mọi thứ đã khác, đây là thành công rực rỡ của ông Putin"

Những lời ngợi ca về phẩm chất

Khi được hỏi ông Putin có những phẩm chất gì, nhiều người dân Nga sử dụng những cụm từ như: "dũng cảm", "quyết đoán", "tự tin" và "mạnh mẽ"

Thành phố Yalta, Crimea

Việc Nga sáp nhập Crimea đã được người dân trong nước ủng hộ nhiệt tình, và tỉ lệ tín nhiệm ông Putin đã liên tục giữ vững ở mốc 80% trong một khoảng thời gian dài. Tỉ lệ này đạt kỉ lục 90% vào năm 2015, khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự ở Syria

Cả hai sự kiện này đều biến ông Putin thành "một người đàn ông đích thực" trong con mắt của người dân Nga. "Khi lấy lại Crimea, chúng tôi đã thách thức những kẻ thù địch và giáng một đòn mạnh vào Phương Tây," Alexey Levinson, chủ nhiệm trung tâm nghiên cứu văn hóa-xã hội Levada, nói


"Mọi người đều cảm thấy rằng dường như Nga đang thu hút sự chú ý của cả thế giới, và là một cường quốc đích thực. Ông Putin hiện diện như một lãnh đạo mạnh mẽ, người không hề hoảng sợ, nao núng trước các thế lực"

"Người đàn ông chưa từng thất bại"

Một người như ông Putin có khi nào phạm lỗi trong con mắt của công chúng hay không? Có khả năng rất cao là có. Nhưng nhiều người Nga không nghĩ như vậy

Trong gần 20 năm cầm quyền, tỉ lệ ủng hộ ông Putin hiếm khi bị giảm sút vì những khủng hoảng chính trị. Thay vào đó, ông Putin thường "miễn nhiễm" khỏi những bê bối và các bộ trưởng sẽ là người chịu trách nhiệm vì "không hoàn thành nhiệm vụ" theo chỉ thị của tổng thống

Theo một số khảo sát, khuyết điểm duy nhất của ông Putin trong con mắt công chúng là ông "không biết người dân thường thực sự sống như thế nào". Ông Putin không dùng internet và không có cả điện thoại di động

Ông nhận mọi thông tin và tin tức trong một cặp tài liệu được các trợ lí chuẩn bị hàng ngày. Do đó, có nhiều người cho rằng "nếu ông Putin không biết điều gì đó, thì đó là bởi vì không ai nói cho ông ấy biết cả"

Tỉ lệ ủng hộ ông Putin đã sụt giảm 5 lần trong những năm vừa qua. Tuy nhiên, 4 lần sụt đầu tiên không giảm mạnh như lần gần đây nhất.

Hầu hết các chuyên gia cho rằng việc này xảy ra bởi ông Putin đã chính thức ủng hộ chính sách cải cách lương hưu gây tranh cãi. Đây cũng là đề tài rất nhạy cảm đối với người dân Nga. Dù sao, sự sụt giảm có thể chỉ là tạm thời

Theo khảo sát của Trung tâm nghiên cứu ý kiến công cộng Nga (VTsIOM), tỉ lệ ủng hộ tổng thống Nga đã giảm xuống mức kỉ lục 32,7% vào tháng 3/2019. Trong khi đó, trung tâm Levada lại ghi nhận con số 64%

Trả lời Russia Beyond, ông Levinson cho biết điều này cho thấy tỉ lệ tín nhiệm đã trở lại mức bình thường và bằng với thời kì trước sự kiện Crimea hoặc trước chiến tranh 5 ngày ở Georgie năm 2008

"Đây là mức ổn định: 2/3 người dân Nga tin rằng chấp nhận tổng thống đương nhiệm là biểu tượng của sự đoàn kết quốc gia. Có nhiều lí do khiến tỉ lệ giảm xuống dưới mức này, nhưng trong 20 năm qua chúng tôi chưa từng thấy chuyện đó xảy ra. Còn hiện tại, đa số mọi người đều ủng hộ Putin," ông Levinson kết luận
 
Chương trình ‘nền kinh tế số hoá’ của Chính phủ Nga
- Nền kinh tế số hóa đang trở thành định hướng chiến lược số một của LB Nga. Để chuẩn bị cho mục tiêu này và trên cơ sở đó xây dựng chiến lược phát triển kinh tế quốc gia, Tổng thống Nga đã tổ chức một số nhóm độc lập và một trong số đó là nhóm của cựu Bộ trưởng Tài chính Aleksey Kudrin, hiện là lãnh đạo Trung tâm Soạn thảo chiến lược

Bản báo cáo do Trung tâm này đệ trình lên Tổng thống được các chuyên gia đánh giá cao với những số liệu cụ thể sau đây.

Cứ 10.000 lao động chỉ có 2 robot đa năng

Sự tụt hậu về mặt công nghệ so với các nước phát triển đang khiến LB Nga đánh mất dần uy thế là cường quốc về mặt công nghệ. Hiện nay, tỷ trọng các doanh nghiệp có liên quan đến đổi mới, sáng tạo về mặt kỹ thuật và công nghệ mới chỉ chiếm 8,3% nền kinh tế trong khi đó tại Đức con số này là 55%, Italy là 41,5%

Hiện nay tại Nga cứ 10.000 lao động thì chỉ có 2 robot đa năng, còn tại Hàn Quốc là 448, tại Đức là 292 và tại Mỹ là 164

Về mặt nhân lực, sự già hoá dân số đang và sẽ là gánh nặng cho nền kinh tế LB Nga. Nếu vào những năm 1970, tỷ lệ người về hưu/người đang đi làm là 1/4, thì năm 1989 tỷ lệ này đã tụt xuống còn 1/3 và đến năm 2019 cứ 2 người đi làm sẽ phải “gánh” 1 người về hưu, con số này còn có nguy cơ giảm xuống 1/1,5 vào năm 2044

Để đạt được mục tiêu mà chương trình cho giai đoạn 2018-2024, bản báo cáo đã đưa ra 3 định hướng ưu tiên là phát triển kỹ thuật công nghệ, đầu tư cho nhân lực và tạo dựng một bộ máy nhà nước hiện đại

Theo số liệu đánh giá của Công ty nghiên cứu quốc tế McKinsey, thì tỷ trọng số hoá trong nền kinh tế Nga còn khá thấp, mới chỉ chiếm khoảng 3,9% GDP. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2011-2015, nếu tăng trưởng GDP chỉ có 7% thì quy mô số hoá trong toàn bộ nền kinh tế tăng thêm 59% - tương đương với 1,2 nghìn tỷ rub

Với tiềm năng của mình, theo các chuyên gia của McKinsey, thì quy mô số hoá nền kinh tế của Nga từ mức 3,2 nghìn tỷ rub (tương đương với 3,9% GDP) vào năm 2015 hoàn toàn có khả năng đạt mức 9,6 nghìn tỷ rub (tương đương với 9-10% GDP) vào năm 2025

Theo Tổng thống V.Putin, trong những năm qua nhờ được chú trọng đầu tư cho cơ sở hạ tầng mà tỷ lệ người sử dụng internet tại Nga đạt 73% dân số (kém hơn không đáng kể so với mức 82% tại Đức, Thuỵ Điển, Anh, Pháp và Italy). Mức phí sử dụng internet cũng thấp hơn khoảng 44% so với các nước Tây Âu. Tốc độ internet bình quân đạt mức 12Mbit/s – còn cao hơn tại Pháp và Italy. Tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh là 60%, còn tại EU là 62%

Những số liệu nêu trên cho thấy tiềm năng số hoá nền kinh tế Nga là không thể phủ nhận. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều việc phải làm để đạt được mục tiêu số hoá mà điện Kremlin kỳ vọng

Nếu tại các nước EU, kinh doanh qua mạng internet chiếm 7% quy mô thương mại, thì tại Nga chỉ là 4%. Có 55% người mua hàng tại EU thực hiện các giao dịch mua bán trực tuyến, con số này tại Nga chỉ là 23%. Có 77% số doanh nghiệp tại EU có website riêng, tại Nga thì chỉ có 43%

Tỷ lệ các doanh nghiệp sử dụng hệ thống công nghệ thông tin để giao dịch với khách hàng (CRM-System) tại EU là 33%, còn ở Nga mới chỉ là 10%

Sự tụt hậu về số hoá thể hiện rõ nhất trong một số ngành kinh tế then chốt của Nga (theo số liệu của McKinsey) so với EU như, trong lĩnh vực dầu khí thua kém 54%, vận tải và kho tàng là 56% và khai khoáng là 66%

Phải có ít nhất 10 công ty công nghệ hàng đầu

Để hiện thực hoá chủ trương của Điện Kremlin về số hoá nền kinh tế, cuối tháng 7 vừa qua Thủ tướng D.Medvedev đã ký quyết định thông qua chương trình “Nền kinh tế số hoá” đến năm 2024 mà mục tiêu chính yếu của chương trình này (theo lời của ông D.Medvedev ) là ứng dụng công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội

Theo dự án này thì đến năm 2024 tại Nga phải có ít nhất 10 công ty công nghệ hàng đầu có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới, có khoảng chục cơ sở có hạ tầng công nghiệp kỹ thuật số mà cụ thể là các tổ chức y tế và các thành phố thông minh...

Ngoài ra phải có không ít hơn 500 doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng kỹ thuật số để thực hiện sản xuất kinh doanh của mình. Dự án cũng dành những ưu đãi đáng kể cho các doanh nghiệp làm việc trong lĩnh vực này. Cùng với đó là mục tiêu đến năm 2024 các trường đại học phải cung cấp cho thị trường khoảng 120.000 kỹ sư công nghệ thông tin

Nước Nga dường như đang hối hả với mục tiêu số hoá nền kinh tế một cách toàn diện. Chính Tổng thống V.Putin cũng đã khẳng định: “Việc tạo dựng nền kinh tế số hoá – đó là vấn đề an ninh quốc gia, vấn đề độc lập của dân tộc và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Nga...”

Với tiềm năng sẵn có và với quyết tâm của cả hệ thống chính trị, kỳ vọng của Điện Kremlin có lẽ không phải là không có cơ sở
 
Tân thủ tướng Nga - nhà kỹ trị nghiêm khắc, hoàn hảo và 'xa lạ'
Sự bổ nhiệm Thủ tướng Mikhail Mishustin gây bất ngờ do ông không phải một chính trị gia quá nổi bật, nhưng vị cựu lãnh đạo cơ quan thuế được biết đến là nhà kỹ trị đầy kinh nghiệm

Ngày 15/1, ông Putin đọc Thông điệp Liên Bang 2020 và đề xuất loạt cải cách hiến pháp. Chỉ ít giờ sau đó, Thủ tướng Dmitry Medvedev cùng toàn bộ nội các tuyên bố từ chức và được tổng thống ký phê duyệt

Đến ngày 16/1, tổng thống Nga ký sắc lệnh bổ nhiệm ông Mishustin vào vị trí thủ tướng Nga. Duma Quốc gia (Hạ viện Nga) đã phê chuẩn bổ nhiệm ông làm người đứng đầu nội các với 383 phiếu thuận, 41 phiếu trắng và không có phiếu chống nào

Bên cạnh những đồn đoán về kế hoạch của Tổng thống Putin sau khi rời chức tổng thống, một loạt diễn biến chóng vánh dồn sự chú ý của dư luận vào tân Thủ tướng Mikhail Mishustin, người lãnh đạo Cơ quan Thuế Liên bang Nga trong 10 năm nhưng không hẳn là một chính trị gia quá nổi bật trước đó

Trả lời Zing.vn, ông Victor Sumsky, tiến sĩ lịch sử, Giám đốc Trung tâm ASEAN thuộc Đại học Quan hệ Quốc tế Moscow (MGIMO), nói rằng ông Mishustin "là một nhà kỹ trị có tài”

“Sự từ chức của chính phủ Dmitry Medvedev cho thấy (Moscow) tìm kiếm một người điều hành nền kinh tế hiệu quả hơn, cho phép nó đi theo quỹ đạo tăng trưởng năng động và bền vững - mục tiêu Tổng thống Putin đặt ra khi tái đắc cử tổng thống Nga năm 2018”

Chính phủ của ông Medvedev không hoàn thành nhiệm vụ

Tổng thống Nga cho biết tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này phải cao hơn mức trung bình của thế giới là điều kiện để nước Nga tồn tại. Và thời gian trì hoãn cho chính phủ của ông Medvedev đã không còn

Giới chuyên gia cho rằng ông Mishustin được chọn vì đưa ra 2 ưu tiên chính: xúc tiến các dự án quốc gia và áp dụng kỹ thuật số vào các lĩnh vực khác nhau của đời sống

755791091838100.jpeg

Phó thủ tướng thứ nhất Dmitry Medvedev (trái) và lãnh đạo Cơ quan Địa chính Liên bang Nga Mikhail Mishustin tại triển lãm Infocom 2006

Trao đổi với Zing.vn, nghị sĩ Duma thành phố Tambov, đảng viên đảng Nước Nga Thống nhất, ông Sergey Khomutinkin, nhận định: “Việc thành lập chính phủ mới phù hợp với đề xuất của ông Putin về cải tổ Quốc hội trong Thông điệp Liên bang hôm 15/1. Động thái nhằm xúc tiến các chương trình tham vọng về tăng trưởng kinh tế -xã hội của Nga (được đặt ra trong “Dự án Quốc gia” năm 2018)”

“Mikhail Mishustin đã tuyên bố các dự án quốc gia và số hóa là 2 ưu tiên hàng đầu trong cương vị thủ tướng của ông ấy. Ông ấy cũng hứa thay đổi cơ cấu và nhân sự nội các”

Chính trị gia Khomutinkin cũng cho rằng thay đổi lần này của chính phủ Nga bất ngờ nhưng có thể dự đoán trước

Phát biểu trước các đại biểu Duma Quốc gia, ông Mishustin đã vạch ra thứ tự ưu tiên như sau: “Trước tiên là quan tâm đến trẻ em, các gia đình, tăng sự thịnh vượng và nâng cao chất lượng cuộc sống”. Bên cạnh đó, tân thủ tướng cũng chỉ ra loạt nhiệm vụ chủ chốt khác như nâng cấp công nghệ và chú trọng tài chính trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, tăng sản lượng các sản phẩm dân sự công nghệ cao…

755791091838028.jpeg

Mikhail Mishustin (phải) là người đứng đầu Câu lạc bộ Máy tính Quốc tế tại Diễn đàn Máy tính Quốc tế lần thứ 7 năm 1996

Ông Mishustin nói rằng “chính phủ có mọi tiềm lực và tài chính” cho các dự định này, nhờ sự ổn định kinh tế vĩ mô và ngân sách thặng dư. Ông ước tính để hiện thực hóa các mục tiêu trong Thông điệp Liên bang của tổng thống, cần tới 4.000 tỷ rúp trong 4 năm, riêng năm nay cần 450 tỷ rúp theo RIA Novosti

Ông Mishustin cũng đặt mục tiêu duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô, tăng thu ngân sách và giữ lạm phát dưới 4%

Tân thủ tướng cho rằng cần xây dựng cơ chế bảo vệ doanh nghiệp và doanh nhân, cải thiện môi trường kinh doanh, loại bỏ các rào cản hành chính rườm rà cũng như tăng cường các hoạt động thanh tra, giám sát. Chính phủ sẽ hỗ trợ ngân hàng Nga trong việc cung cấp các khoản vay dài hạn để thúc đẩy đầu tư

Một mục tiêu nữa của ông Mishustin làm hài lòng giới chuyên gia là đạt bước đột phá thực sự trong việc số hóa nền kinh tế Nga với việc áp dụng các công nghệ của nước này

Nhà kỹ trị có tài

Ông Mishustin nhận được nhiều kỳ vọng trong “ván bài” lần này một phần do xuất phát điểm từ một nhà kỹ trị kinh nghiệm, tài ba

Cựu lãnh đạo Cơ quan Thuế Liên bang đã thành công trong việc chuyển đổi hệ thống giao dịch phức tạp, tốn thời gian của ngành thuế sang chế độ tự động hóa, tăng tương tác của ngành với người dân và doanh nghiệp

“Mikhail Mishustin là một người nghiêm khắc nhưng khá xa lạ. Nếu nhận xét ngắn gọn về sự nghiệp và vai trò của Mishustin, có thể nói tân thủ tướng là một nhà kỹ trị hoàn hảo”, Alexey Sokolov, nhà khoa học của Trung tâm Nghiên cứu Biến động Chính trị thuộc trường Đại học Tổng hợp Tambov mang tên Derzhavin, viết trong email gửi Zing.vn

“Chính bản thân ông Mishustin, nhà kỹ trị, là một yếu tố chính trị cần thiết ở Nga bây giờ. Ông ấy hoàn toàn có khả năng chuyển từ nền kinh tế đóng băng sang nền kinh tế số”

755791104529401.jpg

Tổng thống Putin và tân Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin tại một cuộc họp ở Sochi năm 2018

Số hóa nền kinh tế cũng là mong muốn lâu nay của ông Putin

Về đồn đoán rằng tân thủ tướng có thể trở thành người kế nhiệm Tổng thống Putin, ông Sokolov nói rằng “Vladimir Putin không phải là một chính trị gia tiết lộ trước kế hoạch chính trị"

"Bằng chứng cho điều này chính là sự kiện ngày 15/1 (thay nội các mới). Điều duy nhất có thể biết lúc này là: để trở thành người kế nhiệm, cần nhận được sự chấp thuận của giới thượng lưu Nga”, ông nói

“Tổng thống mới nếu có sẽ được lựa chọn bởi tầng lớp tinh hoa, tài phiệt và từ vòng thân cận của Putin”
 
Nga lo kinh tế không chịu nổi vì dịch COVID-19


Quảng trường Đỏ ở Matxcơva vắng tanh vì lệnh phong tỏa

2,2 triệu

Đó là số việc làm nền kinh tế Nga dự báo sẽ mất trong năm 2020 do dịch COVID-19, theo Trường Kinh tế Matxcơva

Theo RIA Novosti, số người nhiễm COVID-19 ở Nga chính thức vượt qua Trung Quốc hôm đầu tuần này (trên 87.000 so với gần 83.000 ở Trung Quốc), xếp thứ 9 thế giới về quy mô

Tình hình nghiêm trọng nhưng áp lực nới phong tỏa đối với Chính phủ Nga mỗi lúc một tăng, do nền kinh tế đã không còn chịu nổi sau 1 tháng các hoạt động ngừng trệ

Tổng thống Vladimir Putin ban bố lệnh cách ly toàn quốc từ cuối tháng 3 do dịch COVID-19, dự kiến có hiệu lực đến ngày 30-4. Rất tiếc một tháng qua Nga đã không thành công trong việc kiềm chế sự lây lan, khiến quy mô dịch tăng nhiều lần so với ban đầu và chưa có dấu hiệu dừng lại

Trong tình hình này, chưa rõ ông Putin sẽ kéo dài phong tỏa hay nới bớt để tìm hướng "sống chung với dịch"

Phát biểu trên sóng truyền hình, bà Anna Popova - lãnh đạo Cơ quan liên bang giám sát sức khỏe và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Nga (Rospotrebnadzor) - đề nghị các biện pháp cách ly cần duy trì đến ngày 12-5

Tuy nhiên, áp lực kinh tế hiện đã quá lớn. Thủ tướng Mikhail Mishustin đã yêu cầu nội các trình lên các đề xuất nới lỏng bớt cho doanh nghiệp trước ngày 30-4. Nhưng việc thực hiện chưa rõ bao giờ, ông Mishustin chỉ nói chung chung rằng "ngay khi tình hình cải thiện"

Hàng ngàn người lao động Nga đã mất việc trong mùa dịch này, nhất là các ngành dịch vụ, trong khi nhiều doanh nghiệp cảnh báo rủi ro phá sản nếu cách ly xã hội kéo dài

Theo dự báo của Trường Kinh tế Matxcơva (HSE), tỉ lệ thất nghiệp ở Nga năm 2020 sẽ đạt mức 8% trong kịch bản tương đối, tập trung chủ yếu trong khu vực kinh tế phi doanh nghiệp; còn kịch bản bi quan sẽ chứng kiến thất nghiệp 9,5%, tăng lên 9,8% năm 2021, và chỉ bắt đầu phục hồi trong năm 2022

Một chỉ dấu cho thấy các dự báo sẽ còn thay đổi trong thời gian tới: hai thành phố lớn của Nga là Matxcơva và Saint Petersburg đang cấp tốc xây 3 bệnh viện dã chiến công suất từ 1.000 - 1.500 giường để đối phó với làn sóng COVID-19 sắp tới

Ông Yaroslav Kuzminov - hiệu trưởng HSE - dự báo tầng lớp trung lưu của Nga sẽ bị mất thu nhập nhiều và nghèo đi do cuộc khủng hoảng kinh tế mang tên COVID-19. Ông giải thích trên Đài RBK của Nga

"Chắc chắn thu nhập của mọi tầng lớp xã hội sẽ giảm. Nhưng nếu người giàu mất một chút vẫn giàu, người nghèo tiếp tục nghèo, thì riêng tầng lớp trung lưu - nhóm chịu tác động lớn nhất hiện tại - rủi ro rơi xuống ngưỡng nghèo là có"

Nhóm lao động làm việc trong các ngành dịch vụ sẽ bị ảnh hưởng lớn nhất, theo ông Kuzminov

Ngoài ra, theo bác sĩ Yuri Belenkov - giám đốc phòng khám trị liệu Đại học Y Sechenov (Matxcơva) - dịch COVID-19 sẽ còn để lại ảnh hưởng dài lâu đối với sức khỏe người dân Nga chứ không chỉ ngay tức thì, cụ thể là tỉ lệ tử vong do bệnh tim mạch có thể gia tăng. Trong bức tranh ảm đạm đó, chuyên gia Kuzminov lưu ý một điểm sáng: tinh thần chung của cộng đồng là hi sinh kinh tế vì sinh mạng con người
 
Top