What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Quốc gia vận động hành lang

Những giá trị Châu Á của vị Bộ trưởng cố vấn

4d68876b968af115403.jpg

- Tuy chán nản như vậy nhưng Lý Quang Diệu lúc đó vẫn đang xây dựng một tầm nhìn chiến lược mà cuối cùng đã làm bùng phát Phép màu của Singapore. Lạ thay, cảm hứng đó không bắt nguồn từ Nhật Bản hay các nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh khác ở châu Á mà lại xuất phát từ Israel

Lý Quang Diệu ấn tượng trước cách mà nhà nước Do Thái đã xây dựng một nền kinh tế phồn vinh trong lúc phải đối mặt với sự tẩy chay hoàn toàn của các nước Ả Rập láng giềng. Israel đã làm được điều đó bằng cách gắn mình với Mỹ và châu Âu. Lý Quang Diệu cho rằng Singapore nên theo đuổi một chiến lược tương tự để “nhảy cóc” qua khỏi các nước khác như ông hoạch định. Chiến lược đó đòi hỏi phải có một sự thay đổi trong sự công nghiệp hóa

Trước khi tách khỏi Malaysia, những nỗ lực phát triển công nghiệp của hòn đảo Singapore đều dựa trên cơ sở kế hoạch phát triển các ngành sản xuất trong nước thay thế nhập khẩu nhằm phục vụ cho một lượng dân đông hơn của liên bang. Sự độc lập của Singapore làm cho kế hoạch này trở thành vô dụng. Thay vào đó, Lý Quang Diệu đã ứng dụng một chương trình hướng đến xuất khẩu theo kiểu của Nhật, nhắm tới mục tiêu bán được hàng hóa tại các thị trường khổng lồ của những nước công nghiệp

Tuy nhiên, khác với Nhật Bản và Hàn Quốc, Singapore không thể phát triển những công ty của riêng mình đủ nhanh để xuất khẩu cho phương Tây. Lý Quang Diệu viết: “Nếu chúng tôi chờ đợi các thương nhân của mình học hỏi để trở thành những nhà công nghiệp thì có lẽ đến lúc đó chúng tôi đã chết đói rồi.” Thế nên, câu trả lời là phải tìm người khác tạo ra những công ty và thị trường cho Singapore

Tư duy này đã dẫn dắt Lý Quang Diệu đến con đường theo đuổi nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Ông suy tính những tập đoàn đa quốc gia khổng lồ trên thế giới (multinationals - MNC) có thể là người cung cấp vốn, tạo công ăn việc làm và đào tạo nhân lực đúng theo những gì mà Singapore đang cần. Các MNC này sẽ đem lại những thị trường có sẵn cho hàng hóa sản xuất tại Singapore

Các nhà máy do những MNC này xây dựng sẽ xuất khẩu hàng hóa sang thị trường nội địa của họ và sang những quốc gia công nghiệp khác. Lý Quang Diệu giải thích: “Chúng tôi lúc đó đón chào những công ty đến từ các nước công nghiệp phát triển cao và có công nghệ tiên tiến. Họ sẽ mang đến cho chúng tôi những công nghệ đời thứ hai hoặc thứ ba nhưng bao nhiêu đó thôi cũng đủ đối với chúng tôi rồi. Họ cũng sẽ đem lại cho chúng tôi những kỹ năng quản lý mà chúng tôi không có”

Lý Quang Diệu đặc biệt thích săn đón các MNC Mỹ, những công ty mà ông gọi là “niềm hi vọng tốt đẹp nhất” của Singapore. Các MNC Mỹ có thể tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn với những khoản đầu tư lớn hơn, cung cấp những công nghệ tốt hơn những nhà đầu tư đến từ các nước khác. Hai tháng đi nghiên cứu, học tập tại trường đại học Harvard vào năm 1968 của Lý Quang Diệu đã thuyết phục ông tin rằng chiến lược này rất hứa hẹn

Ông đã dành thời gian ở đó để bàn luận về nền kinh tế toàn cầu cùng với các nhà lãnh đạo kinh doanh và các nhà kinh tế học. Lý Quang Diệu phát hiện các công ty Mỹ “đang trên đà mở rộng”. Ông nhận xét: “Họ đang trong giai đoạn phát triển năng động và sẽ hướng ra nước ngoài. Nền kinh tế Mỹ đang lao hết tốc lực về trước. Tôi nhận thấy họ đang tìm cách cắt giảm chi phí và mở rộng kinh doanh, mở rộng thị trường, đem về Mỹ nhiều sản phẩm và ngược lại cũng bán nhiều hàng hóa cho phần còn lại của thế giới. Tôi đột nhiên nhận thấy điều này có thể là câu trả lời cho những vấn đề của mình”

Trong số những nhân vật mà Lý Quang Diệu đã gặp mặt thảo luận tại Harvard, giáo sư Ray Vernon là người có ảnh hưởng đặc biệt đến ông. Vernon đã khơi gợi cho Lý Quang Diệu nhận biết được sức mạnh của giá lao động rẻ trong nền kinh tế thị trường tự do toàn cầu. Theo Vernon, lương nhân công rẻ có thể được sử dụng để thu hút nguồn vốn đầu tư từ Mỹ, nước sẵn sàng bỏ tiền vào những cơ hội kinh doanh như vậy ở một tốc độ nhanh hơn điều mà Lý Quang Diệu trước đó cho rằng có thể xảy ra

Vernon “đã xua tan niềm tin trước đây của tôi cho rằng các ngành công nghiệp thay đổi từ từ và hiếm khi chuyển từ một nước phát triển sang một nước kém phát triển hơn,” Lý Quang Diệu viết. “Giao thông đường biển và đường hàng không giá rẻ nhưng đáng tin cậy có thể khiến cho việc chuyển các ngành công nghiệp tới một nước mới trở thành một điều khả thi.” Nói cách khác, Lý Quang Diệu đã chợt hiểu ra những ích lợi kinh tế tiềm ẩn to lớn của xu thế thuê ngoài gia công (offshoring) đối với quốc gia nhỏ bé của ông cũng như đối với nền kinh tế toàn cầu

Thời đó, cách nghĩ này được coi là cấp tiến. Nhiều nhà kinh tế phát triển và lãnh đạo của các quốc gia hậu thuộc địa xem các MNC, đặc biệt là các MNC của Mỹ, là phường vô lại. Đó là những kẻ gieo rắc điển hình chủ nghĩa thực dân kiểu mới, những kẻ bóc lột tài nguyên và nhân công của các nước nghèo một cách tàn nhẫn. Các nước nghèo cần phải lên án những nền kinh tế đang phát triển cam tâm làm nô lệ suốt đời cho phương Tây như Singapore. Tuy nhiên, Lý Quang Diệu không đồng tình với quan điểm này

Trong quá trình xây dựng Phép màu của Singapore, ông không bị dẫn dắt bởi ý thức hệ hay những giáo điều sách vở mà đi theo chủ nghĩa thực dụng thuần túy. Ông hoàn toàn sẵn sàng chống lại những điều đã trở thành quy ước thông thường nếu ông tin rằng phương pháp của mình sẽ có hiệu quả

“Theo bản chất tự nhiên và kinh nghiệm, chúng ta không bị cuốn hút vào vào những vấn đề lý thuyết. Điều mà chúng ta quan tâm là những giải pháp thực tế cho những khó khăn vướng mắc của mình chứ không phải để chứng minh học thuyết của ai đó đúng hay sai,” Lý Quang Diệu nói

“Tất cả những gì mà chúng tôi có là lực lượng lao động của mình, vị trí địa lý của mình và kỹ năng của mình và nếu (các MNC) có thể biến chúng thành lợi nhuận và đem lại sinh kế cho chúng tôi thì xin chúc họ mọi điều tốt lành.” Về phương diện này, Lý Quang Diệu khác với Park Chung Hee của Hàn Quốc và giới quản lý chịu trách nhiệm xây dựng đất nước của Nhật Bản, những người đặt ưu tiên vào việc xây dựng những tập đoàn kinh doanh đẳng cấp toàn cầu của chính nước họ

Lý Quang Diệu nhận xét: “Mô hình của Nhật Bản là học theo châu Âu và Mỹ nhưng được sáng tạo lại theo kiểu của Nhật, phù hợp với những gì mà người Nhật nhận thấy trong thực tế ở nước mình. Chúng tôi không có tham vọng như vậy. Chúng tôi sẵn sàng học hỏi từ bất kỳ ai. Chúng tôi chỉ cần đạt được mục đích, không quan tâm đến chuyện đó có phải là sản phẩm sản xuất tại Singapore hay không”

Theo Lý Quang Diệu, sự kết hợp các tư tưởng và chính sách vốn làm nên Phép màu của Singapore đã trở thành một mô hình phát triển mới. “Trong quá trình kết hợp, chúng tôi đã tạo ra một học thuyết mới,” Lý Quang Diệu nói. “Chúng tôi không tái phát minh ra hệ thống nhưng góp nhặt nhiều tư tưởng từ nhiều nguồn khác nhau rồi ghép các mảnh lại với nhau để tạo ra một thứ hữu ích cho bản thân chúng tôi lẫn thế giới”

Phần việc khó khăn thực sự tiếp theo là thuyết phục các công ty Mỹ rót vốn vào Singapore. Phần lớn trách nhiệm này được đặt trên vai của một cựu giáo viên tiếng Anh còn trẻ, không có kinh nghiệm nhưng rất kiên trì.
Tăng Chấn Mộc đặt chân xuống sân bay John F. Kennedy ở thành phố New York vào một ngày lạnh giá tháng 1/1968. Ông được EDB cử đi mở văn phòng đại diện nước ngoài đầu tiên tại New York để xúc tiến quảng bá Singapore là một điểm đến của đầu tư. Đó là một nhiệm vụ khó khăn dễ làm nản chí. Tăng Chấn Mộc thú nhận: “Tôi chẳng biết chút gì về cách thức tiến hành việc này. Chẳng ai biết cần phải làm những gì”

Trong khi chậm chạp lê bước giữa trời tuyết New York, ý nghĩ về khả năng thất bại có thể xảy ra đối với Singapore đã làm cho Tăng Chấn Mộc thấy ớn lạnh, thậm chí còn nhiều hơn cảm giác rét vì nhiệt độ băng giá. Về sau Tăng Chấn Mộc viết: “Viễn cảnh phải tìm một chỗ ở, sống thui thủi một mình và tệ hơn là phải thuyết phục những nhà quản trị kinh doanh Mỹ cứng đầu tin rằng Singapore là nơi tốt nhất để họ đổ tiền vào đầu tư… đã làm cho cơ thể gần như đông cứng của tôi phải rùng mình”

Là một quan chức chính phủ tiêu biểu của Singapore lúc bấy giờ, Tăng Chấn Mộc không phải là một nhà kinh tế cũng chẳng được học hành, đào tạo gì đặc biệt để giúp cho ông trong nhiệm vụ lần này. Con đường đến EDB của Tăng Chấn Mộc bắt đầu từ một cặp mắt kính râm đặt sai chỗ. Lúc gặp S. Dhanabalan, một nhân viên của EDB, Tăng Chấn Mộc đang làm giám đốc truyền thông cho chi nhánh của Ford Motor tại Singapore

Dhanabalan đến văn phòng của Ford để họp với nhà quản lý của công ty này và để quên cặp kính râm của mình tại một bàn họp. Tăng Chấn Mộc tìm trả lại cặp kính cho Dhanabalan và Dhanabalan sau đó đã nói với Tăng Chấn Mộc rằng EDB đang cần tuyển một nhân viên truyền thông chịu trách nhiệm làm việc với các nhà đầu tư tiềm năng. Vì thích sự thử thách, Tăng Chấn Mộc đã gia nhập EDB vào năm 1964

Khi tầm nhìn của Lý Quang Diệu đối với nền kinh tế ngày càng trở nên sáng tỏ hơn thì vai trò của EDB trong việc biến tầm nhìn đó thành hiện thực cũng rõ ràng theo. EDB trở thành trung tâm chỉ huy sự nghiệp công nghiệp hóa của Singapore thông qua đầu tư nước ngoài. Winsemius đề xuất EDB nên mở một văn phòng ở New York để đóng vai trò là đầu mối liên lạc với các nhà đầu tư tiềm năng của Mỹ

Người Hà Lan cũng đã dẫn dụ các công ty Mỹ theo cách đó. Vì đã có kinh nghiệm từ lúc còn làm ở Ford, Tăng Chấn Mộc được rút sang làm nhiệm vụ này. Tăng Chấn Mộc cho biết: “Không một ai có chút khái niệm, thậm chí mơ hồ nhất, về cách hoạt động và tư duy của một MNC Mỹ là như thế nào.” Ông lập tức đặt may một bộ đồ comple dày và một chiếc áo khoác thể thao bằng len dày ở một tiệm may ưa thích của mình. Đó là những bộ quần áo mùa đông đầu tiên mà ông từng có

Tới New York, Tăng Chấn Mộc làm việc ở trong một văn phòng chỉ có độc nhất một phòng ở đại lộ Số 5 cùng với một người Cu Ba nhập cư làm thư ký đồng thời là nhân viên dưới quyền duy nhất của ông. Không có bất kỳ một mối quan hệ quen biết nào ở Mỹ, Tăng Chấn Mộc bắt đầu thực hiện những cuộc gọi dễ gây nản lòng tới trụ sở chính của các công ty để tìm kiếm cơ hội hẹn gặp gỡ

Một số giám đốc điều hành thậm chí còn không biết Singapore ở đâu. Tăng Chấn Mộc phải chỉ cho họ thấy hòn đảo nhỏ như một hạt bụi trên thế giới. Nhưng dần dà, Tăng Chấn Mộc đã thiết lập được một mạng lưới. Hầu như ngày nào ông cũng lên lịch gặp gỡ ăn trưa với các nhà quản lý cấp cao

Thậm chí nếu họ không có ý định đổ xô đầu tư vào Singapore thì họ cũng sẽ chia sẻ những nhận định của mình về cách thức các tập đoàn Mỹ đang thay đổi ra sao và những cơ hội lựa chọn nào Singapore có thể có được. Tăng Chấn Mộc đã tận dụng điều mà ông gọi là tinh thần “cởi mở dễ tiếp cận” của giới doanh nhân Mỹ

Lý Quang Diệu là một đồng minh quan trọng trong những nỗ lực của Tăng Chấn Mộc. Bất cứ khi nào Lý Quang Diệu thăm Mỹ, Tăng Chấn Mộc cũng sắp xếp để ông gặp gỡ các nhà quản trị cấp cao của Mỹ, thông thường là trong những buổi ăn trưa. Tăng Chấn Mộc gặp trước những người tham dự để thông tin cho họ biết về Singapore và phán đoán mức độ ưa thích đầu tư của họ

Winsemius tóm tắt cho Lý Quang Diệu nắm những gì mà các nhà quản trị này muốn nghe. “Họ tìm kiếm sự ổn định về tài chính, kinh tế, chính trị và mối quan hệ lao động vững bền nhằm đảm bảo sẽ không xảy ra một sự gián đoạn nào trong quá trình sản xuất đáp ứng nhu cầu của khách hàng và những chi nhánh của họ trên toàn thế giới,” Lý Quang Diệu viết. Nhà lãnh đạo nhanh trí của Singapore luôn luôn đánh trúng tâm lý của những nhà quản trị cấp cao Mỹ

Lý Quang Diệu lấy làm kiêu hãnh nói: “Có nhiều người nói rằng tôi đáng được lắng nghe và số người nghe tăng lên.” Đôi khi có hàng trăm doanh nhân đến dự để nghe những bài diễn văn của Lý Quang Diệu. Lý Quang Diệu cũng đích thân chỉ đạo công tác đón tiếp ấn tượng giống như vậy đối với những người đầu tư vào Singapore

Ông đảm bảo chắc chắn rằng mọi con đường dọc theo lộ trình mà một giám đốc điều hành sắp đến thăm Singapore đi qua, từ sân bay đến các khách sạn chính hay đến văn phòng của người này, đều phải được chăm chút một cách cẩn thận. Tòa nhà chính phủ được gọi là Istana, nơi có văn phòng làm việc của Lý Quang Diệu, cũng là chỗ dùng để ngoại giao, một nơi nghỉ ngơi thoải mái có nhiều cửa nhìn ra những bãi cỏ xanh mướt và một cánh rừng với sân gôn 9 lỗ ngay giữa trung tâm thành phố

“Chẳng cần một lời giới thiệu nào, các giám đốc điều hành cũng sẽ nhận thấy Singapore có năng lực, kỷ luật và đáng tin cậy,” Lý Quang Diệu nói.Nhiều giám đốc điều hành được Lý Quang Diệu đích thân tiếp đón. Lý Quang Diệu cho biết thông điệp của ông gửi tới họ rất thẳng thắn:

“Chúng tôi là một đất nước đặt quyết tâm khiến mọi thứ phải hoạt động hiệu quả. Khi chúng tôi mời anh đến đầu tư, chúng tôi sẽ giúp cho anh đầu tư thành công”

Nhiều tháng sau khi Tăng Chấn Mộc đến New York, nỗ lực đó bắt đầu được đền đáp. Qua các bữa gặp gỡ ăn trưa thân mật, Tăng Chấn Mộc phát hiện một điều: ngành công nghiệp bán dẫn có thể là mục tiêu tiềm năng của Singapore. Bị sức ép cực độ từ các đối thủ cạnh tranh Nhật Bản có chi phí sản xuất thấp, các nhà chế tạo con chip Mỹ đang tìm cách cắt giảm chi phí của mình


Tăng Chấn Mộc thuê một đại lý ở California thăm các hãng sản xuất con chip và vận động hành lang những hãng này xem xét chọn Singapore là nơi thiết lập những nhà máy sản xuất mới của họ


Thành công đột phá lớn của Tăng Chấn Mộc đến một cách bất ngờ. Trong một chuyến bay từ Đài Bắc đi Hồng Kông, I.F. Tang tình cờ ngồi cạnh Mark Shepherd, chủ tịch công ty Texas Instruments (TI). Shepherd giải thích mình đến Đài Loan để khảo sát tiềm năng đầu tư xây dựng một nhà máy lắp ráp con chip tại đây. Trổ hết tài diễn thuyết thu hút người nghe của mình, Tang đã thuyết phục Shepherd nên chọn Singapore thay vì Đài Loan

Vừa đặt chân về Singapore, Tang đã yêu cầu EDB đánh ngay một bức điện tín thông báo cho Tăng Chấn Mộc chuẩn bị đón chờ một cuộc điện thoại từ TI. Điện tín đến, Tăng Chấn Mộc được lệnh phải ngưng tất cả mọi việc để tập trung thỏa mãn bất kỳ điều gì TI yêu cầu nhằm thuyết phục công ty này đầu tư vào Singapore

Cuộc gọi được nối máy và Tăng Chấn Mộc bay đến thành phố Dallas, nơi đặt trụ sở của TI. Lao ngay vào cuộc họp với Shepherd và những nhà quản trị khác, Tăng Chấn Mộc đã có một buổi hùng biện hay nhất của mình. Ông nhấn mạnh vào kỹ năng tiếng Anh thông thạo, chi phí lao động thấp, các chính sách ưu đãi thuế của Singapore và lập luận rằng diện tích lãnh thổ nhỏ bé của đất nước mình sẽ cho phép chính phủ tổ chức những gì mà TI cần một cách nhanh chóng

Viễn cảnh thành công hiện lên trong đầu của Shepherd. Các nhà quản trị nói với Tăng Chấn Mộc rằng TI muốn nhà máy của mình tại Singapore phải khai trương hoạt động, vận hành và xuất khẩu trong vòng 50 ngày kể từ khi ra quyết định đầu tư. Liệu Singapore có thể làm cho điều này xảy ra được hay không? Tăng Chấn Mộc sững sờ

Đó là một cam kết mà Tăng Chấn Mộc không thể đưa ra nhưng ông vẫn hứa với Shepherd: “Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức mình.” Sau cuộc họp, Tăng Chấn Mộc đã gửi điện tín cảnh báo các đồng nghiệp trong EDB của mình tại Singapore về thời hạn 50 ngày. “Các anh phải cùng hành động,” Tăng Chấn Mộc cho biết về nội dung ông đã thông báo cho họ

Shepherd đích thân quyết định đầu tư vào Singapore. Khi ông đến đảo quốc này vào tháng 9/1968, EDB đã sẵn sàng. Shepherd bay đến Singapore từ Đài Bắc và đang trong tâm trạng gắt gỏng, khó chịu. Khu đất mà Đài Loan đề xuất dùng để xây dựng nhà máy của TI lúc đó vẫn chỉ là những cánh đồng lúa. EDB đã có cơ hội chứng minh mình vượt trội hơn người Đài Loan. Shepherd được đưa đến một nhà máy do chính phủ Singapore triển khai xây dựng sẵn, qua đó có thể nhanh chóng chuyển thành nhà máy lắp ráp của TI

Shepherd bị thuyết phục. TI mở nhà máy của mình tại Singapore vào năm 1969 cùng với hai công ty sản xuất con chip lớn khác là National và Fairchild, biến bán dẫn trở thành mặt hàng xuất khẩu chính của đảo quốc này. Về sau, Tăng Chấn Mộc viết: “Lần đầu tiên, tương lai bắt đầu trông hứa hẹn đối với Singapore kể từ khi nước này tuyên bố độc lập”

Tinh thần làm bất kỳ điều gì người ta cần, vốn thể hiện qua vụ theo đuổi TI, đã trở thành nét thường thấy trong cuộc chạy đua xúc tiến đầu tư của Singapore. Năm 1969, tập đoàn điện tử khổng lồ Philips của Hà Lan dự định xây dựng một nhà máy sản xuất máy móc và công cụ mà Philips cần trang bị cho các cơ sở sản xuất của mình tại châu Á. Mặc dù Đài Loan đã nằm trong danh sách dự định đầu tư của Philips nhưng EDB cũng muốn giành dự án xây dựng nhà máy đó cho Singapore

EDB được một nhân viên địa phương của Philips mách nhỏ rằng một vị phó chủ tịch của tập đoàn này, theo kế hoạch, sẽ quá cảnh một đêm tại Singapore trước khi đến Đài Loan. Các nhân viên EDB bắt đầu hành động. Khi vị phó chủ tịch đặt chân xuống sân bay, EDB thuyết phục ông này xem qua Singapore để thấy nơi đây có thể là một địa điểm có tiềm năng đầu tư

Giới chức EDB đã đưa nhà quản trị cấp cao của Philips đi thăm một trung tâm đào tạo mà EDB đã thành lập nhằm trang bị cho người Singapore tay nghề công nghiệp luyện kim. Vị chủ tịch bị ấn tượng mạnh đến nỗi ông quyết định chuyển hướng đầu tư vào Singapore thay vì vào Đài Loan

Trong thời gian đó, Tăng Chấn Mộc vẫn cứ ngược xuôi ở Mỹ. Trong quãng thời gian từ năm 1968 đến năm 1970, ông tiếp tục triển khai một chiến dịch qui mô toàn nước Mỹ nhằm thu hút đầu tư của tập đoàn General Electric. Ông đã bay như thoi đan khắp nước Mỹ để viếng thăm các nhà lãnh đạo của những chi nhánh ở xa của tập đoàn này

Trong 3 năm đó, Tăng Chấn Mộc đã giành được 10 gói đầu tư của General Electric. Vào năm 1972, tập đoàn đa quốc gia General Electric của Mỹ đã trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất Singapore, sử dụng tới 13.000 nhân công

MICHAEL SCHUMAN
 
Last edited:
Thu hẹp chia rẽ sắc tộc nhờ... “mối đe dọa ngoại lai”

Làn sóng lao động nhập cư hiện nay từ Trung Quốc và Ấn Độ có một lợi ích ngoài mong đợi đối với Singapore: nó giúp thu hẹp bất đồng giữa người bản địa gốc Hoa và gốc Mã Lai

600yahoombscrowdjpg_1309916680.jpg

Cuộc cạnh tranh mới mà người nhập cư tạo ra khi tham gia lực lượng lao động Singapore đã giúp các sắc tộc từng một thời cãi cọ nhau ở nước này gạt ra một bên các tranh cãi cũ và cùng nhau đối mặt với thách thức mới

Trong những năm 60 và 70, các cuộc xung đột sắc tộc là chuyện thường ngày ở Singapore, chủ yếu liên quan đến việc ai sẽ được phần nhiều hơn của chiếc bánh kinh tế. Xét cho cùng, mọi vấn đề dường như đều liên quan đến hai chữ sắc tộc

Tác động của toàn cầu hóa và dòng người nhập cư đã giúp người Hoa và Mã Lai ở Singapore tiến hành hòa hợp với nhau nhanh hơn bất cứ việc gì. Họ đã tạo ra một hợp đồng - mang sắc thái dân tộc chủ nghĩa - việc có lẽ sẽ còn lâu mới thành hiện thực nếu không có sự xuất hiện của 2 triệu người nước ngoài đến Singapore

Ví dụ mới nhất, đa số người gốc Hoa ở Singapore đã tập hợp lại để lên án một công nhân nhập cư người Trung Quốc sau khi người này tấn công một công dân Singapore gốc Mã Lai và còn khoe khoang trên mạng

Đó là anh Zhou Hou, một nhân viên đưa hàng 24 tuổi. Anh ta đã khoe khoang trên trang Facebook của mình rằng đã hạ gục một người Singapore như thế nào chỉ vì "hắn thấy tôi đến mà không tránh đi", và còn gọi người Singapore "đồ chậm chạp". Vụ việc có thể chứng tỏ Zhou ghét người Singapore nói chung, hơn là một sắc tộc đặc biệt nào. Zhou sau đó đã xóa bài viết trên (cùng với bức ảnh) và xin lỗi người Singapore, nói rằng hành động trên chỉ vì anh đang "vỡ mộng". Zhou viết: "Tôi đến đây không phải là để bắt nạt hay sỉ nhục ai". Hiện cảnh sát đang điều tra vụ việc

Hội nhập đạt bước tiến dài

Trải qua một lịch sử rối loạn sắc tộc, nên Singapore luôn đặt mục tiêu là sự hài hòa về sắc tộc, điều mà ít người nhập cư mới đến từ Trung Quốc và Ấn Độ ý thức được. Kể từ khi nước nhà độc lập, một thế hệ mới người Singapore - đặc biệt là gốc Hoa và gốc Mã Lai - đã lớn lên và được đi học, sống và đi nghĩa vụ quân sự cùng nhau. Sự hội nhập đã ổn định nhiều thứ nhưng các bất đồng sắc tộc chưa bao giờ biến mất hoàn toàn

Trong những ngày đầu tiên, rất dễ thấy những người Singapore gốc Hoa ăn mừng các đội bóng đến từ Trung Quốc thi đấu với đội của Singapore - vốn chủ yếu gồm các cầu thủ gốc Mã Lai. Khi còn là thanh niên, tôi đã thấy khoảng 8.000 người Singapore gốc Ấn ủng hộ một đội của Ấn Độ sang thi đấu với đội của nước chủ nhà. Singapore khi đó chưa thể nói là một quốc gia thực sự dù đã có quân đội và nhiều năm cử hành Quốc khánh. Đối với người Mã Lai, người gốc Hoa và gốc Ấn đã lấy mất công việc của họ, và ngược lại. Ngôn ngữ, các chuẩn mực xã hội và cả lương thực đã trở thành những vấn đề tranh chấp

Nhưng khi người nước ngoài ồ ạt đến, người gốc Mã Lai cùng với các sắc tộc khác dần dần lo lắng hơn về "mối đe dọa ngoại lai" đối với công việc và nguồn sống của mình

Cách nhìn của dân địa phương về người nước ngoài

Thay vì nhìn nhau với một con mắt e ngại như thời cha mẹ họ, người Singapore gốc Hoa và Mã Lai đã lo lắng hơn đến những gì có thể mất vào tay người nước ngoài. Trong khi đó, chính phủ có vẻ cởi mở với người nhập cư từ Trung Quốc và Ấn Độ vì tin rằng về mặt văn hóa, họ sẽ có thể dễ chấp nhận hơn đối với dân địa phương

Một câu hỏi đặt ra là liệu người thiểu số Mã Lai có phản đối dòng người nhập cư từ Ấn Độ và Trung Quốc hay không. Câu trả lời là không, bởi chính sách này bị phản đối rộng rãi trong đại đa số người dân Singapore

Một giáo sư đại học nhận định, khi người Mã Lai thấy những người đồng hương Singapore của mình - đặc biệt là gốc Hoa - là những người phản đối mạnh mẽ, họ thấy cái gì đó đảm bảo rằng đây không phải là một vấn đề sắc tộc. Ông nói: "Một cuộc xung đột sắc tộc có thể xảy ra khi người gốc Hoa muốn có nhiều người nhập cư đến từ Trung Quốc trong khi người gốc Ấn muốn nhiều người nhập cư đến từ Ấn Độ hơn". Nhưng chuyện này chưa bao giờ xảy ra. Ngược lại, trên thực tế chính người gốc Hoa lên án về người nhập cư từ Trung Quốc và người gốc Ấn lên án các công nhân Ấn Độ nhập cư vào Singapore. Điều đó đã loại bỏ mầm mống sắc tộc

Ủng hộ "những người anh em" Singapore

Tôi đã nói đến những năm tháng người Singapore gốc Hoa to tiếng lên án chính sách hơn người gốc Mã Lai. Điều tương tự cũng đúng với người gốc Ấn chống lại dòng nhập cư gồm các chuyên gia từ Ấn Độ đến Singapore tìm việc

Sự cố Zhou Hou, rất nhạy cảm vì nó động đến sắc tộc, đã chứng tỏ người Singapore hội nhập tốt như thế nào. Một cuộc thảo luận trên mạng đã được mở ra về việc liệu người Singapore gốc Hoa có thể giúp một người gốc Mã Lai nếu bị một người Trung Quốc tấn công hay không, kết quả là câu trả lời "có" đã chiếm đa số và sau đây là một số ví dụ về các bình luận

- Tôi cảm thấy gần gũi với những người anh em Singapore gốc Mã Lai và gốc Ấn - những người mà tôi đã lớn lên bên họ, tham gia nghĩa vụ quân sự cùng họ - hơn là người Trung Quốc

- Tôi là người Singapore gốc Hoa. Bất cứ người Trung Quốc nào dám tấn công người anh em Singapore gốc Mã Lai của tôi sẽ nhận được câu trả lời là cú đấm của tôi. Dù có mang gốc Hoa hay không, thực tế là chúng tôi đều là người Singapore

Trong một giai đoạn nào đó, những người thiểu số đã lo sợ rằng người nhập cư có thể biến Singapore thành một "tỉnh của Trung Quốc". Tuy nhiên, người Singapore giờ đây dường như khẳng định: " Không đời nào - không phải bây giờ và không bao giờ"
 
Last edited:
Lý Quang Diệu bàn về 'sự thách thức từ Trung Quốc'

Bài phân tích "Thách thức ở Thái Bình Dương: Sự trỗi dậy của Trung Quốc" của nguyên thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu được đăng tải trên tạp chí Forbes

Trong suốt hơn nửa thập kỷ qua – kể từ khi cuộc chiến tranh ở Hàn Quốc vào năm 1953 và chiến tranh ở Việt Nam vào năm 1975 kết thúc – sự hiện diện của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương được nhiều người đánh giá là đã mang lại sự ổn định và an ninh cho khu vực. Đây cũng là động lực kích thích phát triển kinh tế với nhiều nguồn đầu tư và thương mại. Singapore là một ví dụ điển hình. Từ những năm 1960, Đảo quốc Sư tử này đã có những sự phát triển nhanh chóng. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng từ 974 triệu USD vào năm 1965 lên 223 tỷ USD vào năm 2010. Trong cùng giai đoạn, thu nhập đầu người tăng từ 516 USD lên gần 44.000 USD

Tuy nhiên, vị trí thống trị của Mỹ trong khu vực đang gặp phải thách thức lớn từ phía Trung Quốc, một đất nước mà sự tăng trưởng về kinh tế thời gian qua được đánh giá là sự kiện ấn tượng nhất của thế kỷ 21. Với sự kết thúc của cuộc Cách mạng văn hóa (1966-76), thời kỳ khó khăn triền miên của Mao Trạch Đông nhằm tạo ra một sự nhiệt tình cách mạng mang tính bất diệt đã dần đi vào quên lãng. Chính Đặng Tiểu Bình, nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa thực dụng vốn được ví như kiến trúc sư của những cải cách kinh tế ở Trung Quốc, mới được coi là người phục lại sự ổn định và phát triển của đất nước này. Khi còn là Phó thủ tướng, ông này đã từng có chuyến thăm Singapore vào năm 1978. Đây là chuyến thăm bổ ích vì ở đây, ông đã khám phá ra lý do tại sao một hòn đảo không có tài nguyên thiên nhiên như Singapore lại có thể phát triển nhanh chóng nhờ vào việc bắt tay hợp tác với các nước phát triển, thu hút đầu tư từ các tập đoàn đa quốc gia và thiết lập các trung tâm hậu cần và ngành dịch vụ, trong đó bao gồm những dịch vụ tài chính tối quan trọng

Khi Đặng Tiểu Bình trở về Trung Quốc vào tháng 12, Chính phủ Trung Quốc đã cho thông qua chính sách “mở cửa”. Đây là tiền đề cho việc hình thành bốn đặc khu kinh tế ven biển vào năm 1980, trong đó đầu tư nước ngoài và tự do thương mại được khuyến khích. Các đặc khu kinh tế này đã mang lại những thành công to lớn cho nền kinh tế TQ và là động lực để thủ tướng Chu Dung Cơ đưa ra chính sách mở cửa đất nước nhằm thu hút đầu tư và thương mại vào năm 2001, thời điểm Trung Quốc trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới

Mỹ hiện nay đang phải đối mặt với một Trung Quốc mà theo dự đoán GDP của nước này có thể sẽ vượt qua Mỹ trong vòng 20 năm tới. Nhiều người cho rằng, Mỹ nên chào đón Trung Quốc để nước này tham gia vào việc giải quyết các vấn đề của thế giới, đặc biệt là việc giải quyết vấn nạn nghèo đói của các nước đang phát triển

Mỹ và Trung Quốc cũng đã thiết lập Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ - Trung nhằm đưa ra các biện pháp chống lại sự cạnh tranh ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Mỗi nước cũng chủ động tìm kiếm đồng minh ở khu vực, trong khi vẫn tái khẳng định cam kết về một mối quan hệ bền chặt và hợp tác. Mỹ đã và đang tăng cường mối quan hệ với Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và ASEAN. Trong khi đó, mặc dù Nhật Bản, Ấn Độ và Australia tỏ ra quan ngại trước những tham vọng và sự cương quyết của Trung Quốc, nhưng các nước này cũng muốn duy trì mối quan hệ tích cực với Trung Quốc

Các chuyên gia còn cho rằng, để đi đến sự ổn định ở Thái Bình Dương sẽ cần phải có một sự cân bằng về quyền lực, khi mà Mỹ và Nhật ở cùng một phe trong khi Trung Quốc lại ở một phe khác. Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng là một trong những nước mới nổi đáng chú ý nhất tại khu vực. Dân số Ấn Độ hiện nay vào khoảng 1,2 tỷ người và sẽ dân số Ấn Độ sẽ vượt qua Trung Quốc trong khoảng 20 năm nữa. Tốc độ phát triển kinh tế của Ấn Độ thời gian vừa qua khá ấn tượng, và cùng với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước ASEAN, trung tâm kinh tế sẽ dần chuyển dịch từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương. Thương mại và đầu từ giữa Mỹ và các nước Đông Á (Trung Quốc, Nhật Bản, ASEAN và Ấn Độ) sẽ vượt qua thương mại và đầu tư giữa Mỹ và Châu Âu

Mỹ sẽ tiếp tục giữ vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ cao. Trong khi đó, Trung Quốc sẽ cần phải tiếp cận thị trường, thương mại, đầu tư, công nghệ cũng như xã hội mở và các trung tâm giáo dục đại học của Mỹ. Trung Quốc đưa hàng nghìn nhân tài tới Mỹ để nghiên cứu, sống và làm việc tại các viện nghiên cứu của Mỹ. Nước này muốn thiết lập những viện tương tự, thúc đẩy sáng tạo và đổi mới, ở Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc cũng sẽ phải mất hàng thập kỷ mới có thể theo kịp Mỹ

Năm 1949, sau 250 năm hỗn loạn, Mao Trạch Đông đã thống nhất Trung Quốc và tuyên bố “Người Trung Quốc đã đứng lên”. Nếu Trung Quốc có thể duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình hơn 10% mỗi năm thì nước này sẽ sớm vươn lên ngang hàng cán cân quyền lực với các nước lớn
 
Last edited:
Singapore rất hài lòng về môi trường đầu tư ở Vietnam

Hai bên cần tiếp tục tăng cường hợp tác tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, trong đó có ASEAN, ASEAN +1, ASEAN+3, ARF, EAS

Theo Đặc phái viên TTXVN, nhận lời mời của Tổng thống Singapore, Ngài Tony Tan Keng Yam và Phu nhân, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao nhà nước Việt Nam đã tiến hành chuyến thăm cấp Nhà nước tới Singapore từ ngày 26-28/9

Ngay sau lễ đón được tổ chức long trọng tại Dinh Tổng thống Istana chiều 26/9, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có cuộc hội kiến với Tổng thống Singapore Tony Tan Keng Yam

Tại cuộc hội kiến, Tổng thống Tony Tan Keng Yam đánh giá cao việc Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chọn Singapore là nước đầu tiên đến thăm sau khi nhậm chức; bày tỏ tin tưởng chuyến thăm sẽ thành công tốt đẹp, góp phần quan trọng đưa quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Singapore và Việt Nam phát triển lên tầm cao mới

Chúc mừng những thành tựu to lớn mà Chính phủ và nhân dân Singapore đã đạt được trong thời gian qua, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bày tỏ vui mừng được lần đầu tiên đến thăm Singapore trên cương vị Chủ tịch nước Việt Nam; bày tỏ mong muốn chuyến thăm sẽ góp phần làm sâu sắc và mở rộng hơn quan hệ Việt Nam-Singapore

Hai bên bày tỏ hài lòng về những bước phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ trong quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước trong thời gian qua; nhất trí cần tăng cường trao đổi đoàn cấp cao và các cấp, nhất là cấp Bộ trưởng, nhằm thúc đẩy các hợp tác cụ thể của từng ngành và từng lĩnh vực; đồng thời tăng cường sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau

Hai nhà lãnh đạo hài lòng về kết quả triển khai Hiệp định khung Kết nối Việt Nam-Singapore và nhất trí thúc đẩy việc lập thêm các Khu Công nghiệp Việt Nam-Singapore (VSIP) trong thời gian tới

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao việc Singapore luôn duy trì là đối tác thương mại và đầu tư hàng đầu của Việt Nam trong nhiều năm qua

Tổng thống Singapore khẳng định doanh nghiệp nước này rất hài lòng về môi trường kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam và sẽ tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với Việt Nam

Hai bên cũng nhất trí tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực khác như quốc phòng, an ninh, du lịch, văn hóa... Hai nhà lãnh đạo cũng khẳng định sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với nhau trong khuôn khổ hợp tác khu vực và quốc tế như ASEAN, ASEAN+1, ASEAN+3, EAS, ASEM, APEC…

Cuộc hội kiến đã diễn ra trong bầu không khí hữu nghị, chân tình, tin cậy và hiểu biết lẫn nhau. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã mời Tổng thống Tony Tan Keng Yam và Phu nhân thăm Việt Nam vào thời gian thích hợp

Chiều cùng ngày, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiếp cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu tại Dinh Tổng thống Istana

Tại buổi tiếp, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bày tỏ khâm phục trước những thành tựu quan trọng của Singapore trong thời gian qua, nhất là về tăng trưởng kinh tế; đặc biệt đánh giá cao vai trò của cá nhân cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu đối với con đường phát triển của Singapore

Ông Trương Tấn Sang đã thông báo với cựu Thủ tướng một số nét về tình hình phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam thời gian gần đây, trong đó có việc Việt Nam vừa thông qua Chiến lược Phát triển Kinh tế-Xã hội giai đoạn 2011-2020

Trao đổi về quan hệ song phương, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu bày tỏ vui mừng về sự phát triển tốt đẹp của quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước trong nhiều năm qua. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao việc Singapore luôn duy trì là một trong những đối tác kinh tế, thương mại và đầu tư hàng đầu của Việt Nam

Hai bên hài lòng về việc triển khai ngày càng hiệu quả Hiệp định khung Kết nối Việt Nam-Singapore cũng như các VSIP; nhất trí cho rằng hợp tác trong các lĩnh vực an ninh-quốc phòng, giáo dục-đào tạo, du lịch… cần tiếp tục được quan tâm thúc đẩy, nhằm đưa quan hệ hai nước lên một tầm cao mới

Hai bên cũng trao đổi về các vấn đề khu vực cùng quan tâm, trong đó có vấn đề Biển Đông; nhất trí các bên liên quan cần tuân thủ Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982; thực hiện nghiêm túc DOC, hướng tới xây dựng COC

Cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu cũng cho rằng hai bên cần tiếp tục tăng cường hợp tác tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, trong đó có ASEAN, ASEAN +1, ASEAN+3, ARF, EAS. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác và phối hợp chặt chẽ trong quá trình đàm phán tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP)

Tối cùng ngày, Tổng thống Tony Tan Keng Yam và Phu nhân đã chiêu đãi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Dinh Tổng thống Istana

TTXVN
 
Last edited:
Ba thay đổi chóng mặt ở “đảo quốc Sư tử”

Ra đời cách đây chưa đầy nửa thế kỷ, quốc gia có diện tích chỉ bằng thành phố New York, ngày nay đã có mức thu nhập bình quân đầu người ngang bằng với Pháp, tờ Les Echos bình luận về những thay đổi chóng mặt ở Singapore

Trong một bài viết mang tựa đề "Singapore, hòn đảo liên tục vận động", Les Echos nói về những biến chuyển gần đây tại một trong những quốc gia năng động nhất hành tinh. Theo tờ báo Pháp được RFI dẫn lại, Singapore hiện là cánh cửa mở vào toàn bộ khu vực Đông Nam Á, với thế mạnh là những ngành công nghiệp mang lại giá trị gia tăng cao

Mới đây, Singapore đã tổ chức giải đua ôtô Công thức 1 lừng danh thế giới. Không phải yêu thích tiếng động cơ gầm rú mà Singapore chấp nhận tổ chức giải đua ôtô. Thiên đường rất sạch sẽ chỉn chu này muốn xóa đi hình ảnh một quốc gia "tẻ nhạt" để hấp dẫn thêm khách du lịch từ nước ngoài đổ vào

Hai sòng bạc mới được mở ra vào năm 2010, bất chấp khủng hoảng kinh tế, đã thu được nhiều tiền hơn cả "kinh đô bài bạc" Las Vegas. Để đạt được mục tiêu thu hút hơn một triệu du khách hàng tháng, Singapore muốn xóa mờ hình ảnh của một đất nước cấm kẹo cao su và trừng phạt mọi vi phạm giao thông dù hết sức nhỏ

Theo Les Echos, sự thay đổi chóng mặt ở "đảo quốc Sư tử" tựu chung lại có 3 điểm chính yếu. Thứ nhất, Singapore là một đất nước thường xuyên kết hợp giữa thái độ thích nghi rất thực tế với những kế hoạch dài hạn

Sống bên cạnh một nước Trung Hoa khổng lồ, quốc gia tí hon gần 5 triệu dân vốn hoàn toàn không có tài nguyên đã biết cách để trở thành một nền kinh tế không phụ thuộc hoàn toàn vào các hoạt động cung cấp dịch vụ. Theo một chủ doanh nghiệp, công nghiệp chiếm từ 20 đến 30% tổng sản phẩm quốc nội của Singapore

Một người dân Singapore cho biết, đảo quốc này đã biết phát triển các nền tảng có sẵn nơi đây từ thời còn là thuộc địa của Anh quốc, như : tiếng Anh được sử dụng phổ biến, luật pháp được tôn trọng, không có tham nhũng, quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ, thuế thấp, nền hành chính hết sức có hiệu quả…

Trong thời gian khủng hoảng kinh tế năm 1998, theo ông Pierre Verdière, đại diện của Công ty Hermès và Chủ tịch Phòng thương mại Pháp tại Singapore, phần đóng góp của chủ vào tiền lương đã được hạ xuống từ 10 - 20%, điều này khiến cho đảo quốc tiếp tục là nơi thu hút đầu tư

Tuy nhiên kinh nghiệm này không thể được áp dụng tại Pháp, theo nhận định của Chủ tịch Phòng thương mại Pháp. Một kinh nghiệm khác của Singapore là biết để cho các ngành công nghiệp không còn khả năng cạnh tranh nữa "xẹp xuống một cách từ từ" và biến mất, chứ không cố sức bảo vệ chúng

Nét lớn thứ hai, theo Les Echos, là Singapore đã tìm ra được hướng đi trong việc nỗ lực trở thành nơi sản xuất và lắp ráp các sản phẩm tiên tiến nhất của thế giới. Singapore muốn trở thành một điểm cân bằng giữa một nước Trung Quốc 1,3 tỷ dân và phần còn lại của khu vực, với một Ấn Độ 1,1 tỷ người cùng một Đông Nam Á 600 triệu dân

Hơn 10% vật liệu bán dẫn được sản xuất ở Singapore. Nước này cũng phát triển được nền công nghiệp hóa dầu, đầu tư mạnh vào các phòng Nghiên cứu và Phát triển (R&D). Cách trung tâm thành phố chưa đầy nửa giờ là một khu khoa học công nghệ mới, phát triển các nghiên cứu công nghệ có khả năng mang lại nhiều lợi nhuận, như công nghệ sinh học...

Theo một chủ doanh nghiệp, mục tiêu của Singapore không phải là dẫn đầu trong nghiên cứu phát triển (R&D), mà là trở thành một địa chỉ được tin cậy trong lĩnh vực này

Tuy nhiên, nét lớn thứ ba theo Les Echos lại là các yêu sách xã hội ngày càng tăng tại đảo quốc. Trước hết, Singapore sẽ gặp phải các giới hạn về dân số và diện tích trong vòng hai, ba thập niên tới. Bộ trưởng Bộ Giáo dục Singapore Lawrence Wong thừa nhận nước này sẽ phải học cách sống được với một mức độ tăng trưởng thấp hơn trước

Theo một nhà nghiên cứu, hơn 10 năm nay, khoảng cách thu nhập giữa các nhóm xã hội dãn ra hơn. Lần đầu tiên, thu nhập của nhóm 20% những người nghèo nhất chững lại. Khoảng 5 năm nay, Singapore phải lập hệ thống bảo hiểm giúp những người thu nhập thấp. Trong các cuộc bầu cử Quốc hội mới đây, đảng cầm quyền tại Singapore đã vấp phải nhiều phản đối của cử tri
 
Last edited:
Nhìn lại Việt Nam và Singapore trong thời kỳ mới

Anh hùng không phải là điều xấu, nhưng khi nó trở thành một nỗi ám ảnh thường trực, đã biến thành bệnh. Ví dụ: giữ gìn vệ sinh sạch sẽ phòng bệnh là thói quen tốt nhưng sợ vi trùng đến nổi bị ám ảnh như nhà kỹ thuật nổi tiếng Howard Hughes, là người bị bệnh hiểm nghèo, tiếng chuyên môn gọi là hypochondriac. Theo triệu chứng tỏ tường, Việt Nam chúng ta đã mắc “bệnh anh hùng”

Tiếng chuyên môn viết tắt là HOC, do ở tiếng Anh Heroic Obsessive Compulsive Disorder. Bệnh [H]OCD hay “bệnh anh hùng” đáng sợ hơn tất cả các chứng bệnh khác. Người bị các bệnh khác, bao giờ cũng mong được chữa khỏi, và chịu khó chữa trị. Trái lại người mắc bệnh anh hùng luôn tự hào về căn bệnh của mình, nên không thể chữa

10 năm qua, tôi đã tới lui Singapore 4 lần nhưng các lần trước ít chú ý về tình hình tại đây. Một tháng ở đó, trong lần chót vừa rồi, gặp đúng dịp đảo quốc này kỷ niệm 40 năm ngày độc lập. Cũng trùng với dịp Việt Nam kỷ niệm 60 năm cuộc CMT8, khiến cho tôi có ý định nêu mấy nhận xét đáng chú ý giữa VN và Singapore

Không phải chỉ riêng tôi muốn so sánh Singapore với nước mình. Trong thời gian bão Katrina tàn phá, nhà bình luận thời sự nổi tiếng của báo New York Times là Thomas Friedman cũng có mặt ở Singapore. Ông đã viết 2 bài trên trang bình luận New York Times và có những nhận xét về Singapore.“Nếu phải chọn bất cứ nơi nào ở Châu Á để trải qua 1 trận bão thì nơi đó nên là Singapore”

Friedman nói như vậy vì so sánh nỗ lực của Mỹ cấp cứu nạn nhân bão Katrina, Singapore mau mắn và hữu hiệu hơn nhiều khi cứu nạn nhân sóng thần ở Nam Dương vào cuối năm ngoái. Được như vậy vì trong việc chọn người vào các chức vụ then chốt ở Singapore, người ta không chọn theo tiêu chuẩn ‘bồ bịch”, như ông Bush chọn cựu giám đốc cơ quan cấp cứu liên bang (FEMA) Michael Brown hay “hồng hơn chuyên” theo kiểu Việt Nam

Singapore chọn người theo tiêu chuẩn khả năng và tránh tham nhũng, họ trả lương rất cao. Thủ tướng lãnh lương gần gấp 3 lần tổng thống Mỹ, mỗi năm $1.1 milion, nhân viên chính phủ và thẩm phán Tối Cao Pháp Viện gần 1 triệu

Friedman nhận xét rằng vào buổi đầu, việc cai trị tốt rất quan trọng tại Singapore:”Vì Đảng cầm quyền phải giành giật tâm trí người dân với CS, những người được tiếng là không tham nhũng và ân cần – khiến nhà nước cũng như vậy, hay khá hơn”

Thật may mắn cho Singapore, cả phía CS và không CS. Nhờ những người không CS nắm chính quyền mà Singapore được như ngày nay, và phe CS nhờ không cướp được chính quyền nên ngày nay vẫn còn được tiếng là thân dân và không tham nhũng

Trong bài thứ 2 vào ngày 16/09, Friedman viết về tình hình giáo dục tại Singapore. Theo ông: “Chính quyền tại đây hiểu rằng, trong một thế giới phẳng (cả thế giới có thể thu gọn trong chiếc màn ảnh phẳng hay máy computer), công việc có thể chạy đi bất cứ nơi đâu thì khá hơn láng giềng chưa đủ. Cần phải đứng trên mọi người – kể cả chúng ta (Mỹ)”. Một hiệu trưởng cho biết:

“…Chúng tôi đã nới lỏng đôi chút cho phép học sinh nuôi dưỡng ý tưởng riêng của mình và kiến thức có thể tạo ra tại lớp học, chứ không phải chỉ đến từ thầy giáo”

Vẫn theo Friedman, các học sinh lớp 4 và lớp 8 tại Singapore đã đạt được điểm cao nhất trong các kỳ thi quốc tế về toán và khoa học do Times tổ chức. Và sách Toán của Singapore đã được trường Mỹ, nơi con gái ông theo học, sử dụng tại Maryland

Trong khi Singapore cố gắng vượt Mỹ về giáo dục, VN vẫn bắt buộc học từ nhỏ đến lớn, muốn ra trường phải học những môn “thầy không muốn dạy và trò cũng không muốn học” . Ngoài ra VN còn phí phạm nhân tài như kiểu tuyển những sinh viên ưu tú, gửi đi nước XH anh em Cuba, chịu cảnh đói rách, học những môn không phải sở trường của họ, như kinh tế và computer (theo phóng sự của Báo Tiền Phong, Hà Nội)

Bây giờ xin trở lại âm vang 2 ngày lễ lớn của Singapore và VN. Cùng vào tháng 8, một bên kỷ niệm 40 năm ngày độc lập (09/08), một bên kỷ niệm 60 năm ngày cách mạng thành công (19/08). VN đi trước Singapore đúng 20 năm. Ngoài khác nhau về thời gian, còn khác nhau về người cầm quyền: VN có ĐCS với lãnh tụ HCM, Singapore có Đảng Nhân Dân Hành Động (PAP – People’s Action Party) với lãnh tụ Lee Kuan Yew (Lý Quang Diệu)

Dần số VN hiện có 85 triệu rưỡi người. Dân số Singapore chưa bằng số lẻ của VN, công dân thực thụ có 3 triệu rưỡi, cộng với 700,000 người ngoại quốc tới làm việc là 4.2 triệu. Nhưng Singapore đang sử dụng 3 triệu rưỡi máy điện thoại di động loại thông minh , hơn VN 1 triệu đơn vị. Số ngoại tệ và vàng dự trữ của Singapore vào năm ngoái là 112.8 tỉ Mỹ kim, trừ đi số nợ phải trả cho ngoại quốc là 19.4 tỉ, nếu chia đều cho dân, mỗi đầu người được khoảng 26,000 Mỹ kim

Trong khi ấy, số dự trữ của VN là 6.51 tỉ Mỹ kim, nếu trừ đi số nợ ngoại quốc là 16.55 tỉ, tính đổ đồng mỗi người dân phải mang nợ chừng hơn 100 Mỹ kim. Bao giờ dân VN đông bằng dân Trung Quốc, số nợ mỗi đầu người phải gánh giảm xuống còn khoảng 10 Mỹ kim

Singapore chỉ cách VN hơn 1 giờ bay, tương đương khoảng cách từ Saigon đi Hà Nội. Người dân Singapore cũng thuộc giống da vàng, chắc không thể thông minh và chịu khó hơn dân Việt. Singapore lại bị những điều kiện kém VN như đất hẹp, không có tài nguyên thiên nhiên, phải dùng đến 4 ngôn ngữ chính. Nhưng tại sao độc lập sau VN 20 năm, ngày nay Singapore nằm trong số những quốc gia đứng đầu danh sách với các nước trên thế giới, trong khi VN nằm chung với những nước dưới cuối? Hình như câu trả lời chỉ vì 2 tiếng “ANH HÙNG” mà thôi

Theo dõi VN kỷ niệm 60 năm CMT8, hai chữ “anh hùng” được nhắc tới nhiều hơn cả. Trước hết là diễn văn của Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Quảng trường Ba Đình vào 02/09:”Nhìn lại những thành tựu vẻ vang của CMVN 60 năm qua, chúng ta vô cùng tự hào về dân tộc ta, một dân tộc anh hùng…truyền thống yêu nước và chủ nghĩa anh hùng CM của nhân dân VN chính là những nhân tố cơ bản, cốt lõi làm nên sức mạnh vô địch của nhân dân VN trong thời đại mới”

Rồi Chủ Tịch tiếp tục:”Vô cùng biết ơn và cảm tạ các bậc lão thành CM, các bà mẹ VN anh hùng” trước khi kết luận:”Dân tộc VN anh hùng, nêu cao truyền thống tự tôn dân tộc, nhất định sẽ lập nên những kỳ tích mới…”

Báo Nhân Dân ngày 02/09, qua bài “Hà Nội, 60 năm nhìn lại” viết:”Trải qua 60 năm chiến đấu bảo vệ tổ quốc, xây dựng CNXH, Hà Nội đã vươn lên mạnh mẽ, xứng đáng là thủ đô Anh hùng của nước Việt Nam Anh Hùng”….“Ghi nhận những thành tựu của Hà Nội trong hơn nửa thế kỷ qua, Đảng và Nhà nước đã trao tặng danh hiệu cao quý Thủ Đô Anh Hùng”

Bài báo kết luận:”…với truyền thống lịch sử ngìn năm văn hiến, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thủ đô phấn đấu hơn nữa, đưa thành phố Hà Nội trở thành thành phố hiện đại, là trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học, kỹ thuật của cả nước, xứng đáng là thủ đô Anh hùng của đất nước VN Anh Hùng”

Sài Gòn đã mất địa vị thủ đô từ hơn 30 năm cũng được tặng danh hiệu anh hùng. Báo Tiền Phong Online ngày 02/09 tường thuật:”Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh đã thay mặt Đảng, Chính phủ trao danh hiệu “Thành Phố Anh Hùng” cho lãnh đạo TP.HCM. Tổng Bí Thư nhắc đến truyền thống anh hùng của thành phố mang tên Bác Hồ kính yêu”

Theo dõi Singapore kỷ niệm 40 năm lập quốc, không nghe thấy ai nhắc tới 2 tiếng anh hùng. Thủ tướng Lee Hsien Loong (Lý Hiển Long – con Lý Quang Diệu), trong cuộc nói chuyện lâu 2 tiếng rưỡi, không có lần nào ông trực tiếp hay gián tiếp nhắc đến công nghiệp của bố Lý, cũng không hề đả động gần xa đến PAP, là Đảng cầm quyền từ năm 1959. Trong khi ấy, Chủ tịch Trần Đức Lương của VN trong bài diễn văn quốc khánh đã hãnh diện:”Tự hào về Chủ tịch HCM, vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc, tư tưởng và cuộc đời vẹn toàn của người mãi mãi là ngọn đuốc soi đường, là kho tàng vô giá của dân tộc ta cho hôm nay và cho cả mai sau. Sự cộng hưởng vĩ đại của tư tưởng HCM, sứ mệnh lịch sử của ĐCS Việt Nam…”

Trong 2 cuối tuần lễ lạt ăn mừng độc lập, Singapore không nói tới thắng lợi, không nhắc tới kẻ thù. Thủ tướng Loong nhấn mạnh:”Được như ngày hôm nay là nhờ nhân dân chúng ta, tư tưởng chúng ta và hành động của chúng ta. Điều quan trọng hơn cả là chúng ta đã tạo được một tinh thần Singapore. Chúng ta can đảm nhưng nhân đạo, chúng ta tự tin nhưng không bao giờ tự kiêu”

Trong khi đọc diễn văn, có lúc thủ tướng Singapore đã rưng rưng nước mắt, khi nhắc lại 2 kỷ niệm khó quên xảy ra trong dịp lễ độc lập năm 1968. Trong khi ấy Singapore đang bơ vơ, không biết làm gì để sống. Nước Anh, tuy đã trả độc lập cho Singapore, vẫn còn giữ lại căn cứ quân sự Seletar Air Base, hẹn đến 1971 mới ra đi. Nhưng đầu năm 1968, Anh quyết định rút sớm, khiến khoảng 150 ngàn dân trực tiếp hay gián tiếp làm cho quân đội Anh bị mất việc

Thu nhập của những người này bằng 20% tổng số lợi tức quốc gia. Singapore họp nhau kỷ niệm lần thứ 3 ngày độc lập trong tình huống lo lắng như vậy. Sáng 09/08 trời quang mây tạnh, nhưng trước khi buổi lễ bắt đầu, mưa đổ tầm tã. Tất cả mọi người cố gắng giữ nguyên hàng ngũ. Đó là niềm hãnh diện và sự quyết tâm, cũng là nỗi xót xa của Singapore năm nay đã dành nhiều trang lớn, đăng bài vở, hình ảnh và phỏng vấn về lễ kỷ niệm mưa gió này

Trong khi VN sợ thay đổi, Singapore chủ trương phải thay đổi hay là chết. Thủ tướng Loong khẳng định:”Vì thế giới sẽ thay đổi, nếu Singapore vẫn như hiện nay, chúng ta sẽ chết”

Trong khi VN cảnh giác về mọi nguy cơ, Singapore chủ trương xây dựng một “xã hội họp quần” (inclusive society), thúc đẩy sự tham gia của mọi người trong nước, và sẵn sàng học hỏi từ các nước, kể cả VN. Thủ tướng Loong kể chuyện:

“Tôi gặp một nhà vô địch Võ Nam Dương (silat), hỏi ông ta ai là đối thủ đáng sợ nhất tại cuộc tranh tài Châu Á SEA Games? Ông ấy nói Việt Nam. Tôi shock. Tôi nói VN biết gì về võ Nam Dương. Thái Cực Đạo, Kongfu hay mấy môn võ cổ truyền Đông Phương thì họa may, nhưng silat? Ông ấy nói đúng đấy. Từ con số không, họ bắt đầu học vào 1993, với hai huấn luyện viên Nam Dương. Mới đầu, không cơ sở, không vận động trường, không dụng cụ tối tân. Họ lấy mấy tấm kim khí, buộc vào nhau thành khung, bọc lại, làm đệm, đấm đá, luyện tập vất vả. Sau vài năm, họ biết khá rồi, cho huấn luyện viên về, tự lo lấy. Bây giờ họ là vô địch ĐNÁ, đang nhắm chức thế giới. Và thứ võ này là một trong những môn thể thao hàng đầu ở Việt Nam”

Ông Loong kết luận:“Chúng ta cần có một tinh thần như thế”

Singapore không có tài nguyên, một chút đất trồng rau cũng không có, ngay nước dùng hàng ngày còn lo thiếu. Tất cả mọi thứ đều phải nhập cảng. Chỉ còn vốn liếng đáng quý hơn cả là con người. Thay vì hy sinh con người để làm anh hùng, hay làm “nghĩa vụ quốc tế vẻ vang”, Singapore đã cố gắng chăm sóc và xây dựng người dân của mình để tạo một thành phố tiến bộ kiểu đệ nhất thế giới, nằm trong thế giới thứ ba

Singapore hiện nay là thành phố sạch sẽ vào hàng nhất thế giới. Người ta có thể đi bộ vẹt gót giày khắp phố lớn phố nhỏ, mà không sợ đạp cứt chó như ở Paris. Singapore cũng an ninh vào hạng nhất thế giới. Thẩm phán Tối cao Pháp viện David Souter bị tấn công khi đang chạy bộ gần nhà ở Washington DC, mới 9 giờ tối, vào cuối tháng Tư năm ngoái. Tôi từng bị móc túi ở New York, Paris, và bị người lái taxi lừa khi vừa ra khỏi phi trường Roma, nhưng hoàn toàn yên tâm khi di chuyển ngày hay đêm, đi bộ hay taxi tại Singapore

Tuy tinh thần phục vụ của người Singapore hiện nay rất cao, ví dụ người tính tiền tại các chợ hay cửa hàng, mỗi khi trao đổi với khách, đều dùng cả hai tay và kính cẩn cúi đầu, miệng nói cám ơn, nhưng Thủ tướng Loong vẫn chưa hài lòng. Ông than rằng Singapore thiếu văn hóa phục vụ tự nhiên. Ông so sánh với người Thái, người Ấn, người Nhật, người Úc, mỗi khi gặp khách đều có lời chào trước khi vào việc, trong khi người Singapore hỏi ngay là mình có thể giúp gì, hay tệ hơn, là ông hay bà muốn gì. Ông đã coi việc phục vụ như một danh dự, và quyết định nâng cao phẩm chất phục vụ lên hàng quốc sách, trao cho một tổng trưởng chịu trách nhiệm. Khẩu hiệu mới của Singapore là “GST”, chữ đầu của “Greet, Smile and Thank” (CCC – Chào, Cười và Cảm ơn)

Giống như ông Reagan làm trong mỗi dịp đọc Thông điệp Liên bang, ông Lý Hiển Long đã giới thiệu, và kể những câu chuyện về mấy thường dân đặc biệt. Một trong những người được ông đề cao, là bà cựu thư ký 63 tuổi. Bà này vì hoàn cảnh, đã phải đổi nghề nhiều lần. Cuối cùng, nhận việc lau chùi cầu tiêu, kiếm thêm tiền để dành cho con đi hoc. Con bà không muốn, hỏi bà: Sao má hạ mình quá thấp như vậy? Bà trả lời, chùi cầu tiêu không làm mất nhân phẩm. Làm để sống, đâu có trộm cắp ai. Kết thúc câu chuyện, ông muốn mọi người “biết và tin rằng phục vụ là việc làm danh dự. Không phải là những việc thấp hèn”

Qua việc Thủ tướng Singapore đề cao người chùi cầu tiêu, khiến tôi liên tưởng tới chuyện mới xảy ra tại trụ sở Liên Hiệp Quốc. Trong phiên họp thượng đỉnh cấp quốc trưởng tại Hội đồng Bảo an của khóa họp thứ 60, Đại Hội đồng LHQ ở New York vào ngày 14-9-05, ký giả của hãng Reuters, dùng ống kính nhìn xa, đã chụp được tay tổng thống Bush đang viết một cái note cho Ngoại Trưởng Condoleezza Rice ngồi cạnh. Phóng ảnh to lên, đọc được mấy chữ của ông Bush, không phải chuyện sống còn của thế giới, mà là:

“Tôi nghĩ rằng tôi cần đi cầu. Liệu có được không ?” (I thinhk I may need a bathroom break. Is this possible ?)

Điều này nhắc nhở mọi người một thực tế là, dù có quyền lực lớn nhất thế, ông Bush cũng không thể cưỡng nổi tiếng gọi của thiên nhiên. Vậy thì, hạnh phúc trong cuộc sống thường ngày, không nên đo bằng tiền bạc hay quyền cao chức trọng, hãy đo bằng chỉ số cầu tiêu

Singapore là nơi nhiều cầu tiêu và sạch sẽ nhất thế giới. Washington, DC. nhờ có nhiều bảo tàng viện và đài kỷ niệm, nơi nào cũng đầy đủ cầu tiêu, nên cũng đỡ. Paris tệ nhất, vừa ít, thiếu vệ sinh, lại phải trả tiền. London khá hơn, nhưng vẫn không có nhiều

Tại New York, năm 1990, Trung tâm Công lý Đô thị (Urban Justice Center) đã kiện thành phố vì không cung cấp đủ nhà vệ sinh công cộng. Dù vậy, trải qua ba đời thị trưởng, kể cả thị trưởng nổi tiếng thế giới Giuliani cũng không thỏa mãn được nhu cầu này. Mới đây, ông thị trưởng Bloomberg đã chọn công ty Cemusa của Tây Ban Nha để thiết lập 20 nhà cầu trên đường phố

Trong khi ấy, tại Singapore, nhìn chỗ nào cũng thấy dấu hiệu nhà vệ sinh. Tại các tiệm bán hàng lớn, nhà vệ sinh nhiều gấp hai gấp ba lần so với bên Mỹ. Ví dụ tại Tyson Corner, khu thương mại lớn nhất ở ngoại ô Washington, DC., khách của nhà bán hàng vào loại sang Nordstrom, nhiều khi từ tầng này phải qua tầng khác, kiếm mãi mới thấy WC

Tại Singapore, tiệm Takashimaya ở đường Orchard, trong cả 7 tầng, mỗi tầng đều có bốn nhà vệ sinh, hai nam, hai nữ. Ngoài số lượng, nhà vệ sinh Singapore còn có phẩm chất cao, chỗ nào và lúc nào cũng sạch sẽ.
Theo báo DanTri.com.vn, du khách ngoại quốc đã phiền hà rất nhiều, vì Việt Nam thiếu nhà vệ sinh công cộng. Những nơi có nhà vệ sinh thì bị đòi tiền quá giá chính thức. Những nơi không nên có nhà vệ sinh, thì lại có, như cạnh chỗ nấu ăn, khiến thực khách từ chối không ăn. Vẫn theo báo này, một doanh nhân đã khuyên:

“Khoan hãy nói tới những chuyện to tát khác, khoan hãy tốn tiền cho những chuyến đi quảng bá hình ảnh du lịch ở nước ngoài, nếu chưa lo được… cái W.C cho du khách !”

Trong khuôn khổ kỷ niệm 60 năm Cách mạng tháng Tám, ngày 18-8, Bộ Ngoại giao Việt Nam long trọng công bố cuốn sách “Thành tựu bảo vệ và phát triển con người ở Việt Nam”. Cuối mục “Bảo đảm quyền về y tế”, sách ghi nguyên văn:

“Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng hố xí hợp vệ sinh năm 1995 là 27,33% (thành thị 54,9%, nông thôn 17,3%), năm 2000 là 44,07% (thành thị 81,77%, nông thôn 32,49%)”

Những con số này nói gì? Con số đầu cho biết trong nửa thế kỷ vừa qua, chỉ có hơn một phần tư trong số gần 80 triệu nhân dân Việt Nam anh hùng được sử dụng hố xí hợp vệ sinh, còn hơn 50 triệu dân vẫn phải bài tiết một cách thiếu vệ sinh. Con số thứ nhì cho thấy, 55 năm sau khi cách mạng thành công, hơn một nửa nhân dân anh hùng vẫn chưa có được cái hạnh phúc nhỏ nhoi là sử dụng hố xí hợp vệ sinh

Sự khác nhau giữa Singapore và Việt Nam đã phản ảnh rõ qua lời tuyên bố tiêu biểu của nhà lãnh đạo hai quốc gia trong lễ độc lập của mình. Tuy được xếp ngang với các nước hàng đầu thế giới về nhiều phương diện, Thủ Tướng Lý Hiển Long vẫn tuyên bố:

“Singapore chúng ta không có một văn hóa phục vụ tự nhiên… chúng ta còn phải cố gắng nhiều để đạt trình độ thế giới…” (In Singapore, we don’t have a natural service culture… we have a long way to go to reach world class…)

Nhiều người thắc mắc, tại sao dân tộc Việt Nam thông minh, cần cù và hy sinh nhường ấy, vẫn không thể tiến bộ ?

Trong dịp kỷ niệm 40 năm độc lập, báo chí Singapore phỏng vấn nhà lãnh đạo lão thành Lý Quang Diệu về tương lai đất nước, ông trả lời:

“Chúng ta đã không phung phí 40 năm qua và không lý nào chúng ta không thể phát lên được.” (We’ve not wasted the last 40 years and there’s no reason we can not make this breakthrough)

Alan Phan
 
Last edited:
Singapore thúc đẩy tinh thần doanh nhân

Nhiều quốc gia đã đầu tư rất lớn cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) để thúc đẩy hàm lượng sáng tạo trong nền kinh tế. Trong khi đó, với cùng mục tiêu, Singapore lại có nhiều hoạt động để thổi bùng tinh thần khởi nghiệp và doanh nhân

Tại lễ khánh thành trung tâm dữ liệu tại Singapore của Google, Giám đốc Julian Persaud phụ trách khu vực Đông Nam Á của Google mong muốn Singapore sẽ trở thành môi trường kinh doanh “tuyệt vời và minh bạch”

Persaud khẳng định và nói thêm rằng, sự hợp tác từ chính phủ và khung pháp lý của Singapore là lý do lớn khiến Google tăng cường đầu tư vào đây. Lời phát biểu trên đúng vào thời điểm Singapore đang cố gắng thu hút đầu tư của các công ty công nghệ sáng tạo như Google, Facebook

Hiện nay, Google đã đầu tư 120 triệu USD cho một trung tâm dữ liệu ở Singapore, trung tâm dữ liệu đầu tiên ở Đông Nam Á. Nhiều công ty internet cũng đã chọn Singapore như một trọng điểm đầu tư tại Đông Nam Á như Yahoo!, PayPal và Facebook

Lâu nay, nhìn vào những xã hội quy củ như Singapore, nơi hành vi xấu không thể được tha thứ và thậm chí còn bị phạt nặng, người ta thường đặt câu hỏi: Những con người sáng tạo ở đâu ? Những nghệ sĩ lớn ở đâu ? Những nhạc sĩ lớn ở đâu? Những nhà văn lớn ở đâu ?

Mặc dù nhiều người Sing được giáo dục để tìm được những công việc có mức lương hậu hĩnh, mua được những chiếc xe đẹp, nhưng dường như “yếu tố sáng tạo” trong xã hội này còn thua nhiều quốc gia

Vì thế, việc khuyến khích các doanh nghiệp trẻ sáng tạo và tinh thần doanh nhân tại đây ngày càng trở nên quan trọng đối với tương lai của hòn đảo 5 triệu dân

Hugh Mason, Giám đốc Điều hành của JFDI, cho biết, tinh thần doanh nhân ở châu Á nói chung và Singapore nói riêng không cao khi ở đây không biết chấp nhận thất bại

Ông này nói: “Tại Mỹ, nếu bạn thất bại thì đó không phải là điều xấu. Họ cảm thấy thoải mái với chuyện chấp nhận rủi ro vốn là bản chất của tinh thần khởi nghiệp: nếu thành công thì phần thưởng sẽ rất lớn, như Brin của Google trở thành tỷ phú khi mới 30 tuổi; nhưng nếu thất bại thì sự trừng phạt chẳng có gì là ghê gớm. Để so sánh, tại một số quốc gia, phá sản chẳng khác nào cái chết về mặt xã hội, trong khi ở Silicon Valley, đó là biểu hiện danh dự”

Singapore cũng muốn thổi tinh thần “chấp nhận rủi ro” này cho các doanh nghiệp trong nước

Trước đó, trong kế hoạch mới nhằm khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đến lập nghiệp tại đảo quốc này, Bộ trưởng Ngoại giao và Thương mại - Công nghiệp Singapore Raymond Lim khẳng định quyết tâm của Singapore xây dựng được một tinh thần doanh nghiệp trên đảo quốc này

Ông nói: “Các công ty sẽ thấy tại hòn đảo trông có vẻ nhỏ bé, chật chội này có rất nhiều cơ hội để làm việc với những “kẻ máu mê kinh doanh”, các loại công nghệ, các loại quỹ và các ý tưởng đa dạng và phong phú để có thể tạo ra những sản phẩm và dịch vụ đầy sáng tạo

Tinh thần doanh nghiệp còn hàm ý “chấp nhận sự rủi ro của cuộc chơi”, vì vậy, việc những người thất bại trong kinh doanh bị coi thường như trước đây sẽ không còn tồn tại”

Kế hoạch mới còn khuyến khích các doanh nghiệp trong nước để giảm sự phụ thuộc của Singapore vào những công ty đa quốc gia

Ông Raymond Lim nói: “Theo thời gian, chúng tôi có thể biến nơi này thành một trung tâm sản sinh ra các doanh nghiệp, một trung tâm của vốn liếng, của tài năng, của ý tưởng và của sự giao thoa giữa tài năng nước ngoài và trong nước”

Trong nhiều năm gần đây, đảo quốc có một hệ sinh thái phát triển để hỗ trợ tinh thần kinh doanh tại Singapore. Năm 2003, Singapore được xếp hạng đầu bảng “Quốc gia sẵn sàng chấp nhận rủi ro để tạo ra các doanh nghiệp mới”

Theo đánh giá của The Economist, Israel, Đan Mạch và Singapore là ba vùng đất hứa của tinh thần khởi nghiệp

Trong đó, đảo quốc có quỹ đầu tư mạo hiểm do chính phủ lập ra, đầu tư mạnh vào các lĩnh vực quan trọng như truyền thông số, công nghệ sinh học, công nghệ làm sạch và lọc nước... đồng thời khuyến khích người dân vốn quen thụ động trở nên cải tiến hơn

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới 2012, Singapore nằm trong nhóm 5 nền kinh tế tự do nhất
 
Last edited:
Malacca - Nút thắt cổ chai ở Biển Đông

Từ nhiều thế kỷ nay, Malacca là eo biển không thể tách rời với Biển Đông, tạo thành tuyến vận chuyển chiến lược có tầm quyết định sống còn đối với các nền kinh tế Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc

t28b.jpg

Con đường vận chuyển dầu qua eo biển Malacca

Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, châu Âu - châu Á, Trung Đông - châu Á, được coi là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp nhất nhì thế giới.
Hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới được thực hiện bằng đường biển và trong đó gần phân nửa trong số này phải đi qua vùng Biển Đông

Mỗi ngày có khoảng từ 150 đến 200 tàu các loại qua lại Biển Đông, trong đó hơn 10% có trọng tải từ 30.000 tấn trở lên. Đây là mạch đường thiết yếu vận chuyển dầu và các nguồn tài nguyên thương mại từ Trung cận Đông và Đông Nam Á tới Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc

Lượng dầu lửa và khí hóa lỏng được vận chuyển qua vùng biển này lớn gấp 15 lần lượng chuyên chở qua kênh đào Panama

Khu vực Biển Đông có những eo biển quan trọng đối với nhiều nước, với bốn trong 16 con đường chiến lược của thế giới nằm trong khu vực Đông Nam Á (Malacca, Lombok, Sunda, Ombai - Wetar). Đặc biệt Malacca là eo biển nhộn nhịp thứ hai trên thế giới, chỉ sau eo biển Hormuz

Nối Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, eo biển Malacca là tuyến hải trình ngắn nhất giữa Trung Đông với châu Á nói chung và các nước thuộc vành đai Thái Bình Dương nói riêng

Nằm giữa Indonesia, Malaysia và Singapore, eo biển như cái nút thắt cổ chai này là tuyến hải hành quen thuộc của các tàu buôn lẫn tàu dầu quốc tế

Mỗi năm có hơn 60.000 lượt tàu đi ngang Malacca với khoảng 30% giao dịch thương mại thế giới. Về giá trị kinh tế và chiến lược, tầm quan trọng của tuyến đường hàng hải qua eo Malacca sánh ngang với kênh đào Suez và kênh đào Panama

Với chiều dài 800km, Malacca uốn lượn không đều, nơi rộng nhất là 38km và chỗ hẹp nhất chỉ vẻn vẹn 1,2km được gọi là “nút thắt cổ chai” Phillips Channel thuộc eo biển Singapore

Từ nhiều thế kỷ nay, Malacca là eo biển không thể tách rời với Biển Đông, tạo thành tuyến vận chuyển chiến lược có tầm quyết định sống còn đối với các nền kinh tế Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc

Đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa và kinh tế các nước Đông Nam Á phát triển mạnh, vị trí của cung đường hàng hải eo biển Malacca - Biển Đông lại càng có vai trò hơn

Ngay cả đối với Australia, Ấn Độ, Trung Đông, châu Phi, châu Âu và Hoa Kỳ thì tuyến vận tải biển quốc tế này có thể được gọi là cung đường huyết mạch

An ninh năng lượng và thương mại giữa các nền kinh tế ở Đông Á và Đông Nam Á phụ thuộc nhiều vào an ninh hàng hải của tuyến đường qua eo biển Malacca và Biển Đông

Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), trong năm 2011 Nhật Bản là nước nhập khẩu nhiên liệu lớn nhất từ Trung Đông với tổng mức nhiên liệu trị giá 116 tỉ USD được vận chuyển qua eo biển Malacca, trong khi Hàn Quốc và Trung Quốc lần lượt nhập khẩu 76 tỉ USD và 62 tỉ USD giá trị nhiên liệu từ Trung Đông và đi qua eo biển này

Singapore, Malaysia, Indonesia và Philippines cũng phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu nhập khẩu từ Trung Đông nhằm đáp ứng nhu cầu của các ngành công nghiệp, sản xuất điện và giao thông vận tải

Bên cạnh nhiên liệu, các nền kinh tế ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc hằng ngày xuất khẩu hàng dệt may, quần áo, đồ điện tử, xe hơi và thực phẩm đều thông qua eo biển Malacca

Những sản phẩm có giá trị cao được vận chuyển bằng tàu chở hàng lớn qua các khu vực biển ngày càng có nguy cơ cao về nạn cướp biển và khủng bố

Mặc dù giới chức cảng Singapore đa thực thi các biện pháp cần thiết, song vẫn xảy ra nhiều vụ va chạm tàu bè tại eo biển Singapore, nhất là ở khu vực biển nông của Malacca

Trong khi nạn cướp biển đa và đang được kiểm soát, thì vẫn còn đó nguy cơ về khả năng các phần tử khủng bố có thể làm tê liệt nhiều nền kinh tế trong khu vực với hoạt động tấn công các tàu chở dầu

Ngoài ra còn có khả năng một cuộc tấn công tinh vi hơn nhằm vào các đường ống dẫn khí đốt và cáp viễn thông dưới đáy biển kết nối các nước quanh Biển Đông với biển Java

Người ta đa dự trù trường hợp sự cố xảy ra tại Malacca thì eo biển Sunda và eo biển Lombok (Indonesia) có thể là các kênh thay thế quan trọng nhưng tàu phải đi thêm hơn 2.000km

Eo biển Malacca chủ yếu do ba nước Indonesia, Malaysia, Singapore kiểm soát và cả ba quốc gia nói trên không đồng ý để các nước khác trực tiếp tham gia quản lý an ninh hàng hải nơi đây

Chỉ đến năm 2005, Thái Lan mới được mời tham gia cuộc tuần tra trên không mang tên “Eyes in the Air”. Sau vụ khủng bố 11-9 ở Mỹ, Singapore tuyên bố có thể đồng ý cho Mỹ triển khai các hoạt động chống chủ nghĩa khủng bố ở eo biển này

Tuy vậy cho đến nay, các nước không thuộc vùng duyên hải cũng chỉ có thể tham gia quản lý một cách gián tiếp eo biển Malacca thông qua hỗ trợ tài chính, công nghệ và phương tiện vận tải.

Mới đây, Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc đưa ra lập luận eo biển Malacca có tính quyết định với nền kinh tế của Trung Quốc nên Bắc Kinh phải được tham gia quản lý trực tiếp để tăng cường an ninh, nhưng điều này không được các quốc gia trong vùng quan tâm

Nền kinh tế phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc hiện nay phụ thuộc nhiều vào dầu, khí đốt và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác được nhập khẩu chủ yếu bằng đường biển, trong đó gần 80% được vận chuyển qua nút thắt cổ chai Malacca

Trong tình hình tranh chấp trên biển và dự báo những bất trắc đe dọa tắc nghẽn eo biển Malacca, từ lâu Trung Quốc đa tích cực tìm kiếm những tuyến đường vận chuyển dầu khác để thay thế

Điển hình là Trung Quốc đa ký được thỏa thuận nhập dầu thô dài hạn từ Venezuela mà không qua eo Malacca, qua đó Trung Quốc cho quốc gia Nam Mỹ này vay 20 tỉ USD nhằm củng cố hệ thống tín dụng, tài trợ cho những nhà máy điện mới và các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng

Nhưng quan trọng nhất là việc xây dựng một hệ thống đường ống dẫn mới từ Âu sang Á. Từ năm 2004, Trung Quốc ký với Kazakhstan để xây 1.000km đường ống trị giá 700 triệu USD nối Atasu ở Kazakhstan với Alashankou ở Tân Cương, Trung Quốc

Công trình này đi vào hoạt động từ tháng 12-2005, công suất vận chuyển ban đầu chỉ là 10 triệu tấn dầu/năm và dự kiến sẽ tăng gấp đôi sau khi đường ống được mở quy mô đến khoảng 3.000km

Một nỗ lực khác là cuối tháng 12-2009, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc khởi công xây dựng hệ thống đường ống Trung Á dài 2.200km, bắt đầu từ Bagtyyarlyk ở miền Bắc Turkmenistan, băng qua Uzbekistan và miền Nam Kazakhstan, đến Horgos thuộc tỉnh Tân Cương và kết nối với hệ thống ống dẫn hiện có của Trung Quốc

Trung Quốc cũng đạt được thỏa thuận với Nga để phát triển hệ thống Đông Siberia - Thái Bình Dương (ESPO) dài 4.800km vận chuyển dầu thô sang Trung Quốc, khởi công vào năm 2009, dựa trên các khoản vay dài hạn lên đến 25 tỉ USD cho các công ty của Nga và đổi lại, Trung Quốc sẽ nhận được 300 triệu tấn dầu qua đường ống này trong thời gian từ 2011 đến 2030

Trong khi tiến hành thực hiện hàng loạt biện pháp đối phó với nguy cơ lệ thuộc năng lượng nhập khẩu thì trước mắt, phương cách tối ưu nhất cho Trung Quốc vẫn là bảo vệ an ninh hàng hải, tăng cường tham gia kiểm soát eo biển Malacca

Tuy khó có thể đoi quyền tham gia trực tiếp quản lý Malacca, nhưng Trung Quốc đang cố gắng thuyết phục bằng cách tăng cường viện trợ kinh tế, cung cấp tàu tuần tra và nhân viên an ninh giúp các nước duyên hải sở tại điều tra, khảo sát

Hiện nay vai trò quản lý của Trung Quốc mới chỉ dừng lại ở việc thành lập Trung tâm chia sẻ thông tin ở Singapore

Tình hình Biển Đông căng thẳng thì eo biển Malacca càng thêm quan trọng, vị trí chiến lược của nó đang là tâm điểm chú ý của các nước mà nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào hải trình này

Lê Viết Đỉnh
 
Last edited:
Châu Á: Điểm đến cho dân Mỹ bỏ quốc tịch

Quyết định rời bỏ quốc tịch để định cư lâu dài tại Singapore của nhà đồng sáng lập tập đoàn Facebook Eduardo Saverin như mở ra một trào lưu tìm đến châu Á- nơi mà các khoản thuế không trở thành gánh nặng quá lớn như nhiều quốc gia phương Tây

Mặc dù số lượng những người Mỹ quyết định từ bỏ quốc tịch của mình hiện không nhiều, nhưng xu hướng có vẻ tăng vọt trong hai năm trở lại đây. Sự lựa chọn điểm đến của họ thường là những trung tâm tài chính của châu Á. Theo số liệu từ đại sứ quán Mỹ tại Singapore, có khoảng 100 người Mỹ tại Singapore bỏ quốc tịch Mỹ vào năm ngoái so với 58 người vào năm 2009. Và cũng vào năm ngoái, khoảng 1.780 người Mỹ trên toàn thế giới có quyết định này so với con số 742 người vào năm 2009

Số lượng người Mỹ quyết định rời bỏ quốc tịch gia tăng trong bối cảnh đang diễn ra những tranh cãi nảy lửa về vấn đề thuế má tại nước này. Nhiều doanh nghiệp cũng như những cá nhân có thu nhập cao lo ngại rằng yêu cầu bức thiết giải quyết vấn đề thâm hụt nhân sách sẽ dẫn đến quyết định tăng thuế trong thời gian tới và kỷ nguyên thuế thấp hồi tổng thống Bush sẽ kết thúc vào đầu năm tới. Giới siêu giàu thì lo lắng về khoản thuế liên bang thấp nhất có thể lên tới 30% theo "nguyên tắc Buffet"

Theo một báo cáo của Ernst & Young, những trung tâm tài chính lớn của châu Á như Hong Kong, Singapore đã duy trì mức thuế cá nhân và thuế doanh nghiệp ở khoảng thấp nhất thế giới nhằm thu hút đầu tư nước ngoài. Thuế thu nhập cá nhân cao nhất là 20% tại Singapore và 17% tại Hong Kong so với mới 35% tại Mỹ

Hai trung tâm tài chính châu Á này được giới chuyên gia đánh giá rất cao do hệ thống thuế đơn giản hơn nhiều so với Mỹ cũng như nhiều quốc gia khác. Các doanh nghiệp phải trả trung bình ba khoản thuế mỗi năm tại Hong Kong và 5 khoản tại Singapore so với 11 khoản tại Mỹ. Trong khi đó, các bộ luật thuế cũng rõ ràng, minh bạch hơn nhiều, do vậy rất nhiều người kể cả các doanh nghiệp không cần sự trợ giúp từ các nhà tư vấn về thuế

Bà Lora Wilkinson, cố vấn cao cấp về thuế tại Tax Advisory International của Singapore tại Mỹ cho biết, "Mỹ từng có lợi thế về thuế so với các quốc gia khác và cũng là quốc gia đi đầu trong tiến trình phát triển của thế giới, nhưng có lẽ giờ đây họ đã tụt lại phía sau so với các nước như Singapore trong việc tạo ra những chính sách hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư trên thế giới"

Tuy nhiên không phải tất cả các quốc gia châu Á đều có mức thuế hấp dẫn. Tại Trung Quốc, mức thuế cao nhất cho những người thu nhập cao lên tới 45%, mặc dù thuế doanh nghiệp được duy trì ở mức khá thấp. Nhật Bản cũng được biết đến là nước có mức thuế tương đối cao

Thực tế, có những nguyên nhân khác nữa khiến giới giàu có của Mỹ từ bỏ quốc tịch của mình. Tốc độ phát triển kinh tế ấn tượng của châu Á đã hấp dẫn những người Mỹ không có ý định trở về nước. Trong khi đó, Mỹ, không giống như nhiều quốc gia khác ,yêu cầu công dân có thu nhập cao của mình tại nước ngoài phải đóng thuế về nước. Bên cạnh đó, tại Mỹ, những quy định nghiêm ngặt của hệ thống ngân hàng có thể mang đến những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp

Trong khi đó, Singapore không cho phép công dân của họ có hai quốc tịch, người nước ngoài cùng gia đình sống tại đây đơn giản sẽ chọn Sigapore làm quốc tịch của mình

Không chỉ tìm đến châu Á để giảm bớt gánh nặng về thuế, người Mỹ chọn châu Á vì các quốc gia trong khu vực này luôn tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi và hấp dẫn đối với nhà đầu tư. Và sự thực giờ đây Mỹ không phải là thiên đường cho giới doanh nhân như ngày xưa nữa

Quyết định của chàng tỷ phú nổi tiếng Saverin - đồng sáng lập tập đoàn Facebook và cũng là một trong 20 tỷ phú trẻ nhất thế giới thực sự đã khiến nhiều người Mỹ giàu có cân nhắc và suy nghĩ về những lợi ích tiềm ẩn lâu dài khi từ bỏ quốc tịch của mình để đến một nơi khác thuận lợi và tiềm năng hơn

Với tài sản của Saverin sau khi Facebook phát hành IPO, quyết định từ bỏ quốc tịch sẽ giúp anh tiết kiệm hàng chục triệu USD tiền thuế. Trong khi đó, ngoài mức thuế doanh nghiệp và thuế cá nhân thấp, Singapore cũng không có thuế lợi nhuận bán tài sản, lãi suất ngân hàng hay cổ tức
 
Last edited:
Đông Nam Á có thể phải chọn Mỹ hoặc Trung Quốc
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho rằng các nước Đông Nam Á có thể buộc phải lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc vì khó để dung hòa tầm nhìn của hai đối thủ này trong khu vực

2-0837.jpg

Thủ tướng Lý Hiển Long phát biểu tại hội nghị ASEAN - Mỹ tại Singapore ngày 15/11

“Nếu làm bạn với hai quốc gia vốn ở hai phía khác biệt nhau, đôi khi vẫn có thể hòa hợp với cả hai, nhưng thậm chí còn khó xử hơn khi cố gắng hòa hợp với cả hai”, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh thường niên của ASEAN ngày 15/11

“Tôi nghĩ điều chúng ta mong muốn là không phải đứng hẳn về phía bên nào. Tuy nhiên có những tình huống buộc ASEAN phải lựa chọn giữa một trong hai bên. Tôi hy vọng chuyện đó sẽ không sớm xảy ra”, ông Lý Hiển Long nói thêm

Phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Mỹ hôm qua, Thủ tướng Lý Hiển Long, người chủ trì phiên họp của ASEAN, cho biết mặc dù Singapore hài lòng khi chứng kiến mối quan hệ giữa ASEAN và Mỹ phát triển tốt đẹp trong các lĩnh vực như quốc phòng và an ninh mạng, song quan hệ đối tác giữa hai bên cần được đặt trên nền tảng của quan hệ Mỹ - Trung

“Quan hệ Mỹ - Trung có tác động sâu sắc tới ASEAN. Các nước ASEAN mong muốn có thể hợp tác với cả Mỹ và Trung Quốc, đồng thời tối đa hóa quy mô và lợi thế của sự hợp tác này. Do vậy, chúng tôi hy vọng rằng quan hệ Mỹ - Trung sẽ luôn ổn định”, Thủ tướng Singapore nhấn mạnh

Thủ tướng Lý Hiển Long nhận định, trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục mở rộng tầm ảnh hưởng của nước này, thế giới cần chuẩn bị đối mặt với những thay đổi sắp tới. Ngoài ra, nhà lãnh đạo Singapore cũng nhận định khu vực Đông Nam Á cần “làm quen” với cách tiếp cận khác của Mỹ trong chính sách châu Á

1-0836.jpg

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (trái) và Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence rời sân khấu sau nghi thức chụp ảnh chung tại hội nghị ASEAN ở Singapore ngày 15/11

Theo SCMP, phát biểu của Thủ tướng Lý Hiển Long đã cho thấy sự quan ngại của các nước trong khu vực về nguy cơ bị mắc kẹt trong tình trạng đối đầu ngày càng tăng giữa Mỹ và Trung Quốc cả về kinh tế và an ninh

Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump vắng mặt tại hai hội nghị thượng đỉnh của châu Á trong tuần này, gồm hội nghị thượng đỉnh ASEAN và hội nghị cấp cao APEC, đã đặt ra nhiều nghi vấn về cam kết của Mỹ với khu vực. Tuy vậy, Phó Tổng thống Mike Pence, người thay mặt Tổng thống Trump dự họp, khẳng định Mỹ vẫn coi ASEAN là “đối tác chiến lược không thể thay thế”

Trong một thông điệp được cho là nhằm cảnh báo các động thái cứng rắn của Trung Quốc trên Biển Đông, ông Pence tuyên bố “sự kiểm soát và gây hấn không có chỗ ở Ấn Độ - Thái Bình Dương”. Trong khi Phó Tổng thống Pence dự họp tại Singapore, Hải quân Mỹ thông báo nhóm tác chiến tàu sân bay Ronald Reagan và John C Stennis đang tiến hành tập trận ở vùng biển Philippines nhằm thể hiện cam kết của Mỹ với khu vực

Đại diện cho Trung Quốc dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Singapore năm nay là Thủ tướng Lý Khắc Cường. Ông Lý đã tìm cách trấn an các nước láng giềng Đông Nam Á về sự trỗi dậy của Trung Quốc, khẳng định Bắc Kinh cam kết hoàn tất bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông trong vòng 3 năm tới

Thủ tướng Trung Quốc cũng kêu gọi các nước thành viên ASEAN phối hợp với nhau để đối phó với các chính sách thương mại của Mỹ và hoàn tất các cuộc đàm phán về Hiệp định Đối tác Toàn diện Khu vực (RCEP) - một thỏa thuận giữa 10 nước ASEAN và 6 nước châu Á - Thái Bình Dương khác

Trung Quốc và Mỹ dự kiến sẽ tiếp tục “cạnh tranh” trong việc thiết lập ảnh hưởng tại hội nghị cấp cao APEC ở Papua New Guinea vào cuối tuần này. Đại diện cho Mỹ và Trung Quốc tham dự hội nghị là Phó Tổng thống Mike Pence và Chủ tịch Tập Cận Bình

Thành Đạt
 
Top