What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Bến Thành Moscow

LOBBY.VN

Administrator
Bến Thành Moscow
Tiền thân là Tổng công ty Bến Thành Matxcova, được thành lập vào ngày 01 tháng 08 năm 1992 tại Liên bang Nga, hoạt động ban đầu trong lĩnh vực trung tâm thương mại và nổi tiếng với các trung tâm thương mại Salute 1,2,3,4,5. Tổng công ty Bến Thành Matxcova ra đời từ yêu cầu thực tế là phải tổ chức một cơ sở thương mại với mục đích chính là ổn định và tạo công ăn việc làm cho những người Việt đang sinh sống tại Liên bang Nga, với ý tưởng xây dựng một mô hình mới về cơ chế và chặt chẽ về tổ chức của một trung tâm thương mại Việt Nam. Từ đó, Salute 2,3,4,5 tiếp tục được mở để đáp ứng nhu cầu là nơi kinh doanh của công đồng người Việt, trong đó, Salute 3 là nơi tập kết, tiêu thụ hàng Việt nam lớn nhất tại Nga trong thời kỳ đó

Từ năm 2007, công ty trở về đầu tư tại Việt nam và thành lập Công ty cổ phần Bến Thành Moscow để tư vấn, đầu tư vào các ngành nghề thế mạnh của Việt nam. Bến Thành Moscow ra đời trong bối cảnh đất nước đang mở cửa ,hội nhập và phát triển, trong đó, nguồn lực từ bên ngoài là cần thiết. Nắm bắt được xu thế đó, Bến Thành Moscow đã và đang sử dung tối ưu nguồn lực của công ty cũng như từ phía đối tác nước ngoài để góp phần vào một Việt Nam ngày càng phát triển

Chủ tịch Hội đồng quản trị: Tiến sĩ kinh tế Võ Văn Hồng
 
Last edited:
Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi
Công ty cổ phần Bến Thành Moscow (gọi tắt là "Bến Thành Moscow")

Tầm nhìn

Tạo một môi trường làm việc, sinh sống, kinh doanh ổn định và bền vững cho cộng đồng người Việt tại Liên bang Nga nói chung và tại Matxcơva nói riêng, từ đó, thúc đẩy tình hữu nghị giữa hai nước Việt Nam - Liên bang Nga

Song song với đó, với vị thế là một công ty dẫn đầu của người Việt tại nước ngoài, Bến Thành Moscow luôn hướng tới quê hương và luôn mong muốn góp sức xây dung đất nước ngày càng giàu đẹp. Do vậy, chúng tôi đã và đang hỗ trợ, tư vấn, kết nối các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào nhiều ngành nghề ở Việt Nam

Sứ mệnh

Vì một Việt Nam phát triển cho người Việt thịnh vượng

Giá trị cốt lõi

Tín: chúng tôi cam kết với Chính phủ, người dân, đối tác về các hoạt động của công ty tuân thủ pháp luật Việt Nam và Liên bang Nga, có trách nhiệm với cộng đồng và luôn luôn cung cấp cho đối tác các dịch vụ tốt nhất theo đúng như cam kết đã đưa ra

Tâm: chúng tôi đặt mọi tâm huyết vào sự phát triển của Việt Nam nói chung và sự thành công, phát triển của đối tác nói riêng

Nhân: ở Bến Thành Moscow, con người luôn được đặt lên hàng đầu, các nhân viên đuợc cung cấp môi trường làm việc tốt nh ấ t với chế độ khen thưởng công khai, minh bạch và thường xuyên để tạo tâm lý thoải mái, ổn định cho nhân viên tiếp tục công hiến, phát triển và sáng tạo

Đối với cộng đồng: chúng tôi luôn xem mình như một phần của cộng đồng và có trách nhiệm chia sẻ với cộng đồng những thành công của công ty, do đó, hàng năm chúng tôi luôn có những hoạt động tri ân, đóng góp cho cộng đồng

Đối với đối tác: chúng tôi luôn xem đối tác như những người thân trong gia đình và do đó tất cả các hoạt động của chúng tôi đều mong muốn cho phía đối tác phát triển bền vững và chia sẻ, mang đến cho phía đối tác những điều tốt nhất

Bến Thành Moscow
 
Last edited:
Lịch sử phát triển Bến Thành Moscow
Bến Thành là một trong những đơn vị đầu tiên tại Matxcơva đã tổ chức cho người Việt Nam nơi kinh doanh, làm ăn và sinh sống. Trong những năm qua, trên bước đường phát triển đi lên của mình, tuy gặp không ít khó khăn trắc trở, Chủ tịch và các thành viên trong Hội đồng quản trị đã có nhiều cố gắng để đưa Bến Thành vững bước tiến lên

Công việc kinh doanh làm ăn, sinh sống đã đi vào nề nếp văn minh phù hợp với pháp luật của nước bạn và nước ta. Đời sống vật chất và tinh thần của bà con người Việt tại đây được từng bước được cải thiện. Hoạt động văn nghệ thể thao được thường xuyên xúc tiến, tình yêu quê hương đất nước, tình làng nghĩa xóm không ngừng được vun đắp. Các hoạt động từ thiện hướng về Tổ quốc, quê hương luôn được khơi dậy; các hoạt động hữu nghị với địa phương sở tại được quan tâm và duy trì liên tục. Bến Thành là một đơn vị hoạt động to àn diện có kết quả, đóng góp cho việc duy trình và ổn định của cộng đồng người Việt tại Matxcơva. Bến Thành xứng đáng là nơi neo đậu tin cậy của cộng đồng người Việt làm ăn, sinh sống và học tập ở nước Nga vốn là người bạn truyền thống, đối tác chiến lược của Việt Nam
Năm 1992

  • Thành lập Tổng công ty Bến Thành Matxcova
  • Khai trương trung tâm thương mại Salute 1
Năm 1993
  • Khai trương trung tâm thương mại Salute 2
Năm 1994
  • Khai trương trung tâm thương mại Salute 3
Năm 1997
  • Kỷ niệm 5 năm thành với nhiều hoạt động văn nghệ, cộng đồng
  • Khai trương trung tâm thương mại Salute 5
Năm 2001
  • Nhận bằng khen từ Thủ Tướng Phan Văn Khải cho các hoạt động giúp đỡ, ủng hộ quê hương, góp phần vào sự nghiệp xây dung Chủ nghĩa xã hội và Bảo vệ Tổ Quốc
  • Nhận huy chương Vì sự nghiệp giáo dục từ Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào Tạo - Nguyễn Minh Hiển
  • Nhận bằng khen từ Chủ tịch UBND t ỉ nh Nghệ An cho các hoạt động ủng hộ xây dựng quê hương
Năm 2002
  • Kỷ niệm 10 năm thành lập với nhiều hoạt động văn nghệ, công đồng
Năm 2007
  • Thành lập Công ty cổ phần Bến Thành Moscow
Năm 2012
  • Kỷ niệm 20 năm thành lập với nhiều hoạt động văn nghệ, cộng đồng
tttm2n.png
 
Last edited:
Ốp chợ Saliut - mồ hôi và nước mắt một thời của người Việt ở Nga
Những ai đã ở Moscow vào những năm 1990 hẳn không thể quên các ốp Saliut, nơi hàng chục nghìn người Việt đã lăn lộn mưu sinh để kiếm từng đồng rúp quý báu

24862077-166969164049772-52505-6782-7236-1515397501.jpg

Ốp Saliut 2, nguyên là ký túc xá của trường đại học Giao thông Đường sắt Moscow, được người Việt thuê lại làm nơi sinh sống, làm ăn

"Ốp" là cách những người Việt sang Nga theo chính sách hợp tác lao động từ những năm 1980 về trước gọi tắt từ "obseriche", khu ký túc xá dành cho công nhân, sinh viên… của các cơ quan, nhà máy bỏ không. Họ thuê lại những nơi này không chỉ để ăn ở, sinh hoạt mà còn bán buôn, tập kết hàng hóa từ bến cảng và các nguồn khác đổ về. Các ốp Saliut 1, 2, 3, 4, 5 thuộc trung tâm thương mại Bến Thành ở Moscow là nơi đã chứng kiến bao thăng trầm, buồn vui của một thế hệ người Việt

Ốp Saliut 1 hình thành vào khoảng năm 1992. Ốp Saliut 2 vốn là ký túc xá dành riêng cho sinh viên các nước thuộc trường đại học Giao thông Đường sắt, được người Việt thuê lại vào cuối năm 1993, đầu 1994 nhằm mở rộng địa bàn vì ốp 1 quá chật chội. Khi ốp 2 trở nên quá tải do lượng người ngày một đông thì ốp 3 và 4 ra đời, cách đó chỉ một km. Ốp Saliut 5 được thành lập cuối cùng

Hàng hóa mà người Việt bán cho người dân Nga tại 5 ốp này chủ yếu là quần áo nhập từ các ốp khác như đôm 5 mới, ốp Zil mới, ốp Búa Liềm, Nago, chợ sân vận động Luznhichsky... Ngoài ra, có một vài chủ hàng đánh hàng bằng container từ Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ về bán

Người Việt ở Nga có câu nói vui: "Ở đâu có 3 người Việt Nam với cái mẹt hàng trên tay thì ở đó thành chợ rồi!". Thời kỳ này, Liên Xô đang ở dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, hàng hóa được bao cấp bằng chế độ tem phiếu. Trong khi đó, người Việt lại buôn bán đủ loại hàng từ chai rượu, tới thỏi son, mành tre trúc tới quần bò, áo gió, áo phông, giày thể thao, áo khoác Nato, đồng hồ điện tử, vàng, đôla Mỹ… thượng vàng hạ cám không thiếu thứ gì

Họ bán buôn tại các phòng ở khoảng 16, 20 m2. Dân Nga đến mua hàng về dùng và cả bán buôn lại ở khu chợ nhỏ của họ. Những dòng người, rồi hàng hóa cứ ùn ùn, xe ôtô đủ loại, xe Tiar đồ sộ, dài ngoẵng chở các container hàng hóa đi vào thành phố. Dân từ các nơi xa đổ về lấy hàng sỉ nườm nượp

20752076-images1439648-nga1-2091-1515397501.jpg

Ốp Saliut vào những năm 1990

Khi nước Nga hậu Liên Xô bước vào thời kỳ cải tổ những năm 1990, cuộc sống của ngay chính người dân bản địa vô cùng khó khăn. Hàng hóa thiếu thốn, tỷ lệ thất nghiệp cao, ngân hàng vỡ nợ, nhà máy phá sản, nhiều gia đình phải bán đồ trong nhà để cầm cự qua ngày. Nạn mại dâm, cướp bóc, thậm chí giết người trở nên khó kiểm soát, các băng đảng mafia mọc lên như nấm sau mưa. Chính trị bất ổn, kinh tế sa sút, tham nhũng hối lộ trầm trọng khiến xã hội Nga phân chia sâu sắc. Bên cạnh đó, cuộc chiến tranh với người Chechnya làm hao tổn của Nga không ít sức người, sức của

Trong hoàn cảnh đó, người Việt Nam tự lập bằng chính đôi bàn tay và trí óc của mình, trở thành nguồn cung cấp hàng hóa lớn và trực tiếp cho người tiêu dùng Nga. Ngoài số ít sinh viên, nghiên cứu sinh đang học tập tại các trường đại học, phần lớn người Việt là những người sang Nga theo chính sách hợp tác lao động giữa hai nước và ở lại không về. Một số người thậm chí đã về nhà nhưng gặp khó khăn nên lại bươn bả quay trở lại Nga

Thuở đó, chỉ có người Việt Nam bán buôn, còn người Trung Quốc, Triều Tiên, Ấn Độ, Arab, Afghanistan, Thổ Nhĩ Kỳ, châu Phi... chưa tham gia. Do đó, nhiều người Việt bán buôn bắt đầu giàu có lên nhanh chóng. Không ít người tích lũy được tiền mua đất đai, bất động sản ở Việt Nam và tại Nga, gửi nhà băng, sắm xe cộ, nhà cửa, đồ đạc quý giá. Họ đưa con cái sang du học, sinh sống định cư tại Nga. Lượng người Việt sang Nga làm ăn tăng chóng mặt

Ốp Saliut 1 và 2 hoạt động hiệu quả, người Việt đổ về sinh sống tại hai nơi này đông đúc, tới vài nghìn cư dân. Hầu hết các phòng dùng gác xép để ngủ, phía dưới làm nơi bán hàng. Giá mua lại phòng để bán hàng có khi tới cả trăm nghìn đôla Mỹ, cũng là do người Việt tự mua và bán cho nhau

Những người bán áo da giàu nhất trong dân bán hàng. Cả tầng 3 của ốp Saliut 2 là của những người bán hàng da. Tiền mua phòng, tiền vốn nhập hàng, tiền thuê phòng trả cho ban quản trị, tiền sinh hoạt của gia đình, con cái… đều trông vào những mặt hàng bán buôn

Cộng đồng người Việt kiếm sống ở đây cũng rất đa dạng, từ dân lao động, du lịch, đến sinh viên, nghiên cứu sinh, công chức, quan chức, nhạc sĩ, nhà báo, họa sĩ, ca sĩ, bác sĩ, dược sĩ. Họ làm đủ nghề, từ tham gia ban quản trị ốp, mở nhà hàng đến đánh hàng, mở công ty, đến bốc vác, dọn vệ sinh cũng không nề hà, nhưng bán hàng vẫn là chủ yếu

namTetA221-82f5a-6511-1515397501.jpg

Quầy hàng tươi sống trong ốp

Không chỉ bán buôn vải vóc, áo quần, giày dép, mũ mão, túi xách hay hàng tạp hóa, họ còn mở các quán ăn. Có một dạo cả tầng 5 gồm mấy chục phòng của ốp Saliut 2 là mấy chục nhà hàng ăn uống. Nhà nào cũng treo biển đủ các màu sắc hoặc đơn giản là chữ đen nền trắng nguệch ngoạc lấp lửng trước cửa phòng: Cơm, phở, bún, chả, giò, tiết canh, lòng lợn, trứng vịt lộn... Ngoài các đầu bếp bất đắc dĩ, cũng có rất nhiều nhà hàng chuyên nghiệp, thuê đầu bếp ở Việt Nam sang. Cả ốp sực nức mùi dầu mỡ, kho, rán, nướng, mắm tôm, cơm tám đặc trưng kiểu Việt

Đặc biệt, hàng tươi sống như thịt thà, cá mú, rau quả, bánh trái, hương hoa, miến măng, mộc nhĩ… được đưa từ Việt Nam sang làm cho cuộc sống của bà con dù xa quê mà vẫn cảm thấy như rất gần. Các dịch vụ khác như chăm sóc y tế, cắt tóc, may vá, chụp ảnh, làm giấy tờ, bán sách báo, băng đĩa ca nhạc, video, karaoke…cũng nhộn nhịp. Nếu ốp Saliut 1 phong phú một thì ở ốp Saliut 2 phong phú mười, vì số phòng ốc nhiều gấp 4 lần và dĩ nhiên số lượng người cũng gấp 4

Các ốp thường hoạt động đến nửa đêm mới tĩnh lặng nhưng 4, 5 giờ sáng đã rục rịch vì phải mở cửa sớm để phục vụ dân từ các thành phố xa lên hoặc ngay trong Moscow và ngoại ô đến lấy hàng. Một khu chung cư vốn là nơi ăn ở sinh hoạt của các gia đình bỗng chốc trở thành một khu chợ náo nhiệt

Tuy nhiên, mỗi khi có tiếng loa từ ban quản trị báo động có cảnh sát hay OMON (đặc nhiệm), ban liên ngành hoặc đội kiểm dịch, phòng cháy chữa cháy, cơ quan nhập cư, hộ khẩu, thuế vụ tới kiểm tra là lập tức cả khu ốp như vỡ chợ! Tiếng đóng cửa phòng bán hàng rào rào, sào khua hàng loạn xạ, tay quơ hàng nháo nhào, chân chạy rầm rầm, hơi thở gấp gáp, mắt nhìn dáo dác, tiếng người to nhỏ, lạc giọng, mất bình tĩnh, huyên náo cả ốp. Người thủ thế nín thở trong phòng, kẻ hoảng hốt tháo chạy ra đường vì sợ bị kiểm tra giấy tờ tùy thân, hàng hóa, thuế má. Có nhiều đợt lực lượng kiểm tra làm mạnh tay nên các chủ hàng thiệt hại lớn

Không chỉ chú trọng kinh doanh, lo tổ chức nơi ăn chốn ở cho bà con, ban quản trị của trung tâm thương mại Bến Thành cũng rất quan tâm tới đời sống sinh hoạt của người Việt trong các ốp. Bà con được thưởng thức những đêm biểu diễn ca nhạc miễn phí ngay tại ốp với dàn nghệ sĩ nổi tiếng mời từ hải ngoại hay các đoàn văn hóa văn nghệ trong nước sang. Trung tâm thương mại Bến Thành cũng lập được một đội văn nghệ riêng với nhiều ca sĩ "cây nhà lá vườn" nhằm phục vụ bà con trong các ốp mỗi dịp xuân về Tết đến hay lễ lạt. Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam tại Nga thì tổ chức những đêm thơ

Ngoài ra còn có các hội bóng bàn, bóng đá, bóng chuyền được thành lập và thi thố với các ốp khác hay các cơ quan, trường đại học khác có người Việt Nam. Có những lần tổ chức cho đội nhà về Việt Nam thi đấu hay sang các nước Đông Âu giao hữu với bạn

20431573-407517526310645-78489-6278-9652-1515397501.jpg

Những người góp phần gây dựng nên ốp Saliut 1, 2, 3, 4, 5

Các ốp chợ Saliut 1, 2, 3, 4, 5 là nơi cung cấp hàng hóa quan trọng bậc nhất từ năm 1992 đến 2007 cho toàn nước Nga. Nhờ các ốp này, hàng chục nghìn người Việt, thậm chí là cả người Nga, có công ăn việc làm ổn định, như khuân vác, bảo vệ, tham gia ban quản trị, luật sư. Mô hình ốp chợ đã được nhân lên không chỉ trong phạm vi liên bang Nga mà còn lan tỏa ra cả châu Âu, nơi có cộng đồng người Việt sinh sống và làm ăn

Vào thời kỳ sau năm 2000, chính trị nước Nga đi vào ổn định, kinh tế khởi sắc khi giá dầu thế giới tăng cao, đồng rúp trở nên có giá so với đôla Mỹ. Việc mở cửa thông thương với phương Tây cũng ảnh hưởng mạnh tới nền kinh tế thị trường của Nga, từ đó khiến nhu cầu hàng hóa bắt đầu bão hòa. Siêu thị cao cấp do người Nga và phương Tây đầu tư vào Nga ồ ạt. Thị trường ốp chợ với hàng hóa bình dân, khiêm tốn, đành lui vào hậu trường nhường chỗ cho các siêu thị

Năm 2007, chính quyền Moscow quyết định xóa sổ một loạt khu ốp ở 19 điểm trên toàn thành phố nên toàn bộ các ốp của người Việt phải đóng cửa. Trong số các cư dân Việt Nam, người trở về quê hương, người đến các thành phố xa làm ăn, người tản ra khu chợ Vòm đang lên. Tuy nhiên, tới năm 2009, khu chợ này cũng đóng cửa vĩnh viễn, nhường chỗ cho khu chợ mới

Ngày nay, những ai từng sống ở các ốp chợ Saliut 1, 2, 3, 4, 5 vẫn thường nhắc lại những kỷ niệm cũ với bao lưu luyến và thi thoảng dành chút thời gian rảnh rỗi quay lại nơi từng cưu mang, gắn bó với họ, nơi họ đã đổ bao mồ hôi, nước mắt, thậm chí là cả máu. Phần nhiều cư dân của các ốp còn ở lại Nga và thế hệ con cái của họ sinh ra, lớn lên tại đây lại tiếp bước cha mẹ học hành, làm việc

Võ Hoài Nam
 
"Ốp" Saliut – một thời để nhớ
(Kính tặng những bà con đã từng sống và làm ăn ở ốp Saliut1,2,3,4,5 - Moscow, LB Nga - của một thời đã qua…)

Những ai đã sống và làm ăn ở các ốp Saliut 1,2,3,4,5 của những năm tháng 90 về trước hẳn chẳng bao giờ quên bao nhiêu kỉ niệm vui buồn, gian khổ có, sướng vui có…

Chúng ta đã trải qua những năm tháng cực khổ gian nan nhiều khi phải đổi lấy nước mắt và cả máu khi tha hương nơi xứ người! Nhưng với bản chất cần cù, thông minh, chịu thương chịu khó của người dân nước Việt không phân biệt vùng miền, biết đoàn kết thương yêu đùm bọc lẫn nhau mà vượt qua tất cả để đạt được những kết quả mĩ mãn cho mỗi gia đình, bản thân và con cái

Nói đi thì nói lại, chúng ta vẫn phải biết ơn (“ăn quả nhớ kẻ trồng cây”) những người đã mở đường tạo điều kiện cho bà con làm ăn nơi xứ người trong thời buổi nước Nga hậu Liên Xô vô cùng khó khăn về kinh tế, bất ổn về chính trị. Đó là anh Võ Văn Hồng và các đồng nghiệp gắn bó của mình trong ban quản trị ốp, khi buổi đầu sơ khai đã phải trải qua bao nhiêu khó khăn vất vả, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng !

Kỉ niệm về ốp Saliut và con người với thời cuộc khi đó nhiều lắm, khó bút nào kể xiết !

24172578_1477451162303163_782169038_n_1.jpg

Anh Võ Văn Hồng (ngoài cùng bên phải)

…Còn nhớ ngày đó vào năm 1992, khi Liên Xô ở thời kỳ tan rã, các nhà máy có công nhân Việt Nam làm việc theo tinh thần Hiệp định Hợp tác lao động ký kết giữa VN – LX, 1980, buộc phải trở về nước. Nhưng những người lao động hợp tác như anh Hoàng Thành Vinh quê ở Nghi Lộc, Nghệ An và bao nhiêu người khác đã chấp nhận ở lại nước Nga tự kiếm kế mưu sinh. Anh Vinh kể: “Ngày đó tôi đến ốp Saliut 1 ở đường Dobroliubova nhà số 16/1 nơi có anh Võ Văn Hồng (quê ở Thanh Chương Nghệ An sang làm nghiên cứu sinh) và mấy người bạn nữa đang thuê ký túc xá (gọi là ốp) để cho một số bà con có nơi ăn ở sinh hoạt. Ốp khi đó còn vắng lắm. Một số người "đánh" hàng thuốc Tây, chó cảnh…về VN là chủ yếu. Còn buôn hàng VN sang trong ốp này thì chưa ai làm. Vì thế, tôi đã chủ động đi lấy hàng ở các nơi khác như ở ốp Búa Liềm, Zil, Nago…về Saliut 1 để bán bởi khi đó trong ốp chưa có ai làm việc này. Họ chỉ đi bán hàng ở chợ sân vận động hay các chợ lẻ nhỏ hoặc ngoài đường phố. Buổi đầu chưa có khách, dần dà nhờ có quảng cáo tốt, nên lác đác khách vào mua. Nhiều người thấy vậy cũng bắt chước và rồi ốp đã có nhiều quầy bán hàng áo quần, đồ dùng sinh hoạt cho người dân Nga quanh vùng. Giá cả phải chăng, khách hàng cũng hài lòng. Anh Hồng rất vui và khen ngợi”. Cũng chính tại ốp Saliut 1 này, anh Vinh và chị Huệ đã làm lễ thành hôn, tới nay anh chị đã có 2 cậu con trai làm ăn thành đạt

Vậy là, từ chỗ ốp ở nhỏ đã hình thành nơi bán buôn hàng hóa. Các quầy ăn uống và dịch vụ khác…cũng mọc lên. Nhà ăn Hải Chòi là người đầu tiên. Sau đó có anh Công (quê Quỳnh Lưu) cùng anh Hiến và mấy người nữa mở quán ăn “Quê hương”...không khí của ốp vui vẻ nhộn nhịp hẳn lên! Anh Mai, anh Cảnh Hoàng, anh Châu, anh Cảnh Nam đánh hàng bên Ba Lan về giao cho bà con bán tại ốp hoặc tùy ý. Ban quản trị ốp Saliut 1 cũng mạnh dần với đội ngũ có kiến thức, vì hầu hết các anh sang Nga làm nghiên cứu sinh, một số anh khác như anh Sửu, anh Đề (từ Bulgari sang), chị Nga, anh Thái, anh Lâm, anh Bảo…Ốp từ chỗ chỉ thuê tầng 1, sau khi những nữ công nhân dệt đã về nước hết thì anh Hồng, anh Niên cùng ban quản trị thuê hết tòa nhà 5 tầng và bà con cũng ở khép kín

Năm 1993, 94 do nhu cầu ăn ở sinh hoạt ngày càng lớn, các anh đã chủ động thuê thêm ốp Saliut 2 cách ốp Saliut 1 mấy chục mét (nhà số 20/25 cùng tuyến đường Dobroliubova) vốn là khu ký túc xá của sinh viên trường Đại học Giao thông đường sắt. Khi nhắc lại câu chuyện thuê ốp Saliut 2, chúng tôi còn chưa hết rùng mình. Bởi tầng hầm của ốp Saliut 2 là nơi nhóm người Chechenya thuê để sản xuất rượu lậu. Họ đã cử những tay “anh chị” (!) sang đe dọa anh chị em trong ban quản trị ở Saliut 1. Rốt cục, mọi việc êm thấm do sự “dàn xếp” chu đáo của anh Hồng và anh Niên

Ốp Saliut 2 buổi đầu còn vắng lắm, bao giờ chả thế? Nhưng rồi người đến mua phòng, thuê phòng tăng lên vì làn sóng người sang Nga từ VN nhiều lên do khó khăn về cuộc sống ở quê nhà lúc đó (trong đó có nhiều người từng làm việc ở Nga – chúng tôi gọi là “Nga quay”) người ở thành phố xa lên, người ở các ốp khác bị vỡ dồn về. Và chỉ khi đôm 5 mới, đôm 11 của ông Trịnh Viết Ngọ bị nhà chức trách Nga buộc phải đóng cửa vĩnh viễn vào ngày 19.5.1994 thì làn sóng người ồ ạt kéo về ốp Saliut 1 và Saliut 2 tăng lên chóng mặt! Nhìn lên cầu thang của tòa nhà 9 tầng ở Saliut 2 chỉ thấy đầu người nhấp nhô…bước chân cứ rầm rập từ sáng sớm tới tận khuya

Ốp Saliut 2 trở nên nổi tiếng như cồn khắp Liên Bang Nga và lan tỏa đi muôn phương. Thậm chí khi ta rời khỏi sân bay Domodedovo hay Sheremetyevo 2 các ông tắc-xi Nga đã biết ngay anh chị người Việt này muốn tìm về “tổ ấm” nào! Xung quanh ốp, trong ốp là biển người – ta có, Tây có, Tây các loại nữa! Tôi còn nhớ, có dạo nguời vào mua hàng hóa đông đến nỗi phải bán vé vào cửa (10 rúp) mà dòng người cứ dài dằng dặc ra tận ngoài sân! Bà con mình bán hàng trong phòng, hàng chất tận nóc phòng, tràn ra lối đi ở hành lang, nhiều phòng thuê thợ Việt tận dụng gỗ để làm gác xép có nơi ngủ nghỉ. Giá phòng ốc đắt như “tôm tươi” (cái này là do bà con tự mua đi bán lại cho nhau, còn giá ban đầu của ban quản trị là hữu nghị) Hàng quán, dịch vụ…mọc lên như nấm. Có dạo, cả tầng 5 ở ốp Saliut 2 là dãy quán ăn cơm, phở, bún, miến, lòng lợn tiết canh…quả thật như chợ hàng Đào hàng Ngang vậy – mọi người nói vui khi trà dư tửu hậu

Ốp Saliut 2 quá tải vì xe chở hàng kéo về ùn ùn, người từ các nơi đổ về lấy hàng khiến giao thông tắc nghẽn. Cầu cần cung – nên các anh Hồng, Niên đã phải khẩn trương mở ngay Saliut 3, rồi Saliut 4 (chỉ cách ốp Saliut 2 và 1 có đoạn đường khoảng 1 km) mới giải tỏa được nhu cầu. Cả 2 khu chợ này có địa bàn rộng lớn hơn nên có thể đáp ứng được nhu cầu nguồn hàng cho thị trường cả liên bang Nga. Tại 2 địa điểm này chi có bán hàng và cung cấp nguồn hàng phong phú chứ không dành cho ăn ở sinh hoạt, khác hẳn với ốp Saliut 1 và ốp Saliut 2

Xin nói thêm, ốp (kí túc xá) vừa là nơi ăn ở vừa là nơi dùng để bán hàng. Người Nga khi đó cũng rất dễ dãi, nên có thể nói đó là điều kiện và cơ hội cho bà con người Việt ta làm ăn khá giả. Bao nhiêu người Việt sinh cơ lập nghiệp có của ăn của để, nhiều người tay trắng nên cơ đồ! Tuy nhiên, cũng không phải là không gặp phiền phức từ nhà chức trách (nhất là một số phần tử không tốt) chưa kể bị quấy nhiễu do nạn cướp giật chấn lột, thậm chí nhiều người bỏ mạng nơi xứ người trên đường đi lấy hàng…Tình trạng kiểm tra các loại giấy tờ hộ khẩu, thuế má, bán hàng cũng gây khó khăn không ít cho bà con nhưng về phía bà con cũng phải gánh trách nhiệm trong vấn đề này khi mình làm ăn nơi xứ người

Thời điểm Saliut 3, 4 phải đóng cửa, lập tức ốp Saliut 5 trở nên sầm uất. Bà con được chuyển sang nơi này làm ăn (khi Saliut 3, 4 vào năm 2003 được phép mở lại, một số bà con đã quay trở lại) tuy nhiên địa bàn ở Saliut 5 và điều kiện làm ăn đã ngày một trở nên khó khăn hơn

Ốp Saliut 1 phải đóng cửa do nhà máy lấy lại. Ốp Saliut 5 được mở thêm, ốp nằm ở khu vực cạnh ga xe điện ngầm Xavelovxkaia. Vị trí này ban đầu chỉ là nhà máy bỏ hoang (người có công “tìm ra” là anh Chuyên, chúng tôi hay nói vui “anh là Magienlăng” – tên của nhà thám hiểm tìm ra châu Mỹ, bởi anh Chuyên vốn là một nghiên cứu sinh, anh có công tìm ra nhiều công sở, nhà máy của người Nga không sử dụng nữa để cho người Việt thuê. Nhưng cuộc đời của anh, một con người hiền lành đã gặp phải không ít những sự éo le, vất vả và bất công!) Anh Hồng và ban quản trị đã phải đổ bao nhiêu tiền của, công sức mới cải tạo thành một nơi buôn bán sầm uất và chốn ăn ở sinh hoạt khang trang cho bà con. Tôi còn nhớ, người lăn lộn với công trình này là anh Bùi Văn Ánh (trong ban quản trị) vốn là một kỹ sư ở nhà máy cơ khí Vinh, Nghệ An trở lại Nga sau khi đã về VN một thời gian

Khi Salut 2, 3 sầm uất nổi như cồn khắp Liên Bang Nga và thế giới (nói chi dư âm về quê nhà) thì chợ Vòm (chợ Cherkizov) còn chưa có tên tuổi! Chúng tôi còn nhớ, hồi đó ở chợ Vòm chỉ là nơi của mấy tay dân “đầu đen” (cách gọi dân Trung Á của bà con ta) dùng làm kho bãi với những container chứa đầy hàng hóa, thậm chí nhiều nơi cỏ dại còn mọc phủ khắp lối đi. Sau đó thì một số người Việt cũng tham gia như chị Tửu, anh Võ Kim Thanh (người có công đưa ông Lê Ngọc Hường khi đó còn hành nghề lái xe tắc-xi ở chợ Saliut 3 vào làm ban quản trị của ông Võ Kim Thanh) chính cái tên chợ KT là từ viết tắt của Kim Thanh

Saliut 3, 4 đã trải qua “cơn phong ba” do sự cố đáng tiếc nên buộc phải tạm đóng cửa vào năm 2002, sau đó được phép mở lại vào 2003 và đến 2006 thì đóng cửa hẳn. Ốp Saliut 2 vào tháng 5.2000 chỉ còn được ở, không được bán hàng, mọi người phải dồn sang Saliut 3, 4 và 5. Năm 2004, ốp Saliut 2 cũng phải trả lại cho cơ quan chủ quản

Vậy là, các ốp Saliut 1,2,3,4,5 trải qua bao biến cố thăng trầm biến thiên lịch sử của nước Nga hậu xô-viết với nhiều năm lao tâm khổ tứ, lên thác xuống ghềnh, ban quản trị trung tâm thương mại Bến Thành do anh Võ Văn Hồng làm chủ tịch, người đã tạo điều kiện cho biết bao bà con người Việt nơi xa xứ có nơi ăn chốn ở, sinh cơ lập nghiệp, con cái thành danh. Bao người từ quê nhà sang, từ nơi xa đến rồi từ nơi này ra đi tỏa muôn phương trời hay về lại quê hương! Họ luôn ghi sâu ân tình, nhớ mãi những kỉ niệm của một thời khó quên, của một thời để nhớ…

Võ Hoài Nam
 
Mối hợp tác giữa đại gia Hà Văn An và “soái” Võ Văn Hồng
Nếu A&B Group của đại gia Hà Văn An ghi dấu với loạt dự án bất động sản nghỉ dưỡng tầm cỡ thì chuỗi các “ốp” Salute của “soái” Võ Văn Hồng tại Nga lại là nơi tạo hàng nghìn việc làm cho người Việt xa xứ


Ít người biết đến sự đồng hành giữa “soái” Võ Văn Hồng (trái) và đại gia Hà Văn An

Theo tìm hiểu của VietTimes, mối hợp tác giữa hai đại gia Hà Văn An và Võ Văn Hồng diễn ra có phần kín tiếng tại CTCP AB Salute Hà Nội (AB Salute Hà Nội)

Doanh nghiệp này được thành lập từ tháng 11/2017, đăng ký địa chỉ trụ sở chính tại số 47 Trần Phú, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình, Hà Nội

AB Salute Hà Nội có quy mô vốn điều lệ 200 tỷ đồng, do 4 cổ đông sáng lập, bao gồm: ông Hà Văn An (60%), ông Đàng Văn Thoại (10%), CTCP Đầu tư A&B Đăng Nghi Holding (14%) và CTCP Salute (16%)

Trong đó, CTCP Đầu tư A&B Đăng Nghi Holding thực chất thuộc sở hữu của ông Hà Văn An khi vị đại gia sinh năm 1960 trực tiếp đứng tên nắm giữ 98% vốn điều lệ và đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT

Còn ông Võ Văn Hồng (SN 1956) là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc, nắm giữ tới 88% vốn điều lệ của CTCP Salute (thành lập tháng 6/2016, nay đã đổi tên thành CTCP AB&S). Công ty này cũng có trụ sở tại số 47 Trần Phú, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội

Vị doanh nhân, tiến sĩ kinh tế Võ Văn Hồng là người rất có uy tín trong cộng đồng người Việt ở Nga và được xem như là một trong những “soái” xuất chúng bậc nhất của cộng đồng người Việt ở Đông Âu, dù kín tiếng

Sự nghiệp của ông Hồng tại Nga gắn liền với Tổng Công ty Bến Thành Matxcova và chuỗi các “ốp” Salute 1-5

Thành lập năm 1992, Bến Thành Matxcova ra đời từ yêu cầu thực tế là phải tổ chức một cơ sở thương mại với mục đích chính là ổn định và tạo công ăn việc làm cho những người Việt đang sinh sống tại Liên bang Nga

Đúng như mục tiêu ấy, các “ốp” Salute của Bến Thành Matxcova đã thu hút hàng nghìn người Việt đổ về sinh sống, buôn bán. Cũng từ đây, không ít người Việt xa xứ trở nên giàu có, đem nguồn tài sản tích lũy được hồi hương, rót vốn đầu tư và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế Việt Nam

“Soái” Võ Văn Hồng cũng đánh dấu sự hồi hương của mình bằng việc rót vốn vào CTCP Bến Thành Moscow (Bến Thành Moscow), có trụ sở tại số 58 Hoàng Diệu, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội

Cập nhật đến tháng 4/2017, Bến Thành Moscow có quy mô vốn điều lệ ở mức 60,79 tỷ đồng. Trong đó, ông Võ Văn Hồng nắm giữ 66,161% vốn điều lệ, đồng thời đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc

Chung vốn với vị doanh nhân sinh năm 1956 tại công ty này còn có phu nhân Trần Thị Bích Lan (SN 1963, sở hữu 26,324% VĐL), cùng một số cá nhân khác có liên quan là bà Võ Linh Giang (SN 1987, sở hữu 2,22% VĐL) và bà Võ Việt Nga (SN 1991, sở hữu 2,22% VĐL)

Bà Trần Thị Bích Lan còn là người đại diện của 2 pháp nhân khác đăng ký địa chỉ trụ sở tại Hà Nội là CTCP Cung ứng năng lượng Việt Nam và Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Việt Thành

Trong đó, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Việt Thành được thành lập từ tháng 10/1998

Ngoài việc kinh doanh, ông Võ Văn Hồng cũng tích cực làm từ thiện, góp sức xây dựng quê hương Thanh Chương (Nghệ An) với loạt công trình như: đường làng Hoa, Trường Tiểu học Phong Thịnh, nhà học ba tầng trường THPT Thanh Chương 3, Nhà học thực hành trường THPT Thanh Chương 1


Nguyễn Ánh
 
Kinh tế “ốp” ở Nga - nơi khởi nghiệp của nhiều tỷ phú Việt
Rất nhiều tỷ phú Việt Nam đều khởi nghiệp từ Đông Âu và phần lớn bắt đầu từ kinh tế ‘ốp’. Vậy kinh tế ‘ốp’ là gì?

Kinh tế “ốp” ở Nga thời 1990-2005. “ốp” – là ký túc xá, đúng ra là nơi ở tập trung nhưng sau này ở Nga lấy ra làm nơi vừa ở vừa buôn bán, dịch vụ đủ kiểu được luôn. Lý do vì sao nẩy sinh ra kinh tế ốp chợ của người Việt ở Liên Xô cũ và Nga mới sau này( một khái niệm nhà ở tập thể dùng thêm chức năng cửa hàng bán hàng hoá chui)

-Liên Xô chuẩn bị tan rã, một số lượng đông (cỡ 100 ngàn) người Việt bị hất ra đường. Ở lại không ai nuôi, về nhà không được và nếu có về cũng sẽ khó khăn trong công việc và kiếm sống

-Liên Xô thiếu hàng nhu yếu phẩm trầm trọng do hệ thống sản xuất kiểu bao cấp bị tan vỡ nên buôn bán bất cứ cái gì cũng được. Miễn là có hàng hoá là có trao đổi được

-Liên Xô đất nước của tài nguyên và quản lý quan liêu, bao cấp. Tất cả tập trung vào nhà nước hết, nay chính quyền thả ra, không ai làm chủ, nên ai nhanh tay sẽ “vơ vét” được nhiều

-Một số người Việt (loại quản lý lao động hay những sinh viên, nghiên cứu sinh) đã tìm kiếm những nơi có thể quần tụ cộng đồng Việt Nam ở Liên Xô cũ và Nga mới sau này để tụ hội buôn bán làm ăn. Ở đấy, vì dân Liên Xô hoàn toàn theo bao cấp (có nhà nước lo), nay nhà nước không lo, thiếu thốn đủ bề), nền kinh tế thị trường rất mới lạ và người Việt (do đã được quen chút ít về kinh tế thị trường sơ khai, man rợ ở VN) đã tổ chức khá thành công nền kinh tế ốp

Những thành tố cơ bản hình thành kinh tế ốp

- Có một vài lãnh tụ tinh thần người Việt như cán bộ quản lý lao đông Việt, sinh viên, nghiên cứu sinh Việt ở các trường Đại học tìm cách tạo dựng lên được chỗ quần tụ cho số đông người Việt buôn bán nhỏ lẻ

- Có được cơ chế “mạnh ai nấy lo” để làm ăn kinh tế trong thời gian ngắn ( các TTTM của người Việt ở Liên Xô cũ chỉ tồn tại được một vài năm, có khi chỉ một vài tháng là tan)

- Có được các đại soái ( đầu nậu người Việt) cung cấp hàng từ Việt Nam, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ...tới tận chân ốp theo kiểu bán sỉ trả chậm (gọi là thuê bán hàng hộ cho các chủ hàng cũng được)

- Có các hệ thống thuế khóa đơn giản, chuyển đổi tiền Rúp, Đô la nhanh gọn để thanh toán

- Có được các đầu mối lớn tiêu thụ hàng hoá: có chủ phòng kinh doanh móc nối với các bạn hàng ở các thành phố trong toàn Liên Xô để đến lấy hàng thường xuyên; dân địa phương mua sỉ và lẻ hàng hoá (có tới hàng trăm đầu mối từ các nước cộng hoà, các tỉnh tới tấp dùng xe tới lấy hàng)

Các kỹ thuật cơ bản để “đâm hoa kết trái” kinh tế ốp

- Móc ngoặc được sự làm ngơ của chính quyền

- Trốn thuế trên diện rộng

- Có cầu Hải quan làm vận đơn để nhập hàng nhanh

- Đa dạng được các nguồn hàng được cung cấp đều đặn ở quy mô quốc tế từ Trung Quốc, Hồng Kông, Thái Lan, Việt nam tới Thổ Nhĩ Kỳ, Áo, Ý, Ba Lan...

Những nét đặc biệt của kinh tế ốp

- Sử dụng được đội ngũ những người buôn bán có phẩm chất đặc biệt trong thương trường: Đội ngũ buôn bán lẻ trẻ, nhanh nhẹn, máu mê và thông minh, liều lĩnh trên thương trường.Họ sáng tạo ra được những công cụ đặc biệt cho kinh tế thị trường: hệ thống luân chuyển hàng hóa nhanh, hệ thống thanh toán đa dạng sản phẩm giao lưu; Sự đa dạng về hàng hoá và nhanh nhạy về mẫu mã sản phẩm cho người tiêu dùng; Giá cả hàng hoá thay đổi liên tục phụ thuộc và lượng tiêu thụ của thị trường (nhiều lúc giá thấp tới mức không tưởng. Giá hàng ở Moscow thấp hơn giá xuất xưởng ở Thái lan)

- Kỹ thuật lăn ốp, từ thua biến thành thắng, lấy ít thắng nhiều, lấy không thành có…Nếu dùng theo ngôn ngữ cổ xứ Việt thì đấy là: Thổi kèn bắt rắn, tát nước theo mưa , rung cây doạ khỉ, bắc nước chờ gạo người…

Võ Hoài Nam
 

Attachments

  • upload_2021-4-6_22-2-1.png
    upload_2021-4-6_22-2-1.png
    4.5 KB · Views: 1
Top