What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Vingroup Thinktank

LOBBY.VN

Administrator
Đã có Phạm Nhật Vượng thì cũng có thể có những người khác
Chúng tôi đã trao đổi PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng viện Kinh tế VN, thành viên tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ chỉ vài ngày trước khi Vingroup bước vào tuổi 25 (8/8/1993 – 8/8/2018)


typhupnvuong_sksc.jpg

Câu chuyện về tỷ phú Phạm Nhật Vượng và Vingroup được bắt đầu sau khi ông Trần Đình Thiên đưa cho tôi cuốn sách nổi tiếng "30 năm sóng gió" của tác giả Trung Quốc Ngô Hiểu Ba. "Sau 30 năm, vượt lên nhiều bi kịch của cơ chế, giới doanh nhân Trung Quốc đã có những bước đại nhảy vọt chưa từng thấy. Người Việt có thể nhìn vào những bài học quá khứ, hiện tại của họ để rút ra những kinh nghiệm kiến thiết tương lai…"

Từ thái độ "xúc đất đổ đi" đến tôn trọng, tôn vinh người giàu

-Trước khi đi vào câu chuyện cụ thể của tỉ phú Phạm Nhật Vượng, chúng ta hãy bắt đầu từ bức tranh chung. Có lần ông đã chỉ ra căn bệnh ghét người giàu, tâm lý muốn giấu giàu của người Việt và coi đó như là một trong những lực cản trong phát triển. Theo tôi, một phần tâm lý này bắt nguồn từ việc không ít người dân chưa nhìn thấy rõ ràng những thứ mà người giàu đàng hoàng thực sự mang lại cho xã hội

Ông có thể phân tích rõ thêm: Ngoài những khoản nộp thuế, những danh hiệu khiến Việt Nam được thế giới biết đến như tỉ phú đô la, thì những người giàu như ông Phạm Nhật Vượng và Vingroup thực sự mang lại những động lực, nguồn lực, nguồn cảm hứng nào cho đất nước ?

PGS. TS Trần Đình Thiên: Về căn bệnh ghét người giàu và tâm lý "giấu giàu" ở Việt Nam, tôi có nhận định rằng thái độ xã hội và của bộ phận đông đảo người còn nghèo ở nước ta đối với sự giàu có và đối với người giàu đang tích cực dần lên. Từ chỗ thù ghét, đối địch, "xúc đất đổ đi", coi là con buôn, con phe, đang dần chuyển sang thái độ tôn trọng và tôn vinh. Thật may là xu hướng này đang ngày càng mạnh lên

Nói về đóng góp của người giàu cho xã hội, có thể kể ra nhiều thứ. Thông qua việc phát triển cơ nghiệp của mình, người giàu giúp tạo cơ hội việc làm và thu nhập cho người lao động; đóng thuế nuôi ngân sách quốc gia, đóng góp phúc lợi xã hội và làm từ thiện

Đó là những đóng góp hữu hình, trực tiếp, dễ nhận thấy. Nhưng họ còn đóng góp nhiều thứ khác cho quốc gia, cho sự phát triển xã hội - những đóng góp dường như "vô hình" nhưng to lớn và có giá trị không kém

Thứ nhất, họ là những người tạo năng lực phát triển, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Sự nổi lên của Hạ Long, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc với tư cách là những trung tâm du lịch có sức cạnh tranh quốc tế; sự trỗi dậy của VietJet (hàng không), của Trường Hải và VinFast (ô tô), của FPT (công nghệ thông tin) hay của TH TrueMilk (nông nghiệp công nghệ cao)… đều tạo thành những năng lực phát triển quốc gia. Những năng lực đó được định hình nhờ các doanh nghiệp tư nhân lớn, các "đại gia"

Thứ hai, những người giàu không chỉ tạo ra của cải và năng lực phát triển. Họ còn đóng vai trò là những người sáng nghiệp và dẫn dắt phát triển. Tôi cho rằng loại đóng góp này là đặc biệt quan trọng. Nhiều người giàu, nhất là trong thời kỳ chuyển đổi và nhờ chuyển đổi, thực sự là những người tiên phong cải cách, tiên phong đổi mới sáng tạo, đảm nhiệm vai trò mở đường và dẫn dắt phát triển. Các ông Phạm Nhật Vượng, Trương Gia Bình, Trần Bá Dương, bà Thái Hương, ông Mai Hữu Tín,… là những người như vậy

Thứ ba, thông qua các doanh nghiệp của mình, những người giàu thường đóng vai trò trụ cột trong việc xây dựng và phát triển lực lượng doanh nghiệp quốc gia. Nhìn sang Nhật Bản với các Keiretsu, Hàn Quốc với các Chaebol, gần đây là Trung Quốc với các Tập đoàn Alibaba, Wanda, Tencent, ... dễ nhận thấy vai trò cực kỳ to lớn của những tập đoàn – đại gia này trong sự phát triển kinh tế quốc gia

Ở Việt Nam, vai trò này chưa được xác lập rõ. Các tập đoàn tư nhân lớn của Việt Nam chưa phát triển một cách bình thường trong môi trường kinh doanh vẫn còn nhiều rào cản, do đó, chưa đóng được vai trò trụ cột cần có cho sự phát triển của một cộng đồng doanh nghiệp có tới 96-97% là doanh nghiệp vừa, nhỏ và "nhỏ li ti"

Tôi vẫn nêu giả thuyết: Phải chăng vì thiếu trụ cột này mà doanh nghiệp Việt Nam tuy khá đông vẫn chỉ có số lượng mà chưa thành "lực lượng", mãi vẫn chậm lớn và khó trưởng thành ?

Ngoài ra, người giàu còn là lực lượng truyền cảm hứng hành động, tạo hình mẫu làm giàu cho xã hội. Nếu người giàu trở thành "tấm gương làm giàu" nhờ đầu cơ, chộp giật, nhờ buôn gian bán lận, "rút ruột" ngân sách nhà nước thì hình ảnh của họ sẽ có tác động tiêu cực ghê gớm

Ngược lại, nếu người giàu nêu tấm gương chính trực, làm ăn đàng hoàng, đặt Tổ quốc, đặt mục tiêu thịnh vượng quốc gia lên hàng đầu thì họ sẽ là tấm gương sáng cho xã hội noi theo. Việt Nam cũng đã từng có những tấm gương như vậy

Làm giàu vốn là công việc rất khó khăn, làm giàu chính đáng càng khó khăn gấp bội, nhất là khi nỗ lực đó diễn ra trong một hệ thống chuyển đổi, trong bối cảnh cơ chế, chính sách tranh tối, tranh sáng chưa hoàn thiện. Trong môi trường đó, biết xoay xở thì dễ làm giàu nhanh, nhưng cũng dễ tha hóa hơn. Sự phán xét tư cách, đạo đức của người giàu, do vậy, cũng lắt léo hơn

Sự kỳ thị, khinh ghét người giàu - trạng thái tâm lý xã hội đang phổ biến – sẽ giảm thiểu, khi xuất hiện cơ chế đúng. Vấn đề là phải tạo ra môi trường, cơ chế vận hành, một hệ thống pháp luật không cho phép sản sinh và dung dưỡng những tấm gương người giàu tha hóa. Người giàu tha hóa được giảm thiểu, thì sự kỳ thị với người giàu nói chung, cũng sẽ giảm thiểu

Nhà đầu tư nước ngoài đã "bỏ phiếu thuận", sao người Việt bỏ qua được ?

- Có một sự thật là hàng ngày, vẫn thấy những người Việt rời khỏi đất nước để tìm kiếm cơ hội làm ăn, tìm kiếm cuộc sống ở những đất nước mà theo họ là đang yên bình hơn, môi trường sống trong lành hơn. Những người bình tĩnh thì cho rằng: Dù thành công ở đâu thì họ sẽ vẫn quay trở lại đóng góp cho quê hương. Nhưng ở chiều ngược lại, người sốt ruột đồng quan điểm với bà Phạm Chi Lan: "Đi định cư ở nước ngoài cả, đất nước này ai xây dựng đây ?"

Ông Vượng và một số doanh nhân khác (đặc biệt là các doanh nhân từng có thời gian làm việc tại Nga, Đông Âu) đã chọn một hành trình ngược: Quyết định về nước sinh sống và đầu tư lâu dài sau nhiều chục năm khấm khá, yên ổn tại xứ người. Không những thế, hiện nay ông Vượng và Vingroup dường như đang đầu tư "tất tay" tại Việt Nam, chứ không tìm cách gá một chân ra nước ngoài. Ông bình luận gì về điều này ?

- Nói chung, việc người nước này di chuyển sang nước khác tìm kiếm cơ hội đầu tư, làm ăn là bình thường, nhất là trong điều kiện toàn cầu hóa ngày nay

Có nhiều nguyên nhân được giải thích: Do cơ hội việc làm, do năng lực cá nhân, do hoàn cảnh gia đình, do ràng buộc cơ chế, do thực phẩm, giáo dục, y tế, thậm chí là do thời tiết. Thuế thu nhập cá nhân quá cao, chính sách phân biệt đối xử, môi trường kinh doanh "trên rải thảm, dưới rải đinh" lác đác ở đâu đó, hay cải thiện thể chế diễn ra quá chậm, cũng là những lý do giải thích việc di chuyển đầu tư từ nước này sang nước khác

Trong giai đoạn vừa qua, Việt Nam thu hút được khá nhiều đầu tư nước ngoài. Nhiều người đến Việt Nam tìm cơ hội kinh doanh. Họ thấy Việt Nam là mảnh đất nhiều cơ hội, là nơi đáng sống, và quyết định trở về Việt Nam đầu tư kinh doanh

Từ cách đây hàng chục năm, tức là rất sớm so với xu thế này, ông Phạm Nhật Vượng đã rút toàn bộ vốn liếng từ nước ngoài đầu tư về Việt Nam và hiện đang triển khai tất cả dự án kinh doanh của mình tại Việt Nam. Ông chia sẻ rằng sẽ "chung thân" kinh doanh tại mảnh đất này

Tôi tin vào cam kết của ông Vượng. Ít nhất cũng từ hai căn cứ chính, như ông chia sẻ. Thứ nhất, do ông tin vào triển vọng phát triển của Việt Nam, do đó, sẽ tập trung toàn lực để nắm bắt và triển khai cơ hội kinh doanh tại Việt Nam. Thứ hai, ông là người Việt, là người con của đất nước này

Ông ấy nói các nhà đầu tư quốc tế đã đầu tư rất nhiều vào Việt Nam, nghĩa là họ đã "bỏ phiếu thuận" cho chúng ta, họ đánh giá cao cơ hội và triển vọng của Việt Nam. Vậy tại sao người Việt Nam có thể bỏ qua cơ hội tại chính Tổ quốc mình ?

Bản thân ông Vượng cũng đã và đang dốc sức đầu tư tại Việt Nam và gặt hái không ít thành công. Việc làm này chứng tỏ vị này đang cố gắng tạo ra những năng lực phát triển mới và tốt cho đất nước, mang lại những sản phẩm tốt cho người Việt Nam, một cách nghiêm túc và với sự tin cậy

VinFast là bằng chứng cho điều đó. Việc Vingroup tài trợ VTV mua bản quyền World Cup để người dân Việt Nam được xem giải Vô địch bóng đá Thế giới 2018 – đơn giản, không ồn ào cũng tương tự như vậy. Về mặt cá nhân, ông Vượng đang mang lại cho Việt Nam một niềm tự hào khi dành một vị trí cao trong bảng xếp hạng tỷ phú toàn cầu

Có thể còn những ý kiến nghi ngờ động cơ, kết quả, thiện chí và cách làm của Phạm Nhật Vượng. Nhưng trong xã hội, tồn tại ý kiến khác nhau về một sự kiện, về một con người, là điều bình thường. Không thể tìm thấy một người mà công chúng hoàn toàn không có ý kiến gì khi đánh giá hoạt động của họ, nhất là hoạt động làm giàu, trong môi trường "tranh tối tranh sáng" mà tôi đã nói ở trên. Ngay cả ở nước ngoài, trước khi được tôn vinh, nhiều doanh nhân cũng bị dư luận nhận định trái chiều, thậm chí đối nghịch

Kinh doanh thì phải quyền biến, linh hoạt, phải biết xoay xở, dễ mắc và dễ phải chịu điều này tiếng nọ. Song Phạm Nhật Vượng, như tôi biết, có những phẩm chất và năng lực nền tảng của một doanh nhân dân tộc đích thực
 
"Vấn đề sống còn" luôn ám ảnh ông Phạm Nhật Vượng

- Vingroup đang mở rộng lĩnh vực kinh doanh bằng những bước thần tốc. Mới đây nhất họ quyết định nhảy vào dược, phim hoạt hình, đầu tư bóng đá trẻ, VinFast và cả smartphone Made in Vietnam (trước đó còn là nông nghiệp sạch, giáo dục, y tế). Từ cái lõi bất động sản, du lịch nghỉ dưỡng, việc họ vươn nhanh đến rất nhiều lĩnh vực khác như vậy, theo cá nhân ông, có gì đáng mừng và có gì phải cân nhắc ?

Cá nhân ông nhận định thế nào về khả năng thành công của hai dự án được Vingroup và người Việt kỳ vọng nhiều nhất hiện nay là VinFast và điện thoại thông minh VSmart ?

- Về lý thuyết thì câu chuyện này đang khiến tôi băn khoăn, thậm chí có phần lo lắng

Việc trải rộng lĩnh vực đầu tư cũng giống như việc dàn mỏng binh lực trong một trận chiến, dễ tạo ra điểm yếu và bị đối phương "đột kích". Đã có nhiều ví dụ kinh điển về sự thất bại của không ít doanh nghiệp khi thừa thắng xốc tới, dàn mỏng đầu tư để sau đó, bị "nốc ao" đau đớn. Suzuki và Honda vào thập niên 70 của thế kỷ trước đã có một cuộc đua như vậy vào lĩnh vực ô tô với kết cục thất bại không ngờ thuộc về Suzuki

Cho đến nay, Vingroup đã và đang triển khai trên nhiều mặt trận – từ bất động sản đến y tế, giáo dục, thương mại, nông nghiệp công nghệ cao, gần đây là đào tạo nhân lực; bây giờ là ô tô và điện thoại thông minh. Thực sự là khá rộng. Và đó chính là điểm có thể gây lo ngại, nếu xét trên quan điểm đầu tư truyền thống

Tuy vậy, có một điều chúng ta phải nhìn thấy: Kết quả phát triển thực tế mà Vingroup đạt được cho đến nay, như tôi biết, vẫn tốt và vững chắc. Nó cụ thể hóa bằng cách đầu tư đúng hướng: Một, nhằm vào phân khúc sản phẩm cao cấp, dựa vào công nghệ cao, nhắm đúng nhu cầu thị trường, tạo lòng tin nơi người tiêu dùng; Hai, biết tạo lan tỏa – kết nối các lĩnh vực đầu tư thành chuỗi cung ứng hỗ trợ nhau - đang phát huy hiệu quả

Ngoài kết quả thực tiễn đó, còn có những lý lẽ hỗ trợ triển vọng "chiến thắng" đa ngành của Vingroup

Thứ nhất, Vingroup không tự giới hạn mình trong lĩnh vực bất động sản truyền thống. Vingroup đang chuyển mạnh sang các lĩnh vực gắn bó chặt chẽ với hoạt động đổi mới – sáng tạo, trong lĩnh vực chế biến – chế tạo. Ôtô và điện thoại thông minh đang là lãnh địa của nhiều "ông lớn" hùng mạnh nhưng được Vingroup chọn làm "điểm quyết chiến lược". Cơ sở lựa chọn là "lợi thế đi sau" gắn với xu thế thời đại, không phải là cách làm kiểu "ăn theo"

Thứ hai, Vingroup không bị giới hạn bởi vị thế "tập đoàn lớn - đi đầu". Tôi được biết trong Vingroup, đã từng có cuộc thảo luận sôi nổi với chủ đề "Liệu một tập đoàn hàng đầu còn có động lực đổi mới – sáng tạo ?"

Ông Phạm Nhật Vượng nói với tôi đây chính là vấn đề sống còn của Vingroup và nó luôn ám ảnh ông. Khẩu hiệu "Mãi mãi tinh thần khởi nghiệp" nhằm nói đến quyết tâm đổi mới và sáng tạo không ngừng của tập đoàn tư nhân số 1 Việt Nam này

Chân dung ông Phạm Nhật Vượng qua con mắt cựu Viện trưởng

-Ông Vượng rất ít xuất hiện trên báo chí. Tôi nhớ không nhầm thì trong suốt mấy chục năm qua, dường như tỉ phú đô la này mới chỉ trả lời phỏng vấn 2 lần. Tất nhiên đều rất kiệm lời. Ngay cả nội dung những cuộc nói chuyện đậm đặc triết lý quản trị, triết lý kinh doanh mà giới doanh nhân và những người trẻ rất muốn nghe, ông Vượng cũng chỉ muốn để ở chế độ nội bộ

Tuy nhiên, vì tên ông Vượng và Vingroup là từ khóa quá hot, nên người ta vẫn có thể tìm thấy nhiều mảnh ghép chân dung khác nhau. Chân dung của ông Vượng sẽ được phác thảo thế nào qua góc nhìn của PGS. TS Trần Đình Thiên, cựu Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam ?

- Tôi không tiếp xúc nhiều với ông Vượng. Trực tiếp chỉ 3-4 lần. Nhưng tôi rất quan tâm tìm hiểu về con người và cách ông ấy phát triển Vingroup, muốn tìm ở đó những gợi ý giúp đúc kết hình mẫu phát triển doanh nhân - doanh nghiệp Việt Nam. Qua đó, tôi có một vài nhận định về con người ông Vượng và về Vingroup

Ông Vượng là con người điềm đạm, vừa nguyên tắc (kiên định) với mục tiêu (phát triển – không đơn thuần là lợi nhuận) và phương châm hành động (đánh mượn sức), nhưng cũng rất mềm dẻo trong ứng xử (linh hoạt, chớp thời cơ). Sự hiểu biết và tầm nhìn xa tạo cho ông sức hấp dẫn và năng lực thuyết phục cộng sự và bộ máy của mình

Có lẽ nhờ đó mà Vingroup vừa lớn nhanh, vừa phát triển vững chắc, tạo được và ngày càng củng cố được lòng tin xã hội

Tất nhiên, những lời đánh giá (khen) như vậy cần được giải thích rõ ràng. Nếu không, chúng dễ bị coi là sự "nịnh bợ", "lấy lòng đại gia", xuất phát từ động cơ "có vấn đề"

- Cách đây khá lâu, ông Phạm Nhật Vượng đã tặng tất cả thuộc cấp ở vị trí quản lý cuốn sách "Từ tốt đến vĩ đại". Đó là cuốn sách lý giải tại sao một số công ty có thể đạt bước đại nhảy vọt, còn công ty khác thì vẫn mãi lẹt đẹt. Theo ông Vượng, đến thời điểm này đã có thể coi Vingroup là công ty tốt, nhưng đường đến vĩ đại thì còn phải vượt qua rất nhiều ghềnh thác


Trong một số lần trò chuyện với thuộc cấp, bạn bè, ông Vượng cũng đã đề cập đến câu chuyện Việt Nam phải có doanh nghiệp trường tồn và Vingroup luôn khát khao trở thành tập đoàn vững bền, góp phần vươn sức mạnh Việt ra thế giới. Theo ông, Vingroup đã hội được những yếu tố gì và còn thiếu yếu tố gì cho mục tiêu lớn đến như vậy ?


- Về sự trường tồn của "đại doanh nghiệp thế giới", tôi nghĩ cần phải hiểu khái niệm "trường tồn" một cách mềm dẻo. Ai cũng muốn "trường tồn", cả về cuộc sống cá nhân lẫn sự nghiệp

Ai cũng muốn cơ nghiệp do mình dựng nên được trường tồn. Phạm Nhật Vượng không phải là ngoại lệ

Nhưng khái niệm "trường tồn" cần được hiểu một cách có điều kiện, theo tinh thần biện chứng. Trường tồn không hàm nghĩa "muôn năm bất biến". Lịch sử chưa ghi nhận một doanh nghiệp nào như vậy. "Doanh nghiệp trường tồn" chỉ nên được hiểu theo nghĩa phát triển bền vững lâu dài

Trong một thế giới thường biến, tốc độ thay đổi ngày càng nhanh, khó dự báo và nhiều rủi ro thì để một doanh nghiệp "trường tồn", chỉ có một cách là bản thân nó cũng phải "thường biến", nhưng là "thường biến" hợp xu thế thực tiễn, hợp xu thế thời đại. Nghĩa là nó thường xuyên "không phải là nó" chứ không phải "trường tồn bất biến". Một doanh nghiệp, muốn được như vậy, phải có năng lực thường xuyên đổi mới, sáng tạo không ngừng

25 năm qua, Vingroup đã chứng tỏ năng lực thường xuyên đổi mới của mình. Nhưng cơ bản, đó mới là năng lực thay đổi cách tổ chức hoạt động kinh doanh, chưa phải là năng lực đổi mới sáng tạo công nghệ

Bản thân Vingroup mới chuyển sang lĩnh vực chế biến – chế tạo. Trong lĩnh vực mới này, Vingroup đang tận dụng lợi thế đi sau – mua công nghệ tốt nhất của những ông lớn đi trước, biến nó thành sở hữu của mình để tạo ra sản phẩm mang thương hiệu Vingroup

Nhưng hiện tại công nghệ đó chưa phải là năng lực của Vingroup theo nghĩa do chính Vingroup tạo ra. Vingroup chưa có nền tảng công nghệ của mình, chưa có năng lực cốt lõi "tự mình" và vẫn bị lệ thuộc vào nguồn đổi mới từ bên ngoài

Năng lực đổi mới – sáng tạo công nghệ, theo tôi, vẫn là thứ năng lực Vingroup chưa có đủ, còn đang phải tạo ra, để cạnh tranh và "trường tồn" trong cạnh tranh. Nhưng tôi tin, khi cả thế giới bước vào thời đại công nghệ mới, về logic tất cả đều đứng ở vạch xuất phát mới, thì cơ hội cho Vingroup "thắng" trong việc đổi mới và sáng tạo ra "năng lực cốt lõi" của mình, là rất lớn

Đã có Phạm Nhật Vượng thì cũng có thể có những người khác

-Cuốn sách best seller "Tứ đại quyền lực" (The Four) đã giải mã gene đột phá của 4 đế chế khổng lồ làm trụ cột sức mạnh kinh tế Mỹ: Amazon, Apple, Facebook, Google. Có thể thấy một trong những điểm chung cho sự thành công đại nhảy vọt của họ là sức mạnh công nghệ, khả năng sáng tạo vô cùng và ứng biến khôn lường

Hiện nay, ngoài ông Vượng, đã có thêm 3 đại gia Việt Nam lọt vào danh sách tỉ phú đô la (bà Thảo - Vietjet, ông Long - Hòa Phát, ông Dương - Trường Hải)

Theo hình dung của ông, 10, 20, 30 năm nữa ông Vượng và Vingroup sẽ thế nào? 10 năm nữa, liệu Việt Nam có xuất hiện nhân vật thứ 2 có quy mô và tầm vóc như hiện giờ của Vingroup? Nhà nước cần làm thật mạnh điều gì để xuất hiện nhiều hơn những người giàu có thể làm trụ cột kinh tế cho đất nước ?

- Quả thật khó đoán. Thế giới đang thay đổi rất nhiều và quá nhanh, đầy bất thường. Nhiều cá nhân giàu nhanh và nghèo cũng rất nhanh. Facebook và Nokia là hai ví dụ đối nghịch trên bình diện công ty

Nhưng có mấy lý lẽ để dự báo triển vọng lạc quan của ông Vượng và Vingroup hàng chục năm sau

Một, nền kinh tế Việt Nam được dự báo một triển vọng lạc quan dài hạn. Nếu không nhầm, có một nhóm chuyên gia Ngân hàng Thế giới mới năm ngoái dự báo rằng Việt Nam sẽ đứng trong nhóm 25 nền kinh tế có quy mô GDP lớn nhất thế giới vào năm 2050

Hai, ông Vượng và Vingroup cam kết chung thân "kinh doanh" ở Việt Nam

Ba, ông Vượng và Vin hiện vẫn tiếp tục giữ được sự sáng suốt chiến lược, phong cách kinh doanh và năng lực đổi mới sáng tạo vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh

Chưa có lý do gì để hoài nghi những lý lẽ trên

Về khả năng xuất hiện một doanh nghiệp giống Vingroup sau 10 năm nữa – cũng không có cơ sở để bác bỏ. Đã có Phạm Nhật Vượng thì cũng có thể có những người khác. Nhất là trong điều kiện bùng nổ công nghệ ở cấp độ toàn cầu như bây giờ. Tất nhiên là không dễ dàng, rất không dễ dàng. Nhưng khả năng là có, thậm chí, xác suất còn cao hơn

Còn một yếu tố nữa môi trường kinh doanh nhất định sẽ phải tốt lên, theo hướng thúc đẩy, khuyến khích người giỏi, người tài. Chính phủ đang nỗ lực cho điều đó, và phải tiếp tục nỗ lực hơn nữa cho điều đó

Chân dung lớp doanh nhân siêu giàu ở Việt Nam

- Chúng ta đã mở đầu bằng bức tranh chung về những người giàu. Để kết thúc cuộc trò chuyện này, tôi vẫn muốn trở lại vấn đề ấy. Phải mất rất nhiều năm, sau thời Bạch Thái Bưởi, đất nước mới lại có cơ hội xuất hiện lớp doanh nhân dân tộc nhiều khát vọng và dám đương đầu với các đối thủ quốc tế

Tôi rất muốn ông đưa ra vài nhận xét khái quát về điểm đáng chú ý của những doanh nhân siêu giàu ở Việt Nam hiện nay: Họ đang có gì và thiếu gì ? Họ có thể làm những gì để gia tăng năng lực, góp phần tạo dần nền móng cho một Việt Nam thịnh vượng ?

- Nhóm doanh nhân siêu giàu của Việt Nam, về mặt cá nhân, đa số là những người "thông minh – và - may mắn". Họ là những người tháo vát, năng động và quyền biến, nhất là trong việc nhận diện và tận dụng thời cơ. Tuy nhiên số người bộc lộ tài năng kinh doanh đúng nghĩa vẫn còn ít

Trên thực tế, những người siêu giàu chưa kết thành nhóm, không tạo thành một lực lượng đủ mạnh. Chưa mạnh không chỉ do họ còn quá ít về số lượng (chỉ chưa đầy 2% doanh nghiệp được coi là doanh nghiệp lớn), mà chủ yếu là do họ thiếu liên kết và chưa được thể chế hỗ trợ tốt

Nguồn gốc làm giàu của một số người là ở môi trường kinh doanh "tranh tối tranh sáng" kéo dài (khi thể chế mới đang dần dần được hoàn thiện). Họ bươn chải trong môi trường cạnh tranh thiếu bình đẳng và thậm chí nhiều lúc được khuyến khích "ngược" - làm giàu nhờ khéo đầu cơ, chộp thời cơ ngắn hạn, tầm nhìn ngắn, biết "xoay sở" quan hệ, hơn là nhờ tầm nhìn chiến lược tốt, giỏi đầu tư và biết quản trị tốt

Động cơ làm giàu của họ cũng khác biệt nhau nhiều, trải từ động cơ kiếm nhiều tiền để hưởng thụ, tiêu xài cá nhân (đang chi phối nhiều người) cho đến khát vọng tạo sự nghiệp, lập tượng đài vinh quang cho dân tộc và cho bản thân mình (thiểu số)

Họ chưa được hỗ trợ bởi định hướng tư duy chiến lược phát triển lực lượng siêu giàu để làm trụ cột phát triển lực lượng doanh nghiệp quốc gia

Nghĩa là cần phải làm nhiều thứ để tăng số người siêu giàu, kết họ thành lực lượng, làm trụ cột vững chắc cho lực lượng doanh nghiệp quốc gia

Muốn vậy, phải tôn trọng việc làm giàu chính đáng và người biết làm giàu, biết khuyến khích người giàu làm giàu, phải hỗ trợ mọi nỗ lực làm giàu đúng nguyên tắc thị trường

Phát triển nhóm người siêu giàu phải được đặt trong khuôn khổ một chiến lược phát triển doanh nghiệp quốc gia đúng, được coi là chiến lược ưu tiên hàng đầu của đất nước trong giai đoạn tới

-Xin cảm ơn PGS. TS Trần Đình Thiên về cuộc trò chuyện này

Soha.vn
 
Last edited:
Yêu Nước - Kỷ Luật - Văn Minh

cover-15472275491812078122115.jpg


- Năm 2018 là một năm mà 'Phạm Nhật Vượng' và 'Vingroup' đã trở thành những từ khóa nóng bỏng trên Google do có quá nhiều sự kiện đình đám, như ra mắt xe hơi VinFast tại Paris, giới thiệu những mẫu xe máy điện VinFast, ra mắt điện thoại thông minh Vsmart, khánh thành hạng mục đầu tiên của tòa nhà chọc trời Landmark...

box1-15472382278732079222463.jpg


headline1-15472296590541042166416.jpg


1nhungchungtoi-154724561732578321063.jpg



- Mọi chuyện cũng khá là mới thôi. Mỗi năm, vào dịp kỷ niệm ngày thành lập Tập đoàn Vingroup 8-8 hoặc dịp tết, bao giờ mấy anh em lãnh đạo tập đoàn cũng tập trung để nghỉ ngơi khoảng một tuần

Đó cũng là dịp để mọi người ngồi lại với nhau trò chuyện và chính những lúc như thế thường nảy sinh thêm những ý tưởng mới. Đồng thời lúc đấy mới có thời gian ngồi soi lại hệ thống một cách kỹ lưỡng và tổng thể hơn

Và cũng là dịp để chiêm nghiệm, ngẫm nghĩ xem làm được cái gì mới, làm sao để cuộc đời mình có thể giúp ích được nhiều nhất cho xã hội. Trong bối cảnh đó, suy nghĩ về sự chuyển hướng sang lĩnh vực công nghệ ra đời. Tôi tin rằng khi làm công nghệ thì với uy tín của Vingroup, mình có thể tập hợp được người tài về và khả năng thành công là có


2neudanoi-1547245760190583118324.jpg


- Chuyển hướng sang công nghệ không phải là buông bỏ những thứ khác. Hôm kỷ niệm 25 năm thành lập tập đoàn, chúng tôi đã công bố rõ chiến lược 10 năm tới thì công nghệ sẽ là số 1, công nghiệp là số 2 và thương mại dịch vụ là số 3. Nhưng thương mại dịch vụ là số 3 không có nghĩa là teo dần đi, mà nó ngược lại phải lớn hơn bây giờ nhiều

Hơn nữa, thương mại dịch vụ bây giờ vẫn đang là nhất vì nó là nguồn tiền để nuôi tất cả các ý tưởng, các dự án mới nên không thể buông ra được. Buông ra bây giờ thì lấy ai nuôi vì trong thời gian đầu ôtô phải bù lỗ, rồi điện thoại thông minh cũng bù lỗ...

Nhưng một khi công nghệ, công nghiệp phát triển rồi thì mình có thể góp phần đổi đời cho rất nhiều người. Ví dụ như người nghèo bây giờ một tháng thu nhập của họ không đáng kể, nhưng nếu họ trở thành những công nhân công nghệ bình thường thôi, lương của họ cũng sẽ cao hơn nhiều

Tuy nhiên, ta chỉ làm được điều đó khi ta có được một hệ sinh thái về công nghệ, tức là phải có những viện nghiên cứu những công nghệ lõi về AI, Big data..., phải có những công ty sản xuất phần mềm, rồi có những nhà thầu phụ của họ... Sau này dần dần lại phát triển thêm ra những nhánh khác nữa

Tóm lại, mong muốn của chúng tôi khi chuyển hướng sang công nghệ là làm sao mình đóng góp được cho cuộc sống, góp phần giúp được cho người dân đỡ khổ đi. Xuất phát ban đầu chỉ đơn giản như vậy



quote1a-1547239306002494546554.jpg


headline2-1547229678389742374413.jpg


3giaosuvuha-15472458158831614417195.jpg


- Thực ra cũng đơn giản lắm, bởi vì mình chỉ có trình bày với họ mong muốn mà nếu gọi to tát là tầm nhìn, và họ nhìn thấy rõ ràng rằng mình làm chí công vô tư thì họ ủng hộ thôi

Khi người ta nhìn thấy tầm nhìn đó là hợp tình hợp lý và nhìn thấy mình có thể làm được thì sẵn sàng mạo hiểm về với mình, chứ thực ra họ cũng đang yên ấm lắm

4ongcothe-15472458569571897824506.jpg


- Cũng tại đây luôn (trụ sở của Tập đoàn Vingroup tại Hà Nội). Tôi nghe cô phó tổng giám đốc phụ trách về công nghệ thông tin nói là có anh Văn rất giỏi và cũng là người có khả năng có thể làm được. Thời điểm ấy anh Văn về nước và đang đi nghỉ ở Đà Nẵng. Tôi mới bảo cô phó tổng giám đốc vào Đà Nẵng gặp anh Văn và chia sẻ với anh ấy mong muốn của mình

Cô ấy báo về với tôi là anh Văn muốn gặp anh Vượng để nghe thêm. Ok, gặp ngay. Thế là anh Văn ra Hà Nội. Tôi nói hết là mình muốn gì, như đã nói ở trên về chuyện quyết định chuyển sang công nghệ và tôi kết: "Anh có dám làm không?". Anh Văn trả lời ngắn gọn: "Chơi thôi"! Con người đấy (giáo sư Vũ Hà Văn) cũng rất tâm huyết. Anh ấy tâm sự rằng

quote-15472480416361072243380.jpg


5nhungsuchuyen-15472458728121824327373.jpg


- Giáo sư Vũ Hà Văn chỉ là một trong nhiều giáo sư và nhà khoa học cùng tham gia với Vingroup. Vingroup cũng đã thành lập hội đồng khoa học mà nhiều giáo sư đã nhận lời tham gia như

- GS Dương Nguyên Vũ (Air traffic control, AI, NTU, Singapore)

- GS Ngô Bảo Châu (Mathematics, U. Chicago)

- GS Phan Dương Hiệu (Cryptography, U. Limoges, France)

- GS Trần Duy Trác (Electrical Engineering, Machine Learning, AI, John Hopkins)

- GS Đỗ Ngọc Minh (Electrical Engineering, Machine Learning, AI, UIUC)

- GS Nguyễn Thục Quyên (BioChemistry, UC Santa Barbara)...

Trong thời gian sắp tới, chúng tôi sẽ thành lập Viện Nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI) với sự dẫn dắt của 1 tiến sĩ người Việt Nam trong chuyên ngành AI mà cộng đồng thế giới và cả Việt Nam cũng biết đến nhiều

Ngoài ra, có một vài nhân sự cao cấp Việt kiều hiện đang là những người kiến trúc chính cho Microsoft - chuyên về điện toán đám mây cho doanh nghiệp - cũng sẽ đồng hành với chúng tôi trong công cuộc nghiên cứu, xây dựng sản phẩm công nghệ Việt Nam ở tầm quốc tế

Riêng trong Viện Big Data dẫn dắt bởi giáo sư Vũ Hà Văn, nhiều giáo sư, nhà khoa học giỏi cũng đã tham gia cùng nghiên cứu tại viện và ngày một nhiều thêm


6mongmuonlam-15472466113831087945788.jpg


- Đúng vậy, các anh trí thức ở nước ngoài về đây nói rõ luôn không phải vì tiền, vì lương mình trả ban đầu có trường hợp còn thấp hơn so với những gì họ nhận ở nước ngoài


quote1-15472346512382102878266.jpg


7thuongcactrithuc-1547246733229755144139.jpg


- Giống như mô hình Holdings của Vingroup thôi. Tức là các công ty con của Vingroup hoạt động hoàn toàn độc lập, chỉ chịu sự lãnh đạo về đường hướng chiến lược...

Cụ thể là ban lãnh đạo Vingroup phê duyệt chiến lược, phê duyệt kế hoạch và ngân sách, phê duyệt hệ thống KPIs, bộ tiêu chuẩn, các quy định chung, xong là các cơ sở tự làm. Chúng tôi chỉ giám sát, đánh giá và hỗ trợ khi cần, còn mình không trực tiếp tham gia công việc, trừ khi thấy chết thì phải xông vào cứu, không thì thôi



headline3-15472296932901801913283.jpg


8motongnong-15472467569971032684561.jpg
 
- Thực ra bây giờ đã có những công ty bắt đầu sản xuất phần mềm. Chúng tôi đặt cho thời hạn 6 tháng bắt đầu là phải ra những phần mềm đầu tiên. Còn có những phần mềm dài hạn hơn, ví dụ như anh Văn thì bảo "cho tôi khoảng 2 năm thì bắt đầu sẽ có những sản phẩm AI đầu tiên"

Tức là mỗi một công ty sẽ có một nhóm kế hoạch và tôi nói các anh chủ động, xây dựng cho tôi cái kế hoạch rõ ràng là sau bao nhiêu lâu tôi có cái gì

Như công ty đầu tiên đang bắt đầu tập trung viết phần mềm quản trị cho Vinpearl. Hệ thống khách sạn hiện nay có đến gần 60 phần mềm quản trị. Từng nghiệp vụ nhỏ trong đấy là một phần mềm, quá manh mún

Ngay cả phần mềm quản trị khách sạn tốt nhất thế giới hiện nay mà chúng tôi đã mua và đang sử dụng cũng chỉ có một số module nhất định, đi kèm với nó là hàng chục phần mềm khác

Tôi yêu cầu phấn đấu viết một phần mềm chập tất tần tật 50-60 phần mềm kia thành một. Vingroup có một thuận lợi cho các công ty sản xuất phần mềm là có hệ sinh thái các dịch vụ. Giả sử anh bây giờ đi viết phần mềm cho khách sạn thì anh phải học xem khách sạn làm thế nào để nắm được quy trình của nó. Thế còn nếu là các công ty nội bộ thì không phải học gì cả, anh cử đội xuống khách sạn ngồi luôn

Đội phần mềm và đội vận hành tương tác với nhau hằng ngày, vẽ ra xem đầu vào như thế nào, quy trình như thế nào và đầu ra cần như thế nào. Như vậy thì các việc sẽ làm được rất nhanh

Chúng tôi muốn xây dựng được một phần mềm quản lý khách sạn không chỉ hiệu quả cho Vingroup, mà còn có khả năng ứng dụng rộng rãi cho các chuỗi khách sạn khác trên thế giới. Nên tóm lại sau khoảng 5 năm nữa là cùng, tôi tin các công ty sẽ có những kết quả rất nét


9noidenuom-1547246809411686412232.jpg


- Trường đại học thực ra là dự án chúng tôi ấp ủ rất lâu, tiến hóa cùng với cách tư duy và sự phát triển của Vingroup


quote3-15472398680521586850680.jpg


10thuongmottruong-15472468296731139387036.jpg


- Chúng tôi muốn tập trung vào khoa học công nghệ, y tế và quản trị kinh doanh


11ongtungkhangdinh-15472468483201559927123.jpg


- Đúng vậy. Muốn làm đẳng cấp thì mình phải làm phi lợi nhuận, tức là mình chỉ có bỏ tiền ra đầu tư thôi. Và nếu đi theo hướng là một trường đại học đẳng cấp quốc tế thì phần đầu tư cho nghiên cứu phải rất lớn, nếu không sẽ bị trừ điểm và không đạt được chất lượng mong muốn


12vayvingruop-154724688249074458265.jpg


- Nói đến cùng thì Vingroup đã phải là có nhiều tiền đâu để thực hiện hàng loạt dự án lớn như thế. Mình cũng phải đi vay và cứ phải lấy miền xuôi nuôi miền ngược để mà chiến đấu thôi. Nhưng các dự án đều có tính thuyết phục cao nên mới vay được và lúc nào cũng phải vay đến 50-70 nghìn tỉ, đâu phải là ít đâu


headline4-15472297067271239254982.jpg


13naygiochungta-1547246944919817800325.jpg


- Đúng là tôi đọc rất nhiều nhưng cách đọc cũng rất khác, tức là thường xem mục lục, xem mục nào hay thì đọc, cái nào mà không hiểu hoặc thấy quan trọng thì có thể đọc đi đọc lại vài ba lần

Ngày còn nhỏ tôi thích sử, đọc sách sử. Bố tôi rất tự hào về con trai vì Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hậu Lê mình thuộc làu làu. Nhưng khi lớn lên thì chuyển dần. Hồi đại học thích đọc tiểu thuyết, còn bây giờ là sách quản trị và sách công nghệ. Sách công nghệ thì không phải là chi tiết về công nghệ, mà là xu hướng, những tổng kết về công nghệ


14ongbanron-1547246971843810791634.jpg


- Tùy duyên thôi (cười). Hôm nào về đến nhà không quá mệt thì đọc, còn nếu không thì ngồi xem tivi cùng với con gái một lúc, rồi đi ngủ. Cách làm của tôi là nếu đã làm thì sẽ tập trung hết sức vào việc. Tôi họp nhiều nhưng nhanh lắm. Chỉ 10-15 phút thôi, buổi nào nhiều mới là nửa tiếng. Làm việc nhiều và liên tục nên về đến nhà là cũng mệt nhoài rồi



15detutoi-15472469866561898343152.jpg


- (Cười) Đấy cũng là một cuốn (Từ tốt đến vĩ đại - tên một cuốn sách nổi tiếng của Jim Collins) mà tôi tặng cho các cán bộ của mình đọc, cũng như đã mang ra giảng nhiều lần cho nhân viên. Bởi trong đó có một thứ gần như văn hóa của Vingroup là tinh thần kỷ luật, tư tưởng kỷ luật

Trong cuốn đó ghi rất rõ là muốn thành công phải có tư tưởng kỷ luật và hành động kỷ luật. Tôi xây dựng văn hóa của Vingroup đúng 3 điểm: một là yêu nước, hai là kỷ luật, ba là văn minh. Chốt lại có đúng 3 từ đấy thôi


16vuaroichung-15472470145701338258040.jpg


- Tôi chỉ là người thích làm thôi. Kể cả họp nội bộ tôi cũng kiệm lời lắm, không nói nhiều đâu. Mình không thích nói nhiều, đặc biệt là không thích xuất hiện, nên cho tôi đóng góp bằng kết quả công việc vậy



box2-1547230022191179828180.jpg
 
headline5-1547229901935936142988.jpg


17khoangdaunhungnam-15472470602121741312467.jpg


- Là dân. Là người dân (cười). Hồi ấy, người ta đồn tôi là mafia ở Nga về. Chán không thấy mafia, không thấy chém giết gì thì đồn là buôn ma túy. Xong mãi không thấy manh mối gì thì mới đồn sang cái khoản chết chóc. Mỗi năm dư luận đồn mình chết một lần, thậm chí vài lần

Tôi chỉ là một người bình thường thôi. Tôi đi học ở Liên Xô, rồi ở lại làm việc. Bắt đầu khởi nghiệp thực ra là từ năm thứ 3 đại học. Ở Matxcơva, tại Dom 5, mình cũng đi thuê một cái phòng để bán hàng nhưng buôn bán kém, cứ càng buôn càng lỗ. Sau đó mới mở cái nhà hàng tại Dom ấy luôn

Đến đoạn sau thì nhập hàng từ Việt Nam sang. Hồi ấy buôn áo gió là đỉnh điểm, ban đầu kiếm được nhiều tiền lắm. Nhưng cuối cùng cũng lại mất sạch. Phá sản luôn ấy

Vì khi thị trường đi xuống mình phản ứng không đúng và không kịp. Sinh viên đã có kinh nghiệm gì đâu nên mới bị phá sản. Khi rời Matxcơva đi xuống Kharkov vẫn còn nợ 40.000 USD

18tuthatbai-15472471439871307033580.jpg


- Mình nhạy hơn với thị trường. Mình "ăn đòn" nhiều nên khôn hơn

19tiphudola-1547247163305995393823.jpg


- Là công cụ, phương tiện của mình làm việc. Trong người tôi không bao giờ có đồng nào, khi đi ra ngoài cần tiêu gì đấy lại phải mượn lái xe

20giadinh-1547247177126470037405.jpg


- Gia đình đương nhiên là rất quan trọng rồi. Gia đình giúp cho mình cân bằng trong cuộc sống, nói cho cùng đó cũng là hạnh phúc tuổi già

Khi đó không phải là tiền mình có bao nhiêu, mà đội ngũ xung quanh mình: đầu tiên là gia đình, sau đó là anh em, bạn bè, là chỗ tình nghĩa để chia sẻ, để khỏi cô đơn, cô độc. Quan điểm của tôi từ xưa đã nghĩ thế rồi. Tôi không đi về lượng, mà tôi đi về chất

21ongla-1547247192394957450099.jpg


quote4-15472368103661703422538.jpg


headline6-15472297234531744398283.jpg


22chungtadanoi-15472472103971233820115.jpg


- Quan điểm của tôi là các cháu phải chịu khó lao động, yêu lao động và phải rèn luyện. Như cậu con trai đầu, ngày xưa ở bên Ukraine sân nhà tôi rất rộng, đến mùa hè tôi mua một xe gạch về đổ xuống sân. Cháu và mấy đứa bạn nữa cứ chở từ đầu này đến đầu kia sắp xếp xong là được 100 đô, cứ như vậy làm miệt mài cả mùa hè

Ngay bây giờ cũng thế, cũng phải lao động. Như con bé út nhà tôi bây giờ cũng thế, ăn cơm xong là phải đi dọn bát, làm việc nhà

quote5-15472482068381723968793.jpg


Ngay cái anh này (ông khoát tay chỉ cậu con trai đầu đang ngồi bên cạnh mình) bây giờ cũng phải đi làm hùng hục, đi công tác suốt ngày, đi xuống cơ sở ngồi làm, không thể khệnh khạng được

23nhansu-15472472301181486977262.jpg


- Ươm mầm (cười). Đây là cơ hội để cho anh ấy học hỏi. Nghe xem các chú các bác, rồi bố làm việc như thế nào. Chứ bình thường bạn ấy toàn tiếp xúc với đội trẻ hơn mình thì khó vươn lên được (con trai ông Vượng hiện cũng làm việc ở Tập đoàn Vingroup - NV)

24motcauhoi-15472472474091383362004.jpg


- Ngày xưa là câu chuyện cơm áo gạo tiền. Đầu tiên khi đi làm là muốn kiếm tiền giúp bố mẹ đỡ nghèo đỡ khổ. Sau này có tí tiền lên thì để mình sống một cách thoải mái sung túc, vợ con đề huề. Dần dần lớn lên nữa thì công việc là đam mê. Và đến giờ mục tiêu cuối cùng là làm được cái gì đó cho đời .

Ví dụ như bây giờ mục tiêu là phải có được một thương hiệu công nghiệp tốt. Hyundai làm được, Toyota làm được, tại sao Việt Nam mình không làm được ? Mỹ có Microsoft, có Apple… tại sao mình không có được ?

Cứ cho là mình không phải là số 1 nhưng bét ra cũng vào top 5, top 10 đi. Những cái đó sẽ mang lại thương hiệu cho đất nước mình. Tóm lại, tôi muốn làm sao để đất nước mình được người ta biết đến ở khía cạnh trí tuệ, đẳng cấp

3a-1547244904977148421519.jpg



Nội dung:
TƯỜNG CAO - ĐÀ TRANG
Hình ảnh:
NAM LONG
Thiết kế:
KIỀU NHI
Concept:
BẢO SUZU
 
Tư duy cờ vây kinh tế của Vin

photo1563265151813-1563265152238-crop-1563265168793595538638.jpg

Theo ông Vượng, trên thương trường, thực sự phải có đối thủ cạnh tranh đủ mạnh, đủ tầm doanh nghiệp của mình mới lớn được

Cái tôi của doanh nghiệp Việt

"Tôi rất mong muốn các doanh nghiệp không chỉ Vingroup, Viettel mà các doanh nghiệp Việt Nam mình gắn kết được với nhau để làm việc", Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng từng chia sẻ về sự liên kết của doanh nghiệp Việt Nam trong một buổi trò chuyện cách đây vài năm. Ông Vượng lấy ví dụ về các doanh nghiệp Trung Quốc rất gắn kết, hỗ trợ và bảo trợ nhau, đặc biệt là các doanh nghiệp Hong Kong. Thậm chí họ còn có triết lý "không có doanh nghiệp Hong Kong phá sản", bởi khi một doanh nghiệp gặp khó sẽ có nhiều doanh nghiệp đồng hương cùng quay lại giúp đỡ, gánh vác cùng

Tất nhiên với doanh nghiệp Việt Nam, ông Vượng cũng cho rằng: "Mình chưa cần phát triển đến mức độ như vậy, vì thực sự cũng chưa khả thi nhưng ít nhất ở mức độ nào đấy mình đoàn kết, hỗ trợ nhau, giảm được cái tôi trong mình đi"

"Mọi người chỉ nghĩ đến những ngày thịnh mà không nghĩ đến ngày suy, không nghĩ đến ngày trái gió trở trời mình hoàn toàn có thể khó khăn. Lúc đấy ai sẽ giúp mình?", Chủ tịch Vingroup đặt câu hỏi. Theo ông Vượng, trên thương trường, thực sự phải có đối thủ cạnh tranh đủ mạnh, đủ tầm doanh nghiệp của mình mới lớn được

Thực tế về điểm yếu trong liên kết của hệ thống doanh nghiệp Việt Nam đã từng được nhiều chuyên gia chỉ ra. Theo Tiến sĩ Đoàn Duy Khương, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Kinh doanh Asean (ASEAN-BAC) hầu hết các doanh nghiệp chỉ tập trung cho lợi ích riêng lẻ, kiểu "mạnh ai người ấy làm" hoặc "làm tất ăn cả", chỉ quan tâm đến thương hiệu riêng, sản phẩm riêng của mình, chứ không thấy rõ được lợi ích to lớn của việc xây dựng thương hiệu cho ngành hàng

Hơn nữa, một điều không thể phủ nhận là các hiệp hội do nguồn lực có hạn, chưa phát huy hết vai trò và năng lực trong quản lý, định hướng, nhất là hiệp hội ở các địa phương còn yếu kém, chưa tạo dựng được một sức mạnh đại diện cho tập thể đủ lực để cạnh tranh

Tiến sĩ Khương cho rằng những hạn chế này là những lý do khiến các doanh nghiệp Việt yếu thế, không thể cạnh tranh với các tập đoàn, công ty nước ngoài ngay chính trên sân nhà, đấy là chưa nói đến thị trường thế giới. Những doanh nghiệp lớn mạnh hẳn thì có thể tự lo cho mình, còn hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều hoạt động manh mún, thiếu đoàn kết, và có lúc cạnh tranh không lành mạnh

Cũng chính vì thiếu liên kết, hoạt động nhỏ lẻ mà các doanh nghiệp Việt Nam, điển hình là các doanh nghiệp gỗ và dệt may đã phải từ chối nhiều đơn đặt hàng của công ty nước ngoài, bởi năng lực hạn hẹp, công nghệ yếu kém, không đáp ứng được yêu cầu chất lượng và số lượng của đối tác nước ngoài. Ngược lại, nếu biết kết hợp các thế mạnh của nhau, tạo nên chuỗi giá trị trong từng ngành hàng, đưa ra những sản phẩm uy tín, chất lượng thì chắc chắn trong tương lai không xa, sản phẩm mang thương hiệu Việt sẽ có tên trên bản đồ thương hiệu thế giới
 
Last edited:
Top