What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Chính sách Washington

Cựu phó tổng thống Mỹ Al Gore giàu sụ
- Giới truyền thông Mỹ cho biết trong năm nay cựu phó tổng thống Al Gore đã kiếm được hơn 100 triệu USD, đưa tổng tài sản của ông lên tới 200 triệu USD

Theo Hãng tin Bloomberg, hồi năm 1999 khi còn là phó tổng thống và ứng cử viên tổng thống, ông Al Gore có tài sản chỉ vào khoảng 1,7 triệu USD

Tuy nhiên, đến năm 2013 ông đã trở nên giàu sụ không kém gì cựu ứng cử viên tổng thống Đảng Cộng hòa Mitt Romney, người bị Đảng Dân chủ chỉ trích là đại diện giới nhà giàu, có tài sản khoảng 250 triệu USD

Bloomberg cho biết tháng 1-2013 Hãng tin Ả Rập Al Jazeera đã mua lại kênh truyền hình Current TV do ông Al Gore thiết lập năm 2004 với giá 500 triệu USD. Nhờ giữ 20% cổ phần Current TV, ông Al Gore kiếm được 70 triệu USD từ thương vụ này

Hai tuần sau đó, ông Al Gore bán cổ phiếu Hãng Apple và thu về thêm 30 triệu USD. Như vậy chỉ trong một tháng ông Al Gore bỏ túi tới 100 triệu USD. Tuy nhiên ông vẫn còn sở hữu nhiều cổ phiếu của Apple. Bloomberg ước tính hiện tại tổng tài sản của ông Al Gore đã lên đến 200 triệu USD

Ngoài ra ông Al Gore còn kiếm được rất nhiều tiền từ việc đi thuyết giảng và bán sách. Ước tính tiền mời ông Al Gore thuyết giảng một buổi lên tới 175.000 USD

Theo báo Los Angeles Times, ông Al Gore cũng không hề che giấu sự giàu có của mình. Hiện tại ông đang sống trong một dinh thự rộng gần 1.000m2, có 20 phòng ngủ ở Nashville. Năm 2010, trước khi tuyên bố ly dị vợ, ông Al Gore mua một biệt thự ven biển ở California trị giá 8,9 triệu USD

Ông Al Gore, 65 tuổi, thất bại một cách cay đắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2000 trước đối thủ Đảng Cộng hòa George W. Bush. Nhờ nỗ lực chống biến đổi khí hậu, ông được trao giải Nobel hòa bình năm 2007

Nguyệt Phương
 
Last edited:
Tấn công mạng "dính líu trực tiếp chính phủ, quân đội Trung Quốc”
- Sáng 1-6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel lên tiếng cáo buộc chính quyền Trung Quốc đứng sau các vụ tấn công mạng nhắm vào Washington

Theo AFP, tại diễn đàn an ninh Shangri-La ở Singapore, Bộ trưởng Hagel khẳng định: “Mỹ đã bày tỏ sự lo ngại về mối đe dọa ngày càng lớn trên không gian ảo. Một số mối đe dọa này có dinh líu trực tiếp đến chính phủ và quân đội Trung Quốc”

Theo ông Hagel, là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới nên Mỹ và Trung Quốc có nhiều lợi ích chung, do đó cần thiết lập một nhóm công tác về an ninh mạng. “Đó sẽ là một bước đi tích cực nhằm thúc đẩy đối thoại Mỹ - Trung về an ninh mạng” - ông Hagel nhấn mạnh

Ông Hagel cho biết Mỹ quyết tâm thiết lập các tiêu chuẩn và quy định quốc tế về “các hành xử có trách nhiệm” trên không gian ảo. Dự kiến trong cuộc gặp ngày 7 và 8-6 tới tại California, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng sẽ nêu vấn đề tin tặc Trung Quốc tấn công Mỹ với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Trước đó, báo Washington Post dẫn báo cáo của Ủy ban Khoa học quốc phòng Mỹ khẳng định tin tặc Trung Quốc đã đánh cắp được thiết kế của nhiều hệ thống vũ khí hiện đại mà quân đội Mỹ đang triển khai ở châu Âu, châu Á và Trung Đông. Trong đó phải kể đến các hệ thống tên lửa Patriot, Aegis, máy bay chiến đấu tàng hình F-35...

Nguyệt Phương
 
Last edited:
Chiến lược của Mỹ tại Biển Đông
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam khẳng định Washington có chiến lược "ba mũi nhọn" rất rõ ràng tại Biển Đông và tranh chấp chủ quyền không ảnh hưởng đến những dự án hợp tác giữa hai nước

Trong chuyến công tác tại TP. HCM tuần trước, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink đã dành cho Zing.vn cuộc trò chuyện riêng xoay quanh chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Washington. Đến nay, với một số sáng kiến đã công bố, chiến lược an ninh - kinh tế này đang từng bước bộc lộ những đường nét rõ ràng hơn, song vẫn chưa thể xóa đi nhiều hoài nghi trong bối cảnh Trung Quốc đang nỗ lực cạnh tranh ảnh hưởng

Đại sứ Kritenbrink nhấn mạnh tương lai của Mỹ gắn liền với an ninh và thịnh vượng của khu vực và muốn xây dựng quan hệ vững chắc, mang tính xây dựng với các đối tác "mạnh, độc lập và thành công" như Việt Nam. Ông cũng cho rằng tranh chấp Biển Đông không ảnh hưởng đến những dự án hợp tác giữa hai nước

- Chiến lược "Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở" được đưa ra từ cuối năm ngoái, song hiện vẫn còn nhiều hoài nghi về cam kết của Washington. Ông có thể giải thích rõ ràng hơn về những gì mà Mỹ sẽ thực hiện tại khu vực?

- Như Tổng thống Donald Trump nói rõ tại Hội nghị CEO APEC năm ngoái ở Đà Nẵng, tương lai của nước Mỹ gắn trực tiếp với hòa bình, thịnh vượng và an ninh của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Trong tầm nhìn của chúng tôi, khu vực này được định hình bởi quan hệ đối tác giữa các quốc gia vững mạnh, độc lập tự chủ và thành công.

Tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Mỹ tìm kiếm đối tác chứ không phải bá quyền, không tìm kiếm quốc gia vệ tinh, quốc gia phụ thuộc. Chúng tôi tìm kiếm những đất nước như Việt Nam, cùng chia sẻ tầm nhìn của chúng tôi và cùng chia sẻ những lợi ích từ một khu vực ổn định - nơi tất cả các nước đều tuân thủ đúng luật chơi, không chịu sự cưỡng ép và bắt nạt, có thể đưa ra những quyết định của riêng họ

Tôi cũng muốn nhấn mạnh một điều: Chính quyền Tổng thống Trump thường nói về chính sách đối ngoại “Nước Mỹ trước tiên”. Tuy nhiên, “Nước Mỹ trước tiên” không có nghĩa là nước Mỹ đơn độc. Tầm nhìn của Tổng thống Trump về tương lai của nước Mỹ - tự do và thịnh vượng - phụ thuộc vào quan hệ đối tác của chúng tôi với các quốc gia tuyệt vời trên toàn thế giới, trong đó bao gồm quan hệ đối tác mà Mỹ đang xây dựng với Việt Nam

- Những chương trình như "EDGE châu Á" cũng như các sáng kiến khác trong khuôn khổ chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mà Mỹ công bố đang được tiến hành đến đâu rồi ?

- Mùa hè rồi, Ngoại trưởng Mike Pompeo công bố các trụ cột kinh tế liên quan đến chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mà Tổng thống Trump công bố năm ngoái. "EDGE châu Á" là một trong số sáng kiến kinh tế đó

EDGE là tên viết tắt của sáng kiến "Thúc đẩy Phát triển và Tăng trưởng thông qua Năng lượng" tại châu Á. Chiến lược của Mỹ là kết hợp giữa nguồn lực chính phủ với vốn và chuyên môn trong khu vực tư nhân, từ đó hỗ trợ các quốc gia như Việt Nam giải quyết nhu cầu về năng lượng

Nhu cầu về năng lượng của Việt Nam là rất lớn và ngày càng tăng, liên quan trực tiếp đến câu hỏi liệu Việt Nam có thể tiếp tục tăng trưởng kinh tế, duy trì an ninh năng lượng và môi trường bền vững. Nước Mỹ với những chiến lược như EDGE hay đạo luật BUILD (Đạo luật Sử dụng hiệu quả hơn các khoản đầu tư phát triển - PV) có thể giúp ích. Và đây là cách chúng tôi làm điều đó

Tại hội thảo vừa qua (hội thảo về tiềm năng phát triển điện khí và khí hóa lỏng Việt Nam, ngày 6/12 tại TP. HCM - PV) đã tập hợp những công ty năng lượng lớn nhất nước Mỹ cùng với nhiều chuyên gia. Họ có thể mang đến vốn, chuyên môn và phương pháp làm việc để hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam, bao gồm cơ sở hạ tầng năng lượng liên quan đến khí hóa lỏng

Cùng lúc đó, chính phủ Mỹ cũng có thể đóng góp vai trò của mình. Chẳng hạn, Cơ quan Thương mại và Phát triển Mỹ (USTDA) đang chi hàng triệu đô-la cho việc nghiên cứu tính khả thi (của các dự án đầu tư) tại Việt Nam. Thông qua đó, chính phủ Việt Nam có thể quyết định địa điểm đặt kho cảng tiếp nhận khí hóa lỏng, cách thức phát triển năng lượng gió và năng lượng mặt trời, cách phát triển công nghệ pin để hỗ trợ lưới điện... Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) cũng đang hỗ trợ Việt Nam xây dựng Kế hoạch phát triển năng lượng số 8, giúp Việt Nam thiết lập lộ trình đảm bảo an ninh năng lượng

Chính phủ cùng dòng vốn từ khu vực tư nhân của Mỹ có thể hỗ trợ các quốc gia như Việt Nam phát triển. Đó là ví dụ hoàn hảo cho thấy chiến lược kinh tế của Mỹ tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là gì

SUB2.jpg
- Dường như với chiến lược mới, Mỹ nhấn mạnh đòn bẩy từ khu vực tư hơn là khu vực công, vì sao vậy ?

- Chúng tôi cho rằng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương có nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng vô cùng lớn. Không một quốc gia nào đủ sức một mình đáp ứng nhu cầu này. Nguồn vốn duy nhất đủ sức cung ứng chính là khu vực tư nhân toàn cầu, trong đó bao gồm nhiều công ty tại Mỹ. Đó là cách duy nhất để các nước trong khu vực giải quyết được nhu cầu về đầu tư và cơ sở hạ tầng

Bên cạnh đó, bằng cách tập trung vào dòng vốn từ khu vực tư nhân, mọi quốc gia có thể bảo đảm được chủ quyền, độc lập và quyền tự do lựa chọn trong quá trình này.Những nước vay nợ quá nhiều từ chính phủ nước ngoài thường cuối cùng phải thỏa hiệp về độc lập và chủ quyền

Toàn bộ chiến lược "Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở" của Mỹ là dành cho việc xây dựng quan hệ vững chắc, mang tính xây dựng với các đối tác mạnh, độc lập và thành công như Việt Nam. Tương lai của Mỹ gắn liền với khu vực phát triển nhanh, năng động nhất thế giới này, cũng là một trong những khu vực quan trọng nhất với Mỹ

- Mỹ nói tương lai của mình gắn liền với khu vực nhưng lại rút khỏi Hiệp định TPP, thỏa thuận từng được kỳ vọng tạo nên khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới. Liệu có cơ hội nào để Washington quay trở lại TPP khi ông Trump cũng đã để ngỏ khả năng này ?

- Tôi sẽ để những thảo luận đó lại cho tổng thống vì, như bạn đã thấy, tổng thống từng bình luận công khai về vấn đề đó trong quá khứ. Chỉ đạo của tổng thống dành cho chúng tôi là tập trung vào quan hệ song phương tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đảm bảo quan hệ kinh tế và thương mại với từng đối tác được điều chỉnh đúng đắn

- Có thể thấy thời gian qua, việc giảm thiểu thâm hụt thương mại với các nước là một trong những ưu tiên hàng đầu của chính quyền Trump. Với Việt Nam thì như thế nào thưa ông ?

- Tại Việt Nam, quan hệ về kinh tế và thương mại lúc này đối với chúng tôi quan trọng hơn bao giờ hết. Kim ngạch thương mại hai chiều đã đạt 58 tỷ USD/năm và tiếp tục tăng. Việt Nam là một trong những thị trường xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhất của Mỹ trên toàn thế giới. Nơi đây có vô số cơ hội để các công ty Mỹ tham gia hỗ trợ Việt Nam phát triển trong các lĩnh vực như năng lượng, hàng không, chăm sóc sức khỏe, công nghệ thông tin. Đó đều là những lĩnh vực có tiềm năng phát triển rất lớn

Dĩ nhiên cũng còn tồn tại nhiều thách thức. Thâm hụt thương mại đang tăng, đạt mức 38 tỷ USD. Chúng tôi cần nỗ lực nhiều hơn để khuyến khích Việt Nam mua thêm các sản phẩm đẳng cấp thế giới từ Mỹ để giải quyết thâm hụt. Chúng tôi cũng có những quan ngại chính sách về các vấn đề như luật an ninh mạng, giá điện và ôtô. Chúng tôi tự tin rằng các vấn đề này có thể đạt được tiến triển thông qua duy trì đối thoại

Tôi xin nhấn mạnh rằng quan hệ thương mại Việt - Mỹ hiện quan trọng hơn bao giờ hết. Mức độ đầu tư của Mỹ đang rất cao. Như một diễn giả cấp cao vừa mô tả, đầu tư Mỹ tại Việt Nam có tầm quan trọng mang tính then chốt. Mỹ là một trong những nhà đầu tư lớn nhất ở Việt Nam. Đặc biệt về phương diện chất lượng đầu tư, vị diễn giả đó nói Mỹ đang đứng vị trí số 1

SUB3.jpg

- Trong hai năm qua, Mỹ đã thực hiện ít nhất 9 "hoạt động tự do hàng hải" (FONOP) ở Biển Đông. Một cựu quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ nhận định: "Thời Obama, Mỹ có chiến lược cho Đông Nam Á nhưng không có FONOP. Thời Trump, Mỹ có FONOP nhưng chẳng có chiến lược cho khu vực. FONOP là cần thiết nhưng không đủ để đảm bảo lợi ích của Mỹ". Ông bình luận gì về chính sách của Mỹ tại Biển Đông thời gian qua ?

- Chiến lược của Mỹ tại Biển Đông tôi phải nhấn mạnh là đã rõ như gương

Thứ nhất, Mỹ rất chủ động về mặt ngoại giao với các đối tác như Việt Nam và những quốc gia có cùng tư duy trong khu vực. Các nước trong khu vực muốn tranh chấp được giải quyết một cách hòa bình và tuân thủ đúng luật pháp quốc tế. Tuyên bố chủ quyền của các nước cần dựa trên luật pháp quốc tế. Tất cả các nước cần được hưởng quyền tự do hàng hải và hàng không. Có thể thấy, về mặt ngoại giao, những hoạt động chúng tôi đang rất mạnh mẽ và thông điệp của chúng tôi rất rõ ràng

Thứ hai, Mỹ rất chủ động trong việc xây dựng năng lực an ninh và quốc phòng của các đối tác trên toàn khu vực, trong đó có Việt Nam

Riêng tại Việt Nam, chúng tôi đã chi gần 100 triệu USD để nâng cao năng lực quốc phòng, đặc biệt là phương diện hàng hải, cụ thể là lực lượng cảnh sát biển. Các bạn sẽ tiếp tục nhìn thấy sự chủ động của Mỹ trong khía cạnh này, không chỉ riêng với Việt Nam mà còn với nhiều đối tác khác như Philippines, Malaysia và Indonesia

Thứ ba, Mỹ sẽ tiếp tục tập trung vào những hoạt động và năng lực của mình. Chúng tôi thường xuyên tiến hành các hoạt động tự do hàng hải và hiện diện để chứng tỏ rằng Mỹ, cũng như mọi quốc gia, dưới luật pháp quốc tế, đều được hưởng một số quyền nhất định và chúng tôi sẽ thực hiện các quyền này

Mỹ cũng tiếp tục đầu tư phát triển năng lực quốc phòng để thực thi và bảo vệ các quyền của chúng tôi

Một lần nữa, tôi muốn nhấn mạnh chiến lược của Mỹ là chiến lược đa khía cạnh. Chiến lược tập trung vào ba mũi nhọn mà tôi đã đề cập. Tôi nghĩ rằng toàn khu vực đều thấy rõ lập trường của Mỹ trong vấn đề Biển Đông

- Liệu tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông có ảnh hưởng đến những dự án hợp tác giữa Mỹ và Việt Nam hay không, chẳng hạn như các dự án khai thác dầu khí ?

- Tôi không nghĩ vậy. Mỹ đã nói rất rõ ràng về chính sách của mình với Biển Đông, chẳng hạn như tuyên bố của các nước cần phải dựa trên luật quốc tế, tranh chấp phải được giải quyết một cách hòa bình theo luật quốc tế, tất cả quốc gia phải tuân thủ luật quốc tế khi tiến hành các hoạt động

Chúng tôi đã nói rất rõ rằng tất cả các bên, bao gồm Mỹ, đều có thể hoạt động ở bất cứ nơi nào luật quốc tế cho phép. Chúng tôi tin rằng nguyên tắc chung được áp dụng cho tất cả các bên cũng như các doanh nghiệp

- Liên quan đến chuyện hợp tác khai thác ở Biển Đông thì tôi muốn hỏi về dự án sản xuất điện từ khí khai thác ở mỏ Cá Voi Xanh, mỏ khí có trữ lượng lớn nhất Việt Nam hiện tại. Hiện dự án này đã được triển khai đến đâu rồi ?

- Tôi nghĩ hôm nay có lẽ tốt hơn là tôi không nên nói về cá nhân một công ty hay một dự án nào (Cá Voi Xanh là dự án hợp tác với tập đoàn dầu khí ExxonMobil của Mỹ - PV). Điều tôi có thể nói là nhiều công ty lớn nhất, đẳng cấp thế giới của Mỹ đang có mặt tại đây và phối hợp với các đối tác Việt Nam trên nhiều lĩnh vực. Nhiều dự án đang được bàn bạc, chúng tôi ủng hộ những dự án này và hy vọng chúng sẽ được triển khai

Tôi tin tưởng rằng Mỹ và các công ty Mỹ sẽ trở thành những đối tác rất thân thiết của Việt Nam. Tại sao chúng tôi làm vậy? Chúng tôi đầu tư vào sự thành công của Việt Nam vì chúng tôi nghĩ thành công của Việt Nam là lợi ích của Mỹ cũng như của thế giới

- Hiện Việt Nam đang đối mặt với việc thiếu hụt nguồn cung điện, từ năm 2015 đã phải nhập khẩu. Ông nghĩ việc sản xuất điện từ khí hóa lỏng có vai trò thế nào đối với an ninh năng lượng của Việt Nam ?

- Tôi nghĩ khí hóa lỏng có thể và nên đóng vai trò quan trọng đối với nhu cầu năng lượng trong tương lai của Việt Nam. Việt Nam đang có nhu cầu rất lớn và ngày càng tăng về khí hóa lỏng, vì vậy lãnh đạo và người dân Việt Nam phải đối mặt với một số quyết định quan trọng có tác động lớn đến an ninh năng lượng cũng như khả năng duy trì tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Tôi nghĩ khí hóa lỏng mang lại rất nhiều cơ hội cho Việt Nam bởi vì chẳng hạn như Mỹ là nước có trữ lượng khí tự nhiên khổng lồ và chúng tôi đã xuất khẩu tài nguyên này đi khắp thế giới, dự kiến xuất khẩu sang Việt Nam

Chúng tôi sẽ làm việc với Việt Nam để đảm bảo Việt Nam xây dựng cơ sở hạ tầng, thị trường và môi trường chính sách phù hợp để khí hóa lỏng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giúp Việt Nam giải quyết nhu cầu năng lượng. Than vẫn sẽ đóng vai trò quan trọng nhưng nếu chúng ta nghĩ về những mục tiêu như duy trì an ninh năng lượng, tăng trưởng kinh tế một cách bền vững với môi trường thì tôi nghĩ khí hóa lỏng là lựa chọn hoàn hảo

SUB4.jpg

- Đầu năm nay, lần đầu tiên kể từ 1975 chúng ta chứng kiến một tàu sân bay của Mỹ ghé thăm Việt Nam. Liệu năm sau có chuyến thăm tương tự khôn?

- Chúng tôi vô cùng vui mừng vì chuyến thăm thành công của tàu USS Carl Vinson. Tôi nghĩ đây là biểu tượng vĩ đại cho quan hệ đối tác ngày càng phát triển giữa Việt Nam và Mỹ, bao gồm sự hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực an ninh. Tôi tin tưởng những chuyến ghé thăm của các tàu hải quân Mỹ sẽ được duy trì thường xuyên và trở thành một phần quan trọng trong hợp tác an ninh giữa hai nước

Song nói chung, quan hệ của chúng ta tập trung vào việc tăng cường năng lực cho Việt Nam, trong đó có năng lực của lực lượng cảnh sát biển, lực lượng gìn giữ hòa bình, bao gồm các y bác sĩ của bệnh viện quân y 175 vừa được cử đến làm nhiệm vụ tại Nam Sudan, cũng như hợp tác trong các vấn đề khác như Triều Tiên

- Ông nói Mỹ đang làm việc để tăng cường năng lực quân sự của Việt Nam, giúp Việt Nam chủ động hơn trong việc theo đuổi các lợi ích của mình. Ông có thể giải thích rõ hơn không? Điều này có đồng nghĩa với việc sẽ có các hợp đồng mua bán vũ khí ?

- Như tôi vừa nói, Mỹ và Việt Nam đang hợp tác trong nhiều lĩnh vực trong đó có nâng cao năng lực an ninh, đặc biệt là lực lượng cảnh sát biển Việt Nam

Chẳng hạn, trong năm vừa qua, Mỹ đã hỗ trợ cung cấp một số tàu thuyền cho lực lượng cảnh sát biển Việt Nam. Điều này giúp phía Việt Nam nắm bắt tốt hơn những gì đang diễn ra trong lãnh thổ của mình và tuần tra lãnh thổ hiệu quả hơn. Chúng tôi đồng thời hỗ trợ huấn luyện và nhiều khía cạnh khác nữa để Việt Nam có thể nâng cao năng lực an ninh của mình

Dĩ nhiên chúng tôi không phải là đối tác duy nhất của Việt Nam mà còn nhiều đối tác khác cùng chí hướng đang hỗ trợ Việt Nam. Chúng tôi hoan nghênh Việt Nam đảm trách một vai trò lớn hơn cả trong khu vực và trên trường quốc tế. Và chúng tôi rất tự hào được trở thành đối tác của các bạn trên con đường này

- Có thông tin về hợp tác chia sẻ tình báo giữa Việt Nam và Mỹ, ông có thể cho biết chi tiết hơn không ?

- Mỹ hợp tác với một số quốc gia trong khu vực để đảm bảo họ có thể thấu hiểu những gì đang diễn ra trên lãnh thổ của mình. Như tôi vừa đề cập, Mỹ đang đầu tư vào việc nâng cao năng lực an ninh của các quốc gia trong khu vực. Chúng tôi nghĩ rằng điều này sẽ nâng ngưỡng xung đột và khiến xung đột khó xảy ra hơn. Nếu các nước biết rõ những gì đang diễn ra trong lãnh thổ và có năng lực tự tuần tra lãnh thổ của họ, chúng tôi tin rằng cuối cùng khu vực sẽ ổn định hơn

- Xin cảm ơn ngài đại sứ !

Vũ Mạnh - Thanh Danh
 
Trung Quốc sẽ mua hơn 1.000 tỷ USD hàng hóa của Mỹ
Trung Quốc đề nghị đẩy mạnh mua hàng hóa của Mỹ trong 6 năm để tái cân bằng cán cân thương mại với Washington, hướng tới bình thường hóa quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới

Để giảm thặng dư thương mại với Mỹ về 0 đến năm 2024, Trung Quốc sẽ tăng mua hàng hóa của nước này với tổng giá trị nhập khẩu lên tới hơn 1.000 tỷ USD trong giai đoạn này, Bloomberg trích lời một số nguồn tin

Cụ thể, Trung Quốc sẽ nâng tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa Mỹ hàng năm từ 155 tỷ USD lên khoảng 200 tỷ USD trong năm 2019, và tiếp tục tăng dần vào các năm sau. Tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa vào năm 2020 sẽ đạt khoảng 600 tỷ USD

Đề nghị này được đưa ra trong phiên đàm phán giữa hai nước vào đầu tháng 1. Tuy nhiên, nhóm quan chức Mỹ phụ trách việc đàm phán lại yêu cầu Bắc Kinh phải xóa thặng dư thương mại với Washington trong hai năm tới. Trong năm 2018, Trung Quốc đạt thặng dư thương mại 323 tỷ USD với Mỹ

53bhang-hoa8.jpg

Theo giới chuyên gia kinh tế, việc cân bằng cán cân thương mại giữa hai nước sẽ rất khó khăn vì người Mỹ luôn có nhu cầu nhập khẩu hàng Trung Quốc

Chuyên gia kinh tế trưởng Tom Orlik của Bloomberg Economics cho rằng, Trung Quốc tăng mua hàng hóa Mỹ nhưng sẽ lại khiến thặng dư thương mại với các đối tác khác tăng lên. “Nếu tăng nhập khẩu hàng Mỹ, và giảm nhập từ các nước khác, Trung Quốc có thể giải quyết được tranh chấp với Mỹ nhưng cái giá phải trả sẽ là mất cân bằng thương mại với các nước khác”

Ngay cả khi mua một lượng lớn hàng Mỹ, Trung Quốc cũng không thể loại bỏ thặng dư thương mại với Mỹ, ông Brad Setser, Phó thư ký bộ phận phân tích kinh tế quốc tế dưới thời ông Barack Obama, cho biết. Người nông dân và doanh nghiệp Mỹ liệu sản xuất có đủ nhanh để đáp ứng nhu cầu tăng bất ngờ từ Trung Quốc hay không, ông Setser đặt câu hỏi

Theo thông tin từ chính phủ Trung Quốc, Phó thủ tướng Lưu Hạc sẽ tới Washington vào cuối tháng 1 để tiếp tục đàm phán với Mỹ

Minh Lan
 
Mỹ cảnh báo sẽ không hợp tác với các nước xài thiết bị Huawei


Chủ tịch Huawei Lương Hoa tại Canada ngày 21-2

Phát biểu trước đông đảo phóng viên tại Toronto (Canada) ngày 21-2, ông Lương Hoa nhấn mạnh Huawei không có nghĩa vụ phải làm những điều đó với chính quyền Bắc Kinh

Ông này cũng khẳng định chưa bao giờ nhận được yêu cầu nào như vậy từ nhà chức trách và sẽ không ngại khước từ nếu điều đó xảy ra

"Chúng tôi sẽ không làm điều đó bởi vì nó bất hợp pháp" - chủ tịch Huawei nói thông qua người phiên dịch, nhấn mạnh tập đoàn mà ông là một trong những người lãnh đạo là "một doanh nghiệp độc lập"

"Chúng tôi vẫn giữ được một lý lịch hồ sơ tốt trong lĩnh vực an ninh mạng" - ông Lương Hoa tự tin khẳng định

Các tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh một chiến dịch tẩy chay Huawei mang tính toàn cầu đang được Mỹ tích cực thúc đẩy. Các lý do được dẫn ra phần lớn nhắc đến yếu tố an ninh, bao gồm cáo buộc của Washington nói Huawei cho phép chính quyền Trung Quốc tiếp cận bất kỳ thông tin, dữ liệu nào nó muốn từ những thiết bị viễn thông cung cấp cho nước ngoài

Theo hãng tin Reuters, kể từ khi luật an ninh mới của Trung Quốc có hiệu lực năm 2017, các quốc gia phương tây luôn lo ngại nó sẽ buộc các công ty như Huawei phải cấp cho các tin tặc của chính phủ Trung Quốc quyền truy cập dữ liệu thông qua những "cửa hậu" được cài sẵn trên các thiết bị bán cho nước ngoài

Dàn lãnh đạo Huawei liên tục phủ nhận những thông tin như vậy, thậm chí nhà sáng lập Nhậm Chính Phi còn tự tin khẳng định Mỹ sẽ không nghiền nát được Huawei vì thế giới cần đến tập đoàn này và sự tiên tiến vượt trội của nó


Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo

Trong cuộc phỏng vấn trên đài Fox ngày 21-2 (giờ Mỹ), Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tiếp tục gây áp lực, tuyên bố Washington sẽ không hợp tác với các nước sử dụng thiết bị của Huawei

"Nếu một quốc gia chấp nhận và đưa (các thiết bị của Huawei) vào hệ thống thông tin trọng yếu của họ, chúng tôi sẽ không thể chia sẻ thông tin với nước đó được nữa" - ông Pompeo cảnh báo

Ngoại trưởng Mỹ khẳng định các công nghệ của Huawei đặt ra các đe dọa an ninh với châu Âu. "Đừng quên là các hệ thống đó được thiết kế để có thể liên kết một cách nhanh chóng với quân đội Trung Quốc. Nguy cơ bị mất riêng tư từ thứ công nghệ này là điều rất, rất thật!"

Các tuyên bố của ông Pompeo được xem là tín hiệu cảnh báo với Anh, một trong các thành viên thuộc liên minh chia sẻ thông tin tình báo Five Eyes do Mỹ dẫn đầu

Trong khi Úc, Mỹ và New Zealand đã thẳng thừng nói không với Huawei trong việc xây dựng mạng lưới 5G ở các nước này, giới chức an ninh Anh tiếp tục đánh giá thấp các cảnh báo an ninh của Mỹ

Giới chuyên gia đã cảnh báo và đưa ra những viễn cảnh, trong đó London phải lựa chọn giữa việc cấm Huawei hoặc chấp nhận bị loại khỏi một số hoạt động chia sẻ thông tin tình báo trong Five Eyes

Bảo Duy
 
Vận động hành lang dưới thời Tổng thống Trump

trump-lobby.jpg

Kể từ khi Donald Trump được bầu làm tổng thống, người ta nhận thấy các doanh nghiệp lớn đã hoạt động rầm rộ ở Washington, DC. Các tổng giám đốc điều hành đã lấp đầy nội các của ông cùng các đồng nghiệp giàu có, các giám đốc điều hành, cũng như các nhà vận động hành lang. Một người từng đại diện cho ngành than nay điều hành Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA). Vì có nguy cơ gặp phải rất nhiều xung đột lợi ích do trước đây từng tham gia vận động hành lang cho các công ty năng lượng và tài nguyên thiên nhiên nên Quyền Bộ trưởng Nội vụ David Bernhardt thường phải mang theo một thẻ liệt kê tất cả 22 ngành nghề trong số đó. Năm ngoái, các doanh nghiệp đã chi hơn 3,4 tỷ đô la để vận động hành lang cho lợi ích của họ tại các cơ quan công quyền, nhiều hơn 8,5% so với trước khi vị tổng thống phong cách CEO lên nắm quyền (xem biểu đồ 1). Các ngành như chăm sóc sức khỏe, tài chính và công nghiệp đều đã chi hơn 500 triệu đô la mỗi ngành

20190413_WBC689.png

Tuy nhiên, những khoản tiền này có thể không phản ánh sự dễ dàng cho việc vận động hành lang của các công ty Mỹ dưới thời ông Trump, mà cho thấy tình hình khó khăn như thế nào. Phòng Thương mại, nơi được mọi đời tổng thống để ý, đã vận động thành công cho việc cắt giảm thuế doanh nghiệp ở mức cao nhưng không thể ngăn cản tổng thống áp thuế nhập khẩu và hạn chế nhập cư. Các công ty dược phẩm lớn, vốn đã thành công trong việc tăng giá thuốc bất kể đảng nào kiểm soát Nhà Trắng, đang bị ông Trump ép phải hạ giá thuốc. Trong số các công ty công nghệ lớn có ba công ty nằm trong số mười công ty chi tiêu lớn nhất cho việc vận động hành lang, bao gồm Alphabet, Facebook và Amazon, nhưng họ có rất ít đồng minh thân thiết ở Washington, bởi Thung lũng Silicon hay lớn tiếng chỉ trích tổng thống Trump

Khảo sát dữ liệu và phỏng vẫn các nhà vận động hành lang (chủ yếu xin giấu tên) có xu hướng chính trị khác nhau đã xác nhận rằng việc thúc đẩy lợi ích doanh nghiệp tại Washington dưới thời ông Trump không dễ dàng hơn so với dưới thời các tổng thống trước đây. Xét theo một số cách, việc này còn khó hơn. Và kết quả của việc vận động hành lang, được thể hiện ở tình hình thị trường chứng khoán, là mơ hồ. Cắt giảm thuế đã giúp thúc đẩy thị trường cổ phiếu tăng giá. Nhưng ngành chăm sóc sức khỏe, vốn chi tiêu nhiều hơn bất kỳ ngành công nghiệp nào khác cho việc vận động hành lang, lại đang bị tụt lại phía sau (xem biểu đồ 2)

20190413_WBC690.png

Một lý do là việc vận động hành lang đòi hỏi nhiều thứ hơn ngoài việc chi tiền cho chính quyền. Như một nhà vận động hành lang kỳ cựu lưu ý, “80% những gì các doanh nghiệp quan tâm nằm trong thẩm quyền của Quốc hội”. Trong khi đó, các nhà lập pháp đang ngày càng đề phòng giới kinh doanh hơn. Và không chỉ các nghị sĩ Dân chủ thiên tả đã chiếm cứ Đồi Capitol sau cuộc bầu cử giữa kỳ hồi tháng 11; mà giá thuốc cao đã khiến nhiều người dân Mỹ bình thường tức giận đến nỗi ngay cả các đồng minh Cộng hòa đáng tin cậy trước đây trong Quốc hội cũng không thể bảo vệ cho các công ty dược phẩm được nữa. Còn các công ty công nghệ giờ không nhận được sự ủng hộ từ cả hai phe. Đã qua rồi cái thời mà một người trung gian có quan hệ tốt có thể có một cuộc trao đổi kín đáo với một chủ tịch ủy ban nào đó trong Quốc hội và giúp làm cho vấn đề của khách hàng biến mất. Tony Fratto, một cựu quan chức cấp cao trong chính quyền của tổng thống George W. Bush, và hiện là cố vấn tại công ty Hamilton Place Strategies, nói rằng truyền thông xã hội khiến cho không còn vấn đề nào là “vấn đề yên ắng” nữa

Ngược lại, việc tìm kiếm sự ủng hộ từ chính quyền được cho là thân thiện với giới doanh nghiệp của ông Trump cũng không phải là chuyện dễ dàng. Các nhà vận động hành lang chỉ ra bốn lý do chính

Đầu tiên, tổng thống Trump là một “người ngoại đạo”. Trump không “mắc nợ” gì chúng tôi cả, một trong những nhà vận động hành lang hàng đầu của các công ty dược phẩm nói. Những người được ông bổ nhiệm cũng vậy. Ông Trump đã từ chối bổ nhiệm những người Cộng hòa giàu kinh nghiệm, những người không ủng hộ tư cách ứng cử của ông, theo lời một nhà vận động hành lang cấp cao ngành tài chính, người có khách hàng là một công ty ủng hộ Trump nhiệt tình. Kết quả là, chính quyền của ông đầy những quan chức mà ít người biết

Đúng là nhiều người trong số họ thân thiện với doanh nghiệp, đặc biệt là nếu so với các quan chức thích kiểu chính phủ kềnh càng dưới thời Barack Obama. Nhưng, cơn đau đầu thứ hai của các nhà vận động hành lang là họ cởi mở nhưng đi kèm với đó là sự kém hiệu quả của bộ máy chính quyền Trump. Mọi người được thăng chức vì sự trung thành với Trump, chứ không phải vì năng lực của họ, điều khiến nhiều nhà kỹ trị của đảng Cộng hòa bất mãn. Hai năm sau khi nhiệm kỳ tổng thống của Trump bắt đầu, một số lượng chức vụ kỷ lục trong toàn bộ nhánh hành pháp vẫn chưa có người đảm nhiệm. Theo Thomas Donahue, người đứng đầu Phòng Thương mại, bạn không thể đưa mọi vấn đề lên Nhà Trắng. Thông thường, các nhà vận động hành lang phải cố gắng để giành được sự giúp đỡ của các quan chức khác. Một nhà vận động hành lang kỳ cựu đầu quân cho một công ty công nghệ lớn phải rất vất vả mới xác định được ai đang là người phụ trách vấn đề ông cần giải quyết và cách tiếp cận họ để xây dựng quan hệ. Ông nói rằng đôi khi cũng không biết được có ai đang phụ trách vấn đề đó hay không. James Connaughton, một quan chức cấp cao làm về vấn đề môi trường trong chính quyền George W. Bush, gọi việc ông Trump lật ngược các quy định về bảo vệ môi trường không phải là “bãi bỏ quy định” (deregulation) mà là “không có quy định nào cả” (non-regulation). Tình trạng vô chính phủ là điều không tốt cho giới kinh doanh

Thứ ba, các doanh nghiệp có uy tín muốn thúc đẩy lợi ích hợp pháp của mình cũng lo lắng về việc bị mất hình ảnh nếu thể hiện quan hệ với bộ sậu của ông Trump, hay ủng hộ quan điểm của ông. Người quản lý chiến dịch tranh cử và luật sư riêng của Trump đã bị kết án tù. Bản thân vị tổng thống cũng đang bị điều tra vì cáo buộc vi phạm về vấn đề tài trợ cho chiến dịch. Một nhà vận động hành lang kỳ cựu sau chuyển sang làm người hoạt động tự do cho rằng “tất cả mọi thứ sẽ bị điều tra tại một thời điểm nào đó”. Bà muốn đảm bảo rằng tất cả các mối liên hệ của bà với chính phủ đều phải an toàn

Trong khi đó, ý kiến của ông Trump nhiều khi không nhất thiết phản ánh lợi ích của các tập đoàn. Quan điểm chống môi trường của ông đã giúp ích cho một số công ty hay gây ô nhiễm, đặc biệt là trong ngành công nghiệp than mà ông ủng hộ, nhưng đồng thời nó cũng gây ra sự khó chịu cho các công ty lớn. Các nhà sản xuất xe hơi và các công ty sản xuất điện đều phản đối các quy tắc lỏng lẻo, có thể gây phản tác dụng. Một nhà vận động hành lang kỹ tính phải mất nhiều công sức mới tách biệt được các khách hàng cao cấp của mình với các công ty than nhỏ lẻ đang tìm cách hưởng lợi thông qua quan hệ với Cục Quản lý Môi trường. Một số hội đồng tư vấn doanh nghiệp làm việc cho chính quyền của ông Trump đã phải giải tán sau khi ông từ chối lên án những phần tử có quan điểm da trắng thượng đẳng. Như lời ông Fratto tóm tắt, nếu muốn lại gần tổng thống, bạn phải chấp nhận gánh vác gánh nặng của ông Trump

Cuối cùng, câu chuyện của Nhà Trắng dưới thời Trump sẽ làm cho những người quan sát chính trị Nga thấy bối rối. Một nhà vận động hành lang cho một quỹ đầu tư cổ phần tư nhân hàng đầu cảnh báo rằng quyền lực ở Nhà Trắng có sự thay đổi rất nhanh chóng. Các công ty vận động hành lang nhỏ đã mọc lên như nấm sau mưa, như dưới thời bất kỳ vị tổng thống mới nào. Theo quan sát của một quan chức kỳ cựu của đảng Cộng hòa nay đã chuyển sang làm nghề vận động hành lang, thì những công ty này nói rằng họ có thể giúp khách hàng tiếp cận chính quyền nhưng họ thiếu thực chất. Trong đa phần trường hợp, chỉ một nhóm nhỏ các cố vấn thân cận nhất của Trump mới có ảnh với tổng thống. Người quan trọng nhất trong số họ là Jared Kushner, con rể Trump, người mà một nhà vận động hành lang mô tả là “người cuối cùng đưa tổng thống lên giường đi ngủ”. Ngay cả khi như vậy, nhiều khi ông Trump cũng khiến các trợ lý hàng đầu ngỡ ngàng với những dòng tweet bột phát. “Làm sao bạn có thể vận động hành lang Trump nếu không biết ruột gan ông ấy nghĩ gì?”, một nhà vận động hành lang ngành môi trường có nhiều kinh nghiệm dưới thời chính quyền Clinton phàn nàn

Sự tiến hóa của các sinh vật đầm lầy

Các nhà vận động hành lang không phải là thiếu ý tưởng. Một số người sử dụng quảng cáo có mức độ chọn lọc cao nhằm tiếp cận tổng thống vì biết ông hay xem kênh Fox News hoặc đi nghỉ ở khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của mình ở Florida, theo một tiết lộ gần đây của tạp chí Washingtonian. T-Mobile, một công ty viễn thông, gần đây thừa nhận đã chi 195.000 đô la tại khách sạn của ông Trump, gần Nhà Trắng, với các giám đốc điều hành được cho là mặc những chiếc áo sơ mi hồng sáng có in hình logo của hãng. Những người khác khuyên khách hàng tìm cách tạo ra công ăn việc làm và để cho tổng thống nhận công. Một nhà vận động hành lang cho chính ngành vận động hành lang thì cảnh báo rằng các công ty không được quá chỉ trích tổng thống, vì sợ ông sẽ tung ra một cơn bão tweet gây tàn phá. Nhưng, vị này nói, bạn cũng có thể khiến ông Trump để ý thông qua Snapchat hoặc Twitter. Để tiếp cận được tổng thống, bạn phải biến ông ấy thành người hùng trong câu chuyện của mình, một nhà vận động hành lang dày dạn kinh nghiệm thuộc phe Dân chủ nói

Về phần mình, một số ông chủ đang tranh thủ tiếp cận cá nhân tổng thống bất chấp rủi ro tổn hại uy tín. “Trump muốn nghe trực tiếp từ các nhà lãnh đạo doanh nghiệp”, một cựu cố vấn của tổng thống nói, và người này gọi chính quyền của ông Trump là “chính quyền thân thiện với các CEO nhất từ trước đến nay”. Một quan chức của đảng Dân chủ đồng ý với ý kiến này, chỉ ra sự khác biệt giữa tuyên bố của ông Trump và ông Obama rằng “chúng tôi biết những gì là tốt đẹp nhất đối với người dân Mỹ”. Một thành viên Đảng Cộng hòa tại một trong những hội đồng CEO đã giải tán của ông Trump nhớ lại rằng các cuộc họp giữa các chính quyền trước đây với các ông chủ doanh nghiệp thường được tiến hành cho có, trong khi bây giờ, “họ dường như chú ý và tìm kiếm các ý kiến đóng góp từ các công ty”. Hồi cuối tháng 3 khi ông Trump phát biểu tại Hội nghị bàn tròn kinh doanh của các công ty lớn nhất nước Mỹ, Jeff Bezos, ông chủ của Amazon, đã tham gia lần đầu tiên mặc dù bị ông Trump chế giễu và gọi xéo là “Jeff Bozo” trên Twitter

Vùng “đầm lầy” tại Washington vẫn chưa cạn nước như lời ông Trump cam kết trong chiến dịch tranh cử của mình. Anthony Scaramucci, một người trung thành với Trump từng phục vụ trong Nhà Trắng một thời gian ngắn, thừa nhận rằng theo một cách nào đó, vùng đầm lầy này “có phần lầy lội hơn” – một tình trạng mà ông đổ lỗi cho cả Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa. Các “cố vấn chiến lược” không đăng ký bắt đầu thay thế cho những nhà vận động hành lang có đăng ký, những người có số lượng giảm từ 14.000 xuống còn 11.500 trong một thập niên qua trước khi ông Trump xuất hiện. Sheila Krumholz, người đứng đầu Trung tâm Chính trị Đáp ứng (CRP), một cơ quan giám sát độc lập theo dõi các xu hướng vận động hành lang, lo lắng về xu hướng những người môi giới ảnh hưởng “giao dịch dựa vào những người mà họ biết mà không phải là những điều mà họ biết”. Các quy định về công bố thông tin vẫn còn yếu và thực thi kém hiệu quả. Tình trạng mâu thuẫn đảng phái dâng cao trong Quốc hội khiến cho dự luật chống tham nhũng với phạm vi điều chỉnh rộng mà phe Dân chủ ở Hạ viện đề xuất, một đạo luật vốn được thông qua vào tháng 3 và tìm cách thắt chặt các quy định về vận động hành lang, ít có khả năng được Thượng viện do Đảng Cộng hòa kiểm soát thông qua

Lầy lội hơn không nhất thiết có nghĩa là tốt hơn cho các công ty Mỹ. Mặc dù vậy, nó mang lại lợi ích cho các “loài đặc hữu” trong hệ sinh thái vận động hành lang, những loài thường phát triển mạnh trong tình trạng hỗn loạn. Haley Barbour, cựu thống đốc bang Mississippi, đồng thời là cựu chủ tịch Ủy ban Quốc gia Đảng Cộng hòa và là một trong những nhà vận động hành lang có ảnh hưởng nhất tại Washington, ca ngợi những nỗ lực cắt giảm thuế và bãi bỏ quy định của ông Trump. Mặc dù vậy, ông cũng cảnh báo rằng “cải cách tiếp theo có thể không tốt cho công ty của bạn, vì vậy bạn cần ai đó vận động cho lợi ích của bạn tại Nhà Trắng”. Một sinh vật đầm lầy thân thiện sẽ có mặt ở đó để giúp đỡ bạn

Nguồn: “Lobbying in Donald Trump’s Washington”, The Economist, 13/04/2019

Biên dịch: Phan Nguyên
 
Trung Quốc hôm nay là sai lầm của Mỹ 20 năm qua
Từ Biển Đông, Ấn Độ Dương cho đến châu Phi, Trung Quốc đang vươn lên mạnh mẽ, thách thức vị thế thống trị của Mỹ. Đây là điều các nhà đầu tư nên trông chừng: căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã bắt đầu lan ra xa hơn, không chỉ riêng thương mại

Cần phải nhấn mạnh: sự trỗi dậy của Trung Quốc không phải vô tình. Nó diễn ra một cách có hệ thống, một chiến lược khổng lồ được giúp đỡ bởi "lòng tốt" của các đời tổng thống Mỹ trước

Trong một báo cáo công bố gần đây, tổ chức học giả Hội đồng quan hệ đối ngoại (CFR) đánh giá rằng một loạt chính quyền Mỹ, từ trào Bill Clinton đến Barack Obama, đã nhìn nhận sai ý đồ chiến lược của Trung Quốc trên nhiều mặt trận; họ đã quá lạc quan về quan hệ Mỹ - Trung

"Trong khi các vị tổng thống này nói chuyện lạc quan trong gần 20 năm, Trung Quốc đã áp dụng một chiến lược quy mô dưới thời ông Tập Cận Bình; dùng công cụ địa - kinh tế để lấn ép láng giềng và nhiều quốc gia khác, gần đây nhất là thông qua Sáng kiến Vành đai, con đường (BRI)

Vi phạm các quy tắc thương mại quốc tế, trộm cắp tài sản trí tuệ của Mỹ trên quy mô lớn; mở rộng lực lượng quân sự nhằm đẩy Hoa Kỳ phân tán khỏi Nhật Bản và Philippines; xây dựng và quân sự hóa Biển Đông, vi phạm luật quốc tế… Kiên trì vun đắp sức mạnh và ảnh hưởng với mục tiêu chiến lược thách thức vị trí quyền lực số 1 của Mỹ ở châu Á"


Trận thương chiến Mỹ - Trung ngày nay là hậu quả gây ra bởi loạt chính sách của các đời tổng thống Mỹ trước

Một trong những sai lầm của các tổng thống Mỹ trước đây là thất bại trong việc trấn an các đồng minh châu Á rằng Mỹ sẽ đứng cạnh họ nếu Trung Quốc tấn công. Đây là quan ngại được nhiều chuyên gia đối ngoại lên tiếng trong một thời gian dài

Chẳng hạn, học giả Ely Ratner thuộc tổ chức Trung tâm An ninh Mỹ mới (CNAS) nhiều lần kêu gọi Washington từ bỏ chính sách trung lập ở Biển Đông, tăng cường sức mạnh ngoại giao bằng đảm bảo quân sự

Trong bài viết "Siêu cường ẩn náu: Làm cách nào Trung Quốc che giấu tham vọng toàn cầu?" đăng trên ấn phẩm tháng 1-2 của tổ chức CFR, ông Ratner thể hiện rõ quan điểm: "Mỹ cần phải cảnh báo Trung Quốc: Nếu tình hình cứ tiếp tục ở Biển Đông, Mỹ sẽ từ bỏ chính sách trung lập và giúp các nước trong khu vực bảo vệ quyền lợi của họ. Washington cần làm rõ: Mỹ có thể chấp nhận thế giằng co không mấy dễ chịu ở châu Á, nhưng Trung Quốc xưng bá thì tuyệt đối không"


Quan hệ Mỹ - Trung trở nên sóng gió kể từ khi Tổng thống Donald Trump lên nhậm chức

Ở một góc nhìn khác, Ted Bauman - nhà kinh tế thuộc hãng tư vấn thị trường Banyan Hill Publishing - đồng ý rằng nước Mỹ đã đóng một vai trò trong sự trỗi dậy của Trung Quốc, nhưng nó không hẳn xuất phát từ "lòng tốt"

"Các chính quyền Mỹ liên tiếp nhau đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra nền kinh tế Trung Quốc hiện đại, trên hết là sự trợ giúp của chính quyền Clinton đưa Trung Quốc vào Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO)… Nó phản ánh một thay đổi rộng hơn trong bản chất của nền kinh tế chính trị Mỹ, mà điều này lại góp phần tạo ra thâm hụt thương mại của chúng ta với Trung Quốc" - ông Bauman phân tích

Và nói đến thâm hụt thương mại, một "thủ phạm" không nhỏ là chính sách tín dụng dễ dãi của Mỹ vốn cho phép người dân tiêu xài (đôi khi) vượt quá khả năng kiếm tiền, theo chuyên gia Bauman

"Một quốc gia bị thâm hụt thương mại khi tiêu dùng vượt quá giá trị hàng hóa và dịch vụ nó tạo ra. Người làm công ăn lương Mỹ chính là hạt nhân của vấn đề thâm hụt thương mại với Trung Quốc, họ vay mượn tiền để mua hàng hóa Trung Quốc trước cả khi bản thân làm ra đủ để trả cho sản phẩm đó" - vị chuyên gia này giải thích

Phúc Long
 
Mỹ dự định đầu tư vào đối thủ của Huawei
Chính quyền Donald Trump đề nghị các công ty Mỹ đầu tư vào các hãng công ty viễn thông châu Âu để chống lại sự thống trị của Huawei

Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr khuyến khích các công ty công nghệ và viễn thông của Mỹ đầu tư vào Ericsson và Nokia khi phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington DC ngày 6/2

Huawei bị Mỹ coi là mối đe dọa an ninh quốc gia do nghi ngờ hãng có thể tiếp tay cho chính phủ Trung Quốc trong việc gián điệp, dù Huawei luôn phủ nhận. Theo Barr, sự đe doạ này có thể được giải quyết nếu Mỹ liên kết với Nokia hay Ericsson. Ông cũng đề cập việc các công ty Bắc Âu đã có quan hệ kinh doanh với các công ty Mỹ, như Microsoft đã từng mua lại bộ phận điện thoại của Nokia

Huawei đang là hãng cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới cũng như đang dẫn đầu về công nghệ 5G. Việc ngừng kinh doanh với Huawei có thể khiến Mỹ tụt hậu so với các nước châu Âu và châu Á về kết nối mạng 5G vì họ phải tìm cách tự xây dựng các giải pháp về phần cứng và phần mềm cho công nghệ này. Mỹ cũng kêu gọi các đồng minh không sử dụng thiết bị của Huawei. Tuy nhiên, Anh, đồng minh thân cận của Mỹ, vẫn cho phép cả bốn nhà mạng hợp tác với Huawei, khiến tổng thống Mỹ Donald Trump tức giận khi gọi điện thoại cho thủ tướng Anh Boris Johnson tuần trước

Trước đó, Mỹ cũng tìm cách chặn đứng Huawei khi soạn thảo dự luật nhằm tài trợ cho các nhà mạng nếu sử dụng thiết bị không phải của Huawei. Nhà Trắng cũng thúc đẩy các công ty công nghệ và viễn thông trong nước phát triển chuẩn chung cho 5G nhưng kế hoạch này quá chậm và mất nhiều năm để hoàn thành

Do đó, ông Barr nhận định cách nhanh hơn là tài trợ hoặc hợp tác với Nokia hay Ericsson, hai đối thủ chính của Huawei trên thị trường toàn cầu. Bằng cách này, các công ty Mỹ và châu Âu có thể giảm phụ thuộc vào các thiết mạng được cho là tốt nhất trong phân khúc của Huawei. Theo WSJ, Nhà Trắng đang cân nhắc đưa ra ưu đãi cho các công ty Mỹ mua cổ phần Ericsson và Nokia

Huy Đức
 
TT Trump ký gói cứu trợ kỷ lục 2.200 tỷ USD
TT Trump ký gói cứu trợ kinh tế kỷ lục 2.200 tỷ USD giữa lúc dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp ở nước này với số ca nhiễm bệnh vượt 100.000.

TT Trump ngày 27/3 đã chính thức ký gói cứu trợ kinh tế kỷ lục 2.200 tỷ USD giữa lúc dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp ở nước này với số ca nhiễm bệnh vượt 100.000 trường hợp

1000_2020_03_28T061546.714.jpeg

TT Trump phát biểu sau khi ký gói cứu trợ kỷ lục hôm 27/3

Trọng tâm của gói cứu trợ khổng lồ nhất trong lịch sử Mỹ là cung cấp hỗ trợ tài chính trực tiếp tới người dân dưới dạng séc ngân hàng với số tiền dựa vào thu nhập

Các cá nhân có thu nhập 75.000 USD trở xuống sẽ nhận trực tiếp 1.200 USD mỗi người. Các hộ gia đình hai người lớn với thu nhập lên tới 150.000 USD sẽ nhận được 2.400 USD. Các gia đình cũng sẽ nhận thêm 500 USD cho mỗi trẻ nhỏ

Khoản trợ cấp giảm dần đối với những người có thu nhập cao. Cá nhân có thu nhập từ 99.000 USD hoặc cặp vợ chồng có thu nhập từ 198.000 USD trở lên mà không có trẻ nhỏ sẽ không được được nhận hỗ trợ dưới dạng tiền mặt

Thêm vào đó, gói cứu trợ cũng cung cấp hàng tỷ USD cho các bệnh viện đang vật lộn đối phó với đại dịch Covid-19, cũng như các bang và chính quyền địa phương thiếu tiền mặt để chi tiêu phục vụ công tác chống dịch

Cứu trợ cho các công ty là tranh cãi lớn nhất giữa hai phe Dân chủ và Cộng hòa. Trong phương án cuối cùng được thỏa hiệp, gói cứu trợ đã trao quyền giám sát cho một tổng thanh tra độc lập và ủy ban giám sát của quốc hội Mỹ

Gói cứu trợ cung cấp khoản vay doanh nghiệp 350 tỷ USD sẽ giúp các doanh nghiệp nhỏ thu hẹp chi phí trong tối đa 10 tuần

Thời hạn thanh toán lên đến 8 tuần nếu họ không sa thải nhân viên hoặc thuê lại nhân viên đã nghỉ việc vào tháng 6. Biện pháp này có thể giúp hàng nghìn công ty tồn tại, ít nhất là tạm thời

Trong khi đó, gói cứu trợ cung cấp 500 tỷ USD hỗ trợ các hãng hàng không và những tập đoàn lớn bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19
 
Năng lực tập hợp sức mạnh ngành công nghệ
Chưa bao giờ có buổi họp báo nào của Nhà Trắng đem lại niềm phấn chấn và nguồn năng lượng tích cực (positive energy) như chiều hôm nay, 30/3/2020

Hãng Abbott lừng danh với sữa Ensure chất lượng số 1 toàn cầu đã được chính tổng thống Trump khen ngợi vì thời gian chế tạo ra bộ xét nghiệm nhanh (rapid test kit) kỉ lục và độ khả tín rất cao, cụ thể xét nghiệm dương tính trong vòng 5 phút, và âm tính trong vòng 13 phút. Abbott được FDA chấp thuận trong thời gian kỉ lục, chỉ vài tuần trong khi quá trình thẩm định thường kéo dài từ 9 tháng tới 1 năm

Trước đó thì bộ test kit của Hàn Quốc đã là hiện tượng với thời gian 15 phút. Còn bộ test kit của Trung Quốc thì không biết hết bao nhiêu phút nhưng nghe nói có tới 80% sai số

Honeywell, một tập đoàn kỹ thuật đa lĩnh vực, cũng là nhà sản suất mặt nạ N95 ngang tầm hãng 3M, đã tuyên bố sẽ tăng năng suất lên gấp đôi trong vòng 6 tuần, cùng với việc mở thêm 2 nhà máy ở bang Rhode Island và Arizona

Jockey, một hãng quần áo nổi tiếng với đồ lót có chất lượng vải cao cấp đã tham gia sản xuất quần áo cho y bác sỹ (scrubs) và những sản phẩm bằng vải sợi khác

Procter & Gamble (P&G), một trong hai tập đoàn sản xuất lớn nhất thế giới về hàng tiêu dùng cá nhân như dầu gội và xà phòng đã tham gia làm nước rửa tay khô (hand sanitizer) và các sản phẩm diệt khuẩn

Về giải pháp điều trị, FDA đã chấp thuận liệu pháp kết hợp thuốc hydroxychloroquine và chloroquine với Z-pak và kháng sinh khác để chữa trị cúm Vũ Hán, đồng thời có nghiên cứu lâm sàng để có dữ liệu chính xác hơn. Đặc biệt là hãng dược phẩm Sandoz AG (Thụy Sĩ) tặng ngay cho chính phủ Mỹ 30 triệu liều hydroxychloroquine, hãng Bayer AG (Đức) tặng 1 triệu viên chloroquine và hãng Teva (Israel) tặng 6 triệu viên. Liệu pháp này đã được thử trên 1100 bệnh nhân ở New York. Dù dữ liệu phân tích cuối cùng vẫn chưa xong, dự là thứ Ba tuần tới, nhưng dấu hiệu phục hồi của đa số bệnh nhân khá khả quan

Một không khí vô cùng phấn khởi. Mạnh Thường Quân toàn thế giới cùng nhau đóng góp cho Mỹ trong cuộc chiến này

Ngoài liệu pháp kết hợp thuốc sốt rét ra, Mỹ cũng đã thử nghiệm thuốc Remdesivir của hãng Gilead (Mỹ) và trường đại học Emory ở bang Georgia cũng đang thử nghiệm 1 loại vaccine hoàn toàn mới

Và niềm vui lớn nhất là có cả thảy 10 hãng kỹ thuật lớn của Mỹ, từ General Motors (GM) cho tới Tesla sẽ tham gia sản xuất máy trợ thở. Một trong những lý do khiến tỉ lệ tử vong của Mỹ rất thấp so với Ý hay Tây Ban Nha chính là máy trợ thở này. Với 10 hãng kỹ nghệ lớn cùng sản xuất máy ventilator này thì có lẽ thế giới sẽ xếp hàng đặt mua những thương hiệu cầu chứng này

Tưởng tượng đến một ngày khi dịch cúm qua đi, nước Mỹ sẽ có những sản phẩm Made in USA để cạnh tranh với hàng cùng loại Made in China thì kết cục ra sao chắc mọi người cũng đoán ra được

Điều vĩ đại nhất là tổng thống Trump đã tập họp được những CEO của những ông khổng lồ trên các lĩnh vực khoa học kỹ thuật cùng chung tay với Nhà Trắng để khắc phục Chuỗi Cung Ứng và tạo ra thêm sản phẩm chất lượng cao Made in USA

Không chỉ có những CEO lớn chung tay, ở bình diện nhỏ hơn và gần gũi hơn, người người tham gia làm thiện nguyện. Nhiều tiệm nail của người Việt đã khởi đầu chiến dịch Tri Ân Nước Mỹ, lôi kéo không những những thợ nail mà cả những chủ nhà hàng, những người chị, những người mẹ đến chung tay cắt may khẩu trang để hiến tặng cho bệnh viện và những người cần giúp đỡ, đặc biệt là những cụ già

Một nguồn năng lượng tích cực lan tỏa toàn nước Mỹ. Chuyện nước Mỹ có vĩ đại hay không, không còn là câu hỏi nữa rồi

Tonkin Delta
 
Mỹ tăng tốc rút hoạt động sản xuất khỏi Trung Quốc
Các quan chức Mỹ cho biết chính quyền Tổng thống Trump đang tăng tốc thực hiện sáng kiến nhằm giúp cho chuỗi cung ứng toàn cầu không còn bị phụ thuộc vào Trung Quốc

Theo Reuters, Nhà Trắng cũng đang cân nhắc các biện pháp thuế quan mới để trừng phạt Bắc Kinh vì cách xử lý đối với virus corona

Tổng thống Donald Trump, người đã tăng cường chỉ trích Trung Quốc trong thời gian gần đây, trong bối cảnh cuộc bầu cử tổng thống chỉ còn 6 tháng nữa là diễn ra, từ lâu đã cam kết sẽ đưa các hoạt động sản xuất ở nước ngoài trở về Mỹ

Giờ đây, thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế cũng như số người chết nhiều nhất thế giới vì virus corona ở Mỹ đã khiến chính quyền ông Trump đẩy nhanh các sáng kiến nhằm làm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc đối với chuỗi cung ứng và hoạt động sản xuất của Mỹ

Quan chức cấp cao của chính quyền chia sẻ với Reuters rằng quá trình này có thể bao gồm việc chuyển hoạt động sản xuất tới các quốc gia thân thiện hơn

"Chúng tôi đã làm việc để (giảm sự phụ thuộc của chuỗi cung ứng vào Trung Quốc) trong vài năm qua, nhưng hiện tại chúng tôi đang đẩy nhanh sáng kiến đó", ông Keith Krach, thứ trưởng ngoại giao đặc trách phát triển kinh tế, năng lượng và môi trường, cho biết

"Tôi nghĩ rằng điều cần thiết là phải hiểu các khu vực quan trọng đang ở đâu, và nơi nào đang có tắc nghẽn nghiêm trọng", ông Krach cho biết và nói thêm rằng vấn đề này là chìa khoá đối với an ninh quốc gia Mỹ và chính quyền có thể sớm thông báo về kế hoạch hành động

Bộ Thương mại và Bộ Ngoại giao Mỹ đang tìm cách để thúc đẩy các công ty chuyển cả nguồn cung và hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Các ưu đãi thuế và trợ cấp khác là một trong những biện pháp được cân nhắc nhằm xúc tiến sự thay đổi

"Toàn bộ chính phủ đang thúc đẩy việc này", một quan chức cho biết và nói thêm rằng chính quyền đang xem xét ngành sản xuất nào nên được nói là "trọng yếu" và làm thế nào để sản xuất những hàng hoá này ở bên ngoài Trung Quốc

Chính sách Trung Quốc của ông Trump được làm nổi bật bởi những tranh luận phía sau hậu trường giữa những cố vấn ủng hộ thương mại tự do và phe diều hâu với Trung Quốc, nhóm thứ 2 cho rằng thời cơ của họ đã đến

"Thời điểm này là một cơn bão hoàn hảo, đại dịch đã đã kết tinh tất cả quan ngại mà mọi người có khi làm ăn với Trung Quốc", một quan chức cấp cao khác cho biết

"Tất cả số tiền mà mọi người nghĩ rằng họ có được khi làm ăn với Trung Quốc, giờ đây họ đã bị thiệt hại gấp nhiều lần bởi tác động kinh tế từ virus corona", quan chức này nói thêm
 
Tổng thống Mỹ đề xuất ngân sách trị giá 6.000 tỷ USD nhằm 'định hình lại' nền kinh tế
Trong một thông báo về đề xuất trên, Tổng thống Biden cho biết một nước Mỹ sau đại dịch "không thể đủ khả năng để đơn giản trở lại như trước đây”, đồng thời cho rằng đây là thời điểm cần nắm bắt để tái tạo và "định hình lại" một nền kinh tế mới của Mỹ

Theo kế hoạch chi tiết của đề xuất, quỹ liên bang sẽ chi 6.011 tỷ USD vào năm 2022 và tăng dần lên 8.200 tỷ USD vào năm 2031

080635-thanh-pho-new-york-my-b-9714-4324-1622257788.jpg

Một tuyến phố ở New York, Mỹ

Chi tiêu cho dự luật cơ sở hạ tầng được đề xuất ban đầu ở mức 2.300 tỷ USD sẽ được giảm xuống còn 1.700 tỷ USD và 1.800 tỷ USD khác sẽ được sử dụng vào việc tăng cường giáo dục do nhà nước tài trợ và các dịch vụ xã hội nhằm xây dựng lực lượng lao động tốt hơn trong thế kỷ 21

Theo Tổng thống Biden, mục tiêu tổng thể là phát triển tầng lớp trung lưu Mỹ, đồng thời định vị nước Mỹ để có thể có ưu thế cạnh hơn hơn các đối thủ

Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng khoản đề xuất sẽ đẩy Mỹ vào một khoản nợ lên mức cao kỷ lục và đề xuất đầy tham vọng này của Tổng thống Biden sẽ phải vượt qua "ải" ở quốc hội
 
Thượng viện Mỹ thông qua dự luật 240 tỷ USD đối phó Trung Quốc
Thượng viện Mỹ đã thông qua một dự luật cho phép nước này chi hơn 240 tỷ USD nhằm đẩy mạnh năng lực cạnh tranh với Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ

qh-1623200755012.jpg

Các nghị sĩ lưỡng đảng Mỹ ủng hộ cách tiếp cận cứng rắn hơn với Trung Quốc

Theo Reuters, các thượng nghị sĩ Mỹ đã bỏ phiếu với tỷ lệ 68 thuận - 32 chống để thông qua dự luật nhằm tăng cường khả năng của Washington trong việc đối phó với công nghệ Trung Quốc

Quan điểm ngày càng cứng rắn với Trung Quốc là một trong những chủ đề nhận được sự ủng hộ lưỡng đảng tại quốc hội Mỹ, nơi đang chứng kiến sự chia rẽ sâu sắc giữa phe Dân chủ và Cộng hòa trong thời gian qua

Dự luật có điều khoản duyệt chi 190 tỷ USD cho việc nâng cao năng lực nghiên cứu và công nghệ của Mỹ. Ngoài ra, sẽ có một khoản riêng trị giá 54 tỷ USD tập trung đặc biệt vào việc thúc đẩy lĩnh vực sản xuất và nghiên cứu chất bán dẫn và thiết bị viễn thông của Mỹ

Dự luật sẽ cần phải được Hạ viện thông qua trước khi được trình lên Tổng thống Joe Biden để ký thành luật

Lãnh đạo phe đa số Thượng viện Chuck Schumer trước đó đã cảnh báo về hậu quả nghiêm trọng của việc Mỹ không chi ngân sách cho nghiên cứu để đối phó với Trung Quốc

Thượng nghị sĩ Todd Young cho biết, dự luật không chỉ nhằm đối phó Trung Quốc mà còn là tận dụng những thách thức từ phía Bắc Kinh để biến Mỹ trở thành "một phiên bản tốt hơn thông qua đầu tư để đổi mới"
 
Top