What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Trump-Kim meeting in Vietnam

LOBBY.VN

Administrator
Trump thông báo sẽ gặp Kim Jong-un tại Hà Nội
Trump muốn thúc đẩy hòa bình khi gặp lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Hà Nội vào cuối tháng hai

000-1D3355-8361-1549674139.jpg

Tổng thống Mỹ Trump (phải) và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Singapore tháng 6/2018

"Phái viên của tôi vừa rời khỏi Triều Tiên sau một cuộc họp rất hiệu quả và đã thống nhất về thời gian và địa điểm cho hội nghị thượng đỉnh lần hai với Kim Jong-un. Cuộc gặp sẽ diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam vào ngày 27 và 28/2", Trump viết trên Twitter

"Tôi chờ mong gặp Chủ tịch Kim và thúc đẩy hòa bình!", ông nhấn mạnh

Trước đó, Trump đã thông báo Việt Nam là địa điểm cuộc gặp trong bài phát biểu Thông điệp Liên bang ngày 5/2 nhưng chưa công bố thành phố cụ thể. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Robert Palladino ngày 7/2 cảm ơn Việt Nam, nói rằng quan hệ Việt - Mỹ là minh chứng cho thấy hai nước cựu thù có thể khép lại quá khứ xung đột để trở thành đối tác

Mỹ từng giao tranh với Triều Tiên trong cuộc chiến 1950 - 1953. Về mặt lý thuyết, cuộc chiến này chưa kết thúc vì các bên chỉ ký hiệp định ngừng bắn chứ chưa ký hiệp ước hòa bình

Trump và Kim Jong-un lần đầu tiên gặp thượng đỉnh tại Singapore vào tháng 6 năm ngoái. Triều Tiên đã dừng thử vũ khí nhưng hai nước không đạt được tiến bộ đáng kể trong đàm phán phi hạt nhân hóa, do bất đồng trong cách hiểu về khái niệm này. Tổng thống Mỹ hy vọng cuộc gặp thượng đỉnh lần hai sẽ giúp hai nước xóa bỏ các bất đồng và đạt được bước tiến thực chất

Đặc phái viên Mỹ phụ trách vấn đề Triều Tiên Stephen Beigun tuần này đến Bình Nhưỡng để chuẩn bị cho họp thượng đỉnh. Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 8/2 thông báo Beigun sẽ có thêm một cuộc gặp nữa với các đối tác Triều Tiên trước thềm cuộc họp Trump - Kim

Phương Vũ
 
Trump tin Triều Tiên sẽ thành cường quốc kinh tế nhờ Kim Jong-un
Tổng thống Mỹ ca ngợi lãnh đạo Triều Tiên, khẳng định nền kinh tế Bình Nhưỡng sẽ tăng tốc như một loại tên lửa

trump-52-JPG-2433-1549689850.jpg

Tổng thống Trump đọc Thông điệp Liên bang hôm 5/2

"Triều Tiên dưới sự lãnh đạo của Kim Jong-un sẽ trở thành cường quốc kinh tế vĩ đại. Ông ấy có thể làm nhiều người ngạc nhiên nhưng tôi thì không, tôi hiểu rõ khả năng của Kim Jong-un. Triều Tiên sẽ trở thành một loại tên lửa khác - tên lửa kinh tế", Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm nay viết trên mạng xã hội Twitter

Trước đó, Trump thông báo sẽ gặp thượng đỉnh lãnh đạo Triều Tiên ở Hà Nội vào ngày 27 và 28/2. Ông chủ Nhà Trắng từng nhiều lần đề cập tới lợi ích kinh tế chờ đón Triều Tiên nếu hai nước đạt thỏa thuận phi hạt nhân hóa, trong đó có việc Washington gỡ bỏ lệnh cấm vận nhằm vào Bình Nhưỡng

Trump và Kim Jong-un lần đầu gặp thượng đỉnh tại Singapore vào tháng 6 năm ngoái. Triều Tiên đã dừng thử vũ khí nhưng hai nước không đạt được tiến bộ đáng kể trong đàm phán phi hạt nhân hóa, do bất đồng trong cách hiểu về khái niệm này. Tổng thống Mỹ hy vọng cuộc gặp thượng đỉnh lần hai sẽ giúp hai nước xóa bỏ các bất đồng và đạt được bước tiến thực chất

Đặc phái viên Mỹ phụ trách vấn đề Triều Tiên Stephen Beigun tuần này đến Bình Nhưỡng để chuẩn bị cho cuộc gặp giữa hai lãnh đạo. Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 8/2 thông báo Beigun sẽ gặp các đối tác Triều Tiên thêm một lần trước thềm hội nghị thượng đỉnh Trump - Kim

Vũ Anh
 
Việt Nam nhận được sự tin tưởng của tất cả các bên

5b1fccb91ae6621c008b4d9b-750-375-1549872895750160227188-crop-1549872902562383989667.jpg

Chuyên gia về Đông Nam Á của Australia cho rằng Hà Nội được chọn làm nơi tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên vì Việt Nam nhận được sự tin tưởng của tất cả các bên

Vị thế ngày càng cao của Việt Nam

Theo Giáo sư Carl Thayer của Học viện Quốc phòng Australia, người có nhiều năm nghiên cứu về Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng, Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều diễn ra ở Việt Nam là điều không đáng ngạc nhiên

Ban đầu, Mỹ và Triều Tiên ủng hộ tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh của họ tại thủ đô quốc gia đang giữ chức Chủ tịch ASEAN. Đó là lý do tại sao Hội nghị Thượng đỉnh đầu tiên diễn ra ở Singapore vào tháng 6 năm ngoái. Năm nay, Thái Lan giữ chức Chủ tịch ASEAN và Bangkok nằm hàng đầu trong danh sách những địa điểm khả thi

Tuy nhiên, việc Thái Lan đang bước vào đợt bầu cử lần đầu tiên kể từ sau cuộc đảo chính quân sự năm 2014 có thể khiến việc đảm bảo an ninh trở nên phức tạp. Trước đó, nhà vua trị vì lâu năm của Thái Lan cũng qua đời, nhường ngôi lại cho Thái tử. Những điều này khiến Bangkok bị loại khỏi danh sách chọn lựa

Về phần mình, Việt Nam sẽ đảm trách cương vị Chủ tịch ASEAN vào năm 2020. "Ý nghĩa thực sự của việc lựa chọn địa điểm không phải là hội nghị sẽ diễn ra ở Hà Nội hay Đà Nẵng mà là diễn ra tại Việt Nam. Điều này cho thấy tất cả các bên liên quan, bao gồm Mỹ, Triều Tiên, Trung Quốc và Hàn Quốc đều tin tưởng Việt Nam là một nước chủ nhà đáng tin cậy", Giáo sư Thayer nhấn mạnh

Ngoài ra, ông Thayer còn nhấn mạnh Việt Nam có khả năng đảm bảo an ninh cao, chỗ ở tuyệt vời cùng với kinh nghiệm ngoại giao chuyên nghiệp để làm chủ nhà cho một Hội nghị Thượng đỉnh cấp cao. Trước đó, Việt Nam cũng liên tiếp tổ chức thành công vang dội các sự kiện lớn tầm khu vực và quốc tế như APEC 2017 hay WEF ASEAN 2018

Cả Trung Quốc và Hàn Quốc đều ủng hộ đối thoại giữa Triều Tiên và Mỹ. Việc Hội nghị thượng đỉnh lần 2 được tổ chức tại Việt Nam giúp Trung Quốc và Hàn Quốc dễ dàng theo dõi

Theo giáo sư Thayer, việc tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh tại Hà Nội giúp nhà lãnh đạo Kim Jong Un có thể lần đầu tiên thăm chính thức Việt Nam. Đây cũng là nơi có Đại sứ quán Triều Tiên. Cuối cùng, an ninh tại Hà Nội sẽ được đảm bảo một cách tối đa cũng như nhà lãnh đạo Kim Jong Un sẽ không cần phải di chuyển quá nhiều

Việt Nam được gì khi đăng cai Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên ?

Theo Giáo sư Thayer, việc tập trung vào Hà Nội là địa điểm tổ chức cuộc gặp giữa ông Trump và ông Kim Jong Un là sự tập trung sai chỗ. Tâm điểm của vấn đề chính là Việt Nam là nơi tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều ở thủ đô của mình. Đăng cai tổ chức hội nghị sẽ giúp Việt Nam được cả thế giới chú ý, ngay cả khi cuộc gặp đã kết thúc

Đây là cơ hội tốt để Việt Nam có thể "đánh bóng" danh tiếng của mình khi tạo điều kiện cho cuộc họp giải quyết một trong những vấn đề an ninh toàn cầu và khu vực nóng bỏng nhất – không phổ biến hạt nhân và phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên

Ngoài ra, uy tín của Việt Nam với quốc tế sẽ tăng lên rất nhiều khi tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh này cũng như nâng cao vai trò của Việt Nam trong vấn đề an ninh khu vực và toàn cầu. Bên cạnh đó, thành công của Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều cũng sẽ giúp tái khẳng định sự đúng đắn của Việt Nam trong đường lối đối ngoại cũng như đa dạng hóa các mối quan hệ và là người bạn đáng tin cậy với tất cả các nước

Linh Anh
 
Hành trình thượng đỉnh Trump - Kim từ Singapore đến Hà Nội
Mỹ - Triều không đạt được nhiều đột phá sau cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên, thắp lên kỳ vọng lớn từ hội nghị tại Việt Nam

2-5564-1550204727.jpg

Trump và Kim Jong-un tại hội nghị thượng đỉnh ở Singapore tháng 6/2018

Sau hội nghị thượng đỉnh đầu tiên ở Singapore hồi tháng 6 năm ngoái, quan hệ Mỹ - Triều bước vào thời kỳ tốt đẹp hơn nhưng chưa chứng kiến những thay đổi rõ ràng. Triều Tiên vẫn sở hữu vũ khí hạt nhân, còn Washington tiếp tục gia tăng các lệnh cấm vận nhằm gây sức ép tối đa đối với Bình Nhưỡng, theo Reuters

Thực tế này cho thấy con đường hướng tới mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên sau hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ở Singapore vẫn rất gập ghềnh, chông gai, nhưng nó cũng thắp lên nhiều hy vọng vào cuộc gặp thứ hai dự kiến diễn ra ở Hà Nội vào ngày 27-28/2. Giới quan sát cho rằng cuộc gặp ở Việt Nam là cơ hội quan trọng để hai lãnh đạo đưa ra một thỏa thuận cụ thể hơn, nhằm hiện thực hóa cam kết vượt qua nhiều thập kỷ căng thẳng, xung đột giữa hai nước

Hội nghị thượng đỉnh Singapore là sự kiện mang tính lịch sử, đánh dấu lần đầu tiên một tổng thống Mỹ đương nhiệm gặp một lãnh đạo Triều Tiên. Kết quả của nó là một tuyên bố chung gồm 4 điểm chính, trong đó hai nước nhất trí thiết lập "quan hệ mới" vì hòa bình và thịnh vượng, hợp tác cùng nhau để xây dựng "chế độ hòa bình lâu dài và ổn định trên bán đảo Triều Tiên". Bình Nhưỡng cam kết "nỗ lực hướng tới phi hạt nhân hóa toàn diện bán đảo" và sẽ cùng Washington quy tập, hồi hương hài cốt lính Mỹ thiệt mạng trong chiến tranh

Sự kiện lịch sử này đã tạo ra một số thành quả nhất định. Ngay trước thềm hội nghị thượng đỉnh, Triều Tiên hồi tháng 5 phá hủy một số đường hầm và công trình tại bãi thử hạt nhân Punggye-ri dưới sự chứng kiến của nhiều nhà báo quốc tế, dù nước này không mời chuyên gia hạt nhân nước ngoài tới thanh sát

Để đáp lễ, ngay sau hội nghị, Trump đưa ra tuyên bố bất ngờ về việc ngừng các cuộc tập trận chung quy mô lớn với Hàn Quốc, vốn bị Triều Tiên chỉ trích là động thái tập dượt cho chiến tranh xâm lược. Quân đội Mỹ - Hàn sau đó chỉ tiến hành những cuộc diễn tập quy mô nhỏ để duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu

Triều Tiên tháng 7/2018 nhanh chóng trao trả 55 hài cốt lính Mỹ tử trận trong chiến tranh 1950-1953 mà không yêu cầu Washington thanh toán bất cứ khoản chi phí nào. Cũng trong tháng đó, các hình ảnh vệ tinh cho thấy Bình Nhưỡng đã bắt đầu tháo dỡ một số công trình tại bãi phóng vệ tinh Sohae, dù các chuyên gia Mỹ cho biết quá trình này đã bị ngừng trệ sau đó

Triều Tiên và Hàn Quốc cũng thúc đẩy quá trình hòa giải riêng với ba hội nghị thượng đỉnh và có những bước đi nhằm giảm căng thẳng quân sự dọc đường biên giới như tháo dỡ một số trạm gác, dò gỡ mìn và thiết lập vùng cấm bay. Seoul muốn tăng cường biện pháp hỗ trợ về kinh tế với Bình Nhưỡng, nhưng điều này phụ thuộc rất lớn vào khả năng Mỹ chấp nhận nới lỏng các lệnh cấm vận áp đặt với Triều Tiên hay không

Nhưng đoạn đường bằng phẳng sau hội nghị Singapore nhanh chóng kết thúc, khi các cuộc đàm phán tiếp theo giữa quan chức hai bên rơi vào bế tắc và dư luận bắt đầu đặt câu hỏi về những câu chữ đầy mơ hồ trong bản tuyên bố chung. Những "ổ gà" xuất hiện, khi các cuộc gặp cấp cao Mỹ - Triều nhằm thảo luận về tiến trình phi hạt nhân hóa bị hủy vào phút chót

Sau hàng loạt cuộc hội đàm cả công khai lẫn bí mật, cả Mỹ và Triều Tiên đều không thông báo về những biện pháp mang tính bước ngoặt hướng tới phi hạt nhân hóa, nới lỏng lệnh trừng phạt hay thiết lập một "chế độ hòa bình mới" cho bán đảo. Bình Nhưỡng than phiền về việc Washington khăng khăng không chịu ký hiệp ước hòa bình hay giảm bớt lệnh trừng phạt cho đến khi Triều Tiên có những bước đi cụ thể trong tiến trình phi hạt nhân hóa

Trong khi đó, ngày càng nhiều quan chức tình báo, quốc phòng Mỹ đưa ra những bằng chứng cho thấy Triều Tiên vẫn tiếp tục phát triển kho vũ khí của mình, dù đã chấm dứt "các hành động khiêu khích" như thử nghiệm tên lửa hay đầu đạn hạt nhân. Tình báo Mỹ khẳng định Triều Tiên nhiều khả năng sẽ không chịu từ bỏ toàn bộ vũ khí hạt nhân của mình

Sau cuộc gặp thượng đỉnh với Kim Jong-un hồi tháng 9/2018, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in thông báo Bình Nhưỡng sẵn sàng "phá dỡ vĩnh viễn" cơ sở hạt nhân Yongbyon và cho phép thanh sát viên quốc tế tiếp cận một số bãi thử tên lửa nếu Mỹ đưa ra các nhượng bộ của họ. Nhưng đến nay, Washington chưa có bất cứ động thái nhượng bộ thêm nào, trong khi các thanh sát viên quốc tế cũng chưa được đặt chân tới cơ sở hạt nhân Yongbyon

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo "bay như con thoi" tới Bình Nhưỡng suốt năm qua, từng có lúc bị Triều Tiên chỉ trích vì "những đòi hỏi như xã hội đen" vì đưa ra yêu cầu phi hạt nhân hóa hoàn toàn, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược. Nhưng những nỗ lực của Pompeo cũng được đền đáp bằng sự "hài lòng" của Kim Jong-un và cái gật đầu về hội nghị thượng đỉnh thứ hai

3-9968-1550204727.jpg

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Phó chủ tịch đảng Lao động Triều Tiên Kim Yong-chol ở Washington hôm 18/1

Trump cũng đón tiếp các quan chức cấp cao Triều Tiên ở Nhà Trắng và tuyên bố rằng ông cùng Kim Jong-un "yêu mến nhau" sau khi trao đổi nhiều thư tay. Trong thông điệp năm mới, Kim Jong-un khẳng định sẵn sàng gặp Trump lần nữa, nhưng vẫn cảnh báo về một "con đường mới" nếu các cuộc thảo luận với Mỹ không đạt kết quả

Tuyên bố này của Kim Jong-un làm dấy lên những lo ngại rằng Triều Tiên có thể quay lại với con đường theo đuổi vũ khí hạt nhân và khiến những nỗ lực ngoại giao suốt năm qua đổ sông đổ biển. Mọi người chỉ thở phào khi Trump hồi tháng 1 thông báo rằng ông sẽ gặp Kim Jong-un tại Việt Nam

Các quan chức Mỹ, Triều tới nay vẫn rất kín tiếng về một thỏa thuận có thể đạt được trong hội nghị thượng đỉnh lần hai. Stephen Biegun, đặc phái viên Mỹ về vấn đề Triều Tiên, hồi đầu tháng nói với các nghị sĩ Hàn Quốc rằng phần lớn nội dung trao đổi giữa hai bên gần đây chỉ xoay quanh vấn đề hậu cần cho hội nghị thượng đỉnh, trong khi các vấn đề mang tính thực chất hơn vẫn "cần thảo luận thêm"

Tuy nhiên, Biegun cũng tiết lộ rằng Triều Tiên đã kêu gọi Mỹ đưa ra các nhượng bộ như nới lỏng lệnh trừng phạt, tái khởi động một số dự án kinh tế liên Triều, mở một văn phòng liên lạc ở Bình Nhưỡng và ký tuyên bố chính thức chấm dứt tình trạng chiến tranh trên bán đảo. Hai lãnh đạo cũng có thể thảo luận về việc nới lệnh cấm công dân Mỹ tới Triều Tiên và cung cấp thêm viện trợ song phương

Đổi lại, Triều Tiên sẽ tiếp tục quá trình đóng cửa tổ hợp hạt nhân Yongbyon, phá hủy một số cơ sở tên lửa then chốt trước sự chứng kiến của chuyên gia nước ngoài, các quan chức Hàn Quốc cho hay

Truyền thông nhà nước Triều Tiên hồi tháng 12/2018 khẳng định cam kết "hướng tới phi hạt nhân hóa bán đảo" phải bao gồm việc "loại bỏ hoàn toàn mối đe dọa hạt nhân Mỹ với Triều Tiên", nhưng không nói rõ Washington cần phải thực hiện những bước đi nào để đạt được mục tiêu này. Một số chuyên gia phân tích và nghị sĩ Mỹ dự đoán Trump có thể chấp nhận giảm sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Hàn Quốc, nhưng mức độ giảm như thế nào vẫn chưa được thảo luận giữa giới chức hai nước

David Ignatius, bình luận viên của Washington Post, cho rằng những trắc trở sau hội nghị thượng đỉnh Singapore cho thấy cuộc gặp Trump - Kim ở Hà Nội khó có thể đạt được một thỏa thuận mang tính đột phá, bởi phi hạt nhân hóa luôn là một tiến trình đầy khó khăn và được tiến thành theo từng giai đoạn. Nhưng cuộc gặp này ít nhất sẽ vạch ra một lộ trình, nơi hướng đi và các "ổ gà" sẽ được hai bên chỉ ra một cách rõ ràng, nhằm xây dựng một nền an ninh lâu dài trên bán đảo Triều Tiên và giúp thế giới chúng ta an toàn hơn

Trao đổi với VnExpress, giáo sư Nam sung-wook, Đại học Hàn Quốc, cũng cho rằng hội nghị Trump - Kim lần hai có thể giúp hai bên đạt được thỏa thuận về việc Bình Nhưỡng dỡ bỏ cơ sở hạt nhân Yongbyon và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) để cùng Mỹ tuyên bố chấm dứt chiến tranh Triều Tiên và nới lỏng lệnh trừng phạt, nhưng dự đoán tiến trình phi hạt nhân hóa vẫn còn nhiều trắc trở "cho tới khi hai bên đạt được các kết quả cụ thể"

Harry Kazianis đến từ Trung tâm Lợi ích quốc gia, Mỹ cho rằng những kết quả cụ thể là điều rất cần thiết với hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai sau khi hai bên vượt qua thời kỳ "bên bờ vực chiến tranh", nếu không "sẽ bị coi là một show truyền hình thực tế"

Thành Nguyễn
 
Thượng đỉnh Trump - Kim tại Hà Nội 'định đoạt số phận Hàn Quốc'
Chủ tịch quốc hội Hàn Quốc khẳng định thượng đỉnh Mỹ - Triều rất quan trọng với người dân Hàn và ông tin tưởng hội nghị sẽ thành công

trum-kim-7466-1550464989.jpg

Chủ tịch quốc hội Hàn Quốc Moon Hee-sang

"Chúng tôi thực sự muốn họ hiểu rằng hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều thứ hai có tầm quan trọng rất lớn đối với người dân Hàn Quốc và sẽ định đoạt tương lai đất nước chúng tôi", Chủ tịch quốc hội Hàn Quốc Moon Hee-sang nói trong cuộc phỏng vấn hôm 15/2 với đài truyền hình Fox 11

Moon Hee-sang vừa kết thúc một tuần làm việc tại Washington để gặp Chủ tịch hạ viện Mỹ Nancy Pelosi cùng quan chức lưỡng đảng và trở về Seoul hôm 17/2. Ông khẳng định đã đạt được mục tiêu trong các cuộc gặp. "Họ hiểu chúng tôi đến từ đâu và chúng tôi hy vọng về hội nghị này như thế nào, bởi vậy chúng tôi đã đạt kết quả tuyệt vời", Moon nhấn mạnh

Moon thừa nhận Pelosi tỏ ra nghi ngờ khả năng dẫn dắt đàm phán quốc tế của Tổng thống Donald Trump, nhưng ông đã xoa dịu mối lo ngại này của bà. "Tôi hoàn toàn tin rằng Tổng thống Trump có khả năng dẫn dắt hội nghị thượng đỉnh vì ông ấy hiểu rõ tình hình và tôi tin ông có thể đưa hội nghị thành công", Moon nói

Tuy nhiên, ông cảm thấy không tin tưởng lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. "Có sự nghi ngờ lớn đối với chế độ của Kim Jong-un. Tôi thậm chí không thể nói tôi tin tưởng ông ấy 100%. Chúng ta phải hiểu rằng ông ấy đang ở trong hoàn cảnh phải cung cấp đủ lương thực cho người dân. Ông ấy phải chọn liệu gắn bó với vũ khí hạt nhân hay khôi phục kinh tế để người dân được sống", Moon cho hay

Hội nghị thượng đỉnh Trump - Kim lần thứ hai dự kiến diễn ra tại Hà Nội ngày 27-28/2. Moon cho rằng mục đích của hội nghị là tạo ra hòa bình vĩnh viễn trên bán đảo Triều Tiên và hoàn tất phi hạt nhân hóa Triều Tiên. Ông khẳng định mục tiêu và khát vọng sau cùng của người dân Hàn Quốc chính là bán đảo Triều Tiên được thống nhất

"Trước mắt, Mỹ và Hàn Quốc phải hợp tác để đưa Triều Tiên trở thành một thành viên bình thường của cộng đồng quốc tế. Điều đó thực sự có lợi cho tất cả quốc gia liên quan", Moon nói. Khi được hỏi liệu Trump sẽ khiến quan hệ Mỹ - Hàn tốt hơn hay xấu đi, ông nói rằng "sẽ phải chờ xem"

trump-kim-jpeg-4834-1550464989.jpg

Trump và Kim Jong-un tại hội nghị thượng đỉnh lần đầu ở Singapore tháng 6/2018

Phái đoàn quan chức Triều Tiên sáng 16/1 đến sân bay Nội Bài trên chuyến bay của hãng hàng không Trung Quốc. Đoàn tiền trạm của Triều Tiên được cho là sẽ thực hiện các công việc chuẩn bị cho các hoạt động sắp diễn ra tại Hà Nội. Các quan chức trong đoàn tiền trạm của Mỹ cũng đã đến Hà Nội trong những ngày qua

Truyền thông Hàn Quốc cho biết quan chức tiền trạm Triều Tiên sẽ thảo luận với các đối tác Mỹ về công tác tổ chức hậu cần cho hội nghị. Đài truyền hình MBC của Hàn đưa tin Kim Jong-un dự kiến thăm Việt Nam hai ngày trước hội nghị thượng đỉnh. Ông Kim Jong-un cũng có thể đi thăm một số doanh nghiệp ở miền bắc Việt Nam

Huyền Lê
 
Last edited:
Mỹ và Triều Tiên bắn tín hiệu nối lại quan hệ ngoại giao
Đây được xem là một bước tiến quan trọng trong việc xây dựng lại mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước

Năm ngoái tại Singapore, Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã có cuộc gặp được mô tả "lịch sử", hứa hẹn đem lại hòa bình cho bán đảo Triều Tiên cũng như hóa giải hận thù giữa Mỹ và Triều Tiên

Ông Trump và ông Kim, trong tuyên bố chung của cuộc gặp ấy, đã cam kết "xây dựng mối quan hệ Mỹ - Triều Tiên mới phù hợp với nguyện vọng của người dân hai nước dành cho hòa bình và thịnh vượng"

Tuyên bố trên mở đường cho những diễn biến tái thành lập mối quan hệ ngoại giao hai nước, nếu mọi thứ đi đúng hướng, nguồn tin của CNN cho biết

Hai nguồn tin ngoại giao cấp cao cũng nói với CNN rằng sẽ có vài sĩ quan liên lạc được gửi tới Triều Tiên nhằm thành lập văn phòng tại đây. Văn phòng liên lạc này sẽ do một quan chức đối ngoại cấp cao rành tiếng Triều đứng đầu

Diễn biến đáng chú ý này, tuy vậy, cũng không hẳn hoàn toàn lạc quan nếu nhìn vào những gì quá khứ từng chứng kiến

Năm 1994, một thỏa thuận tương tự ngày nay có tên gọi "Khung nhất trí" cũng từng dẫn tới việc mở rộng các cuộc đàm phán về trao đổi sĩ quan liên lạc hai nước

Khi ấy, Mỹ thậm chí đã thuê một khu đất trong cơ quan ngoại giao Đức tại Triều Tiên, còn Triều Tiên cũng tìm mặt bằng ở thủ đô Washington

Tuy vậy, vào cuối năm 1995, Triều Tiên hủy toàn bộ kế hoạch. Nguyên nhân vụ việc được cho là bắt nguồn từ tình hình căng thẳng leo thang sau khi Mỹ cho rằng một trực thăng nước này bị bắn rơi khi bay ngang Khu phi quân sự Triều Tiên - Hàn Quốc cuối năm 1994

Nhật Đăng
 
Thế giới Ả Rập
Thán phục "câu chuyện cảm hứng" đưa Việt Nam thành địa điểm thượng đỉnh Mỹ-Triều

5287932022586410543581694988851131326136320n-1550827843059328482567-crop-15508278495231399971552-1550827891638839985678.png

Nhiều chuyên gia đã phân tích những lí do khiến ông Trump chọn Việt Nam để tổ chức kì thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ 2 vào ngày 27-28/2 sắp tới

Dưới đầu đề "Hội nghị thượng đỉnh của Trump và Kim tại Việt Nam. Di sản của chiến tranh là nguồn cảm hứng cho hòa bình", nhà phân tích chính trị Ả Rập Mahmoud Al-Adam viết bài đăng trên trang của hãng tin Al-Jazeera nổi tiếng của Qatar ngày 21/2/2019, trong đó có đoạn viết

"Con đường giữa Washington và Hà Nội ngày nay đã khai thông và được trải đầy hoa. Chuyến bay lần này hoàn toàn khác so với trước đây... Họ sẽ đưa chiếc chuyên cơ Air Force One chở Tổng thống Donald Trump mang đến những tín hiệu hoà bình cho người mà Mỹ đã từng gọi là "kẻ thù không đội trời chung" - nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un"

Trong Thông điệp Liên bang phát đi ngày 9/2 vừa qua, ông Trump đã tiết lộ Hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai của mình với nhà lãnh đạo Triều Tiên sẽ được tổ chức vào ngày 27-28/2/2019 tại Việt Nam

Sau tuyên bố này, đã có nhiều suy đoán về lý do Trump chọn Việt Nam - nơi Mỹ đã từng thất bại trong cuộc chiến tranh nhiều năm trước - làm nơi tổ chức hội nghị thượng đỉnh

Quan hệ đối tác mạnh

Hà Nội là một đối tác mạnh của Washington, đồng thời cũng có quan hệ tốt với cả Bình Nhưỡng

Điều này sẽ cho phép nhà lãnh đạo Triều Tiên tận mắt nhìn thấy sự chuyển đổi mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam sau kết thúc chiến tranh với Mỹ. Thông qua việc làm này, Washington muốn nhắn nhủ Bình Nhưỡng rằng, quan hệ tích cực với Mỹ sẽ tạo cho Triều Tiên cơ hội phát triển kinh tế nhanh chóng


Ông Trump và ông Kim trong thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 1

Trước đây, viết trên trang Twitter của mình, Tổng thống D. Trump đã nói: "Dưới sự lãnh đạo của Kim Jong-un, Triều Tiên sẽ trở thành một cường quốc kinh tế". Ông nói thêm: "Ông ấy có thể làm nhiều người ngạc nhiên, nhưng tôi thì không, tôi hiểu rõ khả năng của Kim Jong-un có thể làm điều đó. Triều Tiên sẽ trở thành một loại tên lửa khác - tên lửa kinh tế"

Điều này khẳng định lời kêu gọi của Ngoại trưởng Mike Pompeo đối với nhà lãnh đạo Kim Jong-un hãy đi theo con đường của Việt Nam

Ông nói: "Không ai có thể tưởng tượng được rằng một ngày nào đó, tại Việt Nam, tôi lại có một thông điệp về sự thịnh vượng và quan hệ đối tác để gửi tới nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Tổng thống Trump tin tưởng rằng đất nước của các ông có thể đi theo con đường này"

Câu chuyện cảm hứng

Câu chuyện về Việt Nam có thể là nguồn cảm hứng cho nhà lãnh đạo Triều Tiên

Ông Lê Đăng Doanh, cựu cố vấn của Thủ tướng Việt Nam về các vấn đề kinh tế, đánh giá Triều Tiên hiện nay giống Việt Nam vào những năm 80 của thế kỷ trước, khi nền kinh tế của đất nước hoạt động theo kế hoạch tập trung trước khi tiến hành một loạt các cải cách kinh tế - còn được gọi là Đổi Mới vào năm 1986

Ông nói thêm "Những thách thức đối với nền kinh tế Triều Tiên hiện nay có phần giống Việt Nam, nhưng điều kiện cụ thể thì khác. Triều Tiên quan tâm đến việc học hỏi kinh nghiệm Việt Nam"


Carl Thayer, giáo sư danh dự trường Đại học New South Weils của Australia nói "Cuộc chiến tranh Việt Nam trước đây với Mỹ và các lệnh trừng phạt sau đó rất giống Triều Tiên ngày nay. Việt Nam có một kinh nghiệm lịch sử quan trọng có thể chia sẻ với Triều Tiên về đàm phán chấm dứt bao vây, cấm vận và quan hệ với Mỹ sau khi bình thường hoá, cách giải quyết các di sản của chiến tranh, mở cửa kinh tế cho đầu tư nước ngoài, khuôn khổ luật pháp cho các dự án liên doanh và các vấn đề khác"

Thông điệp gửi đến Trung Quốc

Washington, theo các nhà phân tích, cũng đang tìm cách gửi một thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc rằng Washington có một bàn tay mạnh trong khu vực, đối trọng với ảnh hưởng của Bắc Kinh

"Trump có thể [thông qua việc lựa chọn địa điểm thượng đỉnh lần này] chỉ ra cho Bắc Kinh thấy rằng, 'Triều Tiên không nằm trong tay anh và chúng tôi có sự cân bằng ảnh hưởng với Trung Quốc trong khu vực này'"

Nước chủ nhà

Đối với nước chủ nhà, Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên có ý nghĩa to lớn trong việc làm cho quốc tế biết rõ hơn về một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, khi hàng ngàn nhà báo sẽ đến Hà Nội để đưa tin về hội nghị thượng đỉnh và Việt Nam

Việt Nam cũng muốn tăng cường sự hiện diện ngoại giao mạnh mẽ trong giới tinh hoa thế giới, trên trường quốc tế

Việc đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh có thể củng cố vị thế của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế, giúp thu hút du lịch và đầu tư nước ngoài

Mức độ tội phạm và mối đe dọa khủng bố ở Việt Nam rất thấp. Thông qua việc đăng cai thành công Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên, Việt Nam cũng muốn khẳng định khả năng tổ chức các cuộc họp thượng đỉnh, đặc biệt là sau khi được quốc tế ca ngợi về việc tổ chức tuyệt vời diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) năm 2017 và Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) năm ngoái

Đại sứ Nguyễn Quang Khai
 
Góc nhìn Singapore
Việt Nam là lá bài chiến lược của Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều
Singapore với tư cách là cựu chủ nhà của Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều, rất quan tâm đến cuộc gặp gỡ lần hai của hai nhà lãnh đạo tại Hà Nội sắp tới. Truyền thông Singapore nhận định: Việt Nam đã nổi bật lên trong vị trí đối tác quan trọng của Hoa Kỳ, với hình mẫu của một quốc gia nỗ lực mở cửa và cải cách


Vài tuần trước khi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều, cuộc gặp gỡ được mong chờ nhất giữa Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un, địa điểm tổ chức hội nghị thượng đỉnh đã khiến cả thế giới đồn đoán

Giống như Singapore năm ngoái, trước khi hai nhà lãnh đạo bắt tay lần đầu tiên, địa điểm gặp mặt sẽ được giữ bí mật cho đến phút cuối cùng

Việt Nam, năm 2018 vừa qua đã tổ chức Diễn đàn kinh tế Thế giới về ASEAN, trước đó đã là chủ nhà của Hội nghị Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) năm 2017. Đất nước này đã không còn xa lạ với các sự kiện lớn

Ngoài việc nâng cao tầm vóc ngoại giao của Việt Nam, hội nghị diễn ra vào ngày 27 – 28 tháng 2 tới đây còn làm nổi bật những mối quan hệ ngoại giao mật thiết của Việt Nam với Hoa Kỳ cũng như Triều Tiên. Những mối liên kết đó đã khiến Hà Nội trở thành nước chủ nhà thích hợp nhất, vào thời điểm thế giới đang tìm kiếm những bước đi cụ thể để phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên


"Việt Nam đang nổi lên như một đối tác quan trọng với Mỹ ở khu vực Đông Nam Á, vào thời điểm mà phần lớn các quốc gia ASEAN quá bận rộn với việc tập trung giải quyết những vấn đề nội bộ. Do đó, việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh này sẽ nâng cao hình ảnh của Việt Nam với tư cách là một chủ nhà chiến lược quan trọng" – ông Murray Hiebert, một lãnh đạo cấp cao của chương trình Đông Nam Á tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế, trụ sở tại Hoa Kỳ, trả lời The Straits Times

Chẳng hạn, tại nước láng giềng Campuchia, các quan chức chính phủ đang vấp phải sự chỉ trích của Mỹ về việc giam giữ nhà lãnh đạo của phe đối lập vào năm ngoái. Myanmar, không khá hơn bao nhiêu khi phải vật lộn với bạo lực ở Rakhine phía Tây, đang đóng cửa với các nhà phê bình và truyền thông

Ngược lại, Việt Nam vẫn luôn giữ mỗi quan hệ hòa hảo với Hoa Kỳ để bảo vệ thị trường xuất khẩu lớn nhất của mình, và mở rộng lựa chọn ngoại giao khi cạnh tranh thương mại với Trung Quốc

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã có một bước đột phá vào năm 2015 bằng chuyến thăm Tổng thống Hoa Kỳ lúc bấy giờ - ông Barrack Obama tại Nhà Trắng. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - người tiếp đón ông Obama tại Hà Nội năm 2016, cũng chính là nhà lãnh đạo ASEAN đầu tiên đến thăm Nhà trắng sau khi ông Trump nhậm chức vào năm 2017


Việt Nam vẫn luôn giữ được quan hệ ngoại giao tốt với Triều Tiên, hai quốc gia chưa bao giờ có xung đột. Triều Tiên đã từng hỗ trợ quân đội Việt Nam trong thời chiến. The Straits Times cho rằng: Mối quan hệ giữa Việt Nam với Triều Tiên có thể đưa Việt Nam trở thành một cố vấn đắc lực cho chủ tịch Kim Jong Un về việc mở cửa và tự do hóa nền kinh tế Triều Tiên

Tiến sĩ Lê Thu Hương - nhà phân tích cấp cao của Viện Chính sách Chiến lược Australia, đã nói với The Straits Times: "Bằng cách đăng cai hội nghị và cho thấy tiềm năng của một mô hình kinh tế mở cửa và cải cách điển hình, Việt Nam sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ Triều Tiên giải quyết các vấn đề dài hạn cả về kinh tế xã hội, vượt ra ngoài khuôn khổ những vấn đề phi hạt nhân hóa"

Mối tương quan giữa Việt Nam và Triều Tiên cũng thật là kỳ lạ

Năm 1945, thời điểm Nhật đầu hàng quân Đồng minh, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa cũng chính là thời điểm Triều Tiên được giải phóng khỏi tay Đế quốc Nhật


Trong thời điểm chiến tranh lạnh, Việt Nam đã bị chia cắt hai miền Nam Bắc ở vĩ tuyến 17 độ, phải đổ rất nhiều máu và nước mắt mới có thể giải cứu miền Nam trở thành một quốc gia thống nhất. Trong khi bán đảo Triều Tiền từ khi bị chia cắt đến nay vẫn chưa thể hàn gắn

Dù có nhiều điểm tương đồng nhưng từ khi Việt Nam thay đổi đường lối kinh tế qua cuộc cải cách "Đổi mới" vào năm 1986, con đường mà Việt Nam đi đã hoàn toàn khác so với Triều Tiên

Hai quốc gia đều cùng có mâu thuẫn với phía Mỹ trong quá khứ. Dù vậy, mối quan hệ Việt – Mỹ và Triều - Mỹ trong những năm gần đây quả là hai thái cực hoàn toàn khác biệt. Triều Tiên trong suốt nhiều năm vẫn chưa buông lỏng vấn đề cho phép người Mỹ đến Triều Tiên

Các báo cáo cho thấy khách du lịch mang hộ chiếu Hoa Kỳ hầu như không được cấp Visa Triều Tiên trừ một vài trường hợp ngoại lệ từng xảy ra vào năm 1995, 2002, và 2005. Trong khi Việt Nam đón hàng triệu lượt khách du lịch từ Mỹ hằng năm, số liệu từ Tổng cục thống kê cho thấy du khách Mỹ đến thăm Việt Nam tăng đều qua các năm và hiện chiếm 6% tổng số khách quốc tế


Việt Nam là quốc gia có độ mở nền kinh tế cao, hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra rất mạnh và dòng vốn nước ngoài cũng chiếm phần không nhỏ trong vốn phát triển toàn xã hội. Tính đến thời điểm hiện tại Việt Nam có tới hơn chục Hiệp định thương mại tự do, trong khi Triều Tiên đến nay vẫn chỉ có một đồng minh thân cận duy nhất là Trung Quốc, dù đã nhiều lần lao đao vì những lệnh cấm vận đến từ chính đất nước này

Những năm trở lại đây Việt Nam luôn nỗ lực tìm cách giảm khai thác than và thay thế sử dụng than bằng các nguồn năng lượng tái tạo khác, còn Triều Tiên thì vẫn phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào việc khai thác khoáng sản, chủ yếu là than. Đó không phải là con đường mà Triều Tiên có thể đi được lâu dài giữa bối cảnh Liên Hợp Quốc và hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đang muốn giảm bớt các tác động môi trường đến từ ngành nhiệt điện và khai thác khoáng sản này. Cái mà Triều Tiên cần là một hướng đi khác, để phát triển nhanh hơn, bền vững hơn

So với ông và cha mình, hai vị cựu chủ tịch Triều Tiên là Kim Il Sung (Kim Nhật Thành) và Kim Jong Il (Kim Chính Nhật), ngài Kim Jong Un cho thấy mình là người có tư tưởng tiến bộ và tích cực hơn rất nhiều. Sự chuyển mình cả về văn hóa và ngoại giao của Triều Tiên trong thời gian qua chứng tỏ Triều Tiên cũng rất mong muốn sẽ có sự thay đổi lớn để cải cách nền kinh tế. Hội nghị thượng đỉnh lần này được kỳ vọng sẽ mang lại bước đột phá không chỉ cho mối quan hệ Triều – Mỹ mà có thể với sự giúp đỡ của Việt Nam, một con đường mới sẽ mở ra cho Triều Tiên đến gần hơn với thế giới'

Nguyễn Thái Quỳnh Trang
 
Tổng thống Trump 'Vinh dự khi ở cạnh Chủ tịch Kim tại Hà Nội'


Cái bắt tay lịch sử giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un tại Hà Nội ngày 27-2-2019

Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo trong khuôn khổ Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 diễn ra ở thủ đô Hà Nội trong hai ngày 27 và 28-2. Cuộc hội đàm lần này diễn ra sau cuộc gặp thượng đỉnh lần 1 giữa hai bên tại Singapore năm ngoái khoảng 8 tháng

Nếu thượng đỉnh năm 2018 phần nhiều mang ý nghĩa phá băng trong quan hệ hai nước sau nhiều thập kỷ thù địch, ở lần gặp này, cả hai bên đều đối mặt với sức ép kỳ vọng phải đạt được một thỏa thuận cụ thể hơn, hướng tới việc phi hạt nhân hóa hoàn toàn trên bán đảo Triều Tiên

Ngày 26-2, trong cuộc phỏng vấn với Đài CNN, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều ở Hà Nội là "khoảnh khắc lịch sử trên con đường hòa giải, thiết lập hòa bình trên bán đảo Triều Tiên"

"Chúng tôi cho rằng vì hòa bình thế giới, vì một thế giới kết nối và phát triển, hãy bắt tay nhau. Chúng ta sẽ cùng nhau phát triển và đóng góp cho sự ổn định toàn cầu", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói
 
Ngày mai sẽ rất bận rộn

trump-kim31-15512701828261488499696.jpg

Ông Kim ngồi cạnh ông Trump trong bữa tối

Hai nhà lãnh đạo đã vào ăn tối. Trong bữa tối, ông Kim ngồi cạnh ông Trump, ngay phía trước nơi đặt hai lá quốc kỳ của Mỹ và Triều Tiên

Ông Trump nói ngày mai sẽ là ngày "rất bận rộn" và hy vọng sẽ dẫn tới một "trạng thái tuyệt vời"

Giới truyền thông sau đó được yêu cầu rời khỏi phòng ăn tối của hai nhà lãnh đạo. Tuy nhiên theo ghi nhận của phóng viên Bloomberg, trước khi rời đi, họ vẫn còn kịp thấy ông Kim và ông Trump nghiêng người về phía nhau, ông Kim lắng nghe trong lúc ông Trump nói

Ông Trump cũng chìa cánh tay về phía ông Kim trong khi trao đổi

an-toi-trm-1551273064292467307476.jpg

an-toi-2-15512730822291538360771.jpg

Bữa tối của quan chức hai bên với đội hình 4-4

antoi3-15512734932421802821185.jpg

Ông Trump đùa với các nhà báo trong khi ông Kim nhìn về hướng ông Trump khi hai nhà lãnh đạo khai tiệc
 
Ông Trump và ông Kim đi dạo


Ông Trump và ông Kim đi dạo trong khuôn viên khách sạn Metropole

Ông Trump và ông Kim đi dạo qua khuôn viên Metropole, nơi ông Mike Pompeo và ông Kim Yong-chol đang đợi sẵn. Sau khi nói chuyện thông qua phiên dịch viên khoảng vài phút, họ cùng đi vào trong, bắt đầu phiên làm việc

Như vậy, cuộc gặp riêng của họ kéo dài khoảng 35 phút, ít hơn 10 phút so với dự kiến ban đầu
 
Không ra tuyên bố chung Mỹ-Triều là một thủ thuật thương thuyết
Theo ông Phạm Hồng Tiến, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, Hội nghị thượng đỉnh giữa Mỹ và Triều Tiên không ra tuyên bố chung cũng là một thủ thuật thương thuyết để hai bên thăm dò nhau

nuntrump.jpg

Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un tới phòng họp để bắt đầu cuộc gặp mở rộng với quan chức hai nước tại Hà Nội ngày 28/2/2019

Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ-Triều Tiên lần hai diễn ra tại Hà Nội đã kết thúc chiều ngày 28/2, với kết quả được cho là khá bất ngờ khi hai bên không ra được tuyên bố chung, không có thỏa thuận nào được ký kết

Phóng viên VietnamPlus đã có cuộc phỏng vấn ông Phạm Hồng Tiến, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, về kết quả này

- Thưa ông, Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều đã kết thúc nhưng không đưa ra tuyên bố chung nào. Ông nhận định thế nào về kết quả này ?

Ông Phạm Hồng Tiến: Thực ra, đây là một trong những kịch bản mà giới quan sát Việt Nam và quốc tế đã tính đến trước khi Hội nghị này diễn ra

Tuy nhiên, với không khí thân thiện mà Mỹ và Tiều Tiên đã thể hiện với truyền thông, nhất là những phát ngôn thiện chí của lãnh đạo cấp cao của hai phía trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh về quyết tâm đạt một giải pháp mang tính khả thi cho tiến trình phi hạt nhân hóa và tái lập hòa bình ở bán đảo Triều Tiên, thì việc không đạt được bất kỳ thỏa thuận nào thật sự đã gây bất ngờ cho đại bộ phận giới quan sát quốc tế

Song đây là điều có thể hiểu được bởi sự phức tạp của vấn đề giải giới vũ khí hạt nhân của Cộng hòa Nhân dân Triều Tiên có liên quan đến nhiều bên, có tính lịch sử qua nhiều đời lãnh đạo, có tính chiến lược đối với sự tồn vong của quốc gia sở hữu và lợi ích an ninh của những bên có ảnh hưởng và chịu tác động khác…

Sự phức tạp với nhiều nút thắt đó không thể giải quyết ngay được bằng một hai cuộc gặp cấp cao song phương

Bản thân lãnh đạo Mỹ cũng đã bộc bạch trong cuộc họp báo đầu giờ chiều nay rằng, cuộc gặp lần hai tại Hà Nội lần này đã giúp hai bên hiểu rõ hơn về mối quan tâm của nhau so với lần gặp đầu cách đây hơn 8 tháng tại Singapore, nhưng một thỏa thuận hay một tuyên bố chung là điều chưa thể khi vẫn còn khoảng cách trong cách tiếp cận của Triều Tiên và Mỹ

Tuy nhiên, bầu không khí cởi mở, thiện chí mà Mỹ và Triều Tiên tạo dựng được trong hòa đàm lần này, sẽ là tiền đề cho những cuộc tiếp xúc kế tiếp

Hơn nữa, đây cũng là một thủ thuật thương thuyết khi cả hai bên đều cố gắng tối đa hóa yêu sách của mình, để thăm dò quyết tâm của nhau trước khi có những nhượng bộ mang tính đột phá để giải quyết vấn đề

Chúng ta đánh giá cao sự chủ động của cả Mỹ và Triều Tiên, nhất là vai trò cá nhân của Tổng thống Donal Trump và Chủ tịch Kim Jong-un trong việc thu hẹp bất đồng để cùng ngồi bên nhau tại một thành phố biểu tượng hòa bình của thế giới, trong một quốc gia có truyền thống hòa hiếu, khoan dung và trọng tín nghĩa. Nhưng chúng ta cũng hiểu rằng, Mỹ và Triều Tiên, bên cạnh lợi ích quốc gia của họ, cả hai còn phải gánh vác trọng trách đại diện lợi ích cho các bên liên quan. Cá nhân ông Donal Trump và ông Kim Jong-un dù có thiện cảm với nhau đến đâu thì kết quả mà họ có được qua cuộc hòa đàm lần này cũng phải thỏa mãn được các nhóm quyền lực và lợi ích khác nhau ở trong nước, nhất là đối với Mỹ

Đây là câu chuyện sẽ đòi hòi thêm nhiều thời gian và tâm sức của hai nhà lãnh đạo, các lực lượng tiến bộ và yêu chuộng hòa bình của hai nước và thế giới


Ông Phạm Hồng Tiến

- Những khoảng cách đó liệu có thể thu hẹp thế nào, thưa ông ?

Ông Phạm Hồng Tiến: Nói theo bất kỳ ngôn ngữ nào, thì việc không ra được tuyên bố chung là một bất cập đối với cả Mỹ và Triều Tiên trong việc không thể tìm được nút thắt tháo gỡ cho một vấn đề mà họ đã dồn nhiều tâm sức trong suốt hơn 8 tháng qua

Theo quan điểm của tôi, hai nước cần phải tìm những nút thắt nhỏ dễ gỡ nhất để hành động, nhằm tạo tiền đề cho lộ trình giải quyết các vấn đề quan trọng mà cả hai bên cùng quan tâm như kiến tạo hòa bình và phồn vinh trên bán đảo Triều Tiên

Theo đó, mỗi một nhượng bộ của bên này cần phải được đối ứng ứng tương xứng bởi sự đáp đền của phía bên kia. Không nên áp đặt tư duy nước lớn hay ép buộc đơn phương. Mỹ - Triều chỉ có thể cùng nhau giải quyết vấn đề hạt nhân hay hòa bình trên bán đảo Triều Tiên trên cở sở bình đằng, tôn trọng lợi ích của nhau và của cả các bên liên quan trong đàm phán 6 bên

Việc ưu tiên xử lý những vấn đề mang tính nhân đạo như người Mỹ mất tích trong Chiến tranh Nam – Bắc Triều, hay cứu trợ Triều Tiên vượt qua giai đoạn khó khăn về lương thực, … có thể là những bước đi nhỏ đầu tiên để giúp dư luận xã hội hai bên hiểu rõ hơn về nhau, trước khi đi vào giải quyết những vấn đề mang tính trọng tâm như phi hạt nhân hóa bán đảo này

Đó là một kinh nghiệm mà nhiều quốc gia, trong đó có Triều Tiên nên tham khảo trong việc bình thường hóa quan hệ giữa những cựu thù

Việc bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ cách đây gần 25 năm cũng đã được chắp nối bằng các hoạt động nhân đạo, như tìm kiếm hài cốt binh lính Mỹ hay các đoàn phẫu thuật nụ cười, tiếp đó là các cuộc giao lưu giữa các nhà khoa học, các cựu binh và giới ngoại giao… để hai bên gần và hiểu nhau hơn. Từ đó, đi đến mối quan hệ bình thường và bền vững trong tương lai


Chia sẻ tại buổi họp báo sau Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai, Tổng thống Mỹ Donal Trump cho biết vẫn tồn tại khoảng cách giữa mong muốn của hai bên

- Theo ông, việc không đạt được thỏa thuận tại Hội nghị lần hai này sẽ tác động thế nào với cả hai bên ?

Ông Phạm Hồng Tiến: Với thể chế chính trị hiện nay ở Triều Tiên, việc không ra được thỏa thuận hay không có được sự nhượng bộ cụ thể nào từ phía Mỹ trong việc xóa bỏ lệnh cấm vận, cũng như tuyên bố chính thức về tình trạng hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, cũng ít nhiều khiến ông Kim Jong-un thấy bối rối trong việc thuyết phục những lực lượng bảo thủ trong nước về một kế hoạch tái hòa nhập quốc tế và thay đổi định hướng phát triển kinh tế không dựa trên “Chính sách Tiên quân”

Kết quả này cũng cho thấy, Triều Tiên vẫn còn bị chi phối bởi những toan tính địa chiến lược của các quyền lực khác bên ngoài. Ông Kim muốn độc lập và tự chủ để giải quyết nhu cầu phát triển của quốc gia, nhu cầu thoát nghèo, vượt khó của người dân. Nhưng đúng là không dễ !

Với Mỹ, trong câu chuyện này sẽ rắc rối hơn. Ông Trump muốn ghi dấu ấn ngoại giao bằng việc chủ động xích lại gần Triều Tiên để giải quyết hồ sơ hạt nhân đã tồn tại nhiều thập kỷ của quốc gia này. Khi tiến trình này gặp trắc trở, thì chắc chắn ông sẽ gặp trở ngại trong việc thuyết phục thế lực diều hâu và lực lượng đối lập chính trị trong nước về thiện nguyện của ông Kim và người dân Triều Tiên trong việc phát triển đất nước không dựa trên mối đe dọa về vũ khĩ hủy diệt hàng loạt

Bên cạnh những kết quả kinh tế ấn tượng, ông Trump cũng rất muốn ghi dấu ấn như làm một người kiến tạo hòa bình sau một loạt những rắc rối và nghi kỵ mà ông gây ra cho bạn hữu và đồng minh bởi “Chính sách nước Mỹ trên hết”

Việc giải quyết dứt điểm vấn đề vũ khí hạt nhân của Triều Tiên cũng sẽ giúp ông và ekip tập trung tâm sức cho nhiều vấn đề quốc tế nóng bỏng khác. Hồ sơ hạt nhân của Triều Tiên chưa khép lại, thì ông cũng không thể dồn sức vào giải quyết các vấn đề khác ở Trung Đông, Đông Âu và Biển Đông, hay mối bất hòa ngày càng tăng trong quan hệ giữa Mỹ với EU, hay tập trung tâm sức cho trục an ninh mới ở Ấn Độ - Thái Bình Dương

- Hội nghị tuy không mang lại kết quả mong đợi, nhưng đã khẳng định được vị trí, vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế, thưa ông ?

Ông Phạm Hồng Tiến: Không chỉ có hội nghị này Việt Nam mới khẳng định tư thế của một chủ nhà có trách nhiệm. Chúng ta đã từng đón tiếp hàng chục đoàn quốc tế cùng lúc, thu xếp chỗ ăn, nghỉ và đảm bảo an ninh cho hàng chục nguyên thủ các quốc gia khu vực và thế giới trong cùng một thời điểm qua các hội nghị thượng đỉnh của APEC hay ASEAN mà Việt Nam làm chủ nhà. Vấn đề đó đã được bạn bè quốc tế ghi nhận

Hội nghị thượng đỉnh giữa Mỹ và Triều Tiên diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam lần này chỉ là sự minh chứng thêm một lần nữa về vị thế và uy tín quốc tế của chúng ta. Đây là hệ quả tất yếu của việc thực thi một chính sách đối ngoại đúng đắn mà Đảng và Nhà nước đã nhất quán thực hiện trong suốt nhiều thập kỷ qua: độc lập và tự chủ, hòa bình và hữu nghị, đa phương và đa dạng, bình quyền và tôn trọng luật pháp quốc tế

Phạm Mai
 
Ông Kim Jong Un vẫn muốn gặp lại ông Trump
Ngoài ra, Chủ tịch Triều Tiên cũng đánh giá cao “những nỗ lực tích cực nhằm đạt kết quả” của Tổng thống Mỹ...

11-1551347677395954083355-crop-15514406766161726997495.jpg

Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un tại thượng đỉnh Hà Nội

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un muốn gặp lại Tổng thống Mỹ Donald Trump để tiếp tục cuộc đàm phán hạt nhân, sau khi hội nghị thượng đỉnh Hà Nội kết thúc mà không có một thỏa thuận nào được ký kết

Tuyên bố trên được ông Kim đưa ra thông qua một bản tin ngày 1/3 của hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA. Thông qua bản tin này, ông Kim đánh giá cao "những nỗ lực tích cực nhằm đạt kết quả" của ông Trump và gọi cuộc gặp vừa rồi của hai nhà lãnh đạo là "hiệu quả"

Kết thúc thượng đỉnh Hà Nội, ông Trump nói nguyên nhân dẫn đến việc hội nghị không đạt thỏa thuận là do phía Triều Tiên đòi dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp trừng phạt kinh tế, và đổi lại chỉ dỡ bỏ nhà máy hạt nhân Yongbyon

Tuy nhiên, theo hãng tin Bloomberg, trong cuộc họp báo vào nửa đêm ngày 28/2 tại Hà Nội, Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong Ho nói ông Kim chỉ đề nghị Mỹ dỡ bỏ một phần lệnh trừng phạt, là các biện pháp được đưa ra vào năm 2016-2017, đồng nghĩa với việc xóa 5 trong số 11 nghị quyết của Liên hiệp quốc nhằm vào Triều Tiên

Cũng tại cuộc họp báo nói trên, thứ trưởng Bộ Ngoại giao Triều Tiên Choe Son Hui thậm chí còn nói rằng ông Kim có thể đã "mất đi ý chí" về đạt một thỏa thuận cho chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng. "Chủ tịch Kim có cảm giác ông ấy không hiểu được cách tính toán của phía Mỹ", bà Choe nói. "Tôi cho rằng Chủ tịch Kim có thể đã mất ý chí" tiếp tục đàm phán với ông Trump

Bà Choe cũng nói rằng "việc Mỹ không chấp nhận đề xuất của chúng tôi là bỏ lỡ một cơ hội ngàn năm có một"

Tuy nhiên, bản tin của KCNA gọi những nỗ lực giảm căng thẳng là "có tầm quan trọng to lớn"

Phát biểu trước báo giới khi chuyên cơ Không lực 1 tiếp nhiên liệu ở Alaska trên đường đưa ông Trump quay về Mỹ, thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah Sanders nói rằng ông Trump đã được báo tin về cuộc họp báo của Triều Tiên. "Chúng tôi muốn đảm bảo rằng mình có một thỏa thuận tốt, chứ không phải chỉ là một thỏa thuận", bà Sanders nói

Thượng đỉnh Mỹ-Triều diễn ra ngày 27-28/2 tại khách sạn Metropole Hà Nội bất ngờ kết thúc mà không có bữa trưa và lễ ký thỏa thuận giữa ông Trump và ông Kim như dự kiến trước đó. Sau cuộc họp báo sớm hơn dự kiến gần 2 tiếng đồng hồ tại khách sạn Marriott, ông Trump bay về Mỹ, trong khi ông Kim ở lại để có chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam

Việc ông Trump không đi đến một thỏa thuận nào với ông Kim trong lần gặp này nhận được sự hoan nghênh của lãnh đạo cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ trong Quốc hội Mỹ

"Tổng thống Trump đã làm điều đúng đắn bằng cách rời đi và không ký một thỏa thuận tồi", thượng nghị sỹ Dân chủ Chuck Schumer, thủ lĩnh phe thiểu số tại Thượng viện, phát biểu

An Huy
 
Triều Tiên không có tương lai kinh tế nếu còn vũ khí hạt nhân
Trump nhấn mạnh triển vọng phát triển kinh tế của Triều Tiên phụ thuộc vào việc họ có đạt được thỏa thuận hay không

000-1E47O8-2714-1551570239.jpg

Tổng thống Mỹ Trump tại CPAC ở Maryland ngày 2/3

"Triều Tiên sẽ có một tương lai kinh tế tuyệt vời nếu họ đạt được thỏa thuận, nhưng họ không có tương lai kinh tế nếu còn vũ khí hạt nhân", Tổng thống Mỹ Trump ngày 2/3 nói tại Hội nghị Hành động Chính trị Bảo thủ (CPAC), theo Reuters

Ông nói thêm rằng mối quan hệ của Mỹ với Triều Tiên "rất mạnh mẽ"

Hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un tại Hà Nội hôm 28/2 kết thúc mà không đưa ra được thỏa thuận chung nào

Tại buổi họp báo sau đó, ông Trump cho biết Triều Tiên đã yêu cầu dỡ bỏ hoàn toàn cấm vận. Trong khi đó, Ngoại trưởng Triều Tiên bác bỏ điều này, cho hay Bình Nhưỡng muốn dỡ bỏ 5 trong số 11 lệnh trừng phạt, nhưng Washington không chấp nhận

Dù không đạt được thống nhất, phái đoàn hai nước vẫn ra về trong thân thiện, Trump nói rằng "không ai giận dữ". Thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah Sanders còn đăng lên Twitter ảnh ông Kim Jong-un tươi cười khi bắt tay tạm biệt Trump

Phương Vũ
 
Top