What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

OBAMA

LOBBY.VN

Administrator
Hà Nội hướng tới mục tiêu cứ 1.000 dân sẽ có 1 doanh nghiệp công nghệ

photo-1-15870377125691875114309-15870377389561238541074-crop-15870377552332028485677.png

Phát biểu mở đầu chương trình đối thoại của Thành ủy, HĐND, UBND TP Hà Nội với doanh nghiệp, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ cho biết: "Trong bối cảnh dịch bệnh, trong lĩnh vực CNTT, kinh tế trực tuyến, TP sẽ làm việc với Bộ TT&TT trong tuần tới để triển khai công việc hướng tới mục tiêu cứ 1.000 dân sẽ có 1 doanh nghiệp kể cả khởi nghiệp trong lĩnh vực này"

Đại dịch Covid-19 đang tác động nặng nề, gây ra suy thoái kinh tế nghiêm trọng, rất nhiều dự báo, dự kiến được đưa ra nhưng đến giờ phút này chúng ta chưa đánh giá hết được tác động ghê gớm của dịch bệnh Covid -19 đến nền kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam

Trong quý I/2020, Việt Nam giữ được tăng trưởng khá cao so với thế giới nhưng chỉ bằng nửa năm trước. Quý II dự báo tiếp tục khó khăn. Với Hà Nội, 3 tháng đầu năm tăng trưởng 3,72% thấp hơn mức bình quân cả nước. Nếu ngành nông nghiệp của TP không bị sụt giảm thì mức tăng trưởng của TP sẽ cao hơn mức bình quân chung của cả nước

"Đây là nỗ lực hết sức cố gắng của thành phố trong bối cảnh chung hiện nay" - Bí thư cho biết

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư của Chính phủ bên cạnh mục tiêu hàng đầu là tập trung công sức thời gian cho công tác phòng chống dịch, Hà Nội đang phấn đấu giảm thiểu ở mức thấp nhất thiệt hại kinh tế; duy trì và phát triển sản xuất để nguồn lực đảm bảo an sinh xã hội và chuẩn bị tiềm năng để phục hồi kinh tế

Bình quân 4 năm qua, nông nghiệp thành phố tăng trưởng 2,5% mỗi năm, quý I/2020 là âm 1,17%. TP quyết tâm và tăng trưởng nông nghiệp ở mức 4,04% bằng cách, tăng tái đàn gia súc, gia cầm...

Nêu việc TP đang có chủ trương rà soát, không để mét đất nào bỏ hoang, TP kêu gọi các nhà đầu tư phối hợp phát triển nông nghiệp, Bí thư Thành ủy dẫn chứng: "Ngay ở Ba Vì đang có 41 hecta có thể làm rau sạch, nhà đầu tư có thể lên làm việc ngay. Thành phố cũng giảm bớt diện tích trồng hoa để tăng sản lượng các sản phẩm nông nghiệp. Đây là cơ hội chào đón các nhà đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp"

Trong giai đoạn 5 năm qua, Hà Nội có hơn 107 nghìn tỷ đồng, chiếm 10% đầu tư công của cả nước. Hà Nội đã quyết tâm tháo gỡ tất cả những vướng mắc để giải ngân gần 40 nghìn tỷ đồng còn tồn đọng, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Đây là nguồn lực lớn để kích hoạt đầu tư tư nhân

Bí thư Thành ủy mong muốn các nhà đầu tư phối hợp với Hà Nội để triển khai các khoản đầu tư công này

Trong bối cảnh dịch bệnh, trong lĩnh vực CNTT, kinh tế trực tuyến, TP sẽ làm việc với Bộ TT&TT trong tuần tới để triển khai công việc hướng tới mục tiêu cứ 1.000 dân sẽ có 1 doanh nghiệp kể cả khởi nghiệp trong lĩnh vực này, chú trọng hình thức trực tuyến, kể cả với các dịch vụ công; coi đây như một cứu cánh của nền kinh tế

"Đây là giai đoạn mà TP xác định sẽ gỡ mọi vướng mắc, khó khăn cho đầu tư công và đầu tư tư nhân" – Bí thư nói và nhấn mạnh TP sẵn sàng lắng nghe để tháo gỡ khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, điều chỉnh quy hoạch, tháo gỡ các thủ tục để cho các chính sách, dự án của doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn TP được kích hoạt, thông suốt. Đồng thời cam kết có thời hạn thực hiện cụ thể

Bí thư Thành ủy cho biết, đối với các gói hỗ trợ của Chính phủ thì TP sẽ triển khai một cách nhanh nhất. Ngoài ra, TP cũng muốn lắng nghe đề xuất của các nhà đầu tư, hiệp hội về phí, lệ phí… để TP có điều chỉnh quyết sách cần thiết thuộc thẩm quyền của TP

Cùng với đó, TP cũng mong muốn các doanh nghiệp, nhà đầu tư sẽ có hiến kế cho TP để duy trì được đà tăng trưởng, nạp năng lượng, tạo hiệu năng để khi vượt qua được dịch thì kinh tế có thể tăng trưởng vượt bậc
 
Last edited:
Việt Nam cần những bài toán lớn để phát triển công nghệ
- “Muốn cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển thì đầu tiên phải có khung pháp lý, phải có giấy khai sinh cho các công nghệ 4.0, các mô hình kinh doanh 4.0", chia sẻ của một chuyên gia tại buổi gặp mặt giữa Bộ TT&TT và các chuyên gia người Việt tại nước ngoài đang tham dự Chương trình kết nối Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2018

Chia sẻ tại buổi gặp mặt, Quyền Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng ghi nhận những ý kiến rất có giá trị của các đại biểu trẻ tham dự Chương trình kết nối Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2018. Cụ thể như ý kiến của chuyên gia Nghiêm Đức Long (đang công tác tại Sydney, Úc): “Việt Nam muốn thành một cường quốc về 4.0 thì phải thực hiện cuộc cách mạng toàn dân. Việt Nam chỉ mạnh khi có cách mạng toàn dân”


Tham dự buổi gặp mặt có nhiều lãnh đạo cấp cao của các tập đoàn công nghệ tại Việt Nam

Một chuyên gia công tác tại Pháp chia sẻ quan điểm: “Muốn cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển thì đầu tiên phải có khung pháp lý, phải có giấy khai sinh cho các công nghệ 4.0, các mô hình kinh doanh 4.0. Nếu Chính phủ và và các bộ ngành quản lý không cấp ‘giấy khai sinh’ cho các mô hình này thì công nghệ 4.0 rất khó sống”

Chuyên gia Vũ Lê Hải (Đại học Monash, Úc) đặt vấn đề khá thiết thực: “Cần tập trung vào việc phát triển công nghệ ở Việt Nam để giải quyết các bài toán của thị trường Việt Nam”

Việt Nam cần những bài toán lớn để phát triển công nghệ


Chuyên gia Vũ Kiên Dương, (Tập đoàn Tesla, Mỹ) đặt câu hỏi: “Trên thế giới, các nhà khoa học lớn thường có xu hướng thích giải những bài toán lớn. Với thị trường Việt Nam, liệu có những bài toán nào đủ lớn để sau này có thể áp dụng toàn cầu? đủ lớn để thu hút nhân tài quốc tế, sau đó đủ lớn để bán lại giải pháp cho thế giới ?

Quyền Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhận định đây là câu hỏi rất chính xác. Việc khó sẽ sinh ra người giỏi, việc trung bình sinh ra người trung bình. Câu chuyện đặt ra bài toán lớn là việc rất quan trọng của các doanh nghiệp Việt Nam

Người đứng đầu ngành TT&TT nhận định: “Câu chuyện bài toán lớn hoàn toàn phụ thuộc vào người đứng đầu. Có ai nghĩ được chuyện tỉ phú Elon Musk của Tesla phóng được vệ tinh với giá giảm 10 lần, hay lên kế hoạch đưa người lên vũ trụ. Cứ đặt vấn đề, tạo áp lực, rồi sau đó mới nghĩ cách làm. Câu chuyện chúng ta chia sẻ hôm nay là bài toán lớn thì sinh ra người lớn, bài toán vĩ đại sinh ra người vĩ đại. Người đứng đầu có trách nhiệm đặt bài toán cho doanh nghiệp của mình”

Ông Lê Đăng Dũng, phụ trách Chủ tịch kiêm TGĐ Viettel góp ý kiến: “Tôi thấy một trong những bài toán lớn của Việt Nam là kêu gọi trí thức Việt Nam góp sức. Chúng tôi mong những bài toán lớn của Việt Nam có sự tham gia của các tri thức Việt Nam khắp thế giới. Các bạn nên hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam nhiều hơn, khi có kết quả cụ thể sẽ thuyết phục Chính phủ điều chỉnh chính sách, pháp lý hỗ trợ CMCN 4.0 hiệu quả hơn”

Quyền Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng tái khẳng định công thức thành công được đề cập tại Chương trình kết nối Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam 2018, đó là: “Trí tuệ toàn cầu, trong đó có trí tuệ người Việt ở nước ngoài, nhân với Chính phủ, là nơi tạo ra môi trường pháp lý, chính sách, rồi nhân với Doanh nghiệp Việt Nam bằng Thành công. Chính doanh nghiệp Việt Nam mới là người giải bài toán lớn, đưa công nghệ đến với thị trường, vì họ hiểu Việt Nam cần gì, họ có thị trường, có tài chính và nguồn đầu tư. Doanh nghiệp cũng sẽ là người thử nghiệm công nghệ tại thị trường Việt Nam, khi thành công mới có thể mang ra thế giới”

Huy Phong
 
ASEAN coi 5G là ưu tiên số 1 về hợp tác ICT
Việt Nam sẵn sàng hợp tác với các nước thành viên ASEAN khác để triển khai 5G và thúc đẩy chuyển đổi số...

"Trong những năm tới, ASEAN sẽ coi 5G là ưu tiên số một trong các hoạt động hợp tác về ICT. Việt Nam sẵn sàng hợp tác với các nước thành viên ASEAN khác để triển khai 5G và thúc đẩy chuyển đổi số", Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh tại Hội nghị ASEAN về phát triển mạng thông tin di động thứ năm (5G) diễn ra sáng 21/3 tại Hà Nội

Hội nghị ASEAN về phát triển mạng 5G do Bộ Thông tin và Truyền thông đứng ra tổ chức, diễn ra trong hai ngày 21 và 22/3, với sự tham gia của bộ trưởng, các nhà quản lý về viễn thông của các nước ASEAN và các nước đối thoại, đại diện các tổ chức quốc tế, các tập đoàn hàng đầu về sản xuất và khai thác dịch vụ viễn thông

Đây là hội nghị đầu tiên của ASEAN về phát triển mạng 5G, là một trong các sáng kiến của Việt Nam được Bộ trưởng Bộ Thông tin truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng công bố tại Hội nghị Bộ trưởng viễn thông và công nghệ thông tin ASEAN 2018, nhằm đẩy mạnh phối hợp trong khu vực về chính sách, đầu tư, phát triển công nghệ, dịch vụ và ứng dụng 5G

Phát biểu tại phiên khai mạc, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của việc phát triển mạng 5G. Theo ông Hùng, nền kinh tế số, với những mô hình và phương thức kinh doanh mới đang tạo ra những cơ hội cho các tổ chức, doanh nghiệp

Theo Bộ trưởng, để triển khai 5G, việc xác định các chính sách và lộ trình cần thiết đối với mỗi quốc gia thường sẽ gặp nhiều khó khăn và thách thức. Đối với Việt Nam thì chủ trương khi thế giới triển khai 5G Việt Nam cũng sẽ là một trong những nước đầu tiên triển khai 5G. Cụ thể, ngay từ đầu năm 2019, Bộ đã triển khai cấp phép tần số cho các doanh nghiệp để triển khai thử nghiệm 5G tại Hà Nội và Tp.HCM

Người đứng đầu ngành Thông tin và Truyền thông cho rằng, các công nghệ mới đột phá sẽ cho phép các chuỗi cung ứng được kết nối tốt hơn và phân phối hiệu quả hơn, đồng thời giảm chi phí hậu cần và giao dịch, thông qua trao đổi trực tuyến sẽ tạo cơ hội mở rộng thị trường, giảm chi phí kinh doanh

"Trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các nước ASEAN hiện đang hợp tác chặt chẽ với mục tiêu phát triển và xây dựng một ASEAN số. Chúng ta đều biết, 5G là một nhân tố không thể thiếu trong công cuộc hiện thực hoá mục tiêu này. Đối với 5G, các nước ASEAN đặt mục tiêu sẽ triển khai đồng bộ cùng lúc với các nước phát triển khác trên thế giới. Về lĩnh vực ICT, ASEAN cần trở thành những nước đi đầu", ông Hùng nhấn mạnh

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng cho biết Việt Nam hiện cũng đang tập trung phát triển các doanh nghiệp công nghệ và sản xuất các thiết bị IoT, thiết bị viễn thông, chipset 5G, camera giám sát…

Hội nghị ASEAN về phát triển mạng thông tin di động thứ năm (5G) với chủ đề "5G và Kỷ nguyên số - 5G and the Digital Era", trong hai ngày, các nhà quản lý, chuyên gia công nghệ sẽ cùng thảo luận sâu từng chuyên đề về chính sách và quản lý, chiến lược phát triển di động băng rộng và lộ trình triển khai 5G bao gồm công nghệ, chia sẻ và dùng chung cơ sở hạ tầng, tần số, tiêu chuẩn, an toàn thông tin, ứng dụng và các mô hình kinh doanh dịch vụ 5G

Bên cạnh đó, những khó khăn và thách thức của ASEAN sẽ phải đối mặt và cần phối hợp khi triển khai xây dựng hệ sinh thái cho mạng 5G cũng sẽ được đưa ra thảo luận

Thủy Diệu
 
Last edited:
Việt Nam đã làm tốt công tác dẫn dắt khu vực về 5G
Đó là lời nhận xét của nhiều thành viên phái đoàn các nước khi đến tham dự hội nghị lần đầu tiên về 5G của khu vực ASEAN do Bộ TT&TT Việt Nam khởi xướng

Sau khi hội nghị ASEAN về 5G vừa được tổ chức tại Hà Nội khép lại, nhiều ý kiến đóng góp đã được chỉ ra để tiến tới hiện thực hóa tham vọng của nước chủ nhà Việt Nam về việc xây dựng một ASEAN số

Nói về công tác tổ chức hội nghị 5G, bà Vunnaporn Devahastin - Phó thư ký thường trực Bộ Kinh tế số và Xã hội (Thái Lan) đánh giá cao việc Việt Nam đã chủ động đứng ra tổ chức hội nghị này

Theo Phó thư ký thường trực Bộ Kinh tế số và Xã hội Thái Lan, những buổi hội thảo như vậy là rất cần thiết bởi tại đây, Thái Lan có thể học hỏi được rất nhiều từ các quốc gia khác trong khu vực châu Á. Bà Vunnaporn Devahastin cho rằng, từ những hội nghị như thế này, các quốc gia trong khu vực có thể tìm ra được cách thức để giải quyết vấn đề cùng nhau


Hội nghị đầu tiên của ASEAN về 5G vừa được tổ chức tại Hà Nội

Cùng quan điểm với đại diện Thái Lan, ông Adis Alifiawan - Trưởng phòng quản lý Tần số và Dịch vụ di động mặt đất Indonesia cũng đánh giá rất cao kết quả của hội nghị ASEAN về 5G vừa được tổ chức tại Hà Nội

“Đây là cơ hội cho các nước Asean có dịp trao đổi gặp gỡ. Bên cạnh đó sự kiện lần này còn có sự góp mặt của các chuyên gia, nhà đầu tư, nhà sản xuất doanh nghiệp viễn thông đến từ nhiều nước chứ không riêng gì các nước ASEAN chia sẻ kinh nghiệm”, vị đại diện đến từ Indonesia nói

Khi được Pv. VietNamNet đặt câu hỏi về việc liệu các nước ASEAN có tìm được tiếng nói chung về phát triển 5G? Ông Adis Alifiawan cho rằng, trong khu vực ASEAN, cần có nhiều hơn một quốc gia giới thiệu về 5G dù chỉ là ở giai đoạn đầu

Với trường hợp của Indonesia, nước này vẫn nói không với 5G bởi hiện tại công việc ưu tiên ở đây là tối ưu hóa việc người dân sử dụng mạng 4G. Điều kiện thực tế tại mỗi nước là khác nhau, do đó vẫn cần một thời gian nữa để 5G có thể được ủng hộ bởi các cơ quan quản lý nhà nước Indonesia


Ông Adis Alifiawan - Trưởng phòng quản lý Tần số và Dịch vụ di động mặt đất Indonesia chia sẻ sự ấn tượng của mình với các sáng kiến của nước chủ nhà Việt Nam

Chia sẻ quan điểm của mình, ông Adis Alifiawan tin rằng Singapore có thể là quốc gia sẽ đi tiên phong trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, sau hội nghị lần này, đại diện đến từ Indonesia cho rằng, Việt Nam và các nước khác cũng cần đi tiên phong để khẳng định vị trí của khu vực ASEAN cùng với các khu vực khác trên thế giới

Nói về kế hoạch tham gia vào sáng kiến roaming 1 giá cước do Việt Nam khởi xướng, vị đại diện Indonesia để ngỏ khả năng này và cho biết vấn đề là cần tìm ra cách ứng xử công bằng giữa 2 nhà mạng lớn ở Indonesia và các nhà mạng khác trong khu vực

“Các nước trong khu vực đã có kết nối và mối quan hệ hợp tác căn bản với nhau, do đó, cần tiếp tiếp tục củng cố mối quan hệ này giữa các nhà mạng”, ông Adis Alifiawan nói

Trọng Đạt
 
Vận động chính sách cho doanh nghiệp công nghệ số Việt
Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, tạo ra khó khăn cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển, vì thế diễn đàn doanh nghiệp công nghệ số ngày mai, 9.5, sẽ đưa ra "đề xuất lạ" cho các doanh nghiệp

Sáng mai, 9.5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số. Đây là lần đầu tiên diễn đàn được tổ chức với khát vọng nâng tầm cho doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Diễn đàn sẽ cũng sẽ đề cao khẩu hiệu “Make in Vietnam”. Vậy “Make in Vietnam” là gì, và khác gì so với “Made in Vietnam” ?

Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Make in Vietnam hướng doanh nghiệp công nghệ Việt Nam áp dụng công nghệ của thế giới sử dụng cho các vấn đề Việt Nam, sản xuất sản phẩm tại Việt Nam

Diễn đàn sẽ đưa ra một số kiến nghị, đề xuất và đặc biệt là Chiến lược quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ. Cũng theo người đứng đầu Bộ Thông tin - Truyền thông, Make in Vietnam hướng tới 3 nhóm doanh nghiệp công nghệ

Thứ nhất, nhóm doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Nếu theo tiêu chí startup công nghệ là đưa ra các sản phẩm sáng tạo, tiên phong, có sức ảnh hưởng trên thế giới thì Việt Nam rất hiếm doanh nghiệp làm được

Nhóm thứ 2 là doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ, đây sẽ là nhóm nhiều tiềm năng nhất khi có thể áp dụng công nghệ, kinh nghiệm quốc tế tạo ra sản phẩm, giải pháp cung cấp cho Việt Nam, giải bài toán của Việt Nam. Hoặc doanh nghiệp làm tư vấn công nghệ, ví dụ như đưa các sản phẩm công nghệ về áp dụng trong quá trình nuôi tôm của nông dân Việt, mà bản thân người nông dân vì nhiều lý do chưa tiếp cận được với các công nghệ tiên tiến

“Nếu nhóm startup công nghệ không có nhiều đất dành cho doanh nghiệp Việt thì nhóm thứ 2 này mang lại giá trị nhiều hơn, có thể tạo nên cuộc cách mạng toàn dân làm công nghệ”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ

Nhóm thứ 3 chính là các doanh nghiệp đầu đàn, gồm các doanh nghiệp công nghệ lớn như FPT, CMC… hay các doanh nghiệp dịch vụ viễn thông, bất động sản chuyển hướng sang đầu tư công nghệ như Viettel, Vingroup…

“Các doanh nghiệp dịch vụ có nguồn doanh thu, lợi nhuận khổng lồ hàng chục nghìn tỉ mỗi năm, với vài nghìn tỉ đầu tư cho nghiên cứu hàng năm. Đây sẽ là các doanh nghiệp nhận lấy sứ mạng quốc gia để phát triển công nghệ, thay vì chỉ khu biệt trong lĩnh vực dịch vụ”, Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông nhấn mạnh

Khó khăn là cơ hội cho doanh nghiệp phát triển


Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp công nghệ, đặc biệt là các doanh nghiệp trẻ luôn loay hoay với hướng đi do thiếu một chiến lược cũng như chính sách hỗ trợ

Song, theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, để mạnh hơn, doanh nghiệp không chỉ cần chính sách hỗ trợ mà khó khăn cũng chính là cơ hội cho doanh nghiệp phát triển

“Tại diễn đàn lần này sẽ có một đề xuất lạ: đó là Chính phủ, các bộ, ngành Việt Nam hãy nâng cao các tiêu chuẩn Việt Nam, đây là biện pháp để các doanh nghiệp nâng cao năng lực, đổi mới công nghệ”, Bộ trưởng Hùng cho hay

Người đứng đầu Bộ Thông tin - Truyền thông cũng cho rằng, với nhiều chính sách cởi mở gần đây, cho phép thử nghiệm những cái mới như Mobile money, taxi công nghệ… đã cho thấy những cởi mở của Chính phủ

“Nhân lực công nghệ không thiếu. Bài toán quan trọng là tạo việc làm, càng tạo ra nhiều việc khó sẽ càng có thêm nhiều người tài. Vì thế, diễn đàn lần này, các bộ, ngành, địa phương sẽ đặt hàng, đưa ra đầu bài cho các doanh nghiệp công nghệ”, ông Hùng cho biết
 
Doanh nghiệp công nghệ cần được cổ xúy bằng chính sách
- Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam có thêm 50.000 doanh nghiệp công nghệ nữa, bằng với số lượng doanh nghiệp lĩnh vực này đã được thành lập từ trước tới nay. Nhiều ý kiến cho rằng để đạt được mục tiêu trên Chính phủ cần sớm ban hành các chính sách phù hợp, bên cạnh việc khích lệ

1d5c9_doanhnghiepcongnghe_thanhoa_copy.jpg

Khách tham quan triển lãm công nghệ tại TPHCM

Thay đổi những chính sách bất cập

Ông Nguyễn Thế Tân, Tổng giám đốc tập đoàn VCCorp, một doanh nghiệp nội dung số có doanh thu chỉ sau Google và Facebook tại Việt Nam, nói: “Khi người dùng đăng thông tin vi phạm trên Facebook, chỉ người đăng bị xử phạt. Trong khi đó cũng thông tin tương tự mà đăng trên mạng xã hội của Việt Nam thì doanh nghiệp đầu tư mạng xã hội đó lại bị xử phạt, chịu trách nhiệm”

Ông Tân nêu trường hợp trên để nói chính sách quản lý hiện không công bằng giữa doanh nghiệp nội dung số trong nước và nước ngoài. Cùng quan điểm này, ông Nguyễn Hòa Bình, Tổng giám đốc tập đoàn Công nghệ NextTech, cho rằng các doanh nghiệp công nghệ nội đang bị quản không khác gì bị trói chân tay mà phải đi “đánh nhau” với doanh nghiệp ngoại khổng lồ không bị trói là bất hợp lý

Theo ông Nguyễn Thế Tân, nếu chính sách được cởi trói thì doanh nghiệp công nghệ Việt Nam sẽ phát triển không kém nước ngoài. Ông hy vọng những chính sách bất cập trong thời gian tới sẽ được tháo gỡ

Tại Diễn đàn quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam được tổ chức hồi tuần trước, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, cho biết sẽ không để kéo dài tình trạng bảo hộ ngược; phải tiến tới việc bất kỳ doanh nghiệp nào đến Việt Nam làm ăn cũng phải tuân thủ luật pháp

Bên cạnh đó, ông Hùng đồng tình với đề xuất nên ưu tiên các doanh nghiệp tạo ra nhiều giá trị gia tăng. Ông nhận định ngành nội dung số ở Việt Nam đang gặp vấn đề là tỷ lệ phân chia oanh thu quá thấp, chỉ bằng một phần ba hoặc một phần tư so với các nước trong khu vực

Theo ông, con số này đáng lẽ phải đạt khoảng 4 tỉ đô la Mỹ chứ không phải 1 tỉ đô la như hiện nay mà lý do là chính sách ăn chia giữa các nhà mạng và công ty nội dung số. Ở những nước nội dung số phát triển, tỷ lệ ăn chia thường là 30% doanh thu thuộc về nhà mạng và 70% thuộc về nhà cung cấp nội dung. Tuy nhiên, tại Việt Nam, tỷ lệ này thường là 60% dành cho các nhà mạng

Đại diện một doanh nghiệp không muốn nêu tên cho rằng Chính phủ muốn thúc đẩy các doanh nghiệp công nghệ phát triển thì một trong những giải pháp là thông qua việc ban hành các chính sách phù hợp. Nếu chỉ khích lệ mà không cổ xúy bằng chính sách thì rất khó. Và khi đã nhìn ra những bất cập của chính sách thì cần nhanh chóng sửa đổi, ban hành chính sách mới

Mạnh dạn với những chính sách mới

Ông Nguyễn Thế Tân cho rằng, so với các nước hiện chính sách dành cho công ty công nghệ Việt Nam đang ở mức kém nhất. Tại Trung Quốc, doanh nghiệp công nghệ đang được hưởng ưu đãi thuế; tại Mỹ, Amazon lợi nhuận hàng tỉ đô la Mỹ nhưng không phải đóng thuế. Trong khi đó ở Việt Nam, mức thuế mà những doanh nghiệp công nghệ như VCCorp phải đóng dao động từ 15-20% doanh thu, chứ không phải là 15-20% tính trên lợi nhuận như các nước

Còn theo Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thành, Đại học Fulbright Việt Nam, chính sách ưu đãi thuế có thể đã được ban hành nhưng doanh nghiệp cho biết việc họ đi xin cho đủ giấy tờ chứng minh mình thuộc diện được hưởng ưu đãi cũng rất mệt mỏi, tốn kém. Trong khi đó, các chính sách ưu đãi thuế mà Việt Nam đang dành cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lại đang làm rất tốt, rất nhanh


cf256_4.jpg

Ông Nguyễn Thế Tân đề xuất Chính phủ cần ban hành cơ chế sandbox (khu vực riêng thử nghiệm những chính sách mới cho mô hình kinh doanh mới); cần cho phép áp dụng chính sách đặc khu ảo cho những vấn đề quá hóc búa, cần kiểm soát, hoặc có rủi ro lớn

Ông Hùng Trần, Giám đốc điều hành của Got It, công ty công nghệ Việt Nam khởi nghiệp và thành công tại thung lũng Silicon của Mỹ, nhận định, nếu cơ chế sandbox được thực hiện để hỗ trợ các doanh nghiệp thử nghiệm các công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới, sẽ giúp rất nhiều cho sự phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ của Việt Nam

Trước đề xuất này, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết việc cho phép thử nghiệm các công nghệ mới, các mô hình kinh doanh mới, với cách tiếp cận sandbox và những đặc khu ảo sẽ được Chính phủ xem xét. Song, ông Hùng cho rằng sẽ rất khó để có luôn một quy định, chính sách về vấn đề sandbox. Bởi lẽ đây là một vấn đề mới, các doanh nghiệp nên thử nghiệm trước để lộ ra các vấn đề, sau đó mới đúc kết, và khi mọi thứ đã rõ hơn mới đưa ra một chính sách cho sandbox

“Hiện nhận thức về việc cái gì mới thì cho thử nghiệm đã được Chính phủ gần như nhất quán. Các doanh nghiệp khi muốn thử nghiệm một sản phẩm hay mô hình kinh doanh nào đó có thể tiếp cận bộ quản lý vấn đề đó để đề nghị được hỗ trợ. Tôi tin bộ trưởng bộ đó nếu thấy sản phẩm, mô hình tốt, sẽ báo cáo Thủ tướng xem xét, chấp nhận”, ông Hùng nói

Bên cạnh việc đề xuất các chính sách mới, vấn đề xây dựng nguồn nhân lực giỏi cũng là điều trăn trở đối với các doanh nghiệp lĩnh vực này. Ông Hùng Trần, Giám đốc điều hành của Got It, nhận xét, tại Việt Nam trình độ kỹ sư công nghệ vẫn còn có khoảng cách lớn so với nước ngoài


4b8da_55.jpg

Nhiều nhân sự tham gia lĩnh vực công nghệ nhưng chủ yếu là gia công phần mềm; còn hạn chế ở nhiều yếu tố như năng lực sáng tạo, các kỹ năng mềm... Theo ông, để các doanh nghiệp công nghệ thành công thì yếu tố nhân sự giỏi luôn mang tính quyết định. Việt Nam cần chú trọng đào tạo nhân sự chất lượng cao

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, để có nguồn nhân lực tốt trong nước, không thể ngồi chờ giáo dục đổi mới với quãng thời gian có thể kéo dài đến 20 năm. Với kinh nghiệm đã từng làm Tổng giám đốc Viettel nhiều năm trước khi đảm nhiệm chức bộ trưởng, ông Hùng cho rằng doanh nghiệp có thể tìm người giỏi bằng cách mời gọi người Việt ở nước ngoài là trí thức, kỹ sư trong ngành công nghệ về làm việc hoặc hợp tác

Kết thúc Diễn đàn quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam hôm 9-5 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã giao Bộ Thông tin và Truyền thông soạn thảo Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam để trình trong tháng 6 tới. Trong đó, sẽ cụ thể hóa lộ trình, bước đi và những chính sách kèm theo để phát triển các doanh nghiệp công nghệ

Thủ tướng cũng chỉ đạo các bộ có liên quan cần sớm ban hành chiến lược chuyển đổi số quốc gia nhằm tạo thị trường cho các doanh nghiệp công nghệ. Bởi muốn có doanh nghiệp công nghệ thì cần tạo ra thị trường; sau đó là hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh

Thủ tướng đồng ý với chủ trương thí điểm xây dựng khu công nghiệp, công nghệ sáng tạo để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển

Chính phủ sẽ có văn bản giao Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu đổi mới đào tạo công nghệ và ngoại ngữ bắt buộc từ cấp tiểu học, nâng cao năng lực tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin

Cùng với đó, Chính phủ sẽ đưa các vấn đề cụ thể như liên kết, kêu gọi các doanh nghiệp hình thành quỹ đầu tư mạo hiểm, nghiên cứu cơ chế chính sách thu hút nhân lực nước ngoài…

Vân Oanh
 
Hà Nội hướng tới mục tiêu cứ 1.000 dân sẽ có 1 doanh nghiệp công nghệ

photo-1-15870377125691875114309-15870377389561238541074-crop-15870377552332028485677.png

Phát biểu mở đầu chương trình đối thoại của Thành ủy, HĐND, UBND TP Hà Nội với doanh nghiệp, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ cho biết: "Trong bối cảnh dịch bệnh, trong lĩnh vực CNTT, kinh tế trực tuyến, TP sẽ làm việc với Bộ TT&TT trong tuần tới để triển khai công việc hướng tới mục tiêu cứ 1.000 dân sẽ có 1 doanh nghiệp kể cả khởi nghiệp trong lĩnh vực này"

Đại dịch Covid-19 đang tác động nặng nề, gây ra suy thoái kinh tế nghiêm trọng, rất nhiều dự báo, dự kiến được đưa ra nhưng đến giờ phút này chúng ta chưa đánh giá hết được tác động ghê gớm của dịch bệnh Covid -19 đến nền kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam

Trong quý I/2020, Việt Nam giữ được tăng trưởng khá cao so với thế giới nhưng chỉ bằng nửa năm trước. Quý II dự báo tiếp tục khó khăn. Với Hà Nội, 3 tháng đầu năm tăng trưởng 3,72% thấp hơn mức bình quân cả nước. Nếu ngành nông nghiệp của TP không bị sụt giảm thì mức tăng trưởng của TP sẽ cao hơn mức bình quân chung của cả nước

"Đây là nỗ lực hết sức cố gắng của thành phố trong bối cảnh chung hiện nay" - Bí thư cho biết

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư của Chính phủ bên cạnh mục tiêu hàng đầu là tập trung công sức thời gian cho công tác phòng chống dịch, Hà Nội đang phấn đấu giảm thiểu ở mức thấp nhất thiệt hại kinh tế; duy trì và phát triển sản xuất để nguồn lực đảm bảo an sinh xã hội và chuẩn bị tiềm năng để phục hồi kinh tế

Bình quân 4 năm qua, nông nghiệp thành phố tăng trưởng 2,5% mỗi năm, quý I/2020 là âm 1,17%. TP quyết tâm và tăng trưởng nông nghiệp ở mức 4,04% bằng cách, tăng tái đàn gia súc, gia cầm...

Nêu việc TP đang có chủ trương rà soát, không để mét đất nào bỏ hoang, TP kêu gọi các nhà đầu tư phối hợp phát triển nông nghiệp, Bí thư Thành ủy dẫn chứng: "Ngay ở Ba Vì đang có 41 hecta có thể làm rau sạch, nhà đầu tư có thể lên làm việc ngay. Thành phố cũng giảm bớt diện tích trồng hoa để tăng sản lượng các sản phẩm nông nghiệp. Đây là cơ hội chào đón các nhà đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp"

Trong giai đoạn 5 năm qua, Hà Nội có hơn 107 nghìn tỷ đồng, chiếm 10% đầu tư công của cả nước. Hà Nội đã quyết tâm tháo gỡ tất cả những vướng mắc để giải ngân gần 40 nghìn tỷ đồng còn tồn đọng, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Đây là nguồn lực lớn để kích hoạt đầu tư tư nhân

Bí thư Thành ủy mong muốn các nhà đầu tư phối hợp với Hà Nội để triển khai các khoản đầu tư công này

Trong bối cảnh dịch bệnh, trong lĩnh vực CNTT, kinh tế trực tuyến, TP sẽ làm việc với Bộ TT&TT trong tuần tới để triển khai công việc hướng tới mục tiêu cứ 1.000 dân sẽ có 1 doanh nghiệp kể cả khởi nghiệp trong lĩnh vực này, chú trọng hình thức trực tuyến, kể cả với các dịch vụ công; coi đây như một cứu cánh của nền kinh tế

"Đây là giai đoạn mà TP xác định sẽ gỡ mọi vướng mắc, khó khăn cho đầu tư công và đầu tư tư nhân" – Bí thư nói và nhấn mạnh TP sẵn sàng lắng nghe để tháo gỡ khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, điều chỉnh quy hoạch, tháo gỡ các thủ tục để cho các chính sách, dự án của doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn TP được kích hoạt, thông suốt. Đồng thời cam kết có thời hạn thực hiện cụ thể

Bí thư Thành ủy cho biết, đối với các gói hỗ trợ của Chính phủ thì TP sẽ triển khai một cách nhanh nhất. Ngoài ra, TP cũng muốn lắng nghe đề xuất của các nhà đầu tư, hiệp hội về phí, lệ phí… để TP có điều chỉnh quyết sách cần thiết thuộc thẩm quyền của TP

Cùng với đó, TP cũng mong muốn các doanh nghiệp, nhà đầu tư sẽ có hiến kế cho TP để duy trì được đà tăng trưởng, nạp năng lượng, tạo hiệu năng để khi vượt qua được dịch thì kinh tế có thể tăng trưởng vượt bậc
 
Việt Nam hội tụ các điều kiện để trở thành đất nước công nghệ
- Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, Việt Nam đang hội tụ các điều kiện để trở thành một đất nước công nghệ, dùng công nghệ làm động lực phát triển đất nước, dùng công nghệ để đồng hành với các nước, hợp tác toàn cầu và cùng nhau xây dựng thế giới số

vnf-nguyen-manh-hung-bo-truong.webp

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng

Tối 20/10, tại Hà Nội đã diễn ra hội nghị và triển lãm thế giới số 2020, lần đầu tiên được thực hiện theo hình thức trực tuyến, do Việt Nam tổ chức

Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định hội nghị và triển lãm thế giới số 2020 diễn ra vào thời điểm và phương thức đặc biệt, đó là thế giới đối mặt với đại dịch Covid-19. Viễn thông và công nghệ thông tin trở thành công cụ quan trọng giúp nỗ lực kiểm soát dịch bệnh, điều chỉnh, thích ứng trong và sau đại dịch

Theo Phó thủ tướng, năm 2020, mặc dù do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, dự báo kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng dương, sẽ đạt trên 2%. Chính phủ Việt Nam coi phát triển hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin là một trong những ưu tiên hàng đầu và coi chuyển đổi số là một giải pháp quan trọng để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững hơn

Còn theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, năm 2020 là một năm đặc biệt với ngành ICT toàn cầu, khi những thách thức do đại dịch Covid-19 tạo ra đã đặt lên vai những người làm ICT trọng trách và cơ hội để bứt phá

Năm 2020 cũng là một năm quan trọng của ngành ICT Việt Nam. Tháng 6 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt chương trình quốc gia về chuyển đổi số, chính thức khởi động mạnh mẽ chuyển đổi số quốc gia như một cuộc cách mạng toàn dân và toàn diện

"Việt Nam coi các nền tảng số là cách để đẩy nhanh chuyển đổi số quốc gia, coi an ninh mạng là yếu tố chính để tạo ra niềm tin số, coi cải cách thể chế là yếu tố quyết định cho chuyển đổi số", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh

Cũng theo Bộ trưởng, hạ tầng số với các sản phẩm và nền tảng số “Make in Vietnam” đã sẵn sàng cho kinh tế số và xã hội số, sẵn sàng cho một Việt Nam số. Công nghệ Việt không chỉ giải các bài toán Việt Nam mà còn góp phần giải các bài toán toàn cầu

"Việt Nam đang hội tụ các điều kiện để trở thành một đất nước công nghệ, dùng công nghệ làm động lực phát triển đất nước, dùng công nghệ để đồng hành với các nước, hợp tác toàn cầu và cùng nhau xây dựng một thế giới số", người đứng đầu Bộ Thông tin và Truyền thông nói

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nêu rõ đại dịch Covid-19 như một cú huých trăm năm đối với chuyển đổi số. Thúc đẩy toàn cầu đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số, xây dựng thế giới số. Đại dịch toàn cầu hơn bao giờ hết cần sự chung tay toàn cầu
 
StartUp Việt tư vấn chính sách
Nhiều startup và nhân tài người Việt nhiều năm sống tại nước ngoài nhận định Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển công nghệ và đi lên từ một nước đang phát triển


Nhiều chuyên gia đánh giá, để phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thì ngoài vai trò “bà đỡ” của Nhà nước, nguồn lực con người đóng vai trò rất quan trọng. Những năm qua, phong trào khởi nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ khắp cả nước. Cùng với đó, nhiều nhà khoa học, doanh nhân, kỹ sư, giảng viên đại học… người Việt ở nước cũng về nước cống hiến, khởi nghiệp

Zing đã có cuộc trò chuyện với một số startup, nhân tài người Việt, trong đó có người từng làm ở các công ty như Google, Amazon… để có được những góc nhìn về con đường phát triển khoa học, công nghệ, cũng như thu hút nhân tài trong lĩnh vực này

sub1.jpg


box1.jpg

Hùng Trần đánh giá việc phát triển kinh tế - xã hội dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là chiến lược khôn ngoan, nhiều nước trên thế giới cũng đang đẩy mạnh

Nhà sáng lập GotIt! lấy ví dụ đa số các công ty lớn nhất thế giới hiện nay là công ty công nghệ, từ lúc thành lập đến khi phát triển thành những công ty giá trị hàng đầu thế giới chỉ mất khoảng thời gian rất ngắn. Trong khi đó, đầu tư cho công nghệ không đòi hỏi nguồn lực quá lớn mà có thể mang lại giá trị rất cao

Tuy nhiên, Hùng Trần cho rằng cần phải xác định việc phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo là xây dựng được những sản phẩm công nghệ có giá trị cao, chứ không phải gia công về công nghệ để có lương cao hơn các ngành khác. Anh nhấn mạnh nếu không có sản phẩm sáng tạo đột phá, thì không bao giờ thay đổi được vị thế của nền kinh tế

Quote1.jpg


Để phát triển được khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nhà sáng lập GotIt! cho rằng Việt Nam cần chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng nghiên cứu, sáng tạo

“Phải có khả năng làm nên việc gì đó tốt hơn bất kỳ ai thì mới tạo thành đế chế, khi đó giá trị mới lớn”, anh nói

Hùng Trần cho rằng Việt Nam có thể theo đuổi một số lĩnh vực mới với thế giới, như trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ robot để vươn lên trong tương lai. Song song với đó, cần ứng dụng thành tựu khoa học, các nền tảng công nghệ của thế giới, để giải quyết những bài toán của xã hội đặt ra, sáng tạo ra những giá trị mới. Như vậy sẽ tạo ra các cơ hội để vươn lên so với các nước khác

sub2.jpg

box2_1_.jpg

Phạm Kim Cương cho rằng để tạo ra được những công ty như Google thì phải đi từ trường đại học. Ở Mỹ, các trường đại học khuyến khích nghiên cứu và đưa sản phẩm ra thị trường. Các trường cũng tạo điều kiện để thu hút các sinh viên giỏi, thu hút các nhân tài từ các nước trên thế giới

Anh nhấn mạnh muốn có đổi mới sáng tạo thì phải có nghiên cứu, muốn nghiên cứu thì phải có người giỏi. Việc đầu tiên là cần thu hút được nhân tài và hướng họ nghiên cứu giải quyết những vấn đề của cuộc sống

“Nhân tài của Việt Nam rất nhiều, làm thế nào để họ nghiên cứu nhiều hơn và ứng dụng vào thực tiễn thì sẽ đạt được những bước phát triển lớn”, anh nói

Quote2.jpg


Để giải bài toán nguồn lực đầu tư cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, Phạm Kim Cương cho rằng Chính phủ cần tạo điều kiện cho nhiều quỹ đầu tư của tư nhân, quỹ đầu tư mạo hiểm, đầu tư thiên thân, quỹ của Nhà nước… được hoạt động, tìm kiếm và đầu tư vào những công nghệ tiềm năng

“Giống như trong bóng đá, để sút vào cầu môn thì phải dẫn quả bóng từ cuối sân lên tới khung thành đối phương. Các quỹ đầu tư sẽ giúp quả bóng đi đến đích”, anh ví von

Cuối cùng, Phạm Kim Cương đánh giá Việt Nam có nhiều cơ hội và môi trường tốt để phát triển khoa học và công nghệ, có những mạng lưới hỗ trợ rất hữu ích. Anh mong muốn ngày càng nhiều người Việt ở nước ngoài cùng về cống hiến cho đất nước

sub3.jpg

box3.jpg

Tuấn Cao đánh giá thị trường Việt Nam đang trên đường hội nhập, có rất nhiều cơ hội để phát triển công nghệ. Đặc biệt, anh đánh giá Việt Nam rất có triển vọng trong lĩnh vực AI, bởi nó có ảnh hưởng rộng đến rất nhiều ngành và lĩnh vực. Là người có nhiều năm ứng dụng AI trong ý tế, Tuấn Cao cho rằng ứng dụng công nghệ y tế có thể giúp Việt Nam vươn lên trong lĩnh vực này trên thế giới

Anh Tuấn đánh giá Việt Nam có đội ngũ bác sĩ giỏi, dân số đông có thể phát triển những công nghệ y tế tiên tiến dành cho người châu Á. Công nghệ sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn, đưa ra phác đồ điều trị cho từng cá nhân, với cơ địa, thể trạng khác nhau

Quote3.jpg


Để doanh nghiệp Việt Nam có thể vươn lên mạnh mẽ, Tuấn Cao cho rằng phải nắm giữ công nghệ lõi. “Nếu không có công nghệ lõi thì một doanh nghiệp khác có thể dễ dàng bắt chước nhanh chóng, làm nhanh hơn”, anh nói

Nói về nguồn lực đầu tư cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, Tuấn cho rằng không nên quá lo lắng về tiền. Theo anh, khi có công nghệ tốt, thì các công ty của Mỹ, các quỹ đầu tư nước ngoài sẽ tự tìm đến và đổ nguồn tiền vào Việt Nam. Do đó, cần tập trung phát triển công nghệ song song với chọn những nhà đầu tư có tầm nhìn, đầu tư vào công nghệ từ giai đoạn còn “trứng nước”

Anh cũng đề xuất Chính phủ cần có những hành lang pháp lý, hệ thống quỹ chuẩn, tiêu chuẩn… tạo điều kiện cho phát triển khoa học, công nghệ. Cần có chính sách thuế ưu đãi để thu hút nhân tài, cạnh tranh so với các nước trong khu vực và trên thế giới

sub4.jpg


box4_1_.jpg

Để đẩy nhanh việc phát triển kinh tế số và đổi mới sáng tạo Việt Nam, Kevin Tùng Nguyễn cho rằng cần chú trọng 3 yếu tố là: Nền tảng giáo dục, tinh thần kinh doanh, môi trường tự do phát triển

Anh cho rằng cần có cải cách giáo dục, chú trọng đào tạo phục vụ nền kinh tế sáng tạo. Cần chuẩn bị cho nguồn nhân lực tương lai một tư duy mở để tiếp nhận những thay đổi và kiến thức mới về khoa học công nghệ

“Chính lực lượng này sẽ là nền tảng vững chắc cho quá trình phát triển kinh tế số, khoa học công nghệ và tư duy sáng tạo”, anh chia sẻ

Kevin Tùng Nguyễn cũng cho rằng cần có tinh thần kinh doanh là yếu tố quan trọng. Theo đó, doanh nghiệp không thể tồn tại nếu không có lợi nhuận, tuy nhiên lợi nhuận không phải là mục đích mà là kết quả của quá trình doanh nghiệp theo đuổi hiện thực hóa lý tưởng của mình. Nhờ có tinh thần kinh doanh, công ty sẽ dễ dàng tiếp thu những quy trình mới, những công nghệ mới trong quá trình kinh doanh, sản xuất

Quote4.jpg


Ngoài ra, anh cũng nhấn mạnh cần tạo môi trường tôn trọng khác biệt và tự do phản biện. Nếu thiếu một không gian tự do học thuật thì không có sáng tạo, khoa học và công nghệ không phát triển, sẽ không có kinh tế tri thức

Để thu hút nhân tài, Kevin Tùng Nguyễn cho rằng đất nước tạo môi trường mở với các chính sách rộng mở, tạo điều kiện để các du học sinh trở về và cống hiến. Có thể tự nâng cao năng lực cho hệ thống giáo dục đại học trong nước bằng cách mời nhà cung ứng giáo dục đại học nước ngoài vào mở chi nhánh hay chương trình lên kết hợp tác với trường trong nước

CEO JobHop cũng cho rằng cần tạo môi trường làm việc và mức lương hợp lý, thực hiện thêm nhiều chiến dịch định hướng tư tưởng, giúp sinh viên hiểu và cảm nhận được tầm quan trọng của việc quay về và cống hiến cho nước nhà là một lý tưởng cũng như sứ mệnh của mỗi công dân. Ông cũng mong muốn Nhà nước có các quỹ tạo điều kiện và hỗ trợ nhân tài về nước, từ đó hình thành động lực để du học sinh trở về và giảm tình trạng chảy máu chất xám

Hiếu Công
 
Bí thư Hà Nội muốn doanh nghiệp FDI công nghệ 'hội quân' tại Hòa Lạc cùng Vingroup, Viettel
Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ gợi ý các tập đoàn công nghệ cao nước ngoài cân nhắc đầu tư vào khu công nghệ cao Hòa Lạc - nơi Vingroup, Viettel... đã đặt hạ tầng sản xuất, nghiên cứu

bi-thu-tiep-dn-fdi-cnc.webp

Bí thư Hà Nội Vương Đình Huệ làm việc với đoàn doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực công nghệ cao

Chiều 19/1, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ có buổi làm việc với đoàn doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực công nghệ cao do ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC) dẫn đầu

Tại buổi làm việc, Chủ tịch KBC bày tỏ mong muốn có thể tận dụng những điều kiện lý tưởng của Hà Nội nhằm tạo tiền đề thu hút đáng kể nguồn vốn FDI trong thời gian tới

Trong khi đó, lãnh đạo Foxconn Việt Nam, Heesung Electronics, Goertek Technology, Mitac Computer, Luxshare ICT Việt Nam cho rằng những điều kiện thuận lợi của Hà Nội như có vị trí gần sân bay, nguồn nhân lực chất lượng cao... rất phù hợp các ngành nghề phát triển công nghệ cao

Phát biểu tại buổi làm việc, Bí thư Vương Đình Huệ khẳng định Hà Nội khuyến khích KBC đầu tư vào các khu công nghiệp của thành phố, vốn có dư địa lớn tại các huyện Sóc Sơn, Đông Anh... qua đó thu hút các doanh nghiệp nước ngoài tới sản xuất, làm ăn

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ cũng gợi ý các tập đoàn công nghệ cao nước ngoài cân nhắc đầu tư vào những khu vực công nghiệp sẵn có với nhiều thuận lợi cho hoạt động công nghệ cao, trong đó có khu công nghệ cao Hòa Lạc - là nơi Boeing, VinGroup, Viettel đã có hạ tầng sản xuất, nghiên cứu

Lãnh đạo Hà Nội cũng mong muốn các tập đoàn công nghệ lớn sẽ đặt trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D), trung tâm đổi mới sáng tạo tại Hà Nội tương tự như Samsung
 
Tư duy số hóa toàn diện xã hội sau Covid
Cách tốt nhất để đánh giá chính quyền số, kinh tế số và xã hội số là xem nó phản ứng như thế nào với những tình huống đặc biệt...

bo-truong-tttt.jpg

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh điều này khi phát biểu về cơ hội trong chuyển đổi số của các địa phương tại hội nghị trực tuyến đối thoại phát triển địa phương 2021 với chủ đề: “Thực thi mục tiêu phát triển trong trạng thái bình thường mới". Sự kiện do Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ tổ chức ngày 13/7/2021

PHẢN ỨNG NHANH VÀ HIỆU QUẢ HƠN VỚI NHỮNG THAY ĐỔI PHỨC TẠP

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, Covid thì giảm tiếp xúc, có khi giãn cách xã hội hoặc cách ly. Chính quyền số là chính quyền có khả năng cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến

"Do Covid nên không đến siêu thị, không mang quả vải thiều ra chợ bán được. Kinh tế số là các sàn thương mại điện tử, là giao hàng tận nhà, là quả vải thiều của bà con có thể bán đến mọi hộ gia đình Việt Nam", Bộ trưởng phân tích

Chuyển đổi số là nhằm làm cho chính quyền hiện đại hơn, thông minh hơn và có sức chống chịu cao hơn

Covid nên không đến cơ quan nhưng các nền tảng số sẽ giúp mọi người làm việc tại nhà, họp trực tuyến

Cũng do Covid nên học sinh không đi học trực tiếp được. Học trực tuyến là mức tối thiểu. Bộ trưởng cho rằng, mức cao hơn là chính quyền có cho phép 20-30% số môn được học online, thi online không? Nhà nước có cấp phép cho đại học số không để gần như 100% học online, thi online, ai ở đâu cũng được, học lúc nào cũng được, thực hành phòng Lab ảo, thi lúc nào cũng được và khi đủ tín chỉ, chứng chỉ thì cấp bằng

Covid thì hạn chế đến bệnh viện. Vậy có ứng dụng nào để người dân có thể tư vấn khám chữa bệnh từ xa không? Một người nông dân ở xã biên giới có thể tiếp cận online với bác sỹ chuyên khoa hàng đầu cả nước không? Nếu có, đó là xã hội số

Một người F0 sẽ bị truy vấn 14 ngày qua đã tiếp xúc những ai, đã đi qua những đâu. Nhưng làm sao mà người đó có thể nhớ nổi. Chính quyền có công nghệ truy vết nào giúp họ nhớ lại không? Đưa ra câu hỏi, người đứng đầu ngành Thông tin và Truyền thông cho biết, mạng di động sẽ ghi nhận họ đã đi qua các khu phố nào, QRC sẽ ghi nhận đã ra vào các cơ sở nào, Bluezone sẽ ghi lại các tiếp xúc gần

Việc truy vết sẽ trở nên đơn giản và chính xác, đỡ vất vả cả cho cả chính quyền và người dân. Truy vết nhanh và chính xác sẽ không phải giãn cách diện rộng, không phải cách ly, phong toả nhiều và vì thế, các hoạt động kinh tế- xã hội vẫn có thể diễn ra. Đó là chính quyền số

Ngoài ra, khi đi xét nghiệm, tiêm vaccine phải xếp hàng dài và chen chúc để đến lượt, để lấy giấy chứng nhận, nguy cơ lây nhiễm lại tăng cao hơn. Vậy có cách nào để đăng ký trước, đến giờ thì tới và cấp chứng nhận điện tử về xét nghiệm, tiêm vaccine qua điện thoại di động không? Nếu có, đó là chính quyền số

“Phản ứng nhanh hơn và hiệu quả hơn với những thay đổi nhanh, phức tạp và khó lường là dấu hiệu của quản trị hiện đại. Mỗi thách thức mới lại tạo ra một sự phát triển mới, đó là chính quyền thông minh. Chuyển đổi số là nhằm làm cho chính quyền hiện đại hơn, thông minh hơn và có sức chống chịu cao hơn”, Bộ trưởng nói

CHUYỂN ĐỔI SỐ ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC BÀI TOÁN HÓC BÚA

Covid-19 chính là cú huých trăm năm để đẩy nhanh chuyển đổi số. Việt Nam nên làm gì trong tình huống này để trở thành một trong số các quốc gia đi đầu về chuyển đổi số, để sau Covid sẽ xuất hiện ở một trạng thái mới- một xã hội được số hoá toàn diện

Để chuyển đổi số, 70% là quyết tâm chính trị, là quyết liệt triển khai của lãnh đạo, là tri thức của hệ thống chính quyền; còn công nghệ chỉ chiếm 30%

Kỷ nguyên số hoá đã bước vào giai đoạn ba, là giai đoạn số hoá tổ chức, số hoá theo chiều ngang, đưa toàn bộ hoạt động của tổ chức lên môi trường số, thay đổi cách vận hành, là chuyển đổi số

Hai giai đoạn trước gồm: giai đoạn một là số hoá thông tin và giai đoạn hai là số hoá qui trình, số hoá từng chức năng theo chiều dọc, ứng dụng công nghệ thông tin

Chuyển đổi số ở Việt Nam có sự khác biệt. Theo Bộ trưởng, đặc điểm lớn nhất của chuyển đổi số ở Việt Nam là ba trong một. Thực hiện chuyển đổi số cả tổ chức cùng với việc số hoá dữ liệu (như số hoá các văn bản lưu trữ), số hoá qui trình (như số hoá công tác tổ chức cán bộ, tài chính kế toán). Ba trong một cùng với việc sử dụng những công nghệ số mới nhất sẽ giúp công cuộc chuyển đổi số nhanh hơn và rẻ hơn

Vì giai đoạn một và hai chưa làm được nhiều nên Việt Nam có cơ hội ứng dụng những nền tảng số hiện đại nhất để đẩy nhanh chuyển đổi số

Để chuyển đổi số, 70% là quyết tâm chính trị, là quyết liệt triển khai của lãnh đạo, là tri thức của hệ thống chính quyền; còn công nghệ chỉ chiếm 30%. Sự thông minh của máy tính đầu tiên là do tri thức của hệ thống chính quyền. Những người xuất sắc nhất của chính quyền phải tham gia cùng người làm công nghệ

Chuyển đổi số là để giải quyết bài toán nan giải làm việc hybrid (nửa trên máy tính, nửa ngoài máy tính), rất khó kiểm soát hoạt động của nhân viên. Vì vậy, nhiệm vụ của chuyển đổi số là đưa mọi hoạt động của chính quyền lên môi trường số. Nhân viên sẽ làm việc chỉ trên một môi trường duy nhất, kết thúc giai đoạn hàng chục năm qua là nửa này nửa kia

Theo Bộ trưởng, một trong những việc quan trọng nhất của chính quyền là cung cấp dịch vụ công. Bởi vậy, việc đầu tiên của chính quyền online là 100% dịch vụ công lên online. Hiện nay, 60% dịch vụ công của các Bộ/ngành và địa phương đã lên online và mục tiêu là 100% vào cuối năm nay. “Địa phương nào muốn làm nhanh, trong 1-2 tháng đạt 100% dịch vụ công trực tuyến thì liên hệ với Cục Tin học hoá để được hỗ trợ”, Bộ trưởng nói

SỨC MẠNH TỪ CÁC NỀN TẢNG SỐ DÙNG CHUNG

Người Việt ứng biến nhanh nhưng kiến thức nền tảng thì ít chú ý. Các quyết định nhiều khi trực quan, ít dựa trên sở cứ và dữ liệu. Tuy nhiên, nếu mỗi chúng ta có một trợ lý am hiểu luật pháp và nghiệp vụ, làm việc 24/7 thì các tai nạn pháp lý, nghiệp vụ sẽ giảm thiểu. Đó là trợ lý ảo nhưng giao diện bằng ngôn ngữ nói tự nhiên thông qua điện thoại thông minh. Càng dùng nhiều thì trợ lý này sẽ càng thông minh và trợ giúp càng đắc lực

Một khó khăn khác của các địa phương cần tháo gỡ là đào tạo qui trình làm việc. Mỗi lần có thay đổi về qui định mới lại phải đào tạo, huấn luyện hàng chục, hàng trăm ngàn người

Các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam hoàn toàn có thể phát triển các nền tảng này. Vấn đề còn lại là chính quyền thay đổi, điều chỉnh thể chế để chấp nhận các mô hình vận hành mới trên không gian mạng

Tuy nhiên, nếu như làm việc trên một nền tảng số, các qui định và qui trình được tích hợp và mọi hoạt động đều diễn ra trên nền tảng này, thì cái hay quên nhất, dễ nhầm nhất là qui trình không bao giờ bị sai

Và khi có thay đổi, một qui trình mới chỉ cần lập trình lại nền tảng thì cả trăm ngàn người sẽ làm việc theo qui trình mới giống nhau, như đã qua cả năm đào tạo. "Đây cũng là cách tốt nhất để nâng cao mặt bằng của đội ngũ công chức, viên chức", Bộ trưởng nói

Một trong những yếu tố quyết định thành công và hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin là hãy biến nó thành một nền tảng làm việc của toàn bộ tổ chức. Quản trị thực thi sẽ rất khó thực hiện nếu như mọi người không làm việc trên một nền tảng số dùng chung

Với những khó khăn trong đào tạo tri thức chuyên môn, ông Hùng cho rằng, nếu có một nền tảng đào tạo online, mọi người có thể tự học, tự thi lúc rảnh rỗi thì vấn đề sẽ được giải quyết. Các địa phương cần có một nền tảng đào tạo trực tuyến

Vấn đề chuyển đổi số luôn cần phải hướng tới người dân. Việc xây dựng các nền tảng hỗ trợ người dân nên được coi là công việc của chính quyền. Trong chuyển đổi số chính quyền, nội dung quan trọng là chuyển đổi số đối tượng phục vụ

Theo Bộ trưởng, công khai thông tin để người dân có thể truy cập qua mạng là bước đầu tiên. Một trợ lý ảo để người dân có thể hỏi các vấn đề pháp lý, dịch vụ công là bước tiếp theo. Một nhà tư vấn ảo, để người dân đưa vào các thông tin, hỏi nên làm gì là chuyển đổi số mức cao…
 
Các nền tảng số dùng chung toàn quốc sẽ biến Vietnam thành một cơ thể thống nhất
Đây là thông điệp xuyên suốt trong bài phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tại sự kiện kết nối nền tảng khám chữa bệnh từ xa tới 100% huyện và ra mắt Trung tâm Công nghệ phòng chống Covid Quốc gia

Trung tâm công nghệ được thành lập ngày 4/6 và khai trương ngày 8/8 với sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ



Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại sự kiện

Đợt dịch thứ nhất, cách đây gần 20 tháng, chỉ có vài chục ca nhiễm F0 thì tất cả có thể đưa về Trung ương chữa trị. Nhưng đợt dịch thứ 4 này là hàng trăm nghìn ca nhiễm, lớn hơn hàng nghìn lần, thì không thể đưa về Trung ương được nữa. Các ca F0 hiện nay đang được điều trị tại các trung tâm y tế tuyến huyện. Và việc tư vấn chữa trị từ xa qua cầu truyền hình từ Trung ương tới các huyện là vô cùng quan trọng, nhiều khi là quyết định thành công

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hỏi tôi cách đây 5 ngày, còn bao nhiêu trung tâm y tế tuyến huyện chưa kết nối truyền hình, tôi trả lời còn trên 300 huyện, tức là khoảng 45% tổng số huyện, nhưng đa phần là các huyện khó khăn. Thủ tướng hỏi, có thể làm nhanh được không, tôi xin phép trả lời sau khi tham vấn Cục Viễn thông và các doanh nghiệp. Tình huống là rất khẩn cấp, cần phải làm rất nhanh. Tôi cũng không ngờ là Viettel và VNPT đều hứa quyết tâm làm trong 2 ngày, nhưng thực tế là 2,5 ngày thì xong, tức là ngày thứ Sáu 6/8/2021, thì 100% các trung tâm tuyến huyện tại Việt Nam đã được kết nối với các bệnh viện Trung ương. Không nhiều quốc gia trên thế giới có được điều này

Kết nối truyền hình để thực hiện TeleHealth tới huyện là mơ ước nhiều chục năm của ngành y tế. Nhưng mơ ước ấy lại được thực hiện trong 2,5 ngày. Nó được thực hiện là vì có quyết tâm chính trị từ cấp cao nhất. Nó được thực hiện là vì trong bối cảnh khẩn cấp, không ai còn lo cho bản thân mình. Nó được thực hiện là vì chúng ta có những doanh nghiệp Việt Nam, những doanh nghiệp nhà nước, có ý thức về trách nhiệm xã hội, trách nhiệm với đất nước, với nhân dân còn cao hơn cả lợi nhuận

Covid làm cho chúng ta nhận ra những tiềm năng vô hạn, những năng lượng lớn lao chưa được khai thác. Chuyện 10 năm có thể làm 1 năm, một tháng, cũng có thể 1 ngày. Vậy thì đất nước chúng ta tại sao lại không thể phát triển đột phá hơn, nhanh hơn ?

Trung tâm Công nghệ Phòng chống Covid Quốc gia cũng là một câu chuyện như vậy. Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các nền tảng công nghệ phòng chống Covid phải được dùng chung toàn quốc, dữ liệu phải liên thông, dữ liệu phải tập trung để Trung ương có thể nhìn thấy tình trạng dịch và việc triển khai phòng chống dịch trên toàn quốc, để có thể điều hành thống nhất, để có thể phân tích dữ liệu phục vụ cho việc ra quyết định nhanh và chính xác. Trước đây thì trăm hoa đua nở, nơi có, nơi không, mỗi nơi mỗi khác, dữ liệu không liên thông, báo cáo về Trung ương phải làm bằng tay và không cập nhật

Trong vòng chưa đầy 2 tháng, gần 1.500 tỷ thiết bị phần cứng được các doanh nghiệp tập trung về cho Trung tâm, gần 1.000 kỹ sư làm việc cho Trung tâm, 18 doanh nghiệp công nghệ số hàng đầu Việt Nam cung cấp hạ tầng và phát triển các nền tảng số chống dịch, 18 nền tảng số đã đưa vào khai thác, phục vụ cho tất cả các khâu chống dịch, từ sổ sức khoẻ điện tử, tới nhập cảnh, tới khai báo y tế, truy vết, cách ly, xét nghiệm, tiêm chủng, giám sát giãn cách xã hội, tư vấn hỗ trợ người bệnh, hỗ trợ người dân gặp khó khăn, cơ sở dữ liệu về người cao tuổi cần được ưu tiên tiêm vắc xin, cơ sở dữ liệu về những người vô gia cư, không giấy tuỳ thân cần trợ giúp... Mỗi ngày Trung tâm đang phục vụ 20 triệu người và tiến tới khi tất cả các tỉnh dùng thì sẽ là 100 triệu người

Nhanh như vậy, lớn như vậy, hiệu quả như vậy lại vẫn là do quyết tâm chính trị từ cấp cao nhất, là do bối cảnh khẩn cấp không còn ai lo cho riêng mình, không còn phân biệt của anh của tôi, là do có những doanh nghiệp Việt Nam yêu nước Việt Nam

Công nghệ số thì càng nhiều người dùng sẽ càng rẻ, càng dùng nhiều thì càng hoàn thiện, càng nhiều dữ liệu thì càng tạo ra nhiều giá trị. Bởi vậy mà nó chỉ phát huy hiệu quả khi là nền tảng dùng chung toàn quốc. Những nền tảng thiết yếu thì nên là đầu tư của Trung ương và dùng chung bắt buộc

Những bài học mà chúng ta có thể rút ra là: Nếu có quyết tâm chính trị từ người cao nhất và đội ngũ thực thi mang tính kỹ trị thì nhiều việc tưởng như không thể lại có thể; Doanh nghiệp Việt Nam thì bao giờ cũng yêu Việt Nam nhất, họ đang chờ Chính phủ, chờ đất nước giao cho họ những việc lớn lao hơn, những việc vĩ đại hơn để họ cống hiến và qua đó mà phát triển và trở lên vĩ đại; Chỉ những khi đặc biệt khó khăn, tình huống thật đặc biệt thì mới có những lời giải đặc biệt, mới xuất hiện những con người đặc biệt và những tổ chức đặc biệt; Các nền tảng số dùng chung toàn quốc sẽ biến Việt Nam thành một cơ thể thống nhất, chỉ như vậy mới có thể kiểm soát được tình hình trên diện rộng toàn quốc, mới có thể phản ứng nhanh, linh hoạt, hành động thống nhất và triệt để, và vì vậy mà có sức chống chịu cao; Với cái mới thì sự tự giác chỉ đến sau khi bắt buộc; Dữ liệu lớn và phân tích dữ liệu sẽ luôn chỉ ra cho chúng ta cả đường gần và gợi ý cho chúng ta đường xa phía trước

Xin trân trọng cảm ơn sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, sự quyết liệt của Thủ tướng, và niềm tin mà Thủ tướng đã đặt vào ngành TT&TT. Chúng tôi sẵn sàng nhận thêm những nhiệm vụ mới mà Thủ tướng giao, càng khó bao nhiêu, cành nặng bao nhiêu, càng thách thức bao nhiêu thì sẽ càng tạo ra sự phát triển cho lĩnh vực công nghệ số bấy nhiêu. Bởi vì, công nghệ số phát triển được là do người đặt ra bài toán nhiều hơn là bởi người giải bài toán. Và công nghệ số Việt Nam mà phát triển thì đất nước này cũng sẽ phát triển nhanh và bền vững

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng
 
Ưu tiên sử dụng sản phẩm, dịch vụ CNTT thương hiệu Việt
Để đẩy mạnh việc ưu tiên sử dụng sản phẩm, dịch vụ CNTT thương hiệu Việt, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ TT&TT chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Sản phẩm và dịch vụ CNTT thương hiệu Việt (Make in Viet Nam)”

Ứng dụng thương mại điện tử mở rộng thị trường trong và ngoài nước

Ngày 26/10, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 28 về tăng cường thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 03 ngày 19/5 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (gọi tắt là Cuộc vận động) trong tình hình mới

Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương cùng các cơ quan liên quan đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, vận động để người tiêu dùng trong và ngoài nước biết, hiểu, đánh giá đúng về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, khả năng sản xuất, kinh doanh. Tiếp tục thực hiện các giải pháp thích hợp để khuyến khích, định hướng tiêu dùng và vận động nhân dân tích cực sử dụng hàng Việt Nam

Đa dạng hóa các hoạt động tuyên truyền về cuộc vận động bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợp tới các cơ quan, đơn vị và tổ chức chính trị - xã hội, nhằm khuyến khích và ưu tiên thực hiện mua hàng Việt Nam khi có nhu cầu mua sắm bằng nguồn kinh phí thuộc ngân sách nhà nước

Cùng với đó, tiếp tục tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp Việt Nam nhận thức rõ vai trò, lợi ích và hiệu quả của việc tham gia Cuộc vận động, trách nhiệm nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ; thực hiện các cam kết bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng

Từng bước xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm, hàng hóa Việt Nam không chỉ tại thị trường trong nước mà còn từng bước vươn ra thị trường khu vực và thế giới; vận động các doanh nghiệp, người sản xuất, kinh doanh trong nước khi thực hiện các dự án, công trình thì ưu tiên mua sắm, sử dụng máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước đã sản xuất được và dịch vụ trong nước bảo đảm chất lượng

Ứng dụng thương mại điện tử trong công tác mở rộng thị trường trong và ngoài nước là 1 trong những nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai thời gian tới

Công bố thường xuyên, kịp thời danh mục quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia mới ban hành; thông tin chính thức về diễn biến thị trường, giá cả các mặt hàng thiết yếu, nhất là hàng hóa sản xuất trong nước trên các phương tiện thông tin đại chúng

Các bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan còn được yêu cầu rà soát các chính sách, đẩy mạnh công tác hỗ trợ doanh nghiệp trong các hoạt động xúc tiến thương mại, kích thích tiêu dùng hàng Việt Nam; thiết lập các kênh phân phối hàng hóa, phát triển thị trường nội địa; ứng dụng thương mại điện tử trong công tác mở rộng thị trường trong và ngoài nước; kiểm tra, kiểm soát thị trường; tăng cường các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tổ chức chương trình sản phẩm và dịch vụ CNTT “Make in Viet Nam”

Cũng tại Chỉ thị 28, Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương và cơ quan liên quan

Theo đó, Bộ Công Thương được yêu cầu tổ chức triển khai hiệu quả Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021 - 2025

Thực hiện hiệu quả các chương trình, đề án để đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phát triển công nghiệp hỗ trợ, tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ để nâng cao năng suất, năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam; hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi số thông qua ứng dụng thương mại điện tử để mở rộng thị trường bằng các kênh phân phối hiện đại, kết hợp với thanh toán điện tử và giao vận hiện đại....

Với Bộ TT&TT, Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động và các cơ quan liên quan chỉ đạo các cơ quan truyền thông, báo chí triển khai xây dựng các chương trình thường kỳ, các chuyên mục để quảng bá về sản phẩm, hàng hóa Việt Nam; cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, khách quan về tình hình thực hiện Cuộc vận động của các ngành, các cấp

Phối hợp với Bộ Công Thương xây dựng và triển khai các chương trình truyền thông về sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam. Chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan xây dựng Kế hoạch tăng cường và đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về cuộc vận động cho người Việt Nam ở nước ngoài


Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh việc ưu tiên sử dụng sản phẩm và dịch vụ CNTT thương hiệu Việt

Bộ TT&TT cũng có được giao chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Chương trình “Sản phẩm và dịch vụ CNTT thương hiệu Việt (Make in Viet Nam)” hàng năm nhằm đẩy mạnh việc ưu tiên sử dụng sản phẩm và dịch vụ CNTT thương hiệu Việt; hỗ trợ, tạo thị trường đầu tư, mua sắm các sản phẩm, dịch vụ CNTT cho các doanh nghiệp Việt Nam góp phần xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu Việt về CNTT

Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về mua sắm tài sản, hàng hóa của các cơ quan, đơn vị từ nguồn ngân sách nhà nước, bảo đảm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của Cuộc vận động

Một trong những nhiệm vụ của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là rà soát, bãi bỏ và cắt giảm thủ tục hành chính để tạo điều kiện cho sản xuất, lưu thông phân phối hàng hóa và tiêu dùng, chú trọng xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn phát triển sản xuất kinh doanh, hệ thống dịch vụ phân phối đưa hàng Việt Nam về nông thôn, vùng sâu, vùng xa để tạo điều kiện cho người tiêu dùng tiếp cận, lựa chọn mua sắm và sử dụng hàng hóa thương hiệu Việt
 
Gia nhập nền kinh tế iPhone

edigi_26178180.jpg

Ngày càng nhiều doanh nghiệp toàn cầu chuyển hướng đầu tư sang Việt Nam

Sự gia tăng quy mô của "nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới" gửi nhiều thông điệp cho kinh tế Việt Nam

Nhiều thông tin cho thấy Apple và các nhà cung ứng đang đàm phán để chuyển lắp ráp MacBook và đồng hồ thông minh sang Việt Nam

Thực tế, chuỗi cung ứng của Apple đã vào Việt Nam nhưng các nhà sản xuất, cung ứng mới chỉ sản xuất, lắp ráp các sản phẩm có giá trị gia tăng và mức độ phức tạp chưa cao. Vì vậy, gần đây, trong chuyến thăm và làm việc với Apple, Thủ tướng Chính phủ đã đề nghị Apple chú trọng đầu tư phát triển hoạt động kinh doanh tại Việt Nam và Việt Nam sẽ trở thành một trong những thị trường tiêu biểu của hãng này ở khu vực châu Á. CEO của Apple Tim Cook khẳng định sẽ tích cực xem xét đề nghị của Chính phủ Việt Nam về việc tăng số lượng nhà cung ứng nội địa và nâng tỉ lệ sử dụng dịch vụ, hàng hóa nội địa cao hơn trong các sản phẩm của Apple trong thời gian tới

Apple hiện không có nhà máy sản xuất trực tiếp tại Việt Nam nhưng có 31 nhà máy của các đối tác sản xuất thiết bị gốc tại 14 tỉnh, thành với khoảng 160.000 lao động. Các đối tác này chuyên sản xuất các cấu phần điện tử (bảng điện, camera, màn hình...) và lắp ráp hoàn thiện sản phẩm. Hầu hết các đối tác sản xuất cho Apple như Foxconn, Luxshare, Goertek, BYD... đều đã có nhà máy ở Việt Nam. Trong đó, đối tác chính của Apple là Foxconn đã đầu tư lần hơn 1 tỉ USD để mở rộng quy mô nhà máy sản xuất tại đây

f-studio_26179464.jpg

Việc mở rộng sản xuất và lắp ráp các sản phẩm mới của Apple như MacBook tại Việt Nam là việc sớm hay muộn

Đối tác lắp ráp đồng hồ thông minh cho Apple là Luxshare ICT có cả dây chuyền sản xuất ở Trung Quốc và Việt Nam. Việc lắp ráp ở Việt Nam đã được thực hiện từ thế hệ Watch 7 và sẽ tăng mạnh tỉ trọng ở phiên bản tiếp theo. Ước tính khoảng 60-70% đồng hồ Apple Watch 8 sắp ra mắt của Apple được sản xuất tại Việt Nam

Vì thế, việc mở rộng sản xuất và lắp ráp các sản phẩm mới của Apple như MacBook tại Việt Nam là việc sớm hay muộn. Vấn đề của Việt Nam là giải quyết những thách thức trong cắt giảm chi phí và tăng tính cạnh tranh cho các sản phẩm của Apple. Apple hiện chiếm 18% thị trường điện thoại thông minh tại Trung Quốc và Trung Quốc chiếm gần 1/4 doanh số toàn cầu của Apple. Vì Trung Quốc đóng vai trò tăng trưởng quan trọng nên Apple không dễ dàng từ bỏ thị trường này

p-9_261711146.png



Tuy nhiên, Việt Nam là một phương án “cộng thêm” với nhiều ưu thế cho Apple trong làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu. CEO Apple cũng nhận định, hãng này lập kỷ lục doanh số trong quý II nhờ các thị trường mới nổi như Brazil, Việt Nam và Indonesia. Thực tế, đại diện của Thế Giới Di Động cho biết, năm nay, doanh thu của Apple tại thị trường Việt Nam dự tính đạt khoảng 1,5-1,8 tỉ USD

Bà Đỗ Thị Thúy Hương, Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam (VASI), cho rằng trong bối cảnh chuyển dịch của chuỗi cung ứng toàn cầu và sự phân bổ rủi ro từ các nhà đầu tư không muốn tập trung vào một thị trường duy nhất, cộng với việc Trung Quốc thực hiện chính sách Zero Covid..., một số nhà đầu tư đã rục rịch chuyển sản xuất sang Việt Nam, trong đó có chuỗi cung ứng của Apple

Theo số liệu của World Bank, với mức vốn hóa thị trường vượt mốc 3.000 tỉ USD, Apple sẽ trở thành “nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới”, đứng trên cả Anh, quốc gia có GDP đạt 2.700 tỉ USD. Vì vậy, sự gia tăng quy mô của chuỗi cung ứng Apple gửi nhiều thông điệp đối với kinh tế Việt Nam. Đáng chú ý, vài năm trở lại đây, Việt Nam đang dần trở thành một trung tâm sản xuất công nghệ mới tại khu vực khi thu hút hàng loạt thương hiệu lớn như Samsung, Intel, LG, Nokia, Foxconn... Vì vậy, thêm một thương hiệu lớn toàn cầu như Apple sẽ làm tăng vị thế của ngành công nghiệp điện tử trong nước trên bản đồ công nghiệp điện tử thế giới

p-10_261712825.png


Ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài, đánh giá các doanh nghiệp công nghệ, điện tử lớn toàn cầu vào Việt Nam sẽ mang lại giá trị lan tỏa, thu hút sự tham gia của các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng, đóng góp cho sự phát triển của công nghiệp điện tử Việt Nam

Xu hướng ngày càng nhiều doanh nghiệp toàn cầu chuyển hướng đầu tư sang Việt Nam không phải là tạm thời, mà mang tính chiến lược và lâu dài. Sự dịch chuyển sản xuất của tập đoàn công nghệ khổng lồ như Apple sang Việt Nam được dự báo sẽ ảnh hưởng tích cực đến hệ sinh thái gia công phần cứng, chuỗi cung ứng cũng như môi trường đầu tư ở Việt Nam

Thêm vào đó, Việt Nam sẽ sớm gia nhập “nền kinh tế iPhone” với nhiều nguồn lợi cụ thể, đặc biệt khi doanh nghiệp trong nước gia nhập chuỗi cung ứng cho Apple. Theo Credit Suisse, ước tính Apple trả cho các công ty Đài Loan từ 100-150 USD mỗi chiếc iPhone cho chi phí linh kiện và lắp ráp. Theo đó, hoạt động sản xuất iPhone mang lại doanh thu từ 17,9- 26,9 tỉ USD cho các công ty Đài Loan. Tương tự như vậy là khoản tiền khổng lồ cho các đối tác đến từ Nhật, Hàn Quốc với những đơn hàng về màn hình, chip
 
Top