What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Cờ Vây kinh tế Malaysia

LOBBY.VN

Administrator
Vị CEO có dòng dõi trâm anh thế phiệt quyền lực nhất Malaysia

nazirrazak.jpg

Nazir Razak

Ông đã trở thành một trong những người quyền lực nhất tại Malaysia mà không nhờ vào một dòng họ có đến 3 người từng làm Thủ tướng

Nazir Razak không có vẻ ngoài và cách hành xử của một “ông vua con”, thế nhưng có lẽ số phận đã sắp đặt ông vào một gia đình cực kỳ danh giá và quyền lực

Vị CEO 45 tuổi của CIMB, tập đoàn ngân hàng lớn thứ 2 tại Malaysia, được giới đầu tư biết đến như con cháu dòng dõi “trâm anh thế phiệt”

Tại Malaysia, người ta biết về ông trong vai trò vị Bộ trưởng Tài chính không chính thức cho Thủ tướng Najib Razak của Malaysia. Cha của họ là ông Tun Abdul Razak, Thủ tướng thứ 2 của Malaysia sau khi nước này giành được độc lập

Bên ngoài khu vực Đông Nam Á, nhiều người có thể chưa bao giờ nghe đến tên ông hay CIMB. Ông đã xây dựng nên tập đoàn ngân hàng lớn mạnh như hiện nay nhờ hàng loạt các vụ thâu tóm trên khắp khu vực

Lần gần nhất, ông đã mua lại bộ phận ngân hàng đầu tư từ Ngân hàng Hoàng gia Scotland (RBS), ngân hàng thuộc quyền kiểm soát của chính phủ Anh ở mức giá rất hợp lý. Ông nói: “Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng khoảnh khắc này sẽ đến, đó là khi CIMB có thể mua được một tài sản ở mức giá như vậy"

Tầm ảnh hưởng của ông Razak trong khu vực khiến khách hàng và đối thủ vô cùng ngưỡng mộ. Giới chuyên gia ngân hàng đầu tư tại Hồng Kông và Singapore khẳng định cần phải theo sát từng động thái của ông và CIMB gần như chắc chắn sẽ trở thành một đại gia ngân hàng có khả năng “làm mưa làm gió” trong khu vực

Thế nhưng tại đất nước được xếp hạng thứ 60 trong bảng xếp hạng về chỉ số minh bạch quốc tế, người ta không khỏi hoài nghi rằng tiềm lực tài chính và quyền lực của ông từ đâu mà có. Những người Malaysia có mối liên hệ mật thiết với phe đối lập hoặc đã thua thiệt trong kinh doanh với tập đoàn CIMB cho rằng những gì ông có được chẳng qua nhờ mối liên hệ mật thiết với các thành viên trong chính phủ

Ông Razak không phủ nhận rằng trong vai trò CEO của một tập đoàn ngân hàng lớn, ông có mối quan hệ nhất định với nhiều chính trị gia nhưng thực ra bất kỳ một lãnh đạo công ty nào cũng vậy. Ông nói: “Chúng tôi đang điều hành một doanh nghiệp thành công và chúng tôi không liên quan đến mảng tối của chính trị. Nhưng phải khẳng định việc có các mối quan hệ với chính trị gia chẳng phải điều gì xấu”

Tính đến ảnh hưởng của Razak với Thủ tướng Malaysia, chưa thể nói liệu yếu tố gia đình mang đến lợi ích hay cản trở con đường sự nghiệp của ông. Ông khẳng định: “Tôi có một gia đình với nhiều sự ràng buộc, nhưng tôi không cho rằng ảnh hưởng của tôi đối với vị Thủ tướng hiện tại lớn hơn so với nhiều vị Thủ tướng trước, nếu bạn muốn tìm hiểu cho thật kỹ. Mối quan hệ tôi đang có xuất phát từ vị thế CEO của tập đoàn ngân hàng tôi đang quản lý nhiều hơn với gia đình”

Ông còn chỉ ra anh trai ông mới chỉ lãnh đạo đất nước từ năm 2009 trong khi ông đã quản lý CIMB suốt từ năm 1999. Ông phàn nàn: “Tôi dám chắc mọi người đều đã quên đi sự thật hiển nhiên đó”

Trong cuộc sống đời thường, người ta luôn thấy một doanh nhân Razak trầm tính, ăn nói nhỏ nhẹ và nụ cười hiền. Thế nhưng quy mô ngân hàng CIMB mà ông đã mở rộng suốt từ năm 2004 không hề tầm thường. Tổng số nhân viên ngân hàng tăng từ 1.000 lên 40.000 và bảng cân đối kế toán từ 4 tỷ USD lên 95 tỷ USD, nó cho thấy tham vọng của người đứng đầu lớn thế nào

Trong căn phòng nhỏ bé, đơn giản tại văn phòng của tập đoàn ngân hàng CIMB ở ngoại ô Kuala Lumpur nơi ông đang tiếp phóng viên, người ta nhìn thấy một bức ảnh đen trắng khổ lớn với hình ảnh về ngày thành lập của tập đoàn ngân hàng năm 1974. Ban đầu đó là liên doanh giữa ngân hàng nông nghiệp của chính phủ và ngân hàng địa phương Sanwa Bank, ngân hàng Barings Brothers và London Multinational Bank

Tại buổi lễ, có rất nhiều người Malaysia, người theo đạo Hindu và người nói tiếng Anh. Khi đó, cha của Razak chủ trì buổi khai trương. Ngài cựu Thủ tướng này chính là người đưa ra chính sách phân biệt chủng tộc nhưng ủng hộ cho người thiểu số tại Malaysia cho đến tận bây giờ vẫn còn gây ra rất nhiều tranh cãi

Trong khi đó, Nazir Razak, người có giọng lai Anh và Malaysia luôn chuộng sự đa dạng. Ông đề cao đội ngủ nhân viên và quản lý đa dạng của tập đoàn ngân hàng CIMB: “Sự đa dạng là bản chất của chính chúng tôi, hãy nhìn vào đội ngũ làm việc ở đây - những công dân quốc tế”

Đồng nghiệp, bạn bè và cả đối thủ ngưỡng mộ lối suy nghĩ có sự kết hợp của cả yếu tố Đông Nam Á và phương Tây trong ông. Khi 13 tuổi, ông đến học tại trường Oundle School ở Northamptonshire chứ không phải trường London School of Economics. Lựa chọn trường học của ông cũng cho thấy nét tính cách riêng: “Tại trường Oundle, mọi hoạt động đều phải tuân theo kỷ luật chặt chẽ, từ giờ giấc ăn ngủ cho đến những gì được phép làm trong ngày. Với sự tự do thái quá ở London, tôi cảm thấy không tin tưởng chính mình”

Giới chuyên gia ngân hàng và đầu tư khắp châu Á luôn đề cao sự chăm chỉ, thông minh và phong cách làm việc chuyên nghiệp của ông

Ông Hugo Young, chuyên gia tại Aberdeen Asset Management, quỹ quản lý tài sản của Anh hiện đang nắm 10% cổ phần tại CIMB, chỉ ra dù ông Razak có dòng dõi cao quý nhưng ông đã tự thân phấn đấu để leo lên từng nấc thang trong tập đoàn ngân hàng CIMB: “Ông ấy đã xây dựng được uy tín cho bản thân và phấn đấu vươn lên theo cái cách mà rất ít người Malaysia làm được”

Trong họ tộc của Razak, cả anh trai, bố và chú của ông đều từng làm Thủ tướng Malaysia. Ông còn có mối quan hệ rất thân tình với Azman Mokhtar, người điều hành quỹ thịnh vượng Khazanah hiện kiểm soát CIMB và hệ thống tiền lương hưu tại Malaysia. Vợ của Razak là con gái của một cựu thống đốc Ngân hàng Trung ương

Đáng lo lắng, những mối quan hệ chặt chẽ với thành viên cao cấp trong chính phủ như trên tiềm ẩn mối họa lớn với tương lai của Razak nếu sau cuộc bầu cử sắp tới, đảng cầm quyền không giành được chiến thắng

Ông Razak khẳng định ông điều hành công ty để phục vụ cho quyền lợi cổ đông và xét từ phương diện đó, yếu tố chính trị không phải đáng bận tâm. Ông đã không còn liên quan đến việc ông nhưng trong suy nghĩ, ông vẫn rất quan tâm và tin tưởng vào khả năng Malaysia sẽ tiến hành cải tổ hợp lý. Ông tin chính phủ cần phải mạnh tay chống tham nhũng, tạo lập thị trường tự do hơn, giảm bớt kiểm soát với doanh nghiệp

Nazir Razak

Nơi sinh: Selangor, Malaysia, tháng 11/1966

Học vấn: Trường Oundle, Cambridgeshire ở Anh; bằng cử nhân kinh tế, chính trị tại University of Bristol; bằng thạc sỹ tại Cambridge University.

Sự nghiệp: Năm 1989 ông bắt đầu làm việc tại ngân hàng Commerce International Merchant Bankers Berhad (nay là ngân hàng đầu tư CIMB), bộ phận huy động vốn, niêm yết và tư nhân hóa.

Năm 1993: Ông chuyển sang bộ phận môi giới và thăng tiến lên chức giám đốc điều hành

Năm 1996: Ông trở về làm việc tại ngân hàng đầu tư CIMB

Năm 1999: Ông đảm nhiệm chức vụ CEO tại ngân hàng đầu tư CIMB

Năm 2006: Ông trở thành CEO của tập đoàn ngân hàng CIMB

Cuộc sống gia đình: Ông đã kết hôn và có hai con

Sở thích: Fan hâm mộ của đội bóng Chelsea
 
Last edited:
Cựu Thủ tướng Malaysia muốn xây nhà giá rẻ ở Hà Nội

Cựu Thủ tướng Malaysia Abdullah Ahmad Badawi đã dẫn đầu một đoàn nhà đầu tư sang Việt Nam tìm cơ hội. Lĩnh vực mà họ quan tâm là nhà giá rẻ, nhà ở xã hội

Theo đó, các doanh nghiệp Malaysia bày tỏ mong muốn được đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực nhà ở xã hội và đề nghị phía Việt Nam sẽ tạo điều kiện hỗ trợ về đất đai cũng như hỗ trợ người mua nhà được vay với giá ưu đãi

Theo ông Abdullah Ahmad Badawi, ở Malaysia có sự gắn kết chặt chẽ giữa Chính phủ, ngân hàng và người mua nhà, và có sự cam kết. Nếu người mua không trả tiền, thì ngân hàng sẽ phải trả tiền để dự án có thể hoàn thành

Chính phủ yêu cầu các ngân hàng phải dành 10% để cho vay mua nhà thu nhập thấp với lãi suất ưu đãi. Đất thì được Chính phủ cho không với điều kiện 50% nhà ở phải để cho người thu nhập thấp, và cần có sự phối hợp giữa người dân và ngân hàng để người dân có thể mua

Người mua nhà có thể trích một phần lương hàng tháng để trả và Ngân hàng cho vay cũng rất an toàn vì người mua nhà chỉ phải trả bằng 1/2 giá của thị trường

Ông Badawi bày tỏ, nếu tập trung phát triển nhà ở tại hai thành phố là Hà Nội và TP HCM sẽ làm tăng gánh nặng hạ tầng cho hai thành phố này, nhất là vấn đề đất đai ở trong TP rất giới hạn

Theo ông Badawi, Việt Nam nên xây dựng đô thị vệ tinh đảm bảo điều kiện sống tốt, và nhà nước có thể hỗ về giao thông để người dân thuận tiện trong việc đi lại. Điều đó sẽ giải quyết được các thách thức, như giảm ùn tắc giao thông ở đô thị, và điều kiện sống của họ cũng sẽ tốt hơn

Đánh giá cao những chia sẻ của phía Malaysia, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết, Việt Nam đang tìm kiếm các nguồn vốn đầu tư của nước ngoài, như nguồn vốn ODA, mở cửa cho các DN nước ngoài tham gia phát triển nhà ở. Phía Việt Nam sẽ hỗ trợ tối đa, cũng như chuẩn bị các quỹ đất để các DN Malaysia nhanh chóng có mặt trên thị trường nhà ở Việt Nam

Từ nay đến năm 2015 Việt Nam cần khoảng 250 nghìn căn hộ cho người thu nhập thấp ở khu vực ĐT, đặc biệt là tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, nhưng hiện tại mới đáp ứng được hơn 40 nghìn căn hộ

Duy Anh
 
Last edited:
Bất ngờ... Malaysia

kualalumpurmalaysiaphotos2_zps1ff7915f.jpg

Nhiều người tin rằng Trung Quốc là nhà đầu tư hàng đầu của châu Á vào lục địa đen. Tuy nhiên, báo cáo chính thức của UNCTAD công bố ngày 26-3 vừa qua đưa ra một cái tên đầy bất ngời: Malaysia

Mốc thời gian gần nhất UNCTAD tiến hành khảo sát về các đầu tư hàng đầu trên thế giới ở châu Phi là vào năm 2011. Malaysia đứng thứ 3, sau Pháp và Mỹ, đẩy Trung Quốc và Ấn Độ lần lượt xuống vị trí thứ 4 và thứ 5. Số tiền đầu tư vào lục địa đen thời điểm năm 2011 là 19,3 tỷ USD, trong khi con số này của Trung Quốc 16 tỷ USD và Ấn Độ 14 tỷ USD

Các nhà đầu tư Malaysia rót tiền vào khá nhiều lĩnh vực từ khai thác tài nguyên, bất động sản, vận tải biển đến dịch vụ tài chính, ngân hàng, khách sạn, giải trí… Những cái tên đình đám nhất của Malaysia trên đất châu Phi có thể kể đến như: Công ty Dầu khí Petronas hay Tập đoàn kinh doanh đa ngành nghề Sime Darby

Việc quốc gia Đông Nam Á đứng đầu danh sách các quốc gia châu Á đầu tư vào lục địa đầy tiềm năng xuất phát từ rất nhiều lý do. Về sức hấp dẫn của thị trường, theo tờ Wall Street Journal, các quốc gia như Mauritius (nơi có nhiều nhà đầu tư Malaysia và Trung Quốc) có các chính sách thu hút vốn rất ưu đãi

Cuối năm 2010, có 27.500 doanh nghiệp kiểm soát số tài sản hơn 400 tỷ USD hoạt động tại Mauritius. Chỉ mất 2 tuần và 10.000 USD để có thể thành lập một công ty tại quốc gia châu Phi này. Các công ty, tập đoàn nổi tiếng như JP Morgan Chase, Citigroup, PepsiCo… được hưởng các mức thuế khá thấp, lần lượt là 0,06%, 0,25% và 1,19%. Trong khi đó, về phía Malaysia, chính phủ nước này hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước rất nhiều

Từ những năm 1990, chính sách thúc đẩy hợp tác kinh tế Nam-Nam, cùng nhau phát triển vì lợi ích chung đã được Kuala Lampur hết sức quan tâm. Chính sách này có thể so sánh với khái niệm “đôi bên cùng có lợi” của Trung Quốc áp dụng tại châu Phi: không can thiệp vào công việc nội bộ của một quốc gia, cho vay với lãi suất thấp…

Tuy nhiên, Malaysia dường như có lợi thế hơn với Trung Quốc trong cuộc cạnh tranh đầu tư vào châu Phi khi Kuala Lampur không gặp nhiều “điều tiếng” như Bắc Kinh trong kinh doanh. Dư luận các quốc gia châu Phi không hài lòng với mối hợp tác đầy tranh cãi giữa Trung Quốc-Sudan (khi chưa còn chia tách thành Nam Sudan và Sudan như ngày nay) khi số tiền Trung Quốc đổ vào khai thác dầu tại quốc gia châu Phi này lại được chính phủ nước này dùng để mua vũ khí của Trung Quốc trong cuộc xung đột tại Dafur

Trong khi đó, tại nhiều quốc gia châu Phi khác, người dân bản địa bất mãn do mất việc làm vào tay lao động Trung Quốc. Hiện có hơn một triệu người Trung Quốc làm việc tại châu Phi, gấp hàng chục lần con số của khoảng 1 thập niên trước. Tình trạng bóc lột lao động của các ông chủ Trung Quốc cũng là một vấn đề gặp phải nhiều sự bất bình…

Rất nhiều chuyên gia kinh tế đã đánh giá cao Malaysia bởi với việc nhận thức và nắm bắt tốt các cơ hội kinh doanh, Malaysia đang cho thấy sự đúng đắn trong chính sách đầu tư và có một chỗ đứng ổn định tại một thị trường đang ngày càng trở nên ngột ngạt bởi sự cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia hàng đầu thế giới

Đỗ Cao
 
Last edited:
Anthony Tan của Grab
Từ thiếu gia “ngậm thìa vàng” đến ông chủ ứng dụng tỷ đô

Anthony Tan làm thế nào để đưa Grab, một startup thành lập trong nhà kho trở thành ứng dụng được ưa chuộng hàng ngày như ngày nay ?

Để gắn kết tất cả dịch vụ, công ty ra mắt công cụ thanh toán GrabPay năm 2016, giúp việc thanh toán trở nên thuận tiện hơn và cho phép người dùng ứng dụng sử dụng điểm để mua các dịch vụ khác. Dự kiến, Grab có thể đem về 1 tỷ USD doanh thu năm 2018

CEO Anthony Tan có phong thái ấm áp, dễ tiếp cận nhưng kỳ thực, anh chính là con cháu trong một gia đình Malaysia xuất chúng. Tan Hooi Ling, đồng sáng lập Grab, gặp Anthony trong một sự kiện của Harvard. Cô nhận xét Anthony là người hướng ngoại, ăn mặc chỉn chu và biết tất cả những người nên biết trong phòng

Anthony Tan là con út trong gia đình Tan Heng Chew, Chủ tịch Tan Chong Motor, công ty lắp ráp và phân phối xe Nissan tại Đông Nam Á. Cha của anh tin vào việc dạy dỗ nghiêm khắc nên Tan đã làm việc tại dây chuyền lắp ráp và được theo cha đến các cuộc họp với những ông chủ liên đoàn khó tính, giúp anh được tiếp xúc với một thế giới khác. Nhờ đó, dù là con nhà giàu có, Anthony lại gây ấn tượng nhờ tinh thần làm việc. Đối với Tan Hooi Ling, Anthony là “một trong những người chăm chỉ nhất tôi từng gặp bất chấp lợi thế không nhỏ từ gia đình”. Foo Jixun, đối tác tại công ty đầu tư mạo hiểm GGV, đơn vị dẫn đầu vòng gọi vốn Series B trị giá 15 triệu USD của Grab, lại nhìn thấy ở Tan đam mê thú vị dù anh sinh ra đã “ngậm thìa bạc trong miệng”

Ý tưởng về Grab (tên gốc là MyTeksi) nảy ra khi hai sinh viên họ Tan ngồi cạnh nhau trong lớp học MBA. Nếu như các dịch vụ gọi xe như Uber hay Didi Chuxing tập trung vào kết nối cung - cầu giữa hành khách và tài xế, Anthony và Hooi Ling lại nghĩ khác: cải thiện an toàn. Giới taxi Malaysia thời điểm ấy mất uy tín vì một số “con sâu làm rầu nồi canh”. Hiểu được nguy cơ khi đi một mình trong khu vực, Grab cho phép khách hàng chia sẻ hành trình chuyến đi theo thời gian thực

Danh sách cổ đông của Grab gồm nhiều cái tên sáng giá như Masayoshi Son của SoftBank, Cheng Wei của Didi Chuxing, tuy nhiên startup không thể có ngày nay nếu không có nhà đầu tư đặc biệt, chính là mẹ của Anthony Tan, bà Khor Swee Wah. Tan, người từng giữ chức Giám đốc tiếp thị tại Tan Chong Motor trước Grab, ban đầu đưa ý tưởng đến cha mình nhưng bị từ chối và thúc giục nối nghiệp gia đình. Trong khi đó, mẹ của anh muốn hỗ trợ con trai nên ủng hộ tài chính và cùng anh đi đến các cuộc họp với nhà đầu tư vào những ngày đầu

Với vị thế của Grab hiện tại, Tan vẫn khiêm tốn không gọi đây là “thành công” mà dùng từ khác: “bắt đầu cất cánh”. “Thành công là gì? Không có điểm dừng nào cả. Chúng tôi luôn tìm nhiều cách để đột phá bản thân”, Tan nói. Mỗi ngày với Grab cũng là thử thách, không chỉ đến từ các nhà quản lý (Grab đang gặp trở ngại tại Singapore sau khi thôn tính mảng kinh doanh tại Đông Nam Á của Uber) mà còn đến từ các đối thủ, chẳng hạn Go-Jek, một dịch vụ gọi xe của Indonesia. Cho tới hiện tại, Go-Jek mới chỉ hoạt động tại thị trường quê nhà nhưng đã thông báo kế hoạch triển khai tại Thái Lan và Việt Nam

Song có lẽ thách thức lớn nhất mà Grab đang gặp phải, cũng như các startup khác khi đạt đến mốc phát triển nào đó, chính là làm thế nào để duy trì đà tăng trưởng. Khailee Ng, đối tác tại 500 Startups, công ty đầu tư vào Grab từ năm 2014, cho biết: “Mọi startup lớn, từ Facebook, Tencent cho đến Alibaba, đều cân nhắc nên phát triển, mua, hợp tác hay đầu tư khi bắt đầu lớn mạnh. Đây chính là giai đoạn hiện tại của Grab”

Quản lý một công ty đa quốc gia cũng cần nhiều kỹ năng khác biệt so với điều hành một startup nhỏ. Nó ngược lại với những ngày đầu khi mọi người đều “biết khi ai đó đi toilet vì chúng tôi ngồi chung một bàn”, Tan hài hước. Grab hiện có 5.000 nhân viên

Khi tuyển dụng, Grab tìm kiếm những người có 4 tố chất: khao khát, khiêm tốn, chân thành và có trái tim. Trong một cuộc phỏng vấn, đồng sáng lập Tan Hooi Ling thừa nhận công ty đã có những sai lầm trong tuyển dụng và rút kinh nghiệm từ nó. Như nhiều lãnh đạo doanh nghiệp khác, Tan cũng có quyết định khó khăn khi đưa người ngoài có năng lực vào, xếp họ ở vị trí cao hơn những người cộng tác với anh từ đầu

Cả hai nhà sáng lập Grab đều dành phần lớn thời gian trên đường. Tan và Hooi Ling góp mặt trong danh sách những người trẻ có ảnh hưởng lớn nhất trong kinh doanh 40 Under 40 của Fortune năm 2018, còn Anthony được nêu tên trong 100 người sáng tạo nhất trong kinh doanh của Fast Company

Để đi được đến đây, Tan đã phải trải qua một con đường rất dài. Ban đầu, Tan còn phải gõ từng chiếc taxi một để thuyết phục tài xế tải ứng dụng Grab. Anh nhớ lại: “Chú ơi cho cháu cơ hội đi, chắc chắn thu nhập của chú sẽ tăng”. Chúng tôi thực sự đang cầu xin họ. Có lẽ trong 10 tài xế tôi tiếp cận, chỉ có 2 người đồng ý”

Tan cũng không có kế hoạch rút lui khỏi thị trường. “Tôi sinh ra ở Đông Nam Á, đây là nhà của tôi. Tôi sẽ sống và chết ở đây”


Du Lam
 
Malaysia, Trung Quốc đồng ý khôi phục dự án đường sắt
- Sau nhiều tháng đàm phán, Malaysia và Trung Quốc hôm nay đồng ý khôi phục dự án xây dựng tuyến đường sắt trị giá hàng tỷ đô la sau khi giảm gần 1/3 chi phí


Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad
Sau khi lên nắm quyền với chiến thắng kinh ngạc vào tháng 5 năm ngoái, Thủ tướng Malayisa Mahathir Mohamad tuyên bố sẽ đàm phán lại hoặc hủy các dự án mà ông gọi là “không công bằng” với Trung Quốc, được thông qua dưới chính quyền tiền nhiệm Najib Razak

Với dự án đường sắt dài 688km, hai bên đồng ý sẽ giảm chi phí từ 65,5 tỷ ringgit (16 tỷ USD) xuống 44 tỷ (10,7 tỷ USD), Reuters dẫn thông báo của văn phòng Thủ tướng Mahathir cho biết

“Việc giảm giá này chắc chắn sẽ có lợi cho Malayisa và giảm nhẹ bớt gánh nặng lên hệ thống tài chính của đất nước”, thông báo khẳng định. Các thông tin cụ thể sẽ được công bố vào đầu tuần sau

Tháng 1 năm nay, Reuters dẫn các nguồn tin nói rằng nhà thầu dự án là Công ty TNHH Xây dựng truyền thông Trung Quốc (CCCC) đã đề xuất giảm gần một nửa giá xây dự án mang tên tuyến đường sắt bờ Đông

Tháng 3 vừa qua, đại diện của Malaysia tham gia đàm phán, ông Daim Zainuddin nói rằng thỏa thuận có thể bao gồm những yếu tố thương mại có lợi cho các nước Đông Nam Á, nhưng không cho biết thông tin cụ thể

Bình Giang
 
Thủ tướng Malaysia "Sẽ dùng công nghệ Huawei nhiều nhất có thể"
Ông Mahathir Mohamad nói không quan tâm tới lệnh cấm của Mỹ và sẽ tận dụng công nghệ của Huawei càng nhiều càng tốt

Thủ tướng Malaysia, Mahathir Mohamad hôm nay kêu gọi Mỹ nhượng bộ trong các tranh chấp với Trung Quốc, bao gồm cả việc gây sức ép lên Huawei - hãng smartphone lớn thứ hai thế giới. Ông cũng cảnh báo đàm phán thất bại có thể dẫn đến các xung đột về quân sự giữa hai nước

"Huawei đã đạt được những tiến bộ to lớn về công nghệ so với Mỹ", ông Mahathir nói tại hội nghị thường niên Tương lai của châu Á tại Tokyo (Nhật Bản) do Nikkei tổ chức. Mỹ từ lâu đã có khả năng nghiên cứu và phát triển công nghệ mạnh mẽ nhưng theo Thủ tướng Malaysia, nước này cần phải chấp nhận sự thật rằng những tiến bộ của công nghệ có thể được tìm thấy ở cả phương Đông

"'Nếu tôi không đi trước, tôi sẽ cấm bạn, tôi sẽ gửi tàu chiến' - Đó không phải là cạnh tranh", ông Mahathir nhấn mạnh. "Đó là một sự đe dọa"

Mỹ gần đây đưa Huawei vào danh sách đen thương mại - hệ quả của cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. Chính quyền của ông Trump coi Huawei là "rủi ro với an ninh quốc gia", ra lệnh cấm công ty Trung Quốc mua các bộ phận và linh kiện từ công ty Mỹ từ 15/5. Sau đó, hàng loạt công ty hạn chế hoặc ngừng kinh doanh, trong đó có Google, Microsoft, Qualcomm, Intel, ARM...

a1-7423-1559208449.jpg

Ông Mahathir Mohamad tại hội nghị thường niên Tương lai của châu Á

Nhiều quốc gia khác như Nhật Bản, Australia và New Zealand đã áp dụng các biện pháp tránh sử dụng thiết bị của Huawei khi giới thiệu các mạng di động mới. Tuy nhiên, ông Mahathir cho rằng Malaysia sẽ không làm theo cách này

"Những nghiên cứu của Huawei vượt ngoài khả năng của Malaysia. Chúng tôi vì vậy sẽ tận dụng công nghệ của họ nhiều nhất có thể", ông nói và cho biết không quan tâm tới các cáo buộc về hoạt động gián điệp vì "chúng tôi là những người cởi mở"

Tun Mahathir bin Mohamad (93 tuổi) là Thủ tướng thứ 7 của Malaysia kể từ khi nước này giành được độc lập khỏi Anh năm 1957. Trước đó, ông đã giữ cương vị Thủ tướng thứ tư của Malaysia từ 1981 đến 2003. Mahathir được ghi nhận vì những nỗ lực chống tham nhũng và cải thiện tài chính của chính phủ, bao gồm cả việc đàm phám giảm chi phí cho một dự án đường sắt với Trung Quốc

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung gây ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế của Malaysia, đặc biệt là sản lượng xuất khẩu của nước này. Theo Nikkei, Mahathir luôn tìm cách duy trì quan hệ kinh tế với Trung Quốc - một đối tác thương mại quan trọng. Tuy nhiên, ông cũng từng lên tiếng chống lại những bành trướng về quân sự của chính quyền Bắc Kinh ở Biển Đông

Tuấn Hưng
 
Top