What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

EHC Vietnam

LOBBY.VN

Administrator
EHC Vietnam
EHC.vn là nhóm kỹ sư thuần chất kỹ thuật, với sứ mệnh là ứng dụng công nghệ thông tin để giúp xã hội tốt đẹp hơn, nâng cao chất lượng sống của người dân. Nhiệm vụ trước mắt là tự lực sản xuất các phần mềm y tế đạt đẳng cấp quốc tế và phù hợp với điều kiện Việt Nam. Góp phần đưa CNTT - viễn thông trở thành công cụ đắc lực của các bác sĩ, phòng khám, bệnh viện trong công tác phòng bệnh và chữa bệnh. Gián tiếp góp phần nâng cao sức khỏe cho nhân dân, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh, cắt giảm chi phí y tế

Thấu hiểu sứ mệnh trên, giúp chúng tôi thấy được ý nghĩa của công việc, cảm nhận được niềm vui của công việc để có động lực lớn lao hoàn thành sứ mệnh của mình. Giúp chúng tôi có ham muốn làm việc, tinh thần làm việc kiên trì, không biết đến mệt mỏi, làm việc với tinh thần hoan hỉ và vui sướng ... Đó là trạng thái tinh thần cần thiết để có thể vượt qua hàng loạt khó khăn, giải quyết khối lượng công việc khổng lồ. Đó là lý tưởng cần thiết để thu hút những bộ não kỹ thuật xuất sắc nhất, với lòng cống hiến cao nhất. Làm việc chỉ vì lợi nhuận, vì lợi ích bản thân sẽ không thể tạo ra trạng thái tinh thần như vậy, không thể tạo ra động lực phi thường như vậy, không thể thu hút những con người như vậy

Đây không phải là hoạt động sản xuất, kinh doanh đơn thuần, mà là gánh vác sứ mệnh cao cả trên. Nghĩ như vậy nên chúng tôi phải dốc hết toàn lực để hoàn thành sứ mệnh đó. Từ khi nhận ra sứ mệnh của mình, chúng tôi quyết tâm sâu sắc rằng từ đây trở đi phải sống hết lòng vì sứ mệnh của mình. Lợi nhuận, sự giàu có không phải là mục tiêu, mà là hệ quả tất yếu sẽ đến khi chúng tôi hoàn thành sứ mệnh của mình. Để hoàn thành có thể mất 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa nhưng mục tiêu trên không thay đổi

Duy tâm một chút, khi làm việc vì xã hội, cũng là đang tích lũy phúc đức cho mình. Tu nhân tích đức thì vận may và hạnh phúc tăng lên, vận hạn và đau khổ giảm đi, đó cũng là điều mọi người đều mong muốn có được

Chúng tôi coi mỗi sản phẩm phần mềm là một "đứa con tinh thần", nên chúng tôi cải tiến sản phẩm hàng ngày. Chúng tôi coi mỗi phản hồi của khách hàng, là thời cơ để cải tiến sản phẩm tốt hơn. Làm sao để khách hàng phải thốt lên "thật may mắn khi được giới thiệu sử dụng các phần mềm này" là mong muốn của Ehealthcare Vietnam Group


Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan

'Nền công nghiệp y tế Việt Nam vẫn còn yếu, hầu như là zero'

"Trong cuộc trao đổi với Thủ tướng Phạm Minh Chính, chúng tôi đã nhận ra rằng nền công nghiệp y tế của Việt Nam vẫn còn yếu, hầu như là zero. Do đó, tôi cho rằng đây chính là cơ hội cho các nhà đầu tư", nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan chia sẻ

Vu%20KHoan.webp


Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan


Trong gần 2 năm qua, trên toàn cầu, đại dịch Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của hơn 5 triệu người, làm đứt gãy chuỗi cung ứng, nhiều ngành nghề kinh doanh bị tê liệt, hàng triệu doanh nghiệp bị phá sản, hàng trăm triệu người mất việc làm, người nghèo càng nghèo thêm. Thế giới đã buộc phải chi ra hơn 100 nghìn tỷ USD để ứng phó với đại dịch khủng khiếp này

Cộng hưởng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, đại dịch đã làm thay đổi mau lẹ những ngành nghề, phương thức và hành vi kinh doanh, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành trật tự kinh tế mới với những nguyên tắc, nguyên lý và lực đẩy mới

Tại hội thảo trực tuyến "Những thay đổi của thế giới: Cơ hội, thách thức và giải pháp thích ứng đối với doanh nghiệp Việt Nam" do Tạp chí Nhà Đầu tư tổ chức sáng nay (18/11), nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan đã có chia sẻ gợi mở khá dài về chủ đề này

Trước các mối đe dọa phi truyền thống đối với thế giới hiện nay, nguyên Phó thủ tướng chỉ ra 5 hệ lụy

Một là, quá trình chuyển đổi sang trạng thái mới và sự phục hồi kinh tế sẽ diễn ra không đồng đều ở mọi quốc gia, lĩnh vực. Quá trình này sẽ tùy thuộc vào những diễn biến tiếp theo của đại dịch, thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra; quy mô và mức độ tác hại của chúng gây ra; tiềm lực và khả năng điều hành của mỗi quốc gia; sự đồng thuận và văn hóa ứng xử của mỗi dân tộc cũng như diễn biến của quan hệ quốc tế nói chung trong công cuộc đối phó với những mối đe dọa chung

Hai là, tuy chưa bùng phát khủng hoảng kinh tế - tài chính trên phạm vi toàn cầu song không thể loại trừ mối đe dọa này, bởi ước tính thế giới đã phải tung ra một lượng tiền khổng lồ để ứng phó kèm theo các gói cứu trợ kinh tế - xã hội lên tới 100.400 tỷ USD

Hơn nữa kinh tế thế giới đang phải đối mặt với hai xu hướng trái chiều nhau. Trong khi một số sản phẩm như nhiên liệu, năng lượng gia tăng tạo nên nguy cơ lạm phát lớn thì nền kinh tế lại xuất hiện những biểu hiện đình trệ do cầu giảm vì thu nhập của của phần lớn dân cư thuyên giảm đáng kể

Ba là, bên cạnh những khó khăn về kinh tế, thế giới sẽ phải đối mặt với rất nhiều bất ổn về xã hội không kém phần nghiêm trọng như công ăn việc làm, nạn đói nghèo, di dân, thất học, sức khỏe tinh thần…

Bốn là, rơi vào đúng thời điểm cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra, các mối đe dọa phi truyền thống nói trên vô hình trung đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động cũng như lối sống, làm ăn, học hành theo hướng kinh tế số và kinh tế xanh…

Có thể nói, chúng ta đang chứng kiến quá trình hình thành một nền kinh tế mới, một lối sống, một phương thức làm ăn lẫn quản lý xã hội và cả phương thức chiến tranh mới

Năm là, đại họa vô hình trung đã làm sống lại chủ nghĩa đa phương mà những sự kiện lớn vừa diễn ra như G-20, COP-26, APEC… là những biểu hiện. Các chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu sẽ từng bước được nối lại với những sự điều chỉnh tùy theo lợi thế so sánh mới và sự tập hợp lực lượng mới

Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan cho rằng Việt Nam cũng đang dần chuyển sang trạng thái mới theo tinh thần vừa tiếp tục đối phó với dịch bệnh vừa khôi phục hoạt động bình thường an toàn linh hoạt. Ông cho biết một chương trình tổng thể theo hướng này dường như đang được tích cực soạn thảo và tại kỳ họp thứ hai của Quốc hội khóa mới, các đại biểu cũng đã thảo luận sôi nổi về những vấn đề này

"Chương trình tổng thể nên linh hoạt với các kịch bản khác nhau chứ không thể chỉ có một phương án cứng nhắc. Ngoài ra, hi vọng rằng lĩnh vực xã hội theo nghĩa rộng sẽ được đề cập đậm nét hơn bình thường vì tác động của các mối đe dọa phi truyền thống đối với lĩnh vực này rất nặng nề và lâu dài có thể ảnh hưởng ngược lại về chính trị an ninh và kinh tế - tài chính", ông Vũ Khoan đánh giá

Ông cũng cho rằng việc xử lý những vấn đề ngắn hạn trong vài ba năm tới cần được gắn bó chặt chẽ với chủ trương cơ bản và lâu dài về tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam. Đại dịch và tình trạng biến đổi khí hậu càng thúc đẩy mạnh mẽ thêm kinh tế số, kinh tế xanh cũng như các lĩnh vực liên quan tới bảo vệ sức khỏe con người

"Chúng ta rất cần bắt nhịp và tận dụng những xu hướng này. Các mối đe dọa phi truyền thống đồng thời cũng bộc lộ rõ thêm những điểm yếu của mọi quốc gia, kể cả Việt Nam", nguyên Phó thủ tướng nhấn mạnh

Ông cũng cho biết: "Trong cuộc trao đổi với Thủ tướng Phạm Minh Chính, chúng tôi đã nhận ra rằng nền công nghiệp y tế của Việt Nam vẫn còn yếu, hầu như là zero. Do đó, tôi cho rằng đây chính là cơ hội cho các nhà đầu tư"

Bên cạnh đó, nguyên Phó thủ tướng cũng cho rằng các đại đô thị và cả các khu công nghiệp tập trung lớn cũng chịu tác động nặng nề nhất từ dịch bệnh và biến đổi khí hậu. Trong quá trình điều chỉnh quy hoạch vùng đang diễn ra hiện nay cần tính đến điều này

Trần Đại Thắng
CEO: 0776699668
Email: thangtd@ehcgroup.vn
 
Last edited:
Lấy bệnh nhân làm trung tâm
Quy mô thị trường y tế Việt Nam là đầy tiềm năng cho một nền y tế chăm sóc sức khỏe dựa trên nền tảng số, nhưng y tế số hóa lại chịu thách thức lớn về sự kết nối, cần sự chuyển dịch của các mô hình truyền thống, từ cải tiến quản lý đến đột phá về cách thức tiếp cận dịch vụ theo xu thế lấy bệnh nhân làm trung tâm

Tiềm năng y tế Việt Nam nói chung và y tế kết nối số (digital healthcare) có thể thấy qua giá trị tăng trưởng của ngành này với tổng chi tiêu y tế hơn 16 tỉ USD năm 2017 (ước tính từ nguồn BMI, IMF, ADB), tương đương 7,2% GDP. Mức tăng trưởng kép (CAGR) giai đoạn 2017- 2021 khoảng 12,5%, theo đó ước tính giá trị chi tiêu cho y tế vào năm 2020 đạt 21 tỉ USD

Đi cùng với tăng trưởng giá trị thị trường là xu hướng xã hội hóa y tế và sự phát triển của hệ thống y tế tư nhân. Điển hình nhất gần đây là việc bốn bệnh viện “siêu hạng” gồm Bạch Mai, Việt Đức, Bệnh viện K và Chợ Rẫy được thí điểm tự chủ toàn diện. Rất nhiều bệnh viện tại TP.HCM cũng đang tiến đến tự chủ hoàn toàn, nhiều nơi tại các tỉnh thành cũng đang phát triển cơ chế bệnh viện tự chủ

Các bệnh viện tư nhân ở các thành phố lớn không ngừng tăng về số cơ sở mới lẫn chất lượng điều trị, đã và đang cạnh tranh trực tiếp với các bệnh viện công – là những cơ sở y tế vốn có thương hiệu, nguồn lực hạ tầng và đội ngũ nhân viên y tế giỏi. Bên cạnh đó, các mô hình hợp tác công tư (PPP) y tế ngày càng đa dạng; mô hình nhượng quyền cũng ngày càng phổ biến cùng với hàng loạt chuỗi bệnh viện tư đang mở rộng độ phủ: nổi bật như Hoàn Mỹ, Tâm Trí, Phương Châu, Xuyên Á, Mỹ Đức…

Tất cả việc gia tăng đầu tư y tế, cải thiện chất lượng dịch vụ theo yêu cầu đổi mới của Bộ Y tế, cùng với cơ chế giá phí mới đã áp dụng càng làm cho sự cạnh tranh của ngành y tế nóng lên vài năm gần đây


"Chính sách quốc gia về e-health là hướng đến một hệ thống y tế vận hành và tích hợp trên nền tảng số hóa, tạo ra được trải nghiệm chăm sóc sức khỏe dựa vào bệnh nhân và kết quả điều trị có chất lượng tốt"

Sự cạnh tranh tất yếu dẫn đến xu thế chăm sóc y tế dựa vào giá trị (value based care), theo đó khái niệm bệnh viện - phòng khám nên được xem là “tổ chức cung ứng dịch vụ y tế” theo nghĩa rộng, lấy bệnh nhân làm trung tâm là yêu cầu thay đổi sống còn của các cơ sở y tế

Như vậy kết nối là sự cần thiết: Kết nối nguồn nhân lực y tế - đang có khuynh hướng dịch chuyển công - tư; kết nối mô hình vận hành “kinh doanh”, chia sẻ nguồn bệnh theo chuyên khoa, theo dõi - chuyển bệnh nhân qua lại; kết nối thanh toán… Tất cả sẽ khó thông suốt nếu không thể chia sẻ dữ liệu người bệnh và các nguồn dữ liệu khác

Dữ liệu lớn (big data) trong y tế và ưu tiên chính sách e-health. Ngành y tế rất giàu về số liệu, giàu hơn nhiều ngành khác do đặc thù ghi nhận toàn bộ dữ liệu cá nhân, thông số bệnh tật và cần lưu trữ kỹ lưỡng để theo dõi, chia sẻ… Vậy làm gì để dữ liệu trở nên hữu dụng cho quá trình điều trị bệnh nhân đồng thời thúc đẩy phát triển ngành?

Dữ liệu lớn trong y tế chia làm nhiều nguồn, từ dữ liệu có cấu trúc số hóa qua bệnh án điện tử (structured EHR), các ghi chú lâm sàng chi tiết khó hệ thống (unstructured clinical notes), các hình ảnh chẩn đoán/điều trị (medical imaging) cho đến dữ liệu gene (genomic ) và các dữ liệu khác như dịch tễ học, hành vi bệnh nhân…

Tại Việt Nam, các thảo luận gần đây đều dẫn đến một nhu cầu cần có sự thống nhất và chuẩn hóa dữ liệu, được kê khai - ghi nhận và sử dụng được cho việc cải tiến chất lượng điều trị y tế và kết nối số về dữ liệu chăm sóc sức khỏe

Tại Việt Nam với sự đa dạng nguồn bệnh, các can thiệp y khoa, nhưng dữ liệu thông tin bệnh viện (HIS) lại rất sơ khai. Đó thật sự là một “mỏ dầu” chưa được khai thác hiệu quả. Chúng ta sẽ làm gì, chuẩn bị thế nào trong xu hướng dữ liệu lớn này hay chờ đợi các đại gia toàn cầu tham gia khai thác và chia sẻ

Thách thức lớn và đầu tiên nằm ngay ở cách nhìn nhận việc xây dựng dữ liệu bệnh viện tại Việt Nam, mỗi nơi một hệ thống HIS, thiếu chuẩn đồng bộ, thiếu hệ thống lưu trữ ghi nhận. Bên cạnh đó, ngay cả tại các quốc gia có chính sách e-health và số hóa y tế sớm đồng bộ, thách thức của “big data” trong ngành y tế vẫn hiện diện: các yếu tố như định dạng dữ liệu (data format); nguồn dữ liệu khác biệt, biến động liên tục và tương quan theo thời gian trong quá trình điều trị

Thách thức còn ở việc chuyển đổi các ghi chú lâm sàng khó dữ liệu hóa; hoặc trong xử lý các hình ảnh y khoa - thông tin - chỉ dấu sinh học - phân tích tương tác di truyền genomic, chuẩn hóa dữ liệu lâm sàng...

Tuy nhiên các thách thức trên dường như đang ổn dần nhờ vào kỹ thuật thời số hóa, với trí tuệ nhân tạo (AI) hay máy học (machine learning) phân tích các hình ảnh y khoa, công nghệ blockchain, các dụng cụ đeo y tế cảm ứng và các ứng dụng kết nối trên di động…

Như vậy nhu cầu của y tế “kết nối số hóa” sẽ là bước ngoặc lớn với ngành y và cả xã hội: bức tranh kết nối số hóa của ngành y tế Việt Nam đang tiến triển thế nào trong thời số hóa (digitalized) hiện nay? Thiết nghĩ, các nguyên tắc ưu tiên của nhà nước nên làm cho một chính sách y tế kết nối “e-health”, đó là

"Ngành y tế rất giàu về số liệu do đặc thù ghi nhận toàn bộ dữ liệu cá nhân, thông số bệnh tật và lưu trữ kỹ lưỡng, vậy làm gì để khai thác "mỏ dầu" này trở nên hữu dụng để thúc đẩy phát triển ngành ?"
Chính sách quốc gia e-health là một hệ thống y tế vận hành và tích hợp trên nền tảng số hóa, tạo ra được trải nghiệm chăm sóc sức khỏe dựa vào bệnh nhân và kết quả điều trị có chất lượng tốt

E-health đưa ra ba mục tiêu chính: Bệnh nhân nên được hỗ trợ, thông tin rõ ràng và tương tác chủ động với bệnh của họ; nhân viên y tế có các công cụ đưa ra được quyết định hiệu quả nhất với các phương tiện trị liệu mà họ được đào tạo bài bản; và tổ chức chăm sóc y tế có năng lực chuyên môn cho việc quản lý hiệu quả và minh bạch, có kế hoạch cho cả dịch vụ chăm sóc y tế và kinh doanh

8 nguyên tắc chi tiết cho các mục tiêu trên, nên là

1. Lấy bệnh nhân làm trung tâm: là các cam kết trị liệu có hiệu quả cao, sử dụng hệ thống công nghệ cho phép nhân viên y tế chủ động hơn trong vận hành và tạo ra kết quả lâm sàng tốt nhất

2. Quản lý đầu tư hiệu quả trên nguyên tắc tách bạch nhưng có cơ chế phối hợp qua các đánh giá, kiểm toán về chuyên môn, nhà quản lý kinh doanh và nhà đầu tư. Muốn vậy cần cơ chế quản lý hiệu quả về tài chính, chi phí, nhà cung ứng và quy trình mua hàng – nhà thầu cho cơ sở y tế

3. Tìm đối tác theo ưu tiên chiến lược, nguồn lực, chi phí, giá trị đầu tư, dịch vụ và kỹ thuật… để có thể ứng dụng kỹ thuật chăm sóc tiên tiến và hiệu quả nhất

4. Đánh giá, đo lường an toàn - chất lượng điều trị qua thiết kế cấu trúc và quản lý của hệ thống công nghệ thông tin

5. Đáp ứng chuẩn hóa thông tin, thúc đẩy cho việc tinh giản bộ máy và tăng khả năng tương tác vận hành, giảm chi phí và nâng cao chất lượng

6. Bảo mật thông tin của bệnh nhân và nhân viên y tế, điện tử hóa thông tin thay cho việc lưu trữ truyền thống hiện nay

7. Cấu trúc số cần đảm bảo việc chuyển tiếp các chương trình e-health cách nhanh gọn, ổn định để công việc kinh doanh của bệnh viện diễn ra bình thường trong bất kỳ điều kiện nào

8. Linh động và gợi mở cho sự thay đổi, gắn kết được văn hóa của sự thay đổi từ lãnh đạo về cải tiến kỹ thuật, quản lý, cung cấp dịch vụ, tiếp cận tổng quát về “tái thiết kế” chăm sóc y tế

Nguyễn Thành Danh
 
Last edited:
Phần mềm cho y tế - Cần thị trường cạnh tranh

- Chỉ có thể xem y tế như một loại hình dịch vụ thì mới có thị trường cạnh tranh và việc ứng dụng công nghệ thông tin nhờ đó mới có thể mang lại hiệu quả cao

Cho đến nay việc triển khai công nghệ thông tin (CNTT) tại các bệnh viện, cơ quan y tế được xem là một lĩnh vực đặc thù. Tính đặc thù này tạo ra một sân riêng cho các nhà cung cấp phần mềm trong nước vì sản phẩm chủ yếu “may đo” để phù hợp với quy trình của mỗi đơn vị. Việc đầu tư cho hệ thống CNTT mới dừng lại chủ yếu ở nhu cầu đơn giản hoá các thủ tục hồ sơ, cải tiến quy trình khám chữa bệnh và nâng cấp trình độ quản lý bệnh viện

Khác biệt giữa cung – cầu

Số lượng doanh nghiệp cung cấp giải pháp cho ngành này hiện nay không nhiều, nổi bật có thể kể như:

- Alibobo HIS, CIS, LIS, PACS của công ty cổ phần công nghệ EHC Vietnam http://ehc.vn

- Medisoft của Links Toàn Cầu

- FPT.eHospital của FPTSoft

- Ykhoa.net của công ty điện toán y khoa Hoàng Trung

- VIMES của công ty phần mềm y tế Việt Nam

- Labsoft của công ty Lập & Bảo

- Vietcan, SaLan chuyên về quản lý phòng khám, xét nghiệm y khoa…

Vài năm nay có thêm hệ thống quản lý thông tin y tế phường xã CSC của HSP, quản lý bệnh viện eMED, phần mềm OIC của công ty Nhật Hải, HTS.Hospital…

Tính ra số lượng công ty mới tham gia vào thị trường này trong vài năm qua không nhiều. Những doanh nghiệp có thâm niên hàng chục năm cũng chưa mấy thành công về phương diện kinh doanh

TS Lương Chí Thành, viện trưởng viện Công nghệ thông tin cho biết, các cơ sở y tế vẫn đang chủ yếu sử dụng các phần mềm quản lý nhân sự, vật tư tài chính, công văn…

Hiện có khoảng 65% bệnh viện công đang ứng dụng phần mềm báo cáo thống kê Medisoft 2003. Một số phần mềm quản lý tổng thể bệnh viện do các công ty tin học xây dựng đã triển khai thành công tại khoảng 20% bệnh viện. Về chủ trương, ngành y tế dành khoảng 1% tổng kinh phí để phát triển ứng dụng CNTT và đầu tư cho các chương trình, dự án trọng điểm nhưng thực tế còn nhiều bất cập

Đến nay chưa có hạ tầng mạng WAN để đảm bảo cho việc triển khai cơ sở dữ liệu y tế quốc gia. Bộ chưa có kho cơ sở dữ liệu chung của ngành để đáp ứng cho việc quản lý. Chính vì cơ sở dữ liệu manh mún và thiếu đồng bộ nên khó có thể phát huy được thế mạnh của CNTT

Xem y tế như dịch vụ

Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và giải pháp phần mềm cho biết, thị trường y tế tiềm năng và là nơi những phần mềm lớn của nước ngoài khó thể đáp ứng. Tuy nhiên việc tham gia kinh doanh tại đây không dễ dàng vì đây không phải là ngành cạnh tranh, nên các đơn vị đầu tư không chịu sức ép của thị trường như các doanh nghiệp. Việc ứng dụng chủ yếu để quản lý chứ chưa nhằm phục vụ khách hàng như mô hình của doanh nghiệp

Chính vì thế khả năng bứt phá là rất khó. Nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xoay trở nhiều năm nhưng chưa thấy hướng kinh doanh khả quan. Chính vì vậy, sau nhiều năm số doanh nghiệp kinh doanh chuyên nghiệp ở thị trường này không mấy phát triển. Không có nhiều doanh nghiệp đủ khả năng đi đường dài vì lo ngại đầu tư vào các hệ thống CNTT công thiếu tính khả dụng

Ông Nguyễn Quang Đức, công ty CSC chuyên cung cấp phần mềm quản lý thông tin y tế phường xã HSP, cho biết mỗi trạm y tế chỉ có 3 – 5 nhân sự phải thực hiện nhiều báo cáo, trong khi đây là đơn vị tiếp xúc trực tiếp với người dân. Để thực hiện dữ liệu đồng bộ và chất lượng, nhà cung cấp phần mềm rất khó khăn trong việc hệ thống hoá thông tin từ các tuyến địa phương, khối lượng công việc lớn dễ nhầm lẫn và yếu trong khâu phân tích, xử lý

Ông Vương Quang Hậu, phó giám đốc trung tâm phần mềm y tế giáo dục, công ty phát triển phần mềm FPT (FIS Soft) nhận xét, so với nhiều năm trước, các bệnh viện hiện đã xem ứng dụng CNTT là quan trọng và có những đầu tư tương xứng

Nếu trước đây các bệnh viện tư linh hoạt hơn bệnh viện công thì khoảng cách này không còn khác biệt nhiều. Khó khăn nhất là tình trạng quá tải bệnh nhân, tạo áp lực lớn trong công việc làm cho họ khó toàn tâm toàn ý cho việc triển khai CNTT

Phần mềm CNTT cho ngành này hiện đòi hỏi không chỉ phục vụ quản lý hay chuyên môn, mà phải đảm bảo kết chuyển số liệu theo chương trình báo cáo thống kê chung của bộ Y tế. “Trong tương lai khi mức độ ứng dụng CNTT của toàn ngành đạt mức cao hơn, thì yêu cầu liên thông dữ liệu là điều tất yếu, đảm bảo khả năng mở rộng và kết nối dễ dàng với dữ liệu chung của toàn ngành”

Theo TS Thành, trong khi hệ thống các cơ sở y tế ngoài công lập rất năng động ứng dụng CNTT để cung cấp dịch vụ y tế và quản lý nội bộ thì các tổ chức, bệnh viện công đang tụt hậu bởi nhiều hạn chế do thiết kế tổng thể ứng dụng CNTT còn thiếu hoặc chất lượng không cao

Các chuẩn thông tin y tế chưa hoàn chỉnh, đồng bộ vì vậy nhiều đơn vị đã không thành công, chưa kết nối được bảo hiểm y tế vì chưa thể thống nhất mã bệnh nhân, mã bảo hiểm trên phạm vi ứng dụng toàn quốc

“Chưa có quy định về trách nhiệm của lãnh đạo chuyên trách công nghệ thông tin trong các đơn vị lại thiếu nguồn lực đầu tư cho ngành, thiếu chuẩn thông tin, đã dẫn đến những yếu kém về ứng dụng CNTT trong cho toàn ngành”, theo TS Thành

Tuyết Ân
 
Last edited:
Chiến lược hệ sinh thái IT

Người ta cho rằng, có lẽ đối thủ xứng tầm của IPad không phải là những hãng sản xuất phần cứng truyền thống có tên tuổi như Samsung, Motorola, Toshiba, HP, RIM hay HTC

Chiến lược hệ sinh thái (Ecosystem Strategy) là chiến lược theo đó các thành phần trong môi trường kinh doanh của 1 doanh nghiệp như khách hàng, đối tác, các sản phẩm, và bản thân doanh nghiệp,...đều có mối liên hệ qua lại và lớn mạnh cùng nhau, xây dựng nên 1 “hệ sinh thái” chung

Hiện nay, câu hỏi lớn nhất của những người quan tâm đến giới công nghệ là: “Ai có đủ khả năng đánh bại Apple ?”. Người ta cho rằng, có lẽ đối thủ xứng tầm của IPad không phải là những hãng sản xuất phần cứng truyền thống có tên tuổi. Samsung, Motorola, Toshiba, HP, RIM hay HTC thật khó để có thể chiếm được 1 chỗ đứng vững chắc trong lãnh thổ của Apple

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đồng ý quan điểm rằng: Thách thức lớn nhất hiện nay của “gia đình nhà Táo” chính là ông lớn trong ngành bán lẻ trực tuyến, Amazon với chiếc máy tính bảng Kindle Fire

Cuộc đua đổi mới đang ngày càng khốc liệt, chỉ đưa ra những sản phẩm tuyệt vời không còn là điều đảm bảo cho thành công của mỗi doanh nghiệp

Do vậy, có lẽ những hạn chế của Kindle Fire như bộ nhớ hạn chế, bộ xử lý khá kém cỏi và việc thiếu 1 chiếc camera thời trang cũng không quá quan trọng. Điều cốt lõi ở đây không còn là 1 sản phẩm tốt mà thực chất nằm ở những trải nghiệm tuyệt vời do các nhà cung cấp mang lại

Sự thay đổi trọng tâm từ sản phẩm sang trải nghiệm là vấn đề của mọi ngành nghề, trải dài từ đồ điện tử tới xây dưng, từ truyền thông đến khai khoáng. Những doanh nghiệp dẫn đầu là những hãng có thể kết nối tốt những lời chào hàng với thế giới riêng của khách hàng

Trong quá khứ, lối tiếp cận “tập trung vào sản phẩm “ thành công là nhờ khả năng khai thác triệt để thương hiệu, năng lực sản xuất, phân phối,….nhằm đưa ra những sản phẩm tốt với giá hợp lý nhất

Tuy nhiên hiện nay, những kẻ chiến thắng lại là những công ty chú tâm vào gây dựng những mối quan hệ với cả người tiêu dùng lẫn các đối tác nhằm xây dựng 1 cộng đồng chung, 1 “hệ sinh thái” chung, nơi các thành phần có cùng suy nghĩ, quan điểm, viễn cảnh và lợi ích

Ví dụ: Khi Apple mở rộng thị trường từ máy nghe nhạc cầm tay sang điện thoại di động, công ty đã tích hợp trong iPhone không chỉ công nghệ tiên tiến cũng như những phần mềm mạnh mẽ (ứng dụng trong iPod) mà còn là 1 kho nhạc khổng lồ cùng hệ thống cung cấp thêm nhạc cho người dùng (iTunes)

Ý tưởng đó không hẳn liên quan đến những chi phí chuyển đổi của khách hàng (người dùng vẫn có thể nghe iPod trong khi sử dụng điện thoại của Nokia) mà hơn thế, mục đích chính là tận dụng những mối liên hệ đã được xây dựng từ trước với khách hàng nhằm tạo lợi thế cho những sản phẩm ra sau (thông qua bộ sưu tập nhạc trên iTunes, Apple đã biến iPhone đáng giá hơn trong mắt khách hàng)

Bằng việc giữ nguyên những trải nghiệm ấn tượng của người dùng từng có với iPod, Apple đã mang tới cho iPhone 1 bước đà hoàn hảo

Trong nỗ lực nhằm chạy đua với từng sản phẩm đơn lẻ, phần lớn các đối thủ của Apple đã bỏ qua những sợi dây liên hệ quan trọng trong chiến lược phát triển sản phẩm, phát triển quan hệ đối tác để kết nối các thành phần riêng biệt với nhau thành 1 thể thống nhất (như điều Apple đã làm được khi xây dựng thành công “hệ sinh thái” với iPod, iPhone, iPad)

Ngoại lệ duy nhất chính là: Amazon. Với máy tính bảng Kindle Fire được giới thiệu vào năm ngoái, Amazon đang gây sức ép mạnh mẽ cho các đối thủ với 1 chiến lược trong việc phát triển 1 chiến lược xây dựng “hệ sinh thái” thực sự

Amazon muốn theo đuổi sự thành công rực rỡ như thời kỳ tung ra Kindle nguyên bản vào năm 2007, điều khác biệt lớn nhất ở đây là thị trường sách điện tử năm 2007 là 1 vùng đất rộng lớn trong khi miếng bánh thị phần máy tính bàn năm 2011 đang có 1 người khổng lồ thống trị

Việc xây dựng 1 môi trường liên kết hài hoà giữa các sản phẩm của công ty, các đối tác cũng như khách hàng đòi hỏi các nhà đầu tư của Amazon phải chi những khoản tiền không nhỏ

Amazon khác biệt với Apple trong cả 2 khía cạnh: nền móng ban đầu và mô hình thu lợi nhuận. Apple kiếm được những khoản lợi nhuận khổng lồ ngay từ thời điểm iPad được tung ra thị trường trong khi các đối tác của hãng thì thu lợi trong tương lai nhờ việc sử dụng dịch vụ của khách hàng

Trái lại, lợi nhuận của Amazon được tích lũy xuyên suốt vòng đời sử dụng của khách hàng nhờ những giao dịch trực tiếp với hãng. Do vậy, có vẻ như những động cơ trong hoạt động kinh doanh của Amazon gần với các đối tác của công ty (Theo thời gian, chúng ta sẽ cùng chiến thắng ) hơn là trong mối liên hệ tương tự của Apple (Tôi thắng trước, anh có lợi về sau)

Các đối tác là nhân tố mới đóng vai trò quan trọng trong “hệ sinh thái”, do đó Amazon hiện đang có lợi thế nhiều hơn hãng sản xuất đồ công nghệ cao của Tim Cook. Tuy nhiên, Amazon và Apple sẽ cùng đi vào lịch sử như là những bài học điển hình: Chiến lược khác nhau nhưng đều tạo nên 1 “hệ sinh thái” thành công. Những đối thủ của họ - những công ty theo chiến lược chỉ tập trung vào sản phẩm sẽ hiểu thế nào là việc “bị mắc kẹt” giữa những người khổng lồ

Thái Dương
 
Last edited:
Ứng dụng IT trong y tế còn nhiều hạn chế
– Ngày 16-5, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) ngành y tế với chủ đề Các giải pháp ứng dụng CNTT góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, giảm tải bệnh viện

Theo ông Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế việc ứng dụng CNTT trong ngành y tế chỉ mới dừng lại ở mức độ tính toán, ít phục vụ cho chuyên môn kỹ thuật của bệnh viện

Theo báo cáo, hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở còn quá nhiều biểu mẫu thống kê, sử dụng nhiều loại sổ sách khác nhau (cá biệt có đơn vị sử dụng đến 25 loại sổ sách), khi mà đáng lý ra những dữ liệu này hoàn toàn có thể nhập vào máy tính

Một vài đại biểu còn cho rằng, ứng dụng CNTT tạo gánh nặng cho nhân viên y tế khi mà vừa phải ghi chép sổ sách vừa phải nhập dữ liệu vào máy tính

Thứ trưởng Long cho hay, nhiều bác sĩ phản ảnh họ dành tới 75% quỹ thời gian trong ngày để xử lý các công việc liên quan hành chính. Vì vậy, Bộ Y tế nhận định, ứng dụng CNTT trong ngành y là hoạt động hết sức cần thiết, cấp bách

Bộ Y tế đã triển khai nhiều ứng dụng CNTT. Hơn 65% bệnh viện toàn quốc ứng dụng phần mềm báo cáo thống kê của bệnh viện; 20% bệnh viện ứng dụng phần mềm quản lý tổng thể bệnh viện… Một số bệnh viện tuyến trung ương đã hình thành bệnh viện vệ tinh có hệ thống y tế từ xa như Bệnh viện Nhi T.Ư, Việt Đức, Bạch Mai… nhằm tư vấn cho các bệnh viện tuyến dưới

Ngành y tế phấn đấu đến năm 2015 có các phần mềm hỗ trợ 100% hoạt động quản lý, điều hành tại cơ quan Bộ Y tế; 100% cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Y tế ứng dụng CNTT để quản lý mọi mặt hoạt động quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ hành chính

Năm 2012, ngành y tế đăng ký vốn cho dự án Bệnh án điện tử và quản lý hệ thống khám chữa bệnh, hoàn thiện báo cáo nghiên cứu khả thi cho dự án Xây dựng dịch vụ tư vấn y tế, khám chữa bệnh từ xa
 
Last edited:
Bệnh viện điện tử

- Cùng với việc điều chỉnh viện phí lần này, bộ Y tế cũng đề nghị các bệnh viện phải nâng chất lượng dịch vụ y tế. Để thực hiện mục tiêu, một trong những giải pháp đặt ra là áp dụng công nghệ thông tin (IT)

Tuy nhiên, bài toán này không dễ giải quyết vì nó có nhiều ẩn số khác nhau

Nhiều ứng dụng hay

Thời gian qua bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM đã xây dựng một phòng quản lý chất lượng dựa vào những công cụ IT. Ngồi từ phòng này, ban giám đốc có thể kiểm soát được toa thuốc bác sĩ kê cho bệnh nhân

Theo đó, những toa thuốc có số lượng thuốc kê nhiều hay giá trị quá cao được nhận diện dễ dàng qua một phần mềm tin học, vì thế tránh được chuyện lạm dụng thuốc cho bệnh nhân

Cũng từ phòng này, bệnh viện có thể biết được toàn bộ diễn tiến ở các khu khám ngoại trú như số lượt bệnh nhân đã khám, số bệnh nhân đang chờ xét nghiệm, và số bệnh nhân chờ khám qua một chương trình thống kê cập nhật liên tục

Trường hợp buồng khám nào có số lượng chờ đông, phòng sẽ điều chỉnh bệnh nhân sang buồng khám ít bệnh, một ý tưởng tương tự việc cảnh sát hướng dẫn luồng giao thông khi kẹt xe

Ở nhiều bệnh viện TP.HCM hiện nay, khi bác sĩ kê toa thuốc bằng vi tính, họ thường được trang bị một phần mềm tương tác thuốc. Trường hợp vô tình kê toa có thuốc tương kỵ nhau, phần mềm sẽ báo lỗi ngay để bác sĩ điều chỉnh kịp thời

Ban giám đốc bệnh viện Nhi Đồng 1 đã lắp một màn hình cảm ứng tại khoa cấp cứu, trong đó cài đặt sẵn các chương trình xử trí ngộ độc và phác đồ cấp cứu...

BS Tăng Chí Thượng, giám đốc bệnh viện, nói: “Bác sĩ không tài nào nhớ được tất cả, vì thế công cụ này hỗ trợ họ rất nhiều”. Vừa nói, ông vừa dùng ngón tay bung to hình ảnh một con rắn trên màn hình: “Thao tác này đơn giản, nhưng thực tế đã cứu được nhiều trẻ em bị rắn cắn vì khi đưa trẻ vào đây nhiều người nhà không nhớ được trẻ đã bị rắn nào cắn

Nhưng nếu họ nhận diện được rắn qua màn hình, việc cấp cứu của bác sĩ sẽ hiệu quả hơn”

Nhưng không dễ thực hiện

Tuy nhiên, ứng dụng IT trong quản lý bệnh viện không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Ở bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM, cách đây vài tháng ban giám đốc cũng buộc bác sĩ khám và kê toa thuốc bằng vi tính khi khám ngoại trú, nhưng ý tưởng đã phá sản sau đó vì bệnh nhân phản đối do… chờ khám lâu hơn !

Một bác sĩ giải thích: “Bình thường bác sĩ chỉ có 2 phút/bệnh nhân để vừa khám vừa ghi tay, nhưng nếu phải ghi trên máy tính thì bác sĩ không còn thời gian để khám”

Tiếp tục ứng dụng IT vào quản lý bệnh viện

Nhằm đẩy mạnh xu hướng đưa IT vào quản lý bệnh viện, bộ Y tế chủ trương thành lập cục Công nghệ thông tin thuộc bộ Y tế và phòng công nghệ thông tin ở tất cả các bệnh viện hạng 1 và hạng đặc biệt

Ngoài ra, bộ cũng đăng ký vốn năm 2013 cho dự án “Bệnh án điện tử và quản lý hệ thống khám chữa bệnh”, hoàn thiện báo cáo nghiên cứu khả thi cho dự án “Xây dựng dịch vụ tư vấn y tế, khám chữa bệnh từ xa”

Khó khăn về tài chính và kỹ thuật cũng là trở ngại để áp dụng IT vào bệnh viện. Sáng 12.9, tại khoa khám gan bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, nơi diễn ra tình trạng quá tải nhiều nhất bệnh viện, một bác sĩ nói với chúng tôi: “Muốn vi tính hoá việc khám bệnh cũng được, nhưng phải có thư ký y khoa giúp bác sĩ mà bệnh viện chưa đủ kinh phí cho chuyện này”

BS Võ Minh Quang, phó phòng kế hoạch tổng hợp bệnh viện, chia sẻ

“Hiện nay bệnh viện đã tự động hoá quy trình xét nghiệm, kết quả được trả lại cho bác sĩ ngay trên màn hình họ làm việc, rút ngắn thời gian chờ của bệnh nhân

Chúng tôi cũng muốn áp dụng điều này cho quy trình chẩn đoán hình ảnh như X-quang, CT, siêu âm, nhưng trang thiết bị cũ kỹ, chưa đồng bộ với phần mềm”

Một khó khăn lớn trong việc ứng dụng IT trong khám chữa bệnh là thay đổi nhận thức của nhân viên y tế. Lãnh đạo một bệnh viện nói: “Nếu bác sĩ thấy ứng dụng IT là có lợi cho ai đó, không phải cho họ thì họ rất khó hợp tác”

BS Tăng Chí Thượng cũng cho biết phải mất hai năm bệnh viện Nhi Đồng 1 mới thực hiện được việc vi tính hoá khám chữa bệnh, đòi hỏi sự nhẫn nại và kiên trì của ban lãnh đạo. Một chuyên gia phần mềm quản lý bệnh viện, nói

“Ngoài việc không chấp nhận cái mới, một lý do khác khiến nhân viên y tế không thích CNTT là vì các ứng dụng này làm cho quy trình khám chữa bệnh trở nên đơn giản, nhanh chóng, minh bạch hơn

Có chuyện tại một bệnh viện nọ, khi CNTT được triển khai, nhiều bộ phận của khoa khám bệnh phản đối chính vì sự... minh bạch của nó !”

Phan Sơn
 
Last edited:
Kế hoạch chết yểu làm thay đổi con người Hillary Clinton
Sau khi kế hoạch tham vọng về cải cách y tế thất bại năm 1994, Hillary Clinton không còn đưa ra các ý tưởng táo bạo và trở thành người luôn thận trọng

Vào một buổi sáng thứ 7 mùa hè năm 1994, đệ nhất phu nhân Hillary Clinton mất bình tĩnh khi đứng tại một bục phát biểu ở trung tâm thành phố Seattle. Trước mặt là những tấm bảng có dòng chữ "Heil Hillary" (cách chào của phát xít), bà khó có thể nghe thấy giọng nói của chính mình giữa những tiếng la ó. Cảm nhận được rắc rối, mật vụ Mỹ lần đầu tiên thuyết phục bà Clinton mặc áo chống đạn dưới áo khoác

19 tháng trước, bà và chồng bà, Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã quyết tâm đưa bảo hiểm y tế đến với mọi người dân Mỹ. Bà trở thành đệ nhất phu nhân Mỹ đầu tiên phụ trách một sáng kiến chính sách lớn

Kế hoạch tham vọng

Trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 1992, ông Bill Clinton đã đặt cải cách y tế làm ưu tiên hàng đầu. Sau cuộc bầu cử, các chuyên gia chính sách y tế đã tư vấn cách tiếp cận cho ông Clinton gọi là "cạnh tranh có quản lý", để cố gắng giảm chi phí y tế và thúc đẩy bảo hiểm y tế toàn dân

Ngày 11/1/1993, 9 ngày trước khi nhậm chức, ông triệu tập đội ngũ cố vấn chính sách ở Little Rock để các chuyên gia kinh tế. Các chuyên gia đã trình bày dự toán chi phí và liệt kê các khó khăn - chẳng hạn như phải tăng thuế hoặc có biện pháp kiểm soát giá

Tuy nhiên, Ira Magaziner, một người bạn lâu năm của ông Clinton khẳng định với ông Bill Clinton rằng các chuyên gia đã sai. Magaziner trở thành người đóng vai trò lớn trong kế hoạch cải cách y tế của Nhà Trắng. Bà Hillary khi đó chỉ hỏi một vài câu hỏi, tuy nhiên, Atul Gawande, một sinh viên y tế tham gia chiến dịch, nói rằng "ngay trong cuộc họp, tôi đã biết bà sẽ là người phụ trách"

Dick Morris, một cựu cố vấn của bà Clinton, nói rằng sau khi ông Clinton nhậm chức, bà Hillary ban đầu đề nghị trở thành chánh văn phòng Nhà Trắng - ý tưởng mà ông Morris can ngăn. Bà sau đó suy nghĩ đến vị trí bộ trưởng tư pháp hay bộ trưởng giáo dục. Ông Morris đề nghị bà xem xét việc lãnh đạo một nhiệm vụ quan trọng sẽ thúc đẩy "uy tín và thành tựu của riêng mình" và đó là nguyên nhân bà phụ trách kế hoạch cải cách y tế. Tuy nhiên, trong cuốn tự truyện xuất bản năm 2003, bà Clinton viết rằng ông Bill Clinton mới là người đề xuất ý tưởng bà dẫn đầu một nhiệm vụ lớn

Ngày thứ 7 sau khi ông Clinton làm lễ nhậm chức, bà Clinton đã triệu tập cuộc họp về cải cách y tế đầu tiên với Magaziner và ba trợ lý. Hai ngày sau, ông Bill Clinton tuyên bố thành lập nhóm thực hiện chương trình cải cải y tế quốc gia và cho biết sẽ trình đề xuất lên quốc hội trong vòng 100 ngày đầu tiên sau khi ông nhậm chức. Ông công bố chủ tịch của nhóm hành động này là bà Hillary, người ông Bill miêu tả là "khiến mọi người đoàn kết giải quyết các vấn đề phức tạp và khó khăn"

Bà Clinton đã dẫn đầu nhóm hành động gồm 500 thành viên và đưa ra bản đề xuất dài 1.342 trang đầy tham vọng và phức tạp về bảo hiểm y tế phổ thông cho tất cả người Mỹ, còn được những người phản đối gọi là Hillarycare. Kế hoạch của bà yêu cầu tất cả công dân Mỹ và người nước ngoài thường trú phải tham gia vào một chương trình y tế và cấm họ rời bỏ chương trình cho đến khi có kế hoạch khác. Bà đề nghị thành lập "liên minh khu vực" để người dân mua bảo hiểm qua đó. Những người ủng hộ kế hoạch cho rằng cạnh tranh giữa các công ty bảo hiểm trong liên minh này sẽ khiến giảm chi phí y tế

Chỉ trích

Đệ nhất phu nhân Mỹ đã thực hiện một loạt phiên điều trần kéo dài trước quốc hội. Bà gây ấn tượng mạnh với các nhà lập pháp với năng lượng và trí thông minh của mình. Nhưng bà không thể thuyết phục họ ủng hộ kế hoạch

Một cố vấn giấu tên từng tham gia vào chương trình cho biết thậm chí người trong cuộc cũng cảm thấy đó là ý tưởng điên rồ. "Chúng tôi cứ chờ đợi ai đó can thiệp và bảo chúng tôi dừng lại", ông nói

Bản kế hoạch phức tạp đến mức một số chuyên gia chính sách y tế cho biết họ không thể hiểu hết được nó. Những người bảo thủ và các công ty bảo hiểm liên tục phản đối kế hoạch này. Họ chỉ trích kế hoạch là quá quan liêu và hạn chế sự lựa chọn của bệnh nhân. Tổ chức bảo hiểm Heritage Foundation cho rằng chính quyền Clinton quá áp đặt và đưa ra quá nhiều quy tắc

"Trong nhiều năm nghiên cứu chính sách xã hội Mỹ, tôi chưa bao giờ đọc một tài liệu chính thức mà lại tràn ngập sự cưỡng chế và sự ngây thơ chính trị đến như vậy", giáo sư bảo thủ Martha Derthick của Đại học Virginia viết trong một bài xã luận trên Washington Post

Ngay cả thành viên đảng Dân chủ cũng chỉ trích kế hoạch. Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Daniel Patrick Moynihan nói rằng "có một cuộc khủng hoảng bảo hiểm" diễn ra và nhận xét "chỉ có người bị ảo tưởng mới nghĩ rằng kế hoạch y tế của bà Clinton sẽ có hiệu quả trong thế giới thực"

Các công ty bảo hiểm còn tung ra một chiến dịch quảng cáo truyền hình, trong đó, cặp vợ chồng hư cấu có tên Harry và Louise gợi ý rằng có cách tốt hơn rất nhiều kế hoạch của bà Clinton

Seattle không phải là thành phố duy nhất có những cuộc biểu tình phản đối kế hoạch của Nhà Trắng. Tại Owensboro, Kentucky, một hình nộm đeo thẻ có chữ "Tôi là Hillary" bị treo lên một khung gỗ, tưới xăng và đốt cháy

Cuối cùng, năm 1994, kế hoạch của bà Hillary chết yểu, thậm chí còn không nhận được đủ số phiếu sàn tại hạ viện và thượng viện, mặc dù đảng Dân chủ chiếm đa số ở cả lưỡng viện

Đảng Cộng hòa tận dụng thất bại của Hillarycare để giành đa số ghế tại hạ viện Mỹ vào mùa thu năm 1994. Trong cuốn tự truyện, bà Clinton nhớ lại cuộc họp với các trợ lý để chia sẻ sự thất vọng của mình. "Cố cầm nước mắt, giọng nói của tôi lạc cả đi, tôi xin lỗi mọi người", bà viết. "Tôi nói với họ rằng tôi cân nhắc rút khỏi các công việc chính trị và chính sách"

Thay đổi

Nhiều người từng tham gia vào Hillarycare cho rằng thất bại đã định hình cách tiếp cận sau này của bà đối với chính trị và quản trị

Washington Post nhận xét bà Clinton đã đánh giá quá cao ý tưởng của mình, hiểu sai mối quan hệ quyền lực, thực hiện kế hoạch quá phức tạp có thể làm gián đoạn dịch vụ y tế của nhiều người Mỹ. Từ sau thất bại đó, bà không cố gắng làm bất cứ điều gì táo bạo nữa

Những năm sau, bà kết tinh một chiến lược thận trọng hơn. Trong cuộc đua vào thượng viện Mỹ năm 1999, bà nói rằng: "Tôi bây giờ thực hiện những bước đi nhỏ"

Từ đống tro tàn của thất bại, Hillary Clinton trở nên thận trọng hơn, và sự thận trọng này trong suốt những năm qua đã trở thành nét nổi bật trong tính cách của bà, khi bà đang nỗ lực trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Mỹ, Washington Post viết

"Bà Clinton là người đầu tiên thừa nhận đã mắc sai lầm, bà đã rút ra những bài học quan trọng từ đó và áp dụng nó trong tất cả cuộc đấu về sau", Brian Fallon, thư ký báo chí cho chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ của bà Clinton, nói

Phương Vũ
 
Last edited:
Thay đổi để bứt phá trong y tế số
Nền y tế cần vận hành ra sao trước xu thế các phương tiện số đang làm thay đổi vai trò bệnh nhân trong tiếp cận dịch vụ y tế, kể cả góc độ thông tin y khoa lẫn tính lan truyền cộng đồng ?

Thị trường y tế số toàn cầu tăng trưởng 20% hàng năm, từ 80 tỉ USD năm 2015 ước đạt đến 200 tỉ USD từ 2020, theo số liệu của AMR-Roland Berger. Trong tổng thể này, các ứng dụng và thiết bị kết nối không dây (wireless health) chiếm đến 110 tỉ USD, tăng 23% mỗi năm; bệnh án điện tử (EMR/EHR) tăng 4%; y tế từ xa (telehealth) tăng 15%; chăm sóc sức khỏe qua di động (mobile health) tăng 41%

ĐỔI MỚI CÁCH THỨC VẬN HÀNH. Vậy y tế cần vận hành ra sao khi các phương tiện số đang làm thay đổi vai trò bệnh nhân trong tiếp cận dịch vụ như vậy? Cho dù tương tác truyền thống bác sĩ – bệnh nhân vẫn đóng vai trò chính nhưng bệnh nhân ngày nay đã chủ động tham gia vào hệ sinh thái y khoa, khi dữ liệu bệnh án điện tử được chia sẻ trực tuyến đến bác sĩ và các đơn vị bảo hiểm y tế trong tương lai rất gần

Tương tác bác sĩ – bệnh nhận ở vai trò trung tâm sẽ được chèn vào bởi các công ty điều hành hệ thống di động trực tuyến (platform/agencies). Các dụng cụ y khoa di dộng đeo tay cảm ứng (wearable+app) đang làm mờ đi mối quan hệ truyền thống, giúp bệnh nhân tìm đến dịch vụ y tế và bác sĩ cách tốt nhất

Các dữ liệu sức khỏe cá nhân (EHR) và kết nối di động (m-health) còn thúc đẩy việc kê toa điện tử, đe dọa cả các mô hình nhà thuốc truyền thống. Vì lẽ đó các đại gia ngành dược đã có những động thái mua bán – sáp nhập (M&A) với các startup y tế và các công ty thiết bị “cá nhân hóa y tế qua di động”…

Việc chủ động tương tác và kết nối trong hệ sinh thái y khoa càng làm phân khúc và đan chéo các quan hệ truyền thống giữa bệnh nhân và bác sĩ. Dữ liệu sinh học theo thời gian thực hỗ trợ theo dõi sớm và đánh giá kết quả điều trị kịp thời, phản hồi nhanh... đã ảnh hưởng đến hầu hết các thành tố trong hệ sinh thái y tế như bảo hiểm, công ty dược, bệnh viện – nhà cung cấp dịch vụ...

"Nâng tầm các startup Việt Nam thành một kết nối quy mô lớn có giá trị kêu gọi đầu tư hay tạo giá trị dẫn dắt mô hình doanh thu là một thách thức lớn"

Điều đó buộc các hệ thống chăm sóc y tế phải tập trung vào bệnh nhân và các giải pháp trị liệu y tế mới, các bên liên quan phải tính toán về mô hình kinh tế của mình. Mô hình P4 medicine (Predictive, Preventive, Personalized & Participatory) được giáo sư L.Hook nhắc đến: bệnh nhân chủ động hơn, cá nhân hóa việc phòng ngừa bệnh tật. Khách hàng gắn kết hơn trong tương quan tiếp cận, tự tìm kiếm dịch vụ y tế qua các phương tiện số

VẬY CƠ HỘI NÀO CHO STARTUP? Thử quan sát những chuyển biến tại Việt Nam để đánh giá những cơ hội nào trong nền y tế số nói chung và startup nói riêng ?

Trong các mảng như công nghệ y tế (digital healthtech) hay bệnh án điện tử (ERM) không có nhiều đất cho các startup do tính chất quy mô kết nối, các tiêu chuẩn quốc gia, nguồn lực phát triển hiện tại và khả năng nâng cấp trong tương lai

Các tập đoàn lớn như FPT, VNPT đang phát triển phần mềm bệnh viện - bệnh án điện tử (HIS/EMR), Viettel phát triển hệ thống kết nối dữ liệu nhà thuốc… Trong tương lai gần các định hướng chuẩn hóa quốc gia ra đời sẽ tạo cơ sở cho các tập đoàn lớn công nghệ lớn thích ứng với hệ thống dữ liệu y tế bệnh viện. Nếu không, các đại gia toàn cầu có thể hợp tác và địa phương hóa như là Epic, Cerner, McKesson (Mỹ) đang tìm cơ hội vào Việt Nam, hoặc đã vào như IBM Watson…

Y tế từ xa và qua thiết bị đi động (telemedicine/m-health): Cả hai mảng đều có tiềm năng cho các startup về xây dựng cơ bản hệ thống riêng lẻ, điều chỉnh theo từng bệnh viện – phòng khám, khi hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh y khoa (PACS), kết nối y tế qua thiết bị di động phổ biến và tiện dụng cho chăm sóc y tế ban đầu, bác sĩ gia đình hay tuyến địa phương…

Các thiết bị di động cá nhân tích hợp cảm ứng theo dõi sức khỏe cũng góp phần phát triển y tế từ xa. Kết nối y tế qua các nền tảng (platform) này dễ thực thi, phù hợp từng đơn vị y tế nhỏ như phòng khám tư nhân… Các thiết bị tương tác với người dân sẽ đánh giá đo lường, ghi nhận, tầm soát căn bản, khám ban đầu…

Việc kết nối các dịch vụ dễ làm, không đòi hỏi nguồn lực lớn, thực hiện cho từng cơ sở y tế - nhóm bệnh và nhóm tiêu dùng y tế, sẽ là phân khúc thị trường lớn cho nhiều startup y tế tham gia. Giá trị phát triển sản phẩm và doanh nghiệp trong tương lai sẽ phụ thuộc rất lớn về việc tạo ra “trải nghiệm khách hàng bệnh nhân tích cực và cải tiến nhất”

Có khá nhiều startup kết nối nhu cầu chăm sóc y tế qua các nền tảng tương tác như lên lịch hẹn khám chữa bệnh (booking), cung ứng nhân sự y tế, tư vấn bệnh nhân… nhưng việc vận hành platform, hiệu chỉnh tối ưu giá trị trong platform y tế vẫn còn khá lúng túng do chưa nắm hết hành vi khách hàng - bệnh nhân và bác sĩ - nhân viên y tế, vốn phức tạp hơn các “booking” về sản phẩm tiêu dùng - thương mại với phân khúc khách hàng đơn giản hơn của lĩnh vực y tế

Nâng tầm các startup Việt Nam thành một kết nối quy mô lớn có giá trị kêu gọi đầu tư hay tạo giá trị tương tác, dẫn dắt mô hình doanh thu cũng là thách thức lớn. Hiện các startup này tại Việt Nam có thể tham gia cung ứng một phần giá trị trong hệ sinh thái y tế tư nhân, tự cải tiến để chuẩn bị cho tương lai. Tuy nhiên việc này khá chậm trễ và thách thức, khi các platform hay ứng dụng (app) quốc tế thâm nhập thị trường với phiên bản Việt hóa, có tính chuẩn hóa y khoa cao, tương tác rộng và mô hình kinh doanh có hệ sinh thái rất mạnh

Kinh doanh sản phẩm sức khỏe qua kênh thương mại điện tử (consumer health e-commerce) cũng đang phát triển tốt. Dịch vụ cung ứng sản phẩm y tế như thuốc không kê toa (OTC), thực phẩm chức năng, vật dụng y tế cá nhân hay dịch vụ chăm sóc đơn giản tại nhà (chăm sóc điều dưỡng, sau sinh, người già yếu, vật lý trị liệu, chế độ ăn kiêng, nhân viên tập luyện sức khỏe dành cho cá nhân…) đang bùng nổ trên các nền tảng sinh thái y tế

Tại Việt Nam, mô hình các chuỗi nhà thuốc mọc lên hàng loạt (Pharmacity, Vinfa, Long Châu…) đang thúc đẩy các tiện nghi y tế tiêu dùng tại chỗ, cùng với việc cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng, các giao dịch thương mại điện tử về sản phẩm y tế. Nhóm các startups phát triển mô hình kinh doanh này chắc chắn đi nhanh nhất và rộng khắp, nhưng lại theo hướng tối đa hóa tiêu dùng y tế hơn là tạo giá trị chăm sóc sức khỏe cho ngành y

Không thể không nhắc đến các “tay chơi mới” trong lĩnh vực công nghệ truyền thông hay phát triển phần mềm, mạng di động… đã và đang tạo sự đột phá trong lĩnh vực y tế, có thể làm cho các kết nối truyền thống, đó là: Nhà nước - chính sách y tế - bảo hiểm - người chi trả - công ty dược và trang thiết bị vật tư y tế - bệnh viện -phòng khám, nhà cung cấp dịch vụ y tế… phải thay đổi đột phá cho các giá trị số hóa

Chúng ta đã nghe đến nhiều khái niệm dịch vụ vụ y tế mới và các dịch vụ này sẽ sớm xuất hiện trong thời gian tới đều có liên quan đến "di động" (mobile hay m-) hay “từ xa” (tele-) như điều trị từ xa (telemedicine), chăm sóc điều dưỡng từ xa (tele-nursing), chăm sóc sức khỏe gia đình từ xa (tele-homecare), tư vấn điều trị qua video với nhân viên y tế từ xa (tele-video consulting) hay phòng mạch tư ảo qua điện thoại di động (m- health clinics)…

Nguyễn Thanh Danh
 
Last edited:
Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đủ điều kiện triển khai bệnh án điện tử
“Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đủ điều kiện để triển khai bệnh án điện tử thay thế bệnh án giấy” - đó là đánh giá của PGS.TS Trần Quý Tường, Cục trưởng Cục CNTT, Bộ Y tế trong buổi thẩm định hồ sơ, bệnh án điện tử tại bệnh viện

Ngày 3/4/2021, Đoàn công tác Bộ Y tế, do PGS.TS Trần Quý Tường - Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (CNTT), Chủ tịch Hội đồng thẩm định làm trưởng đoàn đã tiến hành thẩm định và đánh giá việc triển khai Hồ sơ bệnh án điện tử thay thế hoàn toàn bệnh án giấy tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Về phía ngành y tế Nghệ An có DS.CKII Trần Minh Tuệ - Phó Giám đốc Sở Y tế, Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định; đại diện BHXH tỉnh và một số phòng ban của Sở Y tế

Sau khi nghe đại diện Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An báo cáo về kết quả triển khai áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử và hệ thống CNTT của bệnh viện, Đoàn thẩm định đã trực tiếp đi khảo sát, kiểm tra cơ sở hạ tầng, việc ứng dụng CNTT trong quản lý điều hành bệnh viện và các hoạt động khám, chữa bệnh của bệnh viện…

Hiện nay, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã đầu tư nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin theo thông tư 54/2017/TT-BYT về hạ tầng công nghệ thông tin tại bệnh viện

Bệnh viện đã lắp đặt hệ thống máy chủ, lưu trữ, máy trạm, mạng LAN, và các thiết bị phụ trợ (kiosk, vân tay, màn hình xếp hàng, đầu đọc mã vạch … đưa vào sử phần mềm "thông minh" trong quản lý tổng thể bệnh viện (HIS); Hệ thống thông tin xét nghiệm (LIS); Hệ thống lưu trữ, truyền tải và hội chẩn hình ảnh y khoa (PACS), ứng dụng bệnh án điện tử - chữ ký số trong KCB, thay thế chữ ký người bệnh bằng xác nhận dấu vân tay,… bước đầu mang lại kết quả thiết thực, rút ngắn thời gian chờ đợi tối đa, người bệnh rất hài lòng

Kết luận buổi thẩm định, PGS.TS. Trần Quý Tường đánh giá cao quyết tâm của bệnh viện trong việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đào tạo nguồn nhân lực… để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử hướng đến bệnh viện không giấy tờ

Qua đối chiếu các tiêu chí quy định tại Thông tư số 54/2017/TT-BYT và Thông tư số 46/2018/TT-BYT của Bộ Y tế, các thành viên trong đoàn đã cho ý kiến đánh giá Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đủ điều kiện để triển khai bệnh án điện tử thay thế hoàn toàn bệnh án giấy

Tuy nhiên, để hoàn chỉnh hệ thống CNTT, PGS.TS. Trần Quý Tường đề nghị Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cần tiếp tục tiến hành bổ sung, hoàn thiện các trình tự, thủ tục, phát triển chuyên sâu một số ứng dụng trong các phần mềm quản lý bệnh viện (HIS, LIS, PACS)... để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử thay thế hoàn toàn hồ sơ bệnh án giấy tại bệnh viện

Thay mặt lãnh đạo bệnh viện, TS Tăng Xuân Hải, Giám đốc Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của Bộ Y tế, Cục CNTT, Sở Y tế Nghệ An đối với bệnh viện trong thời gian vừa qua, đồng thời bệnh viện ghi nhận, tiếp thu những ý kiến đóng góp của đoàn và sẽ tiếp tục bổ sung hoàn thiện hệ thống CNTT để sớm triển khai bệnh án điện tử thay thế hoàn toàn bệnh án giấy trong thời gian sớm nhất”

Việc triển khai bệnh án điện tử, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An sẽ trở thành bệnh viện thứ 11 trên trên cả nước và là bệnh viện thứ 3 trong khu vực Bắc Trung bộ triển khai hồ sơ bệnh án điện tử thay thế hoàn toàn bệnh án giấy

Từ Thành
 
Last edited:
Bệnh viện Đa khoa Quang Khởi triển khai hiệu quả bệnh án điện tử
Suckhoedoisong.vn - Bệnh viện Đa khoa Quang Khởi (Khối Thịnh Mỹ, Phường Quỳnh Thiện, Thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) là 1 trong 10 bệnh viện của cả nước và là bệnh viện thứ 2 tại khu vực Bắc Trung bộ được vinh danh đơn vị tiên phong trong chuyển đổi số Y tế Quốc gia

Triển khai bệnh án điện tử được xem là bước tiến trong công tác quản lý hồ sơ bệnh án và phục vụ đắc lực cho hoạt động khám, chữa bệnh, qua đó giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, nhân lực, mang lại độ chính xác cao, đặc biệt là đơn giản hóa thủ tục hành chính, phần mềm bệnh án điện tử đang là mục tiêu hướng tới của nhiều bệnh viện trên phạm vi cả nước

Không ngoài xu hướng đó, Bệnh viện Đa khoa Quang Khởi đã đưa vào vận hành và sử dụng phần mềm bệnh án điện tử trong hoạt động khám, chữa bệnh hàng ngày và trở thành một trong số ít các bệnh viện trên toàn quốc vận hành thành công bệnh án điện tử

“Ngay từ khi bắt đầu hoạt động với mô hình phòng khám, chúng tôi đã đưa ra những giải pháp áp dụng CNTT trong khám chữa bệnh

Sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động, bệnh viện đã đầu tư phần mềm quản lý thông tin bệnh viện (HIS) được cung cấp bởi các công ty có uy tín

Tuy nhiên sau thời gian triển khai nhận thấy sự phát triển đến bệnh án không giấy tờ mà vẫn sử dụng phần mềm cũ là không phù hợp với bệnh viện


Chính vì lý do đó, khi có chủ trương triển khai thực hiện bệnh án điện tử, sau khi tình hình dịch bệnh COVID-19 có chiều hướng ổn định, từ tháng 6/2020, qua nghiên cứu lựa chọn các nhà thầu có giải pháp đáp ứng được nhu cầu, đưa ra phương án triển khai thay thế hoàn toàn phần mềm cũ, bệnh viện đã đưa phần mềm mới vào sử dụng”. BS Nguyễn Văn Khởi - Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quang Khởi cho biết

Bệnh viện Đa khoa Quang Khởi xây dựng mô hình bệnh án điện tử theo phương châm sử dụng hạ tầng phù hợp, chính vì vậy tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu, sẵn sàng đầu tư nâng cấp hạ tầng khi cần thiết hứa hẹn là mô hình phù hợp để đẩy mạnh phát triển y tế số

Chỉ trong vòng hơn 3 tháng triển khai (từ giữa tháng 6 đến đầu tháng 10 năm 2020), đoàn công tác Bộ Y tế, do PGS.TS Trần Quý Tường - Cục trưởng Cục CNTT, Chủ tịch Hội đồng thẩm định làm trưởng đoàn đã tiến hành thẩm định và đánh giá việc triển khai Hồ sơ bệnh án điện tử thay thế hoàn toàn bệnh án giấy tại Bệnh viện Đa khoa Quang Khởi

Kết quả thẩm định, Bệnh viện Đa khoa Quang Khởi đủ điều kiện triển khai hồ sơ bệnh án điện tử thay thế hoàn toàn bệnh án giấy; Nhóm tiêu chí hạ tầng CNTT đáp ứng mức 6, nhóm tiêu chí phần mềm quản lý điều hành đáp ứng mức nâng cao, nhóm tiêu chí hệ thống quản lý thông tin bệnh viện (HIS) đáp ứng mức 6/7; Nhóm tiêu chí hệ thống quản lý thông tin xét nghiệm (LIS) đáp ứng mức nâng cao; Nhóm tiêu chí hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (RIS/PACS) đáp ứng mức nâng cao; Nhóm tiêu chí phi chức năng đáp ứng mức nâng cao; Nhóm tiêu chí an toàn bảo mật thông tin đáp ứng mức nâng cao và nhóm tiêu chí bệnh án điện tử (EMR) đáp ứng mức nâng cao theo quy định

PGS.TS. Trần Quý Tường, Cục trưởng Cục CNTT, Chủ tịch Hội đồng thẩm định đánh giá rất cao quyết tâm của bệnh viện trong việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đào tạo nguồn nhân lực… để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử hướng đến bệnh viện không giấy tờ

Qua đối chiếu các tiêu chí quy định tại Thông tư số 54/2017/TT-BYT và Thông tư số 46 của Bộ Y tế, chúng tôi đã rà soát kỹ và đánh giá Bệnh viện Đa khoa Quang Khởi đạt mức 6/7 - mức gần cao nhất của tiêu chí “Bệnh viện thông minh”

Với kết quả thẩm định đó, Bệnh viện Đa khoa Quang Khởi là đơn vị thứ 9 trên cả nước triển khai bệnh án điện tử, cũng là đơn vị tư nhân đầu tiên trên địa bàn khu vực Bắc Trung bộ thực hiện chuyển đổi số

Để có được thành quả trên là nhờ có sự chỉ đạo sát sao trong quá trình triển khai của ban lãnh đạo bệnh viện; Có hướng nhìn áp dụng đồng bộ, chấp nhận những vấn đề còn tồn tại và nhanh chóng khắc phục, cùng với sự hưởng ứng, quyết tâm mạnh mẽ từ toàn thể cán bộ nhân viên của bệnh viện, điều này quyết định thời gian triển khai cũng như quyết định sự thành công trong việc triển khai đặt mức cao mềm theo quy định tại Thông tư 46, Thông tư 54

“Như vậy việc triển khai Hồ sơ bệnh án điện tử không những để sớm đáp ứng quy định của Bộ Y tế, mà còn là cách thức bệnh viện đổi mới, trang bị một công cụ làm việc tiên tiến để thay đổi về “chất” cho việc quản lý vận hành bệnh viện theo hướng thông minh, hiện đại. Việc triển khai bệnh án điện tử cũng cho thấy một nền y học hiện đại, tạo thuận lợi tối đa cho người dân khi đi khám chữa bệnh

Trong thời gian tới bệnh viện tiếp tục hoàn thiện những ứng dụng, tiện ích vào các phần mềm trong hệ thống CNTT để sớm triển khai bệnh án điện tử thay thế hoàn toàn bệnh án giấy, đồng thời tổ chức đào tạo cán bộ nhân viên sử dụng hệ thống phần mềm một cách bài bản và đồng bộ hơn, mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh- BS Nguyễn Văn Khởi - Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc Bệnh viện cho biết thêm

Việc ứng dụng CNTT, chuyển đổi số là bước đột phá trong chiến lược phát triển bền vững, chuyển đổi số được áp dụng triệt để trong việc kết nối trực tuyến đào tạo nâng cao nghiệp vụ, chuyển giao kỹ thuật, đặc biệt là hội chẩn từ xa để xử lý những ca bệnh khó; giúp người dân giảm bớt thời gian chờ đợi khám bệnh, theo dõi và quản lý sức khỏe thông qua hệ thống bệnh án điện tử

Với những kết quả đã đạt được, mới đây tại Hội nghị chuyển đổi số Y tế quốc gia 2020, Bệnh viện Đa khoa Quang Khởi (Khối Thịnh Mỹ, Phường Quỳnh Thiện, Thị xã Hoàng Mai, Nghệ An) vinh dự là 1 trong 10 bệnh viện của cả nước và là bệnh viện thứ 2 tại khu vực Bắc Trung bộ được vinh danh là đơn vị tiên phong trong chuyển đổi số Y tế Quốc gia

Từ Thành
 
Last edited:
Bệnh viện đa khoa Mỹ Đức triển khai bệnh án điện tử
Ngày 08/5/2021, Bệnh viện Đa khoa huyện Mỹ Đức tổ chức thành lập Hội đồng thẩm định gồm 13 thành viên để tiến hành thẩm định, đánh giá điều kiện triển khai bệnh án điện tử (EMR)

Hội đồng thực hiện thẩm định có: PGS.TS Trần Quý Tường – Cục trưởng cục CNTT, Bộ Y tế - Chủ tịch Hội đồng, các chuyên viên của Cục CNTT. Tham gia Hội đồng thẩm định còn có ThS.BS Nguyễn Khuyến - Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Mỹ Đức làm ủy viên và các thành viên Hội đồng của Bệnh viện

Đến dự Hội nghị còn có các đồng chí Nguyễn Ngọc Việt - Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy Mỹ Đức; Đồng chí Đỗ Trung Hai - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Mỹ Đức và Đồng chí Đặng Văn Cảnh - Phó Chủ tịch UBND huyện


PGS.TS Trần Quý Tường – Cục trưởng cục CNTT, Bộ Y tế phát biểu tại buổi làm việc

Sau khi nghe báo cáo về hệ thống thông tin quản lý bệnh án điện tử tại Bệnh viện Đa khoa huyện Mỹ Đức, Hội đồng thẩm định đã trực tiếp khảo sát, thăm quan máy móc, hạ tầng công nghệ thông tin, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành hoạt động khám, chữa bệnh tại Khoa xét nghiệm, Khoa Chẩn đoán hình ảnh và một số khoa lâm sàng… qua đó thực hiện đánh giá các tiêu chí theo Thông tư số 54/2017/TT-BYT và Thông tư số 46/2017/TT-BYT của Bộ Y tế



Hệ thống Labo xét nghiệm hoạt động theo phương thức dây chuyền tự động


Hội đồng Thẩm định thực tế tại khoa lâm sàng

Kết quả triển khai hệ thống công nghệ thông tin của Bệnh viện Đa khoa huyện Mỹ Đức đáp ứng đủ yêu cầu triển khai hồ sơ bệnh án điện tử, bao gồm: Nhóm tiêu chí hạ tầng và tiêu chí hệ thống thông tin bệnh viện (HIS) đáp ứng mức 6; các nhóm tiêu chí hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (RIS/PACS), tiêu chí hệ thống thông tin xét nghiệm (LIS), tiêu chí phi chức năng, tiêu chí bảo mật và an toàn thông tin, tiêu chí bệnh án điện tử (EMR) và nhóm quản lý điều hành đều đáp ứng mức nâng cao theo quy định tại Thông tư số 54

Sau kết quả bỏ phiếu của Hội đồng thẩm định, thống nhất 100% kết quả đạt và triển khai hồ sơ bệnh án điện tử thay thế hoàn toàn bệnh án giấy. Như vậy, theo quy định Thông tư 46/2018/TT-BYT quy định về hồ sơ bệnh án điện tử, Thông tư 54/2017/TT-BYT quy định về bộ tiêu chí ứng dụng CNTT tại các cơ sở khám chữa bệnh, Bệnh viện Đa khoa huyện Mỹ Đức đạt mức 6/7 - mức gần cao nhất của tiêu chí “Bệnh viện thông minh”

Kết luận tại buổi làm việc, PGS.TS Trần Quý Tường – Cục trưởng cục CNTT, Bộ Y tế chúc mừng và đánh giá cao Ban Giám đốc bệnh viện dưới sự chỉ đạo nhiệt huyết của Lãnh đạo Sở Y tế, đã quan tâm, đầu tư và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong bệnh viện, triển khai bệnh án điện tử đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Đi kèm với đó là tinh thần triển khai quyết liệt, thực hiện trình tự theo đúng quy định, bệnh viện đã kết nối đầy đủ với các phần mềm, ứng dụng đề ra theo chủ trương của bệnh viện. Tuy nhiên, để hoàn thiện hơn nữa hệ thống về CNTT, PGS.TS Trần Quý Tường đề nghị bệnh viện bổ sung, nâng cao thêm các ứng dụng trong các phần mềm quản lý bệnh viện (HIS, LIS, PACS…); đảm bảo kết nối giữa các phần mềm; tiếp tục phát triển, đẩy mạnh đăng ký khám chữa bệnh trực tuyến tới người dân

Thay mặt lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Mỹ Đức, đồng chí Nguyễn Ngọc VIệt - Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy Mỹ Đức gửi lời cảm ơn tới Lãnh đạo, chuyên viên cục CNTT, Bộ Y tế đã quan tâm, đồng hành cùng ngành Y tế Mỹ Đức hoàn thành những mục tiêu trong công tác khám chữa bệnh trên nền tảng số ở thời đại mới 4.0


Đồng chí Nguyễn Ngọc VIệt - Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy Mỹ Đức phát biểu tại hội nghị

Tiếp thu những ý kiến đóng góp của lãnh đạo cục CNTT, Bộ Y tế, ThS.BS Nguyễn Khuyến – Giám đốc Bệnh viện gửi lời cảm ơn tới Hội đồng thẩm định trong công tác đánh giá, thẩm định bệnh viện, đồng thời khẳng định sẽ bổ sung, hoàn thiện các thủ tục để sớm triển khai công bố tới người dân, tiếp tục duy trì, cập nhật những tính năng mới nhất trên phần mềm quản lý bệnh viện, xứng đáng với sự tin cậy của người dân trên địa bàn huyện



ThS.BS. Nguyễn Khuyến - Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Mỹ Đức

Đến nay, Bệnh viện Đa khoa huyện Mỹ Đức là bệnh viện thứ 16/1400 bệnh viện trên cả nước đạt tiêu chuẩn triển khai bệnh viện thông minh, với cơ sở hạ tầng tốt, hệ thống máy chủ có dung lượng lưu trữ lên tới 10 năm, mức độ bảo mật an ninh cao, hệ thống Labo xét nghiệm hiện đại, hoạt động theo phương thức dây chuyền tự động đạt chuẩn ISO, hệ thống chẩn đoán hình ảnh tiên tiến…. Bệnh viện Đa khoa huyện Mỹ Đức đã, đang và sẽ luôn là địa chỉ khám chữa bệnh uy tín của bà con nhân dân
 
Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh triển khai bệnh án điện tử
Chiều 30/9, Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh tổ chức hội đồng chuyên môn thẩm định gồm 15 thành viên để tiến hành thẩm định, đánh giá việc sử dụng và lưu trữ hồ sơ bệnh án điện tử, lưu trữ và truyền tải hình ảnh y tế thay cho in phim, lưu trữ thông tin xét nghiệm thay thế cho việc in giấy. Hội đồng thẩm định do PGS.TS Trần Quý Tường – Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin – Bộ Y tế làm Chủ tịch hội đồng; TS. Tô Thị Mai Hoa – Giám đốc Sở Y tế, đồng chí Nguyễn Văn Chương – Phó Giám đốc BHXH Bắc Ninh làm Phó chủ tịch. Việc thẩm định này có yếu tố quyết định để triển khai thành công bệnh án điện tử sẽ đưa bệnh viện Sản Nhi trở thành bệnh viện đầu tiên của Bắc Ninh và cũng là 1 trong 18 bệnh viện đi đầu cả nước áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử thay thế hoàn toàn bệnh án giấy.Chiều 30/9, Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh tổ chức hội đồng chuyên môn thẩm định gồm 15 thành viên để tiến hành thẩm định, đánh giá việc sử dụng và lưu trữ hồ sơ bệnh án điện tử, lưu trữ và truyền tải hình ảnh y tế thay cho in phim, lưu trữ thông tin xét nghiệm thay thế cho việc in giấy. Hội đồng thẩm định do PGS.TS Trần Quý Tường – Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin – Bộ Y tế làm Chủ tịch hội đồng; TS. Tô Thị Mai Hoa – Giám đốc Sở Y tế, đồng chí Nguyễn Văn Chương – Phó Giám đốc BHXH Bắc Ninh làm Phó chủ tịch. Việc thẩm định này có yếu tố quyết định để triển khai thành công bệnh án điện tử sẽ đưa bệnh viện Sản Nhi trở thành bệnh viện đầu tiên của Bắc Ninh và cũng là 1 trong 18 bệnh viện đi đầu cả nước áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử thay thế hoàn toàn bệnh án giấy

abcaf760-3e95-63a0-f94e-6f4c6e18d8c3

Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh bắt đầu triển khai hệ thống phần mềm HIS-LIS từ tháng 11/2019, tiếp theo đó, bệnh viện đưa vào áp dụng từng bước thanh toán điện tử, chữ kí số, thẻ khách hàng, triển khai hệ thống PACS, nâng cấp hệ thống, xe tiêm thông minh, kios…và đến tháng 9/2021 bệnh viện đã cơ bản hoàn thành các điều kiện ứng dụng bệnh án điện tử

64c38437-06b7-1438-da35-9cdb705b0acf

Sau khi nghe báo cáo về hệ thống thông tin bệnh viện, Hội đồng thẩm định đã trực tiếp khảo sát, kiểm tra cơ sở hạ tầng, thực trạng hoạt động của phần mềm tại các khoa khám bệnh, khoa khoa chẩn đoán hình ảnh và khoa ngoại nhi. Qua đó đối chiếu với các tiêu chí quy định tại Thông tư số 54/2017/TT-BYT; thông tư số 46/2018/TT-BYT của Bộ Y tế

dba5e1a5-2fe4-eae0-a605-f695ceade806

Kết quả triển khai hệ thống công nghệ thông tin của bệnh viện đáp ứng yêu cầu triển khai hồ sơ bệnh án điện tử: nhóm tiêu chí hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng mức 7, nhóm tiêu chí quản lí điều hành đạt mức nâng cao, nhóm tiêu chí hệ thống thông tin bệnh viện (HIS) đạt mức 6, nhóm tiêu chí hệ thống quản lí thông tin xét nghiệm (LIS), nhóm tiêu chí hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (RIS/PACS), nhóm tiêu chí phi chức năng, nhóm tiêu chí bảo mật an toàn thông tin và nhóm tiêu chí bệnh án điện tử (EMR) đều đạt mức nâng cao theo quy định tại Thông tư 54

d03d437a-34ef-d652-7cb6-17a9f3cb6efd

Sau kết quả bỏ phiếu của Hội đồng thẩm định, thống nhất Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh đủ điều kiện để triển khai bệnh án điện tử thay thế hoàn toàn bệnh án giấy. Như vậy, theo quy định của Thông tư 46/2018/TT-BYT quy định về hồ sơ bệnh án điện tử, Thông tư 54/2017/TT-BYT quy định về bộ tiêu chí ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ sở khám chữa bệnh, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh đạt mức 6/7 – mức gần cao nhất của tiêu chí “Bệnh viện thông minh”

Kết luận tại buổi làm việc, PGS.TS Trần Quý Tường – Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế đánh giá cao Ban giám đốc Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh dưới sự chỉ đạo của Sở Y tế đã quan tâm, đầu tư và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong bệnh viện, đây cũng là chủ trương lớn trong chuyển đổi số, cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực y tế. Hội đồng đã kiểm tra thực tế tại các khoa, phòng, đánh giá bệnh án điện tử có đầy đủ các nội dung theo yêu cầu, phần mềm PACS đảm bảo liên thông dữ liệu 2 chiều tốt, phòng máy chủ, hạ tầng tương đối rộng rãi, tất cả các cán bộ có chức năng đều được cung cấp chữ kí số, bệnh viện có các cây thông tin để người bệnh có thể tự tra cứu… Hội đồng cũng đề nghị bệnh viện tiếp tục hoàn thiện các quy chế, quy định đầy đủ, chi tiết hơn, tiếp tục nâng cấp và bổ sung các phần mềm để hoàn thiện hơn, có sự phối hợp, liên kết chặt chẽ với bảo hiểm xã hội tỉnh trong quá trình triển khai bệnh án điện tử

Tiếp thu ý kiến góp ý của Hội đồng thẩm định, lãnh đạo Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh khẳng định, việc ứng dụng bệnh án điện tử không chỉ giúp cho bệnh viện trong quản lí, điều hành và cải cách quy trình khám chữa bệnh, công khai, minh bạch thông tin, giảm phiền hà cho người bệnh mà còn mang lại lợi ích thiết thực, giúp người dân tiếp cận các dịch vụ y tế nhanh hơn. Bệnh viện sẽ tiếp tục bổ sung, hoàn thiện những ứng dụng, tiện ích vào các phần mềm trong hệ thống công nghệ thông tin để sớm triển khai bệnh án điện tử thay thế hoàn toàn bệnh án giấy ngay trong tháng 10/2021 này
 
Bệnh viện Trung ương đầu tiên thực hiện bệnh án điện tử
Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội (BV RHMTƯHN) là bệnh viện tuyến Trung ương đầu tiên hoàn thiện các phần mềm hồ sơ bệnh án điện tử để lưu trữ truyền tải hình ảnh, hệ thống thông tin và chính thức "khai tử" bệnh án giấy

Nhân dịp này phóng viên Báo SK&ĐS có cuộc gặp gỡ PGS.TS. Trần Cao Bính- Giám đốc BVRHMTƯHN để hiểu rõ hơn về vấn đề này

Người bệnh được hưởng lợi gì từ bệnh án điện tử ?

Phóng viên: Thưa PGS, ông có thể chia sẻ cho độc giả Báo SK&ĐS biết, khi chuyển sang công nghệ số người bệnh được hưởng những quyền lợi gì?

PGS.TS. Trần Cao Bính: Câu hỏi của bạn rất hay và đây cũng là một trong những nội dung chuyển đổi số quốc gia, là chủ trương của Đảng và Nhà nước ta nhằm đáp ứng sự hài lòng của người bệnh, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tiến tới bệnh viện thông minh


Từ mục tiêu chính là triển khai bệnh án điện tử, BVRMTƯHN đã từng bước tiếp cận thực hiện. Gần một năm nay BV đã đưa vào triển khai, thực hiện và thấy hiệu quả rất rõ rệt, đem lại sự hài lòng cho người bệnh, đặc biệt nâng cao chất lượng khám chữa bệnh



PGS.TS. Trần Cao Bính phát biểu tại buổi thẩm định bệnh án điện tử

Khi chuyển đổi sang công nghệ số người bệnh được hưởng rất nhiều lợi ích như làm các thủ tục đơn giản, khi tái khám tất cả thông tin điều trị của bệnh nhân trong đợt khám chữa lần trước đã được lưu lại, bác sĩ chỉ cần nhập mã bệnh án là các thông tin hiện ra, giúp ích rất nhiều cho bác sĩ trong chẩn đoán điều trị

Còn với người bệnh, khi đến bệnh viện khám chữa bệnh không phải mang sổ khám bệnh, các giấy tờ xét nghiệm, chụp phim, hay toa thuốc... đã điều trị trước đây. Thông qua bệnh án điện tử bác sĩ sẽ cập nhật được tiền sử bệnh tật của bệnh nhân, từ đó sẽ có phương án điều trị thích hợp

Yếu tố để thực hiện thành công bệnh án điện tử

Phóng viên: Là bệnh viện Trung ương đầu tiên triển khai bệnh án điện tử, ông có thể chia sẻ những kinh nghiệm, những yếu tố để thực hiện thành công?

PGS.TS. Trần Cao Bính: Thứ nhất là từ nhận thức của Ban lãnh đạo bệnh viện, nếu không có sự đồng lòng, chung tay và thấu hiểu lợi ích của việc làm này từ tập thể cán bộ, nhân viên thì việc triển khai cũng khó có thể thực hiện được. Chính vì có sự đoàn kết nhất trí cao của tập thể cán bộ nhân viên đã tạo nên sự đồng thuận. Đây là một trong những vấn đề lớn nhất để chuyển đổi lề lối làm việc, chuyển hẳn sang nền tảng số

Thứ hai, bệnh viện đã đào tạo đội ngũ nhân lực, chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị. Các hệ thống đã được kết nối và chạy tương đối đồng bộ. Ngoài hệ thống máy tính sẵn có từ trước, bệnh viện còn trang bị thêm một số máy tính để bàn cho các khoa phòng. Hệ thống phòng máy chủ, phòng điều hành tập trung, hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng Thông tư số 54/2017/TT-BYT

Phóng viên: Như PGS. vừa chia sẻ, việc chuyển đổi các quy trình khám bệnh từ giấy sang số, nhiều bệnh viện đang ngại ứng dụng. Vậy ông thấy việc ứng dụng công nghệ số vào quy trình bệnh viện có phức tạp?

PGS.TS. Trần Cao Bính: Để thực hiện chuyển đổi số, chúng tôi đã phải làm rất nhiều việc

Thứ nhất, bệnh viện phải hoàn thiện quy trình khám chữa bệnh chuẩn, vấn đề nhận thức của tập thể cán bộ nhân viên. Đây là cái khó nhất, là rào cản lớn nhất khi chuyển đổi sang mô hình khác

Giai đoạn đầu bệnh viện đã cử cán bộ đi học hỏi kinh nghiệm từ các bệnh viện khác trong và ngoài nước, cùng các tổ chức quốc tế trao đổi về chuyển đổi số - một trong những xu hướng quan trọng, tất yếu trong công tác ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số y tế

Mục tiêu quan trọng nhất của bệnh án điện tử – nền móng cho chuyển đổi số y tế là phục vụ người dân tốt hơn, tiếp cận dịch vụ y tế thuận lợi hơn, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Thứ hai, đối với người bệnh, tăng sự hài lòng. Trong sự hài lòng có cả tăng cường chất lượng khám chữa bệnh và nghiên cứu khoa học, đào tạo và nhằm mục đích nâng cao chất lượng dịch vụ cho bệnh nhân. Đây là tiền đề hướng tới bệnh viện thông minh


Hình ảnh phim chụp 3D được lưu giữ trong bệnh án điện tử

Phóng viên: Hiện tại về cơ bản, bệnh viện đã hoàn thành đề án đào tạo này, bước tiếp theo như nâng cấp hoặc cải thiện quy trình sẽ được thực hiện như thế nào, thưa PGS.?

PGS.TS. Trần Cao Bính: Quy trình khám chữa bệnh thưởng xuyên phải thay đổi theo thời gian trên nền tảng đã có sẵn. Bệnh viện sẽ cập nhật thường xuyên quy trình tiên tiến cùng với sự phát triển của bệnh viện

Nhằm phục vụ tốt hơn cho người bệnh, BV đã tiến hành tích hợp hệ thống wifi. Bệnh nhân có thể ngồi bất cứ chỗ nào trong khuôn viên của bệnh viện vào wifi miễn phí. Bệnh viện thông minh hiện thực hóa mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, tạo môi trường thuận lợi nhất cho người dân, hướng tới một mô hình bệnh viện "không giấy tờ"

Thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tăng cường công tác chuyên môn, quản lý, áp dụng công nghệ thông tin vào tất cả các khâu khám chữa bệnh nhằm giảm thời gian chờ đợi cho người dân, tạo sự minh bạch hóa thông tin và phát huy hiệu quả trong công tác chẩn đoán, điều trị của đội ngũ y, bác sĩ là những lợi ích tối ưu khi triển khai bệnh án điện tử mà BVRHMTƯHN hướng tới
 
Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan
'Nền công nghiệp y tế Việt Nam vẫn còn yếu, hầu như là zero'

"Trong cuộc trao đổi với Thủ tướng Phạm Minh Chính, chúng tôi đã nhận ra rằng nền công nghiệp y tế của Việt Nam vẫn còn yếu, hầu như là zero. Do đó, tôi cho rằng đây chính là cơ hội cho các nhà đầu tư", nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan chia sẻ


Vu%20KHoan.webp

Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan

Trong gần 2 năm qua, trên toàn cầu, đại dịch Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của hơn 5 triệu người, làm đứt gãy chuỗi cung ứng, nhiều ngành nghề kinh doanh bị tê liệt, hàng triệu doanh nghiệp bị phá sản, hàng trăm triệu người mất việc làm, người nghèo càng nghèo thêm. Thế giới đã buộc phải chi ra hơn 100 nghìn tỷ USD để ứng phó với đại dịch khủng khiếp này

Cộng hưởng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, đại dịch đã làm thay đổi mau lẹ những ngành nghề, phương thức và hành vi kinh doanh, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành trật tự kinh tế mới với những nguyên tắc, nguyên lý và lực đẩy mới

Tại hội thảo trực tuyến "Những thay đổi của thế giới: Cơ hội, thách thức và giải pháp thích ứng đối với doanh nghiệp Việt Nam" do Tạp chí Nhà Đầu tư tổ chức sáng nay (18/11), nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan đã có chia sẻ gợi mở khá dài về chủ đề này

Trước các mối đe dọa phi truyền thống đối với thế giới hiện nay, nguyên Phó thủ tướng chỉ ra 5 hệ lụy

Một là, quá trình chuyển đổi sang trạng thái mới và sự phục hồi kinh tế sẽ diễn ra không đồng đều ở mọi quốc gia, lĩnh vực. Quá trình này sẽ tùy thuộc vào những diễn biến tiếp theo của đại dịch, thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra; quy mô và mức độ tác hại của chúng gây ra; tiềm lực và khả năng điều hành của mỗi quốc gia; sự đồng thuận và văn hóa ứng xử của mỗi dân tộc cũng như diễn biến của quan hệ quốc tế nói chung trong công cuộc đối phó với những mối đe dọa chung

Hai là, tuy chưa bùng phát khủng hoảng kinh tế - tài chính trên phạm vi toàn cầu song không thể loại trừ mối đe dọa này, bởi ước tính thế giới đã phải tung ra một lượng tiền khổng lồ để ứng phó kèm theo các gói cứu trợ kinh tế - xã hội lên tới 100.400 tỷ USD

Hơn nữa kinh tế thế giới đang phải đối mặt với hai xu hướng trái chiều nhau. Trong khi một số sản phẩm như nhiên liệu, năng lượng gia tăng tạo nên nguy cơ lạm phát lớn thì nền kinh tế lại xuất hiện những biểu hiện đình trệ do cầu giảm vì thu nhập của của phần lớn dân cư thuyên giảm đáng kể

Ba là, bên cạnh những khó khăn về kinh tế, thế giới sẽ phải đối mặt với rất nhiều bất ổn về xã hội không kém phần nghiêm trọng như công ăn việc làm, nạn đói nghèo, di dân, thất học, sức khỏe tinh thần…

Bốn là, rơi vào đúng thời điểm cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra, các mối đe dọa phi truyền thống nói trên vô hình trung đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động cũng như lối sống, làm ăn, học hành theo hướng kinh tế số và kinh tế xanh…

Có thể nói, chúng ta đang chứng kiến quá trình hình thành một nền kinh tế mới, một lối sống, một phương thức làm ăn lẫn quản lý xã hội và cả phương thức chiến tranh mới

Năm là, đại họa vô hình trung đã làm sống lại chủ nghĩa đa phương mà những sự kiện lớn vừa diễn ra như G-20, COP-26, APEC… là những biểu hiện. Các chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu sẽ từng bước được nối lại với những sự điều chỉnh tùy theo lợi thế so sánh mới và sự tập hợp lực lượng mới

Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan cho rằng Việt Nam cũng đang dần chuyển sang trạng thái mới theo tinh thần vừa tiếp tục đối phó với dịch bệnh vừa khôi phục hoạt động bình thường an toàn linh hoạt. Ông cho biết một chương trình tổng thể theo hướng này dường như đang được tích cực soạn thảo và tại kỳ họp thứ hai của Quốc hội khóa mới, các đại biểu cũng đã thảo luận sôi nổi về những vấn đề này

"Chương trình tổng thể nên linh hoạt với các kịch bản khác nhau chứ không thể chỉ có một phương án cứng nhắc. Ngoài ra, hi vọng rằng lĩnh vực xã hội theo nghĩa rộng sẽ được đề cập đậm nét hơn bình thường vì tác động của các mối đe dọa phi truyền thống đối với lĩnh vực này rất nặng nề và lâu dài có thể ảnh hưởng ngược lại về chính trị an ninh và kinh tế - tài chính", ông Vũ Khoan đánh giá

Ông cũng cho rằng việc xử lý những vấn đề ngắn hạn trong vài ba năm tới cần được gắn bó chặt chẽ với chủ trương cơ bản và lâu dài về tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam. Đại dịch và tình trạng biến đổi khí hậu càng thúc đẩy mạnh mẽ thêm kinh tế số, kinh tế xanh cũng như các lĩnh vực liên quan tới bảo vệ sức khỏe con người

"Chúng ta rất cần bắt nhịp và tận dụng những xu hướng này. Các mối đe dọa phi truyền thống đồng thời cũng bộc lộ rõ thêm những điểm yếu của mọi quốc gia, kể cả Việt Nam", nguyên Phó thủ tướng nhấn mạnh

Ông cũng cho biết: "Trong cuộc trao đổi với Thủ tướng Phạm Minh Chính, chúng tôi đã nhận ra rằng nền công nghiệp y tế của Việt Nam vẫn còn yếu, hầu như là zero. Do đó, tôi cho rằng đây chính là cơ hội cho các nhà đầu tư"

Bên cạnh đó, nguyên Phó thủ tướng cũng cho rằng các đại đô thị và cả các khu công nghiệp tập trung lớn cũng chịu tác động nặng nề nhất từ dịch bệnh và biến đổi khí hậu. Trong quá trình điều chỉnh quy hoạch vùng đang diễn ra hiện nay cần tính đến điều này
 
Triển khai bệnh án điện tử tại bệnh viện đa khoa Vân Đình

Sáng 25/7/2023, Bệnh viện đa khoa Vân Đình tổ chức Hội đồng chuyên môn thẩm định gồm 15 thành viên để tiến hành thẩm định, đánh giá việc sử dụng và lưu trữ hồ sơ bệnh án điện tử, lưu trữ và truyền tải hình ảnh y tế thay cho in phim, lưu trữ thông tin xét nghiệm thay thế cho việc in giấy. Hội đồng thẩm định do PGS.TS Trần Quý Tường – Nguyên Cục trưởng Cục CNTT, Chủ tịch Hội tin học Y tế Việt Nam làm Chủ tịch hội đồng; TS Nguyễn Đình Hưng – Phó Giám đốc Sở Y tế, Ths. Nguyễn Thị Tám – Phó Giám BHXH Tp Hà Nội, Phó chủ tịch. Việc thẩm định này có yếu tố quyết định để triển khai bệnh án điện tử, đưa bệnh viện đa khoa Vân Đình trở thành bệnh viện thứ 4 của Thành phố Hà Nội áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử thay thế hoàn toàn bệnh án giấy

Bệnh viện đa khoa Vân Đình bắt đầu triển khai hệ thống phần mềm HIS năm 2020 và phần mềm HIS-LIS từ tháng 02/2023, tiếp theo đó, bệnh viện đưa vào áp dụng từng bước thanh toán điện tử, chữ kí số, thẻ khách hàng, triển khai hệ thống PACS, nâng cấp hệ thống, kios…và đến tháng 7/2023 bệnh viện đã cơ bản hoàn thành các điều kiện ứng dụng bệnh án điện tử

Sau kết quả bỏ phiếu của Hội đồng thẩm định, thống nhất Bệnh viện đa khoa Vân Đình đủ điều kiện để triển khai bệnh án điện tử thay thế hoàn toàn bệnh án giấy. Như vậy, theo quy định của Thông tư 46/2018/TT-BYT quy định về hồ sơ bệnh án điện tử, Thông tư 54/2017/TT-BYT quy định về bộ tiêu chí ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ sở khám chữa bệnh, Bệnh viện đa khoa Vân Đình đạt mức 6/7 – mức gần cao nhất của tiêu chí “Bệnh viện thông minh”

Kết luận tại buổi làm việc, PGS.TS Trần Quý Tường – Chủ tịch Hội tin học Y tế Việt Nam, đánh giá cao Ban Giám đốc Bệnh viện đa khoa Vân Đình đã quan tâm, đầu tư và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong bệnh viện, đây cũng là chủ trương lớn trong chuyển đổi số, cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực y tế. Hội đồng đã kiểm tra thực tế tại các khoa, phòng, đánh giá bệnh án điện tử có đầy đủ các nội dung theo yêu cầu, phần mềm PACS đảm bảo liên thông dữ liệu 2 chiều tốt, phòng máy chủ, hạ tầng tương đối rộng rãi, tất cả các cán bộ có chức năng đều được cung cấp chữ kí số, bệnh viện có các cây thông tin để người bệnh có thể tự tra cứu… Hội đồng cũng đề nghị bệnh viện tiếp tục hoàn thiện các quy chế, quy định đầy đủ, chi tiết hơn, tiếp tục nâng cấp và bổ sung các phần mềm để hoàn thiện hơn, có sự phối hợp, liên kết chặt chẽ với bảo hiểm xã hội thành phố trong quá trình triển khai bệnh án điện tử

Tiếp thu ý kiến góp ý của Hội đồng thẩm định, lãnh đạo Bệnh viện đa khoa Vân Đình khẳng định, việc ứng dụng bệnh án điện tử không chỉ giúp cho bệnh viện trong quản lí, điều hành và cải cách quy trình khám chữa bệnh, công khai, minh bạch thông tin, giảm phiền hà cho người bệnh mà còn mang lại lợi ích thiết thực, giúp người dân tiếp cận các dịch vụ y tế nhanh hơn

361584419_764240069034613_1210980171535486179_n.jpg
361611353_764239482368005_971851784958204494_n.jpg
361650423_764239539034666_1419235412186857476_n.jpg
361651398_764239579034662_8642938882854139115_n.jpg
361665286_764239839034636_8724232720728899503_n.jpg
361888713_764239829034637_4916730117569983822_n.jpg
361913252_764239735701313_4668153609276835159_n.jpg
361928538_764239775701309_737712041344954304_n.jpg
361972718_764239759034644_3990022053327539533_n.jpg
361999146_764240019034618_4775175956119969017_n.jpg
362232238_764239859034634_2177698750991203351_n.jpg
362233066_764239992367954_5407245810193616581_n.jpg
362238674_764239699034650_9022442233149614472_n.jpg
362267928_764239662367987_297460588107000980_n.jpg
362278376_764239932367960_5853612853994370962_n.jpg
362281517_764239619034658_213214685153053968_n.jpg
362295414_764239455701341_1387166072570832951_n.jpg
362921497_764239609034659_1109703132020872195_n.jpg
363362696_764239412368012_1323196911134253952_n.jpg
 
Giám Đốc bệnh án điện tử

Trong 4 bệnh viện công lập ở Hà Nội chính thức triển khai bệnh án điện tử thay thế bệnh án giấy, hai cơ sở y tế hạng II là Bệnh viện Mỹ Đức và Vân Đình. Chuyển đổi số của hai đơn vị này ghi dấu ấn rất lớn của giám đốc, bác sĩ Nguyễn Khuyến

Hà Nội có hơn 40 bệnh viện công lập, nhưng mới có 4 cơ sở chính thức công bố triển khai bệnh án điện tử, trong đó có 2 bệnh viện hạng I là Xanh Pôn và Phụ Sản, 2 bệnh viện hạng II là Mỹ Đức và Vân Đình

Cuối tháng 5/2021, Tiến sĩ Nguyễn Khuyến, Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Mỹ Đức (Hà Nội), ký quyết định chính thức triển khai bệnh án điện tử, đưa đơn vị này trở thành cơ sở y tế công lập đầu tiên của Hà Nội chính thức xóa sổ bệnh án giấy. Hơn nửa năm được điều động làm Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Vân Đình, tháng 8, Tiến sĩ Khuyến một lần nữa đưa bệnh viện của huyện Ứng Hòa triển khai bệnh án điện tử

VietNamNet có cuộc trò chuyện với Tiến sĩ Nguyễn Khuyến, người dành nhiều tâm huyết với công cuộc chuyển đổi số y tế

Không còn cảnh cầm tập phiếu chỉ định xét nghiệm đi khắp viện

Bệnh án điện tử được coi là cốt lõi của chuyển đổi số y tế. Ông có thể chia sẻ những lợi ích thiết thực nhất mà bệnh án điện tử mang lại cho bệnh nhân?

- Trước kia, lịch sử khám bệnh của bệnh nhân (tức là bệnh án giấy) được lưu trữ trong kho nên khi tìm lại rất khó và mất nhiều thời gian. Nhưng với bệnh án điện tử, chỉ cần mở máy tính, tất cả thông tin cần biết về bệnh nhân từ trước đến nay, kể cả tiền sử dị ứng được tích hợp vào tính năng của bệnh án, tiền sử bệnh tật… đều được cung cấp đầy đủ

vandinh2-1-745.jpg

Hướng dẫn người dân sử dụng ki-ốt tiếp đón

Tiền sử dị ứng của bệnh nhân rất quan trọng. Trước đây, nếu không có tính năng cảnh báo về tiền sử dị ứng trên bệnh án điện tử, việc bác sĩ có biết về tiền sử này hay không phụ thuộc vào chia sẻ của bệnh nhân và người nhà

Nếu trong tình huống cấp cứu, bệnh nhân không tỉnh táo, người nhà thì luống cuống, việc khai thác rất khó khăn, nếu không khai thác được thì có thể ảnh hưởng đến quá trình điều trị và kết quả điều trị của người bệnh

Bệnh án điện tử cũng giúp dự đoán gần như chính xác thời gian có kết quả xét nghiệm, tránh người bệnh phải chờ đợi lâu

Với quy trình cũ, không thiếu cảnh nhiều bệnh nhân đi khám từ sáng sớm nhưng phải nửa buổi chiều mới hoàn tất quá trình khám. Với bệnh án điện tử, bệnh nhân đặt lịch khám từ nhà, theo hẹn đúng giờ sẽ đến khám với số thứ tự, phòng khám, giờ khám đã biết trước. Bác sĩ khám theo quy trình cũ phải in nhiều phiếu chỉ định xét nghiệm, bệnh nhân cầm tệp giấy đó tất tả chạy khắp viện, tới từng nơi để kịp xếp giấy lấy số

Nay có bệnh án điện tử, bác sĩ chỉ cần in một tờ duy nhất, dù bệnh nhân cần làm đến 10 xét nghiệm cận lâm sàng như xét nghiệm sinh hóa máu, chụp X-quang, điện tim, siêu âm… Phần mềm quản lý cận lâm sàng (HIS-LIS) tự động tính toán trình tự cho từng bệnh nhân, tiết kiệm thời gian cho bệnh nhân

giam-doc-khuyen-1-746.jpg

Bác sĩ Nguyễn Khuyến cùng đọc một phim chụp của bệnh nhân trên hệ thống phần mềm PACS

Sau khi thực hiện lấy mẫu bệnh phẩm, hệ thống tự động dự báo thời gian trả kết quả chính xác tới từng phút, trên phiếu cũng in mã QR để bệnh nhân chủ động quét, theo dõi thời gian trả kết quả. Từ đó, cảnh bệnh nhân phải “canh giờ” để đến tận từng nơi lấy kết quả sẽ không còn. Họ chỉ cần ngồi chờ tại phòng khám ban đầu, kết quả xét nghiệm, chụp chiếu, siêu âm… sẽ được trả về cho bác sĩ khám qua HIS-LIS và phần mềm lưu trữ và truyền tải hình ảnh (PACS). Bệnh nhân muốn lưu lại kết quả đó, bác sĩ sẽ gửi cho bệnh nhân qua ứng dụng để theo dõi

Tại Bệnh viện đa khoa huyện Mỹ Đức, nơi đã có hơn 2 năm triển khai bệnh án điện tử, thời gian trả kết quả xét nghiệm được cam kết là tối đa 55 phút kể từ khi lấy mẫu. Tất nhiên, bệnh viện tuyến huyện sẽ không thực hiện được các xét nghiệm đặc thù chuyên sâu như nuôi cấy định danh vi khuẩn phải 24 tiếng mới có kết quả. Với Bệnh viện Đa khoa Vân Đình, chúng tôi sẽ triển khai khảo sát nghiên cứu đánh giá hiệu quả. Tuy nhiên đến nay, 100% bệnh nhân đến khám từ sáng đều có thể hoàn tất trước 11 giờ trưa

Không còn đơn thuốc giấy, nhân viên thoát cảnh ôm chồng bệnh án đưa vào kho

Nhiều bệnh viện lớn tiếp nhận hàng nghìn bệnh nhân nội trú mỗi ngày, bệnh án giấy rất nhiều, tốn nhiều không gian lưu trữ, khó khăn trong tìm kiếm hồ sơ. Bệnh án điện tử giúp cải tiến việc đó ra sao, thưa ông?

- Với nhiều bệnh viện lớn, cảnh nhân viên y tế khệ nệ bê tay hoặc đẩy xe chở từng chồng bệnh án giấy vào kho lưu trữ rất quen thuộc. Đặc biệt, mỗi lần tìm kiếm hồ sơ bệnh án của bệnh nhân rất vất vả, bụi mù mịt. Có nơi bệnh án nặng hàng cân còn rơi xuống người vì xếp chồng quá cao

Với bệnh án điện tử, lệnh duy nhất bác sĩ cần làm khi tìm kiếm hồ sơ là cltr+F

vandinh5-747.jpg

Nhờ bệnh án điện tử, bác sĩ có thể tra cứu kết quả xét nghiệm của bệnh nhân nhanh chóng

Đặc biệt, bệnh án điện tử tiết kiệm rất nhiều về nhân lực. Trước kia, mỗi khoa lâm sàng cần phải có một điều dưỡng hành chính để cập nhật thông tin. Nhưng nay không cần nhân lực làm việc này mà thông tin vẫn được cập nhật hằng ngày

Một số bệnh viện lớn mỗi năm dành khoảng 2 tỷ đồng chi phí in ấn hồ sơ bệnh án giấy, bệnh án điện tử tất nhiên sẽ tiết kiệm được khoản này. Bệnh án điện tử cũng nói không với đơn thuốc in giấy, hoặc viết tay, không còn cảnh bệnh nhân dịch không ra chữ bác sĩ. Bác sĩ cũng không cần bút, sổ giấy nữa

Với phim nhựa, nếu được bảo hiểm y tế thanh toán, các bệnh viện hạng II như Mỹ Đức, Vân Đình có thể tiết kiệm từ 1-2 tỷ đồng chi phí in phim hàng năm, chưa kể hạn chế rác thải nhựa, bảo vệ môi trường

Chi phí lưu trữ cũng được tiết kiệm tối đa, chúng tôi chỉ mất vài chục triệu đồng mỗi năm thuê kho lưu trữ điện tử theo quy định tại Thông tư 46/2018 của Bộ Y tế. Với kho lưu trữ bệnh án giấy, khi triển khai bệnh án điện tử sẽ không cần nữa, có thể “khóa” lại

Lang thang từng viện để trải nghiệm

Nhiều bệnh viện muốn số hóa, chuyển đổi số nhưng sự quyết tâm, đồng thuận lại không hoàn toàn, đơn giản như chưa quyết tâm 100% xóa bỏ bệnh án giấy, vẫn để tình trạng nửa giấy nửa điện tử. Việc thuyết phục tạo sự đồng thuận ở các bệnh viện Mỹ Đức hay Vân Đình có khó khăn không, thưa ông?

- Ý chí quyết tâm của lãnh đạo viện đóng vai trò quan trọng trong chuyển đổi số y tế. Theo tôi cần thể hiện hết bản miêu tả demo so sánh sự khác biệt khi triển khai bệnh án điện tử, chuyển đổi số, từ quy trình tiếp đón, quản lý vận hành, chặt chẽ, minh bạch ra sao, so với quy trình cũ để xem lợi ích chung tối ưu cho bệnh viện, bệnh nhân, thầy thuốc là gì. Những tình huống có thể sẽ phải gặp thường xuyên là gì, thay vì chỉ "chăm chăm" giải quyết những tình huống phát sinh chỉ 1-2 lần một năm, điều đó sẽ khiến ý chí chuyển đổi số chùn bước

vandinh-1-748.jpg

Khám chữa bệnh bằng thẻ thông minh tại Bệnh viện Vân Đình

Bản thân tôi và các lãnh đạo viện cũng nhiều lần trả lời phản biện mọi vấn đề, mọi câu hỏi "Tại sao", "Để làm gì"... mà nhân viên đơn vị quan tâm

Nhiều bệnh viện đã ứng dụng nhiều phần mềm khám chữa bệnh, quản lý bệnh viện, nhưng hoạt động đơn lẻ. Khó nhất là khi tập huấn sử dụng, liên kết các phần mềm, nhiều người sẽ thấy “quen quen”, nghĩ là dễ. Đến khi trực tiếp triển khai độc lập lại dễ vấp lỗi, nhân viên y tế sẽ có phản xạ là đổ lỗi ngay cho phần mềm khó dùng, phức tạp. Vì thế, việc tập huấn kỹ lưỡng cần được triển khai rất thuần thục

Chuyển đổi số, bệnh án điện tử là bước tiến lớn với nhiều viện, đòi hỏi sự chuyển đổi tư duy đến hành động của từng nhân viên. Tôi từng "lang thang" quan sát, tìm hiểu cách vận hành, phản ứng của bệnh nhân, thầy thuốc tại nhiều bệnh viện lớn để học hỏi, trước khi đưa ra ý tưởng cho bệnh viện mình quản lý. Có những bệnh viện tôi đi một mình tới 3-4 lần, nhặt nhạnh, nghiên cứu...

Nhân viên y tế của tôi cũng chịu khó đến học hỏi các cơ sở khác để tự mình tham quan thực tế, trải nghiệm điều hay của đơn vị bạn. Cùng tiếp nhận 1.000 bệnh nhân khám ngoại trú mỗi ngày, tại sao viện bạn không ùn tắc chờ đợi, nhân viên y tế không mướt mồ hôi, nhưng viện mình lại bị? Đó là do hiệu quả của quy trình quản lý bằng công nghệ

Theo ông có nên triển khai thí điểm bệnh án điện tử tại một số khoa, phòng trước khi áp dụng toàn viện?

- Triển khai bệnh án điện tử phải kết nối liên kết đồng bộ phần mềm quản lý bệnh viện (HIS), HIS-LIS, PACS...

Tôi nghĩ không nên triển khai thí điểm từng khoa, phòng trước khi triển khai toàn viện mà nên làm đồng bộ vì tất cả các khoa, phòng đều liên quan đến nhau, rất nhiều bệnh nhân khám và điều trị nhiều khoa, không thể chỗ này giấy, chỗ kia điện tử

Kể cả đầu tư công nghệ thông tin theo tôi cũng nên đầu tư ở mức độ tốt nhất nếu có thể, và nên đồng bộ, đó là cách tiết kiệm nhất và hiệu quả nhất. Thay vì tư duy đầu tư ở mức thấp, chờ đợi có tiền mới nâng cấp dần, cách làm này có thể sẽ lãng phí…
 
Bệnh viện Nhi Tỉnh Thái Bình thẩm định bệnh án điện tử

HỘI ĐỒNG CHUYÊN MÔN TƯ VẤN VIỆC SỬ DỤNG VÀ LƯU TRỮ HỒ SƠ BỆNH ÁN ĐIỆN TỬ THAY CHO HỒ SƠ BỆNH ÁN GIẤY, LƯU TRỮ VÀ TRUYỀN TẢI HÌNH ẢNH Y TẾ THAY CHO IN PHIM VÀ LƯU TRỮ THÔNG TIN XÉT NGHIỆM THAY CHO VIỆC IN GIẤY

Thực hiện kế hoạch số 166/KH – BVN, ngày 22/09/2023, Bệnh viện Nhi Thái Bình đã tiếp Hội đồng thẩm định việc sử dụng và lưu trữ hồ sơ bệnh án điện tử thay cho hồ sơ bệnh án giấy, lưu trữ và truyền tải hình ảnh y tế thay cho in phim và lưu trữ thông tin xét nghiệm thay cho việc in giấy

Hội đồng thực hiện thẩm định do đồng chí Hà Trung Kiên, Phó Giám đốc Sở Y tế làm Chủ tịch hội đồng cùng 15 chuyên gia

Đồng chí Tống Đức Thuận, Trưởng phòng Công nghệ thông tin báo cáo thực trạng của Bệnh viện trước khi triển khai Hồ sơ bệnh án điện tử và sự cần thiết cũng như yêu cầu thiết yếu phải triển khai Hồ sơ bệnh án điển tử; Báo cáo đánh giá mức độ đáp ứng của Bệnh viện Nhi theo Bộ tiêu chí ứng dụng công nghệ thông tin ban hành kèm theo Thông tư 54/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bô Y tế về ban hành bộ tiêu chí ứng dụng CNTT tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Hội đồng thẩm định đã trực tiếp khảo sát, thăm quan máy móc, hạ tầng công nghệ thông tin, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành hoạt động khám, chữa bệnh tại Khoa xét nghiệm, Khoa Chẩn đoán hình ảnh và một số khoa lâm sàng

Kết quả triển khai hệ thống công nghệ thông tin của Bệnh viện Nhi Thái Bình đáp ứng đủ yêu cầu triển khai hồ sơ bệnh án điện tử, bao gồm: Nhóm tiêu chí hạ tầng và tiêu chí hệ thống thông tin bệnh viện (HIS) đáp ứng mức 5; các nhóm tiêu chí hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (RIS/PACS), tiêu chí hệ thống thông tin xét nghiệm (LIS), tiêu chí phi chức năng, tiêu chí bảo mật và an toàn thông tin, tiêu chí bệnh án điện tử (EMR) và nhóm quản lý điều hành đều đáp ứng mức nâng cao theo quy định tại Thông tư số 54

Sau kết quả bỏ phiếu của Hội đồng thẩm định, thống nhất 100% kết quả đạt và triển khai hồ sơ bệnh án điện tử thay thế hoàn toàn bệnh án giấy. Như vậy, theo quy định Thông tư 46/2018/TT-BYT quy định về hồ sơ bệnh án điện tử, Thông tư 54/2017/TT-BYT quy định về bộ tiêu chí ứng dụng CNTT tại các cơ sở khám chữa bệnh, Bệnh viện Nhi Thái Bình đạt mức 5/7 – đủ điều kiện để triển khai bệnh án điện tử thay thế hoàn toàn bệnh án giấy

Kết luận tại buổi thẩm định, đồng chí Hà Trung Kiên, Phó Giám đốc Sở Y tế – Chủ tịch Hội đồng thẩm định đánh giá cao Ban Giám đốc Bệnh viện Nhi Thái Bình đã quan tâm, đầu tư và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đơn vị, đây cũng là chủ trương lớn trong chuyển đổi số, cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực y tế. Các thành viên trong đoàn thẩm định đã kiểm tra thực tế tại các khoa, phòng, đánh giá Bệnh án điện tử có đầy đủ các nội dung theo yêu cầu, phòng máy chủ, hạ tầng tương đối rộng rãi, … Bên cạnh đó, Chủ tịch Hội đồng thẩm định cũng đề nghị Bệnh viện Nhi Thái Bình tiếp tục hoàn thiện các quy chế, quy định đầy đủ, chi tiết hơn, tiếp tục nâng cấp và bổ sung để hoàn thiện hơn, có sự phối hợp, liên kết chặt chẽ với bảo hiểm xã hội trong quá trình triển khai Bệnh án điện tử

Thay mặt Ban lãnh đạo Bệnh viện Nhi Thái Bình, đồng chí Lương Đức Sơn, Giám đốc Bệnh viện gửi lời cảm ơn Sở Y tế đã quan tâm, tạo điều kiện để Bệnh viện Nhi hoàn thành những mục tiêu trong công tác khám, chữa bệnh trên nền tảng số ở thời đại mới 4.0 và gửi lời cảm ơn tới Hội đồng thẩm định trong công tác đánh giá, thẩm định bệnh viện. Đồng chí cho biết, việc ứng dụng bệnh án điện tử không chỉ giúp cho bệnh viện trong quản lý, điều hành và cải cách quy trình khám chữa bệnh, công khai, minh bạch thông tin, giảm phiền hà cho người bệnh. Đồng thời giúp người dân tiếp cận các dịch vụ y tế nhanh hơn, quy trình khám chữa bệnh thuận tiện, chính xác

http://bvnhithaibinh.vn/tin-tuc-su-kien/tin-tuc/tham-dinh-benh-an-dien-tu-651.html
 
Trung tâm Y tế huyện đầu tiên của tỉnh Quảng Ninh bảo vệ thành công hồ sơ bệnh án điện tử thay thế bệnh án giấy

Chiều ngày 21/02/2023, TTYT huyện Hải Hà thành lập Hội đồng chuyên môn thẩm định, đánh giá việc sử dụng và lưu trữ hồ sơ bệnh án điện tử, lưu trữ và truyền tải hình ảnh y tế thay cho in phim, lưu trữ thông tin xét nghiệm thay thế cho việc in giấy

Hội đồng thẩm định do Thạc sĩ, BSCKII Trịnh Văn Mạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế làm Chủ tịch hội đồng; cùng các đồng chí BSCKII Bùi Mạnh Hùng, Giám đốc TYYT Huyện Hải Hà; đ/c Đỗ Trung Thành, Chuyên viên Văn phòng Sở; đ/c Phạm Việt Hưng, TP CNTT-TT, Bệnh viện Bãi Cháy; đ/c Bùi Hải Quân, Tổ trường tổ Tin học, Bệnh viện Sản Nhi; đ/c Trịnh Đình Tuân, TP CNTT Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh… Đặc biệt có sự tham gia của TTND, BSCKII Nguyễn Quốc Hùng, nguyên Giám đốc Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh

Việc thẩm định này có yếu tố quyết định để triển khai thành công bệnh án điện tử sẽ đưa TTYT huyện Hải Hà trở thành TTYT huyện đầu tiên của Quảng Ninh triển khai hồ sơ bệnh án điện tử thay thế hoàn toàn bệnh án giấy

Theo đó, Bệnh nhân đến khám bệnh chỉ cần mang theo thẻ bảo hiểm y tế, CCCD hoặc điện thoại thông minh cài đặt ứng dụng VSSID để quẹt mã lấy số và đăng ký khám bệnh tại các ki ốt phát số tự động thông minh

Toàn bộ thông tin thứ tự khám bệnh được cập nhật trên màn hình đợi khám tại các phòng tương ứng. Tất cả kết quả khám lâm sàng của bệnh nhân được cập nhật lên hệ thống mạng của bệnh viện kết nối với tất cả các khoa, phòng

Tại các khoa điều trị nội trú, bác sỹ cũng sẽ cập nhật toàn bộ dữ liệu khám, và điều trị cho bệnh nhân và lấy thông tin của bệnh nhân trong các lần điều trị trước qua máy tính

Sau khi nghe báo cáo về hệ thống thông tin bệnh viện, Hội đồng thẩm định đã trực tiếp khảo sát, kiểm tra cơ sở hạ tầng, thực trạng hoạt động của phần mềm tại các Khoa Khám bệnh, Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Khoa Xét nghiệm và 01 Khoa điều trị bệnh nhân nội trú

Sau thăm quan và đối chiếu với các tiêu chí quy định tại Thông tư số 54/2017/TT-BYT; thông tư số 46/2018/TT-BYT của Bộ Y tế. Hội đồng thẩm định tổ chức bỏ phiếu kín, kết quả bỏ phiếu 100% các thành viên của Hội đồng thẩm định đánh giá TTYT huyện Hải Hà đạt mức 5/7, đủ điều kiện để triển khai bệnh án điện tử thay thế hoàn toàn bệnh án giấy

Bệnh án điện tử giúp người bệnh không phải lưu trữ các loại giấy giấy tờ khi đi khám bệnh, chữa bệnh. Các bác sỹ cũng thuận tiện trong việc khai thác tiền sử khám, chữa bệnh của bệnh nhân để chỉ định phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả

Triển khai bệnh án điện tử là bước khởi đầu quan trọng cho việc chuyển đối số trong ngành y tế, tối ưu hóa quy trình khám, chữa bệnh của Ngành Y tế cũng như tỉnh Quảng Ninh. Khi bệnh án điện tử được triển khai đồng loạt tại tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh, dữ liệu về khám, điều trị của bệnh nhân sẽ thông suốt giữa các tuyến, giúp cho việc chẩn đoán và phối hợp điều trị tốt hơn. Đồng thời, giúp cho việc quản lý chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế hiệu quả hơn

Sau thẩm định, TTYT huyện Hải Hà sẽ là đơn vị thứ 4 trong tỉnh Quảng Ninh triển khai Hồ sơ Bệnh án điện tử nhằm lưu trữ, quản lý sử dụng và làm căn cứ đề nghị giám định, thanh toán chi phí khám chữa bệnh Bảo hiểm Y tế cho người bệnh. Điều này giúp công tác quản lý, điều hành, cải cách quy trình khám chữa bệnh được công khai, minh bạch; việc theo dõi thông tin bệnh nhân chính xác hơn

Việc thực hiện hồ sơ bệnh án điện tử của TTYT huyện Hải Hà đã góp phần rút ngắn thời gian thủ tục hành chính điện tử nhằm hỗ trợ tối đa cho công tác khám chữa bệnh của các bác sĩ mang lại hiệu quả thăm khám và điều trị tốt nhất cho người bệnh

Đồng thời giúp người dân tiếp cận các dịch vụ y tế nhanh hơn, quy trình khám chữa bệnh thuận tiện, chính xác nhất

http://trungtamytehaiha.vn/vi/news/...so-benh-an-dien-tu-thay-the-benh-an-giay-513/

1_4.jpg

2_4.jpg

3_5.jpg

4_3.jpg

5_1.jpg

6.jpg
 
Top