What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Tổng thống Donald Trump

LOBBY.VN

Administrator
"Bãi lầy" sẽ được dọn sạch, giới lobby sẽ không có chỗ trong chính phủ

Những người làm việc trong bộ máy chính quyền của Trump phải cam kết không hành nghề vận động hành lang trong 5 năm sau khi thôi việc

Giám đốc truyền thông của Trump, ông Jason Miller, và người phát ngôn của Ủy ban quốc gia đảng Cộng hòa, ông Sean Spicer, vừa ra thông báo về việc những người được chọn giữ trọng trách trong bộ máy chính quyền của Trump sẽ phải đệ trình giấy chứng nhận chấm dứt hoạt động vận động hành lang (lobby) - nếu họ đang hành nghề vận động hành lang có đăng ký

Đây là một động thái thực hiện lời hứa "làm sạch bãi lầy" tại Washington của Trump

"Bãi lầy" mà Trump đề cập có ý nghĩa là những chính khách bị các nhóm lợi ích mua chuộc, các nhà vận động hành lang làm việc một cách thiếu minh bạch, dẫn tới việc các chính sách bị uốn theo lợi ích của những nhóm người nhất định

Phát ngôn viên Spicer cho biết thêm, một phần trong thỏa thuận làm việc trong chính quyền của Trump là các nhân viên đồng ý rằng nếu chấm dứt làm việc cho chính phủ, trong 5 năm tiếp theo, họ sẽ bị cấm trở thành một nhà vận động hành lang có đăng ký hành nghề

Mỹ là nơi hoạt động vận động hành lang diễn ra sôi nổi nhất thế giới và vận động hành lang được coi là một phần không thể thiếu của nền chính trị Mỹ (chủ yếu trong lĩnh vực chính trị, lập pháp)

Lobby – Vận động hành lang ở Mỹ được hiểu là sự vận động các nghị sĩ, dân biểu trong Quốc hội Mỹ ở cả Thượng viện và Hạ viện để họ đưa ra hay ủng hộ các đạo luật, các nghị quyết, chính sách có lợi cho các nhóm lợi ích khác nhau. Người làm nhiệm vụ này được gọi là nhà vận động hành lang. Người đó được trả lương để tác động tới bộ máy lập pháp hoặc dư luận. Hiện nay, phố K chính là nơi đặt trụ sở của các công ty lobby hàng đầu nước Mỹ

Mỹ đã có nhiều văn bản pháp luật thừa nhận và quy định các hoạt động lobby. Các nhà vận động hành lang có đăng ký hành nghề. Cơ quan quản lý sẽ yêu cầu họ nộp báo cáo định kỳ để đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động vận động hành lang của họ. Các cựu chính khách từng có quyền lực và mối quan hệ thường có sự thuận lợi lớn để trở thành các nhà vận động hành lang hiệu quả

"Vì sao điều khoản đó lại quan trọng? Đó là vì nó sẽ giúp hiện thực hóa mục tiêu của ông Trump về việc các quan chức, nhân viên công quyền không lợi dụng chính phủ để làm giàu cho bản thân, không tận dụng vị trí và công việc của họ để làm điều đó", Spicer nói

Tổng thống Barack Obama, trong ngày đầu tiên làm việc ở Nhà Trắng, cũng đã ký một sắc lệnh cấm các quan chức, nhân viên chính phủ hành nghề vận động hành lang trong khoảng thời gian 2 năm sau khi rời nhiệm sở

Tuy nhiên, hiệu quả của bất cứ một lệnh cấm vận động hành lang nào cũng phụ thuộc vào việc nó được thảo ra và thực hiện như thế nào

Một thông lệ thường thấy ở Washington, như một cách "lách luật", là các quan chức chủ chốt, sau khi nghỉ việc ở chính phủ, sẽ không đăng ký để trở thành một nhà vận động hành lang

Thay vào đó, họ sẽ làm việc như một "tư vấn viên" hoặc "cố vấn". Về bản chất, công việc này vẫn cho phép họ sử dụng các kinh nghiệm, mối quan hệ của mình để kiếm tiền, giống như một nhà vận động hành lang

Thông báo cấm vận động hành lang trong 5 năm được đưa ra trong bối cảnh đội chuyển giao quyền lực của Trump đang tiến hành loại các nhà vận động hành lang ra khỏi danh sách

Việc này được thực hiện ngay sau khi Phó tổng thống đắc cử Mike Pence tiếp quản đội chuyển giao từ thống đốc bang New Jersey, ông Chris Christie

Việc đội hình chuyển giao quyền lực của Trump gồm nhiều chính khách mang lợi ích nhóm, các nhà vận động hành lang, các nhân viên trong nền chính trị mà Trump gọi là "bãi lầy" đã làm dấy lên nghi ngại về việc Trump có giữ lời hứa cải tổ của mình hay không

Trả lời phỏng vấn trong chương trình "60 phút" vào ngày 13/11, Trump thừa nhận đội hình của mình có quá nhiều nhân vật từ "bãi lầy"

"Ai ở đó cũng đi vận động hành lang cả", Trump nói

"Đó là một vấn đề của hệ thống. Chúng tôi sẽ làm nhiều việc để làm sạch hệ thống đó. Ai rời khỏi chính phủ rồi cũng đi vận động hành lang cả, thực sự là thế. Cả nơi này "Washington" là một nhà vận động hành lang lớn !"

Trump cho rằng, việc có một bộ máy nhiều nhà vận động hành lang hiện giờ và việc sẽ loại họ ra khỏi bộ máy sau này, đó không phải những việc làm mâu thuẫn

"Tôi cho rằng, họ rất hiểu hệ thống hiện nay. Nhưng chúng ta sẽ phải dần xóa bỏ hệ thống đó. Phải xóa dần!" Trump khẳng định

Ngọc Anh
 
Last edited:
Trump puts five-year lobbying ban on his political appointees

President Donald Trump on Saturday put restrictions on the kind of lucrative lobbying gigs his White House aides and other administration officials can accept after they leave government

Trump, a Republican businessman whose campaign was based in part on getting rid of Washington insiders, had pledged during last year's election campaign to "drain the swamp" of political practices that he said made politicians beholden to business interests

On his executive order making good on that pledge, Trump said his appointees would agree to refrain from lobbying their own agency for five years after leaving, and would not lobby any government appointee for two years

Trump's order also requires his officials to agree to a lifetime ban on working on behalf of foreign governments or foreign political parties

Trump himself has come under pressure to distance himself from his business interests, and put his sons in charge of his company, which owns hotels, golf courses and other real estate around the world. Ethics watchdogs have said the arrangement does not prevent conflicts of interest

(Reporting by Jeff Mason and Roberta Rampton; editing by Bill Rigby and Grant McCool)
 
Donald Trump và trật tự mới của thế giới
Thế giới đang bị Tổng thống Mỹ Donald Trump thôi miên với từng câu nói, hành động, chính sách của ông. Ông không giống bất cứ tổng thống tiền nhiệm nào của nước Mỹ. Chưa từng giữ một chức vụ dân cử nào. Cũng chưa có tổng thống hay chính khách nào của Mỹ lại có tính cách giang hồ như ông. Ông là vị tổng thống được nhiều người hâm mộ và cũng khiến nhiều người coi thường, chán chường, ghét bỏ. Một trăm ngày trở thành chủ nhân của Nhà Trắng, ông đã không thực hiện được hầu hết những gì ông đã hứa lúc tranh cử – từ chính sách y tế, chính sách di dân, đến bức tường dọc biên giới Mexico, phê phán chính sách tiền tệ của Trung Quốc…, nhưng ông vẫn còn được hơn 40% người dân Mỹ ủng hộ. Tuy không phải là đa số tuyệt đối, nhưng cũng không phải là một con số nhỏ. Nhiều tổng thống Mỹ lúc tại chức kể cả ông Obama cũng từng có nhiều khoảng thời gian dài tỷ lệ người ủng hộ dưới 40%. Vậy thì tại sao một người được coi là thiếu tư cách nghiêm túc của một tổng thống, một người phát ngôn bừa bãi, bất nhất, thường buộc tội người khác mà không có bằng chứng, cơ sở mà vẫn còn được một số lượng lớn người dân Mỹ ủng hộ như vậy ? Thật ra, trường hợp Tổng thống Donald Trump chỉ là bề nổi của một câu chuyện lớn hơn rất nhiều so với cá nhân ông. Trong chừng mực nào đó, có thể xem sự kiện Donald Trump là hiện tượng ban đầu của một cơn địa chấn có thể làm đảo lộn trật tự thế giới

Các nước dân chủ nói chung và nước Mỹ nói riêng đang đi đến một cực điểm khi người dân không thể chấp nhận tính mị dân của các chính trị gia vì lợi ích cá nhân hoặc đảng phái. Người dân mất lòng tin vào hệ thống dân cử. Tính chính thống của hệ thống dân chủ đang dần phai nhạt. Riêng với Mỹ, năm 2016, lần đầu tiên nước này không còn được The Economist đánh giá là một nước dân chủ đầy đủ (full democracy), mà là một nước dân chủ có vấn đề (flawed democracy), đứng thứ 20 theo xếp hạng mức độ dân chủ của các nước trên thế giới. Từ lâu rồi, người dân Mỹ đã mất tín nhiệm vào một số cơ chế chính trị, đặc biệt là vào Quốc hội, trung tâm đại diện cho dân và là cơ quan quyền lực cao nhất của Mỹ. Chỉ khoảng 8% (Gallup, 6-2016) là còn tín nhiệm những người do họ bầu ra – những người từ dân và đáng lẽ phải vì dân – so với tỷ lệ 19% của 10 năm trước và khoảng 25% của 20 năm trước. Hơn 30 năm nay, người Mỹ đã chán ngán với những người do họ bầu ra hoang phí không biết bao nhiêu tài sản của đất nước chỉ để củng cố quyền lực cá nhân và đảng phái. Những nhóm đặc quyền như hiệp hội ngân hàng, y tế, bảo hiểm, luật sư, v.v… đang thao túng Quốc hội và chính giới Hoa Kỳ để đưa ra những đạo luật bất lợi cho người dân nhưng lại có lợi cho thành viên của các nhóm đặc quyền

Người dân đã lên tiếng nhiều lần nhưng họ vẫn cảm thấy vô vọng. Cụ thể nhất cách đây mười một năm, họ đã thể hiện sự mất lòng tin vào những chính trị gia chuyên nghiệp bằng cách bầu cho một người da màu rất trẻ, mới 43 tuổi, chưa hề có một thành tích chính trị nào cả là ông Obama vào Thượng viện và chỉ ba năm sau vào Nhà Trắng. Ông Obama hiểu chuyện đó, ông hiểu lòng dân và đã cố gắng điều chỉnh hệ thống để có tính cách vì dân hơn. Tuy nhiên, những chính sách của ông thường bị chống đối kịch liệt vì đụng chạm đến quyền lợi sâu sắc của thành phần có khả năng chi ra số tiền kếch xù để “lobby” những người làm luật, để họ có thể tiếp tục làm giàu hợp pháp

Khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng; giới trung lưu là xương sống của xã hội Mỹ ngày càng teo lại. Cuối cùng, người dân vẫn cảm thấy chưa hài lòng sau tám năm với những nỗ lực của ông Obama. Năm ngoái (2016), người dân Mỹ quyết định đi một bước xa hơn nữa là phát động một “phong trào dân túy” (populist movement), bầu cho một người chưa hề chính thức tham gia chính trường, chưa từng nắm giữ một chức vụ công quyền nào cả. Họ muốn đưa một “người ngoài cuộc” (an outsider) vào cuộc chơi. Họ muốn một người “giang hồ” chưa có nợ nần với chính giới vào để thay đổi luật chơi, tạo nên một sân chơi bình đẳng hơn cho giới trung lưu và tầng lớp lao động. Chuyện ông Trump có làm được những gì mà người bầu cho ông kỳ vọng hay không còn là một dấu hỏi lớn. Nhưng điều thể hiện rõ nhất là người dân Mỹ đã nói lên sự bất mãn của họ qua việc bầu cho ông Trump

Dân Mỹ tức giận nhiều năm nay, họ muốn chính trị gia đã nói là làm và trung thực với họ. Vậy mà các đảng chính trị ở Mỹ đã không thức thời và không kịp thời đưa ra một ứng cử viên đúng với ý dân, có khả năng điều chỉnh hệ thống đồng thời có tư cách xứng đáng làm nguyên thủ quốc gia hơn ông Trump. Ông Bernie Sanders thuộc đảng Dân chủ là người rất mạnh dạn, được nhiều cử tri yêu quý, đặc biệt là giới trẻ và trí thức. Ông cũng thuộc thành phần chống lại hệ thống cầm quyền (anti-establishment), nhưng hơi nghiêng về chủ nghĩa xã hội là điều mà người dân Mỹ dị ứng, cho nên đảng Dân chủ không dám chấp nhận rủi ro đề cử ông ra tranh cử với ông Trump thay vì chọn bà Clinton
 

Tương lai của ông Trump sẽ đi về đâu? Thật sự cũng khó đoán vì dù cá nhân ông có nhiều khuyết điểm so với một chính trị gia đạo đức bình thường, nhưng ông đã lên nắm quyền một cách chính thống, được nhiều người ủng hộ mạnh mẽ. Ông lại là người làm truyền thông rất thuyết phục và có khả năng bắt mạch tâm lý quần chúng rất tốt. Ông cũng có một số điểm yếu. Một là khả năng xảy ra xung đột quyền lợi giữa công việc kinh doanh với vai trò tổng thống. Con cái của ông Trump đang quản lý một hệ thống kinh doanh chằng chịt khắp thế giới. Rủi ro thứ hai, nếu bị phát hiện là ông đã toa rập với Tổng thống Nga Putin, dựa vào hệ thống tình báo của Nga để tranh cử với bà Clinton, thì đây có thể là lý do khiến ông bị khởi tố, thậm chí bị cách chức (impeachment). Tuy vậy, cách chức một tổng thống không đơn giản khi cả lưỡng viện Quốc hội đang nằm trong tay đảng Cộng hòa. Nhưng tình huống có thể xảy ra là vào năm 2018 (năm diễn ra cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tổng thống), một trong hai viện Quốc hội, hoặc cả hai viện, sẽ vào tay đảng Dân chủ đối lập. Như vậy vô hình trung ông Trump sẽ bị vô hiệu hóa, không còn độc quyền để làm những gì ông muốn. Và sau đó, nếu người dân Mỹ thấy ông cũng không làm được gì để thay đổi cục diện của họ, mà chỉ hứa cuội như những chính trị gia khác, họ sẽ không bầu cho ông nữa

Trump ứng cử với những lời hứa khó hoặc không thể thực hiện được. Ông ta đã hứa là sẽ tạo công ăn việc làm cho người dân Mỹ bằng cách ép buộc những công ty sản xuất của Mỹ đang hoạt động ở nước ngoài trở lại Mỹ để tạo công ăn việc làm cho người dân Mỹ. Hoàn cảnh kinh tế thế giới bây giờ không đơn giản như thế. Công ty Apple cũng như hàng nghìn công ty khác của Mỹ có thể bỏ Trung Quốc về Mỹ để sản xuất, nhưng giá thành sản phẩm của họ sẽ rất cao, sản phẩm mất tính cạnh tranh, sẽ mất thị trường, rồi cuối cùng họ cũng vẫn phải sa thải người lao động. Các hiệp định thương mại đã tạo ra những giá trị lớn và khối lượng giao thương với các nước đã tăng lên theo cấp số nhân trong mấy thập niên qua. Vấn đề thất nghiệp không phải là do sản xuất ở đâu, mà do trào lưu tiến hóa của công nghệ tự động hóa đang tiếp tục làm giảm số lượng nhân công đến hơn 50% với các ngành sản xuất và 20% đến 30% các công việc văn phòng trong vòng năm năm tới. Thêm vào đó, nguyên tắc cơ bản của kinh tế tư bản là người nắm tiền (capitalist) có quyền chi phối khiến họ giữ phần lớn lợi nhuận cho mình. Các tầng lớp khác trong xã hội, vì vậy, có cảm giác không được đối xử công bằng. Chính áp lực công ăn việc làm và cảm giác vừa nói sẽ đẩy phong trào dân túy đến vực thẳm của sự bất ổn định. Người dân sẽ muốn thay đổi hệ thống ngay khi chưa có một mô hình thay thế ổn định hơn

Tự do mậu dịch đã tạo ra rất nhiều công ăn việc làm cho công dân toàn cầu và tăng thu nhập cho họ. Nhưng tâm lý bị đối xử bất công và khoảng cách giàu nghèo càng ngày càng quá xa đã gây ra tâm lý bất ổn, đòi hỏi một cuộc thay đổi thật sự. Hiện tượng bất thường của ông Trump có thể xảy ra ở Mỹ (và đã làm “sốc” thế giới) bởi vì Mỹ là một nước dân chủ, nơi người dân rất nhạy cảm với hoàn cảnh của họ và họ cũng là những người thiếu kiên nhẫn nhất so với người dân ở các nước dân chủ khác. Ông Trump là hiện tượng của người dân đòi hỏi sự phân phối lợi nhuận một cách hợp lý hơn

Cả thế giới chứ không riêng Mỹ đang đứng trước một bài toán phức tạp chưa có lời giải. Kinh tế tư bản đang đi vào chu kỳ đòi hỏi một sự điều chỉnh lớn, nhưng hệ thống lại chưa sẵn sàng và chưa biết phải điều chỉnh như thế nào. Nhà chính trị học Mancur Olson trong nhiều cuốn sách nổi tiếng đã chỉ ra nguy cơ của thể chế dân chủ và kinh tế thị trường từ nhiều thập niên trước: thể chế dân chủ cho phép người dân có quyền đòi hỏi và người dân cử phải có khả năng đại diện người dân thực hiện những đòi hỏi đó. Điều này dẫn đến tình trạng đất nước có quá nhiều nhóm đặc quyền đặc lợi. Vô hình trung hệ thống dân chủ trên danh nghĩa đại diện cho dân lại tạo ra những khối đặc quyền phục vụ cho thiểu số người có tiền, có khả năng mua chuộc giới lãnh đạo chính trị, kết quả là một số người cảm thấy bị đối xử bất công. Và trên thực tế không có một đất nước nào giàu có đến mức có thể thỏa mãn nhu cầu đòi hỏi quá nhiều từ những nhóm đặc quyền trong nước, dẫn đến sự suy kiệt nguồn lực quốc gia, không lo chu toàn cho người dân được nữa. Nước Mỹ là một nước giàu có, vì vậy ngoài những cuộc chiến hao tốn hàng chục nghìn tỉ USD ở Việt Nam trước đây hay Iraq, Afghanistan…, mỗi năm còn lãng phí hàng nghìn tỉ USD cho những dự án phí phạm (pork barrels) mà chỉ có những nhóm đặc quyền được hưởng lợi. Sau một thời gian chịu đựng đến một mức độ nào đó, bây giờ là lúc họ lên tiếng. Đây là thời điểm có thể gây bất ổn lớn cho nước Mỹ. Mỹ mà bất ổn thì toàn cầu cũng bất ổn theo, từ kinh tế đến chính trị và dĩ nhiên là xã hội. Một trật tự mới của thế giới đang diễn ra. Một thời điểm lịch sử đánh dấu sự chuyển mình ảnh hưởng đến nhiều thế hệ sắp tới. Điểm nóng xảy ra vào lúc nào thì chưa rõ. Sự hội tụ của cuộc cách mạng công nghệ thông tin làm cho nạn thất nghiệp ngày càng tăng, lòng dân bất an, cộng thêm sự bất ổn về chính trị sẽ gây ra nhiều hệ quả không lường được


Trần Sĩ Chương
 
Mỹ - Arab Saudi đạt thỏa thuận vũ khí trị giá 350 tỷ USD
Mỹ và Arab Saudi hôm nay ký kết thỏa thuận vũ khí 10 năm, trị giá 350 tỷ USD, trong đó 110 tỷ USD có hiệu lực lập tức
  • unnamed-1559-1495296205.jpg
  • Quốc vương Arab Saudi đích thân đón Tổng thống Mỹ và phu nhân tại sân bay

Nhà Trắng tuyên bố việc Mỹ ký thỏa thuận vũ khí với Arab Saudi là bước đi nhằm củng cố liên minh lâu dài với nhà sản xuất năng lượng lớn nhất thế giới, theo CNBC

Thỏa thuận được ký ngay trong chuyến công du kéo dài 9 ngày của Tổng thống Donald Trump tới Trung Đông và châu Âu mà Arab Saudi là điểm đến đầu tiên. Nhà Trắng cho biết thỏa thuận có thời hạn 10 năm với tổng số tiền trị giá 350 tỷ USD, trong đó 110 tỷ USD có hiệu lực lập tức

Theo thông báo từ Nhà Trắng, đây là một bước phát triển quan trọng về quan hệ an ninh giữa hai nước. Thỏa thuận này nhằm tăng cường năng lực cho quân đội Arab Saudi trước bối cảnh căng thẳng leo thang trong khu vực

"Gói trang bị quốc phòng hỗ trợ an ninh dài hạn cho Arab Saudi và Vùng Vịnh trong việc đối phó với các mối đe dọa từ Iran. Nó cũng tăng cường khả năng của vương quốc này trong các hoạt động chống khủng bố ở khu vực, giảm gánh nặng cho quân đội Mỹ", Nhà Trắng nhấn mạnh

Theo lịch trình chuyến công du Trung Đông và châu Âu, Tổng thống Mỹ dừng chân đầu tiên ở Arab Saudi, tiếp đó là Israel, Italy, Vatican và Bỉ. Ông Trump sẽ gặp Vua Salman của Arab Saudi, Thủ tướng Israeli Benjamin Netanyahu, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas, Giáo hoàng Francis, Tổng thống Italy Sergio Mattarella và Vua Philippe của Bỉ

Văn Việt
 
Ngày đầu Tổng thống Trump thăm Saudi Arabia
Mỹ ký thỏa thuận hơn 380 tỷ USD
Ngày 20/5, Ngoại trưởng Saudi Arabia Adel al-Jubeir cho biết nước này và Mỹ đã ký kết nhiều thỏa thuận với tổng trị giá hơn 380 tỷ USD trong ngày đầu tiên trong chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Donald Trump tới quốc gia Trung Đông này

trump.jpg

Quốc vương Saudi Arabia Salman (phải) tiếp Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) tại Riyadh ngày 20/5

Trong khuôn khổ chuyến thăm Saudi Arabia, ngày 20/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hội đàm với Quốc vương Salman Bin Abdul Aziz tại Cung điện Hoàng gia ở thủ đô Ryiadh. Hai nhà lãnh đạo Saudi Arabia và Mỹ đã tái khẳng định mối quan hệ hữu nghị lâu đời, nhất trí tăng cường các mối quan hệ gần gũi về chính trị, kinh tế và văn hóa giữa hai nước, đồng thời tập trung thảo luận một loạt vấn đề song phương

Theo phóng viên TTXVN tại vùng Vịnh, nhân dịp này, Quốc vương Salman đã trao tặng Tổng thống Donald Trump Huân chương Quốc vương Abdul Aziz, tước hiệu công dân cao quý nhất của Saudi Arabia. Tước hiệu này cũng đã từng được trao tặng Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Anh Theresa May và người tiền nhiệm của ông Trump là Tổng thống Barack Obama. Trên trang Twitter chính thức, Quốc vương Salman khẳng định rằng chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Donald Trump tới quốc gia vùng Vịnh này sẽ thúc đẩy hợp tác giữa hai nước và giúp tăng cường an ninh toàn cầu

Trong ngày đầu tiên của chuyến thăm, hai nước đã ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác với tổng trị giá khoảng 380 tỷ USD, trong các lĩnh vực như phát triển cơ sở hạ tầng ở Mỹ và đầu tư cho ngành công nghiệp quốc phòng của Saudi Arabia trong 10 năm tới. Ngoại trưởng Saudi Arabia Adel al-Jubeir bày tỏ hy vọng các khoản đầu tư này sẽ tạo ra hàng nghìn việc làm cho cả hai nước

Trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, Tập đoàn quản lý tài sản Mỹ Blackstone và Quỹ Đầu tư công (PIF) của Saudi Arabia đã khởi động "cỗ máy đầu tư" trị giá 40 tỷ USD nhằm nâng cấp cơ sở hạ tầng tại Mỹ, trong đó 20 tỷ USD sẽ do PIF góp vốn, số còn lại được kêu gọi từ các nhà đầu tư khác. Blackstone cho biết quỹ này hướng tới việc dành 100 tỷ USD để đầu tư vào các dự án hạ tầng, chủ yếu tại Mỹ. Thỏa thuận trên được đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Trump cam kết đầu tư 1.000 tỷ USD vào một kế hoạch cơ sở hạ tầng quy mô lớn tại Mỹ. Cam kết của ông Donald Trump hiện vẫn chưa được thực hiện vì còn mắc ở khâu tài chính, khi đảng Cộng hòa chiếm đa số trong Quốc hội phản đối chi quá nhiều tiền từ ngân sách nhà nước

Bên cạnh đó, gói thiết bị và dịch vụ phòng vệ trị giá 110 tỷ USD sẽ nhằm hỗ trợ an ninh dài hạn của Saudi Arabia và khu vực vùng Vịnh nói chung, cũng như tạo nền tảng để Riyadh tăng cường đóng góp cho các chiến dịch chống khủng bố tại khu vực, qua đó giảm bớt gánh nặng của quân đội Mỹ

Cùng ngày, công ty dầu mỏ quốc gia Aramco của Saudi Arabia cũng thông báo đạt thỏa thuận về việc thành lập một công ty liên danh với các công ty Mỹ và nhiều bản ghi nhớ (MoU) trị giá ước tính khoảng 50 tỷ USD

Theo kế hoạch, ngày 21/5, Tổng thống Donald Trump sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Arab Hồi giáo và Hội nghị thượng đỉnh Mỹ với các nước Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC). Ông chủ Nhà Trắng sẽ tham dự lễ khánh thành Trung tâm Chống Tư tưởng Cực đoan Toàn cầu (Global Center for Combating Extremist Ideology) tại thủ đô Ryiadh. Theo lịch trình, Tổng thống Mỹ cũng sẽ có bài diễn thuyết trước các nhà lãnh đạo từ 50 quốc gia Hồi giáo, trong đó nêu rõ Washington mong muốn siết chặt quan hệ hợp tác trong cuộc chiến chống tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng

Saudi Arabia là điểm dừng chân đầu tiên của Tổng thống Donald Trump trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi nhậm chức bao gồm Saudi Arabia, Israel, Vatican, Bỉ và Italy

TTXVN
 
Trump's speech to the Arab Islamic American Summit
I want to thank King Salman for his extraordinary words, and the magnificent Kingdom of Saudi Arabia for hosting today’s summit. I am honored to be received by such gracious hosts. I have always heard about the splendor of your country and the kindness of your citizens, but words do not do justice to the grandeur of this remarkable place and the incredible hospitality you have shown us from the moment we arrived.

You also hosted me in the treasured home of King Abdulaziz, the founder of the Kingdom who united your great people. Working alongside another beloved leader – American President Franklin Roosevelt – King Abdulaziz began the enduring partnership between our two countries. King Salman: your father would be so proud to see that you are continuing his legacy – and just as he opened the first chapter in our partnership, today we begin a new chapter that will bring lasting benefits to our citizens.

Let me now also extend my deep and heartfelt gratitude to each and every one of the distinguished heads of state who made this journey here today. You greatly honor us with your presence, and I send the warmest regards from my country to yours. I know that our time together will bring many blessings to both your people and mine.

I stand before you as a representative of the American People, to deliver a message of friendship and hope. That is why I chose to make my first foreign visit a trip to the heart of the Muslim world, to the nation that serves as custodian of the two holiest sites in the Islamic Faith.

In my inaugural address to the American People, I pledged to strengthen America’s oldest friendships, and to build new partnerships in pursuit of peace. I also promised that America will not seek to impose our way of life on others, but to outstretch our hands in the spirit of cooperation and trust.

Our vision is one of peace, security, and prosperity—in this region, and in the world.

Our goal is a coalition of nations who share the aim of stamping out extremism and providing our children a hopeful future that does honor to God.

And so this historic and unprecedented gathering of leaders—unique in the history of nations—is a symbol to the world of our shared resolve and our mutual respect. To the leaders and citizens of every country assembled here today, I want you to know that the United States is eager to form closer bonds of friendship, security, culture and commerce.

For Americans, this is an exciting time. A new spirit of optimism is sweeping our country: in just a few months, we have created almost a million new jobs, added over 3 trillion dollars of new value, lifted the burdens on American industry, and made record investments in our military that will protect the safety of our people and enhance the security of our wonderful friends and allies – many of whom are here today.

Now, there is even more blessed news I am pleased to share with you. My meetings with King Salman, the Crown Prince, and the Deputy Crown Prince, have been filled with great warmth, good will, and tremendous cooperation.

Yesterday, we signed historic agreements with the Kingdom that will invest almost $400 billion in our two countries and create many thousands of jobs in America and Saudi Arabia.

This landmark agreement includes the announcement of a $110 billion Saudi-funded defense purchase – and we will be sure to help our Saudi friends to get a good deal from our great American defense companies. This agreement will help the Saudi military to take a greater role in security operations.

We have also started discussions with many of the countries present today on strengthening partnerships, and forming new ones, to advance security and stability across the Middle East and beyond.

Later today, we will make history again with the opening of a new Global Center for Combating Extremist Ideology – located right here, in this central part of the Islamic World. This groundbreaking new center represents a clear declaration that Muslim-majority countries must take the lead in combatting radicalization, and I want to express our gratitude to King Salman for this strong demonstration of leadership.
 
I have had the pleasure of welcoming several of the leaders present today to the White House, and I look forward to working with all of you.

America is a sovereign nation and our first priority is always the safety and security of our citizens. We are not here to lecture—we are not here to tell other people how to live, what to do, who to be, or how to worship. Instead, we are here to offer partnership – based on shared interests and values – to pursue a better future for us all.

Here at this summit we will discuss many interests we share together. But above all we must be united in pursuing the one goal that transcends every other consideration. That goal is to meet history’s great test—to conquer extremism and vanquish the forces of terrorism.

Young Muslim boys and girls should be able to grow up free from fear, safe from violence, and innocent of hatred.

And young Muslim men and women should have the chance to build a new era of prosperity for themselves and their peoples.

With God’s help, this summit will mark the beginning of the end for those who practice terror and spread its vile creed. At the same time, we pray this special gathering may someday be remembered as the beginning of peace in the Middle East – and maybe, even all over the world.

But this future can only be achieved through defeating terrorism and the ideology that drives it.

Few nations have been spared its violent reach.

America has suffered repeated barbaric attacks – from the atrocities of September 11th to the devastation of the Boston Bombing, to the horrible killings in San Bernardino and Orlando.

The nations of Europe have also endured unspeakable horror. So too have the nations of Africa and even South America. India, Russia, China and Australia have been victims.

But, in sheer numbers, the deadliest toll has been exacted on the innocent people of Arab, Muslim and Middle Eastern nations. They have borne the brunt of the killings and the worst of the destruction in this wave of fanatical violence.

Some estimates hold that more than 95 percent of the victims of terrorism are themselves Muslim.

We now face a humanitarian and security disaster in this region that is spreading across the planet. It is a tragedy of epic proportions. No description of the suffering and depravity can begin to capture its full measure.

The true toll of ISIS, Al Qaeda, Hezbollah, Hamas, and so many others, must be counted not only in the number of dead. It must also be counted in generations of vanished dreams.

The Middle East is rich with natural beauty, vibrant cultures, and massive amounts of historic treasures. It should increasingly become one of the great global centers of commerce and opportunity.

This region should not be a place from which refugees flee, but to which newcomers flock.

Saudi Arabia is home to the holiest sites in one of the world’s great faiths. Each year millions of Muslims come from around the world to Saudi Arabia to take part in the Hajj. In addition to ancient wonders, this country is also home to modern ones—including soaring achievements in architecture.

Egypt was a thriving center of learning and achievement thousands of years before other parts of the world. The wonders of Giza, Luxor and Alexandria are proud monuments to that ancient heritage.

All over the world, people dream of walking through the ruins of Petra in Jordan. Iraq was the cradle of civilization and is a land of natural beauty. And the United Arab Emirates has reached incredible heights with glass and steel, and turned earth and water into spectacular works of art.

The entire region is at the center of the key shipping lanes of the Suez Canal, the Red Sea, and the Straits of Hormuz.

The potential of this region has never been greater. 65 percent of its population is under the age of 30. Like all young men and women, they seek great futures to build, great national projects to join, and a place for their families to call home.

But this untapped potential, this tremendous cause for optimism, is held at bay by bloodshed and terror. There can be no coexistence with this violence.

There can be no tolerating it, no accepting it, no excusing it, and no ignoring it.

Every time a terrorist murders an innocent person, and falsely invokes the name of God, it should be an insult to every person of faith.

Terrorists do not worship God, they worship death.

If we do not act against this organized terror, then we know what will happen. Terrorism’s devastation of life will continue to spread. Peaceful societies will become engulfed by violence. And the futures of many generations will be sadly squandered.

If we do not stand in uniform condemnation of this killing—then not only will we be judged by our people, not only will we be judged by history, but we will be judged by God.

This is not a battle between different faiths, different sects, or different civilizations.

This is a battle between barbaric criminals who seek to obliterate human life, and decent people of all religions who seek to protect it.

This is a battle between Good and Evil.

When we see the scenes of destruction in the wake of terror, we see no signs that those murdered were Jewish or Christian, Shia or Sunni. When we look upon the streams of innocent blood soaked into the ancient ground, we cannot see the faith or sect or tribe of the victims – we see only that they were Children of God whose deaths are an insult to all that is holy.

But we can only overcome this evil if the forces of good are united and strong – and if everyone in this room does their fair share and fulfills their part of the burden.
 
Terrorism has spread across the world. But the path to peace begins right here, on this ancient soil, in this sacred land.

America is prepared to stand with you – in pursuit of shared interests and common security.

But the nations of the Middle East cannot wait for American power to crush this enemy for them. The nations of the Middle East will have to decide what kind of future they want for themselves, for their countries, and for their children.

It is a choice between two futures – and it is a choice America CANNOT make for you.

A better future is only possible if your nations drive out the terrorists and extremists. Drive. Them. Out. DRIVE THEM OUT of your places of worship. DRIVE THEM OUT of your communities. DRIVE THEM OUT of your holy land, and DRIVE THEM OUT OF THIS EARTH.

For our part, America is committed to adjusting our strategies to meet evolving threats and new facts. We will discard those strategies that have not worked—and will apply new approaches informed by experience and judgment. We are adopting a Principled Realism, rooted in common values and shared interests.

Our friends will never question our support, and our enemies will never doubt our determination. Our partnerships will advance security through stability, not through radical disruption. We will make decisions based on real-world outcomes – not inflexible ideology. We will be guided by the lessons of experience, not the confines of rigid thinking. And, wherever possible, we will seek gradual reforms – not sudden intervention.

We must seek partners, not perfection—and to make allies of all who share our goals.

Above all, America seeks peace – not war.

Muslim nations must be willing to take on the burden, if we are going to defeat terrorism and send its wicked ideology into oblivion.

The first task in this joint effort is for your nations to deny all territory to the foot soldiers of evil. Every country in the region has an absolute duty to ensure that terrorists find no sanctuary on their soil.

Many are already making significant contributions to regional security: Jordanian pilots are crucial partners against ISIS in Syria and Iraq. Saudi Arabia and a regional coalition have taken strong action against Houthi militants in Yemen. The Lebanese Army is hunting ISIS operatives who try to infiltrate their territory. Emirati troops are supporting our Afghan partners. In Mosul, American troops are supporting Kurds, Sunnis and Shias fighting together for their homeland. Qatar, which hosts the U.S. Central Command, is a crucial strategic partner. Our longstanding partnership with Kuwait and Bahrain continue to enhance security in the region. And courageous Afghan soldiers are making tremendous sacrifices in the fight against the Taliban, and others, in the fight for their country.

As we deny terrorist organizations control of territory and populations, we must also strip them of their access to funds. We must cut off the financial channels that let ISIS sell oil, let extremists pay their fighters, and help terrorists smuggle their reinforcements.

I am proud to announce that the nations here today will be signing an agreement to prevent the financing of terrorism, called the Terrorist Financing Targeting Center – co-chaired by the United States and Saudi Arabia, and joined by every member of the Gulf Cooperation Council. It is another historic step in a day that will be long remembered.

I also applaud the Gulf Cooperation Council for blocking funders from using their countries as a financial base for terror, and designating Hezbollah as a terrorist organization last year. Saudi Arabia also joined us this week in placing sanctions on one of the most senior leaders of Hezbollah.

Of course, there is still much work to do.

That means honestly confronting the crisis of Islamist extremism and the Islamist terror groups it inspires. And it means standing together against the murder of innocent Muslims, the oppression of women, the persecution of Jews, and the slaughter of Christians.

Religious leaders must make this absolutely clear: Barbarism will deliver you no glory – piety to evil will bring you no dignity. If you choose the path of terror, your life will be empty, your life will be brief, and YOUR SOUL WILL BE CONDEMNED.

And political leaders must speak out to affirm the same idea: heroes don’t kill innocents; they save them. Many nations here today have taken important steps to raise up that message. Saudi Arabia’s Vision for 2030 is an important and encouraging statement of tolerance, respect, empowering women, and economic development.

The United Arab Emirates has also engaged in the battle for hearts and souls—and with the U.S., launched a center to counter the online spread of hate. Bahrain too is working to undermine recruitment and radicalism.

I also applaud Jordan, Turkey and Lebanon for their role in hosting refugees. The surge of migrants and refugees leaving the Middle East depletes the human capital needed to build stable societies and economies. Instead of depriving this region of so much human potential, Middle Eastern countries can give young people hope for a brighter future in their home nations and regions.

That means promoting the aspirations and dreams of all citizens who seek a better life – including women, children, and followers of all faiths. Numerous Arab and Islamic scholars have eloquently argued that protecting equality strengthens Arab and Muslim communities.

For many centuries the Middle East has been home to Christians, Muslims and Jews living side-by-side. We must practice tolerance and respect for each other once again—and make this region a place where every man and woman, no matter their faith or ethnicity, can enjoy a life of dignity and hope.

In that spirit, after concluding my visit in Riyadh, I will travel to Jerusalem and Bethlehem, and then to the Vatican – visiting many of the holiest places in the three Abrahamic Faiths. If these three faiths can join together in cooperation, then peace in this world is possible – including peace between Israelis and Palestinians. I will be meeting with both Israeli Prime Minister Benjamin Netanyahu and Palestinian President Mahmoud Abbas.

Starving terrorists of their territory, their funding, and the false allure of their craven ideology, will be the basis for defeating them.

But no discussion of stamping out this threat would be complete without mentioning the government that gives terrorists all three—safe harbor, financial backing, and the social standing needed for recruitment. It is a regime that is responsible for so much instability in the region. I am speaking of course of Iran.

From Lebanon to Iraq to Yemen, Iran funds, arms, and trains terrorists, militias, and other extremist groups that spread destruction and chaos across the region. For decades, Iran has fueled the fires of sectarian conflict and terror.

It is a government that speaks openly of mass murder, vowing the destruction of Israel, death to America, and ruin for many leaders and nations in this room.

Among Iran’s most tragic and destabilizing interventions have been in Syria. Bolstered by Iran, Assad has committed unspeakable crimes, and the United States has taken firm action in response to the use of banned chemical weapons by the Assad Regime – launching 59 tomahawk missiles at the Syrian air base from where that murderous attack originated.

Responsible nations must work together to end the humanitarian crisis in Syria, eradicate ISIS, and restore stability to the region.

The Iranian regime’s longest-suffering victims are its own people. Iran has a rich history and culture, but the people of Iran have endured hardship and despair under their leaders’ reckless pursuit of conflict and terror.

Until the Iranian regime is willing to be a partner for peace, all nations of conscience must work together to isolate Iran, deny it funding for terrorism, and pray for the day when the Iranian people have the just and righteous government they deserve.

The decisions we make will affect countless lives.

King Salman, I thank you for the creation of this great moment in history, and for your massive investment in America, its industry and its jobs. I also thank you for investing in the future of this part of the world.

This fertile region has all the ingredients for extraordinary success – a rich history and culture, a young and vibrant people, a thriving spirit of enterprise. But you can only unlock this future if the citizens of the Middle East are freed from extremism, terror and violence.

We in this room are the leaders of our peoples. They look to us for answers, and for action. And when we look back at their faces, behind every pair of eyes is a soul that yearns for justice.

Today, billions of faces are now looking at us, waiting for us to act on the great question of our time.

Will we be indifferent in the presence of evil? Will we protect our citizens from its violent ideology? Will we let its venom spread through our societies? Will we let it destroy the most holy sites on earth?

If we do not confront this deadly terror, we know what the future will bring—more suffering and despair.
 
But if we act—if we leave this magnificent room unified and determined to do what it takes to destroy the terror that threatens the world—then there is no limit to the great future our citizens will have.

The birthplace of civilization is waiting to begin a new renaissance. Just imagine what tomorrow could bring.

Glorious wonders of science, art, medicine and commerce to inspire humankind. Great cities built on the ruins of shattered towns. New jobs and industries that will lift up millions of people. Parents who no longer worry for their children, families who no longer mourn for their loved ones, and the faithful who finally worship without fear.

These are the blessings of prosperity and peace. These are the desires that burn with a righteous flame in every human heart. And these are the just demands of our beloved peoples.

I ask you to join me, to join together, to work together, and to FIGHT together— BECAUSE UNITED, WE WILL NOT FAIL.

Thank you. God Bless You. God Bless Your Countries. And God Bless the United States of America.
 
Ông Trump là tổng thống Mỹ đầu tiên thăm Bức tường than khóc
- Ông Donald Trump đã trở thành tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên thăm Bức tường than khóc. Không một quan chức Israel nào tháp tùng nhà lãnh đạo Mỹ trong chuyến thăm này

trump-tham-buc-tuong-than-khoc-jpg-1495464340.jpg

Tổng thống Trump mặc trang phục truyền thồng của người Do Thái giáo, đặt tay lên Bức tường than khóc
Tổng thống Trump, đầu mang yarmulke - trang phục truyền thồng của người Do Thái giáo, đặt tay phải lên bức tường, mắt nhắm nghiền

Nhà lãnh đạo Mỹ dường như đã nhét mảnh giấy ghi theo những điều cầu nguyện vào kẽ hở của bức tường, một truyền thống được những người viếng thăm thực hiện khi đến Bức tường than khóc

Bất chấp các yêu cầu của quan chức Israel, ông Trump cùng phu nhân và con rể Jared Kushner - một người Do Thái đã đến địa điểm trên mà không có ai tháp tùng

Bức tường than khóc (hay còn gọi là Bức tường phía tây), là địa điểm linh thiêng nhất của người theo đạo Do Thái

Nó nằm ở khu vực đông Jerusalem, hiện do Israel kiểm soát. Vị trí đặc biệt của Bức tường than khóc đã biến chuyến thăm của ông Trump thêm nhiều ý nghĩa

Cả Israel và Palestine đều tuyên bố Jerusalem là thủ đô. Hiến pháp Israel nhấn mạnh Jerusalem mới là thủ đô của quốc gia này nhưng lại không được Mỹ công nhận

Điều này dẫn tới tình trạng thủ đô trên danh nghĩa của Israel là Jerusalemnhưng trên thực tế lại là Tel Aviv

truc-thang-my-1495463987.jpg

Trực thăng Mỹ hộ tống và làm nhiệm vụ bảo vệ chuyến thăm Jerujalem của ông Trump
Theo đài truyền hình NBC của Mỹ, hơn 10.000 nhân viên an ninh Israel đã được huy động bảo vệ chuyến thăm của ông Trump tới Jerusalem

Một chiến dịch mang tên "Blue Shield" (tạm dịch: Khiên xanh) cũng được triển khai đảm bảo an ninh trong suốt chuyến thăm của nhà lãnh đạo Mỹ

Bảo Duy
 
Tàu sân bay Mỹ sẽ đến thăm cảng Việt Nam
- Trong những nội dung đáng chú ý của Tuyên bố chung giữa Hoa Kỳ và Việt Nam có việc tàu sân bay Mỹ sẽ đến Việt Nam, từng bước mở rộng hợp tác an ninh - tình báo, vấn đề Biển Đông...


Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch nước Trần Đại Quang trong sự kiện thăm nơi làm việc của Bác Hồ sáng 12-11

Chuyến thăm đầu tiên của tàu sân bay của Mỹ đến một cảng của Việt Nam sẽ diễn ra vào năm 2018, Việt Nam đồng ý dành một lô đất tại Hà Nội để phía Mỹ thuê xây dựng trụ sở đại sứ quán mới, hai bên cùng cam kết mở cửa thị trường trở lại cho một số sản phẩm của hai nước…

Đó là những nội dung đáng chú ý trong tuyên bố chung giữa Hoa Kỳ và Việt Nam vừa được công bố sau cuộc hội đàm chính thức giữa Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Donald Trump trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Hà Nội ngày 11 và 12-11

Thanh Hà
 
Mỹ khởi động cuộc “chạy đua thuế”?
- Dự luật cải cách thuế vừa được Tổng thống Mỹ Donald Trump ký ban hành cuối tuần trước bị lo ngại sẽ tạo ra sân chơi không bình đẳng và châm ngòi cho cuộc chạy đua giữa các quốc gia để cắt giảm thuế doanh nghiệp

Hai ngày trước lễ Noel, Tổng thống Donald Trump đã ký dự luật cải cách thuế do đảng Cộng hòa đề xuất trị giá 1.500 tỉ đô la và gọi đó là “món quà Giáng sinh” sớm dành cho người Mỹ

Nhưng không phải người dân nào cũng hào hứng với món quà này. Kết quả nhiều cuộc thăm dò dư luận cho thấy, dự luật cải cách thuế mới gây ra những phản ứng trái chiều trong dư luận và số người phản đối hay đồng tình đều ở mức xấp xỉ 50%. Song, với cá nhân tổng thống thì đây thực sự là món quà có ý nghĩa, bởi nó là một trong những chiến thắng lập pháp lớn nhất của ông kể từ khi lên nắm quyền

Đối với ông Donald Trump và các nghị sĩ đảng Cộng hòa trong Quốc hội, cuộc cải cách thuế lớn nhất trong vòng 30 năm qua này sẽ biến Mỹ thành địa điểm hấp dẫn hơn cho kinh doanh

Phát biểu tại lễ ký, Tổng thống D. Trump nhắc lại “câu thần chú” “Nước Mỹ trên hết”, cho rằng dự luật thuế sẽ tạo ra nhiều việc làm và nhiều khoản đầu tư hơn. “Rất nhiều thứ sẽ xảy ra ở Mỹ. Chúng tôi sẽ mang các công ty trở lại. Họ đã bắt đầu trở lại”, ông nói

Nhưng với phần còn lại của thế giới, dự luật thuế được cho là sẽ tạo ra một sân chơi không bình đẳng và có nguy cơ gây ra cuộc chạy đua thuế giữa các quốc gia

Theo dự luật mới, thuế suất thuế doanh nghiệp của Mỹ sẽ giảm xuống còn 21% so với mức 35% trước đó. Tỷ lệ này đưa Mỹ từ nhóm nước có thuế doanh nghiệp cao tụt xuống nhóm các nước có thuế suất thấp. Các quốc gia như Úc, Pháp, Đức và Nhật, tất cả đều có mức thuế suất ít nhất 30%. Và họ sẽ chịu áp lực sau động thái của Mỹ

Andrew Mackenzie, Giám đốc điều hành của nhà khai thác mỏ B.H.P. Billiton, có trụ sở tại Úc và có các hoạt động chính ở Bắc và Nam Mỹ, nói với The New York Times: chính phủ các nước trên toàn thế giới, nếu muốn thấy có thêm đầu tư, sẽ phải làm theo Mỹ

Ông Stefano Micossi, Tổng giám đốc Assonime, một hiệp hội của các công ty Ý niêm yết trên thị trường chứng khoán, cho rằng Mỹ sẽ tạo áp lực cho một đợt cắt giảm thuế mới

Tại châu Âu, các nhà lãnh đạo khu vực đã lường trước viễn cảnh về một “cuộc chiến thương mại”, nghĩa là họ có thể sẽ phản đối một số điều khoản của luật thuế mới ở Mỹ tại WTO. Các quan chức Trung Quốc cũng đang chuẩn bị các biện pháp phòng thủ để bảo vệ nền kinh tế và khả năng cạnh tranh của đất nước

Tân Hoa xã, dẫn lời Thứ trưởng Tài chính Trung Quốc Zhu Guangyao cho biết sẽ “thực hiện các biện pháp chủ động” để đối phó với Mỹ. Ông Zhu nhấn mạnh rằng, Trung Quốc không thể lơ là trước những tác động của việc thay đổi chính sách thuế tại một nền kinh tế lớn nhất thế giới

Ở Trung Quốc, mức thuế suất thuế doanh nghiệp trung bình đang là 25%. Ngoài ra, các công ty phải đóng bảo hiểm xã hội và các khoản khác, đẩy gánh nặng thuế của họ lên mức cao hơn

Hiện các quan chức Trung Quốc lo nhất là kiểm soát dòng tiền qua biên giới để giữ cho hệ thống tài chính ổn định. Các doanh nghiệp muốn chuyển từ trên 5 triệu đô la ra nước ngoài thường phải được phép của ngân hàng trung ương và thủ tục xin phép phải mất ít nhất vài tháng

Trung Quốc lo ngại những ưu đãi thuế mới của Mỹ có thể hấp dẫn các công ty đang nản lòng bởi chi phí lao động tăng, các đối thủ cạnh tranh đầy tham vọng ở địa phương và hệ thống pháp luật thiếu minh bạch

Patrick Yip, chuyên gia về thuế của Công ty Deloitte Trung Quốc, ước tính các khách hàng của ông - những công ty lớn có nhiều năm kinh nghiệm ở Trung Quốc - có thể sẽ rút trung bình 20-30 triệu đô la Mỹ trong năm tới. “Nhiều khách hàng của chúng tôi đang suy nghĩ tìm địa điểm triển khai các khoản đầu tư của họ”, ông nói

Từ châu Âu, các quan chức khu vực cũng lo ngại các biện pháp mà Mỹ cho là khuyến khích các công ty sản xuất hàng hóa ở Mỹ và bán chúng ra nước ngoài sẽ vi phạm các thỏa thuận giữa các quốc gia về chống trợ cấp xuất khẩu

“Chúng tôi hy vọng, Mỹ, với tư cách là nền kinh tế lớn nhất thế giới, sẽ đảm bảo những cải cách thuế mới nhất không tạo ra sự phân biệt đối xử và phù hợp với các nghĩa vụ trong WTO”, Ủy ban châu Âu tuyên bố trong một thông cáo được trích dẫn trên báo chí

Ngân hàng Thụy Sỹ Credit Suisse tuần trước cho hay, họ dự kiến sẽ phải cắt giảm 2,3 tỉ đô la từ lợi nhuận quí 4, vì những tác động từ cải cách thuế ở Mỹ

“Chính sách thuế của Mỹ có thể gây bất ổn tai hại lên thị trường tài chính quốc tế”, một nhóm bộ trưởng tài chính châu Âu đã viết cho các quan chức Mỹ tuần trước trong một văn bản được The New York Times trích đăng

Ủy ban châu Âu cảnh báo đã chuẩn bị “tất cả các phương án” để đối phó với dự luật thuế mới của Mỹ

Minh Đức
 
Cải cách thuế giúp kinh tế Mỹ bùng nổ
Chủ tịch kiêm CEO ngân hàng JP Morgan Chase Jamie Dimon cho rằng kinh tế Mỹ có thể đạt được mức tăng trưởng 4% trong năm nay nhờ cải cách thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump

Ông Jamie Dimon

Theo CNBC, ông Dimon cho biết hôm 24.1 tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ở Davos (Thụy Sĩ) rằng cắt giảm thuế có thể thúc đẩy lương bổng và tăng trưởng kinh tế Mỹ lên cao hơn

“Tôi nghĩ rằng chúng tôi có khả năng đạt tăng trưởng 4% một lúc nào đó trong năm nay. Tôi chắc với bạn, rằng chúng ta sẽ ngồi ở đây sau một năm nữa, và tất cả đều lo lắng về lạm phát, lương bổng tăng quá cao”, ông Dimon cho hay

Sếp JP Morgan Chase bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ vào kế hoạch cải cách thuế, dự báo nó sẽ thúc đẩy tăng trưởng và tạo thêm việc làm. Ông Dimon cho hay: “Tôi không thể tin mọi người nghĩ rằng một hệ thống thuế không cạnh tranh là điều tốt. Lợi ích thật sự sẽ đến theo thời gian. Thuế cạnh tranh hơn sẽ đem đến nhiều vốn, nhiều việc làm hơn. Nhiều công ty sẽ đến đầu tư”

JP Morgan Chase cho biết sẽ chi 20 tỉ USD trong 5 năm để tăng lương theo giờ cho nhân viên, và mở thêm chi nhánh mới ở Mỹ sau khi nước này cải cách thuế. Ông Dimon chỉ trích ý kiến cho rằng động thái cắt giảm thuế là quá hào phóng với các tập đoàn, nói rằng lợi ích thật sự sẽ được mở rộng ra cho cả nước Mỹ.
“Khi bạn nói rằng nó chẳng khác gì đưa thêm tiền cho các tập đoàn lớn, thực sự là bạn đúng, nhưng tôi sẽ lập luận rằng tiền vốn đầu tư ở Mỹ giúp tăng lương cho tất cả mọi người. Chúng tôi đang được hậu thuẫn bởi 40.000 nhà cung ứng. Khi mở thêm 400 chi nhánh nữa, chúng tôi sẽ tạo ra hàng trăm việc làm ở các chi nhánh này”, ông Dimon nói

Thuế USA
 
Ông Trump, Trung Quốc, ZTE và nghệ thuật thương lượng


871925570.jpg.0_17141611.jpg

Với ông Trump, chính sách đối ngoại đơn giản là những cuộc thương lượng và ông là một người đàn ông đầy quyền lực tham gia những cuộc thương lượng như vậy
Do đó, chúng ta sẽ cảm thấy có đôi chút vô lý khi ông Trump, người đã trở thành Tổng thống của nước Mỹ khi cáo buộc Trung Quốc lấy đi công ăn việc làm của người Mỹ bây giờ lại muốn cứu công ty công nghệ ZTE, vốn đang bị Mỹ trừng phạt, để giải cứu việc làm ở Trung Quốc, nhưng CNN cho rằng động thái này hoàn toàn tương thích với tính cách của ông

Số phận của ZTE đang chuyển biến thành một bộ phim với nhiều tình tiết, liên quan đến thương mại căng thẳng giữa hai cường quốc kinh tế, và hai quốc gia này cũng vướng vào những vấn đề hạt nhân của Triều Tiên

Nó cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về cách làm kinh doanh của ông Trump, việc ông sẵn sàng xé bỏ các chuẩn mực dành cho một tổng thống và hành vi bốc đồng của chính ông, những điều đã thu hút cử tri trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016

Ông Trump đã nhiều lần nhấn mạnh tình bạn ấm áp của ông với Chủ tịch Tập Cận Bình kể từ khi ông chào đón nhà lãnh đạo Trung Quốc đến khu nghỉ mát Mar-a-Lago của mình năm ngoái và được sự hiếu khách của phía Trung Quốc trong chuyến thăm của ông tới Bắc Kinh

Tổng thống Mỹ dường như đặt cược lớn vào mối quan hệ cá nhân của ông với Chủ tịch Trung Quốc và hy vọng điều này sẽ tạo ra thành quả khi mà thâm hụt thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ vẫn tiếp tục gia tăng

Larry Kudlow, người phụ trách Hội đồng Kinh tế Quốc gia của Tổng thống, tại một sự kiện được tổ chức bởi Axios hôm 15.5, nói thêm rằng tình bạn thậm chí có thể dẫn đến một thỏa thuận thương mại

Nhưng giới quan sát cũng đặt ra câu hỏi về việc lập trường cứng rắn về thương mại của Trump có đang dịu đi trước các cuộc đàm phán với các nhà đàm phán Trung Quốc tại Washington tuần này hay không

Hôm 14.5, Michael Hirson, cựu Đại diện Thương mại của Bộ Tài chính Mỹ tại Bắc Kinh, nói với CN Quest Richard Quest cho rằng “trò chơi hy sinh” của Tổng thống cho thấy chính ông đang mâu thuẫn với các cố vấn hàng đầu vốn luôn tỏ ra “diều hâu” (chống đối) trong mối quan hệ thương mại Trung Quốc

Tháng trước, chính quyền Trump đã cấm ZTE, hãng điện thoại Trung Quốc, sử dụng công nghệ của Mỹ sau khi cáo buộc công ty này vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với một số nước. Cụ thể, ZTE đã bán thiết bị cho 5 nước bị Mỹ trừng phạt bao gồm Iran, Sudan, Triều Tiên, Syria và Cuba

Tuy nhiên, vào ngày Chủ nhật (13.5), ông Trump đã đăng dòng tweet rằng: "Chủ tịch Tập Cận Bình và tôi, đang làm việc cùng nhau để giúp cho công ty điện thoại lớn của Trung Quốc, ZTE, nhanh chóng trở lại quá trình kinh doanh bình thường. Quá nhiều việc làm ở Trung Quốc bị mất. Bộ Thương mại Mỹ đã được hướng dẫn để hoàn thành nó!”

Vào ngày 14.5, ông Trump đã lại đăng một dòng tweet đáng kinh ngạc: "ZTE, công ty điện thoại lớn của Trung Quốc, mua một tỷ lệ lớn các bộ phận riêng lẻ từ các công ty Mỹ. Điều này cũng phản ánh thỏa thuận thương mại lớn hơn mà chúng tôi đang đàm phán với Trung Quốc và mối quan hệ cá nhân của tôi với Chủ tịch Tập Cận Bình"

Tại sao lại cứu ZTE ?

Giới quan sát cho rằng việc cứu vớt ZTE có thể khiến Trung Quốc chấp nhận những nhượng bộ và Mỹ nên sử dụng tất cả các công cụ mặc cả để đảm bảo một chiến thắng trong cuộc đối đầu thương mại sâu sắc hơn với Bắc Kinh

Ông Trump cũng cần sự hợp tác của Trung Quốc và tiếp tục gây áp lực lên Triều Tiên khi ông chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh của mình với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tại Singapore vào ngày 12.6

Ngoài ra, nhiều người lập luận rằng ZTE là biểu tượng của mối liên kết kinh tế Mỹ-Trung, khi mà hàng ngàn công ăn việc làm ở cả hai nước phụ thuộc vào sự tồn tại của nó trong chuỗi cung ứng công nghệ cao

Tuy nhiên, gợi ý của Trump về nhượng bộ về ZTE đóng vai trò của các nhà phê bình lo ngại rằng Tổng thống nhượng quyền tận dụng trước khi đảm bảo nhượng bộ đáng kể - mặc dù ông tuyên bố là nhà thương thuyết tốt nhất thế giới

Hành động của Tổng thống dường như đã khiến những cấp dưới của mình bị “việt vị”. Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross, người tháng trước đã cáo buộc ZTE vi phạm “nghiêm trọng”, thể hiện quan điểm trái ngược

Ông nói tại National Press Club (Câu lạc bộ Báo chí Quốc gia): "Câu hỏi đặt ra là: Có biện pháp bổ sung nào cho cái mà chúng tôi đã đưa ra trước đó không? Đó là khu vực chúng tôi sẽ khám phá rất, rất nhanh chóng"

Ross cũng cho biết ông sẽ không ngạc nhiên nếu vấn đề này được đưa ra trong các cuộc đàm phán với Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc ở Washington tuần này

Chiến tranh thương mại đang lớn dần

Chính quyền Trump đang mắc kẹt trong một cuộc đối đầu với Trung Quốc về tội trộm cắp tài sản trí tuệ, tiếp cận thị trường và quy mô thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ, khiến ông Trump phải đe dọa việc áp thuế lên đến nhập khẩu 150 tỷ USD đối với hàng hóa Trung Quốc

Nhưng các nhà phê bình của ông lo lắng rằng lập trường của ZTE là một dấu hiệu đầu tiên của một sự thay đổi rộng lớn hơn

Lãnh đạo Đảng Dân chủ Thượng nghị sĩ Chuck Schumer, New York cho biết:"Ông ấy đang quay lưng với những giọng điệu hiếu chiến trước kia, và chính sách của ông hiện đang được thiết kế để đạt được một mục tiêu: ‘Làm cho Trung Quốc vĩ đại trở lại’. Điều khó khăn nhất chúng ta có thể làm, điều sẽ di chuyển Trung Quốc nhiều nhất, là hành động khó khăn chống lại các diễn viên như ZTE"

Các tweet của Trump cũng khiến ông cáo buộc về sự mâu thuẫn, vì chính quyền hôm 9.5 đã cảnh báo về các lệnh trừng phạt có thể xảy ra đối với các công ty châu Âu hợp tác với Tehran sau khi rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran hồi tuần trước

Ngày 14.5, cựu phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, John Kirby, nói với Wolf Blitzer của CNN rằng: "Mới tuần trước, đại sứ mới của ông ấy tại Đức còn nói rằng các công ty Đức hợp tác với Iran sẽ bị trừng phạt và bây giờ ông ấy lại chúng ta sẽ trục vớt ZTE và quên đi hàng tỷ USD tiền phạt mà chúng ta đã áp lên công ty này vì nó bán công nghệ đó cho cả Iran và Triều Tiên"

Vụ việc ZTE cũng có thể phơi bày tình thế của ông Trump trước cuộc bầu cử giữa kỳ tháng 11

CNN đưa tin hôm 14.5 rằng chính quyền đang tìm kiếm sự nhượng bộ từ chính phủ Trung Quốc để đổi lấy việc trục vớt ZTE. Một thỏa thuận có thể dẫn tới việc Trung Quốc bỏ đi ý định áp thuế lên các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ, một quan chức Bộ Thương mại quen thuộc với các cuộc thảo luận cho biết

Việc áp thuế, rõ ràng là nhắm tới các bang miền Trung-Tây nước Mỹ vốn ủng hộ ông Trump, là để đáp lại lời thề của Tổng thống về thuế nhập khẩu của Trung Quốc nhằm thu hẹp thâm hụt thương mại của Mỹ với Bắc Kinh

Nếu Trung Quốc bỏ ý định áp dụng các hình phạt nông nghiệp để đổi lại các nhượng bộ dành cho ZTE, Nhà Trắng có thể phải đối mặt với những cáo buộc ưu tiên lợi ích chính trị của Trump lên trên an ninh quốc gia

Một số nghị sĩ Đảng Cộng hòa cáo buộc Nhà Trắng bỏ qua những quan ngại của các cơ quan tình báo Mỹ rằng ZTE có thể được sử dụng bởi các cơ quan gián điệp Trung Quốc để thực hiện gián điệp trên mạng tại Mỹ

Thượng nghị sĩ Marco Rubio, Đảng Cộng hòa Florida, đã đăng dòng Tweet với nội dung: "Vấn đề với ZTE không phải là việc làm và thương mại, đó là an ninh quốc gia và gián điệp. Sẽ thật là điên rồ khi cho phép họ hoạt động ở Mỹ mà không bị hạn chế chặt chẽ hơn"

Ba Uoc
 
Sẽ có “thỏa thuận tuyệt vời” với Trung Quốc
“Thỏa thuận đó phải tuyệt vời, vì họ đã rút kiệt đất nước của chúng tôi”, ông Trump nói...

1-15408912379051609424545-0-0-399-710-crop-15408912413241707089216.jpg

Tổng thống Mỹ Donald Trump trong một cuộc vận động ủng hộ ở bang Illinois hôm 27/10

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng sẽ có "một thỏa thuận tuyệt vời" với Bắc Kinh về thương mại, nhưng cũng cảnh báo sẵn sàng áp thêm thuế lên hàng hóa Trung Quốc nếu hai bên không thể đạt thỏa thuận

"Tôi cho rằng chúng tôi sẽ có một thỏa thuận tuyệt vời với Trung Quốc, và thỏa thuận đó phải tuyệt vời, vì họ đã rút kiệt đất nước của chúng tôi", ông Trump nói trong một cuộc trả lời phỏng vấn kênh Fox News phát sóng ngày 29/10

Người đứng đầu Nhà Trắng cũng nói ông muốn đạt thỏa thuận với Trung Quốc luôn, nhưng cho rằng Trung Quốc chưa sẵn sàng. Tuy nhiên, ông không nói cụ thể hơn

Trước đó, cùng ngày 29/10, hãng tin Bloomberg nói rằng Washington đang chuẩn bị sẵn sàng cho kế hoạch áp thuế bổ sung lên toàn bộ số hàng hóa Trung Quốc còn lại vào đầu tháng 12, nếu cuộc gặp vào tháng 11 giữa ông Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không thể giảm căng thẳng giữa hai nước

Theo dự kiến, cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo sẽ diễn ra bên lề thượng đỉnh khối G20 ở Buenos Aires, Argentina vào tháng tới - hãng tin Reuters cho hay

Hiện Mỹ đã áp thuế quan bổ sung lên 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc và Bắc Kinh đã đáp trả bằng cách tăng thuế đối với 110 tỷ USD hàng Mỹ

"Và tôi còn 267 tỷ USD hàng hóa nữa để áp thuế nếu chúng tôi không thể đạt thỏa thuận", ông Trump nói

Thời gian qua, ông Trump đã nhiều lần dọa áp thuế bổ sung lên số hàng hóa Trung Quốc còn lại nếu Bắc Kinh không chịu đáp ứng các yêu cầu của Mỹ về có những điều chỉnh lớn trong chính sách thương mại, chuyển giao công nghệ và trợ cấp công nghiệp

An Huy
 
Mỹ thúc đẩy đầu tư hạ tầng ở nước ngoài
- Chính phủ Mỹ vừa tung ra một chiến lược mới nhằm thúc đẩy đầu tư ở châu Á để cạnh tranh với làn sóng đầu tư xây dựng hạ tầng của Trung Quốc ở khu vực này. Động thái này diễn ra 5 năm sau khi Trung Quốc phát động sáng kiến “Một vành đai, một con đường”, một kế hoạch đầu tư hạ tầng đầy tham vọng ở 71 nước, theo tờ The Wall Street Journal

2d284_anh_11.jpg

Đê chắn sóng được xây dựng tại một dự án cảng biển ở Colombo, Sri Lanka. Dự án này nằm trong sáng kiến “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc

Ứng phó với sáng kiến “Một vành đai, một con đường”

Với sáng kiến “Một vành đai, một con đường”, Trung Quốc đi trước Mỹ trong nỗ lực đầu tư hạ tầng ở châu Á bằng một mô hình do nhà nước dẫn dắt, giúp dễ dàng cung cấp tài chính và tiến hành xây dựng trên quy mô lớn

Sáng kiến “Một vành đai, một con đường” đã cung cấp hàng trăm tỉ đô la cho các dự án đường sắt, cầu cống và các hải cảng ở hàng chục nước châu Á, giúp Trung Quốc mở rộng tầm ảnh hưởng chiến lược trong khu vực. Sáng kiến đã hỗ trợ các nền kinh tế trong khu vực vốn chật vật thu hút đầu tư của Mỹ hoặc vốn vay đầy đủ từ các ngân hàng quốc tế

Giờ đây, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tìm cách thay đổi cục diện này bằng cách hỗ trợ khu vực tư nhân của Mỹ đầu tư vào châu Á. Hồi tháng 10, Tổng thống Donald Trump đã ký thông qua Đạo luật sử dụng hiệu quả hơn các khoản đầu tư phát triển (BUILD) nhằm thiết lập một cơ quan có tên gọi Công ty tài chính phát triển quốc tế Mỹ (IDFC)

Công ty này cung cấp các khoản vay, bảo lãnh vay vốn và bảo hiểm rủi ro chính trị cho các công ty tư nhân Mỹ tham gia đầu tư các dự án hạ tầng ở các nước đang phát triển thuộc khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

Mục tiêu trong chiến lược mới của Mỹ là khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân Mỹ đầu tư vào những nước đang phát triển và thúc đẩy nền kinh tế của họ tăng trưởng nhờ các dự án có tính khả thi kinh tế. Đạo luật BUILD phân bổ 60 tỉ đô la cho IDFC để phục vụ các hoạt động cho vay phát triển khắp thế giới. IDFC ra đời dựa trên quyết định hợp nhất các chương trình hỗ trợ đầu tư của Mỹ ở nước ngoài, có quyền nằm giữ cổ phần ở các dự án đầu tư ở nước ngoài, cho phép cơ quan này linh động hơn trong việc chọn lựa và tư vấn cho các dự án đầu tư

Ông Trump tin rằng IDFC sẽ cung cấp các sự lựa chọn thay thế cho “các sáng kiến được nhà nước chỉ đạo đi kèm với nhiều ràng buộc”, một sự ám chỉ đến sáng kiến “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc

Phát biểu tại Diễn đàn kinh doanh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương ở Washington hồi cuối tháng 7, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói: “Làm việc với các công ty Mỹ, người dân trên thế giới biết rằng không có gì để che giấu: các hợp đồng trung thực, các điều khoản trung thực và không cần phải lo ngại về giao dịch ngầm. Đối với chúng tôi, Đạo luật chống tham nhũng nước ngoài (FCPA) không chỉ là một đạo luật mà nó còn là niềm tự hào. Tính liêm chính trong các hoạt động kinh doanh là một trụ cột thiết yếu của tầm nhìn kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của chúng tôi”

Mỹ cảnh báo nguy cơ “bẫy nợ” của Trung Quốc

3ba52_anh_21.jpg

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo phát biểu tại Diễn đàn kinh doanh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương ở Washington hồi cuối tháng 7

Mỹ xem sáng kiến “Một vành đai, một con đường” là công cụ để Bắc Kinh thúc đẩy các lợi ích chiến lược và quân sự ở nước ngoài. Các quan chức chính quyền ông Trump và các nghị sĩ quốc hội Mỹ cảnh báo nguy cơ Trung Quốc sử dụng “bẫy nợ” trong quá trình triển khai sáng kiến này để giành quyền kiểm soát các cơ sở hạ tầng nhạy cảm ở nước ngoài

Trung Quốc khẳng định rằng các khoản vay dành cho các dự án trong khuôn khổ sáng kiến "Một vành đai, một con đường” nhằm giúp củng cố các mối kết nối thương mại và kinh tế, chứ không phải là bẫy nợ. Nhiều nền kinh tế đang phát triển ở châu Á ban đầu hồ hởi đón nhận các kế hoạch đầu tư của Bắc Kinh, trong đó cam kết đáp ứng một phần nhu cầu chi tiêu phát triển hạ tầng ở châu Á được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo lên đến 1.700 tỉ đô la mỗi năm

Song các chính phủ mới lên cầm quyền sau các cuộc bầu cử gần đây ở châu Á đã đẩy lùi các kế hoạch của Trung Quốc. Chẳng hạn, chính phủ mới ở Malaysia đã đình chỉ các dự án do Trung Quốc tài trợ vốn vay lên đến 20 tỉ đô la, hoặc chính phủ mới ở Pakistan thúc giục Trung Quốc điều chỉnh các mục tiêu trong dự án Hành lang kinh tế Trung Quốc - Pakistan (CPEC) theo hướng mở rộng sang đầu tư xây dựng các nhà máy và triển khai các sáng kiến giảm nghèo, thay vì chỉ tập trung vào các chương trình xây dựng hạ tầng tốn kém

Một số lãnh đạo mới lên cầm quyền ở các nước châu Á nói rằng các dự án do Trung Quốc hậu thuẫn tài chính khuyến khích nạn tham nhũng, làm tăng gánh nặng nợ nần và đe dọa chủ quyền của nước họ. Song cho đến nay, đối với các nước có nhu cầu cấp thiết về hạ tầng không có nhiều lựa chọn nào khác ngoài Trung Quốc, theo Amitendu Palit, học giả cấp cao ở Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore. “Trung Quốc vẫn là sự đánh cược tốt nhất của họ”, Palit nói

Khác với các nước phương Tây, các lãnh đạo chính trị Trung Quốc có quyền đưa ra các quyết định đầu tư ở nước ngoài và Trung Quốc thường sẵn sàng tài trợ vốn vay cho các dự án ở các thị trường có rủi ro cao mà các nước khác thường né tránh

“Trung Quốc nắm trong tay những công ty nhà nước khổng lồ và các cơ quan nhà nước Trung Quốc đã chỉ đạo họ tiến hành các quyết định đầu tư vào các dự án lớn ở nước ngoài dù chúng bị nghi ngờ về giá trị thương mại. Hệ thống kinh tế và chính trị Mỹ không được thiết kế để vận hành theo cách như vậy”, Jeff Smith, học giả Chương trình nghiên cứu châu Á tại Quỹ Di sản ở Washington, nói

Trong một nỗ lực nâng cao sức mạnh mối quan hệ đồng minh trong khu vực, hồi tháng 7, Mỹ đã ký một thỏa thuận hợp tác đầu tư hạ tầng ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương với Nhật Bản và Úc

Nhật Bản đã có kinh nghiệm trong việc tài trợ vốn vay cho các dự án hạ tầng ở các nước đang phát triển thuộc khu vực Đông Nam Á. Năm 2015, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói rằng Nhật Bản sẽ dành 110 tỉ đô la để tài trợ vốn vay cho các dự án hạ tầng ở châu Á trong vòng 5 năm

Nhật Bản đang tìm kiếm cơ hội đầu tư ở Nam Á cũng như đang cung cấp các khoản vay cho các nước đang phát triển như Bangladesh để xây dựng cầu đường, hải cảng. Nhật Bản cũng tìm cách tạo ra sự khác biệt trong đầu tư với Trung Quốc bằng cách tập trung vào các dự án “hạ tầng chất lượng”, do vậy, dòng tiền đầu tư của Nhật Bản vẫn kén chọn hơn và không sẵn có cho nhiều nước

Phát biểu tại Hội nghị quốc tế lần thứ 24 về tương lai châu Á ở Tokyo hồi tháng 6, Thủ tướng Shinzo Abe nhấn mạnh các dự án hạ tầng ở châu Á phải giúp tăng việc làm, phát triển các cơ hội học hành cho công nhân, thu hút thêm nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và điều này sẽ giúp các nước châu Á trả nợ dễ dàng hơn

Lê Linh
 
Công bố Việt Nam đạt điều kiện mở đường bay thẳng tới Mỹ


Đại sứ Hoa Kỳ Daniel J. Kritenbrink đã trao chứng nhận đạt năng lực giám sát an toàn hàng không mức 1 (CAT 1) của Cục Hàng không liên bang Hoa Kỳ cho cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng, với sự chứng kiến của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể

Tại cuộc gặp bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể chiều 15-2, đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink đã thông báo kết quả thanh sát về năng lực giám sát an toàn hàng không của Cục Hàng không Việt Nam được FAA thực hiện vào cuối năm 2018

"Ngày tuyệt vời cho Việt Nam"

"Hôm nay là một ngày tuyệt vời cho Việt Nam, cho Hoa Kỳ và quan hệ đối tác Việt Nam - Hoa Kỳ. Mối quan hệ giữa hai nước ngày càng tốt đẹp hơn, thể hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau" - đại sứ Daniel J. Kritenbrink mở đầu và xin phép đọc thông báo trang trọng về sự kiện này

"Tôi rất hân hạnh thông báo rằng Việt Nam đã đạt được quy chế cấp 1 về an toàn hàng không. Điều này có nghĩa cơ quan quản lý hàng không Hoa Kỳ xác nhận Cục Hàng không Việt Nam đã tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về giám sát an toàn

Hôm nay tôi rất vui mừng được trao cho Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể và cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam chứng nhận chính thức của FAA" - đại sứ Daniel J. Kritenbrink thông báo tin vui mà hàng không Việt Nam mong chờ từ năm 2012 đến nay

Theo đại sứ Daniel J. Kritenbrink, bước tiến quan trọng trong con đường tiến tới thực hiện đường bay thẳng giữa hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ này là kết quả nhiều năm làm việc của Cục Hàng không Việt Nam với sự hỗ trợ kỹ thuật của Hãng Boeing


Chứng nhận đạt năng lực giám sát an toàn hàng không mức 1 (CAT 1) của Cục Hàng không liên bang Hoa Kỳ được hàng không Việt Nam mong mỏi từ 2012

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đánh giá sự kiện Cục Hàng không Việt Nam đạt CAT 1 của FAA về giám sát an toàn là điều được ngành hàng không, Bộ GTVT mong mỏi từ lâu

Đây là một thành tựu quan trọng và là kết quả nhiều năm làm việc tích cực của Cục Hàng không Việt Nam và Bộ GTVT. Với việc đạt được CAT 1 của FAA là điều kiện bắt buộc để các hãng hàng không của Việt Nam được phép mở đường bay đến Hoa Kỳ

Quan trọng hơn, đây là sự công nhận của quốc tế về an toàn hàng không, khẳng định Việt Nam đã hội nhập thành công, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quốc tế; khẳng định vị thế, uy tín không chỉ của ngành Hàng không Việt Nam, của Bộ GTVT mà của đất nước Việt Nam trên trường quốc tế

Cũng trong chiều 15-2, đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam đã phát thông cáo về sự kiện trên. Theo Đại sứ quán Hoa Kỳ, với CAT 1 của FAA, các hãng hàng không Việt Nam có thể mở đường bay tới Hoa Kỳ sau khi hoàn thành các bước cần thiết còn lại

Theo đó, các sân bay Việt Nam phải được Cục Quản lý an ninh giao thông Hoa Kỳ xác nhận tuân thủ các tiêu chuẩn an ninh và các thông lệ được khuyến nghị của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế ICAO, các hãng hàng không Việt Nam được Bộ Giao thông Hoa Kỳ cấp thẩm quyền kinh tế

CAT 1 - Điều kiện bắt buộc để mở đường bay tới Mỹ

Theo quy định của FAA, hãng hàng không của các quốc gia khác muốn mở đường bay tới Hoa Kỳ phải đạt được mức 1 (Category 1 - CAT 1) về năng lực giám sát an toàn hàng không của FAA. Chứng minh được với FAA là nhà chức trách hàng không quốc gia tuân thủ đúng các tiêu chuẩn của ICAO hay không chứ không phải tuân thủ tiêu chuẩn riêng của FAA

Đây là yêu cầu bắt buộc của Mỹ, bên cạnh sự giám sát, quản lý an toàn của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) để các hãng hàng không Việt Nam mở đường bay tới Mỹ

Từ năm 2012, Cục Hàng không đặt ra mục tiêu CAT 1 giám sát an toàn hàng không của FAA. Đạt được CAT 1 của FAA là điều kiện bắt buộc để các hãng hàng không Việt Nam được bay tới Mỹ

Sau 2 lần đánh giá kỹ thuật (Technical review) vào năm 2013 và cuối năm 2017, tháng 11-2018 FAA thực hiện thanh sát chính thức và kết luận Cục Hàng không Việt Nam. Qua thanh sát chính thức, FAA kết luận Cục Hàng không Việt Nam đáp ứng được 8 yếu tố căn bản, trọng yếu của ICAO về lĩnh vực khai thác máy bay, trong đảm bảo an toàn hàng không

Theo ông Đinh Việt Thắng - cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, FAA quy định nếu nhà chức trách hàng không một quốc gia được đánh giá đạt CAT 1 của họ về đảm bảo an toàn thì các hãng hàng không của quốc gia đó được quyền mở các đường bay mới tới Mỹ

Nếu các hãng hàng không của quốc gia đó đang có đường bay tới Mỹ thì được quyền tăng chuyến. Nếu hãng hàng không Việt Nam đang liên danh khai thác với hãng hàng không Mỹ thì được khai thác bằng máy bay có quốc tịch Việt Nam (khi chưa đạt CAT 1 chỉ được khai thác liên danh bằng máy bay quốc tịch Mỹ)

Nếu nhà chức trách hàng không bị FAA đánh giá là CAT 2 (không đạt) thì các hãng hàng không của quốc gia đó không được mở đường bay mới tới Mỹ; trường hợp đã đạt CAT 1 và đã có đường bay tới Mỹ thì không được quyền tăng chuyến, chịu chế tài giám sát đặc biệt của FAA. Qua thời gian giám sát mà không khắc phục được để đạt CAT 1 sẽ bị cấm bay tới Mỹ

Tuấn Phùng
 
Tổng thống Trump
Nhiều công ty chịu thuế quan sẽ rời Trung Quốc đến Việt Nam

- 'Nhiều công ty chịu thuế quan sẽ rời Trung Quốc đến Việt Nam và những nước như vậy ở châu Á', Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo

Mỹ đã tăng hơn gấp đôi mức thuế đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc vào 10/5, một cuộc leo thang mạnh mẽ của cuộc chiến thương mại

Ông Trump trong một loạt trạng thái đăng ngày 13/5 trên Twitter cảnh báo Trung Quốc không nên đáp trả đợt tăng thuế mới của Mỹ để tình hình tệ hơn

"Không có lí do gì để người tiêu dùng Mỹ phải trả thuế quan, những chương trình đã có hiệu lực ở Trung Quốc trong hôm nay. Điều này đã được chứng minh gần đây khi chỉ 4 điểm (phần trăm-PV) là do Mỹ trả, 21 điểm do Trung Quốc vì Trung Quốc trợ cấp cho sản phẩm ở mức độ quá lớn

Hơn nữa, thuế quan cũng có thể tránh được hoàn toàn nếu bạn mua từ một nước không thuế quan, hoặc bạn mua sản phẩm bên trong nước Mỹ (ý tưởng tốt nhất). Đó là Thuế quan bằng 0. Nhiều công ty chịu thuế quan sẽ rời Trung Quốc đến Việt Nam và những nước như vậy ở châu Á. Vì thế Trung Quốc mới muốn có một thỏa thuận đến vậy !

Sẽ không còn ai ở Trung Quốc để mà làm kinh doanh cùng. Quá tệ cho Trung Quốc, quá tốt cho Mỹ! Nhưng Trung Quốc đã lợi dụng Mỹ quá nhiều năm, đến nỗi vượt quá mức tưởng tượng (các Tổng thống của chúng ta đã không làm việc). Vì vậy, Trung Quốc không nên đáp trả - sẽ chỉ tệ hơn mà thôi !"

trump-twitter-china-2-1933093.jpg

Trong một cuộc phỏng vấn với Fox News hôm Chủ nhật (12/5), Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Kudlow thừa nhận rằng chính các doanh nghiệp Mỹ sẽ phải trả thuế cho bất kỳ hàng hóa nào được mang từ Trung Quốc và người tiêu dùng Mỹ cũng sẽ phải thanh toán hóa đơn nếu các công ty tăng chi phí

Ông Kudlow cho biết ông nghĩ rằng thuế quan cũng sẽ có tác động đến nền kinh tế Trung Quốc, vì chi phí cao hơn sẽ làm giảm nhu cầu của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc.

Vào 10/5, Mỹ đã tăng mức thuế 10% đối với hàng hóa trị giá 200 tỷ USD của Trung Quốc - bao gồm cá, túi xách, quần áo và giày dép - lên 25%. Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ cũng cho biết đã được lệnh "bắt đầu quá trình tăng thuế đối với tất cả hàng nhập khẩu còn lại từ Trung Quốc, trị giá khoảng 300 tỷ USD"

Trung Quốc tuyên bố sẽ trả đũa nhưng không công bố bất kỳ chi tiết nào, và khi nào họ sẽ hành động

Các nhà kinh tế đã nói rằng mức thuế 25% sẽ khó khăn hơn cho các doanh nghiệp so với 10%, điều đó có nghĩa là họ có nhiều khả năng chuyển một số chi phí cho người tiêu dùng

Trung Quốc cho biết rất tiếc với quyết định của Mỹ về việc tăng thuế và họ sẽ phải trả đũa bằng "các biện pháp đối phó cần thiết". Trong quá khứ, người Trung Quốc đã đưa ra mức thuế trả đũa gần như ngay lập tức sau khi thuế quan của Mỹ có hiệu lực. Lần này, Trung Quốc đã trả lời rằng họ sẽ không nuốt bất kỳ "trái đắng" nào

Phương Anh
 
Trump có nhiều cơ hội tái đắc cử Tổng thống Mỹ
Tổng thống Trump được dự báo sẽ tiếp tục nhiệm kỳ hai do có nhiều lợi thế về hiệu quả kinh tế và chính trị

rtx2qscs-2192-1559124519.jpg

Trump trong một buổi vận động tranh cử ở bang Ohio, Mỹ năm 2016

Ít nhất ba mô hình dự báo cho thấy Donald Trump sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020. Các mô hình dự báo này được đề cập trong bài viết gần đây của Steven Rattner, người từng là cố vấn Bộ Tài chính Mỹ dưới thời Obama

Rattner cho hay một trong những mô hình dự báo đáng tin cậy nhất được đưa ra bởi giáo sư Ray Fair tại Đại học Yale. Giáo sư Fair dự đoán người có thể giành chiến thắng trong cuộc bầu cử bằng việc kết hợp các yếu tố như tỷ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và lợi thế đương nhiệm

Chính mô hình này của Fair đã dự đoán rằng Obama sẽ nhận được 53,1% phiếu phổ thông trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2008, chỉ lệch một chút so với kết quả thực tế 53,7%. Dự báo theo mô hình này về kết quả của Obama năm 2012 chỉ lệch 0,2% so với số phiếu thực tế

Trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, mô hình của Fair dự đoán Trump sẽ giành được 54,1% số phiếu phổ thông, nhưng kết quả thực tế là ông chỉ thu về 48,8% phiếu phổ thông và chỉ chiến thắng nhờ phiếu đại cử tri. Rattner cho rằng mô hình này có thể chưa tính đến một số đặc thù riêng trong tính cách của Trump và không dự tính được tâm lý bất mãn của nhiều cử tri Mỹ với ứng viên này

Mô hình dự đoán thứ hai được Mark Zandi, nhà kinh tế học tại tổ chức xếp hạng tín dụng và phân tích Mỹ Moody xây dựng. Zandi cũng xem xét một vài mô hình khác và thấy rằng Trump có thể áp đảo trong cuộc bầu cử năm 2020

Ngoài ra, những phân tích về đại cử tri đoàn của Donald Luskin, chuyên gia công ty tư vấn Trend Macrolytics, cho thấy đương kim Tổng thống Mỹ có cơ hội tốt để tái đắc cử trong cuộc chạy đua sắp tới

Trump khẳng định ông sẽ quyết tâm giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống vào năm sau nhằm tiếp tục thực hiện cam kết "làm nước Mỹ vĩ đại trở lại" của mình

Mai Lâm
 
Top