What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Vietnam Go Global

Đạt giấc mơ Mỹ nhờ nghề nail

Binh “Gene” Nguyen đang học dở phổ thông khi mẹ đưa anh đi học nghề nail. Chàng trai trẻ mới chân ướt chân ráo sang Mỹ sớm nắm bắt được nghệ thuật làm móng rồi trở thành ông trùm nghề nail

2607.jpg

Binh "Gene" Nguyen giảng dạy cho các học viên trước khi họ thi lấy giấy phép hành nghề nail

Ngành công nghiệp nail mà anh miễn cưỡng bước chân vào mở rộng từ lúc đó. Cùng với việc kinh doanh nail thành đạt, Nguyen cũng nổi lên như một lãnh đạo doanh nghiệp và cộng đồng tại Bắc Virginia, nơi có Trung tâm Eden ở thành phố Falls Church nổi tiếng là điểm tụ họp của cộng đồng người Mỹ gốc Việt trong vùng

Giờ đây người đàn ông 41 tuổi này không chỉ đang điều hành học viện nail của gia đình thành lập từ năm 1988, mà còn là ông chủ nhà hàng có tiếng Present và hộp đêm V3 Lounge. Với vai trò là người sáng lập và chủ tịch Phòng Thương mại Việt Mỹ ở Washington, Nguyen có tầm ảnh hưởng lớn tương xứng với những gì mà anh đã gây dựng

Anh có được thành công hôm nay là nhờ khởi nghiệp bằng nghề nail. Với học viện nail của gia đình ở Bắc Virginia, Nguyen đã gây dựng một ngành công nghiệp nail lớn mạnh ở Washington, dù ngành này từng có thời gian tồn tại rất lay lắt hồi giữa những năm 1980. Nguyen đã đào tạo hàng trăm thợ nail của Washington, trong đó có nhiều người sau này tự mở cửa hành kinh doanh riêng

"Bây giờ người Việt Nam rất dễ để tìm được một việc làm nail", anh Nguyen nói. "Họ không cần biết nhiều tiếng Anh, không cần bằng cấp cao và thậm chí cũng chẳng cần có tay nghề. Điều này hoàn toàn có thể học được"

Tại Trung tâm Eden, nơi những người Mỹ gốc Việt đang làm chủ đến gần 120 quầy hàng nhỏ, Nguyen trở thành người đứng đầu

Năm ngoái, khi cảnh sát truy quét 13 quầy hàng tại trung tâm và bắt giữ 19 người với các tội tiểu hình, trong đó có đánh bạc và say rượu, Nguyen là một trong những người đầu tiên tổ chức biểu tình. Các chủ hàng và người dân đến câu lạc bộ đêm của anh để bày tỏ những lo ngại của họ về những cuộc truy quét sắp tới của cảnh sát. Nguyen tổ chức các cuộc họp với cảnh sát và chính quyền

"Anh Nguyen không ngồi yên một chỗ", Due H.Tran, luật sư bảo vệ cho một số thương gia bị bắt kể lại. "Anh ấy quan tâm đến quyền dân sự. Anh ấy đã vượt qua những chướng ngại tương tự mà mọi người đang đối mặt trong môi trường đầy thử thách về xã hội và kinh tế này, nơi anh ấy đã đi lên từ hai bàn tay trắng. Và Nguyen không chỉ dừng lại ở đó. Khi sự nghiệp đang lên, anh ấy vẫn rất cởi mở hỏi han, giúp đỡ mọi người xung quanh"

Một số ông chủ doanh nghiệp Việt Nam cũng rất tín nhiệm Nguyen trong việc hỗ trợ người nhập cư đồng hương gây dựng cơ nghiệp ở trong vùng

"Nếu bạn cần một lời khuyên hay sự giúp đỡ, bạn luôn có thể đến gặp anh ấy", Thai Nguyen, chủ công ty tư vấn nhập cư ở Falls Church nói. "Chúng tôi có một lãnh đạo, một người dám đứng lên và nói 'Hãy công bằng với tất cả mọi người' "

Giữ gốc Việt Nam

Khi còn là một cậu bé mới đặt chân đến Mỹ, Nguyen đã rất cố gắng để hòa nhập với đất nước mới. Một người bạn học cùng lớp 7 đã khuyên anh nên chọn lấy một cái tên Mỹ. John và Michael đã quá phổ biến, Nguyen nghĩ. Vì thế anh chọn Gene. Từ lúc đó, anh là Gene đối với người Mỹ và là Binh với người Việt Nam. Cái tên mới đã mở ra cho anh cánh cửa đến với nước Mỹ

"Ban đầu, khi đến Mỹ, chúng tôi sống tại một trong những vùng nghèo nhất. Tôi ở Los Angeles và nhìn thấy những băng nhóm lướt qua trước mắt hàng ngày. Chúng tôi phải chiến đấu với cái nghèo", anh kể. "Tôi đã rất thất vọng vì mọi thứ không hề giống như nước Mỹ mà tôi vẫn tưởng tượng"

Mẹ của anh, bà Tu Nguyen, một giáo viên kiêm nha sĩ ở Việt Nam, tìm được một công việc trong ngành làm nail đang bùng nổ thời điểm ấy tại California. Bà mở một tiệm nail riêng và được con cái trợ giúp. Khi ngành nail ở Los Angeles trở nên cạnh tranh hơn, gia đình Nguyen đi tìm cơ hội mới ở Virginia. Chàng trai trẻ Binh Nguyen giúp mẹ thành lập Nails for You, một học viện và cửa hàng nail xuất phát điểm ở Alexandaria và hiện đóng tại Falls Church

Vào thời kỳ đỉnh cao, từ năm 1993 đến năm 2000, học viện có hai trụ sở và khoảng 200 học viên. Nguyen tiên phong ủng hộ quy định của chính phủ về ngành công nghiệp này và là một trong những thợ nail đầu tiên có giấy phép ở Virginia. Học viện cũng là nơi Nguyen đã gặp vợ mình, Tina

Đối với Nguyen, trở thành thợ nail là một cơ hội và điều may mắn để anh giúp đỡ những người nhập cư khác. "Chúng tôi cố gắng tạo dựng nó, làm sống dậy giấc mơ Mỹ, gây dựng cơ nghiệp dần dần

Tôi tự hào là một người Mỹ nhưng trong trái tim tôi, tôi sẽ không bao giờ quên mình là ai. Tôi là người Việt Nam. Đó là quê hương tôi"
 
Last edited:
Người quên nghĩ cho mình
- Trần Thắng đã sưu tập được hàng chục bản đồ Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa. Mỗi lần nhắc đến chuyện cho riêng mình là anh tảng lờ. Nhưng nói về những việc có thể làm cho cộng đồng là anh lập tức bàn luận sôi nổi

581086.jpg

Trần Thắng bên cạnh tấm bản đồ do Trung Quốc ấn hành tại một cửa hàng bán đồ cổ ở New York


Sáng sớm. Mở hộp thư điện tử, chúng tôi nhận được thư của Trần Thắng - chủ tịch Hội Văn hóa - giáo dục VN tại Hoa Kỳ (IVCE) - báo đã tìm thấy một loạt bản đồ Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa

Chừng nửa buổi, anh nhắn tin đã phát hiện thêm một số nữa. Giữa trưa, lại thêm hình ảnh bản đồ được anh gửi về. Buổi chiều, anh tiếp tục gọi điện nói tỉ mỉ hơn về những tấm bản đồ mà anh vừa tập hợp được

Tôi nhìn đồng hồ mới giật mình thấy lúc này ở tiểu bang Connecticut (Hoa Kỳ), nơi anh đang sinh sống, đã gần 5g sáng. Chỉ vài tiếng nữa anh phải đến công ty làm việc

60 tấm bản đồ

"Trần Thắng là một người trẻ tuổi rất năng động nhưng khiêm tốn. Thắng không bao giờ khoe mình làm được những gì nhưng thực tế là làm được rất nhiều cho đất nước Việt Nam "

GS Trần Văn Khê

"Trần Thắng làm khá nhiều việc nhưng không ồn ào mà làm một cách bền bỉ, rộng rãi. Việc gì thấy làm được là Thắng làm chứ không đòi hỏi điều kiện này, điều kiện nọ "

Bà Tôn Nữ Thị Ninh


Mấy tuần nay, kể từ khi Tuổi Trẻ giới thiệu tấm bản đồ Trung Quốc do chính Trung Quốc ấn hành không có Hoàng Sa, Trường Sa, mỗi ngày Trần Thắng chỉ ngủ vài tiếng đồng hồ. Thời gian còn lại sau giờ làm việc, anh sục sạo khắp nơi, từ các trang mua bán trực tuyến, trang web của các trường đại học, các nhà xuất bản đến những cửa hàng bán sách báo cũ, đồ cổ để tìm bản đồ

“Người phương Tây làm gì cũng dựa trên cơ sở khoa học. Bởi vậy, bản đồ hay nhân văn học là cơ sở khoa học để chúng ta chứng minh chủ quyền đất đai hay biển cả” - Trần Thắng chắc mẩm

Còn nếu những tấm bản đồ đó do chính người Trung Quốc ấn hành và sử dụng thì giá trị pháp lý còn cao hơn nữa. Bởi thế, ngay ngày đầu tuần, chưa kịp lái xe đến công ty, Thắng phát hiện có người bán một tập bản đồ chính thức của Trung Quốc, Thắng vội vàng xin nghỉ phép

Để rồi thay vì lái xe đến công ty, Thắng lái xe một mạch gần bốn tiếng đồng hồ từ Connecticut chạy thẳng đến nơi người rao bán ở New York. Nhờ có thời gian làm “ma xó” ở khu vực này nên người bán mới tin tưởng cho Trần Thắng coi qua “hiện vật”. Thắng kể tập bản đồ to như cái bàn, dày đến mấy chục trang được in từ năm 1933

Thắng lật từng trang mà tim đập thình thịch, hồi hộp như chuẩn bị ra trận. Bản đồ chi tiết đến từng tỉnh, từng khu vực của Trung Quốc. Trong đó, Trung Quốc đã cho Tây Tạng, Mông Cổ vào bản đồ. Thắng nghĩ nếu Trung Quốc cho rằng Hoàng Sa, Trường Sa là của họ thì họ cũng đưa vào đây

Thế nhưng, đúng như thực tế, cả tập bản đồ dày cộp đều không đề cập đến Hoàng Sa, Trường Sa. Cực nam của Trung Quốc vẫn chỉ dừng lại ở đảo Hải Nam. Thắng thở phào sung sướng, rút điện thoại ra gọi điện reo lên với bạn bè từ Hoa Kỳ đến Việt Nam

Càng tìm kiếm, Trần Thắng càng thêm phấn chấn. Bởi càng tìm, Thắng càng phát hiện nhiều bản đồ từ những năm 1800 đến gần đây do các nhà xuất bản uy tín thực hiện cho thấy Hoàng Sa, Trường Sa là của VN. “Đọc thêm một trang bản đồ tự nhiên mình lại có cảm giác Hoàng Sa, Trường Sa như gần thêm một chút” - Trần Thắng tâm sự. Nhưng tìm thấy được rồi không lẽ lại để đó. Thắng lo những kẻ có dã tâm tìm thấy các bản đồ này mua mất

Anh tham khảo các chuyên gia lịch sử, bản đồ rồi dốc túi hàng ngàn USD mua gần 60 tấm bản đồ cho dù như anh thừa nhận thực tế cũng chưa biết bàn giao số bản đồ này cho ai. “Nhưng thôi, cái đó tính sau. Thắng phải quyết định cho nhanh, mua hết các bản đồ khẳng định chủ quyền của VN đi đã. Khi các bản đồ nằm trong tay rồi thì ai chủ quản cũng được”

Làm trước nói sau

Có người bảo anh gàn. Nhưng Trần Thắng là vậy. Gần mười năm làm việc với Thắng chưa bao giờ thấy anh tính toán thiệt hơn. Chuyện gì cảm thấy có lợi cho đất nước, cho cộng đồng là bắt tay vào làm. Dù theo học ngành kỹ thuật nhưng có lẽ tính cách của anh không cho phép anh chỉ biết đến máy móc

Khi còn đi học, anh tham gia sôi nổi các hoạt động xã hội, sau đó được bầu làm chủ tịch Hội Sinh viên VN tại Trường ĐH Connecticut. Ở cương vị đó, Trần Thắng tìm hết cách này đến cách khác để đưa văn hóa VN sang Mỹ. Đến giờ, Trần Thắng vẫn nhớ lần đầu tiên mời GS Trần Văn Khê đến trường nói chuyện về nhạc truyền thống VN vào tháng 5-1995

Buổi nói chuyện ấy không ngờ tạo thêm một khởi đầu mới cho Trần Thắng. Chỉ nửa năm sau, Trần Thắng cùng một số bạn bè cho ra mắt tạp chí Nhịp Sống, mỗi năm chỉ ra một số vào dịp tết cổ truyền với sự cộng tác của nhiều nhà nghiên cứu, nhà chuyên môn

Chưa dừng lại ở đó, đi làm được một thời gian ngắn tại Công ty Pratt & Whitney, Trần Thắng cùng một số trí thức thành lập IVCE. Anh làm chủ tịch hội với ban cố vấn là những tên tuổi lớn như GS Trần Văn Khê, GS John Balaban, GS Nguyễn Thuyết Phong, TS Ngô Thanh Nhàn, nghệ sĩ sáo Nguyễn Đình Nghĩa...

Nhắc lại ý tưởng ban đầu để thành lập hội, Trần Thắng chỉ nói đơn giản rằng vì thấy văn hóa và giáo dục có ý nghĩa quá quan trọng đối với sự phát triển của VN. “Có văn hóa, có giáo dục thì xã hội, đất nước mới nở mày nở mặt” - Trần Thắng quả quyết

Thế là bắt tay làm !

Trong vài năm đầu, IVCE gặp nhiều khó khăn nên không có nhiều hoạt động. Càng về sau Trần Thắng cùng IVCE thúc đẩy mạnh chương trình chiếu phim tại các trường ĐH. Tính ra, mỗi năm IVCE thực hiện 5-6 chương trình cùng các hoạt động giao lưu với nghệ sĩ và trao đổi, thảo luận về tác phẩm

Qua những chương trình này, các bộ phim Ðời cát, Mê Thảo - thời vang bóng, Vua bãi rác, Của rơi, Mùa len trâu, Chuyện của Pao, Sống trong sợ hãi, Trăng nơi đáy giếng, Đừng đốt, Cánh đồng bất tận... đã được giới thiệu tại Mỹ

Để thực hiện được một chương trình như vậy không phải chuyện dễ dàng. Bởi chi phí một đợt chiếu phim trong khoảng một tháng ở Mỹ, gồm cả vé máy bay cho các nghệ sĩ lên đến 6.000-7.000 USD. Kinh phí ở đâu ra ?

Có lần đặt thẳng thắc mắc này với Trần Thắng, Thắng chỉ cười xòa: “Nhiều người cũng thắc mắc vậy”. Thắng giải thích gọn ơ: “Thắng làm việc với từng trường, với các khoa Đông Nam Á học của họ để đề nghị phối hợp, mỗi trường một chút, góp lại là đủ”

Nói nghe đơn giản nhưng để làm việc được với số lượng trường như vậy và thuyết phục cho họ đồng ý không phải là chuyện dễ. Đó là chưa kể công sức mà Trần Thắng trực tiếp bỏ ra để liên lạc, làm tình nguyện viên, tổ chức, điều phối, đưa đón các nghệ sĩ sang tham gia chương trình

Chuyện anh lái xe cả trăm kilômet để đưa đón các nghệ sĩ là chuyện thường xuyên. Thậm chí, có lần sau chương trình chiếu phim kết thúc muộn gần 1g sáng, Thắng lái xe đưa cả đoàn về nhà. Chẳng may tuyết rơi trơn trượt, xe lao thẳng vào bìa rừng. Chiếc xe tan tành. Nhưng rồi anh cũng chẳng kêu ca gì. Hôm sau lại tiếp tục chương trình ở nơi khác

Chưa xong các hoạt động tại Mỹ, anh lại quày quả về VN mở các hoạt động hỗ trợ học sinh, sinh viên du học. Anh cùng các thành viên khác của IVCE tổ chức hàng loạt hội thảo du học miễn phí từ Bắc đến Nam

Ban đầu là các hội thảo ở những thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội, Cần Thơ. Dần dà, IVCE đưa thêm đến Thái Nguyên, Nha Trang, Đà Nẵng...

Ở đâu, hội thảo cũng được nhiều bạn trẻ hưởng ứng. Nhưng hội thảo du học thôi chưa đủ, Trần Thắng vận động các bạn du học sinh và sinh viên gốc Việt các trường ĐH danh tiếng dành cả mùa hè về VN chia sẻ kinh nghiệm học tập, nghiên cứu và dạy tiếng Anh miễn phí cho hàng ngàn học sinh

Người của cộng đồng

Khi công việc của hội quá nhiều, thay vì bỏ bớt để tập trung cho công việc chuyên môn, Trần Thắng lại làm điều ngược lại. Thắng xin nghỉ làm ở Công ty Pratt & Whitney ba năm để tập trung cho các hoạt động. Trần Thắng nói về quyết định này nhẹ như không: “Khi nào hết tiền thì xin đi làm lại”

Cũng may, chuyên môn của Trần Thắng thuộc loại hiếm và Thắng làm hợp đồng theo giờ nên có thể linh hoạt thời gian. Nhưng đó không phải là lý do chính. Cái chính là nói như GS Trần Văn Khê: “Trần Thắng là một người của cộng đồng ngay từ khi còn là sinh viên. Thắng đã làm rất nhiều việc để mang văn hóa VN đến cho sinh viên cũng như người Việt tại Hoa Kỳ”

Bà Tôn Nữ Thị Ninh, nguyên phó chủ tịch Ủy ban đối ngoại Quốc hội, cũng nhận xét: “Ngay từ đầu, Thắng đã không quan trọng lắm đến công việc chuyên môn của mình mà dành nhiều tâm sức cho công việc nối kết cộng đồng. Việc gì thấy làm được là Thắng làm mà không đòi hỏi gì cả”

Có thời gian tiếp xúc và làm việc với Trần Thắng, nhà nghiên cứu văn hóa Trần Đức Anh Sơn cũng đánh giá: “Thắng đã âm thầm làm nhiều việc quảng bá hình ảnh đất nước và giới thiệu lịch sử, văn hóa, nghệ thuật VN với các học giả và sinh viên Mỹ trong nhiều năm qua mà không hề đòi hỏi thù lao hay tính toán hơn thiệt”

Chuyên môn chính là cơ khí

Đang học ngành cơ khí tại Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM), năm 1991 Trần Thắng cùng gia đình định cư tại Connecticut, Hoa Kỳ. Tại đây, Trần Thắng tiếp tục theo đuổi ngành cơ khí tại Trường ĐH Connecticut

Sau khi tốt nghiệp Trường ĐH Connecticut, Trần Thắng học tiếp để lấy văn bằng hai chuyên ngành quản lý nhà máy. Năm 1999, anh chính thức làm công việc chuyên môn tại Công ty tàu ngầm nguyên tử Electric Boat

Một năm sau, anh đầu quân cho Công ty động cơ máy bay Pratt & Whitney. Hiện anh đang làm về phân tích mô phỏng thiết kế, quy trình lắp ráp máy bay tại công ty này

Hùng Thuật
 
Last edited:
Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài lần 2
Theo thông tin từ Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), được sự đồng ý của Chính phủ, từ ngày 26 đến 30/9 tại TP HCM

Cơ quan này sẽ phối hợp với Bộ Ngoại giao, UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài lần 2 với chủ đề “Tầm nhìn đến năm 2020 – Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hội nhập và phát triển cùng đất nước”

Tham dự sẽ có lãnh đạo các cơ quan Trung ương và khoảng 1.000 khách mời thuộc Hội liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài; đại biểu NVNONN thuộc giới trí thức, doanh nhân, văn nghệ sỹ, người có uy tín với cộng đồng, thanh niên, sinh viên tiêu biểu… ở các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới

Trong những ngày diễn ra hội nghị sẽ có 4 cuộc hội thảo chuyên đề, gồm: tương lai của cộng đồng – những vấn đề hội nhập và phát triển kinh tế; bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc – động lực đoàn kết cộng đồng, gắn bó với đất nước; trí thức người Việt Nam ở nước ngoài với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa - từ tiềm năng đến hiện thực; doanh nhân kiều bào vì tương lai cộng đồng và đất nước
 
Last edited:
Thị trưởng gốc Việt đầu tiên ở Mỹ nhậm chức
- Trí Tạ, người gốc Việt đầu tiên đắc cử thị trưởng thành phố Westminster, nơi “khai sinh” của Little Sài Gòn tại Mỹ, đã nhậm chức vào tối ngày 12/12 vừa qua

1-2450f_zps9fa3d094.jpg

Ông Trí Tạ được gia đình, bạn bè, đồng nghiệp chúc mừng trong lễ nhậm chức

Khoảng 200 người đã tới chật kín tòa thị chính thành phố Westminster, để chúc mừng ông Trí Tạ, 39 tuổi, nhậm chức. Ông đã đắc cử thị trưởng thành phố vào tháng 11 vừa qua

“Tôi tin rằng ông ấy sẽ mang đến rất nhiều ý tưởng mới cho chúng ta”, cựu thị trưởng Kathy Buchoz, người đã làm thị trưởng Westminster trong những năm 1980 nhận xét về vị thị trưởng mới

Ông Tạ, một vận động viên leo núi và là tổng biên tập một tờ tạp chí, đã được bầu vào hội đồng thành phố 6 năm trước. Sau đó, ông được thị trưởng tiền nhiệm, bà Rice, đề cử là người kế nhiệm bà. Bà cho biết, quyết định đề cử ông Tạ không ‘dựa vào ý kiến cá nhân”, mà vào “nhu cầu của thành phố”

Ông Tạ đến Mỹ năm 1992 và theo học tại đại học Califorina với ý định ban đầu là học ngành khoa học máy tính. Sau khi tham dự buổi thi đầu tiên tại lớp khoa học chính trị, ông Tạ cho biết một giáo sư đã gọi ông lại và nói: “Cậu có năng khiếu với lĩnh vực này”. Nhận xét đó đã khiến ông đổi ngành học

Trước khi được bầu làm thị trưởng, ông Tạ là tổng biên tập Viet Salon, một tạp chí chuyên viết về các salon làm móng tay. Ông là người Mỹ gốc Việt thứ ba chạy đua vào ghế thị trưởng Westminster. Những người trước đó đều thất bại

Phan Anh
 
Last edited:
Cô gái Việt thành danh ở Hong Kong
Rời Vietnam đến Mỹ định cư lúc 10 tuổi, 20 năm sau Trinh Nguyễn trở thành nhà nghiên cứu kinh tế vĩ mô hàng đầu của HSBC có trụ sở ở Hong Kong

Trinh Nguyễn (tên đầy đủ là Nguyễn Diệu Trinh) hiện theo dõi các diễn biến của hai nền kinh tế Philippines và Việt Nam. Năm 2011. Cô hiện là nhà nghiên cứu kinh tế vĩ mô hàng đầu của bộ phận nghiên cứu kinh tế thuộc Ngân hàng HSBC trụ sở ở Hong Kong

Trinh Nguyễn được tạp chí uy tín trong lĩnh vực tài chính Asia Money, thành viên của Tập đoàn EuroMoney, vinh danh là nhà nghiên cứu kinh tế số 1 Vietnam

Mỗi con số là một câu chuyện

Trong hội nghị thường niên do HSBC Việt Nam phối hợp cùng Phòng Thương mại châu Âu và Hiệp hội Doanh nghiệp Hồng Kông tại VN tổ chức mới đây, báo cáo cập nhật tình hình kinh tế của Trinh Nguyễn được cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài tán thưởng không ngớt

Thực ra, Trinh Nguyễn vốn đã được đánh giá cao thông qua báo cáo triển vọng kinh tế vĩ mô hằng tháng Vietnam at a glance, nội dung đề cập đến các diễn biến quan trọng nhất của nền kinh tế VN trong tháng, để các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến thị trường VN hiểu tình hình một cách thấu đáo nhất

Dáng người nhỏ nhắn, hòa đồng và hiểu biết rộng. Trinh Nguyễn có nét gì đấy hao hao chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan. Cô cho biết mình luôn giữ liên lạc với các nhà nghiên cứu kinh tế trong nước, một phần để nắm bắt được thông tin, phần khác biết được những cái nhìn khác nhau từ họ. Bởi thế, các báo cáo kinh tế độc lập do Trinh Nguyễn chủ trì, trong đó tiêu biểu là Vietnam at a glance, luôn thực hiện dựa trên tiêu chí “xây dựng”

Trinh-Nguyento.jpg

Nhà nghiên cứu kinh tế Việt kiều Trinh Nguyễn

Đó là vấn đề nêu ra có được giải quyết hay không và sẽ được giải quyết như thế nào. Vì thế, báo cáo đã nhận những phản ứng tích cực từ các nhà kinh doanh. Theo HSBC, Vietnam at a glance thường nằm trong nhóm báo cáo có lượt truy cập tìm đọc nhiều nhất trong website công bố các báo cáo của những nền kinh tếmà bộ phận nghiên cứu triển khai

Trinh Nguyễn nhận định, quy mô nền kinh tếnước ta tương đối nhỏ, thị trường trái phiếu, chứng khoán không lớn; nhưng sự quan tâm của các nhà đầu tư với VN là rất lớn. “Bên ngoài quan tâm thông tin về VN bởi họ tin vào nền tảng phát triển của kinh tế VN”, Trinh Nguyễn khẳng định

Vietnam at a glance do một nhóm chuyên gia của HSBC thực hiện, nhưng ý tưởng là của chính Trinh Nguyễn. Giải thích lý do vì sao xuất hiện ý tưởng này, Trinh Nguyễn cho biết, VN có nhiều thông số nhưng các thông số này thường không được công bố một cách định kỳ và thống nhất giữa một số cơ quan

Trong khi đó, thông số lại phản ánh “sức khỏe” của nền kinh tế đang diễn tiến như thế nào. Doanh nghiệp nước ngoài luôn quan tâm đến thông số để có thể hoạch định kế hoạch kinh doanh hoặc đầu tư của mình vào thị trường nào đấy hợp lý nhất

Báo cáo của Trinh Nguyễn tập hợp các số liệu từ đầu tháng đến cuối tháng và công bố định kỳ vào ngày 1 hàng tháng, bất kể là thứ bảy hay chủ nhật. Trong báo cáo, mỗi con số là một câu chuyện kể

“Doanh nghiệp nước ngoài hiểu VN hơn qua các câu chuyện kể bằng con số đó”, Trinh Nguyễn nói thêm

Trinh Nguyễn (tên đầy đủ là Nguyễn Diệu Trinh) hiện theo dõi các diễn biến của hai nền kinh tế Philippines và Việt Nam. Năm 2011. Cô được tạp chí uy tín trong lĩnh vực tài chính Asia Money, thành viên của Tập đoàn EuroMoney, vinh danh là nhà nghiên cứu kinh tế số 1 VN

Mỗi con số là một câu chuyện

Trong hội nghị thường niên do HSBC Việt Nam phối hợp cùng Phòng Thương mại châu Âu và Hiệp hội Doanh nghiệp Hồng Kông tại VN tổ chức mới đây, báo cáo cập nhật tình hình kinh tế của Trinh Nguyễn được cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài tán thưởng không ngớt

Thực ra, Trinh Nguyễn vốn đã được đánh giá cao thông qua báo cáo triển vọng kinh tế vĩ mô hằng tháng Vietnam at a glance, nội dung đề cập đến các diễn biến quan trọng nhất của nền kinh tế VN trong tháng, để các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến thị trường VN hiểu tình hình một cách thấu đáo nhất

Dáng người nhỏ nhắn, hòa đồng và hiểu biết rộng. Trinh Nguyễn có nét gì đấy hao hao chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan. Cô cho biết mình luôn giữ liên lạc với các nhà nghiên cứu kinh tế trong nước, một phần để nắm bắt được thông tin, phần khác biết được những cái nhìn khác nhau từ họ. Bởi thế, các báo cáo kinh tế độc lập do Trinh Nguyễn chủ trì, trong đó tiêu biểu là Vietnam at a glance, luôn thực hiện dựa trên tiêu chí “xây dựng”

Đó là vấn đề nêu ra có được giải quyết hay không và sẽ được giải quyết như thế nào. Vì thế, báo cáo đã nhận những phản ứng tích cực từ các nhà kinh doanh. Theo HSBC, Vietnam at a glance thường nằm trong nhóm báo cáo có lượt truy cập tìm đọc nhiều nhất trong website công bố các báo cáo của những nền kinh tếmà bộ phận nghiên cứu triển khai

Trinh Nguyễn nhận định, quy mô nền kinh tếnước ta tương đối nhỏ, thị trường trái phiếu, chứng khoán không lớn; nhưng sự quan tâm của các nhà đầu tư với VN là rất lớn. “Bên ngoài quan tâm thông tin về VN bởi họ tin vào nền tảng phát triển của kinh tế VN”, Trinh Nguyễn khẳng định

Vietnam at a glance do một nhóm chuyên gia của HSBC thực hiện, nhưng ý tưởng là của chính Trinh Nguyễn. Giải thích lý do vì sao xuất hiện ý tưởng này, Trinh Nguyễn cho biết, VN có nhiều thông số nhưng các thông số này thường không được công bố một cách định kỳ và thống nhất giữa một số cơ quan

Trong khi đó, thông số lại phản ánh “sức khỏe” của nền kinh tế đang diễn tiến như thế nào. Doanh nghiệp nước ngoài luôn quan tâm đến thông số để có thể hoạch định kế hoạch kinh doanh hoặc đầu tư của mình vào thị trường nào đấy hợp lý nhất

Báo cáo của Trinh Nguyễn tập hợp các số liệu từ đầu tháng đến cuối tháng và công bố định kỳ vào ngày 1 hàng tháng, bất kể là thứ bảy hay chủ nhật. Trong báo cáo, mỗi con số là một câu chuyện kể

“Doanh nghiệp nước ngoài hiểu Vietnam hơn qua các câu chuyện kể bằng con số đó”, Trinh Nguyễn nói thêm
 
Last edited by a moderator:
Hai đại gia gốc Việt nổi danh trên đất Mỹ
Nhiều năm qua, Khu thương mại Phước Lộc Thọ vẫn được biết đến như một thương xá sầm uất nhất tại khu Little Saigon, Quận Cam, bang California (Mỹ)

Khu thương mại này gắn liền với “tổng công trình sư” của nó là ông Frank Jao (tên Việt là Triệu Như Phát), 63 tuổi, một doanh nhân cực kỳ thành đạt tại California

Học không vì bằng cấp
Tự sự trên tờ The New York Times, ông Triệu Như Phát đã kể lại quá trình phấn đấu không ngừng của bản thân. Sinh ra tại Hải Phòng, năm 7 tuổi, ông theo gia đình vào Sài Gòn. Lớn lên trong gia đình có đến 10 anh chị em, ông phải vất vả lắm mới tốt nghiệp đại học ngành văn và ngoại ngữ. Sau đó, ông làm công việc xúc tiến kinh doanh cho một công ty tại Sài Gòn rồi làm thông dịch viên

Năm 1975, ông cùng vợ sang Mỹ định cư. Nhờ vào vốn tiếng Anh nên ông dễ dàng tìm được công việc bán máy hút bụi tại California. Thế nhưng, với đam mê làm giàu sẵn có, ông quyết tâm khởi sự kinh doanh cho riêng mình

Khi đó, chàng trai trẻ Triệu Như Phát không vội vã làm giàu mà muốn có trước hết một nền tảng kiến thức vững chắc. Vì thế, ông chấp nhận làm công việc bảo vệ để đi học thêm. Ông nói: “Tôi không quan tâm việc lấy bằng cấp. Tôi chỉ muốn có kiến thức để có thể phát triển trong lĩnh vực bất động sản”

Tham khảo thêm ý kiến của những người có kinh nghiệm, ông quyết định theo học các chương trình đào tạo về bất động sản, tài chính doanh nghiệp, luật kinh doanh, kế toán, thiết kế và xây dựng. Kiến thức giúp ông Jao thuyết phục được các nhà đầu tư tham gia những dự án của ông. Việc mua đi bán lại một số ngôi nhà, khu bất động sản đem đến cho ông một số vốn nhất định

Năm 1978, ông Triệu Như Phát chính thức khởi sự kinh doanh ngành bất động sản tại California khi thành lập Công ty Bridgecreek. Dồn hết tâm huyết vào đây, suốt 10 năm trời gần như tuần nào ông cũng làm việc 7 ngày với hơn 16 tiếng đồng hồ mỗi ngày

Từ khi thành lập đến nay, Bridgecreek đã đầu tư các dự án bất động sản với tổng trị giá lên đến 400 triệu USD. Trong đó, có Khu thương mại Phước Lộc Thọ (còn mang tên tiếng Anh là Asian Garden Mall) đóng vai trò trung tâm thương mại quan trọng của người châu Á tại Mỹ

Vào năm 2002, Tổng thống Mỹ khi đó là ông George Bush chỉ định doanh nhân Triệu Như Phát vào Ban giám đốc Quỹ giáo dục Việt Nam (VEF). Đây là một quỹ trực thuộc Nhà Trắng chuyên hỗ trợ trao đổi giáo dục Việt - Mỹ, từng cấp học bổng cho hàng trăm trí thức Việt Nam sang Mỹ để tu nghiệp, học thạc sĩ và nghiên cứu sinh tiến sĩ. Sau đó, ông trở thành Giám đốc của VEF

Gần đây, ông cùng tỉ phú Trung Dung, một doanh nhân gốc Việt, và một số cộng sự thành lập Công ty V-home Group

Từ 2 USD trở thành tỉ phú

Không có sẵn nền tảng tiếng Anh khi đến Mỹ như ông Triệu Như Phát nhưng tỉ phú Trung Dung (45 tuổi) cũng làm nên thành công vang dội, được nhiều tờ báo, tạp chí kinh doanh hàng đầu thế giới nhiều lần nhắc đến

Đến Mỹ vào năm 1984 với số tiền vỏn vẹn 2 USD trong túi cùng vốn tiếng Anh ít ỏi, chàng thanh niên Trung Dung 17 tuổi bắt đầu ra sức làm thêm để đi học. Trung Dung vừa làm việc hằng đêm tại một nhà hàng và gác cổng ở một bệnh viện vào cuối tuần nhưng cũng chỉ kiếm được 350 USD mỗi tháng

Thế nhưng, trong 3 năm ông không chỉ nhận bằng cử nhân toán và máy tính của Đại học Massachusetts, mà còn hoàn thành 90% chương trình thạc sĩ khoa học máy tính. Sau đó, ông nhận học bổng nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Boston

Hoàn thành chương trình tiến sĩ, ông bắt đầu theo đuổi sự nghiệp theo đúng chuyên môn sẵn có và làm việc tại Công ty phần mềm thương mại điện tử OpenMarket

Sau vài năm làm việc, ông rời khỏi công ty này và chấp nhận từ bỏ lợi ích khoảng 1 triệu USD nhờ quyền chọn mua cổ phiếu. Tuy nhiên, Trung Dung lại sở hữu những nền tảng vững chắc để thành lập Công ty phần mềm OnDisplay chuyên cung cấp các ứng dụng trực tuyến cho doanh nghiệp vào năm 1996. Nỗ lực “ra riêng” này của ông gặp vô số thách thức trong thời gian đầu khi chẳng có mấy đơn vị đồng ý tham gia đầu tư, theo tờ Sanfrancisco Chronicle

Vượt qua vô số khó khăn, OnDisplay từng bước lớn mạnh và trở thành một trong số ít các công ty thành công lớn khi lần đầu tiên phát hành cổ phiếu ra thị trường vào năm 1999. Không chỉ thu về nhiều triệu USD, OnDisplay còn là công ty tiên phong cho làn sóng những doanh nghiệp của các ông chủ gốc Á trỗi dậy trong ngành internet Mỹ

Đến năm 2000, Trung Dung chính thức trở thành tỉ phú bằng việc thu về 1,8 tỉ USD nhờ vào thương vụ bán cổ phần của ông trong OnDisplay cho Vignette Corporation (nay là OpenText). Nhờ đó, ông trở thành một điển hình trong cuốn sách Giấc mơ Mỹ của tác giả Dan Rather

Sau khi bán OnDisplay, tỉ phú Trung Dung tiếp tục thực hiện một số dự án kinh doanh khác và đạt không ít thành công. Ngoài ra, ông cũng từng là thành viên Ban giám đốc của VEF và có nhiều đóng góp cho quỹ này
 
Last edited by a moderator:
Giáo sư gốc Việt đánh thức lịch sử bằng… truyền miệng
Một giáo sư người Mỹ gốc Việt vừa tạo ra dự án sử truyền miệng, nhằm giúp những sinh viên người Việt tại Mỹ tìm hiểu cuộc sống ở Việt Nam, trước khi di cư và thích nghi với cuộc sống bên Mỹ

s1-2c10e_zpsa9408d64.jpg

Giáo sư Mỹ gốc Việt Thuy Vo Dang, người sáng tạo ra dự án sử truyền miệng

Ở Việt Nam, truyền thống được kế thừa từ thế hệ này đến thế hệ khác qua những những câu dân ca, điệu múa truyền thống. Nhưng, đối với người Việt tại Mỹ, truyền thống được tiếp nối qua những chuyện kể

Dự án sử truyền miệng có tên “Trải nghiệm của người Mỹ gốc Việt” lần đầu tiên được tổ chức ở trường Đại học California, do Giáo sư Thuy Vo Dang đứng đầu. Đây là dự án kể chuyện về cuộc sống những người Việt di cư, rất nhiều người trong số đó tới Mỹ từ sau chiến tranh Việt Nam, để nhớ về cội nguồn quê hương

Giáo sư Thuy Vo Dang giảng bài trong căn phòng ấm cúng đến nỗi sinh viên chỉ... gà gật ngủ, không mấy quan tâm đến bài giảng. Số khác, thậm chí, không làm bài tập về nhà

s2-2c10e_zps5485e0b5.jpg

Giáo sư Thuy Vo Dang cùng các sinh viên

Bà Dang thảo luận về câu chuyện ngắn đã giao cho các sinh viên về người tị nạn trẻ Việt Nam ở Mỹ và những nỗ lực để thích nghi với cuộc sống mới. Dang đưa ra những câu hỏi nhưng sinh viên chỉ im lặng. Có lẽ, câu chuyện này xa lạ với họ, bởi tất cả các em đều sinh ở Mỹ

Bà Dang nghĩ ra cách để đánh thức lớp học của mình. Bà bảo với sinh viên, trong đó có rất nhiều em gốc Việt, về nhà hỏi người thân những câu chuyện của họ

Vince Vu, sinh viên năm hai, sinh ra ở Mỹ (bố mẹ cậu đến đây năm 1975). Vu cho biết, luôn muốn hỏi chuyện bố và lớp học này là động lực giúp cậu thực hiện điều đó

"Ban đầu có vẻ dễ, vì bố mẹ già rồi và em nghĩ họ cũng muốn kể những câu chuyện của mình. Khó khăn nhất là khi bảo họ cố gắng nhớ những chi tiết cụ thể", Vu nói

Vu cố gắng hết sức để hỏi cha mình từng chi tiết, nhưng cậu không phải người duy nhất muốn thế hệ đi trước mở lòng, ngay cả khi họ sống ở Mỹ vài thập niên

Ngay giáo sư Dang cũng nhận thấy, rất khó để bảo cha cô trò chuyện thẳng thắn về cuộc đời ông, đặc biệt là thời chiến tranh Việt Nam

"Khi đi vào đời tư và không gian gia đình, cái chúng ta thấy là sự im lặng và nỗi ám ảnh về cuộc chiến tranh Việt Nam", bà Dang nói

Những câu chuyện

Bà Dang nói, thế hệ những người Mỹ gốc Việt trẻ tuổi muốn nghe và khi những mặc cảm được dần gỡ bỏ, những người Việt thế hệ cũ lại mong muốn được chia sẻ với con mình

Đầu năm, chàng sinh viên Andrew Lam trò chuyện với ông Christopher Phan, 40 tuổi, một ủy viên hội đồng thành phố địa phương và là cựu sĩ quan Hải quân. Ông Phan kể, đến Mỹ khi chỉ "mới 9 hay 10 tuổi"

Ông nhớ như in những khoảnh khắc đầu tiên trên đất Mỹ. Ký ức về một mùa đông băng giá. "Chúng tôi đón trận bão tuyết đầu tiên trong đời. Chú chưa bao giờ nhìn thấy tuyết trước đó. Quả thực tuyệt vời", ông nói

Vừa nghe kể chuyện, Lam vừa ghi chép lại. "Ông ấy cười trong suốt cuộc trò chuyện. Và, hơn cả cuộc phỏng vấn, đó dường như là buổi trò chuyện giữa những người bạn", Lam viết

Khi Lam hỏi Phan ông nhớ điều gì ở Việt Nam, ông nói đó là trái sầu riêng

"Chú không biết cháu có biết trái này không, Andrew, nhưng có người thấy nó rất thơm, có người lại ghét. Chú lại rất mê sầu riêng và nếu được thì có thể ăn tới 5, 6 trái"

Trong câu chuyện “lịch sử truyền miệng” của mình, ông Phan cũng nhớ lại những ngày đi bắt dế khi còn bé ở quê nhà và thời gian ông làm luật sư hải quân ở Fallujah, Iraq. Ông cũng kể về chiến tranh Việt Nam và quá trình ông sang Mỹ

Kho chuyện đang lớn dần lên. Trong đó có câu chuyện của cụ bà 90 tuổi Nguyen Thi Hanh Nhon; bà Ha Bich Van, đầu bếp nổi tiếng của nhà hàng Pháp- Việt ở California; bà Thanh Ngoc Nguyen, người rời Việt Nam từ năm 1982, qua các trại tị nạn ở Malaysia và Phillippines trước khi sang Mỹ
 
Last edited:
Người Việt nghèo nhất trong nhóm người châu Á tại Mỹ
Người nhập cư châu Á có xu hướng sống trong các khu vực biệt lập tại Mỹ và thu nhập của họ thường cao hơn cả người Mỹ da trắng. Nhưng trong các nhóm người nhập cư châu Á, người Việt Nam có thu nhập thấp nhất, một báo cáo nghiên cứu tại Mỹ cho hay

AFP ngày 26.6 dẫn báo cáo nghiên cứu của Trường đại học Brown, một trong những trường lâu đời nhất ở Mỹ, cho biết khoảng 18 triệu người châu Á định cư tại Mỹ là nhóm người thiểu số tăng trưởng nhanh nhất về số lượng, tăng hơn gấp đôi kể từ năm 1990


Người nhập cư gốc Á tại Mỹ

Số liệu trong báo cáo nói trên do Cục Điều tra dân số Mỹ cung cấp, thể hiện sự tăng trưởng của cộng đồng người nhập cư đến từ Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam

Với tựa đề Cách ly nhưng bình đẳng: Công dân châu Á tại Mỹ, báo cáo cho thấy người Ấn và người Nhật là những công dân có điều kiện thuận lợi nhất về kinh tế tại Mỹ. Trong khi người Việt Nam lại là nhóm người nhập cư có thu nhập thấp nhất và ít học nhất trong các nhóm nhập cư châu Á

Người Việt Nam lại có xu hướng sống tập trung tại các khu vực có mức sống ngang với tầng lớp trung lưu da trắng, theo báo cáo của đại học Brown

Còn tất cả những người nhập cư thuộc các nước châu Á khác thì sống trong các khu vực tập trung nhiều dân giàu có hơn và có học thức hơn cả dân Mỹ da trắng

“Chúng tôi nhận thấy tình trạng bất lợi của người da đen và người gốc Mễ (Mexico) và điều đó khiến chúng tôi mặc định rằng sự khác biệt sắc tộc đã hình thành các khu vực có mức sống thấp kém hơn cho những nhóm người thiểu số như người da đen và người gốc Mễ”, ông John Logan, giáo sư xã hội học tại Đại học Brown, cho hay

“Điều này lại không đúng đối với bất kỳ người dân nhập cư châu Á nào. Có nghĩa là họ sẽ có rất ít động lực phải hòa nhập với người Mỹ da trắng”, giáo sư Logan nói thêm

Người Trung Quốc hiện là cộng đồng nhập cư lớn nhất nước Mỹ, với hơn 4 triệu người, tức tương đương ¼ cộng đồng người nhập cư châu Á. Tiếp theo là Philippines với 3,4 triệu người và Ấn Độ với 3,2 triệu người

Ấn Độ và Nhật Bản là hai nhóm người nhập cư tiên tiến nhất tại Mỹ, trong khi tỷ lệ người nhập cư Việt Nam thất nghiệp lại cao nhất và cũng là cộng đồng có thu nhập thấp nhất, ít học nhất trong số các nhóm nhập cư châu Á, báo cáo của Đại học Brown cho hay

Thu nhập của người Ấn Độ định cư tại Mỹ đạt mức cao nhất trong số những nhóm người châu Á khác, lên đến 89.600 USD/năm vào năm 2010, so với mức 54.000 USD của người Mỹ da trắng

Người Philippines đứng thứ 2 về mức thu nhập, theo sau là Trung Quốc và Nhật Bản

Los Angeles và New York là hai thành phố có số lượng người nhập cư châu Á cao nhất nước Mỹ, với gần 1,5 triệu người tại khu nội ô của mỗi thành phố

Hoàng Uy
 
Last edited:
Chân dung người tình gốc Việt của Chủ tịch Google
Nhiều báo nước ngoài đã đưa tin Chủ tịch Google, ông Eric Schmidt, mặc dù đã có vợ và 2 con gái, song vẫn rất trăng hoa. Hầu hết bạn gái của ông đều rất xinh đẹp, nổi tiếng và bạn gái hiện tại của ông là nữ nghệ sĩ piano người Việt Nam Nguyễn Thị Châu Giang, người từng đi thi hoa hậu Việt Nam vào năm 1990

Nguyễn Thị Châu Giang là một nghệ sĩ piano nổi tiếng tại Mỹ. Nguyễn Thị Châu Giang sinh năm 1972 và từ nhỏ đã sớm bộc lộ khiếu nghệ thuật. Năm 1980, cô bắt đầu học piano và năm 1983, khi 11 tuổi, cô đã tham gia biểu diễn tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Cô sang Mỹ học từ năm 1994

Năm 1990, cô từng đi thi Hoa hậu Việt Nam và lọt vào Top 10 người đẹp nhất


Nghệ sỹ dương cầm Nguyễn Thị Châu Giang

Đến năm 2010, các tác phẩm viết cho piano của cô được công diễn tại Nhà hát Stanley Kaplan và Trung tâm Lincohn (Mỹ). Được biết hiện nay Châu Giang sống tại New York và Los Angeles, tham gia trình diễn viết nhạc cho các dàn nhạc và vẽ tranh. Cô từng biểu diễn tại nhà hát Steinway (New York), Nhà hát Disney (Los Angeles)

Châu Giang từng đính hôn với vị hôn phu là nhà sản xuất phim người Mỹ Brian Grazer, một trong 100 người có quyền lực nhất thế giới năm 2007 do tạp chí Time bình chọn. Ông đã gặt hái giải Oscar cho phim A Beautiful Mind (Tâm hồn đẹp)

Brian Grazer sinh năm 1951, từng trải qua ba cuộc hôn nhân trước khi gặp Nguyễn Thị Châu Giang. Brian Grazer đã từng về Việt Nam. Họ đã sống cùng nhau 4 năm tại ngôi biệt thự kiểu Tây Ban Nha của Brian ở Los Angeles, Mỹ. Nơi đây, họ là là hàng xóm của những nhân vật nổi tiếng như Tom Hank, Paris Hilton, Sting…

Hai người cũng còn thường xuyên ăn tối cùng cặp đôi Brad Pitt – Angelina Jolie, hoàng tử Andrew, kết thân với công chúa Beatrice York (Anh)….


Brian Grazer, Châu Giang cùng Tổng thống Mỹ Barack Obama và ảnh cặp đôi Brian Grazer-Châu Giang tại lễ khai mạc Liên hoan phim Cannes năm 2010

Trong một bài phỏng vấn trên báo Tiền Phong năm 2010, Châu Giang kể rằng nhiều nghệ sĩ lớn đến nhà họ chơi, như nhà nhiếp ảnh gia Peter Beard, điêu khắc gia Arturo Di Modica (tác phẩm The Bull), Paul Allen (người đồng sáng lập Microsoft với Bill Gates)…

Cô nói tại Hà Nội, nhà cô ở gần Hồ Tây. Bố cô làm thợ sửa chữa ô-tô cho cửa hàng lương thực ở phố Tôn Đản, còn mẹ làm nhân viên y tế ở Hội Nhạc sỹ Việt Nam (51 Trần Hưng Đạo)

Châu Giang lấy nghệ danh là Chosan, vì cô cho biết cái tên Châu Giang rất khó cho người nước ngoài khi phát âm, nên trên giấy mời, banner cô thường viết là Nguyễn Thị Châu Giang (Chosan)

Vào tháng 9/2012, New York Post đưa tin Châu Giang đã hẹn hò với tỷ phú Google Eric Schmidt được vài tháng. Nguồn tin của báo này cho biết ông Schmidt rất bận nhưng cũng rất ủng hộ Châu Giang với các cuộc biểu diễn của cô và giúp cô chuẩn bị một buổi biểu diễn vào tháng 10/2012

Vào thời điểm này, New York Post cho biết cô là "cựu hôn thê" của nhà sản xuất âm nhạc Grazer. Cô đã chia tay Grazer vào năm 2011

Cũng theo một bài báo xuất bản năm 2009 của New York Post, trước khi hò hẹn với Grazer, Châu Giang đã kết hôn với nhà đầu tư bất động sản Sam Glasser ở New York

Glasser từng cố gắng để Châu Giang bị trục xuất khỏi Mỹ vào năm 2005 khi họ chia tay nhau nhưng không thành công. Trong một lá thư Glasser gửi đến Sở Dịch vụ Quốc tịch và Nhập cư liên mang (INS) mà trang Page Six của New York Post đã có được, Glasser đã viết: "Tôi viết thư này để chính thức rút sự tài trợ của tôi khỏi đơn xin tình trạng thường trú lâu dài của vợ tôi"

Bức thư còn khẳng định rằng Châu Giang đã bị bắt 4 năm trước tại St. Louis (Mỹ) vì ăn cắp tại cửa hàng và điều này đã không được tiết lộ với INS

Glasser còn tuyên bố trong một lá thư rằng ông kêu gọi lệnh toà án chống lại vợ cũ để ngăn chặn cô "lấy trộm các tác phẩm nghệ thuật và đồ cổ của tôi"

Tuy nhiên, một đại diện của vị hôn phu Grazer lại miêu tả Châu Giang là "một phụ nữ ngọt ngào" và xem nhẹ quá khứ của Châu Giang. "Đó là thời gian 4 năm trước khi Brian gặp cô ấy", người đại diện nói. "Mọi người đều có quá khứ. Hầu hết chúng ta đều sống và thay đổi. Vào cuối ngày, cuộc sống lại tiếp tục"


Theo trang New York Post, Châu Giang đã chia tay Grazer vào năm 2011

Có tin đồn Nguyễn Thị Châu Giang đang là "bạn gái" của Chủ tịch Eric Schmidt của Google

Mặc dù đã kết hôn và có 2 con gái đã trưởng thành, song ngoài Châu Giang, Eric Schmidt còn có rất nhiều "bạn gái" khác. Tuy nhiên, Châu Giang là bạn gái hiện tại của ông

VnReview
 
Last edited:
Người Việt ở Mỹ
Học vấn thấp hơn, thu nhập cao hơn dân Mỹ

- Người Việt Nam tại Mỹ có trình độ học vấn thấp hơn mức trung bình của dân nhập cư nói chung cũng như người dân Mỹ nhưng mức thu nhập trung bình của người Việt lại cao hơn

Một bài viết được đăng tải trên website của Viện Chính sách di dân Hoa Kỳ (MPI) mới đây cho biết, tính đến năm 2014, có khoảng 1,3 triệu người Việt Nam sinh sống tại Mỹ, chiếm 3% trong tổng số 42,4 triệu người nhập cư của quốc gia

Cộng đồng người Việt là cộng đồng nhập cư lớn thứ 6 tại Mỹ, sau Mexico, Ấn Độ, Trung Quốc, Philipoines và El Salvador

Cũng theo bài viết này, về giáo dục, người nhập cư Việt Nam có trình độ học vấn thấp hơn một chút so với trình độ trung bình của dân nhập cư nói cũng như người dân Mỹ

Cụ thể, trong năm 2014, có khoảng 25% người Việt nhập cư (tuổi 25 trở lên) có bằng cử nhân hoặc cao hơn. Tỉ lệ này của nhóm dân nhập cư nói chung là 29% và với người dân Mỹ là 30%

Thống kê cũng cho thấy, phần đông người Việt nhập cư không thành thạo tiếng Anh

Trong năm 2014, có khoảng 67% người nhập cư Việt Nam tại Mỹ (trên 5 tuổi) thừa nhận họ không nói được tiếng Anh thành thạo. Tỉ lệ trung bình ở dân nhập cư tại Mỹ là 50%

Mặc dù vậy, mức thu nhập của người Việt tại Mỹ cao hơn so với người dân nhập cư nói chung và cả người dân Mỹ

Trong năm 2014, thu nhập hộ gia đình trung bình của người Việt tại Mỹ là 59.933 USD. Trong khi đó, mức trung bình của dân nhập cư nói chung là 49.487 USD còn người dân Mỹ là 54.565 USD

Bên cạnh đó, năm 2014, chỉ 14% người Việt nhập cư thuộc diện nghèo. Trong khi tỉ lệ này ở dân nhập cư nói chung là 19% còn người dân Mỹ là 15%

Cũng theo bài viết, năm 2014, khoảng 67% những người Việt nhập cư (tuổi từ 16 trở lên) tham gia các lực lượng lao động dân sự. Tỉ lệ này đối với nhóm người nhập cư là 66% và người dân bản địa là 62%

Người Việt chủ yếu tham gia các ngành nghề dịch vụ (31%), sản xuất, vận chuyển (19%)

Lê Văn
 
Last edited:
GS. Phan Văn Trường "Tin vào tư chất Việt"


Sau hơn 40 năm ở nước ngoài, làm việc cho nhiều tập đoàn lớn, chuyên gia đàm phán quốc tế GS. Phan Văn Trường trở về Việt Nam làm việc. Ông có cái nhìn thú vị về sự thành công của người Việt qua những cuộc di cư khắp thế giới, qua sức sáng tạo lẫn tâm thế Việt trong thế giới phẳng ngày nay

Theo một thống kê của Liên Hiệp Quốc, người Việt có mặt rải rác ở 92 quốc gia, vùng lãnh thổ, tức một nửa địa cầu. Di cư đến một vùng đất mới là chuyện quá quen thuộc với người Việt qua nhiều thế hệ. Đó có thể là một cuộc khẩn hoang tìm đất hứa, do muốn thay đổi nếp sống, trốn chạy thiên nhiên hà khắc, hoặc thoát khỏi những biến động thời cuộc...

Văn hóa là nền tảng

Thống kê đó còn nhìn nhận người Việt là dân tộc hiếm hoi thành công ngay từ thế hệ đầu sau khi di cư. Một dân tộc xuất sắc khác là người Hoa, với nhiều may mắn hơn chúng ta: ra đi trong cảnh êm đềm, vốn liếng dồi dào, chuẩn bị kỹ lưỡng, gia đình đoàn tụ v.v..., nhưng phải cần đến ba thế hệ mới thành công, trong khi người Việt chúng ta chỉ cần một thế hệ, nếu không muốn nói nửa thế hệ

Đó là điều tự hào đến sửng sốt! Ngay cả 92 nước sở tại, nơi mà người Việt chúng ta đã an cư, đều nhìn nhận điều đó. Khả năng thích ứng của người Việt ít ai có được. Người Việt hòa nhập và tiếp nhận cái mới ở nước sở tại rất tốt, dù vẫn có xu hướng sống quần tụ thành những cộng đồng giống người Hoa

Người Việt có nhu cầu vươn lên dựa vào học vấn. Công việc đầu tiên khi đặt chân đến vùng đất mới là tìm ngay cho con cái một môi trường học tập tốt. Người Hoa, người Mã, người Phi thường chú trọng tạo lập sự ổn định ban đầu thông qua kinh doanh, từ nhỏ đến lớn. Người Hoa dành thế hệ đầu để tạo lập, thế hệ thứ hai để củng cố vững chắc và thế hệ thứ ba để đi lên

Những bậc cha mẹ Việt lại ổn định sự học trước, điều đó cho thấy sự chú trọng và cái nhìn chính xác về "kinh tế tri thức" làm nền tảng trước khi có "tư duy làm chủ”

Hơn 40 năm sống ở nước ngoài, tôi không khó để nhìn thấy sự đánh giá cao của những cộng đồng khác về "tư chất người Việt". Tôi cũng nghe thấy những than vãn về nguy cơ tụt hậu. Song tụt hậu là do thiếu đào tạo, thiếu môi trường phát triển chứ không do tư chất của người Việt kém cỏi

Chúng ta vẫn thường xuyên thấy những thông tin về đóng góp, nghiên cứu của người Việt trong các lĩnh vực, những gương mặt trẻ thành công nắm giữ những chức vụ lớn ở đâu đó. Tất cả những điều đó tạo ra niềm tin về cái "gen" cấu tạo có nhiều ưu điểm bẩm sinh

Văn hóa là chìa khóa của tương lai dân tộc. Ý thức giữ gìn văn hóa, ngôn ngữ cũng là nền tảng trong thành công của người Việt di cư. Một câu chuyện thật ở gia đình tôi, mấy đứa cháu cứ đến hẹn lại hỏi ông bà: "Khi nào đến Trung thu?", "Bao giờ đến Tết". Giữa mùa đông Paris lạnh lẽo, bọn trẻ xúm xít mặc áo dài, rước đèn đi chơi đêm trăng cùng bạn bè người Việt, nói tiếng Việt

Ở Pháp, Đức, Mỹ hay Úc... luôn có những cộng đồng người Việt quần tụ và lễ, Tết là dịp để "phô diễn" truyền thống Việt với tất cả sự hào hứng và niềm tự hào trước sự ngưỡng mộ của bạn bè. Rất nhiều tộc người ở châu Phi đã mất hết ngôn ngữ, phong tục sau một quá trình dài đồng hóa từ bên ngoài. Họ mất hút và bị quên lãng thực sự. Nhưng lịch sử ngàn năm chống đô hộ và đồng hóa của người Việt không ghi nhận điều đó

Sau bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, người Việt vẫn giữ được toàn vẹn bản sắc. Thế giới phẳng đặt ra khả năng đồng hóa nhân loại, giữ lại cái hay, gạt bỏ cái dở. Rất ít dân tộc giống chúng ta. Việt Nam có nhiều thứ để khuyến dụ thế giới phẳng. Ở đó, giá trị thuần túy Việt vẫn có chỗ đứng. Vơ vét là một cử chỉ kém tầm nhìn. Xâm lấn là một việc vừa vô ích, vừa tốn kém nếu nhìn quá trình với nhận thức sáng suốt

"Thằng Bờm", "Phú ông" trong thế giới phẳng

Xã hội Việt Nam đang cổ vũ cho sáng tạo và khởi nghiệp. Ai cũng biết, khả năng sáng tạo là "mẹ” của thế giới tiến bộ ngày nay. Người Việt vốn có sự sắc sảo. Giới trẻ Việt năng động và có óc sáng tạo phong phú

Chính óc sáng tạo là động lực biến đổi thế giới, cho phép khởi nghiệp, đem lại giá trị gia tăng thật cho mọi hoạt động. Xã hội chỉ tiến lên nếu mỗi người trẻ có tinh thần đột phá, óc sáng tạo can đảm, sự đam mê khó cản. Mọi gò bó đều cản trở sự tiến bộ. Và phát triển là tìm hạnh phúc cho cộng đồng chứ không phải những thống kê số lượng

Tôi thích hình ảnh "thằng Bờm có cái quạt mo". Nhìn bề ngoài thì khờ khạo đấy, nhưng không nao núng trước quyền thế của Phú ông. Bờm không mặc cảm mà trái lại biết thức thời, hiểu giá trị của cái mình đang có, dù đó chỉ là cái quạt mo đáng giá một nắm xôi. Trong sự xâm lấn của các giá trị bên ngoài, nội tại có xu hướng bị cuốn theo và thay đổi

Giàu có thì dễ áp đặt giá trị lên nghèo túng vì nắm được sự phụ thuộc. "Thằng Bờm" và cái quạt mo biểu hiện cho sự giản dị nhưng nó là cái riêng, có giá trị riêng của người Việt trong một cuộc thương lượng tưởng chừng bất bình đẳng với những "Phú ông" là những cường quốc

Rất nhiều dân tộc đi vào lỗi lầm theo những mô hình phát triển không phù hợp với dân tộc của họ, đến đỗi làm ô nhiễm cả sông ngòi, rừng núi của họ cho nhiều thế hệ sau. Biết sai vẫn ngoan cố. Đô thị của họ mịt mùng. Hơi thở của họ chỉ toàn khói đen. Cơm của họ chỉ toàn hóa chất. Tôi nghe đâu tại một nước láng giềng của chúng ta có một số nơi trẻ em không biết vẽ mặt trời vì chưa bao giờ nhìn thấy, vì khói thải công nghiệp bao phủ

Câu chuyện của "quốc gia khởi nghiệp" Israel cho chúng ta những bài học quý về phát huy thế mạnh nông nghiệp. Canh nông, đối với dân tộc Việt, là một kho tàng vô tận. Chính người hàng xóm Thái cũng hiểu điều đó, để biến mình thành một nước với đất phì nhiêu và nông dân quá tài ba. Vậy tại sao chúng ta lại bỏ đi thế mạnh của mình ?

Ta có thể mua iPhone do người khác sản xuất ra, có thể lái ô tô do người khác chế tạo từ chính sản phẩm nông nghiệp của mình. Một đất nước có thể ăn no ngủ kỹ chẳng phải là một hạnh phúc? Hãy đẩy xa viễn tưởng mà người lao động Việt chỉ là công nhân. "Phú ông" giàu có đấy, nhưng "thằng Bờm" luôn có vị trí riêng của mình

GS. Phan Văn Trường là chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đàm phán quốc tế và là cố vấn của Chính phủ Pháp về thương mại quốc tế. Ông được trao tặng Huân chương Bắc đẩu bội tinh (Chevalier de la Légion dHonneur) năm 2007. Hiện ông đang là Cố vấn thương mại quốc tế của Chính phủ Pháp

GS. Phan Văn Trường tốt nghiệp ngành Kỹ sư Cầu - Đường tại Pháp năm 1970. Năm 1973 ông bảo vệ Tiến sĩ ngành Kinh tế đô thị và Quy hoạch vùng tại Paris Sorbonne 1. Ông từng làm việc cho các tập đoàn Alsthom Power, Alsthom Transport, Suez, Lyonnaise-BOT, Wah Seong

Hiện ông đang giảng dạy ngành Kinh tế đô thị và Quy hoạch vùng tại ĐH Kiến trúc TP.HCM, Chủ nhiệm Chương trình Đào tạo kỹ năng quản trị và lãnh đạo Viện John Von Neumann (ĐH Quốc gia TP.HCM), Cố vấn HĐQT Công ty CP Xây dựng và Kinh doanh địa ốc Hòa Bình

Lâm Lạc
 
Last edited:
Tiến sĩ gốc Việt giúp 'quản' các vệ tinh của quân đội Mỹ
Tiến sĩ Phạm Khánh là một trong những nhà khoa học chủ chốt của Không quân Mỹ, chuyên về không gian và vệ tinh

khanh-7243-1558926241.jpg

Tiến sĩ Phạm Khánh

"Nhờ những kỹ năng vượt bậc và đóng góp tiên phong, ông Khánh được coi là một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu của Không quân Mỹ", Ban Tổ chức giải thưởng Arthur S. Flemming giới thiệu về Tiến sĩ Phạm Khánh, 47 tuổi, trên website, khi công bố danh sách trao giải năm 2018

Giải thưởng Arthur S. Flemming, đặt theo tên của cựu bộ trưởng Y tế, Giáo dục và Phúc lợi Mỹ, ghi nhận những đóng góp xuất sắc của những người làm việc trong hệ thống của chính phủ liên bang Mỹ. Tiến sĩ Khánh là một trong gần 700 người nhận giải thưởng Arthur S. Flemming từ năm 1948 đến nay, trong đó có Neil Armstrong, người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng, và cựu bộ trưởng quốc phòng Mỹ Robert Gates. Người Mỹ gốc Á chiếm 6% tổng số nhân viên chính phủ liên bang và gần 1,5% từng đạt giải thưởng này trong 70 năm qua

Là người Mỹ gốc Việt đầu tiên được nhận giải thưởng danh giá này, ông Khánh được đánh giá là "người đi tiên phong về nghiên cứu lý thuyết và hoạt động liên quan đến kiểm soát không gian, nhận thức về không gian và liên lạc quân sự, ảnh hưởng tới liên lạc vệ tinh quân sự"

Tiến sĩ Khánh hiện là kỹ sư không gian cao cấp của Phòng thí nghiệm nghiên cứu thuộc Không quân Mỹ tại căn cứ không quân Kirtland, bang New Mexico. Ông được trao giải trong hạng mục Khoa học cơ bản

"Tôi cảm thấy rất biết ơn khi được trao giải thưởng Arthur S. Flemming. Đây là sự ghi nhận cả quá trình nghiên cứu suốt 15 năm qua của tôi", ông Khánh nói với VnExpress qua điện thoại bằng tiếng Việt. Ông sẽ cùng 11 người khác nhận giải thưởng vào ngày 3/6 tại Washington D.C., Mỹ

Với lối trò chuyện nhẹ nhàng, giọng thiên về chất Bắc, đôi lúc pha âm điệu của miền Nam, ông Khánh cho hay ông sinh ra ở TP HCM nhưng quê gốc ở Hà Nam Ninh (nay tách thành ba tỉnh Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình)

Năm 1991, khi đang là sinh viên năm thứ hai chuyên ngành kỹ sư điện, Khánh cùng bố mẹ, hai chị và hai em trai sang Mỹ định cư theo diện HO trong Chương trình Ra đi Có trật tự. Khi mới đến Mỹ, do vốn tiếng Anh ít ỏi, chàng trai trẻ đành chấp nhận học lại chương trình trung học tại trường Lincoln vào ban ngày và buổi tối theo học đại học cộng đồng, chuyên ngành kỹ thuật điện tử và dịch vụ máy tính

Ở chương trình trung học, Khánh được xếp vào lớp dành cho những người không dùng tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ, thầy cô dạy chậm và căn bản. Không muốn bị tụt lại, Khánh tự ép mình xin chuyển sang lớp dành cho người Mỹ ngay sau khi kết thúc lớp 10. "Tôi học rất cực khổ, hầu như phải tra từ điển liên tục để theo kịp chương trình", Khánh nhớ lại

Gia đình anh khi đó không có người thân hay bạn bè ở Mỹ, họ được giới chức một nhà thờ ở thành phố Lincoln, bang Nebraska, giúp đỡ trong ba tháng đầu tiên. Để ổn định cuộc sống, ba anh đi làm công nhân cho một hãng sản xuất bình đun nước nóng công nghiệp, mẹ anh làm quen với nghề cắm hoa khô nghệ thuật

Khánh cùng em trai phụ giúp gia đình kiếm tiền bằng cách đến các trung tâm thương mại để lau sàn và hút bụi từ 6h đến 8h sáng hàng ngày, trước khi tới trường. Họ dành dụm mua được một chiếc ôtô cũ để đi lại. Vào mùa đông, khi đi qua những đoạn đường có tuyết rơi dày đến 40 cm, hai anh em phải mang theo bình nước nóng để làm tan tuyết bám vào xe và không ít lần phải xuống đẩy xe

Sau khi hoàn thành các chương trình học cơ bản, Khánh vào làm việc tại một công ty chuyên sản xuất bình điện của xe dùng trong chơi golf, nhưng chỉ làm được ba tháng do "cảm thấy bị bó buộc"

Tin rằng việc tích lũy thêm kiến thức sẽ giúp mình có nhiều cơ hội nghề nghiệp tốt hơn, Khánh một lần nữa chấp nhận "lùi một bước", học lại chương trình đại học chuyên ngành kỹ thuật điện của Đại học Nebraska - Lincoln. Anh tham gia nhiều lớp để học liên tục, kể cả khi bạn bè nghỉ hè, và có bằng cử nhân sau hai năm rưỡi

Sự kiện mang tính bước ngoặt trong cuộc đời Khánh xuất hiện khi anh học chương trình thạc sĩ của trường Nebraska - Lincoln và gặp thầy Stan Liberty, lúc đó là hiệu trưởng của khối các trường kỹ thuật. Ấn tượng vì Khánh thường xuyên hỏi bài, không ngại ngần làm rõ những vấn đề còn lăn tăn, ông Liberty hẹn dạy kèm riêng cho anh sau những giờ học chính. Trong lúc hướng dẫn Khánh làm luận án tốt nghiệp, ông Liberty chuyển sang làm phó chủ tịch trường Đại học tư nhân Bradley ở thành phố Peoria, bang Illinois

"Khi thầy hỏi có đi theo ông để hoàn thành luận án hay không, hoặc ở lại trường để thi tốt nghiệp, tôi đã không ngần ngại chọn phương án đầu", Khánh nhớ lại

Được thầy cho phép ở cùng nhà tại Peoria, trong 6 tháng liên tục, Khánh miệt mài viết luận án vào ban ngày. Đêm đến, hai thầy trò cùng chỉnh sửa tiếng Anh. Khi hoàn thành luận án, Khánh và thầy Liberty quay lại trường Nebraska – Lincoln để bảo vệ và anh có được tấm bằng thạc sĩ

Thầy Liberty sau đó nói rằng Khánh có khả năng nghiên cứu, khuyên nên học lên nữa. Lúc đó anh lại chỉ muốn đi làm, "vì thấy con đường học vấn quá căng thẳng". Hai thầy trò thống nhất Khánh vẫn xin chương trình tiến sĩ, nếu được thì sẽ học tiếp. Trong lúc chờ kết quả của Đại học Notre Dame, Khánh đi làm tại một công ty quốc phòng Mỹ với mức lương khá cao. Không nằm ngoài dự đoán của thầy Liberty, anh được trường Notre Dame nhận, bắt đầu hành trình học thêm 6 năm. Đến tháng 5/2004, Khánh hoàn thành chương trình tiến sĩ

"Nếu không gặp được thầy Liberty, tôi đã không có chặng đường sau này. Tôi coi ông như người cha thứ hai của mình", ông Khánh chia sẻ

Một buổi tối lang thang trên Internet để tìm việc, Khánh thấy thông tin của Phòng thí nghiệm nghiên cứu thuộc Không quân Mỹ tuyển kỹ sư điều khiển tự động. Lúc đó chỉ còn hai tiếng nữa là hết hạn nộp hồ sơ, anh vội vàng lao vào viết thư ứng tuyển. Nửa tháng sau, Khánh nhận được lời mời đến bang New Mexico để dự phỏng vấn với các nhà khoa học của quân đội Mỹ. Đến tháng 10/2004, anh chính thức làm việc tại phòng thí nghiệm này

Thời gian đầu, Khánh bắt gặp nhiều "ánh mắt tò mò" của các đồng nghiệp người Mỹ, vì anh không phải người da trắng. Khánh cũng phải vượt qua những khác biệt về văn hoá Á - Âu, cố gắng không ngại ngần thể hiện quan điểm của mình trong các cuộc họp để cho thấy "tôi hiểu vấn đề và có quan tâm"

"Tôi biết ngôn ngữ của mình không tốt bằng người khác, môi trường quân đội cũng rất cứng nhắc, nên tự nhủ phải nỗ lực để tìm được chỗ đứng", ông Khánh nói

Ông dần có những nghiên cứu riêng về nhận thức không gian, thông tin liên lạc qua vệ tinh quân sự và dân sự. Trong suốt 15 năm qua, ông Khánh trao đổi với nhiều trường đại học Mỹ và các cơ quan thuộc chính phủ, cũng như hợp tác với nhiều nhà khoa học trong cùng lĩnh vực để đưa ra các giải pháp cho tương lai gần và xa

Nghiên cứu của ông tập trung vào việc theo dõi hoạt động của các vệ tinh trên không gian, tìm ra cách chống nhiễu sóng truyền về mặt đất. Ông Khánh cho biết hiện nay có nhiều nước trên thế giới phóng vệ tinh vào không gian, tạo nên mật độ vệ tinh lớn. Do đó, Mỹ cần phải tính toán việc đặt vệ tinh vào quỹ đạo nào, xem có nguy cơ va chạm với vệ tinh bên cạnh hay không, biết rõ vệ tinh đó là của mình chứ không phải của nước khác cũng như xử lý mối quan hệ phức tạp của các vệ tinh

Chia sẻ cảm nhận về ông Khánh, Giáo sư Hyuck Kwon, đang làm việc tại Đại học bang Wichita State, cho biết tiến sĩ gốc Việt này là một người rất đáng mến, chuyên nghiệp, tận tâm trong công việc, có khả năng dẫn dắt nhóm và có tầm nhìn xa. Biết nhau từ năm 2014, ông Kwon và ông Khánh cùng hợp tác trong một số dự án nghiên cứu về không gian

"Khi trò chuyện bình thường, Khánh rất hòa nhã, nhưng khi bàn về chuyên môn, anh ấy lại tỏ ra kiên quyết, liên tục đưa ra các câu hỏi cho tới khi thỏa mãn mới thôi", ông Kwon nói

Ông Khánh cho biết trong mạng lưới đối tác của mình có hơn 100 giáo sư, cộng tác viên và doanh nhân gốc Á. Ông đánh giá những người này đã giúp đưa ra những giải pháp toàn diện và ứng dụng có ý nghĩa lớn cho Không quân Mỹ nói riêng, cho lĩnh vực kiểm soát không gian trên toàn cầu nói chung. Ông tin rằng cộng đồng gốc Á có thể mang lại nhiều thành tựu lớn hơn

"Nếu các bạn trẻ gốc Á ở Mỹ hiểu rõ sự khác biệt trong văn hóa của các khu vực và tận dụng được điều đó trong công việc, họ có thể trở thành cầu nối, giúp đưa ra những đóng góp chưa từng có", ông Khánh gợi ý

Khi được hỏi về cuộc sống cá nhân, ông Khánh tiết lộ mình "không lơ là" chuyện kết hôn. Năm 2003, khi chuẩn bị tốt nghiệp chương trình tiến sĩ của Đại học Notre Dame, Khánh quyết định lui lại một năm, về Việt Nam cưới Diệu Hương, người bạn gái gốc Hà Nội. Hai người quen nhau khi Diệu Hương đến Mỹ học chương trình thạc sĩ từ năm 2001

Hiện gia đình ông có hai cậu con trai, một 14 và một 11 tuổi, đều nói được tiếng Việt "giọng Hà Nội". Ba mẹ ông sống ở bang Texas cùng hai chị gái và một em trai. Ông Khánh cho biết vì ba mẹ vợ ở Hà Nội nên gia đình vẫn thường xuyên về Việt Nam chơi, khoảng hai năm một lần

Về định hướng nghiên cứu, ông Khánh cho hay vẫn tập trung vào việc tìm kiếm những giải pháp cho các vấn đề tồn tại trong không gian

"Một trong những mối quan tâm lớn của tôi là làm sao để các vệ tinh có khả năng tự điều khiển, không cần con người trợ giúp khi lâm vào các tình huống khó khăn", ông Khánh nói

khanh-1545-1559030519.jpg

Ông Khánh cùng vợ và hai con trong một lần đi du lịch tại Missouri, Mỹ

Khánh Lynh
 
Top