What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Cờ Vây Lobby.vn

LOBBY.VN

Administrator
Tập đoàn công nghệ đầu tư vào Lobby
- Năm 2017, Apple, Amazon, Facebook và Google đã chi một khoản tiền khổng lồ, gần 50 triệu USD nhằm chống lại Tổng thống Donald Trump và sự bùng nổ các quy định mới. Điều này cho thấy rằng ngành công nghệ đang ngày càng bị bủa vây bởi các rào cản chính trị

image.jpg

Các gã khổng lồ công nghệ chi gần 50 triệu USD vận động hành lang

Việc chính phủ Hoa Kỳ tăng cường kiểm soát các tập đoàn công nghệ khiến nhiều công ty phải bỏ ra nhiều tiền vận động hành lang hơn bao giờ hết. Các hoạt động chính trị của ngành công nghiệp này trong năm 2017 dường như chỉ cho thấy viễn cảnh về những cuộc đụng độ khó khăn và tốn kém hơn với Washington trong năm tới

Năm ngoái, tập đoàn chi tiền vận động hành lang nhiều nhất là Google, với hơn 18 triệu USD. Giống như các gã khổng lồ công nghệ khác, Google tìm cách ngăn chặn các quy định mới nhắm vào nội dung và quảng cáo xuất hiện trên các trang web và dịch vụ như tìm kiếm và YouTube

Người về đích thứ hai trong cuộc đua vận động hành lang này là Amazon, với 12,8 triệu USD, gấp gần bốn lần so với bốn năm trước đó. Gã khổng lồ bán lẻ này tiếp tục tìm cách thúc đẩy các nhà lập pháp đưa ra các luật lệ "dễ thở" trên mọi mặt từ thuế bán hàng trực tuyến và điện toán đám mây cho đến giao hàng bằng máy bay không người lái. Trong năm 2017, công ty cũng đã phải đương đầu với nhiều thách thức từ các chính trị gia, đặc biệt là sau khi mua lại Whole Foods

Trong năm 2017, Facebook cũng đã dành một khoản kỷ lục - khoảng 11,5 triệu USD - khi các nhà lập pháp bắt đầu tập trung chỉ trích mạng xã hội này vì "tin tức giả mạo" và các nội dung khác xuất hiện trên bảng tin (News Feed) của người dùng

Về đích ở vị trí thứ tư, Apple đã bỏ ra 7 triệu USD để vận động chính phủ Hoa Kỳ. Nhà sản xuất iPhone tiếp tục thúc đẩy các vấn đề như mã hóa và nhập cư. Và tập đoàn này, giống như phần còn lại của ngành công nghiệp, ủng hộ luật cải cách thuế được thông qua bởi Tổng thống Trump

Đối với phần lớn các tập đoàn công nghệ, mọi thứ trở nên khó khăn hơn trong năm 2017 ngay khi ông Trump bước vào Nhà Trắng và thông qua sắc lệnh hạn chế người nhập cư và người tị nạn từ các quốc gia Hồi giáo

Mặc dù tòa án liên bang sau đó đã đưa ra chỉ thị ban đầu, bác bỏ lệnh cấm nhập cảnh, lập trường của Trump đối với nhập cư chỉ báo trước những hạn chế hơn nữa, bao gồm cả việc nhắm tới những công nhân nước ngoài có tay nghề cao và vợ chồng của họ

Gần đây, các gã khổng lồ công nghệ như Amazon, Apple, Facebook, Google và Microsoft đã nỗ lực vận động hành lang để khôi phục lại một chương trình được gọi là DACA. Mục tiêu của DACA là bảo vệ những người trẻ bị đưa vào Mỹ bất hợp pháp từ khi còn nhỏ. Nhưng chương trình này đã bị ông Trump xóa sổ trong năm 2017

Tất nhiên, ngành công nghệ không hẳn là hoàn toàn thất bại trước Washington. Một dự luật về cải cách thuế đã được thông qua nhằm đảm bảo giảm gánh nặng hàng năm của những gã khổng lồ công nghệ. Theo đó, Apple đã thông báo trong tháng này rằng tập đoàn này sẽ tái đầu tư hàng tỷ USD ở Hoa Kỳ

Hoàng Quân
 
Last edited:
Các ông lớn tiền điện tử vận động hành lang tại Washington
Một nhóm các công ty blockchain và crypto tại Hoa Kỳ tuyên bố họ sẽ thành lập Hiệp hội Blockchain. Đây là nhóm vận động hành lang đầu tiên đại diện cho ngành công nghiệp blockchain tại Washington D.C., theo tờ Washington Post đưa tin hôm ngày 11/09

c%C3%A1c-c%C3%B4ng-ty-ti%E1%BB%81n-%C4%91i%E1%BB%87n-t%E1%BB%AD-th%C3%A0nh-l%E1%BA%ADp-Hi%E1%BB%87p-h%E1%BB%99i-Blockchain-300x200.jpg

Các ông lớn tiền điện tử thành lập Hiệp hội Blockchain nhằm đối thoại với nhà chức trách
Hiệp hội Blockchain bao gồm những ông lớn đầu ngành như sàn giao dịch tiền điện tử Coinbase, startup công nghệ Protocol Labs, cũng như Digital Currency Group và Polychain Capital. Hiệp hội này sẽ được đặt tại thủ đô Washington, đại diện cho doanh nghiệp và nhà đầu tư tham gia vào các dự án blockchain

Hiệp hội Blockchain sẽ đại diện các công ty tiền điện tử lớn đang hướng tới hoạt động trong hệ thống chính trị và giải quyết các vấn đề chính sách liên quan đến tiền điện tử theo luật thuế Hoa Kỳ

Cùng lúc đó, nhóm cũng làm việc sát sao với các nhà lập pháp về vấn đề phát triển chính sách Chống rửa tiền (AML) và chính sách Hiểu biết Khách hàng (KYC) trong ngành công nghiệp tiền điện tử. Mike Lempres, Giám đốc Pháp lý và Quản trị Rủi ro Coinbase cho biết

Hiệp hội Blockchain là nỗ lực tập hợp các công ty lớn trong không gian tiền điện tử lại với nhau. Mục đích hiệp hội là giúp tìm ra tiếng nói chung giữa nhà chức trách và các công ty phát triển công nghệ. Chúng ta không chống đối với hệ thống mà chỉ đang phát triển hệ thống pháp lý hợp lý nhằm thử nghiệm qua thời gian

Jerry Brito, giám đốc điều hành của một nhóm nghiên cứu phi lợi nhuận Coin Center, cho biết sự nỗi dậy của một số nhóm trade có mục đích cụ thể cho thấy ngành công nghiệp này hiện đang trưởng thành hơn

Vào tháng Bảy, sàn giao dịch tiền điện tử Coinbase đã lập ra Ủy ban hành động Chính trị riêng (PAC) nhằm gây quỹ và sử dụng cho cuộc bầu cử Mỹ. Tại Hoa Kỳ, PAC là những tổ chức tập hợp quyên góp những thành viên có cùng chính sách và mục tiêu chính trị và sau đó gửi về cho các chiến dịch ủng hộ hoặc chống đối ứng viên, quy định pháp lý, bầu cử và sáng kiến

Cointelegraph
 
Facebook bổ nhiệm cựu Phó Thủ tướng Anh làm sếp
Quyết định sửng sốt với cả bộ máy chính trị

Nick Clegg từng là Phó Thủ tướng Anh, chưa từng làm công việc nào liên quan đến giới công nghệ như Facebook, nay đã bước lên làm phó chủ tịch Truyền thông Quốc tế chính thức cho công ty


photo1540181020811-15401810208111490055121-0738.jpg

Facebook vừa mới chính thức bổ nhiệm cựu Phó Thủ tướng Anh - Nick Clegg - vào ghế lãnh đạo Truyền thông Quốc tế của mình - một quyết định được coi là cú sốc với toàn bộ máy chính trị Anh

Cụ thể, The Financial Times là nguồn nhanh nhất đưa tin, khẳng định Clegg sẽ trở thành phó Chủ tịch Truyền thông Quốc tế của Facebook. Mọi thông tin đã được xác nhận bởi cả Facebook (từ COO Sheryl Sandberg) và chính Nick Clegg. Đây là chức vụ được truyền lại từ Elliot Schrage, người đã rời Facebook vào tháng 6 vừa qua nhưng vẫn ở lại tới nay để làm cố vấn

photo-1-15401809990001155866234-0738.jpg

2 lãnh đạo cao cấp và một lãnh đạo tương lai của Facebook

Được biết, Sheryl Sandberg và Mark Zuckerberg đã "săn đuổi" Nick Clegg từ vài tháng nay, bắt đầu từ đợt hè để đưa ông về Facebook. Công việc của Nick Clegg sẽ báo cáo trực tiếp với 2 lãnh đạo cao nhất của Facebook, và được đánh giá là có sức nặng trong công cuộc hình thành định hướng tương lai lâu dài cho công ty

Trong bài viết công khai của mình trên Facebook , Clegg đã phát biểu: "Tôi đã thảo luận và bàn bạc rất nhiều với cả Mark và Sheryl trong suốt những tháng gần đây, cuối cùng rồi cũng hiểu được tấm lòng của họ trong việc muốn đưa công ty lên một tầm vóc cao hơn, làm tròn trách nhiệm không chỉ cho từng người dùng đơn lẻ mà còn là cả cộng đồng và xã hội. Hy vọng là tôi sẽ làm tốt nhiệm vụ của mình tại đây, đóng một phần vai trò trên con đường cốt lõi này của Facebook"

Về phần Sandberg, bà cũng dành những lời đầy khí chất dành cho vị cựu Phó Thủ tướng trên Facebook : "Nick Clegg là một lãnh đạo tài năng xuất chúng, từng là thành viên của Nghị viện châu Âu, đồng thời là Phó Thủ tướng của Anh Quốc. Chắc chắn anh ấy sẽ hiểu rõ những trách nhiệm lớn lao mà mình gánh vác cũng như hoàn thành nó một cách toàn vẹn cho tất cả những ai đang hưởng lợi từ dịch vụ của chúng tôi trên thế giới"

Vai trò và định hướng dành cho Nick Clegg

Clegg năm nay đã 51 tuổi, sẽ bắt đầu làm việc vào thứ Hai (22/10) và tới tháng 1 năm sau sẽ chính thức chuyển tới trụ sở Facebook ở Silicon Valley

Vai trò mà Clegg nắm giữ sẽ có vị trí quan trọng, nhất là khi liên quan và ảnh hưởng tới những vấn đề thông tin bầu cử, chính trị cũng như bảo mật thông tin truyền thông hay các chiến dịch ngăn chặn mối nguy rình rập. Dù vậy, vẫn còn một số nghi ngại dấy lên dành cho Clegg vì ông hoàn toàn chưa tiếp xúc với môi trường công nghệ tại Silicon Valley bao giờ, cũng như cách hoạt động chuyên sâu của những thương hiệu như Facebook

photo-1-1540181001942682021171-0739.jpg

Do đó, đây được coi như một nước cờ khá "lạ lùng" và không có tiền lệ, lại còn là một chức vụ cực kỳ quan trọng của công ty. Hơn nữa, trong khoảng hơn 1 năm trở lại đây, Facebook đã liên tục có sự chia tay ở vị trí lãnh đạo mảng Truyền thông Quốc tế này: Elliot Schrage như đã đề cập, và Rachel Whetstone. Đặc biệt hơn, Whetstone cũng là một nhân vật có tiếng tăm trong giới chính trị, thân thiết với thủ tướng David Cameron của Anh hiện tại

Vậy thu nhập của Clegg khi tiếp nhận vị trí mới này sẽ ở mức nào ? Không có câu trả lời chính xác, nhưng nhìn chung, con số đó chắc chắn sẽ cao hơn nhiều so với khoảng 175.000 USD/năm (hơn 4 tỷ đồng) khi ông còn là Phó Thủ tướng

Clegg
 
Silicon Valley lobbyist launches UK office as regulation threat grows
The Internet Association, an organisation which lobbies on behalf of Facebook, Google and Amazon, is launching its first UK office, in the latest sign of Big Tech's growing concern over Britain's tougher stance on regulation

The office, located in St James' Park near Westminster, is currently home to just two staff, and is being headed up by Daniel Dyball, who previously handled policy and regulatory affairs at both Channel 4 and National Lottery owner Camelot

Mr Dyball said: "We know that there are legitimate concerns with how the internet is used, and as an industry we have a critical responsibility to engage in this debate in the UK

"We look forward to working closely with Government and other stakeholders to both address these concerns and also enable the internet economy to thrive"

The Internet Association, which has an office in Washington and represents around 40 different companies, said it would be urging the Government to "ensure that any further online regulation is principles-based, sector neutral, and proportionate"

"We see the debates playing out in the UK and we want to be part of that," Mr Dyball said. "The number one priority at the moment is to engage and get out there"

It is thought talks for an office opening began last year, in preparation for the UK leaving the European Union in 2019.

News that the body is launching in the UK comes just weeks after The Daily Telegraph revealed some of the biggest names in Silicon Valley had doubled their numbers of in-house lobbyists over the past two years

Employee data from Facebook, Google and Amazon revealed that, together, they now had around 50 people whose job it was to influence policy

There have been a number of high-profile hires in recent months, such as Sir Nick Clegg, who has joined as one of the most senior lobbyists at Facebook, and Theo Bertram, the former advisor to Tony Blair, who Google hired as its public policy manager for Europe

Companies are not required to provide details of how much they are spending on lobbying in the UK, unlike in the US where rules are more stringent, although calls have been mounting for further oversight on activities to influence policy

The UK, in particular, has been pushing forward on regulation of tech companies, having late last month announced it would be introducing a digital services tax, structured to ensure the biggest internet companies, and not startups, were "shouldering the burden"

The Information Commissioner's Office, meanwhile, is currently conducting the largest data privacy probe of its kind, looking into how data analytics was used in political campaigning. It has handed Facebook a £500,000 fine, the maximum possible, for its role in the Cambridge Analytica scandal
 
Google là trùm vận động hành lang ở Mỹ
Amazon, Facebook, Google và Microsoft tổng cộng bỏ ra 64 triệu USD để vận động chính sách (lobby) và ngăn sự giám sát của chính phủ Mỹ vào năm ngoái

Theo một báo cáo liên bang của Mỹ, Google đứng đầu bảng với khoản chi 21 triệu USD để vận động Quốc hội Mỹ, Nhà Trắng và một số cơ quan liên bang chủ chốt, liên quan đến các vấn đề như bảo mật thông tin trực tuyến

Đây là lần thứ hai trong vòng hai năm qua Google vượt mặt tất cả các doanh nghiệp trong nỗ lực tác động lên chính sách của Washington

Cả hai đảng tại Quốc hội Mỹ đều công bố những đề xuất mới nhằm giới hạn cách các công ty có thể thu thập và kiếm tiền bằng thông tin người dùng

Kết quả của bước tiến này có thể đưa Facebook, Google và nhiều ông lớn trong ngành Internet trở thành tiêu điểm sắp tới của Quốc hội Mỹ
google-la-trum-van-dong-hanh-lang-o-my-bb-baaacuQizv.jpg

Trong khi Amazon và Microsoft chưa đáp lại yêu cầu phỏng vấn từ Washington Post, Apple và Facebook cùng từ chối bình luận thêm

Nhằm giải quyết sự chú ý ngày càng lớn trong năm 2018, Facebook được cho là chi mạnh tay chưa từng thấy nhằm vận động các nhà làm luật. Đại gia công nghệ này đã bỏ ra 12,6 triệu USD cho việc lobby trong năm 2018

Twitter, ứng dụng mạng xã hội ưa thích của Tổng thống Mỹ Donald Trump, lần đầu tiên chi hơn 1 triệu USD cho hoạt động này

Ngoài vấn đề bảo mật, hai gã khổng lồ trên phải đối mặt với sự giám sát kéo dài từ phía Đồi Capitol trong năm ngoái. Chính quyền Mỹ vốn nhắm vào các thuật toán các công ty này cung cấp cho các trang mạng và dịch vụ mạng phổ biến

Đây cũng là những nỗ lực của nền công nghiệp trên, nhằm ngăn chặn việc lạm dụng nội dung, trong đó có kích động thù địch và thông tin sai lệch

Cũng trong năm ngoái, Amazon được ghi nhận chi 14 triệu USD nhằm bôi trơn cho việc giải quyết bê bối bảo mật của mình

Khác với bạn bè của mình tại Silicon Valley, Microsoft đã tránh được sự chú ý của Washington trong năm 2018. Doanh nghiệp này chi 9,5 triệu USD để vận động hành lang

Ngoài ra, Apple cũng giảm chi cho hoạt động này từ 7,1 triệu USD năm 2017 xuống 6 triệu USD năm 2018

Thay vào đó, hãng sản xuất iPhone phải thực hiện cả một chiến dịch, dẫn đầu bởi CEO Tim Cook, đằng sau hậu trường. Chiến dịch này nhằm đảm bảo cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung có thể đặc cách cho hãng khỏi thuế thép

Tuy chiến dịch trên được đánh giá thắng lợi phần lớn, Tim Cook vẫn thông báo rằng các căng thẳng thương mại sẽ tác động tiêu cực tới doanh thu của hãng trong quý gần nhất

Nguyễn Hiền
 
Last edited:
Big Tech
Thế lực thống trị lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội

Chế tài lỏng lẻo tạo điều kiện cho Big Tech thâu tóm, loại bỏ các đối thủ cạnh tranh, trở thành các thế lực thống trị trong lĩnh vực kinh tế
faang_14716153.jpg

Big Tech cần được chia thành các phần nhỏ hơn, nhưng chắc chắn cuộc chiến pháp lý kéo dài tiềm ẩn nhiều rủi ro, trong khi các hướng đề xuất giải quyết vấn đề còn gây nhiều tranh cãi và nghi ngờ

Trong nhiều năm, chính phủ Mỹ đứng ngoài sự tăng trưởng mạnh mẽ của những công ty công nghệ lớn như Facebook, Google, Apple và Amazon (gọi chung là nhóm “Big Tech”). Chế tài lỏng lẻo đó tạo điều kiện cho những công ty này thâu tóm và loại bỏ các đối thủ cạnh tranh trước khi trở thành các thế lực thống trị trong lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội

Sau một loạt bê bối của Big Tech mà nghiêm trọng nhất là vấn đề về dữ liệu người dùng và quyền riêng tư, các nhà lập pháp ở Mỹ, EU hay New Zealand ngày càng quan tâm đến giải pháp sử dụng luật chống độc quyền để phá vỡ, chia nhỏ các công ty này, khôi phục sự cạnh tranh trên thị trường, bảo vệ người tiêu dùng và người lao động. Còn quá sớm để khẳng định những động thái này sẽ dẫn đến những quy định cụ thể nào, nhưng đối với một số chính trị gia tại Mỹ, tính khả thi của những đề xuất thúc đẩy chống độc quyền đang dần trở nên rõ ràng hơn

Khi Chris Hughes – một trong những nhà đồng sáng lập Facebook – công khai kêu gọi phá vỡ chính mạng xã hội mình góp phần tạo ra, ngay lập tức kéo theo phản ứng dây chuyền trong giới chức chính trị Mỹ. Trong chiến dịch tranh cử của mình, các ứng cử viên cho cuộc chạy đua đến ghế Tổng thống năm 2020 đòi hỏi những nỗ lực mạnh mẽ hơn trong việc phá vỡ Big Tech – dấu hiệu cho thấy gió đã đảo chiều trong mối quan hệ giữa Thung lũng Silicon và Washington D.C. Trong nhiều năm, các quan chức Dân chủ coi các giám đốc điều hành và các ông chủ tại Thung lũng Silicon là những đồng minh, những nhà tài trợ trung thành

Chính sách của đảng Dân chủ luôn tôn vinh sự phát triển và mở rộng nhanh chóng của ngành công nghệ. Tuy nhiên, mối quan hệ này trở nên tồi tệ sau một loạt các vụ bê bối công nghệ liên quan đến sự can thiệp bầu cử của nước ngoài, truyền bá thông tin sai lệch và ngôn từ kích động thù địch trên phương tiện truyền thông xã hội, và đặc biệt là quyền riêng tư dữ liệu. Nhiều tin tức tiếp tục rò rỉ trong thời gian gần đây cho thấy Bộ Tư pháp và Uỷ ban Thương mại Liên bang Mỹ có thể tổ chức các cuộc điều tra nghiêm ngặt về những hành vi phi cạnh tranh của các công ty trong lĩnh vực này

Nhìn bề ngoài, Big Tech có những đặc điểm làm gia tăng mối lo ngại về quyền lực khó có thể thách thức của họ. Tất cả các công ty này đều chiếm thị phần áp đảo, chi phối các lĩnh vực từ công cụ tìm kiếm thông tin đến phương tiện truyền thông xã hội. Họ được bảo vệ bởi các thông lệ và điều kiện do chính họ đặt ra, có thể dễ dàng làm tổn thương các doanh nghiệp nhỏ, kìm hãm sự đổi mới. Mặc dù Big Tech cung cấp nhiều sản phẩm cốt lõi cho khách hàng miễn phí, hoặc mở rộng đáng kể khả năng tìm kiếm, so sánh của người dùng trước khi mua các sản phẩm từ khắp nơi trên thế giới, người tiêu dùng phải trả giá cho các dịch vụ hấp dẫn này bằng cách cung cấp các thông tin có giá trị về cuộc sống cá nhân cũng như thói quen mua sắm, tìm kiếm và trải nghiệm

Các công ty công nghệ lần lượt chuyển đổi dữ liệu đó thành lợi nhuận lớn bằng cách bán nó cho các nhà quảng cáo. Google và Facebook kiểm soát thị phần khổng lồ trong thị trường quảng cáo kỹ thuật số, cũng có nghĩa là họ có thể tính phí nhiều hơn mức phí cạnh tranh. Các nhà kinh tế cũng cảnh báo về sự lạm dụng khả năng của các nền tảng Big Tech trong việc kiểm soát các lựa chọn và cách mà người tiêu dùng nhìn thấy, để hạn chế các lựa chọn và phương pháp tiếp cận của họ

Chỉ khi các công ty công nghệ đã thu hút được hàng tỷ người dùng và tính cạnh tranh gần như đã tan biến trong thị trường, các cơ quản lý Mỹ mới xem xét đến mối quan tâm chống độc quyền và tính toán việc tiến hành các cuộc điều tra trên diện rộng. Quộc hội Mỹ đã để các công ty công nghệ tự vận hành và tự điều chỉnh trong nhiều năm. Việc mua lại WhatsApp và Instagram của Facebook được chấp thuận mà không gặp trở ngại nào; Amazon đã nghiền nát thành công các nhà bán lẻ trực tuyến khác bằng chính sách hạ giá tạm thời; Google bắt đầu quảng bá kết quả tìm kiếm của riêng mình

Với luật chống độc quyền hiện hành của Mỹ, trong đó tập trung chủ yếu vào đánh giá dựa trên ảnh hưởng của các công ty có quy mô lớn đến giá cả cho người tiêu dùng, chiến lược phá vỡ Big Tech khó có tiềm năng thành công. Nếu chính phủ thua kiện một trong những công ty công nghệ lớn, điều đó có thể tạo tiền lệ xấu cho việc thực thi chống độc quyền trong tương lai

Chính phủ Mỹ cần thông qua những đạo luật mới để phối hợp quản lý, giám sát chặt chẽ, toàn diện Big Tech và hoạt động của các nền tảng kỹ thuật số. Đây là một thách thức chính trị không dễ vượt qua vì những chính sách mới sẽ phải đối mặt với sự vận động hành lang mạnh mẽ từ những người khổng lồ công nghệ đã tích luỹ quá nhiều quyền lực. Về bản chất, sự trỗi dậy của Big Tech là hậu quả, chứ không phải nguyên nhân của các cuộc khủng hoảng chính trị và kinh tế tiềm ẩn và rất khó giải quyết chỉ bằng cách loại bỏ hoặc hạn chế hoạt động của những công ty này

Châu Trần-Vi
 
Last edited:
Goolge là công ty công nghệ chi tiền lobby nhiều nhất
Google đã chi 21,7 triệu USD lobby trong năm 2018, tăng 38% so với hai năm trước đó. Trong khi đó, Amazon và Facebook cũng xếp trong top 20 công ty chi cho lobby

Các hãng công nghệ lớn nhất của Mỹ đang đối mặt với việc giám sát quản lý gia tăng từ Mỹ và các chính phủ trên khắp thế giới, theo CNBC, do đó họ đã chi nhiều tiền hơn để gây ảnh hưởng đến các nhà lập pháp, còn gọi là lobby (động hành lang). Không có công ty nào ở Mỹ đang đổ nhiều tiền vào những nỗ lực đó hơn Google

Năm ngoái, Google đã chi 21,7 triệu USD cho vận động hành lang. Trong hai năm liên tiếp, Google đã trở thành nhà chi tiêu hàng đầu cho lobby, vượt xa các nhà tiên phong truyền thống như Boeing và AT&T. Không chỉ Google, Amazon và Facebook cũng đạt mức kỷ lục về chi tiêu cho vận động hành lang trong năm 2018

Trong nhiều năm, cùng với quy mô thị trường và sự ảnh hưởng đến người tiêu dùng tăng lên, các công ty công nghệ lớn nhất của Hoa Kỳ đã chuẩn bị cho ngày mà hoạt động kinh doanh của họ sẽ được xem xét kỹ lưỡng hơn. Ngày đó có vẻ như là bây giờ. Từ thứ Sáu tuần trước cho đến thứ Hai tuần này, nhiều tin tức cho hay Bộ Tư pháp Mỹ đang chuẩn bị một cuộc điều tra chống độc quyền nhắm vào Google và Apple. Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ FTC được cho là đang giám sát Amazon và Facebook

1949119.jpg

CEO Google trong một phiên điều trần trước Quốc hội

Ngay cả trước khi những động thái pháp lý mới nhất nói trên diễn ra, các nhà lập pháp lưỡng đảng đã gây áp lực lên các công ty công nghệ. Một trong những người chỉ trích mạnh nhất là Thượng nghị sĩ bang Massachusetts Elizabeth Warren, một ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ, khởi xướng chiến dịch "chia tách các hãng công nghệ lớn"

Chi tiêu vận động hành lang của các công ty công nghệ đã tăng lên đều đặn trong những năm gần đây và đang tăng lên trong thập kỷ qua. Trong năm 2009, Google chỉ chi 4 triệu đô la cho vận động hành lang. Công ty bắt đầu chi tiêu nhiều hơn cho vận động hành lang vào năm 2011 và 2012 khi phải đối mặt với những thách thức từ FTC. Vào năm 2012, Google đã chi hơn 22,5 triệu USD tiền phạt để giải quyết các tội danh liên quan đến quyền riêng tư và năm sau, họ đã đồng ý thay đổi một số hoạt động kinh doanh sau những lo ngại rằng công ty đang kìm hãm sự cạnh tranh. Amazon, công ty đã chi 14,4 triệu USD cho việc vận động hành lang vào năm ngoái và Facebook, chi 12,6 triệu USD. Chi phí lobby của Facebook đã tăng 45% so với năm 2016 và gần gấp sáu lần so với năm 2009. Công ty dự kiến sẽ bị phạt tới 5 tỷ đô la từ một cuộc điều tra bê bối Cambridge Analytica năm ngoái

Chi tiêu lobby của Amazon Amazon đã tăng 27% so với hai năm trước đó và gần gấp tám lần trong một thập kỷ

Microsoft đã rót 9,6 triệu USD vào vận động hành lang, tăng từ khoảng 8,7 triệu đô la mỗi năm trong hai năm qua. Apple đã chi 6,68 triệu USD vào năm ngoái, giảm nhẹ so với năm 2017 nhưng cao hơn năm 2016. Các công ty đang chi tiêu vận động cho các vấn đề từ cạnh tranh đến riêng tư

Minh Hương
 
Apple mạnh tay chi 2,5 tỉ USD giải quyết khủng hoảng nhà ở tại Mỹ
Khoản cam kết này khiến Apple trở thành công ty lớn tiếp theo gia nhập vào liên minh hỗ trợ nhà ở cho cuộc khủng hoảng tại bang California, Mỹ

Theo TheVerge, Apple vừa tuyên bố đóng góp một khoản 2,5 tỉ USD để hỗ trợ giải quyết cuộc khủng hoảng nhà ở tại bang California của Mỹ và là khoản đóng góp lớn nhất trong nhóm 5 tập đoàn công nghệ hàng đầu tại Mỹ tham gia chiến dịch này. Theo đó, các công ty công nghệ lớn gồm Microsoft, Apple, Google, Facebook và Amazon đã cùng nhau cam kết sẽ chi các khoản tiền khác nhau để gây quỹ nhằm giúp chính quyền xây dựng các căn hộ giá rẻ ở trong và xung quanh thành phố mà các công ty này hoạt động. Hiện chỉ có Amazon chưa đưa ra cam kết về khoản tiền mà họ sẽ hỗ trợ, dù trước đó Amazon đã quyên góp 8 triệu USD cho các tổ chức phi lợi nhuận nhằm cung cấp nhà ở cho người vô gia cư tại Mỹ vào mùa hè vừa qua

Tháng trước, Facebook cam kết chi 1 tỉ USD cho quỹ này, trong khi Google cũng cam kết dành số tiền tương tự hồi tháng 6. Microsoft có trụ sở ngay cạnh Seattle, hồi tháng 1 năm nay hãng cho biết sẽ chi 500 triệu USD để giảm bớt gánh nặng nhà ở cho các khu đô thị lớn của thành phố. Seattle đã phải chịu tình trạng quá tải của người nhập cư và thiếu các khu nhà ở giá rẻ, sau nhiều năm mức lương ở đây tăng cao nhưng sự phân bổ không đồng đều đã dẫn tới sự phân hóa lớn về thu nhập cũng như khả năng mua sắm tài sản

Apple hiện có trụ sở tại Cupertino, ở ngoài San Jose và cách San Francisco chưa đến một giờ lái xe, công ty hiện có hơn 130.000 nhân viên và nhiều người trong số họ có mức lương cao, qua đó gián tiếp và trực tiếp góp phần đẩy mức giá bất động sản khỏi tầm với của nhiều người có mức thu nhập thấp ở Bắc California. Nên như CEO Tim Cook của Apple chia sẻ, “nhà ở giá rẻ có nghĩa là sự ổn định và nhân cách, cơ hội và niềm tự hào. Khi những điều này nằm ngoài tầm với của quá nhiều người, đó cũng là lúc chúng tôi nhận ra những gì mà mình đang theo đuổi là không bền vững và Apple cam kết sẽ là một phần của giải pháp này”

Theo đó, Apple chia nhỏ khoản tiền mà họ cam kết thành hai quỹ lớn trị giá 1 tỉ USD cùng một loạt khoản đóng góp nhỏ khác cho nhiều vấn đề liên quan, bao gồm: Quỹ đầu tư nhà ở giá rẻ 1 tỉ USD dành cho tiểu bang California, quỹ hỗ trợ thế chấp cho người mua nhà lần đầu 1 tỉ USD nhằm hỗ trợ những người thu nhập thấp thanh toán trả góp, quyên góp lô đất thuộc sở hữu của Apple trị giá 300 triệu USD để xây dựng nhà ở giá rẻ, quỹ nhà ở 150 triệu USD cho Bay Area cho các đối tác để hỗ trợ các khoản vay và trợ cấp dài hại. Cuối cùng là khoản 50 triệu USD để hỗ trợ các khu vực dân số “dễ bị tổn thương”, những người bị đẩy tới bờ vực vô gia cư sau các cuộc tái cấu trúc ở Bắc và Nam California, góp phần tập trung vào các chiến lược chấm dứt và ngăn chặn tình trạng vô gia cư tại đây
 
Bộ Tài chính nghiên cứu sàn giao dịch vốn cho startup
Thủ tướng giao Bộ Tài chính báo cáo về đề án sàn giao dịch vốn trong năm 2020-2021

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng hệ sinh thái khởi nghiệp trong nước đang tồn tại nhiều rào cản, kém sức cạnh tranh so với các nước trong khu vực. Nguyên nhân đến từ việc môi trường kinh doanh chưa thực sự thuận lợi, quy định về điều kinh doanh chưa phù hợp, thiếu hỗ trợ về cơ sở vật chất và tài chính, chưa có hành lang pháp lý cho các sản phẩm mới...

Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành và địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khởi nghiệp phát huy năng lực. Cụ thể, Bộ Tài chính sẽ chủ trì xây dựng đề án thành lập sàn giao dịch vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp và hướng dẫn hạch toán kế toán. Bộ Kế hoạch – Đầu tư được giao đề xuất sửa đổi Luật Đầu tư theo hướng giúp nhà đầu tư nước ngoài thuận lợi trong việc thành lập, góp vốn, mua cổ phần của quỹ đầu tư khởi nghiệp tại Việt Nam

Thủ tướng cũng yêu cầu xây dựng thể chế cho các ngành, lĩnh vực kinh doanh trên nền tảng công nghệ mới, đã xuất hiện hoặc tiềm năng xuất hiện. Đối với các ngành tiềm năng nhưng mức độ ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế như tài chính, ngân hàng..., ông yêu cầu xây dựng cơ chế quản lý thử nghiệm cho doanh nghiệp có thể phát triển và thí điểm sản phẩm mới

Phương Đông
 
Grab và Gojek đang có kế hoạch sáp nhập

grab-gojek-1582619270659571615006-crop-15826192810441148363378.png

Báo cáo cũng chỉ ra xuyên suốt 2 năm qua, quản lý hai bên Grab và Gojek vẫn thỉnh thoảng gặp gỡ trao đổi, và đến nay công tác thương thảo đang có những tiến triển nhất định


Theo báo cáo từ The Information, 2 ‘ông lớn’ vận chuyển của thị trường Đông Nam Á là Grab và Gojek đã và đang có những cuộc thương thảo, hướng đến việc sáp nhập trong tương lai, nguồn tin từ DealStreetAsia cho hay

Được biết, Grab là một công ty công nghệ có trụ sở tại Singapore, chuyên cung cấp các dịch vụ vận chuyển và đi lại bằng xe máy, ô tô khắp các quốc gia Đông Nam Á khác như Malaysia, Indonesia, Philippines, Việt Nam, Thái Lan, Myanmar và Campuchia. Ngoài ra, Grab còn vận chuyển hàng hoá, giao thức ăn, dịch vụ tài chính, thanh toán… Hiện Grab đang được định giá hơn 10 tỷ USD

Tương tự, Gojek cũng có giá trị tương đương 10 tỷ USD, xuất thân là công ty khởi nghiệp công nghệ có trụ sở tại Jakarta (Indonesia) chuyên về dịch vụ vận tải và hậu cần. Đây cũng là Kỳ lân đầu tiên của Indonesia, đơn vị duy nhất Đông Nam Á được đưa vào 50 công ty của Fortune đã thay đổi thế giới năm 2017 và xếp thứ 17 cùng với Apple, Unilever, và Microsoft

Trở lại với thương vụ sáp nhập tiềm năng giữa hai bên, báo cáo cũng chỉ ra xuyên suốt 2 năm qua, quản lý Grab và Gojek vẫn thỉnh thoảng gặp gỡ trao đổi, và đến nay công tác thương thảo đang có những tiến triển nhất định. Trong đó, ghi nhận sau vòng đàm phán mới nhất giữa Chủ tịch Grab – ông Ming Maa và Giám đốc điều hành Gojek – ông Andre Soelistyo đầu tháng này, hai bên cho biết vẫn còn nhiều vấn đề để tiến đến một thương vụ chính thức

DealStreetAsia cũng đã có liên hệ với các bên để xác minh, trong đó người phát ngôn của Gojek khẳng định: "Không hề có bất kỳ kế hoạch sáp nhập nào, những ghi nhận từ giới truyền thông về các cuộc gặp gỡ trao đổi là không chính xác"

Trong khi theo The Information, phía Grab từng thông tin rằng Gojek đưa ra tỷ lệ sáp nhập 50-50, ngược lại Grab muốn chiếm đa số cổ phần. Ngoài ra, hai bên cũng chưa đạt được thoả thuận liên quan đến việc định giá cả hai công ty...


Mặt khác, một giám đốc điều hành cấp cao liên quan từng tiết lộ với DealStreetAsia: bước đầu tiên cả 2 bên phải xem xét hạn chế việc cạnh tranh giá cả tại mảng vận chuyển cũng như giao thức ăn để giảm thiểu thua lỗ. Vị này cũng dẫn chứng các đơn vị vận chuyển hác như Ola và Uber, sau khi đạt được thỏa thuận tương tự tại Ấn Độ, đến nay đã bắt đầu tăng chiết khấu cho tài xế cũng như tăng giá dịch vụ 2 năm qua

Tuy nhiên, phía Gojek nhấn mạnh bất kỳ thỏa thuận nào cũng không được cắt giảm trợ cấp của tài xế hoặc tăng giá, vì điều này là bất hợp pháp; thậm chí cơ quan quản lý khu vực có thể kết luận 2 bên thông đồng làm giá thị trường



Trong diễn biến khác, một số nhà đầu tư chủ chốt tại Grab và Gojek cũng đang có những động thái dẫn đến một sự hợp nhất tiềm năng. Hiện tại, hai "kỳ lân" này đã bắt đầu chia nhóm các nhà đầu tư ở Đông Nam Á, chỉ duy nhất Visa và Mitsubishi hiện vẫn rót vốn vào cả Grab và Gojek. Chưa kể, trong quá khứ, các nhà đầu tư chủ chốt của Grab và Gojek cũng từng chia sẻ với báo giới về một sự sáp nhập tiềm năng

Được biết, kể từ khi được thành lập năm 2010, Gojek đã huy động được hơn 3 tỷ USD sau 12 vòng. Công ty hiện đang ở vòng tài trợ Series F, Gojek đặt kế hoạch tổng vốn huy động tích luỹ vào mức 2,5 tỷ USD

Còn với Grab, báo cáo mới nhất từ Nikkei cho biết Ngân hàng MUFG của Nhật Bản đã lên kế hoạch đầu tư 80 tỷ yên (727 triệu USD) vào Grab. Bằng hợp tác này, Grab hướng đến cung cấp các dịch vụ mới như cho vay và bảo hiểm thông qua các ứng dụng điện thoại thông minh
 
Năng lực tập hợp sức mạnh ngành công nghệ
Chưa bao giờ có buổi họp báo nào của Nhà Trắng đem lại niềm phấn chấn và nguồn năng lượng tích cực (positive energy) như chiều hôm nay, 30/3/2020

Hãng Abbott lừng danh với sữa Ensure chất lượng số 1 toàn cầu đã được chính tổng thống Trump khen ngợi vì thời gian chế tạo ra bộ xét nghiệm nhanh (rapid test kit) kỉ lục và độ khả tín rất cao, cụ thể xét nghiệm dương tính trong vòng 5 phút, và âm tính trong vòng 13 phút. Abbott được FDA chấp thuận trong thời gian kỉ lục, chỉ vài tuần trong khi quá trình thẩm định thường kéo dài từ 9 tháng tới 1 năm

Trước đó thì bộ test kit của Hàn Quốc đã là hiện tượng với thời gian 15 phút. Còn bộ test kit của Trung Quốc thì không biết hết bao nhiêu phút nhưng nghe nói có tới 80% sai số

Honeywell, một tập đoàn kỹ thuật đa lĩnh vực, cũng là nhà sản suất mặt nạ N95 ngang tầm hãng 3M, đã tuyên bố sẽ tăng năng suất lên gấp đôi trong vòng 6 tuần, cùng với việc mở thêm 2 nhà máy ở bang Rhode Island và Arizona

Jockey, một hãng quần áo nổi tiếng với đồ lót có chất lượng vải cao cấp đã tham gia sản xuất quần áo cho y bác sỹ (scrubs) và những sản phẩm bằng vải sợi khác

Procter & Gamble (P&G), một trong hai tập đoàn sản xuất lớn nhất thế giới về hàng tiêu dùng cá nhân như dầu gội và xà phòng đã tham gia làm nước rửa tay khô (hand sanitizer) và các sản phẩm diệt khuẩn

Về giải pháp điều trị, FDA đã chấp thuận liệu pháp kết hợp thuốc hydroxychloroquine và chloroquine với Z-pak và kháng sinh khác để chữa trị cúm Vũ Hán, đồng thời có nghiên cứu lâm sàng để có dữ liệu chính xác hơn. Đặc biệt là hãng dược phẩm Sandoz AG (Thụy Sĩ) tặng ngay cho chính phủ Mỹ 30 triệu liều hydroxychloroquine, hãng Bayer AG (Đức) tặng 1 triệu viên chloroquine và hãng Teva (Israel) tặng 6 triệu viên. Liệu pháp này đã được thử trên 1100 bệnh nhân ở New York. Dù dữ liệu phân tích cuối cùng vẫn chưa xong, dự là thứ Ba tuần tới, nhưng dấu hiệu phục hồi của đa số bệnh nhân khá khả quan

Một không khí vô cùng phấn khởi. Mạnh Thường Quân toàn thế giới cùng nhau đóng góp cho Mỹ trong cuộc chiến này

Ngoài liệu pháp kết hợp thuốc sốt rét ra, Mỹ cũng đã thử nghiệm thuốc Remdesivir của hãng Gilead (Mỹ) và trường đại học Emory ở bang Georgia cũng đang thử nghiệm 1 loại vaccine hoàn toàn mới

Và niềm vui lớn nhất là có cả thảy 10 hãng kỹ thuật lớn của Mỹ, từ General Motors (GM) cho tới Tesla sẽ tham gia sản xuất máy trợ thở. Một trong những lý do khiến tỉ lệ tử vong của Mỹ rất thấp so với Ý hay Tây Ban Nha chính là máy trợ thở này. Với 10 hãng kỹ nghệ lớn cùng sản xuất máy ventilator này thì có lẽ thế giới sẽ xếp hàng đặt mua những thương hiệu cầu chứng này

Tưởng tượng đến một ngày khi dịch cúm qua đi, nước Mỹ sẽ có những sản phẩm Made in USA để cạnh tranh với hàng cùng loại Made in China thì kết cục ra sao chắc mọi người cũng đoán ra được

Điều vĩ đại nhất là tổng thống Trump đã tập họp được những CEO của những ông khổng lồ trên các lĩnh vực khoa học kỹ thuật cùng chung tay với Nhà Trắng để khắc phục Chuỗi Cung Ứng và tạo ra thêm sản phẩm chất lượng cao Made in USA

Không chỉ có những CEO lớn chung tay, ở bình diện nhỏ hơn và gần gũi hơn, người người tham gia làm thiện nguyện. Nhiều tiệm nail của người Việt đã khởi đầu chiến dịch Tri Ân Nước Mỹ, lôi kéo không những những thợ nail mà cả những chủ nhà hàng, những người chị, những người mẹ đến chung tay cắt may khẩu trang để hiến tặng cho bệnh viện và những người cần giúp đỡ, đặc biệt là những cụ già

Một nguồn năng lượng tích cực lan tỏa toàn nước Mỹ. Chuyện nước Mỹ có vĩ đại hay không, không còn là câu hỏi nữa rồi

Tonkin Delta
 
Các 'ông lớn' công nghệ săn lùng cơ hội giữa khủng hoảng kinh tế
Khủng hoảng của đại dịch Covid-19 và sức tàn phá kinh tế khủng khiếp của nó khiến nhiều công ty phải thu hẹp hoạt động. Tuy nhiên, Amazon, Apple, Facebook, Google và Microsoft lại đang ráo riết săn lùng cơ hội, đẩy mạnh đầu tư, mở rộng thị trường

b894c_anh_bai1.jpg

Các “ông lớn” công nghệ như Amazon, Apple, Facebook, Google và Microsoft tăng tốc đầu tư trong đại dịch Covid-19

Đẩy mạnh đầu tư bất chấp kinh tế suy thoái

Hồi đầu tháng 6, Gojek (Indonesia), hãng gọi xe đồng thời là một siêu ứng dụng ở Đông Nam Á thông báo đã nhận được một khoản đầu tư không tiết lộ giá trị từ Facebook và Paypal

Thương vụ này xác lập sự hiện diện lớn hơn của Facebook ở khu vực đang tăng trưởng nhanh nhất châu Á. Hồi đầu tháng 4, công ty mạng xã hội này chi 5,7 tỉ đô la Mỹ để nắm giữ 9,99% cổ phần của Công ty viễn thông và dịch vụ kỹ thuật số Jio Platforms (Ấn Độ) của tỉ phú giàu nhất châu Á, Mukesh Ambani

Các động thái trên là một phần trong làn sóng chi tiêu của Facebook. Tháng trước, Facebook đã chi 400 triệu đô la Mỹ để mua Giphy, một nền tảng cung cấp ảnh động GIF và chi hàng triệu đô la khác để mua gần 37.000 km cáp quang ngầm dưới biển bao quanh châu Phi

Hôm 11-6, Facebook xác nhận đang xây dựng một quỹ đầu tư mạo hiểm để đầu tư vào các công ty khởi nghiệp (startup) có nhiều hứa hẹn

Các gã khổng lồ công nghệ khác của Mỹ cũng lao vào cuộc mua sắm tương tự. Apple đã mua ít nhất 4 công trong năm nay và ra mắt mẫu iPhone mới. Microsoft mua 3 công ty điện toán đám mây. Amazon đang đàm phán mua một startup phát triển xe tự lái

Trong khi đó, Google vừa ra mắt công cụ gọi video và nhắn tin miễn phí có tên gọi Google Meet, cho phép 100 người tham gia một cuộc họp trực tuyến

Thậm chí ngay cả khi nền kinh tế toàn cầu đang bầm dập vì cơn suy thoái do đại dịch Covid-19 và hàng chục doanh nghiệp lớn ở Mỹ nộp đơn xin bảo hộ phá sản thì các công ty lớn nhất trong thế giới công nghệ sốt sắng xây dựng nền tảng cho một tương lai lớn mạnh hơn và quyền lực hơn

Đại dịch Covid-19 giúp các dịch vụ mà Amazon, Apple, Facebook, Google và Microsoft đang cung cấp càng trở nên thiết yếu hơn nhờ người tiêu dùng chuyển sang mua sắm, giải trí và trò chuyện trực tuyến, trong khi đó, một bộ phận lớn lao động cổ cồn trắng chuyển sang làm việc từ xa tại nhà

Nhu cầu sử dụng dịch vụ của các ông lớn công nghệ tăng vọt, tiếp thêm cho họ động lực đầu tư giữa lúc các ngành kinh doanh khác thu hẹp hoạt động, hạn chế chi tiêu

Làn sóng đầu tư của họ diễn ra khi các nhà lập pháp, các cơ quan quản lý ở Washington và châu Âu lo ngại tình trạng quyền lực thị trường tập trung vào các “ông lớn” công nghệ đang gây tổn thương cho các đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn và dẫn đến các vấn đề khác, chẳng hạn lan truyền tin giả

Trong tuần này, các quan chức Liên minh châu Âu (EU) cho biết họ chuẩn bị khởi kiện chống độc quyền đối với Amazon vì cho rằng tập đoàn này sử dụng sự thống trị trên thị trường thương mại điện tử để loại bỏ các đối thủ nhỏ hơn. Trong khi đó, Cơ quan Cạnh tranh và Thị trường Anh (CMA) bắt đầu tiến hành điều tra thương vụ Facebook mua lại Giphy

“Tôi luôn tin rằng, trong những thời kỳ suy thoái kinh tế, điều đúng đắn cần phải làm là duy trì đầu tư để xây dựng tương lai. Khi thế giới thay đổi nhanh chóng, mọi người cần các nhu cầu mới và điều đó có nghĩa là có nhiều thứ mới mẻ cần phải xây dựng”

Mark Zuckerberg, người đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Facebook, nói trong cuộc họp báo từ xa với các nhà đầu tư hồi tháng trước

Sẽ càng quyền lực hơn sau đại dịch

61475_anh_bai_2.jpg

Facebook và Paypal vừa rót tiền đầu tư vào Gojek (Indonesia), hãng gọi xe đồng thời là một siêu ứng dụng ở Đông Nam Á

Khi tăng tốc đầu tư phát triển trong thời kỳ kinh tế tổn thương, các công ty công nghệ lớn nhất thế giới đang theo đuổi một mẫu hình quen thuộc

Trong các cuộc suy thoái trước đây khi nền kinh tế đang trong tình trạng dễ tổn thương nhất, những công ty công nghệ dám đầu tư quyết liệt thường trỗi dậy mạnh mẽ sau đó

Vào thập niên 1990, IBM đã tận dụng cơn suy thoái kinh tế để tái định hướng kinh doanh từ một công ty phần cứng thành một công ty dịch vụ và phần mềm. Google và Facebook vươn lên mạnh mẽ sau cú bong bóng dot-com (bong bóng thị trường cổ phiếu khi giá cổ phiếu của các công ty công nghệ bị đẩy lên cao) bùng nổ cách đây 20 năm

Apple đã tăng mạnh ngân sách nghiên cứu và phát triển trong hai năm trong thời kỳ suy thoái kinh tế vào đầu thập niên 2000

Jenny Chatman, Giáo sư ở trường Kinh doanh Haas thuộc Đại học the California ở Berkeley cho rằng, điều này giúp Apple, vốn bên bờ vực phá sản vào cuối thập niên 1990, bước vào cơn tăng trưởng bùng nổ nhờ liên tiếp ra mắt các sản phẩm và dịch vụ đình đám, ban đầu là máy nghe nhạc iPod, cửa hàng âm nhạc iTunes và cuối cùng là iPhone, kho ứng dụng App Store

Ranjan Roy, một nhà bình luận công nghệ của trang blog ngành công nghiệp Internet, The Margins, cho rằng hiện nay, các ông lớn công nghệ rõ ràng không ngần ngại hành động quyết liệt hơn

“Nếu thiếu vắng bất kỳ hành động kiểm soát nào của các cơ quan quản lý, các “ông lớn” công nghệ gần như chắc chắn mạnh mẽ hơn sau đại dịch. Rất nhiều khía cạnh trong đời sống hàng ngày của chúng ta càng trở nên phụ thuộc vào sản phẩm của họ hoặc họ có thể mua hoặc bắt chước các dịch vụ mà họ chưa cung cấp”, Roy nói

Tuy vậy, John Paul Rollert, Giáo sư ở trường Kinh doanh Booth thuộc Đại học Chicago, cho rằng các ông lớn công nghệ đang chấp nhận rủi ro khi ồ ạt chi tiêu trong thời kỳ bất ổn

Rollert nói: “Để đặt cược gấp đôi, thậm chí gấp ba khi sòng bài đang cháy là một bước đi đáng chú ý vì họ có thể không đổi phỉnh được để thu về tiền mặt sau đó”

Amazon, Apple, Facebook, Google và Microsoft đang nắm giữ lượng tiền mặt khổng lồ, tổng cộng khoảng 557 tỉ đô la, cho phép họ duy trì tốc độ đầu tư và thâu tóm giống như năm ngoái khi nền kinh tế toàn cầu bắt đầu có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại

Họ nằm trong số các doanh nghiệp chi tiêu nhiều nhất cho nghiên cứu và phát triển trong suốt gần một thập kỷ qua, theo hãng kiểm toán PwC

Các công ty này gia tăng hoạt động kể từ tháng 3 khi các lệnh phong tỏa bắt đầu được áp đặt trên khắp nước Mỹ

Microsoft nhanh chóng thâu tóm ba công ty dịch vụ điện toán đám mây trong vài tháng qua gồm Affirmed Networks, Metaswitch Networks và Softomotive, để cung cấp thêm dịch vụ công nghệ cho các khách hàng

Google cũng nâng cấp các sản phẩm để giúp mọi người có thể sử dụng chúng khi làm việc ở nhà. Hồi tháng 4, Google tung ra công cụ họp video trực tuyến Google Meet, cài đặt sẵn trong cửa sổ Gmail và cung cấp miễn phí cho bất kỳ ai có tài khoản Google

Công ty này cũng cho biết sẽ hiển thị danh sách sản phẩm niêm yết trong kết quả tìm kiếm ở mục mua sắm. Phần lớn dịch vụ này sẽ được Google cung cấp miễn phí, thay vì buộc người bán hàng trả phí

Trong cuộc khủng hoảng Covid-19, ban đầu, Amazon bị quá tải với lượng đơn hàng tăng vọt cũng như chịu áp lực về vấn đề an toàn sức khỏe cho các nhân viên nhà kho. Để đáp ứng nhu cầu, Amazon tuyển dụng thêm 175.000 lao động

Kể từ đó, Amazon càng đầu tư mạnh mẽ hơn. Trong khi ngành hàng không đắp chiếu gần như toàn bộ máy bay của họ trong giai đoạn cao trào của dịch bệnh thì Amazon cho biết đã thuê thêm 12 máy bay Boeing 767 để tăng đội máy bay vận chuyển hàng hóa lên hơn 80 chiếc. Amazon cũng đang đàm phán mua Zoox, một startup đang phát triển xe tự lái có mức định giá 2,7 tỉ đô la

Nắm lượng tiền mặt lên đến 192 tỉ đô la, trong những tháng qua, Apple đã vung tiền mua ứng dụng dự báo thời tiết DarkSky, Công ty thực tế ảo NextVR, Công ty phần mềm nhận dạng giọng nói và trợ lý số hóa Voysis và startup trí tuệ nhân tạo Xnor.ai

Chánh Tài
 
Google đe dọa hạ bệ smartphone Trung Quốc tại Ấn Độ
Liên minh Google và tập đoàn Reliance Industries có thể gây xáo trộn lớn tại Ấn Độ, thị trường di động lớn thứ hai thế giới


Tuần trước, ông chủ Reliance Mukesh Ambani thông báo hợp tác giữa tập đoàn Reliance và Google. Tỷ phú cho biết Google sẽ xây dựng hệ điều hành Android cho smartphone “4G, thậm chí 5G” giá rẻ do Reliance thiết kế. Đây là thách thức lớn đối với các nhà sản xuất Trung Quốc như Xiaomi, BBK Electronics (chủ sở hữu Realme, Oppo và Vivo) đang thống trị thị trường di động Ấn Độ

Nhờ kết hợp sáng tạo giữa Bollywood, tiếp thị và tính năng sản phẩm, smartphone Trung Quốc bán chạy tại Ấn Độ. Cứ 10 smartphone bán ra tại đây lại có 8 thiết bị của thương hiệu Trung Quốc


Theo nhà phân tích Rushabh Doshi của Canalys, Reliance sẽ đánh vào phân khúc thấp cấp. Reliance thực hiện kế hoạch tương tự năm 2017 khi giới thiệu JioPhone, thiết bị cho phép truy cập Internet với giá chỉ 20 USD. JioPhone đang có hơn 100 triệu người dùng, phần lớn lần đầu lên mạng

A Gururaj, cựu Giám đốc nhà thầu Wistron và Flextronics Ấn Độ, dự đoán đối thủ Trung Quốc sẽ giảm giá để cạnh tranh, dẫn tới lợi nhuận giảm. Ông tin rằng liên minh Google-Jio sẽ thành công vang dội

Theo thỏa thuận, Google sẽ đầu tư 4,5 tỷ USD vào Jio Platforms, bộ phận kỹ thuật số của Reliance đang vận hành dịch vụ viễn thông, ứng dụng nhạc, phim ảnh. Từ tháng 4, Jio Platforms đã nhận được đầu tư khủng từ Intel, Qualcomm…


Dù Reliance chưa công bố gì về thông số, cấu hình smartphone mới hay thời điểm ra mắt, nền tảng 387 triệu thuê bao của Jio và tên tuổi của Google đã là lợi thế không nhỏ. Điện thoại của liên minh có thể được tối ưu hóa cho mạng di động Jio và hiệu suất ổn định. Nó cũng có thể được tích hợp thư viện nhạc, video khổng lồ của Jio. Sameer Samat, Phó Chủ tịch Android & Play tại Google, cho biết nhóm Android muốn bảo đảm truy cập vào các ứng dụng y tế, liên lạc, việc làm và dễ sử dụng cho người dùng smartphone lần đầu

Các nỗ lực này sẽ thu hút khoảng 350 triệu người Ấn Độ vẫn còn dùng điện thoại phổ thông, không có cảm ứng và chưa được trải nghiệm dữ liệu di động tốc độ cao trên thiết bị đời mới. Họ được chọn lựa thiết bị không chỉ vì cấu hình mà còn vì phần mềm và nội dung đi kèm

Một số khách hàng Jio đã lên kế hoạch “lên đời” smartphone của Reliance – Google khi máy bán ra
 
Mỹ đẩy mạnh chiến dịch thanh trừng các ứng dụng “không đáng tin cậy” của Trung Quốc

reuters-ngoai-truong-my-anh-chinh_61136885.jpg

Những “biện pháp mạnh tay” từ phía Mỹ đe dọa tham vọng toàn cầu của các tập đoàn công nghệ Trung Quốc
Chiến dịch thanh trừng leo thang

Theo Reuters, chính quyền Trump đang đẩy mạnh nỗ lực thanh lọc các ứng dụng “không đáng tin cậy” của Trung Quốc khỏi các mạng kỹ thuật số của Mỹ. Họ gọi ứng dụng TikTok và WeChat do Trung Quốc sở hữu là “những mối đe dọa đáng kể”

Ngoại trưởng Mỹ, ông Mike Pompeo cho biết, những nỗ lực mở rộng của Mỹ đối với chương trình “Mạng lưới sạch” (Clean Network) sẽ tập trung vào 5 lĩnh vực, trong đó gồm các bước để ngăn chặn các ứng dụng khác nhau, cũng như các công ty viễn thông Trung Quốc truy cập thông tin nhạy cảm về công dân và doanh nghiệp Mỹ

Thông báo của vị Ngoại trưởng Mike Pompeo được công bố sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa cấm TikTok. Ứng dụng chia sẻ video cực kỳ phổ biến này đã bị các nhà lập pháp và chính quyền Trump chỉ trích vì những lo ngại về an ninh quốc gia trong bối cảnh căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh ngày càng leo thang

epa-trump_61140609.jpg

Tổng thống Donald Trump sẽ hành động trong những ngày tới đối với một loạt rủi ro an ninh quốc gia do phần mềm được kết nối với chính phủ Trung Quốc

Ông Mike Pompeo cho rằng: “Với các công ty mẹ có trụ sở tại Trung Quốc, các ứng dụng như TikTok, WeChat và những ứng dụng khác là mối đe dọa đáng kể đối với dữ liệu cá nhân của công dân Mỹ, chưa kể đến các công cụ kiểm duyệt nội dung của chính phủ Trung Quốc”

Chính quyền Trump đã khiến TikTok không còn lựa chọn nào khác ngoài việc bán dịch vụ của mình tại Mỹ. Do đó, TikTok đang đối mặt với việc phải bán các hoạt động tại Mỹ cho Tập đoàn Microsoft Corp hạn chót là ngày 15.9 hoặc lệnh cấm hoàn toàn

Trước thềm cuộc tái bầu cử vào tháng 11 của ông Trump, quan hệ Mỹ - Trung đang ở mức suy thoái nhất trong nhiều thập niên. Quan hệ giữa 2 siêu cường đang căng thẳng vì đại dịch COVID-19, tình trạng căng thẳng ở Biển Đông, thái độ của hai bên đối với vấn đề Hồng Kông và vấn đề người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, cũng như thặng dư thương mại khổng lồ và sự cạnh tranh công nghệ của Bắc Kinh

Mỹ cũng đang nỗ lực ngăn chặn công ty viễn thông Trung Quốc Huawei cài đặt sẵn hoặc cung cấp các ứng dụng được tải xuống như một ứng dụng phổ biến nhất ở Mỹ trên điện thoại Huawei. Theo công ty nghiên cứu thị trường Sensor Tower, chỉ riêng ở Mỹ, ứng dụng TikTok có hơn 180 triệu lượt tải xuống

sensor_61140340.jpg

Thống kê từ Sensor Tower cho thấy, ứng dụng mua sắm trực tuyến AliExpress của Alibaba ghi nhận hơn 36 triệu lượt tải xuống tại Mỹ kể từ năm 2014. Trong khi đó, WeChat của Tencent đã được tải xuống ít nhất 19 triệu lượt

Tham vọng toàn cầu của các tập đoàn công nghệ Trung Quốc khó thành hiện thực

Ông James Lewis, chuyên gia chính sách công nghệ của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế có trụ sở tại Washington, Mỹ cho biết: “Các công ty phần mềm Trung Quốc nên từ bỏ việc xem Mỹ như một thị trường”

Các nhà phân tích nhận định, vì thị trường nội địa Trung Quốc vẫn là miếng bánh mì và bơ hấp dẫn đối với hầu hết các công ty công nghệ Trung Quốc, nên bất kỳ hạn chế nào của Mỹ cũng không thể làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của họ. Tuy nhiên, những hạn chế từ phía Mỹ có thể đe dọa tham vọng trở thành một công ty toàn cầu thực sự của các công ty Trung Quốc

Ông Mike Pompeo cũng cảnh báo các công ty Mỹ mà không đề cập đến bất kỳ công ty cụ thể nào rằng: “Chúng tôi không muốn các công ty đồng lõa với các vụ vi phạm nhân quyền của Huawei hoặc bộ máy giám sát của chính phủ Trung Quốc”


mike-1_61141975.jpg



Theo đó, Mỹ sẽ ngăn chặn truy cập từ các hệ thống dựa trên điện toán đám mây do các công ty như Alibaba, Baidu, China Mobile, China Telecom và Tencent điều hành
Dù sao thì các chính trị gia Mỹ cũng không hoan nghênh các công ty Trung Quốc. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết, ông đang cùng các Bộ trưởng Tư pháp, Bộ trưởng Quốc phòng và Quyền Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ thúc giục cơ quan quản lý viễn thông Mỹ là Ủy ban Truyền thông Liên bang chấm dứt ủy quyền cho China Telecom và 3 công ty Trung Quốc khác cung cấp dịch vụ cho Mỹ

Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đang nỗ lực để đảm bảo Trung Quốc không làm tổn hại đến thông tin được vận chuyển bằng hệ thống cáp ngầm kết nối Mỹ với internet toàn cầu

Từ lâu, Mỹ đã vận động hành lang châu Âu và các đồng minh khác loại bỏ Huawei khỏi mạng viễn thông của các nước. Đại diện Huawei phủ nhận việc họ làm gián điệp cho Trung Quốc. Theo thông tin từ Huawei, Mỹ muốn cản trở sự phát triển của Huawei vì không có công ty Mỹ nào có khả năng cung cấp công nghệ tương tự với mức giá cạnh tranh

Tất cả những điều trên phản ánh nỗ lực ngày càng sâu rộng của chính quyền Washington nhằm hạn chế khả năng tiếp cận của các công ty công nghệ Trung Quốc đối với thị trường và người tiêu dùng Mỹ. Theo lời một quan chức Mỹ, những nỗ lực trên là để đẩy lùi “chiến dịch lớn nhằm đánh cắp và vũ khí hóa dữ liệu của Mỹ”

Trong một tuyên bố gần đây, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, động lực cho chương trình “Mạng lưới sạch” đang tăng lên. Hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ đang là "Quốc gia sạch" và nhiều công ty viễn thông lớn nhất thế giới cũng được công nhận là Clean Telcos

Mỹ cũng kêu gọi các đồng minh tham gia làn sóng ngày càng tăng để bảo mật dữ liệu của Mỹ và các nước khỏi trạng thái giám sát của chính phủ Trung Quốc và các thực thể xấu khác. Rõ ràng, những mũi dùi mà Mỹ đang hướng về phía các công ty công nghệ Trung Quốc có hiệu lực khiến thị trường vượt quá giới hạn và làm tăng nghi ngờ tăng trưởng toàn cầu

Chuyên gia chính sách công nghệ James Lewis cho rằng: “Có một sự nghi ngờ chung về bất cứ điều gì kết nối với Trung Quốc qua internet và sự mất lòng tin rất lớn đối với chính phủ Trung Quốc”

Trong một cuộc họp báo thường kỳ hôm 4.8, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Văn Bân cũng cáo buộc Mỹ lạm dụng quyền lực và sử dụng an ninh quốc gia như một lý do biện minh cho việc hạ bệ các công ty không phải của Mỹ
 
Last edited:
Tencent mất 45 tỷ USD sau lệnh cấm của ông Trump
Cổ phiếu của Tencent đã giảm hơn 10% sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh cấm giao dịch với WeChat và TikTok

Công ty Internet lớn nhất Trung Quốc "bốc hơi" 45 tỷ USD, tương đương 10% giá trị cổ phiếu sau khi lệnh cấm của Tổng thống Trump được đưa ra hôm 6/8 (giờ Mỹ). Đây là lần sụt giảm lớn nhất của Tencent kể từ tháng 10/2011

Lệnh cấm của Tổng thống Trump không chỉ ảnh hưởng đến việc sử dụng WeChat và WeChat Pay ở Mỹ, mà còn mở rộng đến các mối quan hệ kinh doanh của Tencent với những tập đoàn lớn nhất tại đây

Theo Newzoo, Tencent là nhà phát hành game lớn nhất thế giới tính theo doanh thu vào năm 2019. Công ty có mối quan hệ đối tác với nhiều tên tuổi lớn trong ngành như Activision Blizzard và Electronic Arts

tencent_20200807121709_bloomberg.jpg

Tencent có quan hệ đối tác với rất nhiều tên tuổi trong ngành công nghiệp game thế giới

Ngoài ra, Tencent còn nắm giữ lượng lớn cổ phần nhà sản xuất game Fortnite là Epic Games và Riot Games, "cha đẻ" Liên Minh Huyền Thoại

Dù chưa rõ mức độ mà lệnh cấm của ông Trump đưa ra như thế nào, động thái của người đứng đầu Nhà Trắng sẽ ngăn chặn ít nhất hàng tỷ USD giao dịch thương mại của Tencent

Không chỉ WeChat của Tencent, TikTok của ByteDance cũng chịu chung số phận. Ứng dụng chia sẻ video nổi tiếng nhất hiện nay bị chính quyền Mỹ cáo buộc gây nguy hiểm đến an ninh quốc gia. Tuy vậy, WeChat lại là ứng dụng quan trọng để người dân cũng như doanh nghiệp Trung Quốc giữ liên lạc với quốc tế

"Một lệnh cấm trực tiếp đối với WeChat giống như cắt đứt sợi dây liên lạc giữa Mỹ và Trung Quốc. Tất nhiên, những lo ngại về quyền riêng tư, đánh cắp dữ liệu là có, nhưng việc cấm 2 ứng dụng này là hành động thái quá. Rõ ràng, ẩn sâu bên trong là câu chuyện chính trị xa hơn", Graham Webster, chuyên gia kinh tế kỹ thuật số Trung Quốc tại New America nhận định
 
Chữ ký của ông Trump cắt đứt quan hệ kinh tế, công nghệ Mỹ - Trung
Theo Bloomberg, khi ký vào sắc lệnh cấm TikTok và WeChat, Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa cuộc đối đầu kinh tế và công nghệ Mỹ - Trung tới từng hộ gia đình Trung Quốc

Bloomberg cho biết quyết định của ông Trump đang gây bão trên mạng xã hội tại Trung Quốc. Hàng chục nghìn người dùng WeChat tại Mỹ đăng số điện thoại và email công khai để bạn bè và người thân ở Trung Quốc có thể liên lạc trong trường hợp ứng dụng của Tencent bị xóa xổ tại Mỹ

Một diễn đàn thu hút nhiều nhà đầu tư chứng khoán Trung Quốc đặt câu hỏi người dùng nước này sẽ từ bỏ iPhone hay WeChat nếu Apple xóa bỏ ứng dụng này trong App Store. Phần lớn cho biết sẽ bỏ iPhone

Giới quan sát nhận định trong các quyết định chống Trung Quốc của Tổng thống Trump, từ đánh thuế lên hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, đưa Huawei Technologies vào danh sách đen đến dỡ bỏ quy chế đặc biệt dành cho Hong Kong, sắc lệnh cấm TikTok và WeChat có thể sẽ có ảnh hưởng sâu rộng nhất

Bên cạnh tác động tài chính, lệnh cấm WeChat đe dọa cắt đứt "cây cầu" viễn thông giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, đồng thời đẩy nhanh quá trình "phân ly" giữa hai ngành công nghệ

WeChat rất phổ biến tại Trung Quốc với nền tảng là dịch vụ nhắn tin bên cạnh những dịch vụ khác như gọi xe và thanh toán qua mạng. Ứng dụng của Tencent thu hút hơn 1 tỷ người dùng. Với việc chính quyền Trung Quốc chặn Facebook, Instagram, Google, Snapchat và WhatsApp của Mỹ, WeChat tận dụng thời cơ để trở thành "cầu nối viễn thông" giữa người dùng hai nước

wechat.jpeg

Lệnh cấm WeChat khiến cổ phiếu Tencent lao dốc

Ước tính ở Mỹ có khoảng 5 triệu người Mỹ gốc Hoa, cộng thêm vài trăm nghìn sinh viên Trung Quốc. Đa phần đều sử dụng WeChat để liên lạc với người thân tại Trung Quốc

Từ Wal-Mart, Starbucks cho đến NBA và Nike, gần như mọi doanh nghiệp Mỹ làm ăn tại Trung Quốc phải sử dụng ứng dụng nhắn tin này. Bloomberg dẫn lời ông Jason Gui, đồng sáng lập startup Vue Smart Glasses ở San Francisco, cho biết công ty của ông dùng WeChat để trao đổi với các nhà cung cấp ở Trung Quốc, và lệnh cấm sẽ làm gián đoạn công việc kinh doanh của hãng

"Các nhà sản xuất Trung Quốc thường mất vài ngày mới trả lời thư điện tử, trong khi các trao đổi qua WeChat được phản hồi nhanh", ông Gui nói

Tuy nhiên, nhiều quan chức Mỹ cho rằng lệnh cấm của ông Trump là hợp lý, bởi chính quyền Trung Quốc đã cấm cửa hàng loạt ứng dụng công nghệ Mỹ trong nhiều năm qua, qua đó tạo ra sân chơi riêng cho những tập đoàn nội địa như Tencent và Alibaba

Giới quan sát nhận định cấm cửa WeChat và TikTok cũng là bước phòng thủ kế tiếp của chính quyền Tổng thống Trump trong cuộc đối đầu công nghệ Mỹ - Trung, sau lệnh cấm Huawei Technologies. Với việc cấm các ứng dụng Trung Quốc, Mỹ có thể ngăn chặn nước này thu thập dữ liệu cần thiết để phát triển trí tuệ nhân tạo, công nghệ được dự đoán là sẽ đóng vai trò trụ cột trong nền kinh tế hiện đại

Nhà kinh tế trưởng Shaun Roache thuộc S&P Global Ratings nhận định lệnh cấm WeChat và TikTok thậm chí có tác động sâu rộng hơn cả đòn trừng phạt thuế trong chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. "Biện pháp này nghiêm trọng hơn cả thuế vì công nghệ là ngành tăng trưởng mạnh trong tương lai", ông giải thích

Sau khi chính phủ Mỹ công bố sắc lệnh của ông Trump, giá cổ phiếu Tencent lập tức lao dốc hơn 5%, giá trị vốn hóa bay hơi 54 tỷ USD. Cổ phiếu công nghệ niêm yết tại Hong Kong cũng mất tổng cộng hơn 100 tỷ USD giá trị
 
Đầu tư cho Lobby
Huawei vận động hành lang chống lại chiến dịch bài trừ tại Châu Âu

Tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc Huawei đã hiện diện tại “Lục địa già” gần 20 năm nay và đã khéo léo xây dựng mạng lưới, phát triển hệ thống, cũng như có được một lượng khách hàng thân thiết


Mở chiến dịch Lobby, Huawei ‘chơi trò’ chống lại chiến dịch bài trừ tại châu Âu

Chiếm lĩnh "sân khấu"

Tuy nhiên, hơn một năm sau khi nổ ra tranh cãi về sự an toàn trong bảo mật của nhà cung cấp Trung Quốc, số phận của Huawei hiện vẫn rất bấp bênh ở châu Âu

Bị giằng xé giữa một bên là các lệnh trừng phạt của đồng minh Mỹ, vốn luôn thúc giục Liên minh châu Âu (EU) loại tập đoàn viễn thông khổng lồ của Trung Quốc khỏi mạng lưới viễn thông của mình và một bên là đối tác kinh tế Trung Quốc, EU đang bị phân tán và đành để mỗi quốc gia tự quyết định việc sử dụng hay loại trừ Huawei. Trước quyết định chậm trễ này của Brussels, Huawei đã tăng gấp đôi nỗ lực vận động hành lang với các chính phủ, với quyết tâm giữ vững thị trường chiến lược quan trọng này

Tại Brussels, trụ sở của Nghị viện châu Âu, các nhóm thuộc tập đoàn viễn thông khổng lồ của Trung Quốc, được đặt dưới sự lãnh đạo của Abraham Liu - đại diện của Huawei tại EU, đã tích cực vận động hành lang trong nhiều tháng với các nghị sĩ để bảo vệ những tính năng công nghệ của 5G và thuyết phục các nghị sĩ châu Âu về thiện ý của nhà cung cấp thiết bị Trung Quốc. Với các ấn phẩm báo cáo hoặc nghiên cứu, những cuộc thảo luận bàn tròn, các hội nghị và thậm chí cả xe buýt được trang bị 5G ..., tập đoàn này đã không ngừng nỗ lực chiếm lĩnh “sân khấu” ở Thủ đô của châu Âu và mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình

Trong năm 2017 - 2018, chi tiêu cho vận động hành lang của Huawei tại EU đã tăng gần 30%, lên mức 2,8 triệu Euro. Đây là một mức ngân sách vẫn còn khiêm tốn so với các “ông lớn” công nghệ của Mỹ như Google hoặc Microsoft (hơn 5 triệu Euro mỗi tập đoàn), dù vậy điều này vẫn đặt Huawei vào số các công ty trả nhiều nhất cho việc bảo vệ các lợi ích của mình tại Brussels

… Và cách nuôi dưỡng mạng lưới

Không chỉ nhắm vào trung tâm sức mạnh châu Âu, công ty Trung Quốc còn đang “chơi trò chơi” chống lại chiến dịch bài Huawei của phía Mỹ - những người cáo buộc họ làm gián điệp cho Bắc Kinh

Tại Pháp, nhà khổng lồ viễn thông Trung Quốc đã huy động đội quân của mình cho mục đích khôi phục lại hình ảnh. Huawei dựa vào các công ty tư vấn công quan trọng nhất như Boury, Tallon & Associés cùng chi nhánh M & M Conseil, cũng như công ty tình báo kinh tế ESL & Network, để tiếp cận các văn phòng bộ trưởng ở Pháp và tìm mọi cách để khiến chính phủ lắng nghe


Huawei được cho là đang nắm giữ gần 40% thị trường thiết bị viễn thông ở châu Âu

Trong khi đó, các thực thể đóng tại Pháp của tập đoàn công nghệ cũng được hưởng lợi từ mạng lưới chính trị và hai nhân vật rất có uy tín trong ngành công nghệ, đó là cựu Bộ trưởng Jean-Louis Borloo và cựu Hiệu trưởng trường Bách khoa Jacques Biot, cả hai đều tham gia hội đồng quản trị của Huawei tại Pháp

Chiến dịch vận động của “gã khổng lồ” Trung Quốc không phải là mới. Nhà cung cấp thiết bị viễn thông hàng đầu thế giới đã đặt nền móng tại châu Âu trong gần hai thập kỷ. Họ đã tìm cách xâm nhập vào các mạng viễn thông bằng cách giảm giá thiết bị của mình tại thời điểm mà các đối thủ cạnh tranh đang bị ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế không thuận lợi và bởi hậu quả của việc sáp nhập nhiều lần

Huawei đã hòa nhập vào môi trường châu Âu bằng cách khéo léo nuôi dưỡng mạng lưới của mình với các chương trình bảo trợ cho văn hóa, các sự kiện thể thao, nghiên cứu tại các trường đại học hoặc đầu tư vào mảng phát triển khởi nghiệp. Ngày nay, tập đoàn viễn thông Trung Quốc đã hợp tác với tất cả các nhà khai thác mạng lớn của châu Âu, từ tập đoàn của Đức lớn số 1 châu Âu Deutsche Telekom, đến Telefonica của Tây Ban Nha, BT của Anh và Orange của Pháp

Huawei được cho là đang nắm giữ gần 40% thị trường thiết bị viễn thông ở châu Âu, nhưng sự hiện diện của họ thay đổi theo từng quốc gia. Tại Anh, một báo cáo của viện Montaigne công bố hồi tháng Năm cho biết, "70% cơ sở hạ tầng 4G của đất nước đã được xây dựng bởi nhà cung cấp thiết bị Trung Quốc". Tại Đức và Pháp, con số lần lượt là 70% và 25% mạng di động của từng nước sử dụng các sản phẩm mang nhãn Huawei

Để tập hợp các chính phủ, vốn càng ngày càng tỏ ra miễn cưỡng trong việc mở rộng cánh cửa thị trường, trong vài tuần gần đây Huawei đã không ngần ngại mời chào các khoản đầu tư hấp dẫn, đồng thời nhắc lại những đóng góp kinh tế mà họ đã làm cho “Lục địa Già”

Đầu tháng 11, Huawei đã công bố một nghiên cứu của công ty tư vấn tài chính Oxford Economics, ước tính đóng góp của Huawei cho nền kinh tế châu Âu là 12,8 tỷ Euro trong năm 2018

Cùng với đó, Huawei cho biết, họ dự định tăng số lượng mua từ các nhà cung cấp châu Âu lên 40 tỷ USD (khoảng 36 tỷ Euro) - bao gồm 10% tại Pháp - trong 5 năm tới. Một thông báo quan trọng được đưa ra ngày 18/12 khi Chủ tịch của Huawei Liang Hua tiết lộ tham vọng của tập đoàn về việc xây dựng trên lãnh thổ châu Âu một nhà máy sản xuất linh kiện cho mạng 5G

Không chỉ dừng ở đó, tập đoàn khổng lồ của Trung Quốc còn đưa ra nhiều thông báo mới, đặc biệt là về chương trình hỗ trợ của họ dành cho các nhà phát triển châu Âu trong năm 2020
 
Big Tech tham gia chiến dịch vận động tranh cử của Joe Biden
Dù Joe Biden chỉ trích các đại gia công nghệ, đội ngũ tranh cử của ông vẫn chào đón các thành viên từ Facebook, Google, Amazon và Apple

Một trong những trợ lý thân cận nhất của ứng cử viên Tổng thống Mỹ đảng Dân chủ Joe Biden đến từ Apple. Nhiều người khác là lãnh đạo cấp cao tại các hãng tư vấn cho các công ty công nghệ lớn. Trong nhóm tình nguyện gần 700 người cố vấn cho chiến dịch (gọi là Ủy ban Chính sách Đổi mới), có ít nhất 8 người làm việc cho Facebook, Amazon, Google và Apple, theo New York Times. Các thành viên khác cũng có quan hệ chặt chẽ với các công ty này. Họ là chuyên gia kinh tế hoặc luật sư từng tư vấn cho các hãng công nghệ, hoặc lãnh đạo tại các tổ chức tư vấn do Big Tech tài trợ

Joe Biden luôn chỉ trích các Big Tech, nhưng chiến dịch của ông lại lặng lẽ chào đón những người đã hoặc đang làm việc cho những gã khổng lồ ở Thung lũng Silicon. New York Times rằng điều này khiến các nhà phê bình lo ngại các công ty công nghệ đang tìm cách hợp tác với chính quyền Biden sau này

Trong Ủy ban Chính sách Đổi mới cũng có nhiều nhà tiến bộ luôn đòi hỏi siết kiểm soát các hãng công nghệ. Họ cho rằng các hãng này bóp nghẹt sự cạnh tranh, coi thường quyền riêng tư của người dùng, không quản lý được các phát ngôn thù địch và thông tin sai lệch. Vì thế, sự hiện diện của những người liên quan đến Big Tech trong nhóm khiến họ cảnh giác

merlin-174561564-88234039-02e0-5430-8724-1597135418.jpg

Ông Joe Biden phát triển trong một buổi vận động tranh cử
Họ hy vọng khuyên được Biden không đi theo chính sách của cựu Tổng thống Barack Obama. Dưới thời Obama, các công ty công nghệ đã trở thành "con cưng" của Washington

Trong khi đó, dưới thời Tổng thống Donald Trump, Big Tech đang phải đối phó các quy định mới hoặc các vụ kiện chống độc quyền. Bộ Tư pháp và Ủy ban Thương mại Liên bang đã dành hơn một năm để điều tra Google, Facebook, Amazon và Apple về khả năng vi phạm luật cạnh tranh

Trong phiên điều trần tại Hạ viện vào tháng trước, các nhà lập pháp lưỡng hai đảng đã chỉ trích CEO của cả bốn công ty Amazon, Apple, Facebook và Google. Họ cáo buộc sự thống trị của các công ty này đã làm tổn thương người tiêu dùng, đối thủ và các doanh nghiệp nhỏ. Các thông tin sai lệch về cảnh sát cũng vậy

"Tình hình hiện tại rất khó khăn", Robert D. Atkinson, Chủ tịch Information Technology & Innovation Foundation, bình luận, "Khi Obama nhậm chức, công nghệ giống như một thứ lãng mạn. Mọi người đều yêu thích nó và không thấy được những vấn đề mà một số người nhìn thấy bây giờ"

Atkinson là một trong những đồng minh của Big Tech trong Ủy ban Chính sách Đổi mới. Ông cho rằng các thành viên của Ủy ban đại diện cho "một nhóm quan điểm khá đa dạng". Ông dự đoán chính quyền Biden sẽ phải đối mặt với áp lực đáng kể từ cánh tả trong việc kìm hãm các công ty công nghệ lớn

Matt Hill - Phát ngôn viên chiến dịch tranh cử của Biden thì khẳng định cựu phó tổng thống sẽ không dễ dãi với Big Tech. "Nhiều gã khổng lồ công nghệ và CEO của họ không chỉ lạm dụng quyền lực mà còn lừa dối người Mỹ, phá hoại nền dân chủ của chúng ta và trốn tránh trách nhiệm", ông nói, "Những người nghĩ rằng các tình nguyện viên hoặc cố vấn chiến dịch có thể thay đổi cam kết cơ bản của Joe Biden về việc ngăn chặn lạm quyền và thúc đẩy tầng lớp trung lưu đều không hiểu về ông ấy"

Trong nhóm cố vấn chính sách của Biden có Ủy ban Chính sách Công nghệ. Các nhóm này không có quyền tối cao đối với các đề xuất của chiến dịch hoặc tư vấn trực tiếp cho Biden. Tuy nhiên, các nhà vận động hành lang và các nhà hoạt động vẫn theo dõi chặt chẽ nhóm này để phát hiện dấu hiệu về cách tiếp cận của Biden đối với một số vấn đề, cũng như khả năng ông tuyển dụng họ nếu đắc cử

Nhóm chiến dịch và nhóm chuyển giao quyền lực (transition team) của Biden có nhiều cố vấn có quan hệ với các hãng công nghệ và nhiều ngành khác. Điều này khiến những người theo chủ nghĩa tự do lo lắng

Avril Haines, một cựu quan chức an ninh quốc gia và tình báo của Obama, đang lãnh đạo nhóm chuyển giao quyền lực của ông Biden. Ông là cố vấn cho công ty khai thác dữ liệu Palantir và WestExec Advisors

Antony J. Blinken, đồng sáng lập WestExec và là cựu quan chức Bộ Ngoại giao thời Obama, đang điều hành hoạt động chính sách đối ngoại của chiến dịch Biden. WestExec đã làm việc với tổ chức từ thiện của cựu chủ tịch Google Eric Schmidt và Jigsaw (cũng thuộc Google). Dù vậy, ban tổ chức chiến dịch Biden cho biết cả hai đã rời khỏi WestExec trong tháng này

Cynthia C. Hogan, cựu luật sư của Nhà Trắng, người đang giúp dẫn dắt quá trình lựa chọn phó tổng thống cho ông Biden, từng là nhà vận động hành lang và điều hành các vấn đề chính phủ tại Apple. Dù vậy, bà đã nộp đơn xin từ chức tại Apple vào tháng 4

Dù vậy, người phát ngôn của Google cho biết các nhân viên làm việc cho các chiến dịch với tư cách cá nhân chứ không phải đại diện của công ty. Apple thì khẳng định một nhân viên của họ tham gia ban chính sách của Biden trong thời gian riêng của anh này vào buổi tối và cuối tuần. Facebook từ chối bình luận về Ủy ban nhưng cho biết chính sách của họ cho phép nhân viên tham gia các hoạt động chính trị vào thời gian cá nhân. Amazon cũng từ chối bình luận

Trong những người tham gia ủy ban chính sách công nghệ có giám đốc chính sách cạnh tranh toàn cầu của Facebook - Anant Raut và Matt Perault. Họ đã làm chứng với tư cách là giám đốc chính sách công của công ty trong cuộc điều tra chống độc quyền ở quốc hội năm ngoái

Một thành viên khác là Howard Shelanski - thành viên công ty luật Davis Polk, từng đại diện cho Facebook trong cuộc điều tra chống độc quyền của Ủy ban Thương mại Liên bang. Nhiều thành viên lại làm việc cho các tổ chức nhận tài trợ từ các hãng công nghệ. Số khác là các nhà kinh tế đã tư vấn cho Amazon, Google và Apple

Sau khi New York Times hỏi các thành viên của nhóm tình nguyện viên chính sách công nghệ về công việc của họ, một số người đã nhận được thông báo "nhắc nhở rằng công việc chúng ta đang làm ở đây là nhằm phát triển các chính sách phù hợp và vì lợi ích tốt nhất của ứng cử viên và cuộc bầu cử"

Một danh sách quy tắc được cung cấp cho các thành viên còn hướng dẫn họ không tiết lộ sự tham gia của mình "trên các phương tiện truyền thông xã hội như Facebook hoặc LinkedIn hoặc tiểu sử nghề nghiệp". Quy tắc cũng cảnh báo họ không thảo luận hoặc phát tán tên của các thành viên khác, cũng như nội dung các cuộc trò chuyện, email từ ủy ban hoặc nói chuyện với các phương tiện truyền thông

"Nói một cách đơn giản là không nói chuyện với báo chí", tài liệu viết. Một số thành viên của ủy ban công nghệ đã tuân theo hướng dẫn đó, từ chối nói chuyện về sự tham gia của họ. Một số thành viên của nhóm chống độc quyền thì bày tỏ sự lạc quan rằng chính quyền Biden sẽ mở ra các cách tiếp cận luật pháp chặt chẽ hơn

"Chúng ta đã có 40 năm thực thi lỏng lẻo. Những thiệt hại đã chứng minh điều đó", Diana L. Moss, một thành viên của nhóm chống độc quyền và là chủ tịch của Viện chống độc quyền Mỹ - tổ chức nhận tài trợ từ Amazon và Google cho biết. Dù vậy, bà vẫn nhấn mạnh rằng phát biểu này với tư cách cá nhân chứ không đại diện cho ủy ban chính sách của ông Biden
 
Walmart hợp tác Microsoft để sở hữu TikTok

_114147991_microsoft_tiktok_walmart_index_281452380.jpg

Khi thời gian dần trôi buộc TikTok chốt thỏa thuận bán các hoạt động tại Mỹ, Walmart được đánh giá là một người mua tiềm năng mới nhất

Theo CNBC, Walmart đã tham gia vào nỗ lực của Microsoft để mua lại các hoạt động của TikTok tại Mỹ, ứng dụng video phổ biến do Trung Quốc sở hữu dưới sự chỉ đạo của Tổng thống Trump

Cổ phiếu của Walmart đạt mức cao nhất trong 52 tuần là 139,35 USD vào ngày 27.8. Kết thúc phiên giao dịch 27.8, cổ phiếu của họ tăng gần 5% lên 136,63 USD, nâng vốn hóa thị trường của công ty này lên gần 387 tỉ USD

Công ty mẹ ByteDance của TikTok đang gần đạt được thỏa thuận bán các hoạt động tại Mỹ, Canada, Úc và New Zealand trong một thỏa thuận nằm trong khoảng 20-30 tỉ USD. Thỏa thuận này dự kiến hoàn tất trong vài ngày tới

waltmart_281519756.jpg

Mối quan hệ đối tác giữa Walmart và Microsoft sẽ đáp ứng cả mong đợi của người dùng TikTok Mỹ đồng thời đáp ứng mối quan tâm của các nhà quản lý chính phủ Mỹ

Trong một tuyên bố mới đây, Walmart cho biết việc hợp tác với Microsoft có thể cung cấp cho gã khổng lồ bán lẻ “một cách quan trọng để Walmart tiếp cận và phục vụ khách hàng đa kênh cũng như phát triển thị trường bên thứ 3 và doanh nghiệp quảng cáo của chúng tôi”. Cách TikTok tích hợp thương mại điện tử và khả năng quảng cáo ở các thị trường khác là một lợi ích rõ ràng cho người sáng tạo và người dùng ở những thị trường đó

Theo Giám đốc Điều hành của GlobalData Retail - ông Neil Saunders: “Chúng tôi tự tin rằng mối quan hệ đối tác giữa Walmart và Microsoft sẽ đáp ứng cả mong đợi của người dùng TikTok Mỹ đồng thời đáp ứng mối quan tâm của các nhà quản lý chính phủ Mỹ”

Các nhà phân tích cho rằng thỏa thuận này có thể giúp Walmart thâm nhập vào nhóm nhân khẩu học được thèm muốn mà lâu nay họ vẫn phải vật lộn để thu hút: Đó là những người mua sắm trẻ tuổi. Ông Neil Saunders cho biết: Walmart có thể tạo ra doanh số bán hàng thông qua ứng dụng. Ông cho rằng: “Một nền tảng xã hội như TikTok sẽ giúp Walmart dễ dàng tiếp cận với chính đối tượng mà công ty muốn và cần thu hút”. Theo thời gian, nền tảng này cũng có thể trở thành một kênh quan trọng mà qua đó Walmart có thể trực tiếp tạo ra doanh số bán hàng”

Việc có cổ phần quan trọng trong thế giới truyền thông xã hội sẽ không chỉ cho phép Walmart tăng cường các nỗ lực tiếp thị mà còn cho phép Walmart tiếp cận với nguồn dữ liệu phong phú giúp nhắm mục tiêu người mua sắm hiệu quả hơn về mặt xây dựng chiến dịch, phát triển sản phẩm và một loạt các hoạt động khác

Công ty Walmart tạo ra khoảng một nửa doanh thu hàng năm từ việc bán hàng tạp hóa. Trong những năm gần đây, Walmart đã mạnh tay mua lại các công ty may mặc trực tuyến và các thương hiệu đặc biệt khác, bao gồm Moosejaw và Bonobos, với hy vọng xây dựng sự hiện diện trực tuyến của mình. Năm ngoái, Công ty đạt doanh thu 514 tỉ USD, gần gấp đôi so với 281 tỉ USD của Amazon

Giám đốc Điều hành GlobalData Retail, ông Neil Saunders cho rằng: “Mặc dù thế giới của phương tiện truyền thông xã hội dường như xa một triệu dặm so với việc bán hộp súp của Walmart. Tuy nhiên, lãi suất mong đợi của việc mua TikTok nhấn mạnh mức độ tham vọng kỹ thuật số của Walmart”. Công ty cũng tập trung nhiều vào thương mại điện tử và đã đầu tư sâu rộng để tăng cường sự hiện diện trực tuyến của mình trên các danh mục thực phẩm và phi thực phẩm

Các nhà phân tích cho rằng, thỏa thuận giữa Walmart và TikTok sẽ khó thành công vì giá thầu không cung cấp giải pháp công nghệ đám mây. Tuy nhiên, việc bổ sung Microsoft mang lại cơ sở hạ tầng đám mây Azure của Công ty, mà TikTok có thể chuyển sang (từ dịch vụ đám mây Google hiện tại của nó) nếu thỏa thuận như vậy được thực hiện

Walmart chỉ là công ty mới nhất có liên quan đến cuộc chiến đấu thầu cho một phần của TikTok, một ứng dụng có 100 triệu người dùng hoạt động hàng tháng ở Mỹ và hơn 2 tỉ lượt tải xuống trên toàn thế giới. Với mức giá cao ngất ngưởng, các hoạt động của TikTok tại Mỹ là điều mà rất ít công ty có thể mua được. Microsoft và Walmart - với vốn hóa thị trường lần lượt là 1.730 tỉ USD và 373 tỉ USD - là 2 công ty có thể thực hiện thương vụ tỉ USD này

Những cái tên khác nổi lên trong vài tuần qua bao gồm Twitter, Netflix, Apple và Alphabet mẹ của Google. Trong đó, Microsoft và Oracle nổi lên như những người dẫn đầu. Mặc dù Microsoft có quan hệ với Giám đốc Điều hành ByteDance Trương Nhất Minh, một cựu nhân viên của Microsoft. Tuy nhiên, Oracle lại nhận được sự ủng hộ từ Tổng thống Donald Trump

baomoi_28163971.jpg

Ông Trương Nhất Minh - người sáng lập ByteDance, công ty sở hữu TikTok, đã làm việc tại Microsoft trước khi rời đi để tham gia một công ty khởi nghiệp

Sự tham gia của Microsoft vào thế giới công nghệ Trung Quốc, kể từ khi thành lập một trung tâm nghiên cứu ở Bắc Kinh vào cuối những năm 1990, đã để lại cho nó những mối quan hệ cá nhân quan trọng

Bất kỳ công ty nào nổi lên với tư cách là người cầu hôn ưa thích của TikTok cần phải nhanh chóng tiến hành thỏa thuận

Kể từ cuối tháng 7, Tổng thống Trump đã ban hành 2 lệnh hành pháp riêng biệt nhằm vào TikTok trong những tuần gần đây. Lần gần đây nhất, ông Trump đưa ra thời hạn 90 ngày, rơi vào giữa tháng 11, để ByteDance bán các hoạt động của TikTok tại Mỹ. Microsoft cho biết: Họ hy vọng sẽ hoàn thành các cuộc thảo luận với TikTok "không muộn hơn ngày 15.9”
 
Thung lũng Silicon đặt cược vào Ấn Độ

modi-trump-1582627711_4159709.jpg

Washington và New Delhi có thể thúc đẩy một trong những mối quan hệ quan trọng nhất trong thế kỷ 21
Theo CNBC, các nhà phân tích cho rằng việc Ấn Độ đàn áp các ứng dụng Trung Quốc có thể giúp các công ty công nghệ nội địa nước này phát triển. Điều này cũng tạo cơ hội cho những gã khổng lồ của Mỹ vốn xem nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới là rất quan trọng đối với triển vọng tăng trưởng trong tương lai của họ

Ấn Độ đã cấm 118 ứng dụng của Trung Quốc bao gồm các trò chơi nổi tiếng từ Tencent và NetEase cũng như các dịch vụ từ Baidu và chi nhánh Ant Group của Alibaba hôm 2.9. Theo Bộ Điện tử và Công nghệ Thông tin của Ấn Độ, các ứng dụng đã “tham gia vào các hoạt động gây phương hại đến chủ quyền và toàn vẹn” của đất nước. Chính phủ Ấn Độ cũng cáo buộc các dịch vụ này đã gửi dữ liệu của công dân đến các máy chủ đặt bên ngoài Ấn Độ

Kể từ vụ đụng độ biên giới hồi tháng 6, căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc ngày càng leo thang. Chuyên gia địa chính trị Abishur Prakash của Trung tâm Đổi mới Tương lai (CIF), một công ty tư vấn có trụ sở tại Canada nói rằng: “Các công ty Trung Quốc đang học một bài học đau đớn. Chính sách đối ngoại của Trung Quốc đã cướp đi hoạt động kinh doanh của họ”

Tuy nhiên, việc đàn áp công nghệ Trung Quốc mang lại cơ hội cho cả các công ty công nghệ của Ấn Độ và Mỹ. Phó chủ tịch cấp cao về phân tích chiến lược Rodger Baker của Stratfor cho rằng: “Chắc chắn, người Ấn Độ có lập trường quyết liệt hơn trong việc cấm các ứng dụng của Trung Quốc, công nghệ của Trung Quốc, so với những gì Mỹ đã đưa ra trong cuộc chiến với Trung Quốc”

Nguyên nhân một phần của điều đó là người Ấn Độ đang cố gắng khuấy động công nghệ trong nước của họ. Chính phủ Ấn Độ thực sự muốn khuyến khích sự phát triển của lĩnh vực công nghệ của họ và cố gắng định vị mình cũng như một nơi để các quốc gia khác có thể đầu tư vào phát triển công nghệ”

Đôi bên cùng có lợi

Ấn Độ là một vùng đất hấp dẫn đối với các công ty công nghệ của Trung Quốc khi họ đang tìm cách mở rộng ra bên ngoài thị trường nội địa

Các nhà đầu tư và công ty Trung Quốc đang đầu tư ước tính 4 tỷ USD vào các công ty khởi nghiệp của Ấn Độ. Và 18 trong số 30 kỳ lân của Ấn Độ - hay các công ty khởi nghiệp trị giá hơn 1 tỉ USD - hiện do Trung Quốc tài trợ

Các công ty công nghệ Trung Quốc biết rằng thời gian tăng tự do trên toàn cầu còn nhiều hơn thế. Vì vậy, có rất nhiều vấn đề xảy ra, không chỉ đối với các tập đoàn công nghệ Trung Quốc ở Ấn Độ mà cả các công ty khởi nghiệp dựa vào nguồn vốn từ nền kinh tế tổng thể quan trọng thứ 2 thế giới

quote-ando_4151626.jpg


Điều đó cũng mang đến cơ hội cho những gã khổng lồ của Mỹ ở Ấn Độ. Bởi đây là một thị trường mà họ coi là động lực tăng trưởng chính trong tương lai và họ đã cố gắng khai thác với các mức độ thành công khác nhau

Ông Neil Shah, giám đốc nghiên cứu của Counterpoint Research cho rằng: “Việc cấm các ứng dụng Trung Quốc để lại một khoảng trống lớn cần lấp đầy cho ngành”. “Nó mang lại nhiều cơ hội hơn cho những công ty lâu đời từ Mỹ và các nước khác để mở rộng thị phần. Cụ thể, việc cấm TikTok đang mang lại lợi ích cho Instagram Reels

Phản ứng dữ dội của Ấn Độ đối với công nghệ Trung Quốc diễn ra khi Mỹ tiếp tục gây áp lực lên các công ty lớn nhất của Trung Quốc. Hồi tháng 8, Tổng thống Trump đã ban hành lệnh cấm giao dịch với Tencent và ByteDance. Đầu năm nay, Washington cũng đã sửa đổi quy tắc nhằm cắt bỏ Huawei khỏi các nguồn cung cấp chất bán dẫn quan trọng

Theo ông Abishur Prakash, “Cả Ấn Độ và Mỹ đều nhận thấy lợi ích hội tụ của họ. Quy tắc lớn nhất của Thủ tướng Modi là tự lực cánh sinh. Từ quốc phòng đến thương mại điện tử, ông không muốn Ấn Độ phụ thuộc vào bất cứ thứ gì từ nước ngoài. Trong khi Ấn Độ xây dựng ngành công nghiệp phần mềm nội địa của riêng mình, thì nước này lại tụt hậu về phần cứng, như chip”

Ngược lại, các công ty Mỹ đang tìm kiếm một cơ sở mới để xây dựng phần cứng và một cơ sở tiêu dùng mới để đưa sản phẩm của họ đến. Đó là một kết quả đôi bên cùng có lợi và tốt cho tất cả

Thung lũng Silicon đặt cược vào Ấn Độ

bieutuong_41518236.jpg
Những gã khổng lồ công nghệ của Thung lũng Silicon đang tìm cách mở rộng sự hiện diện của họ ở Ấn Độ​

Theo Counterpoint Research, thị trường điện thoại thông minh của Ấn Độ bị thống trị bởi Xiaomi và Samsung, những công ty này chiếm hơn 50% thị phần. Ông Neil Shah cho biết, Apple không chỉ coi Ấn Độ là thị trường trọng điểm cho nhu cầu điện thoại thông minh mà còn là một địa điểm sản xuất vì họ muốn giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc

Dù chỉ chiếm 1% thị phần tại Ấn Độ, nhưng Apple đã bắt đầu bán điện thoại iPhone XR được lắp ráp tại Ấn Độ vào năm ngoái. Ấn Độ có hơn nửa tỉ người dùng điện thoại thông minh và là thị trường điện thoại thông minh lớn thứ hai trên thế giới. Với việc người tiêu dùng mua điện thoại thông minh tiếp theo trong những năm tới, họ có xu hướng mua một chiếc điện thoại tốt hơn. Điều này mở ra cơ hội cho Apple

google_41515986.jpg
Google sẽ đầu tư 10 tỉ USD vào Ấn Độ trong 5-7 năm tới để thúc đẩy nền kinh tế kỹ thuật số của Ấn Độ​

Gần đây, cả Facebook và Google đã đầu tư chung hơn 10 tỉ USD vào công ty dịch vụ kỹ thuật số Jio Platforms của Ấn Độ. Khoản đầu tư này được coi là một cách để cả hai gã khổng lồ công nghệ này có được chỗ đứng lớn hơn tại thị trường Ấn Độ

Ông Neil Shah cho rằng: “Việc hợp tác với công ty viễn thông lớn nhất, đầy tham vọng và có ảnh hưởng nhất của Ấn Độ, mang lại cho Facebook và Google một đối tác tuyệt vời để củng cố vị thế và quy mô của họ tại thị trường Ấn Độ”

Trong ngắn hạn, thông qua công nghệ, New Delhi và Washington có thể thúc đẩy một trong những mối quan hệ quan trọng nhất trong thế kỷ 21. Tuy nhiên, về lâu dài, nhờ công nghệ, Mỹ và Ấn Độ có thể tìm thấy mình ở một nơi tương tự như Mỹ và Trung Quốc ngày nay
 
Top