What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Huawei

LOBBY.VN

Administrator
Thành công là vượt qua nguy cơ và… tiếp tục sống

- Nhiệm Chính Phi - người sáng lập, cũng là trung tâm lãnh đạo của Tập đoàn Huawei (Trung Quốc) - đã đưa ra một triết lý kinh doanh rất giản dị: “Tiếp tục sống”.

Cũng nhờ triết lý kinh doanh ấy, với một tầm nhìn xa và dự liệu tới những rủi ro nhất, chỉ trong 23 năm kể từ ngày thành lập, Huawei đã trở thành một trong những tập đoàn điện tử mạnh nhất Trung Quốc, thuộc “top 3” trên thế giới trong các lĩnh vực: Mạng di động, mạng băng rộng cố định và đang cố gắng trở thành nhà cung cấp hàng đầu các giải pháp tích hợp mạng cố định và mạng di động trên nền Internet (FMC)...

Tầm nhìn và sứ mệnh

Đến Trung tâm nghiên cứu của Huawei tại Thượng Hải, mọi thành viên trong đoàn nhà báo chúng tôi đều ngạc nhiên. Ngạc nhiên trước hết là bởi quy mô hoành tráng của nó. Chỉ là một trung tâm nghiên cứu của doanh nghiệp tư nhân, nhưng Trung tâm nghiên cứu Huawei tại Thượng Hải là một dãy building chạy dài cả cây số.

Vừa kịp cảm nhận sự ấm áp sau lời chào mừng nồng nhiệt chạy trên bảng điện tử ngay cửa: “Nhiệt liệt chào mừng đoàn nhà báo Việt Nam”, tôi đã thật bất ngờ khi gặp những dòng chữ được trình bày một cách tinh tế, kỹ lưỡng, nói về tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của Huawei - điều mà cho đến giờ, phần lớn doanh nghiệp Việt Nam chưa có và chưa ý thức được. Với doanh nghiệp, 3 thứ đó như cái kiềng 3 chân, như xương cốt và huyết mạch giúp Huawei đứng vững và phát triển có định hướng.

Ross Gan - Giám đốc phụ trách hợp tác-truyền thông của Huawei - lý giải: “Tầm nhìn, là cái định nghĩa tại sao công ty đó tồn tại. Lựa chọn tầm nhìn: “Làm giàu cuộc sống thông qua truyền thông”, Huawei hiểu rằng, lĩnh vực hoạt động của mình là viễn thông, nhưng nếu hướng tới chỉ là công nghệ thì bản thân công nghệ đó không có giá trị. Công nghệ sẽ chỉ thực sự có giá trị khi đem lại lợi ích cho cộng đồng, cho xã hội. Vì thế, mong muốn của Huawei là làm sao trước khi mỗi ngày kết thúc, chúng tôi có thể tự kiểm lại xem mình đã làm được gì có ích cho mọi người, cho cộng đồng xã hội này”.

Huawei tồn tại được nhờ đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng. Ross Gan cho biết: Có rất nhiều giải pháp công nghệ của Huawei được nghiên cứu và phát triển từ sự tích hợp nhu cầu của khách hàng. Ví dụ như thẻ dữ liệu băng rộng sử dụng cho mạng 3G, Huawei nghiên cứu và phát triển dựa theo yêu cầu của Vodafone. Đến giờ, thị phần về thẻ dữ liệu băng rộng của Huawei đã chiếm tới 45% trên toàn cầu…

Lựa chọn đúng tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi, Huawei đặt mức đầu tư bình quân cho nghiên cứu phát triển (R&D) lên tới 10% tổng doanh thu hàng năm nhằm tạo sức bật phát triển. Mặc dầu vậy, Huawei cũng đã có những lựa chọn thông minh cho việc đầu tư R&D ở từng khu vực, dựa trên thế mạnh của từng vùng, từng quốc gia. Ví dụ như trung tâm R&D ở Bangalore (Ấn Độ) chuyên về phần mềm, trung tâm ở Mátxcơva (Nga) chuyên về toán học, trung tâm tại Thuỵ Điển chuyên về băng tần… Và tại Việt Nam, Huawei cũng đã đào tạo được gần 500 nhân viên. Một tỉ lệ không nhỏ trong số họ đang tham gia vào các hoạt động R&D của Huawei trên toàn cầu.

Giải phóng các nguy cơ

Khác với không ít doanh nghiệp xây dựng kế hoạch và chỉ tiêu chỉ nhìn thấy tăng trưởng, lấy thành tích làm động lực thúc đẩy sự cống hiến của nhân viên, Nhiệm Chính Phi - người lãnh đạo của Huawei - lại luôn có ý thức mạnh mẽ về nguy cơ. Quan điểm của ông là: “Trong sự phồn vinh luôn tiềm ẩn vô vàn nguy cơ”. Vì thế, ông coi trọng và biết cách đặt ý thức về nguy cơ lên từng nhân viên của Huawei. Nhiệm Chính Phi tâm niệm: “Nếu không muốn suy vong, Huawei phải có khái niệm dẫn đầu thế giới. Chỉ có hướng tới vị trí cao nhất, chúng ta mới có thể tồn tại”.

Kết quả là, sau 20 năm, Tuần báo Thời đại (Mỹ) đã đánh giá Huawei đang bước trên con đường của những công ty toàn cầu như Cisco, Ericsson và đang dần trở thành đối thủ cạnh tranh “nguy hiểm nhất” của những người khổng lồ này. Còn tạp chí Chuyên gia Kinh tế Anh thì nhận xét: “Sự trỗi dậy của Huawei là tai hoạ cho những công ty xuyên quốc gia”. Với Huawei, đó là những bước đi cẩn trọng, nhưng mạnh mẽ để bước vào con đường quốc tế hoá và đến nay, Huawei đã trở thành doanh nghiệp kiểu mẫu của Trung Quốc thực hiện chiến lược này.

Để nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, nhiều năm qua, Huawei kiên trì chính sách triệt để đào thải vị trí cuối. Nhiệm Chính Phi trong một lần phát biểu nội bộ đã nhấn mạnh: Huawei mỗi năm phải đảm bảo tỉ lệ đào thải tự nhiên 5% để làm cho các nhân viên lúc nào cũng phải đặt mình vào trong trạng thái cạnh tranh. “Chỉ có đào thải những nhân viên không ưu tú mới có thể kích thích hoạt động của cả tổ chức. Bí quyết tồn tại hơn 100 năm của GE là “đường cong sức sống”, đây thực sự là đường con đào thải khốc liệt…”.

Vì thế, cũng như GE, Huawei chỉ có một thái độ đối với nhân viên đứng ở vị trí cuối và những nhân viên không thể chịu khổ, đó là: Sa thải. Tuy nhiên, mục tiêu mà Huawei hướng tới là nâng cao hiệu quả của mỗi người, xây dựng lực lượng, sẵn sàng đối đầu với gian khổ - Nhiệm Chính Phi khẳng định.

Việt Nam: Thị trường nhỏ, khát vọng lớn

Bước chân vào thị trường VN chưa lâu, nhưng đến nay, doanh số của Huawei với các nhà khai thác VN năm 2008, 2009 đều vượt quá nửa tỉ USD mỗi năm. Xác định VN là một trong những thị trường trọng điểm, Huawei đặt phương châm kinh doanh lâu dài tại VN, cùng hợp tác và phát triển với các doanh nghiệp điện tử, viễn thông và đối tác trong khu vực.

Hiện nay, gần như tất cả các nhà khai thác viễn thông của VN đều sử dụng các thiết bị của Huawei. Gần đây, không ít nhà khai thác viễn thông ở VN cũng đang sử dụng thiết bị của Huawei để tổ chức và khai thác mạng 3G. Để triển khai, Huawei đã huy động một đội ngũ đông đảo các kĩ sư từng có kinh nghiệm thiết lập xây dựng mạng 3G trên toàn thế giới tới VN để đảm bảo dự án 3G được xây dựng thuận lợi, hỗ trợ cho các nhà cung cấp khác như Viettel, Vinaphone, Mobiphone.

3 năm qua, thành tựu lớn nhất mà Huawei đạt được là không ngừng cố gắng cung cấp những sản phẩm và giải pháp công nghệ, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Sức cạnh tranh của Huawei nằm ở việc Huawei luôn kiên trì với nguyên tắc không ngừng phát huy tính sáng tạo. Trong bối cảnh tình hình thế giới đang khủng hoảng, Huawei vẫn tiếp tục nâng cao vốn đầu tư cho công tác nghiên cứu, sáng tạo. Năm 2009, chi phí cho công tác này lên đến 13,3 tỉ nhân dân tệ, tăng 27,4% so với cùng kỳ năm trước.

Với những lựa chọn, định hướng đúng, với tinh thần khách hàng luôn luôn là số 1, Huawei đã vượt qua từng “mùa đông” này đến “mùa đông” khác để đạt được những thành công đáng nể phục. “Có sáng tạo sẽ có rủi ro, nhưng không thể vì có rủi ro mà không dám sáng tạo. Nếu không mạo hiểm, chỉ đi theo sau người khác, thì chúng ta sẽ luôn là công ty hạng 2, hạng 3, sẽ không thể cạnh tranh với những công ty xuyên quốc gia, cũng không có quyền tiếp tục sống. Nếu cứ chạy theo lối cũ, chúng ta cũng sẽ không thể phát triển nhanh như vậy” - đó chính là tư tưởng về đổi mới, sáng tạo của Nhiệm Chính Phi, và Huawei đã thành công như thế.


Thượng Hải - Hà Nội, tháng 6.2010
 
Last edited:
Công ty Trung Quốc khó vào Mỹ, vì sao ?

- Cơ hội kinh doanh tại Mỹ - thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới - của các công ty Trung Quốc một lần nữa trở nên u ám khi một số nhà lập pháp Mỹ ra tay ngăn cản một hợp đồng thương mại giữa hai công ty viễn thông Huawei Inc. (Trung Quốc) và Sprint Nextel (Mỹ)

Huawei Technology Corporation của Trung Quốc đã trúng thầu cung cấp thiết bị cho Công ty Viễn thông Sprint Nextel - một trong những mạng thông tin di động lớn nhất nước Mỹ, có hợp đồng cung cấp dịch vụ viễn thông cho nhiều cơ quan chính phủ và quân đội Mỹ.

Viện cớ an ninh quốc gia bị đe dọa, tám nghị sĩ thuộc đảng Cộng hòa đã cùng ký một lá thư đề ngày 18-8 gửi các quan chức hàng đầu của Chính phủ Mỹ như Bộ trưởng Tài chính Timothy Geithner và Giám đốc cơ quan tình báo quốc gia, Trung tướng James R. Clapper Jr., yêu cầu xem xét kỹ hợp đồng nói trên

Các nghị sĩ này tỏ ra quan ngại trước những thông tin rằng Công ty Huawei đã từng cung cấp thiết bị viễn thông cho Chính phủ Iraq thời ông Saddam Hussein, có mối quan hệ kinh doanh với lực lượng Vệ binh Cách mạng của Iran và gắn bó chặt chẽ với quân đội Trung Quốc

Theo luật Mỹ, trong trường hợp cần thiết, một cơ quan liên ngành gọi là Hội đồng về Đầu tư nước ngoài có quyền ngăn cản các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư, mua cổ phần hoặc hợp tác kinh doanh với các công ty Mỹ.

“Công ty Sprint Nextel cung cấp những thiết bị quan trọng cho quân đội và các cơ quan thực thi pháp luật Mỹ cũng như cung cấp rất nhiều loại thiết bị, hệ thống, phần mềm và dịch vụ cho các công ty tư nhân Mỹ. Chúng tôi lo ngại rằng, Công ty Huawei với tư cách là nhà cung cấp cho Sprint Nextel, có thể gây rủi ro nghiêm trọng cho các công ty Mỹ và có khả năng làm suy yếu an ninh quốc gia của Mỹ”, bức thư của các nghị sĩ viết

Trong những năm gần đây, Huawei và nhiều công ty Trung Quốc khác đã nhiều lần bị ngăn cản khi tìm cách mua lại các công ty Mỹ vì những quan ngại về an ninh, xuất phát từ lịch sử của các công ty này hoặc mối quan hệ chặt chẽ giữa doanh nghiệp với chính quyền và quân đội Trung Quốc. Nếu hợp đồng Huawei - Sprint Nextel bị ngăn cản thì đây là diễn tiến mới nhất của một xu thế bắt đầu từ việc tập đoàn Dầu khí CNOOC của Trung Quốc bị ngăn không cho mua lại Công ty Dầu khí Unocal năm 2005

Huawei được thành lập vào cuối thập niên 1980 tại thành phố Thâm Quyến bởi một cựu sĩ quan quân đội Trung Quốc, ông Ren Zhengfei, và từ đó phát triển rất nhanh chóng; hoạt động ở cả Trung Quốc, châu Âu và châu Phi với doanh số hàng năm khoảng 20 tỉ đô la Mỹ

Giới phân tích trong ngành cho rằng, chính phủ và quân đội Trung Quốc vừa đầu tư vốn liếng vào Huawei vừa giúp cho công ty này giành được nhiều hợp đồng cung cấp mạng viễn thông ở châu Phi và các nước đang phát triển khác; Chính phủ Trung Quốc cũng giao cho Huawei thực hiện các dự án cung cấp thiết bị viễn thông cho các chính phủ nước ngoài được Bắc Kinh cho vay ưu đãi

Hoạt động của Huawei tại Iran, chủ yếu là trong các ngành công nghiệp quân sự, bị các nghị sĩ Mỹ cho rằng đã vi phạm lệnh cấm vận mà Mỹ áp đặt lên nước Cộng hòa Hồi giáo này, và do đó Huawei không được phép làm ăn với Chính phủ Mỹ. Ngoài ra, các chuyên gia an ninh Mỹ còn hoài nghi Huawei đang hỗ trợ quân đội Trung Quốc phát triển khả năng “chiến tranh tin học”

Bức thư của các nghị sĩ đặt vấn đề, liệu một công ty như vậy nắm quyền kiểm soát một công ty có liên quan tới các hợp đồng nhạy cảm của Chính phủ Mỹ sẽ “đặt ra một mối đe dọa an ninh quốc gia vì bị rò rỉ công nghệ hoặc thúc đẩy hoạt động gián điệp chống lại nước Mỹ” hay không

Trước mối hoài nghi của các nghị sĩ Mỹ, cả Chính phủ Trung Quốc và Công ty Huawei đều phản ứng mạnh. Ông Vương Bao Đồng, phát ngôn viên Đại sứ quán Trung Quốc tại thủ đô Washington, đưa ra tuyên bố nói rằng Huawei chỉ là một công ty tư nhân muốn làm ăn ở Mỹ. “Chúng tôi hy vọng một số người ở Mỹ sẽ có cách tiếp cận hợp lý với một hoạt động thương mại bình thường thay vì đứng cản đường bằng cách lạm dụng vấn đề an ninh quốc gia”, ông Vương nói. Thứ Sáu tuần trước, Công ty Huawei cũng ra thông cáo xác định chính phủ và quân đội Trung Quốc không hề kiểm soát công ty

Tuy nhiên đây không phải lần đầu tiên Huawei gặp trở ngại ở Mỹ. Năm 2008, Huawei đã từng bỏ dở việc mua lại Công ty 3Com Corporation sau khi Chính phủ Mỹ điều tra xem vụ thôn tính đó sẽ mang lại những rủi ro an ninh nào. Mới đầu năm nay, Huawei bị thất bại khi đấu thầu mua công ty phần mềm 2Wire và bộ phận sản xuất thiết bị không dây của Motorola cho dù họ bỏ thầu giá cao hơn vì bên bán e rằng thỏa thuận bán cho Huawei sẽ bị Chính phủ Mỹ ngăn cản

Ngoài ra, Huawei cũng đã vài lần bị các công ty Mỹ kiện vì đánh cắp công nghệ hoặc vi phạm bản quyền. Năm 2003, Huawei bị tập đoàn Cisco Systems - nhà sản xuất thiết bị mạng viễn thông lớn nhất của Mỹ - kiện ra tòa vì tội sao chép bất hợp pháp các phần mềm của Cisco và vi phạm nhiều bản quyền sáng chế. Hai bên đã dàn xếp vụ kiện bên ngoài tòa án

Mới tháng trước, Huawei lại bị Motorola kiện ra tòa án Mỹ vì cáo buộc âm mưu đánh cắp bí quyết kinh doanh với sự hỗ trợ của một số nhân viên cũ của Motorola. Huawei cho đây là cáo buộc vô căn cứ và quyết định đối chất tại tòa

Xem ra cánh cửa vào thị trường Mỹ của các công ty Trung Quốc vẫn chưa rộng mở chừng nào Trung Quốc vẫn chưa minh bạch hóa mối quan hệ giữa nhà nước và doanh nghiệp. Và đó cũng có thể là kinh nghiệm mà các nước khác nên tham khảo
 
Last edited:
Huawei - Khủng long công nghệ Trung Quốc
Đây là một trong những công ty công nghệ hàng đầu thế giới và có gì đó hơi bí hiểm

Hệ thống viễn thông của công ty này kết nối 1/3 số điện thoại di động của cả thế giới. Và tính trên toàn cầu thì công ty thuê 110.000 nhân viên, nhiều hơn cả Cisco hoặc Microsoft

Công ty Huawei – được hình thành và phát triển ở Thẩm Quyến, miền nam Trung Quốc. Và nó chính là hình ảnh thu nhỏ quyền lực của châu Á ngày nay

"Đó là một công ty rất trẻ, chưa đầy 20 năm họat động”, Ross Gan, người đứng đầu ban truyền thông toàn cầu của Huawei

"Lực lượng lao động của chúng tôi cũng rất trẻ - độ tuổi trung bình là 29 – vì thế có một môi trường rất năng động ngay chính trong công ty"

Đây chắc chắn là một trong những ấn tượng người ta có được tại trụ sở với sắc màu rực rỡ của công ty ở Thẩm Quyến, nơi 40.000 nhân viên đang làm việc

Tại đây là trụ sở của các đơn vị nghiên cứu và phát triển chủ chốt, các cơ sở thử nghiệm toàn cầu, và có cả một trung tâm điều hành và đào tạo. Nhưng không khí hào hứng lộ rõ không chỉ do yếu tố trẻ trung.
Huawei hoàn toàn thuộc sở hữu hoàn toàn của nhân viên - với khoảng 60% nhân viên nắm giữ cổ phần không được mua bán trao đổi vốn được phân chia theo vị trí và hiệu suất làm việc

Cội nguồn từ nông thôn

Trong những ngày đầu, Huawei đã phải tranh giành để chiếm thị phần trong thị trường viễn thông di động ở Trung Quốc

Khi đó, các đơn đặt hàng chính cho hệ thống các mạng lưới ở đô thị đầy béo bở rơi vào tay hoặc công ty thuộc sở hữu nhà nước hoặc công ty nước ngoài. Vì vậy, Huawei tập trung chú trọng vào vùng nông thôn đầy thử thách

“Huawei thực sự nắm bắt được thị trường nông thôn ở những nơi mà điều kiện của nó ở mức là chúng tôi phải thiết kế rất chuyên sâu và điều chỉnh trang thiết bị để đáp ứng được các nhu cầu từ khách hàng của chúng tôi," ông Ross Gan nói

Nó bao gồm việc phát triển cơ sở hạ tầng có thể chịu được các nguồn điện khác nhau, chịu được sét và các cuộc tấn công của lũ chuột

Khi công ty phát triển và mở rộng sang thị trường nước ngoài, công ty trở thành nổi tiếng là có thể giải quyết vấn đề - lắng nghe nhu cầu hoặc các vấn đề của các khách hàng tiềm năng và thiết kế các giải pháp

Huawei nay là nhà cung cấp các thiết bị di động viễn thông lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Ericsson, phục vụ 31 trong số 50 công ty khai thác viễn thông hàng đầu. Nó cũng tự hào chiếm 55% thị phần toàn cầu trong lĩnh vực nối mạng bằng dongle 3G di động

Doanh thu trong năm 2010 vượt trên 28 tỷ đôla, và công ty dự đoán sẽ mở rộng mạnh trong 10 năm tới đạt 100 tỷ đôla

Động lực chính của công ty là công nhân của họ - trong đó 46% tham gia vào công tác nghiên cứu và phát triển (R & D). Công ty nộp đơn xin hơn 49.000 bằng sáng chế

Huawei thu hút các kỹ sư sau đại học giỏi nhất của Trung Quốc - như Zhong Jianwei, giám đốc quản lý dự án tại đơn vị thực thi kỹ thuật của công ty

Ông phát hiện thấy rằng làm việc ở đây khác xa so với hầu hết các công ty lớn khác của Trung Quốc với dây chuyền điều hành cứng nhắc đặc trưng của họ

"Hàng ngày, tôi phải liên lạc giao tiếp với nhân viên của Huawei trên khắp thế giới. Đây là mạng lưới toàn cầu," Zhong Jianwei nhận xét

"Trước đây tôi chưa bao giờ được thấy điều đó"

Để đạt được chỉ tiêu tăng trưởng của mình, Huawei cần các trải nghiệm mới

Họ sẽ không bỏ đi khu vực kinh doanh cốt lõi của mình là cung cấp các hệ thống mạng cho các nhà khai thác điện thoại di động ở 140 quốc gia - nhưng họ đang phát triển hai chiến lược trụ cột mới

Kinh doanh là việc phát triển công nghệ để giúp làm cho các công ty, thậm chí các thành phố, có hiệu quả hơn và thậm chí an toàn hơn

Tại trụ sở Thẩm Quyến, một điều khá rõ ràng là những nỗ lực rất lớn đang được tập trung vào kỹ thuật hội thảo qua video - từ các máy tính hoặc bằng điện thoại di động tới các loại hệ thống được các tập đoàn lớn và các chính phủ sử dụng. Mục đích là để đạt được gần như giao tiếp trực diện.

"Trong vòng một hai năm tới, chúng tôi sẽ từng bước rút hẹp khoảng cách từ chỗ là khoảng cách hẹp tới chỗ không còn khoảng cách nữa, thậm chí tiến tới 3D," Luo Shan, kỹ sư phát triển phần mềm hào hứng nói.

"Hiện nay chúng tôi đang làm việc trên phương diện kỹ thuật. Chúng tôi muốn cung cấp một dịch vụ cao cấp đáng tin cậy."

Công việc kinh doanh đã đưa Huawei chuyển sang lĩnh vực IT. Kế hoạch của họ là trở thành một công ty đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các giải pháp trong lĩnh vực hội tụ công nghệ cao.

Huawei cũng đã để mắt tới lĩnh vực tổ chức mạng lưới máy tính - từ việc tạo ra các phần cứng cơ bản tới phát triển phần mềm và các ứng dụng.

Họ cũng tiếp thị mạng lưới máy tính trong hộp – đưa ra các container vận chuyển tiêu chuẩn có thể vận hành như các trung tâm dữ liệu với đầy đủ các chức năng mà công ty có thể mang tới và sẵn sàng sử dụng được ngay.
Các phuơng tiện tân tiến và sáng tạo

Đối với công ty hay khách hàng có hoạt động lớn, họ chỉ cần chuẩn bị một tòa nhà trống có thể chứa được nhiều container như thế.

Huawei đang thúc đẩy rất mạnh vào thị trường người tiêu dùng - video theo yêu cầu, điện thoại, card mạng 4G, cung cấp trong các dạng hộp nhỏ hơn nhiều.

Năm nay, họ dự kiến sẽ xuất xưởng 60 triệu điện thoại di động - từ loại thấp nhất tới loại điện thoại thông minh cao cấp.

Phần lớn công việc sản xuất được hợp đồng ra ngoài - bao gồm cả với Foxconn hiện đang có một khu tổ hợp sản xuất khổng lồ gần cạnh tại Thẩm Quyến.

Huawei chủ yếu bán buôn cho các nhà khai thác điện thoại di động - mặc dù chiến lược này của họ đang thay đổi.

Sau hai thập kỷ từng là một phần rất quan trọng, nhưng "nhàm chán", trong cuộc cách mạng điện thoại di động - và phần lớn không được biết đến trong công chúng trên thế giới – nay họ thực sự chú trọng vào xây dựng thương hiệu.

Công ty sẽ tung ra loại máy tính bảng và điện thoại thông minh và thiết lập các kênh tiếp thị mới.

Bắt chước Apple, công ty có kế hoạch phát triển một mạng lưới các cửa hàng bán lẻ, ở Trung Quốc và ở nước ngoài.

Các quan ngại về an ninh

Tuy nhiên công ty Huawei có vấn đề về hình tượng của công ty mình, trong con mắt của các nhà làm luật tại Mỹ - những người cáo buộc công ty này vẫn duy trì liên kết của họ với quân đội Trung Quốc

Trích dẫn quan ngại về an ninh quốc gia, họ đã phủ quyết 2 hợp đồng mà theo đó Huawei muốn mua các công ty công nghệ Mỹ

Huawei từ lâu vẫn bác bỏ các quan ngại như vậy và nhấn mạnh rằng đây là một công ty thuộc sở hữu của nhân viên, một công ty luôn sẵn sàng tham gia thảo luận nghiêm túc với những người vẫn nói xấu họ để chấm dứt những cáo buộc

"Không có liên hệ gì giữa Huawei và quân đội," Ross Gan nhấn mạnh

"Thực tế về công ty Huawei là đây là một công ty tư nhân, hoàn toàn thuộc sở hữu của nhân viên, họ chính là các cổ đông và công ty hoạt động trên cơ sở thương mại và chỉ có vậy thôi"

Nói như vậy, nhưng công ty đã làm khó cho chính họ. Họ chỉ mới dỡ bỏ chiếc áo choàng bí mật che giấu các thành viên hội đồng quản trị của họ trong tháng 4 năm 2011 vừa qua

Nick Mackie - Thẩm Quyến
 
Last edited:
Tập đoàn điện tử Trung Quốc vấp phải “bức tường Mỹ”
- Tập đoàn dịch vụ điện tử viễn thông lớn thứ hai thế giới Hoa Vi (Huawei Group) của Trung Quốc đã vấp phải “bức tường Mỹ”, khi tìm cách thu mua sáp nhập, kiểm soát thị trường thế giới

Tờ “Tham khảo kinh tế” cho biết Huawei Group ngày 16/11tuyên bố chi 530 triệu USD thu mua 49% cổ phần của “Công ty liên doanh Hoa Vi-Symantec”. Nếu dịch vụ thu mua này thành công thì Huawei Group sẽ sở hữu 100% vốn của công ty liên doanh này

Nhưng ngay lập tức, một ủy ban của Quốc hội Mỹ đã yêu cầu Chính phủ Mỹ ngăn chặn vụ sáp nhập này. Nghị sĩ Cộng hòa Mike Roger yêu cầu các cơ quan an ninh phải xem xét kỹ vấn đề này vì nó làm tổn hại nghiêm trọng tới an ninh quốc gia Mỹ

Ngoài ra, ông cũng lưu ý các cơ quan an ninh quốc gia phải theo dõi nghiêm ngặt Tập đoàn dịch vụ thương mại điện tử Trung Hưng của Trung Quốc hiện cũng đang săn lùng mua lại các công ty kỹ thuật điện tử cao của Mỹ. Vì những dịch vụ này ảnh hưởng nghiêm trọng tới an ninh quốc gia

Trước sự kiện trên, ngày 17/11, người phát ngôn Ross Gan của Huawei Group nói với “Tin kinh tế hàng ngày” (The Economic Daily News) rằng khách hàng chủ yếu của liên doanh này là các cơ quan tài chính ngân hàng, năng lượng, giáo dục, y tế và các cơ quan nhà nước ở Trung Quốc, chứ không phải là khách hàng trên đất Mỹ. Vì vậy, giao dịch mua lại này là hoàn toàn hợp lý, không ảnh hưởng đến anh ninh quốc gia Mỹ. Năm 2010, doanh số của “Công ty liên doanh Hoa Vi-Symantec” đạt 2 tỉ USD và năm 2011 dự kiến đạt 4 tỉ USD, chiếm 51% thị phần ở Trung Quốc

Trưởng ban ngoại vụ William Plummer của Huawei Group cho biết hiện nay tập đoàn này có quan hệ nghiệp vụ và cung cấp trang thiết bị điện tử cho 45 trong số 50 công ty thương mại điện tử lớn nhất thế giới. Nhưng từ trước tới nay, chưa có nước nào phàn nàn về vấn đề tổn hại an ninh quốc gia. Bởi vậy, đây chỉ là cái cớ để Quốc hội Mỹ ngăn cản sự hợp tác của các công ty điện tử viễn thông Mỹ với Huawei Group cùng các công ty điện tử khác của Trung Quốc

Ông William Plummer cho biết đây không phải là lần đầu Quốc hội Mỹ ngăn cản Huawei Group mua lại cổ phần của các công ty điện tử tin học Mỹ. Năm 2008, Quốc hội Mỹ đã ngăn cản Huawei Group mua lại cổ phần của công ty điện tử 3Com, cũng với lý do an ninh quốc gia

Tháng 8/2010, một số nghị sĩ Quốc hội Mỹ đã gửi thư lên Tổng thống Obama và Bộ trưởng tài chính Geithner ngăn cản Huawei Group mua lại cổ phần của Công ty cung ứng thiết bị điện tử viễn thông Sprint Nextel. Cuối năm 2010, Chính phủ Mỹ cũng đã ngăn cản Huawei Group có kế hoạch tiếp tục mua lại cổ phần của “Công ty điện tử 3Com” và một phần cổ quyền của hãng Motorola

Người phát ngôn William Plummer cho rằng lý do “an ninh quốc gia” mà Quốc hội Mỹ đưa ra không có căn cứ mà chủ yếu do phía Mỹ lo ngại Huawei Group cũng và các công ty điện tử viễn thông Trung Quốc khác lấn át ngành điện tử viễn thông Mỹ. Bởi vì sau khi mua lại cổ phần của các công ty này, Huawei Group sẽ sở hữu hơn 900 bản quyền sáng chế phát minh kỹ thuật của các công ty điện tử Mỹ. Qua đó, Huawei Group sẽ nhanh chóng chiếm lĩnh thêm thị phần thế giới

Theo đánh giá của công ty đầu tư vốn Columbia Capital của Mỹ, doanh thu của Huawei Group năm 2011 dự kiến đạt 4 tỉ USD, năm 2012 tới 7 tỉ USD, năm 2015 lên tới từ 15 tỉ tới 20 tỉ USD. Với đà phát triển này, trong vòng 10 năm nữa, doanh thu của Huawei Group có thể tới 100 tỉ USD. Hiện nay Huawei Group có hơn 40.000 nhân viên, trong đó 48% nhân lực chuyên nghiên cứu và phát triển các chương trình ứng dụng mới

Huawei Group được xếp thứ 28 trong số 50 công ty xuyên quốc gia mạnh nhất thế giới về dịch vụ cung ứng trang thiết bị điện tử với gần 1 tỉ khách hàng trong và ngoài nước. Nếu mua lại được cổ phần của các công ty điện tử Mỹ, Huawei Group sẽ sở hữu thêm được nhiều bản quyền kỹ thuật và như vậy chẳng khác gì “cọp được chắp thêm cánh” trong việc cạnh tranh với các công ty điện tử Mỹ. Đây mới là lý do khiến các nghị sĩ Quốc hội Mỹ lo ngại và tìm cách ngăn cản Huawei Group mua lại các cổ phần của công ty Mỹ

Tiền thân của Huawei Group là Công ty TNHH thiết bị kỹ thuật điện tử viễn thông do ông Nhiệm Chính Phi, một quân nhân chuyển ngành, thành lập năm 1988 tại thành phố Thâm Quyến. Từ công ty nhỏ bé nay Huawei Group đã phát triển thành một tập đoàn lớn mạnh hàng đầu trong nước và thế giới có sức cạnh mạnh mẽ trên thị trường

Tờ “Tham khảo kinh tế” cho rằng không riêng gì Huawei Group, các tập đoàn điện tử viễn thông khác của Trung Quốc như Tập đoàn điện tử viễn thông Trung Hưng cũng bị Mỹ ngăn cản. Ngoài ra, các tập đoàn dầu khí của Trung Quốc cũng bị cạnh tranh và Mỹ ngăn cản như Công ty dầu khí ngoài khơi Trung Quốc (CNOOC) năm 2005 có kế hoạch mua lại công ty dầu khí Unocal của Mỹ với giá 20 tỉ USD, nhưng bị Mỹ ngăn cản. Năm 2009, Công ty nhôm Trung Quốc chi 19,5 tỉ USD mua lại cổ phần của RioTinto cũng bị Mỹ xúi giục nên chính phủ Australia phản đối

Tờ báo than phiền việc mua lại cổ phần ở nước ngoài của các công ty Trung Quốc, nhất là mua lại công ty của Mỹ giống như “chui vào bụi gai mà không hái được hoa” vì luôn bị các nước phương Tây và Mỹ ngăn chặn. Lần này, Huawei Group cũng lại đụng đầu vào “bức tường Mỹ”
 
Last edited:
Vì sao 'đại gia' viễn thông Trung Quốc bị ghẻ lạnh ?
Chính phủ Australia vừa quyết định cấm Huawei, tập đoàn cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất của Trung Quốc, tham gia đấu thầu để thiết lập một mạng lưới Internet tốc độ cao

Tạp chí Australian Financial Review hôm 26/3 dẫn lời Thủ tướng Australia Julia Gillard cho biết, động thái trên là một trong những "quyết định thận trọng" mà chính phủ của bà phải đưa ra để đảm bảo mạng lưới Internet này hoạt động thích đáng

Nhiều người hoài nghi về sự phát triển thần kỳ của Huawei có lực đỡ từ Chính phủ Trung Quốc

Theo báo trên, việc Chính phủ Australia có quyết định cấm Huawei dự thầu là xuất phát từ khuyến cáo của giới chức tình báo nước này. Từ năm ngoái, giới chức đã thông báo với Huawei rằng tập đoàn sẽ bị ngăn chặn tham gia đấu thầu dự án nói trên vì những quan ngại về các vụ tấn công mạng bị cho là có nguồn gốc từ Trung Quốc

Hồi năm 2011, các địa chỉ thư điện tử của Thủ tướng Gillard, một số nghị sĩ và bộ trưởng Australia bị tin tặc tấn công và kết quả điều tra cho thấy xuất phát từ Trung Quốc. Bắc Kinh chưa có phản ứng về thông tin mới nói trên

Huawei đã bày tỏ sự thất vọng đối với quyết định nói trên và một phát ngôn viên của công ty này ở Australia đã bác bỏ những lời bóng gió cho rằng Huawei là một nguy cơ về an ninh

Trên thực tế, đây không phải là thị trường đầu tiên trên thế giới "đề phòng" với mối nguy an ninh từ Huawei. Năm 2010, Ấn Độ cũng từng cấm nhập các thiết bị viễn thông của các công ty Trung Quốc (trong đó có Huawei) vì lý do an ninh

Nhóm thiết bị viễn thông này chỉ lọt qua "khe cửa hẹp" của Ấn Độ sau khi các nhà sản xuất Trung Quốc đồng ý chấp nhận cung cấp cho cơ quan an ninh Ấn Độ thuật toán giải mã dữ liệu được gửi qua mạng của họ, giải tỏa nỗi lo về việc các thiết bị có thể bị cài đặt phần mềm có hại

Tuy nhiên, quãng thời gian từ khi lệnh cấm bắt đầu cho tới khi tạm giải tỏa đã gây tổn hại không ít tới lợi ích của các hãng viễn thông Trung Quốc

Mỹ là một thị trường cũng dè chừng với các sản phẩm viễn thông như của Huawei. Tháng 2 năm ngoái, Huawei phải ngưng thỏa thuận trị giá 2 triệu USD mua lại Công ty Công nghệ máy chủ 3Leaf. Ủy ban Giám sát đầu tư nước ngoài của Mỹ đã ngăn cản thỏa thuận trên, sau khi đánh giá về những rủi ro an ninh có thể xảy ra

Tháng 8/2010, 8 nghị sĩ thuộc Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ cũng gửi thư cho chính phủ phản đối việc Huawei nhận hợp đồng cung cấp thiết bị mạng trị giá hàng tỷ USD cho nhà mạng lớn thứ ba của Mỹ là Sprint Nextel

Theo The Wall Street Journal, Sprint Nextel đã phải loại trừ cả Huawei lẫn một nhà cung cấp thiết bị viễn thông khác của Trung Quốc là ZTE khỏi dự án nâng cấp trị giá khoảng 8,5 tỷ USD. Một số quan chức quân sự Mỹ cho rằng, quân đội Trung Quốc có thể sử dụng các thiết bị của Huawei hoặc ZTE để phá vỡ và đánh chặn thông tin liên lạc của Mỹ

Wall Street Journal dẫn một tuyên bố của Lầu Năm Góc nêu rõ: "Bộ Quốc phòng rất quan ngại về năng lực mạng đang trỗi dậy của Trung Quốc hoặc bất cứ mối đe dọa tiềm tàng nào"

Được thành lập năm 1987 tại Thâm Quyến, lúc đầu Huawei chỉ đơn thuần là đại lý bán lẻ cho một nhà phân phối ở Hồng Kông, nhưng chỉ với 3 năm, Huawei đã cho ra đời nhãn hiệu đầu tiên của mình Huawei - BPX

Sau một thời gian ngắn, Huawei đã bắt đầu phát triển và trở thành nhà cung cấp hàng đầu trong lĩnh vực điện thoại giá rẻ và chiếm thị phần lớn nhất ở vùng nông thôn khổng lồ của Trung Quốc cũng như trở thành đối tác đầu tiên của những công ty nước ngoài như Acatel và Cisco

Không chỉ thành công ở trong nước, Huawei còn vươn sang các thị trường khác như châu Phi, Trung Đông và cả Đông Nam Á...

Trong chiến lược của công ty, phương Tây sẽ là đích đến cuối cùng. Trên thực tế, tiếng Anh hiện đã trở thành ngôn ngữ chính của công ty này. Sự lớn mạnh nhanh như thổi của Huawei trong một thời gian ngắn là một yếu tố quan trọng dẫn tới những quan điểm hoài nghi về an ninh của nhiều quốc gia

Không ít chuyên gia phân tích cho rằng, phía sau sự phát triển thần kỳ của Huawei có lực đỡ từ Chính phủ Trung Quốc
 
Last edited:
Sức mạnh của Trung Quốc - Ai sợ Huawei ?
Sự nổi lên của Huawei đang gieo rắc nỗi sợ hãi về vấn đề an ninh mạng cho cả thế giới. Tuy nhiên, vấn đề không chỉ nằm ở Trung Quốc

Các công ty Trung Quốc đang bắt đầu có được những thắng lợi bước đầu trên thị trường toàn cầu. Huawei vừa vượt qua Ericsson để trở thành nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới

Mặc dù rất nhiều người nước ngoài không thể phát âm đúng tên của Huawei (một số người thậm chí còn gọi là Hawaii), tập đoàn này đang ngày càng hùng mạnh hơn, có khả năng đối đầu với những “ông lớn” trong thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt

Huawei chính là lá cờ đầu trong cuộc đổ bộ của các doanh nghiệp Trung Quốc vào các thị trường phương Tây. Trong giai đoạn khởi đầu, Ren Zhengfei, người sáng lập Huawei, cũng đã phải vật lộn rất vất vả đề giành giật thị phần ngay trên sân nhà. Tuy nhiên, sau những năm phát triển như vũ bão, giờ đây Huawei không chỉ chiến thắng ở Trung Quốc mà còn vươn ra thế giới

Ở châu Âu, hơn 1 nửa các thiết bị viễn thông 4G là do Huawei cung cấp. Đồng thời, Huawei cũng đang trở thành một đối thủ cạnh tranh đáng gờm trên thị trường điện thoại di động. Giá trị của gã khổng lồ này đã lên tới 32 tỷ USD với 140.000 nhân công và phục vụ khách hàng ở 140 nước

Nỗi sợ hãi mang tên Huawei

Sự thành công của Huawei đáng được ngưỡng mộ, nhưng chính nó cũng gieo rắc sự sợ hãi cho cả thế giới chứ không chỉ cho các đối thủ cạnh tranh

Huawei được cho là có quan hệ quá chặt chẽ với Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA). Các nước phương Tây lo ngại rằng mạng lưới viễn thông mà Huawei đang xây dựng ở khắp nơi trên thế giới đang được sử dụng để theo dõi cả thế giới trong thời bình và sẽ ngay lập tức bị ngừng hoạt động nếu chiến tranh xảy ra. Giới quan sát nhận định Huawei chính là thứ vũ khí đẩy uy lực của Trung Quốc

Thậm chí, một vài nước đã đưa ra những phản ứng phòng vệ quyết liệt. Hồi đầu năm, Australia đã “cấm cửa” Huawei để tự xây dựng mạng viễn thông. Huawei cũng vấp phải nhiều khó khăn trong việc mở rộng hoạt động thương mại tại Ấn Độ. Trong khi đó, Mỹ đang tiến hành điều tra liệu Huawei có dính dáng đến những vụ tấn công của tin tặc xảy ra liên tiếp gần đây hay không

Các chính phủ phương Tây cũng đang nghi ngờ về các khoản vay lãi suất thấp và các khoản tài trợ xuất khẩu được cấp tràn lan cho các công ty trong đó có Huawei. Ủy ban châu Âu (EC) đang tiến hành các cuộc điều tra và nhiều người nghi ngờ Huawei nhận được sự trợ giúp lớn của chính phủ Trung Quốc để có thể thực hiện các hoạt động gián điệp

Thông thường, những lập luận chống lại các hàng hóa nhập khẩu phải được xem xét cẩn thận bởi rất có thể đây là công cụ để các nhà kinh tế tuân theo chủ nghĩa bảo hộ đánh bại các tập đoàn mới nổi có được sự phát triển vượt bậc

Tuy nhiên, lo lắng về an ninh trong lĩnh vực viễn thông vấn là điều hợp lý: những báo cáo gần đây cho thấy các hacker Trung Quốc đã cố gắng ăn cắp bí mật thương mại của các công ty phương Tây. Là 1 công ty tạo lập mạng lưới viễn thông, không có gì là khó khăn để Huawei có thể phát tán các phần mềm độc hại (malware) và ăn cắp các dữ liệu nhạy cảm

Đi tìm giải pháp

Tuy nhiên, ngăn cấm Huawei tham gia vào các hợp đồng thương mại cũng thực sự là 1 sai lầm. Có 2 lí do giải thích cho điều này. Đầu tiên, những lợi ích mà nền kinh tế thu được từ sự cạnh tranh của Huawei nói riêng và Trung Quốc nói chung là rất lớn

Cuộc đua đang diễn ra góp phần thúc đẩy tăng trưởng và đem lại của cải. Các sản phẩm có giá rẻ nhưng hiệu quả của Huawei là nhân tố quan trọng dẫn đến sự thành công của cuộc cách mạng viễn thông ở châu Phi

Thứ 2, các nhà sản xuất Trung Quốc đã trở thành một phần không thể tách rời của chuỗi sản xuất thiết bị viễn thông toàn cầu. Nếu như Huawei hay ZTE – một hãng viễn thông lớn khác của Trung Quốc – bị cấm trong khi các hãng lớn khác như Alcatel-Lucent hay Ericsson được phép hoạt động tự do, các chính trị gia có thể thở phào nhẹ nhõm. Tuy nhiên, vẫn không có gì có thể đảm bảo an toàn

Để giải quyết triệt để vấn đề này, giải pháp ở đây là các hoạt động phải được kiểm soát chặt chẽ ở tất cả các doanh nghiệp chứ không riêng gì các công ty Trung Quốc. Chính phủ nên qui định rõ ràng các điều kiện mà các công ty viễn thông cần phải có để hoạt động

Các thiết bị cũng cần được đảm bảo an toàn cho dù được sản xuất bởi bất cứ ai. Điều này có nghĩa là cần phải biết rõ nguồn gốc của phần cứng cũng như phần mềm và cần phải có 1 hệ thống kiểm tra chuỗi cung ứng sản phẩm

Chắc chắn là hệ thống kiểm tra gắt gao sẽ khiến chi phí bị đội lên, nhưng chi phí này vẫn thấp hơn rất nhiều so với những thiệt hại mà cách làm như hiện nay gây ra. Cấm cửa các doanh nghiệp Trung Quốc chỉ khiến cạnh tranh bị bóp méo và giá cả tăng lên mà thôi

Huawei cũng có thể góp phần làm dịu nỗi lo của nhà đầu tư. Cấu trúc sở hữu không rõ ràng và văn hóa hay giấu giếm của Huawei đã phá hủy danh tiếng của chính nó. Huawei cần phải minh bạch và cởi mở hơn nữa. Niêm yết trên sàn chứng khoán có thể giải quyết được vấn đề này

Minh Anh
 
Last edited:
Mỹ khuyến cáo doanh nghiệp tránh làm ăn với Huawei và ZTE
– Ủy ban tình báo Hạ viện Mỹ ngày 8-10 ra báo cáo cảnh báo các doanh nghiệp Mỹ tránh làm ăn với hai công ty công nghệ hàng đầu Trung Quốc Huawei và ZTE vì hai công ty này có thể gây ra mối de dọa an ninh đối với Mỹ

Lo ngại trước các vụ tấn công mạng có nguồn gốc từ Trung Quốc, báo cáo đề nghị không mua các linh kiện từ hai công ty này để lắp đặt vào hệ thống máy tính của các văn phòng chính phủ Mỹ nhằm ngăn ngừa rủi ro gián điệp. Báo cáo cảnh báo các phần mềm và phần cứng độc hại có thể được cấy vào các linh kiện viễn thông do hai công ty này sản xuất và bán cho các khách hàng Mỹ

Ủy ban tình báo Hạ viện kêu gọi Ủy ban đầu tư nước ngoài của chính phủ Mỹ (CFIUS) ngăn chặn các vụ sát nhập, thâu tóm mà Huawei và ZTE thực hiện ở Mỹ

Báo cáo viết: “Trung Quốc có các phương tiện, cơ hội và động cơ để sử dụng các công ty viễn thông phục vụ các ý đồ xấu”

Báo cáo nói hai công ty trên đã không thể trả lời những câu hỏi về mối quan hệ với chính phủ Trung Quốc cũng như thông tin chi tiết về các hoạt động của họ tại Mỹ. Công ty Huawei không thể cung cấp các thông tin về lịch sử, cơ cấu tài chính, cấu trúc và hệ thống quản lý của doanh nghiệp. Trong khi đó, ZTE từ chối cung cấp tài liệu về các hoạt động của công ty này ở Iran

Huawei phủ nhận được chính phủ Trung Quốc tài trợ vốn để tiến hành nghiên cứu và phát triển cho quân đội Trung Quốc. Tuy nhiên, Ủy ban tình báo Hạ viện cho biết đã nhận được các tài liệu nội bộ của Huawei cho thấy công ty này cung cấp các dịch vụ mạng lưới đặc biệt cho một cơ quan thuộc bộ phận chiến tranh mạng máy tính của Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc

Báo cáo cho biết Ủy ban tình báo Hạ viện nhận thông tin đánh giá từ các chuyên gia ngành công nghệ, cựu nhân viên lẫn các nhân viên đang làm việc tại Huawei cho rằng Huawei có thể đang vi phạm luật pháp Mỹ bao gồm các hành vi hối lộ thương mại và việc sử dụng các phần mềm lậu của Huawei tại Mỹ. Ủy ban tình báo Hạ viện nói sẽ chuyển các cáo buộc cho chính phủ để tiếp tục đánh giá và mở rộng điều tra

Các khuyến nghị được đưa ra là kết quả của một năm điều tra, bao gồm cuộc điều trần vào tháng trước tại quốc hội Mỹ. Tại cuộc điều trần, các giám đốc điều hành của hai công ty Huawei và ZTE đã bác bỏ cáo buộc nói công ty của họ gây ra mối đe dọa an ninh cho Mỹ

Các khuyến nghị của Ủy ban tình báo Hạ viện Mỹ có thể cản trở tham vọng mở rộng kinh doanh ở thị trường Mỹ của hai công ty Huawei và ZTE

Huawei là công ty tư nhân được thành lập bởi một cưu kỹ sư quân đội Trung Quốc. Huawei đã phát triển nhanh chóng, vươn lên thành nhà cung cấp thiết bị mạng lưới viễn thông lớn thứ hai thế giới và đang có mặt ở hơn 140 quốc gia. ZTE là nhà sản xuất điện thoại di động lớn thứ tư thế giới với 90.000 nhân viên trên toàn cầu
 
Last edited:
Huawei sẽ đạt 100 tỉ USD doanh thu cho năm 2018

dien-thoai-huawei_30172594.jpeg

Doanh thu hãng sản xuất smartphone có thị phần lớn thứ nhì thế giới tăng 15% trong nửa đầu năm nhờ trí tuệ nhân tạo, IoT, điện toán đám mây...
Doanh thu sẽ vượt 100 tỉ USD

Doanh thu của Huawei vào năm 2018 sẽ vượt 100 tỉ USD lần đầu tiên, ông chủ hàng đầu về công nghệ Trung Quốc vừa cho biết

Chia sẻ với CNBC bằng tiếng phổ thông thông qua một dịch giả, Eric Xu, một trong những Chủ tịch luân phiên tại Huawei cho biết, việc kinh doanh đang tăng trưởng "tốt hơn một chút" so với dự kiến

"Không có vấn đề gì mà chúng ta có thể đạt mốc 100 tỉ USD", Xu nói, Xu không nói chi tiết về những gì đã thúc đẩy tăng trưởng

Huawei đã tạo ra 325,7 tỉ NDT doanh thu trong 6 tháng đầu năm 2018, hoặc khoảng 49 tỉ USD, theo tỷ giá hối đoái vào cuối kỳ báo cáo đó. Đối với tất cả năm 2017, công ty Trung Quốc báo cáo doanh thu 92,5 tỉ USD dựa trên tỷ giá hối đoái cuối năm

Sự tăng trưởng cho đến nay đã được thúc đẩy bởi hiệu suất mạnh mẽ trong một loạt các doanh nghiệp, đặc biệt là bộ phận người tiêu dùng đã tiếp tục tăng. Huawei hiện là nhà sản xuất smartphone lớn thứ hai thế giới theo thị phần, đứng trước Apple

huawei_30170601.jpg

Mọi người thử sử dụng điện thoại thông minh Huawei tại một cuộc triển lãm

Tăng trưởng ổn định nhờ đầu tư mạnh vào nghiên cứu

Với mảng thiết bị di động, chỉ tính riêng dòng máy Huawei Nova đã có hơn 50 triệu người sử dụng trên toàn cầu. Tổng lượng smartphone dòng này xuất xưởng nửa đầu năm 2018 tăng 60% so với cùng kỳ năm ngoái

Các chuyên gia phân tích nhận định thành công của Huawei gần đây là kết quả của quá trình đầu tư hoạt động nghiên cứu và phát triển mạnh mẽ, ứng dụng công nghệ mới vào smartphone

Báo cáo cho thấy mỗi năm tập đoàn dành hơn 10% doanh thu cho R&D, thuê 80.000 nhân công, chiếm 45% tổng số lao động. Riêng năm 2017, mức đầu tư cho hoạt động này của nhà sản xuất Trung Quốc đạt 13,75 tỉ USD, xếp vị trí thứ 6 trong ngành smartphone toàn cầu

Doanh nghiệp dự tính sẽ tiếp tục tăng tỉ trọng đầu tư vào R&D với hứa hẹn ra mắt thị trường nhiều công nghệ mới. Trong đó smartphone hỗ trợ mạng 5G dự kiến xuất xưởng vào nửa cuối năm 2019

Tính cả năm nay, tập đoàn Trung Quốc dự báo sẽ xuất xưởng tổng cộng 200 triệu chiếc smartphone, tăng hơn 31% so với năm 2017. Với giá trị thương hiệu 8,4 tỉ USD, Huawei hiện trong danh sách 100 thương hiệu giá trị nhất thế giới năm 2018


Trang Lê
 
Lệnh trừng phạt Huawei phủ bóng lên chuỗi cung ứng hàng chục tỷ USD
Thu về gần 100 tỷ USD doanh thu, Huawei cũng chi ra khoảng 14 tỷ USD để mua linh kiện từ những nhà cung ứng nước ngoài

Việc nhiều quốc gia chặn các sản phẩm của Huawei trước áp lực ngày càng tăng của Mỹ đang đe dọa tấn công chuỗi cung ứng xuyên biên giới của đại gia công nghệ dự báo thu về 100 tỷ USD trong năm nay, theo đánh giá của Nikkei

huawei-4-1544112594-6801-15441-2422-2684-1544988936.png

Gian hàng của Huawei tại triển lãm công nghệ CES hồi tháng 6 ở Trung Quốc

Được thành lập năm 1987 bởi Nhậm Chính Phi (Ren Zhengfei), Huawei hiện là hãng cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới và là hãng sản xuất smartphone lớn nhì toàn cầu, với 180.000 nhân viên. Tuy vậy, không như các đại gia công nghệ Trung Quốc khác, Huawei chủ yếu hoạt động ở thị trường nước ngoài

Năm 2017, Huawei báo cáo doanh thu khoảng 603,62 tỷ nhân dân tệ (tương đương 87,4 tỷ USD theo tỷ giá hiện tại), cách không xa so với quy mô doanh thu của Microsoft hay Alphabet - công ty mẹ của Google, mặc dù ít hơn một nửa so với Apple. Tuy nhiên, con số này đủ để tạo khoảng cách với hai đối thủ lớn nhất của Huawei trong lĩnh vực thiết bị viễn thông là Nokia và Ericsson với doanh thu ròng lần lượt là 23,1 tỷ euro (khoảng 26 tỷ USD) và 201,3 tỷ krona (22,2 tỷ USD)

Để đem lại con số doanh thu như vậy, Huawei cũng chi ra khoảng 14 tỷ USD cho việc mua các linh kiện bán dẫn từ các nhà cung cấp bên ngoài. Tuy nhiên điều này được nhiều chuyên gia đánh giá sẽ để lại một lỗ hổng rủi ro lớn nếu tình hình căng thẳng Mỹ - Trung không có dấu hiệu hạ nhiệt

Trong một bản danh sách dài các nhà cung cấp chính cho Huawei, ngoài những cái tên từ Trung Quốc, vẫn còn nhiều công ty đa quốc gia khác. Trong đó có thể kể đến các nhà sản xuất chip có trụ sở tại Mỹ như Broadcom, Qualcomm, cung ứng màn hình từ Japan Display hay nhà cung cấp chip nhớ Hàn Quốc SK Hynix

Phần lớn trong số 14 tỷ USD được Huawei chi ra để mua linh kiện từ các công ty của Mỹ, với 1,8 tỷ USD cho Qualcomm và 700 triệu USD cho Intel, theo thông tin từ truyền thông Trung Quốc

Huawei cũng chi ra khoảng 500 tỷ yen (tương đương 4,41 tỷ USD) trong năm 2017 để mua sắm linh kiện từ các công ty Nhật Bản và cho biết có kế hoạch tăng gấp đôi số lượng mua từ một số nhà cung cấp vào năm 2020

Tuy nhiên triển vọng kinh doanh suy yếu do các lệnh trừng phạt có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chuỗi cung ứng này

Ngày 7/12, Mạnh Vãn Chu, Giám đốc tài chính kiêm Phó chủ tịch Huawei, đã bị Tòa án tối cao của Canada cáo buộc "âm mưu lừa đảo nhiều tổ chức tài chính" và có thể phải ngồi tù trên 30 năm nếu bị kết tội và dẫn độ về Mỹ. Mạnh Vãn Chu bị nghi ngờ nói dối một ngân hàng tại Mỹ, nhằm sử dụng công ty con SkyCom để bán nhiều thiết bị máy tính cho Iran trong giai đoạn 2009-2014, vi phạm lệnh cấm vận của Washington nhằm vào Tehran

Edison Lee – nhà phân tích tại Jefferies cảnh báo Huawei có thể bị giáng đòn như đối thủ ZTE. Hồi tháng 4, Mỹ cấm các công ty trong nước bán hàng cho ZTE, vì công ty này vi phạm lệnh trừng phạt lên Iran và việc này có thể đẩy ZTE đến bờ vực sụp đổ. Nếu Mỹ cũng phạt Huawei vì bán hàng của Mỹ sang Iran, họ "có thể ngay lập tức áp lệnh cấm xuất khẩu". "Chúng tôi cho rằng hậu quả từ lệnh cấm của Mỹ với Huawei cũng sẽ tương tự với ZTE. Tức là khiến việc kinh doanh bị đình trệ", ông giải thích

Nhưng với chuỗi cung ứng rộng lớn, không chỉ Huawei phải đối mặt với những lệnh trừng phạt khắt khe từ Mỹ mà còn khiến tác động của quyết định này vượt xa phạm vi của đại gia công nghệ Trung Quốc

Huawei có quy mô lớn hơn nhiều ZTE, với doanh thu gấp khoảng 5 lần. Đại gia công nghệ của Trung Quốc ước tính chiếm khoảng 5% doanh thu của Qualcomm

Cổ phiếu của TDK và SK Hynix đã giảm khoảng 10% sau tin tức về vụ bắt giữ Giám đốc tài chính của Huawei Mạnh Vãn Chu (Meng Wanzhou). Hai công ty này là đối tác cung ứng pin và chip nhớ cho điện thoại thông minh của Huawei, với quy mô đơn hàng tương đương khoảng vài phần trăm doanh thu

Không chỉ có những tác động trực tiếp, những đòn trả đũa liên tục được đưa ra cũng khiến khủng hoảng tại Huawei không dừng ở phạm vi một công ty. Trong khi một số quốc gia đã theo chân Mỹ cấm Huawei tham gia vào thị trường nội địa do lo ngại an ninh quốc gia thì một số công ty Trung Quốc cũng ra đòn trả đũa các doanh nghiệp Mỹ. Một số tập đoàn lớn đã thúc giục nhân viên tẩy chay các sản phẩm của Apple và thay vào đó là mua sản phẩm từ Huawei thay thế

Minh Sơn
 
Đòn toàn diện của Mỹ
Mới đây, một số nguồn tin tiết lộ Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể sẽ cấm doanh nghiệp nước này mua thiết bị của Tập đoàn Huawei (Trung Quốc)

Nếu như vậy thì đây là diễn biến căng thẳng tiếp theo của vụ “khủng hoảng” liên quan đến Huawei kể từ khi Phó chủ tịch kiêm Giám đốc tài chính Mạnh Vãn Chu bị Canada bắt giữ hồi đầu tháng

Vụ bắt giữ là “loạt đạn” mạnh nhất trong xung đột thương mại Mỹ - Trung. Khi đó, Washington đã công khai tuyên bố phải cân bằng cạnh tranh, bao gồm ngăn chặn hành vi đánh cắp hoặc chuyển giao công nghệ không phù hợp với Mỹ

Thực tế, đây không thể xem là hành động của một quốc gia nhằm ngăn chặn sự phát triển của một tập đoàn kinh tế. Chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Trump cho rằng nước này “trở thành nạn nhân quá lâu rồi”, nên không còn dung túng cho các chiêu trò vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, quan hệ thương mại bất bình đẳng

Mặt khác, Washington đang đẩy mạnh thực thi pháp luật trước các hành vi vi phạm của một số công ty và cá nhân ngoại quốc. Hồi tháng 10, Mỹ cũng đã bắt giữ một nhân viên của Bộ An ninh quốc gia Trung Quốc với cáo buộc gián điệp. Đến tháng 11, một số nhân viên của tập đoàn công nghệ liên quan Trung Quốc lại bị bắt giữ vì tội ăn trộm thiết kế chip của Mỹ

Chính vì thế, có thể nói Washington đang tung đòn toàn diện để thực thi pháp lý trước những vi phạm thương mại của các tập đoàn nước ngoài


Drew Thompson
Chuyên gia tại Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Singapore
 
Huawei lần đầu vượt mốc doanh số 100 tỷ USD
Tập đoàn Trung Quốc vừa công bố kết quả kinh doanh tươi sáng bất chấp sức ép từ Mỹ thời gian qua...

shutterstock1025317153-1553835873191466158060-crop-155383588195413555896.jpg

Huawei hiện là nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới và là thương hiệu smartphone hàng đầu với tăng trưởng nhanh hơn Samsung và Apple

Ngày 29/3, Tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc công bố kết quả kinh doanh năm 2018, trong đó doanh thu đạt khoảng 721 tỷ Nhân dân tệ (107 tỷ USD), tăng 19,5%, vượt mức dự báo được công ty này đưa ra hồi đầu năm. Đây là lần đầu tiên Huawei vượt qua mốc doanh số 100 tỷ USD, bất chấp những rắc rối liên quan tới chính trị thời gian qua

Năm ngoái, lợi nhuận của Huawei đạt 59,3 tỷ Nhân dân tệ (8,8 tỷ USD), giảm nhẹ so với mức tăng 28% của năm trước

Huawei hiện là nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới và là thương hiệu smartphone hàng đầu với tăng trưởng nhanh hơn Samsung (Hàn Quốc) và Apple (Mỹ)

Mảng kinh doanh hàng tiêu dùng và smartphone tiếp tục đạt tăng trưởng mạnh nhất và đóng góp 48% vào tổng doanh thu của tập đoàn Trung Quốc. Năm ngoái, doanh số smartphone của Huawei đạt hơn 200 triệu chiếc, đẩy doanh thu mảng tiêu dùng lên khoảng 349 tỷ Nhân dân tệ (51,8 tỷ USD), tương đương mức tăng hơn 45%

Richard Yu, CEO mảng kinh doanh tiêu dùng của Huawei, hồi đầu năm tuyên bố hãng này sẽ vượt Samsung trở thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới vào năm 2020

Theo hãng nghiên cứu thị trường IDC, năm ngoái, tuy Huawei bán được ít smartphone hơn so với Samsung và Apple, nhưng lại là nhà sản xuất điện thoại duy nhất báo tăng trưởng doanh số. Doanh số điện thoại của Huawei tăng 33% trong năm ngoái, so với mức giảm 8% của Samsung và 3% của Apple

Huawei hiện vẫn phải đối mặt với sức ép lớn về chính trị. Mỹ đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo rằng các thiết bị mạng 5G của hãng này có thể là "sân sau" gián điệp cho bắc Kinh, đe dọa tới an ninh quốc gia. Nước này kêu gọi các nước đồng minh ra lệnh hạn chế hoặc cấm sử dụng các thiết bị của Huawei trong mạng 5G của mình. Một số quốc gia như Australia, Anh cũng đã có những động thái thận trọng hơn đối với sản phẩm của Huawei

Trong khi đó, Huawei phủ nhận mọi cáo buộc sản nói rằng sản phẩm của công ty đe dọa an ninh quốc gia. Đầu tháng 3, công ty này đâm đơn kiện Chính phủ Mỹ vì đã cấm các cơ quan liên bang sử dụng sản phẩm của hãng

Phương Linh
 
Cận cảnh khu trụ sở 2 tỷ USD mang phong cách châu Âu của Huawei
Tập đoàn công nghệ Trung Quốc Huawei cách đây ít lâu đã đưa vào sử dụng một khu trụ sở mới mang phong cách kiến trúc châu Âu...


Trong những năm gần đây, nhiều tập đoàn công nghệ lớn của thế giới như Apple, Amazon, Google, Microsoft... đua nhau chi hàng tỷ USD để mở rộng trụ sở hoặc xây trụ sở mới. Huawei cũng không nằm ngoài xu hướng này


Khu trụ sở mới của Huawei đặt ở thành phố Đông Quản thuộc tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc, nơi cách thành phố Thẩm Quyến, nơi đặt trụ sở đầu tiên của Huawei, khoảng một giờ đi xe


Nằm trên diện tích 9 km vuông, khu trụ sở này tiêu tốn của Huawei khoảng 2 tỷ USD. Khởi công vào năm 2014, khu trụ sở bắt đầu đi vào hoạt động vào cuối năm 2018


Gồm 12 tòa nhà mang phong cách kiến trúc châu Âu, trụ sở mới của Huawei giống như một tập hợp của các thành phố châu Âu thu nhỏ


Mỗi tòa "lâu đài" đều là nơi làm việc của các kỹ sư và nhân viên Huawei


Các tòa nhà trong khu trụ sở đều được đặt tên theo một thành phố châu Âu mà nó mô phỏng kiến trúc, như Granada, Paris, Verona, Bruges...


Theo dự kiến, khi được lấp đầy, khu trụ sở này sẽ là nơi làm việc của 24.000-25.000 nhân viên Huawei, so với con số 50.000 nhân viên tại trụ sở công ty ở Thâm Quyến


Một đại diện của Huawei giải thích rằng công ty chọn kiến trúc châu Âu làm phong cách cho trụ sở mới đơn giản là bởi niềm yêu thích của nhà sáng lập Huawei Nhiệm Chính Phi dành cho những thành phố cổ kính ở châu Âu


Đan xen giữa những tòa lâu đài là nhiều diện tích cây xanh và hồ nước


Năm 2018 được xem là một năm có nhiều thăng trầm của Huawei, khi công ty này lần đầu cán mốc doanh thu 100 tỷ USD, đưa vào hoạt động trụ sở mới, và đối mặt với sức ép gia tăng từ Mỹ


Do diện tích lớn của khu trụ sở, nơi đây có một hệ thống tàu điện mini để nhân viên đi lại giữa các tòa nhà


Việc Huawei mời giới truyền thông tham quan trụ sở mới cũng như các cơ sở khác được xem như một dấu hiệu cho thấy sự cởi mở gia tăng của "gã khổng lồ" công nghệ Trung Quốc này. Nhiều năm trước, Huawei khá khép kín với báo chí


Huawei hiện được xem là công ty toàn cầu nhất của Trung Quốc, đại diện cho sức mạnh công nghệ đang lên của nước này


Bên trong một nhà ăn thuộc khu trụ sở mới của Huawei


Hoạt động chính ở khu trụ ở mới này của Huawei sẽ là nghiên cứu và phát triển (R&D)


Việc Huawei đầu tư hàng tỷ USD để xây một trụ sở mới được xem như một bằng chứng cho thấy công ty này "ăn nên làm ra" dù phải đứng ngoài cánh cửa thị trường Mỹ

Thăng Điệp
 
Huawei quá thân cận với chính phủ Trung Quốc


Huawei mua đất tại Hồ Songshan với giá thấp hơn giá thị trường

"Huawei quá thân cận với chính phủ" - ông Shanahan nhấn mạnh trong bài phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh an ninh châu Á, còn được gọi là Đối thoại ShangriLa, ở Singapore sáng 1-6

Hãng tin Reuters cho biết Mỹ đã cáo buộc Huawei làm gián điệp, vi phạm các lệnh trừng phạt thương mại chống lại Iran, và trộm cắp tài sản trí tuệ

Huawei đã bác bỏ tất cả các cáo buộc chống lại công ty công nghệ này

Trước đó, như AFP đưa tin, hỗ trợ của chính phủ Trung Quốc đối với các công ty của nước này, đặc biệt là Huawei, là điểm nhấn chính trong các cuộc đàm phán thương mại giữa Washington và Bắc Kinh

Chính phủ của tổng thống Donald Trump muốn chấm dứt tất cả các hỗ trợ này từ phía Trung Quốc

Các báo cáo thường niên và các biên bản công khai của Huawei cho thấy công ty này đã nhận hàng trăm triệu USD tài trợ tiền bạc, mua đất giá rẻ để xây dựng các nhà máy và căn hộ cho nhân viên trung thành, tiền thưởng cho các kỹ sư cấp cao cùng các khoản vay lớn của nhà nước cho khách hàng quốc tế để mua sản phẩm của Huawei


Một lâu đài theo phong cách châu Âu là một phần trong cấu trúc của công ty Huawei ở Đông Quan, tỉnh Quảng Đông

"Huawei đã nhận được các khoản đãi như giá đất thấp hơn giá thị trường bên cạnh các khoản tài trợ nghiên cứu và phát triển lớn, được tài trợ xuất khẩu với các điều khoản có lợi hơn so với những gì Huawei có thể nhận được từ khu vực tư nhân" - Claire Reade, cựu trợ lý đại diện thương mại Mỹ, cáo buộc

Trước đó, người sáng lập Huawei, ông Nhậm Chính Phi đã bác bỏ việc công ty ông nhận trợ cấp từ chính phủ trong một cuộc phỏng vấn với đài BBC hồi tháng 2

Sau đó một nữ phát ngôn viên của Huawei giải thích rằng ý ông Nhậm là Huawei không nhận bất kỳ khoản tài trợ đặc biệt nào từ chính phủ

"Giống như những công ty khác, Huawei nhận tài trợ nghiên cứu từ chính phủ" - nữ phát ngôn viên trên nói với hãng AFP

Theo các báo cáo thường niên của công ty, Huawei đã nhận 11 tỉ nhân dân tệ (1,6 tỉ USD) tiền tài trợ

Trong khi đó, theo báo cáo thường niên năm 2009 của Huawei, hơn một nửa các khoản tài trợ là "tiền tài trợ vô điều kiện từ chính phủ" vì "những đóng góp của công ty cho sự phát triển công nghệ cao thế hệ mới" tại Trung Quốc

Thậm chí một số kỹ sư cấp cao của Huawei cũng nhận tiền thưởng thông qua các chương trình chính phủ: hơn 100 kỹ sư đã nhận được hàng trăm ngàn USD từ thành phố Thâm Quyến vào năm 2018

Với vị thế là công ty hàng đầu Trung Quốc, Huawei cũng đã mua 127ha đất với giá bằng 1/10 giá đất thổ cư ở thành phố Đông Quan. Chính quyền Đông Quan cũng bán đất ven hồ giá hời cho Huawei để công ty này xây hơn 20.000 căn hộ cho nhân viên

Một phát ngôn viên của Huawei giải thích rằng Huawei đã đóng góp cho sự phát triển của Đông Quan cũng như đóng thuế đầy đủ

Vượt ra khỏi biên giới Trung Quốc, các ngân hàng chính sách nhà nước của Trung Quốc cũng hỗ trợ tài chính để tăng doanh số bán hàng của Huawei tại các nước đang phát triển

Huawei cũng đã ký một khoản tín dụng trị giá 10 tỉ USD với Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB) năm 2004 để cung cấp tài chính chi phí thấp cho khách hàng mua thiết bị viễn thông của công ty. Con số này tăng gấp 3 lên 30 tỉ USD vào năm 2009

"Chúng tôi có thể cho bạn vay tiền để mua thiết bị hoặc vật liệu của Trung Quốc, nhưng phải có yếu tố Trung Quốc" - chủ tịch CDB, ông Trịnh Chí Giới, nói với AFP


Anh Thư
 
CEO Huawei nói công nghệ của Mỹ là 'thượng nguồn'
Người đứng đầu Huawei Nhậm Chính Phi cho rằng công nghệ của Mỹ đã đi trước Trung Quốc hàng trăm năm và đất nước ông đang cố gắng bắt kịp

"Mỹ đã phát triển công nghệ của mình từ cách đây 100 đến 200 năm và có nền tảng vững chắc về sáng tạo, trong khi Trung Quốc đang gắng bắt kịp. Mỹ giống như nước thượng nguồn, chảy về hạ nguồn", CEO Huawei Technologies Nhậm Chính Phi cho biết trong chương trình "A Coffee With Ren" ở Thâm Quyến (Trung Quốc) hôm qua 17/6

Ren-Zhengfei-Huawei-900x540-4718-1560852351.jpg

CEO Huawei Nhậm Chính Phi

Tuy nhiên, đồng sáng lập kiêm CEO Huawei cho rằng sẽ không có ai được lợi khi "dòng sông" công nghệ gặp sự cố. "Không có nước ở thượng nguồn, hạ lưu sẽ cạn. Nhưng nếu không có hạ lưu, thượng nguồn cũng gặp nhiều vấn đề", ông Nhậm nói tiếp

Theo ông Nhậm, sẽ không có ai chiến thắng trong cuộc "chiến tranh lạnh công nghệ" giữa Mỹ và Trung Quốc. Đồng thời, ông chủ Huawei muốn hai nước hợp sức lại để cùng phát triển thay vì đối đầu nhau

CEO Huawei cho biết công ty đã làm chủ và đang dẫn đầu công nghệ 5G nhưng không tự mãn về điều đó. "Chúng tôi muốn giao tiếp cởi mở với thế giới", ông Nhậm nhấn mạnh

Trong cuộc họp cùng ngày tại trụ sở ở Thâm Quyến, ông Nhậm cũng thừa nhận đã đánh giá thấp lệnh cấm của Mỹ, đồng thời dự báo số smartphone Huawei bán ra trên thị trường quốc tế có thể giảm tới 40%. Đây là lần đầu tiên Huawei ước tính ảnh hưởng từ các động thái của Mỹ lên hoạt động của công ty

Ngày 15/5, Nhà Trắng đã đưa Huawei và 68 doanh nghiệp khác vào danh sách "gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia". Bộ Thương mại Mỹ xếp Huawei cùng 68 công ty Trung Quốc khác vào danh sách theo dõi. Để chuẩn bị cho tương lai không phụ thuộc công nghệ Mỹ, Huawei được cho là đã tự tạo hệ điều hành mới, hủy đơn hàng từ các nhà cung cấp linh kiện lớn, thậm chí yêu cầu nhân viên quốc tịch Mỹ rời khỏi công ty

Như Phúc
 
Huawei với chiến lược cờ vây công nghệ 5G
Nhà sáng lập Nhậm Chính Phi khẳng định chỉ với một khoản phí trả một lần, người mua sẽ có quyền tiếp cận vĩnh viễn đối với các bằng sáng chế, giấy phép, mã nguồn, thiết kế kỹ thuật và "bí quyết làm 5G" của Huawei


Nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi

Theo báo South China Morning Post (SCMP) của Hong Kong ngày 12-9, lời kêu gọi được ông Nhậm đưa ra trong cuộc trả lời phỏng vấn dài hơn hai giờ với báo The Economist cách đây 2 ngày. Phía Huawei đã xác nhận nội dung những gì ông Nhậm nói

Nhà sáng lập Huawei đã dành thời gian đáng kể để nói về quyết định "sẵn sàng chia sẻ công nghệ với các đối tác tiềm năng đến từ phương Tây"

Đáng chú ý, người mua sẽ được phép sửa đổi mã nguồn, nghĩa là cả Huawei và Chính phủ Trung Quốc về lý thuyết thậm chí sẽ không thể kiểm soát bất kỳ hệ thống viễn thông nào được xây dựng bằng thiết bị do công ty mới sản xuất

Vị tỉ phú Trung Quốc cho rằng việc Huawei sẵn sàng bán lại công nghệ 5G với mã nguồn mở cho thấy tập đoàn của ông chấp nhận sẽ có đối thủ cạnh tranh. Nhưng có như vậy thị trường 5G mới trở nên cân bằng hơn

Bởi theo ông Nhậm, nếu chỉ có Huawei là người duy nhất mạnh về 5G, sẽ có những mối lo thao túng an ninh xuất hiện. Để một hay nhiều công ty khác làm 5G, tất nhiên, với công nghệ mua của Huawei, mối lo đó sẽ giảm đi nhiều lần

“Một sự phân phối lợi ích cân bằng sẽ có lợi cho sự sống còn của Huawei”, ông Nhậm khẳng định

Đề xuất được ông Nhậm đưa ra trong bối cảnh gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc đã trở thành đối tượng bị "trù dập" trong cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc

Lấy lý do các thiết bị của Huawei có cổng hậu, cho phép tình báo Trung Quốc truy cập, đánh cắp dữ liệu và kiểm soát thông tin, Mỹ đã vận động nhiều nước nói không với Huawei khi xây dựng mạng 5G

Đến thời điểm hiện tại, Washington vẫn chưa dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm các công ty công nghệ làm ăn với Huawei

Bản thân tập đoàn của Trung Quốc đã nhiều lần khẳng định đang đi đầu về công nghệ 5G và nỗ lực chứng minh vẫn có thể "sống tốt" nếu không có công nghệ Mỹ và thị trường Mỹ

Theo tuyên bố của Huawei, đến giờ tập đoàn này vẫn là nhà cung cấp mạng 5G lớn nhất thế giới, với hơn 50 hợp đồng được ký kết, phần lớn tại châu Âu

Tuy nhiên, theo giới quan sát, việc ông Nhậm đưa ra lời kêu gọi lần này được xem là lời đề nghị táo bạo nhất

Kể từ khi bị Mỹ liệt vào danh sách hạn chế làm ăn, gần như đều đặn mỗi tháng ông Nhậm đều dành thời gian để trả lời phỏng vấn báo chí phương tây, điều mà ông rất ít khi làm trước đây

Bảo Duy
 
Chiến lược điện toán AI của Huawei
Huawei đã công bố một chiến lược điện toán mới có thể làm thay đổi không chỉ tương lai của công ty mà cả cách thức thế giới nhìn nhận về thương hiệu gây tranh cãi này


Nếu triển khai thành công, chiến lược điện toán AI sẽ mở ra triển vọng lớn cho Huawei vượt qua vòng kiềm tỏa, ngăn chặn hiện nay của Mỹ ở lĩnh vực viễn thông

Công khai tham vọng trở thành nhà cung cấp giải pháp nền tảng cho ngành ICT toàn cầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), hôm 18.9, Huawei đã công bố một chiến lược điện toán mới có thể làm thay đổi không chỉ tương lai của công ty mà cả cách thức thế giới nhìn nhận về thương hiệu gây tranh cãi này

Phát biểu tại Thượng Hải trước 2.000 khách mời trong khuôn khổ sự kiện thường niên dành cho cộng đồng ICT quốc tế, Media Connect 2019, Phó chủ tịch Huawei Ken Hu tiết lộ những nét chính của kế hoạch hành động nhằm mở rộng phạm vi hoạt động của Huawei ra khỏi mảng thiết bị viễn thông truyền thống, hiện là đối tượng của lệnh cấm khắc nghiệt từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump

“Bóng ma lệnh cấm” vẫn còn đó, câu hỏi đầu tiên dành cho ông Hu tại cuộc họp báo là về những khó khăn trong việc triển khai mạng 5G tại các thị trường quốc tế, tuy nhiên Phó chủ tịch Huawei nhanh chóng gạt qua một bên: “Các cáo buộc về đe dọa an ninh đối với mạng 5G của Huawei là vô căn cứ và dựa vào tin đồn”; "từ vài tháng nay, tôi không còn quan tâm đến số lượng hợp đồng 5G đã ký kết”. Theo nguồn chính thức từ công ty có trụ ở Thâm Quyên, tính đến tháng 9.2019, đã có trên 50 nhà mạng châu Á, châu Âu, Nam Mỹ… hợp tác với Huawei để xây dựng mạng di động thế hệ mới

Thách thức với Huawei, theo ông Ken Hu, nằm ở chỗ khác, đó là thị trường điện toán AI được ước tính lên tới 2.000 tỉ USD. Một đại dương xanh mà Huawei đang hướng tới, với những đề xuất hợp tác mở cho các nhà phát triển phần mềm và đối tác thương mại. Điện toán AI được Ken Hu giải thích đơn giản: kể từ khi khái niệm điện toán ra đời, tất cả những gì lập trình viên cần làm là đưa ra một bộ quy tắc và các tham số, máy tính đưa ra kết quả. Mô hình điện toán này chạy tốt cho các bài toán như phân tích số liệu điều tra dân số hay tính toán quỹ đạo của một vật thể. Nhưng thực tiễn có những bài toán kiểu khác mà người ta không thể đặt ra các quy tắc định trước, ví dụ như nhận diện giọng nói hay nhận diện hình ảnh. Để giải quyết các bài toán này, các nhà khoa học phát minh ra mô hình điện toán thống kê, hay điện toán AI. Điện toán AI ước tính sẽ chiếm 80% toàn bộ năng lực tính toán của toàn thị trường. Và đó là tương lai của Huawei

huawei3_lplh.jpg

Phó chủ tịch Ken Hu tiết lộ những nét chính của kế hoạch hành động nhằm mở rộng phạm vi hoạt động của Huawei ra khỏi mảng thiết bị viễn thông truyền thống

Chiến lược điện toán AI của Huawei được công bố trước hết bao gồm tham gia đổi mới kiến trúc của các bộ vi xử lý. Dự án Da Vinci của Huawei ra mắt từ năm ngoái được hứa hẹn là kiến trúc duy nhất thế giới hỗ trợ tất cả các kịch bản trí tuệ nhân tạo trên mọi thiết bị và đám mây. Thứ hai, Huawei bắt đầu chế tạo nhiều dòng chip phục vụ các nhu cầu khác nhau như dòng Ascend tích hợp trí tuệ nhân tạo, dòng Kirin dành cho thiết bị cầm tay và Hongho dành cho màn hình thông minh. Đáng chú ý là chiến lược kinh doanh các sản phẩm của Huawei, theo đó nhà sản xuất này sẽ mở các thiết bị phần cứng như server AI cho đối tác, cho phép đối tác tích hợp điện toán AI của Huawei vào các thiết bị và giải pháp của riêng họ. Các phần mềm của Huawei cũng sẽ có mã nguồn mở, bao gồm server, hệ điều hành, cơ sở dữ liệu. Thứ tư, nhằm tạo ra hệ sinh thái mở, Huawei cam kết đầu tư 1,5 tỉ USD cho chương trình hỗ trợ các nhà phát triển, lên tới khoảng 5 triệu lập trình viên trên toàn cầu, để phát triển các ứng dụng và giải pháp thông minh thế hệ mới

Nếu triển khai thành công, chiến lược điện toán AI sẽ mở ra triển vọng lớn cho Huawei vượt qua vòng kiềm tỏa, ngăn chặn hiện nay của Mỹ ở lĩnh vực viễn thông. Khi ấy Huawei sẽ trở thành nhà cung cấp giải pháp cho các ứng dụng AI, được dự đoán có mặt ở mọi ngành kinh tế, mọi lĩnh vực của cuộc sống - một cuộc tái định vị triệt để toàn bộ thương hiệu hiện nay

img_3182_ppkv.jpg


img_3181_zynq.jpg

Khách tham quan tại Media Connect 2019

Quan trọng không kém, nó cho phép Huawei tham gia sâu vào nghiên cứu cơ bản, đặt nền tảng cho những thay đổi công nghệ định hình tương lai của thế giới trong vài chục năm tới. Một ví dụ là dự án thiên văn SKA (Square Kilometer Array), dự án nghiên cứu quốc tế trị giá hàng tỉ đô la, nhằm mục đích tạo ra kính thiên văn lớn nhất từ trước đến nay. Các nhà khoa học đã đặt hàng nghìn anten nhỏ ở Nam Phi và Úc, sử dụng siêu máy tính để tổng hợp dữ liệu tạo thành “bức ảnh bầu trời” chi tiết chưa từng có. Trung Quốc là một trong 20 quốc gia tham gia dự án, trong đó Huawei cung cấp Atlas 900, cụm đào tạo trí tuệ nhân tạo nhanh nhất thế giới. Để quét 200.000 ngôi sao nhìn từ Nam bán cầu và tìm ra một thiên thể với những đặc điểm cụ thể nào đó, trước đây các nhà khoa học phải mất 169 ngày làm việc liên tục. Nhờ sức mạnh AI của Atlas 900, việc này giờ đây chỉ mất 10 giây

Sau 40 năm cải cách mở cửa, đến nay Trung Quốc đã có tiền để đầu tư cho nghiên cứu cơ bản. Đó là điều Giáo sư Gao Wen, Giám đốc Phòng nghiên cứu Peng Cheng thuộc Trường đại học Bắc Kinh thẳng thắn chia sẻ. Không chỉ là vấn đề vị thế quốc tế của Trung Quốc, việc đi đầu trong công nghệ AI - nơi nghiên cứu cơ bản rất nhanh chóng biến thành ứng dụng, còn tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp như Huawei nắm bắt cơ hội nghìn tỉ ở phía trước, cả ở thị trường nội địa và quốc tế. Tại cuộc triển lãm bên cạnh Huawei Connect 2019, hàng loạt doanh nghiệp cũng trưng bày những giải pháp đa dạng về "thành phố thông minh", "sân bay thông minh","đường sắt thông minh", "đại học thông minh", "tài chính thông minh"..., tổng cộng khoảng 500 dự án đã triển khai. Một tương lai đã thành hình trong đó Huawei đóng vai trò cung cấp nền tảng công nghệ bao gồm điện toán đám mây - AI - 5G - Internet vạn vật cho thế giới
 
Huawei tuyển dụng 4 'thanh niên thiên tài' để vực dậy tập đoàn qua cơn bĩ cực
Áp lực từ nhiều phía đã khiến Huawei kích hoạt lại 'dự án thiên tài' của mình, bắt đầu tuyển dụng những tài năng hàng đầu từ khắp nơi trên thế giới

Kể từ đầu năm nay, Huawei đã tuyển dụng ít nhất bốn cá nhân được mệnh danh là "thanh niên thiên tài", trong đó bao gồm Zhang Ji và Yao Ting, hai sinh viên tốt nghiệp tiến sĩ từ Trung tâm nghiên cứu quốc gia về quang điện tử thuộc Đại học Khoa học Kỹ thuật Hoa Trung, và hai sinh viên đại học khác đến từ Đại học Giao thông Tây An

Cụ thể, Zhang Ji nhận mức lương cao nhất của Huawei là 2,01 triệu nhân dân tệ một năm (khoảng 6,7 tỷ đồng) còn Yao Ting nhận được 1,565 triệu nhân dân tệ (khoảng 5,2 tỷ đồng). Mức lương hàng năm tương ứng của hai sinh viên đại học Tây An là 896.000 tệ (khoảng 2,9 tỷ đồng) và 1,008 triệu tệ (khoảng 3,3 tỷ đồng)

Chương trình "Những thanh niên thiên tài" của Huawei được công bố vào năm 2019. Trong bài phát biểu nội bộ, người sáng lập kiêm CEO Nhậm Chính Phi đã nói rằng trong năm 2019 công ty sẽ tuyển dụng 20-30 người trẻ tài năng, từ khắp nơi trên thế giới. Và năm 2020 công ty muốn tuyển dụng từ 200-300 người. Ông ví các nhân sự trẻ tài năng này sẽ giống như những con "cá trạch", chui sâu vào trong tổ chức và kích động đội ngũ nhân sự làm việc năng động hơn


Zhang Ji, một trong 4 nhân sự trẻ nhận mức lương cao nhất của Huawei

Theo thông tin được tiết lộ bởi tài khoản WeChat chính thức của Đại học Khoa học và Công nghệ Huazhong, Zhang Ji là nghiên cứu sinh năm 2016 về kiến trúc hệ thống máy tính tại Trung tâm nghiên cứu Quang - điện tử quốc gia. Hướng nghiên cứu của Zhang Ji chủ yếu dựa vào trí tuệ nhân tạo và kiến trúc máy tính, nhằm nghiên cứu các công nghệ tối ưu hóa hệ thống thông minh. Trong thời gian học tiến sĩ, anh đã xuất bản nhiều bài báo trên các tạp chí nổi tiếng cũng như tham dự nhiều hội nghị về học thuật

Trên thực tế do bận bịu với các dự án nghiên cứu khoa học, Zhang Ji đã không chủ động nộp hồ sơ sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, một loạt các công ty như Tencent, IBM, Alibaba... đã đưa ra lời đề nghị về làm việc, với mức lương hàng năm cao nhất trên 3,6 triệu nhân dân tệ (khoảng 12 tỷ đồng)

Nhưng Zhang Ji lại chủ động liên lạc với đại diện Huawei tại một hội nghị quốc tế. Bởi anh nhận thấy mình và công ty có "chung chí hướng". Theo anh chia sẻ, tiêu chuẩn tuyển dụng của Huawei dành cho những người trẻ tài năng rất nghiêm ngặt và thường yêu cầu khoảng 7 vòng trong quy trình. Chúng bao gồm sàng lọc sơ yếu lý lịch, kiểm tra bằng văn bản, phỏng vấn ban đầu, phỏng vấn bởi giám sát, phỏng vấn bởi trưởng bộ phận, phỏng vấn bởi chủ tịch và phỏng vấn phòng nhân sự

Trong mỗi vòng này sẽ có sự đánh giá và sàng lọc nghiêm ngặt, do đó nó bao gồm rất nhiều thách thức và trở ngại. Bất kỳ vấn đề nào phát sinh hoặc biểu hiện kém trong bất kỳ vòng kiểm tra nào đều dẫn đến thất bại. Tuy nhiên Zhang Ji đã vượt qua được tất cả các vòng kiểm tra. Đại diện công ty cho biết khi nhận được thông báo kết quả, anh vẫn tỏ ra tương đối bình tĩnh

Hiện Zhang Ji đã gia nhập Huawei. Công việc của anh tạm thời là tiếp tục một số công việc và dự án có liên quan trong thời gian học lên Tiến sĩ. Theo nhu cầu kinh doanh của công ty, Huawei sẽ dần điều chỉnh nội dung công việc để các "thanh niên thiên tài" của mình phát huy được đầy đủ những lợi thế tốt nhất của bản thân


Yao Ting

Một "thanh niên thiên tài" khác cũng đến từ Đại học Khoa học Kỹ thuật Hoa Trung năm nay là Tiến sĩ Yao Ting, chuyên ngành kiến trúc hệ thống máy tính. Hướng nghiên cứu của cô là phương tiện lưu trữ mới (NVM, SMR), cơ sở dữ liệu và hệ thống lưu trữ giá trị khóa

Cô cũng đã công bố nhiều kết quả nghiên cứu khoa học với tư cách là tác giả chính tại một loạt các hội nghị tên tuổi, cũng như có bài viết trên các tạp chí chuyên ngành. Số lượng giải thường, học bổng cùng các chứng chỉ mà Yao Ting nhận được trong suốt thời gian qua là "không đếm xuể". Sau khi tốt nghiệp, Yao Ting cũng nhận được nhiều lời mời làm việc từ Western Digital, Huawei, Tencent và Alibaba

Nhưng vào một ngày nọ, Yao Ting cho biết đột nhiên cô nhận được một cuộc gọi từ bộ phận nhân sự của Huawei để mời nộp hồ sơ xin việc. Sau khi đánh giá và cảm thấy phù hợp, cô đã gửi sơ yếu lí lịch và bắt đầu tham gia các vòng phỏng vấn giống như Zhang Ji. Định hướng nghiên cứu của Yao Ting tại Huawei là tiếp tục công việc nghiên cứu tiến sĩ của mình, tối ưu hóa hiệu quả truy cập của hệ thống lưu trữ giá trị khóa và sử dụng các thiết bị lưu trữ trên nền tảng đám mây của Huawei


Huawei muốn dựa vào các nhân sự trẻ và tài năng như Yao Ting để vực dậy tinh thần chung

Cả hai đều tốt nghiệp từ Đại học Khoa học Kỹ thuật Hoa Trung, ngôi trường từ lâu đã có mối liên hệ sâu sắc với Huawei. Không chỉ có nhiều giám đốc điều hành của công ty đến từ trường đại học này mà hàng năm, đây cũng là nơi cung cấp một số lượng lớn tài năng trẻ cho tập đoàn. Theo Nhật báo Dương Tử, hiện tại, chỉ có bốn người trên thế giới nhận được mức lương hàng năm cao nhất của Huawei là 2,01 triệu nhân dân tệ. Trong đó có ba người tốt nghiệp tại Đại học Khoa học Kỹ thuật Hoa Trung

Tuy nhiên, cộng đồng mạng Trung Quốc lại tỏ ra khá nghi ngờ hiệu quả của chương trình tìm kiếm nhân tài này. Nhiều người cho rằng mức lương cao chưa chắc tương xứng với năng lực vốn chưa có dịp thể hiện cụ thể của các "nhân tài kiệt xuất" này

Huawei hiện đang rơi vào tình trạng khó khăn khi chịu sức ép từ nhiều hướng, đặc biệt trên thị trường quốc tế từ chính quyền Mỹ. Công ty mới đây cũng vừa tuyên bố cắt giảm 50% chỉ tiêu doanh thu ở Ấn Độ trong năm 2020, đồng thời cắt giảm 60-70% nhân viên Ấn Độ
 
CEO Huawei muốn 'dẫn đầu thế giới' về phần mềm
Ông Nhậm Chính Phi kêu gọi các nhân viên Huawei "dám dẫn đầu thế giới" trong lĩnh vực phần mềm nhằm chống lại các lệnh trừng phạt của Mỹ

Theo bản ghi nhớ nội bộ với nhân viên, ông Nhậm Chính Phi, người sáng lập kiêm CEO Huawei, nhấn mạnh rằng công ty đang tập trung vào phần mềm do đây là lĩnh vực "về cơ bản nằm ngoài sự kiểm soát của Mỹ", đồng thời sẽ giúp Huawei "có được sự độc lập và tự chủ lớn hơn"

adb1a6eec9859176d4e44e062b9cca-8551-7866-1621912622.jpg

Người sáng lập kiêm CEO Huawei Nhậm Chính Phi

Trong bản ghi nhớ, ông Nhậm cho rằng việc thúc đẩy phát triển ở lĩnh vực phần mềm sẽ phụ thuộc nhiều vào quá trình tìm ra mô hình kinh doanh phù hợp. Theo ông, công ty nên áp dụng cách tiếp cận mã nguồn mở, kêu gọi nhân viên nên "chọn lọc tinh hoa" thông qua các cộng đồng nguồn mở

Ông Nhậm nhấn mạnh, Huawei sẽ củng cố vị thế của mình tại quê nhà Trung Quốc, đồng thời xây dựng hệ thống đủ lớn mạnh để vượt qua Mỹ trong tương lai. Châu Âu, châu Á Thái Bình Dương và châu Phi sẽ là thị trường được Huawei nhắm tới

Ngoài ra, bản ghi nhớ cũng cho biết Huawei đang phải chịu tác động lớn từ các lệnh cấm của Mỹ nên sẽ khó có thể sản xuất phần cứng tiên tiến trong ngắn hạn. Do đó, công ty sẽ tập trung vào việc xây dựng hệ sinh thái phần mềm, chẳng hạn như hệ điều hành HarmonyOS, hệ thống đám mây Mindspore dựa trên AI và các sản phẩm công nghệ thông tin khác

Huawei hiện gặp khó về sản xuất phần cứng, đặc biệt là mảng bán dẫn do các lệnh cấm của Mỹ từ tháng 5/2019 dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump. Cho đến nay, Chính quyền mới của Tổng thống Joe Biden cũng chưa đưa ra dấu hiệu nào cho thấy sẽ đảo ngược các lệnh trừng phạt của Trump

Huawei gần đây dần chuyển sang lĩnh vực ôtô điện và các sản phẩm phần mềm. Theo báo cáo doanh thu thường niên, công ty đạt 138,70 tỷ USD chỉ riêng mảng phần mềm trong 2020

Bảo Lâm
 
Top