What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Bank of China

LOBBY.VN

Administrator
Manh nha cuộc “khủng hoảng dưới chuẩn” kiểu Trung Quốc

Thiếu kênh đầu tư, nhiều người giàu Trung Quốc rót tiền vào "tín dụng đen". Khi các doanh nghiệp kinh doanh quá khó khăn, vỡ nợ tăng cao, người cho vay lãnh đủ

Tóm tắt:

Tại Trung Quốc, tín dụng từ ngân hàng khó khăn hạn hẹp, nhiều doanh nghiệp phải tìm đến “tín dụng đen” và không trả được nợ vì kinh doanh quá khó khăn

Người dân và doanh nghiệp dư tiền không có lựa chọn đầu tư buộc phải cho vay lãi cao để kiếm lời

Khủng hoảng trên thế giới hiện nay sẽ mang đến cho người Trung Quốc giàu có thêm cơ hội mua tài sản giá rẻ

Theo People’s Daily, Trung Quốc đang trải qua một cuộc “khủng hoảng dưới chuẩn kiểu Trung Quốc”.

Nhiều doanh nghiệp tại các thành phố ven biển một thời tăng trưởng bùng nổ của Trung Quốc đã đóng cửa, để lại khối nợ xấu lớn. Vấn đề ở chỗ người nắm giữ các khoản nợ không thể đòi được này không phải ngân hàng mà chính là doanh nghiệp, người giàu có muốn đồng tiền của họ sinh lời bằng cách cho doanh nghiệp vay lãi suất cao

Quy mô của các vụ phá sản và vỡ nợ dù nhỏ nhưng câu chuyện hoạt động tín dụng tư nhân thất bại, vốn xuất hiện hàng ngày trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc, cho thấy khiếm khuyết lớn trong hệ thống tài chính của nước này

Sau 2 thập kỷ tài sản tăng trưởng ấn tượng, kênh đầu tư cho những người bỗng chốc có khối tài sản lớn phát triển ở mức độ chậm hơn rất nhiều. Hạn chế về kênh đầu tư dẫn đến bong bóng trong nhiều lĩnh vực, từ bất động sản cho đến tỏi hay đậu tương

Nay khi thị trường chứng khoán Trung Quốc điều chỉnh giảm sâu, giá bất động sản bắt đầu đi xuống và tín dụng tư nhân gặp rắc rối, người giàu Trung Quốc đang phải đối đầu với nhiều vấn đề tệ hại giống như tại nhiều nước khác trên thế giới. Người giàu Trung Quốc thậm chí còn gặp nhiều rắc rối hơn bởi họ khó tìm được “bến đỗ an toàn”

Ông Shen Minggao, trưởng bộ phận nghiên cứu về Trung Quốc tại Citigroup, nhận xét: “Lúc nào tại Trung Quốc cũng tồn tại một số rắc rối. Cho đến nay, chính phủ Trung Quốc lờ đi nhu cầu quản lý tài sản của người dân nước này”

Nhu cầu này hoàn toàn thực tế. Tiền tiết kiệm tại ngân hàng mất giá trị mỗi ngày, lãi suất tiền gửi đồng nhân dân tệ thời hạn 1 năm ở mức 3,5% thế nhưng chỉ số giá tiêu dùng tăng tới 6,2%

Chỉ số Shanghai Composite của thị trường chứng khoán Trung Quốc hiện hạ khoảng 20% so với mức cuối năm 2010 bởi nhà đầu tư mất niềm tin vào thị trường chứng khoán dù lợi nhuận doanh nghiệp ở mức cao. Lĩnh vực bất động sản chịu nhiều hạn chế bởi các chính sách thắt chặt của chính phủ, khối lượng giao dịch thực tế tại phần lớn các thành phố lớn giảm trong tháng 9/2011

Trong năm qua, một số sản phẩm hỗ trợ quản lý tài sản đã phát triển tại Trung Quốc. Nhiều ngân hàng dùng chứng chỉ tiền gửi với thời hạn chỉ vài tuần với lợi suất cao hơn lãi suất chuẩn để thu hút khách hàng

Tính toán của ngân hàng Standard Chartered cho thấy trong nửa đầu năm 2011, khoảng 3.300 tỷ nhân dân tệ tương đương 517 tỷ USD đã được rót vào các sản phẩm quản lý tài sản. Số tiền trên tương đương khoảng một nửa mức tăng tiền gửi mới tại các ngân hàng.

Thế nhưng ngay cả loại hình đầu tư phổ biến này cũng gặp rắc rối. Lo lắng về khả năng các sản phẩm quản lý tài sản có thể gây mất ổn định hệ thống tài chính đang được kiểm soát chặt chẽ, các nhà điều tiết thị trường đã buộc các ngân hàng phải siết chặt hình thức này. Dù quy định mới giúp hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trở nên an toàn hơn, các hộ gia đình lại trở lại tình trạng ban đầu, họ chẳng biết làm cách nào để kiếm được chút lợi nhuận với khoản tiết kiệm hiện có

Chính trong tình huống này, tín dụng cá nhân đã phát triển mạnh. Trong hệ thống ngân hàng ngầm của Trung Quốc, người tiết kiệm quá dư tiền và ít lựa chọn đầu tư đã cho doanh nghiệp cần vốn mà không tiếp cận được vốn nhà nước vay với lãi suất từ 2 chữ số trở lên. Việc ước tính được quy mô của hệ thống ngân hàng ngầm rất khó thế nhưng các chuyên gia tính toán nó có thể ở mức khoảng 20% hoạt động tín dụng tại một số thị trường phát triển mạnh ở miền Đông Trung Quốc

Rủi ro đã rõ ràng. Khi lãi suất quá cao và doanh nghiệp gặp khó, rủi ro vỡ nợ tăng. Trong một số trường hợp, ông chủ của một số công ty nhỏ biến mất không dấu vết, hoạt động tín dụng tư nhân có thể không còn được phát triển như trước nữa

Lựa chọn đầu tư quá ít, cũng không có gì ngạc nhiên khi người Trung Quốc tìm đến vàng. Hội đồng vàng thế giới mới đây công bố trong quý 1/2011, Trung Quốc đã vượt Ấn Độ để trở thành thị trường vàng miếng và đồng xu vàng lớn nhất thế giới

Người Trung Quốc cũng muốn đầu tư ra nước ngoài. Trong thập kỷ qua, nhà đầu tư Trung Quốc mới chỉ “mon men” ra các thị trường nước ngoài do các biện pháp hạn chế của chính phủ và niềm tin lợi nhuận đầu tư tại nội địa sẽ cải thiện

Ông Lok Yim, trưởng bộ phận quản lý tài sản tại Deutsche Bank, nhận xét quan điểm của người Trung Quốc về đầu tư ra nước ngoài đang cải thiện bởi các quy định điều tiết được nới lỏng

Ông nhận xét trên phương diện này, biến động tiêu cực trên thị trường toàn cầu mang đến cơ hội cho nhà đầu tư Trung Quốc: “Bất chấp khó khăn, biến động trên thị trường toàn cầu giúp nhà đầu tư Trung Quốc có thể đầu tư nhiều hơn vào các loại tài sản mà giá cả đã hạ xuống mức thấp”
 
Last edited:
Bắc Kinh quyết định cứu hệ thống ngân hàng

- Chính quyền Bắc Kinh cho biết sẽ tăng cổ phần nhà nước ở những ngân hàng lớn nhất nhằm giữ ổn định thị trường tài chính

Công ty Central Huijin Investment thuộc sở hữu của Nhà nước sẽ là người trực tiếp đứng ra mua cổ phần tại các ngân hàng cần sự hỗ trợ tài chính trong thời gian này

Các ngân hàng có tên trong danh sách hỗ trợ lần này bao gồm Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc, Bank of China, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc, Ngân hàng công nghiệp và thương mại Trung Quốc

Thông tin từ Tân Hoa xã cho biết, biện pháp can thiệp đầu tiên của Central Huijin là hỗ trợ hoạt động và sự phát triển của các tổ chức tài chính thuộc sở hữu của Nhà nước đồng thời giữ ổn định giá cổ phiếu của các ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ

Tuy nhiên, hãng thông tấn này lại không công bố những thông tin cụ thể về giá trị chương trình hỗ trợ tài chính của Huijin và chính phủ Trung Quốc

Quyết định trên được đưa ra sau khi thị trường chứng khoán Trung Quốc đóng cửa ở mức thấp nhất 30 tháng. Thị trường chứng khoán Hong Kong cũng chưa có phản ứng ngay lập tức với thông tin trên

Các nhà đầu tư đã quay lưng lại với thị trường Trung Quốc, bán tháo các loại cổ phiếu khi lo ngại nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới sẽ rơi vào tình trạng hỗn loạn của năm 2008

Sanjay Jain, chuyên viên nghiên cứu tại Credit Suisse nhận định, những điều mà Huijin đang cố gắng làm nhằm giúp ổn định niềm tin của thị trường. Ông cũng cho rằng, “quyết định mua cổ phiếu của các ngân hàng Trung Quốc tại mức giá hiện nay không phải là một ý tưởng tồi đối với những nhà đầu tư dài hạn”

Cổ phiếu các ngân hàng Trung Quốc đã giảm 30% trong những tháng gần đây

Mặc dù Trung Quốc vẫn là quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới nhưng khủng hoảng nợ ở châu Âu và mối lo ngại về một nguy cơ suy thoái kép tại Mỹ đã bao trùm mối lo về triển vọng kinh tế của quốc gia này. Trong tháng 6, lạm phát tại quốc gia châu Á này đã lên tới 6,4%, mức cao nhất 3 năm

Các nhà kinh tế đã chờ đợi chính quyền Bắc Kinh công bố một chương trình kích thích kinh tế tiếp theo, giống như những gì quốc gia này đã làm trong khủng hoảng toàn cầu năm 2008

Trung Quốc cũng đã để cho đồng Nhân dân tệ tăng mạnh nhất 2 năm khi tăng tới 0,6% so với USD trong phiên vừa qua. Một đồng Nhân dân tệ mạnh lên sẽ giúp Trung Quốc giải quyết vấn đề lạm phát tốt hơn nhưng điều này cũng đồng nghĩa với tốc độ tăng trưởng chậm lại

Ngày mai, Thượng viện Mỹ sẽ bỏ phiếu quyết định có thông qua Đạo luật trừng phạt Trung Quốc thao túng giá tiền tệ hay không

Đỗ Hà
 
Last edited:
Sẽ xảy ra cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu lâu dài

Phát biểu của ông Vương là dự đoán bi quan nhất về kinh tế toàn cầu mà giới lãnh đạo Trung Quốc đưa ra từ trước tới nay

Ông Vương Kỳ Sơn, Phó Thủ tướng Trung Quốc, dự báo kinh tế toàn cầu sẽ rơi vào cuộc suy thoái kéo dài và cảnh báo chính phủ Trung Quốc cần phải đẩy mạnh cải tổ tài chính để ứng phó với vấn đề này

Truyền thông Trung Quốc dẫn lời ông Vương: “Hiện nay tình hình kinh tế toàn cầu cực kỳ nguy hiểm và đầy bất ổn. Điều duy nhất chúng ta có thể chắc chắn đó là suy thoái kinh tế thế giới bắt nguồn từ khủng hoảng tài chính sẽ kéo dài”

Tuyên bố đầy bi quan của ông được đưa ra hoàn toàn bất ngờ và có thể tạo tiền đề cho việc chính phủ Trung Quốc nới lỏng chính sách tiền tệ ở thời điểm chính phủ Trung Quốc chưa hết bực dọc khi vấn đề trên thị trường bất động sản vẫn tiếp diễn và lo lắng về nhiều vấn đề kinh tế tại hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc bao gồm châu Âu và Mỹ

Tuyên bố của ông còn cho thấy các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc lo ngại về việc lĩnh vực tài chính chưa phát triển của Trung Quốc đối đầu với quá nhiều rủi ro từ khả năng kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại

Ông Vương nói đến một số vấn đề cấu trúc đang tồn tại trong lĩnh vực tài chính Trung Quốc và khẳng định chính phủ Trung Quốc cần hướng chính sách tiền tệ theo cách có mục tiêu và linh hoạt hơn

Ông khẳng định ngân hàng Trung Quốc và nhiều tổ chức tín dụng cần tránh phát triển một cách mù quáng và tập trung nhiều hơn vào tăng trưởng hiệu quả hoạt động cũng như chất lượng phát triển

Kinh tế Trung Quốc quý 3/2011 tăng trưởng 9,1%, thấp hơn con số 9,5% trong quý 2/2011 tuy nhiên vẫn là tốc độ tăng trưởng cao ở thời điểm nền kinh tế nhiều nước khác đang khốn khổ với suy thoái kinh tế

Tăng trưởng xuất khẩu sang các thị trường quan trọng của Trung Quốc đang chững lại và thị trường bất động sản tăng trưởng quá nóng của Trung Quốc đang chứng kiến tình trạng giao dịch sụt giảm mạnh, người ta không khỏi lo lắng về khả năng hoạt động xây dựng nhà ở, động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế đang mất đà
 
Last edited:
Khi Trung Quốc buông kiểm soát tín dụng

Việc nới lỏng tín dụng của Trung Quốc là nhằm kích thích một nền kinh tế đang trên đà chậm lại và cũng giúp ngăn cản một vụ xì hơi bong bóng bất động sản có thể xảy ra

Trước việc tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu chậm lại, Trung Quốc đã quyết định chuyển từ ưu tiên chống lạm phát sang duy trì tăng trưởng kinh tế. Liệu đây có phải là quyết định đúng ?

Chính phủ Trung Quốc vừa mới đưa ra một quyết định quay đầu 180 độ. Sau hơn một năm chống chọi với lạm phát, chính phủ nước này đã xác định ưu tiên mới của đất nước là vực dậy sự tăng trưởng kinh tế đang có dấu hiệu chậm lại bằng cách bơm thêm vốn vào nền kinh tế

Cụ thể, ngày 30.11, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã tuyên bố sẽ giảm 0,5 điểm phần trăm trong tỉ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng, tháo cũi sổ lồng tới 350 tỉ nhân dân tệ để cho vay ra nền kinh tế trong những tháng tới. Tỉ lệ dự trữ mới sẽ là 21% tổng lượng tiền gửi đối với các ngân hàng lớn và 19% đối với các ngân hàng nhỏ hơn

Chuyển hướng

Tình hình trong nước và thế giới đã thay đổi rất nhiều kể từ khi lạm phát Trung Quốc đạt đỉnh 6,5% trong tháng 7.2011. Trong 12 tháng qua, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã 4 lần nâng lãi suất cơ bản và 7 lần tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc nhằm kiềm chế lạm phát. Thế nhưng, kể từ cuối mùa hè vừa qua, lạm phát đã bắt đầu giảm xuống, chỉ còn 5,5% trong tháng 10

Trong khi đó, cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu - thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc - đã đẩy khu vực này tiến gần với thời kỳ suy thoái. Tác động của khu vực euro đối với Trung Quốc là khá rõ khi vào tháng 10.2011, đơn đặt hàng châu Âu đối với hàng hóa Trung Quốc đã giảm 22% so với tháng 9, theo Cục Hải quan Trung Quốc

Ngày 1.12, Chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố sự suy giảm lần đầu tiên kể từ năm 2009 của khu vực sản xuất, vốn chiếm tới khoảng 50% tổng sản phẩm quốc nội. Cụ thể, chỉ số sản xuất PMI đã giảm còn 49 trong tháng 11, từ mức 50,4 của tháng 10 (chỉ số dưới 50 có nghĩa là nền kinh tế đang suy giảm). Và đây là mức giảm về dưới 50 lần đầu tiên trong hơn 2 năm qua

Trong khi đó, thị trường bất động sản cũng bắt đầu lao dốc, càng dấy lên mối lo ngại về hiệu ứng dây chuyền lên các ngành như thép và các ngành khác có liên quan đến xây dựng. Như lời khuyến cáo của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc vào ngày 2.12, giá nhà đất đang tiến đến một bước ngoặt mới khi các nhà phát triển bất động sản đối mặt với các điều kiện tín dụng bị siết chặt hơn

“Mối quan ngại lớn hơn đối với ngân hàng và doanh nghiệp là liệu mức giảm 20% trong giá nhà ở có dẫn đến một đợt bán tháo trên thị trường bất động sản”, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc lo ngại

Có phải là quyết định đúng đắn ?

Việc nới lỏng tín dụng của Trung Quốc là nhằm kích thích một nền kinh tế đang trên đà chậm lại và cũng giúp ngăn cản một vụ xì hơi bong bóng bất động sản Trung Quốc có thể xảy ra. Thế nhưng, giới phân tích cho rằng, mục tiêu này của Trung Quốc có thể sẽ không đạt được

Theo số liệu chính thức, lạm phát đã bắt đầu giảm xuống còn 5,5% trong tháng 10 từ mức đỉnh 6,5% vào tháng 7. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế cho rằng mức lạm phát thực sự có thể cao gấp 2 lần vì những thiếu sót trong quy trình thu thập dữ liệu của các cơ quan chức năng

Dù tính theo cách nào, lạm phát vẫn còn cao hơn mục tiêu 4% của Chính phủ Trung Quốc. Có nghĩa là lạm phát chưa giảm về mức an toàn để có thể thực hiện nới lỏng tín dụng. Liệu Trung Quốc có quá mạo hiểm khi bơm vốn vì khả năng lạm phát quay lại là hoàn toàn có thể

Mặt khác, việc tung ra hàng tỉ USD giá trị khoản cho vay mới sẽ càng làm phức tạp hơn nỗ lực của Chính phủ trong việc dọn dẹp những rắc rối tạo ra từ đợt cho vay dễ dãi trong giai đoạn 2009-2010

Điều đáng nói là phần lớn những khoản cho vay dễ dãi ấy lại chảy vào lĩnh vực tài chính phi ngân hàng (ngân hàng trong bóng tối, nơi mà các tổ chức và cá nhân nhiều tiền cho vay với mức lãi suất cắt cổ ít nhất 40%/năm và hầu như nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan quản lý) mà theo ước tính của Jianjun Li, Giáo sư Tài chính tại Đại học Tài chính và Kinh tế Trung ương ở Bắc Kinh, lên tới 10.000 tỉ nhân dân tệ. Con số này chiếm khoảng 1/5 trong tổng dư nợ tín dụng

Tín dụng dễ dãi thời kỳ 2009-2010 cũng đã góp phần làm gia tăng nợ chính phủ, ước tính đạt 10.700 tỉ nhân dân tệ tính đến cuối năm 2010. Theo Shen Minggao, đứng đầu bộ phận nghiên cứu về Trung Quốc tại Citigroup ở Hồng Kông, nhiều khoản vay nợ từ các chính quyền địa phương (để rót vào các dự án đầu tư) hầu như không mang lại lợi nhuận và điều này có thể dẫn đến sự tăng mạnh về nợ xấu

Theo dự đoán của tổ chức đánh giá tín nhiệm Fitch Ratings, có tới 30% tổng dư nợ tín dụng Trung Quốc có thể trở thành nợ xấu

Vậy một câu hỏi đặt ra, liệu những khoản cho vay mới có rơi lại vào hố đen này và không đến được tay doanh nghiệp nhỏ cũng như người tiêu dùng? Đó là chưa nói dù đã nới lỏng tín dụng, chưa chắc người tiêu dùng và doanh nghiệp đã dẹp nỗi lo sợ về diễn biến xấu của nền kinh tế để mạnh tay đầu tư và chi tiêu

Vấn đề của Trung Quốc, theo giới chuyên gia, không nằm ở mở nút thắt chính sách tiền tệ mà là điều tiết chính sách thuế để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư và kiểm soát chi tiêu công, đặc biệt là vấn đề nợ xấu ở các địa phương. Ông Minggao cũng cho rằng rủi ro lớn nhất mà nền kinh tế Trung Quốc đang đối mặt chính là nợ xấu gia tăng ở các địa phương

Trong khi đó, theo bà Christine Lagarde, Giám đốc Điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Trung Quốc cần phải tiếp tục siết tăng trưởng tín dụng. Bà cho rằng, trong trường hợp nền kinh tế cần một lực đẩy, việc kiểm soát chính sách tài khóa, tức chính sách thuế và chi tiêu chính phủ, là cách làm phù hợp hơn là can thiệp vào chính sách tiền tệ

Liệu phương thuốc “nới lỏng tín dụng” có tạo được hiệu ứng như Chính phủ mong đợi hay lại làm cho bệnh trầm trọng hơn thì vẫn còn chờ thời gian trả lời

Văn Quốc
 
Last edited:
Trung Quốc xem xét thành lập các công ty xếp hạng tín dụng

- Trung Quốc muốn giảm sự phụ thuộc vào các công ty xếp hạng nước ngoài bằng cách khuyến khích hoạt động này tại các tổ chức tài chính lớn trong nước

Tại Diễn đàn tài chính diễn ra ở Bắc Kinh ngày 25/12, Thống đốc Ngân hàng trung ương Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên cho biết quốc gia này sẽ hỗ trợ các tổ chức tài chính lớn trong nước để thúc đẩy nghiên cứu và đưa ra những phán đoán riêng của mình nhằm giảm dần sự phụ thuộc vào các công ty xếp hạng ở nước ngoài

Ông Chu cũng tuyên bố chính phủ Trung Quốc đang xem xét thành lập các công ty xếp hạng tín dụng dưới sự hỗ trợ của Nhà nước

Ý kiến của người đứng đầu Ngân hàng trung ương Trung Quốc nhận được khá nhiều sự ủng hộ từ phía giới đầu tư và phân tích. Ông Lu Zhengwei, kinh tê trưởng của Ngân hàng Công nghiệp Trung Quốc tại Thượng Hải cho biết: “Với sự mở rộng nhanh chóng của thị trường trái phiếu, chúng ta cần những công ty xếp hạng tín dụng thông hiểu thị trường Trung Quốc”

Không chỉ đánh giá xếp hạng tình hình tài chính của các doanh nghiệp, các công ty xếp hạng tín dụng Trung Quốc có thể giữ vai trò lớn hơn bằng việc nghiên cứu tài chính của chính quyền địa phương hoặc các thành phố trực thuộc trung ương. Đây là lĩnh vực mà các công ty xếp hạng nước ngoài khó có thể xâm nhập

Trước đó, công ty xếp hạng tín dụng đầu tiên của Trung Quốc đã được thành lập vào tháng 9/2010 với tên gọi China Credit Rating

Hiện tại, có 3 hãng xếp hạng tín dụng chiếm phần lớn thị phần trên thế giới là Standard & Poor's, Moody's và Fitch

Tuy nhiên, các hãng xếp hạng này cũng không ít lần mắc sai lầm trong việc công bố báo cáo xếp hạng. Điển hình như việc Standard & Poor's gửi nhầm báo cáo hạ xếp hạng tín dụng Pháp hay Bộ Tư pháp Mỹ tuyên bố điều tra cơ quan xếp hạng này vì có những vấn đề chưa rõ ràng khi hạ 1 bậc Mỹ từ AAA xuống AA+ hồi tháng 8 năm nay
 
Last edited:
15 nhân vật có sức mạnh làm thay đổi Trung Quốc

Fortune nêu bật những sự kiện đáng chú ý và tính cách đáng chú ý nhất đã định hình nên xã hội và kinh tế Trung Quốc trong 15 năm qua

Để kỷ niệm 15 năm tạp chí Fortune Trung Quốc ra đời, các biên tập viên của tạp chí Fortune nêu bật những sự kiện đáng chú ý và tính cách đáng chú ý nhất đã định hình nên xã hội và kinh tế Trung Quốc trong 15 năm qua

Liu Chuanzhi

Chủ tịch tập đoàn Legend Holdinsg

Tuổi: 67

Ông Liu Chuanzhi sáng lập ra công ty máy tính Lenovo vào năm 1984 và biến nó thành một trong những công ty sản xuất máy tính cá nhân lớn nhất thế giới cũng như thành viên đầu tiên của Trung Quốc gia nhập vào nhóm 500 công ty toàn cầu của Fortune

Trước tuổi 60, ông đã chọn người kế vị (ông Yang Yuangqing) cho tập đoàn Lenovo để ông tập trung vào việc thay đổi tập đoàn mẹ của Lenovo. Tập đoàn Legend hiện có các công ty trực thuộc hoạt động trong nhiều lĩnh vực như điện tử tiêu dùng, dịch vụ máy tính, quản trị rủi ro, bất động sản …

Trong bài nói chuyện gần đây về thành công của Lenovo, ông Liu nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sở hữu trong doanh nghiệp. Ông Yang đã tăng cổ phần trong Lenovo vào năm 2011 và đang có kế hoạch chuẩn bị cho đợt IPO của tập đoàn Legend

Zhang Ruimin

CEO của tập đoàn Haier

Tuổi: 62

Trong 15 năm qua, ông Zhang Ruimin đã giúp cho tập đoàn Haier gia nhập thị trường thiết bị gia đình mang mác “Made in China” thành công. Công ky kiếm được khoảng 140 tỷ nhân dân tệ (tương đương 22 tỷ USD) doanh thu và gia nhập nhóm các công ty sản xuất thiết bị gia đình cao cấp nổi teiensg thế giới. Thành công lớn nhất của ông Zhang chính ở phong cách quản lý kết hợp giữa phương Đông và phương Tây

Các điều hành của ông, kết hợp giữa dây chuyền sản xuất, nhân sự đã mang đến mô hình quản lý kiểu mẫu cho các doanh nghiệp Trung Quốc khác. Ông Zhang đã được nhận danh hiệu “Người cha của hoạt động kinh doanh” tại Trung Quốc, ông cũng được coi như một trong số doanh nhân có tầm ảnh hưởng lớn nhất tại Trung Quốc giai đoạn 2005 – 2011

Ren Zhengfei

Người sáng lập công ty công nghệ Huawei Technologies

Tuổi 67

21 năm sau khi ông Ren Zhengfei sáng lập ra Huawei, công ty công nghệ của ông đã gia nhập vào danh sách 500 công ty lớn nhất thế giới của Fortune. Cho đến nay, ông chưa bao giờ đồng ý trả lời bất kỳ một cuộc phỏng vấn nào của giới truyền thông, thế nhưng câu chuyện về ông cũng như quan điểm quản lý, kinh doanh của ông đã được nhiều chuyên gia trong ngành đánh giá cao. Ông viết “Huawei’s Winter” vào năm 2000, cuốn sách như lời cảnh báo với toàn ngành IT bất chấp việc khi đó công việc kinh doanh của Huawei hết sức thuận lợi

Quan điểm quản lý của ông, được thể hiện trong "Cleverness of a Wolf-like Organization Plan" và "The Principle of Suppressing" cũng đã tác động nhiều đến nhiều lãnh đạo khác trong lĩnh vực kinh doanh. Không giống nhiều công ty Trung Quốc khác tận dụng chi phí thấp để tăng trưởng, Huawei liên tục đổi mới. Huawei đầu tư khoảng 10% doanh thu vào hoạt động nghiên cứu & phát triển. Cho đến nay, Huawei chưa niêm yết cổ phiếu, thế nhưng ngay cả như vậy, thực ra công ty cũng đã đang đứng ngang hàng với nhóm công ty công nghệ hàng đầu thế giới như Cisco


Wang Shi


Chủ tịch tập đoàn China Vanke

Tuổi: 60

Năm 1984, ông Wang Shi sáng lập ra trung tâm triển lãm Shenzhen Modern Science Education Instruments Exhibition Center, tiền thân của tập đoàn China Vanke. Đầu năm 1991, Vanke niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán Thâm Quyến. Ở thời điểm đó, hoạt động của công ty rất đa dạng, từ kinh doanh bất động sản cho đến ngoại thương, khách sạn, bán lẻ. Ông Wang Shi chuyển hướng hoạt động kinh doanh tập trung vào bất động sản vào năm 1996. Sau đó ông mất 11 năm để đưa Vanke trở thành công ty bất động sản nhà ở lớn nhất Trung Quốc

Tất nhiên quá trình phát triển của công ty liên quan trực tiếp đến môi trường kinh tế vĩ mô của Trung Quốc. Hoạt động đô thị hóa nhanh chóng đã tạo ra thị trường bất động sản nhà ở lớn nhất Trung Quốc. Dù vậy, không thể coi thành công của ông Wang Shi chỉ đến từ sự may mắn, ông đã đưa ra quy định hoạt động riêng cho công ty khác nhiều so với nhiều công ty khác cùng ngành, bao gồm: không đưa hối lộ và không kiếm lợi nhuận quá 25%. Ngoài công việc, ông Wang Shi là vận động viên leo núi cừ khôi, người đã leo thành công đỉnh núi cao nhất tại 7 châu lục, kể cả cực Bắc và Nam

Jack Ma

Chủ tịch kiêm CEO của tập đoàn Alibaba

Tuổi: 47

Tập đoàn Alibaba mới tồn tại được 12 năm, tuy nhiên Jack Ma được coi như một trong những doanh nhân được kính trọng nhất trên toàn thế giới. Dù nhà đầu tư hoài nghi về hoạt động B2B của Alibaba đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, ông Ma đã chứng minh họ sai lầm. Trang web của ông đã giúp cách mạng hóa hoạt động kinh doanh và thói quen mua sắm tại Trung Quốc

Năm 2011, ông đã chịu nhiều chỉ trích khi nhân viên kinh doanh lập ra tài khoản bán hàng ảo và không giao hàng cho khách. Ông lập tức sa thải đến hơn 100 nhân viên và dập tắt mọi lời chỉ trích. Cũng trong năm 2011, ông Ma lại gặp rắc rối với Yahoo, hiện đang sở hữu 43% của Alibaba) về một số vấn đề tài chính, vấn đề nhanh chóng được giải quyết và đến cuối năm 2011, ông Ma đã tính đến việc thâu tóm Yahoo

Li Rongrong

Cựu chủ tịch Ủy ban giám sát tài sản thuộc chính phủ Trung Quốc (SASAC), phó chủ tịch Ủy ban tư vấn chính trị Trung Quốc.


Tuổi: 67


Ông Li Rongrong bao lâu nay đã làm việc với các công ty nhà nước Trung Quốc. Với vai trò cựu chủ tịch ủy ban giám sát tài sản, cơ quan có những quyết định tác động mạnh đến tình hình chính trị và kinh tế của Trung Quốc, ông từng chịu trách nhiệm quản lý khoảng 152 công ty nhà nước; sau 3 năm dưới sự lãnh đạo của ông, 16 công ty đã lọt vào danh sách 500 công ty toàn cầu của Fortune


Ông đảm nhiệm nhiệm vụ này khoảng 7 năm và là quan chức giữ vị trí này lâu nhất trong lịch sử tổ chức. Tài sản của nhóm công ty nhà nước do ông quản lý hiện lên tới khoảng hàng nghìn tỷ USD. Ông đã vận động thực hiện tái cấu trúc và sáp nhập doanh nghiệp, khuyến khích giới lãnh đạo cao cấp ký kết thỏa thuận nhận lương theo kết quả kinh doanh của công ty


Chu Tiểu Xuyên


Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc


Tuổi 63


Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy thoái kinh tế, ông Chu Tiểu Xuyên đã đưa ra chính sách kiềm chế lạm phát hiệu quả và đồng thời đảm bảo kinh tế Trung Quốc tăng trưởng. Khi thắt chặt chính sách lãi suất, ông Chu đã giảm thiểu được khả năng kinh tế Trung Quốc “hạ cánh khó nhọc”. Ông đã được tạp chí Euromoney bình chọn “Thống đốc Ngân hàng Trung ương của năm 2011”

Ông Chu được bổ nhiệm vào vị trí chủ tịch Ủy ban chứng khoán Trung Quốc (CSRC) năm 2011. Tháng 3/2009, ông Chu xuất bản rất nhiều tài liệu giải thích về chính sách kinh tế vĩ mô của Trung Quốc trong thời khủng hoảng tài chính. Ông đề xuất về một số thay đổi của hệ thống tiền tệ quốc tế, trong đó bao gồm giảm thiểu sự thống trị của đồng USD và đưa ra hệ thống đồng tiền dự trữ quốc tế

Wu Jinglian


Nghiên cứu viên tại Hội đồng nghiên cứu phát triển Trung Quốc (DRC).


Tuổi: 83


Là một trong những chuyên gia kinh tế hàng đầu tại Trung Quốc, ông Wu Jinglian giành được nhiều giải thưởng, trong đó bao gồm giải thưởng khoa học "Sun Yefang Economic Science Award" và nhiều giải thưởng danh giá khác. Ông đã chỉ trích thị trường chứng khoán Trung Quốc, coi thị trường thậm chí còn không bằng một sòng bạc được quản lý tốt. Ông đề xuất một số nguyên tắc thị trường mới để bảo vệ cho nhà đầu tư cá nhân


Dù đã ở tuổi 80, ông Wu vẫn tích cực đưa ra nhiều chính sách phát triển khu vực nông thôn Trung Quốc. Ông còn lập ra một quỹ đè cung cấp các khoản vay cho người nông dân tại các khu vực khó khăn


Neil Shen


Giám đốc điều hành kiêm CEO của Sequoia Capital China


Tuổi: 42


Trong chương trình trao giải nhân vật của năm do Đài truyền hình Trung Quốc (CCTV) tổ chức, người ta đã nhắc đến ông Neil Shen như một người đàn ông có khả năng đặc biệt. Ông Shen đã thành công trong việc đưa một số công ty Trung Quốc IPO thành công tại thị trường Mỹ. Ông Shen học tại đại học Yale – Mỹ và làm việc tại nhiều ngân hàng quốc tế như Citigroup sau khi tốt nghiệp


Năm 199, ông quen với ông Liang Jianzhang tại Mỹ qua một người bạn tại Trung Quốc và hai người cùng lập ra trang web du lịch trực tuyến Ctrip. Ông là đồng sáng lập Home Inns cũng như là nhà đầu tư cá nhân lớn nhất vào Focus Media và E-House China. Ngay cả trong thời điểm khủng hoảng tài chính toàn cầu, ông vẫn rất lạc quan về giới doanh nhân Trung Quốc, đầu tư vào nhiều công ty có tiềm năng tăng trưởng tốt


Ma Huateng


CEO của Tencent


Tuổi: 40


Tencent, công ty mà ông Ma Huateng đã sáng lập vào năm 1998, có cộng đồng mạng lớn nhất tại Trung Quốc. Công cụ gửi tin nhắn tức thời của công ty đã thay đổi cách mà người Trung Quốc giao tiếp với nhau. Hiện nay, doanh thu hàng năm của Tencent đạt 19,6 tỷ nhân dân tệ tương đương 3,1 tỷ USD. Ông Ma tham gia trực tiếp vào quá trình nghiên cứu & phát triển. Điều này không chỉ giúp đảm bảo chất lượng của sản phẩm mà còn là hình thức khuyến khích quan trọng đối với các kỹ sư


Những người chỉ trích Tencent đã phàn nàn về tầm ảnh hưởng của công ty với những tin nhắn mà người dùng gửi đi. Đáp lại, ông Ma mở ra hệ thống mới và tuyên bố Tencent đã tạo ra cộng đồng mở quy mô lớn nhất. Ông Ma được Fortune chọn làm doanh nhân có tầm ảnh hưởng lớn nhất Trung Quốc trong liên tiếp 7 năm, từ năm 2005 đến năm 2011


Wang Jianzhou


Chủ tịch của China Mobile


Tuổi: 64


Từ China Mobile cho đến China Unicom, ông Wang Jianzhou luôn là một trong những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong ngành viễn thông Trung Quốc. năm 2011, ông được trao giải chủ tịch xuất sắc trong GSMA Mobile World Congress tại Barcelona. Giải thưởng được sáng lập vào năm 1995 và là giải thưởng danh giá nhất mà GSMA dành cho một cá nhân có đóng góp xuất sắc nhất cho sự phát triển của ngành viễn thông di động toàn cầu


Ông đã hoàn thành chương trình tiến sỹ cao cấp, thế nhưng trong vai trò người đứng đầu công ty di động lớn có niêm yết cổ phiếu tại 3 châu lục, ông thường có các cuộc đối thoại với nhà đầu tư và chuyên gia phân tích trên khắp thế giới. Ông thích đọc các sách về quản lý và từng khuyên người đọc về hai quyền sách “Built to Last” Và “Good to Great” của Jim Collins. Mục tiêu doanh nghiệp của ông không đơn thuần ở việc kiếm lợi nhuận mà còn phải trở thành một công ty có quy mô toàn cầu. Trong bài phỏng vấn với Fortune China gần đay, ông nói đến tầm quan trọng của quyền lực mềm, xét đến một công ty cũng như một đất nước


Liu Yonghao


Chủ tịch tập đoàn New Hope


Tuổi: 60


Ông Liu Yonghao là doanh nhân Trung Quốc nổi tiếng nhất thập niên 1990. Ông khởi đầu với công việc kinh doanh thức ăn chăn nuôi, sau 20 năm kinh doanh rất thành công trong nghề, ông mua cổ phần tại ngân hàng Minsheng Bank và đầu tư vào nhiều ngành khác nhau, từ bất động sản cho đến hóa chất. Tuy nhiên ông Liu Yonghao vẫn tiếp tục coi nông nghiệp như ngành mũi nhọn cho Trung Quốc


Với New Hope, ông Liu và đội ngũ làm việc của mình đã tiến hành thử nghiệm đầu tiên trong lịch sử ngành nông nghiệp Trung Quốc – phát triển từ mô hình làm nông nghiệp quy mô nhỏ sang mô hình quy mô lớn với sự hỗ trợ và đầu tư của các hợp tác xã nông nghiệp và doanh nghiệp. Theo mô hình phát triển của New Hope, ngành nông nghiệp được hỗ trợ quan trọng nhờ ngành mang lại lợi nhuận cao như ngân hàng, bảo hiểm


Những năm gần đây, New Hope vẫn phát triển mạnh bất chấp kinh tế toàn cầu khó khăn và tiến hành một số vụ thâu tóm quan trọng, hình thành nên một tập đoàn nông nghiệp có tầm ảnh hưởng toàn ngành và có khả năng cạnh tranh toàn cầu. Fortune Trung Quốc gần đây công bố nỗ lực của công ty đã giúp mang lại năng suất 800 triệu con gia cầm và 8,5 triệu con lợn, liên quan đến khoảng 40.000 hộ làm nông nghiệp và hơn 100 nghìn nông dân


Zhang Jindong


Chủ tịch tập đoàn Suning


Sau 15 năm cạnh tranh không ngừng giữa các công ty địa phương và nước ngoài, một nhóm doanh nhân chuyên kinh doanh trong lĩnh vực thiết bị nhà ở đại diện bởi Zhang Jindong đã chiến thắng. Tập đoàn Suning của ông Zhang đứng đầu trong lĩnh vực cung cấp thiết bị trong gia đình


Trong 10 năm tới, ông Zhang sẽ tiếp tục đưa Suning phát triển theo định hướng công nghệ và thông minh hơn bằng cách tạo ra nền tảng công nghệ tốt. Suning đang hy vọng sẽ trở thành Wal-Mart của Trung Quốc


Henry Chow


Cựu chủ tịch kiêm CEO của IBM tại Trung Quốc đại lục


Tuổi: 65


Ông Henry Chow, người đặt nền móng cho IBM Trung Quốc trong 40 năm sự nghiệp tại đây, không còn nghi ngờ gì nữa, là một đại diện xứng đáng cho thời của ông. IBM đã chứng kiến nhiều thay đổi của Trung Quốc trong khoảng thời gian trên, ông Chow đã giúp thiết lập trung tâm dịch vụ toàn cầu và đổi mới của IBM, lập ra trung tâm đào đạo nhân lực và biến Trung Quốc thành thị trường chiến lược cho IBM


Ông Chow đóng vai trò quan trọng trong việc bán bộ phận máy tính cá nhân của IBM cho tập đoàn Lenovo của Trung Quốc. Nhờ sự lãnh đạo của ông, IBM của Trung Quốc đại lục không chỉ là nguồn doanh thu chính cho IBM mà còn đóng vai trò quan trọng trong công nghệ, nhân lực và dịch vụ


Zong Qinghou

Chủ tịch kiêm CEO của tập đoàn Hangzhou Wahaha Group

Tuổi: 66

Ông Zong Qinghou đã chứng kiến Trung Quốc cải cách và mở cửa và ông nhìn thấy cơ hội để thách thức Coca-Cola và Pepsi. Ông Zong đã sáng lập ra tập đoàn Wahaha, nay tập đoàn đã trở thành một đế chế kinh doanh đồ uống với tổng doanh thu hàng năm khoảng hơn 50 tỷ nhân dân tệ tương đương 7,9 tỷ USD. Câu chuyện ông sáng lập và đưa Wahaha đến thành công đã trở thành bài học với không ít người trong giới kinh doanh

2 năm qua, Wahaha mở rộng từ kinh doanh đồ uống và sản phẩm sữa sang kinh doanh hàng hóa nguyên liệu thô và bán lẻ, tập đoàn đặt mục tiêu lọt vào danh sách của Fortune 500 trong 5 năm tới
 
Last edited:
London sẽ trở thành trung tâm giao dịch đồng nhân dân tệ

London là nơi hoàn toàn phù hợp để hấp thụ đầu tư từ châu Á, kết nối với hệ thống ngân hàng châu Âu và là cầu nối với thị trường Mỹ

London nhiều khả năng sẽ trở thành trung tâm giao dịch đồng nhân dân tệ lớn bên ngoài Trung Quốc, chình phủ Anh và chính quyền Hồng Kông hợp tác với nhau để phát triển hoạt động này

Ngày thứ Hai, cơ quan quản lý tiền tệ Hồng Kông (HKMA) và Bộ Tài chính Anh hợp tác để đưa ra một diễn đàn tư nhân nhằm củng cố mối quan hệ giữa Hồng Kông và London trong việc phát triển các sản phẩm định giá bawfngd dồng nhân dân tệ

Diễn đàn sẽ có sự tham dự của nhiều tổ chức tài chính tại Hồng Kông và London bao gồm HSBC, Standard Chartered PLC, Bank of China, Deutsche Bank AG và Barclays PLC

Diễn đàn sẽ nhóm họp 1 năm khoảng 2 lần và phiên họp đầu tiên sẽ được tổ chức tại Hồng Kông vào tháng 5/2012

Vào tháng 9/2011, chính phủ Trung Quốc và Anh đã đồng ý hợp tác với nhau để cùng phát triển trung tâm đồng nhân dân tệ ở nước ngoài, trong đó có bao gồm phát triển London thành trung tâm giao dịch đồng nhân dân tệ

Bộ trưởng Tài chính Anh trong ngày thứ Hai cũng tuyên bố muốn phát triển hoạt động giao dịch đồng nhân dân tệ tại London: “Rõ ràng khả năng thị trường đồng nhân dân tệ có khả năng phát triển mạnh hơn trong những năm tới”

Ông nhấn mạnh London là nơi hoàn toàn phù hợp để hấp thụ đầu tư từ châu Á, kết nối với hệ thống ngân hàng châu Âu và là cầu nối với thị trường Mỹ

Ông khẳng định việc đưa London thành trung tâm giao dịch đồng nhân dân tệ ở nước ngoài sẽ có lợi cho chương trình phát triển kinh tế Trung Quốc cũng như Anh

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đã mang đến cơ hội cho châu Âu phát triển kinh tế để thoát khỏi khủng hoảng nợ. Xuất khẩu của Anh sang Trung Quốc tăng 20% trong năm 2010, có thể thấy châu Á đóng vai trò không nhỏ trong sự phát triển kinh tế dài hạn của Anh

Bộ trưởng Tài chính Anh đang trong chuyến thăm chính thức đến Hồng Kông, Bắc Kinh và Tokyo để củng cố các mối quan hệ kinh doanh, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, hạ tầng và đổi mới
 
Last edited:
Giải mã động cơ 'vung' tiền đầu tư ngoài nước 'không tiếc tay' của TQ

Không chỉ châu Phi nghèo nàn lạc hậu, hay các quốc gia đang phát triển tại châu Á, báo cáo của giới chức Canada về tinh hình đầu tư của Trung Quốc cho thấy sự tăng trưởng của dòng đầu tư ra nước ngoài của nước này đã mạng lại những lợi ích lớn không chỉ về mặt kinh tế

Thập diện mai phục

Khi nhắc tới "cuộc ra đi vĩ đại" của người Trung Quốc, người ta thường hình dung tới hình ảnh những ông chủ Trung Quốc đầy uy lực trên các công trường, nhà máy tại châu Phi, lục địa thừa tài nguyên nhưng thiếu vốn

Không chỉ tại "lục địa đen", các nước đang phát triển tại châu Á cũng không nằm ngoài "vòng xoáy" mang tên FDI đến từ Trung Quốc. Mới đây nhất, Chính chính phủ Campuchia tuyên bố sẽ vay Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Trung Quốc 500 triệu USD để thực hiện 7 dự án cơ sở hạ tầng

Tuyên bố trên được đưa ra chỉ vài tuần sau khi IMF và WB bày tỏ sự lo ngại về tốc độ gia tăng nợ nước ngoài của Chính phủ Campuchia

Được biết, đến nay 2/3 trong tổng số 3,3 tỷ USD nợ nước ngoài của Campuchia là của Trung Quốc. Mặc dù nhiều chuyên gia kinh tế quốc tế đã khuyến cáo Campuchia cần thận trọng và phải kiểm soát chặt chẽ các khoản vay nước ngoài, nhưng các nguồn tin chính phủ cho hay: "Thủ tục cho vay của Trung Quốc nhanh và hoàn toàn không có rắc rối trong tiến trình giải ngân"

Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia việc một quốc gia phụ thuộc quá nhiều vào khoản vay từ một nguồn sẽ dẫn tới những hệ luỵ vô cùng nguy hiểm

Từ sự mất quyền tự quyết trong các hoạt động kinh tế tới mất quyền tự chủ chỉ là một khoảng cách nhỏ. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, trước sự lớn mạnh không ngừng của Trung Quốc thì ngay cả các quốc gia giàu có cũng lo sợ thực trước thực trạng này

Báo cáo của Canada mới đây chỉ rõ, Trung Quốc đang nỗ lực có được các mặt hàng cần thiết, đồng thời xâm nhập vào những nguồn lực có ảnh hưởng mang tính quyết định đối với nền kinh tế của các quốc gia. Để đạt được mục đích này theo các chuyên gia người Canada, Trung Quốc thường tiến hành bằng nhiều cách thức khác nhau

Trong hoạt động đầu tư, đầu tư trực tiếp của các công ty nhà nước Trung Quốc lần đầu tiên thường với số lượng nhỏ và không đáng kể. Sau đó tăng dần lên chiếm hữu phần lớn cổ phần vốn chủ sở hữu, thường là đạt đến quyền phủ quyết, từ đó tác động mạnh đến hoạt động của các công ty nước ngoài, nhất là trong ngành khai thác mỏ, năng lượng, tài chính và thông tin liên lạc

Về các lĩnh vực đầu tư, Trung Quốc rất quan tâm tới việc xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình trọng điểm, thậm chí tại một số quốc gia nghèo Trung Quốc còn tham gia xây dựng cả trụ sở Bộ Quốc phòng. Qua các hoạt động đầu tư đó, sự chủ động và quyền tự quyết của các dòng vốn FDI từ Trung Quốc sẽ tăng lên rất nhiều

Không chỉ Canada, Trung Quốc nhiều năm qua cũng cho Mỹ "vay" hàng trăm tỷ USD để Washington tiếp tục mua hàng từ Bắc Kinh, qua đó nuôi sống hàng loạt nhà máy ở Quảng Đông, Thượng Hải...

"Trung Quốc bắt đầu sử dụng nhiều hơn khối tiền khổng lổ mà họ đang có trong tay để phục vụ cho các quyền lợi của mình, đặc biệt là gia tăng xuất khẩu", ông Huang, chuyên gia Quỹ Hỗ trợ Hòa bình Quốc tế Carnegie ở Washington nhận định

Nỗi lo cạnh tranh

Để thực hiện việc đầu tư mạnh ra nước ngoài được dễ dàng, Bắc Kinh đã dốc tiền và lực hỗ trợ cho nhiều công ty quốc doanh. Khoản hỗ trợ này lớn đến mức các công ty Trung Quốc có khả năng thay đổi toàn bộ các quy tắc cạnh tranh kinh tế toàn cầu. Chỉ trong chưa đầy hai thập niên, các ngân hàng, công ty dầu khí đại lục chiếm phần lớn trong danh sách 10 doanh nghiệp có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất khu vực

Công ty Dầu khí PetroChina có giá trị vốn hóa thị trường 329,6 tỷ USD; Ngân hàng Industrial & Commercial Bank of China giá trị vốn hóa thị trường: 259,2 tỷ USD; Ngân hàng China Construction Bank giá trị vốn hóa thị trường: 238,3 tỷ USD; hay Công ty ZTE đã vượt qua Apple để trở thành nhà sản xuất điện thoại lớn thứ tư thế giới sau LG, Samsung và Nokia

Robert Hormats, Thứ trưởng Bộ Kinh tế, Năng lượng và Nông nghiệp tại Bộ Ngoại giao Mỹ, bình luận: "Không giống như các công ty nhà nước của Liên Xô cũ chỉ được hỗ trợ ở phạm vi trong nước, doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc đang được đẩy đi toàn cầu". Cũng chính bởi mức độ "khổng lồ" của mình, các công ty quốc doanh của Trung Quốc đang gây lo ngại cho tất cả giới đầu tư

Gần đây nhất chúng ta chứng kiến các đợt "rải tiền" của quốc gia đông dân nhất thế giới sang châu Âu. Theo nhiều chuyên gia, sự đầu tư của Trung Quốc không chỉ nhằm mục đích nắm bắt các thương hiệu hay hệ thống phân phối mà còn là sức mạnh công nghệ của châu Âu. "Đây là vấn đề về đầu tư, nhưng đằng sau là một chính sách chiến lược mà châu Âu phải đối phó", Bộ trưởng Nội vụ Đức Stefan Paris nhận định
 
Last edited:
Sự thực đằng sau những con số ấn tượng của các ngân hàng Trung Quốc


Jim Chanos, nhà đầu cơ tài chính nổi tiếng từng nhận định các ngân hàng lớn của Trung Quốc được xây dựng dựa trên nền tảng không chắc chắn. Dường như, nhận định này là chính xác

Bắt đầu với Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC)– ngân hàng có giá trị lớn nhất thế giới ít nhất là trên giấy tờ, với thị giá vốn hóa 238 tỷ USD. ICBC đã đưa ra bản báo cáo tài chính đầy sức thuyết phục với tỷ lệ tăng trưởng ấn tượng: Tổng tài sản tăng 15% trong năm 2011, đạt 15,5 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương 2,5 nghìn tỷ USD); lợi nhuận tăng 26%, lên mức 298,4 tỷ nhân dân tệ

Tuy nhiên, phần lớn vốn của ngân hàng này bao gồm cả những khoản còn sót lại của những khoản nợ xấu từ những năm 1990 mà nay ICBC vẫn gọi là các khoản phải thu. Tính đến ngày 31/12/2011, khoản phải thu chiếm tới 1/3 vốn chủ sở hữu của ICBC. Mặc dù đáo hạn vào năm 2010 nhưng các khoản này vẫn chưa được trả và vẫn được tính vào giá trị của ICBC

Đến cuối năm 2004, trước khi được cải tổ lại bởi chính phủ, nợ xấu của ICBC chiếm tỷ lệ 21%. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, với tỷ lệ sở hữu nhà nước chiếm 71%, ICBC chỉ có tỷ lệ nợ xấu dưới 1%

Nhiều người có thể tin vào những con số này và cho rằng người vay đã có khả năng trả nợ tốt hơn. Thế nhưng, sự thực không phải là như vậy

Khoản phải thu lớn nhất của ICBC là trái phiếu Huarong do công ty quản lý quỹ Huarong – một công ty trực thuộc Bộ Tài chính Trung Quốc phát hành với tổng giá trị 313 tỷ nhân dân tệ. Sau khi ICBC mua trái phiếu, Huarong sử dụng tiền thu được để mua lại toàn bộ các khoản nợ xấu của ICBC. Nói một cách ngắn gọn, nợ xấu của ICBC đã được hoán đổi thành trái phiếu Huarong và như vậy nợ xấu không biến mất

ICBC không thể thu hồi được khoản nợ này khi đáo hạn, thay vào đó ngân hàng nhận được tin thông báo gia hạn thêm 10 năm từ Bộ Tài chính. Bộ này sẽ hỗ trợ cho việc thu hồi lại khoản nợ nếu như Huarong không hoạt động tốt, thế nhưng đây không phải là một sự đảm bảo. Trái phiếu Huarong là không thể chuyển nhượng do đó không thể bán

“Tư bản đỏ” là cụm từ mà Carl Walter và Fraser Howie đã từng sử dụng để nói về hệ thống ngân hàng của Trung Quốc. Bộ Tài chính nắm 35% cổ phần của ICBC trong khi một công ty đầu tư nhà nước khác cũng nắm 35%

Không chỉ có ICBC, Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc cũng có khoản phải thu trị giá 474,1 tỷ nhân dân tệ (tương đương 73% vốn chủ sở hữu) thuộc về Bộ Tài chính. Năm 2008, ngân hàng này thu được khoản nợ phải thu bằng cách hoán đổi thành tài sản xấu cho Bộ Tài chính

Năm 2007, Ngân hàng Nông nghiệp có nợ xấu chiếm 24% tổng nợ. Sau khi làm lại sổ sách để IPO vào năm 2010 với số tiền thu được cao kỷ lục 22,1 tỷ USD, ngân hàng này có 83% cổ phần thuộc sở hữu nhà nước. Chỉ tính riêng quý I, tổng tài sản tăng 7,6% so với năm 2011, đạt 12,6 nghìn tỷ nhân dân tệ

Các ngân hàng còn lại trong nhóm bốn ngân hàng lớn nhất Trung Quốc là Bank of China và Ngân hàng xây dựng Trung Quốc cũng có các khoản phải thu tương tự với tỷ lệ lần lượt là 16% và 17% trước khi tiến hành tái cơ cấu cách đây 1 năm. Giờ đây, tỷ lệ chỉ khoảng 1%

Điều đáng lo ngại là bong bóng xây dựng và ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước đã bùng nổ ở Trung Quốc trong những năm gần đây. Bốn ngân hàng lớn nhất có dự phòng nợ không thu hồi được cao gấp 2 đến 3 lần các khoản nợ xấu. Tỷ lệ này là không đủ để bù đắp nếu như so sánh với các dữ liệu trong quá khứ

Charlene Chu, chuyên gia phân tích tại Fitch Ratings đã viết trong một báo cáo rằng Fitch nhận định các lãnh đạo Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện chính sách có chọn lọc để có thể hỗ trợ thanh khoản cho người vay tiền như đảo nợ, tái cơ cấu nợ và phát hành trái phiếu

Điều này khiến các vấn đề về chất lượng tài sản của các ngân hàng Trung Quốc không được nhìn nhận đúng mức. Bất cứ khi nào các vấn đề nghiêm trọng này bị lộ ra, tình hình sẽ trở nên nghiêm trọng

Vấn đề chỉ còn là thời gian. Dù sao thì các ngân hàng vẫn sống sót trong khi các cổ đông nước ngoài sẽ phải chịu lỗ lớn nếu chính phủ bơm vốn hoặc tái cấu trúc các ngân hàng này một lần nữa

Thu Hương
 
Last edited:
Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc có thể lên tới 2.000 tỷ USD

- Báo cáo của Rhodium Group, một công ty nghiên cứu uy tín có trụ sở tại Niu Yoóc, cho biết làn sóng đầu tư ra nước ngoài của các công ty Trung Quốc đang bắt đầu tăng đột biến và có thể lên đến 2.000 tỷ USD vào năm 2020

Báo cáo được công bố vào thời điểm khi Mỹ và chính phủ nhiều nước đang khá thận trọng với việc thu hút đầu tư từ Trung Quốc bởi các lo ngại về động cơ đầu tư của Bắc Kinh và các mối đe dọa về an ninh. Các công ty Trung Quốc đã tiến hành các đợt mua lại cổ phần lớn ở châu Âu trong vòng 2 năm qua, với tốc độ mở rộng nhanh hơn nhiều so với Mỹ

Báo cáo viết: "Các nền kinh tế tiên tiến của châu Âu đang trải qua giai đoạn đầu của sự đầu tư nước ngoài đột biến đến từ các công ty Trung Quốc. Số liệu cho thấy đầu tư trực tiếp của Trung Quốc ở châu Âu phần lớn được thúc đẩy bởi động cơ kinh doanh

Tổng số vốn đầu tư của Trung Quốc ở châu Âu, trong cả hai lĩnh vực thành lập doanh nghiệp và tổ chức các hoạt động mới, có thể tăng đến mức cao nhất vào khoảng 500 tỷ USD vào năm 2020"

Gần đây hầu hết các thương vụ mua lại cổ phần nước ngoài của các tập đoàn Trung Quốc đều khá thuận lợi. Tuy nhiên, có một số trở ngại mà họ phải đối mặt đó là tính bảo mật. Tại Mỹ, cuối năm 2011, nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc Huawei đã phải từ bỏ ý định mua lại Tập đoàn máy tính 3Leaf, sau khi thất bại trong việc thương thuyết các vấn đề liên quan đến bảo mật

Hoạt động mua lại của Trung Quốc ở châu Âu phản ánh cái mà các nhà phân tích cho rằng "sự khao khát" bởi các công ty Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng còn quá non trẻ để có được các kỹ năng và công nghệ cũng như sự thâm nhập vào các thị trường mới

Năm ngoái, BlueStar - công ty nhà nước Trung Quốc, đã mua lại cổ phần của công ty Elkem, nhà sản xuất silic và cácbon lớn của Na Uy, với trị giá nhiều tỷ USD. Trước đó, năm 2010 Tập đoàn Fosun cũng mua lại 7,1% cổ phần của Tập đoàn Du lịch Pháp Club Med

Trong một số trường hợp, người Trung Quốc đã sử dụng tiền mặt để giải cứu một số công ty của châu Âu hoặc tăng tốc mở rộng hơn các hoạt động của họ trên toàn cầu. Gần đây nhất, Tập đoàn công nghiệp SHIG-Weichai đã mua lại 75% cổ phần của nhà sản xuất du thuyền nổi tiếng của Italia - Ferretti trong tháng Giêng

SHIG-Weichai tuyên bố giúp Ferretti thanh toán các khoản nợ và mở rộng sản xuất ở Trung Quốc, cũng như các thị trường mới nổi khác
 
Last edited:
Các ngân hàng Trung Quốc ngày càng lộ rõ yếu kém

Là những người có mức lợi nhuận cao nhất thế giới trong năm 2011, nhưng các ngân hàng Trung Quốc đang lộ rõ những yếu kém trong quản lý rủi ro khi kinh tế giảm tốc

Theo thống kê được tạp chí The Banker công bố hồi đầu tháng này, cả 3 vị trí dẫn đầu trong top 1.000 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất thế giới năm 2011 đều là các đại diện của Trung Quốc. Chính xác hơn là họ chiếm đến 4 trong 5 vị trí đầu tiên. Tuy nhiên đằng sau những con số lợi nhuận ngất ngưởng là một câu chuyện khác về khả năng quản lý rủi ro mà vụ việc tại tỉnh Chiết Giang mới đây là một ví dụ

Ngày 16/7/2012 Cơ quan tài chính tỉnh Chiết Giang công bố đã nhận được một là thư “kêu cứu” khẩn cấp được ký bởi 600 công ty tư nhân tại thành phố Hàng Châu. Những doanh nghiệp này đang lâm nguy bởi đã ký kết những thỏa thuận bảo lãnh song phương

Rất nhiều công ty đang bị các ngân hàng hối thúc trả nợ hoặc đơn giản là “túm” lấy luôn các khoản tiền họ còn trong tài khoản. Trước nguy cơ phá sản, các doanh nghiệp chỉ còn biết kêu cứu chính quyền can thiệp, đề nghị cho phép giãn nợ trong vòng 3 năm

Đáng chú ý đây không phải những doanh nghiệp nhỏ mà không ít trong số họ là những thương hiệu hàng đầu tại Trung Quốc. Ví dụ như Hupai Holding Group Co. Ltd, công ty đứng trong Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất nước này

Thỏa thuận bảo lãnh song phương là gì ? Và tại sao 600 doanh nghiệp tại Chiết Giang lại phải kêu cứu ?

Tại Trung Quốc, lĩnh vực ngân hàng hiện hầu như bị chi phối bởi các ngân hàng quốc doanh. Những ngân hàng này trước đây chủ yếu cho vay các doanh nghiệp quốc doanh cả vì lí do chính trị cũng như nhằm giảm rủi ro

Tuy nhiên trong những năm gần đây kinh tế tư nhân trở thành động lực tăng trưởng khiến nhu cầu vay vốn của khu vực này ngày càng cao

Dù vậy họ vẫn bị các ngân hàng quốc doanh xem là rủi ro cao. Để được phép vay vốn, các doanh nghiệp tư nhân thường được yêu cầu phải có ít nhất một bên đứng ra bảo lãnh. Do quy mô nhỏ, họ đôi khi phải cần đến vài bên bảo lãnh cho một khoản vay 50 triệu nhân dân tệ (khoảng 8 triệu USD). Trước yêu cầu này của ngân hàng, các doanh nghiệp sẽ cùng đứng ra bảo lãnh cho nhau để vay vốn

Ví dụ, có 6 doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn. Mỗi doanh nghiệp cần 50 triệu nhân dân tệ và họ đồng ý bảo lãnh cho nhau. Khi đó một nhóm bảo lãnh được hình thành và nhà băng sẽ chấp thuận cho vay tới 300 triệu nhân dân tệ, gấp 6 lần số tiền thực sự được bảo lãnh. Hiển nhiên rủi ro khi ấy cao hơn rất nhiều

Nếu bất kỳ doanh nghiệp nào trong 6 doanh nghiệp này không thể hoàn trả nợ đúng hạn, tất cả họ sẽ cùng gặp rắc rối với ngân hàng. Đây chính là những gì đang diễn ra tại tỉnh Chiết Giang. Một ví dụ dễ thấy đó là Zhejiang Hangzhou Group Co. Ltd đã bảo lãnh một khoản vay 30 triệu nhân dân tệ cho Rongshi Group và sau đó chính Rongshi Group lại bảo lãnh cho Zhejiang Hangzhou Group vay 98 triệu nhân dân tệ

Trong khi đó Zhejiang Hangzhou Group Co. Ltd và Zhejiang Industry Holding đã bảo lãnh vay vốn song phương cho nhau ở một khoản vay khác có giá trị 40 triệu nhân dân tệ. Như vậy 1 nhóm bảo lãnh nữa đã được hình thành. Vấn đề là các bên tham gia bảo lãnh song phương với Zhejiang Hangzhou Group Co. Ltd cũng có thể đi bảo lãnh cho các công ty khác vay

Trên thực tế là Rongshi Group có quan hệ bảo lãnh song phương không chỉ với Zhejiang Hangzhou Group mà còn thêm 4 bên khác. Các nhóm bảo lãnh cứ ngày càng mở rộng thì rủi ro lại càng tăng

Hiện cuộc khủng hoảng nợ bảo lãnh song phương tại Chiết Giang đang liên quan tới hơn 600 doanh nghiệp. Trong đó, theo báo cáo của Hiệp hội hàng nội thất Hàng Châu, riêng ngành nội thất thành phố này có tới hơn 100 doanh nghiệp bị vướng vào khủng hoảng bảo lãnh nợ song phương với tổng trị giá nợ 10 tỷ nhân dân tệ (1,6 tỷ USD) và 23 ngân hàng, trong đó có các “ông lớn” như Bank of China và China Construction Bank

Liệu cuộc khủng hoảng này còn sâu rộng đến đâu? Không ai có thể biết rõ. Đáng ngại hơn, theo một quan chức cấp cao ngành ngân hàng Chiết Giang, vấn đề này không chỉ diễn ra ở tỉnh này mà còn ở nhiều tỉnh khác

Dù vậy các doanh nghiệp tư nhân tại Chiết Giang có tỷ trọng đóng góp vào nền kinh tế cao hơn hẳn. Hơn nữa hình thức vay vốn này cũng phổ biến nhất tại Chiết Giang, chiếm khoảng 60-70% các khoản vay của doanh nghiệp

Trong bối cảnh kinh tế giảm tốc thấy rõ, hoạt động kinh doanh khó khăn, các khoản vay theo hình thức trên đang biến thành nợ xấu. Ngày 13/7 vừa qua, Cục quản lý ngân hàng thành phố Ôn Châu (tỉnh Chiết Giang) thừa nhận từ đầu năm 2012 đến hết tháng 6, nợ xấu tại đây đã tăng gần gấp đôi, từ 9,5 tỷ nhân dân tệ lên 18,1 tỷ nhân dân tệ

Nhưng Ôn Châu cũng chỉ là một phần rất nhỏ trong “tảng băng” nợ xấu của Trung Quốc. Theo tiến sỹ Tianlun Jian, Viện phát triển quốc tế đại học Harvard, có 2 nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng nợ xấu tăng cao ở Trung Quốc. Trong đó nguyên nhân chính là sự yếu kém trong quản trị rủi ro của các ngân hàng

Họ thiếu những kỹ năng để lường trước rủi ro và đây là bài học lớn rút ra được từ cuộc khủng hoảng bảo lãnh vay vốn song phương. Bên cạnh đó còn là lối làm việc vô trách nhiệm từ một số cán bộ ngân hàng khiến các khoản vay rủi ro cao cứ ngày một tăng lên

Đầu tháng 7, một trong “tứ đại gia” của ngành ngân hàng Trung Quốc là China Construction Bank (CCB) chi nhánh Chiết Giang đã công bố khoản nợ xấu 3 tỷ nhân dân tệ (470 triệu USD). Khoảng 40 – 50 nhân viên bị phát hiện có dính líu trong đó có 3 quan chức cấp cao bị đình chỉ chức vụ

Khoản nợ xấu trên xuất phát từ các khoản cho vay trong năm 2010 và 2011 cho Zhejiang Zhongjiang Holding khi tình hình tài chính của công ty này đã be bét. Đến tháng 1/2012 công ty này chính thức phá sản và chưa trả cho CCB một đồng tiền lãi nào. Cùng chịu thiệt hại với China Construction Bank còn có một “ông lớn” quốc doanh khác là Bank of China với số tiền cho vay 1 tỷ nhân dân tệ

Lí do thứ hai lí giải cho sự gia tăng nợ xấu của các ngân hàng Trung Quốc đó là sự hụt hơi của nền kinh tế. Khi kinh tế tăng trưởng nhanh, hầu hết các doanh nghiệp đều dễ kiếm lời. Nhưng khi tình hình xấu đí, ngày càng nhiều công ty đối mặt với thử thách về tài chính. Và chỉ cần 1 trong số họ phá sản, các nhóm bảo lãnh vay vốn song phương sẽ đổ vỡ dây chuyền

Tháng 6 vừa qua, sản lượng công nghiệp của Trung Quốc chỉ tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn rất nhiều mức 15,1% của tháng 6/2011. Nếu tình hình này còn kéo dài, chắc chắn số lượng doanh nghiệp phải kêu cứu như ở Chiết Giang sẽ còn tăng lên và khi ấy các ngân hàng Trung Quốc sẽ thực sự đối mặt rủi ro lớn
 
Last edited:
Hàng triệu người Trung Quốc thành nạn nhân của tín dụng đen

Dân Trung Quốc khốn đốn vì lỡ “dính” đến tín dụng đen

Tăng trưởng kinh tế giảm tốc cùng với sự đóng băng của thị trường bất động sản khiến hàng triệu người dân Trung Quốc khốn đốn vì lỡ “dính” đến tín dụng đen

Sau khi cầm sổ hưu, ông He Zhongkui sống dựa chủ yếu vào nguồn thu nhập ổn định từ một khoản cho vay mà ông được hứa trả lãi suất cao gấp 5 lần lãi ngân hàng. Nhưng giờ đây, người đàn ông 62 tuổi từng là một quan chức địa phương ở Ôn Châu này đã gia nhập hàng ngũ đông đảo các nạn nhân của hoạt động tín dụng đen ở Trung Quốc

Theo hãng tin tài chính Bloomberg, cuộc sống của ông He giờ u ám đến nỗi ông phải cắt giảm tiền mua thức ăn và chỉ dám sử dụng một chiếc xe đạp cũ nát

Một “người bạn” đã hứa trả cho ông He 2.400 Nhân dân tệ, tương đương 379 USD, mỗi tháng sau khi ông cho ông ta vay 1/3 trong số 600.000 Nhân dân tệ tiền tiết kiệm cả đời để người này đầu tư vào bất động sản. Nhưng sau đó, “người bạn” đột nhiên “mất tích”, cùng với số tiền cả gốc lẫn lãi của ông già tội nghiệp

“Tôi gọi điện và cả đến tận nhà tìm nhưng không tìm được ông ta. Tôi đã ăn quả lừa”, ông He than thở

Nền kinh tế Trung Quốc giảm tốc và thị trường bất động sản đi xuống của nước này đang khiến hàng triệu người có “dính” đến tín dụng đen trở nên khốn đốn. Tháng 7 vừa qua, giá nhà ở Trung Quốc đã giảm 16% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu tháng giảm thứ 5 liên tục

Nhiều người đã đi vay tiền của người thân, bạn bè, hứa trả lãi suất cao, để đầu tư vào nhà đất với hy vọng kiếm lời nhiều hơn, một phần để bỏ túi, phần khác để trả lãi. Tuy nhiên, sự đi xuống của nền kinh tế và thị trường địa ốc đã khiến cả người vay tiền kiểu này “chết dở”, mà cả người cho vay cũng “chết” theo

Trước tình trạng này, Chính phủ Trung Quốc đang đối mặt áp lực phải kiểm soát hoạt động cho vay tư nhân, hay còn gọi là tín dụng đen, để ngăn chặn các vụ vỡ nợ hàng loạt có thể dẫn tới bất ổn xã hội

Nhiều “con nợ” của phương thức tín dụng đen ở Trung Quốc giờ đã bỏ trốn, tự tử, hoặc ngang nhiên “trở mặt”, để lại phía sau vô số nạn nhân. Trong 6 tháng đầu năm nay, đã có hơn 58.000 vụ kiện liên quan tới tổng số tiền 28,4 tỷ Nhân dân tệ cho vay tín dụng đen ở tỉnh Triết Giang, nơi có thành phố Ôn Châu, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2011 và là số vụ kiện nhiều nhất trong 5 năm. 1/5 số vụ kiện là ở Ông Châu, nơi chính quyền phải thành lập một tòa án đặc biệt để giải quyết

Trên toàn quốc, các nạn nhân của tín dụng đen đã phát hơn 600.000 đơn kiện, với số tiền 110 tỷ Nhân dân tệ, trong năm ngoái, tăng 38% so với năm 2010. Trong 6 tháng đầu năm nay, số đơn kiện tăng 25%, lên mức 376.000 đơn kiện, theo số liệu từ Tòa án Tối cao Trung Quốc

Ở Ôn Châu, một trung tâm xuất khẩu vốn được coi là thủ phủ của lĩnh vực kinh tế tư nhân ở Trung Quốc, khoảng 90% số hộ gia đình có tham gia hoạt động tín dụng đen. Hơn 100 cá nhân ở đây đã bỏ trốn, tự vẫn hoặc tuyên bố phá sản từ năm 2011 tới nay. Có ít nhất 800 nhà môi giới cho vay tín dụng đen đã phá sản, theo Tân hoa xã đưa tin hồi tháng 5

Theo giới quan sát, Trung Quốc đang phải trả giá cho sự tăng trưởng không có kiểm soát của hoạt động tín dụng đen. Tháng 3 vừa qua, Bắc Kinh đã công bố một dự án thử nghiệm ở Ôn Châu nhằm nới lỏng hạn chế cho vay vốn ngân hàng đối với các doanh nghiệp nhỏ và giám sát hoạt động tín dụng đen

Hãng nghiên cứu IHS Global Insight có trụ sở ở Boston, Mỹ, nhận định, lượng vốn vay giữa các cá nhân ở Trung Quốc có thể lên tới 1,3 nghìn tỷ Nhân dân tệ. Còn theo ngân hàng Pháp Societe General, thị trường tín dụng đen ở Trung Quốc - bao gồm cả cho vay giữa các cá nhân, các khoản vay ngoài bảng cân đối kế toán của các ngân hàng, và các khoản vay của các quỹ ủy thác - có thể lên tới 2,4 nghìn tỷ USD, tương đương 1/3 thị trường vốn vay chính thức ở nước này

Cơn bão tín dụng đen thậm chí còn lan tới tận thành phố Bao Đầu ở tỉnh Nội Mông xa xôi của Trung Quốc. Tháng 6 vừa qua, báo chí nước này đưa tin, ông Wei Gang, chủ doanh nghiệp bất động sản lớn nhất ở Bao Đầu, treo cổ tự vẫn trong khách sạn sau khi vay nợ 700 triệu Nhân dân tệ, nhiều gấp đôi số tài sản mà ông kiểm soát. Wei đã hứa trả lãi suất trên 5% mỗi tháng. Phần lớn các nạn nhân của Wei là những người vay tiền từ người khác với lãi suất từ 2-3%/tháng

Ở Erdos, địa phương cách Bao Đầu khoảng 150km về phía Nam, 80% các dự án xây dựng nhà ở đã bị ngưng lại sau khi giá nhà sụt một mạch còn 3.000 Nhân dân tệ/m2 từ mức kỷ lục 20.000 Nhân dân tệ/m2 trước đó. Nguồn vốn lớn nhất cho các dự án bất động sản ở đây là tín dụng đen, và khi số vụ vỡ nợ gia tăng trong năm nay, đi đâu cũng thấy người dân đòi tiền nhau

Theo Bloomberg, có một số lý do khiến người Trung Quốc ham cho vay tiền theo kiểu tín dụng đen

Thứ nhất là lãi suất tiền gửi ngân hàng ở nước này khá thấp. Tháng 6 vừa qua, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) đã cho phép các ngân hàng thương mại trả lãi suất tiền gửi cao hơn 1,1 lần so với lãi suất tiền gửi cơ bản 3%/năm để giữ chân khách hàng

Tuy nhiên, trong tháng 7 vừa qua, khách hàng cá nhân vẫn rút ròng 500,6 tỷ Nhân dân tệ tiền tiết kiệm khỏi hệ thống ngân hàng Trung Quốc, tương đương 0,6% tổng lượng tiền gửi

Thứ hai, Trung Quốc là nước có tỷ lệ tiết kiệm cao, nhưng người dân lại có ít kênh đầu tư. Tỷ lệ tiết kiệm/GDP của Trung Quốc hiện là 50%, cao nhất trong số các nền kinh tế lớn, vượt xa mức 34% của Ấn Độ hay 12% của Mỹ

Trong khi đó, hai kênh đầu tư chính ở nước này là chứng khoán và bất động sản đều đang đi xuống. Từ đầu năm đến nay, chỉ số Shanghai Composite đã giảm 3,3%, sau khi giảm 14% trong năm 2010 và 22% trong năm 2011

Bên cạnh đó, lương hưu ở Trung Quốc, trong nhiều trường hợp, không đủ để người hưởng có thể trang trải đủ chi tiêu hàng tháng

Báo chí Trung Quốc đưa tin, gần đây nhất, hôm 3/9 vừa qua, một doanh nhân ở thành phố Ninh Ba đã tự vẫn trong một khách sạn. Kết quả điều tra ban đầu cho thấy, doanh nhân này đã kinh doanh tín dụng đen, vay nợ tới 27 triệu Nhân dân tệ và nợ lương nhân viên 2 triệu Nhân dân tệ

Ông này còn là chủ một công ty có doanh thu 6 triệu Nhân dân tệ mỗi năm, nhưng muốn kinh doanh tín dụng đen để giàu thêm

Phương Anh
 
Last edited:
Nghề rửa tiền ở Trung Quốc
Trong những căn phòng nhỏ chất đầy tiền, một mạng lưới ngân hàng chìm làm ăn phát đạt, tạo nên tam giác chuyển tiền và rửa tiền ngầm giữa Trung Quốc đại lục, Macau và Hong Kong

Trong một khu thương mại dưới lòng đất, nơi chỉ cách ranh giới giữa Trung Quốc đại lục và Macau một quãng ngắn, một dãy khoảng 30 cửa hàng nhỏ với các tấm biển hiệu màu vàng giống y nhau. Công việc làm ăn của họ rất vững vàng và phát đạt, chủ yếu là với những nhà đầu tư từ đại lục ra, mà nhiều trong số đó sẽ đến thiên đường đánh bạc Macau

“Tỷ giá tốt đây, tốt hơn các ngân hàng đây”, những người chạy việc vừa chen lấn xô đẩy, vừa hò hét để dẫn khách hàng tới các quầy hàng, nơi hàng cọc tiền mệnh giá 100 nhân dân tệ và 1.000 đôla Hong Kong nhảy rào rào trong các máy đếm tiền, rồi được trao tay chóng vánh

Được cấp phép hoạt động kinh doanh rượu và hàng khô, trên tường đầy kệ đầy rượu và thuốc lá, nhưng hoạt động chính của các cửa hàng diễn ra ở phòng trong, phía sau mặt tiền: họ làm công việc của các nhà băng chìm và đại lý kiều hối

“Mọi việc rất đơn giản”, một ông chủ họ Choi nói, anh ta đi xăng-đan và mặc quần jeans te tua, trong khi rót trà tại một văn phòng phía sau, nơi các giao dịch lớn hơn diễn ra

“Anh đưa cho tôi nhân dân tệ ở đây. Sau đó chúng tôi chuyển cho anh đôla Hongkong ở Macao. Chúng tôi có thể chuyển hàng chục triệu mỗi ngày”, anh ta vừa nói vừa liếc nhìn hình ảnh của 6 chiếc camera an ninh hiện lên chiếc TV màn hình phẳng

Khi nền kinh tế và các thị trường tài chính Trung Quốc phát triển và đạt đến độ tinh vi thì ngành kinh doanh “ngân hàng chìm” quy mô lớn cũng ăn theo, thực hiện việc chuyển tiền xuyên biên giới nhanh, rẻ và ít rủi ro, chuyển hàng trăm triệu đô la mỗi ngày

Phần lớn hoạt động đó được thực hiện công khai trên các con phố của tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, nơi các doanh nghiệp và cá nhân dựa vào những hệ thống ngầm để né các quy định về kiểm soát tiền tệ của chính phủ, nhằm phục vụ mục đích kinh doanh hợp pháp của họ cũng như che giấu tài sản

Bắc Kinh nhận thấy khó khăn đang tăng lên trong việc ngăn chặn dòng chảy tiền mặt đầu cơ và bất hợp pháp. Trong một thập kỷ từ khi Trung Quốc bắt đầu thẳng tay với nạn rửa tiền, chính phủ đã sửa đổi hình pháp và tăng cường các quy tắc về ngân hàng thương mại, nhưng những hạn chế về chuyển tiền bị nới lỏng đã khiến cho “tiền nóng” được chuyển qua biên giới dễ dàng hơn

“Các thị trường tài chính Trung Quốc chưa đạt đến độ trưởng thành tương ứng", Yu Yongding, nhà kinh tế học tại Viện khoa học xã hội Trung Quốc nói. Ông Yu cũng là cựu tư vấn cho ngân hàng Trung ương

“Có rất nhiều quy định quản lý vốn đã vô tình góp phần giúp các hoạt động như thế này tồn tại, trong khi tham nhũng và rửa tiền cũng đóng một vai trò quan trọng”

Tam giác tiền

Ở tỉnh Quảng Đông thịnh vượng, nằm trong châu thổ sông Châu Giang (Pearl), các thành phố như Chu Hải, Thâm Quyến, Quảng Châu và Đông Quan là những động mạnh chủ cho dòng tiền nóng của Trung Quốc

Những tỉnh này, nơi nhập và xuất lượng lớn lên đến 984 tỷ USD năm ngoái, chiếm một phần tư ngoại thương của Trung Quốc, hoạt động như một cửa ra vào của dòng vốn kể từ khi Trung Quốc mở cửa nền kinh tế hơn 30 năm trước

Các thành phố này góp phần tạo nên người khổng lồ - tam giác ngân hàng chìm không bị kiểm soát giữa Trung Quốc, với thủ phủ sòng bài lớn nhất thế giới là Macao và trung tâm tài chính tầm quốc tế Hong Kong

Chỉ riêng ở Chu Hải, hơn một tỷ NDT (khoảng 163 triệu USD) được chuyển đi hàng ngày qua mạng lưới ngầm, theo ước tính của 6 ông chủ thuộc nhóm 100 người như họ hoạt động ở khu vực gần Macau

“Công việc kinh doanh của chúng tôi đã tăng tới 30% trong 3 năm qua”, một người tên Li cho biết

Bên cạnh những đại lý cấp bán lẻ cụm quanh biên giới ở Chu Hải và gần Thâm Quyến, một loạt các đại lý vững chắc khác của các chủ nhà băng chìm cũng xuất hiện ở khắp Quảng Đông, ngoài tầm mắt của người dân, thường hoạt động ở các văn phòng bí mật với các giao dịch thực hiện giữa các bên kết nối tốt và độ tin cậy cao, thường chỉ bằng một cuộc điện thoại

“Tôi đã đến gặp người bạn làm công việc này một lần. Căn phòng bé xíu chỉ khoảng hơn 9 mét vuông chứa đầy tiền. Anh có thể tưởng tượng nhiều tiền thế nào không?”, một doanh nhân người Hong Kong họ Chan nói, ông này là chủ một nhà máy ở Quảng Đông hơn 20 năm. “Họ ở khắp mọi nơi, ở từng ngôi làng, thị trấn và phố thị”

Nhóm nghiên cứu về Liêm chính tài chính toàn cầu đặt trụ sở tại Washington ước tính khoảng 2,83 nghìn tỷ USD chảy ra khỏi Trung Quốc trái phép từ 2005 đến 2011, và điểm nhận lớn nhất là Hong Kong

Yan Lixin, Tổng thư ký của trung tâm Nghiên cứu chống rửa tiền thuộc Đại học Fudan, tính toán hơn 1/3 lượng tiền di chuyển qua các kênh ngân hàng chìm là tiền bẩn được rửa. Ông nói: “Theo các số liệu thống kê trong lĩnh vực và kinh nghiệm của tôi, nó chiếm ít nhất là 30-40%. Tình hình đang đi từ xấu đến tồi tệ”

Nhưng các doanh nhân thì nói phần lớn dòng tiền phi chính thức này đi vào và ra khỏi tam giác Quảng Đông, Hong Kong và Macau, làm thuận tiện cho thương mại và đầu tư trong khu vực kinh tế trọng điểm

Việc chuyển tiền bằng ngân hàng qua biên giới phi pháp có thể được dùng để chuyển thêm vốn vào Trung Quốc để mua các nguyên liệu thô hoặc trả lương trong những lúc cao điểm. “Làm ăn qua đây chỉ mất 15 phút, trong khi qua kênh chính thức mất đến hai tuần”, một ông chủ nhà máy điện tử ở Đông Quản, khách hàng thường xuyên của ngân hàng chìm cho biết. Ông ta cũng không muốn nêu tên để tránh bị đứt liên lạc với các đại lý này

Theo một báo cáo về chống rửa tiền của Ngân hàng trung ương Trung Quốc từ 2007, gần 1/3 ngân hàng tư nhân phi pháp của Trung Quốc bắt nguồn từ Quảng Đông. Năm 2009, cảnh sát đóng cửa hơn 40 ngân hàng chìm ở các tỉnh Phúc Kiến, Nam Xương, và Quảng Đông, liên quan tới 100 tỷ NDT, theo thông tin trên tờ People's Daily. “Các ngân hàng chìm hoạt động như một kênh quan trọng để rửa tiền và thực hiện đổi ngoại tệ trái phép”, bài báo viết

Theo số liệu thống kê công bố mới nhất, 970 trường hợp rửa tiền bị điều tra ở Trung Quốc năm 2009, với số lượng lên tới 301 tỷ NDT. Quảng Đông bị nêu là điểm đen chính

Cờ đỏ

Lãnh đạo mới của Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố sẽ mạnh tay hơn trong chống tham nhũng và tội phạm tài chính như rửa tiền. PBOC cũng ban hành các biện pháp chống rửa tiền mới đối với các thể chế tài chính hồi tháng 12, yêu cầu họ đánh giá rủi ro của các khách hàng dựa trên những nơi họ cư trú và loại hình kinh doanh, một người hiểu biết về quy định cho Reuters biết

Theo một báo cáo chống rửa tiền nội bộ năm 2008 của PBOC bị rò rỉ trên Internet, từ giữa những năm 1990, có đến 16.000 – 18.000 quan chức, doanh nhân, CEO và các cá nhân khác của Đảng Cộng Sản “đã biến mất, mang theo khoảng 800 tỷ NDT”

Chính phủ kiểm soát dòng vốn vào, ngăn chặn ngân hàng chìm và chuyển tiền trái phép, giới hạn các dòng vốn của các cá nhân ra bên ngoài ở mức 20.000 NDT (khoảng 3.300 USD) mỗi ngày. Theo luật lệ về ngân hàng và chơi bạc của Macao, các hệ thống chuyển tiền thay thế là bất hợp pháp và các giao dịch có nghi ngờ phải được dán cờ đỏ và thông báo với Văn phòng tình báo tài chính Macao

Nhưng các dòng vốn như vậy vẫn phát triển mạnh mà hầu hết không bị ngăn chặn

Một phần trở ngại đối với Trung Quốc đã được nhận dạng là làm thế nào để kiểm soát một ngành công nghiệp chứa đựng “van áp suất” cho tình trạng rò rỉ vốn khi Bắc Kinh làm ẩu việc mở thêm tài khoản và việc hoán đổi đồng NDT chính thức

Hội đồng Nhà nước, Nội các của Trung Quốc, cho biết sẽ ban hành một kế hoạch hoạt động năm nay để đạt được việc hoán đổi đồng NDT chính thức và thiết lập một hệ thống toàn diện cho đầu tư ra bên ngoài

“Điều đó có thể mất một thời gian”, nhà kinh tế học Yu Yongding nhận định

“Trung Quốc đã giải quyết được rất nhiều vấn đề. Việc tự do hóa tài khoản vốn không nên được coi là ưu tiên. Anh không nên bãi bỏ các luật lệ chỉ vì chúng khó thực thi”, ông giải thích

Các nhà chức trách cũng không muốn loại bỏ một ngành công nghiệp mà có chức năng chuyển tín dụng đến các công ty nhỏ hơn, ông Yan thuộc đại học Fudan nhận định. Trung tâm này được cơ quan chống rửa tiền của PBOC chấp thuận và ủng hộ. Việc trừng phạt các ngân hàng chìm có thể xung đột với chính quyền địa phương, khi họ muốn phát triển và ổn định

“Việc ra tay thẳng thừng sẽ ảnh hưởng tới kinh tế địa phương”, Yan nói

Các “ngân hàng” Casino của Macao

"Luôn có khoảng cách giữa chính sách và thực tế ở Trung Quốc ", một doanh nhân ở Chu Hải nói, người thường giao dịch với các quan chức Trung Quốc. Ông ta không muốn nêu tên vì tính nhạy cảm của vấn đề. “Nếu họ đóng cửa các điểm giao dịch tiền, các điểm khác sẽ mọc lên ở những nơi khác. Họ quá khôn ngoan”

Viết ra một tài khoản VIP 6 con số trên một mảnh giấy, một người làm đại lý chuyển tiền ở Chu Hải cho biết, các khách hàng có thể dùng tài khoản này để rút tiền bằng thẻ hoặc tiền mặt ở hầu hết các casino ở Macao, với tổng thu (từ casino) năm ngoái đạt đến 38 tỷ USD, đến từ các con bạc người Trung Quốc rủng rỉnh tiền mặt

“Hoạt động như một ngân hàng. Bạn có thể gửi tiền vào và lấy ra bất kỳ lúc nào”, Li, một người làm đại lý chuyển tiền nói. “Nó rất an toàn”

Trong dãy phòng VIP đánh bạc lớn ở một sòng bài có quy mô ở Macau, nơi những bàn bacara được đặt giữa hai bể cá cảnh lớn, mọi người xếp hàng ở 6 quầy, một số cầm mảnh giấy với số tài khoản và lượng tiền viết trên đó

Một người đàn ông mặc áo có mũ màu xám, cầm một mảnh giấy như vậy, đưa hộ chiếu và được lấy lại một chồng 8 thẻ đánh bài loại 500.000 đôla Hong Kong. Ông ta cho biết không hề có tài khoản riêng, nhưng đã dàn xếp việc chuyển tiền thông qua một người làm đại lý

“Vào lúc cao điểm bạn có thể thấy một số người Trung Quốc đại lục mang đến 1-2 triệu nhân dân tệ tiền mặt, lên tầng 20 và cầm tiền Hong Kong xuống”, một người có nhiều kinh nghiệm về các hoạt động các phòng VIP cho hay”

Các phòng VIP đặc trưng ở Macau được hoạt động bởi những người trung gian, nêu mức đánh cược của người Trung Quốc và đưa thẻ, giữ khoản dự trữ tiền mặt hoặc khoản vốn đang chơi ít nhất là 100 triệu tệ (16,3 triệu USD). Việc đổi tiền mặt thường diễn ra ở phòng khách sạn hoặc bên ngoài, ngoài tầm camera quan sát

Trở lại với các cửa hàng có biển màu vàng ở Chu Hải, Choi cho biết anh ta và các ông chủ khác ở đây thường chuyển hàng triệu nhân dân tệ trực tiếp tới các tài khoản đánh bạc VIP ở các casino ở Macau

Việc chuyển tiền qua ngân hàng cũng có thể được sắp xếp, nhưng cần nhiều thời gian hơn, tối đa là nửa triệu tệ mỗi ngày, để giảm rủi ro bị phát hiện

“Có rất nhiều tiền được rửa, nhưng chúng tôi không phải tội phạm, chúng tôi chỉ khiến cuộc sống thuận tiện hơn cho mọi người. Chúng tôi chỉ giúp tiền chuyển động mà thôi”, Choi nói

Khánh Lynh
 
Last edited:
Trung Quốc chuẩn bị ra mắt hợp đồng dầu tương lai bằng Nhân dân tệ

20170902_chinaoil_4734888.jpg


Đây là động thái mới nhất trong nỗ lực quốc tế hóa Nhân dân tệ và giảm sự thống trị của đồng USD trên thị trường hàng hóa quốc tế

Là nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, Trung Quốc đang chuẩn bị cho ra mắt một hợp đồng dầu thô tương lai chuẩn giao dịch bằng đồng Nhân dân tệ (NDT) và có thể chuyển thành vàng, có khả năng tạo ra một hợp đồng giao dịch dầu chuẩn quan trọng của châu Á và cho phép các nhà xuất khẩu dầu bỏ qua các hợp đồng dầu thô chuẩn yết giá bằng USD và giao dịch bằng đồng NDT, trang Nikkei Asian Review cho hay

Hiện tại, trên thế giới có 2 loại hợp đồng dầu thô chuẩn là West Texas Intermediate (WTI tại Mỹ) và Brent (tại Châu Âu) và đều được yết giá bằng USD

Trung Quốc từ lâu đã muốn giảm sự thống trị của USD trong các thị trường hàng hóa. Vàng tương lai yết giá bằng NDT được giao dịch trên sàn giao dịch vàng Thượng Hải từ tháng 4 năm 2016 và sàn giao dịch này đang có kế hoạch niêm yết sản phẩm này tại Budapest vào cuối năm nay

Hợp đồng dầu thô tương lai sẽ là hợp đồng hàng hóa đầu tiên ở Trung Quốc mà các quỹ đầu tư nước ngoài, các nhà buôn bán và các hãng dầu có thể tham gia giao dịch. Theo Nikkei Asian Review, việc tạo ra một hợp đồng giao dịch chuẩn bằng NDT có thể cho phép các nhà xuất khẩu dầu như Nga và Iran thoát khỏi các biện pháp trừng phạt của Mỹ

Để làm cho hợp đồng bằng NDT hấp dẫn hơn, Trung Quốc đang lên kế hoạch cho phép NDT có thể chuyển đổi thành vàng trên các sàn giao dịch Thượng Hải và Hong Kong

Tháng trước, sàn giao dịch tương lai Thượng Hải và công ty con Shanghai International Energy Exchange (chuyên về giao dịch năng lượng quốc tế), INE, đã thực hiện thành công bốn cuộc kiểm tra trong môi trường sản xuất cho dầu thô tương lai, và sàn giao dịch này sẽ tiếp tục chuẩn bị cho việc niêm yết hợp đồng dầu thô tương lai, dự kiến ra mắt vào cuối năm nay

"Các quy tắc giao thương dầu toàn cầu có thể sẽ thay đổi rất nhiều", ông Luke Gromen, người sáng lập công ty nghiên cứu kinh tế vĩ mô FFTT của Mỹ, nói với Nikkei Asia Review

Hợp đồng tương lai bằng NDT đã được chuẩn bị trong nhiều năm, và sau vài lần trì hoãn, dường như chúng sẽ được ra mắt trong năm nay

Một số thương nhân nước ngoài tiềm năng đã tỏ ra quan ngại về việc hợp đồng này sẽ được yết giá bằng đồng NDT. Nhưng trao đổi với Nikkei Asian Review, các nhà phân tích cho rằng việc đảm bảo các hợp đồng tương lai yết theo giá NDT bằng vàng sẽ hấp dẫn các nhà xuất khẩu dầu, đặc biệt là những ai muốn tránh ảnh hưởng của Mỹ

Alasdair Macleod, người đứng đầu nghiên cứu tại Goldmoney nói với Nikkei rằng: "Đây là một cơ chế hấp dẫn với các nhà sản xuất dầu muốn tránh sử dụng đồng USD và hấp dẫn cả với những ai chưa sẵn sàng chấp nhận thanh toán bằng đồng NDT”

Bá Ước
 
Last edited:
Trung Quốc mở toang "mỏ vàng" 44.000 tỷ USD để vực dậy nền kinh tế

1000x-1-15636140603801083961177-crop-15636140677361066586928.jpg

Trung Quốc nhận định những vấn đề "phức tạp" cả ở trong và ngoài nước đang tạo ra nhiều thách thức cho Trung Quốc ngay ở thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai gần

Mới đây Chính phủ Trung Quốc vừa tuyên bố sẽ sử dụng các biện pháp có mục tiêu cụ thể để đối phó với những thách thức và rủi ro đang ngày càng gia tăng và đe dọa đến lĩnh vực tài chính của nước này, trong bối cảnh tăng trưởng giảm tốc và xung đột thương mại với Mỹ

Theo thông báo từ Hội đồng Nhà nước Trung Quốc, đó sẽ là kết hợp của cả các biện pháp ngắn và dài hạn, tác động đến cả các yếu tố vĩ mô và vi mô để thúc đẩy lực cầu và tạo ra các động lực tăng trưởng mới

Đặc biệt, đáng chú ý nhất là Trung Quốc sẽ mở cửa khu vực tài chính cho dòng vốn đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần hoặc kiểm soát các định chế tài chính bao gồm bộ phận quản lý tài sản của các ngân hàng thương mại, các quỹ hưu trí và các công ty môi giới tiền tệ

Với quy mô lên đến 44.000 tỷ USD và vẫn còn khá khép kín với thế giới bên ngoài, thị trường tài chính Trung Quốc rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài bởi chỉ cần chiếm được một phần nhỏ thị phần ở đây là có thể thu được mức lợi nhuận khổng lồ. Tuy nhiên, hiện tại các công ty quốc tế buộc phải thích nghi với 1 môi trường pháp lý mơ hồ và đối mặt với các đối thủ được hậu thuẫn bởi Chính phủ Trung Quốc

Các biện pháp khác vừa được thông báo bao gồm

- Các công ty xếp hạng tín nhiệm nước ngoài có thể xếp hạng mọi trái phiếu niêm yết trên sàn giao dịch và thị trường liên ngân hàng, và các định chế nước ngoài có thể là nhà bảo lãnh chính trên thị trường trái phiếu liên ngân hàng

- Trung Quốc sẽ xóa bỏ giới hạn sở hữu đối với nhà đầu tư nước ngoài tại các công ty chứng khoán, quỹ, công ty bảo hiểm nhân thọ vào năm 2020 thay vì 2021

- Các công ty bảo hiểm nước ngoài có thể nắm hơn 25% cổ phần tại các công ty bảo hiểm quản lý tài sản nội địa

- Trung Quốc sẽ xóa bỏ quy định buộc các công ty bảo hiểm nước ngoài phải có 30 năm kinh nghiệm mới được bước vào thị trường Trung Quốc

- Trung Quốc sẽ thực hiện những biện pháp xa hơn nữa để các nhà đầu tư định chế nước ngoài có thể dễ dàng đầu tư vào thị trường trái phiếu liên ngân hàng hơn

Hiện các nhà đầu tư nước ngoài chỉ nắm 1,6% trong tổng tài sản của hệ thống ngân hàng Trung Quốc và 5,8% thị phần trên thị trường bảo hiểm. Giới chức Trung Quốc đã phê duyệt các kế hoạch của UBS, Nomura và JPMorgan để cho phép các định chế này nắm cổ phần đa số tại các công ty chứng khoán liên doanh. JPMorgan cho biết có dự định tăng tỷ lệ sở hữu lên 100% khi luật cho phép

Trung Quốc nhận định những vấn đề "phức tạp" cả ở trong và ngoài nước đang tạo ra nhiều thách thức cho Trung Quốc ngay ở thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai gần. Hôm đầu tuần Trung Quốc vừa công bố số liệu tăng trưởng GDP thấp nhất kể từ năm 1992

Kể từ cuối tháng trước, khi Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình nhất trí "ngừng bắn", các nhà đàm phán thương mại của hai bên vẫn chưa có bất kỳ cuộc gặp nào. Phó Thủ tướng Lưu Hạc đã điện đàm với Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cũng như Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer nhưng những diễn biến quá chậm chạp đang làm dấy lên những lo ngại về căng thẳng thương mại

Theo bản thông báo, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc sẽ tiếp tục triển khai chính sách tiền tệ thận trọng đồng thời áp dụng các biện pháp điều chỉnh phản chu kỳ một cách đúng thời điểm và phù hợp để đảm bảo thanh khoản. Chính phủ cũng sẽ giải quyết rủi ro thanh khoản của các định chế tài chính vừa và nhỏ, ngăn chặn rủi ro lan ra trên toàn hệ thống

Thu Hương
 
Top