What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

EHC Lobby

LOBBY.VN

Administrator
Amazon khiến 8 công ty mất hơn 17 tỷ USD giá trị vốn hóa trong một ngày

Hôm 28/5, Amazon đã thổi bay 17,5 tỷ USD giá trị vốn hóa của 8 công ty sau khi hãng này đưa ra hai thông báo.

Người khổng lồ thương mại điện tử đã trở thành một thế lực lớn mạnh ở Phố Wall. Chỉ một gợi ý về việc Amazon sẽ mở rộng sang lĩnh vực mới cũng khiến nhà đầu tư tháo chạy và cổ phiếu sụt giảm. Điều này được chứng minh rõ trong ngày 28/6

Amazon cho biết hãng sẽ tuyển dụng các nhà khởi nghiệp để vận hành mạng lưới phân phối hàng hóa ở địa phương, một động thái có thể gây ảnh hưởng xấu đến công việc kinh doanh của các hãng giao nhận hàng hóa FedEx và UPS. Tính chung, hai công ty này mất tổng cộng 3 tỷ USD giá trị vốn hóa trong ngày 28/6, trong đó UPS chịu thiệt hại lớn hơn

Cụ thể, FedEx mất823 triệu USD giá trị vốn hóa hôm 28/6 và còn lại 60,6 tỷ USD. UPS mất 2,16 tỷ USD giá trị vốn hóa, còn lại 91,2 tỷ USD

Một vài giờ sau khi đưa ra tuyên bố trên, Amazon lại thông báo về việc hãng sẽ mua lại startup dược phẩm trực tuyến PillPack, một thương vụ làm chao đảo ngành y tế. Theo nguồn tin của CNBC, Amazon đã chi gần 1 tỷ USD để thâu tóm công ty này

Tin tức về thỏa thuận khiến 14,5 tỷ USD bốc hơi khỏi các công ty dược như Walgreens Boots Alliance,CVS Health và Rite Aid, cũng như các nhà phân phối thuốc Cardinal Health, AmerisourceBergen và McKesson

Cụ thể, Walgreens Boots Alliance mất 6,61 tỷ USD, CVS Health mất 4,34 tỷ USD, mất 235 triệu USD. Cardinal Health mất 795 triệu USD giá trị vốn hóa. AmerisourceBergen mất 818 triệu USD, McKesson mất 1,79 tỷ USD

Walmart, công ty đã chào mua PillPack với mức giá dưới 1 tỷ USD, cũng mất 3,04 tỷ USD giá trị vốn hóa

Tuyết Chu
 
Nhà sáng lập 34 tuổi xây startup tỷ USD đầu tiên của Indonesia như thế nào ?
Sau 6 năm thành lập, Go-Jek hiện được định giá gần 5 tỷ USD...

Khi ra mắt dịch vụ gọi xe Go-Jek tại Indonesia vào năm 2010, Nadiem Makarim, 34 tuổi, không tưởng tượng startup này lại đạt được những thành tựu như ngày hôm nay

Với Nadiem Makarim khi đó, Go-Jek đơn giản chỉ là một cách giúp cải thiện ngành công nghiệp xe ôm tại Indonesia. Tuy nhiên, chỉ trong 6 năm, Makarim đã ghi tên vào lịch sử khi trở thành người sáng lập của startup "kỳ lân" đầu tiên của nước này - startup được định giá trên 1 tỷ USD. Hiện tại, ở tuổi 34, Makarim là giám đốc điều hành (CEO) của công ty có giá trị gần 5 tỷ USD

Cũng giống như người sáng lập startup có tiếng khác trên thế giới, Makarim nảy ý tưởng thành lập Go-Jek khi còn ở Đại học Harvard. Lớn lên tại Indonesia, Makarim nhận thấy tầm quan trọng của xe ôm - được gọi là ojek - đối với nền kinh tế nước này. Tuy nhiên, vấn đề của thị trường này là sự kém hiệu quả trong việc tính giá và thiếu độ tin cậy

Vì vậy, khi đang học thạc sĩ tại Harvard, Makarim quyết định phải làm gì đó để giải quyết vấn đề trên, cùng với hai người đồng sáng lập Kevin Aluwi và Michaelangelo Moran

"Tôi nghĩ rất nhiều người trước đây đã không tin rằng xe ôm có thể trở thành một thị trường chuyên nghiệp và đáng tin", Makarim nói với CNBC. "Điều đó khiến tôi rất khó chịu bởi bản thân tôi cũng biết người làm nghề này (xe ôm)"

Khi làm việc tại Indonesia, Makarim thường xuyên thuê xe ôm để giao hàng và mua đồ ăn. "Khi biết thêm về họ, tôi nhanh chóng nhận ra rằng lĩnh vực phi chính thức này vô cùng giá trị"

Go-Jek bắt đầu như một trung tâm tiếp nhận cuộc gọi đơn giản, kết nối khoảng 20 lái xe ôm ban đầu với hành khách và sau đó nhanh chóng phát triển thành ứng dụng đa dịch vụ với lực lượng đối tác hơn 1 triệu người

Theo Makarim, thành công của Go-Jek phần lớn nhờ vào việc ra đời đúng thời điểm nền kinh tế chia sẻ bắt đầu phát triển nở rộ. Tuy nhiên, doanh nhân 34 tuổi này cho rằng Go-Jek không thể đi đến được ngày hôm nay nếu không có cách tiếp cận "phản trực giác"

"Khi chúng tôi bắt đầu, mọi người đều nói rằng anh phải thật tốt ở một thứ, bởi nếu anh không đủ tốt thì chẳng có ai dùng sản phẩm hoặc người khác sẽ đến và đánh bại anh với công nghệ tốt hơn, nhiều tiền hơn...", Makarim nhớ lại

Đi ngược lại những lời khuyên như vậy, Go-Jek quyết định nhanh chóng mở rộng từ kinh doanh dịch vụ gọi xe đơn thuần sang giao hàng, đặt dịch vụ làm đẹp, giải trí và thậm chí cả thanh toán trực tuyến với mục đích trở thành "một nền tảng đầy đủ dịch vụ giúp giải quyết các vấn đề". Makarim cho rằng đây là điều vô cùng cần thiết ở châu Á, nơi mà lượng người dùng tăng nhanh và khách hàng thích những nền tảng tích hợp nhiều dịch vụ

"Ngay từ ngày đầu, chúng tôi đã có tư duy rằng một khách hàng không chỉ là khách hàng gọi xe, họ còn là khách hàng của dịch vụ giao đồ ăn, thanh toán điện tử, ví trực tuyến", Makarim nói với CNBC. "Khách hàng là một người với những vấn đề hàng ngày và chúng tôi xây dựng sản phẩm xung quanh những vấn đề một người bình thường phải trải qua trong cuộc sống hàng ngày"

Makarim kì vọng chiến lược này sẽ tiếp tục mang lại "trái ngọt" khi Go-Jek mở rộng ra Đông Nam Á với tham vọng cạnh tranh và vượt qua những đối thủ lớn nhất trên thị trường ứng dụng gọi xe. Động thái này sẽ đẩy Go-Jek vào đối đầu với Grab - startup Singapore được thành lập bởi Anthony Tan - bạn cùng học Havard của Makarim

Go-Jek hiện có mặt ở Indonesia và dự kiến ra mắt tại Việt Nam, Thái Lan và Singapore nhằm lấp chỗ trống để lại của Uber sau khi startup này bị Grab thâu tóm tại khu vực này

"Tôi hi vọng Go-Jek sẽ được nói tới trong vòng 10 - 20 năm tới như một công ty đã chứng minh được rằng công nghệ là nhân tố chính giúp giải phóng một nền kinh tế, đưa nó phát triển nhảy vọt sang giai đoạn tiếp theo của tiến hóa xã hội", Makarim nói

Ngọc Trang
 
Last edited:
Đằng sau dự án Amazon Grand Challenge

Tập đoàn Amazon của Mỹ đang theo đuổi những dự án sáng tạo, vượt ra bên ngoài những lĩnh vực kinh doanh chủ chốt, như thương mại điện tử, thiết bị tiêu dùng và dịch vụ điện toán đám mây. Amazon đang dần trở thành một đế chế công nghệ hơn là một tập đoàn thương mại điện tử toàn cầu

Ẩn sâu bên trong tập đoàn thương mại điện tử Amazon (Mỹ), một nhóm bí mật với tên gọi Grand Challenge – được dẫn đầu bởi Babak Parviz, nhà đồng phát triển kính thông minh Google Glass – đang tiến hành một loạt dự án táo bạo liên quan đến nghiên cứu bệnh ung thư, hồ sơ y tế, giao hàng tận nơi…

Khám phá ý tưởng táo bạo


Tương tự như phòng nghiên cứu thực nghiệm bí mật X (trước đây là Google X) của hãng Alphabet (công ty mẹ của Google), Grand Challenge là một nhóm nhà nghiên cứu được thành lập để khám phá ra những ý tưởng táo bạo có thể giúp mở rộng phạm vi hoạt động của đế chế Amazon. Nhóm này, còn hoạt động dưới các biệt danh 1492 và Amazon X, đã bổ sung thêm hơn 50 thành viên kể từ năm 2014, thời điểm ông Parviz rời Google X để đảm nhận vị trí dẫn đầu bộ phận này

Theo các tài liệu nội bộ, một số thành viên Grand Challenge được lựa chọn từ đội ngũ nhân viên Amazon thông qua một cuộc thi nội bộ thường niên, được tổ chức nhằm giúp công ty tìm thấy những cơ hội kinh doanh lớn tiếp theo. Các thí sinh vào chung kết có cơ hội trình bày ý tưởng của họ trước những lãnh đạo cấp cao nhất của Amazon, trong đó có cả giám đốc điều hành Jeff Bezos. Những người chiến thắng được tham gia nhóm Grand Challenge và có ngân sách riêng cho việc tuyển dụng

Thành phần nhóm nói trên nêu bật Amazon sẵn sàng đi xa đến đâu để theo đuổi những dự án sáng tạo, vượt ra bên ngoài những lĩnh vực kinh doanh chủ chốt, như thương mại điện tử, thiết bị tiêu dùng và dịch vụ điện toán đám mây Amazon Web Services (AWS). Thông tin ban đầu tiết lộ về mặt tổ chức, Grand Challenge là một phần của AWS và ông Parviz sẽ báo cáo trực tiếp cho Giám đốc điều hành AWS, ông Andy Jassy. Tuy nhiên, người phát ngôn Amazon sau đó khẳng định nhóm Grand Chellenge hoạt động toàn toàn riêng biệt

Một nguồn tin khác tiết lộ những dự án của Grand Challenge có khung thời gian lâu hơn so với những nhóm tập trung vào sản phẩm thương mại. Dược phẩm và y tế hiện là lĩnh vực trọng tâm của nhóm, trong đó nổi bật là bệnh ung thư và các công nghệ liên quan đến hồ sơ y tế. Họ đang hợp tác với Trung tâm nghiên cứu ung thư Fred Hutchinson tại thành phố Seattle (Mỹ), tìm cách ứng dụng công nghệ học máy vào việc giúp ngăn chặn và điều trị ung thư. Grand Challenge cũng đang làm việc với AWS trong một dự án gọi là Hera, liên quan đến việc lấy dữ liệu phi cấu trúc từ hồ sơ y tế điện tử để nhận biết một mã không chính xác hoặc sự chẩn đoán sai bệnh tình của một bệnh nhân nào đó. Công nghệ này khai thác những dữ liệu bệnh nhân mà bác sĩ có thể bỏ qua

Trang LinkedIn của Parviz cho biết ông là một Phó chủ tịch của Amazon nhưng không nói thêm về vai trò của ông. Tại một lần xuất hiện công khai hiếm hoi hồi đầu năm nay, được tổ chức bởi công ty tiếp thị sức khỏe Klick Health (Canada), Parviz nói mập mờ về một số công việc mình đang làm liên quan đến chăm sóc người lớn tuổi. Đây là chủ đề từng thu hút sự quan tâm của Parviz, một người nhập cư Iran, ở thời gian trước. Khi gia nhập Amazon hồi năm 2014, Parviz và một nhóm nhân viên đã có chuyến đi khắp nước để tìm kiếm nguồn cảm hứng về những công nghệ có thể giúp ích cho dân số Mỹ đang ngày càng lão hóa

Alexa vào lĩnh vực y tế số
Ngoài những dự án do nhóm Grand Challenge bí ẩn tiến hành, Amazon còn tìm cách dựa vào thiết bị loa thông minh Echo để mở rộng hiện diện trong thị trường chăm sóc sức khỏe. Theo một tài liệu nội bộ, công ty đã xây dựng một nhóm bên trong bộ phận trợ lý giọng nói Alexa, có tên gọi là là “Sức khỏe và sống khỏe”. Nhóm này gồm hơn mười người và được dẫn dắt bởi bà Rachel Jiang, người đảm nhận các vai trò khác nhau, như phụ trách các quảng cáo và video, tại Amazon trong năm năm qua

Công việc chính của nhóm là giúp Alexa trở nên hữu ích hơn trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe – một lĩnh lực đòi hỏi việc tuân thủ các quy định và yêu cầu về bảo mật dữ liệu tại Mỹ. Nhóm này đang nhắm đến các lĩnh vực như quản lý bệnh tiểu đường, chăm sóc cho bà mẹ, trẻ sơ sinh và tình trạng lão hóa

3aa78_babak_e1405379194768.jpg

Dù Amazon không đề cập công khai về nhóm nói trên, sự tồn tại của họ là dấu hiệu rõ ràng nhất về tham vọng đưa công nghệ giọng nói Alexa vào lĩnh vực y tế số. Nếu được bật đèn xanh về mặt luật lệ, những thiết bị, ứng dụng tương thích với Alexa có thể tải lên những dữ liệu sức khỏe nhạy cảm để chia sẻ với các chuyên gia y tế và bệnh nhân. Nỗ lực mới cũng cho phép sự tích hợp với ứng dụng của bên thứ 3. Vào mùa hè năm 2017, Amazon đã làm việc với hãng dược phẩm Merck (Mỹ) để treo thưởng khuyến khích các nhà phát triển xây dựng “kỹ năng” (ứng dụng) dành cho Alexa, giúp bệnh nhân tiểu đường quản lý được quá trình chăm sóc sức khoẻ của họ

Amazon hiện còn theo đuổi nhiều dự án khác nhau nhằm tăng cường hiện diện trong ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe trị giá hàng ngàn tỉ đô la. Chẳng hạn như bộ phận AWS có một đội ngũ chuyên phục vụ các công ty y tế và dược phẩm. Trong lĩnh vực thương mại điện tử, công ty này đang nghiên cứu những phương thức phân phối thuốc hiệu quả. Tuyên bố công khai nhất của Amazon về tham vọng nói trên xuất hiện vào đầu năm nay. Khi đó, công ty này thông báo bắt tay với tập đoàn Berkshire Hathaway và ngân hàng J.P. Morgan (đều của Mỹ) trong một sáng kiến chung nhằm cải thiện các dịch vụ chăm sóc sức khỏe

Giao hàng chặng cuối

Công việc của nhóm Grand Challenge không chỉ giới hạn trong việc chăm sóc sức khỏe mà còn liên quan đến chiến lược “giao hàng chặng cuối” của Amazon. Những dự án này nhằm cải thiện tốc độ và hiệu quả hoạt động giao hàng bằng cách tìm kiếm cách thức mới để tiếp cận người tiêu dùng

Diễn biến này không có gì lạ bởi Amazon thời gian quan dành nhiều nỗ lực để giúp quá trình giao hàng diễn ra nhanh và thuận tiện hơn. Ban đầu, những ai đăng ký sử dụng dịch vụ Prime có thể được giao hàng ngay trong ngày mua hoặc trong vòng 1-2 giờ sau khi mua đối với một số sản phẩm nhất định. Vấn đề là không phải ai lúc nào cũng có mặt ở nhà để nhận hàng. Vì thế, Amazon cho đặt tủ khóa tại những cửa hàng tiện lợi hoặc hành lang các tòa nhà gần đó. Công ty này thậm chí còn trình làng loại máy bay không người lái có thể thả gói hàng xuống sân sau của nhà người mua

Gần đây, Amazon còn đi xa hơn khi tung ra dịch vụ cho phép người giao hàng mở cửa và đặt gói hàng an toàn bên trong ngôi nhà khách hàng. Dịch vụ này gọi là Amazon Key, hoạt động dựa vào loại camera mới của Amazon – gọi là Cloud Cam - và khóa thông minh tương thích. Camera này kết nối với Internet thông qua mạng Wi-Fi của ngôi nhà và “giao tiếp” với ổ khóa thông qua Zigbee, một giao thức không dây đang được sử dụng bởi nhiều thiết bị gia dụng thông minh

Ngoài ngôi nhà, công ty vào cuối tháng 4 qua còn tung ra dịch vụ cho phép giao hàng bên trong cốp xe hơi thông qua sự cộng tác với hai hãng xe General Motors, Volvo và sử dụng những công nghệ kết nối tích hợp trên nhiều chiếc xe hiện đại ngày nay. Dịch vụ dự kiến sẽ có mặt tại 37 thành phố Mỹ trong thời gian tới, ban đầu chỉ dành cho thành viên dịch vụ Prime sở hữu xe của GM và Volvo. Amazon dự định bổ sung thêm những thương hiệu xe khác theo thời gian
 
Last edited:
Google đi đường vòng để vào Trung Quốc

Sau 8 năm bị chặn, Google đang tìm những cách mới để tăng sự hiện diện tại quốc gia đông dân nhất thế giới

Năm 2010, hầu hết các dịch vụ của Google bị đóng cửa tại Trung Quốc sau khi hãng này từ chối tuân thủ yêu cầu của chính phủ trong việc kiểm duyệt và lọc các kết quả tìm kiếm

Tuy nhiên, Trung Quốc có tới 1,4 tỷ dân và là thị trường hấp dẫn mà không hãng nào muốn bị hất cẳng. Nhữngđầu tư mạnh mẽ vào các công ty Trung Quốc gần đây cho thấy Google đang hình thành một kế hoạch đầy sáng tạo để trở lại thị trường hấp dẫn này

Theo Whatsonweibo, kế hoạch đó nói cách khác là đi đường vòng. Một phần quan trọng trong đó là bắt tay với các công ty công nghệ. Ngày 18/6, Google tuyên bố đầu tư 550 triệu USD vào JD.com, một trong những nền tảng thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc

Đây không phải lần đầu Google ký kết hợp tác chiến lược ở nước này. Suốt ba năm qua, họ đã đầu tư hàng tỷ USD vào 5 công ty lớn tại đây, trong đó có hãng Tencent

Mới đây, họ cũng tích cực hợp tác với các nhà sản xuất điện thoại như Huawei và Xiaomi.Công nghệ thực tế ảo tăng cường Google ARCore đã có mặt ở Trung Quốc thông qua Xiaomi, và hãng Internet Mỹ cũng sẽ bắt tay cùng phát triển một chuẩn tin nhắn di động mới với Huawei

Trước đó, từ năm 2017, Google xây dựng trung tâm nghiên cứu về AI đầu tiên ở châu Á tại Bắc Kinh năm 2017, đồng thời tích cực tài trợ cho các hội thảo về trí tuệ nhân tạo tại quốc gia này

Google đang coi AR, VR, AI... là một cách đi đường vòng hiệu quả vì các công nghệ mới này dễ được chính phủ Trung Quốc chấp nhận. Đây được coi là giải pháp đôi bên cùng có lợi. Google giúp các công ty Trung Quốc đưa sản phẩm của họ ra ngoài lãnh thổ, trong khi các công ty này giúp Google tăng độ ảnh hưởng tới thị trường

Tương tự Google, hồi tháng 3, Facebook - cũng bị chặn ở Trung Quốc từ 2009 - tuyên bố hợp tác với Xiaomi để cho ra đời kính thực tế ảo Mi VR Standalone. Sản phẩm này là một cách để Facebook có thêm những khách hàng công nghệ tại Trung Quốc

Nhiều người dùng Trung Quốc tỏ ra hào hứng trước việc Google đang một lần nữa mở rộng các dịch vụ tại đây. Người hâm mộ thậm chí còn lập website có tên Google-CH mô phỏng công cụ tìm kiếm của Google. Dù trang này đã nhanh chóng bị xóa bỏ, người dùng Weibo vẫn bày tỏ mong muốn Google sẽ sớm trở lại và trở thành nền tảng tìm kiếm thông dụng tại Trung Quốc, nhất là những ai không hài lòng với những công cụ tìm kiếm nội địa như Baidu hay Sogou

Hiện Google có hai ứng dụng được phép hoạt động ở quốc gia đông dân nhất thế giới là Google Translate và Files Go. Nhưng còn nhiều dịch vụ hấp dẫn khác như Gmail, Google Play và công cụ tìm kiếm, vẫn chưa biết ngày nào được cấp phép

"Đừng đi đường vòng. Hãy trở lại theo đường chính. Tôi thực sự mong ngày Google trở lại", một người dùng Trung Quốc bình luận trên Weibo

VnExpress
 
Last edited:
Giã từ… công nghệ
- Hai câu chuyện sau cho thấy đang có một sự phản kháng đối với công nghệ nói chung và các công ty công nghệ

5f200_shutdowngoogle_copy.jpg

Người dân phản đối một dự án của Google

Chỉ mới cách đây mấy năm người ta còn bàn về sự cách biệt kỹ thuật số trong học sinh với hàm ý học sinh con nhà giàu được tiếp cận Internet sớm, thủ đắc các kỹ năng công nghệ trong khi học sinh con nhà nghèo không có Internet tốc độ cao, băng thông rộng, chẳng có máy tính xách tay, nhà trường mà bắt làm bài tập trực tuyến là coi như thua. Nhưng nay sự cách biệt kỹ thuật số lại mang ý nghĩa trái ngược lại hẳn: con em dân Silicon Valley đang chuyển dần sang một cuộc sống không có màn hình trong khi con em dân lao động chân tay chỉ còn biết giải trí bằng chiếc điện thoại di động

Ông chủ các công ty công nghệ lớn từng biết tác hại của công nghệ lên trẻ con. Tim Cook, CEO của Apple đầu năm nay từng nói ông ta không muốn cháu ông chơi mạng xã hội; Bill Gates cấm con dùng điện thoại di động khi còn nhỏ; Steve Jobs không cho con tới gần chiếc iPad... Dần dà những cảnh báo của giới công nghệ về khả năng các loại máy móc hiện đại có thể gây ra cho bộ não trẻ con thấm dần trong giới thượng lưu. Thay cho nhà thông minh, người ta bỏ tiền xây những ngôi nhà không high-tech

Thế nhưng giới thiết kế công nghệ bỏ nhiều công sức tạo ra những sản phẩm mang tính gây nghiện nên không dễ gì từ bỏ chúng. Chính vì thế hạn chế trẻ em tiếp xúc với màn hình, với công nghệ đòi hỏi công sức, kể cả tiền bạc nên chỉ có nhà giàu mới làm được. Chẳng hạn, giới nhà giàu Silicon Valley có thể ký hợp đồng với các bảo mẫu chăm sóc con em cho họ trong đó có điều khoản bảo mẫu phải bỏ điện thoại di động, máy tính bảng, máy tính xách tay ở nhà và trong thời gian chăm trẻ không được xem ti vi. Trong khi đó con nhà nghèo có thể phải dụ trẻ ăn bằng cách cho xem YouTube liên tục

Câu chuyện thứ nhì xảy ra ở Berlin, Đức, khi Google phải từ bỏ kế hoạch chuyển đổi một tòa nhà cũ thành vườn ươm cho các startup công nghệ

Dân vùng Kreuzberg phản đối dự án vì cho rằng nó sẽ biến đổi khu vực này y như thành phố San Francisco ở Mỹ từng trải qua. Khi dự án khởi động, chắc chắn nó sẽ thu hút dân nhà giàu vào tìm kiếm cơ hội khởi nghiệp, giá nhà cửa sẽ đắt đỏ, giá thuê nhà cũng sẽ tăng vọt; dân địa phương sẽ bị lấn ra khỏi khu vực này theo quy luật cung cầu. Bên cạnh đó, bọn tội phạm sẽ vào làm ăn, kể cả dân vô gia cư và dân ăn xin như từng xảy ra tại San Francisco

Hiện Kreuzberg vẫn là khu giá rẻ ở Berlin, nơi lưu trú ưa thích của sinh viên, dân nhập cư, nghệ sĩ, giới hoạt động cánh tả. Nó có nét văn hóa đặc trưng mà người dân sợ rằng e mất đi khi Google hiện diện. Cũng có người phản đối vì không thích chính sách thu thập dữ liệu người dùng của Google cũng như các tai tiếng về chuyện tránh thuế của doanh nghiệp này. Thật là trái ngược với mong muốn của chính quyền địa phương khi mất đi nguồn thu kinh tế và danh tiếng thân thiện với lĩnh vực công nghệ

Các nhóm dân cư phản đối tổ chức rất nhiều hoạt động, kể cả chiếm đóng tòa nhà trong một thời gian ngắn và cuối cùng cân nhắc thiệt hơn Google đành bỏ cuộc. Google từng bị phản đối khi muốn triển khai một dự án ở Toronto, Canada và ở San Jose, California. Nếu đối chọi với nỗ lực của một số thành phố tìm cách để thu hút các doanh nghiệp công nghệ lớn thì đây là xu hướng rất mới - rất đáng theo dõi

Nguyễn Phan
 
20 năm qua, đế chế thương mại toàn cầu được chuyển vào tay các tập đoàn công nghệ
Trong vòng 20 năm qua, đế chế thương mại toàn cầu được chuyển vào tay của các tập đoàn công nghệ. Tính tới 31/12/2018, 4 công ty được định giá cao nhất trên thế giới - Microsoft, Apple, Amazon và Alphabet - đều là công ty công nghệ

Bạn còn nhớ năm 1998 ? Năm của bộ phim Titanic, hay công chúa nhạc pop Britney Spears ra mắt, và trò chơi bắt rắn trên điện thoại Nokia 5110. Đó cũng là thời đại mà General Electric, Coca-Cola và ExxonMobil là những công ty giá trị nhất toàn cầu

Tua nhanh tới 20 năm sau, bức tranh đã thay đổi chóng mặt với các công ty công nghệ đã vượt lên hàng đầu, và Microsoft chính là cái tên độc tôn. Tuy các công ty thuộc lĩnh vực dầu mỏ và tài chính ngân hàng vẫn có giá trị đáng kể nhưng hiện nay các ông lớn phải kể đến như Facebook, Apple, Amazone, Netflix và Google, hay còn gọi là FAANG, hay những doanh nghiệp nhỏ hơn song có ảnh hưởng tới thói quen tiêu dùng online. Có thể kể đến Procter & Gamble, tập đoàn sản xuất toàn nhu yếu phẩm như dầu gội và kem đánh răng, giờ phải đứng sau Facebook, mạng xã hội được ưa chuộng để đăng ảnh, chia sẻ thông tin và trò chuyện

Điều này phản ánh xu thế của thế kỷ 21 khi mà công nghệ đã làm thay đổi các ngành công nghiệp truyền thống cũng như cuộc sống hiện đại, định nghĩa lại các sản phẩm và dịch vụ con người có nhu cầu và việc kinh doanh họ muốn đầu tư

Tính tới 31/12/2018, 4 công ty được định giá cao nhất trên thế giới - Microsoft, Apple, Amazon và Alphabet - đều là công ty công nghệ. Microsoft và Apple đều đã tồn tại đủ lâu để chứng minh khả năng hòa nhập và cải tổ mô hình kinh doanh nhằm đáp ứng được thị trường phát triển như vũ bão mọi lúc. Amazon thậm chí còn không nằm trong top 100 công ty lớn nhất vào năm 2008, đã mở rộng hoạt động đáng kể trong những năm gần đây với bước chuyển mình vĩ đại sang kinh doanh trực tuyến

Nhìn vào danh sách các công ty giàu nhất thế giới, có thể nhận ra sự bứt phá mạnh mẽ của các doanh nghiệp Trung Quốc như Tencent hay Alibaba. Berkshire Hathaway có thể là cái tên xa lạ với bạn đọc nhưng nếu bạn biết đây là công ty đầu tư của Warren Buffet, cổ đông chiến lược của Apple và hàng tá công ty khác, bạn sẽ hiểu tại sao nó lại đứng ở vị trí thứ 5

Theo ý kiến của một giáo sư đại học Trung Quốc: "Các công ty công nghệ, đang được nhiều nhà đầu tư tìm kiếm, đã đưa cải tiến vào các ngành nghề khác nhau bằng việc hội nhập sâu sắc với nền kinh tế và cuộc sống qua các ứng dụng có ý nghĩa. Giá trị thị trường không phải là chỉ số duy nhất chứng minh tầm quan trọng của các công ty đó, hay nền kinh tế mới đang đi đúng hướng hay không. Chúng ta nên nhìn cả vào đóng góp cho phát triển kinh tế và tạo ra việc làm nữa"

Microsoft là công ty duy nhất tồn tại trong cả 3 danh sách top 10 của các năm 1998, 2008 và 2018. Mặc dù doanh số bán ra của sản phẩm chủ lực Windows có giảm xuống, Microsoft đã quyết định chuyển trọng tâm sang lĩnh vực cloud computing, với vô số sản phẩm phần mềm theo nhu cầu của khách hàng

Trái ngược với thành công rực rỡ kể trên, bài học thất bại của General Electric đáng lưu tâm. Từ vị trí thứ 3 trong năm 1998, giờ đây tập đoàn này còn không giữ nổi vị trí trong top 100 công ty lớn nhất. Do những biến động trong chỉ số chứng khoán Mỹ và cả nền kinh tế bùng nổ, GE sụp đổ, kéo theo khoản tiền hơn 100 tỷ USD của cổ đông tiêu tán. Lý do cụ thể khó có thể mô tả, nhưng chắc chắn việc không thể hòa nhập và thích nghi với phát triển của công nghệ đã khiến cho gã khổng lồ công nghệ này bị sụp đổ
 
Last edited:
Quyền lực là quyền lực
Vụ Google "nghỉ chơi" với Huawei đã cho thấy công ty nào mới là kẻ thống trị thế giới công nghệ

Thật tình cờ, Google tuyên bố ngừng hợp tác với Huawei vào đúng ngày tập cuối của series Game of Thrones (Trò chơi Vương quyền) công chiếu

Mặc dù mùa cuối đã kết thúc một cách khá thất vọng, các fan của GoT chắc chắn vẫn sẽ ghi nhớ nhiều khoảnh nhắc để đời từ series của HBO. Một trong số đó là cảnh đối thoại giữa Littlefinger và Cersei Lannister

- Các gia tộc lớn thường quên một sự thật...

- Sự thật đó là gì ?

- Rằng tri thức là quyền lực

Nữ hoàng của King’s Landing ngừng lại, cười khẩy rồi ra lệnh cho lính gác "Bắt hắn lại. Cắt cổ hắn... À thôi... Ta đổi ý rồi"

Trước khuôn mặt đầy nét kinh hoàng của Littlefinger, cô nói: "Quyền lực là quyền lực"

Quyền lực di động

Cũng giống như trong Game of Thrones, cái gọi là "quyền lực" trong thế giới di động có nhiều cách định nghĩa. Samsung chiếm vị trí số 1 về thị phần và còn nắm quyền thao túng nhiều chuỗi cung ứng linh kiện, như chip nhớ, SoC (gia công), màn hình... Apple không bao giờ bán tới 1/5 thị phần nhưng lại làm chủ phân khúc cao cấp, thường xuyên thu đến 80% lợi nhuận của cả thế giới smartphone. Nắm giữ Snapdragon, Qualcomm là đại diện cho sức mạnh của thế giới Android và thậm chí còn là thế lực 5G đến nỗi Apple phải quỵ lụy. Còn Sony, tuy mảng smartphone đã bốc hơi nhưng lại thao túng thị trường cảm biến camera

Huawei cũng nắm quyền lực lớn. Hãng này làm chủ thị trường (đã từng) đóng vai trò quan trọng nhất thế giới – Trung Quốc. Huawei có cả chuỗi cung ứng Trung Quốc đứng phía sau, và cùng với sự đoàn kết đó, họ đã đưa Honor ra bành trướng thế giới. Huawei khiến Apple và Samsung sau nhiều năm ngủ yên phải bừng tình và dốc sức chạy đua cao cấp...

Có rất nhiều loại quyền lực trong thế giới smartphone. Nhưng đừng như Littlefinger đã xác định nhầm loại quyền lực khi đứng cạnh nữ hoàng và đám lính canh: hãy cùng nhau đặt câu hỏi, trong số này, có hãng nào có thể cắt cổ đối thủ bất cứ khi nào họ muốn ?

Chỉ có một kẻ cầm dao

Samsung, Apple và Huawei là 3 kẻ đứng đầu thế giới, mỗi kẻ nắm một quyền lực khác nhau. Nhưng chẳng có kẻ có thể giết chết kẻ khác trong "một nốt nhạc" cả... Apple không mua linh kiện từ Samsung thì mua từ LG hoặc Sony. Apple và Huawei vung tiền ra đấu nhau thì cũng phải vài năm mới phân thắng bại

Còn Qualcomm, khi gặp sự cố Snapdragon 810, Samsung chuyển sang dùng Exynos. Khi Qualcomm trở lại bắt tay với Apple để phát triển 5G, cổ phiếu Qualcomm tăng còn Apple đứng yên. Tức là, Qualcomm cần khách hàng, khách hàng không cần Qualcomm

Gần như tất cả mọi thứ trong thị trường di động đều có thể thay thế được. Người dùng có thể lựa chọn iPhone hoặc smartphone Android. Smartphone Samsung không chạy Android thì chạy Tizen. Apple có thể chọn màn hình từ Samsung hoặc LG. Smartphone của Huawei có thể dùng chip của Qualcomm hoặc chip Kirin tự thiết kế. Qualcomm có thể thuê Samsung hoặc TSMC gia công chip

Đến cuối cùng, chỉ có một ông lớn duy nhất có thể kề dao vào cổ những thế lực khác và kết liễu trong một nốt nhạc. Ngày hôm qua, tổng thống Trump đã thể hiện quyền lực ấy: khi Google ngưng hợp tác với Huawei, công ty số 1 Trung Quốc coi như bị chặn đứng đường bành trướng trên toàn cầu

Không thể thay thế được

Chỉ duy nhất các dịch vụ của Google là không thể thay thế. Không dùng Google để tìm kiếm, liệu người dùng có thể chấp nhận Bing? Mấy ai lại sẵn sàng bỏ Gmail sang Yahoo Mail hay Outlook.com? Ai sẵn sàng bỏ Google Maps? Ai chấp nhận dùng Tik Tok thay cho YouTube ?

Với lệnh cấm vừa qua, smartphone Huawei sẽ phải nói lời vĩnh biệt với các dịch vụ này. Huawei coi như cũng phải vĩnh biệt thị trường quốc tế, bởi chẳng có ai chấp nhận dùng smartphone mà không có Google cả. Đầu thập niên 2010, Microsoft từng hùng hổ tham gia lĩnh vực smartphone để rồi nhận trái đắng - cũng chỉ vì Google mà thôi. BlackBerry OS, Symbian (Nokia) cũng đã chết theo cùng một cách ấy

Quyền lực vẫn là quyền lực. Những dịch vụ của Google là những lưỡi dao sẵn sàng cắt cổ đối thủ, bởi Google đã tạo ra những dịch vụ/ứng dụng tuyệt vời đến mức không gì có thể thay thế được. Trong cả thế giới di động, mới chỉ có Google đạt đến cảnh giới này mà thôi
 
Last edited:
Nhà đầu tư đang làm hỏng các startup
- Một mô hình các nhà đầu tư mạo hiểm đang theo đuổi là chọn các startup (từ thường dùng để chỉ các doanh nghiệp khởi nghiệp bằng một ý tưởng hay giải pháp công nghệ) có tiềm năng đảo lộn một ngành nghề nào đó, rót thật nhiều tiền để các startup lớn nhanh như thổi, bất kể lỗ nặng đến đâu, miễn sao tăng nhanh số lượng người dùng. Sau đó họ tìm cách đưa các doanh nghiệp này lên sàn chứng khoán, thị giá tăng gấp nhiều lần trị giá ban đầu khi họ rót vốn đầu tư. Đó là cách các quỹ mạo hiểm làm giàu mặc dù đa phần các startup nổi tiếng hiện vẫn đang lỗ triền miên

1a402_softbank_copy.jpg

Tỉ phú Masayoshi Son và Hoàng thái tử Ảrập Saudi Mohammed bin Salman tại một hội nghị đầu tư ở Riyadh, Ảrập Saudi

Tờ New York Times tập trung vào một nhà đầu tư như thế để cho thấy họ đang phá hỏng môi trường kinh doanh bình thường như thế nào: tập đoàn SoftBank và tỉ phú Masayoshi Son

Gốc Hàn Quốc nhưng Masayoshi Son lớn lên ở Nhật Bản, học công nghệ thông tin tại Đại học Berkeley nơi ông khởi sự kinh doanh bằng cách chế tạo một máy dịch điện tử sau này bán cho hãng Sharp. Năm 1981, ông mở một cửa hàng bán linh kiện máy tính tại Tokyo đặt tên là SoftBank rồi dần dần xây dựng nó thành một tập đoàn công nghệ và viễn thông. Năm 2000, ông đầu tư 20 triệu đô la Mỹ vào Alibaba, món đầu tư nay có giá trị lên đến 119 tỉ đô la Mỹ mặc dù ông đã bán bớt một phần cách đây ba năm. Thương vụ đầu tư vào Alibaba cũng làm tài sản riêng của Son tăng vọt lên 20 tỉ đô la Mỹ

Masayoshi Son muốn lập lại thành công như kiểu Alibaba với nhiều doanh nghiệp khác. Quỹ đầu tư Vision Fund của SoftBank một lần nữa được ca tụng lên mây khi món đầu tư của họ vào Flipkart, một doanh nghiệp thương mại điện tử Ấn Độ, vào năm 2017 đã đem lại món lãi đến 1,7 tỉ đô la khi Walmart mua lại doanh nghiệp này vào năm ngoái. Với 100 tỉ đô la Mỹ trong tay, SoftBank rót tiền vào rất nhiều startup nổi tiếng như Uber, Grab, WeWork, Slack... với tham vọng thay đổi cách chúng ta làm việc, đi lại, giải trí... Chính Son đã vạch một kế hoạch 300 năm biến SoftBank thành một tập đoàn hàng đầu thế giới về trí tuệ nhân tạo, robot và các công nghệ tiên tiến khác

Tiền đầu tư của SoftBank được một số startup xem như đích đến thành công nên nhiều startup vất bỏ mọi sự cẩn trọng, ngó lơ các khoản lỗ nặng, thậm chí tạo ra một lối suy nghĩ trong cộng đồng startup rằng các khoản lỗ chính là huy chương thành công gắn lên ngực. Triết lý của SoftBank được các nhà đầu tư khác ở Phố Wall làm theo, tạo ra một môi trường startup với những nguyên tắc kinh doanh đảo ngược mọi lý lẽ thông thường

Nhưng, theo New York Times, Phố Wall dường như đã tỉnh ngộ, không còn đeo đuổi rót tiền vào các chiếc thùng không đáy này nữa. Giá cổ phiếu của Uber đã giảm mất 30% kể từ khi lên sàn vào tháng 5; giá cổ phiếu của Slack, một dạng không gian làm việc chung, giảm đến 40% kể từ ngày giao dịch đầu tiên vào tháng 6. WeWork từ một ngôi sao sáng trong làng startup, chuyên cung cấp không gian làm việc chung và các loại dịch vụ cho các startup hay doanh nghiệp khác, nay gặp khủng hoảng, tổng giám đốc điều hành phải từ chức sau khi WeWork lên sàn bất thành

Các lời phê phán SoftBank tập trung vào chuyện các khoản đầu tư dễ dãi của họ đã làm vẩn đục môi trường hoạt động của các doanh nghiệp non trẻ khi khuyến khích người đứng đầu doanh nghiệp cứ chấp nhận rủi ro mà không chịu xây dựng doanh nghiệp bền vững, có thể chịu được sự thăng trầm của nền kinh tế. Ngay cả Masayoshi Son cũng phải thừa nhận các doanh nghiệp mà tập đoàn của ông đầu tư cần phải nhanh chóng trở nên bền vững về mặt tài chính, ý nói chấm dứt thua lỗ, bắt đầu làm ra lãi. Len Sherman, giáo sư trường Columbia Business School, nói ông hy vọng đây là điểm tới hạn để sau cùng thị trường vốn bừng tỉnh mà chấm dứt cách hành xử điên rồ

Về mặt tài chính, SoftBank ắt phải ghi nhận lỗ cho một số khoản đầu tư; ví dụ, khi đầu tư vào WeWork vào tháng 1, SoftBank định giá WeWork ở mức 47 tỉ đô la Mỹ - nay giá của nó chỉ còn ở mức 15 tỉ đô la Mỹ mà cũng chưa lên sàn được. Nếu thị trường định giá WeWork ở mức này, SoftBank phải chịu ngay một mức lỗ 2 tỉ đô la Mỹ. Cú lỗ này có tác dụng xấu lên nỗ lực gọi vốn cho một quỹ Vision Fund thứ hai, dự kiến sẽ huy động được 108 tỉ đô la. Các nhà đầu tư vào quỹ Vision Fund thứ nhất tại Ảrập Saudi và Abu Dhabi chưa tỏ ý mong muốn đầu tư thêm nữa

Các khoản đầu tư vào doanh nghiệp không phải là startup của SoftBank cũng không suôn sẻ. Năm 2013, Son bỏ ra 21,6 tỉ đô la và nhận nợ thêm nhiều tỉ đô la nữa để mua cổ phần chi phối hãng viễn thông Sprint. Son hứa hẹn sẽ giúp Sprint bắt kịp các đối thủ như Verizon hay AT&T bằng cách nâng cấp mạng lưới để cung cấp dịch vụ viễn thông nhanh hơn, tốt hơn. Lời hứa chưa biến thành hiện thực khi lợi nhuận của Sprint vẫn giữ nguyên như cũ. Hiện nay Sprint không chỉ tụt hậu xa hơn đối thủ chính mà còn mất khách vào tay T-Mobile, một đối thủ nhẹ cân hơn. Đến năm ngoái, SoftBank mới ký hợp đồng bán Sprint cho T-Mobile nhưng đang bị các cơ quan quản lý Mỹ phản đối. Nếu việc sáp nhập không thành, nhiều chuyên gia thị trường cho rằng cổ phiếu Sprint sẽ mất hết giá trị

Tờ New York Times trích lời các nhà phân tích cho rằng sai lầm của SoftBank là các khoản đầu tư của họ vào các startup làm nâng giá trị của các startup này lên nhiều lần, một giá trị ảo mà các nhà đầu tư khác không sẵn lòng bỏ tiền ra để tham gia. Ví dụ với WeWork, chỉ cần gặp nhà sáng lập và Tổng giám đốc Adam Neumann chừng 1 tiếng đồng hồ vào năm 2016 là Son đồng ý rót tiền. Năm 2017, họ định giá WeWork ở mức 20 tỉ đô la; đến tháng 1 năm nay, SoftBank đầu tư thêm và định giá WeWork ở mức 47 tỉ đô la! Các khoản tiền y như được các tay phù thủy biến hóa tạo ra từ không khí
 
Google muốn “thử sức” trong lĩnh vực ngân hàng
Năm 2020, Google sẽ cung cấp dịch vụ tài khoản vãng lai (checking account) khi hợp tác với các tổ chức tài chính bao gồm Citigroup. Đây là một bước đi táo bạo nhất của Big Tech vào ngân hàng tiêu dùng. Hầu hết các nỗ lực trước đây chỉ tập trung vào thẻ tín dụng và nền tảng thanh toán

Là một phần của dự án có tên Cache, Google sẽ trở thành cái tên mới nhất trong số các công ty công nghệ hàng đầu ở Thung lũng Silicon thử sức mình trong lĩnh vực ngân hàng, tờ Wall Street Journal đưa tin. Những nỗ lực trước đây của Apple và Facebook đã gặp phải trở ngại, bởi người tiêu dùng ngày càng hoài nghi về việc cung cấp cho các công ty công nghệ lớn thông tin cá nhân của họ

“Chúng tôi đang nghiên cứu cách có thể hợp tác với các ngân hàng và nghiệp đoàn tín dụng ở Mỹ để cung cấp dịch vụ tài khoản vãng lai thông minh thông qua Google Pay”, Phát ngôn viên của Google cho biết trong một tuyên bố

Về những lo ngại liên quan đến thông tin của các khách hàng, ông Caesar Sengupta, một nhà quản lý của Google nói với Wall Street Journal, rằng: "Google không có ý định bán dữ liệu của khách hàng”

“Nếu chúng ta có thể giúp nhiều người làm nhiều thứ hơn bằng con đường kỹ thuật số trực tuyến, điều đó tốt cho internet và tốt cho chúng ta”, ông Sengupta chia sẻ

Nhiều năm qua, các ngân hàng đã lo ngại về sự cạnh tranh từ những công ty nhỏ, mới nổi, nhanh nhạy. Nhưng hóa ra, các công ty Big Tech như Google và Amazon, đã có mối quan hệ với hàng trăm triệu người tiêu dùng, mới thật sự là mối đe dọa lớn

Năm ngoái, Amazon đã được cho là đang đàm phán với JP Morgan Chase về việc ra mắt tài khoản vãng lai Apple đã ra mắt thẻ tín dụng cho người dùng iPhone vào đầu năm nay với Goldman Sachs . Uber đã tuyên bố đẩy mạnh dịch vụ tài chính vào tháng trước và Facebook cũng vừa công bố một hệ thống mới để tạo điều kiện thanh toán trên các phương tiện truyền thông xã hội và hệ thống nhắn tin

Kế hoạch của Apple đã gặp phải nhiều trở ngại. Quan hệ đối tác với Goldman đã trở nên căng thẳng sau khi Apple cho biết họ đã tạo ra thẻ mà không cần sự trợ giúp từ ngân hàng

Kế hoạch của Facebook nhằm tham gia vào không gian tiền tệ kỹ thuật số cũng không nhận được sự hưởng ứng của các công ty tài chính lớn

Thượng nghị sĩ bang Virginia (Mỹ) Mark Warner, một nhân vật nổi tiếng với quan điểm phải kiếm soát các công ty big tech, đã nói với CNBC vào 13/11, “Tôi đang quan ngại khi những nền tảng công nghệ khổng lồ này thâm nhập vào các lĩnh vực mới trước khi có có những quy tắc pháp lý để điều chỉnh họ”

“Vì một khi họ bước vào, khả năng để đẩy họ ra là gần như không có”, ông Warner từng là một doanh nhân công nghệ trước khi ông tham gia chính trường. Ông là thống đốc bang Virginia (Mỹ) từ năm 2002 đến 2006

Trang Lê
 
Last edited:
Cờ Vây nhân tài Samsung
Làm thế nào, nhờ chiến lược nhân sự, triết lý đãi ngộ gì mà bao nhiêu năm nay, gã khổng lồ Samsung vẫn có thể tuyển và giữ chân được nhân tài để phục vụ cho khát vọng "phủ sóng" toàn cầu?

Cuộc chiến tuyển dụng nhân tài

"Tôi cảm nhận sâu sắc rằng tôi không còn được tôn trọng và không tin tưởng" là lời đồng giám đốc điều hành SMIC Liang Mengsong viết trong thư từ chức vào tháng 12/2020

Đối với thế giới bên ngoài, Liang Mengsong có thể không phải là một nhân vật nổi tiếng. Nhưng trong SMIC và ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu nói chung, cái tên này có sức ảnh hưởng lớn

Liang Mengsong gia nhập SMIC vào năm 2017. Ông nói trong đơn từ chức của mình rằng trong hơn 3 năm, ông đã làm việc chăm chỉ để hoàn thành 5 thế hệ chip từ 28 nanomet đến 7 nanomet

Trước khi gia nhập SMIC, ông Liang Mengsong từng đảm nhiệm các vị trí quan trọng tại TSMC và Samsung. Ông đóng một vai trò quan trọng trong mỗi công ty và thậm chí đôi khi ảnh hưởng đến ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu

anh-2-1655112213234.jpg

Cựu giám đốc điều hành SMIC Liang Mengsong - một nhân tài trong giới chip bán dẫn

Sự kiện Liang Mengsong từ chức đã gây rúng động thị trường vốn khi đó. Cổ phiếu của SMIC giảm gần 10% khi mở cửa, giá trị thị trường bốc hơi hơn 30 tỷ nhân dân tệ, chứng khoán Hồng Kông tạm ngừng giao dịch


Lý do khiến thị trường chứng khoán phản ứng gay gắt dựa trên nhận định rằng những nhân tài kỹ thuật chủ chốt rất quan trọng trong ngành bán dẫn và thậm chí có thể ảnh hưởng đến sự tồn vong của công ty


Ngành công nghiệp bán dẫn có mật độ nhân tài cao nhất. Một người, một nhóm thường có thể ảnh hưởng đến toàn bộ ngành. Một số kinh nghiệm tự tích lũy diễn ra từ từ và còn lâu mới có thể bắt kịp những người khác

Có được một tài năng hàng đầu ít nhất có thể giúp công ty không phải đi nhiều đường vòng và chi phí cho mỗi đường vòng có thể lên đến hàng tỷ USD

"Trong quá khứ, hàng trăm nghìn người nuôi một quân vương; ngày nay, một thiên tài có thể nuôi sống 200.000 người", cố chủ tịch tập đoàn Samsung Lee Kun-hee đã nói trong một bài phát biểu nội bộ vào năm 2002

anh-4-1655112213297.jpg

Ngày nay, một nhân tài có thể nuôi sống được nhiều người trong công ty

Các nhà sản xuất chip toàn cầu, bao gồm Micron Technology và TSMC của Đài Loan, đang tham gia vào việc tuyển dụng tích cực để thu hút các kỹ sư kỳ cựu nhằm đáp ứng nhu cầu về chip, đặc biệt là đối với những người được sử dụng trong việc phát triển các thiết bị điện tử tiên tiến

Sự bùng nổ của xưởng đúc là do đơn đặt hàng chip tăng mạnh khi nhu cầu tiêu dùng đối với tivi, điện thoại thông minh, máy tính xách tay và ô tô đã phục hồi sau cuộc khủng hoảng Covid-19 sớm hơn dự kiến


Vào năm 2020, tầm quan trọng của chip trong nền kinh tế quốc dân một lần nữa sẽ được đề cao, điều này càng làm tăng thêm sự cạnh tranh khốc liệt về tài năng chip

Ngành công nghiệp chip cũng trở thành một trong số ít ngành tuyển dụng điên rồ trong năm nay. Một chuyên gia săn đầu người đã đề cập rằng mức tăng lương cho các nhân tài trong ngành chip đã tăng với tốc độ có thể nhìn thấy bằng mắt thường, từ 20% lên 30% và sau đó là 40%

Năm 2020, thị trường bán dẫn toàn cầu có giá trị 415,5 tỷ USD. Theo dự báo của Công ty nghiên cứu thị trường Omdia, thị trường bán dẫn toàn cầu sẽ tăng lên 489 tỷ USD do nhu cầu tăng cao

Cuộc chiến chip đang phát huy tác dụng mạnh mẽ khi những "gã khổng lồ" công nghệ từ khắp nơi trên thế giới đua nhau khẳng định vị thế thống trị của họ trong một thị trường đang rộng mở. Nhu cầu tăng mạnh đối với chip - một vật nhỏ xíu được sử dụng hầu như trong mọi thứ, từ điện thoại thông minh đến máy tính, card đồ họa, ô tô đến tủ lạnh - đang khiến các nhà sản xuất chip căng thẳng. Đổi lại, các công ty đang sử dụng lợi nhuận béo bở mà họ đã tích lũy được trong đại dịch Covid-19 để giữ chân những nhân tài hàng đầu

Micron, nhà sản xuất DRAM số 3 thế giới và là nhà sản xuất NAND lớn thứ năm, đang trong quá trình thuê nhân công cho các nhà máy của hãng ở châu Á, bao gồm Singapore và Ấn Độ

TSMC, nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới, cũng bắt đầu tuyển dụng các kỹ sư cho kế hoạch phát triển tại Mỹ. Công ty Đài Loan cho biết họ sẽ đầu tư 12 tỷ USD để xây dựng một nhà máy đúc quy trình 5 nanomet ở Phoenix, Arizona vào năm 2024

Theo Công ty Chứng khoán Yuanta có trụ sở tại Hàn Quốc, tổng chi tiêu vốn của năm nhà sản xuất chip hàng đầu như Samsung, Intel, TSMC, Micron và SK Hynix dự kiến tăng lên mức kỷ lục 95,2 tỷ USD trong năm nay, tăng 28% so với mức 74,3 tỷ USD trong năm 2020

Samsung tham gia vào cuộc chiến


Công ty bán dẫn khổng lồ Samsung Electronics đang tìm kiếm tài năng hàng đầu trong bối cảnh toàn ngành thúc đẩy tuyển dụng công nhân có kỹ năng cao để tận dụng sự bùng nổ chất bán dẫn dự kiến cùng với sự phục hồi kinh tế

Samsung, nhà cung cấp chip nhớ lớn nhất thế giới và là nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu, mới đây đã đăng một thông báo tuyển dụng toàn cầu để thuê những công nhân có kinh nghiệm trong hàng chục lĩnh vực liên quan đến bộ phận sản xuất chip của mình

Phần lớn việc làm mới sẽ chuyển sang các công việc liên quan đến chip thế hệ tiếp theo như Z-NAND, một biến thể bộ nhớ flash hiệu suất cao chuyên dụng mà Samsung đang sản xuất để cạnh tranh với các sản phẩm đối thủ như ổ cứng thể rắn Optane của Intel Corp

Gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc này cũng đang mở rộng lực lượng lao động trong bộ phận chip ô tô để đảm bảo các chuyên gia về DRAM ô tô, hệ thống thông tin giải trí, hệ thống hỗ trợ lái xe tiên tiến và cảm biến hình ảnh

Việc tuyển dụng tích cực của Samsung diễn ra khi ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu được cho là đang bước vào một "siêu vòng quay"

Samsung và các công ty sản xuất chip toàn cầu khác đang vận hành hết công suất khi những nhà sản xuất ô tô và thiết bị điện tử cạnh tranh nhau để giành chip trong bối cảnh nguồn cung cạn kiệt

anh-3-1655112213241.jpg

Ông lớn ngành bán dẫn Samsung tham gia cuộc chiến săn lùng nhân tài

Nikkei đưa tin, Samsung đã trích ra 11 tháng lương như một khoản thưởng cho việc giữ lại lực lượng kỹ sư có trình độ. Tổng 11 tháng bao gồm 2 tháng tiền thưởng được thanh toán vào tháng 12/2021 và 3 tháng "tiền thưởng dịch vụ" bổ sung vào tháng 1/2022. Thêm vào nguồn tài chính dồi dào cho nhân viên Samsung là một khoản tiền thưởng tương đương nửa năm lương, liên kết để chia sẻ lợi nhuận

Theo Korea Exchange, tính đến ngày 31/12/2020, Samsung đã sử dụng gần 110.000 nhân viên tại Hàn Quốc, với mức lương trung bình hàng năm là 127 triệu won (tương đương 106.000 USD), theo báo cáo hàng năm của Sở giao dịch chứng khoán Hàn Quốc. Con số này tăng 26% so với 5 năm trước và mức trung bình có thể sẽ cao hơn, do thu nhập cao vào các năm tới

Con số đó không nói lên toàn bộ câu chuyện, vì nhà sản xuất chip còn cung cấp những lợi ích hào phóng khác. Nhân viên có thể thưởng thức bữa sáng, bữa trưa và bữa tối miễn phí tại nhiều căng tin khác nhau trong công ty và phần lớn học phí cho con cái họ do Samsung chi trả

Những chính sách này bắt nguồn từ triết lý đãi ngộ của cố lãnh đạo Lee Kun-hee, lãnh đạo lâu năm của Samsung, đưa ra vào năm 2001: Hiệu quả công việc phải được đền đáp xứng đáng. Samsung là một trong những công ty Hàn Quốc đầu tiên giới thiệu hệ thống chia sẻ lợi nhuận cho nhân viên

Với sự gia tăng ổn định của nhu cầu toàn cầu về chất bán dẫn, các nhà sản xuất chip đang cạnh tranh để tìm kiếm những tài năng có thể phát triển công nghệ mới hoặc mở rộng các cơ sở sản xuất

Chính phủ Hàn Quốc nhận ra rằng tình trạng thiếu chất bán dẫn là một nguy cơ nghiêm trọng trong ngành công nghiệp cốt lõi và đã thực hiện các biện pháp để đào tạo thêm nhân tài. Cụ thể như khuyến khích các trường đại học hàng đầu thành lập các khóa học bán dẫn. Tuy nhiên, những nỗ lực đào tạo thêm nhiều công nhân có trình độ vẫn không theo kịp tốc độ phát triển nhanh chóng của thị trường chip

Samsung đưa ra các ưu đãi đặc biệt để thu hút các kỹ sư giỏi và tăng lương để giữ chân nhân viên khi các đối thủ không ngừng "rình rập"

Quá khứ săn người tài của Samsung


Trong suốt quá khứ, Samsung từng đưa ra nhiều chính sách để săn nhân tài. Do đó, nhà sản xuất chất bán dẫn hàng đầu hiểu sâu sắc về tầm quan trọng của những nhân viên chủ chốt

Để nâng cao khả năng nghiên cứu và phát triển chip, Samsung bắt đầu săn người khắp nơi. Vào thời điểm đó, có rất nhiều người Hàn Quốc trong các công ty bán dẫn của Mỹ. Để thu hút những người này, Samsung đã mở một Viện nghiên cứu Bắc Mỹ tại Thung lũng Silicon, nơi tập trung các công ty bán dẫn, và tuyển dụng với mức lương cao gấp 2-3 lần. Cố chủ tịch Lee Kun-hee cũng đã hơn 50 lần đến Thung lũng Silicon để giới thiệu công nghệ và tài năng

Mục tiêu tuyển dụng nhân sự chính của Samsung là các công ty Nhật Bản với công nghệ hàng đầu. Năm 1985, nhóm của Takeshi Chuanxi, người phụ trách bộ phận bán dẫn của Tập đoàn Toshiba Nhật Bản, đã phát triển và sản xuất thành công bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên động 1MB. Và Samsung nhắm vào Takeshi Chuanxi

Năm 1986, Takeshi được mời đến thăm nhà máy bán dẫn mới xây dựng của Samsung. Sau đó, Samsung đã tổ chức một phái đoàn đến thăm lại Toshiba và nhân cơ hội này để thăm dò Takeshi

Tuy nhiên, thời điểm đó, ngành công nghiệp bán dẫn Nhật Bản đang ở thời kỳ hoàng kim, nên việc săn người là vô cùng khó khăn. Samsung đã cố gắng hết sức để tận dụng nguồn chất xám này, chẳng hạn như mời các kỹ sư Nhật Bản sang làm tư vấn cho Samsung. Họ thường không làm công việc cụ thể, nhưng họ nhận được đồ ăn, thức uống và nhiều "niềm vui" khác vào cuối tuần

anh-5-1655112214617.jpg

Samsung thu hút được nhiều nhân tài nhờ chiến lược nhân sự hấp dẫn
Năm 1987, Toshiba của Nhật Bản đã bán cho đơn vị tư nhân 4 máy công cụ điều khiển kỹ thuật số 9 trục hiệu suất cao cần thiết để sản xuất tàu ngầm hạt nhân, và Mỹ đã bắt đầu điều tra chống bán phá giá đối với ngành công nghiệp bán dẫn Nhật Bản. Mỹ đã ký "Hiệp định bán dẫn" với Nhật Bản, yêu cầu Nhật Bản dừng bán phá giá tại thị trường Mỹ. Hàng hóa Nhật Bản vào thị trường Mỹ chỉ có thể bằng hoặc cao hơn giá hợp lý, và các công ty Mỹ sẽ chiếm được 20% thị trường Nhật Bản

Động thái này đã khiến các nhà sản xuất chất bán dẫn Nhật Bản, vốn ban đầu chiếm 80% thị trường chất bán dẫn toàn cầu, gặp rắc rối. Tuy nhiên, điều này đã tạo cơ hội tốt cho Samsung Semiconductor săn tìm người. Họ bắt đầu săn lùng các kỹ sư Toshiba với mức lương cao gấp 3 lần

Với sự hỗ trợ của những tài năng kỹ thuật này, Samsung đã nhanh chóng hoàn thành bước nhảy vọt của chip 256-bit và 486-bit, đồng thời vượt qua các tiêu chuẩn kỹ thuật của các công ty Nhật Bản. Thị phần của hãng trên thị trường toàn cầu ngày càng tăng

Samsung đã phát triển chip 256-bit và chính thức tham gia vào cuộc cạnh tranh thị trường chip toàn cầu; chỉ sau 10 năm, thị phần chip sản xuất hàng loạt của Samsung đang tiến gần đến Nhật Bản

Samsung tuân theo một triết lý kinh doanh đơn giản - đó là cống hiến tài năng về mặt con người và công nghệ của mình để tạo ra các sản phẩm và các dịch vụ cao cấp, giúp đóng góp cho xã hội toàn cầu. Triết lý kinh doanh của Samsung gắn liền với "tài năng của con người"

Theo đó, công ty tập trung vào việc phát triển và bồi dưỡng nhân viên ngay từ những ngày đầu tiên thành lập công ty, đồng thời luôn khuyến khích mọi người phát huy hết tiềm năng bằng cách cung cấp một môi trường tự điều chỉnh và sáng tạo

Samsung cũng tôn trọng sự đa dạng của nhân viên và đặt ưu tiên vào việc bảo vệ các quyền của nhân viên và nghiêm cấm phân biệt đối xử. Đặc biệt, công ty cam kết tuân thủ các luật và quy định có liên quan ở các quốc gia mà Samsung thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời tôn trọng tất cả các quyền của người lao động

Với chiến lược nhân sự và triết lý đãi ngộ như vậy, không khó để hiểu tại sao cả trong quá khứ và hiện tại - trong hoàn cảnh cạnh tranh nhân tài gay gắt, Samsung vẫn có thể tuyển dụng được nhân tài phục vụ cho tham vọng phát triển và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh toàn cầu của mình

Cẩm Hà
 
Top