What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

China ThinkTank

LOBBY.VN

Administrator
Ông Tập kêu gọi chuẩn bị đấu tranh trường kỳ
Ông Tập Cận Bình kêu gọi các quan chức giữ vững "tinh thần đấu tranh" dài lâu, chống lại hàng loạt đe dọa và thách thức ngày một phức tạp

"Cuộc đấu tranh chúng ta phải đối mặt không phải ngắn hạn mà dài hạn", Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu trong buổi khai mạc khóa đào tạo cán bộ đảng trẻ tại Bắc Kinh hôm qua. Theo ông Tập, cuộc đấu tranh này sẽ kéo dài ít nhất đến hết năm 2049, thời điểm kỷ niệm 100 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, và các quan chức cần thể hiện "tinh thần đấu tranh" để vượt qua thách thức từ lo ngại an ninh đến rủi ro tài chính

Ông Tập hồi đầu năm nhấn mạnh sự cần thiết duy trì ổn định chính trị khi nền kinh tế chậm lại. Năm nay,Trung Quốc dự kiến chứng kiến tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thấp nhất trong gần ba thập kỷ do tác động từ cuộc chiến thương mại với Mỹ

tapcanbinh1-2928-1567570898.jpg

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại buổi khai mạc khóa đào tạo cán bộ đảng trẻ ở Bắc Kinh hôm 3/9

Đánh giá của ông Tập được đưa ra chỉ vài tuần trước khi Ủy ban Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc họp toàn thể lần đầu sau 20 tháng. Cuộc họp dự kiến diễn ra vào 1/10, ngày Trung Quốc kỷ niệm 70 năm thành lập đất nước

"Hiện tại và trong tương lai, sự phát triển của Trung Quốc sẽ bước vào giai đoạn nhiều rủi ro, thách thức xuất hiện cùng lúc và ngày càng phức tạp hơn", ông Tập nói, liệt kê các mối lo ngại gồm kinh tế, quốc phòng, vấn đề Hong Kong và Đài Loan

Trung Quốc đang phải đối mặt với sự thụt lùi quốc tế lớn khi Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục áp thuế hàng nhập khẩu Trung Quốc nhằm đảm bảo các nhượng bộ về thương mại, công nghệ và tiếp cận kinh tế. Tranh chấp thương mại cũng làm trầm trọng thêm những lo ngại về đà phát triển chậm lại của Trung Quốc cũng như góp phần vào căng thẳng ngoại giao khi Mỹ có giọng điệu ủng hộ biểu tình Hong Kong và bán vũ khí cho Đài Loan

Các đòn thuế trả đũa lẫn nhau giữa Mỹ và Trung Quốc có hiệu lực từ ngày 1/9. Quần áo, thực phẩm, đồ gia dụng, tai nghe bluetooth và tivi nằm trong số những mặt hàng tiêu dùng Trung Quốc trị giá 110 tỷ USD bị Mỹ áp mức thuế mới 15% từ 1/9. Vòng áp thuế thứ hai sẽ có hiệu lực vào 15/12, giáng vào gần như toàn bộ những mặt hàng còn lại của Trung Quốc

Trung Quốc áp thuế trả đũa từ 5% đến 10% lên 75 tỷ USD hàng hóa Mỹ, gồm cả dầu thô. Ước tính, hơn 1.700 trong tổng số 5.078 mặt hàng có nguồn gốc từ Mỹ bị áp mức thuế mới. Số mặt hàng còn lại chịu thuế 10% từ 15/12

Thượng nghị sĩ Mỹ Steve Daines và David Perdue đầu tuần này đã gặp Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc, nhà đàm phán thương mại hàng đầu nước này, tại Bắc Kinh. Giới chức hai nước đang gặp trở ngại trong việc sắp xếp thời gian thảo luận sau khi Mỹ từ chối đề nghị hoãn áp thuế mới của Trung Quốc

Huyền Lê
 
Trung Quốc tham vọng lập đặc khu kinh tế “trái đất – mặt trăng”
- Trái đất dường như quá nhỏ bé đối với tham vọng kinh tế của Trung Quốc. Quốc gia này đang xem xét lập ra một đặc khu kinh tế trong quỹ đạo không gian nối trái đất với mặt trăng vào năm 2050

Đặc khu này sẽ bao gồm các khu vực không gian gần trái đất, mặt trăng và ở khoảng giữa

Ông Bao Weimin, người đứng đầu Ủy ban Khoa học và Công nghệ tại Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CAST), tiết lộ vào tuần trước. Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, CAST là nhà thầu chính cho chương trình kinh tế không gian này

Nhật báo Khoa học và Công nghệ trích dẫn ý kiến các chuyên gia trong ngành cho biết dự án có thể mang lại khoảng 10.000 tỉ USD cho Trung Quốc

satellite-15729334647662032395308.jpg

Đặc khu kinh tế trái đất- mặt trăng được hi vọng sẽ đem lại 10 ngàn tỉ USD cho Trung Quốc

Trong một báo cáo về sự phát triển của quỹ đạo không gian trái đất - mặt trăng, ông Bao cũng nói lĩnh vực này có tiềm năng kinh tế rất lớn và do đó nên nghiên cứu các hệ thống vận chuyển hàng không vũ trụ chi phí thấp, đáng tin cậy giữa hành tinh của chúng ta và mặt trăng

Cơ sở hạ tầng dự kiến hoàn thành vào năm 2030, trong khi mốc thời gian cho công nghệ vận tải chủ chốt là năm 2040. Đến giữa thế kỷ, Trung Quốc có thể thiết lập thành công đặc khu kinh tế vũ trụ, theo quan chức này

Trung Quốc phát triển lĩnh vực vũ trụ và nghiên cứu mặt trăng trong những năm gần đây. Vào tháng 7, công ty tư nhân i-Space (còn gọi là Công nghệ không gian vinh quang Bắc Kinh) lần đầu tiên đã phóng thành công một tên lửa vào quỹ đạo không gian. Năm ngoái, tàu thăm dò Chang Thaye 4 của Trung Quốc hạ cánh xuống phần tối của mặt trăng vào ngày 3-1

Gia Minh
 
Trung Quốc quyết tâm không dùng công nghệ của phương Tây trong chính phủ
Chính phủ Trung Quốc đưa ra quyết định này nhằm loại bỏ công nghệ nước ngoài khỏi các cơ quan nhà nước và các tổ chức khác. Đây là một hành động đầy quyết tâm trong bối cảnh Trung Quốc và Mỹ đang có tranh chấp về thương mại

Mỹ đã nhiều lần kêu gọi các nước không dùng thiết bị 5G của hãng công nghệ Huawei của Trung Quốc để đảm bảo an ninh quốc gia. Trung Quốc đang thay thế 20 triệu máy tính trong các cơ quan hành chính với mục đích tương tự

Ở phía bên kia “chiến tuyến”, Trung Quốc cũng đã ra lệnh loại bỏ tất cả thiết bị và phần mềm máy tính nước ngoài ra khỏi các văn phòng chính phủ và các tổ chức công cộng trong vòng ba năm. Đã có hơn 100 dự án thử nghiệm cho các sản phẩm công nghệ trong nước đã được hoàn thành vào tháng 7, theo China Securities

Chính phủ Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình đã cố gắng thay thế công nghệ nước ngoài, đặc biệt công nghệ Mỹ từ nhiều năm nay

Một bài báo của Bloomberg năm 2014 viết rằng, Bắc Kinh đã đặt mục tiêu loại bỏ hầu hết công nghệ nước ngoài khỏi các ngân hàng, quân đội, cơ quan chính phủ và doanh nghiệp nhà nước vào năm 2020

Kế hoạch ‘Made in China 2025’ của Trung Quốc cũng đặt ra các mục tiêu cụ thể cho việc độc lập công nghệ, dù vậy chính sách này đã bị giảm tầm quan trọng sau khi nó được cho là một phần nguyên nhân kích hoạt thương chiến Mỹ – Trung kéo dài 17 tháng qua

Hiện tại, các chính sách quyết liệt của tổng thống Donald Trump nhắm vào Trung Quốc và các công ty công nghệ hàng đầu nước này càng củng cố thêm tính cấp bách của nỗ lực trên. Chính quyền của ông Trump đã cấm các công ty Mỹ làm ăn với hãng Huawei và đưa thêm nhiều công ty Trung Quốc khác vào danh sách đen của Bộ Thương mại Mỹ

"Cuộc chiến thương mại đã bộc lộ nhiều lĩnh vực yếu kém về kinh tế của Trung Quốc", ông Brock Silvers, Giám đốc điều hành của Adamas Asset Management cho biết. Tờ Financial Times ước tính Trung Quốc sẽ phải thay thế từ 20 triệu tới 30 triệu phần cứng máy tính và công việc này sẽ bắt đầu được triển khai từ năm 2020

Các chuyên gia phân tích cho biết 30% công việc thay thế sẽ được thực hiện trong năm 2020, 50% trong năm 2021 và 20% còn lại trong năm 2022

Bắt đầu từ năm 2020, các ngành công nghiệp chính như tài chính, năng lượng và viễn thông sẽ thử nghiệm nhiều sản phẩm trong nước hơn. Các ngân hàng Trung Quốc phải chuyển từ IBM và Oracle sang kiến trúc tập lệnh X86 của Intel đa dạng hơn và cuối cùng là phần cứng sản xuất hoàn toàn tại Trung Quốc

Trung Quốc đã quyết định áp dụng kiến trúc ARM (trước đây là Advanced RISC Machine, ban đầu là Acorn RISC Machine) cho phần cứng trong nước, China Securities cho biết

"Cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ cũng có thể giúp tạo ra một thị trường mới cho các sản phẩm nội địa", nhà phân tích Shi Zerui của Securities China Securities viết

Cho đến nay, nỗ lực của Bắc Kinh vẫn gặp nhiều trở ngại khi ngành công nghiệp nội địa của họ vẫn chưa cho thấy khả năng có thể bắt kịp công nghệ nước ngoài trong những lĩnh vực nhất định
 
Last edited:
Trung Quốc đưa hàng loạt chuyên gia ngân hàng về nắm ghế lãnh đạo tỉnh
- Trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng trì trệ, Trung Quốc bắt đầu thực hiện một chiến lược mới: bổ nhiệm các chuyên gia ngân hàng và tài chính vào các vị trí lãnh đạo ở nhiều tỉnh, thành để giúp quản lý rủi ro kinh tế và tái thiết nền kinh tế địa phương

Kể từ năm 2018 đến nay, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đưa 12 cựu lãnh đạo các ngân hàng, tổ chức tài chính hoặc cơ quan quản lý tài chính về nắm giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt ở nhiều tỉnh, thành, bao gồm những chính quyền địa phương đang kẹt trong các khoản nợ lớn hoặc có ngân hàng yếu kém

Theo nghiên cứu của Reuters, trước khi diễn ra đợt sắp xếp nhân sự của bộ máy lãnh đạo chính phủ vào năm 2012, chỉ có hai lãnh đạo tỉnh ở Trung Quốc xuất thân từ ngành tài chính

Tuy nhiên, hiện nay một loạt các gương mặt lãnh đạo tỉnh, thành mới đi lên từ ngành tài chính. Tại kỳ họp của Hội đồng Nhân dân TP. Bắc Kinh hồi đầu năm 2018, ông Ân Dũng, lúc đó là phó Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) được bổ nhiệm vào ghế phó thị trưởng Bắc Kinh

Tốt nghiệp Đại học Harvard với tấm bằng thạc sĩ hành chính công, ông Ân Dũng cũng từng trải qua nhiều chức vụ trong các cơ quan quản lý tài chính nhà nước bao gồm chức phó phòng Quản lý dự trữ ngoại hối thuộc Cục Quản lý Ngoại hối nhà nước Trung Quốc

Trước khi được bổ nhiệm vào ghế phó tỉnh trưởng tỉnh Sơn Đông hồi tháng 9-2018, ông Lưu Cường từng là Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc, Chủ tịch Ngân hàng Trung Quốc (Bank of China)

Trong khi đó ông Lý Ba, Trưởng phòng Chính sách tiền tệ của PBoC, mới ngồi vào ghế phó thị trưởng TP. Trùng Khánh hồi tháng 9-2019. Ông Lý giờ đây phải giải quyết tình trạng nợ tồn đọng lên đến 146,4 tỉ nhân dân tệ ở các công ty tài chính vi mô cũng như hàng loạt vụ vỡ nợ trái phiếu do một đơn vị tài chính của tập đoàn công nghiệp Lifan phát hành

Ông Trương Lập Lâm, Phó tỉnh trưởng tỉnh Liêu Ninh, 48 tuổi, vốn là một lãnh đạo ngân hàng kỳ cựu với thâm niên làm việc trong 20 năm ở Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc trước khi chuyển sang ghế phó Chủ tịch Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc. Ông được bổ nhiệm vào ghế phó tỉnh trưởng Liêu Ninh hồi tháng 7-2019 chỉ vài ngày sau khi ba tổ chức tài chính nhà nước thông báo bơm tiền đầu tư để giải cứu Ngân hàng Jinzhou, có trụ sở ở TP. Cẩm Châu, tỉnh Liêu Ninh

Hồi tháng 9-2019, ông Đàm Quýnh, cựu Phó Chủ tịch Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC), được bổ nhiệm vào ghế phó tỉnh trưởng tỉnh Quí Châu, tỉnh gánh số nợ lớn nhất ở Trung Quốc với tỉ lệ nợ trên GDP lên đến mức 161,7% vào cuối năm 2017

Ngoài ra, nhiều gương mặt lãnh đạo tỉnh, thành mới ở Trung Quốc đều từng nắm giữ chức vụ lãnh đạo ở các ngân hàng và các cơ quan quản lý tài chính, chứng khoán bao gồm Ngô Vĩ, Phó tỉnh trưởng tỉnh Sơn Tây; Cát Hải Giao, Phó tỉnh trưởng tỉnh Hà Bắc; Vương Giang, Phó tỉnh trưởng tỉnh Giang Tô; Thái Đông, Phó tỉnh trưởng tỉnh Cát Lâm; Khang Nghĩa, Phó Thị trưởng TP. Thiên Tân; Lý Vân Trạch, Phó tỉnh trưởng tỉnh Tứ Xuyên; Quách Trữ Ninh, Phó tỉnh trưởng tỉnh Phúc Kiến

Động thái gấp rút bổ nhiệm trên dường như để chuẩn bị cho đợt sắp xếp bộ máy lãnh đạo trung ương vào năm 2022 khi có khoảng phân nửa trong số 25 ủy viên Bộ Chính trị Đảng cộng sản Trung Quốc sẽ được thay thế

Chucheng Feng, đối tác ở tổ chức nghiên cứu độc lập Plenum ở Hồng Kông, nói: “Các chuyên gia ngành ngân hàng giờ đây được trọng dụng khi các chính quyền địa phương ngày càng dễ bị tổn thương trước các rủi ro tài chính. Các cựu lãnh đạo ngành ngân hàng và các cơ quan quản lý tài chính được giao nhiệm vụ ngăn chặn và giảm thiểu các rủi ro tài chính lớn”

Các quyết định bổ nhiệm trên xuất hiện trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc rơi về mức thấp nhất trong gần 3 thập kỷ qua, trong khi đó ngân sách đầu tư cho hạ tầng của các chính quyền địa phương đang giảm

Trong năm nay, 5 ngân hàng của Trung Quốc gặp nguy khốn vì các vấn đề thanh khoản, nợ xấu và quản lý, làm gia tăng nguy cơ hình thành các quả bom nợ trong những góc khuất không ngờ đến của nền kinh tế

Ông Hà Hải Phong, Giám đốc Viện chính sách tài chính thuộc Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc, nhận định: “Việc bổ nhiệm các lãnh đạo ngành tài chính vào ghế lãnh đạo ở các tỉnh có thể giúp điều phối tốt hơn các chính sách tài chính và ngăn chặn rủi ro tài chính. Quyết định đó cũng chứng tỏ rằng có sự thay đổi trong quy trình bổ nhiệm chính thức”

Kề từ năm 2017, Chủ tịch Tập Cận Bình bắt đầu nhấn mạnh đến tầm quan trọng của chuyên môn tài chính và đề cao vai trò của các lãnh đạo tài chính

“Các cán bộ chính trị, đặc biệt cán bộ cao cấp, phải nỗ lực để học hỏi kiến thức tài chính và phải hiểu biết lĩnh vực tài chính”, ông Tập nói trong một hội nghị quốc gia về các vấn đề tài chính

Trước đây, chỉ có một vài lãnh đạo chính trị Trung Quốc xuất thân từ ngành tài chính bao gồm Phó Chủ tịch Trung Quốc Vương, Kỳ Sơn, người từng là Giám đốc Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc vào đầu thập niên 1990

Chucheng Feng cho rằng những quan chức tỉnh thành mới được bổ nhiệm trên rất đáng chú ý vì họ có thể là một phần của thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc sau năm 2022

Ông nói: “Chính quyền trung ương ở Bắc Kinh có thể giữ lại các quan chức này rồi đề bạt họ, do vậy họ có cơ hội cao hơn để thăng tiến”
 
Last edited:
Virus Corona đánh vào "trái tim" tham vọng Made in China 2025

corona-1580893936841687010300-crop-158089394273939911105.jpg

Thành phố Vũ Hán đã bị phong tỏa sau khi dịch viêm đường hô hấp cấp bùng phát
Thành phố Vũ Hán còn được gọi là "Chicago của phương đông" vì tính chất quan trọng về giao thương và công nghiệp

Vai trò chủ chốt trong tham vọng Made in China 2025

Sự bùng phát của dịch bệnh do virus chủng corona mới, gọi tắt là nCoV, đang tạo ra các tác động trực tiếp tới ngành sản xuất của Trung Quốc, đặc biệt là tại tỉnh Hồ Bắc, nơi đóng vai trò chiến lược trong tham vọng "Made in China 2025" của nước này, và là trung tâm của ngành công nghiệp sản xuất ô tô

Hiện tại, các hoạt động sản xuất tại thành phố Vũ Hán, nơi bùng phát dịch bệnh, đã được hạn chế ở mức tối đa, khi đa phần công nhân được khuyến khích ở nhà

Dưới sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, một số công ty sản xuất thép, hoá chất và sản phẩm bán dẫn, cũng như điện lực, vẫn tiếp tục hoạt động, qua đó cho thấy một số ưu tiên nhất định cho Vũ Hán của chính quyền Bắc Kinh


Nằm ở vị trí chiến lược và điểm giao nhau của 2 con sông lớn là Trường Giang và Hán Thuỷ, Vũ Hán đã trở thành một trung tâm công nghiệp quan trọng của Trung Quốc, một phần là bởi những lợi thế lớn về mặt hậu cần

Tỉnh Hồ Bắc, với thủ phủ là Vũ Hán, hiện chiếm khoảng 4% GDP của Trung Quốc. Vũ Hán đóng vai trò chủ chốt trong tham vọng Made in China 2025

Các công ty đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch công nghiệp này đều đóng tại Vũ Hán. Tsinghua Unigroup, một công ty sản xuất chất bán dẫn lớn ở Vũ Hán, là doanh nghiệp Trung Quốc đầu tiên sản xuất quy mô lớn chip thẻ nhớ 3D NAND

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến thăm nhà máy sản xuất chip ở Vũ Hán của Yangtze Memory Technologies, một công ty con của Unigroup vào năm 2018, hành động cho thấy chính quyền Bắc Kinh muốn đẩy nhanh sự phát triển ngành sản xuất chất bán dẫn

Vũ Hán cũng được coi là trung tâm trong nỗ lực của Bắc Kinh nhằm làm giảm sự phụ thuộc vào các công ty sản xuất chip nước ngoài, nhất là khi Mỹ đưa ra lệnh trừng phạt đối với công ty sản xuất điện thoại ZTE vào năm ngoái

Ngoài ra, BEO Technology Group, một công ty sản xuất tấm nền màn hình lớn tại Trung Quốc, cũng có nhà máy tại Vũ Hán

Dự án xe không người lái là một trong những ưu tiên của Made in China 2025, trong đó Vũ Hán đã trở thành thành phố đầu tiên tại Trung Quốc cho phép hoạt động dịch vụ xe buýt tự lái. Hiện thành phố đã cho phép một số công ty, bao gồm cả hãng tìm kiếm Baidu, thử nghiệm dịch vụ này trên đường phố

Hãng sản xuất điện thoại Xiaomi hiện có một trung tâm phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) tại Vũ Hán, đã thông báo cho phép nhân viên làm việc tại nhà, hoặc chờ đợi thông tin từ nhà chức trách để quay trở lại các phòng thí nghiệm

Ngoài ra, Vũ Hán cũng có vai trò quan trọng đối với ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc. Các nhà máy tại tỉnh Hồ Bắc sản xuất 2,42 triệu xe vào năm 2018, đóng góp 10% tổng sản lượng xe ô tô tại Trung Quốc và vượt qua số lượng sản xuất tại Pháp, Anh và Thái Lan. General Motors, Honda Motor và PSA Groupe đều có các liên doanh tại đây. Bên cạnh đó, hơn 500 hãng sản xuất các bộ phận ô tô cũng có nhà máy tại Vũ Hán

Đình trệ vì virus Corona

Các công ty tại Hồ Bắc đã kéo dài thời gian nghỉ Tết cho đến ít nhất là 13/2, lâu hơn thời điểm đi làm lại ở Thượng Hải và Bắc Kinh. Hiện đã có hơn 5.000 người bị nhiễm nCoV tại Vũ Hán, và hơn 10.000 người khác trên toàn tỉnh Hồ Bắc

Một chuyên gia trong lĩnh vực chất bán dẫn đã mô tả tình hình tại Vũ Hán trong những ngày qua:"Các công nhân về quê sau dịp nghỉ lễ Tết nguyên đán không thể quay trở lại thành phố, và quan trọng hơn là các công ty đặt hàng không thể vào Vũ Hán để kiểm tra chất lượng sản phẩm, do đó ảnh hưởng tới việc vận hành các dây chuyền sản xuất"

"Trong thời điểm các cuộc kiểm tra an toàn bị đình trệ, việc chuẩn bị cho kế hoạch thương mại hoá không thể tiến hành", một chuyên gia tại công ty phát triển xe tự lái cho biết


"Kể cả khi các nhà máy được đưa vào hoạt động trở lại, chúng tôi không thể đưa việc sản xuất trở lại như bình thường, nhất là khi các linh kiện được mua từ nhiều thành phố khác nhau", một nhân viên tại công ty sản xuất ô tô Dongfeng Motor Group nói

F-Tech, một công ty con của Honda Motor, đã quyết định sản xuất các sản phẩm phanh xe ô tô tại Philippines, thay vì nhà máy ở Vũ Hán

Lãnh đạo một công ty sản xuất ô tô Nhật Bản cho biết, năng lực sản xuất ô tô tại Trung Quốc có thể sẽ bị tác động tiêu cực. "Chúng tôi đã bắt đầu xem lại nguồn cung hàng để tính toán khả năng sản xuất các bộ phận ô tô ở bên ngoài Trung Quốc", ông nói

Công ty nghiên cứu Gasgoo Auto Research dự báo doanh số bán xe trên toàn cầu trong năm 2020 sẽ giảm từ 3 - 6% so với năm 2019 do dịch bệnh từ nCoV

Khi thị trường vẫn còn đang thích ứng với tình hình mới, một câu hỏi được đặt ra là tác động thực chất của dịch bệnh đối với tăng trưởng kinh tế Trung Quốc và toàn cầu

Trên tạp chí tài chính Caijing, Zhang Ming, một nhà nghiên cứu tại Viện khoa học xã hội Trung Quốc, dự báo tăng trưởng kinh tế của nước này trong quý 1 sẽ giảm xuống còn 5%, thấp hơn 1% so với quý trước

Ngành sản xuất thép đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của Vũ Hán, một phần là bởi vị trí quan trọng trong tuyến đường kết nối với phần còn lại của Trung Quốc. Baowu Steel Group, công ty sản xuất thép lớn nhất Trung Quốc và thứ 2 thế giới, đặt nhà máy sản xuất quy mô lớn tại đây. Chính nguồn thép sản xuất tại đây đã tạo đà cho sự phát triển của ngành sản xuất ô tô tại thành phố
 
Ông Tập Cận Bình ra mệnh lệnh thép về an toàn sinh học
Trong bối cảnh dịch virus corona diễn biến phức tạp, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh từ góc độ bảo vệ sức khỏe người dân, bảo vệ an ninh quốc gia và duy trì trật tự trong nước, cần phải có hệ thống phòng ngừa và kiểm soát rủi ro an toàn sinh học quốc gia

tcb-1581732607-width900height607.jpg

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kiểm tra việc điều trị bệnh nhân nhập viện tại trung tâm theo dõi và nói chuyện với nhân viên y tế khi làm nhiệm vụ thông qua một liên kết video tại Bệnh viện Ditan Bắc Kinh, Bắc Kinh, vào ngày 10 tháng 2 năm 2020

Ngày 14/2, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi tăng cường nỗ lực để phòng chống và kiểm soát dịch bệnh, cũng như cải thiện hệ thống quản lý y tế công cộng khẩn cấp, trong bối cảnh nước này đang nỗ lực kiểm soát sự bùng phát của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona (COVID-19) gây ra

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh từ góc độ bảo vệ sức khỏe người dân, bảo vệ an ninh quốc gia và duy trì trật tự trong nước, cần phải có hệ thống phòng ngừa và kiểm soát rủi ro an toàn sinh học quốc gia

Chỉ đạo được ông Tập Cận Bình đưa ra tại một cuộc họp của Ủy ban cải cách toàn diện trung ương ngày 14/2 tại Bắc Kinh. Theo Tân Hoa xã, phát biểu trong cuộc họp, ông Tập thừa nhận dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (COVID-19) là một thử thách lớn, một bài kiểm tra quan trọng cho hệ thống và năng lực quản trị của Trung Quốc

Nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường pháp luật về sức khỏe cộng đồng, ông Tập Cận Bình kêu gọi đánh giá sửa đổi các luật và quy định liên quan đến phòng ngừa và điều trị bệnh truyền nhiễm, cũng như bảo vệ động vật hoang dã. Ông cũng nhấn mạnh việc tăng tốc thiết lập luật về an toàn sinh học, nhấn mạnh rằng an toàn sinh học nên được đưa vào hệ thống an ninh quốc gia

Theo ông, điều cần thiết là nghiên cứu và tăng trường công tác phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh, cải thiện các biện pháp kiểm soát dịch bệnh, cải thiện hệ thống quản lý y tế công cộng khẩn cấp, cũng như cải thiện khả năng đối phó với những tình huống y tế công cộng khẩn cấp lớn

"Cần phải sử dụng công nghệ như Big Data, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây để hỗ trợ việc dự đoán, phân tích và giám sát dịch bệnh cũng như phân bổ và ưu tiên các nguồn lực", ông Tập Cận Bình chỉ đạo

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và nhiều thành viên khác của Bộ Chính trị Trung Quốc cũng có mặt tại cuộc họp này
 
Khoảng cách Nam - Bắc ở Trung Quốc ngày càng nới rộng
Khoảng cách kinh tế giữa miền Nam thịnh vượng và miền Bắc của Trung Quốc đang mở rộng nhanh chóng, làm phức tạp chính sách kinh tế vĩ mô và tiền tệ

Tổng sản phẩm khu vực (GRP) của các tỉnh và thành phố nằm ở phía nam "đường Tần Lĩnh - Hoài Hà" là ngang bằng với phía bắc vào năm 1960, nhưng miền Nam đã vượt lên miền Bắc: cao hơn 57% vào năm 2017 và cao hơn 83% vào năm 2019

"Đường Tần Lĩnh - Hoài Hà" này, gần như trùng với vĩ tuyến 33, được các nhà địa lý học xem là đường phân chia Trung Quốc thành phía bắc và phía nam. Hai khu vực khác nhau rất nhiều về khí hậu, văn hóa và lối sống, theo Nikkei Asian Review

nambac_1_.jpg

Khoảng cách kinh tế giữa hai miền Nam - Bắc Trung Quốc ngày càng lớn

Khoảng cách ngày càng nới rộng


Miền Bắc Trung Quốc bao gồm 15 tỉnh, thành và khu tự trị, như Bắc Kinh và Liêu Ninh. Miền Nam Trung Quốc bao gồm 16 đơn vị hành chính cấp tỉnh, bao gồm Thượng Hải và Quảng Đông. Trong khi nền kinh tế miền Bắc vẫn phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp nhà nước, miền Nam đã phát triển nhanh hơn nhờ khu vực tư nhân mạnh mẽ

Tổng sản lượng kinh tế của các khu vực phía bắc năm 2019 là 34,9 nghìn tỷ nhân dân tệ (4,93 nghìn tỷ USD), trong khi đó ở phía nam là 63,8 nghìn tỷ nhân dân tệ

Khoảng cách này dự kiến gia tăng trong những năm tới vì đại dịch Covid-19 làm giảm giá dầu thô, thêm một cú đấm đối với kinh tế phía bắc, nơi chiếm phần lớn sản lượng dầu của Trung Quốc. Hơn nữa, miền Bắc còn chịu những tác động từ sự sụt giảm quy mô dân số

Yếu tố chính khác khiến khoảng cách nới rộng là việc miền Bắc điều chỉnh số liệu đối với GRP. Đầu năm 2020, khi các tỉnh công bố GRP 2019, họ cũng sửa đổi các số liệu cho năm 2018. Các sửa đổi dựa trên kết quả của Tổng Điều tra Kinh tế Toàn quốc lần thứ 4, được công bố vào tháng 11/2019

GRP thường được điều chỉnh tăng lên sau cuộc điều tra kinh tế vì cuộc điều tra này bao gồm các doanh nghiệp nhỏ không được đưa vào tính toán ban đầu. Tuy nhiên, 14 tỉnh thành đã sửa đổi số liệu thống kê của họ theo hướng giảm xuống, nói rằng họ làm như vậy theo hướng dẫn của Cục Thống kê Quốc gia

Cách giải thích hợp lý nhất cho việc này dường như là những khu vực đó đã thổi phồng con số ban đầu của họ và sửa lại chúng

Trong số 14 tỉnh thành chỉnh sửa số liệu theo hướng giảm xuống, 12 tỉnh thành là ở phía bắc. Tổng cộng, phía bắc đã điều chỉnh giảm 7%, trong khi phía nam điều chỉnh tăng 4%

Khoảng cách Bắc - Nam bắt đầu nới rộng từ năm 2013, theo một bài báo được viết bởi Chen Zhang và những người khác. Chen là giáo sư tại Đại học Nhân dân Trung Quốc. Hai khu vực tăng trưởng với tốc độ gần như nhau từ năm 2007 đến 2012, trong đó miền Bắc chiếm khoảng 43% GDP của Trung Quốc. Trong năm khu vực tăng trưởng nhanh nhất, bốn khu vực nằm ở phía bắc

Tuy nhiên, trong suốt 5 năm tính đến năm 2017, miền Nam đã vượt miền Bắc về mức tăng trưởng trung bình hàng năm 1,1 điểm, theo các nhà nghiên cứu. Miền Bắc góp phần vào 88% suy thoái kinh tế của Trung Quốc trong giai đoạn này

nambac_1_.jpeg

Sự khác biệt về cơ cấu kinh tế là lý do khác dẫn đến khoảng cách. Các công ty nhà nước chiếm 33% sản lượng công nghiệp của miền Bắc năm 2011, so với 21% ở miền Nam

Các ngành công nghiệp nặng và công nghiệp hóa chất là xương sống của miền Bắc, trong khi tăng trưởng của miền Nam được thúc đẩy chủ yếu bởi khu vực tư nhân

Từ năm 2007 đến 2012, các công ty nhà nước là những nơi hưởng lợi chính từ gói kích thích 4 nghìn tỷ nhân dân tệ của chính phủ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, về cơ bản là thúc đẩy nền kinh tế ở miền Bắc

Tuy nhiên, sau năm 2013, các công ty nhà nước bắt đầu phải hứng chịu hậu quả từ việc chi tiêu vô độ, cung thừa so với cầu trong khi nợ nần gia tăng. Để giải quyết khoảng cách cung - cầu ngày càng tăng, Bắc Kinh đã ra lệnh cho các công ty cắt giảm năng lực sản xuất than và thép

Nền kinh tế miền Bắc cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi giá dầu. Miền Bắc chiếm 90% sản lượng dầu thô của Trung Quốc. Theo giáo sư Chen, giá dầu thô trong nước đã giảm 51% trong giai đoạn 2013-2016

Điều này đã khiến nền kinh tế của miền Bắc sụt giảm 0,4 điểm. Mặt khác, miền Nam, nơi nhập khẩu 90% lượng dầu mà họ tiêu thụ, đã có thể tiết kiệm 270 tỷ USD trong việc mua dầu

Việc giá dầu tụt dốc do đại dịch năm nay có thể sẽ khiến miền Bắc tiếp tục gặp khó khăn kinh tế

Khác biệt về tư duy và văn hóa


Nhân tố quan trọng khác đằng sau khoảng cách Bắc - Nam là sự khác biệt trong tư duy của chính quyền địa phương và văn hóa kinh doanh. Hui Xinan, Bí thư đảng ủy địa cấp thị Duy Phường, thuộc tỉnh Sơn Đông ở phía bắc, từng gây xôn xao khi ông chỉ trích văn hóa kinh doanh của miền Bắc sau khi đi thăm 5 thành phố ở phía nam năm 2019

"[Người dân ở miền Bắc Trung Quốc cẩu thả trong công việc", ông Hui nói. "Chúng ta hài lòng với hiện trạng và quá coi trọng thể diện trong khi không chú ý nhiều đến thực chất"

nambac_2_.jpg

Miền Nam Trung Quốc, bao gồm Thượng Hải, lớn gần gấp đôi miền Bắc về quy mô kinh tế

Nhận xét thẳng thắn của ông đã thu hút sự chú ý, dẫn đến nhiều làn sòng chỉ trích văn hóa kinh doanh của miền Bắc trên mạng. "Ở Sơn Đông, việc sẽ chẳng thành nếu không có một bữa nhậu. Ở phía nam, một tách cà phê là tất cả những gì bạn cần", một người than thở

Quản lý một công ty kinh doanh hàng may mặc ở Thiệu Hưng, thành phố thuộc tỉnh Chiết Giang, cho biết: "Ở Sơn Đông, nhiều quan chức địa phương tham nhũng. Họ đề nghị bán thông tin nội bộ cho tôi". Mặt khác, "tại Chiết Giang, [ở phía nam], các quan chức địa phương rất muốn giúp đỡ và hợp tác với khu vực tư nhân. Rất khác biệt", ông nói

Một quan chức từ chính quyền trung ương - người đã đi thăm tỉnh Liêu Ninh ở phía bắc và tỉnh Chiết Giang ở phía nam - rất ngạc nhiên khi nhìn thấy sự khác biệt ở các quan chức chính quyền địa phương

Quan chức thành phố ở Liêu Ninh đã triệu tập đội ngũ lãnh đạo của các công ty địa phương và sai họ đi khắp nơi. Tuy nhiên ở Chiết Giang, quan chức đã thể hiện sự tôn trọng đối với lãnh đạo các công ty và cảm ơn họ rất nhiều vì sự hợp tác của họ trong chuyến thăm

"Các quan chức địa phương ở phía bắc không thay đổi gì so với thời kinh tế kế hoạch. Họ hành xử như các công ty là cấp dưới của chính quyền", ông nói thêm

Liên minh Châu Âu đang đối mặt với những thách thức về chính sách kinh tế vĩ mô do khoảng cách kinh tế, các nước phía bắc như Đức có nền kinh tế mạnh mẽ hơn, trong khi các nước phía nam như Hy Lạp và Italy đang gặp khó khăn

Trung Quốc cũng có thể gặp phải vấn đề tương tự. Chẳng hạn nếu Bắc Kinh xử lý chính sách tiền tệ dựa theo thành tích kinh tế của miền Nam, chính sách này có thể làm suy yếu thêm các tỉnh thành bắc

Khoảng cách Bắc - Nam dự kiến ngày càng lớn, gây đau đầu cho các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc trong tương lai

Đông Phong
 
Trung Quốc nên cân nhắc đánh thuế dữ liệu kỹ thuật số
Theo một quan chức Trung Quốc, nước này nên cân nhắc đánh thuế kỹ thuật số đối với các hãng công nghệ nắm trong tay lượng lớn dữ liệu người dùng


Theo Beijing News, phát biểu tại một diễn đàn tổ chức ở Bắc Kinh, ông Yao Qian – Trưởng Phòng giám sát Khoa học và công nghệ tại Ủy ban điều tiết chứng khoán Trung Quốc (CSRC) – nhận xét một số doanh nghiệp nắm trong tay lượng dữ liệu người dùng dồi dào, giống như đang nắm mỏ khoáng sản quý giá vậy. Ông cho rằng giá trị của các doanh nghiệp này do người dùng tạo ra và người dùng phải được chia sẻ lợi nhuận với các doanh nghiệp đó


Theo ông, các phiếu giảm giá hay trợ giá mà các nền tảng này cung cấp vào thời kỳ đầu phát triển được sử dụng như một cách tiếp thị nhiều hơn. Là người tạo ra giá trị thực sự cho doanh nghiệp, người dùng không được chia sẻ lợi ích từ doanh thu mà doanh nghiệp kiếm được

Ông Yao Qian nói chính phủ nên nghiên cứu kỹ lưỡng việc có cần phải đánh thuế kỹ thuật số đối với các doanh nghiệp như vậy hay không, giống như họ vẫn đánh thuế lên tài nguyên thiên nhiên

Trung Quốc đang tăng cường giám sát những hãng công nghệ lớn, bao gồm Alibaba và Tencent. Nhiều công ty trong số này thu thập lượng lớn dữ liệu người dùng trong khi cung cấp dịch vụ. Việc sử dụng các dữ liệu khách hàng đã trở thành vấn đề nhức nhối đối với chính phủ. Ông Guo Shuqing, người đứng đầu Ủy ban điều tiết Ngân hàng và bảo hiểm Trung Quốc, cho biết cần làm rõ quyền dữ liệu vì họ xem dữ liệu như một đóng góp cho nền kinh tế, cũng như lao động và nguồn vốn
 

Người sáng lập Alibaba đã phải trả giá vì đã quay lưng lại với Bắc Kinh và áp lực đối với Jack Ma báo hiệu một sự thay đổi trong cách chính phủ Trung Quốc quản lý Internet

Ở Trung Quốc, Jack Ma từng đồng nghĩa với thành công

Một giáo viên tiếng Anh đã trở thành doanh nhân Internet và là người giàu nhất đất nước. Ông thành lập Alibaba, công ty có thể được xem là đối thủ ngang hàng với Amazon. Sau khi Donald J. Trump đắc cử tổng thống năm 2016, người Trung Quốc có tên tuổi đầu tiên mà ông gặp là Jack Ma

Thành công đó cũng chuyển dời sang cuộc sống cá nhân, khi ông trở thành ngôi sao nhạc rock có biệt danh "Daddy Ma" trong mắt những người hâm mộ trên mạng Internet. Ông đã vào vai một một bậc thầy kung fu trong một bộ phim ngắn năm 2017, quy tụ những ngôi sao điện ảnh hàng đầu Trung Quốc. Ông cũng đã hát với Vương Phi, diva nhạc pop Trung Quốc. Một bức tranh mà ông tạo ra với Zeng Fanzhi, nghệ sĩ hàng đầu của Trung Quốc, đã được bán tại một cuộc đấu giá với giá 5,4 triệu USD. Đối với những người trẻ và đầy tham vọng của Trung Quốc, câu chuyện của "Daddy Ma" là một thứ đáng để mơ ước và mô phỏng


Jack Ma vào vai bậc thầy võ thuật trong phim ngắn cùng nhiều diễn viên nổi tiếng

Nhưng gần đây, tình cảm của công chúng với ông đang trở nên tồi tệ hơn và "Daddy Ma" trở thành người đàn ông mà mọi người ở Trung Quốc chuyển từ yêu sang ghét. Ông bị gọi là "kẻ xấu", "gã tư bản độc ác" hay "con ma hút máu". Một nhà văn thậm chí đã liệt kê "10 tội lỗi chết người" của Jack Ma . Thay vì gọi là "bố", một số người đã bắt đầu gọi ông là "con trai" hoặc "cháu trai". Trong những câu chuyện về ông, ngày càng nhiều người để lại những bình luận trích dẫn lời Karl Marx: "Những người lao động trên toàn thế giới, hãy đoàn kết lại!"

Sự mất mát về hình ảnh này xảy ra khi Jack Ma đang phải đối mặt với những rắc rối ngày càng tăng liên quan tới chính phủ Trung Quốc. Các quan chức Trung Quốc hôm thứ Năm (24/12) cho biết họ đã mở một cuộc điều tra chống độc quyền đối với Alibaba, công ty thương mại điện tử quyền lực mà ông đồng sáng lập và vẫn đang nắm quyền lực đáng kể

Đồng thời, các quan chức chính phủ vẫn đang tiếp tục xoay quanh Ant Group, gã khổng lồ fintech mà Jack Ma thành lập sau khi tách khỏi Alibaba

Tháng trước, các nhà chức trách đã dập tắt kế hoạch phát hành lần đầu ra công chúng của Ant Group, chưa đầy hai tuần sau khi Jack Ma công khai buộc tội các nhà quản lý tài chính vì luôn bị ám ảnh với việc giảm thiểu rủi ro. Ông thậm chí cáo buộc các ngân hàng của Trung Quốc hành xử như "hiệu cầm đồ" bằng cách chỉ cho những người có tài sản thế chấp vay tiền. Vào thứ Năm, cùng buổi sáng khi cuộc điều tra chống độc quyền của Alibaba được công bố, bốn cơ quan quản lý nói rằng họ sẽ gặp đại diện Ant Group để thảo luận về các biện pháp giám sát mới


Alibaba và Jack Ma sẽ bị điều tra chống độc quyền

Nhìn bề ngoài, sự thay đổi hình ảnh trước công chúng của Jack Ma phần lớn bắt nguồn từ việc chính phủ Trung Quốc đang ngày càng muốn kiểm soát đế chế kinh doanh của ông. Nhưng đằng sau, nó cho thấy một xu hướng sâu sắc và đáng lo ngại hơn đối với cả chính phủ Trung Quốc và các doanh nhân, những người đã đưa đất nước thoát khỏi thời kỳ đen tối về kinh tế trong bốn thập kỷ qua

Ngày càng nhiều người ở Trung Quốc dường như cảm thấy các cơ hội, thứ mà những người như Jack Ma được hưởng, đang biến mất dù đất nước đang trong bối cảnh tăng trưởng hậu COVID-19. Và trong khi Trung Quốc có nhiều tỷ phú hơn Mỹ và Ấn Độ cộng lại, khoảng 600 triệu người dân nước này vẫn chỉ kiếm được 150 USD một tháng hoặc ít hơn. Chưa hết, bất chấp mức tiêu thụ trong 11 tháng đầu năm nay giảm khoảng 5% trên toàn quốc, mức tiêu dùng hàng xa xỉ của Trung Quốc dự kiến sẽ tăng gần 50% trong năm nay so với năm 2019

Những người trẻ tốt nghiệp đại học, ngay cả những người có bằng cấp từ Mỹ trở về, vẫn phải đối mặt với triển vọng việc làm hạn chế và mức lương thấp. Nhà ở tại những thành phố tốt nhất đã trở nên quá đắt đối với những người mua lần đầu. Những người trẻ tuổi giờ phải vay nợ từ một thế hệ cho vay trực tuyến mới, như Ant Group của Jack Ma, và sẽ ngày càng phải trả nợ nhiều hơn

Đi cùng với tất cả những thành công về kinh tế của Trung Quốc, sự oán giận kéo dài đối với người giàu, đôi khi được gọi là "tâm lý ghét người giàu", đã nổi lên từ lâu. Và với trường hợp của Jack Ma, nó đã nổi lên với một sự báo thù


Sự giàu có và thành công của Jack Ma, đang khiến ông đứng đầu ngọn gió dư luận
Và trong một cuộc họp lãnh đạo thường niên vào tuần trước nhằm đưa ra quyết định cho các chính sách kinh tế của đất nước trong năm tới, chính quyền Trung Quốc đã tuyên bố sẽ tăng cường các biện pháp chống độc quyền và ngăn chặn "sự bành trướng của nguồn vốn một cách mất trật tự"

Tập Cận Bình, nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc, được xem là người coi trọng sự phục vụ và lòng trung thành hơn mọi thứ khác. Ông Tập không giấu giếm hình mẫu về một nhà tư bản lý tưởng của mình phải như thế nào

Mười ngày sau khi Ant Group IPO ra mắt thất bại, ông đã tham quan một cuộc triển lãm dành cho Zhang Jian, một nhà công nghiệp đã hoạt động hơn một thế kỷ trước. Zhang đã giúp xây dựng quê hương Nam Thông ở tỉnh Giang Tô của mình, cũng như mở hàng trăm trường học. Trong một cuộc họp trước đó vào tháng 7 với các thành viên của cộng đồng doanh nghiệp, ông Tập cũng lấy Zhang Jian như một hình mẫu và kêu gọi các doanh nhân nên coi lòng yêu nước là phẩm chất hàng đầu của mình. (Mặc dù không nhắc tới việc cố doanh nhân này đã chết trong cảnh nghèo khó vì phá sản)

Thông điệp đã được đưa ra với các doanh nhân dưới thời đại này ở Trung Quốc, đó là nên đặt quốc gia lên trên doanh nghiệp

Jack Ma cũng có các dự án từ thiện nổi tiếng của riêng mình, như một số sáng kiến trong giáo dục nông thôn và giải thưởng để giúp phát triển tài năng kinh doanh ở châu Phi. Nhưng ở nhiều khía cạnh khác, ông khó có thể so sánh được với Zhang Jian

Từ lâu, Jack Ma đã có được danh tiếng không nhờ vào các lĩnh vực truyền thống như sản xuất, bất động sản và các ngành công nghiệp khác. Đó là những ngành mà lợi thế có thể đến từ việc vun đắp mối quan hệ chặt chẽ với chính phủ, tới mức thậm chí có thể phớt lờ các quy tắc môi trường. Ông cũng nổi tiếng với những tuyên bố táo bạo và thách thức chính quyền

Năm 2003, Jack Ma thành lập Alipay, sau này trở thành một phần của Ant Group. Khi đó, ông tuyên bố với các đồng nghiệp của mình rằng: "Nếu ai đó cần phải vào tù vì Alipay, hãy để người đó là tôi". Về công việc kinh doanh của Ant, ông cũng nhiều lần nói rằng: "Nếu chính phủ cần, tôi có thể giao nó cho chính phủ"

Các nhân sự hàng đầu của Jack Ma đôi khi cũng lặp lại lời nói này. Nhưng vào thời điểm đó, ít người xem xét những tuyên bố này một cách nghiêm túc. Nhưng giờ đây, cơ hội để những tuyên bố táo bạo đó trở thành hiện thực đã tăng cao

Zhiwu Chen, một nhà kinh tế học nổi tiếng, cho biết: "Với những gì đã xảy ra, Ant sẽ phải chịu sự kiểm soát hoặc thậm chí phần lớn thuộc sở hữu của nhà nước"


Jack Ma phát biểu tại một diễn đàn kinh tế quốc tế năm 2019

Áp lực đối với Jack Ma báo hiệu một sự thay đổi trong cách chính phủ Trung Quốc quản lý Internet. Tuy bị kiểm duyệt nội dung từ lâu, nhưng theo cách khác, chính quyền đã áp dụng cách tiếp cận tự do. Các quy định đã được thay thế và hầu như không có công ty nhà nước nào tham gia. Nhưng ở hiện tại, ngành công nghiệp Internet của quốc gia Đông Á này không còn nhỏ bé nữa

Ngày nay, Alibaba và đối thủ không đội trời chung của nó, Tencent, kiểm soát nhiều dữ liệu cá nhân và tham gia mật thiết vào cuộc sống hàng ngày ở Trung Quốc, thậm chí nhiều hơn so với Google, Facebook và các ông lớn công nghệ khác ở Mỹ. Và cũng giống như các đối tác Mỹ, những gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc đôi khi cũng bắt nạt các đối thủ nhỏ hơn và giết chết sự đổi mới. Và chính phủ ngày càng coi quy mô và ảnh hưởng của các công ty này là một mối đe dọa

Tuy nhiên, các công ty công nghệ của Trung Quốc không phải là các công ty độc quyền lớn nhất của nước này. Những công ty thuộc sở hữu của nhà nước vẫn đang chi phối ngân hàng và tài chính, viễn thông, điện lực và các ngành kinh doanh thiết yếu khác

Vẫn còn quá sớm để nói về việc các cơ quan quản lý sẽ đi bao xa trong việc kiểm soát Jack Ma và các tập đoàn Big Tech. Nhưng một số người ủng hộ xu hướng mới cũng lo ngại rằng có thể thị trường sẽ quay trở lại sự khó khăn của những năm 1950, khi giai cấp tư bản bị đàn áp. Đối với những người này, một số ngôn ngữ mà Eric Jing - chủ tịch của Ant Group - sử dụng gần đây, đã gợi lên sự hoài niệm

Tại một cuộc họp vào ngày 15/12, ông cho biết công ty đang "soi gương, tìm ra những thiếu sót của mình và tiến hành kiểm tra lại bản thân"
 
Trung Quốc thay đổi mô hình gia tăng ảnh hưởng địa-chính trị
Trung Quốc đang giảm số lượng và quy mô, tập trung vào chất lượng và tính kiểm soát lâu dài đối với các dự án đầu tư ở nước ngoài

Đầu tư nước ngoài của Trung Quốc tiếp tục giảm

Kể từ những năm 1970 cho đến cuối những năm 2010, Hoa Kỳ là đầu tàu tăng trưởng kinh tế thế giới. Theo Ngân hàng Thế giới, đóng góp của Mỹ vào tăng trưởng GDP toàn cầu trong giai đoạn này đạt trung bình hơn 20%; còn Trung Quốc cũng rất vững vàng ở vị trí thứ hai, kể từ những năm 1980, Trung Quốc đã cung cấp cho nền kinh tế toàn cầu mức tăng trưởng khoảng 14%

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã tác động mạnh đến Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Mỹ vẫn đóng vai trò quyết định quan trọng nhất trên thị trường quốc tế, và tình trạng của toàn bộ hệ thống tài chính thế giới vẫn phụ thuộc vào hành động của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED)

Tuy nhiên, kể từ năm 2013, Trung Quốc đã vượt qua Hoa Kỳ để trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất thế giới. Trong thời gian từ năm 2013 đến năm 2018, Trung Quốc đã chiếm 28% tăng trưởng GDP toàn cầu. Theo dự đoán của IMF, tình trạng này sẽ duy trì ít nhất cho đến năm 2024

Tuy nhiên, đại dịch coronavirus (COVID-19) không chỉ củng cố mà còn thúc đẩy xu hướng này. Vào cuối năm 2020, Trung Quốc là quốc gia G20 duy nhất ghi nhận mức tăng trưởng dương, khi đạt mức tăng trưởng GDP 2,3%

Thế nhưng, bức tranh kinh tế Trung Quốc có một chỉ dấu lạ là đầu tư của Trung Quốc ra nước ngoài đã liên tiếp suy giảm. Năm 2020, nước này chỉ đầu tư 70 tỷ USD vào các dự án cơ sở hạ tầng, chỉ bằng chưa tới một nửa của năm 2019 (160 tỷ USD) và sụt giảm ghê gớm so với mức đỉnh cao năm 2017 là 260 tỷ USD

Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng như trên? Có 3 nguyên nhân cơ bản là “Sự suy giảm của hiệu ứng ‘Vành đai, Con đường’”; “Trung Quốc đang điều chỉnh mô hình kinh tế” và “Lĩnh vực đầu tư của Trung Quốc đang thay đổi”, tổng vốn đầu tư nước ngoài của Trung Quốc đang suy giảm mạnh

Sự suy giảm của hiệu ứng “Vành đai, Con đường”

Một phần đóng góp quan trọng của Trung Quốc vào tăng trưởng GDP toàn cầu là các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn mà Trung Quốc đang thực hiện trên khắp thế giới, bao gồm cả “Sáng kiến Vành đai và Con đường” (Belt and Road Initiative - BRI) mà Bắc Kinh đã đề xuất vào năm 2013

Ban đầu, sáng kiến này tập trung vào việc phát triển hợp tác thương mại, đầu tư, cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng trên lãnh thổ của các quốc gia mà “Con đường Tơ lụa” (The Silk Road) từng đi qua. Sau đó, khái niệm này được mở rộng và giờ đây BRI đã trở thành một khu vực hợp tác kinh tế và cơ sở hạ tầng khổng lồ, với sự tham gia của hơn 100 quốc gia

Kể từ khi công bố sáng kiến này, Trung Quốc đã đầu tư hàng trăm tỷ USD vào các dự án “Vành đai và Con đường” trên khắp thế giới

Nhưng một số nước coi BRI là một mối đe dọa và cảnh báo rằng, các dự án cơ sở hạ tầng của Trung Quốc trên khắp thế giới là một công cụ mà Bắc Kinh sử dụng để mở rộng tầm ảnh hưởng địa chính trị, và hiệu quả về mặt tài chính của các dự án này gây bất lợi cho các nước tham gia

Hệ quả của nó là khối lượng đầu tư của Trung Quốc vào cơ sở hạ tầng của các nước khác bắt đầu giảm. Nếu trong năm 2017, thời kỳ đỉnh cao của “Sáng kiến Vành đai và Con đường”, Trung Quốc đã đầu tư 260 tỷ USD vào các dự án ở nước ngoài, thì trong năm 2019 chỉ có 160 tỷ USD và trong thời gian cuộc khủng hoảng năm 2020, con số này tiếp tục giảm chỉ còn 70 tỷ USD

Trung Quốc đang điều chỉnh mô hình kinh tế

Theo các chuyên gia, nguyên nhân chủ quan và cũng là nguyên nhân chính khiến đầu tư nước ngoài của Trung Quốc suy giảm đến từ sự điều chỉnh kinh tế vĩ mô

Theo phần đông giới chuyên gia, nhân bối cảnh khủng hoảng đại dịch toàn cầu, đứng trước yêu cầu thay đổi từ các lệnh trừng phạt của Mỹ, Trung Quốc đang định hướng lại mô hình phát triển của mình, hướng sự chú ý vào trong nước để tập trung vào tăng trưởng kinh tế quốc nội

Chính quyền Bắc Kinh bắt đầu sửa đổi chính sách đầu tư ra nước ngoài, xem xét kỹ lưỡng hơn triển vọng đầu tư

Trong thời kỳ đại dịch, hầu hết các quốc gia đều gặp khó khăn về kinh tế, GDP và hoạt động kinh doanh đã giảm sút. Đương nhiên, trong điều kiện này, các quốc gia tập trung giải quyết nhiệm vụ chính là phục hồi kinh tế, sau đó mới có thể thực hiện các dự án dài hạn

Trong điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi, Trung Quốc buộc phải điều chỉnh lại chiến lược phát triển của chính mình

Năm 2020, Trung Quốc tuyên bố bắt đầu thực hiện chiến lược “lưu thông kép”, dựa vào thị trường tiêu dùng trong nước, trong khi duy trì vòng hoạt động kinh tế ở ngoài nước. Trong chiến lược này, phương hướng ưu tiên là dựa vào thị trường nội địa

Một chiến lược như vậy có thể giúp Trung Quốc đạt được độc lập về công nghệ, để không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài - điều rất quan trọng trong thời gian khủng hoảng

Đó là lý do tại sao Trung Quốc bắt đầu phân phối lại một phần nguồn lực đầu tư, dịch chuyển dòng vốn đầu tư từ nước ngoài về thị trường nội địa

Lĩnh vực đầu tư của Trung Quốc đang thay đổi

Cuối cùng, lĩnh vực đầu tư của Trung Quốc cũng đang thay đổi. Từ đầu tư vào cơ sở hạ tầng truyền thống, các nhà đầu tư Đại Lục đang chuyển sang rót vốn vào "cơ sở hạ tầng thời đại mới", hay còn gọi là “cơ sở hạ tầng thời đại số hóa”, bao gồm: Công nghệ mạng 5G, trung tâm dữ liệu, trung tâm quản lý, điều hành thông minh; cơ sở hạ tầng cho xe điện, năng lượng mới...

Việc Trung Quốc chuyển hướng đầu tư như vậy là do 3 nguyên nhân

Thứ nhất là, những khoản tiền này có thể đầu tư trực tiếp cho các viện nghiên cứu, công ty trong nước, giúp phát triển kinh tế quốc nội, lại không vướng vào những rắc rối về chính trị và pháp lý ở nước ngoài

Thứ hai là, các khoản đầu tư như vậy mang lại lợi tức nhanh hơn so với đầu tư vào các dự án cồng kềnh như xây dựng cảng biển, đường sắt, đường sá, nhà ga xe lửa..., mà lợi ích có thể chỉ nhìn thấy sau hàng thập kỷ

Thứ ba là, trong thời đại kỹ thuật số, sự phát triển của cơ sở hạ tầng mới sẽ mang lại lợi ích theo “hiệu ứng cấp số nhân”, sẽ giúp tạo ra các ngành liên quan mới có tiềm năng tăng trưởng lớn

Vậy suy giảm đầu tư nước ngoài là sự suy thoái ngoài ý muốn của Trung Quốc hay là một sự điều chỉnh có chủ đích? Liệu Trung Quốc có tiếp tục là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu? Câu hỏi này đang được các chuyên gia tập trung giải đáp

3_trung_quoc_thay_doi_mo_hinh_gia_tang_anh_huong_dia_chinh_tri_18035675.jpg

Trung Quốc đang đầu tư mạnh vào các lĩnh vực có bao hàm công nghệ kết nối, kiểm soát từ xa hay lưu trữ dữ liệu, ví dụ như “thành phố thông minh”

Trung Quốc đang thay đổi mô hình gia tăng ảnh hưởng ?

Theo giới chuyên gia, sự suy giảm dòng vốn của Trung Quốc ra nước ngoài xuất phát từ cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng rõ ràng là từ sự suy giảm vốn đầu tư nước ngoài không thể kết luận là Trung Quốc có thể mất đi vai trò đầu tàu trong động lực tăng trưởng của kinh tế toàn cầu, mà cần chú ý tới những vấn đề đằng sau nó

Cần lưu ý tới một báo cáo gần đây của “Trung tâm Nghiên cứu Vành đai và Con đường về Sáng kiến Xanh” cho biết, trong khuôn khổ “Sáng kiến Vành đai và Con đường”, Trung Quốc sẽ tăng cường đầu tư vào năng lượng xanh, được coi là công nghệ tương lai của cả thế giới. Trong năm 2020, các khoản đầu tư như vậy chiếm 57% tổng số các khoản đầu tư vốn của Trung Quốc theo sáng kiến này

Dự án “Con đường Tơ lụa Kỹ thuật số” cũng đang được chú trọng khi Trung Quốc tập trung đầu tư vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số ở các nước đang phát triển tham gia dự án

Theo ước tính của Deloitte, Trung Quốc đã đầu tư khoảng 79 tỷ USD vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật số ở nước ngoài trong khuôn khổ dự án “Con đường Tơ lụa Kỹ thuật số” và sáng kiến này có liên quan đến khoản đầu tư trị giá gần 200 tỷ USD

Đến nay, hơn 80 quốc gia đã triển khai các dự án kỹ thuật số của Trung Quốc trong các giải pháp kỹ thuật về quản lý đô thị thông minh, hệ thống thành phố thông minh và cơ sở hạ tầng mạng...

Gần một phần tư số cáp viễn thông quốc tế ngầm dưới biển cung cấp dịch vụ điện thoại, Internet và truyền hình trên toàn thế giới là do các công ty Trung Quốc xây dựng

Như vậy, sự suy giảm dòng vốn đầu tư nước ngoài một phần là do yếu tố khách quan (suy thoái toàn cầu do đại dịch coronavirus) nhưng nguyên nhân chủ yếu là do Trung Quốc đang thay đổi chiến lược đầu tư một cách chậm rãi, có bài bản và mang tính định hướng rõ ràng

Bắc Kinh đang thay đổi mô hình gia tăng ảnh hưởng địa–chính trị bằng chất lượng chứ không phải bằng số lượng và quy mô các dự án đầu tư nước ngoài; hướng tới sự chi phối ảnh hưởng với các quốc gia được đầu tư trong tương lai xa chứ không nhìn thấy từ hiện tại; hướng tới sự “kiểm soát không cần xâm nhập” đối với các quốc gia được đầu tư, bằng công nghệ ảo chứ không phải bằng những công nghệ hữu hình

Thiên Nam
 

Attachments

  • upload_2021-2-18_23-46-30.png
    upload_2021-2-18_23-46-30.png
    4.7 KB · Views: 2
Trung Quốc trở thành nước đầu tiên vượt mốc 1.000 tỷ phú USD
Có thêm 259 tỷ phú USD trong năm 2020 bất chấp những khó khăn của đại dịch Covid-19, Trung Quốc trở thành nước đầu tiên trên thế giới vượt mốc 1.000 tỷ phú USD

media-handler.webp


Vượt Mỹ, Trung Quốc trở thành nước đầu tiên vượt mốc 1.000 tỷ phú USD

Theo Danh sách người giàu toàn cầu (Global Rich List 2021) vừa được tổ chức xếp hạng Hurun Report công bố ngày 2/3, lũy kế 5 năm trở lại đây, Trung Quốc có thêm 490 tỷ phú USD mới, nâng tổng số tỷ phú của nước này lên 1.058 người

Theo đó, Trung Quốc trở thành quốc gia đầu tiên phá vỡ cột mốc 1.000 tỷ phú USD USD

Đứng ở vị trí thứ 2 là Mỹ với với 70 tỷ phú mới trong năm 2020, 160 tỷ phú mới trong 5 năm trở lại đây. Tổng số tỷ phú USD của Mỹ ở thời điểm hiện tại là 696 người

Chủ tịch Hurun Report, ông Rupert Hoogewerf, cho biết sự bùng nổ của thị trường chứng khoán đã tạo ra trung bình 8 tỷ phú USD mới mỗi tuần trong năm 2020. Thêm vào đó sự ra đời ồ ạt của các công ty niêm yết mới cũng là lý do khiến số lượng tỷ phú mới tăng mạnh bất chấp đại dịch Covid-19 hoành hành

Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân khiến “câu lạc bộ tỷ phú” của Trung Quốc liên tục mở rộng. Nền kinh tế nước này đã tăng trưởng vượt trội trong 5 năm qua, cũng là một trong số ít những nước trên thế giới có tăng trưởng kinh tế dương trong năm 2020

Thêm vào đó, việc Trung Quốc sớm kiểm soát được dịch bệnh đã khiến nước này nhanh chóng hồi phục kinh tế, giảm thiểu tác động của dịch bệnh toàn cầu

Theo báo cáo của Hurun, Trung Quốc có tới 6/10 thành phố tập trung nhiều tỷ phú nhất. Trong đó Bắc Kinh đứng đầu bảng xếp hạng với 145 người, theo sau là Thượng Hải với 113 người, New York (Mỹ) với 112 người. Hong Kong ở vị trí thứ 5 với 82 người, xếp sau Thâm Quyến với 105 người

“Châu Á có lẽ lần đầu tiên sau hàng trăm năm qua có nhiều tỷ phú hơn phần còn lại của thế giới cộng lại”, ông Hoogewerf nhận định

Cũng theo danh sách Hurun Global Rich List, chỉ trong năm 2020, 3 tỷ phú đã kiếm được hơn 50 tỷ USD là Elon Musk (tập đoàn sản xuất ô tô điện Tesla), Jeff Bezos (tập đoàn thương mại điện tử Amazon) và Colin Huang (công ty thương mại điện tư chuyên về nông sản Pinduoduo)
 
Bộ máy quan liêu và bệnh hình thức đe dọa tham vọng của ông Tập
Sau khi nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình ra lệnh đến năm 2020 phải xóa bỏ tình trạng nghèo đói ở vùng nông thôn, công chức ở thành phố Miên Dương, tỉnh Tứ Xuyên, trở nên bận rộn với các thủ tục giấy tờ

Được yêu cầu dành 70% thời gian cho chiến dịch, họ cần mẫn điền vào các biểu mẫu chứng nhận sự tuân thủ, Pang Jia, một người tham gia làm việc này, cho biết. Khi cấp trên yêu cầu bằng chứng hình ảnh thực địa, một số nhân viên cứu trợ đã "bù" cho những bức ảnh mùa đông bị thiếu bằng cách tạo dáng với trang phục trời lạnh trong các chuyến thăm nhà dân vào mùa hè, chị Pang nói

Kể từ khi lên nắm quyền vào cuối năm 2012, ông Tập đã tái tổ chức nền chính trị Trung Quốc với phong cách riêng và định hướng từ trên xuống dưới để xây dựng chính quyền tập trung dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản. Song những nỗ lực của ông đang gặp phải kẻ thù cũ: bộ máy quan liêu

Các nhà quan sát cho rằng tập trung hóa ở một quốc gia rộng lớn thường thúc đẩy sự trì trệ, gian dối và các thói quen làm việc kém hiệu quả khác của công chức, có nguy cơ gây tổn hại cho các mục tiêu của ông Tập

Hậu quả nghiêm trọng

Thực tế, một số quan chức địa phương đã quá chú trọng vào việc làm hài lòng cấp trên đến mức có thể bỏ bê trách nhiệm cơ bản của mình trong vai trò công chức, đôi khi dẫn đến hậu quả nghiêm trọng

Chẳng hạn, khi chủng virus corona mới lây lan ở Vũ Hán vào cuối năm 2019, chính quyền địa phương sợ việc phải báo tin xấu với Bắc Kinh. Theo một điều tra của Wall Street Journal, chính việc này đã dẫn đến sự chậm trễ trong phản ứng ở cấp độ quốc gia và góp phần làm tăng số người chết

2021_02_07T074452Z_511744530_RC2JNL9ZBD2P_RTRMADP_3_HEALTH_CORONAVIRUS_WUHAN_DOCTOR_ANNIVERSARY.JPG

Hình ảnh các bác sĩ thiệt mạng trong đại dịch Covid-19 được dán tại Bệnh viện Trung tâm Vũ Hán hôm 7/2

Ông Tập và các quan chức cấp cao khác đã công khai chỉ trích việc các công chức tuyến đầu chỉ lo việc bàn giấy thay vì ngăn chặn sự lây lan ngoài thực địa. Họ dành nhiều giờ mỗi ngày để hoàn thành tài liệu cho các cơ quan, những nơi yêu cầu cung cấp thông tin giống nhau, bao gồm thân nhiệt và các triệu chứng của cư dân

Báo cáo về các dự án gian dối và lãng phí đã phá hỏng chiến dịch xóa đói giảm nghèo ở nông thôn mà ông Tập khởi xướng, một trọng tâm trong "Giấc mộng Trung Hoa" của ông - đặc biệt là sau năm 2015, khi ông ra lệnh cho các quan chức ký cam kết hoàn thành các mục tiêu xóa đói giảm nghèo và phải chịu trách nhiệm nếu mọi việc đi sai đường

Tại thành phố Phụ Dương tỉnh An Huy, các quan chức địa phương đã bị kỷ luật vào năm 2019 vì yêu cầu sơn nhà màu trắng tại một số làng để chúng trông đẹp hơn trong mắt lãnh đạo, với số tiền chi ra tương đương 1,2 triệu USD. Trong khi đó, các vấn đề thực chất như đường sá và hệ thống thoát nước lại không được giải quyết

Đội ngũ thanh tra phát hiện các quan chức địa phương coi việc sơn nhà màu trắng là cách để mang lại kết quả nhanh chóng sau khi cấp trên yêu cầu sửa chữa nhà dân trong vòng ba tháng. Ngay cả việc sơn nhà như vậy cũng rất lộn xộn, khi nhiều ngôi nhà chỉ được sơn một phần, theo một phim tài liệu được chiếu trên truyền hình nhà nước

Giới chức tỉnh nói rằng đây là dự án "làm màu" và là biểu hiện của "bệnh hình thức" gây thiệt hại lớn, và thay thế lãnh đạo Phụ Dương

Gạt những khó chịu như vậy sang một bên, ông Tập tháng trước tuyên bố "thắng lợi toàn diện" trong cuộc chiến chống đói nghèo của Trung Quốc

Tại các địa phương, giới chức cho biết họ vẫn "ngụp lặn" trong hàng loạt yêu cầu từ cấp trên, bao gồm việc họp hành liên miên và khối lượng giấy tờ quá lớn, đôi khi lên đến hàng trăm ký, theo truyền thông nhà nước

Một cán bộ ở cơ sở đã phàn nàn với Tân Hoa Xã về việc không có thời gian làm công việc thực tế sau khi tham gia 15 cuộc họp trong 23 ngày. Hãng tin cũng dẫn lời một lãnh đạo huyện cho biết: "Nếu chúng tôi không tổ chức họp hành, làm thế nào chứng minh rằng chúng tôi đã triển khai công việc của mình?"

"Kẻ thù lớn" của đảng và nhân dân

Bộ máy hành chính quan liêu đã tồn tại từ khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời. Gần đây, vấn đề này trở nên nghiêm trọng hơn như là hệ quả từ đường lối điều hành tập trung hóa

"Khi kiểm soát chặt chẽ hơn từ bên trên, những người bên dưới phải đối mặt với quá nhiều mệnh lệnh và quy tắc, và họ chọn làm điều an toàn nhất", Ryan Manuel, Giám đốc điều hành của công ty nghiên cứu Official China, có trụ sở tại Hong Kong, phân tích

1127174234_16149416387481n.jpg

Ông Tập Cận Bình tại kỳ họp quốc hội Trung Quốc hôm 5/3

Ông Tập đã nhiều lần thúc đẩy nỗ lực dẹp bỏ thói quan liêu quá mức, thứ mà ông coi là "kẻ thù lớn" của đảng và nhân dân. Hồi tháng 1, ông ra lệnh cho ủy ban kỷ luật trung ương không ngừng nỗ lực chấn chỉnh những hành vi như vậy và yêu cầu "kết quả xuất sắc" nhân dịp kỷ niệm 100 năm thành lập đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 7, theo truyền thông nhà nước

Trong dấu hiệu cho thấy các nhà lãnh đạo đang xem xét vấn đề nghiêm túc như nào, ủy ban kỷ luật của đảng bắt đầu công bố dữ liệu toàn quốc về các hành vi thể hiện "bệnh hình thức" và "thói quan liêu" trong năm 2020

Khoảng 108.000 người đã bị phạt vì những hành vi như vậy trong năm 2019, bao gồm cách chức, trong khi khoảng 117.600 người bị cảnh cáo hoặc kỷ luật vào năm ngoái. Số lượng tít báo đề cập đến "bệnh hình thức" trên truyền thông Trung Quốc đã tăng lên

Han Dongfang, nhà hoạt động trong lĩnh vực người lao động, nói nỗ lực nhằm đáp ứng yêu cầu của cấp trên giống như những màn biểu diễn chính trị gây ra sự xao nhãng đối với các công việc khác, như giám sát an toàn tại nơi làm việc

Nhóm vận động có trụ sở tại Hong Kong của ông, China Labour Bulettin, đã tập hợp thông tin về một số vụ tai nạn công nghiệp trong năm qua. Họ tin rằng các công đoàn địa phương đã lơ là nhiệm vụ do bận tâm đến các ưu tiên về xóa nghèo ở nông thôn, thể hiện sự trung thành

"Giống như một đội cứu hỏa địa phương nhìn thấy đám cháy ở huyện lân cận đang được chú ý nhiều hơn, nên họ bỏ qua đám ngay cạnh họ và lao đến đám cháy ở huyện kia, vì họ có thể ghi được điểm ở đó", ông Han nói

Tháng 3 năm ngoái, ông Han cho biết, sau khi lũ lụt tại một mỏ than ở thành phố Tín Dương, tỉnh Hà Nam, giết chết bảy công nhân, ông đã gọi cho một công đoàn để hỏi những gì đang được thực hiện để cải thiện sự an toàn. Kết quả, ông được bảo rằng các cán bộ phụ trách vụ việc đang đi trợ giúp công tác xóa nghèo ở một ngôi làng xa

Các cán bộ nhà nước phàn nàn rằng ứng dụng nhắn tin WeChat đã trở thành vũng lầy quan liêu, nơi họ chìm trong các yêu cầu mà sếp liên tục đưa ra trong ngày thông qua tin nhắn. Một số nhóm trò chuyện được tạo ra để thảo luận công việc biến thành những gì được gọi là "nhóm ca ngợi", nơi cấp dưới ra sức bợ đỡ cấp trên

Một số người trong nhóm đăng biểu tượng quỳ gối "để làm vui lòng cấp trên", trong khi những người khác xun xoe "sếp, anh đã vất vả rồi", hoặc "sếp, anh quá giỏi", theo Đấu tranh chống bệnh hình thức, cuốn sách được một nhà xuất bản của đảng phát hành năm ngoái

Trong một bài bình luận hồi tháng 12, Tân Hoa Xã cho biết các cán bộ cấp cơ sở thường là thành viên của hơn 100 nhóm trò chuyện trên WeChat. Thay vì nói chuyện với người dân để hiểu nhu cầu của họ, một số cán bộ chỉ chăm chăm ghi lại và nói về công việc của mình để làm hài lòng cấp trên

Vòng tròn lẩn quẩn

Tuy nhiên, yêu cầu từ Bắc Kinh vẫn tiếp tục gia tăng

Sau khi Trung Quốc ra mắt ứng dụng di động có tên Xuexi Qiangguo (Học Tập Cường quốc), có thể dịch là "Học từ Chủ tịch Tập để xây dựng đất nước giàu mạnh", vào năm 2019, hàng trăm triệu cán bộ, đảng viên, nhân viên doanh nghiệp nhà nước và sinh viên đã được yêu cầu tải xuống để tự học các tư tưởng và phát biểu của ông Tập

Nhiều quan chức và quản lý doanh nghiệp đã yêu cầu cấp dưới thể hiện lòng nhiệt thành chính trị bằng cách kiếm điểm trên ứng dụng thông qua các hoạt động như câu đố và xem video. Một số người đã nghĩ ra cách giải quyết, chẳng hạn như sử dụng phần mềm giúp họ giả vờ sử dụng ứng dụng và đáp ứng mức điểm yêu cầu

Một số đảng viên coi Xuexi Qiangguo là thứ "cần phải giải quyết và chỉ tìm cách kiếm điểm để hoàn thành nhiệm vụ học tập", Fang Shinan, giáo sư tại Đại học Tô Châu, tỉnh Giang Tô, viết trong một bài luận đăng trên tạp chí hồi tháng 7

Các vấn đề tương tự cũng xuất hiện sau khi ông Tập phát động chiến dịch quốc gia "đĩa sạch" hồi tháng 8 nhằm hạn chế lãng phí thực phẩm. Truyền thông nhà nước cho biết theo ước tính, mỗi năm Trung Quốc có đến 35 triệu tấn thực phẩm lãng phí, và ông Tập nói các quan chức phải giải quyết dứt điểm vấn đề này

Chạy đua để đáp ứng mệnh lệnh, một số trường học yêu cầu học sinh trả lời một câu hỏi trắc nghiệm cho "mỗi hạt cơm bị lãng phí". Những trường khác bảo học sinh hát những bài hát và ngâm thơ để ca ngợi những người đã lao động vất vả để làm ra hạt gạo

Vào tháng 9, tờ báo chính thức của đảng Cộng sản Trung Quốc, Nhân dân Nhật báo, đã đăng bức thư từ một phụ huynh học sinh tiểu học ở thành phố Nam Xương, tỉnh Giang Tây. Thư phàn nàn về việc nhà trường đã yêu cầu phụ huynh gửi video ghi lại cảnh con họ hát cùng một bài hát, với đĩa sạch trên tay sau bữa tối, trong 21 ngày liên tiếp

"Những cách làm hình thức như vậy của nhà trường đã khiến nhiều bậc phụ huynh cảm thấy bất lực và bất mãn sâu sắc, và chúng tôi thường xóa video sau khi hoàn thành", phụ huynh Liu Jing viết

Phản ứng dữ dội đã khiến văn phòng chính phủ phụ trách chính sách giáo dục hồi tháng 10 đưa ra thông báo chỉ trích các trường học về "bệnh hình thức" trong việc chống lãng phí thực phẩm. Thông báo nêu cụ thể việc yêu cầu học sinh "học thuộc lòng và hát các bài hát trong bữa ăn" và dọa phạt bằng câu hỏi kiểm tra thêm với những học sinh bỏ phí cơm

Một số biện pháp khắc phục mà Bắc Kinh đề xuất dường như làm tình trạng quan liêu thêm nặng hơn. Khi đại dịch gây áp lực lên các quan chức đang phải vật lộn để đạt được các mục tiêu xóa đói giảm nghèo, giới chức đảng hồi tháng 4 đã đưa có những nỗ lực mới để xóa bỏ thói quan liêu

Một trong số các yêu cầu là: tập hợp các phát biểu của ông Tập về "bệnh hình thức" và "thói quan liêu" và buộc tất cả cán bộ phải đọc

Trong vòng vài tuần, một nhà xuất bản của đảng đã phát hành tuyển tập dài 136 trang gồm 182 đoạn văn. Các cơ quan công quyền và doanh nghiệp nhà nước bắt đầu tổ chức tọa đàm để nghiên cứu ấn phẩm

Bộ phận xuất bản của ủy ban kỷ luật trung ương đã phát hành sáu cuốn sách mới vào năm ngoái, bao gồm một sách tranh, để dạy các quan chức cách nhận biết và ngăn chặn các hành vi "bệnh hình thức"

Một trong các cuốn sách nói: "Chỉ thông qua việc học tập chăm chỉ và tận tâm nắm bắt tốt triết lý chính trị của Chủ tịch Tập, chúng ta mới có thể liên tục cả thiện khả năng và hoàn thành tốt hơn trách nhiệm của mình"
 
Hong Kong thông qua luật 'trung thành'
Luật mới sẽ buộc tất cả quan chức chính quyền, từ cấp quận trở lên, phải tuyên thệ trung thành yêu nước hoặc sẽ bị bãi nhiệm

Hội đồng lập pháp đặc khu hành chính Hong Kong ngày 12/5 thông qua luật mới, mở rộng nghĩa vụ tuyên thệ yêu nước trước khi đảm nhiệm chức vụ tới các vị trí cơ quan hội đồng cấp quận, Reuters đưa tin. Luật này sẽ có hiệu lực từ cuối tháng 5

Luật mới cho phép cơ quan tư pháp Hong Kong xử lý quan chức, chính trị gia được cho đã vi phạm lời tuyên thệ, như có các hành vi bị coi là không yêu nước, từ xúc phạm quốc kỳ cho tới xâm phạm an ninh quốc gia

Hong_Kong.jpg

Hội đồng lập pháp Hong Kong thông qua luật tuyên thệ yêu nước ngày 12/5

Người vi phạm sẽ lập tức bị đình chỉ chức vụ, sa thải và cấm tham gia bầu cử trong thời gian 5 năm

Hãng phát thanh RTHK cho biết hơn 20 quan chức cấp quận đã từ chức trong vài tháng gần đây, trước cuộc họp của cơ quan lập pháp Hong Kong hôm 12/5

Đạo luật về tuyên thệ yêu nước lần đầu được cơ quan lập pháp Hong Kong đưa ra thảo luận hồi tháng 2. Quan chức Trung Quốc đại lục trước đó tuyên bố các điều khoản trong đạo luật tuyên thệ nên bảo đảm chỉ những người "yêu nước" mới được phép điều hành đặc khu
 
Trung Quốc có bước ngoặt chính sách, cho phép sinh con thứ 3
Trung Quốc hôm nay thông báo mỗi cặp vợ chồng được phép có tới ba con, đánh dấu sự thay đổi mang tính bước ngoặt từ chính sách giới hạn ở hai con hiện tại. Động thái này diễn ra không lâu sau khi kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ sinh tại quốc gia đông dân nhất thế giới giảm mạnh

Thay đổi được thông qua tại một cuộc họp của Bộ Chính trị Trung Quốc do Chủ tịch Tập Cận Bình chủ trì, Xinhua đưa tin

Năm 2016, Trung Quốc bỏ chính sách một con kéo dài nhiều thập kỷ - ban đầu được triển khai với mục đích ngăn bùng nổ dân số - bằng chính sách tối đa có hai con. Tuy nhiên, tỷ lệ sinh vẫn không cải thiện do chi phí nuôi con tại các thành phố lớn khiến nhiều người ngại kết hôn

Hồi đầu tháng, kết quả tổng điều tra dân số 10 năm một lần cho thấy dân số Trung Quốc thập kỷ qua tăng chậm nhất kể từ những năm 1950, tỷ lệ sinh là 1,3 trẻ em/phụ nữ trong năm 2020, tương đương các quốc gia dân số già như Nhật Bản, Italia
 
Trung Quốc muốn siết IPO ở nước ngoài của các hãng công nghệ
Đề xuất mới yêu cầu gần như tất cả các công ty công nghệ muốn niêm yết ở nước ngoài phải trải qua cuộc đánh giá an ninh mạng

Cơ quan Quản lý Không gian mạng Trung Quốc đề xuất, các công ty nắm giữ dữ liệu của hơn một triệu người dùng hiện phải nộp đơn xin phê duyệt an ninh mạng khi muốn IPO ở nước ngoài

Điều này nhằm tránh nguy cơ dữ liệu và thông tin cá nhân ngưởi dùng bị "ảnh hưởng, kiểm soát và khai thác ác ý bởi các chính phủ nước ngoài". Theo cơ quan này, việc đánh giá an ninh mạng cũng sẽ xem xét các rủi ro an ninh quốc gia tiềm ẩn từ các đợt IPO ở nước ngoài

ffefe7e4-ded1-11eb-9efd-49da69-9740-3498-1625916153.jpg

Thông tin giao dịch của Didi Global trên sàn New York hôm 30/6

Đề xuất được công bố vào thứ Bảy (10/7), là một trong những bước đi cụ thể để hạn chế khả năng huy động vốn của các công ty công nghệ ở Mỹ thông qua "mô hình sở hữu đặc biệt" (Variable Interest Entity - VIE) mà Alibaba, Baidu và Didi đã áp dụng. Các nhà quản lý cũng đang xem xét việc yêu cầu các VIE đã niêm yết phải được chấp thuận nếu muốn chào bán cổ phần bổ sung ở nước ngoài

Cơ quan quản lý đang trong giai đoạn nhận phản hồi về đề xuất này. Đầu năm đến nay, 37 công ty Trung Quốc đã niêm yết tại Mỹ, vượt qua con số của năm ngoái và huy động được tổng cộng 12,9 tỷ USD, theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp

"Những quy định này sẽ thúc đẩy nhiều công ty Internet Trung Quốc niêm yết ở Hong Kong thay vì ở một nơi khác, để bỏ qua việc xét duyệt như vậy. Ngưỡng một triệu người dùng là rất thấp và về cơ bản sẽ áp dụng cho mọi công ty Internet muốn IPO", Feng Chucheng, chuyên gia của công ty nghiên cứu Plenum ở Bắc Kinh, đánh giá

Thời gian qua, nhà chức trách Trung Quốc đã đẩy nhanh việc siết chặt IPO ở nước ngoài của các công ty công nghệ. Hội đồng Nhà nước tuyên bố hôm thứ Ba (29/6) rằng các quy định về niêm yết ở nước ngoài sẽ được sửa đổi và các công ty đại chúng sẽ phải chịu trách nhiệm về việc bảo mật dữ liệu của họ

Một số công ty có kế hoạch niêm yết tại New York quyết định rút lui. Hôm thứ Năm (1/7), LinkDoc Technology trụ sở tại Bắc Kinh đã trở thành công ty đầu tiên tạm hoãn IPO sau tuyên bố về việc sửa quy định của chính quyền. Sau đó, ứng dụng thể dục Keep và công ty khởi nghiệp về rau Meicai đều hủy bỏ kế hoạch niêm yết tại Mỹ

Ngoài ra, không loại trừ khả năng các quy định mới cũng sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch IPO của các công ty như ByteDance - chủ sở hữu TikTok- hay công ty giao nhận Lalamove
 
Người giàu Trung Quốc bị thúc giục 'trả lại cho xã hội' để đảm bảo 'thịnh vượng chung'
Trung Quốc phải theo đuổi mục tiêu “thịnh vượng chung”, nơi mà của cải được chia sẻ một cách công bằng bởi tất cả mọi người, như một mục tiêu chính cho giai đoạn phát triển tiếp theo của nước này, Chủ tịch Tập Cận Bình phát biểu trước một cuộc họp lãnh đạo kinh tế chủ chốt, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết của việc ngăn ngừa rủi ro tài chính

beijing_idas.jpg

Sự thịnh vượng chung là yêu cầu thiết yếu của chủ nghĩa xã hội và là đặc điểm chính của hiện đại hóa kiểu Trung Quốc, ông Tập nói trong khi chủ trì cuộc họp của Ủy ban Tài chính và Kinh tế Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc hôm 17-8

Các cam kết đã được thực hiện để điều chỉnh thu nhập quá mức và khuyến khích những người giàu có “trả lại cho xã hội nhiều hơn”, theo bản tóm tắt của cuộc họp do Tân Hoa xã chính thức công bố

Bản tóm tắt cho biết sự thịnh vượng chung là trọng tâm để thúc đẩy hạnh phúc và tăng cường sự quản trị của đảng khi đất nước nỗ lực đạt được mục tiêu thứ hai là xây dựng một đất nước xã hội chủ nghĩa hiện đại

Cuộc họp cam kết “tăng cường quản lý và điều chỉnh thu nhập cao, bảo vệ thu nhập hợp pháp, điều chỉnh hợp lý thu nhập quá mức, khuyến khích các nhóm thu nhập cao và doanh nghiệp cống hiến nhiều hơn cho xã hội”, theo báo cáo của Tân Hoa xã

Nó cũng thúc giục đất nước “giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa hiệu quả và công bằng”

Theo Tân Hoa xã, Trung Quốc cũng phải thúc đẩy “phát triển chất lượng cao”, trong khi các quan chức cũng nhất trí rằng cần nỗ lực để cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế ổn định và ngăn ngừa rủi ro tài chính, theo Tân Hoa xã
 
Trung Quốc sẽ đưa tư tưởng Tập Cận Bình vào giảng dạy từ cấp tiểu học

screen-shot-2021-08-25-at-8-34-38-am-9965.png

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Trung Quốc sẽ đưa tư tưởng Tập Cận Bình vào chương trình giảng dạy quốc gia để củng cố niềm tin vào chủ nghĩa Mác trong thế hệ trẻ của đất nước, Bộ Giáo dục Trung Quốc viết trong hướng dẫn mới được công bố ngày 23/8

Bộ Giáo dục Trung Quốc thông báo: "Tư tưởng của Chủ tịch Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội bản sắc Trung Quốc trong kỷ nguyên mới” sẽ được giảng dạy từ cấp tiểu học đến đại học

Bước đi này nhằm tăng cường “quyết tâm lắng nghe và làm theo Đảng” và các tài liệu giảng dạy mới phải “nuôi dưỡng tình cảm yêu nước”, hướng dẫn viết

Từ năm 2012, ông Tập Cận Bình nỗ lực tăng cường vai trò của Đảng Cộng sản trong mọi lĩnh vực của xã hội, bao gồm các doanh nghiệp, trường học và cơ sở văn hoá

“Tư tưởng Tập Cận Bình về Chủ nghĩa xã hội bản sắc Trung Quốc trong kỷ nguyên mới” được chính thức hoá trong hiến pháp Trung Quốc năm 2018

Trong bài phát biểu nhân kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc hồi tháng 7, ông Tập Cận Bình khẳng định sẽ tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, duy trì vai trò lãnh đạo nòng cốt của mình và củng cố sự đoàn kết trong nhân dân
 
Trung Quốc kiểm soát chặt các tập đoàn công nghệ số
Ngành công nghệ số Trung Quốc đang "lao đao", với việc Chính phủ nước này thắt chặt kiểm soát các tập đoàn Internet của nước này, gần 1.000 tỷ USD trị giá chứng khoán đã "bốc hơi"

chungkhoan%20%281%29.webp

Nhiều doanh nghiệp lớn của Trung Quốc đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ

Ngay từ đầu năm 2021, Cơ quan Quản lý Không gian mạng Trung Quốc (CAC) công bố dự luật kiểm soát chặt chẽ hơn công nghệ kỹ thuật số. Những cái tên quen thuộc với dân cư mạng từ Alibaba đến ByteDance, Weibo hay Tencent… đều là mục tiêu trong tầm ngắm của Bắc Kinh

Như vậy, Trung Quốc kiểm soát các công ty mạng dưới hình thức nào và với những mục đích gì? Đâu là những hệ quả kèm theo và chiến lược mới này ảnh hưởng thế nào đến cuộc đọ sức công nghệ với Mỹ

Sự điều chỉnh cần thiết nhưng có quá mạnh tay


Vào lúc các tập đoàn trong nhóm bốn công ty công nghệ lớn (GAFAM) của Mỹ đang trong chu kỳ thịnh vượng chưa từng thấy, ở góc phía bên kia thế giới, các đối thủ Trung Quốc lại đang điêu đứng. Chỉ số CSI, tập hợp các “ông vua” công nghệ của Trung Quốc niêm yết sàn chứng khoán Hong Kong (Trung Quốc) và New York, trong tháng 7/2021 đã mất giá trên 26%

Lý do là vì Bắc Kinh thông báo một loạt biện pháp nhằm tăng cường kiểm soát hoạt động của những “chú chim đầu đàn” về công nghệ số. Cổ phiếu của Alibaba mất giá 13%, Tencent là 18%, trong khi chỉ số chứng khoán của công ty Meituan chuyên giao hàng tận nhà cho tư nhân giảm 29%

Báo The Financial Times (Anh) nói đến một sự “hoảng loạn” trên các sàn chứng khoán Trung Quốc hồi tháng trước. Ngày 20/8/2021, Bắc Kinh thông qua luật bảo vệ dữ liệu cá nhân trên mạng nhằm “chống mọi hành vi gian lận” gây thiệt hại cho người sử dụng Internet

Trên thực tế, từ cuối năm 2020 và đầu năm 2021, lĩnh vực công nghệ kỹ thuật số Trung Quốc đã lọt vào tầm ngắm của Bắc Kinh. Tương tự như Mỹ và châu Âu, giới lãnh đạo Trung Quốc muốn “điều chỉnh luật hiện hành” liên quan đến các dịch vụ trên mạng

Báo kinh tế của Pháp Les Echos đưa ra một số ví dụ cụ thể như luật về mua bán trên mạng của Trung Quốc được quy định từ năm 2000. Mục tiêu này khi đó chỉ nhằm bảo đảm là những dịch vụ trao đổi trên mạng này không làm phương hại đến an ninh và quyền lợi quốc gia

Tuy nhiên, trong hai thập niên qua, số người sử dụng Internet đã tăng vọt từ 23 triệu lên thành 940 triệu người. Kèm theo đó hàng loạt nhà cung cấp như Tencent hay ByteDance cũng lần lượt ra đời

Tương tự như ở châu Âu và Mỹ, số người Trung Quốc sử dụng điện thoại di động với những ứng dụng để thanh toán trên mạng ngày càng nhiều. Ngoài ra, họ cũng sử dụng để giao lưu với người thân, để gọi xe taxi…

Do vậy, theo giải thích của chuyên gia Alex Payette, sáng lập viên cơ quan tư vấn Cercius ở Montréal (Canada) và cũng là một cây bút trên tạp chí Asialyst, kiểm soát các luồng thông tin và dữ liệu lưu hành trên mạng là mục tiêu hiển nhiên

Chuyên gia này cho rằng Trung Quốc muốn kiểm soát các dữ liệu và mục tiêu sau cùng là kiểm soát luồng thông tin về tất cả những gì liên quan đến Trung Quốc. trong trường hợp này, tất cả vấn đề liên quan đến các dữ liệu

Những quy định mới của dự luật kiểm soát hoạt động Internet hầu như không ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu nhập của các công ty trong ngành, ngoại trừ mảng liên quan đến các công nghệ được ngành giáo dục sử dụng

Ảnh hưởng đến quyền lợi tài chính của các doanh nghiệp không lớn


Trong cuộc trả lời dành cho RFI tiếng Việt, ông Alex Payette thuộc công ty tư vấn Cercius - Montréal lưu ý về trường hợp đặc biệt của các doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao trong công việc giảng dạy. Ở đây liên quan trực tiếp đến gần 200.000 trường dạy tư trên toàn quốc và doanh thu trong ngành lên tới 100 tỷ USD một năm

Việc Trung Quốc để mắt đến các kho dữ liệu cá nhân trong tay những tập đoàn như dịch vụ gọi xe taxi Didi hay của mạng xã hội Weibo không ảnh hưởng đến thu nhập hay khoản tiền lời của những công ty này

Tuy nhiên, động thái này lại gửi tín hiệu bất lợi tới các nhà đầu tư nước ngoài khi các "chú chim đầu đàn" của nền công nghệ Trung Quốc tham gia sàn chứng khoán Hong Kong hay New York. Đó là lý do khiến từ đầu năm 2021 cổ phiếu của Alibaba hay Tencent… mất giá

Chuyên gia Alex Payette cho hay phản ứng của thị trường đã khiến giá cổ phiếu của các công ty công nghệ số Trung Quốc rớt mạnh. Tuy nhiên, có thể nói thị trường đã phản ứng quá mạnh

Đúng là Trung Quốc muốn kiểm soát các luồng thông tin và dữ liệu, nhưng việc kiểm soát đó không ảnh hưởng đến khả năng đem lại lợi nhuận của các đối tượng bị nhắm tới, ngoại trừ trong lĩnh vực giáo dục

Ông Payette lấy ví dụ trường hợp của hãng Didi, một công ty cung ứng dụng gọi xe taxi của Trung Quốc. Tập đoàn này đã tham gia sàn chứng khoán Mỹ và Bắc Kinh quan ngại nhiều thông tin mà Didi đang nắm giữ bị lọt ra ngoài cho nên cơ quan quản ký không gian mạng Trung Quốc đã gây sức ép rất mạnh, buộc Didi phải tuân thủ luật lệ của Trung Quốc, cho dù đó là những quy định đã có từ trước khi Didi tham gia thị trường tài chính Mỹ

Trên thực tế, tương tự như ở Mỹ hay châu Âu, Trung Quốc cũng chỉ điều chỉnh một số quy định để buộc các nhà cung cấp mạng, các tập đoàn kỹ thuật số phải tuân thủ luật lệ hiện hành

Khi Internet vẫn là mối đe dọa


Một câu hỏi khác cũng được nhắc đến, đó là trong bối cảnh Trung Quốc đang chạy đua với Mỹ về mọi mặt mà công nghệ số là một "tủ kính" của sự thành công, thì chính sách tăng cường kiểm duyệt này liệu có là một đòn đánh vào những “GAFA” phiên bản Trung Quốc hay không

Trả lời câu hỏi này, chuyên gia Payette nói rằng nhìn từ bên ngoài, rõ ràng là quyết định của Bắc Kinh gây nhiều thiệt hại. Gần cả nghìn tỷ USD trị giá chứng khoán đã bốc hơi và đây là một tín hiệu xấu trong mắt các nhà đầu tư

Tuy nhiên, từ gần 20 năm qua, các tập đoàn công nghệ Internet Trung Quốc đã phát triển rất nhanh và mạnh. Vì đây là một lĩnh vực còn quá mới, nhà nước chưa đưa ra khung pháp lý chặt chẽ và các công ty trong ngành đã tận dụng cơ hội này để làm giàu

Ví dụ như một hãng có thể phát triển các ứng dụng tài chính hoạt động như một ngân hàng, nhưng lại không tham gia vào ngành tài chính. Từ đó nảy sinh nguy cơ tư nhân vỡ nợ… Trên một phương diện nào đó, áp đặt một số quy định chặt chẽ hơn để chỉnh đốn lại hoạt động trong ngành là một quyết định chính đáng

Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra là Trung Quốc sẽ làm gì với kho dữ liệu của các dân cư mạng, tài nguyên quý giá nhất trong thời đại công nghệ số? Ant Group, cánh tay nối dài của Alibaba, được cho là đã nắm giữ dữ liệu của hơn 1 tỷ người sử dụng, tương đương với khối dữ liệu mà hai tập đoàn Google và Facebook năm giữ

Cũng có thế nhận thấy, qua việc muốn làm chủ lại nền tảng Internet, Trung Quốc không muốn để mảng công nghệ tin học trở nên quá mạnh và quá độc lập. Đó có thể là lý do giải thích vì sao Chính phủ Trung Quốc sẵn sàng để hàng trăm, thậm chí là cả nghìn tỷ USD trên các thị trường chứng khoán không cánh mà bay
 
Thịnh vương chung

photo1630838601745-1630838602213225761941.jpeg

Trong bài phát biểu trước đại hội đảng đánh dấu bắt đầu nhiệm kỳ thứ 2, Chủ tịch Tập Cận Bình đã lấy "thịnh vượng chung" làm trọng tâm và thông điệp này thực sự "cất cánh" trong năm 2021

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang ráo riết thực hiện chiến dịch cải cách nền kinh tế lớn thứ hai thế giới với trọng tâm nhấn mạnh vào "thịnh vượng chung". Trung Quốc hi vọng bằng sự kết hợp giữa chính sách, các yếu tố thị trường và hoạt động từ thiện, nước này sẽ thu hẹp được khoảng cách chênh lệch giàu nghèo – vấn đề đang ngày càng trở nên trầm trọng và có thể trở thành một mối đe dọa đối với sự ổn định nếu như không được giải quyết

Gần đây giới chức Trung Quốc đã nhắm đến một vài trong số các doanh nghiệp tư nhân thành công nhất nước, đặc biệt là ngành công nghệ, và khiến các nhà đầu tư hoảng sợ. Ngoài ra một số lĩnh vực bị nhìn nhận là có hại cho xã hội như văn hóa hâm mộ thần tượng quá đà, videogame và các trung tâm luyện thi cũng trở thành đối tượng bị siết chặt quản lý

Chênh lệch giàu nghèo ở Trung Quốc lớn đến đâu ?

Nhóm 20% giàu nhất ở Trung Quốc có thu nhập cao gấp hơn 10 lần so với nhóm 20% nghèo nhất. Đây là khoảng cách lớn hơn ở Mỹ hay cả những nước châu Âu như Đức và Pháp, và quan trọng là từ năm 2015 đến nay khoảng cách ngày càng lớn dần

Mặc dù số người dân Trung Quốc sống trong ngưỡng cực nghèo đã giảm mạnh trong thập kỷ vừa qua, hiện hơn 600 triệu người – tương đương một nửa dân số Trung Quốc – hiện sống với mức thu nhập hàng năm đạt 12.000 nhân dân tệ (tương đương 1.858 USD) hoặc ít hơn

Ở phía bên kia, tăng trưởng kinh tế vượt bậc và các cải cách nghiêng về kinh tế thị trường đã tạo ra lượng của cải khổng lồ. Trung Quốc có 81 tỷ phú trong bảng xếp hạng 500 người giàu nhất thế giới do Bloomberg thống kê, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác kể cả Mỹ. Ngoài ra còn có hàng nghìn tỷ phú và triệu phú Trung Quốc chưa được lọt vào danh sách này

"Thịnh vượng chung" là tư tưởng hoàn toàn mới ở Trung Quốc ?

Không hẳn. Ý tưởng này đã được cố lãnh đạo Mao Trạch Đông giới thiệu trong các tài liệu của Đảng Cộng sản Trung Quốc trước đây, phản ánh mong muốn theo đuổi 1 xã hội công bằng hơn. Sau đó cụm từ này không còn được sử dụng thường xuyên dưới thời ông Đặng Tiểu Bình – người chú trọng phát triển 1 nền kinh tế ưu tiên cho phép "một số người giàu lên", sau đó mới tính đến thịnh vượng chung

Trong bài phát biểu trước đại hội đảng đánh dấu bắt đầu nhiệm kỳ thứ 2, Chủ tịch Tập Cận Bình đã lấy "thịnh vượng chung" làm trọng tâm và thông điệp này thực sự "cất cánh" trong năm 2021. Thịnh vượng chung đã trở thành khẩu hiệu của nhiều cơ quan nhà nước và cả các doanh nghiệp tư nhân để thể hiện sự đồng lòng với chủ trương ưu tiên của đảng

Vì sao Trung Quốc lại chọn thời điểm hiện tại ?

Rất khó để có câu trả lời. Một số người cho rằng đây là một cách để Chủ tịch Tập gia tăng uy tín. Tuy nhiên theo một số ý kiến khác, thịnh vượng chung từ lâu vẫn nằm trong chương trình nghị sự của ông Tập nhưng gần đây Trung Quốc bị phân tâm bởi những sự kiện khách quan

Sau bài phát biểu của ông Tập năm 2017, Trung Quốc vướng vào cuộc chiến tranh thương mại trên diện rộng với Mỹ. Ngay sau khi 2 bên đạt được thỏa thuận thì đại dịch Covid-19 lại ập đến. Do đó bây giờ mới là thời điểm phù hợp để Trung Quốc vạch ra một con đường rõ ràng hơn nhằm biến các ý tưởng thành hành động

Trước lễ kỷ niệm 100 năm thành lập hồi tháng 7, Đảng Cộng sản Trung Quốc tuyên bố đã hoàn thành nỗ lực dài hơi theo đuổi 1 "xã hội thịnh vượng ở mức vừa phải". Điều đó mở ra cánh cửa để ông Tập đặt "theo đuổi thịnh vượng chung" làm mục tiêu mới

Ngoài ra, hiện tại một số tập đoàn công nghệ lớn của Trung Quốc thậm chí đã lớn hơn cả các tập đoàn nhà nước lớn nhất, đồng thời các nhà sáng lập đã tích tụ được quá nhiều của cải. Điều này có thể trở thành điều bất lợi đối với hệ thống chính trị hiện tại

Trung Quốc đã làm gì với các tập đoàn tư nhân ?

Chính phủ nước này đã thông báo kế hoạch cải cách sâu rộng đối với ngành giáo dục vì lợi nhuận (có quy mô 100 tỷ USD), buộc các công ty gia sư chuyển sang mô hình phi lợi nhuận và cấm các hoạt động dạy thêm vào buổi tối hay cuối tuần

Trung Quốc cũng công bố kế hoạch cải cách chi phí chăm sóc y tế tại các bệnh viện công, với mục tiêu đề ra là ngăn không cho giá cả tăng lên quá nhanh. Trước đó nhiều công ty dược và nhà cung ứng thuốc đã bị phạt khoản tiền kỷ lục

Các công ty gọi xe và giao thực phẩm buộc phải cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Văn hóa làm việc điên cuồng "996" bị chỉ trích

Các vấn đề xã hội ?

Dường như Trung Quốc đang cố gắng tạo ra những công dân kiểu mẫu. Mới đây lệnh hạn chế chơi game online đã được áp dụng, chỉ cho phép 3 tiếng mỗi tuần. Vụ việc Alibaba đuổi việc 10 người vì công khai bê bối tình dục rúng động giới công nghệ Trung Quốc là 1 lời cảnh tỉnh về văn hóa xử lý công việc bên bàn nhậu. Giới chức cũng tuyên bố sẽ tăng cường điều tra hành vi trốn thuế của những người ó thu nhập cao và lấy vụ bê bối trốn thuế của nữ diễn viên Trịnh Sảng làm ví dụ. Các đài truyền hình và hãng phim buộc phải cung cấp thông tin về mức thù lao của diễn viên và chỉnh đốn cả những hành vi quá nữ tính của các diễn viên, ca sĩ nam. Các trang web do người hâm mộ lập nên không được phép đăng các bảng xếp hạng người nổi tiếng. Đáng chú ý nhất gần đây là vụ nữ diễn viên nổi tiếng Triệu Vy bị "phong sát"

Sắp tới tình hình sẽ còn căng thẳng hơn nữa ?

Từ nhiều năm nay Trung Quốc đã nỗ lực hạ giá nhà, đặc biệt là ở những thành phố lớn nhất, và thường đổ lỗi cho giới đầu cơ đã đẩy giá lên cao. Ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy nước này đang chuẩn bị thực hiện 1 ý tưởng đã được đưa ra thảo luận từ lâu: áp dụng thuế bất động sản để chống nạn đầu cơ

Trên thực tế, từ năm 2011 Thượng Hải và Trùng Khánh đã thử nghiệm chính sách đánh thuế ngôi nhà thứ 2 hoặc những bất động sản có giá cao

Nỗ lực mới sẽ đi đến đâu ?

Chính quyền trung ương vẫn chưa đặt ra bất cứ mục tiêu cụ thể nào, do đó hiện tại đang có nhiều đồn đoán về 1 cuộc phân phối lại của cải rất lớn và cả quốc hữu hóa các doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, một số nhà đầu tư đặc biệt chú ý đến những bình luận của ông Tập về việc cân bằng giữa tăng cường quản lý doanh nghiệp và đưa ra những chính sách hỗ trợ họ phát triển

Một chương trình thí điểm cho thấy Trung Quốc sẽ thay đổi chính sách từ từ thay vì quá vội vàng. Hồi tháng 6, Bắc Kinh lấy Chiết Giang – 1 tỉnh duyên hải giàu có nơi Alibaba và công ty ô tô Geely là những cái tên dẫn đầu một nhóm các tập đoàn tư nhân hùng mạnh đang đặt trụ sở tại đây - làm nơi để thử nghiệm các sáng kiến "thịnh vượng chung"

Chương trình này tăng cường các chính sách để người dân dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ giáo dục và y tế hơn nữa, khuyến khích đầu tư vào khu vực nông thôn và kêu gọi người giàu làm từ thiện nhiều hơn

Các tỷ phú Trung Quốc làm gì để phù hợp với chủ trương mới ?

Họ đang "mở hầu bao. Trong 8 tháng đầu năm 2021, 7 tỷ phú đã bỏ ra tổng cộng 5 tỷ USD để làm từ thiện – lớn hơn số tiền làm từ thiện của cả nước trong bất kỳ năm nào trước đây

Các doanh nghiệp tư nhân cũng đã hành động. Geely cho biết có kế hoạch thưởng cổ phiếu cho nhân viên, trong khi Tencent vừa thông báo dành 15 tỷ USD cho các chương trình trách nhiệm xã hội (CSR), Alibaba cam kết chi 15,5 tỷ USD. Pinduoduo dành 1,5 tỷ USD trích từ lợi nhuận trong tương lai cho các dự án đầu tư vào nông nghiệp
 
Wang Huning
Vương Hỗ Ninh, sinh năm 1955, tuổi Ất Mùi, được coi là nhà tư tưởng số một của Trung Quốc hiện nay

Vương được cho là nhà lý luận đứng sau cả ba luận thuyết: Thuyết ba đại diện, Quan điểm phát triển khoa học và Giấc mộng Trung Quốc, Vương Hỗ Ninh được coi là vị "quốc sư" đắc lực cho 3 đời Nhà lãnh đạo quốc gia tối cao (Trung Quốc) Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình và được quốc tế nhìn nhận là "túi khôn cấp cao nhất Trung Nam Hải"

Vương Hỗ Ninh là học giả trẻ tuổi được tri danh của giới học thuật Trung Quốc vào thập niên 80 thế kỉ XX, thời điểm đó Vương trở thành nhân vật mặt bìa của tạp chí thời sự "Bán nguyệt đàm", đồng thời nhận được sự quan tâm chú ý của những người quan sát trong bộ máy phụ trách tuyên truyền của ĐCS Thượng Hải, tham gia vào công tác khởi thảo văn kiện lí luận trọng yếu kể từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Đảng Cộng sản Trung Quốc. Năm 1993, Vương Hỗ Ninh đứng đầu đội tranh biện Đại học Phục Đán, tham gia "Cuộc thi tài biện luận tiếng Hoa quốc tế giữa các trường đại học và học viện chuyên khoa" ở Singapore, đoạt giải quán quân và thành danh

Năm 1995, dưới sự dốc sức tiến cử của Ngô Bang Quốc, Tăng Khánh Hồng, hai nhân vật thuộc Bộ Chính trị ĐCS TQ có mối quan hệ gần gũi với Lãnh tụ Giang Trạch Dân, ông Vương được bổ nhiệm vào cơ quan Trung ương Đảng, nhậm chức Tổ trưởng Tổ chính trị, Phòng nghiên cứu chính sách Trung ương Trung Cộng; tháng 04 năm 1998, Vương thăng nhiệm thành phó chủ nhiệm; cuối cùng ông được thăng lên làm Chủ nhiệm vào năm 2002. Ông từng tham gia, soạn thảo ra các lí luận trọng yếu của ĐCS TQ, gồm "Ba đại biểu", "Quan niệm phát triển khoa học". Ông được biết như là túi trí khôn lí luận trọng yếu của cấp cao Trung Cộng ở thời đại Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào

Tháng 10 năm 2007, trong Hội toàn Trung ương lần I khoá XVII Trung Quốc, Vương Hỗ Ninh được đề cử làm Bí thư Ban Bí thư Trung ương. Ông bắt đầu đi cùng Lãnh tụ Hồ Cẩm Đào trong các chuyến đi nước ngoài và đóng vai trò chủ đạo trong việc khởi thảo tư tưởng "Quan niệm phát triển khoa học" do Hồ Cẩm Đào đề xuất. Tháng 11 năm 2012, trong Hội toàn Trung ương lần I khoá XVIII ĐCS TQ, ông tiến vào Bộ Chính trị Trung ương, trở thành Chủ nhiệm đầu tiên của Phòng Nghiên cứu chính sách Trung ương Trung Cộng nắm giữ một ghế trong uỷ hội cầm quyền ưu tú. Sau khi Tập Cận Bình lên nắm quyền Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 11 năm 2012, ông Vương đã nuôi dưỡng mối quan hệ mật thiết với Tập, một lần nữa nổi lên như một thành viên trung tâm của đoàn tuỳ tùng đi cùng Tập Cận Bình trong các chuyến đi quốc tế mà lần gần nhất đây là Hội nghị G20 ở Hamburg, Đức. Ông được coi là một trong những người cố vấn thân cận nhất của Tập. Báo Mĩ còn gọi ông Vương là "Kissinger của Trung Quốc", hàm ý không chỉ giúp ông Tập về lí luận, mà còn lập ra chiến lược đối ngoại cho Trung Quốc

Ngày 25 tháng 10 năm 2017 tại Hội nghị toàn thể lần thứ nhất Ủy ban Trung ương khoá XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc, Vương Hỗ Ninh được bầu vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản, một trong 7 người nắm quyền lãnh đạo tối cao tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Về đời sống cá nhân, Vương có 3 đời vợ

Người vợ đầu Chu Kì (周琪) của ông Vương Hỗ Ninh có cha là quan chức cấp cao Bộ Quốc an, hai người ngoài mặt như thân thiết nhưng mà trong đời sống cá nhân có nhiều mâu thuẫn, sau khi Vương và Chu vào Trung Nam Hải, họ âm thầm kết hôn nhưng không có con. Hiện nay Chu Kì là nghiên cứu viên tại Sở Nghiên cứu Mĩ Quốc thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc

Người vợ 2 là bà Tiếu Giai Linh (肖佳灵), người Hồ Nam, nhỏ hơn Vương Hỗ Ninh 10 tuổi, từng là học sinh của ông Vương. Họ cũng kết hôn bí mật vào năm 1998. Sau khi kết hôn, bà Tiếu được cử đi học tại Đại học Tokyo Nhật Bản, làm nghiên cứu sau tiến sĩ, không ngờ bị cơ quan tình báo Nhật Bản theo dõi, muốn lợi dụng. Sự việc bị Bộ Quốc an Trung Quốc phát hiện, sau khi báo cáo Bắc Kinh mới biết bà Tiếu Giai Linh là vợ của ông Vương Hỗ Ninh, sự kiện gây kinh động Trung Nam Hải, bà Tiếu được lệnh gấp rút về nước. Hiện nay bà Tiếu Giai Linh là Phó giáo thụ Học viện sự vụ công cộng và Quan hệ quốc tế Đại học Phục Đán

Người vợ 3 là một người đẹp ở Thanh Đảo tỉnh Sơn Đông, nhỏ hơn Vương Hỗ Ninh 30 tuổi. Danh tính được bảo mật, được cho là từng công tác tại phòng phục vụ Cục Cảnh vệ Trung ương, được yêu cầu cấm cung trong nhà và làm nội trợ toàn thời gian sau khi kết hôn với Vương

HoangNam Vu
 
Last edited:
Top