What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Chinese Dream

LOBBY.VN

Administrator
Khi người Hoa vỡ mộng

Tạp chí Chính sách Ngoại giao của Hoa Kỳ vừa có bài nói về sự thất vọng của nhiều người Trung Quốc trước các khó khăn và bế tắc họ phải đối mặt trong những năm gần đây

Bài mang tựa đề "Chấm dứt Giấc mơ Trung Quốc" của Christina Larson bắt đầu với câu chuyện của người bạn tác giả, một nhà báo làm việc tại Thẩm Dương với mức lương bèo bọt

Anh phải sống chung với sáu người khác trong một căn nhà ba phòng ở ngoại ô thành phố, năm trong số đó là các cô gái trẻ mà anh phát hiện ra làm nghề bán hoa

Tác giả Larson nói nhiều người Trung Quốc sống chật vật tại các thành phố lớn với mức lương khó có thể theo kịp mức lạm phát khoảng 4% mà người ta nghi là bị chính quyền nói giảm đi

"Bất cứ ai ở Bắc Kinh cũng có thể chỉ ra các ví dụ về những người bạn phải thuê nhà với giá cao hơn tới 10% hoặc hơn nữa trong một năm," bà Larson viết

"Giá tại các nhà hàng tiếp tục tăng ngay cả khi khẩu phần nhỏ đi trông thấy

"Tính thêm cả những mất mát vô hình mà tiền không thể mua được - như chất lượng không khí và an toàn thực phẩm - người ta có thể bắt đầu hiểu được những lời than phiền của những người Bắc Kinh không khá giả rằng chất lượng cuộc sống của họ có vẻ giảm đi ngay cả khi tổng thu nhập quốc dân tăng tới mức chín phần trăm"

Bà Larson, người cũng là biên tập viên cộng tác của tạp chí Chính sách Ngoại giao - Bấm Foreign Policy, nói so với lần cuối cùng bà sống ở Bắc Kinh, bà có thể cảm thấy sự thất vọng của người Trung Quốc

"Bạn có thể thấy nó trên những gương mặt khắc khổ trong tàu điện ngầm, nghe nó trong các giọng nói bực tức giữa những câu chuyện quanh bàn ăn và nhất là cảm thấy sự thô lỗ mới có của lái xe taxi, những người không còn nghĩ rằng họ được giá hời khi đưa khách đi lại để lấy 10 nhân dân tệ, tức khoảng 1,6 đô la Mỹ"

'Triều đại'

Foreign Policy nhắc lại một loạt các vụ mà người dân đã nhân cơ hội trút giận trong năm

Đó là vụ thanh niên Lý Khải Minh phải ra tòa hồi đầu năm vì lái xe khi say rượu và đâm phải hai sinh viên khác làm một người chết. Sau khi đâm chết người Lý Khải Minh toan bỏ chạy và khi bị chặn lại thì tuyên bố "Bố tôi là Lý Cương"

Ông Cương là một phó công an huyện tại tỉnh Hồ Bắc

Vụ khác liên quan tới thiếu niên 15 tuổi Lý Thiên Dực, con của một quan chức quân đội cao cấp, lái xe khi chưa có bằng. Khi bị một xe khác cản đường, thiếu niên này đã ra khỏi xe và đánh người lái xe đang cản đường

Trong một vụ khác, một sinh viên của Học viện Điện ảnh Bắc Kinh lái xe Audi, xe thường của các quan chức Trung Quốc, đã cãi vã khi tìm chỗ đỗ xe và vật lộn với một người quét dọn 43 tuổi khiến ông này chết khi vào viện

Michael Anti, một blogger và chuyên gia bình luận chính trị được Foreign Policy dẫn lời nói

"Giới giàu có đang trở thành triều đại

"Giờ người Trung Quốc nhận ra rằng "mình có được vị trí không phải vì chịu khó hay bằng cấp mà vì bố mình"

Còn Giáo sư Patrick Chovanec của Đại học Thanh Hoa nói

"Giờ có cả một tầng lớp giàu lên vì họ là ai chứ không phải họ làm gì - và họ theo các luật lệ riêng"

'Chuyện cổ tích'

Tác giả Larson nói khả năng có thể mua bán bất động sản và giành được các hợp đồng của chính phủ là đòn bẩy tốt nhất tạo sự giàu có

Nhưng nhà báo nói chính những người đang giàu có và nhiều quan hệ mới tiếp cận được những cơ hội này

Giáo sư Chovanec cũng được dẫn lời nói

"Giờ người Trung Quốc nhận ra rằng "mình có được vị trí không phải vì chịu khó hay bằng cấp mà vì bố mình"
Blogger Michael Anti


"Chính phủ ôm đồm quá nhiều thứ trong nền kinh tế Trung Quốc... Chính phủ có quyền lực lớn trong việc quyết định người thắng, kẻ thua và bạn là ai và biết ai quan trọng hơn tất cả những thứ khác

"Và những người ở tầng trên ngày càng đứng trên pháp luật"

Nhưng điều này, bà Larson nói, trái với câu chuyện cổ tích lạc quan của Trung Quốc trong 30 năm qua mà Đảng Cộng sản tích cực tuyên truyền.
Bà Larson kết bài viết với ý kiến của người bạn làm báo ở Thẩm Dương

"Người dân không còn tin rằng người ta có thể thăng tiến nhờ làm việc chăm chỉ và thành thực ở Trung Quốc"


BBC
 
Last edited:
Giới trẻ Trung Quốc nghĩ gì về nền kinh tế ?

Những người trẻ tuổi, có học vấn, có tham vọng vươn lên mạnh mẽ đã và đang là một trong những thành phần cốt yếu cho phát triển kinh tế Trung Quốc

Nhờ những chính sách cải tổ phù hợp từ những năm 80 của thế kỷ trước, kinh tế Trung Quốc đã có cơ hội đổi mới và vươn lên mạnh mẽ. Hơn 20 năm qua, đặc biệt là từ năm 2000, được xem là một kỷ nguyên rực rỡ cho tăng trưởng kinh tế Trung Quốc. Đối với những người dân thuộc thế hệ từ U40 trở xuống, họ cảm thấy may mắn bởi thời kỳ phát triển nở rộ đó rơi vào giai đoạn thăng hoa nhất của sự nghiệp

Với nền kinh tế phát triển, những người trung niên được hưởng một nền giáo dục bài bản hơn, hiện đại hơn, chất lượng hơn thế hệ đi trước. Hoặc xa hơn nữa, cơ hội du học tại những nước phát triển như Mỹ, Anh, Úc, Bắc Âu cũng đến một cách dễ dàng hơn, khi mà xuất khẩu giáo dục đang được nhiều nước định hướng trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Hoàn thành những khóa học MBA và sau đó mở ra nhiều ngã rẽ cho phát triển sự nghiệp trở thành lối đi của cả một bộ phận lớn giới trẻ nước này

Cũng nhờ kinh tế phát triển, tham gia vào thị trường cổ phiếu và các quỹ đầu tư, đầu tư bất động sản đem lại cho giới trẻ mức thu nhập được cải thiện đáng kể, khoảng từ 20.000 - 30.000 USD/năm, đồng thời hiện thực hóa khả năng sắm nhà, tậu xe – một việc tưởng chừng như bất khả thi đối với những người tầm tuổi đó thế hệ trước

Shen Ming – một chủ doanh nghiệp 41 tuổi tại Hợp Phì, An Huy chia sẻ, anh bắt đầu sự nghiệp kinh doanh dược phẩm từ năm 2004 và nhanh chóng đạt được thành công. Chỉ 1 năm sau, cùng chung sự hưng thịnh của đất nước, anh tăng gấp đôi thu nhập và mua một chiếc Toyota Fido riêng

Mức sống tăng cũng đã thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân Trung Quốc. Yang Guo-Ling, một nữ công chức tại Thâm Quyến kể, trước kia, khi mua thực phẩm cô thường nhìn vào giá niêm yết của chúng và lựa chọn những loại có giá thấp nhất. Tuy nhiên, thu nhập tăng lên trong những năm gần đây khiến cô thay đổi thói quen lựa chọn thực phẩm

Giờ đây, chất lượng, độ an toàn và thành phần dinh dưỡng mới chính là những tiêu chí cơ bản khi cô ra quyết định mua một loại thực phẩm nào đó. “Những hàng hóa giá rẻ không đảm bảo chất lượng không còn cơ hội tồn tại ở thị trường Trung Quốc trong thời đại này” - Yang Guo-Ling nhấn mạnh

Giới trẻ Trung Quốc giờ đây cũng sẵn sàng chi hàng chục vạn tệ để mua sắm hàng hiệu, đi du lịch khắp nơi trên thế giới. Khác với thế hệ ông bà hay cha mẹ họ, uớc mơ đặt chân đến 50 quốc gia trước khi đón tuổi 40 hay sưu tầm trọn bộ túi xách Gucci, Burberry and Hermes không còn là những suy nghĩ hiếm gặp ở thanh niên Trung Quốc. Nhiều người có quan niệm, hưởng thụ hết mình khiến khát khao kiếm tiền càng trở nên bùng cháy

Giờ đây, vấn đề đặt ra cho chính phủ Trung Quốc không chỉ là tạo ra một nền sản xuất lớn mạnh nhằm mục tiêu xuất khẩu, mà còn là tạo ra các sản phẩm có chất lượng để hướng đến nhu cầu tiêu dùng của chính người dân trong nước

Từ những chiếc xe hơi mang thương hiệu Trung Quốc như BYD, Buick cho đến những mặt hàng thực phẩm được mua sắm hàng ngày, sự lựa chọn của người người tiêu dùng nội địa không chỉ là thước đo chính xác nhất cho chất lượng một thương hiệu quốc gia, mà còn là chỉ số chứng minh sự tự chủ của một nền kinh tế
 
Last edited:
Đại gia Trung Quốc bị 'ném đá' vì có hộ chiếu nước ngoài

Một nữ doanh nhân Trung Quốc giàu có đã chịu sự chỉ trích nặng nề của dư luận sau khi bà bị phát hiện là có một hộ chiếu nước ngoài

Sự việc này đã làm nổi bật nỗi oán giận của nhiều người trong nước đối với con số rất lớn những người giàu có di cư sang nước ngoài

Tờ Nhân dân Nhật báo cho biết có một làn sóng kêu gọi tẩy chay South Beauty - một trong chuỗi các nhà hàng nổi tiếng nhất Trung Quốc sau khi người sáng lập ra các nhà hàng này là Zhang Lan bị phát hiện là có quốc tịch thứ hai

Tuy nhiên, tờ báo không nói quốc gia nào đã cấp hộ chiếu này cho bà Zhang

Bắc Kinh không cho phép công dân có hai quốc tịch và bất kỳ ai có quốc tịch thứ hai đều bị mất quyền sở hữu hộ chiếu Trung Quốc

Vụ việc đã phản ánh thực trạng rất nhiều người trong giới giàu có của Trung Quốc tìm cách có quốc tịch nước ngoài. Theo một báo cáo năm ngoái, gần một nửa người giàu nhất nước này cân nhắc tới việc di cư ra nước ngoài sinh sống

Khảo sát này do Ngân hàng Trung Hoa và Báo cáo Hurun cho thấy 46% người Trung Quốc có tài sản trị giá 10 triệu Nhân dân tệ đều nghĩ đến việc ra nước ngoài, trong khi 14% số này đã bắt đầu tiến hành các thủ tục

Các điểm đến phổ biến nhất là Mỹ và Canada

Những người này cho biết các động cơ chính cho việc di cư là hệ thống giáo dục, nạn ôn nhiễm và chi phí cuộc sống ngày càng tăng cao và nạn tham nhũng

Bên cạnh đó, rất nhiều người giàu Trung Quốc có thể tận dụng các chính sách 'nhập cư đầu tư' do các quốc gia khác đề xuất, theo đó, họ sẽ công nhận quốc tịch cho những người này, đổi lại là các thương vụ mua tài sản hoặc các khoản tiền gửi vào ngân hàng

Bà Zhang là một thành viên của Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc, một cơ quan có chức năng tán thành các quyết định của Đảng Cộng sản. Cơ quan này trước đó đã cáo buộc làn sóng di cư đã khiến hàng loạt người giàu Trung Quốc bỏ ra nước ngoài

"Tôi sẽ trung thành với đất nước tôi vì tôi là một người Trung Quốc" - tờ Nhân dân Nhật báo trích lời bà Zhang trong một buổi phỏng vấn trên truyền hình

Hộ chiếu nước ngoài của bà Zhang bị phiên tòa ở Bắc Kinh phát hiện ra khi họ đang thụ lý một vụ kiện có liên quan tới bà. Tờ báo nói rằng một thành viên của Quốc hội Trung Quốc đã kêu gọi tẩy chay các nhà hàng của bà Zhang

Một người sử dụng trang mạng xã hội Sina Weibo của Trung Quốc nói rằng: "Các chính trị gia của chúng ta đều gửi con ra nước ngoài học, và một số quan chức đã di cư... Họ không lạ gì trường hợp này"

Lê Thu
 
Last edited:
Thanh niên Trung Quốc
thoát thất nghiệp nhờ thương mại điện tử

Hậu quả của nền kinh tế chững lại đang dần ngấm vào thị trường lao động Trung Quốc. Vì thế, giới trẻ nước này đang nghiêm túc hướng đến các công việc online để mưu sinh

Hậu quả của nền kinh tế chững lại đang dần ngấm vào thị trường lao động Trung Quốc. Vì thế, giới trẻ nước này đang nghiêm túc hướng đến các công việc online để mưu sinh

Theo báo cáo của Bộ nhân lực và an ninh xã hội Trung Quốc (MHRSS), việc bùng nổ các công ty trực tuyến đã tạo ra hơn 10 triệu việc làm ở Trung Quốc

Bộ này lần đầu tiến hành bản báo cáo nêu trên, cho thấy người trẻ chiếm phần lớn số lượng những người làm trong ngành này, bao gồm chủ sở hữu và nhân viên các cửa hàng online, cũng như những người hoạt động trong các lĩnh vực liên quan mật thiết đến kinh doanh điện tử

Li Xueling, người sáng lập kiêm CEO của mạng xã hội YY phát biểu trên tờPeople's Daily: “Internet vượt khỏi những giới hạn vật chất, vì thế năng lực của chúng tôi có thể được đẩy lên những mức không tưởng

Internet đã thúc đẩy các quy trình thử nghiệm và học hỏi. Ví dụ một sinh viên tốt nghiệp đã trở thành triệu phú nhờ dạy cách sử dụng PowerPoint online”. Công ty của Li đã bắt đầu niêm yết trên sàn NASDAQ vào tháng 11/2012

Theo báo cáo, các doanh nghiệp điện tử cũng có thể tuyển chọn nhân viên tự do và đa dạng hơn. Năm 2012, con số kỷ lục 6,8 triệu sinh viên tốt nghiệp tại Trung Quốc. Tuy nhiên phần lớn không thể tìm việc do cách biệt giữa nguồn cung nhân lực và nhu cầu thấp của nền kinh tế

Rất nhiều doanh nhân trẻ cho rằng thương mại điện tử giúp giảm chi phí và tăng hiệu quả, cũng như tạo nhiều cơ hội kết bạn và tận hưởng cuộc sống. Hơn nữa, việc ngành này nở rộ khiến người tiêu dùng tin tưởng và thoải mái hơn khi mua sắm trực tuyến, đặc biệt trong cuộc khủng hoảng hiện nay về các hoạt động thương mại tại Trung Quốc

Một số sinh viên không có việc tìm đến thương mại điện tử, vốn linh hoạt hơn. Báo cáo của MHRSS cho thấy gần một nửa những người hoạt động trên Internet sở hữu bằng đại học, và khoảng 33,4% khác đã học qua các trường trung cấp hoặc trường nghề. Những đối tượng được đào tạo về marketing, quản trị, công nghệ và luật được tuyển dụng nhiều nhất

TheoPeople's Daily, Taobao.com, trang mua hàng online hàng đầu Trung Quốc, thực hiện trung bình 18 triệu giao dịch mỗi này, tương đương với hàng triệu thương vụ dựa trên lòng tin giữa hai bên mua – bán và bảo đảm hợp đồng

MHRSS khuyến nghị Trung Quốc đưa ra nhiều biện pháp như hỗ trợ thanh toán và giảm thuế nhằm giúp các công ty nhỏ mới mở có nền tài chính vững chắc hơn, qua đó tăng việc làm trong ngành này. Các cấp chính quyền cũng cần hướng dẫn các quỹ cá nhân đầu tư vào các doanh nghiệp có triển vọng để tăng trưởng hơn nữa

Như Li Xueling nhận xét: “ Internet biến những điều không thể thành có thể. Đó là điều tuyệt vời nhất trong thời đại chúng ta”
 
Last edited:
Người Trung Quốc mất niềm tin vào nhau
– Kết quả một cuộc khảo sát tâm lý xã hội tại Trung Quốc mới đây cho thấy sự tin cậy vào người khác trong xã hội nước này đã xuống mức thấp kỷ lục. Tỷ lệ người dân nước này tin vào quan chức chính phủ cũng đang sụt giảm

Thông tin được tờ China Daily số ra ngày 18/2 đăng tải. Đây là kết quả khảo sát vừa được công bố trong một bản báo cáo thường niên về tâm lý xã hội có tên “Sách xanh về tâm lý xã hội” do Viện nghiên cứu xã hội học, thuộc Học viện khoa học xã hội Trung Quốc thực hiện

Kết quả khảo sát được đưa ra trên cơ sở phân tích ý kiến của những người được khảo sát về mức độ tin cậy của họ với các cá nhân và tổ chức khác. Tổng cộng đã có 1900 người được chọn ngẫu nhiên tại 7 thành phố lớn của Trung Quốc trong đó có Bắc Kinh và Thượng Hải

Theo đó chỉ có chưa đến một nửa số người được khảo sát cho rằng “nhìn chung mọi người đều đáng tin”. Trong khi đó tỷ lệ người được khảo sát cho rằng có thể tin tưởng người lạ chỉ là 30%. Mức độ tin cậy chung của đợt khảo sát chỉ là 59,7 điểm trên tổng số 100 điểm, thấp hơn mức 62,9 điểm của năm 2010

Những người bạn của gia đình được người Trung Quốc tin tưởng nhất, tiếp sau đó là bạn thân và các mối quen biết. Chỉ khoảng 30% người được khảo sát tin vào người lạ gặp trên đường và 24% tin vào những người lạ trên mạng

Ma Jinxin, 27 tuổi, đến từ Bắc Kinh cho biết anh đã nhận được bài học về việc tin tưởng người lạ tại một nhà ga tàu điện. Ma kể lại khi đó anh trở lại Bắc Kinh sau một chuyến công tác và cần gọi cho một người bạn nhưng điện thoại đã hết pin. Anh hỏi mượn một người đàn ông tại đây và được trả lời rằng hãy đi tìm điện thoại công cộng

“Tôi cho rằng chúng ta thường nghi ngờ người lạ khi được đề nghị giúp đỡ bởi chúng ta đã được dạy dỗ như vậy từ lúc còn ngồi trên ghế trường và cũng như ở nhà. Khi thấy người ăn xin trên phố, điều đầu tiên chúng ta thường nghĩ tới đó là những người đó đang tìm cách lừa đảo”

Shi Aijun, một viên chức thuộc khu vực Yulindongli, quận Fengtai của Bắc Kinh cho biết chính sự thiếu tin tưởng vào người khác khiến bà gặp nhiều khó khăn trong công việc. “Rất khó để thuyết phục mọi người mở cửa để tiến hành phỏng vấn hoặc trả lời các khảo sát mà cần cung cấp thông tin cá nhân”, bà Shi chia sẻ

Đối với các tổ chức, 69% người Trung Quốc được hỏi tin vào chính phủ, 64% tin vào các cơ quan truyền thông, 57,5% tin vào các tổ chức phi chính phủ trong khi chỉ 52% tin vào các tổ chức kinh doanh

Khảo sát cũng cho thấy sự thiếu tin tưởng giữa các nhóm xã hội, nhất là giữa các quan chức chính phủ và người dân Trung Quốc cũng như giữa bác sỹ và bệnh nhân đang tăng lên

Một quan chức tại tỉnh Hắc Long Giang khẳng định với China Daily rằng các biện pháp cưỡng chế được thi hành trong quá trình đô thị hóa tại Trung Quốc chính là một trong những vấn đề xã hội dẫn tới những căng thẳng giữa các quan chức chính phủ và dân thường

Thanh Tùng
 
Last edited:
Tầng lớp Trung Lưu không hạnh phúc

“Rủi ro lớn nhất trên thế giới chính là khi tầng lớp trung lưu của Trung Quốc không hạnh phúc”, Shaun Rein, giám đốc điều hành của công ty tư vấn China Market Research nhận định

Trung Quốc là quốc gia có nhiều triệu phú nhất thế giới nhưng cũng có tới 700 triệu nông dân. Ở giữa 2 thái cực này là tầng lớp trung lưu “không hạnh phúc” – điều đang tạo nên thách thức không nhỏ về cả kinh tế và xã hội đối với nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới

Trong số 3.000 đại biểu tham dự Đại hội đại biểu Nhân dân Trung Quốc (NPC) năm 2013, tỷ lệ người lao động chân tay (blue-collar workers) và nông dân đã tăng từ 8% trong năm 2012 lên 13%. Năm ngoái, số lao động di cư chỉ là 3 và năm nay đã nhảy vọt lên 30

Theo báo cáo được Bộ Y tế Trung Quốc công bố năm 2011, khoảng 51% người lao động Trung Quốc đang phải chịu đựng môi trường làm việc quá nhiều áp lực. Áp lực đến từ một xã hội thay đổi quá nhanh, cạnh tranh ngày càng khốc liệt, những giờ lao động cực nhọc kéo dài và giá nhà đất thì ngày càng tăng cao

“Rủi ro lớn nhất trên thế giới chính là khi tầng lớp trung lưu của Trung Quốc không hạnh phúc”, Shaun Rein, giám đốc điều hành của công ty tư vấn China Market Research nhận định. Họ là nhóm người bi quan nhất thế giới

Rein cũng là tác giả của cuốn sách “End of Cheap China” (Tạm dịch: Trung Quốc giá rẻ chấm dứt). Ông cho rằng những người giàu thực sự có thể sống ở bất cứ nơi đâu. Trong khi đó, tầng lớp trung lưu đã từng hi vọng có nhà có xe và trở nên giàu có nhận ra rằng ước mơ đó không thể trở thành hiện thực

Chính phủ Trung Quốc đã coi việc giúp đỡ lao động di cư là chính sách ưu tiên. Trong năm 2012, 25 tỉnh thành đã nâng lương cơ bản. Tuy nhiên, lương của quản lý tại các tập đoàn đa quốc gia, công ty tư nhân và công ty nhà nước tăng trưởng rất chậm hoặc gần như không tăng

Ở thời điểm hiện tại, phần lớn dân Trung Quốc là người lao động sống trong các gia đình với thu nhập khả dụng hàng năm vào khoảng 6.000 đến 16.000 USD. Theo hãng tư vấn McKinsey, số tiền này chỉ đủ để trang trải những nhu cầu cơ bản

Số hộ gia đình có thu nhập khả dụng vào khoảng 16.000 đến 34.000 chỉ chiếm 6% số dân ở thành thị. Số hộ có thu nhập từ 34.000 trở lên còn thấp hơn nhiều – 2%

Theo định nghĩa của Tổ chức Hợp tác và phát triển quốc tế (OECD), tầng lớp trung lưu được định nghĩa là những hộ gia đình với mức chi tiêu hàng ngày vào khoảng 10 đến 100USSD/người (tính theo phương pháp ngang giá sức mua). OCED thừa nhận rằng Mỹ là quốc gia có tầng lớp trung lưu lớn nhất trên thế giới: 230 triệu người – tương đương 73% dân số. Trong khi đó, tầng lớp trung lưu của Trung Quốc hiện đang ở mức 10% dân số và được dự đoán sẽ tăng lên 40% vào năm 2020

Mặc dù các hàng hóa cơ bản ở Trung Quốc có giá khá rẻ, chi phí cho cuộc sống trung lưu ở Trung Quốc không hề rẻ. Một cốc Starbucks được bán với giá 4,81 USD ở Bắc Kinh trong khi giá ở San Francisco và Hồng Kông lần lượt là 3,55 USD và 3,87 USD. Hầu hết hàng hóa được sản xuất ra ở Trung Quốc (trong đó có quần áo và hàng điện tử) và thường đắt đỏ hơn so với ở nước ngoài. Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này là do mạng lưới phân phối không hiệu quả

Tầng lớp trung lưu cũng phải chịu đựng giá nhà đất ở mức cao. Giá thuê nhà trung bình tăng 9% trong tháng 1. Thêm vào đó, những thứ tồi tệ như sữa trẻ em sạch, không khí sạch, trường học chất lượng cao và bệnh viện tư nhân là những thứ xa xỉ và nằm ngoài tầm với của tầng lớp trung lưu

Thông thường, tầng lớp trung lưu là lực đỡ giúp ổn định một xã hội. Tuy nhiên, tầng lớp trung lưu Trung Quốc đang ngày càng đưa ra những yêu cầu cao hơn về chất lượng cuộc sống

Chính phủ Trung Quốc cũng nói rằng họ muốn phát triển xã hội với tầng lớp trung lưu chiếm tỷ trọng lớn. Đại hội Đảng lần thứ 18 có kế hoạch đến năm 2020 sẽ tăng gấp đôi tầng lớp trung lưu bằng cách thay đổi mô hình tăng trưởng cũng như hệ thống phân phối thu nhập. Tuy nhiên, họ đang bỏ lỡ thứ gì đó

Theo Wang Xiaolu, chuyên gia đến từ Quỹ China Reform Foundation, chính phủ Trung Quốc vẫn chưa giải quyết được vấn đề cốt lõi. Nếu như không cải cách hệ thống tài khóa, chính sách đất đai, an sinh xã hội và hệ thống hành chính, Trung Quốc sẽ không thể giải quyết được vấn đề của tầng lớp trung lưu
 
Last edited:
Niềm tự hào vỡ nợ, chính phủ Trung Quốc mặc kệ

Suntech Power của tỷ phú Thi Chính Vinh đến năm 2011 còn là nhà sản xuất pin năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới, và là niềm tự hào công nghệ của Trung Quốc

Do thời hạn thanh toán đã qua nên quỹ tín thác giám sát số trái phiếu trị giá 541 triệu USD của Suntech Power Holdings vừa gửi thông báo vỡ nợ (notice of default) đến công ty này

Suntech đến năm 2011 còn là nhà sản xuất pin năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới và là niềm tự hào trong lĩnh vực công nghệ xanh của Trung Quốc. Công ty do tỷ phú Thi Chính Vinh thành lập năm 2000

Động thái kể trên cho phép các trái chủ kiện Suntech tại tòa án Mỹ, và đây sẽ là vụ vỡ nợ trái phiếu đầu tiên của một công ty ở Trung Quốc đại lục. Suntech tuyên bố 63% trái chủ đã đồng ý hoãn thực hiện quyền trong vòng hai tháng

Nhà phân tích Aaron Chew từ Maxim Group nói “có lẽ” Suntech sẽ phá sản. Nếu việc đó xảy ra, toàn bộ cổ đông Suntech sẽ mất sạch vốn, bao gồm cả nhà sáng lập Thi Chính Vinh (ông đang nắm 30% cổ phần Suntech)

Ngày 14/03, Suntech tuyên bố công ty sẽ không thanh toán nợ gốc đúng hạn (tức ngày 15/3). Suntech đã lỗ kể từ quý I năm 2011 vì giá pin năng lượng mặt trời tuột dốc không phanh

Chính phủ quay lưng

Suntech “không nên dựa dẫm vào chính phủ”

Chính phủ Trung Quốc sẽ không giải cứu Suntech Power và nhà sản xuất pin năng lượng mặt trời từng một thời hàng đầu thế giới này sẽ phải giảm sản lượng giống như mọi công ty khác trong ngành, hai cố vấn cho chính phủ Trung Quốc cho biết

Bắc Kinh muốn giảm công suất và tái cơ cấu ngành công nghiệp trị giá 25 tỷ USD này, ông Li Junfeng, Giám đốc Cơ quan nghiên cứu chiến lược chống biến đổi khí hậu, Ủy ban Cải cách và Phát triển Trung Quốc, cho biết

“Chính phủ không và không nên can thiệp,” ông Li nói trong một cuộc phỏng vấn

Phó Chủ tịch Meng Xiangan của Hội Năng lượng tái tạo Trung Quốc, nói Suntech “không nên dựa dẫm vào chính phủ”

Tái cơ cấu

Từ tháng 7 năm ngoái, Suntech đã thuê UBS giúp tái cơ cấu nợ đồng thời giảm dự báo doanh số

“Một nhóm trái chủ rõ ràng đã tụ họp nhau lại và chuẩn bị hành động,” luật sư chuyên giải quyết các vụ phá sản James Millar từ công ty luật WilmerHale, New York, nói. Ông này hy vọng sẽ được đại diện cho vài trái chủ của Suntech

“Mỗi trái chủ đều có quyền hành động để thu được toàn bộ nợ gốc và lãi vay chưa thanh toán”

Muốn kiện được Suntech phải được sự ủng hộ của ít nhất 25% trái chủ, bản cáo bạch gửi Ủy ban chứng khoán và giao dịch Mỹ hồi tháng 6/2008 viết. Quỹ Wilmington Trust giữ vai trò quỹ tín thác cho số trái phiếu trên và có quyền tuyên bố trái phiếu đã vỡ nợ hay chưa

Thời gian ân hạn

Tuy vậy, Millar nói trái chủ không cần tập hợp đủ 25% vẫn có thể kiện đòi nợ

“Người nắm giữ đa số trái phiếu đang lưu hành sẽ có quyền lựa chọn thời gian, phương thức và địa điểm tiến hành thanh toán,” bản cáo bạch viết. “Không trái chủ nào có quyền nhận thanh toán” trừ khi ít nhất 25% số trái chủ có yêu cầu bằng văn bản gửi quỹ tín thác trái phiếu

Bản cáo bạch cũng viết cần ít nhất 60 ngày kể từ ngày có thông báo bằng văn bản, các trái chủ mới có quyền “nhận bất kỳ khoản thanh toán nào”

Trái chủ “có quyền tuyệt đối” trong việc đòi nợ gốc khi trái phiếu đáo hạn, nhà sáng lập Adam Cohen của công ty nghiên cứu Covenant Review nói. “Chuyện đa số hay 60% số trái chủ muốn đợi 60 ngày hay không không quan trọng”

Quỹ đầu cơ chuyên mua nợ xấu Trondheim Capital Partners có đủ trái phiếu Suntech “để kiện nếu họ không trả chúng tôi tiền,” Giám đốc điều hành Colin Peterson cho biết. Suntech không liên hệ với Trondheim trước khi công bố thỏa thuận giãn nợ kể trên, ông nói thêm

Mai Anh
 
Last edited:
Đường về gian nan của người du học
Du học sinh trở về quê hương để giúp xây dựng một Trung Quốc hiện đại. Nhưng tại sao họ lại đang chịu cảnh sống dở chết dở với thị trường lao động ở quê nhà

“Tôi rời quê hương chỉ với 3 đô la trong túi” – Li Sanqi nhớ lại. Anh là một trong những người đầu tiên được đi học nước ngoài sau những tháng ngày đen tối của cuộc Cách Mạng Văn Hóa

Giống như hầu hết những người thuộc giới thượng lưu, anh học hành rất tốt và giành được một vị trí mà nhiều người thèm muốn ở ĐH Texas, đồng thời thành lập một số công ty công nghệ

Hiện tại, anh là giám đốc điều hành cấp cao ở Huawei – gã khổng lồ về viễn thông Trung Quốc. Anh mong muốn trở về quê hương với tham vọng xây dựng một công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới

Li là một hình mẫu điển hình của một con rùa biển – hay còn gọi là “hai gui” (trong tiếng Trung cụm từ “trở về nước” phát âm giống với tên loài động vật này)

Sự trở về của những người như anh - mang theo những kỹ năng học hỏi từ trời Tây – từng được xã hội Trung Quốc khuyến khích và đánh giá cao

Trước đây, những người trở về như Li thường có được những vị trí quan trọng ở thị trường lao động trong nước, nhưng bây giờ chuyện đó chỉ là còn quá khứ. Những “con rùa biển” này không còn được ca ngợi khắp nơi

Sự khác biệt về mức lương giữa họ và người lao động trong nước đang dần hẹp lại. Một số người thậm chí còn không có việc làm. Li nói rằng bây giờ họ nên được gọi là “hai dai” – có nghĩa là rong biển, chứ không phải rùa biển. Đây là một chuyển biến đáng ngạc nhiên sau những đóng góp trước đây của đối tượng này

Ông Wang Huiyao tới từ Hiệp hội Trí thức phương Tây trở về Trung Quốc – nơi sắp kỷ niệm 100 năm thành lập – nhận xét rằng “rùa biển” trở về quê hương theo 5 phong trào

Phong trào thứ nhất là vào thế kỷ 19, sự trở về của họ mang đến những người xây dựng đường sắt đầu tiên của Trung Quốc và hiệu trưởng đại học đầu tiên của nước này. Phong trào thứ hai và thứ ba vào trước năm 1949 sản sinh ra nhiều nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản và Đảng Dân tộc chủ nghĩa. Phong trào thứ tư là vào những năm 50, sản sinh ra những nhà lãnh đạo như Giang Trạch Dân và Lý Bằng

Phong trào hiện tại – cũng là lớn nhất cho tới bây giờ - bắt đầu vào năm 1978. Kể từ đó đến nay đã có khoảng 2,6 triệu người Trung Quốc sang nước ngoài học tập

Những cuộc di cư giáo dục này đã có lúc lên tới đỉnh điểm - 400.000 người mỗi năm. Phần lớn không trở về nước, nhưng 1,1 triệu người trở về đã tạo nên sự khác biệt. Ông Wang cho biết trong khi 3 phong trào đầu tiên đã làm nên cuộc cách mạng hóa Trung Quốc thì phong trào thứ tư làm hiện đại hóa đất nước, và phong trào thứ năm đang toàn cầu hóa quốc gia này

“Rùa biển” đang giúp kết nối nền kinh tế Trung Quốc với thế giới. Họ thành lập những công ty công nghệ hàng đầu như Baidu. Nhiều người là quản lý cấp cao chi nhánh Trung Quốc ở các công ty đa quốc gia. Họ giúp kết nối Trung Quốc với nền văn hóa, chính trị, thương mại của các quốc gia khác

Vậy tại sao sau này tầm quan trọng của họ lại giảm sút ? Một số nghiên cứu cho thấy “rùa biển” bây giờ phải chờ đợi lâu hơn để tìm được một vị trí cấp cao thấp hơn với mức lương cũng thấp hơn ở các doanh nghiệp trong nước

Thị trường việc làm ảm đạm là một trong số lý do. Một nguyên nhân khác là do thị trường nội địa Trung Quốc đang thay đổi. Những ngành công nghiệp như thương mại điện tử đang phát triển theo những cách thức mà những người đã sống và học tập ở nước ngoài nhiều năm chưa thể quen được

Ông Gary Rieschel tới từ Qiming Ventures – một công ty đầu tư mạo hiểm – cho biết nếu như cách đây khoảng 10 năm, các nhà đầu tư thường chỉ rót vốn cho những người trở về từ thung lũng Silocon thì bây giờ họ lại quay trở lại với các doanh nhân được đào tạo ở các trường đại học trong nước

Bởi vì người học trong nước nắm bắt được tốt hơn mô hình tiêu thụ, thói quen sử dụng máy tính và các mạng truyền thông xã hội của người Trung Quốc như Weibo và Weixin

Khi Trung Quốc phát triển, các nhà quản lý trong nước bắt đầu có biểu hiện của “phức cảm tự ti”. Một giám đốc điều hành cấp cao của Tencent – gã khổng lồ về truyền thông xã hội của Trung Quốc – cho rằng ông vẫn săn những “con rùa biển” của các doanh nghiệp nước ngoài, tuy nhiên ông nhận thấy rằng họ gặp khó khăn trong việc quản lý các kỹ sư trong nước

Một ông chủ ngân hàng đầu tư của châu Âu nói rằng “rùa biển” thường áp dụng những phương châm lạ của phương Tây, ví dụ như minh bạch, trọng dụng nhân tài hay đạo đức. Những phương châm này gây ra những bất lợi cho họ trong nền kinh tế cạnh tranh cao của Trung Quốc – nơi mà người lao động sẵn sàng làm mọi thứ mà ông chủ hoặc khách hàng muốn

Ngay cả những công ty nước ngoài ở Trung Quốc cũng ngày càng kén chọn người lao động hơn. Ông Yannig Gourmelon, giám đốc dự án cấp cao của Roland Berger – công ty tư vấn quản lý của Đức – tin rằng sức ép lợi nhuận nặng hơn ở các công ty đa quốc gia cũng làm giảm mạnh mức lương thưởng của “rùa biển”

“Rùa biển” hạng C

Một lý giải khác cho việc “rùa biển” gặp khó khăn khi về nước là: nhiều người của phong trào du học cuối cùng không phải là những người xuất sắc. Trước đây, chỉ những người xuất sắc nhất mới được đi du học, vì thế để giành một suất học bổng của Nhà nước thực sự là đầy khó khăn và khốc liệt

Nhưng khi thu nhập của người dân tăng lên, nhiều gia đình Trung Quốc có con với sức học bình thường đủ khả năng chi một khoản tiền khổng lồ để con cái được học ở những trường đại học mà chất lượng còn nhiều bàn cãi

Họ đi học không phải là để thu nhận kiến thức, mà để cải thiện triển vọng nghề nghiệp. Tệ hơn nữa, một phần do sự suy giảm của các nền kinh tế phương Tây mà nhiều người trở về nước với con số 0 về kinh nghiệm làm việc

Thậm chí, những đối tượng ít có khả năng xin việc ở nước ngoài thì có xu hướng về nước, trong khi những người xuất sắc nhất vẫn ở lại trời Tây. Một nghiên cứu được tài trợ bởi Hội Khoa học quốc gia Mỹ cho thấy 92% người Trung Quốc có bằng Tiến sĩ của Mỹ vẫn sống ở Mỹ sau 5 năm tốt nghiệp. Với người Ấn Độ, con số này là 81%, người Hàn Quốc là 41% và người Mexico là 32%

Để thu hút người tài trở về nước, Chính phủ Trung Quốc đang rót tiền vào một dự án có tên gọi “1.000 Nhân Tài”. Dự án này cung cấp các khoản trợ cấp hào phóng và nhiều đặc quyền khác cho những người giỏi trở về

Vụ Tổ chức của Đảng Cộng sản Trung Quốc đang đề nghị lãnh đạo các tỉnh thành và hiệu trưởng các trường đại học phải tuyển đủ chỉ tiêu nhân tài được giao

Trong một bài viết sắp xuất bản, ông Wang và ông David Zweig tới từ ĐH Khoa học và Công nghệ Hồng Kông nhận xét, Trung Quốc có lẽ là “quốc gia quyết đoán nhất trên thế giới” trong những nỗ lực như thế này

Và liệu Trung Quốc có thành công? Mặc dù Chính phủ cũng đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ, song những người trở về vẫn gặp phải nhiều vướng mắc. Giá nhân công và giá nhà đất đang tăng, trong khi vấn đề vi phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn tràn lan, tham nhũng thì rộng khắp

Vì thế, vẫn ít nhà khoa học hàng đầu trở về nước. Bài viết của ông Wang và ông Zweig lý giải: “Nếu Trung Quốc muốn những người giỏi nhất trở về, nước này cần một cuộc cải cách cơ bản ở các cơ sở khoa học và giáo dục” nhằm phá vỡ chức năng quản lý bị chính trị hoá trong vấn đề tuyển dụng và rót vốn

Một sự thật khó khăn là người Trung Quốc ở nước ngoài thường có thái độ nước đôi với quê hương. Vợ và con của anh Li – những con “rùa biển” nguyên mẫu – vẫn đang sống ở Mỹ. Thay vì chỉ đưa ra những ưu đãi, có lẽ các quan chức Trung Quốc nên làm nhiều hơn để tăng cường sức mạnh của luật pháp, loại bỏ tham nhũng, cũng như đảm bảo vệ sinh không khí, nước, thực phẩm. Làm được vậy chắc chắn “rùa biển” sẽ lưu tâm

Nguyễn Thảo
 
Last edited:
Hệ thống giáo dục Trung Quốc

photo-0-1511496225255-crop-1511496371350-1511519312429.jpg

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã từng tuyên bố cải cách đất nước hướng tới một nền kinh tế phát triển vào năm 2050 với sự hỗ trợ của công nghệ cũng như sự đổi mới. Tuy nhiên nhìn vào nguồn nhân lực của nước này, chính quyền Bắc Kinh có lẽ còn rất nhiều điều phải làm


Mới đây, việc hãng cung ứng Foxconn của Apple thừa nhận sử dụng học sinh, sinh viên làm lao động thêm giờ bất hợp pháp trong các nhà máy của họ đã làm bùng lên các tranh luận về thị trường việc làm cũng như giáo dục của nước này

Mâu thuẫn trong thị trường lao động

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã từng tuyên bố cải cách đất nước hướng tới một nền kinh tế phát triển vào năm 2050 với sự hỗ trợ của công nghệ cũng như sự đổi mới. Tuy nhiên nhìn vào nguồn nhân lực của nước này, chính quyền Bắc Kinh có lẽ còn rất nhiều điều phải làm

Quay trở lại câu chuyện của Foxconn, đây chỉ là một trong rất nhiều hãng sản xuất ở Trung Quốc sử dụng lao động sinh viên và bắt họ làm thêm giờ trái phép. Theo luật định, các sinh viên không được phép làm thêm giờ. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là những lao động này nguyện ý được làm thêm ở các nhà máy để kiếm thêm thu nhập trong khi công ty cũng cần những nguồn lao động giá rẻ

Trong tình hình chi phí nhân công tăng cao, các nhà máy đang hướng đến những học sinh sinh viên ở Trung Quốc, những người chấp nhận làm việc với mức lương thấp do khó kiếm việc làm. Khảo sát của trung tâm CSR cho thấy 14/24 công ty mà họ khảo sát có sử dụng lao động là sinh viên

photo-0-1511519312426.jpg

Sinh viên Trung Quốc ra trường thất nghiệp khá nhiều

Hiện Trung Quốc đang gặp khó khăn để cung cấp nguồn nhân lực giá rẻ, điều vốn là niềm tự hào trước đây của họ, cho các nhà máy nhằm hạn chế sự dịch chuyển của các công ty công nghệ. Trong khi đó, chính quyền Bắc Kinh cũng muốn nâng cao trình độ lao động để thoát khỏi tình trạng phụ thuộc vào những ngành sản xuất công nghệ thấp

Tuy nhiên, thất bại trong hệ thống giáo dục đã đẩy hàng triệu sinh viên tiềm năng của đất nước đến các nhà máy lao động. Trung Quốc đặt mục tiêu 90% thanh thiếu niên nước này tốt nghiệp cấp 3 vào năm 2020 nhưng có vẻ khó thực hiện khi vào năm 2016, chỉ 9,3 triệu học sinh tốt nghiệp cấp 3 tại đây, thấp hơn 2/3 so với tổng số thanh thiếu niên đáng lẽ phải tốt nghiệp trên cả nước

Việc chất lượng giáo dục quá kém, thậm chí đến gia đình học sinh cũng không coi trọng việc học hành ở Trung Quốc đang khiến các nhà hoạch định chính sách phải đau đầu trước mục tiêu cải cách ngành sản xuất lên công nghệ cao từ nay đến năm 2025 (Made in China 2025)

Hiện nay, Trung Quốc chỉ có 25% số người trong độ tuổi lao động có trình độ cao đẳng đại học. Trong khi đó, nghiên cứu của chuyên gia kinh tế Scott Rozelle cho thấy những nước có thu nhập trung bình vươn lên hàng thu nhập cao trong 70 năm qua đều có ít nhất 75% lực lượng lao động có bằng cấp đại học. Bởi vậy với 1,4 tỷ người như hiện nay, hệ thống giáo dục Trung Quốc khó lòng thay đổi được chất lượng lao động của mình trong thời gian ngắn

photo-1-1511519312430.png

Gần 50% số trẻ em vùng quê Trung Quốc thiếu sự chăm sóc của cả bố và mẹ. Khoảng 1/3 học sinh nông thôn bỏ học từ cấp 2 và Trung Quốc là nước có tỷ lệ lao động trình độ cấp 3 thấp nhất trong số các quốc gia có thu nhập trung bình năm 2010

Những con số biết nói

Trong các kỳ thi toán hay khoa học quốc tế, Trung Quốc luôn đạt được những thành tích đáng nể nhưng nhìn tổng quan, chỉ những học sinh ở các thành phố lớn hay một bộ phận con nhà khá giả mới được đầu tư giáo dục đúng chuẩn quốc tế. Phần lớn những học sinh ở vùng nông thôn không được trang bị đầy đủ các kỹ năng cũng như có cơ hội để phát triển sự nghiệp. Hệ quả là những học sinh, sinh viên này phải nhắm đến các việc làm phổ thông ở nhà máy

Số liệu năm 2016 trong các bài kiểm tra chất lượng học sinh, sinh viên quốc tế (PISA) cho thấy Trung Quốc chỉ đứng thứ 10, 6 và 27 cho các bộ môn khoa học, toán và văn học. Trong khi đó, số liệu chính thức cho thấy chưa đến 9% số người Trung Quốc học tiếp sau cấp 3 và hơn 65% không học thêm sau cấp 2 vào năm 2010. So sánh trong khoảng 2008-2016, số sinh viên tốt nghiệp tại Trung Quốc đã giảm 1%

Ngoài các khu vực kinh tế lớn, hầu hết lao động tại các vùng nông thôn của Trung Quốc đều thiếu những kỹ năng cơ bản để đáp ứng cho một nền kinh tế phát triển như chính quyền Bắc Kinh hướng tới

Tồi tệ hơn, hàng triệu trẻ em của nước này đang được nuôi dạy không đúng cách khi cha mẹ phải lên thành phố làm việc, để lại trách nhiệm giáo dục cho ông bà, vốn có trình độ thấp, hoặc nhà trường, vốn không được trang bị đầy đủ

photo-2-1511519312418.jpg

Chuyên gia kinh tế Scott Rozelle giao lưu cùng học sinh nông thôn Trung Quốc

Nghiên cứu của chuyên gia kinh tế Scott Rozelle cho thấy trong những thập niên tới, Trung Quốc sẽ có tới 400 triệu lao động không đủ trình độ đi tìm kiếm việc làm và kết quả này đã khiến giới truyền thông phải xôn xao

Tại các vùng nông thôn Trung Quốc, những lớp học bị nhồi nhét với khoảng 50 học sinh và được dạy nặng về lý thuyết đang khiến học sinh nước này yếu kém về kỹ năng thực tế. Nghiên cứu của chuyên gia Rozelle cho thấy hơn 50% số học sinh cấp 2 tại các vùng nông thôn Trung Quốc có IQ dưới 90, thấp hơn rất nhiều so với yêu cầu thực tế để phát triển kinh tế

Trong khi các đô thị Trung Quốc phát triển thần tốc thì những vùng nông thôn nghèo lại bị bỏ mặc. Số liệu của World Bank cho thấy hơn 70 triệu người tại các vùng quê hiện chỉ có thu nhập chưa đến 1 USD mỗi ngày. Hệ quả là hệ thống giáo dục ở đây không đáp ứng được với mục tiêu phát triển của chính quyền Bắc Kinh trong tương lai

photo-3-1511519312428.jpg

Những "tương lai trẻ" tại các vùng quê của Trung Quốc đang không được quan tâm đúng mực về giáo dục

Khảo sát trên 133.000 học sinh tại các vùng quê của nhóm chuyên gia Rozelle cho thấy 27% bị bệnh thiếu máu hoặc suy dinh dưỡng, 33% bị nhiễm giun sán và 20% bị cận thị nhưng không được đeo kính hay chữa trị

Với những con số như vậy, có lẽ giấc mơ vươn lên nền kinh tế phát triển của Trung Quốc vẫn còn khá xa vời

Theo AB
 
Hãng điện thoại Trung Quốc thống trị châu Phi
- Mặc dù là một trong những nhà sản xuất điện thoại lớn nhất Trung Quốc, nhưng hãng này chưa từng bán ra chiếc điện thoại nào ở Trung Quốc. Tuy nhiên cách quê hương cả chục ngàn km, hãng này thống trị thị trường châu Phi. Cho dù phương Tây không hề biết đến họ, nhưng Transsion bỏ xa các hãng điện thoại danh tiếng như Samsung hay Apple ở Lục địa đen


Một cửa hàng điện thoại Tecno, hình ảnh phổ biến ở châu Phi

Tại các thành phố như Lagos, Nairobi hay Addis Ababa, người ta có thể dễ dàng bắt gặp một cửa hàng bán điện thoại Tecno, mặt hàng chủ lực của hãng Transsion. Ở Trung Quốc, hãng này không có bất cứ cửa hàng giới thiệu sản phẩm nào. Trụ sở hãng, một tòa nhà ở Thâm Quyến cũng nhạt nhòa trong rừng cao ốc chọc trời ở đây với rất nhiều công ty công nghệ ở Trung Quốc

Công ty này thành công theo hướng khác hẳn các công ty điện thoại khác ở Trung Quốc như Huawei và Xiaomi, đều phát triển ở thị trường trong nước trước khi vươn ra nước ngoài. Transsion xây dựng đế chế của họ ở châu Phi và chưa có kế hoạch “hồi hương”

Ở siêu thị Edna trên đường Bole nhộn nhịp, thủ đô Addis Ababa của Ethiopia, Mesert Baru đang tạo dáng để chụp ảnh “tự sướng” với chiếc điện thoại Tecno Camon i. "Chiếc điện thoại này chụp ảnh rất thích”, cô nhân viên bán hàng 35 tuổi nói

Sự hài lòng của cô Mesert với điện thoại Tecno không phải là không có lý.Các camera của điện thoại Tecno đã được tinh chỉnh để phù hợp với các loại nước da của người châu Phi, Arif Chowdhury, phó chủ tịch Transsion.“Camera của chúng tôi được hiệu chỉnh để phù hợp với người có da tối màu vì thế ảnh sẽ đẹp hơn”, ông nói

Người sáng lập Transsion là George Chu đã mất gần 10 năm đi khắp châu Phi làm đại diện bán hàng cho một hãng điện thoại và ông nhận thấy bán những chiếc điện thoại thiết kế cho các nước phát triển tại châu Phi là chiến lược sai lầm

Giữa những năm 2000, chính phủ Trung Quốc với chiến lược “ra ngoài” khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt là tăng cường mối quan hệ với châu Phi, lục địa có dân số tương đương Trung Quốc. Châu Phi, nói cách khác, có thể là một thị trường Trung Quốc thứ hai

Cho người dùng cái họ cần


Năm 2006, Chu mở công ty Tecno ở Nigeria, nhắm tới các nước châu Phi đông dân nhất.Lúc khởi đầu, khẩu hiệu của công ty là “nghĩ toàn cầu, hành động địa phương”, có nghĩa là sản xuất điện thoại phù hợp với nhu cầu đặc thù của người châu Phi

“Khi chúng tôi bắt đầu làm ăn ở châu Phi, chúng tôi nhận thấy họ thường lưu nhiều simcard trong ví”, ông Chowdhury nói với CNN. Trong ngày, họ thường thay sim để gọi nội mạng, bởi cước điện thoại ngoại mạng rất đắt, theo lời Nabila Popal, chuyên gia của công ty nghiên cứu thị trường IDC. “Họ không có tiền để mua hai điện thoại”, ông Chowdhurykể , "do vậy chúng tôi cung cấp giải pháp cho họ”. Và Transsion tung ra điện thoại 2 sim. Thời điểm đó cách nay đã 10 năm, khi điện thoại 2 sim chưa phổ biến như hiện nay

Sau đó hãng tiếp tục cải tiến các sản phẩm theo nhu cầu của người châu Phi. Hãng Transsion mở các trung tâm nghiên cứu và phát triển ở Trung Quốc, Nigeria và Kenya nhằm tìm cách đáp ứng tốt hơn nữa các nhu cầu của người dùng châu Phi/ Các ngôn ngữ địa phương như tiếng Amharic, Hausa và Swahili được tích hợp vào bàn phím, điện thoại được trang bị pin “trâu” hơn các hãng khác. “Tôi có thể cả ngày nói chuyện, lướt web, không vấn đề gì.Với điện thoại Samsung, đó là điều không thể”, cô Mesert nói

Đây là điều rất quan trọng. Ví dụ ở Nigeria, Nam Phi hay Ethiopia, điện thường xuyên bị cắt khiến nhiều người không thể sạc điện thoại trong nhiều giờ liền. Ở những thị trường kém phát triển hơn như Cộng hòa dân chủ Congo, người dùng có thể phải đi hàng chục cây số để sạc pin điện thoại ở chợ và phải mất tiền.

Nhưng có lẽ bước đi thông minh nhất của Transsion là chuyện giá cả. Họ có ba nhãn hiệu chính: Tecno, Infinix và Itel. Hầu hết các điện thoại thông minh của hãng được bán với giá từ 15 - 200 USD (hơn 300 ngàn tới hơn 4 triệu đồng)

Mesert nói cô mua chiếc điện thoại thông minh Tecno chỉ với giá 72USD. Trong khi đó, một chiếc iPhone 7 ở chỗ cô bán hàng được bày bán với giá 906 USD và chiếc Samsung Galaxy J7 khoảng 360USD, trong khi lương tháng trung bình ở Ethiopia chỉ từ 54- 108 USD mà hầu hết cửa hàng đều không cho trả góp

Anh Minh
 
Mối lo cho kinh tế toàn cầu khi dân Trung Quốc siết chặt hầu bao
– Sức mua của người dân Trung Quốc đang yếu đi, gây ra nỗi lo mới cho nền kinh tế toàn cầu vốn đang kỳ vọng thị trường đông dân nhất thế giới như là chỗ dựa thúc đẩy tăng trưởng

55ea4_kinh_te_trung_quoc.jpg

Một dây chuyền lắp ráp ở nhà máy sản xuất ô tô của liên doanh FAW-Volkswagen ở TP. Thiên Tân, Trung Quốc. Thị trường ô tô Trung Quốc chứng kiến doanh số suy giảm trong 11 tháng đầu năm ngoái

Theo tờ The New York Times, trong nhiều năm qua, dù có những bất ổn xảy ra ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới, các công ty toàn cầu vẫn đặt cược vào sức mua mạnh mẽ của người tiêu dùng Trung Quốc. Song giờ đây dân Trung Quốc lại siết chặt hầu bao đúng lúc nền kinh tế toàn cầu cần đến nguồn lực tài chính của họ. Dân Trung Quốc đang chi tiêu dè sản hơn vì lo lắng về mức tăng trưởng chững lại của đất nước, cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ và mức nợ cá nhân gia tăng

Zhao Zheng, một nhân viên môi giới bất động sản 26 tuổi, nằm trong nhóm người tiêu dùng Trung Quốc nhạy cảm với giá cả. Cô đã chọn mua chiếc smartphone thương hiệu Xiaomi, thay vì chiếc iPhone với giá đắt gấp nhiều lần

Cô nói: “Nền kinh tế Trung Quốc chắc chắn đang rất tệ”

Wang Xiaochuan, một trình dược viên ở TP. Yên Đài, tỉnh Sơn Đông, từng kiếm được mức thu nhập 145.000 đô la/năm nhưng giờ đây anh chỉ kiếm được 1/3 mức đó vì chính phủ siết chặt các quy định ngành dược phẩm. Thu nhập giảm sút khiến anh phải cắt giảm chi tiêu, chuyển sang mua sắm giày dép, áo quần của những thương hiệu nhỏ thay vì những thương hiệu xa xỉ

Một cú sụt giảm mạnh mẽ trong sức mua của người tiêu dùng Trung Quốc sẽ tác động lớn đối với nền kinh tế thế giới đang tìm kiếm những cỗ máy tăng trưởng cũng như những công ty đang phát triển nương tựa vào triển vọng kinh tế của Trung Quốc và những nhà đầu tư toàn cầu từ lâu xem người tiêu dùng Trung Quốc như là nguồn tạo lợi nhuận ổn định

Các dấu hiệu sa sút về niềm tin và sức mua của người tiêu dùng Trung Quốc đang ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Hôm 3-1, hãng Apple thông báo cắt giảm dự báo doanh thu trong quí cuối cùng của năm 2018 chủ yếu do doanh số iPhone sụt giảm ở Trung Quốc khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới suy yếu

Tình hình kinh doanh khốn khó của Apple ở Trung Quốc được xác nhận sau khi nền kinh tế Trung Quốc đón nhận hàng loạt dữ liệu xấu khác bao gồm doanh số ô tô suy giảm, doanh số bán lẻ tăng chậm, thị trường bất động sản sa sút, thị trường việc làm khó khăn hơn. Thị trường ô tô Trung Quốc chứng kiến doanh số suy giảm trong 11 tháng đầu năm ngoái. Doanh số smartphone ở Trung Quốc cũng giảm đến 13% trong quí 3-2018

Tất cả những điều này là dấu hiệu cho thấy người tiêu dùng Trung Quốc có thể đang mất đi niềm tin vững mạnh từng có trước đó. Niềm tin của người tiêu dùng suy yếu có thể gây khó khăn cho các nỗ lực của Trung Quốc để tái điều chỉnh phương hướng tăng trưởng của nền kinh tế

Chính phủ Trung Quốc hy vọng lực lượng người tiêu dùng khổng lồ của nước này sẽ đóng góp lớn hơn cho mức tăng trưởng kinh tế khi các dự án hạ tầng do chính phủ bảo trợ và các ngành công nghiệp truyền thống như sắt và xi măng không còn những trụ cột vững chắc của nền kinh tế

Sự chững lại về sức mua ở Trung Quốc có thể là dấu hiệu đáng lo ngại đối với nhiều công ty lớn nhất của Mỹ ở một thời điểm khi mà triển lợi nhuận và giá cổ phiếu của họ đang chịu sức ép lớn

Khu vực Đại Trung Hoa (Trung Quốc đại lục, Hồng Kông, Macau, Đài Loan) là thị trường lớn thứ ba của Apple sau Mỹ và châu Âu, đóng góp 52 tỉ đô la trong tổng doanh thu của Apple năm 2017. Thông qua các liên doanh với các đối tác ở Trung Quốc, doanh số ô tô hàng năm của hãng xe General Motors (Mỹ) ở Trung Quốc còn cao hơn ở Mỹ. Khu vực Đại Trung Hoa đóng góp 8% trong tổng doanh thu trên toàn cầu của công ty hàng tiêu dùng nhanh Procter & Gamble trong năm 2017

Do vậy, rất nhiều công ty trên toàn cầu đang cảm thấy lo lắng trước sức mua yếu ớt của người tiêu dùng Trung Quốc. Người tiêu dùng Trung Quốc tiếp tục duy trì sức mua tương đối mạnh mẽ trong các đợt kinh tế suy yếu gần đây và họ vẫn có thể đưa nền kinh tế đất nước trở lại lộ trình tươi sáng. Nhưng giờ đây họ có nhiều lý do để dè dặt chi tiêu

Xét trên nhiều phương diện, tăng trưởng của Trung Quốc chậm lại vì các nỗ lực chính phủ nhằm cắt giảm phụ thuộc vào hoạt động vay nợ cũng như các chính sách khác làm lung lay niềm tin của giới doanh nghiệp tư nhân

Niềm tin của giới kinh doanh suy giảm, chi phí lao động gia tăng và cuộc chiến thương mại với Mỹ cũng đang gây tổn thương cho thị trường việc làm của Trung Quốc

Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy nhu cầu tuyển dụng nhân sự trong các ngành kinh doanh xuất nhập khẩu của Trung Quốc giảm mạnh 53% trong quí 3-2018 so với cùng kỳ năm trước đó

Sức mua ảm đạm của người tiêu dùng Trung Quốc có thể trầm trọng nếu Bắc Kinh không giải quyết các vấn đề kinh tế của đất nước

“Vấn đề là liệu Trung Quốc có ổn định được tăng trưởng hay không khi nước này đang đối mặt với những cơn gió ngược kinh tế. Nếu thị trường lao động của Trung Quốc tiếp tục tệ hơn trong năm 2019 hay các điều kiện tài chính của Trung Quốc không cải thiện hay nếu thị trường chứng khoán Trung Quốc vẫn duy trì ở mức thấp, tất cả những điều này có thể gây áp lực thêm cho niềm tin của người tiêu dùng”, Wei Li, nhà kinh tế cấp cao ở ngân hàng Standard Chartered, nhận định

Chánh Tài
 
Giới siêu giàu Trung Quốc sợ đất nước sẽ thành… Venezuela thứ hai

chinesetouristslouisvuitton-1556874669137.jpg

Giới siêu giàu Trung Quốc đang lo sợ rằng Trung Quốc có thể sẽ đi theo con đường tương tự như Venezuela
Theo South China Morning Post, giới siêu giàu Trung Quốc đang mất niềm tin vào tương lai tài chính của đất nước trong bối cảnh lo ngại về tác động của thương mại toàn cầu và tự do hóa kinh tế dần chậm lại

Theo tờ Hurun Report, một công ty nghiên cứu có trụ sở tại Thượng Hải cho biết trong một cuộc khảo sát mới đây, chỉ hơn 1/3 công dân Trung Quốc cảm thấy "rất tự tin" về tương lai của nền kinh tế Trung Quốc

Nhìn bề ngoài, đó có vẻ là một con số đáng mừng, nhưng nếu so sánh với cuộc khảo sát tương tự 2 năm trước, thì có gần 2/3 người dân Trung Quốc rất tin tưởng vào tương lai kinh tế nước mình. Con số trong năm nay cũng là con số thấp nhất trong 15 năm cuộc khảo sát được thực hiện, tờ Hurun cho biết

Cuộc khảo sát tương tự của tờ Hurun cũng cho thấy số người Trung Quốc giàu có "không tự tin chút nào" vào tương lai nền kinh tế của nước mình đã tăng gấp đôi so với khảo sát năm ngoái lên 14%

Đáng nói, cuộc khảo sát của Hurun với 465 người Trung Quốc siêu giàu cũng cho thấy gần một nửa trong số họ đang tính đến chuyện di cư hoặc đã thực hiện các động thái để di cư khỏi Trung Quốc

Sở dĩ, giới thượng lưu Trung Quốc đang mất niềm tin vào nền kinh tế nước này vì cuộc tranh chấp thương mại với Mỹ ngày càng dai dẳng và suy giảm tăng trưởng nói chung, tờ South China Morning Post nhận định

Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc dù vẫn rất cao theo tiêu chuẩn của các nền kinh tế phát triển, nhưng cũng đang chậm lại. Vào cuối năm 2018, nó đã chạm mốc tăng trưởng chậm nhất so với năm trước kể từ cuộc Đại suy thoái

Cụ thể, nền kinh tế Trung Quốc chỉ tăng trưởng 6,6% so với một năm trước đó, giảm so với mức 6,9% của năm 2017, theo dữ liệu chính thức

Không chỉ tăng trưởng chậm lại, mà nhiều người siêu giàu trong giới tinh hoa Trung Quốc còn lo sợ rằng việc tự do hóa kinh tế giúp Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới đang là mơ mộng viển vông

Một cuộc khảo sát mới đây của tờ New York Times cho thấy rằng, một số công dân giàu có thậm chí còn sợ rằng Trung Quốc có thể sẽ đi theo con đường tương tự như Venezuela

“Những lo ngại về triển vọng dài hạn của Trung Quốc đang gia tăng. Sự bi quan đang ngày càng nhiều, và thực tế, một số doanh nhân đang so sánh tương lai của Trung Quốc với một quốc gia khác, nơi chính phủ nắm quyền kiểm soát nền kinh tế theo một cách không hề dễ dàng: Venezuela”, tờ New York Times viết

Hồng Vân
 
Thảm cảnh của giới doanh nhân Trung Quốc

ft-15584074290521513252189-crop-1558407443786734742301.jpeg

Sự hậu thuẫn và ưu ái đặc biệt đối với khu vực nhà nước là áp lực đè nặng lên các công ty tư nhân vốn rất năng động

Khoảng cách giữa khu vực tư nhân và nhà nước lần đầu được tiết lộ

Sinh ra trong cảnh nghèo đói đến cùng cực tại một vùng nông thôn Trung Quốc, Liu Chonghua giờ đây đã trở thành một triệu phú nhờ bán bánh ngọt. Bằng số tiền kiếm được từ đó, ông đã xây 6 toà lâu đài theo phong cách châu Âu. 5 trong số 6 toà lâu đài là địa điểm du lịch nổi tiếng

Câu chuyện của ông Liu là một trong rất nhiều trường hợp đi lên từ đôi bàn tay trắng, trong quá trình chuyển đổi của đất nước, khi Trung Quốc trở thành một nền kinh tế định hướng thị trường hơn. Khi Hurun công bố bảng xếp hạng những người giàu có nhất Trung Quốc lần đầu tiên vào năm 1999, thì chỉ có 50 người sở hữu khối tài sản trên 6 triệu USD. Thế nhưng, danh sách này hiện có gần 2.000 người, nắm giữ hơn 300 triệu USD. Dù 4 thập kỷ trước đây, khu vực tư nhân còn chưa tồn tại ở Trung Quốc, thì giờ đây đã chiếm tới 60% sản lượng kinh tế của nước này và 80% việc làm tại các khu đô thị vào năm 2017, theo số liệu thống kê chính thức


Ông Liu Chonghua

Năm 2013, ông Liu đã chi 100 triệu tệ để xây những toà lâu đài. Tuy nhiên, sau đó ông gặp phải một số vấn đề. Doanh số tại hàng trăm cửa hàng bánh của ông bắt đầu sụt giảm, khiến ông không có đủ tiền để hoàn thành việc xây dựng ngôi nhà kiểu lâu đài của mình. Ông Liu chia sẻ: "Khi còn nhỏ, tôi không sợ trời, không sợ đất. Còn bây giờ tôi cảm thấy một loại áp lực vô hình"

Sau 2 thập kỷ phát triển đưa GDP tăng trưởng gần 2 con số từ đầu những năm 1990, nền kinh tế Trung Quốc giờ đây trên đà tuột dốc. Sự trì trệ này đã trở nên rõ ràng hơn. Năm ngoái, tăng trưởng GDP đạt 6,6% - mức thấp nhất kể từ năm 1990 - ảnh hưởng đến kinh doanh, xã hội và cả chính trị của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới

Tình trạng u ám đối với các chủ doanh nghiệp tư nhân như ông Liu là một trong những nguyên nhân gây ra sự giảm tốc. Nhiều doanh nhân nghĩ rằng nhiều thập kỷ cải cách kinh tế đã bị đình trệ kể từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình đảm nhận vai trò lãnh đạo đất nước vào năm 2012. Cụm từ mà họ thường sử dụng để miêu tả sự thay đổi này là "guo jin min tui", có nghĩa là "nhà nước tiến bộ khi khu vực tư nhân đi lùi"

Có những dấu hiệu cho thấy chiến lược của ông Tập đã đưa các công ty nhà nước vào trọng tâm của phát triển kinh tế, tạo áp lực cho khu vực tư nhân - khu vực đảm nhiệm phần lớn cho tính năng động của Trung Quốc trong 4 thập kỷ qua

Cuộc chiến thương mại với Mỹ cũng gây ảnh hưởng lớn tới các doanh nhân Trung Quốc. Các công ty tư nhân chiếm tới 90% lượng xuất khẩu. Quyết định nâng thuế mới đây của Washington đã gây ra tình trạng đỏ lửa của thị trường chứng khoán, là rào cản cho các doanh nghiệp tư nhân có khả năng huy động vốn. Số lượng doanh nhân lọt top có khối tài sản 2 tỷ tệ của Hurun vào năm ngoái đã giảm 237 so với năm trước, chỉ còn 1.893 người

Sự phân biệt giữa khu vực tư nhân và nhà nước đã bị phanh phui khi một bài báo có nội dung chỉ trích gay gắt các doanh nghiệp tư nhân của một cựu nhân viên ngân hàng hồi năm ngoái. Bài báo này đã nhanh chóng trở thành chủ đề được bàn tán xôn xao trên mạng xã hội Trung Quốc. Theo tác giả của bài viết - Wu Xiaoping, khu vực tư nhân đã hoàn thành "nhiệm vụ lịch sử" của họ, đó là giúp đỡ các công ty nhà nước phát triển và giờ đã đến lúc bắt đầu "phai nhạt"

Trong những năm trước, quan điểm này dường như vẫn chưa đủ sức gây sự chú ý. Tuy nhiên, mọi thứ đã lên đến đỉnh điểm khi Chủ tịch Tập Cận Bình hồi năm ngoái đã cảnh báo rằng các Bộ cần có tiếng nói hơn về quản trị doanh nghiệp

Thậm chí, đã có những dấu hiệu cho thấy dự đoán của Wu đang dần trở thành sự thật. Trong bài, ông đã nói về một chiến lược phổ biến để huy động vốn bằng cách cầm cố cổ phiếu làm tài sản thế chấp cho các khoản vay. Khi giá cổ phiếu sụt giảm trong vòng 1 năm qua, hơn 60 công ty niêm yết đã buộc phải bán lượng cổ phần đáng kể cho các tập đoàn nhà nước. Ở một vài trường hợp, các công ty đã phải bán cổ phần đa số và được quốc hữu hoá

Biến động chính trị

Lịch sử chính trị gần đây ở thành phố 8 triệu dân Trùng Khánh cũng là một điều bất thường đối với chính sách kinh tế của Trung Quốc. Bạc Hy Lai, bí thư đảng uỷ Trùng Khánh năm 2007, điêu đứng bởi một vụ bê bối tham nhũng vào năm 2012. Sau đó, ông bị kết án tù chung thân. Người kế nhiệm, Sun Zhengcai, cũng có tội danh và phải chịu mức án tương tự hồi năm ngoái

Tuy nhiên, thành phố này đã trở thành "phòng thí nghiệm" cho mô hình tăng trưởng lấy nhà nước là trung tâm - vốn đã rất thành công trong việc giúp Trung Quốc đứng vững trong cuộc khủng hoảng tài chính. Trùng Khánh trở thành thành phố có tốc độ phát triển nhanh nhất Trung Quốc, thông qua quá trình đô thị hoá nhanh chóng và tăng chi chi tiêu cơ sở hạ tầng do nhà nước chỉ định



Khi cả thế giới phải đối mặt với cuộc suy thoái, thì thành phố này vẫn phát triển một cách bùng nổ. GDP tăng 17% chỉ riêng trong năm 2010. Dưới sự dẫn dắt của ông Sun, thành phố này tiếp tục duy trì mức tăng trưởng 2 con số. Nhiều công ty tư nhân ở Trùng Khánh, như chuỗi cửa hàng bánh của ông Liu, đều được hưởng lợi từ vốn đầu tư ồ ạt chảy vào khi thu nhập của ngành xây dựng đã kích thích sức tiêu dùng

Thế nhưng, mô hình tăng trưởng của Trùng Khánh lại đặt các công ty tư nhân ở "ngoài lề". Theo ước tính, doanh nghiệp tư nhân hiện chỉ chiếm 50% sản lượng kinh tế của thành phố. Một số ý kiến dự đoán rằng một thế hệ doanh nhân mới có thể sẽ xuất hiện. Mô hình tăng trưởng do đầu tư đã dần mất đà. Với mức độ đô thị hoá hiện ở mức 60%, Trùng Khánh đang vượt xa mức trung bình quốc gia và lợi nhuận từ các dự án cơ sở hạ tầng hiện đang sụt giảm. Tốc độ tăng trưởng của Trùng Khánh đã giảm mạnh 6% vào năm ngoái

Bùng nổ đầu tư đã khiến Trùng Khánh phải gánh chịu núi nợ khổng lồ, với các công ty nhà nước có khoản nợ phải trả tương đương gần 200% GDP của thành phố, theo ước tính của OECD

Nhiều doanh nghiệp tư nhân điêu đứng vì chiến dịch chống tham nhũng và xử lý ngân hàng ngầm

Tương tự, tình trạng kinh tế giảm tốc cùng nợ gia tăng cũng xảy ra trên cả đất nước. Nợ của Trung Quốc đã tăng lên gần 300% GDP trong thập kỷ qua, trong đó các công ty nhà nước chiếm phần lớn đà tăng. Dù đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Trung Quốc, thì họ vẫn phải đối diện với một mặt tối của sự tăng trưởng của khu vực tư nhân

Với hệ thống pháp lý yếu kém, các chủ doanh nghiệp có được sự hỗ trợ thông qua những móc nối với chính quyền địa phương. Theo đó, nhiều doanh nghiệp đã gặp khó khăn khi chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập được khởi xướng vào năm 2013. Khi đó, hàng chục quan chức trên khắp Trung Quốc đều bị truy tố, mối liên hệ về chính trị - kinh doanh cũng được xem xét rất kỹ lưỡng

Động thái kiểm soát gắt gao đối với các quan chức đã đưa chính quyền ông Tập tiến đến một chiến dịch mới đối với các ngành công nghiệp gây ô nhiễm. Khi đó, hàng ngàn công ty phải đóng cửa và họ phải đưa ra một chiến dịch nhằm kết thúc tình trạng dư thừa sản xuất trong ngành công nghiệp nặng

Hai chiến dịch này đã đè nặng lên các công ty tư nhân. Ngoài ra, ông Tập cũng tập trung vào việc thu thuế, cải thiện tình trạng các công ty tư nhân trốn thuế VAT và đóng góp an sinh xã hội cho người lao động

Dẫu vậy, "cú đánh" mạnh nhất là việc thắt chặt kinh phí. Năm 2016, sau nhiều dấu hiệu cảnh báo rằng "gánh nặng" nợ có nguy cơ châm ngòi cho khủng khoảng tài chính, chính quyền ông Tập đã vào cuộc, nhắm đến hệ thống ngân hàng ngầm. Nguồn hỗ trợ tài chính bất ngờ biến mất đã dẫn đến quy mô vỡ nợ chưa từng thấy ở Trung Quốc. 124 công ty phát hành trái phiếu có giá trị 121 tỷ NDT đã vỡ nợ vào năm ngoái. Các công ty tư nhân chiếm 80% số đó, dẫn đến tình trạng tăng trưởng kinh tế giảm tốc, thất nghiệp gia tăng

Một loạt các vụ vỡ nợ xảy ra là lời cảnh tỉnh cho chính quyền Trung Quốc. Ông Tập đã đưa ra những bình luận nhằm trấn an các doanh nghiệp tư nhân: "Bất kỳ lời nói hay hành động nào phủ nhận hoặc làm suy yếu nền kinh tế tư nhân đều là sai lầm." Ông thực hiện một cuộc họp với khoảng vài chục lãnh đạo doanh nghiệp và nói rằng "tất cả các công ty tư nhân và doanh nhân tư nhân nên cảm thấy yên tâm"

Năm nay, chính phủ đã cam kết cắt giảm thuế kinh doanh ở mức 298 tỷ USD và yêu cầu các ngân hàng tăng cường cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ thêm 30%. Tuy vậy, động thái này lại đến đúng lúc chính phủ kêu gọi các ngân hàng giảm rủi ro cho vay, nên hiệu quả của nó lại không được phát huy hoàn toàn


Alex Zhou

Tình trạng không chắc chắc như thế này gây áp lực đáng kể lên các doanh nhân như Alex Zhou - một nhà phát triển bất động sản đã đầu tư 90 triệu NDT để đưa một nhà máy bỏ hoang ở Trùng Khánh trở thành một khu nghệ thuật hiện đại. Đây chính là loại hình kinh doanh dịch vụ mà chính quyền Trung Quốc cho biết họ muốn khuyến khích. Thế nhưng, hiện tại, Zhou vẫn chưa có được một khoản vay từ ngân hàng

Và gần đây, chính quyền địa phương đã thu hồi giải thưởng sáng tạo 10 triệu NDT mà họ đã từng trao cho anh. Zhou nói: "Chúng tôi nhận được một thông báo nói rằng chúng tôi không thể nhận số tiền trên bởi chúng tôi là doanh nghiệp tư nhân. Số tiền này là của quốc gia, nó nên thuộc về các doanh nghiệp nhà nước"

Hương Giang
 
Năm 2017 có 10.000 triệu phú đã rời bỏ Trung Quốc
Số liệu từ công ty nghiên cứu thị trường New World Wealth cho biết, có tới 10.000 triệu phú đã rời bỏ Trung Quốc chỉ riêng trong năm 2017

Trong những năm gần đây, số lượng triệu phú Trung Quốc nộp đơn xin visa Đầu tư Hạng 1 ở Anh đang ngày càng tăng lên. Để xin được loại visa này, họ phải chi tới 2 triệu bảng Anh (hơn 60 tỷ VND), theo Forbes

Số liệu từ Cục Biên giới thuộc Bộ Nội vụ Anh cho biết, riêng năm 2018, gần một nửa số visa loại này được cấp cho người Trung Quốc. Từ quý 4/2018 sang quý 1/2019, số lượng người Trung Quốc được cấp visa loại này đã tăng tới 45%. Có tổng cộng 67 visa được chấp thuận trong ba tháng tính đến tháng 4, chiếm hơn một nửa tổng số visa của năm

Trung Quốc cũng đã vượt xa các nước khác về số lượng visa được Anh cấp cho các triệu phú. Nước đứng thứ hai là Nga chỉ chiếm có 7% số visa trong năm 2018


Giới nhà giàu Trung Quốc chạy ra nước ngoài ngày càng nhiều

Có tới 80% các triệu phú nói rằng, nguyên nhân chính khiến họ xin định cư ở Anh là để con cái họ được theo học tại nước này, theo báo cáo thường niên của công ty Hurun về giới siêu giàu ở Trung Quốc

“Lý do để các nhà đầu tư Trung Quốc đến Anh với mục đích học tập cho con cái, và cũng để có có sự đa dạng hóa liên quan đến sự giàu có của họ”, ông Rafael Steinmetz Leffa, trưởng phòng phụ trách Trung Quốc ở công ty tư vấn xin visa đầu tư Shard Capital cho biết

“Tuy nhiên, trong khi trò chuyện với những khách hàng mới, họ cho biết những lo ngại về sự mất cân bằng trong thương mại (do việc leo thang thuế quan Mỹ-Trung), sự không chắc chắn về kinh tế và những thay đổi sắp tới trong việc đánh thuế hình thức đầu tư (tài sản) truyền thống đã trở thành yếu tố hàng đầu trong quyết định xin visa nhập cư của họ”, ông Rafael nói thêm

Cuộc thương chiến Mỹ-Trung dường như đang tác động vào giới giàu có của Trung Quốc, cụ thể là vào tài sản của họ. Năm nay, tạp chí Forbes tính thêm 49 tỷ phú mới của Trung Quốc, ít hơn so với số liệu một năm về trước, và là lần đầu tiên sự sụt giảm được ghi nhận kể từ năm 2012

Ngoài ra, báo cáo Hurun ước tính 1.000 tỷ USD đã “bay” khỏi tổng tài sản của các tỷ phú Trung Quốc, do thị trường chứng khoán bị sụt giảm 23%, kèm theo đồng Nhân dân tệ cũng giảm 6%, theo ông Rupert Hoogewerf, giám đốc và nhà nghiên cứu chính của công ty Hurun cho biết

Giới thượng lưu Trung Quốc không tin vào khả năng của nước mình trong cuộc chiến thương mại với Mỹ, nếu nhìn vào số người giàu xin định cư ở nước ngoài. Theo công ty nghiên cứu thị trường New World Wealth, chuyên thu thập dữ liệu về xu hướng di cư của người giàu, 10.000 triệu phú Trung Quốc đã rời bỏ đất nước trong năm 2017

Không chỉ muốn trốn khỏi cuộc chiến thương mại ở Trung Quốc, nhiều người còn cho rằng Mỹ sẽ là nước hưởng lợi lớn nhất từ các căng thẳng trong thương mại. Điều này không phải không có cơ sở, khi có đến 80% người giàu có ở Trung Quốc thà chuyển đi sinh sống ở Mỹ còn hơn bất kỳ quốc gia nào khác, theo Hurun

Cụ thể, các nhà đầu tư Trung Quốc cũng chiếm 85% visa EB-5 của Mỹ, tương tự visa Đầu tư Hạng 1 của Anh. Họ làm vậy vì lo sợ những loại visa này sẽ khó xin hơn và đắt hơn trong tương lai, và Trung Quốc có thể giới hạn dòng tiền chuyển ra nước ngoài

Tuấn Trần
 
Doanh nghiệp nhỏ kêu cứu vì hết tiền
Công ty của Wu Hai có 12 triệu nhân dân tệ (1,7 triệu USD), chỉ đủ tồn tại 2 tháng khi không thể mở cửa vì dịch bệnh bùng phát

Wu Hai là chủ một chuỗi cửa hàng karaoke tại Bắc Kinh. Trên trang cá nhân, anh nói rằng dịch bệnh có thể "hủy hoại" 50 quán karaoke trên cả nước, khiến 1.500 nhân viên có nguy cơ mất việc. Công ty của anh – MeiKTV hiện có 12 triệu nhân dân tệ (1,7 triệu USD) tiền mặt. Số tiền này chỉ đủ cho họ tồn tại 2 tháng khi không thể mở cửa hoạt động

"Điều này có nghĩa chúng tôi sẽ chết vào tháng 4 nếu nhà đầu tư không rót thêm tiền", anh nói

Shu Congxuan – chủ tịch Home Original Chicken tuần trước cho biết chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh của ông đã phải đóng hơn 400 cơ sở khi dịch bệnh bùng phát. Công ty sắp hết tiền vì vẫn phải trả tiền thuê cửa hàng và nhân viên. Dù vậy, Shu khẳng định sẽ cố giữ việc làm cho nhân viên, kể cả phải bán nhà bán xe

Nhiều công ty khác phải nghĩ đủ cách để bù đắp phần nào số lỗ. Nhà hàng Meizhou Dongpo cho biết nhân viên của họ thậm chí phải mở quầy rau vệ đường để bán. Đây là số rau họ mua để chuẩn bị cho Tết Nguyên đán, nhưng không dùng được vì dịch bệnh bùng phát

meizhou-dongpo-1581753063-2309-1581753394.jpg

Nhà hàng Meizhou Dongpo bán số rau chuẩn bị cho Tết

Nhiều công ty lớn tại đã mở cửa trở lại sau nhiều tuần ngừng hoạt động để ngăn dịch bệnh lây lan. Tuy nhiên, các công ty nhỏ thường khó đáp ứng quy tắc y tế nghiêm ngặt của giới chức địa phương. Vì thế, nhiều doanh nghiệp chẳng có cách nào khác ngoài việc để nhân viên làm việc tại nhà. Nếu không được hỗ trợ, hoặc dịch bệnh không lắng xuống, rất nhiều công ty chỉ có thể sống sót được vài tuần

Một khảo sát của China International Capital Corp trên 163 công ty tại Trung Quốc cho thấy chưa đầy một nửa có thể hoạt động trở lại trong tuần này. Con số đáng báo động hơn là khoảng 300 doanh nghiệp vừa và nhỏ khác trong khảo sát của Đại học Thanh Hoa và Bắc Kinh cho biết chỉ có thể tồn tại một tháng với lượng tiền mặt hiện tại

Đây là tin tức tồi tệ với doanh nhân khởi nghiệp Trung Quốc và cả nền kinh tế nói chung. Vì 30 triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ nước này hiện đóng góp hơn 60% GDP quốc gia. Thuế từ nhóm này đóng góp hơn nửa doanh thu cho chính phủ. Họ còn tạo công ăn việc làm cho hơn 80% lao động Trung Quốc

Chưa có thống kê nào chỉ ra bao nhiêu công ty sẽ chịu tác động toàn diện từ dịch bệnh lần này. Các khảo sát chỉ bao phủ một phần rất nhỏ. Vì thế, hậu quả cuối cùng không thể ước tính. Tuy nhiên, rất nhiều doanh nghiệp nhỏ từ trước đó đã lao đao vì kinh tế trong nước tăng trưởng chậm lại, nhu cầu giảm sút và chiến tranh thương mại với Mỹ

"Dịch cúm corona chẳng khác nào ống hút rút sạch nước trong bướu lạc đà", Zhao Jian – Giám đốc Viện Nghiên cứu Atlantis nhận xét trong một báo cáo tháng này. Ông cảnh báo nếu dịch bệnh không sớm chấm dứt, thất nghiệp sẽ tăng vọt vì nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt động. Làn sóng tịch biên nhà có thể xảy ra, càng gây sức ép lên kinh tế Trung Quốc

Theo khảo sát của Đại học Thanh Hoa và Bắc Kinh, 85% công ty cho biết sẽ phá sản nếu dịch bệnh kéo dài 3 tháng. Còn nếu thời gian này là 9 tháng, 90% công ty sẽ biến mất

Giới chức Trung Quốc biết rằng họ đang phải giải quyết vấn đề rất lớn. Tuần trước, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã bơm hàng tỷ USD vào thị trường tiền tệ, nhằm khuyến khích các ngân hàng cho vay. Họ cũng lập quỹ đặc biệt 300 tỷ nhân dân tệ, cho vay lãi suất thấp với các công ty chủ chốt trong hoạt động ngăn ngừa dịch bệnh

Giới chức địa phương tại Bắc Kinh, Thượng Hải và nhiều tỉnh khác cũng đã đưa ra biện pháp giúp doanh nghiệp nhỏ, như hỗ trợ thuê mặt bằng, hay gia hạn thời gian nộp thuế, bảo hiểm. Nhiều công ty lớn, như Alibaba hay JD.com còn cam kết sẵn sàng tiếp nhận người lao động mất việc vì dịch bệnh

Dù vậy, chẳng ai biết các biện pháp này sẽ có tác động đến đâu. Wu nói rằng kể cả có chính sách hỗ trợ, họ cũng đang lâm vào "đường cùng". Các chi phí an sinh xã hội vẫn là khoản chi lớn với doanh nghiệp. Và hoãn lại cũng không giải quyết được vấn đề gì. Các chủ nhà cũng chưa chắc sẽ giảm tiền thuê cho họ

"Nhân viên của tôi sắp thất nghiệp. Công ty cũng sắp sập rồi", anh nói, "Chúng tôi không có tài sản cố định để thế chấp. Không có dòng tiền hoạt động. Vì chúng tôi có kinh doanh được đâu? Anh nói xem, khi nào các công ty vừa và nhỏ mới được vay vốn ngân hàng ?"
 
Ngày càng nhiều doanh nhân Trung Quốc di cư sang phương Tây

Chỉ hai năm trước, các nhà dự báo đã coi Trung Quốc là trung tâm đổi mới trong tương lai do số lượng công ty khởi nghiệp trị giá hàng tỷ USD ở nước này tăng với tốc độ đáng kinh ngạc. Tuy nhiên, Bắc Kinh sẽ mất dần lợi thế này nếu không thể ngăn các doanh nhân giàu có di cư sang phương Tây

'Điều khủng khiếp đối với nền kinh tế', ngày càng nhiều doanh nhân Trung Quốc di cư sang phương Tây

Sau khi kết thúc gần ba năm áp dụng chính sách zero-covid, Trung Quốc đã phải vật lộn để vực dậy tăng trưởng, ngăn chặn giảm phát và củng cố lĩnh vực bất động sản đang bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng

Tuy nhiên, có một mối đe dọa kinh tế đáng lo ngại không kém chính là tình trạng "chảy máu chất xám", khi các doanh nhân giàu có và trình độ cao liên tục rời khỏi Trung Quốc trong nửa thập kỷ qua

Theo dữ liệu do Wall Street Journal tổng hợp, trung bình khoảng 9.000 cá nhân có khối tài sản trên 1 triệu USD đã rời khỏi Trung Quốc mỗi năm kể từ năm 2010

Tuy nhiên, tới năm 2018, con số này đã gia tăng đáng kể. Dự kiến sẽ có 13.500 người thuộc tầng lớp tinh hoa của Trung Quốc rời khỏi đất nước trong năm nay, theo ước tính của các công ty tư vấn Henley & Partners và New World Wealth

Theo Business Insider, có nhiều yếu tố khiến càng nhiều người giàu Trung Quốc di cư khỏi đất nước

Trong vài năm qua, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã mạnh tay siết quản lý hoạt động kinh doanh, nhắm vào các doanh nhân nổi tiếng như người sáng lập Alibaba Jack Ma, và đưa ra các quy định kiểm soát khắc nghiệt đã xóa sạch hơn 1 nghìn tỷ USD giá trị thị trường của các công ty Big Tech trong nước

Ông Rich Nuzum, Chiến lược gia đầu tư của Mercer, cho biết các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt của Bắc Kinh và tình trạng bất ổn kinh tế cũng góp phần thúc đẩy sự gia tăng di cư của các triệu phú

“Dòng nhân tài đã đảo ngược và giờ đây chúng ta có những người gốc Trung Quốc rời đi để kiếm tiền bằng cách thành lập các công ty khởi nghiệp ở nơi khác. Họ đang hướng tới Bắc Mỹ hoặc Tây Âu để có sự ổn định chính trị hơn và những gì họ cho là những cơ hội tốt hơn cho bản thân và con cái họ”, ông Nuzum nhấn mạnh thêm

Theo Business Insider, chảy máu chất xám hầu như luôn là tin xấu đối với một quốc gia, cướp đi động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế

“Chảy máu chất xám là điều khủng khiếp đối với nền kinh tế, bạn cần những người lãnh đạo để thúc đẩy nền kinh tế của mình tiến lên. Nếu một doanh nhân rời đi thì sao cũng được, nhưng nếu hàng chục hoặc hàng trăm nghìn người di di cư sang nước khác thì đó là một vấn đề lớn”, ông Nuzum bày tỏ quan ngại
 
Trung Quốc: 1,4 tỷ dân cũng không ở hết toàn bộ nhà bỏ trống

Ngay cả toàn bộ dân số Trung Quốc 1,4 tỷ người cũng không đủ để lấp đầy tất cả các căn hộ đang bỏ không rải rác khắp nước này, Reuters dẫn nguồn cựu quan chức Trung Quốc cho hay


Thị trường bất động sản của Trung Quốc đã suy yếu kể từ năm 2021

Số liệu mới nhất của Cục thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) cho thấy, tính đến cuối tháng 8, tổng diện tích mặt sàn của các căn nhà chưa được bán là 648 triệu m2. Theo tính toán của Reuters, con số này tương đương với khoảng 7,2 triệu ngôi nhà (nếu tính trung bình diện tích 1 căn là 90 m2)

Đó là còn chưa tính đến vô số dự án lưu trú vốn đã được bán nhưng vẫn chưa hoàn thiện do gặp trục trặc về dòng tiền, và rất nhiều căn nhà bị đầu cơ mua vào giai đoạn phục hồi thị trường năm 2016 hiện vẫn bỏ trống. Tất cả tạo nên lượng lớn không gian bỏ không, không được sử dụng, giới chuyên gia ước tính

"Hiện nay có bao nhiêu căn nhà bỏ không? Mỗi chuyên gia đưa ra một con số khác nhau, trong đó cực đoan nhất được cho là số nhà trống hiện đủ cho 3 tỷ người ở", nguyên phó cục trưởng cục thống kê Trung Quốc He Keng phát biểu trong một diễn đàn tổ chức ở thành phố Đông Quản, miền Nam Trung Quốc. Đoạn video ghi lại bài phát biểu của ông He Keng được hãng thông tấn Trung Quốc China News Service đăng tải

"Con số ước tính này có thể hơi quá, nhưng có lẽ 1,4 tỉ người không thể lấp đầy số căn hộ đó", ông He Keng nói

Theo Wall Street Journal (WSJ), chính quyền Trung Quốc gần đây đã tạo điều kiện dễ dàng hơn cho người mua nhà nhằm thúc đẩy buôn bán bất động sản. Bắc Kinh đã mở rộng định nghĩa "người mua nhà lần đầu" - nhóm đối tượng có thêm nhiều ưu đãi, đặc quyền - và hạ thấp tỷ lệ tiền trả trước (down-payment) giữa căn nhà đầu tiên và căn nhà thứ hai

Những chính sách này đã kéo người mua nhà tiềm năng quay trở lại các điểm trưng bày bất động sản ở Bắc Kinh, Thượng Hải và những thành phố trọng điểm của Trung Quốc

"Cuối chu kỳ này, việc tiêu thụ tại các thành phố lớn sẽ ổn định và thậm chí còn phục hồi", nhưng viễn cảnh tích cực nhất đối với nhiều thành phố nhỏ và tầm trung là tình trạng buôn bán bất động sản không suy yếu thêm nữa", nhà kinh tế học Ting Lu của tập đoàn dịch vụ tài chính Nomura nhận định

Yao Yu, nhà sáng lập công ty nghiên cứu tín dụng Trung Quốc YY Rating cho rằng, kể cả khi Country Garden tránh được nguy cơ vỡ nợ thì tập đoàn này cũng sẽ phải thu hẹp quy mô đáng kể và tình trạng doanh thu sụt giảm sâu hơn là không thể tránh khỏi. "Thời đại của những gã phát triển bất động sản tư nhân khổng lồ của Trung Quốc đã qua", ông Yu nói

WSJ dẫn lời các nhà kinh tế học dự đoán rằng, các vấn đề của ngành kinh doanh nhà ở tại Trung Quốc sẽ tác động sâu thêm tới niềm tin tiêu dùng và kéo dài xu thế xuống dốc của lĩnh vực bất động sản. Bất động sản và các ngành công nghiệp liên quan đóng góp gần 25% GDP Trung Quốc

"Toàn bộ ngành công nghiệp đều gặp vấn đề", giáo sư kinh tế học Kenneth Rogoff của Đại học Harvard nhận định. Ông cho biết thêm rằng, nhiều năm xây dựng quá nhiều đã dẫn tới tình trạng dư thừa cung vượt quá cầu về nhà ở tại Trung Quốc và sẽ cần tới động thái điều chỉnh trong thị trường bất động sản
 
Top