What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Japan ThinkTank

LOBBY.VN

Administrator
Nhật vận động doanh nghiệp đầu tư vào Nga

Chính quyền Nhật Bản đang vận động doanh nghiệp nước này đầu tư vào Nga nhằm giúp sớm giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo tranh chấp Nam Kuril, theo Reuters

Căng thẳng kéo dài giữa Nhật Bản và Nga liên quan đến quần đảo tranh chấp Nam Kuril (theo cách gọi của Nga)/Vùng lãnh thổ phía bắc (cách gọi của Nhật Bản) khiến Nga và Nhật Bản không thể ký kết hiệp định hòa bình nhằm kết thúc cuộc chiến giữa hai bên trong chiến tranh thế giới lần 2

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang nỗ lực thắt chặt mối quan hệ với Tổng thống Nga Vladimir Putin và vận động hành lang để các doanh nghiệp Nhật đầu tư vào Nga, giúp đẩy mạnh tiến trình giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ, hướng tới ký kết hiệp định hòa bình, trước thềm chuyến thăm của ông Putin đến Nhật Bản vào tháng 12.2016, Reuters ngày 2.11 dẫn lời các nguồn tin chính phủ Nhật Bản tiết lộ

“Cơ bản là hợp tác kinh tế do khối tư nhân dẫn đầu và chính phủ đang vận động thêm nhiều doanh nghiệp đầu tư vào các dự án ở Nga”, một nguồn tin nói

Tuy nhiên một cựu quan chức Bộ Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản nhận định: “Dù muốn làm hài lòng ngài Thủ tướng, nhưng nếu đầu tư không có lợi nhuận, thậm chí dù bị gây áp lực, các doanh nghiệp sẽ nói không”

Ông Abe đã trao cho Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Hiroshige Seko bản kế hoạch mới về hợp tác kinh tế với Nga. Chính quyền Nhật Bản hồi tháng 5.2016 đề xuất 8 lĩnh vực hợp tác với Nga, bao gồm năng lượng, y tế. Nga thì đề xuất hàng chục dự án hợp tác với Nhật Bản, từ phát triển cảng, năng lượng cho đến nông nghiệp và nghề cá, các nguồn tin chính phủ Nhật cho hay. Hai bên đang cố đạt được các thỏa thuận về “những dự án ưu tiên” khi ông Seko có chuyến thăm Nga vào ngày 2.11, một nguồn tin cho biết

Bộ Phát triển Viễn Đông của Nga hồi tuần rồi cho hay thu hút đầu tư Nhật Bản là ưu tiên, và phó Thủ tướng Nga Alexander Osipov bày tỏ kỳ vọng đạt được thỏa thuận hợp tác với Nhật Bản trong chuyến thăm của ông Putin đến Nhật Bản lần này. Theo Bộ này, Nhật Bản cân nhắc đầu tư trên 16 tỉ USD vào vùng Viễn Đông và Siberia của Nga

Tuy nhiên, các doanh nghiệp Nhật Bản lâu nay luôn phàn nàn về môi trường kinh doanh ở Nga. Theo khỏa sát của Tổ chức xúc tiến đầu tư Nhật Bản Keidanren, ba trong số những lo ngại của các doanh nghiệp Nhật khi đầu tư vào Nga là hệ thống pháp lý hay thay đổi, tham nhũng, và nạn quan liêu

Ngoài ra, các doanh nghiệp Nhật Bản cũng lo ngại về hàng loạt biện pháp trừng phạt mà phương Tây áp đặt lên Nga sau khi Crimea sáp nhập Nga hồi năm 2014

“Vấn đề tranh chấp lãnh thổ và hợp tác kinh tế giống như hai mặt không thể thiếu của một đồng xu. Thật vô nghĩa nếu chỉ có hợp tác kinh tế”, một quan chức giấu tên của chính phủ Nhật nói với Reuters

Phúc Duy
 
Last edited:
Lo dịch corona kéo dài, các công ty Nhật Bản chuyển sản xuất đến Đông Nam Á
- Một số công ty Nhật Bản bắt đầu thực hiện hoặc cân nhắc phương án di dời hoạt động sản xuất khỏi Trung Quốc về Nhật Bản và đến các nước Đông Nam Á vì lo ngại dịch virus corona chủng mới (Covid-19) gây viêm phổi cấp có thể kéo dài thời gian đóng cửa nhà máy của họ ở Trung Quốc, tàn phá nặng nề hơn chuỗi cung ứng của họ

Không thể chờ đến lúc dịch được khống chế

Chuyển hoạt động sản xuất khỏi Trung Quốc đồng nghĩa là với việc chấp nhận chi phí tạm thời gia tăng và đó không phải là một sự lựa chọn dễ dàng. Nhưng giới phân tích cho biết một số công ty Nhật Bản không thể chờ cho đến khi cuộc khủng hoảng dịch Covid-19 được khống chế

Các công ty Nhật Bản vẫn duy trì mạng lưới sản xuất rộng lớn ở Trung Quốc dù chi phí thuê nhân công ở nước này đang gia tăng

“Chúng tôi đang chuẩn bị kế hoạch sản xuất thay thế bên ngoài Trung Quốc, đặc biệt là các thiết bị điện tử của chúng tôi, trong trường hợp tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng tiếp tục kéo dài ở Trung Quốc”, Umeda Hirokazu, Giám đốc tài chính hãng điện tử Panasonic nói trong trong cuộc họp báo gần đây

Một số nhà sản xuất Nhật Bản đã nối lại hoạt động ở Trung Quốc sau kỳ nghỉ Tết kéo dài hơn dự kiến do tác động của dịch Covid-19 nhưng phần lớn hoạt động nhà máy ở Trung Quốc đang ngưng trệ

Các nhà sản xuất Nhật Bản bị giáng đòn nặng nề do quyết định của nhà chức trách phong tỏa đi lại ở TP. Vũ Hán, một trung tâm sản xuất và logistics (kho vận), nơi khởi phát dịch Covid-19

Tạm thời chuyển hoạt động sản xuất đến các nước khác trong khi tiếp tục trả tiền thuế, tiền thuê đất ở Trung Quốc chắc chắn sẽ làm gia tăng chi phí cho các công ty Nhật Bản

Nhưng Công ty Aisin Seiki, một trong những nhà cung cấp linh kiện ô tô lớn của Nhật Bản, vẫn quyết định chuyển bớt một số hoạt động sản xuất khỏi Trung Quốc vì lo ngại các hoạt động của Aisin Seiki trên toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng do tình trạng gián đoạn nguồn cung linh kiện từ Trung Quốc

“Chúng tôi đang cố gắng xác định xem sản phẩm nào cần được sản xuất ở nơi khác vì trong trường hợp hoạt động ở Trung Quốc bị dừng lại thì các hoạt động của chúng tôi ở các khu vực khác vẫn tiếp tục”, Yuji Fukushige, Giám đốc kiểm toán Aisin Seiki, nói. Ông cho biết đang cân nhắc phương án tạm thời chuyển sản xuất từ Trung Quốc về Nhật Bản

Toyota Boshoku, một công ty sản xuất linh kiện ô tô khác của Nhật Bản, cũng có mạng lưới nhà máy rộng khắp ở Trung Quốc. Toyota Boshoku cho biết đang cân nhắc chuyển dây chuyền sản xuất bọc ghế ô tô về Nhật Bản hoặc sang Thái Lan vì hệ thống logistics ở Trung Quốc sẽ mất nhiều thời gian để vận hành bình thường trở lại

Một lãnh đạo của hãng sản xuất máy điều hòa Fujitsu General (có các nhà máy ở TP. Thượng Hải và tỉnh Giang Tô), nói rằng hãng này đang xem xét chuyển sang sản xuất ở Thái Lan vì không biết được Trung Quốc sẽ duy trì các biện pháp hạn chế đi lại trong bao lâu

Một số công ty Nhật Bản khác đang hành động nhanh hơn vì họ đã lập sẵn kế hoạch di dời sản xuất khỏi Trung Quốc sau khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung nổ ra

Hãng trò chơi điện tử Nintendo đã chuyển một phần hoạt động sản xuất máy chơi game Switch Lite sang Việt Nam, trong khi đó, hai hãng điện tử Sharp và Ricoh đã chuyển hoạt động sản xuất máy photocopy sang Thái Lan

Công ty sản xuất xe cơ giới và máy móc xây dựng Komatsu gia công sản xuất linh kiện tại các nhà máy của công ty này và của của các đối tác tại Trung Quốc. Nhưng vì dịch Covid nên Komatsu đang chuyển dây chuyền sản xuất linh kiện sử dụng cho khung xe cơ giới và bộ dây dẫn điện về Nhật Bản và sang Việt Nam. Komatsu nói rằng động thái này nhằm ngăn ngừa tình trạng gián đoạn nguồn cung từ Trung Quốc lan ra mạng lưới hoạt động của Komatsu trên khắp thế giới

Sức ép đa đạng hóa chuỗi cung ứng gia tăng

Tại tỉnh Hồ Bắc, nơi chiếm 80% số ca nhiễm Covid-19 ở Trung Quốc, chính quyền sẽ cho phép các công ty mở cửa trở lại vào ngày 21-2 nhưng kế hoạch đang bị hoài nghi khi tình hình dịch bệnh viêm phổi cấp chưa có dấu hiệu cải thiện rõ rệt

Hôm 16-2, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc thông báo tính đến ngày 15-2, tổng số ca tử vong và ca nhiễm Covid-19 ở Trung Quốc lục địa lần lượt là 1.665 và 68.500, tức tăng thêm 142 ca tử vong và 2.009 ca nhiễm so với hôm trước đó. Tỉnh Hồ Bắc chiếm đến 139 trong số 142 ca tử vong mới này

Hồ Bắc là trung tâm của các ngành công nghiệp ô tô, sắt thép và bán dẫn. Thời gian đóng cửa kéo dài của các nhà máy ở tỉnh này có thể gây căng thẳng cho các chuỗi cung ứng toàn cầu

Công ty sản xuất điều hòa Daikin đang suy xét phương án chuyển dây chuyển sản xuất máy điều hòa thương mại từ TP. Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc sang Malaysia hoặc nơi khác

Một lãnh đạo của Daikin cho hay hôm 10-2, các nhà máy của công ty này ở TP. Tô Châu và Thượng Hải đã nối lại hoạt động một phần nhưng nếu tình trạng phong tỏa ở Vũ Hán kéo dài, Daikin phải tìm cách giảm thiểu tác động của dịch Covid-19. Vị lãnh này nói các linh kiện quan trọng như máy nén không khí có thể sản xuất tại Nhật Bản hoặc Thái Lan

Hãng sản xuất trang phục thể thao hàng đầu Nhật Bản Asics cũng dự tính chuyển hoạt động sản xuất gia công từ Vũ Hán sang Việt Nam và Indonesia

Các chuyên gia cho rằng các động thái di dời hoạt động sản xuất Trung Quốc để tránh tác động của dịch Covid-19, dù chỉ là tạm thời, có thể khiến các công ty đa quốc gia thẩm định lại chuỗi cung ứng của họ tại châu Á, đặc biệt là tại Trung Quốc

Edward Alden, học giả ở Hội đồng đối ngoại, có trụ sở ở New York, nhận định: “Dịch Covid-19 sẽ là bước ngoặt đối với họ. Trước đó, nhiều công ty đa quốc gia vốn đã chịu sức ép lớn về việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng để tránh phụ thuộc vào Trung Quốc khi lương nhân công và chi phí sản xuất ở nước này gia tăng”

Toru Nishihama, nhà kinh tế trưởng ở Viện Nghiên cứu Dai-ichi Life, nhận định nếu rủi ro gián đoạn sản xuất ở Trung Quốc tiếp tục tăng, các công ty Nhật Bản “có thể bắt đầu suy nghĩ kỹ về việc cam kết ở lại lâu dài với Trung Quốc”. Nishihama cho rằng không giống như dịch SARS cách đây 17 năm, Trung Quốc có thể mất nhiều thời gian hơn để khống chế dịch Covid-19

Takuji Aida, nhà kinh tế trưởng ở Công ty chứng khoán Societe General Securities Japan, nói về dài hạn, các công ty Nhật Bản vừa và nhỏ có thể quyết định đưa hoạt động sản xuất từ Trung Quốc về Nhật Bản. Với quy mô nhỏ, các công ty này có thể linh động hơn trong nỗ lực nâng cấp các cơ sở sản xuất bằng các công nghệ số hóa và tự động hóa

“Chắc chắn, nếu chuyển sản xuất về Nhật Bản, các công ty này sẽ chịu phí tổn đầu tư ban đầu nhưng công nghệ tự động hóa và internet kết nối vạn vật (IoT) ngày càng được nhiều nhà sản xuất Nhật Bản áp dụng để giúp giải quyết vấn đề thiếu hụt nhân lực, làm giảm sức hút Trung Quốc đối với họ”, ông Aida nói

Lê Linh
Theo Nikkei Asian Review, Kyodo
 
Last edited:
Nhật Bản chi 2,2 tỷ USD để các công ty rời Trung Quốc
Nhật Bản đã dùng 2,2 tỷ USD trong gói cứu trợ kinh tế để giúp các công ty nước này chuyển nhà máy và hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc

Nhật Bản đã dành 2,2 tỷ USD trong gói cứu trợ kinh tế cao kỷ lục của nước này để giúp các nhà sản xuất Nhật Bản chuyển quy trình sản xuất ra khỏi Trung Quốc trong bối cảnh virus corona phá vỡ chuỗi cung ứng giữa các đối tác thương mại lớn, theo South China Morning Post

Phần ngân sách này dùng để bù đắp các tác động của đại dịch. 220 tỷ yên (2 tỷ USD) sẽ được dùng để giúp các công ty chuyển nhà máy sản xuất về Nhật Bản và 23,5 tỷ yên để giúp các công ty muốn chuyển việc sản xuất sang nước khác, theo kế hoạch được đăng trực tuyến

Untitled.jpg

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe

Trung Quốc và Nhật Bản đáng lẽ đã có những sự kiện kỷ niệm quan hệ hợp tác. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ban đầu dự định có chuyến thăm cấp nhà nước tới Nhật Bản vào đầu tháng này. Tuy nhiên, chuyến thăm đầu tiên của lãnh đạo Trung Quốc tới Nhật Bản trong một thập kỷ qua đã bị hoãn lại do đại dịch Covid-19 và ngày diễn ra chuyến thăm thay thế vẫn chưa được sắp xếp

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản. Tuy nhiên, lượng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vào Nhật Bản đã giảm gần một nửa trong tháng 2 do ảnh hưởng của Covid-19 khiến các nhà máy Trung Quốc đóng cửa. Điều này khiến các nhà sản xuất Nhật Bản thiếu các thành phần cần thiết để vận hành

Động thái mới của Nhật Bản được cho là sẽ làm nóng các cuộc tranh luận về việc công ty Nhật giảm phụ thuộc vào Trung Quốc trong vai trò sản xuất

Hội đồng của chính phủ về đầu tư trong tương lai vào tháng trước đã thảo luận về nhu cầu sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao được chuyển về Nhật Bản và sản xuất các hàng hóa khác được đa dạng hóa khắp Đông Nam Á

Chuyên gia kinh tế Shinichi Seki thuộc Viện nghiên cứu Nhật Bản cho biết: “Sẽ có một sự chuyển đổi”. Ông tiết lộ thêm rằng một số công ty Nhật Bản sản xuất hàng hóa tại Trung Quốc để xuất khẩu đang cân nhắc chuyển khỏi nước này. “Có được ngân sách chắc chắn sẽ là động lực lớn. Các công ty, chẳng hạn như các hãng sản xuất xe hơi, đang sản xuất cho thị trường nội địa Trung Quốc, có thể sẽ ở lại”. ông nói

Nhật Bản là nhà xuất khẩu lớn sang Trung Quốc các mặt hàng như bộ phận và hàng hóa thành phẩm một phần. Một cuộc khảo sát hồi tháng 2 của Tokyo Shoko Research cho thấy 37% trong số hơn 2.600 công ty tham gia khảo sát đang đa dạng hóa mua bán đến những nơi khác ngoài Trung Quốc trong bối cảnh khủng hoảng virus corona dâng cao

“Chúng tôi đang cố gắng hết sức để nối lại phát triển kinh tế”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Zhao Zhao Lijian nói trong cuộc họp báo hôm 8/4 tại Bắc Kinh, khi được hỏi về động thái này

“Trong quá trình này, chúng tôi hy vọng các quốc gia khác sẽ hành động như Trung Quốc và có biện pháp phù hợp để đảm bảo nền kinh tế thế giới và chuỗi cung ứng ít bị ảnh hưởng nhất”

Sau khi dịch Covid-19 bùng phát ở Trung Quốc, mối quan hệ thường xuyên lạnh nhạt giữa nước này và Nhật Bản dường như có phần ấm lên. Nhật Bản viện trợ khẩu trang và đồ bảo hộ. Thậm chí, một đoạn thơ cổ của Trung Quốc còn được gửi kèm với một lô hàng. Đổi lại, Nhật Bản nhận được lời khen ngợi từ Bắc Kinh

Trung Quốc cũng tuyên bố Avigan, một loại thuốc chống virus do công ty Nhật Bản Fujifilm Holdings sản xuất là một phương pháp điều trị virus corona hiệu quả, mặc dù loại thuốc này vẫn chưa được người Nhật chấp thuận sử dụng điều trị Covid-19

Tuy nhiên, nhiều người Nhật có đổ lỗi cho Trung Quốc đã dùng sai biện pháp xử lý khi dịch mới bùng phát và họ cho rằng tình hình hiện tại do ông Abe không ngăn du khách Trung Quốc vào Nhật Bản sớm hơn

Trong khi đó, các vấn đề khác gây chia rẽ hai nước như tranh chấp các đảo trên Biển Hoa Đông vẫn chưa tiến tới được giải pháp

Các tàu Trung Quốc vẫn tiếp tục tuần tra quanh các đảo do Nhật Bản quản lý trong suốt đại dịch. Nhật Bản cho biết bốn tàu Trung Quốc hôm 8/4 đã đi vào lãnh hải nước này
 
Ngân hàng Trung ương Nhật sẽ “thuê” các ngân hàng để thúc đẩy cho vay
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) sẽ tạo ra phiên bản riêng của mình từ chương trình cho vay “Main Street” của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhằm chuyển thêm tiền cho các DN nhỏ với mục tiêu ngăn chặn đại dịch coronavirus đẩy nền kinh tế vào tình trạng suy thoái sâu hơn

Trả tiền cho các ngân hàng cho vay

Quyết định được đưa ra tại một cuộc họp khẩn cấp vào thứ Sáu tuần trước (22/5) nhấn mạnh những lo ngại của các nhà hoạch định chính sách Nhật rằng, nếu không có các bước mạnh mẽ hơn để bơm tín dụng cho các DN, đại dịch có thể dẫn đến sự gia tăng đột biến về phá sản và mất việc làm

Thống đốc BoJ Haruhiko Kuroda tháng trước đã yêu cầu các nhân viên của mình nghiên cứu một cơ chế nhằm khuyến khích các tổ chức tài chính khai thác các chương trình cho vay của chính phủ để cung cấp tín dụng cho các DN nhỏ. Mục đích chính của cuộc họp khẩn cấp Thứ Sáu là hoàn thiện các chi tiết của cơ chế này

2242_image001_Copy.jpg

Ngân hàng Trung ương Nhật – BoJ

Theo một phác thảo về cơ chế này được công bố phát hành vào tháng Tư, BoJ sẽ bơm tiền mặt cho các ngân hàng thương mại để cho vay đối với các DN nhỏ sử dụng các chương trình hỗ trợ tài trợ do chính phủ đưa ra. BoJ cũng sẽ trả lãi 0,1% cho các ngân hàng để thúc đẩy hoạt động cho vay như vậy

“Việc công bố về cơ chế này là một động thái hiếm hoi của BoJ, với mục tiêu nó khuyến khích các ngân hàng sử dụng các chương trình tài trợ của chính phủ”, một nguồn tin quen thuộc với hoạt động của BoJ nói với Reuters. “Thời gian là điều cốt yếu, vì vậy thật hợp lý khi khuyến khích các ngân hàng sử dụng các khuôn khổ hỗ trợ hiện có của Chính phủ”, nguồn tin nói trên cho biết với điều kiện giấu tên vì không được phép nói chuyện công khai

Cơ chế mới của BoJ vay mượn nhiều yếu tố Công cụ cho vay Main Street của Fed được thiết kế nhằm mục đích hỗ trợ cho các công ty nhỏ vay tiền đầu tư của Bộ Tài chính Mỹ

Cũng giống như chương trình của Fed, cơ chế của BoJ về cơ bản sử dụng các bảo đảm của chính phủ để bù đắp mọi tổn thất phát sinh nếu các khoản cho vay đối với các DN nhỏ trở nên tồi tệ. Do đó, các ngân hàng thương mại có thể tăng cường cho vay mà không sợ phải chịu những khoản nợ xấu lớn, và thậm chí được trả lãi khi vay tiền từ BoJ. Bởi vậy không ít nhà phân tích đã ví cơ chế này như việc “thuê” các ngân hàng cho vay đối với DN

Có cứu vãn được nền kinh tế

Nền kinh tế Nhật Bản đã rơi vào suy thoái lần đầu tiên kể từ năm 2015 trong quý vừa qua, thậm chí có thể là cuộc suy thoái sâu nhất sau chiến tranh khi mà đại dịch coronavirrus đã tàn phá hoạt động sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như chi tiêu của người tiêu dùng

Theo đó nền kinh tế lớn thứ ba thế giới suy giảm 3,4% trong 3 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước do xuất khẩu và chi tiêu xã hội sụt giảm mạnh vì đại dịch

Để hỗ trợ nền kinh tế và các DN trong nước, bên cạnh việc duy trì lãi suất ở mức thấp kỷ lục, BoJ đã triển khai một loạt các biện pháp như thúc đẩy mua nợ DN và tạo ra một cơ sở cung cấp các khoản vay không lãi suất cho các tổ chức tài chính để khuyến khích họ đẩy mạnh cho vay hỗ trợ nền kinh tế

Tuy nhiên, tình hình vẫn không mấy được cải thiện và thậm chí còn có chiều hướng xấu đi khi tác động của đại dịch ngấm sâu hơn đến mọi ngóc ngách của nền kinh tế. Theo dự báo của giới chuyên gia, kinh tế Nhật có thể tiếp tục suy giảm 21,5% trong quý hiện tại, mức suy giảm mạnh nhất kể từ khi dữ liệu chính thức của Nhật được công bố trở lại vào năm 1995

Trong bối cảnh đó, BoJ đã buộc phải triển khai thêm các giải pháp để hỗ trợ. Nhất là khi hầu hết các giải pháp mà BoJ đã triển khai cho đến nay đều nhắm vào các công ty lớn có khả năng tiếp cận tốt hơn với các khoản vay ngân hàng và thị trường tín dụng. Trong khi đó các DN nhỏ mới là những đối tượng chịu tác động nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng dịch bệnh này và nếu không có biện pháp hỗ trợ, tình trạng phá sản, kéo theo đó là mất việc làm chắc chắn sẽ tăng nhanh trong thời gian tới

Theo các nhà phân tích, trong bối cảnh đại dịch làm dấy lên lo ngại về sự phá sản đang gia tăng, BoJ buộc phải phối hợp chặt chẽ hơn với chính phủ nhằm ngăn chặn một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn diện. Phát biểu trước Quốc hội tuần trước đó, Thống đốc BoJ Haruhiko Kuroda cũng khẳng định: “Hiện những gì quan trọng nhất đối với chúng tôi là thực hiện các bước để làm trôi chảy tài chính doanh nghiệp và ổn định thị trường. Chúng tôi sẽ làm bất cứ điều gì có thể trong vai trò một NHTW và sẽ hợp tác chặt chẽ với Chính phủ”

Bình luận trực tiếp vào cơ chế mới này của BoJ, Nhà kinh tế trưởng Nhật bản của BNP Paribas cho biết, các tổ chức tài chính sẽ vui vẻ tăng cường cho vay bằng cách sử dụng cơ sở này. “Nó là công cụ cho vay Main Street (của Fed) mang thương hiệu của BoJ”

Mai Ngọc
 
Chuyến công tác Nhật Bản của Thủ tướng và 30 hợp tác trị giá 3 tỷ USD

Kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao ASEAN - Nhật Bản được xem là 'thời điểm vàng' để nhìn lại hợp tác giữa các bên trong 5 thập kỷ qua, tìm ra xung lực mới phù hợp với quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.

Rạng sáng nay 19.12, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới sân bay Nội Bài, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại Nhật Bản và tham dự Hội nghị cấp cao kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao ASEAN - Nhật Bản từ 15 - 18.12


Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị cấp cao ASEAN - Nhật Bản

Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, với khẩu hiệu “Tình hữu nghị vàng, những cơ hội vàng”, Hội nghị cấp cao ASEAN - Nhật Bản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là “thời điểm vàng” để các nhà lãnh đạo ASEAN và Nhật Bản cùng nhìn lại quá trình hợp tác trong 5 thập kỷ vừa qua và đề ra định hướng phát triển mới

Sau hội nghị, Nhật Bản cam kết hỗ trợ các doanh nghiệp ở khu vực tham gia sâu rộng hơn vào chuỗi cung ứng của doanh nghiệp Nhật Bản nói riêng và chuỗi cung ứng toàn cầu nói chung

Lãnh đạo các nước ASEAN đánh giá cao việc Nhật Bản công bố khoản hỗ trợ 40 tỉ yên cho các chương trình giao lưu nhân dân trong 10 năm tới, 15 tỉ yên cho chương trình trao đổi cán bộ nghiên cứu và nghiên cứu quốc tế chung

Nhật Bản cũng cam kết sẽ huy động 35 tỷ USD trong vòng 5 năm tới từ các quỹ công - tư để thúc đẩy hợp tác kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng, ứng phó biến đổi khí hậu…





Thủ tướng đã hội kiến với Nhà vua và Hoàng hậu Nhật Bản, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và gặp những người bạn cũ của Việt Nam như cựu Thủ tướng Nhật Bản Fukuda

ASEAN và Nhật Bản đã nhất trí thông qua “Tuyên bố tầm nhìn về quan hệ hữu nghị và hợp tác ASEAN - Nhật Bản: Đối tác tin cậy” và “Kế hoạch triển khai Tuyên bố tầm nhìn” làm cơ sở để triển khai quan hệ đối tác chiến lược toàn diện ASEAN - Nhật Bản thời gian tới

3 phương hướng lớn cho quan hệ ASEAN - Nhật Bản

Tham dự hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề cao ý nghĩa lịch sử của hội nghị, đánh giá cao tinh thần đoàn kết và hợp tác giữa ASEAN và Nhật Bản giúp vượt qua những thời điểm khó khăn, thử thách xuyên suốt nửa thế kỷ qua

Đặc biệt, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cũng đề xuất 3 phương hướng lớn để quan hệ ASEAN - Nhật Bản trở thành hình mẫu, nhân tố tích cực, đóng vai trò quan trọng vào bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định, cùng phát triển ở khu vực

Đồng thời, nhấn mạnh 4 kết nối, trong đó đề nghị hai bên tăng cường kết nối về kinh tế - thương mại, đầu tư, coi đây là trọng tâm và động lực phát triển của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện ASEAN - Nhật Bản, đẩy mạnh kết nối hạ tầng chiến lược




Thủ tướng đã có hàng loạt cuộc gặp với các tổ chức tài chính, doanh nghiệp lớn của Nhật Bản

Bên cạnh đó, mở rộng kết nối trong các lĩnh vực mới, nhất là đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức và nông nghiệp thông minh… Đưa các lĩnh vực này trở thành sức sống mới cho hợp tác ASEAN - Nhật Bản

Nhân dịp này, Thủ tướng cũng đã tham dự Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa các lãnh đạo ASEAN và Nhật Bản về “Cộng đồng phát thải ròng bằng 0 châu Á” (AZEC), đưa ra thông điệp mạnh mẽ về sự quyết tâm và hành động quyết liệt của Việt Nam thực hiện các cam kết đề ra

ODA thế hệ mới cho Việt Nam

Chuyến công tác Nhật Bản của Thủ tướng Phạm Minh Chính là hoạt động quan trọng khép lại một năm hết sức sôi động kỷ niệm 50 năm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản và được tiến hành chỉ 2 tuần sau khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới

Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, chuyến công tác làm sâu sắc hơn nữa tin cậy chính trị, củng cố quan hệ cá nhân tốt đẹp với lãnh đạo chính giới Nhật Bản, đồng thời là bước triển khai đầu tiên đối với việc cụ thể hóa khuôn khổ hợp tác mới

Tại diễn đàn kinh tế Việt Nam - Nhật Bản với sự tham gia của hơn 500 doanh nghiệp tiêu biểu của Nhật Bản, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã truyền tải thông điệp đề nghị doanh nghiệp Nhật Bản tăng cường đầu tư hơn nữa vào Việt Nam. Các bộ, ngành và doanh nghiệp hai nước trao đổi hơn 30 văn kiện hợp tác, trị giá gần 3 tỉ USD, tập trung vào các lĩnh vực quan trọng như tài chính, giáo dục, y tế, đầu tư khu công nghiệp...

Đáng chú ý, nỗ lực làm sôi động hơn hợp tác ODA của hai nước cũng đạt kết quả cụ thể, thực chất khi hai Thủ tướng chứng kiến trao đổi văn bản ký kết 3 dự án hợp tác ODA với tổng trị giá hơn 200 triệu USD, góp phần đưa tổng giá trị hợp tác ODA giữa hai nước trong năm 2023 đạt hơn 100 tỉ yên (tương đương gần 800 triệu USD), cao nhất kể từ năm 2017

Lãnh đạo hai nước cũng nhất trí việc sớm triển khai các dự án ODA mới của Nhật Bản với tính ưu đãi cao, thủ tục đơn giản, linh hoạt trong các lĩnh vực Việt Nam có nhu cầu, nhất là trong xây dựng hạ tầng chiến lược

Khởi đầu làn sóng đầu tư mới

Tại Tokyo, Chính phủ Việt Nam lần đầu tiên chủ trì, tổ chức hội nghị xúc tiến lao động tại nước ngoài, với sự tham dự của hơn 200 doanh nghiệp hai phía và gần 200 người lao động Việt Nam

Trong 4 ngày tại Nhật Bản, Thủ tướng đã có hơn 10 cuộc gặp, tiếp các lãnh đạo các tập đoàn lớn của Nhật Bản cũng như tham dự các diễn đàn, tọa đàm kinh tế. Giới kinh tế Nhật Bản đánh giá cao sự phát triển, ổn định của kinh tế Việt Nam cũng như triển vọng kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam, sẵn sàng đầu tư, mở rộng kinh doanh trong các lĩnh vực Việt Nam ưu tiên

Nhật cam kết huy động 35 tỷ USD trong 5 năm

Đặc biệt, về hợp tác địa phương và giao lưu nhân dân, Thủ tướng đã thăm tỉnh Gunma ngay sau khi đến Nhật Bản và nói “đây là vùng đất địa linh nhân kiệt”, quê hương của 4 Thủ tướng Nhật Bản

Thủ tướng cũng đã tiếp thống đốc 5 tỉnh của Nhật Bản, khuyến khích các địa phương hai nước tăng cường hợp tác không chỉ về đầu tư, thương mại, lao động, giao lưu văn hóa

Chuyến công tác đã mở ra cơ hội hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực mới như chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo... Các doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm cao đến các chính sách, nhu cầu của Việt Nam và cam kết mạnh mẽ về thúc đẩy đầu tư, hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực mới

Hơn một nửa số văn kiện ký kết giữa các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp hai nước tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam - Nhật Bản thuộc các lĩnh vực hợp tác mới, bao gồm xây dựng thành phố thông minh, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, logistics, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, robot...

Đây có thể là bước khởi đầu cho một làn sóng đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản vào các lĩnh vực mới tại Việt Nam trong tương lai gần
 
Ngân hàng Nhật Bản tấp nập rót vốn cho startup, kỳ vọng tạo ‘kỳ lân’

Hiện ngân hàng và tổ chức tài chính Nhật Bản đang chuyển hướng, rót thêm vốn cho các công ty khởi nghiệp ở giai đoạn trưởng thành trên 10 năm trước khi những startup lên sàn (IPO). Theo các nhà phân tích, động thái này sẽ giải quyết tình trạng khát vốn giai đoạn cuối, vốn được xem là một cản trở khiến các startup tăng trưởng lên quy mô lớn hơn trước khi trở thành kỳ lân khởi nghiệp

Muji-on.jpeg

Startup phát triển phần mềm robot Mujin đạt mức định giá 118.6 tỉ yên Nhật trong năm 2023, tăng 29 lần so với năm ngoái. Các sản phẩm tự động hóa ngành sản xuất và logistics của Mujin đã thu hút các nhà đầu tư định chế trong các vòng gọi vốn

Vì sao hệ sinh thái khởi nghiệp Nhật Bản thua kém các nước?

Startup thường được chia theo ba giai đoạn, đầu tiên là mới khởi nghiệp (dưới 5 năm), tiếp đến là tăng trưởng (6-10 năm) và trưởng thành (từ 10 năm trở lên). Giai đoạn trưởng thành đánh dấu quá trình chuyển mình thành “kỳ lân” của các startup với mức định giá từ 1 tỉ đô la trước khi niêm yết

Mỹ chiếm khoảng 700 trong tổng số 1.200 kỳ lân trên thế giới tính đến tháng 10-2023. Trung Quốc có hơn 170 kỳ lân, Ấn Độ hơn 70, trong khi Nhật Bản khá ít hỏi với 7 kỳ lân. Lý giải về điều này, Chủ tịch Kazuya Oyama của Ngân hàng Sumitomo Mitsui Trust cho rằng, Mỹ làm được điều này vì có rất nhiều tiền từ các nhà đầu tư tổ chức chảy vào các công ty ở giai đoạn sau, nuôi dưỡng các kỳ lân cho xứ này

Các thương vụ đầu tư mạo hiểm của Nhật Bản thường có quy mô nhỏ, đạt trung bình khoảng 4 triệu đô la Mỹ mỗi giao dịch trong năm nay, theo hãng dữ liệu Pitchbook. Con số này chỉ bằng 50% so với Trung Quốc và Ấn Độ và 1/3 so với ở Mỹ

Tại Mỹ, các nhà đầu tư tìm kiếm “thỏa thuận kinh doanh tại nhà” thường tham gia các vòng gọi vốn quy mô khoảng 100 triệu đô la/thương vụ. Họ cũng tìm cách rút lui quy mô của startup vượt quá 1 tỉ đô la. Ken Kajii, đối tác quỹ đầu tư mạo hiểm Global Brain trị giá 1,8 tỉ đô la có trụ sở tại Tokyo, cho biết đầu ở Nhật Bản khoảng 10 triệu đô la, và quy mô startup khi thoái vốn cũng chỉ bằng 10% ở Mỹ

Việc nuôi dưỡng startup đòi hỏi phải có đủ vốn ở giai đoạn cuối trước IPO, nhưng nguồn tài trợ giai đoạn này thường thiếu hụt ở Nhật Bản. Theo Văn phòng Nội các Nhật Bản, các công ty ở giai đoạn trưởng thành thường nhận khoảng 70-90% vốn đầu tư mạo hiểm ở Mỹ và Trung Quốc, nhưng tỷ lệ ở xứ sở mặt trời dưới 40%

Các công ty khởi nghiệp Nhật Bản thường phải IPO khi còn ở quy mô khá nhỏ. Các startup tăng trưởng gọi được trung bình 1,4 tỉ yên Nhật (993.000 đô la) mỗi công ty trên Sở Giao dịch chứng khoán Tokyo (TSE) trong năm 2021, trong khi số vốn ở Mỹ có thể gấp 30 lần. Các startup tăng trưởng trên sàn TSE đạt mức định giá trung bình là 10,1 tỉ yên Nhật (70,9 triệu đô la) – khác xa so với mức trung bình 1,92 tỉ đô la ở Mỹ

Những đợt IPO nhỏ tại Nhật Bản chỉ thu hút nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ, còn các nhà đầu tư định chế ít tham gia. Công ty nhỏ có mức IPO nhỏ được xem là “có quan điểm quản lý ngắn hạn” và thường không thu hút các tổ chức đầu tư lớn

Hàng loạt ngân hàng, tổ chức tài chính Nhật Bản vào cuộc

Thủ tướng Fumio Kishida đã cam kết nâng số vốn đầu tư hàng năm cho các startup Nhật Bản lên 10.000 tỉ yên Nhật (70 tỉ đô la) vào năm 2027, tăng gấp 10 lần mức đầu tư hiện nay. Chính phủ cũng nới lỏng nhiều quy định về vốn, visa… nhằm thu hút nhân tài nước ngoài đến lập nghiệp tại Nhật Bản

Các tổ chức tài chính ngân hàng Nhật Bản cũng tấp nập mở quỹ. Nhưng con số vẫn khá khiêm tốn

Ngân hàng Sumitomo Mitsui Trust có kế hoạch cung cấp tổng cộng 50 tỉ yên Nhật (350 triệu đô la Mỹ) trong giai đoạn năm tài chính 2023-2025 cho các công ty khởi nghiệp ở giai đoạn cuối. Những startup này có mô hình kinh doanh vững chắc và chuẩn bị cho IPO

Sumitomo Mitsui Trust Asset Management, hãng con khác của tập đoàn, sẽ thành lập một quỹ chéo để đầu tư vào các doanh nghiệp trước khi chúng ra mắt công chúng và sẽ duy trì cổ phần sau giai đoạn lên sàn

Ngoài Sumitomo Mitsui Trust, các ngân hàng lớn đang bắt đầu tăng cường tài trợ cho các startup tương đối trưởng thành, tiến sâu hơn vào lĩnh vực mà trước đây các ngân hàng này tránh né khi phải đối mặt với áp lực phải cải thiện mức định giá của chính mình

Tập đoàn tài chính Sumitomo Mitsui (SMFG) đã hợp tác với công ty đầu tư mạo hiểm Global Brain thành lập quỹ trị giá 30 tỉ yên Nhật cho các startup giai đoạn sau. Tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ sẽ ra mắt quỹ khởi nghiệp trong thời gian tới

Tập đoàn tài chính Mizuho hợp tác với hãng tín dụng Upsider có trụ sở tại Tokyo để ra mắt quỹ 10 tỉ yên Nhật trong tháng 12-2023. Quỹ này sử dụng AI để đánh giá khả năng tạo lợi nhuận của startup và các mục tiêu tiềm năng khác, giúp quá trình ra quyết định của Mizuho từ một tháng còn trong một hai tuần. Trước đó, Mizuho cũng thành lập một quỹ vào tháng 8-2023, tập trung vào trái phiếu chuyển đổi từ các công ty khởi nghiệp ở giai đoạn sau. Ngay sau đó, quỹ này đã đầu tư vào công ty sinh học Junten Bio trong tháng 10-2023
 
250.000 doanh nghiệp “xác sống” Nhật Bản có nguy cơ phá sản hàng loạt

BOJ tăng lãi suất, hơn 250.000 doanh nghiệp “xác sống” Nhật Bản có nguy cơ phá sản hàng loạt: Đó lại là tin tốt!

Việc tăng lãi suất của BOJ có thể khiến các công ty zombie sụp đổ khi chi phí đi vay cao hơn

Lần tăng lãi suất đầu tiên của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) trong 17 năm có thể tạo tiền đề cho việc giải quyết di sản tiêu cực của chính sách tiền tệ siêu lỏng lẻo và thúc đẩy kinh tế

Tác động của chính sách tiền tệ cũ đã làm sản sinh ra nhiều công ty “zombie” (xác sống) – thuật ngữ chỉ các công ty cố gắng tồn tại một cách tạm bợ và kiếm đủ tiền để duy trì hoạt động mà không có lợi nhuận

Vào hôm thứ Ba, BOJ chấm dứt chính sách lãi suất âm hôm thứ Ba và tuyên bố các điều kiện tài chính phù hợp vẫn sẽ được duy trì “trong thời điểm hiện tại”. Tuy nhiên, việc tăng lãi suất có thể khiến các công ty zombie sụp đổ khi chi phí đi vay cao hơn

Dẫu vậy, các nhà phân tích cho rằng, sự phá sản gia tăng – có thể dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp tăng, chưa hẳn là bất lợi

Koichi Fujishiro, nhà kinh tế cấp cao tại Viện nghiên cứu Dai-ichi Life nhận định: Tình huống này có thể “tiếp thêm sinh lực” cho nền kinh tế, vì các doanh nghiệp thua lỗ phá sản có thể thúc đẩy người lao động tìm kiếm cơ hội tốt hơn trong các ngành đang phát triển khác

Theo khảo sát của công ty nghiên cứu tín dụng Teikoku Databank, số lượng công ty zombie ước tính đã tăng lên 251.000 tính đến tháng 3/2023, tăng khoảng 30% so với một năm trước đó và là mức cao nhất kể từ năm tài chính 2011

Xét theo ngành, lĩnh vực bán lẻ có số lượng công ty zombie lớn nhất, chiếm 27,7%. Tiếp theo là lĩnh vực vận tải và viễn thông, chiếm 23,4%

Các vụ phá sản ngày càng tăng trên khắp Nhật Bản, bởi các công ty phải chịu áp lực hoàn trả các khoản vay theo gói hỗ trợ của chính phủ trong đại dịch, giá nguyên vật liệu leo thang và chi phí lao động ngày càng tăng

Theo công ty nghiên cứu tín dụng Tokyo Shoko Research, số doanh nghiệp phá sản vào năm 2023 đã tăng 35,2% so với một năm trước đó lên 8.690 – mức tăng lớn nhất kể từ năm 1992 sau khi nền kinh tế lạm phát tài sản của Nhật Bản bùng nổ

BOJ bắt đầu nới lỏng tiền tệ vào năm 2013 nhằm chấm dứt tình trạng giảm phát kinh niên của Nhật Bản. Năm 2016, ngân hàng đặt lãi suất ngắn hạn ở mức âm 0,1% và đưa ra chương trình kiểm soát đường cong lợi suất và lãi suất dài hạn được giữ ở mức cực thấp

Những chính sách như vậy đã khiến doanh nghiệp gần như không chịu nhiều gánh nặng trả lãi. Bên cạnh đó, chính phủ cũng đã tạo điều kiện tái cấp vốn cho các doanh nghiệp nhỏ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và tung ra các biện pháp kích thích lớn trong giai đoạn đại dịch

Osamu Naito, người đứng đầu cuộc khảo sát về các công ty zombie, cho biết tình trạng thiếu lao động hiện tại ở Nhật Bản có thể giúp bù đắp một số tác động tiêu cực của tình trạng vỡ nợ có thể xảy ra. Ông nói: “Chúng tôi đang chứng kiến nhiều trường hợp các công ty thuê nhân viên của các công ty đối thủ đã phá sản như để đảm bảo nhân sự”

Trong khi đó, các ngân hàng và tổ chức tài chính được cho là sẽ hưởng lợi từ việc BOJ tăng lãi suất khi có thể tăng lợi nhuận bằng cách nâng lãi suất cho vay

Sau quyết định của ngân hàng trung ương, ba ngân hàng thương mại lớn nhất Nhật Bản là MUFG Bank, Sumitomo Mitsui Banking và Mizuho Bank đang lên kế hoạch đưa ra mức lãi suất tốt hơn cho tài khoản tiết kiệm – đánh dấu lần tăng lần đầu tiên kể từ năm 2007

Saisuke Sakai, chuyên gia kinh tế cấp cao tại Mizuho Research & Technologies, cho biết: “Việc BOJ quyết định thay đổi chính sách cho thấy nền kinh tế thực sự đã tăng trưởng mạnh mẽ hơn”

Tuy nhiên, ông lưu ý rằng quyết định mới nhất của BOJ sẽ “chỉ là bước đầu tiên” trong một loạt động thái hướng tới bình thường hóa chính sách tiền tệ của mình, với nhiều đợt tăng lãi suất dự kiến sẽ diễn ra

Ông nói: “Mặc dù tác động tổng thể đến các doanh nghiệp sẽ bị hạn chế do mức độ thay đổi chính sách không quá triệt để (tính đến thời điểm hiện tại), nhưng điều này vẫn khiến các công ty vừa và nhỏ khó tồn tại hơn”
 
Top