What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Đầu tư vào y tế Trung Quốc

LOBBY.VN

Administrator
Các tập đoàn y tế Đông Nam Á chạy đua đầu tư tỷ USD vào Trung Quốc

trungquocpingankpfalahc-crop-1515036222953.jpg

Lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tại Trung Quốc còn nhiều hạn chế mang đến cơ hội kiếm nhiều tiền cho các tập đoàn y tế Đông Nam Á

Các công ty cung cấp dịch vụ y tế Đông Nam Á đang nhắm tới Trung Quốc với mục tiêu nắm bắt cơ hội khi nhu cầu chăm sóc người già tại Trung Quốc ngày một tăng cao khi dân số già hóa và nhu cầu chữa bệnh có chất lượng của rất nhiều người Trung Quốc ngày một tăng

Cuối tháng 11/2017, Fullerton Health, công ty cung cấp dịch vụ y tế trụ sở tại Singapore thông báo công ty đã huy động được hơn 800 triệu nhân dân tệ tương đương 122,9 triệu USD từ Ping An Capital, bộ phận đầu tư thuộc tập đoàn bảo hiểm Ping An của Trung Quốc

Sau khi hoàn tất việc gọi vốn này, Fullerton có kế hoạch mở cửa thêm 100 phòng khám tư nhân tại Bắc Kinh, Thượng Hải và nhiều thành phố lớn khác tại Trung Quốc đại lục

Fullerton là minh chứng gần đây nhất cho xu thế những công ty dịch vụ y tế Đông Nam Á đua nhau thâm nhập vào thị trường Trung Quốc. Trước đó, tập đoàn Lippo của Indonesia, tập đoàn Raffles của Singapore, tập đoàn IHH Healthcare của Malaysia đều đã vào thị trường Trung Quốc

Công ty nghiên cứu Mỹ Frost & Sullivan dự báo thị trường dịch vụ y tế tại Trung Quốc sẽ tăng quy mô lên mức 21,1 tỷ USD vào năm 2020, cao hơn rất nhiều so với con số 5,7 tỷ USD vào năm 2010

Fullerton giờ đây đang quản lý khoảng hơn 190 phòng khám tại Singapore, Malaysia, Indonesi, Australia và Hồng Kông, phục vụ tổng số khách hàng ước khoảng 25 nghìn người, trong đó có người làm việc tại nhiều công ty lớn ở châu Âu và Mỹ

“Khi mà Trung Quốc đang cải tổ mạnh ngành y đồng thời nhu cầu tăng cao, hiện tại có thể coi như thời điểm vàng để Fullerton thâm nhập vào thị trường Trung Quốc”, đồng sáng lập kiêm CEO của Fullerton Health, ông Michael Tan, nhận xét

Không chỉ người Trung Quốc bình thường, đối tượng khách hàng mà Fullerton nhắm tới còn là người làm việc tại các công ty Trung Quốc cũng như công ty nước ngoài tại Trung Quốc

Thời gian gần đây, Fullerton đẩy mạnh hoạt động tại nước ngoài. Trong tháng 12/2017, công ty thông báo đã ký kết thỏa thuận để mua lại 60% cổ phần tại Intellicare Group, một trong những công ty cung cấp dịch vụ y tế hàng đầu tại Philippines

Cùng lúc đó, tập đoàn Lippo của Indonesia, công ty cung cấp dịch vụ y tế lớn nhất tại Indonesia, đã hợp tác với China Merchants Group để vận hành khoảng 100 bệnh viện tại Trung Quốc

Nhà sáng lập kiêm chủ tịch của Lippo, ông Mochtar Riady, công bố Lippo có kế hoạch đầu tư khoảng 1 tỷ USD vào việc cải tạo và xây dựng lại các bệnh viện cũ tại Trung Quốc để mở rộng thêm các bộ phận phục vụ cho mục đích thương mại

Ông Riady nhận xét nhiều công ty nhà nước của Trung Quốc có bệnh viện nhưng không biết vận hành, chính vì vậy họ đang thua lỗ. Chính vì thế, Lippo mong muốn sẽ có thể hợp tác để làm cho mô hình kinh doanh hiệu quả hơn

Tập đoàn IHH Healthcare của Malaysia, công ty quản lý bệnh viện lớn nhất tại châu Á tính theo giá trị thị trường, đã đẩy mạnh mở rộng hoạt động ở Trung Quốc. Giờ đây tập đoàn đang xây dựng bệnh viên 450 giường tại Thượng Hải, đây là một phần trong kế hoạch đầu tư 1,2 tỷ USD vào thị trường Trung Quốc. Tập đoàn đồng thời có kế hoạch mở thêm bệnh viện tại Thanh Đảo và Nam Kinh trong những năm tới

Cho đến hiện tại, nhiều du khách Trung Quốc đã đến các nước Đông Nam Á để chữa trị bệnh. Kết quả khảo sát của công ty du lịch hàng đầu Trung Quốc cho thấy Nhật đứng đầu trong danh sách những điểm đến chữa bệnh của người Trung Quốc trong năm 2016, ngoài ra, điểm đến yêu thích khác của người Trung Quốc còn bao gồm Singapore, Malaysia, Thái Lan

Chính những người Trung Quốc này đã quen với dịch vụ y tế tại châu Á. Vì vậy, cơ hội để phát triển hoạt động kinh doanh của những doanh nghiệp như Fullerton, Raffles và IHH tại Trung Quốc rất lớn

Trung Mến
 
Lộ diện khủng hoảng ngầm y tế Trung Quốc
Dịch Covid-19 cho thấy một cuộc khủng hoảng ngầm trong hệ thống chăm sóc sức khỏe của Trung Quốc: thiếu hụt bác sĩ trầm trọng

Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân tăng cao đã vượt xa số lượng nhân viên y tế. Từ năm 2005 đến 2018, bác sĩ được cấp phép tăng gần gấp đôi, nhưng số bệnh nhân nhập viện tăng gần gấp bốn lần, theo dữ liệu của chính phủ Trung Quốc. Kết quả là "một vòng luẩn quẩn", các bác sĩ và chuyên gia tư vấn trong ngành nhận xét

"Có ít bác sĩ nhưng lại nhiều bệnh nhân hơn. Các bệnh nhân trở nên thất vọng vì họ không có nhiều thời gian khám bệnh. Họ tỏ thái độ và rồi bác sĩ về nhà nói với con cái mình là đừng bao giờ trở thành bác sĩ", Scott Rein, người sáng lập Tập đoàn tư vấn chăm sóc sức khỏe Trung Quốc, một công ty có trụ sở tại Thượng Hải giải thích

Các bác sĩ đại lục phải đối mặt với những rủi ro khác thường. Gần hai phần ba trong số họ từng dính vào các vụ tranh chấp, theo thống kê của Hiệp hội Bác sĩ. Phổ biến hơn cả là mạt sát và sử dụng bạo lực

2020-02-09t061544z-478531873-r-5840-9286-1582350221.jpg

Phòng cách ly trong một bệnh viện tại Vũ Hán

Vào tháng 12, người nhà bệnh nhân đã hành hung gây tử vong cho một bác sĩ sau khi bất đồng quan điểm về chế độ chăm sóc

"Mỗi bác sĩ đều từng chịu các hành động bạo lực khác nhau," He Jiye, làm việc tại khoa phẫu thuật chỉnh hình tại một bệnh viện ở Thượng Hải nói

Trung Quốc có cả dịch vụ y tế tư nhân, hầu hết các bác sĩ giỏi vẫn tập trung ở các bệnh viện công, nơi thu hút nhiều bệnh nhân nhất. Jane Xiao, làm việc khoa nhi của một bệnh viện ở Hạ Môn, phía đông nam Trung Quốc nói rằng một bác sĩ đôi khi phải khám cho 100 trẻ chỉ trong buổi sáng

Chính phủ đã cố gắng giảm áp lực cho các bệnh viện bằng cách thúc đẩy cơ sở y tế địa phương và cho phép các bác sĩ công làm việc tại các phòng khám tư nhân. Nhưng một số bệnh viện đe dọa sẽ sa thải những người làm việc bán thời gian ở nơi khác, một bác sĩ cho biết

Vấn đề khác là thu nhập. Chỉ 8,1% nhân viên y tế hài lòng với tiền lương của họ, theo khảo sát năm 2018 của DXY, một nền tảng trực tuyến về thông tin chăm sóc sức khỏe của Trung Quốc

Nhiều sinh viên y khoa không theo con đường trở thành bác sĩ. Các công ty dược phẩm với mức lương cao và điều kiện làm việc tốt là sự lựa chọn thu hút hơn hăn đối với họ và các cả chuyên gia

Cái chết ngày 7/2 của bác sĩ nhãn khoa Lý Văn Lượng, một trong những người đầu tiên cảnh báo về virus corona, và sự ra đi mới đây của giám đốc một bệnh viện ở Vũ Hán đã chỉ ra rủi ro mà nhân viên y tế phải đối mặt

Theo thông tin từ Ủy ban Y tế Quốc gia, hơn 1.700 nhân viên mắc Covid-19 và 6 người đã chết

Trong những tuần gần đây, các cơ quan thông tấn Trung Quốc và hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy sự mệt mỏi nhấn chìm các bác sĩ đang chiến đấu với dịch bệnh. Song họ cho rằng làm việc trên tuyến đầu của cuộc khủng hoảng y tế có thể chẳng dẫn đến sự thăng tiến trong con đường sự nghiệp sau này

Một bài đăng ngày 14/2 trên Weibo, mạng xã hội của Trung Quốc viết: "Dịch bệnh đã cho thấy sự thiếu hụt nguồn lực trong hệ thống y tế của chúng ta. Và với tất cả các cuộc tấn công ác ý vào các bác sĩ trong những năm gần đây, chắc chắn sẽ có càng ít người sẵn sàng dấn thân vào ngành y"

Linh Phan
 
Top