What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Ngoại giao thương mại

LOBBY.VN

Administrator
Ngoại giao thương mại
Truyền thông Nhật Bản cho rằng trong tình hình CPTPP, EPA Nhật Bản-EU và RCEP cùng phát huy tác dụng, Nhật Bản sẽ chiếm vị trí chủ đạo chưa từng có trong các cơ chế thương mại ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên toàn cầu

Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được Nhật Bản thúc đẩy ký kết chính thức có hiệu lực từ ngày 30-12-2018, Hiệp định đối tác kinh tế (EPA) giữa Nhật Bản và Liên minh châu Âu (EU) cũng chính thức có hiệu lực từ ngày 1-2 vừa qua. Trong khi Tokyo đang hy vọng có thể ký EPA mới với ASEAN trong thời gian tới

Với CPTPP, 11 nước thành viên của hiệp định này, trong đó có Nhật Bản, có tổng dân số khoảng 500 triệu người, tổng lượng kinh tế chiếm khoảng 13% toàn cầu. EPA Nhật Bản-EU có hơn 600 triệu người, quy mô kinh tế chiếm khoảng 30%, quy mô thương mại chiếm khoảng 40% toàn cầu

Nhật Bản còn tích cực tham gia tiến trình đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) do ASEAN khởi xướng, nỗ lực thúc đẩy ký kết thỏa thuận cơ bản trong năm 2019. Truyền thông Nhật Bản cho rằng trong tình hình CPTPP, EPA Nhật Bản-EU và RCEP cùng phát huy tác dụng, Nhật Bản sẽ chiếm vị trí chủ đạo chưa từng có trong các cơ chế thương mại ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên toàn cầu

Năm 2008, Nhật Bản đã ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (AJCEP) với ASEAN, nhưng chỉ giới hạn ở buôn bán hàng hóa và đầu tư, còn tự do hóa thương mại dịch vụ bị gác lại. EPA mà Nhật Bản sắp ký với ASEAN trên thực tế là sự sửa đổi của AJCEP. Nếu hiệp định này được ký kết, cộng thêm việc Nhật Bản đã lần lượt ký EPA với 7 nước ASEAN, thì khuôn khổ hợp tác kinh tế Nhật Bản - ASEAN bao gồm hơn 700 triệu người sẽ được nâng cấp hơn nữa

Trong tình hình kinh tế thế giới rối ren hiện nay, một Nhật Bản “xây dựng đất nước dựa trên thương mại” rõ ràng là không thể tự bảo vệ mình. Tranh chấp thương mại và nhu cầu bên ngoài suy giảm cũng sẽ tác động đến ngành sản xuất của Nhật Bản. Theo đánh giá của Nhật Bản, EPA Nhật Bản - EU sẽ thúc đẩy GDP của Nhật Bản tăng khoảng 1%, tăng thêm khoảng 0,5% việc làm (khoảng 290.000 việc làm), trong đó xuất khẩu ô tô sẽ tăng 10%

Tiến trình phục hồi kinh tế Nhật Bản phụ thuộc khá nhiều vào ngoại thương, nhưng mục đích của việc Nhật Bản thúc đẩy chính sách ngoại thương không chỉ nằm ở lợi ích kinh tế ngắn hạn. Nhất là từ khi bước sang thế kỷ mới đến nay, Nhật Bản đã nhanh chóng thúc đẩy chính sách ngoại thương, khiến chính sách này ngày càng mang tính chiến lược và càng gắn liền với chiến lược quốc gia nói chung, màu sắc của các công cụ chính sách đối ngoại ngày càng trở nên rõ nét

Dựa trên các bối cảnh như chuyển giao quyền lực và cạnh tranh giữa các nước lớn, Nhật Bản đã chú trọng hơn vào việc tận dụng đòn bẩy kinh tế để hỗ trợ chính sách ngoại giao với nước lớn. Theo đó, về chiến lược địa chính trị, một mặt Nhật Bản dựa trên thiết kế thượng tầng của thương mại toàn cầu, điều phối 3 cực với Mỹ và EU, thực hiện hợp tác chiến lược giữa các nước lớn và lãnh đạo thế giới

Mặt khác, xây dựng mạng lưới đối tác chiến lược với cơ sở là sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Các chuyên gia chính sách của Nhật Bản thẳng thắn thừa nhận ngoại giao thương mại của nước này chịu sự chi phối của nguyên lý chính trị học, chứ không đơn thuần là nguyên lý kinh tế học

Đỗ Cao
 
Saudi Arabia phát động cuộc chiến giá dầu bằng chiến lược 'gây sốc và kinh hoàng'
– Bằng cách triển khai chiến lược “gây sốc và kinh hoàng gồm giảm giá bán dầu mạnh nhất trong 20 năm qua, đe dọa tăng sản lượng dầu lên mức tối đa, Saudi Arabia, nước lãnh đạo không chính thức ở Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), đang phát động cuộc chiến giá dầu toàn diện để đáp trả việc Nga bác bỏ đề xuất cắt giảm thêm sản lượng dầu để ứng phó với nhu cầu suy giảm mạnh do tác động của dịch virus corona chủng mới (Covid-19)

Mục đích của Saudi Arabia gây tổn thương tối đa đối với doanh thu dầu mỏ của Nga trong thời gian nhanh nhất có thể, từ đó, gây sức ép buộc nước này phải quay trở lại bàn đàm phán để cùng OPEC hợp tác giảm sản lượng dầu


Thỏa thuận OPEC + sụp đổ

Thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu kéo dài 3 năm qua của nhóm OPEC + ( các nước thành viên OPEC và các nước xuất khẩu dầu quan trọng khác ngoài OPEC do Nga dẫn đầu) sụp đổ hôm 6-3 vì Moscow từ chối ủng hộ giảm sâu thêm sản lượng dầu để ứng phó với dịch Covid-19

Nhiều tổ chức nghiên cứu thị trường năng lượng đã hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu trong năm 2020 do sức tàn phá của dịch Covid-19 đối với hoạt động đi lại và sản xuất ở Trung Quốc và nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, Moscow vẫn duy trì lập trường cho rằng vẫn còn quá sớm để thẩm định tác động của dịch Covid-19. Các nguồn tin cho biết hôm 6-3, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak tiếp tục khẳng định lại thông điệp trên tại cuộc đàm phán khẩn cấp của OPEC+ tại trụ sở của OPEC ở Vienna (Áo)

Trước đó một ngày, các bộ trưởng năng lượng và dầu mỏ của OPEC đề xuất OPEC+ cắt giảm thêm 1,5 triệu thùng/ngày đến hết năm 2020 bên ngoài thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu 2,1 triệu thùng/ngày hiện nay

Nếu được Nga chấp nhận, điều này có nghĩa là OPEC+ sẽ cắt giảm tổng cộng 3,6 triệu thùng dầu/ngày, tương đương 3,6% nguồn cung toàn cầu

Nga thẳng thừng bác bỏ đề xuất trên và nói rằng chỉ sẵn sàng gia hạn thỏa thuận cắt giảm 2,1 triệu thùng dầu/ngày hiện nay, vốn sẽ hết hạn vào cuối tháng 3 này

Ngay lập tức, OPEC phản ứng bằng cách rút bỏ tất cả các hạn chế sản lượng hiện nay của mỗi nước thành viên. Phát biểu tại trụ sở của OPEC ở Vienna (Áo) hôm 6-3, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak nói: “Kể từ ngày 1-4, không có nước OPEC hoặc nước ngoài OPEC nào bị hạn chế sản lượng dầu”

Các nguồn tin nắm rõ thông tin cuộc đàm phán tại Vienna cho biết Nga xem thỏa thuận cắt giảm thêm sản lượng dầu sẽ là “món quà” cho ngành dầu khí đá phiến Mỹ. Nga không muốn các đối thủ sản xuất dầu đá phiến ở Mỹ được hưởng lợi nếu giá dầu tăng nhờ OPEC+ giảm thêm sản lượng. Các nhà phân tích nhận định nhiều nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ đang đứng trước nguy cơ phá sản nếu giá dầu giảm thêm. Nga cũng đang hậm hực vì Mỹ sử dụng các công cụ trừng phạt nhằm vào mảng kinh doanh ở Venezuela của Tập đoàn dầu khí nhà nước Nga Rosneft và ngăn chặn Nga hoàn thành dự đường ống dẫn khí đốt từ vùng Siberia của Nga đến Đức

Cuộc đàm phán thất bại của OPEC+ khiến giá dầu lao dốc với chỉ số giá dầu Brent tại thị trường London giảm 9,44%, về mức 45,27 đô la Mỹ/thùng vào lúc thị trường đóng cửa hôm 6-3. Đây là mức giảm giá mạnh nhất của dầu Brent trong một phiên giao dịch kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008

Trong khi đó, chỉ số giá dầu Tây Texas (WTI) tại New York cũng giảm sâu 10,07%, về mức 41,28 đô la thùng, thấp nhất kể từ tháng 8-2016

Bình luận về sự bất đồng giữa Saudi Arabia và Nga, Bjoernar Tonhaugen, Giám đốc phân tích các thị trường dầu của Công ty Rystad Energy, nói: “Đây là một diễn biến bất ngờ vượt xa cả kịch bản dự báo tồi tệ nhất của chúng tôi và sẽ gây ra một trong những cuộc khủng hoảng giá dầu nghiêm trọng nhất trong lịch sử”

Giá dầu có thể giảm về mức 30 đô la/thùng hoặc sâu hơn

Tức giận trước động thái bất hợp tác của Nga, hôm, Saudi Arabia đã đáp trả bằng cách bán dầu với mức giá giảm sâu đồng thời bắn tín hiệu sẽ nâng sản lượng lên mức tối đa 12 triệu thùng/ngày

Hôm 7-3, Saudi Aramco, Tập đoàn dầu khí nhà nước Saudi Arabia, thông báo sẽ bán dầu thô nhẹ Arab (ARL) cho châu Á trong tháng 4 tới với mức giảm 6 đô la cho mỗi thùng so với mức bán vào tháng 3. Ngoài ra, tập đoàn này sẽ bán dầu ARL sang Mỹ và các nước tây bắc Âu với mức giảm lần lượt 7 đô la/thùng và 8 đô la/thùng. Đây là mức giảm giá bán dầu ARL mạnh nhất trong ít nhất 20 năm qua. Chốt phiên giao dịch hôm 6-3, giá dầu ARL giảm 4,04%, về mức 52,44 đô la/thùng

Quyết định giảm sâu giá bán dầu ARL của Saudi Arabia sẽ tác động đến 14 triệu thùng dầu xuất khẩu mỗi ngày khi các nước xuất khẩu dầu khác ở vùng Vịnh Ba Tư cũng sẽ giảm giá dầu xuất khẩu của họ

Các nguồn tin cho biết Saudi Arabia cũng âm thầm bắn thông điệp đến một số bên trên thị trường dầu rằng nước này có thể tăng sản lượng khai thác lên cao hơn nếu cần thiết, thậm chí tăng lên mức kỷ lục 12 triệu thùng/ngày

Khi mà nhu cầu dầu đang bị dịch Covid-19 tàn phá, động thái tăng sản lượng dầu như vậy có thể nhấn chìm thị trường dầu vào cơn hỗn loạn

Theo các nguồn tin, trước tiên, Saudi Arabia có thể nâng sản lượng dầu lên mức trên 10 triệu thùng/ngày vào tháng 4 từ mức 9,7 triệu thùng/ngày trong tháng này. Một giám đốc giấu tên của một quỹ phòng hộ hàng hóa nói: “Điều này chẳng khác nào lời tuyên chiến trên thị trường dầu”

Iman Nasseri, Giám đốc thị trường Trung Đông của Công ty tư vấn dầu mỏ FGE, nhận định: “Saudi Arabia giờ đây thực sự đang phát động một cuộc chiến giá dầu toàn diện”

Jamie Webster, Giám đốc cấp cao ở Trung tâm tác động năng lượng của Công ty tư vấn BCG cho rằng hục hặc mới nhất giữa Nga và Saudi Arabia “có tất cả dấu ẩn điển hình của một chiến giá, chỉ thiếu duy nhất mùi thuốc súng”

Chiến lược “gây sốc và kinh hoàng” của Saudi Arabia (shock and awe, từ dùng của hai cây bút phân tích thị trường năng lượng Javier Blas và Anthony Dipaola của Bloomberg) có thể là một toan tính nhằm gây tổn thương tối đa đối với Nga và các nhà xuất khẩu dầu khác theo cách nhanh nhất có thể, để gây sức ép buộc họ quay trở lại bàn đàm phán và nhanh chóng trở lại cắt giảm sản lượng nếu một thỏa thuận đạt được

Các nhà kinh doanh dầu mỏ cho biết động thái trên của Saudi Arabia là đòn tấn công trực diện nhằm vào các công ty dầu khí Nga đang bán dầu thô qua châu Âu

Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu máy bay, xăng dầu giảm nhanh do tác động của dịch Covid-19, thị trường năng lượng giờ đây đối mặt với một cú sốc cả cung lẫn cầu

“Tình hình sẽ trở nên khủng khiếp. OPEC+ sẽ bơm dầu nhiều hơn và thế giới sẽ đối mặt cú sốc cung. Giá dầu giảm về mốc 30 đô la/thùng là điều có thể xảy ra”, Doug King, người đồng sáng lập Quỹ đầu tư hàng hóa Merchant Commodity Fund, nhận định

Các nhà phân tích đang nhìn vào các biểu đồ lịch sử để xác định xem giá dầu có thể hạ về mức nào. Họ cho rằng giá dầu Brent có thể hướng về mốc 27,1 đô la/thùng, mức thấp nhất vào năm 2016 khi Saudi Arabia phát động cuộc chiến giá dầu nhằm vào ngành dầu đá phiến của Mỹ

Nhưng một số nhà phân tích khác lo ngại thị trường dầu có thể thậm chí giảm sâu hơn

“Trong quí tới, chúng ta có thể chứng kiến giá dầu giảm về các mức thấp nhất trong 20 năm qua”, nhà phân tích dầu mỏ Roger Diwan, ở Công ty tư vấn IHS Markit nói khi ám chỉ giá dầu có thể rơi về dưới mức 20 đô la/thùng. Chỉ số giá dầu Brent từng giảm về mức 9,55 đô la Mỹ/thùng vào tháng 12-1998 trong một chiến giá dầu do Saudi Arabia phát động

Lê Linh
Bloomberg, Reuters
 
Last edited:
Vĩnh biệt, toàn cầu hóa
Dịch bệnh khiến hoạt động du lịch và nhập cư bị "chính trị hóa". Hơn nữa xu hướng hướng nội sẽ làm suy yếu đà hồi phục, càng khiến nền kinh tế dễ bị tổn thương hơn cũng như làm trầm trọng thêm sự bất ổn về địa chính trị

Kể cả trước khi đại dịch nổ ra, tiến trình toàn cầu hóa của thế giới đã phải đối mặt với những "cơn gió ngược". Hệ thống thương mại mở vốn đã thống trị kinh tế thế giới mấy chục năm nay đã bị phá hủy đáng kể bởi khủng hoảng tài chính và chiến tranh thương mại Mỹ Trung. Và giờ đây mạng lưới ấy đang phải gánh chịu đòn đánh thứ 3 và cũng là nặng nề nhất trong hơn chục năm trở lại đây: các lệnh phong tỏa khiến nhiều nước đóng cửa biên giới, dòng chảy thương mại đổ vỡ. Lượng khách đến sân bay Heathrow đã giảm 97% so với 1 năm trước, xuất khẩu ô tô của Mỹ giảm 90% trong tháng 4 và 21% các chuyến tàu container di chuyển qua Thái Bình Dương đã bị hủy

Hiện nay các nền kinh tế đã mở cửa trở lại và hoạt động thương mại sẽ dần dần phục hồi. Tuy nhiên không ai có thể mong đợi đó là 1 cú hồi phục nhanh chóng sẽ hồi sinh thế giới tự do như trước kia. Dịch bệnh khiến hoạt động du lịch và nhập cư bị "chính trị hóa". Hơn nữa xu hướng hướng nội sẽ làm suy yếu đà hồi phục, càng khiến nền kinh tế dễ bị tổn thương hơn cũng như làm trầm trọng thêm sự bất ổn về địa chính trị

Thế giới đã trải qua nhiều bước phát triển trong quá trình hội nhập, nhưng hệ thống thương mại nổi lên từ những năm 1990 đi được xa hơn tất cả. Trung Quốc trở thành công xưởng thế giới và các nước sẵn lòng mở cửa biên giới để dòng chảy hàng hóa, vốn, thông tin và cả con người lưu thông rất dễ dàng. Tuy nhiên sau sự kiện Lehman Brothers sụp đổ năm 2008, nhiều ngân hàng và cả một vài tập đoàn đa quốc gia đã co cụm. Thương mại và đầu tư ra nước ngoài tăng trưởng chậm hơn đáng kể so với GDP, quá trình mà The Economist gọi là "slowbalisation" (tạm dịch: chậm lại trên toàn cầu)

Toàn cầu hóa tiếp tục suy giảm mạnh hơn sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động chiến tranh thương mại với một số quốc gia mà nổi bật nhất là Trung Quốc, nêu bật nỗi lo lắng về việc nước Mỹ mất đi một lượng lớn việc làm và sự trỗi dậy của chủ nghĩa tư bản kiểu Trung Quốc với tham vọng bành trướng quá lớn

Ở thời điểm virus bắt đầu phát tán ở Vũ Hán cuối năm ngoái, thuế quan mà Mỹ đánh vào các hàng hóa nhập khẩu đang ở mức cao nhất kể từ 1993. Cả Mỹ và Trung Quốc đã bắt đầu nỗ lực tách rời ngành công nghệ của 2 nước càng cách xa nhau càng tốt

Từ tháng 1/2020, làn sóng đi ngược toàn cầu hóa đã bắt đầu "tây tiến" với khởi nguồn là châu Á. Các nhà máy, cửa hiệu, văn phòng đóng cửa khiến lực cầu cắm đầu lao dốc và ngăn cản các nhà cung ứng tiếp cận với người tiêu dùng. Mức thiệt hại là không đồng đều. Apple cho biết vẫn có thể sản xuất iPhone và xuất khẩu của Trung Quốc bất ngờ tăng trưởng trong tháng vừa qua mà chủ yếu là nhờ mặt hàng thiết bị y tế. Tuy nhiên bức tranh toàn cảnh vẫn mang 1 màu xám xịt. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của thế giới được dự báo suy giảm 10-30% trong năm nay. Trong 10 ngày đầu tiên của tháng 5, xuất khẩu của Hàn Quốc giảm 46% so với cùng kỳ năm ngoái, mạnh nhất từ 1967

Các nước đang tranh cãi và đổ lỗi cho nhau. Pháp và Anh cãi nhau vì quy tắc phong tỏa, Trung Quốc dọa đánh thuế trừng phạt Úc vì nước này yêu cầu điều tra nguồn gốc virus trong khi Nhà Trắng tiếp tục đề cập đến các vấn đề thương mại một cách hiếu chiến. Bất chấp vẫn có một số sự hợp tác trong đại dịch, ví dụ như Cục dự trữ liên bang (Fed) cung cấp khoản vay cho NHTW các nước, nhìn chung Mỹ đang tỏ ra lưỡng lự không muốn đảm nhận vai trò lãnh đạo toàn cầu. Sự hỗn loạn và chia rẽ ở ngay tại quê nhà đã làm giảm đáng kể uy tín của nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trong khi đó Trung Quốc cũng không sẵn sàng

Trên khắp thế giới xuất hiện tâm lý chống toàn cầu hóa. Không ít người dân cảm thấy phiền toái khi phát hiện ra rằng sức khỏe của họ lại phụ thuộc vào 1 trận chiến tranh giành nhập khẩu thiết bị bảo hộ và vào những nhân viên y tế nhập cư làm việc trong các trại dưỡng lão

Đây mới chỉ là điểm khởi đầu. Chính quyền Trump đang đề xuất những biện pháp khiến cánh cửa nhập cư vào Mỹ bị thu hẹp hơn bao giờ hết, với lập luận rằng việc làm phải được ưu tiên cho người Mỹ trước tiên. Nhiều khả năng các nước khác sẽ theo bước. Hoạt động đi lại cũng bị hạn chế đáng kể, làm mất đi cơ hội tìm kiếm việc làm và cả cơ hội hợp tác kinh doanh. Airbus đã giảm sản lượng 1/3 và hãng hàng không Emirates – vốn được coi là biểu tượng của toàn cầu hóa – dự đoán hoạt động đi lại xuyên biên giới khó có thể phục hồi trước năm 2022

Thương mại sẽ thiệt hại nếu các nước không còn duy trì ý tưởng hàng hóa và các công ty nên được đối xử công bằng bất chấp xuất xứ. Chính phủ và NHTW các nước đang yêu cầu người nộp thuế giải cứu các công ty quốc doanh bằng những gói kích thích khổng lồ, tạo ra những đặc quyền rất lớn cho nhóm này. Và nỗ lực mang chuỗi cung ứng về quê nhà đang được tăng tốc. Hôm 12/5, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tuyên bố nước này đã bắt đầu bước vào thời kỳ tự lực kinh tế. Gói kích thích kinh tế của Nhật Bản bao gồm những chương trình hỗ trợ cho các công ty quyết định "hồi hương" nhà máy, và các quan chức châu Âu đang bàn về "tự chủ chiến lược", lập quỹ để mua cổ phần tại các doanh nghiệp. Mỹ cũng hối thúc Intel xây dựng nhà máy ở quê nhà. Thương mại số đang bùng nổ nhưng tỷ trọng còn quá nhỏ. Tổng doanh thu của Amazon, Apple, Facebook và Microsoft chỉ tương đương 1.3% tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới

Dòng chảy vốn cũng bị gián đoạn, trong khi lượng vốn đầu tư dài hạn sụt giảm mạnh. Lượng vốn đầu tư mạo hiểm mà các công ty Trung Quốc triển khai ở Mỹ đã giảm xuống còn 400 triệu USD trong quý I, thấp hơn 60% so với 2 năm trước. Năm nay các công ty đa quốc gia có thể cắt giảm 1/3 lượng vốn đầu tư ra nước ngoài. Mỹ đã yêu cầu quỹ hưu trí liên bang ngừng mua cổ phần của các công ty Trung Quốc, và con số thống kê cho thấy nhóm nước chiếm 59% GDP toàn cầu đã thắt chặt kiểm soát đầu tư nước ngoài

Đừng để bị lừa rằng 1 hệ thống thương mại với mạng lưới các chính sách kiểm soát được thắt chặt sẽ là an toàn hơn. Những nước nghèo khó lòng đuổi kịp, trong khi ở các nước giàu chi phí sống trở nên đắt đỏ và ít tự do hơn. Nội địa hóa không làm cho chuỗi cung ứng khỏe mạnh, bền bỉ hơn mà trái lại cách tốt nhất là đa dạng nó để phân tán rủi ro và tận dụng lợi thế quy mô. Hơn nữa, 1 thế giới phân mảnh sẽ càng khiến những vấn đề mang tính toàn cầu như tìm kiếm vaccine và phục hồi kinh tế trở nên khó khăn hơn

Không may là lập luận như trên giờ đã không còn hợp thời và dễ dàng bị ngó lơ. Đã đến lúc chia tay với thời kỳ huy hoàng nhất của toàn cầu hóa và hãy bắt đầu lo lắng về những gì đang diễn ra
 
Thành lập Tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài
Tổ công tác có nhiệm vụ tham mưu cho Thủ tướng các cơ chế, chính sách, tiêu chí hợp tác đầu tư mang tính cạnh tranh quốc tế, các giải pháp nhằm nắm bắt cơ hội hợp tác đầu tư trong tình hình mới


ttxvnptt-pham-binh-minh.jpg

Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh làm Tổ trưởng Tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài

Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành Quyết định số 850/QĐ-TTg thành lập Tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài

Tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài do Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh làm Tổ trưởng; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Tổ phó thường trực; Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Tổ phó

Các thành viên Tổ công tác bao gồm lãnh đạo các bộ, cơ quan Văn phòng Chính phủ; Bộ Ngoại giao; Bộ Công an; Bộ Tài chính; Bộ Công Thương; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội; Bộ Thông tin và Truyền thông; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Tổ công tác có nhiệm vụ tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ các cơ chế, chính sách, tiêu chí, chuẩn mực hợp tác đầu tư mang tính cạnh tranh quốc tế và các giải pháp nhằm nắm bắt kịp thời cơ hội hợp tác đầu tư trong tình hình mới

Bằng các biện pháp linh hoạt, phù hợp, Tổ công tác chủ động tiếp cận, đàm phán với các Tập đoàn lớn, công nghệ cao, đứng đầu hoặc vận hành các chuỗi giá trị (chuỗi cung ứng, chuỗi phân phối) nhằm vận động, xúc tiến, phù hợp với mục đích, yêu cầu hợp tác đầu tư cùng có lợi

Bên cạnh đó, Tổ công tác thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư trong nước và nước ngoài nhằm thu hút các dự án có chất lượng; quy mô vốn lớn; công nghệ cao; đổi mới sáng tạo; có sự lan tỏa, cam kết hợp tác, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị, đầu tư vào các công đoạn có giá trị gia tăng cao gắn với hợp tác đào tạo nhân lực

Tổ công tác nghiên cứu và phát triển; thúc đẩy kinh tế số và đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững kinh tế xã hội của Việt Nam

Ngoài ra, Tổ công tác tổ chức điều phối liên ngành, liên cấp và liên vùng để thúc đẩy việc hình thành các chuỗi dự án liên kết và hỗ trợ, triển khai thuận lợi, hiệu quả; thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao; định kỳ hoặc theo yêu cầu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai các nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác đầu tư

Quyết định cũng nêu rõ, Tổ công tác có quyền đề xuất với Thủ tướng Chính phủ các chính sách, quy định, các gói ưu đãi, hỗ trợ cũng như đặt ra các yêu cầu đối với từng dự án đảm bảo hợp tác đầu tư hai bên cùng có lợi

Tổ công tác có quyền yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cung cấp các thông tin, hợp tác trong hoạt động xúc tiến, triển khai các dự án đầu tư

Tổ trưởng Tổ công tác ký các văn bản chỉ đạo, sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ; Tổ phó thường trực và Tổ phó Tổ công tác ký các văn bản chỉ đạo, sử dụng con dấu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Vietnamplus
 
Xuất khẩu liên tiếp lập kỷ lục mới
Quản trị một đất nước tới gần trăm triệu dân là vô cùng vất vả, nhất là đối với một quốc gia có độ mở của nền kinh tế lên đến hơn 200% GDP như Việt Nam. Chỉ có một lựa chọn là giữ vững tinh thần để xốc tới

xuat%20nhap%20khau.jpg

Xuất khẩu là điểm sáng của Việt Nam trong năm 2020

Bối cảnh quốc tế trong giai đoạn 2016-2020 nhìn chung không thực sự thuận lợi cho thương mại quốc tế. 5 năm vừa qua là thời kỳ kinh tế thế giới chứng kiến những biến động nhanh, phức tạp, đa chiều và khó đoán định từ xung đột thương mại Mỹ-Trung, Anh rời Liên minh châu Âu, đến các biến động về quan hệ kinh tế-chính trị giữa các nền kinh tế lớn như Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU...

Nhu cầu đối với hàng hóa nhập khẩu thấp, các nước có xu hướng quay lại tập trung vào thị trường nội địa, tăng cường sử dụng các biện pháp bảo hộ thương mại, trong đó một số nước sẵn sàng vi phạm quy định của WTO để bảo hộ sản xuất trong nước. Tổng cầu giảm sút cũng kéo theo cạnh tranh ngày càng gay gắt, đặc biệt là các mặt hàng nông sản, thủy sản. Giá xuất khẩu nông sản không còn là yếu tố thuận lợi tác động đến tăng trưởng xuất khẩu

Vào năm cuối của nhiệm kỳ, khi mà con tàu kinh tế Việt Nam đang băng băng về đích thì gặp “chướng ngại” rất lớn, dịch COVID-19. Cỗ máy tăng trưởng của Việt Nam như "cỗ xe tam mã", trong đó có xuất khẩu, bị ảnh hưởng nghiêm trọng

Tuy nhiên, với sự điều khiển khéo léo, tỉnh táo của Chính phủ, “con ngựa” xuất khẩu luôn về đích, tạo lực kéo quan trọng cho cả nền kinh tế. Từ 2016 đến nay, cán cân thương mại liên tục thặng dư, các kỷ lục xuất siêu liên tiếp được thiết lập. Trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ, xuất khẩu của nước ta tăng 8,6%, cao hơn mức tăng của năm 2015 (8,1%). Cán cân thương mại “xuất sắc” ngắt mạch nhập siêu vào năm 2015, vượt mục tiêu đề ra, xuất siêu 1,77 tỷ USD. Mạch thành tích này tiếp tục được nối dài: Xuất siêu 2,11 tỷ USD năm 2017; 6,83 tỷ USD năm 2018 và đạt mức cao nhất từ trước đến nay là 10,87 tỷ USD năm 2019 - cũng trong năm này, lần đầu tiên kim ngạch xuất nhập khẩu vượt mốc 500 tỷ USD

Năm 2020, một năm “thử thách lòng người” với ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19, thành tích xuất siêu không những được giữ vững mà còn có thể lập nên kỳ tích mới, bởi “mức độ thành công được xác định không chỉ bởi những gì chúng ta đã đạt được, mà bởi cả những trở ngại chúng ta đã vượt qua”, như lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Theo thông tin mà Bộ Công Thương đưa ra tại Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu Việt Nam năm 2020 vào ngày 16/12 vừa qua, tính đến hết tháng 11, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt mức xuất siêu kỷ lục 20,1 tỷ USD. Ước tính năm 2020, thặng dư thương mại hàng hóa vào khoảng 7 tỷ USD. Trong bối cảnh khó khăn do dịch COVID-19, xuất khẩu đã trở thành điểm sáng và là tiền đề quan trọng để nền kinh tế vững bước vào năm 2021

Điều đáng mừng nữa là cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tiếp tục được cải thiện theo chiều hướng tích cực, giảm hàm lượng xuất khẩu thô, tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, sản phẩm công nghiệp

Tỉ trọng giá trị xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến tăng, từ mức 78,9% kim ngạch xuất khẩu năm 2015, lên mức 84,2% năm 2019. Trong khi đó, tỉ trọng nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản giảm từ 3% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2015 xuống còn 1,7% năm 2019

Chuyển dịch cơ cấu về thành phần xuất khẩu đã có dấu hiệu tích cực, khi xuất khẩu của khối doanh nghiệp trong nước có mức tăng trưởng cao vượt khu vực doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Năm 2019, khối doanh nghiệp trong nước có trị giá xuất khẩu tăng 19,1% so với năm trước, trong khi khối doanh nghiệp FDI chỉ tăng 4,2%

Cơ cấu hàng xuất khẩu cũng được đa dạng hóa. Số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 1 tỷ USD tăng dần, từ 23 mặt hàng năm 2015 lên 32 mặt hàng năm 2019. Là lối ra của nền kinh tế, xuất khẩu, đặc biệt lại là xuất siêu, trở thành “mã lực” quan trọng thúc đẩy cỗ máy kinh tế, tác động tích cực đến tăng trưởng GDP và lan truyền đến các lĩnh vực khác

Trong bức tranh xuất khẩu đó, nông nghiệp góp phần tô điểm những màu sáng quan trọng, khẳng định trụ cột của nền kinh tế vào những lúc khó khăn. Đơn cử như với gạo, mặt hàng được ví như “hạt ngọc” của nước ta thì năm 2020 có thể nói là năm thắng đậm của gạo Việt Nam khi nông dân trúng mùa lớn, trong khi xuất khẩu gạo liên tiếp vượt Thái Lan và Ấn Độ, soán ngôi số 1 thế giới về giá bán. Trong năm đầy khó khăn này, ngành gạo không những làm tròn trách nhiệm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, nông dân trồng lúa còn xuất khẩu dự kiến thu về 3 tỷ USD

Để có được “trái ngọt” như vậy là có sự góp sức của những chuyến công tác xúc tiến thương mại, những chuyến đi “tiếp thị nông sản” ở nước ngoài của lãnh đạo Chính phủ, của những “đại sứ xoài”, “đại sứ thanh long” (cán bộ ngoại giao, tham tán thương mại ở nước ngoài), của những nỗ lực “chạy đua” để có được hiệp định quan trọng như CPTPP, EVFTA, RCEP, mở ra tuyến đường cao tốc cho hàng hóa Việt Nam ra thế giới. Đó là nỗ lực chạy đua để tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm chi phí logistic, đẩy mạnh công nghiệp phụ trợ… Đó cũng là nỗ lực chạy đua để kiểm soát dịch COVID-19, không để đứt gãy chuỗi cung ứng

Có thể nói, 12 tháng căng thẳng, cho đến những ngày cuối cùng của năm, chưa có nỗ lực chạy đua nào của Chính phủ có dấu hiệu hụt hơi

Đức Tuân
 
Top