What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Keidanren "Japan Business Federation"

LOBBY.VN

Administrator
Keidanren "Japan Business Federation"

KEIDANREN (Japan Business Federation) is a comprehensive economic organization with a membership comprised of 1,300 representative companies of Japan, 121 nationwide industrial associations and 47 regional economic organizations (as of July 1, 2013)

Our mission as a comprehensive economic organization is to draw upon the vitality of corporations, individuals and local communities to support corporate activities which contribute to the self-sustaining development of the Japanese economy and improvement in the quality of life for the Japanese people

For this purpose, KEIDANREN establishes consensus in the business community on a variety of important domestic and international issues for their steady and prompt resolution. At the same time, we communicate with a wide range of stakeholders including political leaders, administrators, labor unions and citizens

We encourage our members to adhere to the Charter of Corporate Behavior in an effort to establish and maintain public confidence in the business community

We also strive for the resolution of international issues and the development of closer economic relations with various countries through policy dialogue with the governments, economic associations of each country as well as international organizations

Lobby & Keidanren
 
Last edited:
Chủ tịch Toray đảm nhiệm chức lãnh đạo Keidanren

29_TVGF.jpg

Ngày 14/1/2014, Liên đoàn Các tổ chức kinh tế Nhật Bản (Keidanren) đã chính thức bổ nhiệm ông Sadayuki Sakakibara, 70 tuổi, hiện là Chủ tịch Tập đoàn công nghiệp Toray Industries Inc., vào chức Chủ tịch, thay ông Hiromasa Yonekura, 76 tuổi (đã làm 2 nhiệm kỳ liên tục)

Keidanren hiện là tổ chức lobby kinh tế lớn nhất ở Nhật Bản. Đây là một liên đoàn kinh tế toàn diện, với các thành viên gồm hơn 1.300 doanh nghiệp lớn nhất Nhật Bản, 121 hiệp hội công nghiệp toàn quốc và 47 tổ chức kinh tế khu vực (tính đến hết năm 2013). Ngồi vào ghế lãnh đạo phải là chủ tịch các tập đoàn kinh tế lớn, có máu mặt ở Nhật Bản. Bản thân ông Hiromasa Yonekura cũng đang là Chủ tịch Tập đoàn Sumitomo Chemical Co

Đầu tháng 6/2014, ông Sadayuki Sakakibara mới chính thức lên nắm quyền Chủ tịch Keidanren. Thực ra, lúc đầu, ông Takashi Kawamura, 74 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Hitachi mới là lựa chọn số 1, song ông này đã từ chối với lý do quá bận bịu với công việc điều hành tại Hitachi. Sau đó, ông Sadayuki Sakakibara mới nổi lên là ứng cử viên sáng giá nhất

Theo thông lệ ở Keidanren, Chủ tịch đương nhiệm có quyền đề cử người thay thế mình. Ông Hiromasa Yonekura đã chọn Sadayuki Sakakibara, với các lý do sau

Thứ nhất, ông Sadayuki Sakakibara là Chủ tịch Toray, một tập đoàn kinh tế đa ngành có tiếng ở Nhật Bản. Toray chuyên sản xuất các sản phẩm sợi và dệt; nhựa và hóa chất; sợi carbon, vật liệu composite… Toray chính là nhà cung cấp sợi carbon được sử dụng trong kết cấu thân, cánh của máy bay chở khách hiện đại đời mới Boeing 787 Dreamliner của Hãng Boeing (Mỹ). Thứ hai, ông Sadayuki Sakakibara đáp ứng được tiêu chí mà Keidanren đặt ra là ưu tiên lãnh đạo doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất - chế tạo, hơn là ở khối dịch vụ

Thứ ba, ông Sadayuki Sakakibara là vị lãnh đạo có uy tín trong cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản và có các mối quan hệ khá mật thiết với các quan chức Chính phủ, cũng như cộng đồng doanh nghiệp, đối tác nước ngoài. Ông hiện là một trong những đại diện của khối tư nhân trong Hội đồng Cạnh tranh công nghiệp (một tổ chức của Chính phủ)

Cuối cùng, ông Sadayuki Sakakibara đã rất quen việc ở Keidanren, bởi ông đã từng giữ chức Phó chủ tịch tới 4 năm (từ năm 2009 đến 2011)

Ông Hiromasa Yonekura khẳng định: “Ông Sadayuki Sakakibara là nhân vật phù hợp nhất làm Chủ tịch Keidanren, bởi ông sở hữu các kỹ năng quản lý tuyệt vời, có nhiều kinh nghiệm thực tế và có các mối quan hệ khá tốt với nhiều chính khách, nhà lập pháp cũng như với các đối tác nước ngoài”

Không chỉ trong nội bộ thành viên Keidanren, mà ngay cả nhiều chính khách Nhật cũng đón nhận việc bổ nhiệm ông một cách khá tích cực

Ông Yoshihide Suga, Chánh văn phòng Chính phủ Nhật Bản phát biểu: “Vai trò của Keidanren là rất quan trọng ở Nhật Bản. Ông Sadayuki Sakakibara là sự lựa chọn rất hợp lý”

Theo nhiều nhà phân tích, một số nhiệm vụ chính của ông Sadayuki Sakakibara trên cương vị Chủ tịch Keidanren là phải lobby Chính phủ để cắt giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; góp phần cải thiện mối quan hệ giữa Nhật Bản với 2 đối tác kinh tế quan trọng ở Đông Á là Trung Quốc và Hàn Quốc (sau khi xảy ra những tranh chấp về chủ quyền một số đảo)...

Về phần mình, ông Sadayuki Sakakibara chưa hứa hẹn gì nhiều, mà chỉ nhấn mạnh: “Cộng đồng doanh nghiệp và Chính phủ phải hợp tác với nhau như 2 bánh xe trên cùng một trục. Tiếng nói, thông điệp của các doanh nghiệp cần được chuyển tải một cách chuẩn xác”

Ở đây, có lẽ cũng nên nói qua vài nét về vị tân Chủ tịch Keidanren

Sau khi tốt nghiệp Đại học Kỹ thuật Nagoya, tháng 4/1967, Sadayuki Sakakibara đầu quân cho Toray. Đường hoan lộ của ông lúc đầu diễn ra khá chậm. Mãi đến tháng 6/1994, tức là sau hơn 27 năm, ông mới là Trưởng phòng Kế hoạch. Song chỉ sau 2 năm, vào tháng 6/1996, ông đã được đề bạt làm Phó chủ tịch và tháng 6/2010, được ngồi vào ghế Chủ tịch Toray. Hiện tại, ông còn là thành viên độc lập trong Ban giám đốc của nhiều tập đoàn kinh tế lớn ở Nhật Bản, như Hãng vận tải biển Mitsui O.S.K. Lines, Ltd; Tập đoàn Viễn thông NTT…

Cần nói thêm ở đây rằng, với Việt Nam, cả Keidanren lẫn Toray đều có các quan hệ hợp tác với các cơ quan Chính phủ và có quan hệ kinh doanh - đầu tư với doanh nghiệp Việt Nam. Trong những năm qua, Keidanren thường xuyên tổ chức các đoàn doanh nghiệp Nhật Bản đến thăm và tìm kiếm cơ hội tại Việt Nam. Ngày 26/11/2012, Keidanren và Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam đã ký kết Biên bản ghi nhớ để thiết lập kênh đối thoại thảo luận các biện pháp chính sách hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế và các mục tiêu công nghiệp hóa của Việt Nam, thúc đẩy đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam

Còn Toray đã từng có nhiều năm hợp tác với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, trong đó có Tổng công ty May Nhà Bè…, nhằm đẩy mạnh sản xuất hàng may mặc cao cấp cung ứng cho thị trường Nhật Bản

Trung Hiếu
 
FPT gia nhập Keidanren, nhắm đến Top 20 doanh nghiệp mạnh tại Nhật Bản
– Ngày 3- 4, tập đoàn FPT cho biết đã chính thức trở thành thành viên của Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (Keidanren) – một trong những tổ chức có ảnh hưởng lớn nhất về kinh tế đối ngoại và chính sách phát triển kinh tế Nhật Bản – để có cơ hội đẩy mạnh khai thác thị trường này

c4bf3_fpt_tham_gia_hop_voi_cac_dn_nhat_ban.jpg

Đại diện FPT tham gia họp với các doanh nghiệp Nhật Bản

Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản gồm 109 hiệp hội công nghiệp, 47 tổ chức kinh tế khu vực và 1.412 thành viên là các công ty có văn phòng tại Nhật Bản, trong đó có các tên tuổi lớn, như Toyota, Sumitomo, Mitsubishi, Toshiba. Đây là tổ chức đã có nhiều đóng góp to lớn trong kết quả quan hệ hợp tác, thương mại và đầu tư ấn tượng giữa Việt Nam - Nhật Bản trong thời gian qua

FPT là công ty CNTT đầu tiên của Việt Nam có tên trong danh sách thành viên của Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản. Việc này giúp FPT khẳng định vị thế tại thị trường Nhật Bản, tiếp cận các nhà lãnh đạo cấp cao nhất của các khách hàng, đối tác chiến lược như Toyota, Sumitomo, Mitsubishi, Toshiba… đồng thời góp phần giúp Việt Nam kết nối các doanh nghiệp lớn của Nhật Bản và trên toàn cầu

Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT, cho biết với việc trở thành thành viên của Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản, FPT sẽ nỗ lực kêu gọi đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam và trở thành cầu nối giữa cộng đồng doanh nghiệp hai nước. Bên cạnh đó đây cũng là cách để FPT mở rộng sự tiếp cận khách hàng Nhật Bản nhằm hướng đến mục tiêu Top 50 Nhà cung cấp dịch vụ chuyển đổi số toàn cầu và đứng trong Top 20 công ty mạnh tại Nhật Bản

Năm 2005, FPT mở công ty con tại Nhật Bản. Đến nay FPT Nhật Bản hiện đứng trong Top 100 công ty công nghệ thông tin mạnh tại thị trường này với quy mô doanh thu 5.534 tỉ đồng và hơn 1.500 nhân sự làm việc trực tiếp tại 12 văn phòng tại Nhật Bản và hơn 7.000 nhân sự tại Việt Nam chuyên triển khai các dự án cho khách hàng Nhật Bản. Công ty này cũng đồng thời là đối tác chiến lược triển khai chuyển đổi số cho các tập đoàn lớn của Nhật Bản trong nhiều lĩnh vực như công nghiệp, ngân hàng, tài chính, nông nghiệp…

Vân Ly
 
1/2 doanh nghiệp Nhật Bản được chính phủ hỗ trợ đã chọn Việt Nam
Trao đổi với Thủ tướng Abe Shinzo, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh việc Nhật Bản chọn Việt Nam là một trong những nước đầu tiên nới lỏng hạn chế đi lại

Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, chiều 4/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã điện đàm với Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo trao đổi về thúc đẩy quan hệ song phương cũng như hợp tác trên các diễn đàn quốc tế và khu vực. Đây là lần thứ hai Lãnh đạo cấp cao hai nước điện đàm trong 3 tháng qua

Về công tác phòng chống dịch Covid-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thông báo Việt Nam đang tiếp tục triển khai các biện pháp mạnh mẽ và dần kiểm soát được dịch bệnh, cảm ơn sự hỗ trợ, chia sẻ của Nhật Bản trong đối phó với dịch Covid-19, đề nghị Chính phủ Nhật Bản tiếp tục quan tâm hỗ trợ cộng đồng người Việt tại Nhật Bản

Thủ tướng Abe cảm ơn Chính phủ và nhân dân Việc Nam đã hỗ trợ khẩu trang y tế, cho biết đang sử dụng số khẩu trang trên tại những nơi cần thiết nhất, bày tỏ khâm phục những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong kiểm soát dịch Covid-19

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh việc Nhật Bản chọn Việt Nam là một trong những nước đầu tiên nới lỏng hạn chế đi lại, cho biết Việt Nam đang tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho chuyên gia, nhà đầu tư, nhà quản lý của Nhật Bản sang Việt Nam, đề nghị hai bên tiếp tục trao đổi để mở lại đường bay thương mại trong thời gian tới

Thủ tướng Abe đánh giá cao việc hai nước thống nhất từng bước, từng phần nối lại đi lại giữa nhân dân hai nước, nhất là đối với nguồn nhân lực cần thiết cho các hoạt động giao thương, mong muốn tiếp tục hợp tác mở rộng đi lại giữa nhân dân hai nước đồng thời vẫn đảm bảo phòng chống dịch bệnh

Thủ tướng Abe cho biết, vừa qua một nửa trong số các doanh nghiệp Nhật Bản được Chính phủ hỗ trợ để tăng cường, mở rộng chuỗi cung ứng đã lựa chọn Việt Nam; Chính phủ Nhật Bản sẽ tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp Nhật Bản đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Nhật Bản cũng sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thông báo Chính phủ Việt Nam đã thành lập Tổ công tác đặc biệt về hợp tác đầu tư do Phó thủ tướng Phạm Bình Minh làm Tổ trưởng và nhiều Bộ trưởng làm thành viên, sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư, kinh doanh thành công, đề nghị Thủ tướng Abe tiếp tục khuyến khích doanh nghiệp Nhật Bản tăng cường đầu tư tại Việt Nam

Hai bên nhất trí tiếp tục hợp tác chặt chẽ trong triển khai dự án Đại học Việt - Nhật, phối hợp thúc đẩy thương mại, đầu tư tại khu vực, trong đó có triển khai Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)

Hai nhà lãnh đạo nhất trí tiếp tục hợp tác chặt chẽ tại các diễn đàn đa phương và các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, thúc đẩy hợp tác trong khuôn khổ Me Kong - Nhật Bản

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ thúc đẩy Sáng kiến Bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân (UHC) cũng như sáng kiến của Nhật Bản về lập Trung tâm ASEAN về ứng phó dịch bệnh mới nổi và các vấn đề y tế khẩn cấp

Thủ tướng Abe đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam trong vai trò Chủ tịch ASEAN, khẳng định sẽ hợp tác chặt chẽ để Việt Nam tổ chức thành công các Hội nghị liên quan của ASEAN, mong đợi sẽ có chuyến thăm Việt Nam dự Hội nghị cấp cao ASEAN và trao đổi ý kiến với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc
 
Thách thức sống còn của các doanh nghiệp trăm năm Nhật Bản trong kỷ nguyên công nghệ

photo1678116732328-16781167324152050289859.jpg

Nhật Bản có ít nhất 33.000 doanh nghiệp đã tồn tại từ 1 thế kỷ trở nên. Có nhiều thứ khiến các doanh nghiệp này vượt qua nhiều sóng gió nhưng cuộc khủng hoảng nhân khẩu học cùng những bước đại nhảy vọt trong khoa học và công nghệ của nhân loại đang đặt nhiều trong số đó dưới những thách thức sống còn

Nhật Bản bây giờ có lẽ không giống với bất cứ giai đoạn nào khác của lịch sử. Nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới đang đối mặt tình trạng dân số già đi nhanh chóng, lượng du khách nước ngoài tăng kỷ lục cùng số lượng robot xuất hiện nhiều hơn bao giờ hết. Trong khi đó, những bước tiến về công nghệ đòi hỏi các doanh nghiệp phải thay đổi nhanh chóng và mạnh mẽ, điều chưa bao giờ là thế mạnh của các doanh nghiệp tồn tại cả trăm năm ở xứ sở hoa anh đào

Tsuen Tea nằm trên một góc phố, hướng ra con sông lớn cùng cây cầu ở vùng ngoại ô đìu hiu của Kyoto, cố đô Nhật Bản. Trong thành phố nổi tiếng với những ngôi đền này, không gian đó thực sự yên tĩnh để thưởng thức kem hoặc trà xanh

Tuy nhiên, có một điều đặc biệt về Tsuen Tea. Nó được mở từ năm 1160 sau công nguyên và được cho là quán trà hoạt động liên tục lâu đời nhất thế giới. Người điều hành quán hiện nay là Yusuke Tsuen, 38 tuổi. “Chúng tôi chỉ tập trung vào trà và chưa bao giờ mở rộng mô hình kinh doanh quá lớn. Đó là lý do tại sao chúng tôi sống sót”, Tsuen nói

Có lẽ, không quá ngạc nhiên khi quán trà 900 năm tuổi này vẫn tồn tại trong một thành phố vốn nổi tiếng với các nghề truyền thông thủ công. Điều đáng ngạc nhiên là Tsuen không hề đơn độc. Báo cáo năm 2008 cho thấy có 5.586 công ty có tuổi đời trên 200 năm ở 41 quốc gia và 56% trong số đó ở Nhật Bản


Nghiên cứu năm 2019 của Teikoku Data Bank cho thấy có 33.000 doanh nghiệp trên 100 năm tuổi ở Nhật Bản. Khách sạn lâu đời nhất thế giới đã mở từ năm 705 ở Yamanashi. Nhà sản xuất bánh kẹo Ichimonjiya Wasuke đã bán đồ ngọt ở Kyoto từ năm 1000. Gã khổng lồ xây dựng Takenaka có trụ sở tại Osaka được thành lập vào năm 1610. Ngay cả những thương hiệu toàn cầu của Nhật Bản như Suntory và Nintendo cũng đã được ra đời từ những năm 1800

Vậy điều gì đã tạo ra những doanh nghiệp trăm năm ở Nhật Bản? Và trong thời đại toàn cầu hóa với sự bùng nổ công nghệ hiện nay, liệu có sự mâu thuẫn một mất, một còn nào giữa truyền thống và hiện đại?

Giải mã sự trường tồn: Tôn trọng truyền thống

Giáo sư Yoshinori Hara của Đại học Kyoto, cho biết những doanh nghiệp trên 100 năm tuổi ở Nhật Bản thường được gọi là shinise – nghĩa đen là cửa hàng cũ

Ông Hara, người từng làm việc ở Thung lũng Silicon trong một thập kỷ, nói rằng việc các công ty Nhật Bản chú trọng đến tính bền vững thay vì nhanh chóng tối đa hóa lợi nhuận là lý do chính giải thích tại sao nước này lại có nhiều doanh nghiệp trường tồn đến vậy

“Ở Nhật Bản, vấn đề quan trọng hơn chính là làm sao để con, cháu tiếp tục thừa kế doanh nghiệp gia đình”, ông Hara nói. “Nếu không ai tiếp quản, sản nghiệp cha ông sẽ không còn tồn tại”

Tsuen hiểu rõ hơn ai hết điều này. Anh cùng nhiều người bạn thời thơ ấu ở Kyoto được sinh ra với sứ mệnh chèo lái doanh nghiệp do chính gia đình điều hành suốt hàng thế kỷ. Đối với anh, tiếp quản công việc kinh doanh của gia đình giống như điều gì đó ngẫu nhiêu


“Đó không phải sản nghiệp mà tôi bắt đầu. Tôi chỉ điều hành công việc kinh doanh mà tổ tiên để lại. Nếu không có ai tiếp quản, sản nghiệp của gia đình sẽ đi đến hồi kết. Ngay từ hồi mẫu giáo, khi bạn bè hỏi về dự định của tương lai, tôi chẳng có câu trả lời nào khác ngoài tiếp quản sản nghiệp gia đình như thể đó là lẽ đương nhiên”, Tsuen chia sẻ

Ngoài ra, các thành phố và thị trấn của Nhật Bản đã tồn tại cả thế kỷ. Chính vì thế, chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi Nhật Bản có nhiều doanh nghiệp lâu đời hơn so với thế giới. Tuy nhiên, đó không phải lý do chính. Innan Sasaki, trợ lý giáo sư tại trường kinh doanh của Đại học Warwick – người từng nhiều năm nghiên cứu về tuổi thọ của các doanh nghiệp Nhật Bản, nói rằng có những lý do khác đằng sau sự trường tồn ấy

“Nhìn tổng quát hơn, chúng ta có thể nói rằng đó văn hóa tôn trọng truyền thống cha ông và cùng điều kiện thực tế rằng Nhật Bản là một quốc đảo và có sự tương tác tương đối hạn chế với các quốc gia khác”, bà Sasaki nói và cho biết mong muốn của người Nhật là tận dụng tối đa những gì họ có càng lâu càng tốt bằng cách duy trì các doanh nghiệp địa phương

Tuy nhiên, không thể phủ nhận nhiều shinise là những tên tuổi toàn cầu. Nintendo là một trong số đó. Doanh nghiệp này có trụ sở chính tại Kyoto, được thành lập năm 1989 và chuyên sản xuất thẻ chơi bài. Bây giờ, đó là một đế chế giải trí khổng lồ, với những trò chơi như Pokemon Go vẫn làm thế giới điên đảo

Trong khi đó, để tồn tại hàng trăm năm, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản lựa chọn nhận nuôi những người kế nghiệp tiềm năng khi không ai trong gia đình chọn kế nghiệp. Đó chính là người sẽ lãnh đạo công ty và đảm bảo truyền thống được tiếp tục nuôi dưỡng. Ngay cả Suzuku Motor và Panasonic cũng đã làm điều tương tự

Nâng cao kỹ năng và dịch vụ khách hàng

Ở Kyoto, có nhiều shinise khác nhau. Dù không lâu đời bằng Tsuen Tea nhưng lớn hơn nhiều, chẳng hạn như công ty trò chơi điện tử Nintendo. Nó nổi danh khắp thế giới nhờ khả năng cách mạng hóa ngành công nghiệp giải trí tại nhà với hệ thống trò chơi điện tử ra đời năm 1985

Dù hầu hết mọi người đều không biết Nintendo đã tồn tại từ lâu trước đó nhưng thành công và sự trường tồn của nó một lần nữa cho thấy sự thích nghi tuyệt vời của các doanh nghiệp gia đình Nhật Bản

Giáo sư Hara nhấn mạnh Nintendo chính là ví dụ tuyệt vời về một công ty, tồn tại gắn chặt với cái gọi là “năng lực cốt lõi”. Đó là khái niệm cơ bản đằng sau những gì mà một công ty tạo ra và giúp nó tồn tại, ngay cả khi môi trường công nghệ hoặc thế giới xung quanh thay đổi. Với Nintendo, đó chính là cách tạo ra niềm vui cho mọi người


Một ví dụ khác được giáo sư Hara đưa ra chính là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kimono. Ngày càng có ít phụ nữ Nhật Bản mặc trang phục truyền thống và Hosoo, một nhà sản xuất kimono ra đời từ những năm 1688, đã mở rộng sang sản xuất sợi carbon cho các công ty vật liệu. Và năng lực cốt lõi để làm ra 2 mặt hàng này là giống nhau: Dệt 3D

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp lựa chọn phục vụ khách hàng là yếu tố cốt lõi giúp họ phát triển. Ryokan là ví dụ. Đây là các nhà trọ truyền thống của Nhật Bản, nơi coi khách hàng như gia đình. Họ sẽ làm mọi thứ để dự đoán nhu cầu khách hàng và đáp ứng điều đó

Gia đình Akemi Nishimura đã điều hành Hiiragiya, một quán trọ ở Kyoto, trong sáu thế hệ. Họ tổ chức kỷ niệm 200 năm thành lập vào năm 2018. Trong quá khứ, họ từng tiếp đón những người nổi tiếng như Charlie Chaplin và Louis Vuitton. “Giao tiếp từ trái tim đến trái tim chính là phần tốt nhất của ryokan”, bà Nishimura nói

Lật dở cuốn sổ 80 năm tuổi ghi chi tiết cách điều hành một ryokan, người chủ hiện tại của Hiiragiya cho biết nó có chứa mọi “bí quyết” từ những việc cần làm với khăn tay của khách cho tới những chi tiết khác. Và điều đó khiến họ trở thành một tổ chức ưu tú chứ không còn là một doanh nghiệp gia đình như thông thường

Doanh nghiệp trăm năm: Tốt hay không cho sự đổi mới?

Tuy nhiên, sự ngưỡng mộ những doanh nghiệp trăm năm cũng có một nhược điểm, đặc biệt là khi nói đến bối cảnh khởi nghiệp của một quốc gia, vốn vẫn thường bị chỉ trích là bảo thủ và chậm đổi mới so với những nơi khác

“Để nhận được sự chấp nhận của xã hội trong lĩnh vực khởi nghiệp là một thách thức. Truyền thống đó khiến doanh nghiệp mới không được chấp nhận như một cái tên tỏa sáng”, Mari Matsuzaki, 27 tuổi, làm việc trong một công ty khởi nghiệp ở Queue, Canada có trụ sở tại Tokyo, cho biết


Matsuzaki cho biết cô là người hiếm hoi trong số các bạn cùng trang lứa quyết định tham gia một công ty khởi nghiệp. Ở nhiều nước khác, thất bại rõ ràng cũng là kinh nghiệm quý báu. Tuy nhiên, ở Nhật Bản, mọi người phải thực sự chiến đấu để vượt qua những ám ảnh mà việc thất bại mang lại

Michael Cusumano, giảng viên Viện Công nghệ Massachusetts, người dẫn đầu các sáng kiến đổi mới và khởi nghiệp tại Đại học Khoa học Tokyo từ năm 2016 đến 2017, đồng ý với điều đó. Thời gian 8 năm sống và làm việc ở Nhật Bản cho ông những trải nghiệm chân thực

“Đóng cửa hay bán một công ty cũng được coi là điều gì đó thất bại và đáng xấu hổ ở Nhật Bản. Cảm giác này thường trở đi trở lại. Văn hóa và nền kinh tế Nhật Bản không linh hoạt và cởi mở như ở Mỹ nên việc tạo ra các doanh nghiệp lớn ở Nhật cũng không dễ dàng như ở Mỹ. Người Nhật còn có xu hướng bảo tồn những gì họ có”, Cusumano nói

Tuy nhiên, điều đó cũng không có nghĩa các doanh nghiệp trăm năm có “kim bài miễn tử”. Kongo Gumi, một công ty xây dựng được thành lập vào năm 578, đã tồn tại 1.400 năm, bị giải thể năm 2006 do nợ nần. Chính những sự sụp đổ đáng tiếc nuối đó khiến Matsuzaki tin rằng cần có sự kết hợp thế mạnh của cả 2 hình thức này

“Chìa khóa là thúc đẩy sức mạnh tổng hợp giữa các công ty khởi nghiệp sáng tạo và những doanh nghiệp trăm năm. Sức bền của shinise về nguồn lực, danh tiếng và mạng lưới sẽ là sự bổ trợ hoàn hảo cho những doanh nghiệp mới vươn lên. Trong khi đó, khả năng quyết định nhanh chóng và sự linh hoạt của các công ty khởi nghiệp sẽ giúp ích lớn cho shinise”, Matsuzaki chia sẻ

Tuy nhiên, không phải mọi người đều chia sẻ tầm nhìn đó. Tsuen nghĩ rằng mình được sinh ra là định mệnh và sẽ tiếp tục kinh doanh theo cách mà tổ tiên đã làm
 
Top