What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

EHC StartUp

LOBBY.VN

Administrator
Xu hướng bệnh viện quan tâm đến cảm xúc người bệnh
- Thu nhập người dân tăng, cần các dịch vụ chăm sóc tốt hơn, quan tâm nhiều hơn tới người bệnh. Tất cả dịch vụ khác trong xã hội đều phát triển theo hướng phục vụ tốt hơn và quan tâm đến cảm xúc khách hàng nhiều hơn

Theo dữ liệu của World Bank, vào năm 2014, chăm sóc sức khỏe chiếm 7,1% GDP của Việt Nam và chi phí cho chăm sóc sức khỏe bình quân đầu người là 142 đôla Mỹ/người. Nhiều người sẽ đồng tình là chi phí thật sự của toàn xã hội cho chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam có thể còn cao hơn con số thống kê này

Như vậy, chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam chiếm tỉ trọng khá lớn và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, với khoảng trên 14 tỉ đôla Mỹ mỗi năm

Giá trị y tế trong nền kinh tế

Cũng theo số liệu của World Bank (2104), chăm sóc sức khỏe chiếm khoảng 10% giá trị GDP toàn thế giới. Chi phí trung bình cho chăm sóc sức khỏe trên đầu người toàn thế giới là hơn 1.000 đôla Mỹ/người. Ở Mỹ lĩnh vực chăm sóc sức khỏe chiếm 17,1% GDP

Giá trị này còn tiếp tục tăng trong tương lai. Ngoài ra, y tế còn ảnh hưởng đến sức khỏe của toàn bộ dân số hiện nay và tương lai. Như vậy, y tế chiếm một tỉ trọng lớn trong ngành kinh tế và có ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực, một nguồn lực quan trọng của đất nước

Để quản lý một bộ phận quan trọng của nền kinh tế này, chúng ta cần có một đội ngũ quản lý tốt. Do đó, việc đầu tư cho quản lý ngành y tế nói chung và các bệnh viện (BV) nói riêng là rất quan trọng

Sự biến đổi của xã hội và y tế

Mấy chục năm trước đây, BV hoạt động như một cơ sở hành chính sự nghiệp, dịch vụ công, thu phí rất thấp, như cho không. Nhân viên BV có lương theo chế độ. BV đầu tư theo ngân sách cấp

Người bệnh đến BV không có nhiều nhu cầu và cũng không có chọn lựa

Khoảng 10 - 15 năm trở lại đây, các BV ngày càng quá tải. Nhiều BV tư ra đời. Kinh tế phát triển, thu nhập tăng. Các loại hình dịch vụ khác trong xã hội cũng phát triển. Nhiều người có điều kiện cũng bắt đầu đi khám chữa bệnh ở nước ngoài… Người bệnh nhu cầu cao hơn nhiều, đòi hỏi dịch vụ y tế tốt hơn, an toàn hơn. Ngành Y tế đã không theo kịp sự phát triển này

Trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây, có nhiều thay đổi về chính sách, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về quy mô của ngành Y tế nói chung và BV nói riêng. Nhu cầu của xã hội và người dân về chăm sóc y tế cũng đang tăng rất nhanh

Đã đến lúc ngành Y tế và BV có những biến chuyển mạnh mẽ hơn về chất. Quản lý BV, về mặt hệ thống, con người và quan điểm, cần được đầu tư nhiều hơn, chuyên nghiệp hơn, để góp phần quan trọng cho sự phát triển trong tương lai của ngành Y tế, một bộ phận quan trọng của kinh tế, xã hội đất nước

Viện phí và các chi phí y tế người dân phải trả ngày càng tăng. Chi phí của người dân cho sức khỏe so với thu nhập ngày càng tăng. Cái này cũng khiến người dân càng cảm thấy khó khăn hơn và đòi hỏi nhiều hơn khi phải đến BV

Bên cạnh đó, đầu tư y tế ngày càng mạnh hơn, máy móc thiết bị, thuốc men, dụng cụ y tế ngày càng hiện đại, đắt tiền. Quy mô các BV ở Việt Nam ngày càng tăng về số bệnh nhân, về nhân sự, về cơ sở vật chất, về giá trị khối tài sản BV...

Mô hình quản lý và nhân sự quản lý của BV không được đầu tư đúng mức để theo kịp sự phát triển của y tế nói riêng và xã hội nói chung. Vấn đề này hiện nay đã trở nên bức bối và trở thành một rào cản lớn cho sự phát triển của ngành y tế nói riêng và của cả xã hội nói chung

Xu hướng bệnh viện quan tâm đến cảm xúc người bệnh

Nhu cầu về chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng gia tăng, cả về lượng và chất. Người dân ngày càng quan tâm đến việc khám sức khỏe thường xuyên hơn. Quan tâm hơn vào các dịch vụ khám, tầm soát bệnh tật, cần được can thiệp điều trị sớm hơn. Do đó, nhu cầu khám và điều trị ngày càng tăng

Thu nhập người dân tăng, cần các dịch vụ chăm sóc tốt hơn, quan tâm nhiều hơn tới người bệnh. Tất cả dịch vụ khác trong xã hội đều phát triển theo hướng phục vụ tốt hơn và quan tâm đến cảm xúc khách hàng nhiều hơn

Các cơ sở y tế, BV công và tư ngày càng nhiều trong những năm gần đây. Người dân có nhiều sự lựa chọn hơn. Bắt đầu có sự cạnh tranh của các cơ sở y tế. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, sự hài lòng, chọn lựa của người bệnh hiện nay không chỉ đơn thuần dựa trên hiệu quả của việc khám chữa bệnh mà phụ thuộc phần lớn vào cảm nhận (perception), trải nghiệm (experience) của người bệnh hoặc khách hàng với dịch vụ y tế. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, khi người bệnh có trải nghiệm tốt với dịch vụ họ sẽ tuân thủ điều trị tốt hơn, ít thắc mắc, kiện cáo khi có các biến chứng không tránh khỏi trong y khoa

Khi các BV được quản lý và tổ chức tương đối tốt, trang bị đầy đủ, quy trình kỹ thuật và dịch vụ được chuẩn hóa. Hiệu quả điều trị cao và ổn định hơn, tỉ lệ tai biến, biến chứng sẽ được giảm thiểu. Sự luân chuyển, trao đổi nhân sự y tế giữa các cơ sở diễn ra phổ biến hơn. Các yếu tố trên sẽ góp phần làm cho sự khác biệt về kỹ thuật chuyên môn giữa các BV dần dần sẽ không còn nhiều. Khi xã hội phát triển, hầu hết người bệnh đủ khả năng chi trả hoặc được bào hiểm y tế hỗ trợ, nên họ càng có nhiều lựa chọn hơn

Như vậy, hiện nay và về lâu dài, các yếu tố trong BV liên quan đến cảm nhận và trải nghiệm trong các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng để đáp ứng nhu cầu của người bệnh và thu hút khách hàng cho các cơ sở y tế

Để đáp ứng xu hướng này, các BV ngày càng chú trọng trong việc xây dựng các quy trình kỹ thuật, dịch vụ để tạo các trải nghiệm tốt nhất với người bệnh và khách hàng. Các quy trình dịch vụ, kỹ thuật được thiết kế và xây dựng trên quan điểm lấy người bệnh làm trung tâm

Vừa rồi tại Hội nghị quản lý BV châu Á, tổ chức tại TP.HCM, với gần 1.000 đại biểu là những người tham gia quản lý BV ở các nước, vấn đề trải nghiệm của người bệnh đã được đặt ra trong bài nói chuyện quan trọng mở đầu hội nghị. Một vị trí quan trọng trọng các BV hiện nay đã được nhắc đến, gọi là CXO (Chief Experience Officier), tạm dịch là “Giám đốc trải nghiệm người bệnh”. Nhiệm vụ của người này và bộ phận trải nghiệm người bệnh là đánh giá và cải thiện liên tục toàn bộ các “điểm tiếp cận” hữu hình hay vô hình giữa BV và người bệnh, liên quan đến cảm nhận và trải nghiệm của người bệnh trong suốt thời gian họ theo dõi khám và điều trị tại BV

Bộ phận quan trọng này phải hiểu rõ nhu cầu và cảm nhận của người bệnh và làm việc với tất cả các nhân viên và khoa phòng trong BV để đánh giá, lên kế hoạch và cải thiện liên tục về trải nghiệm người bệnh. CXO vì thế phải là người có rất nhiều kiến thức về tâm lý người bệnh, nhân viên, về các quy trình dịch vụ, kỹ thuật chuyên môn trong BV, để có thể làm tốt nhiệm vụ của mình. Và đây chính là bộ phận đóng vai trò quan trọng quyết định chất lượng dịch vụ và sự thành công của một BV trong tương lai

ThS.BS. HỒ MẠNH TƯỜNG
 
Last edited:
Sao Bộ Y tế có nhiều bác sĩ thế
- Bác sĩ Võ Xuân Sơn chia sẻ với diễn đàn "Giám đốc bệnh viện phải là người như thế nào?" góc nhìn về sự lãng phí nguồn lực bác sĩ khi không làm chuyên môn

Tôi có một anh bạn trước đây làm việc ở Bộ Y tế. Anh ấy kể, các đối tác nước ngoài khi mới qua làm việc, rất ngạc nhiên "Tại sao ở Bộ Y tế lại có nhiều bác sĩ đến thế ?"

Bệnh viện tôi làm trước đây cũng có “truyền thống”, trưởng phòng tổ chức là bác sĩ, thậm chí, trưởng phòng hành chánh quản trị cũng là bác sĩ, nhân viên phòng tổ chức cũng là bác sĩ nốt

Những vị trí đó có thực sự cần một bác sĩ đảm nhiệm hay không ? Chúng ta có quá nhiều bác sĩ, nên phung phí như vậy, hay đồng lương bác sĩ tệ quá, nên bác sĩ phải làm những công việc có thu nhập cao hơn ?

Bác sĩ chỉ làm chuyên môn

Khi sang Mỹ, tôi ngạc nhiên khi thấy các bác sĩ gần như rất ít khi viết lách hay trực tiếp làm công việc liên quan đến hồ sơ

Trung tâm DISC của GS Anthony Yeung là một trong các trung tâm hàng đầu thế giới về điều trị cột sống xâm lấn tối thiểu, với số lượng ca mổ cột sống khá lớn, tương đương với một khoa cột sống tương đối lớn ở Việt Nam

Đó là một bệnh viện không có giường lưu, phục vụ cho 3 trung tâm hoạt động bằng cách chia sẻ thời gian trong ngày. Trung tâm hoạt động từ 9h - 15h

Họ có 4 bác sĩ, gồm 1 bác sĩ gây mê và 1 phẫu thuật viên làm việc tuần 5 ngày, một phẫu thuật viên khác làm việc tuần 2 ngày. Bác sĩ tâm lý thì không rõ làm mấy ngày trong tuần

Hầu như mọi y lệnh của các bác sĩ, bệnh án, tường trình phẫu thuật… đều đọc vào máy ghi âm. Có người đánh máy lại. Bác sĩ chỉ xem lại rồi ký tên


TS.BS Võ Xuân Sơn (ngoài cùng bên trái)

Khi tôi thắc mắc, tại sao các bác sĩ không tự mình viết hồ sơ, bệnh án, thì được trả lời: "Lương bác sĩ mấy trăm đô la một giờ, những việc chỉ cần trả 20 USD/giờ thì tại sao lại để cho bác sĩ làm ?"

Một lần, tôi đến chơi nhà một người Việt quen ở California. Em của anh ấy làm tổng giám đốc (general manager) một bệnh viện khá lớn của khu vực

Trong câu chuyện, tôi hết sức ngạc nhiên khi biết thu nhập của anh ấy thấp hơn rất nhiều so với các bác sĩ trong bệnh viện mà anh ấy quản lý, thậm chí thua cả điều dưỡng trưởng

Khi đi thăm một bệnh viện ở Úc, tôi được họ giới thiệu rằng họ có 6.000 nhân viên


Khi hỏi trong số nhân viên có bao nhiêu bác sĩ, họ trả lời rằng bác sĩ không thuộc về nhân viên của bệnh viện. Họ là những người tự do, ký hợp đồng với bệnh viện này một vài ngày hay một vài buổi trong tuần, ký với bệnh viện khác một số buổi khác

Như vậy, đối với nhiều bệnh viện ở các nước tiên tiến, bác sĩ là vốn quý, phải để cho họ làm chuyên môn

Quản lý bệnh viện phải là bác sĩ giỏi: Nhầm lẫn

Quản lý bệnh viện thực chất là công việc điều phối các hoạt động, nhằm phục vụ cho các bác sĩ và nhân viên chuyên môn y khoa khám chữa bệnh cho bệnh nhân

Ngay cả đối với những bệnh viện mà bác sĩ giỏi là người đứng đầu, thì người bác sĩ đó chỉ giữ vai trò là người vạch ra chiến lược phát triển, công việc điều hành được CEO và các giám đốc tài chính, kinh doanh, marketing… đảm nhiệm. Bác sĩ giỏi vẫn phải làm cái việc mà ông ta giỏi

Một số người cho rằng, người quản lý các bệnh viện cần phải là bác sĩ giỏi, để có thể quy tụ được các bác sĩ. Tôi cho rằng có sự nhầm lẫn ở đây

Quản lý bệnh viện khác với thủ lĩnh. Nếu bạn cần thủ lĩnh, bạn có thể tìm một vị trưởng khoa đủ sức làm cho bạn mến phục

Một ông giám đốc có giỏi chuyên môn đến đâu thì cũng chỉ có thể là thủ lĩnh của một nhóm nhỏ cùng chuyên ngành với ông mà thôi

Còn nếu ông ta trở thành thủ lĩnh của nhiều người thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau, thì hoặc là thủ lĩnh trên bàn nhậu, hoặc là thủ lĩnh của một phe nhóm nào đó

Giám đốc nghỉ hưu, bác sĩ đâu có nghỉ việc ?

Chúng ta mong muốn làm việc ở bệnh viện Chợ Rẫy, Bạch Mai, Việt Đức… hay chúng ta tự hào về bệnh viện của mình, tất cả đều là do thương hiệu và y hiệu của bệnh viện, hoàn toàn không phải vì ông giám đốc “dễ thương” nào đó

Khi ông giám đốc nghỉ việc hoặc về hưu, các bác sĩ đâu có nghỉ việc vì ông. Các bác sĩ chỉ nghỉ khi giám đốc mới không bảo đảm quyền lợi cho họ. Hoặc là ông ta vơ vét hết, hoặc quản lý quá tệ, dẫn đến thu nhập quá kém, môi trường làm việc không thể phát huy được…

Giám đốc thực chất chỉ là người điều phối hoạt động, tạo điều kiện cho các bộ phận làm việc với chất lượng cao, công suất lớn

Đối với ngành y, giám đốc là người sử dụng nguồn lực của bệnh viện tạo ra một dịch vụ y tế tốt nhất, mang lại lợi ích cao nhất cho bệnh nhân với chi phí hợp lý, mang lại thu nhập cho nhân viên, nâng cao thương hiệu và y hiệu của bệnh viện

Nếu cứ nhất định phải là bác sĩ giỏi chuyên môn, liệu có bao nhiêu giám đốc có thể làm được những việc trên ?

BS Võ Xuân Sơn
 
Tất cả người dân Hạ Long phải khai báo y tế
Từ hôm nay, khoảng 300.000 người dân thành phố Hạ Long, sẽ phải khai báo y tế, khám sức khỏe ban đầu để lập hồ sơ theo dõi quản lý

Quyết định trên được ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, đưa ra sáng nay tại cuộc họp của Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19. Ông Ký yêu cầu học sinh THPT toàn tỉnh, sinh viên Đại học Hạ Long nghỉ tiếp đến hết ngày 15/3, sau một tuần đi học trở lại

Trên chuyến bay VN0054 từ Anh về Nội Bài lúc 4h30 sáng 2/3, trong 200 hành khách thì có tới 52 người đến TP Hạ Long, trong đó 46 khách quốc tế. Sau khi xuất hiện "bệnh nhân 17" và "bệnh nhân 21" đi trên chuyến bay này, Quảng Ninh đã tổ chức xác minh hành trình của nhóm du khách

Đến sáng 7/3, 39 người đã rời khỏi thành phố Hạ Long. 13 người còn lại được lấy mẫu xét nghiệm, đưa vào khu cách ly tập trung

767-3365-1583638295.jpg

Cảng tàu khách quốc tế Tuần Châu được phun khử trùng sau khi đón nhóm người nước ngoài lên bờ đi cách ly

Để phòng dịch, tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức tiêu độc, khử trùng tất cả cơ sở khách lưu trú, 19 tàu du lịch, khu dân cư gần nhà ở của tài xế taxi từng chở nhóm du khách. 127 người tiếp xúc gần với nhóm du khách này đã được cách ly y tế, khám sàng lọc và theo dõi sức khỏe

Ban chỉ đạo phòng chống dịch tỉnh Quảng Ninh kêu gọi người dân "đề cao trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng xã hội trong việc tự phòng tránh Covid-19". Những người từng tiếp xúc với trường hợp nêu trên cần chủ động khai báo để có biện pháp giám sát, theo dõi sức khỏe

Sau 23 ngày không ghi nhận thêm bệnh nhân nhiễm nCoV, từ ngày 6/3 tới nay, Việt Nam đã công bố thêm 5 bệnh nhân. Bệnh nhân 17 là Nguyễn Hồng Nhung, đã qua Italy, Anh, Pháp, về nước ngày 2/3. Bệnh nhân thứ 18 là thanh niên từ Daegu (Hàn Quốc), về nước ngày 4/3. Bệnh nhân thứ 19 và 20 là bác gái và lái xe của Nhung. Bệnh nhân thứ 21 đi cùng chuyến bay với Nhung

Đến trưa 8/3, Covid-19 đã lan ra 102 quốc gia và vùng lãnh thổ, làm 106.065 người mắc bệnh, trong đó 3.598 trường hợp tử vong. Bốn quốc gia ghi nhận nhiều ca nhiễm nhất là Trung Quốc, Hàn Quốc, Italy, Iran
 
Hệ thống y tế Tokyo bên bờ vực sụp đổ
Số ca nhiễm nCoV liên tục tăng, trong khi giường bệnh và vật tư y tế cạn kiệt, khiến các bệnh viện ở Tokyo rơi vào khủng hoảng

Bệnh viện đa khoa Eiju, tòa nhà 10 tầng màu hồng nằm giữa thủ đô Tokyo của Nhật Bản, ghi nhận 140 ca nhiễm nCoV hai tuần qua, trong đó có ít nhất 44 bác sĩ, y tá và nhân viên y tế. Tuần trước, bệnh viện buộc phải thông báo đóng cửa

Bệnh viện đang điều trị hơn 60 bệnh nhân Covid-19. Một bệnh nhân vừa được chuyển sang bệnh viện khác đã lây nhiễm cho nhiều người, theo giới chức y tế quận Taito

2020-04-06T053247Z-447483143-R-1455-1278-1586162126.jpg

Người dân đọc thông báo đóng cửa của bệnh viện Eiju hôm 6/4

Số ca nhiễm nCoV ở Nhật thấp hơn so với hai nước láng giềng Trung Quốc và Hàn Quốc. Tuy nhiên, kịch bản tương tự ở bệnh viện Eiju đang diễn ra khắp Tokyo, khi nhiều y bác sĩ cho biết hệ thống y tế của thành phố đang thiếu vật tư và nhân lực, còn số ca nhiễm nCoV tăng nhanh

"Chúng tôi có thể dành toàn bộ phòng để điều trị bệnh nhân nCoV, nhưng điều đó nghĩa là những bệnh nhân khác phải chuyển đi", một bác sĩ chuyên khoa truyền nhiễm tại một bệnh viện lớn ở Tokyo nói. "Nếu không làm thế, virus sẽ lây lan khắp bệnh viện, khiến hệ thống y tế sụp đổ"

Dữ liệu thống kê cho thấy thực trạng này. Chính quyền Tokyo cho hay tính đến 5/4, thủ đô Nhật đã ghi nhận 951 bệnh nhân Covid-19 nhập viện, trong khi chỉ có 1.000 giường bệnh

Nhật Bản chưa ghi nhận số ca nhiễm lớn như ở nhiều nước khác, nhưng các chuyên gia cho rằng đây là hậu quả của chính sách xét nghiệm hạn chế. Trong giai đoạn đầu của dịch, Nhật Bản thậm chí còn cân nhắc có nên hoãn Thế vận hội Mùa hè hay không, dù cuối cùng đã đưa ra quyết định dời sự kiện sang năm sau

Từ giữa tháng 1 tới nay, Nhật Bản mới chỉ xét nghiệm cho 39.446 người, trong khi Anh đã xét nghiệm 173.784 người, còn Hàn Quốc là 443.273 người, theo dữ liệu của Đại học Oxford

Hitoshi Oshitani, chuyên gia bệnh truyền nhiễm làm việc trong hội đồng tư vấn chính sách nCoV cho chính phủ, cho rằng chính sách này nhằm tránh làm quá tải hệ thống bệnh viện Nhật Bản

Dù vậy, tổng số ca dương tính trên toàn quốc đã tăng gần gấp đôi trong 7 ngày qua, lên 3.654 trường hợp. Tokyo hiện là tâm dịch lớn nhất, ghi nhận hơn 1.000 ca. Trong các trường hợp dương tính mới, một số người đã phải chờ ở nhà hoặc ở khu vực ngoại trú của bệnh viện tới khi có giường

Thống đốc Tokyo Yuriko Koike hôm 4/4 cho hay để giảm bớt gánh nặng lên nhân viên y tế, thành phố sẽ chuyển bớt những người có triệu chứng nhẹ sang khách sạn và những cơ sở lưu trú khác vào 7/4

Hiroshi Nishiura, giáo sư đại học Hokkaido, thành viên hội đồng tư vấn, cho biết giống như Eiju, nhiều bệnh viện ở Tokyo không có khoa truyền nhiễm. Điều này khiến bệnh nhân Covid-19 phải nằm điều trị cùng người mắc bệnh khác, làm tăng nguy cơ lây nhiễm virus

"Chúng ta đã không thể ngăn lây nhiễm từ lúc đầu", Nishiura nói, đề cập tới bệnh viện Eiju. Phát ngôn viên của bệnh viện từ chối bình luận

Ngày 3/4, một bệnh viện khác ở Tokyo thông báo có ba y tá và một bác sĩ nhiễm nCoV khi điều trị cho bệnh nhân. Một ngày sau, số ca nhiễm mới nCoV ở Tokyo lần đầu vượt con số 100, còn ngày tiếp theo là 145

Đại diện chính quyền Tokyo hôm nay khẳng định "hệ thống y tế vẫn an toàn", nhấn mạnh thành phố đang kêu gọi công dân hạn chế ra ngoài nếu không cần thiết

Tokyo, thành phố gần 14 triệu dân với mật độ dân cư cao, có nguy cơ lây nhiễm rất lớn. Nhật Bản cũng là một trong những quốc gia có nhiều người cao tuổi nhất thế giới, với gần một phần ba dân số, tương đương 36 triệu người, từ 65 tuổi trở lên

Theo Bộ Y tế Nhật Bản, toàn quốc có 1,5 triệu giường bệnh, nhưng số phòng áp lực âm dành cho bệnh truyền nhiễm đã chỉ có 1.882 giường, trong đó Tokyo chỉ có 145 giường. Dù không phải người nhiễm nCoV nào cũng cần phòng áp lực âm, họ vẫn cần cách ly với những bệnh nhân khác

Những ngày gần đây, giới chức Tokyo đã xoay xở để đảm bảo 4.000 giường cho bệnh nhân nCoV, yêu cầu các bệnh viện chuyển đổi giường bệnh thông thường, thậm chí hỗ trợ về tài chính, theo một quan chức giấu tên của thành phố

"Tokyo không đủ giường bệnh, vì vậy hệ thống y tế sụp đổ là điều có thể lường trước", Satoshi Kamayachi, thành viên ban điều hành Hiệp hội Y khoa Nhật Bản, nói. "Số bệnh nhân đang tăng rõ rệt, tình hình đang trở nên cấp bách hơn"

Dù hứng chỉ trích về cách xử lý các bệnh nhân trên du thuyền Diamond Princess, chính quyền Tokyo cũng không làm gì để tăng cường xét nghiệm và chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với dịch, theo một số nhà phê bình

Akihiro Suzuki, thành viên hội đồng lập pháp Tokyo, từng viết thư gửi Thống đốc Koike vào cuối tháng một, yêu cầu thành lập hệ thống tư vấn và phản ứng y khoa để đối phó nCoV

"Nhưng họ phản hồi rất chậm và đến bây giờ vẫn chậm", ông nói. Suzuki đã gửi thêm 10 thư yêu cầu, bao gồm tăng cường hàng loạt biện pháp như mua thêm máy thở tới làm rõ hơn chính sách của Tokyo trong điều trị bệnh nhân nguy kịch

Một đại diện của chính quyền Tokyo cho biết thành phố đã "lên các phương án cụ thể" từ ngày 23/3 để đề phòng số ca bệnh tăng lên, bao gồm đảm bảo nhiều giường bệnh hơn

2020-04-05T064345Z-690920905-M-4570-7352-1586162127.jpg

Hai người dân Tokyo nhìn bảng thông báo số ca nhiễm nCoV mới của thành phố hôm 5/4

Hơn 5 y tá làm việc tại các bệnh viện lớn nhỏ ở Tokyo cho biết được yêu cầu tái sử dụng khẩu trang. Họ lo ngại không đủ nhân lực đối phó tình hình nếu số ca bệnh tăng đột biến. Một số bác sĩ cho hay không được phép thảo luận về năng lực của bệnh viện với truyền thông

Nhiều y tá không chắc bệnh viện có đủ thiết bị bảo hộ cá nhân tiên tiến như khẩu trang N95 và quần áo bảo hộ hay không

"Hôm trước tôi xem tin tức, thấy một y tá ở New York qua đời sau khi phải mặc đồ bảo hộ làm từ túi rác và tôi tự hỏi đó phải chăng là tương lai của mình ?", nữ y tá trong độ tuổi 30 nói, từ chối nêu tên

Kasumi Matsuda đã làm y tá 13 năm và làm việc trong Liên đoàn Nhân viên Y tế Nhật Bản, cho biết nhiều người trong số 170.000 thành viên của liên đoàn đã báo cáo tình trạng thiếu thiết bị bảo hộ

"Tôi cho rằng hệ thống đang bắt đầu sụp đổ", bà nói

Khi số ca mắc nCoV tăng lên ở Tokyo, Hiệp hội Y khoa Nhật Bản và Thống đốc Koike đã yêu cầu chính quyền trung ương nhanh chóng tuyên bố tình trạng khẩn cấp để giảm tỷ lệ lây nhiễm

Tuyên bố này sẽ trao quyền cho các thống đốc đóng cửa những nơi công cộng cũng như bêu danh những công ty từ chối yêu cầu của chính quyền, dù không thể buộc họ đóng cửa. Thủ tướng Shinzo Abe dự kiến tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở Tokyo và 6 tỉnh khác sớm nhất vào ngày mai, sau nhiều ngày trì hoãn vì cho rằng còn quá sớm

Hồng Hạnh
 
Startup khám bệnh tại nhà DispatchHealth huy động thành công 136 triệu USD

Vòng đầu tư mới được dẫn dắt bởi Optum Partners với số vốn gọi thành công thêm 136 triệu USD, nâng tổng số vốn DispatchHealth nhận được đến nay lên 203 triệu USD


Mục tiêu chính của DispatchHealth là đem dịch vụ khám bệnh tại nhà truyền thống trở lại nhằm giảm chi phí, lên tới gần 10 lần, và giúp người bệnh bớt phụ thuộc vào phòng cấp cứu tại bệnh viện vốn thường rơi vào tình trạng quá tải

Dịch vụ khám bệnh tận nhà cũng sẽ mang lại cho các nhân viên của DispatchHealth cơ hội xác nhận liệu môi trường trong nhà của bệnh nhân có phải là rào cản khiến họ không thể khỏe lên hay không, từ đó giúp phòng ngừa các vấn đề sức khỏe về lâu dài cho người bệnh

dispatchhealth_itta.jpg

Dịch vụ thăm khám tại nhà của DispatchHealth có chi phí trung bình 200-300 USD mỗi người
Rẻ hơn gần 10 lần so với mỗi lần bệnh nhân nhập phòng cấp cứu

Kể từ khi dịch bệnh bùng phát, DispatchHealth nhận thấy nhiều bệnh nhân của mình rơi vào tình trạng thiếu thức ăn, vì vậy bên cạnh các thiết bị y tế, nhân viên DispatchHealth cũng mang theo cả các loại thực phẩm khô khi thực hiện dịch vụ khám bệnh tận nhà

"Rất nhiều người gặp vấn đề với nơi sinh sống, nhưng sẽ rất khó nhận ra nếu họ đều đến phòng cấp cứu khi bị bệnh," tiến sĩ Mark Pather, đồng sáng lập và giám đốc điều hành của DispatchHealth cho biết. "Chúng tôi gọi đây là chăm sóc sức khỏe theo hoàn cảnh, với một kế hoạch chăm sóc y tế dựa trên chính môi trường người bệnh đang sinh hoạt hằng ngày"

Mô hình này đã hấp dẫn nhiều nhà đầu tư, những người nhận ra chăm sóc sức khỏe tại nhà là một giải pháp tốt để kiểm soát chi phí chăm sóc sức khỏe. Dịch vụ thăm khám tại nhà của DispatchHealth có chi phí trung bình 200-300 USD mỗi người, thấp hơn gần 10 lần so với mỗi lần bệnh nhân nhập phòng cấp cứu. Viện Chi phí Chăm sóc Y tế ước tính con số này tại bệnh viện là 2.000 USD

"Có rất nhiều thứ bạn có thể làm với một mô hình chăm sóc sức khỏe ảo, nơi các bệnh viện thật sự được cho vào dĩ vãng," Adam Andrew, đồng sáng lập công ty đầu tư Oak HC/FT, một trong những doanh nghiệp tham gia vòng gọi vốn lần này của DispatchHealth nói với Forbes

Công ty đầu tư này cũng đang rót vốn vào các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có nền tảng công nghệ như VillageMD hay Unite Us

Đồng sáng lập Mark Prather của DispatchHealth vốn xuất thân là một bác sĩ phòng cấp cứu với kinh nghiệm hơn 20 năm. Ông thành lập DispatchHealth năm 2013 cùng với đồng nghiệp là bác sĩ Kevin Riddleberger

Trước đó, RiddleBerger từng đồng sáng lập công ty cung cấp ứng dụng y tế iTriage và thuyết phục Prather tham gia công ty với vị trí giám đốc y tế. ITriage bị Aetna mua lại vào năm 2011 với giá trị không được tiết lộ

"Tại phòng cấp cứu nơi tôi từng làm việc, bệnh nhân thường được điều trị theo một phác đồ chung và không nhất thiết phải điều chỉnh theo tình trạng xã hội của họ," Prather nói

home_healthcare_euzj.jpg

Trong đợt phong tỏa vì dịch bệnh vừa qua, DispatchHealth đã chứng kiến nhu cầu dành cho dịch vụ tư vấn và thăm khám qua điện thoại và tại nhà tăng vọt

Bệnh nhân có thể trực tiếp yêu cầu dịch vụ của DispatchHealth bằng cách gọi điện thoại hoặc sử dụng ứng dụng của công ty. Các triệu chứng sẽ được xem xét để quyết định xem việc điều trị tại nhà có phù hợp không

Giống với nhiều cơ sở khám bệnh truyền thống, DispatchHealth chấp nhận các chương trình bảo hiểm y tế và làm việc với các công ty bảo hiểm lớn như Aetna, Cigna và UnitedHealthcare

Trong đợt phong tỏa vì dịch bệnh vừa qua, DispatchHealth đã chứng kiến nhu cầu dành cho dịch vụ tư vấn và thăm khám qua điện thoại và tại nhà tăng vọt khi bệnh nhân không muốn đi đến phòng khám hay bệnh viện

"Nhu cầu đã tăng nhanh. Chúng tôi ban đầu đã phải đối mặt với tình trạng thiếu thiết bị bảo hộ cá nhân, nhưng sau đó đã giải quyết được và hiện giờ đã có thể thực hiện xét nghiệp Covid-19 cho khách hàng," Prather nói

Khoản đầu tư mới sẽ giúp DispatchHealth theo kịp nhu cầu gia tăng hiện tại và đảm bảo cho tương lai công ty. Doanh nghiệp này cũng sẽ mở rộng thị trường, bắt đầu bằng khu vực Đông Nam nước Mỹ, nơi báo cáo số ca nhiễm Covid-19 cao kỷ lục trong thời gian gần đây

DispatchHealth cũng bắt tay với các nhà cung cấp lớn hơn để cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần. Susan Diamond, chủ tịch công ty cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe Humana sẽ gia nhập hội đồng quản trị của DispatchHealth và hỗ trợ sự công tác của hai doanh nghiệp trong tương lai
 
Top