What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Cờ Vây EHC GROUP

LOBBY.VN

Administrator
Những mối quan hệ tốt giúp chúng ta hạnh phúc hơn và khỏe mạnh hơn
Điều gì khiến bạn sống hạnh phúc và khoẻ mạnh ? Không ít người cho rằng, chính là danh tiếng và tiền bạc

Nhưng theo chuyên gia tâm thần học Robert Waldinger, đó là những lý do sai lầm. Là giám đốc đương nhiệm của Nghiên cứu Phát triển trưởng thành của ĐH Harvard – một nghiên cứu kéo dài 75 năm và cũng là một trong những nghiên cứu dài nhất trong lịch sử, Waldinger được tiếp cận với nguồn dữ liệu chưa từng có về chủ đề hạnh phúc thực sự. Trong bài thuyết trình này, ông chia sẻ 3 bài học quan trọng được rút ra từ nghiên cứu. Bài thuyết trình nhận được hơn 23 triệu lượt xem trên diễn đàn TED


Điều gì giúp chúng ta sống khỏe mạnh và hạnh phúc ?

Nghiên cứu về sự phát triển của con người do ĐH Harvard thực hiện – có lẽ là nghiên cứu dài nhất về đời người – đã tìm được câu trả lời. Suốt 75 năm, chúng tôi đã theo dõi cuộc sống của 724 người, từ năm này qua năm khác, tìm hiểu về công việc, cuộc sống gia đình và sức khỏe của họ, và tất nhiên là dõi theo tất cả mọi thứ mà không hề biết câu chuyện cuộc đời họ sẽ ra sao

Những nghiên cứu như thế này cực kỳ hiếm. Hầu hết các dự án kiểu như thế này đều đổ bể vì quá nhiều người bỏ nghiên cứu, tài trợ cho nghiên cứu bị cạn kiệt, hoặc các nghiên cứu viên bị phân tâm, qua đời và không có ai kế thừa. Nhưng bằng cả may mắn và sự kiên trì của nhiều thế hệ các nhà nghiên cứu, công trình này vẫn sống sót. Khoảng 60 người trong số 724 đối tượng nghiên cứu ban đầu vẫn còn sống, vẫn đang tham gia vào nghiên cứu và hầu hết họ đều đang ở độ tuổi 90. Và bây giờ chúng tôi đang bắt đầu nghiên cứu hơn 2.000 con cháu của những người này. Tôi là giám đốc thứ tư của nghiên cứu này

Từ năm 1938, chúng tôi đã theo dõi cuộc sống của 2 nhóm người. Nhóm đầu tiên bắt đầu tham gia nghiên cứu khi họ là sinh viên năm thứ 2 tại ĐH Harvard. Tất cả họ đều tốt nghiệp đại học trong thời kỳ Thế chiến thứ 2, sau đó hầu hết phục vụ trong cuộc chiến. Nhóm thứ 2 là một nhóm nam sinh tới từ khu dân cư nghèo nhất của Boston. Chúng được chọn lựa cho nghiên cứu vì chúng đến từ những gia đình khó khăn và thiệt thòi nhất ở Boston vào những năm 1930. Hầu hết sống trong những căn nhà tập thể, nhiều nơi không có nước nóng lạnh

Khi tham gia nghiên cứu, tất cả đều được phỏng vấn. Chúng được khám sức khỏe. Chúng tôi đã về nhà họ, phỏng vấn bố mẹ họ. Sau đó, bọn trẻ trưởng thành và bước vào mọi tầng lớp của xã hội. Chúng trở thành công nhân nhà máy, luật sư, thợ xây, bác sĩ, trong đó có 1 Tổng thống Mỹ. Một số nghiện rượu. Một số bị tâm thần phân liệt. Một số từ nghèo khó leo lên các vị trí cao của xã hội, một số đi theo hướng ngược lại

Trong những giấc mơ hoang đường nhất của mình, những người sáng lập ra nghiên cứu này sẽ không bao giờ tưởng tượng được rằng tôi sẽ đứng ở đây ngày hôm nay, 75 năm sau, để nói với các bạn rằng nghiên cứu này vẫn còn tiếp tục. Cứ 2 năm một lần, đội ngũ nghiên cứu đầy kiên trì và nhiệt huyết của chúng tôi lại nhấc điện thoại để hỏi xem liệu chúng tôi có thể biết thêm thông tin về cuộc sống của họ

Nhiều người ở nhóm Boston ngày xưa hỏi “Tại sao các ông vẫn muốn nghiên cứu về tôi ? Cuộc sống của tôi chẳng có gì thú vị”. Còn nhóm người tốt nghiệp Harvard thì chưa bao giờ hỏi câu hỏi đó

Để có được bức tranh rõ ràng nhất về cuộc sống của họ, chúng tôi không chỉ gửi cho họ những câu hỏi. Chúng tôi còn phỏng vấn họ trong phòng khách. Chúng tôi được nhận hồ sơ y tế từ bác sĩ của họ. Chúng tôi còn lấy mẫu máu, quét não và nói chuyện với con cái họ. Chúng tôi ghi hình họ nói chuyện với vợ về những mối quan tâm sâu sắc nhất. Cách đây khoảng một thập kỷ, cuối cùng chúng tôi cũng hỏi các bà vợ rằng có muốn tham gia nghiên cứu này, nhiều người đã nói “Khi nào thì bắt đầu ?”

Vậy, chúng tôi đã thu được những gì ? Bài học rút ra từ 10 ngàn trang thông tin mà chúng tôi thu được từ cuộc sống của những người này là gì ? Chà, bài học không phải là sự giàu có, danh tiếng hay làm việc chăm chỉ. Thông điệp rõ ràng nhất mà chúng tôi nhận được từ nghiên cứu dài 75 năm nay là: Những mối quan hệ tốt giúp chúng ta hạnh phúc hơn và khỏe mạnh hơn

Chúng tôi rút ra 3 bài học lớn về các mối quan hệ

- Thứ nhất là những kết nối xã hội thực sự tốt cho chúng ta, và nó sẽ giết chết sự cô đơn. Nghiên cứu chỉ ra rằng những người có kết nối tốt hơn với người thân, bạn bè, cộng đồng sẽ hạnh phúc hơn. Họ cũng khỏe mạnh hơn về mặt thể chất. Họ sống lâu hơn những người có ít mối quan hệ tốt. Trải nghiệm của sự cô đơn sẽ trở nên có hại. Những người bị cô lập cảm thấy mình ít hạnh phúc hơn, sức khỏe bị giảm sút ở giai đoạn đầu tuổi trung niên, chức năng não của họ suy giảm sớm hơn và tuổi thọ của họ ngắn hơn những người không cô đơn. Và thực tế đáng buồn là, ở bất kỳ thời điểm nào, cũng có hơn 1/5 người Mỹ cho biết họ là người cô đơn. Chúng tôi biết rằng bạn có thể cảm thấy cô đơn khi ở giữa đám đông, hay trong một cuộc hôn nhân

Thứ hai là vấn đề không phải số lượng bạn bè mà bạn có, không phải là bạn có một mối quan hệ thân thiết hay không, mà là chất lượng mối quan hệ đó. Nghiên cứu chỉ ra rằng sống giữa xung đột thực sự không tốt cho sức khỏe của chúng ta. Ví dụ như, những cuộc hôn nhân nhiều xung đột mà không có nhiều cảm xúc sẽ rất tệ cho sức khỏe, thậm chí còn tệ hơn là ly hôn. Còn sống giữa những mối quan hệ tốt đẹp, ấm cúng thì ngược lại

Khi theo dõi những đối tượng nghiên cứu suốt cuộc đời họ đến năm 80 tuổi, chúng tôi muốn nhìn lại họ ở thời trung niên

Thứ 3 là mối quan hệ tốt không chỉ bảo vệ cơ thể chúng ta, mà còn bảo vệ não bộ của chúng ta. Những mối quan hệ tốt này không cần phải lúc nào cũng êm đẹp. Một số cặp vợ chồng sống đến đầu bạc răng long có thể cãi nhau rất nhiều, nhưng miễn là họ cảm thấy có thể thực sự trông cậy vào nhau khi cuộc sống trở nên khó khăn, thì những cuộc tranh cãi đó cũng không ảnh hưởng đến ký ức của họ

Suốt 75 năm qua, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy những người sống tốt nhất là những người nghiêng vào các mối quan hệ, với gia đình, với bạn bè, với cộng đồng

Tôi muốn kết lại bằng một câu nói của Mark Twain. Cách đây hơn một thế kỷ, ông đã nhìn lại cuộc đời mình và viết rằng: “Vì cuộc sống quá ngắn ngủi, nên không có thời gian cho những xung đột, những lời xin lỗi, những điều làm tổn thương, những ganh đua. Chỉ có thời gian cho tình yêu thương, vì thế hãy nói ra vì điều đó”

Cuộc sống tốt đẹp được xây dựng bằng những mối quan hệ tốt đẹp

Tran Dai Thang
Lobbyist
Mobile: 077.6699.668
Email: thangtd@ehc.vn


Nguyễn Thảo – Thuý Nga
 
Last edited:
Mâu thuẫn giữa giới bác sĩ và giới đầu tư bệnh viện ở Việt Nam
Đặc điểm bác sĩ (giỏi)

- Xem việc điều trị bệnh là mục tiêu cao nhất và duy nhất của ngành y
- Tin rằng tất cả hệ thống bệnh viện đều là nhằm mục tiêu là điều trị bệnh
- Tôn sùng chuyên môn và học thuật
- Mong muốn được tiếp cận kỹ thuật mới nhất, hiện đại nhất
- Là những người giỏi và thông minh từ nhỏ, được xã hội tôn trọng
- Được đào tạo để là người quyết định cao nhất trong nhóm làm việc
- Nhân văn, thương người, thích cứu chữa giúp đỡ người bệnh, người khó khăn
- Không quan tâm nhiều lắm đến lợi nhuận

Đặc điểm của nhà đầu tư và nhóm quản lý

- Mục tiêu cao nhất của nhà đầu tư là tối đa lợi nhuận. Không có nhà đầu tư nước ngoài nào vào Việt Nam làm bệnh viện để giúp dân Việt Nam hay nhân viên y tế Việt Nam (như họ thường nói).
- Các nhà đầu tư tài chính bệnh viện hiện nay thường là những nhà đầu tư chuyên nghiệp hoặc đã thành công ở nhiều lãnh vực khác, nay muốn đầu tư vào ngành y.
- Áp lực thu hồi vốn đầu tư rất cao vì đầu tư bệnh viện ở Việt Nam tốn kém nhiều hơn so với nhiều loại đầu tư khác.
- Hiểu rằng mục tiêu của bệnh viện là cung cấp dịch vụ y tế để bệnh nhân hài lòng và thu lợi nhuận
- Tôn sùng tính hiệu quả của hệ thống (thường được đánh giá bằng lợi nhuận)
- Xem bác sĩ là một nguồn lực của hệ thống để tăng hiệu quả
- Luôn tìm cách tăng doanh thu cao nhất và tiết kiệm chi phí thấp nhất để tăng hiệu quả
- Hiệu quả quan trọng hơn là kỹ thuật và học thuật y khoa
- Người được thuê quản lý bệnh viện, dù không là chủ vẫn bị áp lực lợi nhuận của nhóm đầu tư

Nếu đồng ý với các nhận định trên, bạn sẽ dễ dàng thống nhất với tôi là giữa 2 nhóm người trên luôn luôn tiềm ẩn các mâu thuẫn trong khi phải quyết định chiến lược, mục tiêu, hoạt động hàng ngày của bệnh viện. Sự thống nhất hay thỏa hiệp chỉ có thể diễn ra trong ngắn hạn, khi một trong 2 bên chấp nhận nhượng bộ tạm thời

Vấn đề này cũng xảy ra ở các nước khác trên thế giới tuy nhiên ở mức độ thấp hơn do

- Ở các nước phát triển, thị trưởng y tế khá hoàn chỉnh và ổn định.
- Hệ thống kinh tế và y tế các nước rõ ràng hơn
- Giới bác sĩ có nhiều kiến thức về tài chính và quản trị hơn
- Giới đầu tư có nhiều hiểu biết hơn về đặc tính của đầu tư ngành y

Hướng giải quyết

- Hướng giải quyết tốt nhất: giới bác sĩ phải có vai trò sở hữu và quyết định, tham gia trực tiếp việc điều hành và lập chiến lược hoạt động của bệnh viện để cân bằng mục tiêu lợi nhuận và phục vụ của bệnh viện (thường dẫn đến bệnh viện có lợi nhuận thấp hơn và cộng đồng có lợi hơn)
- Các bác sĩ tham gia dịch vụ y tế tư nhân nên liên kết, hoạt động chung thành nhóm để tăng thế đàm phán và cân bằng với giới đầu tư tài chính trong hoạt động của bệnh viện

Bác sĩ khi chọn bệnh viện làm cần tìm hiểu về nhà đầu tư, chủ trương và chiến lược của bệnh viện để có thể tìm được điều kiện làm việc phù hợp, chứ không dựa đơn thuần vào mức độ đầu tư cơ sở vật chất của bệnh viện

Ho Manh Tuong
October 2, 2013
 
Bill Gates xúc động nói về cố đồng sáng lập Microsoft
“Paul Allen đã thay đổi đời tôi”

Tỷ phú Bill Gates bày tỏ lòng tôn kính trước Paul Allen, người bạn cũng là người đồng sáng lập Microsoft vừa qua đời vì căn bệnh ung thư thông qua bài viết xúc động trên Thời báo Phố Wall
Hôm 15/10, ông Paul Allen qua đời ở tuổi 65 do các biến chứng liên quan đến căn bệnh ung thư bạch huyết (Lymphoma) không Hodgkin. Vào thời điểm ấy, ông là người giau thứ 44 hành tinh với tài sản ròng khoảng 20,3 tỷ USD theo số liệu của Forbes
bill-gates-paul-allen-da-thay-doi-doi-toi.jpg

Trong bài báo đăng trên Thời báo phố Wall hôm 18/10, Bill Gates hồi tưởng lần đầu gặp Allen ở trường trung học và tình bạn của họ tiến triển như thế nào trên hành trình định hình lại ngành công nghệ

Ông viết: “Tôi gặp Paul Allen khi học lớp 7 và nó đã thay đổi đời tôi. Tôi nhìn thấy ông ấy ngay lập tức. Ông ấy hơn tôi 2 lớp, rất cao và được chứng minh là thiên tài máy tính… Sau cùng, chúng tôi thường dành mọi thời gian rảnh rỗi để nghịch bất kỳ chiếc máy nào có được”

Cả hai thường xuyên ở lại muộn để dùng máy tính tại trường Đại học Washington, một điều mà Gates cho biết ông không bao giờ có đủ can đảm nếu không có Allen bên cạnh


Khi ấy, Allen thấy trước sức mạnh và sự cần thiết của máy tính trong tương lai. Khi đọc được bài báo trên Popular Electronics nói về chiếc máy tính mạnh mẽ sắp ra mắt, Allen đã thuyết phục Gates cùng mình tập trung toàn bộ vào ngành công nghiệp máy tính trước khi nó cất cánh thiếu họ


“Khoảnh khắc ấy đánh dấu dấu chấm hết trong sự nghiệp cao đẳng của tôi và sự mở đầu của công ty Microsoft”, ông viết, đồng thời ca ngợi tài năng của Allen đã giúp cho Microsoft thành công ngay từ sơ khai. “Là người đầu tiên tôi từng cộng tác, Paul đặt ra tiêu chuẩn mà ít ai đáp ứng được. Ông ấy có trí tuệ uyên bác và tài năng đặc biệt trong việc giải thích các chủ đề phức tạp theo cách đơn giản”

Ông Allen được chẩn đoán mắc bệnh ung thư bạch huyết Hodgkin năm 1982, khiến ông phải từ bỏ vai trò tại Microsoft vào năm tiếp theo. Bệnh tình của ông thuyên giảm cho đến năm 2009 khi ông lại được chẩn đoán mắc bệnh ung thư bạch huyết không Hodgkin. Sau khi đánh bại cơn bạo bệnh lần thứ hai, đầu tháng này ông bị tái phát

Nhờ những nỗ lực từ thiện trợ giúp cộng đồng thu nhập thấp, ông Allen trở thành nhân vật được yêu mến tại Tây Bắc Thái Bình Dương, nơi ông cũng sở hữu hai đội tuyển thể thao. Ông có nhiều sở thích và muốn chia sẻ chúng với người khác. Ông đã mở vài bảo tàng

Gates nhận xét “Paul thú vị hơn tôi. Ông ấy thực sự rất thích Jimi Hendrix, tôi còn nhớ ông ấy đã chơi bài “Are You Experienced” cho tôi. Tôi không cảm nhận được gì nhiều lúc ấy, Paul chỉ muốn chia sẻ thứ âm nhạc tuyệt vời này với tôi. Ông ấy là người như vậy đấy. Ông ấy yêu cuộc sống và mọi người xung quanh”

Gates, người đang có mặt tại Brussels để mở quỹ đầu tư hàng triệu USD vào các doanh nghiệp châu Âu đang tìm giải pháp ngăn chặn biến đổi khí hậu, cho biết ông sẽ ghi nhớ mọi điều tốt đẹp mà Allen đã làm cho thế giới trong những năm qua, kể từ khi họ cùng nhau tạo nên cuộc cách mạng điện toán cá nhân

“Khi nghĩ về Paul, tôi nhớ về một người đàn ông luôn xem trọng gia đình và bạn bè. Tôi cũng nhớ một nhà công nghệ và nhà từ thiện lỗi lạc, người muốn hoàn thành những điều tuyệt vời và đã làm được. Paul xứng đáng có nhiều thời gian hơn. Ông ấy đã sống trọn vẹn với nó. Tôi sẽ nhớ ông ấy vô cùng”


Du Lam
 
Last edited:
Kết nối và đổi mới sáng tạo
Norman Apsley là người sáng lập ra NISP – Northern Island Science Park, tại Belfast, Khu công nghệ cao đầu tiên của Ireland, khi nước này chưa hề có khái niệm gì về khởi nghiệp sáng tạo. Trong hai mươi năm, ông không chỉ biến NISP (giờ đây đổi tên thành Catalyst, Inc) thành một trung tâm đổi mới sáng tạo có tiếng tăm trên bản đồ thế giới với 3000 công ty mà còn thay đổi văn hóa thành phố Belfast: tất cả mọi người, ở các lĩnh vực khác nhau (ngân hàng, luật sư, kiểm toán, công ty truyền thống, công ty công nghệ cao, người kinh doanh bất động sản…) sẵn sàng đóng góp tiền bạc và thời gian để hỗ trợ những người tài năng trẻ tuổi. Bí quyết của ông là “Tạo sự kết nối”

Tôi rất thích những câu chuyện về khoa học đã ra đời như thế nào, nhưng theo cách mọi người không hề ngờ tới. Chắc mọi người đều biết Galileo là người đã chế tạo kính thiên văn rồi chống đối nhà thờ rất dữ dội để bảo vệ Thuyết nhật tâm. Nhưng họ không hề biết tại sao ông ấy lại chế tạo ra nó. Ban đầu, ông ấy không hề chế tạo kính thiên văn để nhìn lên Mặt trăng và các hành tinh

Ông lớn lên tại Genoa, Ý, một cảng giao thương quan trọng của quốc gia này thời bấy giờ. Và ông làm kính thiên văn theo đặt hàng của các thương nhân, để có thể biết trước các thuyền mang đến những hàng hóa gì trước các đối thủ hai tiếng đồng hồ và áp đặt giá cả trước họ. Ông cũng không phải là người đầu tiên tạo ra kính viễn vọng mà là một người thợ thủy tinh người Hà Lan tên là Hans Lippershey, với khả năng phóng to vật lên ba lần, nhưng cả người này lẫn chính quyền Hà Lan thời đó chẳng biết dùng phát minh này làm gì cả. Nhờ có người bạn là Paolo Sarpi, tỉnh trưởng Venice, Galileo biết về thiết bị này và cấu trúc của nó, cải thiện nó với hiệu quả phóng đại cao gấp nhiều lần

Một câu chuyện khác, Marconi người được coi là cha đẻ của ngành truyền thanh nhưng thực ra sóng phát thanh đã được phát hiện từ lâu bởi Nikola Tesla, chỉ là chưa ai biết được phải làm gì với loại sóng đó. Marconi thực chất là một nhà khoa học kém nhất trên đời, các công trình của ông chủ yếu là sao chép của người khác. Nhưng ông lại nỗ lực rất lớn để tìm ra ứng dụng cho phát hiện của Tesla. Là người Ý, nhưng ông tìm đến tận Ireland để biến ý định của mình thành hiện thực. Khu vực này không đủ khả năng chi trả cho hệ thống dây cáp nhưng lại rất cần liên lạc với bên ngoài vì tàu thuyền qua Đại Tây Dương đều phải qua Ireland và chính quyền London luôn nóng lòng muốn biết ngay số phận của những con tàu này khi nó cập bến để lo liệu chi phí bảo hiểm. Marconi thiết lập cho họ một trạm phát thanh và người dân ở đây sẵn sàng trả tiền cho cuộc thử nghiệm đó. Sau khi thành công, Marconi thành lập công ty, thiết lập nhiều trạm thu phát sóng truyền thanh trên khắp thế giới và được giải Nobel. Để làm được những điều trên, Marconi hẳn đã phải biết rất nhiều kĩ năng ngoài phạm vi chuyên môn khoa học và quen biết rất nhiều người

Chúng ta học được điều gì từ hai câu chuyện này ? Những nhà khoa học nhiều khi cần những doanh nhân, cần những người nói lên nhu cầu của mình mới có thể tạo ra đột phá. Ai là thiên tài ở đây, nhà khoa học hay doanh nhân ? Tôi không biết nữa. Nếu không có mối quan hệ tốt với một mạng lưới những con người ở lĩnh vực khác nhau, một nhà khoa học sẽ chẳng thể nào biết được ý tưởng của mình có thể ứng dụng vào cái gì

Ông định nghĩa như thế nào về sự kết nối ?

Sự kết nối thực chất là tạo ra một nhóm người liên kết với nhau dưới một tinh thần chung. Mary Walshok, người từng làm giám đốc một chương trình tăng tốc ở Catalyst, Inc, người gốc Thụy Điển nói về triết lý của quốc gia này: Nếu bạn đã cố hết sức mình và bạn cần giúp đỡ, thì tôi, nếu ở tình trạng khá hơn, sẽ chìa tay ra giúp bạn. Nếu bạn cứ ngồi đó, không chịu làm việc mà lẽ ra bạn có thể tự mình làm, thì tôi sẽ mặc kệ. Rất nhiều người nghĩ rằng đó là cốt lõi của sự kết nối, và là điều tạo ra một khu công nghệ cao. Nếu bạn muốn thay đổi văn hóa của một khu vực, bạn cần các hoạt động kết nối

Ông thể hiện sự “kết nối” như thế nào trong khu công nghệ cao – Catalyst, Inc của mình ?

Trung tâm đổi mới sáng tạo, nơi diễn ra tất cả hoạt động cộng đồng của chúng tôi có diện tích là 2000 feet vuông, lớn nhất trong tất cả các khu công nghệ cao trên toàn Ireland. Hơn nữa, chúng tôi có rất nhiều không gian để mọi người gặp gỡ, trao đổi, thậm chí nhiều hơn cả nhu cầu sử dụng của các thành viên (để có thể mời thêm nhiều người từ bên ngoài tham gia). Nhưng khi thăm Khu Công nghệ cao Hòa Lạc của các bạn, tôi thấy thiếu điều này

Ở Catalyst, Inc, chúng tôi có một cụm từ gọi là “tổ ong” (buzzy nest), để chỉ chung sự náo nhiệt khi mọi người làm việc, gặp gỡ hoặc tình cờ trao đổi liên lạc với nhau. Đó là những người trẻ, trẻ cả về tuổi tác lẫn năng lượng. Nếu bạn không có đủ những người tài năng đang làm việc trong khu của mình, hãy tìm cách mang những người từ nơi khác đến và tổ chức sự kiện. Chúng tôi tìm mọi cách để “mượn cớ” tổ chức các tọa đàm, hội thảo, đứng ra trao giải cho các cuộc thi, đem đồ ăn sáng, bia, pizza hay bất cứ thứ gì có thể để tạo không khí cho khu vực của mình, nhưng tất cả đều phải liên quan đến công việc chứ không phải là tổ chức lễ hội. Chúng tôi còn đưa ra các quy tắc để khuyến khích việc kết nối. Chẳng hạn, nếu bạn muốn có không gian riêng để làm việc, muốn có phòng họp cho công ty, bạn phải trả tiền. Nhưng nếu bạn dùng chung với một thành viên khác, chúng tôi cho bạn miễn phí

Chúng tôi đo lường sự thành công khu công nghệ cao của mình dựa trên khả năng mở rộng quy mô, mức độ trống và tốc độ lấp đầy của các không gian trong khu công nghệ cao. Chúng tôi tìm kiếm “tổ ong” và năng lượng cho nơi này

Nguồn lực ông dành cho việc kết nối như thế nào ?

Tôi phải bỏ một số nguồn kinh phí đầu tư, cải tạo cơ sở vật chất để dành cho các hoạt động kết nối. Trước kia, khi có rất ít kinh phí từ Bộ Khoa học, chúng tôi dành hầu như toàn bộ cho việc kết nối. Giờ đây, ngân sách của chúng tôi khoảng sáu triệu bảng Anh mỗi năm thì chúng tôi dành một triệu bảng Anh cho hoạt động này. Nhưng khoản đầu tư đó sẽ được nhân lên thành năm triệu bảng từ đóng góp của các cộng đồng bên ngoài khu công nghệ cao như từ các ngân hàng, luật sư của địa phương. Tất cả bọn họ đều ủng hộ những người trẻ tuổi. Họ sẵn sàng tài trợ cho những chương trình hỗ trợ, thúc đẩy thanh niên, sẵn sàng bỏ thời gian tham gia huấn luyện và giảng dạy trong các khóa tăng tốc khởi nghiệp của chúng tôi. Đối với ngân hàng, do họ đang phải thay đổi mô hình kinh doanh trước sự thay đổi công nghệ nên họ sẵn sàng đón nhận những cái mới. Chẳng hạn như ngân hàng Danske của Ireland dành hàng triệu bảng Anh để xây dựng co-working space về Fintech, có lẽ là một co-working space sành điệu nhất mà tôi từng biết, cho chúng tôi

Làm cách nào để ông có thể thu hút những đối tượng như luật sư và ngân hàng hỗ trợ cộng đồng đổi mới sáng tạo ?

Bởi vì chính tôi cũng là người kết nối tốt. Tôi luôn nói “có” mỗi khi họ đề nghị giúp đỡ. Chẳng hạn như với ngân hàng Danske và ngân hàng Bắc Ireland, khi họ tổ chức một cuộc thi cho thanh niên và nhờ tôi làm giám khảo, hoàn toàn miễn phí, không có một đồng thù lao nào. Dĩ nhiên là tôi đồng ý. Và nhờ đó tôi quen biết họ, họ yêu quý tôi, họ thấy tôi công bằng và họ giúp đỡ tôi ngược lại. Còn với Ulster Bank chẳng hạn, chúng tôi giúp đỡ họ đưa ra ý tưởng thiết kế lại tờ tiền giấy

Nó là một dạng quyền lực mềm, bạn hiểu ý tôi không? (Không phải quyền lực cứng, có thể ép người khác bằng tiền và mệnh lệnh). Tôi luôn làm việc theo kiểu khuyến khích, thúc đẩy mọi người một cách nhẹ nhàng, hỗ trợ họ, chứ chưa bao giờ ra lệnh cho ai. Đó là điểm mấu chốt, tôi nghĩ vậy

Tôi luôn theo cách đó, tôi không thích quyền lực tuyệt đối. Trong suốt 20 năm làm khoa học ở Anh, chúng tôi được dạy cách gây ảnh hưởng bằng khoa học và công trình của mình, chứ không ép buộc ai. Điều đó đã ăn sâu vào tôi

Thế theo ông, một người kết nối cộng đồng cần có những đặc điểm gì ?

Có hai kiểu người lãnh đạo, một kiểu người biết mình sẽ đi đâu và không quan tâm mình đi đến đích bằng cách nào. Tôi là kiểu người đó. Tôi không vướng bận khi gặp khó khăn theo cách nào đó, bởi khi ấy tôi sẽ tìm được cách khác. Nếu ai đó làm việc dưới quyền tôi, tôi không nói với họ phải làm cái này, cái kia mà nói cho họ mục đích của tôi là gì

Một kiểu người khác là người luôn nguyên tắc, phải đúng theo quy trình, gần như yêu cầu nhân viên của mình thành những người phục tùng, vì không chịu được cách làm khác. Sai quy trình là họ phải nghỉ việc. (Đó có lẽ là vì sao tôi cố gắng không phán xét ai đó khi chưa biết họ đang ở hệ thống của họ. Khi tôi làm việc với các kỹ sư, họ luôn chỉ trích tính cách của tôi)

Có lẽ kiểu người phù hợp với vai trò đi xây dựng cộng đồng bởi họ không cố giành quyền lực về mình. Tôi không bao giờ lo lắng khi mình không được coi như sếp. Tôi cũng không thích ra lệnh cho mọi người. Tôi không cần phải làm thế

Tôi không thích phải sa thải ai. Tôi có thể tự hào mà nói rằng tôi chưa từng sa thải ai không đáng cả. Nguyên tắc thứ nhất của tôi, nếu ai đó nỗ lực hết sức mình thì nhiệm vụ của tôi là giữ họ ở lại. Tôi cho phép họ mắc lỗi, chỉ cần họ phát hiện ra điều đó trước tôi và với kinh nghiệm của mình, tôi có thể sửa chữa nó. Một khi vấn đề được giải quyết, chúng tôi sẽ cùng ngồi lại để xác định nguyên nhân và xem mình có thể học hỏi được gì. Đó là cách chúng tôi làm. Điều thứ hai là khi tôi yêu cầu ai đó làm điều gì mà họ không biết cách làm, thì họ cần nói cho tôi biết. Tôi sẽ chỉ cho họ hoặc gửi họ đi học. Đó là hai quy tắc cơ bản và đội ngũ của tôi đã tổng kết chúng thành giá trị của mình, đó là từ dưới lên, tự trọng, dám mạo hiểm và nhiệt huyết. Chúng tôi chỉ tuyển những người có phẩm chất đó. Còn lại, nếu họ thiếu gì, chúng tôi sẽ dạy họ

Thực ra, để có thể có được quyền lực mềm, phải thực sự hiểu được đối tượng mình phục vụ, điều đó không đơn giản khi ông phải kết nối rất nhiều đối tượng khác nhau….

Đúng và chấp nhận rất nhiều thất bại. Thi thoảng tôi vẫn dạy tại các trường đại học và các giảng viên thường bảo rằng, vì tôi ở khối tư nhân, nên mọi thứ thật dễ dàng với tôi, tôi có thể mạo hiểm. Nhưng tôi không nghĩ vậy. họ không dám mạo hiểm vì họ không nhanh, thiếu linh hoạt. Hãy tưởng tượng, mạo hiểm giống như là bước đi trong bóng tối, có ai lại bước dài hay chạy không? Dĩ nhiên là không, bước từng bước nhỏ và nếu có gì sai, sẽ rụt chân lại ngay. Nhưng các chính phủ thì ở thái cực ngược lại, họ quá chậm, chậm đến mức các quyết định của họ chồng chất mà vẫn chưa thực hiện được. Họ không thể sai. Và thời gian họ chần chừ, thì thế giới đã thay đổi. Phải thất bại nhanh và đứng dậy nhanh

Chúng tôi lập ra một chương trình gọi là “Đồng sáng lập”, để cho một người làm công nghệ gặp gỡ một người làm kinh doanh, kết nối làm ăn với nhau. Ban đầu, chúng tôi mời các cán bộ quản lý của trường đại học, cán bộ về sở hữu trí tuệ tới, và những người làm công nghệ, kinh doanh mà chúng tôi nghĩ là phù hợp tới. Chẳng có gì xảy ra cả. Họ tới, nhưng họ không phải là những người cần sự kiện này. Sau ba lần thất bại, gần đây, chúng tôi không còn đặt ra tiêu chuẩn cụ thể với người tham dự, chỉ cần “họ muốn gặp gỡ ai đó để lập công ty”. Trong nhiều trường hợp, đó là những nhà khoa học trẻ tài năng ở độ tuổi 35-40 ở Ireland trong các tập đoàn lớn, phải đối mặt khi đứng giữa ngã rẽ của sự nghiệp, hoặc tiếp tục làm nghiên cứu hoặc làm quản lý, vì vậy họ không muốn công khai dự định kinh doanh của mình (nếu có). Chúng tôi đã tổ chức những cuộc gặp gỡ bí mật, vào buổi tối thứ Ba, sau giờ làm việc, họ có thể đến mà không cần báo gì với công ty của họ cả. Và nó rất thành công. Họ phát hiện ra người này có ý tưởng, người kia biết cách thực hiện, người kìa có tiền, và lập nhóm, sau sáu tuần, họ quyết định thành lập công ty. Chúng tôi có các hội thảo hỗ trợ họ một năm và có cuộc thi để họ thử nghiệm dự án của mình. Hầu hết những người lọt vào chung kết đều bắt đầu từ con số không. Tôi rất thích điều đó

Cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này !

Hảo Linh
 
Last edited:
Nhân tài quôc tế đến Vietnam xây dựng sự nghiệp


- Việt Nam là một nền kinh tế thu hút ngày càng nhiều chuyên gia nước ngoài đến để tìm kiếm thử thách và phát triển sự nghiệp

Sự kiện nguyên phó thủ tướng Đức về Việt Nam (VN) làm việc cho thấy nền kinh tế VN đã có sức hấp dẫn, thu hút được người tài. Mặt khác, điều này còn có thể tạo cú hích lớn cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp (DN) Việt và vươn tầm quốc tế nhờ vào kết nối đến các mối quan hệ của chuyên gia nước ngoài

Trải thảm đỏ mời chuyên gia nước ngoài

Ông Don Lam, Tổng Giám đốc Tập đoàn VinaCapital, cho biết cách đây hai năm, tại một hội thảo do Diễn đàn Kinh tế Thế giới tổ chức, ông đã gặp và nói chuyện với ông Philipp Roesler, người Đức gốc Việt, từng đảm nhiệm vị trí phó thủ tướng Đức. Mất một thời gian trao đổi khá lâu và đưa ra nhiều định hướng cho phát triển chiến lược của quỹ đầu tư mạo hiểm VinaCapital Ventures, ông Philipp Roesler chấp nhận lời đề nghị về VN giữ vị trí chủ tịch hội đồng cố vấn của quỹ này

Sự có mặt của cựu phó thủ tướng Đức đang được kỳ vọng đem lại nhiều sức bật cho các DN VN. Lý do là quỹ này chuyên đầu tư, hỗ trợ cho các start up VN lớn mạnh và phát triển ra thị trường nước ngoài

Theo ông Don Lam, việc mời ông Philipp Roesler về sẽ giúp ích rất nhiều cho VN. Vì ông có nhiều kinh nghiệm làm việc từ bệnh viện, quản lý nhà nước và tư nhân cũng như giữ các vai trò từ bác sĩ quân y, người làm chính sách, thành viên ban điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới… và là cầu nối cho các start up Đức với các công ty ở Thung lũng Silicon

“Tôi rất vui khi quay về VN làm việc như là một sự khởi đầu lại mọi thứ. Đặc biệt, tôi đảm nhiệm vị trí hỗ trợ các DN khởi nghiệp VN kết nối với các nhà đầu tư quốc tế cũng như vươn ra thị trường nước ngoài. Qua quá trình làm việc với nhiều start up Việt, tôi nhận thấy các bạn rất năng động, đầy sáng tạo, đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Với những kinh nghiệm có được, tôi hy vọng giúp các start up Việt khẳng định vị trí trên bản đồ khởi nghiệp thế giới” - ông Philipp Roesler cho biết

Nếu như VinaCapital tìm kiếm một chuyên gia nước ngoài với vai trò cố vấn thì câu chuyện sản xuất xe hơi của VinFast đạt được thành công bước đầu nhờ mời đúng người có khả năng hỗ trợ và kết nối được với đại gia trong ngành xe hơi. Đó là ông Võ Quang Huệ, người phụ trách dự án sản xuất ô tô và xe máy VinFast, một chuyên gia người Việt sống tại Đức từng hàng chục năm làm việc cho hãng xe BMW, sau đó là tổng giám đốc Công ty Bosch (Đức) tại VN

Ông Huệ cho biết quyết định nhận lời về VinFast vì ông đam mê xe hơi, nhất là mong muốn đóng góp các kiến thức đã thu thập được trong thời kỳ làm cho BMW để tạo ra một thương hiệu xe hơi VN

Nhờ vào mối quan hệ và uy tín, chính ông Huệ đã giúp Vingroup kết nối với BMW giúp hỗ trợ phát triển thương hiệu xe hơi VN. Ông Huệ kể: “Khi đến gặp BMW, họ chỉ biết tôi với tư cách từng là một chuyên gia xe hơi của hãng cũng như là tổng giám đốc của Bosch mà chưa từng nghe nói đến Vingroup. Nhưng khi nghe tôi trình bày những kế hoạch đầy tham vọng về chiếc xe hơi “made in Viet Nam” của ông Vượng (ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vingroup), họ thích thú và đồng ý hỗ trợ. VinFast trở thành công ty duy nhất toàn cầu được BMW cho sản xuất tại VN”


Ông Philipp Roesler người Đức gốc Việt, từng đảm nhiệm vị trí phó thủ tướng Đức, vừa nhận lời mời làm việc cho VinaCapital với nhiệm vụ hỗ trợ các start up Việt Nam mở rộng thị trường nước ngoài

Nhiều tiền thôi chưa đủ

Trong một khảo sát mới đây của Ngân hàng HSBC cho biết năm 2018, VN đã tăng thứ hạng từ vị trí 23 lên 19 với tư cách là một đất nước mà người nước ngoài mong muốn sống và làm việc. Chuyên gia nước ngoài tại VN tiết lộ mức lương trung bình hằng năm mà họ kiếm được khoảng 90.408 USD, trong đó 31% số người được khảo sát cho biết thu nhập của họ tăng từ 25% trở lên mỗi năm

Tuy vậy, bà Nguyễn Phi Vân, chuyên gia kinh tế, người đã kết nối các start up Việt với nhiều tổ chức đầu tư quốc tế và đưa sản phẩm ra thị trường nước ngoài, cho biết: Để kéo một chuyên gia nước ngoài về làm việc không đơn thuần là lương mà còn nằm ở mục tiêu của DN đó phù hợp với những người có tâm về phát triển xã hội và cộng đồng, nhất là những gì liên quan đến sự phát triển quê hương, đất nước

Theo bà Vân, để thu hút và tận dụng chất xám của chuyên gia nước ngoài vào làm việc cho DN cần phải có định hướng, định vị chiến lược và nêu cụ thể mục tiêu để các chuyên gia này nhận biết người đứng đầu có tầm nhìn và mục tiêu như thế nào. Từ đó để họ xem xét sử dụng các nguồn lực ra sao rồi mới quyết định nhận việc hay không

“Các chuyên gia nước ngoài luôn đòi hỏi sự minh bạch. Do đó DN phải nói cho họ biết hiện trạng, những trở ngại, thử thách để họ có thể đưa ra kế hoạch chiến lược phù hợp nhất mà không mất thời gian đi lòng vòng và làm những chuyện không đúng thực tế. Ngoài ra cần tạo điều kiện làm việc phù hợp để bổ trợ cho khả năng của họ nhằm đạt được các mục tiêu kế hoạch đặt ra, nếu không họ sẽ không cộng tác” - bà Vân nói

Ông Sabbir Ahmed, Giám đốc toàn quốc khối dịch vụ tài chính cá nhân và quản lý tài sản Ngân hàng HSBC VN, nhận xét: “VN vẫn là một nền kinh tế thu hút ngày càng nhiều chuyên gia nước ngoài đến để tìm kiếm thử thách và phát triển sự nghiệp. Tuy nhiên, một đời sống chuyên gia nước ngoài toàn diện còn liên quan việc họ trải nghiệm các phương diện văn hóa và xã hội tại đất nước chủ nhà, cũng như làm thế nào đất nước đó mang lại cho bản thân họ và gia đình sự thuận tiện và chất lượng sống

Vietnam có sức hấp dẫn riêng

Theo Ngân hàng HSBC, mức lương dành cho chuyên gia nước ngoài làm việc tại VN dù không quá cao so với nhiều quốc gia khác nhưng VN vẫn có một sức hấp dẫn riêng

Ví dụ, VN đứng đầu thế giới với gần 3/4 (72%) chuyên gia cho biết việc chuyển đến VN giúp họ tiết kiệm nhiều hơn. Khoảng 72% người cũng nói rằng họ có thu nhập khả dụng cao hơn nhiều so với khi làm việc ở quê nhà

47% chuyên gia nước ngoài đồng ý rằng VN là điểm đến thích hợp để phát triển nghề nghiệp

Làm việc tại VN, theo các chuyên gia nước ngoài cũng ít căng thẳng hơn so với ở quê nhà khi gần 40% nói họ cảm thấy rất vui vẻ khi làm việc ở VN

Đáng chú ý, 92% người nước ngoài ở VN nói họ thấy vui hoặc vui hơn khi làm việc tại VN so với tại quê hương

Phương Minh
 
Virus chỉ là 1 sứ giả đáng sợ cảnh báo sự vô cảm và "đoạn kết" của loài người
Nhà văn nổi tiếng Trung Quốc, chủ nhân của Nobel văn học 2012, đã phải kêu lên: “Những ngày tốt đẹp của nhân loại không còn nhiều nữa”

Đại dịch Covid -19, một lần nữa đã gửi đi nhiều thông điệp khiến chúng ta thức tỉnh

PGS. TS Lê Thị Quỳnh Mai, Phó Viện trưởng viện Vệ sinh dịch tế Trung ương là người chỉ huy nhóm nghiên cứu phân lập thành công virus Corona chủng mới từ rất sớm

Chị vẫn thường nói đùa với các đồng nghiệp một điều… rất thật: "Con người cứ cho mình là loài tinh khôn, thống trị thế giới nhưng thật ra virus nó thông minh hơn mình nhiều lắm

Tại vì nó là loài biết cách né tránh rất nhiều bẫy phát hiện của đối thủ. Nếu nói về quá trình tiến hóa, virus có sự tiến hóa rất nhanh chóng để chống lại tất cả mọi nỗ lực tấn công từ con người. Hệ miễn dịch của con người sinh ra để tiêu diệt nó thì nó đã nhanh chóng lẩn được qua để tấn công vào các tế bào sống của cơ thể người

Con người phải mất hàng nghìn năm để tiến hóa, trong khi đó con virus cúm A mà chúng tôi nghiên cứu chỉ qua 2 - 3 năm nó đã chuyển thành một loại khác rồi. Vẫn tên là A do con người đặt ra đấy, nhưng nó đã mang 1 dáng vẻ rất khác. Con người lại phải vội vội vàng vàng tìm cách đối phó. Mình cứ mãi mãi đi đối phó với nó thôi"

Con người tự cho mình là thượng đẳng, là làm chủ được muôn loài, nên muốn làm gì cũng được. Tàn phá, hủy hoại thiên nhiên, giết chóc lẫn nhau liên miên từ thiên niên kỷ này sang thiên niên kỷ khác. Nhân tai đã khiến vô số loài đã tuyệt chủng, đang tuyệt chủng và trớ trêu thay, số phận giống loài "cao cấp" nhất cũng đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề sinh tử

Vũ trụ, tự nhiên luôn có sự cân bằng hoàn hảo. Ai phá vỡ sự cân bằng đó đều phải trả giá. Những cường quốc số một thế giới, nhà băng đầy tiền, vũ khí đầy kho, khoa học phát triển như vũ bão, vẫn đang lấm lưng trắng bụng toàn diện trước đối thủ không nhìn thấy bằng mắt thường – virus



PGS. TS Lê Thị Quỳnh Mai, Phó Viện trưởng viện Vệ sinh dịch tế Trung ương
Nhỏ hơn vi khuẩn hàng ngàn lần, không có não, không có cả tế bào, virus chưa đủ điều kiện để trở thành một sinh vật sống theo đúng nghĩa, mà chỉ là "những sinh vật ở bên lề của sự sống". Tại sao "sinh vật bên lề cuộc sống" như Virus HIV, sốt xuất huyết, ám ảnh nhân loại bao nhiêu năm mà các nhà khoa học vẫn bất lực trong việc tìm ra vác xin …? Tại sao giống loài bé nhỏ ấy bắt loài người vĩnh viễn chạy theo trong cuộc đua không hồi kết ?

Thế nhưng, virus có phải giống loài đáng sợ nhất? Chắc chắn không phải. Giống loài đáng sợ nhất chính là con người – sinh vật có thể giết thịt và tàn phá mọi giống loài khác

Loài người thông minh nhất? Chắc chắn không. Vì kẻ thông minh không bao giờ chấp nhận việc hủy hoại khủng khiếp như thế với nơi mang cho mình sự sống, hủy hoại cả đồng loại

Vạn vật sinh ra trong tự nhiên để nương tựa vào nhau, cộng hưởng nhau, không thừa không thiếu. Hủy hoại một mắt xích cũng là hủy hoại chính mình

Khi con người manh động phá vỡ trận tự hoàn hảo đó, thì virus giống như một trong rất nhiều sứ giả của tự nhiên đến chứng minh rằng: Con người cũng chỉ là một mắt xích bình đẳng trong chuỗi trật tự đó. Và họ cũng sẽ bị tấn công đến hoảng loạn như đã từng tấn công vạn vật trong thế giới này



Nhìn sự "phát triển như vũ bão" theo quan niệm thông thường của loài người, Mạc Ngôn, nhà văn đoạt giải Nobel của Trung Quốc, đã tiên đoán: Những ngày tháng tốt đẹp của nhân loại không còn nhiều nữa

Ông chỉ ra nguyên nhân của hồi "hồi kết" mà chúng ta đang đi tới: Dục vọng của con người là cái động không đáy, không sao lấp đầy được

"Vợ của ông lão đánh cá ban đầu chỉ là muốn có một cái chậu mới, nhưng sau khi có được cái chậu mới rồi, thì bà ta lại muốn ngôi nhà gỗ, có ngôi nhà gỗ rồi, lại muốn được làm nhất phẩm phu nhân, sau đó lại muốn được làm nữ hoàng, sau khi được làm nữ hoàng rồi, bà ta lại muốn được làm nữ long vương nơi biển cả, muốn con cá vàng có thể thỏa mãn dục vọng hầu hạ bà ta, đây chính là đã vượt quá giới hạn, giống như thổi bọt xà phòng, thổi lớn quá mức rồi, tất nhiên sẽ vỡ ra…

Con người đang điên cuồng cướp đoạt mọi thứ từ Trái đất

Chúng ta khiến cho Trái đất chịu tổn hại nặng nề, chúng ta đã làm ô nhiễm sông ngòi, biển cả và không khí, chúng ta chen chúc chung một chỗ, dùng sắt thép và xi măng xây nên những kiến trúc cổ quái kỳ lạ, gọi những nơi này bằng cái tên đẹp đẽ là thành phố, chúng ta ở trong thành phố như vậy phóng túng dục vọng của bản thân mình, chế tạo nên các loại rác khó mà phân hủy được

Trái đất bốc khói khắp nơi, toàn thân run rẩy, biển lớn gào thét, bão cát mù trời, hạn hán lũ lụt, cũng như các triệu chứng ác liệt khác đều có liên quan chặt chẽ với phát triển khoa học kỹ thuật dưới sự thúc đẩy bởi dục vọng tham lam của các nước phát triển

Đương nhiên, khi mọi người ở trong sa mạc, thì sẽ hiểu được rằng nước uống và đồ ăn còn quý hơn cả vàng và kim cương, khi động đất và sóng thần kéo đến, mọi người sẽ biết được rằng, không kể là biệt thự sang trọng bao nhiêu, trong bàn tay lớn của đại tự nhiên đều chỉ là một mớ bùn; khi mọi người giày xéo Trái đất thành nơi không còn thích hợp để cư trú nữa, đến lúc đó, cái gì là quốc gia, dân tộc, đảng phái chính trị, cổ phiếu, đều sẽ trở nên chẳng còn ý nghĩa gì…"


Hôm nay, chúng ta đã nhìn thấy "những điều chẳng còn ý nghĩa gì" từ hậu quả của đại dịch. Đó là rất nhiều người trong giờ phút cuối cùng của cuộc đời mình không có được cái ân huệ cuối cùng: Nhìn mặt người thân. Họ cô độc đi từ giường bệnh đến lò thiêu. Những lúc ấy, chắc chắn họ muốn đánh đổi những thứ đã lao tâm khổ tứ giành giật trong cuộc đời, để có được một cái nắm tay sau cuối

"Họ cảm nhận được họ sắp ra đi. Bạn có biết cảm giác kịch tính nhất là gì không? Chứng kiến các bệnh nhân chết trong cô độc, nghe họ khẩn cầu bạn cho họ được trò chuyện với con cháu" - nữ bác sĩ Francesca Cortellaro ở Bệnh viện San Carlo Borromeo, Milan kể lại cảm giác đau nhói khi phải tận mắt cảnh ấy

Khi thiên tai địch họa xảy ra, con người thường xót xa coi mình là nạn nhân của tự nhiên, số phận. Mấy ai nghĩ được sâu xa, hàng ngày chính họ cũng góp phần để trở thành hung thủ ?

Chưa bao giờ một đại dịch lại có thể phơi bày cùng lúc cả hai bộ mặt: Cao cả, nhân văn và phi nhân tính của con người một cách rõ ràng đến như vậy

Theo Phật giáo, con người có 4 dạng tâm: Tâm Phật, tâm Người, tâm Thú, tâm Ma. Trong đại dịch, rất nhiều y bác sĩ, cảnh sát, chiến sĩ, lãnh đạo, người dân đã khởi và phát lên tâm Phật: Xả thân, yêu thương, bảo vệ, chăm sóc người bệnh và đồng loại

Một y tá ở Vũ Hán, trong bộ đồ bảo hộ kín mít, chỉ kịp cúi gập vĩnh biệt người mẹ vừa qua đời ở nhà, rồi lại gạt nước mắt đến với những bệnh nhân nguy kịch

Nhiều y bác sĩ đã về hưu, bất chấp hiểm nguy, tình nguyện quay trở lại tuyến đầu chống dịch, và có người đã biến lần tình nguyện đó thành chuyến đi cuối cùng, không bao giờ quay trở về nhà nữa

Có bộ trưởng y tế tự vào khu cách ly sống cùng người bị cách ly, để cảnh tỉnh người dân nước mình đừng xua đuổi đồng loại – chỉ vì họ muốn trở về từ vùng dịch


Đó là chuyện một cô gái Hàn Quốc bị đấm trật khớp hàm ở Manhattan - Mỹ chỉ vì là người châu Á "mà dám không đeo khẩu trang", trong khi một nữ sinh gốc Việt khác ở California bị kỳ thị và sỉ nhục chỉ vì dám đeo khẩu trang

Đó là những kẻ tìm mọi cách kiếm lời vô luân từ sự sợ hãi và đau khổ của đồng loại: Găm hàng, tăng giá cắt cổ; gom khẩu trang đã sử dụng về phù phép kiếm lời

Đó là những người nhiễm virus, cố tình gian dối, vô trách nhiệm trong khai báo tiền sử đi lại, khiến cả đất nước còn nghèo, thêm nhiều lần nữa phải oằn mình gánh đỡ sức nặng của cuộc chiến vô tiền khoáng hậu

Đại dịch nào rồi cũng sẽ hết. Nhưng những mất mát ấy có thể trở nên vô cùng giá trị nếu chúng ta nhận ra, gìn giữ tâm Phật trong mỗi người và phá bỏ tham lam, ích kỷ, vô cảm trước đồng loại. Phá bỏ tâm người, tâm thú, tâm ma
 
Thực tế của đại dịch Covid – 19, thêm một lần nữa, đã chứng minh rất rõ: Mọi toan tính ích kỷ và vô cảm, vun vén riêng mình của một quốc gia nào đó, dù có khôn ranh đến mấy, cũng không thoát khỏi sự giáng trả của thời thế

Bầu trời không có đường biên giới

Mặt biển không thể xây tường ngăn cách

Một cơn bão không chịu cuộn tròn trong một quốc gia

Và virus không chờ ở bất kỳ cửa khẩu nào để chờ cấp visa mới xâm nhập. Nỗi đau về sinh mạng cũng không có biên giới

Cho đến thời điểm này, đã có 149 quốc gia và vùng lãnh thổ phải đối mặt với Covid – 19. Nếu các quốc gia không hợp tác chặt chẽ với nhau, vì nhau, thì tất cả đều trọng thương. Chưa bao giờ, một giống loài virus nhỏ bé lại dễ dàng khiến nhiều cường quốc phải vỡ trận không ít thời điểm như thế. Thậm chí Thủ tướng một đất nước phát triển như Anh, cũng phải cảnh báo rằng: Người Anh cần chuẩn bị tinh thần vĩnh biệt nhiều người thân của mình sớm hơn dự kiến khi đại dịch lan rộng

Khi Tổng thống Trump rút khỏi Hiệp định chống biến đổi khí hậu Paris với lý do "bảo vệ nhiều công ăn việc làm ở Mỹ", thì chính hơn 330 triệu người dân Mỹ phải lãnh đòn đầu tiên: Phải hít thở bầu không khí độc hại hơn

Hiệp định Paris năm 2015, Hoa Kỳ cam kết giảm 26-28% lượng khí thải CO2 trong vòng 10 năm. Theo Ủy ban Châu Âu, Mỹ là nước thải nhiều khí CO2 thứ hai trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Năm 2015, Mỹ thải 5,1 triệu nghìn tấn khí CO2, nhiều hơn tất cả 28 nước thuộc Liên minh châu Âu. Con số đó chiếm gần 1/6 tổng lượng khí thải toàn cầu

Mỹ không cắt giảm khí thải CO2, chắc chắn trái đất sẽ nóng lên. Băng tan. Nước biển dâng. Hạn hán. Cháy rừng. Bão tố. Tất cả đang diễn ra như một trò domino quái ác

Khi bị nhiễm bệnh Covid -19, lá phổi của nhiều bệnh nhân bị tàn phá nghiêm trọng. Năm 2019, lá phổi của thế giới, rừng Amazone đã xảy ra đến 79.000 vụ cháy, điều chưa từng có trong lịch sử. Cuối 2019, đầu 2020, bầu không khí nước Úc đặc quánh trong khói cháy rừng thảm họa chưa từng có thời hiện đại. Người Mỹ hay người Phi, người Úc, người Á, người Âu, đều phải thở bằng phổi. Tổng thống Trump chắc chắn cũng phải thở bằng phổi. Sự vô cảm và tàn nhẫn của con người chính là những nhát kéo cắt đi một phần lá phổi của mình

Một đất nước vô cảm, thiếu trách nhiệm, cả thế giới ảnh hưởng. Một người vô cảm, thiếu trách nhiệm, đương nhiên sẽ làm hại nhiều người khác

Nhiều nhà hảo tâm chia bớt một phần tài sản, chi tiền nghiên cứu vác xin, cứu trợ thuốc men, vận chuyển người từ tâm dịch; nhiều người khác đã chia nhau từng hộp khẩu trang, san sẻ lương thực, "sạc pin tinh thần" cho nhau đi qua những ngày ngột ngạt…

Nhưng ở chiều ngược lại, chiếc mặt nạ ngày thường cũng rơi xuống, lộ rõ bộ mặt vô cảm và tàn nhẫn của con người

Đó là hình ảnh những cuộn giấy vệ sinh phải xích để khỏi bị lấy trộm, ở một đất nước có tính kỷ luận, nhường nhịn và bình tĩnh nhất thế giới – Nhật Bản

Đó là chuyện một băng đảng cầm vũ khí ở Hong Kong, chặn xe cướp sạch giấy vệ sinh đang chở đến siêu thị trong cơn khan hàng giữa đại dịch


Đại dịch gửi đi một thông điệp: Trong thời đại toàn cầu hóa mọi thứ này, không còn miền đất hứa nào toàn vẹn cả. Con virus đã khiến cho vị thế "công dân không phải hạng nhất" của không ít người có xuất thân ở nước kém phát triển, lộ rõ hơn bao giờ hết. Họ bị kỳ thị và ít nhiều thấy lạc lõng ở xứ người

Trong và sau những thảm họa của cộng đồng đất nước; trong và sau những biến cố lớn của mỗi người, chúng ta mới chợt ngộ ra rằng: Trên đời này không có gì quý giá bằng mạng sống, gia đình, bằng quê hương, bằng Tổ quốc

Sự hoảng loạn trong xã hội đã chứng minh: Cuối cùng, ai cũng hiểu mạng sống là số 1. Nhưng ngày thường, chúng ta đã tàn phá sức khỏe thế nào? Bia rượu, những cuộc thức thâu đêm suốt sáng, những lần sử dụng chất kích thích…

Có mấy người trẻ nghĩ đến nghịch lý: Khi có nhiều sức khỏe nhất, thì chúng ta lại tàn phá nó khủng khiếp nhất ? Lúc đang kiếm được nhiều nhất mà không biết tích trữ, thì khi biến cố xảy ra, sẽ lấy gì chống đỡ ?

Chúng ta đã coi trọng gia đình như thế nào? Ngày thường, chúng ta đã thực sự làm những gì cho gia đình, hay chỉ mải miết đi nhậu, ăn chơi, công việc, kiếm tiền là tất cả ? Có bao nhiêu ông bố bà mẹ dành thời gian chơi với con, học với con, tâm sự với con mỗi ngày? Có bao nhiêu đứa con ấn định về thăm bố mẹ hàng tuần, hàng tháng ?

Sự ngược đời trong đại dịch cũng đã xảy ra: Nhiều gia đình bất ổn bỗng như thấy hạnh phúc trở lại vì họ được gần nhau nhiều hơn, có nhiều bữa cơm gia đình hơn và thấu hiểu nhau hơn

Còn tổ quốc ? Mỗi người đều thấy bất an trong một thời thế quá nhiều thứ đổ xuống đời. Nhưng những ai hay chỉ trích cộng đồng, đất nước có bao giờ cúi xuống nhìn lại: Chính mình đã góp được viên gạch lành lặn nào để xây dựng quê hương, để góp phần thay đổi những khiếm khuyết ?


Một tòa tháp xây mất 4-5 năm, nhưng muốn phá thì chỉ cần 5 phút đặt thuốc nổ. Đất nước làm sao giàu mạnh khi được "xây" bằng những khối thuốc nổ chỉ trích, chê bai, bực tức ?

Đại dịch Covid – 19 đã làm cho rất nhiều người nhận ra ý nghĩa thực sự của hai tiếng "Tổ quốc". Dù còn nghèo, dù còn nhiều bất cập tồn tại đang được giải quyết, nhưng đất mẹ vẫn luôn là vòng tay dài rộng, ấm áp nhất với những đứa con khắp bốn phương trời. "Chống dịch như chống giặc" và lịch sử Việt Nam đã cho thấy, mỗi khi có giặc, thì người Việt lại đồng lòng, bao dung hơn bao giờ hết

Khi Covid đến Mỹ, trường nghỉ học, thần đồng Đỗ Nhật Nam khắc khoải muốn về nhà. Mẹ của Nhật Nam không dám khuyên con di chuyển, nhưng chị lại gửi cho con một đoạn thơ của một nhà thơ trẻ

Tạ ơn cuộc sống, con còn đó

Một mảnh quê hương để trở về

Để mai trong lúc bơ vơ nhất

Điện thoại đầu kia có người nghe…

Đại dịch Covid -19 chưa qua đi, nhưng chắc chắn khiến thế giới thay đổi rất nhiều, từ cách ứng xử với tự nhiên, phương thức kinh doanh, bảo vệ sức khỏe, đến chuyển biến nội tâm và xếp lại thang giá trị trong mỗi con người

Nếu chỉ coi virus như một kẻ giết người mà không coi nó như là sứ giả gửi những lời cảnh báo sâu thẳm, để giúp con người tỉnh ngộ, thì chắc chắn "những tháng ngày tốt đẹp của nhân loại sẽ không còn nhiều nữa"

Bùi Hải
 
Khủng hoảng này khiến chúng ta phải coi y tế là lĩnh vực chiến lược, cần được chú ý giống như quốc phòng
Pháp từng coi vật tư y tế rất quan trọng với an ninh quốc gia và cần sản xuất trong nước, nhưng từ bỏ quan điểm này trước khi Covid-19 ập tới

Khi Tổng thống Emmanuel Macron tuyên chiến với Covid-19 vào tháng ba, ông cam kết nước Pháp sẽ bảo vệ y bác sĩ, những "chiến sĩ" trên tuyến đầu chống dịch, và cung cấp cho họ "vũ khí, áo giáp" để đối phó với kẻ thù vô hình

Nhưng trên thực tế, các y bác sĩ Pháp rơi vào tình cảnh gần như "tay không tấc sắt" để có thể tự bảo vệ mình. Kho dự trữ khẩu trang quốc gia gần như cạn kiệt, trong khi sự phụ thuộc quá nhiều vào các nhà máy ở nước ngoài khiến Pháp không thể tăng cường khả năng sản xuất nội địa các mặt hàng bảo hộ y tế, kit xét nghiệm, máy thở, nhiệt kế hay thuốc hạ sốt để điều trị cho bệnh nhân Covid-19

Ngay cả bây giờ, khi Pháp bắt đầu nới phong tỏa, họ không đảm bảo có đủ nguồn cung trong những tuần tới để đối phó nếu làn sóng lây nhiễm thứ hai ập đến

0603234013148-web-tete-1544-1589781604.jpg

Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân Covid-19 ở Vannes, Pháp ngày 6/5

Pháp từ lâu đã xác định khẩu trang là mặt hàng không thể thiếu nếu đại dịch xảy ra,nhưng chính phủ gần như đã ngừng dự trữ chúng trong suốt thập kỷ qua, chủ yếu vì lý do ngân sách. Họ cũng không chú trọng sản xuất trong nước và phần lớn ngành công nghiệp dược phẩm của nước này đặt dây chuyền ở nước ngoài

Pháp quyết định không cần duy trì các kho dự trữ lớn trong nước, vì các nhà máy có thể sản xuất rất nhanh, đặc biệt là ở Trung Quốc, Bộ trưởng Y tế Olivier Véran nói tại quốc hội hồi tháng ba

Tuy nhiên, quy mô và tốc độ lây lan của nCoV đã cho thấy đây chỉ là ảo tưởng. Khi đang hồi phục sau dịch, Trung Quốc, nhà sản xuất khẩu trang hàng đầu thế giới, "ngập đầu" trong những đơn đặt hàng. Ấn Độ, nước xuất khẩu thuốc hàng đầu, cấm xuất khẩu vì sợ thiếu hụt trong nước

Khi chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn, cả chính phủ trung ương và địa phương Pháp nháo nhào tìm mua vật tư trực tiếp từ Trung Quốc và các nơi khác. Chính phủ còn điều máy bay đến Trung Quốc để chở hàng, cho thấy tình thế tuyệt vọng và sự phụ thuộc vào hàng hóa sản xuất ở nước ngoài

Pháp ghi nhận gần 180.000 ca nhiễm, trong đó hơn 28.000 người chết, là một trong những nước có tỷ lệ tử vong cao nhất thế giới, cao hơn 60% so với Mỹ. Đối với nhiều chuyên gia, tình cảnh của Pháp là hệ quả của việc chuyển cơ sở sản xuất ra nước ngoài - quá trình vốn đã làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng và thúc đẩy các cuộc biểu tình bạo lực, như phong trào Áo vàng

Đầu những năm 2000, Đức chỉ có lợi thế hơn một chút so với Pháp trong sản xuất và xuất khẩu kit xét nghiệm PCR, được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay để phát hiện nCoV, và thiết bị trợ thở. Nhưng đến năm 2018, Đức có thặng dư thương mại 1,4 tỷ USD với kit xét nghiệm PCR, trong khi Pháp thâm hụt 89 triệu USD

Trong khi Đức có thể nhanh chóng huy động ngành công nghiệp của mình để chống lại đại dịch, Pháp bị tê liệt. Họ không thể thực hiện xét nghiệm quy mô lớn vì thiếu que lấy mẫu bệnh phẩm và hóa chất, những thứ có giá trị thấp nhưng rất quan trọng vốn được gia công tại châu Á

"Pháp đã phi công nghiệp hóa quá nhiều kể từ những năm 2000. Giờ họ phải trả giá", Philippe Aghion, nhà kinh tế giảng dạy tại Đại học Harvard, nói

Trong một nghiên cứu chưa được công bố, Aghion và các nhà kinh tế tại Đại học Tự do Brussels nhận thấy các quốc gia có khả năng tự sản xuất kit nghiệm và các dụng cụ liên quan như Đức và Áo ghi nhận ít ca tử vong hơn

Ở Pháp, ngay cả hàng hóa cơ bản cũng thiếu hụt. Các hiệu thuốc hết nhiệt kế. Nguồn cung paracetamol, loại thuốc giảm đau phổ biến, thấp đến mức chính quyền phải hạn chế bán

Nhà máy cuối cùng sản xuất paracetamol ở châu Âu là ở Pháp, gần thành phố Lyon, nhưng nó đã đóng cửa vào năm 2008, theo Viện Dược phẩm Quốc gia Pháp. Viện từ lâu đã cảnh báo về sự phụ thuộc ngày càng tăng vào các nhà sản xuất thuốc của nước ngoài, nhấn mạnh rằng 60-80% hoạt chất dược phẩm ở châu Âu là hàng nhập khẩu, so với 20% ba thập kỷ trước

"Chính phủ không làm gì để ngăn chặn xu hướng này", chuyên gia Marie-Christine Belleville từ Viện Dược phẩm Quốc gia Pháp, nói

Thực tế, cảnh báo đã được đưa ra suốt nhiều năm qua. Sau dịch SARS ở châu Á năm 2003, các quan chức Pháp đã phân tích nguy cơ và quyết định xây dựng kho dự trữ quốc gia khẩu trang và các vật tư khác được sản xuất nội địa, tiếp nối truyền thống của ngành công nghiệp quốc phòng hùng mạnh từ thời Thế chiến II, vốn giúp Pháp xuất khẩu tiêm kích Rafale, tàu ngầm, tàu quét mìn và khu trục hạm ra khắp thế giới

Năm 2006, chính phủ Pháp đưa ra kế hoạch đề phòng đại dịch, đề xuất một loạt biện pháp, bao gồm lập ra các kho dự trữ khẩu trang. Một năm trước đó, Bộ Y tế Pháp ký hợp đồng 5 năm để mua 180 triệu khẩu trang mà Bacou-Dalloz, khi đó là nhà sản xuất khẩu trang lớn nhất ở Pháp, sản xuất tại nhà máy ở Plaintel, cách Paris khoảng 450 km

merlin-172172115-37958ca2-d3c8-1273-9513-1589781605.jpg

Nhân viên tại nhà máy sản xuất khẩu trang ở Plaintel năm 2005
NYTimes thu được một bản sao hợp đồng, cho thấy tư duy chiến lược của chính phủ Pháp vào thời điểm đó: Đảm bảo có một nhà cung cấp trong nước sẽ giúp Pháp tránh phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nhập khẩu có nguy cơ bị gián đoạn trong đại dịch

Theo hợp đồng, chính phủ Pháp sẽ thay mới số khẩu trang hết hạn trong kho dự trữ. Nếu đại dịch xảy ra, chính phủ có thể trưng dụng dây chuyền sản xuất của nhà máy. Chính phủ là "khách hàng độc quyền bao tiêu toàn bộ sản phẩm của nhà máy ở Plaintel", cựu giám đốc nhà máy Jean-Jacques Fuan nói

Năm 2008, chính phủ Pháp công bố sách trắng, lần đầu tiên coi các đại dịch là mối đe dọa quốc gia tiềm tàng, xếp thứ tư sau khủng bố, chiến tranh mạng và tấn công tên lửa đạn đạo. "Trong 15 năm tới, đại dịch có thể xảy ra", sách trắng cảnh báo. "Nó có thể rất dễ lây lan, gây chết người và có thể xuất hiện thành từng đợt trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng"

Nhưng ngay sau đó, nhiều chính trị gia chỉ trích chính sách dự trữ khẩu trang và thuốc là lãng phí. Khoảng 383 triệu USD được chi trong năm 2009 để mua 44 triệu mũi tiêm phòng cúm H1N1 đã gây ra bê bối chính trị khi chưa đến 9% người Pháp được tiêm phòng

Năm 2013, Pháp ra chỉ thị mới, nhấn mạnh tiết kiệm và giảm tầm quan trọng của kho dự trữ. Khẩu trang phẫu thuật được dự trữ, trong khi FFP2, loại có khả năng bảo vệ tốt hơn nhưng có giá đắt gấp 10 lần, thì không

Chính quyền cũng chuyển giao trách nhiệm cùng chi phí mua và dự trữ khẩu trang cho các đơn vị công và tư nhân. Điều này góp phần dẫn đến tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng mà Pháp gánh chịu trong những tháng gần đây, do các quan chức chính phủ ít tham gia vào vấn đề này

Chính sách mới cũng làm suy yếu khả năng tự sản xuất khẩu trang của Pháp. Khi phải tự dự trữ khẩu trang, các bệnh viện đương nhiên sẽ tìm kiếm các nhà cung cấp rẻ hơn ở nước ngoài. Để tiết kiệm chi phí, chính phủ đặt những đơn đặt hàng lớn mà chỉ các nhà máy Trung Quốc mới có thể đáp ứng, cựu thượng nghị sĩ Francis Delattre cho biết

"Các nhà máy nhỏ của Pháp mất đơn đặt hàng", Delattre nói. "Thật nguy hiểm khi chỉ giao phó trách nhiệm bảo vệ sức khỏe của cả đất nước cho một hoặc hai tập đoàn Trung Quốc"

Mất đi khách hàng duy nhất của mình là chính phủ, nhà máy sản xuất khẩu trang ở Plaintel, nơi từng hoạt động 24 giờ một ngày, phải thu hẹp quy mô và cuối cùng đóng cửa năm 2018

Khi khẩu trang hết hạn sử dụng bị loại bỏ, kho dự trữ khẩu trang quốc gia của Pháp đã giảm từ 1,7 tỷ chiếc năm 2009 xuống còn 150 triệu chiếc hồi tháng ba. Và khi "kẻ thù vô hình" hoành hành khắp nước Pháp, quốc gia sản xuất những khí tài hiện đại hàng đầu thế giới lại không thể tự làm ra được đủ khẩu trang

"Khủng hoảng này khiến chúng ta phải coi y tế là lĩnh vực chiến lược, cần được chú ý giống như quốc phòng", Arnaud Danjean, nhà lập pháp châu Âu, nói. "Chúng ta không được 'vũ trang' đầy đủ để chống lại nó"

Phương Vũ
 
Nỗi lòng startup y tế

hisoftn-159426880359717662318-crop-15942688326852133915956.jpg

Phát biểu tại Lễ phát động Cuộc thi Tìm kiếm giải pháp Chuyển đổi số Việt Nam - Viet Solutions do Bộ Thông tin Truyền thông và Viettel đồng tổ chức, bà Tạ Thị Vân Anh - Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch HĐQT của iSofH chia sẻ nỗi lòng khi startup của mình đang "tự ăn thịt mình" và không thể sống được

iSofH khởi nghiệp đã 5 năm và hiện nay đang phục vụ hơn 10 bệnh viện công lớn nhất tại Hà Nội, phục vụ hơn 15.000 người bệnh mỗi ngày và khoảng 10.000 cán bộ y tế. Bà Vân Anh chia sẻ, sau 5 năm đó, công ty bà đã đầu tư hơn 100 tỷ đồng để "nuôi" hơn 100 kỹ sư. Trong ngành y tế, bên cạnh nhân lực, hạ tầng, trang thiết bị thì công nghệ thông tin lại không được xét như là một chiếc "chân bàn" thứ tư, tương xứng với mức đầu tư cho ba yếu tố kia. Yếu tố công nghệ thông tin trong y tế, theo bà Vân Anh đang không có mức định giá, không có mức đầu tư và không biết phải thu như thế nào

Bà Vân Anh chia sẻ, mặc dù phía công ty bà đã tiếp cận theo cách thức phát triển công nghệ nền tảng, muốn được thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ, là biến giải pháp trở thành một sản phẩm cho thuê, nhưng việc thu với giá như thế nào vẫn là một câu hỏi khó trả lời

Bà đặt câu hỏi: "Một nền tảng như iSofH đang phát triển, phục vụ một người bệnh từ lúc họ được tiếp đón vào bệnh viện, cho đến khi được điều hướng, phân luồng, khám, quản lý hồ sơ, ra được đơn thuốc, kết nối toàn bộ hệ thống lâm sàng. Chúng tôi muốn thu 5.000 đồng cho một lượt phục vụ, không bằng một sổ khám bệnh bằng giấy - phương pháp truyền thống, lại không có cơ chế"

"Một người bệnh đi vào bệnh viện, vé gửi xe máy đã 5.000 đồng. Tại sao một startup công nghệ đầu tư hàng trăm tỷ đồng không bằng bỏ ra vài chục tỷ thầu một mảnh đất gửi xe máy?" - bà Vân Anh trăn trở

"Tôi mong muốn chương trình quốc gia như chương trình này, ngoài việc tìm ra đơn vị có giải pháp, tối ưu được giải pháp đó thì có thể là nơi cải cách được về chính sách, về thủ tục hành chính để các mô hình mới về chuyển đổi số có thể sống được. Có thể có được mô hình đầu ra và có nguồn thu" - bà Vân Anh bày tỏ nguyện vọng

chuyen-doi-so-quoc-gia-8-15942549319011222406805.jpg

Chia sẻ về góc nhìn của mình, ông Nguyễn Huy Dũng - Cục trưởng Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin Truyền thông cho hay: "Tôi rất tâm đắc một câu nói của Bill Gates: Cuộc sống vốn không công bằng, và chúng ta phải chấp nhận điều đó. Vậy nên với vai trò của một startup, hãy coi sự không công bằng đó, hay lợi thế cạnh tranh là chuyện tất yếu, và mình phải chấp nhận vượt qua câu chuyện đó mới có thể thành công"

Về câu chuyện coi phần mềm như một dịch vụ, ông Dũng chia sẻ, có rất nhiều ví dụ trong các ngành, các lĩnh vực, hành lang pháp lý cũng đã đầy đủ, vấn đề là triển khai như thế nào. Ông Dũng nêu ví dụ trong lĩnh vực phần mềm quản trị tổng thể đã có nền tảng cung cấp dịch vụ cho các cơ quan tổ chức với giá thuê 30.000 đồng/tháng/thuê bao, hoàn toàn dưới hình thức dịch vụ không đầu tư

"Với Nghị định 73 và những thông tin mới đây mà Bộ Thông tin Truyền thông ban hành đã cho phép chúng ta làm điều đó rồi" - ông Dũng cho biết

Ông Nguyễn Mạnh Hổ - CEO Viettel Solutions tiếp nối: "Các chính sách có lẽ cùng cần ban hành đồng bộ vì đây là những việc mới. Tôi cũng giống như chị Vân Anh, Viettel cũng có triển khai hệ thống nền tảng tư vấn khám chữa bệnh từ xa trong thời gian vừa rồi. Cách làm cũng không dễ dàng, vì đây là việc phải sửa lại quy định, thậm chí là luật. Viettel cũng là đơn vị đi đầu, nhận được sự tin tưởng của bộ ngành, nên chúng tôi có nhiều cơ hội tiếp xúc với các bộ

Tôi đã trao đổi với anh Long (Quyền Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long) và một trong số những ý đề xuất là khép kín hệ sinh thái. Làm sao để người dân có thể sử dụng dịch vụ và trả tiền một cách hợp pháp với chất lượng dịch vụ như vậy. Tôi nghĩ là chuyển đổi số có việc dễ, việc khó và chúng ta cần bền bỉ, kiên trì, đi cùng nhau. Viettel nếu như gỡ được chính sách về khám chữa bệnh từ xa thì có lẽ iSofH cũng có thể báo cáo với anh Long"
 
Người đưa Rwanda thành một trung tâm vật lý quốc tế
Là giám đốc thành lập của một viện nghiên cứu mới cho nghiên cứu cơ bản ở Rwanda, nhà vật lý Omololu Akin-Ojo hy vọng sẽ ngăn chặn cuộc chảy máu chất xám của châu Phi
Khi là sinh viên đại học tại quê nhà Nigeria vào cuối những năm 1990, Akin-Ojo đã học viết mã máy tính bằng tay mà không có lấy bất kỳ cơ hội nào để đặt mã đó vào trong một máy tính. Nhận thức được những giới hạn này, cha anh, một nhà vật lý đã khuyến khích anh nộp hồ sơ xin học bổng tiến sĩ ở nước ngoài. Câu chuyện đã diễn ra như mong muốn đó cho đến một ngày, trong khi nghiên cứu về vật lý các chất đậm đặc tại trường Đại học Delaware (Mỹ), Akin-Ojo nhận thấy khoảng cách trong giảng dạy và nghiên cứu giữa Nigeria và Mỹ. Anh nhận thấy rằng mình cần ngăn chặn cuộc chảy máu chất xám của những bộ óc thông minh bậc nhất châu lục đen nhưng từ mong muốn đến hiện thực cần phải mất tới nhiều năm sau, khi đã ở Mỹ và châu Âu tới 14 năm. “Tôi luôn nhận thức được rằng mình sẽ trở lại châu Phi”, anh nói. Anh đã hướng đến vật lý lý thuyết vì biết tình trạng thiếu những thiết bị thực nghiệm ở Nigeria và không muốn làm đứt mạch nghiên cứu khi trở về nhà
Akin-Ojo_2880x1620_Lede.jpg


Vào năm 2012, Akin-Ojo trở thành trợ lý giáo sư tại trường Đại học KH&CN châu Phi ở Nigeria. Và nay anh là người thành lập Viện nghiên cứu Khoa học cơ bản Đông Phi (EAIFR) tại Kigali, Rwanda, nơi anh đang tạo dựng một danh tiếng về một trung tâm quốc tế về khoa học tiên tiến, bắt đầu với vật lý lý thuyết

Được khai trương vào năm 2018, EAIFR được đặt trong khuôn viên trường KH&CN thuộc trường Đại học Rwanda tại Kigali. Từng là một học viện quân đội, nơi này đã trở thành viện nghiên cứu chuyên sâu về KH&CN, điều hết sức có ý nghĩa với đất nước Rwanda bị tàn phá sau cuộc diệt chủng năm 1994. Paul Kagame, một cựu tướng lĩnh quân đội nắm quyền điều hành đất nước theo cách thức độc đoán, đã đặt STEM vào trung tâm phát triển của đất nước. Chính phủ đã lập kế hoạch trao 90% suất học bổng cho các chủ đề STEM vào cuối thập kỷ này, đầu tư cho EAIFR như một phần cho mục tiêu về việc trở thành một quốc gia khoa học

Nhiều hành lang và phòng họp sáng sủa của viện nghiên cứu này vẫn còn im lìm bởi viện vẫn còn đang được gây dựng, với một phần ba sinh viên được tuyển chọn và một nửa số giảng viên được mời. Nhưng EAIFR vẫn tổ chức thường xuyên những cuộc họp, hội thảo và đang trên đường trở thành trung tâm đầu não khoa học của châu lục đen, nơi thu hút các nhà khoa học từ khắp thế giới

Trong vòng ba giờ trò chuyện, các nhà vật lý từ Tanzania, Argentina, Australia và Iran tập trung trong căn phòng làm việc của Akin-Ojo, nơi chiếc bàn làm việc đầy ắp tài liệu của anh được kê sát một chiếc bản đồ châu Phi cỡ lớn như muốn nhấn mạnh cho mọi người thấy rõ giá trị của châu lục này. Trong một bộ com lê kẻ vừa vặn, Akin-Ojo nói với chúng tôi về nhiều chủ đề, từ tình hình địa chính trị của châu Phi đến hướng nghiên cứu riêng của mình, vốn tập trung vào mô phỏng các đặc tính vật lý của các cấu trúc nguyên tử phức hợp. Cuộc trò chuyện giữa chúng tôi do đó “di chuyển” từ những tính toán và sơ đồ phác thảo của Akin-Ojo về các chấm lượng tử - những tinh thể ở cấp độ nano có thể hữu dụng với pin Mặt trời và trong thiết kế ra các loại thuốc mới

EAIFR đã tuyển được nhiều nhà vật lý lý thuyết và tổ chức nhiều hội thảo chuyên môn như lý thuyết về những sai hỏng tinh thể và vật chất tối. Tại sao anh lại tổ chức những hội thảo về những chủ đề này ?

Chúng tôi đã từng lập mô hình EAIFR rất nhiều lần sau khi tham khảo mô hình Viện nghiên cứu Vật lý lý thuyết quốc tế ở Italy, viện đối tác của chúng tôi. Tôi có thể nói một điều khác từ những trải nghiệm của tôi trong quá trình làm việc tại Nigeria là vật lý lý thuyết là nghiên cứu tiên tiến nhưng lại thuộc hàng rẻ nhất, tốn ít tiền đầu tư nhất mà anh có thể làm bởi vì anh không cần đến những trang thiết bị ở bước khởi đầu. Những điều anh cần là bài báo, bút, bộ não và có thể là phần cứng máy tính. Rồi sau đó, nếu có thêm ít tiền thì anh có thể mua lấy một ít công cụ thực nghiệm và bổ sung một chuỗi máy tính nữa

Anh có thể nghiên cứu vật lý lý thuyết chỉ vì cái đẹp và sự đối xứng của nó. Nhưng mặt khác, vật lý lý thuyết cũng có thể được ứng dụng cho nhiều bài toán khác. Nhiều người trong số chúng tôi nghiên cứu khía cạnh này của vật lý nhưng khi chúng tôi có một vấn đề quan trọng về công nghệ, hoặc một vấn đề cần giải quyết của thế giới thực, chúng tôi cố nghĩ theo cách của vật lý lý thuyết để tìm hiểu nó. Trong nghiên cứu của mình, tôi thường áp dụng cả hai, lý thuyết lẫn thực nghiệm

Anh có thể nêu một ví dụ cụ thể ?

Nếu nhìn vào một bức ảnh vệ tinh thế giới trong đêm, anh có thể thấy châu Mỹ và châu Âu đều sáng nhưng phần châu Phi thì phần lớn là tối om. Tôi muốn thay đổi bức tranh này và muốn châu Phi cũng bừng sáng theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Trong một số nghiên cứu mà tôi đã thực hiện cũng có liên quan đến việc cung cấp nguồn năng lượng sạch và rẻ. Tới một nửa dân số thế giới vẫn sử dụng sinh khối như gỗ hay phân bò để nấu nướng. Khi được đốt lên, nguồn năng lượng này sẽ ảnh hưởng đến môi trường và con người sẽ thực sự hít phải không khí ô nhiễm. Nhưng khi đốt khí hydro, nó sẽ không tạo ra những sản phẩm phụ gây ô nhiễm nữa

Vậy điều này có liên quan gì đến vật lý lý thuyết ?

Để tạo ra khí hydro, anh phải phân tách nước nguyên chất thành hydro và oxy với sự tham gia của một chất xúc tác. Platinum là chất xúc tác hiệu quả nhất để làm điều này nhưng nó lại vô cùng đắt đỏ. Vì vậy anh phải ứng dụng phương pháp của vật lý lý thuyết, cụ thể của vật lý chất đậm đặc và hóa học tính toán để có thể thiết kế ra một chất xúc tác mới rẻ hơn nhưng vẫn có khả năng phân tách nước

Nước vẫn liên kết với chất xúc tác này nhưng khi phản ứng xuất hiện, những chất được tạo ra phải đủ khả năng tách rời chất xúc tác. Vì vậy anh phải nghĩ một cách cẩn thận về các nguyên tử và cấu trúc của chất xúc tác. Thiết kế chất xúc tác này là vấn đề thuần túy cơ học lượng tử: anh ngồi xuống bên máy và làm các mô phỏng

Vậy những vấn đề nghiên cứu được làm tại EAIFR về cơ bản có nhiều ứng dụng so với các viện nghiên cứu cơ bản khác ?

Tại EAIFR, chúng tôi dẫn dắt các nhà khoa học nghiên cứu về những điều khác biệt mà họ muốn làm. Họ có trọn vẹn tự do để làm những điều đó. Hiện giờ chúng tôi có một vài người muốn tập trung vào vũ trụ học, một vài người khác muốn làm về hiện tượng học của vật lý năng lượng cao, có hai người làm việc về vật lý các chất đậm đặc và một vài người khác được hướng dẫn về địa vật lý

Nhiều sinh viên châu Phi đang quan tâm đến giải quyết những vấn đề mà họ thấy hằng ngày: thiếu năng lượng, thiếu nước sạch, biến đổi khí hậu. Tôi vẫn thường nói với họ là ‘anh có thể giải quyết điều mình muốn theo cách sử dụng một vài công cụ của vật lý lý thuyết’

Các sinh viên của anh ngoài việc quan tâm đến các vấn đề khoa học trừu tượng cũng chia sẻ những mối quan tâm chung về con người ?

Dĩ nhiên, và rất háo hức tìm các giải pháp. Nhưng việc tìm hiểu những câu hỏi đó – trong vật lý năng lượng cao hay lý thuyết dây – thực sự quan trọng với sự phát triển văn hóa làm khoa học. Chúng ta có thể hỏi ‘tại sao bầu trời lại màu xanh’ và có thể nói ‘ồ, bởi vì nó đã xanh như vậy hàng triệu năm nay rồi’. Thật tốt khi nghĩ về những điều như thế một cách nghiêm túc. Những kỹ năng anh học được từ việc suy nghĩ như vậy có thể được áp dụng để trả lời những câu hỏi thậm chí không có kết nối trực tiếp với khoa học – khi anh bắt đầu một công việc kinh doanh hoặc ghi nhận những gì là tin giả

Anh và viện nghiên cứu của mình đã phát triển văn hóa tư duy này như thế nào ?

Anh biết đấy, có thời điểm ở Nigeria, tôi tìm kiếm một người ở Hạ - Sahara châu Phi có thể dạy lý thuyết trường lượng tử. Tôi chỉ tìm thấy duy nhất một người nhưng ông ấy không thể đến đây. Hãy hình dung, trong toàn bộ khu vực Hạ - Sahara, anh chỉ có thể phụ thuộc vào duy nhất một người có thể dạy được lý thuyết trường lượng tử

Do đó, tôi thấy mình cần phải trở lại để hỗ trợ sự phát triển của nghiên cứu dạng này, để góp phần nâng cao năng lượng nghiên cứu tại châu Phi. Và với EAIFR, chính xác là tôi đang cố gắng làm được điều đó. Với sinh viên của mình, trong năm đầu tiên, chúng tôi đưa họ lên tới một trình độ rất cao, dạy họ những thứ tương tự vẫn được dạy ở Mỹ. Tôi thích cách mình có thể tác động lên thế hệ các nhà khoa học tiếp theo, truyền thụ cho họ cách suy nghĩ vấn đề một cách sâu sắc

Tại EAIFR, sinh viên sau khi tốt nghiệp của chúng tôi cùng các giảng viên đến từ khắp châu Phi có thể tương tác với những nhà nghiên cứu quốc tế. Tại các hội thảo, chúng tôi quy tụ những người từ Uganda, Kenya, Tanzania, Morocco, Sudan, Cameroon, Benin, Ghana, Congo, Burundi, Ethiopia... Và sau đó là những người từ Mỹ, Bỉ, Pháp, Anh… Trong nhóm vật lý năng lượng cao của chúng tôi, kế hoạch này được kết nối với Kính viễn vọng Square Kilometer Array tại Nam Phi và Úc

Tại sao Rwanda lại phù hợp với một trung tâm nghiên cứu như thế này ?

Tôi phải đề xuất với chính phủ Rwanda rằng trung tâm này sẽ là cơ hội tốt để quảng bá đất nước, nhiều người muốn đến Rwanda, ngay cả khi trước đây họ chưa từng tới châu Phi. Thật dễ dàng để người ta tới và làm việc với chúng tôi bởi vào năm 2018, Rwanda đã đề xuất một thị thực cho mọi công dân của mọi quốc gia. Và như vậy anh chỉ xách túi và lên đường

Một điều khác là Rwanda thực sự rất an toàn. Khi tôi ở Nigeria vào năm 2014 và muốn tổ chức một hội thảo. Tất cả đều đã được xếp đặt nhưng sau đó có bom. Hai tuần sau lại một vụ ném bom khác, vì vậy chúng tôi phải chuyển hội thảo tới Nam Phi

Vậy các nhà khoa học châu Phi có dễ dàng tới dự các hội nghị ở Mý và châu Âu không ?

Điều này là may rủi bởi họ phải chứng minh là họ không đến để ở lại đó. Tôi biết nhiều người bị từ chối thị thực. Một trong những điều tôi hi vọng làm được ở viện này là cung cấp một chỗ tốt cho mọi người tổ chức hội thảo. Vì vậy nếu không được cấp visa tới Mỹ hay châu Âu thì đừng lo, chúng tôi sẽ mời các nhà khoa học tới đây, mọi người đều có thể tới đây

Thông thường có thể hợp tác với nhau qua internet nhưng anh cần gặp gỡ, trao đổi mặt đối mặt với một người cụ thể và sau đó thiết lập mối quan hệ mang tính cá nhân. Nếu chỉ ngẫu nhiên viết thư cho một nhà khoa học nào đó ở Mỹ và nói thực sự thích làm việc cùng người đó thì có thể chỉ có 10% người nhận sẽ phản hồi

Những thách thức riêng có của việc làm nghiên cứu cơ bản ở vùng Hạ-Sahara ?

Thật không dễ dàng truy cập các tạp chí, đó thực sự là một gánh nặng chi phí lớn. Có thể chúng tôi sẽ làm được nhiều hơn nếu chúng tôi có đường truyền internet tốc độ cao hơn, máy tính có khả năng xử lý thông tin tốt hơn. Tuy nhiên tôi cho rằng, những nhà khoa học châu Phi cần nghĩ đến việc làm nghiên cứu theo cách có thể vẫn làm được ngay cả với những chiếc máy tính hiện có

Vào năm 1929, Paul Dirac từng viết, chúng ta đã biết với tất cả các phương trình cơ bản của ngành Hóa học, và phần lớn các phương trình cơ bản của Vật lý, vấn đề duy nhất là các phương trình đó quá phức tạp để có thể giải thích một cách rõ ràng. Vì vậy chúng ta phải nghĩ đến những cách gần đúng để giải chúng, để có được những hiểu biết mà chúng ta cần trích rút từ chúng mà không cần tính toán quá nhiều. Đó cũng là điều tôi đang cố gắng làm theo

Trong thời đại của Dirac, họ có thể nghiên cứu các hệ gồm ba hoặc bốn nguyên tử. Hiện tại mọi người muốn có khả năng làm các phép tính toán cho DNA, và cho các hệ có thể có hàng triệu nguyên tử. Anh không thể sử dụng các phương pháp đòi hỏi độ chính xác cao nhất bởi thời gian thực hiện những phép tính đó có thể còn dài hơn đời anh. Vì vậy anh phải tìm kiếm những cách đơn giản hơn, thông minh hơn để giải các bài toán nhanh hơn. Tất cả các nhà vật lý đều phải đối mặt với cùng bài toán tăng quy mô nhưng với những người ở châu Phi như chúng tôi, vấn đề còn thách thức hơn nhiều. Khi máy tính ít hơn thì các phương pháp đã được đơn giản hóa này có tầm quan trọng gấp đôi

Là một giáo sư rất cần sinh viên, anh có thấy khó khăn trong việc giữ những sinh viên xuất sắc nhất tại đây cùng mình ?

Tôi đã phải vật lộn với điều đó. Tôi muốn những sinh viên xuất sắc nhất ở đây làm việc cùng mình nhưng tôi cũng muốn họ có một cuộc sống tốt hơn và làm nghiên cứu tốt hơn với người khác. Vậy tôi phải làm gì đây? Tôi không thể nói ‘đừng đi’. Tôi vẫn sẽ viết thư giới thiệu vì tôi muốn họ nhận được điều tốt nhất. Bây giờ tôi chỉ hi vọng là một vài người sẽ trở về, cũng như tôi

Theo anh cần làm gì để EAIFR có thêm nhà khoa học trở về hoặc thêm nhiều sinh viên ở lại châu Phi ?

Nạn chảy máu chất xám vẫn tồn tại ở châu Phi. Bước đầu tiên - những gì chúng tôi đang làm, là có một mô hình tuần hoàn chất xám. Chúng tôi muốn những người xuất sắc trở về từ các quốc gia phát triển và truyền thụ kiến thức cho những người ở đây. Trong vòng 10 năm, tôi nghĩ chúng tôi sẽ thành công như ICTP ở Italy. Theo thời gian, chất lượng công việc nghiên cứu mà chúng tôi thực hiện sẽ ở mức ngang bằng với bất cứ nơi nào trên thế giới

Anh Vũ
 
Last edited:
Amazon dự kiến đầu tư 100 triệu USD vào chuỗi hiệu thuốc lớn nhất Ấn Độ

a11_11122732.jpg
Tháng trước, Amazon đã mở một hiệu thuốc trực tuyến​

Amazon đang thực hiện các động thái để chiếm thị phần đáng kể trong lĩnh vực kinh doanh hiệu thuốc trực tuyến của Ấn Độ

Theo The Economic Times, công ty do ông Jeff Bezos lãnh đạo dự kiến đầu tư 100 triệu USD vào Apollo Pharmacy, một đơn vị độc lập của Apollo Hospitals Enterprise Limited. Tập đoàn thương mại điện tử có trụ sở tại Mỹ sẽ có quyền truy cập vào hoạt động kinh doanh hiệu thuốc bình dân của Apollo, với hơn 3.700 cửa hàng


amazonapollo_1112889.jpg

Amazon sẽ cung cấp các loại thuốc thường được kê đơn, bao gồm kem, thuốc viên, cũng như các loại thuốc cần giữ lạnh như insulin

Điều này xảy ra khi Amazon có kế hoạch mua lại Reliance Retail và Tập đoàn Tata của Reliance Industries để nắm bắt thị trường thuốc đang tăng vọt của Ấn Độ. Khoản đầu tư tiềm năng được đưa ra sau khi Reliance Industries mua phần lớn cổ phần của công ty khởi nghiệp hiệu thuốc trực tuyến Netmeds với giá 84,3 triệu USD vào tháng 7

apollo-pharmacy_11135400.jpg

Không gian hiệu thuốc điện tử ở Ấn Độ có thể phát triển lên tới 3,5 tỉ USD vào năm 2022

Vào giữa tháng 8, Reliance do tỉ phú Mukesh Ambani dẫn đầu đã mua 60% cổ phần của công ty khởi nghiệp phân phối thuốc trực tuyến của Ấn Độ Netmeds với giá 83 triệu USD

Thỏa thuận Reliance diễn ra ngay sau tin tức về việc ra mắt Bengaluru của Amazon Pharmacy, với tư cách là các thực thể dẫn đầu bởi 2 trong số những người giàu nhất thế giới trong cuộc chiến giành thị phần

Mặt khác, Tata Group được cho là đang đàm phán để mua lại phần lớn cổ phần của công ty dược trực tuyến. Amazon cũng tung ra các dịch vụ trực tuyến để cung cấp thuốc theo toa ở Mỹ trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng tăng với các công ty như Walgreens, CVS và Walmart

Tháng trước, Amazon đã mở một hiệu thuốc trực tuyến, cho phép người mua hàng trên Amazon có cơ hội mua thuốc và đặt mua thuốc trên điện thoại. Theo đó, người mua hàng sẽ được giao đến tận nhà sau vài ngày, giống như một cuốn sách hoặc giấy vệ sinh

Vào tháng 11, Amazon Pharmacy đã bắt đầu hoạt động trên 45 tiểu bang ở Mỹ, cung cấp thông tin bảo hiểm và các tùy chọn quản lý đơn thuốc trực tuyến bên cạnh việc giao thuốc. Sự đột phá của Amazon vào lĩnh vực dược phẩm đã được nhiều người dự đoán sau khi mua lại PillPack vào năm 2018

Amazon đã để mắt đến ngành chăm sóc sức khỏe trong một thời gian. Năm 2018, họ đã chi 750 triệu USD để mua hiệu thuốc trực tuyến PillPack. Công ty PillPack sẽ sắp xếp thuốc thành từng gói theo thời gian và ngày khách hàng cần dùng. Theo đó, PillPack sẽ tiếp tục tập trung vào việc vận chuyển thuốc cho những người mắc bệnh mãn tính

Amazon sẽ cung cấp các loại thuốc thường được kê đơn, bao gồm kem, thuốc viên, cũng như các loại thuốc cần giữ lạnh như insulin. Người mua hàng phải thiết lập hồ sơ trên trang web của Amazon và nhờ bác sĩ gửi đơn thuốc cho tập đoàn thương mại điện tử có trụ sở tại Seattle

Theo Amazon, hầu hết các hãng bảo hiểm đều được chấp nhận. Nhưng các thành viên Prime không có bảo hiểm cũng có thể mua thuốc gốc hoặc thuốc biệt dược từ Amazon để được giảm giá

Động thái này thúc đẩy Amazon tham gia vào một lĩnh vực kinh doanh mới, có khả năng làm rung chuyển ngành dược phẩm như những gì họ đã làm với mọi thứ, từ người bán sách đến cửa hàng đồ chơi và cửa hàng tạp hóa. Các chuỗi lớn như CVS và Walgreens dựa vào các hiệu thuốc để mang lại cho họ một lượng người mua sắm ổn định, những người thường xuyên ghé qua để mua thuốc

Các chuỗi lớn dựa vào các hiệu thuốc của họ để có một lượng người mua sắm ổn định, những người cũng có thể mua đồ ăn nhẹ hoặc dầu gội đầu hoặc hàng tạp hóa trên đường đi. Tất cả đều nâng cấp các dịch vụ trực tuyến và quảng cáo về khả năng cung cấp đơn thuốc và các loại hàng hóa khác vì đại dịch COVID-19 đã đẩy nhiều người tiêu dùng ở nhà hơn

Tuy nhiên, Amazon.com đã thúc đẩy người tiêu dùng tham gia vào việc mua sắm ở các cửa hàng trực tuyến của họ, với hàng triệu người mua sắm trung thành đã mua sách, TV và bất kỳ thứ gì khác

Tác động tiềm tàng của việc Amazon tham gia vào lĩnh vực dược phẩm đã lan tỏa ngay lập tức. Cổ phiếu của CVS Health Corp., Walgreens và Rite Aid đều giảm ngay sau tin tức này
 
Lò PVF chuyển nhượng 20 tài năng sáng giá
Toàn bộ kinh phí chuyển nhượng hoặc cho mượn sẽ được PVF chuyển lại cho gia đình học viên
20 học viên ưu tú nhất của lứa cầu thủ sinh năm 2001, 2002 của Trung tâm bóng đá PVF đã tốt nghiệp và tìm được bến đỗ ở các CLB V.League, Hạng Nhất

Trung tâm bóng đá PVF tổ chức lễ tốt nghiệp cho 20 học viên lứa 2001, 2002. Đây là lứa cầu thủ được đào tạo chính quy dưới sự dẫn dắt của Giám đốc kỹ thuật Eric Abrams cùng sự phối hợp của nhiều nhà quản lý, chuyên gia thể thao, HLV đến từ các quốc gia lớn của bóng đá thế giới và Việt Nam như HLV Philippe Troussier, trợ lý Nguyễn Mạnh Cường, HLV Đinh Thế Nam…


Trung tâm bóng đá PVF tổ chức lễ tốt nghiệp cho 20 học viên lứa 2001, 2002
Với chương trình đào tạo, phát triển cầu thủ toàn diện về kỹ thuật, chiến thuật, tâm lý, thể chất và văn hóa, kỹ năng, PVF đã đào tạo, rèn giũa các tài năng bóng đá trở thành những cầu thủ thi đấu bóng đá chuyên nghiệp trong nước và hướng tới phát triển sự nghiệp thi đấu quốc tế. Tất cả các học viên đều có nhiều năm kinh nghiệm thực tế khi được tham gia hầu hết các mùa giải vô địch bóng đá Quốc gia các lứa tuổi

Nhóm cầu thủ trẻ vừa tốt nghiệp ngay lập tức tìm được bến đỗ ở các CLB chuyên nghiệp, trong đó có 2 đội V.League là SHB Đà Nẵng và Sài Gòn FC. Ba đội Hạng Nhất là Phố Hiến, Phù Đổng và Bà Rịa - Vũng Tàu cũng nhận những học viên PVF về đội hình thi đấu mùa giải 2021

Điểm đặc biệt nhất, toàn bộ kinh phí chuyển nhượng/cho mượn sẽ được PVF chuyển lại cho gia đình học viên. Đây là một điểm đặc thù rất nhân văn trong công tác đầu tư, đào tạo bóng đá trẻ của PVF bởi chi phí đào tạo mỗi học viên trong gần 10 năm từ khi được tuyển đến khi tốt nghiệp lên tới hàng chục tỷ đồng.

Chính sách chuyển toàn bộ kinh phí chuyển nhượng/cho mượn cho gia đình học viên cũng là sự nghi nhận, động viên cho những nỗ lực của học viên trong suốt quá trình học tập, tập luyện tại PVF


Cơ sở vật chất hiện đại của Trung tâm bóng đá PVF

Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Khắc Hiệp, Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ Đầu tư và Phát triền Tài năng Bóng đá Việt Nam khẳng định

“Với chiến lược đầu tư toàn diện và tinh thần tận hiến cho cộng đồng từ Tập đoàn Vingroup, PVF vẫn đang theo đuổi sứ mệnh đào tạo ra các thế hệ cầu thủ tài năng và tâm huyết cho bóng đá Việt Nam, tiến tới nâng tầm bóng đá nước nhà tiệm cận đẳng cấp thế giới trong tương lai gần”

PVF là một trong những Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ giàu thành tích nhất Việt Nam trong 12 năm kể từ khi thành lập. Các lứa học viên của trung tâm này đã giành 18 chức vô địch và 9 lần giành á quân các giải trẻ trong nước, 9 lần vô địch và 2 lần về nhì tại các giải trẻ quốc tế


Ông Lê Khắc Hiệp, Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ Đầu tư và Phát triền Tài năng Bóng đá Việt Nam

Riêng năm 2020 được xem là một năm thành công rực rỡ của PVF khi cả hai đội U15 và U17 đều giành được chức vô địch quốc gia. Cầu thủ PVF được đánh giá có tiềm năng phát triển cao, có khả năng thi đấu, cạnh tranh tại môi trường bóng đá chuyên nghiệp

Trong đó, nhiều học viên của PVF đã tham gia các đội tuyển quốc gia dự các giải đấu lớn như VCK World Cup U20 năm 2017, á quân U23 Châu Á năm 2018, vô địch AFF Cup 2018, vào tứ kết Asian Cup 2019 và giành HCV SEA Games 30. Từ năm 2016 đến 2019, có 42 cầu thủ PVF các lứa tuổi được chuyển đến cho các CLB V.League, Hạng Nhất

Hiện tại PVF đang đóng vai trò điều phối việc hợp tác cùng VFF để nỗ lực hiện thực hóa ước mơ Olympics 2024 và FIFA World Cup 2026 của bóng đá Việt Nam

DANH SÁCH CẦU THỦ PVF VỀ CÁC CLB TẠI V.LEAGUE VÀ HẠNG NHẤT QUỐC GIA 2021


CLB bóng đá Sài Gòn: Võ Nguyên Hoàng (2002), Nguyễn Duy Triết, Tẩy Văn Toàn, Lý Trung Hiếu (2001)

CLB SHB Đà Nẵng: Huỳnh Công Đến, Lê Văn Đô, Huỳnh Minh Đoàn, Nguyễn Tiến Đỉnh (2001)

CLB Bà Rịa Vũng Tàu: Trần Hoàng Phúc, Đỗ Tấn Thành (2001)

CLB Phố Hiến: Hứa Quốc Thắng, Nguyễn Hoàng Huy (2001); Trịnh Quang Trường, Trịnh Văn Chung, Trần Lâm Hào, Nguyễn Thế Hùng (2002)

CLB Phù Đổng: Võ Quốc Dân, Nguyễn Tiến Ba (2002); Trần Tấn Lộc, Mạch Ngọc Tiến (2001)
 
Ngành chăm sóc sức khỏe đang trở thành một mặt hàng tiêu dùng

thiet-ke-khong-ten_14169604.png

Các khoản đầu tư vào các công ty khởi nghiệp mảng sức khỏe kỹ thuật số đã tăng gần gấp đôi vào năm 2021, lên 57 tỉ USD

Công nghệ và chăm sóc sức khỏe luôn có một mối quan hệ "đầy trắc trở", các doanh nhân và nhà đầu tư hội họp tại hội chợ chăm sóc sức khỏe JPMorgan Chase hàng năm, cùng trao đổi về các chủ đề xoay quanh AI, chẩn đoán kỹ thuật số, dịch vụ khám từ xa và về một làn sóng mới đang tràn vào ngành công nghiệp rộng lớn này

Hệ thống y tế lỗi thời, tốn kém, rối ren đang dần bị chao đảo bởi một loạt các công ty xem bệnh nhân là khách hàng. Những công ty này hướng đến việc thăm khám “trực tiếp” cho bệnh nhân bằng hình thức Online và cho họ nhiều lựa chọn về dịch vụ chăm sóc hơn. Một phần nhờ vào tiến bộ khoa học trong các lĩnh vực như giải trình tự gen và trí tuệ nhân tạo (AI), bệnh nhân giờ đã có thể tiếp cận các hiệu thuốc điện tử tiện ích, nền tảng khám bệnh trực tiếp, thiết bị đeo giám sát sức khỏe cũng như các xét nghiệm tại nhà giúp tự chẩn đoán...

Ngành chăm sóc sức khỏe

capture_14153118.png

Chăm sóc sức khỏe tiêu tốn 18% GDP ở Mỹ. Ở các nước giàu khác, tỷ lệ này thấp hơn, khoảng 10%, nhưng tăng lên khi dân số già đi. Đại dịch đã khiến các dịch vụ trực tuyến, bao gồm cả dịch vụ chăm sóc kỹ thuật số trở nên thân thuộc hơn. Điều này giúp các nhà đầu tư mạo hiểm phát hiện ra một lĩnh vực đã đủ chín muồi để “chen chân” vào

capture_141533768.png

CB Insights, một nhà cung cấp dữ liệu, ước tính rằng các khoản đầu tư vào các công ty khởi nghiệp mảng sức khỏe kỹ thuật số đã tăng gần gấp đôi vào năm 2021, lên 57 tỉ USD

Hiện có 90 công ty khởi nghiệp chăm sóc sức khỏe chưa niêm yết trị giá 1 tỉ USD, gấp 4 lần so với con số 5 năm trước

Những “kỳ lân” như vậy đang cạnh tranh với các công ty chăm sóc sức khỏe đương nhiệm và những gã khổng lồ công nghệ. Với quá trình này, họ đang biến bệnh nhân thành người tiêu dùng

Cuộc chạy đua

Theo CB Insights, Alphabet, Amazon, Apple, Meta (công ty mẹ mới của Facebook) và Microsoft đã đổ chung 3,6 tỉ USD vào các giao dịch liên quan đến sức khỏe vào năm ngoái. Họ đặc biệt hoạt động trong hai lĩnh vực: thiết bị và dữ liệu

capture_14153582.png

Deloitte, một công ty tư vấn, tính toán rằng 320 triệu thiết bị đeo y tế dành cho người tiêu dùng sẽ xuất xưởng trên toàn cầu vào năm 2022 (biểu đồ 3). Vào năm 2020, Amazon đã công bố vòng đeo tay theo dõi sức khỏe - Halo Band - trị giá 100 USD/cái. Năm ngoái, Google đã mua lại Fitbit, công ty sản xuất thiết bị theo dõi thể chất, với giá 2.1 tỉ USD. Đồng hồ Apple mới nhất cũng đã cung cấp chức năng điện tâm đồ (ECG) và Apple thậm chí còn có kế hoạch trang bị cảm biến oxy trong máu và nhiệt kế để giúp phụ nữ theo dõi chu kỳ kinh nguyệt. Samsung, đối thủ tại Hàn Quốc của Apple, lắp đặt máy đo điện tâm đồ và máy đo huyết áp cho đồng hồ thông minh của họ

Các gã khổng lồ công nghệ cũng đang đưa các dịch vụ liên quan đến sức khỏe vào các dịch vụ thu thập dữ liệu trên đám mây của họ. Microsoft đã trả 20 tỉ USD cho Nuance, một công ty AI. Oracle, một công ty kinh doanh phần mềm dựa trên đám mây, đang hoàn tất thương vụ mua lại Cerner, một tập đoàn công nghệ thông tin y tế với giá 28 tỉ USD

Sau đó là những công ty mới nổi, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ ở các mức độ phức tạp khác nhau. Một số là hiệu thuốc trực tuyến như Truepill, một công ty Mỹ sáu năm tuổi trị giá 1,6 tỉ USD, hiện đáp ứng 20.000 đơn thuốc mỗi ngày và điều hành dịch vụ hậu cần cho một loạt các thương hiệu chăm sóc sức khỏe người tiêu dùng. Hay PharmEasy, một hiệu thuốc trực tuyến của Ấn Độ, đã huy động được 500 triệu USD vốn vào năm ngoái

Các công ty y tế từ xa, cung cấp nhiều loại dịch vụ y tế, đã phát triển mạnh khi các phòng khám thông thường không thể mở cửa vì Covid. WeDoctor của Trung Quốc, một công ty tư nhân điều hành “bệnh viện internet”, được định giá gần 7 tỉ USD. Teladoc, một công ty niêm yết của Mỹ với giá trị thị trường 13 tỉ USD, đã báo cáo doanh thu 520 triệu USD trong quý III năm 2021, tăng 80% so với cùng kỳ năm ngoái

Một lĩnh vực khác, phức tạp hơn nhưng cũng đang phát triển nhanh chóng là chẩn đoán tại nhà

Tuy nhiên thì...

Giám đốc FDA mới được bổ nhiệm là cựu cố vấn của Google Health. Ngành công nghiệp hy vọng rằng ông sẽ nhanh chóng áp dụng các tiêu chuẩn vốn đã bị trì hoãn từ lâu cho phần mềm sức khỏe kỹ thuật số. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia cũng đang áp dụng các quy tắc bảo vệ dữ liệu rõ ràng hơn cho các doanh nhân, nhà đầu tư và người tiêu dùng

fset_14167328.png

Việc các công ty mạo hiểm muốn giúp mọi người phục hồi nhanh hơn thay vì phòng tránh bị ốm ngay từ đầu là một tiên lượng không mấy gì tích cực cho cho liên hợp bệnh viện và khu công nghiệp, nơi thu lợi từ những bệnh nhân có bệnh nặng
 
Một doanh nhân tuổi đôi mươi, cần xây dựng những mối quan hệ nào

Tôi thấy nhiều người đạt được thành tựu và có cuộc sống như ý cũng đến từ những mối quan hệ tốt đẹp mà họ xây dựng được

Một công ty của tôi vừa gọi vốn thành công từ một tập đoàn lớn. Kết quả này đến từ mối quan hệ quen biết hơn 20 năm của tôi với vị chủ tịch tập đoàn

Nghiên cứu kéo dài 75 năm của Đại học Harvard cũng đã chứng minh: Các mối quan hệ tốt giúp chúng ta hạnh phúc và khỏe mạnh hơn

Vậy đâu là những mối quan hệ mà các bạn trẻ cần xây dựng? Theo tôi, bạn cần xác định rõ mục tiêu cuộc đời và con người mà bạn muốn trở thành

Bạn muốn trở thành ai trong thời gian trước mắt (giai đoạn ngắn hạn từ 2 - 3 năm) và lâu dài? Đặt mình vào vị trí đó, xem xét và đánh giá để trở thành con người như vậy, mình cần những mối quan hệ như thế nào. Từ đó, bạn chủ động tham gia vào các môi trường thích hợp để xây dựng quan hệ cần thiết

Những mối quan hệ sống còn cho doanh nhân, và bạn cũng cần

Có một doanh nhân trẻ hỏi tôi, đâu là những mối quan hệ mà bạn ấy cần xây dựng. Theo tôi, để giúp cho công việc kinh doanh hiệu quả, doanh nhân trẻ cần có những mối quan hệ sau

1. Mối quan hệ với vài chuyên gia giỏi trong lĩnh vực của bạn, những người mà tôi vẫn hay gọi là sư phụ. Họ là người có thể giúp ta định hướng con đường phía trước và chỉ ra những điều mà chúng ta chưa hoàn thiện

2. Cộng đồng doanh nhân kinh doanh cùng ngành nghề với tinh thần hợp tác, chân thành và cùng phát triển. Bởi, trong nền kinh tế hiện nay, nếu hợp tác với những đơn vị lẽ ra là đối thủ cạnh tranh sẽ giúp bạn hạn chế mất mát, tổn thất. Chú ý điều quan trọng trong mối quan hệ này là "đôi bên cùng có lợi"


3. Cơ quan nhà nước có liên quan trong lĩnh vực hoạt động của mình, đặc biệt là chính quyền địa phương, thuế, đầu tư, công an...

4. Cộng đồng doanh nhân: Đây là nơi có thể tìm kiếm sự tư vấn cũng như giới thiệu khách hàng cho bạn. Đồng thời, bạn cũng sẽ có cơ hội học hỏi và có thêm những người bạn thân thiết, giúp cân bằng cuộc sống

5. Nhà đầu tư và tổ chức tín dụng, vì trong quan hệ kinh doanh, không thể thiếu yếu tố gọi vốn đầu tư hoặc vay vốn ngân hàng

6. Đội ngũ nhân viên, đây là đội ngũ mà bạn cùng chia sẻ giá trị, hợp tác tốt để phát triển công ty

7. Mối quan hệ gia đình

8. Vài người bạn thân, có thể là bạn học phổ thông, đại học, đồng nghiệp hoặc bạn bè cùng kinh doanh. Đây là những người luôn ủng hộ và sẵn sàng chia sẻ với bạn những khó khăn trong cuộc sống. Bởi một trong những đặc tính của người làm kinh doanh, đặc biệt ở những vị trí lãnh đạo cao cấp, đó là sự cô đơn. Họ rất cần những người để chia sẻ trong những giai đoạn khó khăn

Xây dựng quan hệ cần thiết như thế nào?

Bản chất của một mối quan hệ là hai chiều - có qua có lại và mang lại giá trị cho nhau

Trước đây, tôi được giao điều hành một công ty gas đang bị khủng hoảng, sản lượng giảm sút và khách hàng phàn nàn. Tôi đã dành sáu tháng để đi thăm tất cả khách hàng từ Đà Nẵng tới Cà Mau. Tôi cố gắng giải quyết nhanh những khó khăn mà khách hàng đang gặp phải và giúp họ phát triển được hoạt động kinh doanh

Tôi lên kế hoạch nói chuyện qua điện thoại với khách hàng của mình ít nhất mỗi tuần một lần để duy trì mối quan hệ, nắm bắt thông tin thị trường

Các khách hàng đã thấy được sự quan tâm của tôi đến công việc kinh doanh của họ; đồng thời, kết quả kinh doanh của họ tốt hơn hẳn nên đã tin tưởng, hợp tác

Chính nhờ sự giúp sức quan trọng của khách hàng, công ty gas mà tôi điều hành đã được vực dậy và sản lượng tăng cao, trở lại vị trí đứng đầu thị trường Việt Nam tại thời điểm đó

Từ đó, tôi thấm nhuần triết lý: muốn xây dựng mối quan hệ bền vững thì phải mang lại giá trị cho nhau

Tôi cũng muốn nhấn mạnh thông điệp: Hãy hoàn thiện bản thân, trở thành người có giá trị, uy tín để những người xung quanh muốn làm bạn với mình

Luôn tích cực, lạc quan, sẵn sàng lắng nghe, chia sẻ và giúp đỡ những người xung quanh một cách vô tư. Hãy mang lại giá trị, niềm vui cho người khác, thì chắc chắn bạn sẽ có được những mối quan hệ lâu dài

Mối quan hệ chất lượng là tài sản vô hình nhưng rất có giá trị và tôi tin là bạn sẽ nhận được "lợi nhuận" từ tài sản này trong suốt cuộc đời

Một câu hỏi cũng khá phổ biến là: Em làm nhân viên mới. Làm cách nào để em xây dựng được mối quan hệ tốt với đồng nghiệp?

Bạn là một nhân viên mới trong một tập thể, bạn có thể

- Phấn đấu làm việc tốt nhất và chuyên nghiệp nhất

- Thái độ sống tích cực, sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ người khác trong công việc và cuộc sống

- Sẵn sàng lắng nghe, học hỏi từ đồng nghiệp của mình

Có ý thức xây dựng văn hóa tổ chức, tạo môi trường làm việc thân thiện, tích cực
 
Tập Đoàn Chu Đại Phúc phát triển nhờ “chọn mặt gửi vàng”

- Khó có thể tưởng tượng được Tập đoàn vàng bạc đá quý Chu Đại Phúc, hiện đứng số 1 Hồng Công và cả Trung Quốc, Đài Loan- cách đây 83 năm chỉ là một tiệm vàng nhỏ bé không tên tuổi ở Quảng Châu, sau đó rời sang Ma Cao tránh nội chiến trong nước, nay đã là một Tập đoàn nổi tiếng Trung Quốc và thế giới.. Bài học phát triển là “chọn mặt gửi vàng”, có người cầm lái yêu nghề, chuyên tâm và nắm bắt thời cơ

T_p_onChu__iPhc.jpg

Tập đoàn Chu Đại Phúc

Năm 1929, ông Chu Chí Nguyên gom góp được một ít tiền cộng thêm vay mượn họ hàng và bạn bè thân quen mở một tiệm vàng nhỏ ở Phố Hồng Đức, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông. Nhưng khi đó nội chiến kéo dài liên miên, thành phố Quảng Châu thường xảy ra chiến sự, giao tranh giữa các thế lực thường xuyên xảy ra, nên ông đã đưa gia đình sang Ma Cao và mở một tiệm vàng nhỏ ở Phố Tân Mã

Số phận run rủi, người bạn học của ông hồi nhỏ ở Quảng Đông cũng sang Ma Cao lánh nạn lại gặp nhau và chỉ một câu nói đùa “Nếu có con trai, con gái thì hai gia đình chúng mình làm dâu gia với nhau” đã thành sự thực và người con rể của ông là Trịnh Dụ Đồng đã tạo ra bước ngoặt, đưa tiệm vàng nhỏ bé của bố vợ Chu Chí Nguyên thành một Tập đoàn vàng bạc đá quý số 1 Trung Quốc và thế giới hiện nay

Tài sản hiện nay của Tập đoàn là 5 tỉ USD với hơn 80.000 nhân viên với gần 2.000 cửa hàng ở Trung Quốc và các nước. Chỉ riêng lượng tiêu thụ sản phẩm vàng bạc đá quý của Tập đoàn ở Hồng Công hàng năm tới trên 30 tỉ Hồng Công đôla (HK$), giá trị thị trường của Tập đoàn ở Hồng công trên 100 tỉ HK$

Tập đoàn có hơn 1.000 cửa hàng ở Trung Quốc đại lục, Hồng Công, Ma Cao, Đài Loan và Malayxia với hơn 30.000 nhân viên. Dự kiến tới năm 2016 sẽ có tới trên 2.000 cửa hàng ở Trung Quốc và các nơi


Tr_nhD___ng.jpg

Ông Trịnh Dụ Đồng

Tại Cộng hòa Nam Phi, nước đứng đầu thế giới về sản lượng vàng, Tập đoàn Chu Đại Phúc cũng có hai nhà máy chuyên sản xuất các loại sản phẩm vàng bạc. Tại Hồng Công và Trung Quốc đại lục, Tập đoàn cũng có hai nhà máy chuyên sản xuất các loại sản phẩm vàng bạc đá quý

Với bốn nhà máy này, hàng năm Tập đoàn cho ra đời tới hơn7 triệu sản phẩm vàng bạc đá quý các loại. Sản phẩm của Tập đoàn luôn được đánh giá cao trên thế giới và ở Trung Quốc

- Năm 2002, sản phẩm vàng bạc đá quý mang tên “Oscar” được đánh giá là 1 trong 10 sản phẩm danh tiếng nhất và được ưa chuộng nhất

- Năm 2004 sản phẩm của Tập đoàn đứng số 1 trên thị trường, đứng thứ 66 trong số hơn 500 Tập đoàn nổi tiếng của Trung Quốc

- Năm 2005, sản phẩm của Tập đoàn được bình chọn là “Số 1 của Trung Quốc” và “Hàng nổi tiếng Thế kỷ 21”

- Năm 2006, Chu Đại Phúc đã vươn lên từ vị trí thứ 58 lên vị trí 56 trong số “500 Tập đoàn mạnh nhất Trung Quốc”, là Tập đoàn vàng bạc đá quý duy nhất xếp ở vị trí hàng đầu của 200 Tập đoàn mạnh nhất

- Năm 2008 được tiếp tục bình chọn là “Tập đoàn có sản phẩm có sức cạnh tranh mạnh nhất”

- Năm 2010 Tập đoàn được “World Brand Value Lab” xếp hạng thứ 59 trong số 500 Tập đoàn mạnh nhất với tài sản trên 10,8 tỉ HK$. Hiện nay Chu Đại Phúc được Rio Tinto Group lựa chọn là đối tác trao đổi mua bán kim cương loại đặc biệt (Select Diamantairre) và trở thành một trong 78 đối tác của Công ty đá quý nước Anh (DTC)

Sở dĩ Tập đoàn Chu Đại Phúc từ một tiệm vàng nhỏ bé vươn lên thành Tập đoàn lớn ở Trung Quốc và thế giới do biết kinh doanh và biết cách chiếm được thị trường. Từ năm 1929 tới năm 1946, Chu Đại Phúc vẫn lẹt đẹt là “Tiệm vàng nhỏ” không tên tuổi ở Ma Cao, nhưng bước ngoặt của Tập đoàn được tạo ra kể từ năm 1946 khi Trịnh Dụ Đồng được giao nhiệm vụ tới Hồng Công mở rộng kinh doanh. Tại đây, Trịnh Dụ Đồng đã học hỏi được cách làm ăn và từng bước đưa Tập đoàn vươn lên đỉnh cao

Tiến sĩ Trịnh Dụ Đồng sinh ngày 26/8/1925 ở Thành phố Thuận Đức, Quảng Đông từ một gia đình nghèo khó ở nơi hẻo lánh. Không ai ngờ rằng từ một cậu thanh niên nghèo khó nay đã trở thành Tỉ phú thứ ba trong “10 tỉ phú giàu có nhất Trung Quốc”, được Hồng Công tôn vinh là “Tứ đại Thiên Vương” về kinh doanh buôn bán. Tài sản cá nhân hiện nay tới 4 tỉ USD, được xếp vị trí thứ 5 trong số “Những người Hoa giàu nhất trên thế giới”, là “Tỉ phú thứ 132 của toàn thế giới”

Trong những năm 30 Thế kỷ 20, Quảng Đông thường có chiến trận xảy ra, dân chúng nghèo nàn. Cha mẹ Trịnh Dụ Đồng không đủ tiền cho con ăn học, nên cậu bé Trịnh Dụ Đồng phải ở nhà giúp cha mẹ kiếm sống. Bởi vậy, ngay từ nhỏ ông đã hiểu được thế nào là giá trị của đồng tiền. Do chiến trận thường xảy ra, nên ông cùng cha mẹ chạy sang Ma Cao lánh nạn. Tại đây, cha mẹ ông may mắn gặp lại người bạn học cũ là Chu Chí Nguyên, hiện là chủ tiệm vàng nhỏ ở Ma Cao. Nhớ lại, lời hẹn ước năm xưa “gả con cho nhau ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ”, nên gia đình mạnh dạn xin Chu Chí Nguyên cho con trai Trịnh Dụ Đồng tới làm công vào năm 1940

Do ít học, văn hóa thấp, nên Trịnh Dụ Đồng lúc đầu chỉ được làm những việc lao công đầu sai như dọn vệ sinh, quét tiệm, đổ rác, dọn nhà vệ sinh. Nhưng là người siêng năng, chăm chỉ, nên moii việc Trịnh Dụ Đồng không nề hà, chăm chỉ làm và đều làm rất chu đáo. Do hiếu học, nên khi nhàn rỗi là Trịnh Dụ Đồng lao vào học tập. Ông học đủ thứ học chữ, học cách làm ăn, học cách xã giao, tiếp khách hàng, cách cư xử với mọi người...

Với tư chất thông minh, nên chẳng bao lâu ông đã thạo các công việc của tiệm. Chu Chí Nguyên có tiếng là nghiêm khắc, hay la mắng người làm công, nhưng ông rất hài lòng với Trịnh Dụ Đồng, con rể tương lai. Ba năm sau, tức năm1943, Trịnh Dụ Đồng được Chu Chí Nguyên cho lên đứng quầy hàng, quản lý tiệm, giao dịch mua bán

Chỉ sau ba năm, Chu Chí Nguyên đã tin cậy chàng rể tương lai, nên đã giao cả con gái và tiệm vàng cho Trịnh Dụ Đồng và ông chính thức trở thành con rể của Chu Chí Nguyên

Năm 1946, Trịnh Dụ Đồng được bố vợ giao tiền bạc tới mở tiệm vàng ở Hồng Công. Là ông chủ của tiệm vàng, Trịnh Dụ Đồng đã chuyên tâm kinh doanh, học hỏi kinh nghiệm, tuyển chọn các nhân viên có tâm huyết vào làm việc, nên chỉ sau thời gian ngắn, tiệm vàng của Trịnh Dụ Đồng đã ăn nên làm gia

Năm 1956, sau 10 năm thử thách, Chu Chí Nguyên đã giao toàn bộ tài sản cũng như cửa hàng cho con rể mà ông đã thực sự tin cậy để “chọn mặt gửi vàng”. Từ một chàng trai nghèo ở nơi hẻo lánh, nay Trịnh Dụ Đồng đã trở thành ông chủ vàng giàu có ở Hồng Công, nhưng không vì thế mà toại nguyện, lao vào hưởng thụ, ăn chơi. Ông tiếp tục học tập, nên có học vị Tiến sĩ. Trịnh Dụ Đồng lấy tên tiệm vàng là Chu Đại Phúc, tức lấy tên họ của bố vợ

Tiến sĩ Trịnh Dụ Đồng đã rất chuyên tâm nghiên cứu tình hình thị trường khi đó ở Hồng Công và trong khu vực. Công ty vàng bạc đá quý rất nhiều, của người Trung Quốc cũng như người nước ngoài nhan nhản ở Hồng Công, vậy làm thế nào vượt lên, trở thành người chi phối thị trường này ?

Khi đó mới chỉ có vàng 3 con số 9 (99,9%), nên Trịnh Dụ Đồng dốc sức nghiên cứu cho ra đời loại vàng thuần chủng hơn với 4 con số 9 (99,99%) nhưng vẫn bán với giá của vàng 99,9%. Các nhân viên đều cho rằng như vậy công ty sẽ bị thua lỗ khoảng mấy chục vạn đồng

Nhưng Trịnh Dụ Đồng cho rằng đây là “học phí”, là “tiền quảng cáo” phải làm mới vươn lên cao hơn. Quả nhiên, chỉ sau 2 năm, vàng 4 con số “9” (99,99%) của Tập đoàn Chu Đại Phúc nổi tiếng Hồng Công và khu vực

Năm 1960, Trịnh Dụ Đồng đổi tên tiệm vàng thành “Công ty Chu Đại Phúc”, dần dần ăn nên làm gia, nên Trịnh Dụ Đồng đã đổi tên công ty thành “Tập đoàn Chu Đại Phúc”

Ngoài việc chăm lo phát triển cửa hàng của mình, Trịnh Dụ Đồng đã giúp nhiều nhân viên tâm huyết mở các công ty con để cùng hợp tác làm ăn với Chu Đại Phúc, nên bản thân Chu Đại Phúc có nhiều đối tác tin cậy

Trịnh Dụ Đồng năm nay đã 87 tuổi, vừa qua khi làm lễ kết hôn cho đứa chắt trai, ông đã ôn lại quãng đời làm ăn 69 năm kể từ năm 1943 khi được bố vợ Chu Đại Nguyên tin tưởng giao cả cơ ngơi và con gái của mình, Trịnh Dụ Đồng nói: “Điều tâm huyết nhất trong gần 70 năm lập nghiệp tới nay, tố chất quan trọng nhất của một ông chủ, nhất là chủ của tiệm vàng là phải chọn được mặt để gửi vàng. Việc tuyển chọn người làm phải là người tâm huyết để không ngừng đưa công ty tiến lên.” Chọn mặt gửi vàng là bài học quan trọng nhất của đời ông


Kiều Tỉnh
 
Top