What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Vinhomes

LOBBY.VN

Administrator
Vinhomes đầu tư bất động sản khu công nghiệp
HoSE: VIC) quyết định chuyển nhượng cổ phần trong CTCP Đầu tư khu công nghiệp Vinhomes cho Vinhomes (HoSE: VHM) và CTCP Phát triển Thành Phố Xanh

Sau khi chuyển nhượng, Vinhomes sẽ trở thành công ty mẹ của Đầu tư khu công nghiệp Vinhomes. Giao dịch này nhằm tái cấu trúc sở hữu nội bộ

Theo thông tin trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, CTCP Đầu tư Khu công nghiệp Vinhomes được đổi tên từ CTCP Vingroup Ventures ngày 27/2. Tổng giám đốc đồng thời làm người đại diện pháp luật là bà Mai Hương Nội - Phó Tổng giám đốc Vingroup

Vingroup Ventures được thành lập cuối năm 2018, có vốn điều lệ 70 tỷ đồng, trong đó Vingroup nắm giữ 70%, bà Thái Vân Linh (Shark Linh) - CEO công ty trước đây nắm giữ 10% và cá nhân Nguyễn Hồng Quân sở hữu 20%

Trong một báo cáo thuyết trình tới nhà đầu tư hồi tháng 2, Vingroup cũng định hướng Vinhomes mở rộng sang mảng bất động sản khu công nghiệp, coi đây là động lực tăng trưởng mới trong tương lai. Như vậy, Vinhomes sẽ có 3 trụ cột phát triển gồm bất động sản nhà ở, văn phòng và khu công nghiệp

Theo báo cáo SSI Research cập nhật từ cuộc họp chuyên viên phân tích tháng trước, Ban lãnh đạo Vinhomes đánh giá bất động sản công nghiệp là một lĩnh vực đầu tư mới để tận dụng cơ hội thị trường và mở rộng danh mục đầu tư. 6 khu công nghiệp tại Hải Phòng đang được Vinhomes xem xét, trong đó có 2 khu thuộc tổ hợp VinFast đã hoàn thành với tổng diện tích 330 ha. Ngoài ra có 4 khu công nghiệp khác đang phát triển với tổng diện tích 894 ha cũng được Vinhomes nhắm đến. Dự kiến, dự án 48 ha sẽ được hoàn thành trong quý IV

Tuy nhiên, công ty chưa có số liệu cụ thể vốn đầu tư cho lĩnh vực này vì hiện vẫn còn đang ở giai đoạn ban đầu. Vì vậy, bất động sản khu công nghiệp có thể chỉ đóng góp một phần không đáng kể cho Vinhomes trong năm nay
 
Kỳ vọng dòng vốn FDI, tỷ phú Phạm Nhật Vượng nhảy vào lĩnh vực khu công nghiệp

thyssenkrupp-wins-contract-from-vietnamese-first-auto-manufacturer-vinfast-15838140492711069243947-crop-15838140581861545075147.jpg

Vingroup kỳ vọng chiến lược phát triển bất động sản khu công nghiệp cũng góp phần tạo điều kiện cho nhiều nhà cung cấp thiết bị phụ trợ hàng đầu quốc tế phát triển cơ sở sản xuất đầu tiên tại Việt Nam

Ngày 10/3, Hội đồng quản trị Tập đoàn Vingroup (VIC) đã quyết định chuyển nhượng toàn bộ cổ phần trong CTCP Đầu tư Khu công nghiệp VinHomes (VinHomes IZ) sang cho các công ty con là CTCP VinHomes (VHM) và CTCP Phát triển Thành phố Xanh

Theo thông tin chúng tôi có được, VinHomes thông qua công ty con mới này sẽ đầu tư một số khu công nghiệp tại Hải Phòng. Tại Hải Phòng, Vingroup đã xây dựng khu tổ hợp sản xuất VinFast quy mô 260ha và khu công nghiệp phụ trợ VinFast (dự án hiện hữu 70ha đã hoàn thành và dự án mở rộng 48ha dự kiến hoàn thành quý 4/2020)

Việt Nam là một trong những nước thu hút vốn đầu tư FDI hàng đầu khu vực với khoảng 70% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là vào lĩnh vực sản xuất và nông nghiệp kéo theo nhu cầu rất lớn về hạ tầng khu công nghiệp

Chiến lược phát triển bất động sản khu công nghiệp của Vinhomes được định hướng trên nền tảng kinh tế vĩ mô thuận lợi cùng xu hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào Việt Nam nói chung và sản xuất công nghiệp nói riêng

Lĩnh vực kinh doanh mới này sẽ tận dụng tối đa bề dày kinh nghiệm của Vinhomes trong việc phát triển quỹ đất, xây dựng hạ tầng, triển khai và vận hành các dự án bất động sản quy mô lớn, giúp gia tăng doanh thu đồng thời hoàn thiện định hướng phát triển bền vững của Vinhomes với ba trụ cột là bất động sản nhà ở, văn phòng và khu công nghiệp

Vingroup kỳ vọng chiến lược phát triển bất động sản khu công nghiệp cũng góp phần tạo điều kiện cho nhiều nhà cung cấp thiết bị phụ trợ hàng đầu quốc tế phát triển cơ sở sản xuất đầu tiên tại Việt Nam, xây dựng hệ sinh thái dây chuyền sản xuất ô tô nội địa, phù hợp với chiến lược tổng thể của Vingroup để đẩy mạnh phát triển mảng công nghiệp
 
Công ty đầu tư khu công nghiệp Vinhomes tăng vốn lên 6.000 tỷ đồng, gấp 86 lần
HoSE: VHM) vừa tăng vốn điều lệ từ 70 tỷ đồng lên 6.000 tỷ đồng, tức gấp 86 lần. Thông tin thay đổi ngày 16/3

Công ty cũng thay đổi ngành nghề kinh doanh chính từ hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, hỗ trợ giáo dục... sang kinh doanh bất động sản, xây dựng nhà ở, công trình...

Đầu tư Khu công nghiệp Vinhomes được đổi tên từ công ty Vingroup Ventures vào ngày 27/2. Vingroup định hướng Vinhomes phát triển mảng bất động sản khu công nghiệp như một động lực tăng trưởng mới trong tương lai. Có như vậy, Vinhomes sẽ phát triển 3 trụ cột chính gồm bất động sản nhà ở, văn phòng và khu công nghiệp

Theo báo cáo SSI Research cập nhật từ cuộc họp chuyên viên phân tích tháng trước, Ban lãnh đạo Vinhomes đánh giá bất động sản công nghiệp là một lĩnh vực đầu tư mới để tận dụng cơ hội thị trường và mở rộng danh mục đầu tư. 6 khu công nghiệp tại Hải Phòng đang được Vinhomes xem xét, trong đó có 2 khu thuộc tổ hợp VinFast đã hoàn thành với tổng diện tích 330 ha. Ngoài ra có 4 khu công nghiệp khác đang phát triển với tổng diện tích 894 ha cũng được Vinhomes nhắm đến. Dự kiến, dự án 48 ha sẽ được hoàn thành trong quý IV
 
Vinhomes đề xuất đầu tư dự án hơn 4.000 tỷ tại Hải Phòng
- Theo đề xuất, dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thủy Nguyên có diện tích 319,6ha thuộc 5 xã của huyện Thủy Nguyên, tổng mức đầu tư dự án hơn 4.000 tỷ đồng

vsip-hai-phong.webp

Vinhomes đề xuất đầu tư dự án kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thủy Nguyên hơn 4.000 tỷ đồng

Công ty Cổ phần Đầu tư Khu công nghiệp Vinhomes (Công ty Vinhomes IZ) vừa có đề xuất gửi Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng về việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thủy Nguyên, huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng

Vinhomes IZ đề xuất sử dụng quỹ đất 319,6ha nằm trên địa bàn các xã An Lư, Trung Hà, Thủy Triều, Lập Lễ, Ngũ Lão, huyện Thủy Nguyên thuộc Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải, TP. Hải Phòng

Khu đất này ngoài giáp các khu dân cư hiện trạng thì còn ở vị thế giáp đường TL359, giáp dự án khu đô thị, công nghiệp và dịch vụ VSIP Hải Phòng, giáp kênh Phán Đạt và quy hoạch đường vành đai 3 TP. Hải Phòng

Dự án có tổng mức đầu tư 4.141,2 tỷ đồng, trong đó Vinhomes IZ góp 621,2 tỷ đồng, chiếm 15% tổng vốn đầu tư

Dự án được đề xuất thời gian hoạt động trong 70 năm, dự kiến đưa hạ tầng khu công nghiệp vào hoạt động kinh doanh trong quý IV/2024

Được biết, dự án này thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương của Thủ tướng Chính phủ, Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng đang lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về nội dung dự án trước khi tổng hợp, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình Chính phủ xem xét, có ý kiến

Khu công nghiệp Thủy Nguyên có diện tích khoảng 3.196.478m2 thuộc địa giới hành chính của các xã: Trung Hà, Thủy Triều, An Lư, Ngũ Lão, Lập Lễ. Phạm vi bao gồm một phần khu đất CN-02 trong đồ án quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

Về tính chất, đây là khu công nghiệp tổng hợp, ưu tiên các dự án đầu tư có công nghệ, kỹ thuật cao; được đầu tư xây dựng đồng bộ, hiện đại và quản lý theo tiêu chí phát triển bền vững và thân thiện với môi trường

C%C3%81C%20KCN%20THUOC%20KKT.webp
Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải

Vào tháng 3 vừa qua, Công ty Cổ phần Vinhomes đã công bố thông tin về việc nhận chuyển nhượng cổ phần trong Công ty Cổ phần Đầu tư Khu công nghiệp Vinhomes, qua đó trở thành công ty mẹ của doanh nghiệp này

Công ty Vinhomes IZ thành lập vào tháng 12/2018, với mục tiêu đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp. Vốn điều lệ của doanh nghiệp là 70 tỷ đồng do bà Mai Hương Nội (sinh năm 1969, quê Hà Nội) làm người đại diện

Công ty này sẽ đảm nhiệm vai trò đầu tư vào lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp của Tập đoàn Vingroup, nhằm đón xu hướng tăng trưởng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Chiến lược kinh doanh mới sẽ tận dụng kinh nghiệm của Vinhomes trong việc phát triển quỹ đất, xây dựng hạ tầng, triển khai vận hành các dự án bất động sản quy mô lớn, đồng thời cũng là mắt xích giúp Vinhomes hoàn thiện định hướng phát triển với ba trụ cột bất động sản nhà ở, văn phòng và khu công nghiệp

Ngoài ra, định hướng phát triển của Vinhomes cũng nhằm góp phần tạo điều kiện cho nhiều nhà cung cấp thiết bị phụ trợ trên thế giới phát triển cơ sở sản xuất đầu tiên tại Việt Nam. Qua đó có thể xây dựng hệ sinh thái dây chuyền sản xuất ô tô nội địa, phù hợp với chiến lược tổng thể của Vingroup để đẩy mạnh phát triển mảng công nghiệp
 
Phân khúc BĐS duy nhất được kỳ vọng hưởng lợi mùa dịch Covid-19
Trong quý I, giá cho thuê khu công nghiệp đều tăng ở cả 2 miền Nam – Bắc, lần lượt tăng 12% và 6,5% so với cùng kỳ năm trước

Đại diện Savills Việt Nam cho rằng thật khó để thấy mối liên hệ giữa tỷ lệ giảm sản lượng các ngành công nghiệp với Covid-19

Đại diện JLL Việt Nam nêu Covid-19 có thể là chất xúc tác mới thúc đẩy quá trình dịch chuyển sản xuất diễn ra nhanh hơn

Giá cho thuê khu công nghiệp tăng trong quý I

Theo báo cáo quý I của JLL Việt Nam, bất động sản (BĐS) công nghiệp miền Bắc thu hút phần lớn các tập đoàn lớn muốn đa dạng hóa danh mục sản xuất bên cạnh cơ sở tại Trung Quốc, với nền tảng cơ sở hạ tầng phát triển khá tốt và vị trí cần kề với Trung Quốc. Giá đất trung bình đạt 99 USD/m2/chu kỳ thuê, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước. Nhà xưởng xây sẵn – lựa chọn yêu thích của các doanh nghiệp vừa và nhỏ - vẫn giữ ở mức giá thuê ổn định dao động từ 4 - 5 USD/m2/tháng và đều đã được lấp đầy

capture-png38-4982-1586919566.png

Tình hình khu công nghiệp miền Bắc trong quý I

Nhu cầu thuê đất trong quý I vẫn duy trì mức cao do các giao dịch thành công chủ yếu là đã được thực hiện trước dịch. Từ tháng 2, khi dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát, việc hạn chế di chuyển giữa các khu vực đã khiến các giao dịch bị đình trệ do các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài, không thể trực tiếp thực địa và làm việc với chủ đầu tư khu công nghiệp. Tỷ lệ lấp đầy toàn khu vực tăng ở mức tương đối, khoảng 200 điểm phần trăm so với quý IV/2019 và đạt 72% tính đến cuối quý I năm nay

Tại khu vực miền Nam, JLL ghi nhận số lượng yêu cầu thuê đất tăng cao và các chủ đầu tư đã trở nên tự tin hơn trong việc tăng giá thuê đất. Giá đất trung bình trong quý đạt 101 USD/m2/chu kỳ thuê, tăng 12% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, việc phát triển logistics, cơ sở hạ tầng lại không tương ứng với mức tăng giá đất này vì quá trình phát triển cho những thay đổi đáng kể về hạ tầng vẫn diễn ra chậm chạp, do đó các nhà đầu tư tiềm năng phải bắt đầu tìm kiếm các giải pháp thay thế khác. Nhà xưởng xây sẵn ở miền Nam có giá thuê dao động từ 3,5 - 5USD/m2/tháng, tăng nhẹ ở Bình Dương, TP HCM, Long An và giữ mức ổn định ở các tỉnh còn lại

Từ năm 2019, một số công ty đa quốc gia đã rục rịch lên kế hoạch mở rộng hoạt động ở Việt Nam nhằm giảm áp lực hàng rào thuế quan mới đối với hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc sang Hoa Kỳ và tìm kiếm thị trường thay thế phòng khi giá tăng cao

Dữ liệu từ Cục điều tra dân số Mỹ cho thấy lượng hàng hóa Mỹ nhập khẩu từ Việt Nam năm 2019 tăng 35,6% so với cùng kỳ, đối nghịch với mức giảm 16,2% trong lượng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Do đó, nhiều chuyên gia cho rằng, lượng hàng hóa nhập khẩu năm nay từ các nước có thể sẽ bị ảnh hưởng do tác động của Covid-19 lên chuỗi cung ứng toàn cầu, nhưng xu hướng sản xuất chuyển từ Trung Quốc sang các nước trong khu vực Đông Nam Á sẽ tiếp tục, trong đó có Việt Nam

Báo cáo của công ty chứng khoán Mirae Asset hồi đầu tháng 2 khẳng định BĐS công nghiệp tiếp tục có triển vọng sáng trong năm nay dù vẫn có một số khó khăn hơn trước. Hiện nay, Việt Nam có 326 khu công nghiệp với tổng diện tích hơn 95.500 ha, trong đó hơn 65.500 ha là đất công nghiệp. Với thực trạng nhu cầu tăng cao và giá cho thuê ngày một cao như hiện nay, một làn sóng xây dựng và mở rộng khu công nghiệp nổi lên với hơn 13.000 ha ở miền Bắc và 18.000 ha ở miền Nam sắp được đưa vào sử dụng

2-png48-4957-1586919566.png

BĐS công nghiệp vẫn phát triển dù có Covid-19

Ông John Campbell, Trưởng bộ phận BĐS Công nghiệp Savills Việt Nam, cho biết, xét về quy mô lớn của nền kinh tế Trung Quốc, sự bùng phát của đại dịch Covid-19 chắc chắn sẽ có ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu trong quý I và thậm chí là quý II. Việt Nam, với mối quan hệ gần gũi về giao thương với Trung Quốc, cũng không ngoại lệ

Mặc dù đầu tư nước ngoài vào phân khúc BĐS công nghiệp của Việt Nam vẫn duy trì tốt vào năm 2020 nhưng Covid-19 đã gây ra những lo ngại về tình trạng thiếu lao động và gián đoạn chuỗi cung ứng trong lĩnh vực sản xuất trong quý I. Tình trạng thiếu lao động ở Trung Quốc kéo dài từ kỳ nghỉ Tết Nguyên đán (ngoài ra các nhà máy còn bị đóng cửa tạm thời) do virus Covid-19 đã khiến cho việc sản xuất bị ít đi, do đó có thể ảnh hưởng đến nhiều nhà sản xuất Việt Nam có liên kết chuỗi cung ứng liên quan đến Trung Quốc

Ông John Campbell dẫn số liệu từ trang Trading Economics cho thấy, chỉ số sản xuất công nghiệp của Việt Nam (IIP) giảm 5,5% so với cùng kỳ năm ngoái (YoY) vào tháng 1 năm 2020, sau khi tăng 6,2% vào tháng 12 năm 2019. Đây là lần giảm sản lượng đầu tiên kể từ tháng 1 năm 2017. Việc giảm chỉ số về sản lượng sản xuất được cho là hệ quả của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán đến tương đối 'sớm' vào cuối tháng 1, dẫn đến việc giảm số lượng ngày làm việc trong tháng. "Tuy nhiên, thật khó để đánh giá tỷ lệ giảm sản lượng của các ngành công nghiệp có liên quan trực tiếp đến Covid-19", đại diện Savills nhấn mạnh

chuye-n-gia-da-nh-gia-vincity-3248-4468-1586919566.png

Ông Stephen Wyatt, Tổng giám đốc JLL Việt Nam

Ở góc độ khả quan hơn, ông Stephen Wyatt, Tổng giám đốc JLL Việt Nam cho rằng, Việt Nam vẫn là một điểm đến đầy hứa hẹn từ khi làn sóng dịch chuyển nhà máy khỏi Trung Quốc bắt đầu. Dù dịch Covid-19 đang gây ra những khó khăn nhất định đối với các quyết định cũng như hoạt động di dời, chủ đầu tư vẫn tự tin tăng giá đất trong quý đầu năm 2020 do đây là xu hướng đầu tư trong dài hạn

Dưới tác động của Covid-19, việc tạm hoãn các thỏa thuận thuê đất và các nhu cầu mới sẽ ngày càng rõ nét hơn nếu tình hình không sớm cải thiện. Tuy nhiên, báo cáo cũng kỳ vọng thị trường sẽ phục hồi và phát triển nhanh sau khi dịch được kiểm soát. Việc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu do tác động của dịch bệnh đã khiến các doanh nghiệp nhận ra sự cấp bách của việc đa dạng hóa danh mục sản xuất, tránh phụ thuộc vào một quốc gia

Đại diện JLL khẳng định Covid-19 có thể là chất xúc tác mới thúc đẩy quá trình dịch chuyển sản xuất diễn ra nhanh hơn, sau khi đã được thúc đẩy bởi căng thẳng thương mại hồi năm ngoái. Do đó, khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ càng hấp dẫn hơn cho các doanh nghiệp trong lương lai
 
Bất động sản công nghiệp tăng giá thuê giữa dịch bệnh
- Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT tin rằng Việt Nam sẽ trở thành một trung tâm sản xuất mới ở châu Á nhờ vào vị trí gần Trung Quốc và có lực lượng lao động chi phí thấp. Trong khi đó, tập đoàn cung cấp các dịch vụ quản lý và đầu tư bất động sản JLL tại Việt Nam (JLL Việt Nam) cho rằng giá đất cho thuê sản xuất trong quí đầu năm nay vẫn tăng lên do đây là xu hướng đầu tư trong dài hạn

fa4b0_kcn_long_hau_on.jpg

Một phần khu công nghiệp ở khu vực phía Nam

Khối phân tích của VNDIRECT vừa phát hành bản báo cáo bất động sản khu công nghiệp với dự báo rằng thị trường sẽ hồi phục mạnh mẽ sau đại dịch do Covid-19

Cụ thể trong giai đoạn nửa cuối năm 2019 khi mối căng thẳng chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc có phần "hạ nhiệt" khiến dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam chậm lại và làm chậm xu hướng chuyển dịch nhà máy ra khỏi Trung Quốc

Tuy nhiên theo VNDIRECT, sự bùng phát của dịch Covid-19 đã tác động mạnh đến nền kinh tế thế giới, làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và khiến xu hướng chuyển dịch nhà máy ra khỏi Trung Quốc tái khởi động

VNDIRECT tin rằng Việt Nam đã sẵn sàng trở thành một trung tâm sản xuất mới ở châu Á nhờ vào vị trí gần Trung Quốc và có lực lượng lao động chi phí thấp

Mặt khác, Nghị viện châu Âu vào ngày 12-2 vừa qua đã phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định bảo vệ đầu tư EU-Việt Nam (EVIPA), nâng tổng số FTA có hiệu lực lên 12. EVFTA sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn hầu hết các loại thuế xuất khẩu đối với hàng hóa Việt Nam tới EU

Theo công ty chứng khoán này, các địa phương Bà Rịa - Vũng Tàu, Bắc Giang và Hải Dương sẽ là những điểm nóng công nghiệp mới. Ở miền Nam, Bà Rịa – Vũng Tàu đang trở thành điểm nóng công nghiệp kể từ khi hệ thống đường cao tốc mới được đẩy mạnh phát triển, kết nối cảng nước sâu Cái Mép – Thị Vải với TPHCM, Đồng Nai và Bình Dương

Ở miền Bắc, các khu công nghiệp tại Hải Dương, Bắc Giang sẽ phát triển nhờ vào đường cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn, giúp thời gian di chuyển từ Hà Nội đến biên giới khu vực Lạng Sơn giảm một giờ đồng hồ so với trước đây

Gần đây, JLL Việt Nam cũng cho rằng từ năm ngoái, một số công ty đa quốc gia đã rục rịch lên kế hoạch mở rộng hoạt động ở Việt Nam, nhằm giảm áp lực hàng rào thuế quan mới đối với hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ và tìm kiếm thị trường thay thế phòng khi giá tăng cao

Việt Nam vẫn là một điếm đến đầy hứa hẹn từ khi làn sóng dịch chuyển nhà máy khỏi Trung Quốc bắt đầu, theo ông Stephen Wyatt, Tổng giám đốc JLL Việt Nam. Dù dịch Covid-19 đang gây ra những khó khăn nhất định đối với các quyết định cũng như hoạt động di dời, chủ đầu tư vẫn tự tin tăng giá đất trong quí đầu năm 2020 do đây là xu hướng đầu tư trong dài hạn

Theo báo cáo quí 1-2020 của JLL Việt Nam, miền Bắc thu hút phần lớn các tập đoàn lớn muốn đa dạng hóa danh mục sản xuất bên cạnh cơ sở tại Trung Quốc, với nền tảng cơ sở hạ tầng phát triển khá tốt và vị trí cần kề với Trung Quốc

Giá đất trung bình đạt 99 đô la Mỹ/ m2/ chu kỳ thuê, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước. Nhà xưởng xây sẵn – lựa chọn yêu thích của các doanh nghiệp vừa và nhỏ - vẫn giữ ở mức giá thuê ổn định dao động từ 4-5 đô la/ m2/ tháng, và đều đã được lấp đầy

Tại khu vực miền Nam, JLL Việt Nam cũng ghi nhận số lượng yêu cầu thuê đất tăng cao và các chủ đầu tư đã trở nên tự tin hơn trong việc tăng giá thuê đất. Giá đất trung bình trong quí 1-2020 đạt 101 đô la /m2/chu kỳ thuê, tăng 12,2% so với cùng kỳ

Tuy nhiên, JLL Việt Nam cũng cho rằng việc phát triển logistics, cơ sở hạ tầng lại không tương ứng với mức tăng giá đất này vì quá trình phát triển cho những thay đổi đáng kể về hạ tầng vẫn diễn ra chậm chạp, do đó các nhà đầu tư tiềm năng phải bắt đầu tìm kiếm các giải pháp thay thế khác

Nhà xưởng xây sẵn ở miền Nam có giá thuê dao động từ 3,5-5 đô la/ m2/ tháng, tăng nhẹ ở Bình Dương, TPHCM, Long An và giữ mức ổn định ở các tỉnh còn lại

Dưới tác động của Covid-19, việc tạm hoãn các vụ thỏa thuận thuê đất và các nhu cầu mới sẽ ngày càng rõ nét hơn nếu tình hình không sớm được cải thiện. Tuy nhiên, thị trường sẽ phục hồi và phát triển nhanh sau khi dịch được kiểm soát

Việc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu do tác động của dịch bệnh đã khiến các doanh nghiệp nhận ra sự cấp bách của việc đa dạng hóa danh mục sản xuất, tránh phụ thuộc vào một quốc gia

Covid-19 có thể là chất xúc tác mới thúc đẩy quá trình dịch chuyển sản xuất diễn ra nhanh hơn, sau khi đã được thúc đẩy bởi sự căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc hồi năm ngoái. Do đó, khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ càng hấp dẫn hơn cho các doanh nghiệp trong lương lai

Do đó, VNDIRECT cho rằng các công ty phát triển khu công nghiệp vẫn triển vọng do nhu cầu đất công nghiệp tăng mạnh. Tuy nhiên, VNDIRECT tin rằng mỗi công ty có đặc điểm khác nhau với từng thách thức và cơ hội riêng biệt

Lê Hoàng
 
Thế giới vá “lỗ hổng” chuỗi cung ứng và cơ hội của Việt Nam
Sự đứt gãy của chuỗi cung ứng toàn cầu đang buộc các tập đoàn phải vá “lỗ hổng” này để ổn định hoạt động sản xuất - kinh doanh sau đại dịch. Đây có thể là cơ hội của Việt Nam

Khi Apple tìm đến

Đầu tuần này, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có cuộc họp trực tuyến với Phó chủ tịch phụ trách chuỗi cung ứng khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Tập đoàn Apple. Thông tin chi tiết không được tiết lộ, song nhìn vào chức danh của người đại diện Tập đoàn Apple, có thể suy đoán, cuộc làm việc này liên quan đến việc Apple muốn xây dựng chuỗi cung ứng ở Việt Nam. Việc này trên thực tế đã được đồn đoán lâu nay và thực tế, nhiều nhà cung cấp cho Apple đã bắt đầu đặt chân đến Việt Nam

Luxshare Precision và Goertek là những cái tên đã được nhắc đến. Năm ngoái, Công ty New Wing (có nhà máy ở Bắc Giang) đã nâng vốn đầu tư từ 100 triệu USD lên 210 triệu USD để mở rộng năng lực sản xuất tai nghe cho Apple. Không chỉ là các linh kiện như tai nghe, các loại màn hình dành cho iPhone cũng đã được lên kế hoạch sản xuất tại Việt Nam…

Thực tế, chuyện Apple tìm kiếm cơ hội để mở rộng chuỗi cung ứng ra bên ngoài Trung Quốc đã được nhắc tới từ lâu, trước khi Covid-19 xảy ra. Đại dịch này làm chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy, đe dọa những “gã” khổng lồ đến từ Mỹ, Nhật Bản, châu Âu… và khiến thế giới nhận ra mình đã phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc. Bởi thế, không chỉ Apple, nhiều tập đoàn lớn khác đã bắt đầu nhận ra sự cần thiết, thậm chí là sự cấp bách của việc đa dạng hóa danh mục sản xuất, tránh phụ thuộc vào Trung Quốc

Thậm chí, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, trong thời điểm Covid-19 lan rộng, đã đề xuất xây dựng một nền kinh tế bớt phụ thuộc vào Trung Quốc để tránh tình trạng hệ thống cung ứng bị đứt gãy. Trong gói hỗ trợ kinh tế khẩn cấp được thông qua ngày 7/4, Chính phủ Nhật Bản còn kêu gọi tái lập chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng vì Covid-19. Gói này phân bổ hơn 240 tỷ yên (tương đương 2,2 tỷ USD) để hỗ trợ các công ty Nhật Bản di dời cơ sở sản xuất về nước hoặc đưa đến các quốc gia Đông Nam Á

“Khi chuỗi cung ứng toàn cầu được sắp xếp lại, đó là cơ hội cho Việt Nam”, ông Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) nói

Ông Stephen Wyatt, Tổng Giám đốc JLL Việt Nam cũng có quan điểm tương tự. Theo ông, một số công ty đa quốc gia đã rục rịch lên kế hoạch mở rộng hoạt động tại Việt Nam từ năm ngoái, dưới tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Nay khi Covid-19 bùng phát, tác động mạnh lên chuỗi cung ứng toàn cầu, thì xu hướng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam sẽ tăng mạnh

Cơ hội nào cho Việt Nam ?

Đúng là các công ty toàn cầu đã bắt đầu ngắm đến năng lực sản xuất, cung ứng của Việt Nam trước khi Covid-19 xảy ra, thậm chí là ngay cả trước cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Đó là lý do Việt Nam đang dần trở thành công xưởng mới của thế giới, với sự xuất hiện của rất nhiều tập đoàn lớn

quote_open.gif
Để vượt qua trở ngại, chúng ta cần sự hợp tác của Mỹ và các nước phương Tây về công nghệ và liên kết với các nước Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ và Bangladesh về sản xuất để đảm bảo quy mô lớn tương đương khi dịch chuyển khỏi Trung Quốc- Ông Đỗ Cao Bảo, thành viên HĐQT Tập đoàn FPT
quote_close.gif


Samsung, LG… đều đã lần lượt dịch chuyển sản xuất về Việt Nam và coi Việt Nam trở thành cứ điểm sản xuất toàn cầu của họ. Một số ngành sản xuất các sản phẩm cần nhiều lao động, như dệt may, da giày cũng đang dịch chuyển về Việt Nam. Nike, Adidas đang biến Việt Nam trở thành thị trường gia công hàng đầu các sản phẩm của họ…

Nhưng liệu Việt Nam có thể “vá” được lỗ hổng chuỗi cung ứng toàn cầu hay không? “Trở ngại lớn nhất của chúng ta chính là năng lực hấp thụ sự dịch chuyển nhà máy khỏi Trung Quốc. Trình độ công nghệ và nền công nghiệp phụ trợ để đảm bảo chuỗi cung ứng còn ở mức hạn chế”, ông Đỗ Cao Bảo, thành viên HĐQT Tập đoàn FPT nói

Điều này trên thực tế được nhắc đến từ lâu. Những điểm yếu của Việt Nam thường được các chuyên gia nhắc tới là hạ tầng cơ sở còn hạn chế, đường sá, bến cảng luôn trong tình trạng quá tải. Trong khi đó, nguồn nhân lực tuy dồi dào, nhưng trình độ tay nghề còn hạn chế. Và quan trọng nhất, nguồn nguyên liệu sản xuất của Việt Nam vẫn đang phụ thuộc lớn vào thị trường Trung Quốc…

Năm ngoái, khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung nổ ra, nhiều công ty đã có ý định biến Việt Nam trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng của họ. Tuy nhiên, khi đi tìm kiếm các nhà cung ứng tại Việt Nam, sau một thời gian tìm hiểu, một doanh nghiệp đã đưa ra kết luận, các nhà máy Việt Nam chỉ cung cấp được vỏ nhựa, dây cáp và lắp ráp. Các bộ phận chính như mạch tích hợp thì vẫn phải nhập khẩu

Ngay với ngành dệt may, da giày, vốn là một lợi thế rất lớn của Việt Nam, song phần lớn nguyên vật liệu vẫn phải nhập khẩu. Rõ ràng, dù cơ hội rất lớn, nhưng không dễ để Việt Nam trở thành một công xưởng sản xuất mới bên cạnh Trung Quốc
 
BĐS công nghiệp sẽ mang lại dòng tiền thường xuyên cho Vingroup
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng cho biết Vingroup xác định trong tương lai bất động sản công nghiệp sẽ là mảng chính và quan trọng bởi lĩnh vực này mang lại dòng tiền thường xuyên

Sáng 28/5, Tập đoàn Vingroup (VIC) đã tổ chức đại hội cổ đông. Tại đây, chủ tịch HĐQT Phạm Nhật Vượng giải đáp một số câu hỏi của cổ đông

Mục tiêu không phải lợi nhuận mà là thị phần


Ông Vượng cho biết Vinhomes đang tìm kiếm và phát triển các dự án bất động sản công nghiệp tại Hải Phòng, Quảng Ninh và dự kiến cuối năm 2021 sẽ đưa vào hoạt động

"Vingroup xác định trong tương lai bất động sản công nghiệp sẽ là mảng chính và quan trọng bởi lĩnh vực này mang lại dòng tiền thường xuyên", ông Vượng nói

Pham_nhat_vuong_1549929687976_1.jpg

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng cho biết Vingroup xác định trong tương lai bất động sản công nghiệp sẽ là mảng chính

Ông cũng cho biết hiện toàn bộ khu công nghiệp VinFast hiện đã được chuyển cho Vinhomes. Theo đó, VinFast là một khách thuê. Hiện nay, VinFast đang sử dụng khoảng 335 ha, trong đó 7 ha làm khu dịch vụ

Vinhomes cũng đang mời gọi thêm các doanh nghiệp bên ngoài vào thuê. Ngoài ra, khu công nghiệp còn 2.000 ha đang được nhiều đối tác quan tâm, đặt vấn đề sản xất linh kiện ôtô tại Việt Nam

Nói về mảng sản xuất, ông Vượng cũng chia sẻ một số thông tin. Ông cho biết Vingroup xác định đây là lĩnh vực đầu tư lớn, quyết liệt nhưng chấp nhận bù lỗ 3-5 năm tới mới có thể hòa EBITDA và hướng đến là thị phần

Trong thời gian đó, VinFast chắc chắn chiếm thị phần rất tốt ở Việt Nam và bắt đầu có tên tuổi nhất định ở thị trường Mỹ. VinFast đã chạy thử nghiệm ôtô điện đầu tiên. Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến việc bán hàng của VinFast. Công ty đã triển khai chương trình siêu khuyến mại tháng 5 để cạnh tranh. Dù thị trường giảm, miếng bánh còn rất lớn

"Mục tiêu chúng ta không phải lợi nhuận mà là thị phần", ông Vượng chia sẻ với cổ đông

Tỷ phú cũng cho biết cả VinFast và VinSmart đều định hướng ngoài Việt Nam chỉ tập trung một thị trường duy nhất là Mỹ. Sau thành công thị trường Mỹ mới triển khai các thị trường khác. Thị trường Mỹ là thị trường rất khó, nếu làm được cái khó thì sang các thị trường khác đơn giản và dễ dàng hơn

VinFast và VinSmart tập trung vào bán hàng trong nước


Tại đại hội cổ đông, CEO Nguyễn Việt Quang thay mặt ban giám đốc báo cáo kết quả kinh doanh 2019. Tổng doanh thu 2019 của Vingroup đạt hơn 130.036 tỷ đồng, lợi nhuận sau thế đạt hơn 7.717 tỷ đồng, lần lượt tăng 7% và 24% so với năm 2018

Năm 2020, Vingroup đặt kế hoạch doanh thu 145.000 tỷ đồng, lợi nhuận 5.000 tỷ, lần lượt tăng 11,5% và giảm 35,2% so với kết quả đạt được năm 2019. Công ty sẽ không thực hiện chia cổ tức năm 2019

Năm 2020, Vinhomes sẽ tiếp tục mở bán các phân khu mới thuộc 3 đại dự án Vinhomes Ocean Park, Vinhomes Smart City và Vinhomes Grand Park, mở bán phân khu thấp tầng tại dự án Vinhomes Wonder Park tại Đan Phượng, Hà Nội

Vinhomes cũng bắt đầu hiện thực hóa chiến lược phát triển các mảng kinh doanh nhằm tạo dòng tiền đều cho công ty bao gồm phát triển hệ thống văn phòng cho thuê và khu công nghiệp

Vincom Retail sẽ đẩy mạnh số hóa và hiện thực hóa mô hình mua sắm - giải trí

Vinpearl tập trung thúc đẩy kinh doanh với số cơ sở đã đi vào hoạt động và ưu tiên các dự án tối ưu chi phí vận hành

VinFast và VinSmart tập trung vào bán hàng trong nước, tận dụng tối đa hệ sinh thái Vingroup

Tại đại hội, cổ đông thông qua không chia cổ tức cho năm 2019, dùng toàn bộ lợi nhuận còn lại để đầu tư kinh doanh. Đây là năm thứ 2 liên tiếp, Vingroup giữ lại lợi nhuận, không chia cổ tức
 
Toan tính của Vingroup khi tham gia bất động sản công nghiệp
Bất động sản khu công nghiệp đang trở thành cái tên "song hành" với Vingroup, khi tập đoàn này có những động thái rõ nét. Công ty con phụ trách mảng này được tăng vốn từ 70 tỷ lên 6.000 tỷ đồng. Đầu tháng 4, Vinhomes IZ đề xuất đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Thủy Nguyên (Hải Phòng) trên diện tích 319 ha, với tổng vốn hơn 4.000 tỷ đồng

Tại phiên họp thường niên tổ chức tuần qua, lãnh đạo Vingroup và Vinhomes lý giải quyết định đầu tư là tận dụng cơ hội từ điều kiện vĩ mô và xu hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). "Vingroup xác định bất động sản công nghiệp sẽ là mảng kinh doanh chính và quan trọng trong tương lai bởi lĩnh vực này mang lại dòng tiền thường xuyên", ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vingroup nói

Tuy nhiên, việc đón sóng đầu tư có thể chỉ là một nửa câu chuyện. Quyết định phát triển bất động sản khu công nghiệp còn mang theo những toan tính của Vingroup về việc mở rộng hệ sinh thái cho mảng sản xuất với tham vọng đi nhanh hơn. Bà Nguyễn Diệu Linh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinhomes cho biết, những khách hàng mục tiêu ban đầu của mảng bất động sản khu công nghiệp sẽ là các đơn vị trong chuỗi cung ứng linh kiện ôtô, mục đích nhằm tạo ra một hệ sinh thái xung quanh VinFast cả về yếu tố sản xuất và địa lý

Việc phát triển ngành công nghệ phụ trợ là nỗi niềm của ngành sản xuất ôtô trong hơn hai thập kỷ phát triển. Tỷ lệ nội địa hóa ôtô ở Việt Nam đến nay trung bình mới đạt 7-10%, trong khi Thái Lan đã tới 80%. Theo Bộ Công Thương, ngành sản xuất ôtô nội địa chưa làm chủ được các công nghệ cốt lõi, trong khi các sản phẩm được nội địa hóa, phần lớn là hàm lượng công nghệ thấp như săm, lốp, ghế ngồi, gương, khung vỏ, kính...

Vắng bóng những doanh nghiệp phụ trợ lớn, thiếu gắn kết trong chuỗi cung ứng khiến những tên tuổi lớn trong ngành trước đó như Thaco hay TC Motor chỉ ở dạng "lắp ráp", còn những nhà sản xuất đầu tiên, như Vinaxuki, đã rời khỏi thị trường trong thua lỗ. Nhưng VinFast, vốn được Vingroup xác định là trọng tâm trong tương lai, có thể thay đổi thực tế này, đặc biệt với chiến lược phát triển khu công nghiệp

Vingroup sau khi xây dựng nhà máy đã kéo những tên tuổi lớn trong ngành phụ trợ như ZF, Lear, Faurecia, Antolin, Aapico, LG Chem, VinFast - An phát, Nexmo, Namyang về khu tổ hợp VinFast ở Hải Phòng

"Trước mắt chúng tôi sẽ tìm kiếm khách thuê mảng khu công nghiệp là những đơn vị trong chuỗi cung ứng cho VinFast, sau đó sẽ mở rộng các đối tượng khác", Chủ tịch Vinhomes nói và cho biết tập đoàn sẽ đầu tư khoảng 10.000 tỷ đồng trong 1-2 năm tới

Việc thành lập riêng một đơn vị quản lý tạo sự rõ ràng hơn trong mô hình kinh doanh. Khu tổ hợp VinFast sẽ được chuyển sang bất động sản khu công nghiệp do Vinhomes quản lý và VinFast trở thành một trong các khách hàng thuê đầu tiên. Việc tách bạch giữa bất động sản và sản xuất cũng tránh sự chồng chéo trong quản lý tại VinFast, đồng thời, tạo ra một hệ thống thu hút đầu tư thích hợp

Lãnh đạo Vinhomes cho biết VinFast sẽ không nhận được ưu đãi nào riêng. "Nếu VinFast được ưu đãi thì các công ty khác cũng được tương tự", bà Linh khẳng định. Thay vào đó, ban đầu Vinhomes sẽ đưa ra những chính sách giá hấp dẫn để thu hút khách hàng thuê

15894298042774-4611-1590132961-9715-7404-1591068577.jpg

Logo VinFast bên ngoài Vinhomes Central Park tại TP HCM

Ông Phạm Nhật Vượng cho rằng bất động sản khu công nghiệp sẽ mang lại dòng tiền thường xuyên. Điều này là cần thiết, nếu nhìn từ diễn biến Covid-19, một mảng kinh doanh có khả năng phân tán rủi ro và hướng tới những nguồn thu ổn định càng trở nên quan trọng hơn

Dịch bệnh bùng phát đã tác động lên nhiều hoạt động kinh doanh, nhưng nặng nhất phải kể đến du lịch và nghỉ dưỡng. Với Vingroup, ảnh hưởng lớn nhất là hoạt động của Vinpearl. Ba tháng đầu năm, bộ phận này ghi nhận doanh thu hơn 1.800 tỷ nhưng lỗ trước thuế gần 1.700 tỷ đồng. Ngược lại, bất động sản khu công nghiệp được đánh giá là "ngôi sao đang lên" bất chấp dịch bệnh

Covid-19 gây gián đoạn chuỗi cung ứng tại Trung Quốc lại khiến các nhà đầu tư quan tâm nhiều hơn tới kế hoạch mở rộng, đặt chi nhánh hoặc cơ sở sản xuất tại những thị trường khác, trong đó có Việt Nam

Theo đại diện Savills Việt Nam, việc chuyển một phần cơ sở sản xuất ra khỏi Trung Quốc như một phương pháp các công ty đa quốc gia bảo hiểm rủi ro. Bên cạnh đó, vị trí địa lý gần Trung Quốc cũng giúp các nhà đầu tư dễ dàng bổ sung cơ sở sản xuất nhưng vẫn không cần từ bỏ thị trường 1,4 tỷ dân này. Google, Microsoft và cả Apple đang cho thấy những bước đi đầu tiên trong làn sóng dịch chuyển

Việc đầu tư trong giai đoạn nhu cầu đang tăng sẽ giúp Vingroup nhanh chóng lấp đầy các dự án. Trong khi đó, những quyết định đầu tư lớn thường kèm theo tầm nhìn dài hạn, điều này sẽ mang lại một khoản thu ổn định và kéo dài

Đại diện Vinhomes cho biết mục tiêu là mảng bất động sản khu công nghiệp sẽ đóng góp khoảng 10% tổng doanh thu. Căn cứ theo kế hoạch doanh thu năm 2020, mảng này có thể mang về 14.000-15.000 tỷ đồng trong tương lai. Con số này chỉ đứng sau quy mô doanh thu mảng kinh doanh bất động sản và mảng bán lẻ đã thoái vốn
 
Top