What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Uyên bác như doanh nhân Do Thái !

thoidaianhhung

Administrator
Uyên bác như doanh nhân Do Thái​

CCTFED6909.jpg

Cựu Chủ tịch FED Alan Greenspan là người Do Thái.

Do Thái là một dân tộc rất nổi tiếng bởi dân tộc đó mang nhiều điểm độc đáo, khác biệt. Từ hơn 2000 năm trước, đất nước họ bị ngoại xâm, tổ quốc không còn, họ phải đi phiêu bạt khắp bốn phương trời để mưu sinh, tồn tại và phát triển. Họ từng bị xua đuổi, chà đạp, thậm chí bị tàn sát dã man trong một thời kỳ lịch sử dài lê thê. Thế nhưng dân tộc bất khuất này vẫn không bị hủy diệt mà còn phát triển thịnh vượng. Nguyên nhân nào dẫn đến thành công của người Do Thái? Lý Hạo - một học giả Trung Quốc đã nghiên cứu và tham khảo ý kiến rộng rãi của nhiều học giả trên thế giới và nêu ra 10 bí quyết lớn nhất dẫn đến thành công của người Do Thái.


Đối với người Trung Quốc bình thường quan niệm, học thức uyên bác chỉ thích hợp với bậc đại trí và đại học giả nhìn xa trông rộng, phong thái nho nhã, chí độ hiên ngang. Còn doanh nhân, họ chỉ giỏi gõ bàn tính và "sặc mùi tiền lời".

Gắn liền với sự thay đổi của thời đại, quan niệm của con người cũng thay đổi. Sau khi Trung Quốc thực hiện cải cách mở cửa, một cao trào kinh doanh được hình thành. Đông đảo các giáo sư và nhân viên cơ quan đều tham gia buôn bán. Từ "thương nhân" dần được công chúng sử dụng, thịnh hành.

Tuy nhiên, con người vẫn quan niệm thương nhân chỉ cần có tiền, còn tri trức không thành vấn đề! Người trung Quốc đã tách rời giữa thương nhân và tri thức. Những năm gần đây, thương nhân đối với họ đã được coi trọng nhưng họ ngưỡng mộ thương nhân chỉ mang tính chất sùng bái đồng tiền một cách mù quáng. Họ hầu như không cần biết đến những vấn đề như thương nhân cần có những tố chất gì, người như thế nào mới kiếm được nhiều tiền lãi? ...

Đối với những người Do Thái, họ có quan niệm hoàn toàn khác xa với người Trung Quốc. Người Do Thái đã gắn bó đồng tiền với tri thức, cho rằng thương nhân cũng phải có học thức uyên bác.

Khi tiếp xúc làm ăn với người Do Thái, bạn rất dễ dàng phát hiện thấy họ là một dân tộc già tri thức. Họ rất hay nói, có nhiều đề tài chuyện trò, đề cập đến rất nhiều vấn đề: lớn như chính trị quốc tế, sự sinh tồn của nhân loại; nhỏ như chuyện vui chơi ngày tết; dài như lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc; ngắn như tin thể thao mới nhất ... Bất kể về kinh tế, chính trị, pháp luật, lịch sử hoặc chuyện sinh hoạt gia đình, họ đều có thẻ có cái để chuyện trò, thao thao bất tuyệt, nói đâu ra đấy. Tri thức của họ phong phú thực sự khiến cho người đời phải ngạc nhiên, thán phục.

Những người kinh doanh không được trang bị bởi một tri thức phong phú thì việc làm ăn của người Do Thái luôn ở vào thế thất bại. Theo họ, tri thức và tiền bạc thành tỷ lệ thuận với nhau. Chỉ có nắm được tri thức, đặc biệt tri thức nghiệp vụ, trong kinh doanh sẽ tránh đi đường vòng, đến đích trước người khác, và có thể kiếm được nhiều tiền hơn, nhanh hơn.

Thương nhân Do Thái cho rằng, có tri thức phong phú về các mặt sẽ là một tố chất cơ bản của thương nhân, và cũng là một bảo đảm căn bản để kiếm được nhiều tiền trênthương trường. Tri thức phong phú, sẽ có tầm nhìn sâu rộng. Nhờ có tầm nhìn đó, người thương nhân mới có được phán đoán chính xác, thu được thành công trong thương nghiệp. Theo người Do Thái, một người chỉ biết quan sát sự vật từ một góc độ chưa xứng đáng là một thương nhân, cũng chưa phải một con người hoàn thiện.

Buôn bán đá quí và kế hoạch 100 năm


Theo lý luận kinh doanh của người Do Thái, kinh doanh đá quý rất dễ kiếm ra tiền bởi đá quý là một mặt hàng quý hiếm, đắt tiền và cũng là một thứ mặt hàng ưa chuộng của phụ nữ. Nhưng tại thương trường Nhật Bản, bày nhiều chế phẩm đá quý đẹp, sáng bắt mắt nhưng tình hình buôn bán lại rất ảm đạm. Liệu lý luận kinh doanh của người Do Thái đã mất linh nghiệm?

Nguyên nhân thất bại này không phải do doanh nhân người Do Thái mà là do người Nhật. Tại sao thế? Không phải người Nhật kinh doanh mặt hàng này đã theo gương thành công của người Do Thái?

Mấu chốt của vấn đề không phải chỉ mô phỏng, bắt chước. Đằng sau việc mô phỏng đó còn phải có tri thức phong phú, linh hoạt trong công việc... còn mô phỏng đơn thuần sẽ chỉ là "theo voi ăn bã mía".

Doanh nhân phải có học thức uyên bác, đó là khẩu hiệu do người Do Thái nêu ra và đó cũng là phép kinh doanh của họ. Học thức uyên bác không những nâng cao được khả năng xét đoán của doanh nhân, còn làm tăng thêm trình độ tu dưỡng và phong độ của họ. Một người học rộng và một người kém học cùng giải quyết một vấn đề trong lĩnh vực buôn bán, cán cân thành công chắc sẽ nghiêng về phía người có học.

Đá quý - hàng hóa quý tộc. Khách mua thường là tầng lớp trên giàu có trong xã hội.

Nếu là một doanh nhân có học thức uyên bác, ngoài việc nắm chắc được hàng hóa của mình còn có thể hiểu được tâm lý của khách mua. Từ đó sẽ tìm cách thỏa mãn nhu cầu của họ, lựa chọn thời cơ, đáp ứng thỏa mãn nhu cầu của họ.

Khi cần thiết có thể chuyện trò với khách một cách lịch sự mà vẫn giữ được phong độ, giành được sự tín nhiệm và tôn trọng của khách. Một nửa doanh nhân có tố chất này, đã thành công được một nửa công việc.

Còn nếu doanh nhân là một người có kiến thức nghèo nàn, học thức nông cạn, sẽ không biết cách bài trí, sắp xếp tạo khoảng không, cũng không biết cách tiếp khách hàng, càng không biết tạo dựng uy tín, khó có thể thành công trong lĩnh vực kinh doanh mặt hàng này.

Mối quan hệ giữa đá quý và học thức uyên bác như thế nào? Đó lại là một câu hỏi lớn cho các nhà doanh nhân. Doanh nhân buôn bán đá quý muốn thành công cần có điều kiện gì.

Một doanh nhân Nhật thấy doanh nhân Do Thái nắm chắc biện pháp kinh doanh, đạt được thành công trong việc bán túi xách tay của phụ nữ và kinh doanh đồ trang sức. Anh ta lập tức có ý định mở rộng việc kinh doanh của mình, chú trọng vào mặt hàng đá quý đó. Để tránh bị thất bại, nhà buôn người Nhật này đã tìm hỏi kinh nghiệm vua buôn bán đá quý nổi tiếng thế giới Masupa - người Do Thái.

Masupa trả lời thẳng thắn:

- Muốn buôn bán đá quý, trước hết phải làm kế hoạch 100 năm, tức là chỉ dùng thời gian một đời người chưa đủ, ít nhất phải thêm cả đời người con nữa, phải hai thế hệ mới làm được. Một điều rất quan trọng trong buôn bán đá quý, phải giành được sự kính trọng và tín nhiệm của người khác. Là một doanh nhân buôn bán đá quý phải có học thức uyên bác, việc gì cũng biết.

Sau khi trả lời xong, Masupa thử tầm hiểu biết của vị doanh nhân Nhật, ông bèn hỏi:

- Ông có biết vùng biển Úc có các loại cá gì?

Doanh nhân người Nhật ngạc nhiên không biết trả lời sao.

Để buôn bán mặt hàng đá quý cần đến hai thế hệ vẫn là khiêm nhường. Thực tế, muốn có học thức uyên bác, một hai thế hệ vẫn chưa thể đủ. Người Do Thái phải dựa trên cơ sở kinh nghiệm vài nghìn năm tổ tiên truyền lại mới có được học thức phong phú như vậy.

"Nước trong giếng sâu không bao giờ hết, còn nước trong giếng cạn sẽ nhanh trong cạn kiệt tới đáy".

Sách là nguồn tri thức vô tận


Học thức uyên bác là một yêu cầu của người Do Thái đối với doanh nhân. Không những họ yêu cầu mình mà còn yêu cầu cả người khác phải không ngừng học tập, học tập nữa, học tập mãi. Họ quyết không giao du với những kiến thức nghèo nàn, học vấn nông cạn, phẩm hạnh thô lỗ. Giao du với hạng người đó có thể được một chút lợi lộc trước mắt nhưng uy tín sẽ bị ảnh hưởng.

Tục ngữ từng nói: "Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã"! Trái lại, giao du nhiều với những người có học thức uyên bác, không những hai bên cùng có lợi mà còn nâng cao được uy tín của mình, có lợi cho sự nghiệp phát triển lâu dài.

Các doanh nhân Do Thái sở kĩ có học thức uyên thâm, do có trí tuệ thương nghiệp rực rỡ và thực tiến nghiệp vụ phong phú hàng ngàn năm hun đúc nên. Đồng thời, do họ đã kế thừa được truyền thông dân tộc, đề cao tinh thần coi trọng học tập, tôn trọng tri thức, khuyến khích học tập.

Người Do Thái coi học tập là một nghĩa vụ suốt đợi không bao giờ được trễ nải. Một người càng có nhiều tri thức và hiểu biết, càng hay có thắc mắc, nghi vấn và càng cảm thấy mình còn kém hiểu biết.

Thắc mắc, nghi vấn chính là chiếc chìa khóa của sự học, có thể mở toang cánh cửa trí tuệ cho mọi người. Tinh thần ham hiểu biết chính là động lực thúc đẩy chúng ta học tập. Tìm hiểu và việc học tập sẽ giúp chúng ta không ngừng tiến bộ.

Công việc học tập của con người không được xem như một quá trình đơn giản tiếp nhận tri thức, tích lũy tri thức, không thể học vì học. Phải coi việc học giúp con người có kiến thức phong phú, có đầu óc nhanh nhạy, linh hoạt, cơ trí, có tầm quan sát - phát hiện đa dạng.

Việc học tập sẽ rèn luyện cho chúng ta khả năng quyết đoán nhanh nhạy. Ta có được khả năng này chỉ khi việc học tập lâu dài đã đi tới mức độ nhuần nhuyễn, thông tỏ mọi đường. Khả năng cảm nhận đó là một thứ "tri tính", giúp con người có thể chớp lấy cơ hội trong nháy mắt, dự kiến được xu thế tương lai, nhìn ra sự biến động tinh vi, nắm được mặt vĩ mô và trừu tượng vô hình.

Đó chính là nguyên nhân cơ bản khiến các doanh nhân Do Thái có thể tung hòanh và đường hoàng ứng phó trong thương trường thế giới rộng lớn, quy mô to lớn, đầy biến động và cực kỳ mau lẹ.

Muốn có học thức uyên bác, con người phải ra công học tập. Học thức tới mức uyên bác mới có thể tinh thông, nhuần nhuyễn, ra hoa kết quả. Người Do Thái nói: "Nước trong giếng sâu không bao giờ hết, còn nước trong giếng cạn sẽ chóng cạn kiệt tới đáy". Doanh nhân cũng phải có học thức uyên bác, phải coi việc học tập là một nghĩa vụ suốt đời.
 
Có thể "học" được tinh thần kinh doanh ?​

Một học giả Mỹ, Tiến sĩ Ron Whittaker, từng viết: "Sáng tạo là cái không thể học được, nhưng bạn có thể học một số quy tắc để làm cho óc sáng tạo của bạn nảy nở".

Tương tự, tinh thần kinh doanh dường như là phẩm chất "trời cho" một số dân tộc trên thế giới, nhưng người Việt cũng có thể học một số quy tắc để tinh thần kinh doanh của chúng ta phát triển.

Ở một diễn đàn trên mạng trao đổi về người Do Thái, hồi tháng 3, một bạn trẻ Việt Nam đã đặt câu hỏi: "Người Việt cũng giống Do Thái ở một số điểm như khôn ngoan, chăm chỉ kiếm tiền, sống ở nhiều nơi trên thế giới v.v... Nhưng về khả năng làm ăn khuynh đảo cả thế giới thì khoảng cách còn rất xa. Vì sao người Do Thái giỏi thế nhỉ?".

Quả thật, trong danh sách những nhà kinh tế được giải Nobel Kinh tế học, người gốc Do Thái chiếm hơn một phần ba, với những tên tuổi nổi tiếng toàn thế giới như Milton Friedman, Paul Samuelson, Joseph Stiglitz (đã từng sang Việt Nam)…

Người Do Thái được coi như những nhà buôn tài ba. Họ chiếm vị trí thống trị về kinh tế ở Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới. Người Hoa cũng vậy, luôn có những doanh nhân gốc Hoa giàu có ở bất kỳ một nước châu Á nào, từ Ấn Độ cho tới Singapore và Việt Nam.

Người ta cho rằng, sở dĩ như thế là vì các dân tộc Do Thái, Ảrập, Trung Hoa có tinh thần kinh doanh bẩm sinh. Nghe trừu tượng, nhưng tinh thần kinh doanh bắt đầu và phát triển với những biểu hiện hết sức cụ thể, như tâm lý thích độc lập, tự do (mà yêu tự do là tiền đề của xu hướng ham sáng tạo, nghĩ ra cái mới); không coi tiền là cái gì nhạy cảm và khó nói, thậm chí thích kiếm tiền và tiêu tiền một cách xứng đáng; không sợ mạo hiểm.

Tương lai đất nước gắn với tinh thần kinh doanh


Arthur Rock, một trong những doanh nhân đi tiên phong trong lĩnh vực đầu tư ở Mỹ, từng phát biểu: "Tương lai của đất nước này (Mỹ) gắn chặt với các doanh nghiệp mới". Từ "venture" - doanh nghiệp - mà ông dùng cũng có nghĩa là "mạo hiểm". Suy rộng ra, điều Arthur Rock muốn nói là: Sự phát triển của một quốc gia phụ thuộc vào tinh thần dám làm, dám mạo hiểm, dám kinh doanh của người dân quốc gia đó. Nói cách khác, nó phụ thuộc vào tinh thần kinh doanh của cả một dân tộc.

Arthur Rock tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế tại Trường Kinh doanh Harvard năm 1951. Ông là người đã thực hiện hàng chục dự án đầu tư hàng triệu USD vào các công ty ở thung lũng Silicon, trong đó có những công ty lớn như Intel, Apple, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của nền công nghệ cao nước Mỹ.

Nói về ông, người ta đánh giá Arthur Rock là "một người có khả năng phán đoán kỳ tài, chỉ cần một thoáng quan sát, Arthur Rock có thể ngay lập tức phân tích rõ ràng khả năng đầu tư vào một doanh nghiệp, kể cả một doanh nghiệp mới được thành lập". Có thể mô tả ngắn gọn: Ông là một nhà đầu tư chuyên nghiệp, một con người tràn ngập tinh thần kinh doanh.

Trong cuốn Shaping the Waves, viết về những doanh nhân thành đạt từng tốt nghiệp Trường Kinh doanh Harvard, tác giả Jeffrey L. Cruikshank viết: "Staples, Starbuck, Intel, Amazon... đều là những công ty lớn, những tấm gương mẫu mực về thành công trong kinh doanh. Nhìn vào thành công của họ ngày nay, mấy ai tin rằng những ý tưởng xoay chuyển thế giới của họ đều có thể xuất phát từ những giấc mơ hình thành trong garage ôtô hoặc một nhà hầm nào đó".

"Những người đã dám ước mơ và thực hiện thành công ước mơ đó, về căn bản, là các cá nhân rất khác biệt. Khi nghiên cứu về họ, người ta thấy rằng họ không có nhiều điểm chung, ví dụ không phải ai cũng mồ côi cha mẹ, nhà nghèo, là con đầu lòng, hay là đứa con út được cả gia đình cưng chiều... Họ chỉ có một điểm chung: tinh thần kinh doanh".

Người Việt và tinh thần kinh doanh

Trở lại câu hỏi tại sao người Việt cũng giống người Do Thái ở nhiều điểm mà về khả năng làm ăn buôn bán thì khoảng cách còn quá xa, một trong các câu trả lời có lẽ sẽ là: Vì tinh thần kinh doanh ở người Việt ta còn thấp. Ngay từ trong lịch sử, chịu ảnh hưởng của đạo Khổng, người Việt đã xếp "thương" ở dưới cùng trong các thứ bậc xã hội: sĩ – nông – công – thương.

Ngôn ngữ - tấm gương phản ánh tâm lý dân tộc - cũng cho thấy một thái độ kỳ thị nặng nề với doanh nhân khi chúng ta dùng những từ "con buôn", "hàng tôm hàng cá", "tư thương"… để nói về họ. (Thời nay, danh sách này được bổ sung thêm từ "đại gia", để chỉ những người giàu sang và có thế lực, tuy vậy vẫn hàm ý tiêu cực).

Trải qua nhiều thế hệ, ước mơ của nhiều thanh niên Việt Nam khi bước vào đời vẫn là trở thành bác sĩ, kỹ sư (bây giờ thì thêm mơ ước làm ca sĩ, diễn viên nổi tiếng).

Suy cho cùng, đó là tâm lý làm công ăn lương (cho Nhà nước hoặc cho một tổ chức/ cá nhân nào đó) chứ không phải mong muốn mở ra một sự nghiệp độc lập, mình làm chủ mình. Đây chính là triệu chứng của căn bệnh thiếu tinh thần kinh doanh, từ lâu đã là bệnh mãn tính của người Việt.

Để chữa bệnh này, một trong những phương thuốc khả dĩ là giáo dục, áp dụng ngay từ khi người ta còn nhỏ. Với trẻ em, đó có thể là sự khuyến khích các em làm quen với tiền và các trò chơi sáng tạo. Và một nền giáo dục theo hướng phát triển những gì "tâm lý Việt Nam" còn thiếu: dám nghĩ, dám làm, dám mạo hiểm, không sợ bị chê cười đả kích v.v.

Các du học sinh người Việt ở Trường Kinh doanh Harvard, khi nói về thời gian học tập tại đây, đều khẳng định: Được dạy và học theo phương pháp ấy, sinh viên không muốn độc lập suy nghĩ cũng không được.

Một trong những môn học được chú ý là Learning Style, nghĩa là "cách học". Trong đó, giảng viên trò chuyện với sinh viên, cảm nhận được trình độ, tính cách của mỗi người, rồi đưa ra những cách học hiệu quả nhất cho từng cá nhân. Đây là môn học được rất nhiều sinh viên ưa thích, bởi qua mỗi tiết học, họ lại có thể hiểu rõ hơn về bản thân mình.

Cũng nhờ vậy, sinh viên HBS có khả năng tự học rất tốt. Họ luôn phải tự đọc tài liệu, tự tìm hiểu vấn đề, sau đó phải thảo luận, trình bày và bảo vệ quan điểm trước mọi người.

Người học được khuyến khích có chính kiến riêng và được tự do thể hiện, nói một cách đơn giản là "có sai cũng không sợ". Giáo viên chỉ được coi là những "đồng nghiệp lớn tuổi" chứ không phải người kiểm soát suy nghĩ của sinh viên.

Quan trọng hơn, giáo viên là người truyền lửa, truyền cảm hứng cho sinh viên. Có lẽ vì thế mà các sinh viên Việt Nam du học, khi trở về nước, dường như luôn mang một lòng nhiệt tình cháy bỏng, muốn "làm điều gì đó", muốn áp dụng ngay những kiến thức và kinh nghiệm mình thu được vào việc thay đổi tình hình ở Việt Nam.

Không phải lòng nhiệt tình và mong mỏi của tất cả các du học sinh đó đều được thỏa mãn. Cũng không phải sự mạnh dạn và quyết tâm của một cộng đồng nhỏ có thể làm thay đổi nếp nghĩ của cả một dân tộc. Nhưng ít ra đó cũng là những mầm mống để tạo ra một sự đổi khác. Ít ra thì cũng đã có những người Việt Nam dám "học đi buôn".

Dù rằng, trên thực tế, những ngôi trường như Trường Kinh doanh Harvard, Trường Kinh tế Chicago, Trường Kinh tế Columbia... không dạy đi buôn, mà dạy cho người ta "tinh thần kinh doanh", cái mà dân Việt chúng ta còn thiếu.
 
Người Do Thái tại Việt Nam

Những người Do Thái đầu tiên thăm Việt Nam có lẽ đến trong thời Pháp thuộc vào cuối thế kỷ 19. Năm 1954, Việt Nam tuyên bố quốc gia độc lập chia cắt. Trong thời Chiến tranh Việt Nam, các cộng đồng Do Thái tạm được xây dựng ở khắp Việt Nam Cộng hòa, phần lớn là lính Mỹ. Sau sự kiện 30 tháng 4, 1975, gần như không còn người Do Thái nào trong nước này.

Từ sau khi chính phủ Việt Nam bắt đầu cải cách kinh tế trong thời Đổi mới, số người Do Thái đến thăm Việt Nam lên. Năm 1993, Israel thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam và mở cửa một tòa đại sứ tại Hà Nội. Mỗi năm, tòa đại sứ này tổ chức một phái đoàn nhân đạo để mang bác sĩ và y tá đến những vùng núi nghèo nhất ở Việt Nam

Vào năm 2007, có vào khoảng 100 người Do Thái ở Hà Nội và vào khoảng 200 ở Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2006, giáo phái chính thống Chabad mở cửa một trung tâm tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nó được sử dụng phần lớn bởi nhà kinh doanh và người đi du lịch từ Israel và Hoa Kỳ.

"Làm sao để tiếp xúc được với các hội kín của người Do Thái tại Việt Nam"


Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
 
Hỗ trợ doanh nghiệp triển khai thực hiện Nghị định thư tài chính Israel - Việt Nam


Nghị định thư tài chính Israel - Việt Nam là nỗ lực chung của hai Chính phủ, theo đó Israel sẽ cung cấp các khoản vay dài hạn từ 8 - 10 năm với lãi suất ưu đãi, điều kiện đơn giản và thủ tục nhanh gọn cho các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng công nghệ Israel.

VCCI phối hợp với Đại sứ quán Israel vừa tổ chức buổi tọa đàm "Thúc đẩy hợp tác thương mại Israel - Việt Nam với Nghị định thư tài chính" nhằm hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam hiểu rõ hơn những cam kết của Nghị định thư và khả năng vay vốn của doanh nghiệp Việt khi làm ăn với thị trường Israel.

Nghị định thư tài chính Israel - Việt Nam là nỗ lực chung của hai Chính phủ, theo đó Israel sẽ cung cấp các khoản vay dài hạn từ 8 - 10 năm với lãi suất ưu đãi, điều kiện đơn giản và thủ tục nhanh gọn cho các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng công nghệ Israel. Trị giá khoản vay tối đa là 150 triệu USD và có thể cao hơn tùy theo thỏa thuận của hai Chính phủ. Tập đoàn bảo hiểm xuất khẩu Ashra của Israel và Bộ Tài chính là các cơ quan được Chính phủ hai nước chỉ định giám sát việc triển khai nghị định này. BIDV là ngân hàng Việt Nam được Chính phủ chỉ định tham gia thực hiện.

Ông Alex Averbuch - GĐ Marketing Ashra cho biết, đối với các dự án có trị giá lớn hơn hoặc bằng 25 triệu USD thời hạn vay là 10 năm (không kể thời hạn xây dựng dự án), lãi suất cho vay thả nổi dựa trên cơ sở lãi suất Libor 6 tháng cộng chênh lệch lãi suất 0,35%. Còn các dự án vay trong vòng 8 năm có lãi suất là 0,25%.

Ngoài ra, các dự án vay từ nguồn vốn Israel phải trả phí cho vay lại trong nước và phí bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cho Ashra theo quy định tại Hiệp định vay khung giữa Bộ Tài chính và hai ngân hàng Israel. Phí bảo hiểm này sẽ được Ashra thông báo từng lần, xác định căn cứ trên các thông số: xếp hạng quốc tế của Việt Nam, thời gian giải ngân, nội dung chính của khoản vay... mức tham chiếu hiện tại là 0,6 - 0,8%/năm tính trên số dư nợ.

Nguồn vốn của Israel được Bộ Tài chính uỷ thác cho BIDV cho vay lại nhằm mục tiêu tài trợ cho các dự án có nhập khẩu máy móc thiết bị từ Israel, đồng thời góp phần tăng cường mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam - Israel.
 
Tạo điều kiện cho doanh nghiệp Israel đầu tư hiệu quả​

- Chiều 14/7, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Israel đầu tư có hiệu quả tại Việt Nam.

Tại buổi tiếp Đại sứ Nhà nước Israel tại Việt Nam Ephraim Ben Matityau nhân dịp Đại sứ cùng một số tập đoàn hàng đầu của nước này sang tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Việt Nam, Thủ tướng bày tỏ vui mừng trước quan hệ hợp tác giữa hai nước ngày càng phát triển tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực, nhất là lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, giáo dục đào tạo.

Thủ tướng đánh giá cao những đóng góp của Đại sứ trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, đồng thời cho biết Việt Nam sẽ sớm mở Đại sứ quán tại Israel nhằm đẩy mạnh hơn nữa hợp tác giữa hai nước.

Đại sứ Ephraim Ben Matityau nhấn mạnh quan hệ hợp tác giữa hai nước ngày càng phát triển tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực, mang lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên.

Đại sứ cho biết Israel đang hợp tác hai khóa đào tạo về lĩnh vực nông nghiệp và năm 2009 sẽ đón 200 sinh viên Việt Nam sang Israel học tập về lĩnh vực này.

Một số tập đoàn hàng đầu của Israel cũng mong muốn đầu tư tại Việt Nam trên lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí, xây dựng nhà máy lọc dầu, hệ thống phân phối xăng dầu, năng lượng, bảo hiểm, ngân hàng, khách sạn, hệ thống xử lý nước mặn.
 
15 doanh nghiệp Israel tìm hiểu tại Việt Nam​

Đoàn 15 doanh nghiệp viễn thông hàng đầu của Israel sẽ thăm Việt Nam từ ngày 18 đến ngày 20/3 nhằm tìm kiếm cơ hội và mở rộng hoạt động kinh doanh tại đây.

Theo đại sứ quán Israel tại Hà Nội, đây là đoàn doanh nghiệp lớn nhất từ trước đến nay tới thăm Việt Nam. Chuyến thăm do Thương vụ, Đại sứ quán Israel tại Việt Nam phối hợp với Viện Hợp tác quốc tế và xuất khẩu Israel tổ chức.

Tham gia đoàn là các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực viễn thông như hạ tầng và thiết bị mạng cố định/không dây, các giải pháp IP, tối ưu hóa chi phí thiết bị/chi phí vận hành, quản lý và phân phối các dịch vụ gia trị gia tăng, các phần mềm quản lý và tư vấn công nghệ.

Nhiều doanh nghiệp trong đoàn đã và đang làm ăn ở Việt Nam như RAD, chuyên sản xuất thiết bị truy cập trong các ứng dụng truyền thông và viễn thông; ECI Telecom, chuyên cung cấp thiết bị ứng dụng trong lĩnh vực dịch vụ doanh nghiệp, âm thanh, hình ảnh và chuyển mạng không dây; Vocal Tec, chuyên cung cấp các giải pháp đa phương tiện và VOIP cho các nhà cung cấp dịch vụ và Gilat, nhà cung cấp hàng đầu về thiết bị vệ tinh mặt đất VSAT.

Trong thời gian ở Việt Nam, các doanh nghiệp Israel sẽ gặp gỡ lãnh đạo Bộ thông tin và truyền thông, giới thiệu sản phẩm và công nghệ với các công ty viễn thông lớn của Việt Nam, và làm việc với nhiều đối tác Việt Nam.
 
Công nghệ sinh học Israel​


Sự phát triển của công nghệ sinh học Israel chính là sự ứng dụng có định hướng, có tính sáng tạo cao và năng động và khả năng thích ứng với các công nghệ mới.

Israel chỉ đứng hàng thứ hai sau Hoa Kỳ về số công ty mới hoạt động. Các phát kiến và công nghệ mới đang được phát triển trong lĩnh vực Internet, thông tin, công nghệ sinh học và phần mềm. Có đến 80% trong số 3.000 công ty Israel trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển có tuổi đời ít hơn 10 năm.

Trước khi bắt đầu khám phá ngành công nghiệp công nghệ sinh học của Israel, việc hiểu được động lực nào đang thúc đẩy người dân Israel và giúp họ trở thành những người dẫn đầu thế giới trong các lĩnh vực công nghệ này là điều rất quan trọng.

Khi tốt nghiệp phổ thông, thanh niên Israel bắt đầu thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc. Với giới trẻ Israel, đây là điều được chấp nhận và có rất ít người lẩn tránh nghĩa vụ này. Nhiều thanh niên lại sử dụng những năm tháng trong quân ngũ để tạo một khởi đầu vững chắc cho tương lai sau này. Bởi có được những kinh nghiệm trực tiếp ở mức độ cao trong quá trình phục vụ, những người lính phục vụ trong các lĩnh vực đòi hỏi kỹ thuật tiên tiến khi giải ngũ đã có được những kỹ năng mà những người với trình độ đại học cũng phải rất nỗ lực mới có được. Nhiều doanh nhân thành đạt ở Israel đã từng là cựu binh trong các đơn vị kỹ thuật đó.

Một nhân tố khác cho những tiến bộ công nghệ của Israel là những thành công của nhiều công ty Israel trong thương mại. Nếu các công ty máy tính của Israel …

Cứ ba nhà khoa học Israel thì có một người chuyên về các ngành khoa học có liên quan đến cuộc sống thực tiễn. Xét về lực lượng lao động, Israel có số lượng tác giả cao nhất có các tác phẩm được xuất bản trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên, kỹ thuật, nông nghiệp và y học – đây là các môn nền móng cho ngành công nghệ sinh học. Sự đóng góp của Israel cho số các ấn phẩm hàn lâm về công nghệ sinh học chiếm tỷ lệ 1% lượng ấn phẩm của thế giới, trong khi dân số chỉ chiếm 1 phần nghìn.

Bởi khí hậu khắc nghiệt, nền nông nghiệp của Israel hầu như phải dựa vào việc nghiên cứu phát triển. Các kỹ thuật giống và gien đã giúp bò sữa của Israel trở thành quán quân thế giới về sản xuất sữa. Một dự án dài hạn về “xanh hóa sa mạc” đã tạo ra thêm nhiều công nghệ tưới tiêu có hiệu quả và các giống cây chịu hạn tốt.

Dường như ngành công nghệ sinh học của Israel đang trải qua một sự tăng trưởng nhanh chóng như đã từng có ở Hoa Kỳ.

Công nghệ sinh học ở Israel​

Nền công nghiệp công nghệ sinh học của Israel đã trông đợi Cơ quan Kiểm soát Thực phẩm và Thuốc của Hoa Kỳ (FDA) cấp chứng nhận cho Lotemax, một loại thuốc tra mắt chống viêm nhiễm. Nó không chỉ là mốc quan trọng cho Pharmos, một công ty có trụ sở ở Israel và phát triển ra loại thuốc này, mà còn cho cả ngành công nghệ sinh học của cả Israel. Nhưng không ngờ hai tin vui đến cùng lúc khi FDA trong ngày 10/3 đã chứng nhận không chỉ thuốc Lotemax, mà cả một loại thuốc dùng cho mắt khác của Pharmos là Alrex. Alrex là một sản phẩm chống dị ứng dùng trong nhãn khoa để điều trị các chứng viêm màng kết dị ứng theo mùa (dị ứng đồng cỏ), một dạng thường gặp nhất của dị ứng nhãn cầu có ảnh hưởng tới khoảng 15% dân số. Cả hai loại thuốc này đều được tiếp thị bởi công ty lớn về các sản phẩm chăm sóc cho mắt là Bausch & Lomb.

Những sự kiện này là quan trọng cho toàn bộ ngành công nghệ sinh học của Israel, chỉ ra cho mọi người thấy rằng thời gian cho việc bán sản phẩm và thu lãi đang tới. Hiện có khoảng 100 mối quan tâm về công nghệ sinh học ở Israel theo số liệu của Ủy ban Công nghệ Sinh học Quốc gia của Israel, và Pharmos không phải là công ty công nghệ sinh học của Israel đầu tiên vượt qua được khâu kiểm định cuối cùng của FDA. Có hai công ty trước đó cũng đã làm được như vậy: đó là công ty BioTechnology General với sản phẩm hóc môn tăng trưởng dành cho người và công ty Teva Pharmaceuticals, với sản phẩm thuốc Copaxone chữa đa xơ cứng mô mềm. Nhưng Pharmos sẽ là công ty đầu tiên trong số các công ty thuộc thế hệ sau thành lập trong những năm 1990. Với họ, sự thành công của công ty Pharmos là một điềm tốt cho năm sắp tới trong đó nhiều công ty hy vọng đạt được các liên minh chiến lược chính, tạo điều kiện cho các liên minh IPO.

Nền công nghệ sinh học của Israel được nuôi dưỡng bởi lượng vốn liên doanh lớn từ Hoa Kỳ đổ vào. Những nguyên nhân chính của sự hấp dẫn đầu tư này là: Tiếng tăm cỡ quốc gia về một trình độ khoa học hàng đầu, việc nghiên cứu và phát triển bám sát nhu cầu thực tế và tài năng kinh doanh của doanh nghiệp. Trình độ khoa học đầu bảng ở đây nhằm nói đến các ý tưởng sáng tạo trong sinh-y học nảy nở từ các trường đại học trong nước, nơi các nhà nghiên cứu Israel duy trì được tỷ lệ các ấn phẩm y học trên đầu người cao nhất trên thế giới. Việc nghiên cứu và phát triển có hiệu quả chi phí ở đây là nói đến đội ngũ lao động tay nghề cao cấp, với số lượng tăng đáng kể trong đầu thập kỷ 90 do số các nhà khoa học nhập cư tới từ Liên Xô cũ, đã chứng tỏ khả năng thích nghi với việc chuyển nhanh các công nghệ từ phòng thí nghiệm ra tới các bệnh viện. Các chi phí cho khoa học và kỹ thuật ước chừng chỉ khoảng một phần ba chi phí của Hoa Kỳ. Và kỹ năng kinh doanh đã được ghi nhận của các công ty Israel chủ yếu thấy được từ những kết quả thành công mà các công ty Israel đã thực hiện được trong lĩnh vực công nghệ cao, nơi kết quả kinh doanh nhanh chóng nhận biết được. Các công ty Israel đang hoạt động buôn bán tại Phố Uôn nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác trừ Canada. Sự kết hợp giữa các công ty liên doanh và các công ty công nghệ sinh học cũng được trợ giúp bởi ngành công nghệ cao của Israel. Các giám đốc công ty liên doanh thường có các chuyến viếng thăm Israel, nơi ngành công nghệ cao đang phát triển của quốc gia thường được xem như là Thung lũng Silicon thứ 2. Các công ty liên doanh này đã hưởng những khoản thu lời tốt từ các đầu tư trong những lĩnh vực như công nghệ Internet. Hiện ước lượng có khoảng 15% trong toàn bộ các công nghệ Internet mới là được phát triển ở Israel.

Các công ty công nghệ sinh học Israel có thể không chiếm tới 15% của nghiên cứu và phát triển thuốc trên thế giới, nhưng nhiều công ty liên doanh đang làm ăn trên bối cảnh là rất nhiều loại thuốc cuối cùng lại chứa bên trong các công nghệ phát triển bởi Israel. Một số công ty Israel đã thu hút được lượng vốn liên doanh đáng kể, trong số đó có công ty Peptor, thu hút được 25 triệu đô la đầu tư từ nhiều nhà đầu tư hơn bất kỳ các công ty tư nhân Israel nào khác, có thể kể ra như Walden Group, Rosthchild Asset Management, Biotechnology Investment Group và đại diện của hai công ty dược lớn nhất Israel. Công ty Peptor sử dụng hóa tổ hợp và công nghệ thiết kế bằng máy tính để tạo ra thư viện dữ liệu về các SCAPL (Các tương đồng nhỏ theo chu kỳ của các vòng Peptit) nhằm chữa một số bệnh, và đã hình thành liên minh với các công ty như Ares-Serono, Teva, Xoma, Neoprobe, và Mallinckrodt.

Công ty Compugen vừa qua được tờ thời báo tài chính Globes của Israel nêu lên như một công ty đáng noi theo trong năm 1998. Công ty này đã tăng được số vốn thêm 8,5 triệu đô la từ các nhà đầu tư trong số đó có cả Apax-Leumi Partners, Oppenheimer & Co, Venture Partners của Hoa Kỳ, và Seed Partners của Israel. Công ty này đã phát triển một diễn đàn thông tin sinh học bao gồm cả một công cụ tìm kiếm mạnh nhằm tách biệt các thông tin sản phẩm hàng đầu về thuốc khỏi các ngân hàng dữ liệu gen khổng lồ. Các sản phẩm của Compugen được cài đặt trong các cơ sở công ty và các viện như Merck, SmithKline Beecham, Eli Lilly, Bayer và Sanger Centre.

D-Pharm có khởi đầu với một ít vốn do chính phủ Israel cung cấp cho các công ty mới làm ăn năm 1993. Kể từ đó, công ty đã thu hút được hơn 8 triệu đô la trong quỹ tư nhân từ các nhà tư bản liên doanh trên thế giới. Trong số đó phải kể đến: Quỹ Gemini của Israel, các quỹ có trụ sở tại Hoa Kỳ như Quỹ Advent Venture, Walden Group, và Medmax Venture cũng như Quỹ tăng trưởng Israel Apax-Leumi có trụ sở tại Anh, và Vertex Group, một chi nhánh của tập đoàn Singapore Technologies. Công ty đang phát triển các thuốc chống động kinh, bảo vệ thần kinh và các thuốc khác, có sử dụng các công nghệ Kích hoạt phân tử có chọn lọc và Truyền dẫn (SMARt). Các công nghệ SMARt kích hoạt và dẫn thuốc tới các mục tiêu cần điều trị bằng cách sử dụng các hệ thống sinh học tự nhiên của cơ thể. Trước đó cũng trong tháng này D-Pharm đã có được Thông báo Cho phép từ Phòng Cấp bằng sáng chế và Nhãn hiệu hàng hóa của Hoa Kỳ cho sản phẩm hỗ trợ thuốc mới là axít valpoic với độ thâm nhập vào tế bào được tăng cường. Các nghiên cứu về động vật cũng cho rằng những thuốc này sẽ giúp cải thiện việc điều trị động kinh và các chứng thần kinh khác.

Trong khi đó, công ty XTL Biopharmaceuticals cũng thu hút được hơn 3 triệu đo la đầu tư từ Tập đoàn quản lý bất động sản Rothschild và một nhóm các quỹ đầu tư ở Israel bao gồm Medica, Inventech và Nitzarim. Công ty đang phát triển các dược phẩm sinh học có sử dụng hệ thống “Trimera” của mình – một con chuột có mang mô của người giúp phát triển các kháng thể vô tính đơn hoàn toàn dùng để chữa trị cho người, và cũng giúp các thuốc thích hợp được sàng lọc theo hiệu quả chữa các bệnh về vi rút, oncological, và tự miễn dịch. Một thuốc chống viêm gan B dựa trên chông nghệ này sẽ bước vào giai đoạn thử I và II trong năm 1998. XTL có các liên minh chiến lược với công ty Biochem Pharma của Canada và công ty Neoprobe. Nhiều công ty công nghệ sinh học mới nổi lên ở Israel hy vọng năm 1998 sẽ là năm họ sẽ đạt được các liên minh chiến lược chủ yếu. Với công ty Pharmos, nơi đang đẩy mạnh các thử nghiệm lâm sàng với các thuốc Lotemax và các thuốc về mắt khác qua một đối tác chiến lược với Bausch & Lomb, và năm tới hy vọng sẽ thực hiện được phần lớn các sản phẩm CNS của họ. Một trong số đó, sản phẩm dexanabinol, đã đang ở trong giai đoạn thử nghiệm II với các chấn thương vùng đầu nghiêm trọng. Cũng tương tự, D-Pharm rất lạc quan về việc kết thúc một vụ giao dịch với một nhà sản xuất chủ yếu về thuốc chống động kinh trong khi Compugen hy vọng tìm ra một kênh phân phối chính trong đấu trường các bệnh về gien.

Ngành công nghệ sinh học của Israel có thể không đạt thêm chứng nhận nào của FDA năm nay, nhưng có thể có được một hai giao dịch đối tác lớn vào bất kỳ lúc nào.

Công nghệ sinh học Israel đang phát triển thịnh vượng

Công nghệ sinh học của Israel từ lâu đã được biết tới như một địa chỉ tốt cho các đột phá trong khoa học. Nhưng một trong những tiêu đề lớn nhất của ngành này trong vài năm qua lại không có liên quan gì tới khoa học, mà lại liên quan tới tiền mặt. Đó là câu chuyện của 100 triệu đô la của nhà trùm đầu tư Clal Biotechnology Industries (CBI), cuối cùng đã trao cho ngành công nghệ sinh học Israel giúp ngành này có một sự thúc đẩy về tài chính ngay tại quê nhà. CBI bắt đầu đầu tư vào tháng 7 năm 1998 với một khoản ban đầu là 30 triệu đô la lấy từ chi nhánh công ty là Clal Industries and Investments có trụ sở tại Tel Aviv, một trong những tổng công ty công nghiệp lớn nhất Israel. Theo sau nó là những cam kết khác tổng trị giá 70 triệu đô la từ một nhóm các doanh nghiệp hàng đầu Ỉael, bao gồm Ngân hàng đầu tư Poalim ở Tel Aviv, Quỹ Challenge Venture ở Savyon, công ty Techno-Rov ở Tel Aviv và công ty Cayrex Private Equity ở Herzaliya.

Ảnh hưởng của CBI là quan trọng – và không phải là do thiếu đầu tư nước ngoài. Các nhà tư bản liên doanh như Quỹ Advent Venture và công ty Walden Group ở Hoa Kỳ, cùng với công ty Apax Partners ở Anh, yêu cầu có mặt nhiều hơn ở Israel, và nhiều lãnh đạo các quỹ quốc tế thường xuyên bay tới Tel Aviv. Tuy nhiên, việc thu hút được một tập đoàn tài chính lớn là một bằng chứng rõ ràng cho sự cuốn hút đầu tư do ngành công nghệ sinh học Israel tạo nên.

Chiến lược của CBI

Câu chuyện của CBI cũng rất thú vị bởi sự tiếp cận tươi mới của nó. Được lãnh đạo bởi ông David Haselkorn, cựu lãnh đạo của tập đoàn Bio-Technology General, CBI đầu tư bạo tay trái ngược với kiểu thận trọng mà các nhà đầu tư theo kiểu truyền thống trong ngành công nghệ sinh học vẫn thường làm. Thay vì đầu tư một số tiền nhỏ khởi đầu cho rất nhiều công ty mới khai sinh, CBI đầu tư với khối lượng lớn vào một vài chỗ chọn lọc ở cấp cao hơn. Trong mỗi cuộc đầu tư, CBI đóng vai trò nhà đầu tư dẫn đầu, cùng với sự đóng góp từ các thành viên tập đoàn của các nhóm khác. CBI đầu tư với mục đích trở thành một cổ đông chính và đảm bảo quyền ưu tiên với các lợi ích tương lai mà công ty sẽ có.

Món tiền khởi đầu đầu tiên của CBI là khoản đầu tư 10 triệu đô la vào công ty D-Pharm, một công ty phát triển các công nghệ về thuốc men có trụ sở ở Rehovot. Món đầu tư này đi cùng với 5 triệu đô la từ các nhà đầu tư trước đó của D-Pharm. Sau đó, vào tháng 12/1998, CBI tập trung một gói đầu tư trị giá 15 triệu đô la mua cổ phiếu của công ty Compugen, một công ty về thông tin sinh học có trụ sở ở Tel Aviv. CBI góp 8 triệu đô la, số còn lại là từ các thành viên tập đoàn và các nhóm khác.

Vào tháng 1/1999, CBI tập trung một gói đầu tư tổng trị giá 2,5 triệu đô la để mua cổ phiếu của một công ty mới hoạt động là NeuroSurvival Technologies ở Tel Aviv, một công ty phát triển các loại thuốc can thiệp vào quá trình apoptotic (tê liệt?). Số lượng đầu tư và giai đoạn khởi đầu của công ty là phần nhiều theo cung cách đầu tư công nghệ sinh học truyền thống, nhưng CBI biện bạch rằng “cơ hội này quá tốt nên không nỡ từ chối”.

Và hơn là hạn chế đầu tư của mình chỉ trong Israel, CBI còn có một tiếp cận quốc tế, hiện đang nhằm tới các công ty ở Châu Mỹ và Châu Âu có khả năng bắt đầu quan hệ làm ăn với một trong các công ty trong danh sách của CBI.

Điều gì đã khiến cho công ty Clal Industries, một tập đoàn làm ăn trong lĩnh vực sản xuất và điện tử, lại quyết định rằng công nghệ sinh học Israel là một sân chơi tốt? Một cái nhìn lướt qua những dữ liệu được ghi nhận của Israel sẽ cho ta một số manh mối.

Thế hệ thứ nhất

Trước hết, có những câu chuyện thành công xác thực.

Công ty Bio-Technology General, trụ sở chính ở Rehovot, với một cơ sở ở Hoa Kỳ, thành phố Iselin, bang New Jersey, là một trong những công ty sinh dược đầu tiên trên thế giới thấy được lợi nhuận, đăng ký doanh thu khoảng 78 triệu đô la năm 1998 và có thu nhập ròng là 18 triệu đô la.

Công ty Teva Pharmaceutical Industries ở Jerusalem doanh thu bỏ túi là hơn tỷ đô la năm 1998. Teva là nhà tiếp thị hàng đầu về các loại thuốc về gien ở Hoa Kỳ; nó cũng tạo ra doanh thu từ việc bán thuốc Copaxone chữa đa xơ cứng.

Các câu chuyện thành công khác nữa bao gồm công ty Biosense ở Haifa, một nhà phát triển công nghệ tim mạch (myocardinal). Công nghệ này được công ty Johnson & Johnson đặt hàng năm 1997 với hơn 400 triệu đô la, và công ty Medinol ở Tel Aviv, người sáng chế ra “stent” – một lò xo thép được cấy vào tim để tránh phải phẫu thuật dùng tim nhân tạo. Với Tổng công ty Boston Scientific, giờ đang tiếp thị hơn 100 triệu đô la sản phẩm stent của Medinol trong một quý, thì công ty Medinol hiện có trị giá trong khoản từ 1,5 tới 2 tỷ đô la.

Một công ty khác cũng đang tiến rất nhanh là Pharmos Corp., có trụ sở ở Rehovot và Iselin, New Jersey. Pharmos đã có hai loại thuốc được FDA chứng nhận là Lotemax và Alrex có bán ở các nhà thuốc ở Hoa Kỳ dưới nhãn mác của Bausch & Lomb va một hồ sơ nữa đang đợi được chứng nhận trong năm nay cho một loại thuốc mắt thứ ba, là LE-Tobramycin, thuốc này đã qua giai đoạn thử nghiệm lâm sàng. Pharmos cũng đã hoàn thành giai đoạn thử nghiệm II với thuốc Dexanabinol, một loại thuốc có tiềm năng thành công cho các tổn thương ở não, là một hợp chất tương tự như thành phần hoạt tính của Marijuana. (xem “Công nghệ sinh học ở Israel”, trong hồ sơ lưu của Signal, để có thêm thong tin về các công ty công nghệ sinh học Israel “thế hệ đầu tiên”.)

Các ngôi sao đang nổi

Tuy nhiên, các công ty công nghệ sinh học ban đầu đó cùng những thành công của họ mới chỉ là sự khởi đầu của câu chuyện công nghệ sinh học của Israel. Còn thêm nhiều công ty khác nữa đang theo sát chân của họ, bao gồm những công ty sau:

Công ty Peptor: Có trụ sở ở Rehovot, công ty có nguồn tài chính tốt và đã phát triển một chất tương tự như Protein 60, tên là DiaPep 277, hiện đang giai đoạn II thử nghiệm để ngừa tiểu đường tuýp I. Nhưng điều gây thú vị quanh những thử nghiệm này còn được nhân đôi: DiaPep 277 về thực chất là vượt trội hơn tất cả các thuốc cạnh tranh, và có cơ hội là công nghệ này có thể được áp dụng rộng rãi cho các bệnh về tự miễn dịch và viêm nhiễm. Nếu vậy nó sẽ mở rộng cửa tới các thị trường của các bệnh viêm khớp mãn, đa xơ cứng và đào thải mô ghép, và một số bệnh khác nữa.

Một thuốc khác của Peptor là Somatoprim, một chất tương tự (receptor-specific) của hóc môn somatostatin, sắp bước vào các thử nghiệm giai đoạn I để chữa tiểu đường Nephropathy. Thuốc này được phát triển có sử dụng công nghệ độc quyền của hãng để tạo ra các thành phần tương tự theo chu kỳ của các vòng peptide nhỏ, là chất tạo thành các thành phần hoạt tính sinh học của các protein và peptide. Peptor dựa vào vốn 45 triệu đô la từ các nhà đầu tư bao gồm Tập đoàn đầu tư công nghệ sinh học, Quỹ Walden của Israel, hãng Công nghiệp và dược phẩm Teva, Công ty quản lý liên doanh Techno và công ty Alpinvest International.

Công ty D-Pharm: Công ty này trước đó đã hoàn thành một nghiên cứu giai đoạn I về thuốc DP-VPA, một chiết xuất hàng đầu của loại thuốc axít Valproic đang được đánh giá cao, đang bao quát 30% thị trường thuốc chống động kinh. D-Pharm có vị trí như là một người dẫn đầu tiềm năng trong lĩnh vực tái công nghệ các thuốc có gốc lipid, và có một đường dẫn đa dạng bao gồm các loại thuốc dành cho các lĩnh vực điều trị không tiếp cận được trước đây, như điều trị đột quỵ cấp tính. Công ty đã thu hút được 23 triệu đô la từ các nhóm đầu tư như CBI, Quỹ Advent Venture, Quỹ quản lý vốn liên doanh Gemini, các công ty Walden Group, Apax Partners, Vertex Group và Medmax Venture.

Công ty công nghệ sinh học Proneuron: Có trụ sở ở Ness-Ziona, công ty này đang bước vào các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I với một phương pháp điều trị có thể mang tới hy vọng cho các nạn nhân bị tổn thương xương sống, hiện vẫn chưa có thuốc trị. Năm nay, các bệnh nhân mới bị liệt ở hai trung tâm y tế ở Israel sẽ là người đầu tiên trên thế giới được điều trị với phương pháp điều trị tế bào nhằm tái tạo các mô dây sống bị tổn thương. Trên thực tế, ngay tuần này, cơ quan FDA của Hoa Kỳ đã chứng nhận cho thử nghiệm này. Công ty Proneuron có một kiểu trị liệu thần kinh tăng cường với các công nghệ dựa trên cơ sở các tế bào T được hoạt hóa cho chất bảo vệ thần kinh CNS và một phân tử ngăn miễn dịch nhỏ được áp dụng để chống lại các bệnh tự miễn dịch. Khoảng 7 triệu đo la đã được đầu tư vào công ty từ Tập đoàn đầu tư Hudson và một nhóm các công ty liên doanh của Israel.

Công ty Compugen: Mảng cạnh tranh của công ty thông tin sinh học này ở trong lĩnh vực phát triển thuật toán, và tìm những con đường tốt nhất để hiểu được các dữ liệu dạng EST (expressed sequence tag). Compugen đã nhận dạng được hàng ngàn gien mới ở người và các biến thể kết hợp thay thế của các gien đã biết. Công ty có một nỗ lực nghiên cứu gien trị giá nhiều triệu đô la tiến hành với vụ Parke-Davis của công ty Warner-Lambert, hợp đồng ký kết tháng 12/1998. Các bộ gia tốc phần cứng và các sản phẩm phần mềm phân tích chuỗi đã được cài đặt tại hơn 50 cơ sở nghiên cứu thuốc. Vừa qua, công ty Compugen đã bắt đầu phê chuẩn chức năng của các gien mới phát hiện, với mục đích cuối cùng là cấp giấy phép các gien đã được phê chuẩn cho các nhà dược phẩm lớn.

Sự gia tăng mạnh của các công ty mới thành lập


Và giờ có rất nhiều công ty mới thành lập. Israel chỉ đứng thứ hai sau Hoa Kỳ về tổng số các công ty công nghệ mới thành lập trong mỗi năm và là một nguồn phát minh khoa học dồi dào. Với tỷ lệ 1/3 số nhà khoa học Israel là chuyên về các khoa học về cuộc sống, nên các phát kiến sinh-y học có rất nhiều. Các công ty mới thành lập được nuôi dưỡng bởi các sáng kiến của chính phủ, bao gồm cả các trợ cấp hào phóng từ Văn phòng Khoa học Trưởng thuộc Bộ Công nghiệp và Thương mại. Các trợ cấp này đã giúp các trung tâm nuôi dưỡng kinh doanh nổi lên cùng với các viện nghiên cứu có tiếng trên thế giới như Viện Weizmann, Trường Đại học Tel Aviv và trường Đại học Hebrew.

Các công ty mới thành lập còn hưởng lợi từ khoản 110 triệu đô la thuộc Quỹ Phát triển Nghiên cứu Công nghiệp song phương giữa Hoa kỳ và Israel. Quỹ này đổ hàng triệu đô la chi phí ngoài dự toán vào nghiên cứu và phát triển hàng năm. Nước Anh vừa qua cũng đã thiết lập một quỹ tương tự với số tiền 15,5 triệu bảng Anh với dự định cấp tài chính cho các dự án nghiên cứu và phát triển với các công ty Anh và Israel có hợp tác làm ăn song phương. Trong buổi ký kết hiệp định, Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Anh có nói: “Israel có lẽ có được mật độ các nhà khoa học và chuyên gia công nghệ đông nhất trên thế giới.”

Một số công ty mới đáng được quan tâm


Công ty Sol-Gel Technologies: Công ty này thành lập tháng 11/1997 với khoảng 1 triệu đô la tiền vốn ban đầu từ quỹ Evergreen Canada-Israel Fund và các nhà đầu tư Israel khác. Sol-Gel đã phát triển một công nghệ giúp các phân tử hữu cơ, vô cơ và sinh-hữu cơ được bọc trong những hạt thủy tinh silica rất nhỏ ở nhiệt độ phòng, làm đường cho một thế hệ mới các sản phẩm y tế, mỹ phẩm và thực phẩm. Sản phẩm đầu tiên của công ty là một loại kem chống nắng an toàn hơn và hiệu quả hơn, hy vọng sẽ có mặt trên thị trường vào năm 2001.

Công ty Carbozyme NT: Công ty Carbozyme có trụ sở ở Modi’in, đặt mục tiêu chinh phục một trong những giới hạn lớn nhất của những khám phá về thuốc – đó là các loại thuốc có liên quan tới glycerin. Công ty này mới thành lập đầu năm nay đã phát triển một dữ liệu và công nghệ Glycomics độc quyền nhằm sàng lọc hiệu quả hơn các tập hợp carbon hydrat phức tạp. Công ty Carbozyme nhận dạng các phản ứng qua lại giữa carbon hydrat và protein giúp phát hiện các mục tiêu và truyền dẫn của thuốc.

Công ty Natural Compounds: Công ty mới thành lập ở Oranim, đang phát triển các thuốc uống chống tiểu đường có sử dụng độc quyền các thành phần chiết xuất từ các nguồn men và thực vật. Các nghiên cứu tiền lâm sàng của các sản phầm này ở động vật cho thấy một mức độ hiệu quả cao trong việc giảm lượng glucose và lipid trong máu, qua đó giảm được độ phụ thuộc vào insulin. Một nghiên cứu lâm sàng ở người sẽ được lên kế hoạch trong năm sau. (Công ty Natural Compounds có thể liên hệ qua email: mirsky@infolink.net.il )

Công ty CellStain Technologies: Công ty mới này được thành lập ở Rehovot năm 1997, đã phát triển một phương pháp kỹ thuật cao giúp chẩn đoán ung thư hiệu quả và chính xác hơn, chất lượng cao hơn các kỹ thuật như vết Pap. CellStain đã phát triển thứ mà công ty tuyên bố là quá trình lịch sử-hóa học đầu tiên có thể phân biệt các tế bào ung thư với các tế bào thường qua phương pháp nhuộm khác biệt. Trong một quá trình 15 phút, các tế bào thường được nhuộm xanh còn các tế bào ác tính chuyển thành đỏ. Kỹ thuật này có tầm quan trọng đặc biệt cho việc chẩn đoán ung thư của các nhà bệnh lý học khi mà các điều kiện bệnh lý của các tế bào không bị bệnh có thể trông tương tự như các tế bào ác tính trong các mẫu sinh thiết và cytological. Các nghiên cứu thử nghiệm cho thấy phương pháp của CellStain tóm được các tế bào ác tính mà các phương pháp thông thường khác bị bỏ qua (Công ty CellStain Technologies có thể liên hệ qua email: cellstai@netvision.net.il )

Công ty Công nghệ tiên tiến M.T.R.E: Được thành lập năm 1998, công ty này có trụ sở ở Caesarea. Ở gần khán trường La Mã cổ đại, MTRE đang phát triển sản phẩm Allon, một thiết bị sinh-y học trong tương lai có thể trở thành một phần tiêu chuẩn của phẫu thuật hiện đại. Allon là một hệ thống điều hòa nhiệt có sử dụng vi tính giúp giữ nhiệt độ cơ thể ở mức bình thường. Khi được sử dụng trên các bệnh nhân đang phải trải qua gây mê toàn bộ, thiết bị này giúp ngăn sự giảm thân nhiệt, giảm thiểu nguy cơ tử vong và rút ngắn thời gian hồi tỉnh. Allon còn có thể đóng vai trò thiết yếu trong việc giảm sốt cao, đặc biệt ở các bệnh nhân trong hồi sức cấp cứu. Thiết bị này đang đợi công nhận của FDA trong năm 2000.

Cho dù có khó khăn về xa cách địa lý đối với các trung tâm công nghệ sinh học và dược phẩm chính ở Châu Âu và Hoa Kỳ, công nghệ sinh học của Israel vẫn khắc phục được các trở ngại về địa lý với một sự bộc lộ mạnh mẽ - một số người nói là rất năng động – các ý tưởng, công nghệ và nhạy bén tài chính. Sự toàn cầu hóa ngày càng tăng của ngành công nghệ sinh học và y tế đã tạo cho Israel một ưu thế và hứa hẹn sẽ làm cho nền công nghệ sinh học của Israel có ảnh hưởng mạnh mẽ hơn trong tương lai.
 
Israel - Ngôi sao công nghệ cao thế giới

Israel, đất nước ở phía Đông Địa Trung hải luôn gợi cho người ta nghĩ tới bom rơi, đạn nổ và những cuộc xung đột lại là một quốc gia có sự phát triển về công nghệ cao đầy căn bản và không ngừng.

Từ cuộc cách mạng đồng ruộng đến công nghệ cao​

Cuộc sống của người dân Israel vốn gắn với nông nghiệp. Nhưng Israel không phải là một đất nước có đủ những thuận lợi tự nhiên để phát triển một nền nông nghiệp đáng tự hào như ngày nay. Những khu vườn xanh, những hệ thống nước, những khu nhà năng lượng mặt trời đã thay thế những hoang mạc cằn, những bụi cây khô cháy cách đây gần chục năm. Tất cả nhờ những sáng tạo không ngừng trong nghiên cứu với mục tiêu rất rõ ràng: đưa công nghệ vào phục vụ cuộc sống.

Và cuộc cách mạng công nghệ không chỉ dừng lại trên những cánh đồng…

Ngày ngày, những em học sinh trung học sinh sống nơi những sa mạc xa xôi vẫn đi bộ hàng cây số đến các trung tâm tin học gần trường học của mình để tham gia vào những dự án đào tạo về CNTT. Các em đang được khám phá rất nhiều điều mới mẻ về thế giới thông qua Internet và những công nghệ khác bằng những chiếc máy vi tính được thiết kế riêng.

Ngay tại bệnh viện, những em nhỏ không có điều kiện lên lớp vì bệnh tật cũng có thể tiếp nhận thông tin, được học tập và được hỗ trợ bằng những công cụ và giáo án điện tử được thiết kế riêng.

Trong từng gia đình, những ứng dụng công nghệ cũng được áp dụng vào những công việc gần gũi nhất, giúp giải quyết những vấn đề hàng ngày của mỗi gia đình. Bạn có thể hình dung khi con bạn ốm, ngay tại nhà, bạn cũng có thể nhận được những tư vấn và hướng dẫn cụ thể của bác sỹ thông qua cách trao đổi rất đơn giản và tiết kiệm: truy cập hệ thống web chính phủ điện tử.

Ngày nay ở Israel, có thể nói, cuộc sống đã trở nên khác biệt hơn rất nhiều nhờ những dự án công nghệ thiết thực và gần gũi để nâng cấp cuộc sống cho người dân theo những kết quả nghiên cứu cụ thể ở từng vùng. Sự phổ biến và thông dụng của công nghệ trong cuộc sống chính là điều không thể thiếu khi nói tới đất nước Israel, điều mà đôi khi bị người ta lãng quên bởi những bất ổn chính trị liên miên đã quá nổi tiếng ở đất nước này.

Israel - thung lũng Silicon ngoài nước Mỹ​

Về nhì thế giới trong cuộc đánh giá về chất lượng đào tạo đại học. Cũng ở vị trí thứ hai thế giới về quỹ đầu tư vốn mạo hiểm sau Mỹ.

Đứng đầu thế giới về đầu tư nghiên cứu và phát triển công nghệ, cũng là quán quân về số lượng các nhà khoa học và kỹ thuật viên trong lực lượng lao động với tỉ lệ 145/10.000, cao hơn hẳn so với 85 tại Mỹ.

Sự xuất hiện những tên tuổi lớn có lẽ cũng chưa ở đâu ấn tượng như Israel. Cả Microsoft và Cisco đều xây dựng các trung tâm nghiên cứu và phát triển có cơ sở nước ngoài duy nhất tại Israel. Israel cũng là nơi Intel xây dựng nhà máy sản xuất chip đầu tiên ngoài nước Mỹ, nơi công nghệ vi xử lý chip điện tử MMX đã được thiết kế.

Hơn 3000 công ty công nghệ cao và mới được thành lập tại Israel, lượng tập trung các công ty công nghệ cao chỉ sau thung lũng Silicon của Mỹ. Trong đó, rất nhiều tên tuổi lớn đóng thương hiệu Israel như Checkpoint - công ty phần mềm nổi tiếng về mạng riêng ảo và tường lửa, Amdocs - thương hiệu gắn liền với công nghệ thư thoại, Given Imaging Israel với phát minh Pill Cam - loại máy quay siêu nhỏ đầu tiên trên thế giới có thể đút vào trong viên thuốc…

Israel là nơi mà ông chủ tập đoàn Microsoft Bill Gates bị cuốn hút bởi hệ thống đào tạo đại học đầy ấn tượng. Israel là nơi mà Chủ tịch tập đoàn kiêm giám đốc điều hành của Intel Craig Barrett không tiếc những lời khen tặng: “Giáo dục tốt, chính sách công nghệ cởi mở và con người có chuyên môn”, còn bà Chủ tịch tập đoàn Oracle Safra Catz thì nhận định “tiềm năng vô cùng”…

Cùng với đó, nền công nghệ cao của Israel còn có thể tự hào khi là cái nôi đón nhận sự chào đời của rất nhiều phát minh có thể khiến nhiều người trầm trồ:

- Chiếc điện thoại di động đầu tiên được phát triển tại nhà máy của Motorola đóng tại Israel.

- Hầu hết các hệ thống hoạt động của chương trình Window NT và XP được Microsoft Israel phát triển.

- Công nghệ thư thoại được phát triển tại Israel.

- Chương trình ICQ, cơ sở công nghệ dành cho tin nhắn tức thời AOL được 4 kỹ sư trẻ Israel phát triển năm 1996.

- Gói phần mềm chống virus máy tính đầu tiên được phát triển tại Israel những năm 1970....
 
Vì sao người Do Thái giỏi làm kinh tế ?​

Karl Marx, Alan Greenspan, Paul Krugman, George Soros, Michael Bloomberg... đều là những người gốc Do Thái rất thành công trên mặt trận làm kinh tế.


Cả một dân tộc giỏi làm kinh tế


Chúng ta đều biết người Do Thái (thời cổ gọi là Hebrew) là dân tộc thành công nhất trên nhiều lĩnh vực trí tuệ, nhưng có lẽ ít ai biết họ thực ra còn cực kỳ xuất sắc trên mặt kinh tế, tài chính, thương mại.

Họ đạt được những thành tựu đó trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn: toàn bộ dân tộc Do Thái buộc phải sống lưu vong phân tán, “ăn nhờ ở đợ” suốt 2000 năm qua trên khắp thế giới, đi tới đâu (trừ ở Mỹ) cũng bị xa lánh hoặc hắt hủi, xua đuổi, tước đoạt, thậm chí hãm hại, tàn sát vô cùng dã man, bị cấm được sở hữu bất cứ tài sản cố định nào như nhà đất, tài nguyên thiên nhiên…

Chỉ cần lướt các mạng tìm kiếm là ta có thể sưu tầm được ngay một số thành tựu cực kỳ gây ấn tượng của người Do Thái trên lĩnh vực kinh tế, dù là về mặt lý thuyết hay thực tiễn. Hãy xem một số số liệu sau đây:

Rất nhiều nhà lý thuyết kinh tế hàng đầu thế giới là người Do Thái, các lý thuyết họ xây dựng nên đã ảnh hưởng vô cùng to lớn nếu không nói là quyết định tới quá trình trình tiến hóa của nhân loại:

- Karl Marx (Các Mác) người khám phá ra “giá trị thặng dư” và xây dựng học thuyết kinh tế chủ nghĩa cộng sản sẽ thay thế cho chủ nghĩa tư bản, được gọi là một trong hai người Do Thái làm đảo lộn cả thế giới (người kia là Jesus Christ);

- Alan Greenspan 17 năm liền được 4 đời Tổng thống Mỹ tín nhiệm cử làm Chủ tịch Cơ quan Dự trữ Liên bang (FED, tức Ngân hàng Nhà nước Mỹ) nắm quyền sinh sát lớn nhất trong giới tài chính Mỹ, thống trị lĩnh vực tài chính tiền tệ toàn cầu;

- Paul Wolfowitz cùng người tiền nhiệm James Wolfensohn, hai cựu chủ tịch Ngân hàng Thế giới, tổ chức tài chính có tác dụng rất lớn đối với các nước đang phát triển;

- 41% chủ nhân giải Nobel kinh tế thời gian 1901-2007 là người Do Thái (cộng 13 người), chẳng hạn Paul Samuelson (1970), Milton Friedman (1976) và Paul Krugman (2008)… là những tên tuổi quen thuộc trong giới kinh tế thế giới hiện nay, các lý thuyết của họ được cả thế giới thừa nhận và học tập, áp dụng...

Nhiều nhà giàu nổi tiếng thế giới từng tác động không nhỏ tới chính trị, kinh tế nước Mỹ và thế giới là người Do Thái. Đơn cử vài người :

- Jacob Schiff, chủ nhà băng ở Đức, sau sang Mỹ định cư; đầu thế kỷ XX do căm ghét chính quyền Sa Hoàng giết hại hàng trăm nghìn dân Do Thái ở Nga, ông đã cho chính phủ Nhật Bản vay 200 triệu USD (một số tiền cực kỳ lớn hồi ấy) để xây dựng hải quân, nhờ đó Nhật thắng Nga trong trận hải chiến Nhật-Nga năm 1905.

Nhớ ơn này, trong đại chiến II Nhật đã không giết hại người Do Thái sống ở Trung Quốc tuy đồng minh số Một của Nhật là phát xít Đức Hitler có nhờ Nhật “làm hộ” chuyện ấy.

- Sheldon Adelson, người giàu thứ 3 nước Mỹ năm 2007, với tài sản cá nhân lên tới 26,5 tỷ USD.

- George Soros giàu thứ 28 ở Mỹ (7 tỷ USD) nổi tiếng thế giới hiện nay về ý tưởng đầu tư và làm từ thiện quy mô lớn.

- Michael Bloomberg có tài sản riêng 5,1 tỷ USD, làm thị trưởng thành phố New York đã 8 năm nay với mức lương tượng trưng mỗi năm 1 USD và là chủ kênh truyền hình Bloomberg nổi tiếng trong giới kinh tế, đang được mong đợi sẽ là ứng cử viên Tổng thống Mỹ khóa tới...

Cộng đồng Do Thái ở Mỹ chiếm một nửa tổng số người Do Thái trên toàn thế giới là quần thể thiểu số thành công nhất ở Mỹ dù chỉ chiếm 2,5% số dân. Khoảng một nửa số doanh nhân giàu nhất Mỹ, 21 trong số 40 nhà giàu đứng đầu bảng xếp hạng của tạp chí Forbes là người Do Thái, và cộng đồng Do Thái có mức sống bình quân cao hơn mức trung bình của nước này. Họ nắm giữ phần lớn nền kinh tế tài chính Mỹ, tới mức người Mỹ có câu nói “Tiền nước Mỹ nằm trong túi người Do Thái”.

Nguyên nhân do đâu ?

Vì sao người Do Thái giỏi làm kinh tế trên cả hai mặt lý thuyết và thực hành như vậy? Lịch sử đã chứng minh, yếu tố quyết định thành công của một dân tộc bắt nguồn từ truyền thống văn hóa của dân tộc ấy.

Để tìm hiểu truyền thống văn hóa của dân tộc này, không thể không nhắc đến các nguyên tắc chính của đạo Do Thái (Judaism), tôn giáo lâu đời nhất thế giới còn tồn tại tới ngày nay và là chất keo bền chắc gắn bó cộng đồng, khiến dân tộc này giữ gìn được nguyên vẹn nòi giống, ngôn ngữ, truyền thống văn hóa mặc dù phải sống phân tán, lưu vong và bị kỳ thị, xua đuổi, hãm hại, tàn sát dã man suốt 2000 năm qua.

Trước hết người Do Thái có truyền thống coi kiến thức trí tuệ là thứ quý nhất của con người. Kinh Talmud viết: Tài sản có thể bị mất, chỉ có tri thức và trí tuệ thì mãi mãi không mất đi đâu. Các ông bố bà mẹ Do Thái dạy con: Của cải, tiền bạc của chúng ta đều có thể bị kẻ khác tước đoạt nhưng kiến thức, trí tuệ trong đầu óc ta thì không ai có thể cướp nổi.

Với phương châm đó, họ đặc biệt coi trọng việc giáo dục, dù khó khăn đến đâu cũng tìm cách cho con học hành; ngoài ra họ chú trọng truyền đạt cho nhau các kinh nghiệm làm ăn, không bao giờ giấu nghề.

Thứ hai, đạo Do Thái đặc biệt coi trọng tài sản và tiền bạc. Có lẽ sở hữu tài sản là một trong các vấn đề quan trọng nhất của đời sống loài người, là nguyên nhân của cuộc đấu tranh giữa con người với nhau (đấu tranh giai cấp) và chiến tranh giữa các quốc gia.

Trọng tiền bạc là đặc điểm nổi bật ở người Do Thái. Họ coi đó là phương tiện tốt nhất để bảo vệ mình và bảo vệ dân tộc họ. Quả vậy, không có tiền thì họ làm sao tồn tại nổi ở những quốc gia và địa phương họ sống nhờ ở đợ, nơi chính quyền và dân bản địa luôn chèn ép, gây khó khăn.

Hoàn cảnh ấy khiến họ sáng tạo ra nhiều biện pháp làm giàu rất khôn ngoan. Thí dụ cửa hiệu cầm đồ và cho vay lãi là sáng tạo độc đáo của người Do Thái cổ đại - về sau gọi là hệ thống ngân hàng. Buôn bán cũng là một biện pháp tồn tại khi trong tay không có tài sản cố định nào.

Người ta nói dân Do Thái có hai bản năng: thứ nhất là bản năng kiếm tiền; thứ hai là bản năng làm cho tiền đẻ ra tiền - họ là cha đẻ của thuyết lưu thông tiền tệ ngày nay chúng ta đều áp dụng với quy mô lớn (còn ai kiếm tiền dễ hơn ngành ngân hàng).
 
Tiền - Tri Thức - Trí Tuệ​

Do Thái là một dân tộc rất coi trọng trí tuệ. Thành công của họ cũng thường do cực kỳ mưu trí mà giành được, đặc biệt chỉ riêng về doanh nhân Do Thái vai trò của họ đến nền tài chính thế giới đã nói lên tất cả.

Những giá trị hữu hình như tài chính tiền tệ có thể rất dễ nhận biết nhưng khái niệm Trí Tuệ lại là một khái niệm rất mơ hồ đụng chạm đến một phạm vi rộng lớn. Nó được định nghĩa không rõ ràng, do đó trí tuệ là gì cũng có nhiều cách hiểu khác nhau. Theo các doanh nhân Do Thái trí tuệ là gì?

Người Do Thái có một chuyện vui cười nói về mối quan hệ giữa trí tuệ với của cải: Có hai học giả nói chuyện với nhau.

Trí tuệ và tiền bạc cái nào quan trọng hơn
Tất nhiên là trí tuệ quan trọng hơn​

Vậy tại sao người có trí tuệ lại phải làm việc cho người giàu có nhiều tiền bạc. Người giàu lại không phải phục vụ người có trí tuệ. Ai cũng đều thấy các học giả triết gia phải chiều lòng theo ý muốn các triệu phú, còn các triệu phú lại có thái độ trịnh thượng đối với người có trí tuệ.

Người có trí tuệ biết được giá trị của tiền bạc, còn triệu phú liệu có luôn hiểu rõ giá trị của trí tuệ? Không thể cho rằng lời nói của học giả thiếu đạo lý bởi con người ta có biết được giá trị của đồng tiền mới đi làm việc cho nhà giàu. Chỉ những ai không biết giá trị của trí tuệ mới lên mặt đối với bậc trí giả. Rất khó thể hiểu được hết ý nghĩa sâu xa của nó bản thân khái niệm của Trí Tuệ và Tiền Bạc là một nghịch lý.

Người có trí tuệ đã biết được giá trị của tiền bạc, vậy tại sao không dùng trí tuệ để kiếm tiền bạc? Biết được giá trị của đồng tiền nhưng vẫn phải dựa vào sự phục vụ các triệu phú để kiếm sống. Trí tuệ như vậy có gì và còn đáng được coi trọng không?

Tuy trí tuệ của các học giả triết gia được gọi là “Trí Tuệ” nhưng không phải là trí tuệ thực sự vì nó không có quan hệ gì với đồng tiền. Trí tuệ phải chịu trước sự kiêu hãnh của đồng tiền sao có thể quan trọng hơn tiền bạc. Trái lại các triệu phú không có trí tuệ như học giả nhưng lại biết chi phối đồng tiền thu nhận được giá trị của nó. Họ có trí tuệ dựa vào đồng tiền để sai khiến trí tuệ của các học giả đó mới là trí tuệ thức sự.

Và người Do Thái đã đưa ra một khái niệm tổng quát về đồng tiền như sau:

Đồng tiền sống có thể không ngừng sinh ra tiền mới, quan trọng hơn, trí tuệ chết không sinh ra tiền. Trái lại trí tuệ sống có thể sinh ra tiền còn đồng tiền chết không thể sinh ra tiền mới. Trí tuệ hoá nhập với đồng tiền được gọi là trí tuệ sống. Đồng tiền hoá nhập với trí tuệ được gọi là đồng tiền sống. Rất khó để phân biệt ngôi thứ giữa trí tuệ sống và đồng tiền sống. Thực tế hai vấn đề này đồng thời là một nó chỉ là một sự kết hợp đầy đủ chặt chẽ giữa nhau.

Xây dựng được mối quan hệ đồng nhất giữa trí tuệ và tiền bạc giúp các thương gia Do Thái trở thành những nhà buôn trí tuệ nhất.

Suy nghĩ một chút về quan niệm tri thức và trí tuệ ở Việt Nam. Hầu hết mọi người đều đồng nhất hai khái niệm giữa tri thức và trí tuệ là một, người có tri thức chắc chắn là người có trí tuệ và là người rất thông minh. Những người có bằng Đại Học, Thạc sỹ, học vị Tiến sỹ, học hàm Giáo Sư là những người có tri thức và rất thông minh.

Quan niệm của người Do Thái lại hoàn toàn khác hẳn, tri thức và trí tụê là khái niệm có tính độc lập cao. Tri thức chuẩn mực chỉ cần có thời gian và điều kiện học là có thể tích luỹ được, bạn học 12 năm thì tốt nghiệp phổ thông, thêm 4 năm nữa thì có bằng đại học, thêm 2 năm nữa có bằng Thạc sỹ, thêm 2 năm nữa có học vị Tiến Sỹ….

Người Do Thái coi trọng quá trình học tập suốt đời, học tập phải suy nghĩ, họ có thể không cần phải học tập trong các trường chính quy, học có thể tự học để có được tri thức cần thiết. Không phải ai có tri thức cũng có trí tuệ, người có trí tuệ là người biết dùng tri thức mình có để kiếm tiền. Nếu người có trí thức uyên bác mà không biết dùng tri thức đó kiếm tiền thì trí thức đó chỉ là những cái trống rỗng như một kẻ cõng trên mình cả đống sách mà không biết dùng để làm gì thì cũng vô dụng.

Trong lịch sử Do Thái đã từng ghi nhận rất nhiều những tấm guơng cả cuộc đời chưa từng được bước chân vào một trường học chính quy nhưng họ vẫn trở thành những nhân vật giàu có bậc nhất, tri thức tự học và trí tuệ của họ đã làm nên điều đó.
 
Làm “đẹp” dự trữ, Trung Quốc phải “đeo” thêm 5.000 tấn vàng​

01-19.jpg

Trẻ em cũng tham gia đãi vàng trên sông Ngezi, Zimbabwe​

- Nếu Trung Quốc nâng tỷ lệ dự trữ vàng lên mức 10% như nhiều nước, cũng phải mất hơn 10 năm để mua vàng. Sự thất thường của giá vàng khiến cho nhà kinh tế Keynes gọi vàng là “thánh tích dã man”.

Từ đầu năm nay cho đến tuần qua, giá vàng đã tăng 14% và mới đây suýt phá kỷ lục 1.038 USD/ounce lập vào tháng 3.2008, khiến vài chuyên gia dự kiến giá vàng có thể sẽ lên đến 1.300 USD, thậm chí 1.600 USD trong thời gian tới. Thế nhưng, ngày 21.9.2009, thời giá vàng ở London giảm từ 1.017 USD xuống 997 USD, sau khi IMF thông báo vào ngày 18.9 sẽ bán ra 403,3 tấn vàng trong vòng năm năm tới. Đối với đa số các nhà đầu tư, sự sụt giá đó có lẽ sẽ không kéo dài, bởi vì IMF đã dùng mọi biện pháp đề phòng cần thiết.

Được sự khuyến cáo của các nhà cố vấn, vào tháng 4.2008, IMF đã quyết định bán vàng nhằm lấy tiền bù vào thâm hụt ngân sách. Nhưng quyết định này đã vấp phải sự chống đối của chính quyền Bush và của lobby (nhóm vận động ở hành lang) Mỹ về vàng, vì họ sợ giá vàng sẽ giảm và đó là điều bất lợi cho Mỹ là nước có số vàng tồn kho lớn nhất thế giới: đến 8.133,5 tấn! Trở lực đó đã biến mất với sự đắc cử tổng thống của Barack Obama và với sự bảo đảm của IMF là việc bán vàng sẽ không làm cho thị trường mất ổn định. IMF đã cam kết sẽ bán theo thị giá, trước hết cho các ngân hàng và cho các định chế tiền tệ muốn mua vàng, rồi sau đó mới bán cho các nhà đầu tư.

Trung Quốc mua vàng dự trữ

Nhà kinh tế nổi tiếng Keynes xem vàng như là một thứ “thánh tích dã man” và rất bực về sự phi lý tính của nó: giá vàng chẳng bao giờ diễn biến đúng theo các dự kiến của các chuyên gia. Trong một thời gian dài, giá vàng tăng hoặc giảm ngược chiều với đồng đôla Mỹ; nhận xét đó không đúng nữa trong cơn bão táp kinh tế của năm 2008, nhưng rồi lại đúng từ mùa xuân rồi.

Một số nhà phân tích vẫn đặc biệt quan tâm đến việc ngân hàng Trung Quốc thông báo vào năm 2008 là họ sẽ tăng gấp bảy lần lượng vàng tồn kho của mình (hiện đạt 600 tấn), nhằm thoát khỏi sự lệ thuộc vào trái phiếu kho bạc Mỹ và đồng đôla. Từ sáu năm nay lượng vàng dự trữ của Trung Quốc tăng 75%. Nhưng số vàng dự trữ chỉ chiếm khoảng 1,6% giá trị dự trữ của nước này, nghĩa là rất thấp so với mức 10% của nhiều nước khác, theo hội đồng Vàng thế giới.

Để đạt tỷ lệ này, Trung Quốc sẽ phải mua đến 5.575 tấn vàng, tương đương với sản lượng của cả thế giới trong vòng 19 tháng. Do nhu cầu khá ổn định về vàng của ngành kim hoàn và của công nghệ, sản lượng vàng bán ra mỗi năm trên thị trường tự do chỉ khoảng 400 tấn, và như vậy Trung Quốc phải cần đến hơn 10 năm mới mua được số vàng nói trên. Dĩ nhiên còn có thêm vấn đề giá cả. Nếu Trung Quốc mua quá nhiều vàng, giá vàng sẽ tăng vọt và điều đó sẽ bất lợi cho Trung Quốc và rất có lợi cho Mỹ, với lượng vàng chiếm tới 80% giá trị dự trữ của Mỹ. Do đó, nếu giá vàng tăng đáng kể, Mỹ sẽ giàu thêm lên, ít ra trên giấy tờ, và đó là điều mà Trung Quốc không muốn chút nào vì khách quan Mỹ vẫn là kình địch số một của Trung Quốc.

Chức năng “ẩn náu” của vàng


Một số nhà phân tích khác thì nhấn mạnh đến việc rất nhiều ETF (Exchange Traded Funds: quỹ Đầu tư vàng) dự trữ vàng và bán ra các giấy chứng nhận được bảo đảm bằng vàng. Vào tháng 2.2009, quỹ ETF lớn nhất, SPDR Gold Trust, đã tích luỹ đến 1.024 tấn vàng, tức là gần bằng số vàng tồn kho của ngân hàng Trung ương Thuỵ Sĩ.

Cuối cùng chức năng “ẩn náu” của vàng cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Trước đây, Larry Summers, bộ óc kinh tế của Nhà Trắng, đã mô hình hoá giá vàng từ năm 1730 đến 1985 và đã đi đến kết luận là người ta mua vàng không phải vì muốn tăng di sản (patrimony), nhưng là để bảo vệ nó khi các tài sản (asset) khác dường như ít hấp dẫn hơn hay trở thành nguy hiểm.

Nhưng tại sao vàng tăng giá từ đầu năm nay trong khi sự hồi phục của thị trường chứng khoán chứng tỏ các nhà đầu tư lại ham thích rủi ro? Phải chăng vì một số người quá bi quan sợ rằng lạm phát sẽ xảy ra do việc các nhà nước trên thế giới đã chi ra những món tiền khổng lồ trong gần một năm qua để cứu các ngân hàng và để tái khởi động kinh tế?

Giáo sư Christian de Boissieu, chủ tịch hội đồng Phân tích kinh tế (CAE) của thủ tướng Pháp nhận định: “Tôi không tin là lạm phát sẽ sớm xảy ra, bởi vì sự toàn cầu hoá duy trì sự cạnh tranh và bởi vì nạn thất nghiệp sẽ tiếp tục tăng trong các tháng tới”. Trái lại, ông ta nhận thấy có rất nhiều tiền mặt trên thế giới và đi đến kết luận: “Tôi nghĩ rằng những người đang muốn đầu tư bắt đầu lo lắng trước sự phình ra quá lớn của các món nợ công cộng; họ vẫn nghi ngờ sự vững chắc của các thị trường chứng khoán và chưa tin vào sự hồi phục của thị trường nhà đất. Do đó, họ bỏ ra một ít tiền để đặt cược trên vàng”.

Pierre-Antoine Dusoulier, chủ tịch của cambiste.com, công ty môi giới hàng đầu của Pháp, đồng ý với nhận định trên: “Không phải việc bán vàng của IMF đã chặn đứng việc tăng giá. Đã đành, sự suy yếu của đồng đôla khiến giá vàng tăng; nhưng ngay cả khi đối diện với đồng euro, giá vàng cũng vẫn tăng. Chúng tôi không nghĩ rằng hiện nay vàng có nhiều tiềm năng, nên không khuyên các khách hàng của chúng tôi mua vàng”. Tóm lại, hiện tượng thiên hạ đổ xô mua vàng có lẽ sẽ không xảy ra

P.S: Liệu có cái bẫy gì ở đây không vậy ?
 
Người Do Thái ở Mỹ: Chóng quên thân phận !​

- Thời gian gần đây, cộng đồng Do Thái ở Mỹ có thái độ khắt khe hơn trước rất nhiều đối với những người nhập cư bất hợp pháp. Trong khi đó, theo báo cáo tháng Hai của Bộ An ninh nội địa Mỹ (DHS) thì động cơ kéo sang Mỹ của dân Do Thái ở thế kỷ 20 chẳng khác gì mấy so với dòng người nhập cư ngày nay. Dưới đây là ý kiến về vấn đề này của nhà báo Jeffrey Kaye đăng trên tờ Huffington Post

Hàng năm, Cục Thống kê nhập cư thuộc DHS đều công bố số liệu về lượng người nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ. Tuy nhiên, ngay cả các nhà xã hội học làm việc cho chính phủ cũng phải thừa nhận tính chất hạn chế của những số liệu mà họ có trong tay, vì chẳng thể tính chính xác số người nhập cư, nhất là dân sống bất hợp pháp, chỉ bằng các biện pháp khoa học thuần túy. Các chuyên gia cho rằng, sai số của họ vào khoảng 10%. Theo thống kê thì từ năm 2007 đến 2009, số người nhập cư vào Mỹ giảm 8,5%, từ 11,8 triệu xuống còn 10,8 triệu

Nguyên nhân của tình trạng này rất dễ nhận ra. Năm 2007, “quả bóng” mua nhà trả chậm vỡ tan tành và ngành xây dựng sụp đổ, khiến thị trường lao động Mỹ co lại. Cuộc suy thoái và triển vọng tìm được việc làm mờ mịt gây nản lòng những người có ý định vượt biên sang Mỹ. Điều này làm đảo lộn xu hướng trước đó: Từ năm 2000 đến 2007, số người nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ tăng gần 39%. Trên thực tế, tỷ lệ ấy tương đương với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ, bất chấp những biện pháp kiểm soát nhập cư nghiêm ngặt mà chính phủ đưa ra

Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, Mỹ từng đón làn sóng dân Do Thái ồ ạt đổ bộ từ Đông Âu sang. Đa phần cộng đồng Do Thái ở Mỹ hiện nay là hậu duệ của những người vượt biên từ năm 1881 đến 1914, trước khi bùng nổ Thế chiến I. Tại nước Nga Sa hoàng, người Do Thái bị buộc phải sống trong các khu định cư dành riêng cho họ ở những vùng lãnh thổ thuộc Ba Lan, Litva, Belarus và Ukraina ngày nay. Thêm vào đó, ngay trong các vùng định cư, họ cũng không được sống tại một loạt thành phố và bị cấm làm một số nghề. Khi ấy, tại hàng trăm thành phố của Nga đã xảy ra các vụ bạo loạn do những đám đông điên cuồng sát hại người Do Thái (hơn 2.000 người thiệt mạng) và đốt phá nhà cửa của họ. Trong ba thập niên nhiễu nhương, dân Do Thái ồ ạt rời bỏ nước Nga. Hai triệu người đã vượt biên, trong đó có 1,5 triệu sang Mỹ

Trong cộng đồng Do Thái ở Mỹ đã ăn sâu bám rễ nhận thức rằng, tổ tiên họ từ Đông Âu chạy sang đây chỉ vì bị truy đuổi và phân biệt đối xử chứ không phải để ty nạn kinh tế. Thực tế không hẳn như vậy. Tác giả Arthur Hertzberg trong cuốn Người Do Thái ở Mỹ khẳng định rằng, sự truy đuổi chỉ đóng vai trò thứ yếu trong việc dân Do Thái ồ ạt rời Đông Âu. Ông viết: “Thật dễ chịu khi cho rằng tổ tiên của mình ngay tại Nga đã thuộc giai tầng sang giàu, rằng nước Mỹ chẳng qua chỉ là nơi để trốn chạy chủ nghĩa bài Do Thái. Song thực tế phũ phàng hơn nhiều. Người Do Thái từ Nga chạy sang Mỹ là do đói và thất học”

Trong bài báo “Dân Do Thái là người ty nạn chính trị hay di cư kinh tế?”, giáo sư kinh tế Leah Platt Boustan ở Trường Đại học California đã đánh tan ý kiến cho rằng, việc người Do Thái rời bỏ nước Nga chỉ là sự kiện đặc thù của lịch sử Do Thái, không gắn với mô hình di cư chung của nhân loại. Boustan so sánh làn sóng di cư khỏi Nga, Italia, Áo - Hung cùng thời điểm từ năm 1881 đến 1914 và chỉ rõ: “Sự di cư của người Do Thái cũng như các làn sóng vượt biên khác là sự phản xạ đối với điều kiện kinh tế”. Boustan không phủ nhận những yếu tố bài Do Thái và khó khăn về chính trị trong làn sóng di cư này nhưng cho rằng, các vấn đề kinh tế và sự kỳ vọng vào cuộc sống mới tại Mỹ là nguyên nhân chính khiến nhiều người tìm đến “miền đất hứa”

Quan điểm trên đối nghịch với ý kiến của Stephen Steinlight, nhà phân tích ở Trung tâm Nghiên cứu di cư tại Washington và là người biện hộ cho chính sách nhập cư ngặt nghèo. Ông này viết: “Trong thời kỳ nhập cư ồ ạt vào Mỹ thì người Do Thái trốn chạy sự truy đuổi, đàn áp và kỳ thị. Giữa người ty nạn Do Thái thời trước với dân nhập cư vì kinh tế hiện nay chẳng có điểm gì chung. Ngày càng có nhiều người Do Thái ở đây chống lại dân nhập cư bất hợp pháp vì họ nhận thức được những giá trị Mỹ bền vững”

Đây là luận điểm mạnh mẽ kêu gọi người Do Thái ở Mỹ quên đi quá khứ của mình và hình thành sự phân biệt giữa họ với dân nhập cư mới. Trước kia, người Do Thái ở Mỹ từng có thái độ tương đối khoan dung đối với dân nhập cư trái phép. Nhưng giờ đây mọi việc đã bắt đầu thay đổi. Theo cuộc thăm dò do Ủy ban Do Thái Mỹ tiến hành năm 2007, có tới 67% người Do Thái ủng hộ các chương trình hợp pháp hóa dân nhập cư bất hợp pháp. Nhưng đến tháng 12/2009, theo cuộc điều tra của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), số người Do Thái ủng hộ các biện pháp hợp thức hóa dân nhập cư đã giảm xuống còn 60%.

Công bằng mà nói, sự thay đổi thái độ này phù hợp với cách nhìn nhận chung về người nhập cư đã hình thành trong lịch sử. Sự suy thoái kinh tế thường đi kèm với tinh thần bài xích người nhập cư. Song người Do Thái ở Mỹ cũng nên xem lại bài học lịch sử của chính mình, không sa đà vào chuyện xét nét lỗi lầm và gây khó cho những người khác chỉ vì họ vượt qua biên giới chính trị để tìm kiếm cuộc sống tốt đẹp hơn

Người nhập cư vào Mỹ từ Đông Âu và Nam Âu từng bị phân biệt đối xử và gán cho mọi tội lỗi xấu xa, bị coi là không thể thích nghi với xã hội mới. Kinh nghiệm rút ra từ cộng đồng Do Thái nếu có chút lợi ích thì nó chỉ ra rằng, thay vì xem người nhập cư là những kẻ “xâm chiếm”, nên tìm hiểu nguyên nhân của sự di cư. Ai cảm thấy bài học của quá khứ chưa đủ thì cần nhớ là trong vấn đề của người nhập cư cũng phải tuân theo nguyên tắc “Thứ gì mình không muốn thì cũng đừng làm với người khác!”
 
Câu chuyện khởi nghiệp của ông chủ chuỗi khách sạn
Bốn Mùa nổi tiếng bậc nhất thế giới​

isadoresharp.jpg

Người thanh niên với tuổi thơ vất vả, chuyển nhà tới 15 lần trong 16 năm đầu đời, cuối cùng đã thật sự thành công với triết lý sống và hành động đầy ấn tượng

Ở tuổi 29, người thanh niên Issadore “Issy” Sharp đã khởi đầu được công việc kinh doanh của một khách sạn mà sau này trở thành chuỗi khách sạn Four Seasons (Bốn Mùa) thành công vào hàng bậc nhất trên thế giới

Hiện nay, tổng số nhân viên làm việc trong chuỗi khách sạn Bốn Mùa tại tất cả các nước lên tới 33 nghìn. Doanh thu hàng năm hơn 3 tỷ USD

Người thanh niên với tuổi thơ vất vả, chuyển nhà tới 15 lần trong 16 năm đầu đời như vậy đã có thành tích không hề nhỏ

Issadore “Issy” Sharp năm nay đã bước sang tuổi 80. Ông sinh ngày 08/10/1931. Cha ông là người Ba Lan gốc Do Thái đến Palestin vào năm 1920, 5 năm sau đó đến Canada và làm thợ xây

Isadore Sharp rất cố gắng học tập, thi đỗ vào khoa kiến trúc của Học viện Ryerson Polytechnical Institute ở Toronto, Canada

Isadore Sharp luôn chứng tỏ vị thế là một học sinh xuất sắc tại khoa với số điểm đạt được luôn ở tốp dẫn đầu. Kết thúc khóa học, Isadore Sharp quay về phụ giúp công việc kinh doanh của bố

Từ năm 1930 đến năm 1940, với số vốn và kinh nghiệm đã có, ông mua những căn nhà cũ, tân trang và bán kiếm lời. Gia đình của Issadore “Issy” Sharp phải chuyển nhà liên tục cũng bởi lý do này

Cơ hội kết bạn với nhóm người sáng lập chuỗi siêu thị dược phẩm Shoppers Drug Mart đến khi chị gái của ông kết hôn với Eddie Creed, người sở hữu cửa hàng thời trang lớn ở Toronto

Mong muốn thành lập khách sạn của Issadore Sharp vấp phải thực tế khó khăn: thiếu vốn. Sau rất nhiều nỗ lực, người thanh niên trẻ tuổi mới có được số vốn cần thiết

Isadore (Issy) Sharp không hề có kế hoạch kinh doanh trong ngành khách sạn ở quy mô lớn khi người kiến trúc sư và kỹ sư xây dựng trẻ tuổi này làm việc với cha mình để xây khách sạn đầu tiên. Trong suốt thập kỷ 1960, ông mở ra 3 khách sạn mang tên Bốn Mùa. Kinh nghiệm của ông mở đường cho việc tạo ra kiểu khách sạn mới, đưa khách hàng vào vị trí trung tâm

Những ngày đầu tiên

bbbfourseasons2.jpg

Năm 1961

Với số vốn đầu tư 1,5 triệu USD và 126 phòng, khách sạn đầu tiên trong chuỗi khách sạn Bốn Mùa được khai trương vào ngày đầu tiên của mùa xuân năm 1961 tại một khu vực trung tâm của thành phố Toronto nổi tiếng với hoạt động mại dâm và nhiều người vô gia cư nhưng nhờ tạo một bầu không khí rất sang trọng và trang trí rất độc đáo

Phải mất đến 5 năm, Issy Sharp mới thuyết phục được người ủng hộ quan điểm của ông. Ngay từ đầu khách sạn 125 phòng với thương hiệu Bốn Mùa (Four Seasons) này đã mang phong cách phục vụ riêng

Khách sạn nằm gần Công ty Truyền thông Canada nên đã thu hút được nhiều nhân viên của công ty này lui tới sau giờ làm việc. Đó cũng là khởi đầu làm nên một nhãn hiệu gắn liền với các nhân vật nổi tiếng và có ảnh hưởng trên thế giới cho Four Seasons

Issy Sharp, người tham gia xây dựng khách sạn cùng với những đối tác đầu tiên của ông bao gồm Murray Koffler, Max Sharp, Eddie Creed và Fred Eisen, cho biết: “Chúng tôi mở khách sạn với nguyên tắc đơn giản: Đối xử với mỗi khách hàng như vị khách đặc biệt

Bốn Mùa mở khách sạn thứ 2 có tên Toronto’s Inn on the Park. Kiến trúc sư thiết kế khách sạn này chính là người đã chịu trách nhiệm công việc trên trong khách sạn được mở đầu tiên trước đó 2 năm. Khách sạn nằm trên một quả đồi và sở hữu một trong những nhà hàng ngon nhất thành phố, phong cách khu nghỉ đô thị, công việc kinh doanh của khách sạn lập tức thành công.

Đến cuối thập kỷ 1960, công ty mở khách sạn thứ 3 và dọn đường cho việc bành trướng trong thập niên 1970

Thập niên 1970 – Chất lượng dịch vụ là tiêu chí hàng đầu

Thập niên 1970 khởi đầu với thời khắc quan trọng: Bốn Mùa khai trương khách sạn tại London – Anh. Khách sạn đặt nền móng cho hướng đi tương lai của tập đoàn khách sạn và cung cấp nhiều dịch vụ sau này phổ biến trong khắp các khách sạn của Bốn Mùa trên thế giới

Năm 1970, khách sạn Inn on the Park London, sau này đổi tên thành Four Seasons Hotel London, được đưa vào hoạt động ở thời điểm du lịch liên Đại Tây dương phát triển bùng nổ. Trong một cuộc gặp vào giữa thập niên 1960, Issy Sharp đã gặp một gia đình người Anh với khu đất tại công viên Hyde Park và một kế hoạch xây khách sạn

Gia đình này cảm thấy đã quá đủ khách sạn lớn tại London và muốn tạo ra khách sạn kiểu chuyên biệt (no-frills alternative) – khách sạn cung cấp 3 dịch vụ xa xỉ cho khác bao gồm: phòng tắm tốt, giường ngủ tốt và an ninh phòng; một số dịch vụ của khách sạn thông thường như máy pha cà phê hay điện thoại nhiều khả năng sẽ không được tìm thấy tại khách sạn kiểu này; nhiều du khách coi đây như lựa chọn tiết kiệm khi đi nghỉ

Tuy nhiên Sharp đưa ra quan điểm khác: “Một khách sạn thật thân thiện. Không dành cho những ngài công tước mà dành cho những khách hàng muốn được phục vụ theo cách đó và không mang tính nghi thức như nhóm khách sạn lớn thông thường”

Đối tác người Anh của ông đã thực sự bị thuyết phục. Sau khi cạnh tranh với tên tuổi khách sạn lớn đã có trước đó như Savoy, khách sạn mới luôn kín chỗ và khách sạn London’s Inn on the Park dành giải thưởng khách sạn châu Âu của năm

4 quyết định cho sự thành công

Trong lịch sử của mình, Bốn Mùa đưa ra 4 quyết định quan trọng sau này đã tạo nền móng cho mô hình kinh doanh của tập đoàn khác sạn này

Quyết định đầu tiên được dành cho chất lượng

Thay cho việc mang đến tất cả mọi thứ cho tất cả mọi người: Bốn Mùa chú trọng vào mục tiêu duy nhất: trở thành khách sạn tốt nhất tại mỗi khu vực, khách sạn quy mô trung bình với chất lượng tuyệt hảo

Quyết định thứ hai liên quan đến vấn đề dịch vụ

Đến giữa thập niên 1970, công ty đã hướng tới phía Nam. Việc chiến thắng trên thị trường này cần đến một thế mạnh và Bốn Mùa quyết định dịch vụ sẽ mang đến thế mạnh, dịch vụ đã giúp mang lại cho thành công của khách sạn ở London. Cụ thể, sự xa xỉ thực sự không đến từ kiến trúc hay cách bài trí mà bởi dịch vụ. Vì thế Bốn Mùa đặt mục tiêu đưa dịch vụ trở thành yếu tố khác biệt và lợi thế cạnh tranh

Chỉ trong vài năm, danh mục khách sạn của tập đoàn bao gồm 10 khách sạn khắp Canada và San Francisco, Chicago. Đến cuối thập kỷ 1970, Bốn Mùa đã thâm nhập thị trường Mỹ bằng chính thương hiệu của mình tại Washington DC
 
Thương hiệu khách sạn Bốn Mùa bành trướng và chinh phục cả thế giới​

BonMua.jpg

Isadore Sharp không chỉ tạo ra bước đột phá trong sự nghiệp của cá nhân, mà ông còn tạo ra những thay đổi tích cực cho ngành công nghiệp khách sạn của Canada và thế giới


Thập niên 1980 – Bành trướng ra toàn thế giới

Thập niên 1980, hãng mở ra hàng loạt khách sạn tại nhiều thành phố của Mỹ: Philadelphia, Boston, Dallas, Los Angeles và Chicago bằng chính thương hiệu Bốn Mùa. Công ty chuyển từ công ty sở hữu khách sạn sang công ty quản lý. Việc này giúp công ty mở rộng tầm ảnh hưởng của hoạt động quản lý mang tính đặc thù lên nhiều môi trường dân cư chất lượng cao

Quyết định thứ 3 trong nhóm quyết định chiến lược để mang lại thành công trong kinh doanh chính là văn hóa

Bốn Mùa luôn duy trì triết lý hoạt động riêng. Khi công ty ngày một lớn mạnh, Issy Sharp quyết định công bố rõ ràng hơn. Ông biết giá trị chia sẽ thực sự cần thiết đối với văn hóa dịch vụ mà ông muốn tạo ra. Vì thế ông và nhóm làm việc của ông đưa ra nguyên tắc vàng: Chúng tôi đối xử với mọi người bao gồm khách hàng, nhân viên, đối tác, nhà cung cấp theo cái cách mà họ mong ước

Quy tắc đặt nền móng cho văn hóa kinh doanh của Bốn Mùa. Hiện nay, với việc mọi nhân viên của Bốn Mùa đều tuân theo quy tắc trên; mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của công ty đóng vai trò hiện thân cho cái thế giới nghĩ đến như dịch vụ của Bốn Mùa

Issy Sharp là một trong những chủ doanh nghiệp đầu tiên tài trợ cho Terry Fox khi anh này bắt đầu cuộc chạy maratong Hy Vọng vào năm 1980. Mới 18 tuổi, anh được chẩn đoán bị bệnh ung thư xương. Chân phải của anh bị cắt trên đầu gối khoảng 15 cm. Trong thời gian nằm bệnh viện, Terry rất xúc động trước những gì các bệnh nhân ung thư phải chịu đựng nên anh đã quyết định chạy xuyên đất nước Canada nhằm gây quỹ cho việc nghiên cứu về bệnh ung thư

Từ rất lâu trước khi Terry bắt đầu hành trình của mình, Sharp đã cam kết dành 10 nghìn USD cho mục tiêu của Terry và viết thư cho 999 tập đoàn khác tại Canada để hối thúc họ quyên tiền giúp Terry

Ngày 01/09/1980, Terry buộc phải ngừng chạy khi anh vừa đến ngoại vi Thunder Bay (Vịnh Sấm), Ontario. Căn bệnh ung thư đã quay trở lại. Anh đã chạy được chặng đường dài 5,373 km qua 6 tỉnh và đã chạy được 2/3 quãng đường trở về nhà

Nhưng mục tiêu quyên mỗi người Canada một đôla của anh đã đạt được vào ngày 28/06/1981 khi tổng số tiền quyên được lên đến $24 triệu. Tháng 6/1981 Terry mất chỉ một tháng trước ngày sinh nhật lần thứ 23

Sharp lập tức gửi điện tín đến gia đình Fox để hứa rằng sẽ tổ chức giải chạy này hàng năm với tên Terry. Điện tín này sau đó đã được đọc trên kênh truyền hình chính thức của Canada

Bốn Mùa sau đó làm việc với Hội bệnh nhân ung thư Canada và nhiều nhà tài trợ khác để tổ chức cuộc chạy này vào năm 1981. Giải chạy thu hút 300 nghìn người Canada tham gia và quyên được 3,2 triệu USD

Bốn Mùa còn táo bạo hơn khi đưa cuộc chạy đến mọi thành phố mà Bốn Mùa có khách sạn hoạt động. Chính nhân viên của Bốn Mùa đã quyên góp hàng triệu USD cho việc nghiên cứu ung thư

Cuộc chạy được tổ chức vào tháng 9 hàng năm tại hơn 50 nước. Cuộc chạy hiện là hoạt động gây quỹ lớn nhất cho nghiên cứu ung thư. Đến năm 2008, cuộc chạy mang tên Terry đã huy động được 450 triệu USD trên toàn thế giới

1986

Năm 1986, Bốn Mùa khai trương dịch vụ mới mà khu vực Bắc Mỹ chưa từng biết đến trước đó: mở một khách sạn với dịch vụ spa chăm sóc toàn diện. Việc giới thiệu khách hàng với dịch vụ của Bốn Mùa trong không gian hoàn toàn thư giãn, khu nghỉ của Bốn Mùa và câu lạc bộ Club Dallas là nơi đầu tiên của Bốn Mùa cũng như ngành khách sạn mang đến dịch vụ trên cho khách hàng

Cũng tại Dallas, Bốn Mùa cũng lần đầu tiên mang đến cho khách hàng dịch vụ đánh golf. Từ đó đến nay, nhiều vận động viên golf nổi tiếng như Bob Hope và cựu Tổng thống Mỹ Gerald Ford đều đã đến đây thi đấu trong giải Byron Nelson Classic được tổ chức tại khu nghỉ của Bốn Mùa và Club Dallas và giúp huy động được hàng triệu USD cho giải từ thiện PGA Tour. Bốn Mùa sau đó đã góp phần tạo ra một số spa cũng như sân golf hàng đầu thế giới

Việc tạo dựng thương hiệu làm nên chiến lược cuối cùng tạo nên thành công trong kinh doanh của công ty

Năm 1986, một thập ký sau khi giành được hợp đồng quản lý khách sạn đầu tiên, Bốn Mùa đưa ra quyết định chiến lược thứ tư: phát triển trong vai trò công ty quản lý và xây dựng thương hiệu đồng nghĩa với chất lượng

Bốn Mùa chuyển từ công ty chuyển sở hữu khách sạn sang công ty chuyên quản lý khách sạn. Việc chuyển hướng giúp Bốn Mùa tập trung vào thế mạnh tốt nhất: phục vụ cho nhóm khách hàng xa xỉ. Đến thời điểm này, Bốn Mùa đã trở thành công ty có khả năng thiết kế, vận hành và tiếp thị nhóm khách sạn xa xỉ giỏi nhất thế giới. Bốn Mùa đã tạo ra thương hiệu giá trị cao hơn cả bất động sản

Năm 1986, Bốn Mùa niêm yết cố phiếu trên sàn chứng khoán Toronto - Canada

Đến năm 1989, số lượng nhân viên của Bốn Mùa đạt ngưỡng quan trọng: 10 nghìn người

Năm 1992, Bốn Mùa mở khách sạn đầu tiên tại châu Á, khách sạn Chinzan-so Gardens ở Tokyo vào năm 1992. Cũng trong năm đó, Bốn Mùa thâm nhập vào nhiều địa điểm khác ở châu Á thông qua thâu tóm chuỗi khách sạn của Regent International Hotels.

Và với vụ thâu tóm thành công này, Bốn Mùa tiếp tục mở rộng quy mô tại nhiều nơi, từ Hồng Kông cho đến Beverly Hills.

Đến cuối năm 1992, tổng số nhân viên của Bốn Mùa lên tới 20 nghìn.

Năm 1996, hoạt động tiếp thị tên tuổi trên mạng Internet được củng cố với việc công bố website www.fourseasons.com, trang web hỗ trợ quan trọng cho việc đặt phòng liên lục địa

Năm 1997, cổ phiếu Bốn Mùa niêm yết trên sàn chứng khoán NYSE

Năm 1998, Bốn Mùa được đưa vào danh sách 100 công ty tốt nhất thế giới để làm việc. Sự hài lòng của khách hàng đến từ sự hài lòng của nhân viên và cách đối xử của ông chủ. Với những tiêu chí trên, Bốn Mùa đều ở vị trí cao nhất

Năm 2000, Bốn Mùa khai trương khách sạn đầu tiên tại khu vực Trung Đông. Vài sau đó, Bốn Mùa cũng đẩy mạnh khai trương nhiều khách sạn khác tại khu vực này

Năm 2002, khách sạn Four Seasons Hotel Shanghai ở Thượng Hải đánh dấu sự thâm nhập của Bốn Mùa vào đất nước đông dân nhất thế giới

Năm 2004, chưa đầy 1 thập kỷ sau khi được đưa vào hoạt động, số lượt đặt phòng trực tuyến trên website www.fourseasons.com đạt 100 triệu

Khách sạn của Bốn Mùa (Four Season), dù ở bất kỳ đâu trên thế giới, luôn có mức giá rất cao, thường khoảng hơn 20% so với giá của khách sạn đắt nhất trong vùng

Mức giá không chỉ cho thấy sự tự tin của ông chủ chuỗi khách sạn mà còn cho thấy chất lượng, tên tuổi của Four Seasons đã uy tín đến mức nào

Giá cho thuê phòng ở khách sạn đầu tiên của Sharp chỉ có 9 USD một đêm, nhưng đến năm 2000, khách sạn này đã thu 750 USD/đêm cho một phòng thường và 5.200 USD/đêm khi lưu trú ở phòng “Tổng thống”, 11.000 USD/đêm nếu ở phòng “Hoàng đế”

Năm 2006, Bill Gates, nhà sáng lập của Microsoft và Hoàng tử Saudi Arabia là Al-Waleed bin Talal đã mua lại Four Seasons với giá 3,4 tỷ USD nhưng vẫn để cho Sharp giữ chức Chủ tịch và Tổng Giám đốc công ty

5 bí quyết thành công của ông chủ chuỗi khách sạn Bốn Mùa (Four Seasons)

Quản lý đóng vai trò then chốt: Nhà quản lý giỏi không nên đòi hỏi nhân viên mà hãy noi gương và thuyết phục họ hướng đến mục tiêu chung của doanh nghiệp bằng chính khả năng của họ

Mục tiêu nhỏ mang lại thành công lớn: Ngay từ khi khởi nghiệp lúc mới 29 tuổi, ông đã nghĩ về Bốn Mùa trong tương lai và giấc mơ lớn nhất của cuộc đời. Tuy nhiên ông cũng đủ hiểu mục tiêu lớn phải bắt đầu từ việc thành công với mục tiêu nhỏ

Sự phục vụ hết lòng với khách hàng sẽ phát huy hiệu quả: Sang trọng là đặc tính phổ biến của chuỗi khách sạn Bốn Mùa. Tuy nhiên sự sang trọng ở đây không chỉ định nghìa bằng hình thức, sự tinh tế và thanh lịch trong kiểu dáng thiết kế nội và ngoại thất mà chính ở dịch vụ

Ứng xử với khách hàng theo cách mà bạn muốn người đó đối xử với mình – nguyên tắc vàng trong kinh doanh

Biết và tận dụng tốt lợi thế cạnh tranh: Tập đoàn Bốn Mùa không sở hữu quá nhiều khách sạn mà chú trọng vào thế mạnh quản lý để tận dụng năng lực tốt nhất của nhân sự ở từng bộ phận, từ người rửa bát, đầu bếp hay chuyên gia. Phát huy tốt nhất sức mạnh tổng thể của nhân lực trong doanh nghiệp
 
Top