What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Chiến tranh tiền tệ

thoidaianhhung

Administrator
Chiến tranh tiền tệ​

blogsach2.jpg

CTbia2.jpg
Người giới thiệu:
Tựa sách: Chiến tranh tiền tệ
Tác giả: Song Hongbing
Ngôn ngữ: Tiếng Trung
Lĩnh vực: Kinh tế - Quản trị
Đối tượng đọc:
Dịch giả: Nguyễn Lư (biên soạn)
Người hiệu đính:
Năm Xuất bản: 2008
Nhà xuất bản: Trẻ
Số trang: 335
Giá sách: 50.000VNĐ
Ebook:

Thông tin khác:

Có lẽ không ít người trong số chúng ta đã từng một lần đặt ra những câu hỏi đại loại như: tại sao số tiền mà chúng ta vất vả mới kiếm được và dành dụm lại liên tục bị mất giá, hay tại sao lại sinh ra những đợt khủng hoảng kinh tế khủng khiếp làm hàng triệu người mất việc làm và hàng triệu người khác đang từ giàu có trở thành tay trắng? Nếu tất cả mọi người đều mất đi những thứ mà họ khó khăn lắm mới có được thì tiền sẽ trở về tay ai. Nó không phải là một giá trị tinh thần vô hình mà có thể tự dưng biến mất đi được. Tất cả những câu trả lời cho các câu hỏi đại loại như vậy sẽ phần nào được phác hoạ trong cuốn sách "Chiến tranh tiền tệ".


Ai là người đã khống chế giá vàng trong suốt 200 năm, đâu là nguyên nhân đích thực của các cuộc chiến tranh khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại, hay bàn tay nào đã gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất 1929 – 1933? Các ông trùm tư bản tài chính sẽ phải trả lời và chịu trách nhiệm chính cho hàng loạt những nỗi đau mà con người phải gánh chịu kể từ giữa thế kỷ XVIII cho đến nay.


Chắc hẳn bạn sẽ rất ngạc nhiên nếu biết rằng Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ (Fed) là do những ngân hàng tư nhân lớn nhất thế giới sở hữu, chính phủ Hoa Kỳ chỉ giữ một vai trò rất hạn chế. Và điều đặc biệt hơn là quyền phát hành đồng dollar_ đồng tiền mang tính thanh toán quốc tế lớn nhất lại do chính những ông chủ ngân hàng nắm giữ.


Điểm lý thú nhất mà cuốn "Chiến tranh tiền tệ" mang lại cho người đọc là sự lý giải các cách thức mà các nhà ngân hàng sử dụng để bóc lột những thành quả lao động lớn nhất mà nhân loại đã và sẽ tạo dựng được. Họ sẵn sàng phát động một cuộc chiến tranh với quy mô của sự giết chóc càng lớn càng tốt, hoặc tạo ra các cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ và rất nhiều, rất nhiều thủ đoạn thâm độc khác nữa, trong số đó các định chế tài chính tiếng tăm như Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ thế giới (ÌM),… cũng là những dấu hiệu biểu hiện bên ngoài. Tiềm lực kinh tế, ảnh hưởng chính trị cực lớn cộng với những thủ đoạn quá thâm hiểm đã tạo cho giới ngân hàng quốc tế sức mạnh vô địch. Dường như bất cứ ở đâu và bất cứ khi nào họ cũng có thể thắt chặt cái vòng kim cô quái ác vào bất cứ ai, bất cứ tổ chức hay quốc gia nào mà họ muốn.


Vậy có cách thức nào để chống lại thế lực đó hay không ?


Được viết bởi một học giả Trung Quốc, "Chiến tranh tiền tệ" cũng đã đưa ra một vài phương án để Trung Quốc thoát ra khỏi vòng kim cô ấy. Nhưng giá trị thực tế của những phương án đó cần phải có thời gian để có thể kiểm nghiệm và dù cho đó là hướng đi đúng thì nó cũng chỉ giúp cho một mình đất nước Trung Quốc mà thôi. Để có một hướng đi đúng đắn cho cả nhân loại có lẽ cần phải có thêm nhiều thời gian và tâm huyết nữa.
 
Người Mỹ nói về tiền​

USD15012.jpg

Nhiều người không biết rằng, lịch sử của nước Mỹ từ khi giải phóng năm 1776 là một cuộc đấu tranh không ngừng chống lại sự thống trị của các ngân hàng.

Và cuối cùng cuộc cách mạng này phải đầu hàng vào năm 1916 khi Tổng thống Woodrow Wilson trao quyền tạo ra tiền cho các ngân hàng.

Ngày nay, "tiền đẻ ra tiền" trở thành lý tưởng đối với số đông. Các ngân hàng chỉ có thể sử dụng hệ thống điều hành này với sự hợp tác của chính phủ. Đầu tiên, chính phủ thông qua những đạo luật bắt buộc người dân sử dụng đồng tiền quốc gia.

Tiếp đến, chính phủ cho phép những khoản tín dụng được tạo ra bởi các ngân hàng tư nhân có thể trả được bằng tiền quốc gia. Rồi các Tòa án đảm bảo việc chế tài khi có yêu cầu thanh khoản (trả nợ) trong tình huống có tranh chấp.

Và cuối cùng, chính phủ thông qua những điều khoản đảm bảo lòng tin (về các nguyên tắc ứng xử bên trong hệ thống) của nhân dân đối với hệ thống tiền tệ này mà không cho họ biết về thực tế bên trong hệ thống (tức là tính ảo của đồng tiền).

Trong cuộc sống có 2 điều bí hiểm: tiền và tình. Tình yêu là gì? Câu hỏi đã được khai thác triệt để đến cạn kiệt trong các tác phẩm văn học, phim ảnh, thơ ca. Nhưng tiền là gì thì không được đề cập đến.

Tiền đến từ đâu? Câu hỏi làm ta liên tưởng đến việc in tiền. Trong thực tế, chúng ta luôn nghĩ chính phủ liên bang tạo ra tiền tệ. Đúng, nhưng ấy chỉ là phần nhỏ, còn phần lớn được tạo ra không phải từ chỗ in tiền mà là từ các doanh nghiệp tư nhân, bởi các ngân hàng.

Chúng ta luôn nghĩ rằng các ngân hàng cho vay tiền từ nguồn tiền của người gửi nhưng thực tế họ cho vay trực tiếp từ những hứa hẹn của những người đến vay. Khi ta ký vào giấy vay nợ và cam kết trả lại tiền và tiền lãi, khi không trả được, ta mất nhà và ôtô.

Hình thành

Ngày xưa tiền tồn tại dưới dạng vỏ ốc hay hạt ca cao, bằng đá hay thậm chí bằng lông chim. Và rồi, người ta nhận ra rằng, vàng là một chất liệu có thể dễ dàng biến đổi thành tiền.

Nhiều nền văn hóa đã tạo ra những chuyên gia trong lĩnh vực chế tác này, trong việc tạo ra những đồng tiền vàng mà chất lượng và số lượng của nó đã được công nhận và thống nhất giữa nhiều vùng miền.

Để cất giữ, thợ kim hoàn đã tạo ra một phòng được bảo vệ tốt. Dân làng tìm đến thợ kim hoàn để thuê một chỗ trong căn phòng này. Cuối cùng thợ kim hoàn đã cho thuê hết các khoảng trống trong căn phòng và kiếm được một chút tiền cho thuê. Nhiều năm sau, thợ kim hoàn rút ra một điều quan trọng, những người gửi vàng hiếm khi đến lấy vàng ra và họ không bao giờ đến cùng một lúc.

Thợ kim hoàn bắt đầu một công việc kinh doanh mới. Thay vì chỉ cho thuê chỗ gửi, họ bắt đầu cho vay và đồng thời đòi hỏi lợi nhuận. Việc cho vay đơn giản là các tờ giấy biên nhận gửi vàng đã được công nhận trên thị trường giao dịch. Vì sự tiện lợi này mà dần dần các giấy biên nhận được chấp nhận và phát triển trong giao dịch như một loại tiền tệ thực sự. Thế là người thợ kim hoàn nảy ra một ý tuyệt vời, cho vay bằng giấy biên nhận và được đảm bảo giá trị bằng số vàng cất giữ trong kho mà những người gửi vàng không mấy khi cần đến.

Những người thợ kim hoàn kinh doanh theo cách này đã trở thành một thương nhân nhiều hơn là một nghệ nhân và kiếm được vô số lợi nhuận. Sau nhiều năm cho vay, hắn trở nên rất giàu và phô bày sự giàu sang để thu hút thêm người đến vay.

Điều này làm cho những người gửi vàng ở chỗ của hắn nghi ngờ vàng của họ bị lạm dụng vào việc khác. Họ kéo đến và đe dọa sẽ rút toàn bộ số vàng của họ ra nếu người thợ kim hoàn không giải thích được tại sao hắn tự nhiên giàu có đến như vậy.

Không giống như mọi người tưởng tượng, thực tế không bi đát cho người thợ kim hoàn. Hắn tự tin mở kho và cho mọi người thấy vàng vẫn còn nguyên trong kho. Mọi người hoàn toàn tin tưởng vì vàng vẫn được đảm bảo và uy tín của thợ kim hoàn lớn hơn.

Vậy là, thay vì rút vàng ra, những người gửi vàng yêu cầu người thợ trở thành nhà băng của họ và chia cho họ lợi nhuận từ sự giàu sang của hắn. Chính vì vậy mà các ngân hàng ra đời.

Đến nay cho vay cái không thực


Các ông chủ nhà băng trả cho mọi người gửi vàng một lãi suất thấp và cho vay với lãi suất cao. Sự chênh lệch dôi ra ấy là phí dịch vụ và lợi tức của ngân hàng. Hệ thống này đơn giản như hệ thống của chúng ta ngày nay và được coi là hợp lý.

Nhưng ngày nay, các ngân hàng không vận hành theo cách đấy nữa. Ông chủ nhà băng hoàn toàn không hài lòng với lợi tức thu được sau khi chia lợi tức với người gửi. Số người đến vay càng ngày càng nhiều và số tiền có thể vay (vốn đối ứng được bảo lãnh trong kho) ngày càng giới hạn. Thế là một ý tưởng kịp thời xuất hiện trong đầu thợ kim hoàn vì ông ta là người duy nhất biết sự thật có bao nhiêu vàng trong kho.

Ông ta có thể cho vay những tờ giấy biên nhận không hề được đảm bảo bằng vàng mà không ai biết. Trong suốt thời gian những người gửi vàng không đến rút ra cùng một lúc thì không ai có thể biết được. Cách thức hoạt động mới này vận hành tuyệt vời, vì nó giúp người đi vay có thể vay bao nhiêu tùy ý còn ông chủ ngân hàng, dù chẳng có thực lực lớn hơn nhưng cũng chẳng sao, ông ta vẫn trở nên giàu có khủng khiếp với lợi nhuận thu về từ những khoản phí người đi vay trả cho số vàng không hề tồn tại. Và tất nhiên, số lượng những tờ giấy biên nhận, những tấm séc không có vàng đảm bảo ngày càng được giao dịch nhiều hơn.

Sau đó, mọi người lại bắt đầu nghi ngờ. Một số người đến vay không muốn nhận tờ séc nữa mà muốn những đồng tiền vàng thực sự. Lúc này tin đồn càng ngày càng lan rộng và những người gửi vàng kéo đến và đòi lại số vàng của họ. Chuẩn bị đến lúc trò chơi kết thúc. Đây là lần đầu tiên mọi người đổ xô đến ngân hàng. Đây là hiện tượng làm cho tất cả các ông chủ ngân hàng thực sự lo sợ. Việc này khiến làm phá sản hàng loạt các ngân hàng tư nhân. Sự kiện phá sản và bại lộ cách làm ăn bất tín này làm cho lòng tin của dân chúng đối với ngân hàng suy giảm.

Cái hệ thống tiền tệ hiện đại nay đã ra đời từ cách đây 300 năm khi một ngân hàng ở Anh ra đời bởi một Nghị định Hoàng Gia cho phép tỉ lệ đảm bảo tiền/vàng là 2/1. Các ngân hàng thời đó đã chấp nhận việc tôn trọng các giới hạn của việc tạo tiền ảo (thứ tiền không được đảm bảo bằng giá trị thật ngoài sự tin tưởng hoặc bảo lãnh danh nghĩa của tổ chức khác).

Có một hệ thống kiểm tra giám sát quy trình tạo tiền ảo và cả sự đảm bảo được dựng lên để các nhà băng có thể hoạt thoát hiểm khỏi trường hợp mọi người đổ xô đến rút tiền. Đó là một ngân hàng trung ương được thành lập để cho các ngân hàng thương mại vay vàng. Điều này đảm bảo cho quả bóng tiền tệ được bơm căng mà không thể bị nổ tung như trường hợp khủng hoảng. Hệ thống này, thông thường không bị sụp đổ, chỉ trừ trường hợp có quá nhiều người rút vàng ra ở quá nhiều nhà băng và rút ra cùng một thời điểm.

Dần dần hệ thống ngân hàng được quản lý bởi ngân hàng trung ương này được trở thành mô hình hệ thống quản lý phổ biến toàn cầu.
 

Bản chất của tiền tệ đã thay đổi


Trong áp lực bất tận về nhu cầu vay tiền thời kỳ thương mại điện tử không giới hạn biên giới, tình hình tiền tệ đã khác nhiều. Số vàng được đảm bảo bằng các khoản nợ càng ngày càng tiến gần đến con số 0, thay vì tỉ lệ 2/1 như thời khởi thủy. Lý do là số nợ ảo lớn ngày càng lớn hơn rất nhiều lần số tiền thật được đảm bảo.

Bản chất của tiền tệ đã thay đổi. Ngày xưa, 1 đồng USD có giá trị tương ứng 1 lượng vàng, ngày nay 1 đồng USD chỉ có thể đổi được bằng 1 đồng USD kỹ thuật số mà thôi. Ngày xưa khoản tín dụng của các ngân hàng tư nhân được tạo ra các đồng tiền có in tên của ngân hàng tư nhân ấy và mọi người có quyền từ chối sử dụng. Ngày nay đã khác, 1 khoản tín dụng của 1 ngân hàng tư nhân được lưu hành trong hệ thống tiền tệ chung. Đồng tiền của ngân hàng tư nhân ấy được chính phủ đảm bảo giá trị bằng một đồng tiền chung. Mà khi pháp luật đảm bảo đồng tiền ấy thì mọi công dân phải chấp nhận.

Câu hỏi được đặt ra: Nếu chính phủ và các ngân hàng tạo ra tiền tệ thì hiện có bao nhiều tiền trên thế giới? James A.Garfield, cựu Tổng thống Mỹ chết vì bị ám sát đã từng tuyên bố: "Ai đó có thể kiểm soát khối lượng tiền tệ trên đất nước này là chủ tuyệt đối của nền công nghiệp và thương mại. Và nếu bạn biết rằng cái hệ thống có thể kiểm soát dễ dàng theo cách này hay cách khác thì không cần giải thích với bạn đâu là nguồn gốc của những thời kỳ lạm phát và giảm phát".

Trước đây số lượng tiền được hạn chế trong chất liệu dùng để đảm bảo chẳng hạn như là để tạo ra nhiều tiền dựa trên vàng thì phải khai thác thêm vàng. Ngày nay thì không phải thế. Họ tạo ra tiền trực tiếp từ các khoản nợ. Mỗi khi bạn đi vay tiền ở ngân hàng thì đó là lý do để tiền đã được tạo ra. Và thực chất, trước đó, tiền đã có sẵn rồi, bạn chỉ việc cầm tiền về sau khi chấp nhận lãi suất và thời hạn trả lại. Khối lượng tiền được tạo ra chỉ có một thời hạn duy nhất, đấy là giới hạn của các khoản nợ. Tiền sẽ không được in thêm nếu chẳng có thêm ai đi vay.

Giá trị của tiền đang đi đến một thực tế mong manh hơn khi cán cân giữa đồng tiền thực được đảm bảo và tiền ảo tiếp tục thay đổi. Nó chỉ còn là cán cân giữa số tiền có thực mà các khách hàng gửi vào ngân hàng và số tiền cho vay nợ. Tỉ lệ chênh lệch này ở mỗi một quốc gia, mỗi thời điểm lại rất khác nhau, vượt quá rất nhiều tỉ lệ 2/1 hay sau này là 9/1 và rồi tỉ lệ lên đến 20/1 hoặc 30/1 và ít tính đảm bảo hơn trước rất nhiều lần.

Gần đây các ngân hàng còn tìm ra cách đảo lộn hoàn toàn các tài khoản dự trữ bảo lãnh, tức là không cần dự trữ bảo lãnh theo cách bắt trả tiền lệ phí khi cho vay tiền kèm theo nhiều quy định như trước đây.

"Tất cả mọi người đều biết, khi bạn muốn rút tiền từ tài khoản của mình thì ngân hàng không nói là không thể, vì trên thực tế, ngân hàng đã đem số tiền của bạn cho người khác vay rồi" - nhà phân tích kinh tế Mark Mansfield nói. Với khách hàng của nhà băng, không ai biết thực tế rằng những tấm giấy vay nợ của mình đã được sử dụng để trao đổi, mua bán được như một loại tiền tệ mới.

Mặc dù, Chính phủ liên bang thể hiện ra rằng Chính phủ in ra số tiền đó, nhưng thực tế nó chỉ chiếm 5% còn lại 95% là do những người đặt bút ký vào giấy vay nợ ngân hàng.

Những tín dụng tiền tệ này xuất hiện và biến mất phụ thuộc vào việc một người đến vay tiền (tiền ảo được tạo ra) và người đến trả (tiền ảo mất - bù trừ). "Tôi sợ rằng một công dân bình thường không thích nghe rằng, các ngân hàng đang tạo ra tiền. Và chính những người kiểm soát tín dụng của quốc gia thì điều hành chính sách của chính phủ và nắm trong tay vận mệnh toàn dân" - Reginald McKenna, Cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị của Midlands Banks of England.

"Thật là chấn động, chúng ta hoàn toàn phụ thuộc vào các ngân hàng thương mại, ai đó phải vay mượn từng đồng USD trên thị trường bằng tiền mặt hay một khoản tín dụng. Nếu ngân hàng mà tạo ra hàng loạt tiền thì chúng ta có phương tiện để làm giàu, nếu không sẽ đói khổ. Nếu bạn có cái nhìn toàn diện hơn về hệ thống tiền tệ của chúng ta hiện nay thì bạn sẽ thấy rất bi kịch đến mức không thể tin được" - Robert H.Hemphill, Điều hành tín dụng của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Atlanta, Georgia.

Ngày xưa sự cho vay nặng lãi bị trừng phạt nghiêm khắc, thậm chí tử hình. Tất cả những tôn giáo lớn đều cấm cho vay nặng lãi. Tất cả những khuynh hướng làm lợi từ tiền đều xấu bởi tiền xuất hiện để giúp cho việc thương mại được thuận lợi cho nên tiền lãi "đẻ ra" từ tiền gốc giống như một sự ăn cắp. Nhưng khi tín dụng ngân hàng tăng lên thì các giáo lý dần nhường bước. Lúc này mọi người nói rằng, việc cho vay tiền trở thành mỗi rủi ro đối với người cho vay thì người cho vay có thu lợi cũng là bình thường.

Quyền lực vô hình


Ngày nay, tiền đẻ ra tiền trở thành lý tưởng đối với số đông, cần gì phải làm việc nếu chúng ta có thể tạo ra tiền từ tiền dễ dàng như thế. Nhưng nếu chúng ta đặt vấn đề về sự phát triển bền vững trong tương lai thì sự phát triển tiền từ tiền ngày nay lại là vấn đề đạo đức. Và nhiều chuyên gia thậm chí đã gây áp lực thay đổi hệ thống tiền tệ.

Nhiều chỉ trích đã yêu cầu cần phải trở lại hệ thống ngân hàng được đảm bảo bằng vàng. Cũng có gợi ý cho rằng nên dựa vào hệ thống đảm bảo bằng bạc nhưng nhìn chung đó là cách làm rất nặng nề khi vận chuyển. Cho nên đã hình thành ra hệ thống tiền bằng giấy, bằng kỹ thuật số, bằng chỉ số cá nhân như vân tay... giúp cho việc vay nợ dễ dàng hơn. Và nếu chuyển qua hệ thống đảm bảo bằng vàng thì những người không có vàng sẽ lại không có tiền.

... Có nhiều cách để tạo ra các hệ thống khác nhau thay thế hệ thống tiền tệ hiện nay - nếu chúng đại diện cho nhân dân và chính phủ - thì quan trọng nhất là tính minh bạch và không có lợi tức. Cựu Tổng thống Mỹ, Abraham Lincoln, bị ám sát nói: "Chính phủ phải tạo ra, phát hành và lưu hành tất cả những tiền tệ quốc gia và các khoản tín dụng cần thiết để đảm bảo cho chi tiêu của chính phủ và người tiêu dùng. Khi chấp nhận nguyên tắc này thì một khoản lãi khổng lồ sẽ được tiết kiệm để chia lời cho mọi người. Không chỉ là đặc quyền tối cao của Chính phủ mà còn là cơ hội sáng tạo lớn nhất của Chính phủ đó".

Nhiều người không biết rằng, lịch sử của nước Mỹ từ khi giải phóng năm 1776 là một cuộc đấu tranh không ngừng chống lại sự thống trị của các ngân hàng. Và cuối cùng cuộc cách mạng này phải đầu hàng vào năm 1916 khi Tổng thống Woodrow Wilson trao quyền tạo ra tiền cho các ngân hàng.

"Tôi là một người đàn ông bất hạnh. Tôi đã làm phá sản quốc gia mặc dù không mong muốn. Một đại quốc gia bị kiểm soát bởi một hệ thống tín dụng tập trung của nó. Tăng trưởng của hệ thống này nằm trong tay một vài người. Chúng ta đã trở thành một trong những chính phủ được điều hành tồi tệ nhất, bị chế ngự nhiều nhất và kiểm soát nhiều nhất trong thế giới văn minh. Đó không còn là một chính phủ tự do ngôn luận, chính phủ của niềm tin với phổ thông đầu phiếu mà nó đã trở thành một chính phủ tùy thuộc vào ý kiến và cản trở của một nhóm thiểu số có quyền lực tối thượng (giới tài phiệt)" - Woodrow Wilson, cựu Tổng thống Mỹ day dứt.

"Chừng nào quyền kiểm soát và phát hành tiền không được trao lại Chính phủ và coi như là trách nhiệm đương nhiên của Chính phủ thì tất cả lời nói về chủ đề quyền tối thượng của Nghị viện và nền dân chủ chỉ là vô ích và phù phiếm. Khi một quốc gia mất đi quyền kiểm soát tối thượng về tiền tệ thì tất cả luật lệ của quốc gia này sẽ vô nghĩa. Cho vay nặng lãi trong tình trạng được kiểm soát sẽ phá hủy bất cứ quốc gia nào" - William Lyon Mackenzie King, cựu Thủ tướng Canada, người đã quốc hữu hóa Ngân hàng Canada.


Source
 
N M Rothschild & Sons Bank Limited​

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký giấy cho phép Ngân hàng N.M Rothschild & Sons Limited (Singapore), có trụ sở chính tại Singapore, được mở văn phòng đại diện tại thành phố Hà Nội.

Theo giấy phép, văn phòng đại diện của Ngân hàng N.M Rothschild & Sons Limited (Singapore) có thời hạn hoạt động là 5 năm.

Văn phòng này sẽ tiến hành nghiên cứu thị trường; xúc tiến xây dựng các dự án đầu tư của Ngân hàng N.M Rothschild & Sons Limited (Singapore) tại Việt Nam; thúc đẩy và theo dõi việc thực hiện các hợp đồng, thoả thuận đã ký giữa ngân hàng với các tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp Việt Nam, các dự án do Ngân hàng N.M Rothschild & Sons Limited (Singapore) tài trợ...

Cũng theo giấy phép được cấp, trong vòng 12 tháng kể từ ngày 13/4/2009, Ngân hàng N. M Rothschild & Sons Limited (Singapore) phải hoàn thành các thủ tục cần thiết và khai trương hoạt động Văn phòng đại diện tại thành phố Hà Nội.

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, hiện tại, đã có 55 văn phòng đại diện, 42 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 5 ngân hàng liên doanh và 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài đã được cấp phép và đang hoạt động tại thị trường Việt Nam.

--------------------------------------------------------------------

Các bác Do Thái chính thức tham gia thị trường tài chính Việt Nam Là một người hâm mộ dân Do Thái mình thấy đây là một cơ hội tốt cho các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân. Với hàng trăm năm kinh nghiệm, dân tài chính Do Thái thành công khắp thế giới vì họ luôn biết cách tìm kiếm, thu phục, hẫu thuẫn cho những cá nhân xuất sắc "Tinh Anh" tại những quốc gia mà họ đến kinh doanh.

Chỉ cần bạn có tài năng kiệt suất, bạn sẽ có cơ hội trở thành người của Rothschild. Các gia tộc Do Thái đã từng đạo diễn nên hàng loạt tỷ phú nổi danh của Mỹ, với nguồn tài chính hỗ trợ từ gia tộc Rothschild các cá nhân xuất sắc có tiềm lực thậm chí còn lớn hơn các gia tộc bản địa đã tích lũy tài sản vài trăm năm. Các cá nhân này sẽ vẽ lại bản đồ thịnh vượng, cơ hội lớn cho những người trẻ tuổi trẻ thành thế lực mới...
 
Thay thế USD - "Hư chiêu" của Trung Quốc​

Cuộc chiến bảo vệ đồng USD

USD được xem là Công Cụ giúp Mỹ có thể “làm mưa làm gió” trên chốn Thương Mại quốc tế và USD cũng là "Tử Huyệt" chết người của Người Mỹ. Điều đó, thật dễ hiểu tại sao Mỹ luôn tìm cách bảo vệ USD bằng cả thế lực kinh tế và Quân sự.

Nếu xem lại lịch sử thì chúng ta thấy từ sau thế hệ Bản Vị Vàng sụp đổ. Đồng USD đã có 2 bước ngoặc quan trọng đó là:

1. Các ngân hàng trung ương các nước Âu Châu xem dự trữ USD là 1 phần quan trọng trong việc giao thương mại xuyên 2 bờ đại tây đương. Thêm vào đó, kế hoạch Mashall mà Mỹ dùng hỗ trợ tái thiết Châu Âu sau WW2. Lúc này USD được xem như ông hoàng luôn được chào dón ở Âu Châu và việc sử dụng USD tại các ngân hàng Au Châu thật phổ biến đến nỗi có lúc người ta xem USD là đồng tiền chung ở lục địa này lấy tên là EuDollar. Tuy nhiên, Cuộc chiến tranh lạnh đã làm cho Mỹ chi tiêu quân sự quá mức hơn là trọng tâm kinh tế và Các quốc gia châu Âu có cơ hôi tập trung phát triển kinh tế , Châu Âu luôn có giấc mộng thoát khỏi kiềm của Mỹ. Và cơ hội đã đến Liên Xô sụp đổ => Mỹ mới nhận ra rằng mình đầu tư vũ khí nhiều thế giờ làm gì, còn kinh tế SX chưa chạy kịp Tây Âu. USD - Ông hoàng tiền tệ USD bị thất sủng tại Âu châu với sự ra đời của Euro. Đây là 1 thất bại lớn nhất của USD.

2. Câu hỏi đặt ra Hiện sau gold standard sụp đổ và sự thất sủng ở Châu Âu thì hiện USD bằng cách nào để trở thành dự trữ quốc tế . Chúng ta điều biết, với vai trò là cường quốc số 1 thế giới. Mỹ đã thực hiện gắn kế đồng tiền USD của mình với các nước Trung Đông. Tôi nhớ có 1 nhà chiến lược gia Mỹ từng nói" Mỹ đang mở ra thời kỳ Oil-USD là USD dầu mỏ" .USD hiện tại ko còn gắn với vàng như bảng vị vàng mà là USD gắn với dầu mỏ. Tại sao điều này, Mỹ nhận thấy Dầu mỏ luôn là "máu" để khởi động mọi nền kinh tế. Tất cả các quốc gia đều cần Dầu, đều mua Dầu ( Dầu luôn chiếm hạn mức lớn trong kim ngạch xuất nhập khẩu của bất kỳ quốc gia nào). Vì thế, Nếu các nước Tây Á chỉ bán Dầu và nhận về Đồng USD => Tất cả các quốc gia đều phải dự trữ USD để mua dầu của Trung Đông. Thế là vị thế USD hoàn toàn trong dự trữ quốc tế. Và việc khống chế các nước trung đông sẽ buột cả thế giới phải dự trữ USD. Chính vì đều này, thật dễ hiểu tại sau Mỹ ủng hộ Isarel. Mua chuộc Ả rập xe út, và Ấn độ , Pakistan. Tại sao, cấm vận IRac( Sadam Hussein một thời là đồng minh) và IRAN vì 2 quốc gia này ko muốn dùng USD để đổi dầu mà dùng Euro=> Do đó, tạo tiền đề nguy hiểm cho USD khiến nhiều nước Trung Đông đa dạng hóa trao đổi Đầu với các chỉ tệ mạnh khác như Euro, Yen, Canada dollar.

Lịch sử cũng từng thấy Mỹ bắt Nhật phá giá đồng Yên để rồi Nhật suy thoát hằng thập kỷ qua. Và mới đây là Nhân Dân tệ của Trung Hoa.

“Hư chiêu” của Trung Quốc

Với việc Trung Quốc soái ngôi USD mà trong một website nọ xem là chuyện Cá Tháng 4 (Quốc tế nói dối) là điều hoàn toàn đúng. Theo tôi, nếu bạn đã từng xem binh pháp của Tôn Tử hay 36 Kế thì chúng ta dễ thấy 1 điều là China đang dùng chiêu “hư chiêu”. Đây là “Đả thảo kinh xà" hay “kế Hình Thiên” chứ không thật sự muốn thay thế USD. Bởi vì:

+ Thứ Nhất, USD sẽ dụng chạm lớn với Mỹ. giữa lúc suy thoái là ko tốt cho Trung Quốc. Sẽ không có gì đáng nói nếu Mỹ tiếp tục là cường quốc quân sự và kinh tế số một thế giới, Trung Quốc tiếp tục xuất khẩu hàng sang Mỹ và là chủ nợ lớn nhất của Mỹ. Tuy nhiên, khi Mỹ rơi vào khủng hoảng, China rơi vào tình thế “ trên Đe dưới Búa” . Một mặt, Trung Quốc đối mặt với nguy cơ đồng USD sẽ mất giá và các tài sản bằng đồng tiền này cũng mất giá, Trung Quốc không thể thanh lý số tài sản đó vì nó quá lớn nên bất kỳ một động thái nhỏ nào chứng tỏ Trung Quốc định bán sẽ lập tức làm đồng USD mất giá. Hai, ngân hàng trung ương Trung Quốc không thể can thiệp để giữ đồng RMB không lên giá so với USD được nữa và Trung Quốc sẽ vừa bị mất một phần dự trữ ngoại tệ vừa mất lợi thế cạnh tranh xuất khẩu do tỷ giá thấp. Tóm lại vì chính quyền lợi của mình Trung Quốc buộc phải đóng băng số tài sản bằng USD ở Mỹ, chấp nhận rủi ro sẽ bị mất một phần số tài sản đó trong khi chờ đợi kinh tế Mỹ hồi phục.

+ Tuy nhiên, Dùng chiêu này nhằm xác dịnh mức độ ủng hộ hiện tại của USD trong thế giới như thế nào ( nên mới xem là Hư chiêu) hiện TQ đã xác định được 2 phe:

* Ửng hộ USD là Mỹ, EU, Tiểu quốc Ả râp, Ấn Độ, WB, Nhật Bản.
* Ko ủng hộ : IMF, Nga, TQ,...
* Ba phải: Canada

Tôi nhận thấy Chính Quyền OBAMA đã trúng kế của Trung Quốc khi quá sớm tuyên bố vội vàng thể hiện sự “khập khuyễn” dựa theo lời phát biểu trái chiều của Bộ trưởng tài chính gây hoảng loại thị trường tài chính với quyền rút vốn đặt biệt SDR tại IMF.

Theo Tôi, USD là “Tử Huyệt” của nước Mỹ. Nên việc bảo vệ USD là quốc sách hàng đầu của Mỹ. Và cuộc bảo vệ này của Mỹ dùng cả thế lực kinh tế và Quân Sự. Nếu ngày nào Mỹ còn mạnh thì USD còn đó sức mạnh của mình.
 
Rothschild đến Việt Nam và những suy nghĩ​

Hôm qua đọc được tin này: Thêm một ngân hàng nước ngoài đến Việt Nam. Lần này là Ngân hàng Rothschild. Tôi chợt nhớ đến một quyển sách mà mình đã đọc cách đây một thời gian, cuốn Currency Wars – Chiến tranh Tiền tệ. Giở quyển sách ra đọc lại, vẫn có cảm giác như lần đầu đọc: một sự pha trộn giữa ngạc nhiên, thán phục và sờ sợ.

Bỗng nhiên muốn viết một cái gì đó.


Chúng ta thường hay nghe nói đến Citybank, HSBC hay là… Vietcombank, nhưng chắc là không nhiều người biết đến cái tên NM Rothschild & Sons Ltd. Thật ra đây là một cái tên rất nổi tiếng trong ngành tài chính thế giới, tên của một gia tộc mà sự phát triển của gia tộc này gần như gắn liền với các sự kiện chi phối lịch sử thế giới mấy trăm năm nay.

Nếu chúng ta biết được Cục Dữ Trữ Liên Bang Hoa Kỳ (FED) bị chi phối bởi những ngân hàng tư nhân, và biết được rằng ai là kẻ đứng đằng sau các cuộc chiến tranh, khủng hoảng tài chính… Như trong quyển Currency Wars đã nói, nếu chúng ta tin rằng Bill Gates là người giàu nhất thế giới thì chúng ta đã là một trong những khán giả của màn kịch lớn nhất thế giới.

Thời điểm đó những điều này làm tôi vô cùng hứng thú và say sưa tìm đọc tất cả những tài liệu liên quan đến vấn này.

Đọc những câu chuyện về sự hình thành của gia tộc Rothschild, một gia tộc đã âm thầm cai quản một ngai vàng quyền lực, chi phối tất cả mọi hoạt động của thế giới. Tất cả những vấn đề vĩ mô nhất, như chiến tranh, khủng hoảng kinh tế, các chính sách phát triển kinh tế của các vị vua, tổng thống… đều bị sự chi phối của những kịch bản của các tập đoàn tài chính này, mà trong đó Rothschild như là một ông trùm của thế giới ngầm.

Vào đầu thế kỷ 19, khi cuộc chiến giữa Anh và Pháp đang dần đi đến hồi quyết định, trận quyết chiến giữa Napoleon và Wellington ở Waterloo đang bắt đầu diễn ra, kết quả của trận chiến này sẽ quyết định cục diện châu Âu khi đó, nước nào sẽ “thắng làm vua” và nước nào sẽ “thua làm giặc”. Đây cũng là câu chuyện mà tôi thích nhất khi đọc về gia tộc Rothschild. Trong trận chiến này, Rothschild đã xây dựng được những mạng lưới tình báo và gián điệp ở cả 2 phía, và trớ trêu mà mạng lưới tình báo của Rothschild còn hiệu quả hơn cả của quân đội.

Khi đã xác địch được kết quả chiến cuộc ở Waterloo (rằng Napoleon sẽ thua). Các gián điệp của Rothschild tức tốc đưa thông tin này về cho Nathan Rothschild - đầu não của gia tộc này ở London - từ đó ông biết thông tin quý báu này trước tất cả những nhà đầu tư khác ở thị trường chứng khoán London - khi đó đang hồi hộp ngóng chờ kết quả trận chiến. Chính vì sự đi trước này, kết hợp những kỹ năng, chiêu thức (và cả thủ đoạn) của mình, Rothschild đã làm cho mọi người tin rằng nước Anh đã thua trận, khiến người ta bán thốc bán tháo trái phiếu của Anh đi, trước khi chúng biến thành giấy vụn. Đúng thời điểm đó, người của Rothschild đã mua vào tất cả với giá gần như cho không. 1 ngày sau tin tức chiến thắng của Wellington mới về đến và lúc này Rothschild đã gần như thâu tóm tất cả trái phiếu chính phủ của Anh. Rothschild trở thành chủ nợ lớn nhất của nước chiến thắng. Wellington chiến thắng trên chiến trường để đưa Rothschild đi qua khải hoàn môn của quyền lực vô hình. Từ đó gia tộc này xây dựng một tập đoàn tài chính hùng mạnh cho tới tận ngày hôm nay. Và hôm nay, tập đoàn này đến Việt Nam.

Trước đây tôi thường thắc mắc không hiểu vì sao người ta lại có các khoảng vay ưu đãi cho các nước khác, rằng vì sao có những khoản viện trợ ODA, vì sao World Bank hay IMF lại thường đưa ra những khoản chi hào phóng cho các dự án của các chính phủ nước nghèo… Nhưng càng đọc càng hiểu hơn, và biết rằng đó là những cạm bẫy ngọt ngào mà các nhà tài phiệt thế giới ru ngủ các chính phủ. Để rồi đến một lúc nào đó những chính phủ này phải chịu sự chi phối của tổ chức này.

Không cần nhìn đâu xa, mới vừa đây thôi thị trường chứng khoán Việt Nam đã giáp mặt với một cuộc khủng hoảng tương tự. Khi mà người ta bơm tiền vào thị trường để gây nên những giá trị ảo cho các công ty, đẩy những cổ phiếu các công ty đi quá xa so với giá trị thực sự của nó, dẫn đến các nhà đầu tư Việt Nam bỗng một đêm trở nên giàu có - tôi có những người bạn chỉ dành ra 500 triêu để đầu tư và có thời điểm họ có trong tay đến hàng chục tỉ. Đẩy theo các giá trị khác tăng theo, mà điển hình nhất là các giá trị đất đai, khi mà người ta mua nhà ở không phải vì nhu cầu chỗ ở mà là vì những giá trị ảo do chính những người mua đẩy lên. Cho đến một thời điểm thích hợp, khi mà những bàn tay vô hình này rút vốn ra khỏi thị trường thì tất cả những giá trị đó rớt không phanh rơi rớt hơn cả giá trị thật sự của nó, dẫn đến làn sóng thua lỗ, phá sản của hàng loạt người, thậm chí người ta có cảm giác khiếp sợ về chứng khoán, nghĩa là đâm đầu vào thì chỉ có chết. Đó chính là thời điểm đỏ sàn vừa qua.

Thời điểm “huy hoàng ảo” của chứng khoán ấy, tôi từng thấy rất nhiều “nhà đầu tư” xuất thân từ đủ mọi thành phần, từ những công nhân viên văn phòng, những người dân buôn bán rút tiền dành dụm ra đầu tư, đến cả những bà nội trợ cũng đi cầm cố tài sản đi chơi chứng khoán, vì chơi là thắng, mà thắng một thắng mười. Lợi nhuận quá lớn này làm người ta quên đi một điều đơn giản, rằng những khoảng đầu tư nào mà lợi nhuận quá lớn đều có những uẩn khúc của nó, rằng thị trường chứng khoán chỉ là một thị trường luân chuyển tiền tệ, đồng tiền chuyển từ nơi này sang nơi khác, nếu bạn thắng tiền thì tiền đó đến từ đâu? Và ai sẽ mất đi những đồng tiền đó?

Tôi có quen một số người làm việc ở các ngân hàng, một số trong bọn họ đang chinh chiến ở các thị trường như Hongkong, New York… họ được công ty mẹ cử về Việt Nam chỉ để làm một việc là tham gia vào các hoạt động đầu tư của thị trường chứng khoán, dùng các quỹ khổng lồ để kích thích đầu tư. Ngồi nghe họ nói chuyện, tôi tham gia nhiều nhưng chợt rùng mình khi nghĩ đến một điều đơn giản: làm sao những bà nội trợ, những anh công nhân viên chức có thể chiến thắng được những cái đầu này ngay trên chính sân chơi của họ? Thế mà người ta vẫn nghĩ rằng chứng khoán là một mỏ vàng và tất cả mọi người ồ ạt đổ xô đến… nhặt về.

Và kết quả ở thời điểm này, tôi đã chứng kiến không ít bạn bè trắng tay sau canh bạc chứng khoán, và sau đó là địa ốc.

Tôi đứng ngoài những làn sóng này, vì tôi tự xét mình không phải là một chuyên gia tài chính, và tôi nghĩ đơn giản: tôi không thể chiến thắng những cái đầu kia. Tôi dùng tiền của mình để đầu tư vào những lĩnh vực mà tôi hiểu rõ. Có đôi lúc tôi cũng ghen tị khi bạn bè bỗng dưng lên vùn vụt, nhà cửa 2-3 cái, xe cộ bạc tỉ… Nhưng cuối cùng nghĩ đi nghĩ lại, tôi vẫn đứng ngoài. Thế nên bây giờ tôi vẫn sống tương đối khỏe, tôi không phải lo lắng, trầm uất, tiếc nuối…

Nghĩ xa hơn một chút, hàng ngày xem tin tức cứ nhìn thấy những buổi ký kết nhận những khoản vay của chính phủ, những khoản viện trợ mà chính phủ đã nhận từ các nước, các tổ chức trên thế giới. Bỗng thấy lo! Tôi không phải là nhà kinh tế, tôi không hiểu tường tận về kinh tế vĩ mô. Nhưng tôi biết một quy luật đơn giản: không ai cho không ai cái gì, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính. Chiến lược của các nhà tư bản không phải là vài năm, vài chục năm mà có khi là hàng trăm năm.

Liệu rồi đến một lúc nào đó con cháu chúng ta sẽ chịu sự chi phối của họ? Đến một lúc mà các khoản vay sẽ trở thành khoản vay vĩnh viễn - như vua William Đệ Nhất đã nợ gia tộc Rothschild, để rồi tất cả những khoản đóng thuế của toàn dân Anh chỉ để làm một việc là trả lãi cho Rothschild, để rồi nhà vua đã buộc phải ra những quyết định có lợi cho họ.
 
Tài chính Hồi giáo là giải pháp thay thế?

090512143817__45752607_islamic-bank.jpg

Các chuyên gia tài chính trong thế giới Hồi giáo tin rằng lối kinh doanh của họ đã tạo cho họ khả năng tránh được cuộc khủng hoảng tín dụng toàn cầu.

Thế nhưng lối kinh doanh tài chính của họ khác biệt với cách thông thường trong thế giới tài chính phương Tây ra sao?

Cựu giám đốc điều hành của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Dr Mirakhor Abbas, nói nguyên lý kinh tế theo nghĩa rộng của đạo Hồi dựa vào lời răn của Thượng Đế có từ cách đây 1.400 năm.

Ông nói là "người ta ý thức được có một đấng tạo hóa và một hệ thống do Thượng Đế kiến tạo".

Ông nói thêm là "Những gì mà chúng ta biết tới theo cách thường dùng ở phương Tây không tồn tại trong thế giới Hồi giáo, và đó là sự khác biệt lớn giữa hai hệ thống".

Xét về điều kiện thực tế và khác biệt đáng kể nhất là thế giới tài chính Hồi giáo không cho phép thay đổi lãi suất.

Dr Bambang Brodjonegoro từ Ngân hàng Phát triển Hồi giáo giải thích "Chúng tôi không công nhận khái niệm lãi suất .... tức là việc kiếm lời dựa vào hoạt động buôn bán tiền tệ".

"Hồi giáo quan niệm tiền bạc chỉ sử dụng cho mục đích mua bán hoặc để dự trữ chứ không dùng để giao dịch nhằm kiếm quá nhiều lợi nhuận", ông nói.

Chia sẻ rủi ro
090512143915_koran.jpg

Kinh Koran cũng có chương nói về hành vi mua bán

Vậy thì một ngân hàng Hồi giáo, và khách hàng gửi tiền vào ngân hàng đó làm sao có thể lấy lời?

Hệ thống được dựa trên tài sản, với tài sản hữu hình hoặc hàng hóa là thành tố cốt lõi. Tức là có những người mua và người bán, chứ không có người đi vay và người cho vay.

Có thể lấy ví dụ dưới đây để so sánh.

Tại Los Angeles, một khách hàng muốn vay tiền để mua một chiếc xe sẽ tới một ngân hàng thương mại thông thường và chấp nhận một khoản vay. Ngân hàng sẽ giao tiền.

Tức là khách hàng sẽ trả nợ định kỳ và lãi tính gộp cho cả khoản vay đó.

Tại Lahore một khách hàng có thể tới một ngân hàng Hồi giáo và ký một hợp đồng với ngân hàng để ngân hàng mua xe hơi cho họ.

Ngân hàng sẽ không cho vay tiền mua xe, mà chính ngân hàng sẽ mua. Sau đó, ngân hàng sẽ bán xe đó cho khách hàng này với giá đã được nâng lên.

Khách hàng sẽ đồng ý trả góp định kỳ.

Nay là thời gian để tài chính Hồi giáo tạm ngưng và suy nghĩ về hướng đi của họ
Giáo sư Habib Ahmed, chuyên gia tài chính Hồi giáo

Một trong những nguyên tắc cốt lõi của kinh tế Hồi giáo là chia sẻ rủi ro. Tức là các ngân hàng và những người gửi tiền vào sẽ chia sẻ lợi nhuận, thua lỗ từ các hoạt động đầu tư.

Giải pháp thay thế

Bình đẳng là yếu tố quan trọng. Đó là một trong các đặc điểm xuyên suốt mà những người cổ súy cho kinh tế Hồi giáo nói là làm cho nó khác với cách làm của phương Tây.

Kinh tế học Hồi giáo cũng nhấn mạnh niềm tin là yếu tố làm lợi cho cộng đồng Hồi giáo theo nghĩa rộng.

Cựu Giám đốc Điều hành IMF, Dr Mirakhor nói "nó phù hợp với với ý thức về người bạn đồng hành, về lợi ích chung của cộng đồng.

Ông nói điều này tương phản với "Cách nhìn hẹp hòi về quyền lợi cá nhân theo đó tạo bàn đạp cho các thành phần trung gian kinh tế trong một hệ thống kinh tế tự do".

Một số người xem mô hình Hồi giáo là giải pháp thay thế. Những người khác xem mô hình này phụ thêm cho hệ thống vốn chiếm thế thống lĩnh trong thế giới Tây phương.

Giáo sư Ekmeleddin Ihsanoglu, Tổng Thư ký Tổ chức các Quốc gia Hồi giáo, nói "Tôi không cho rằng hệ thống ngân hàng Hồi giáo là giải pháp thay thế, và coi chỉ có hệ thống này thôi mà không nên có hệ thống khác. Nói cách khác đi là cần có sự lựa chọn khác nhau để làm cùng một việc"

090512143904_islamicbank226-1.jpg

Ngân hàng Hồi giáo cũng phục vụ khách hàng không theo đạo Hồi

Kinh tế Hồi giáo không phải chỉ độc quyền phục vụ chỉ người theo đạo Hồi mà thôi.

London đang nổi lên như một trung tâm tài chính lớn cho tài chính Hồi giáo. Các dịch vụ ngân hàng Hồi giáo cũng được người không theo đạo Hồi ở Malaysia sử dụng rộng rãi.

Dr Brodjonegoro từ Ngân hàng Phát triển Hồi giáo nói "Đây là một hệ thống thay thế có thể được áp dụng cho mọi người. Mọi người đều có thể sử dụng nó, không phân biệt tôn giáo của họ".

Các ngân hàng lớn của Anh như HSBC và Citi của Hoa Kỳ đã thiết lập chi nhánh ngân hàng Hồi giáo và hiện đang rất phát đạt.


Nhưng cũng có một số người lo sợ rằng việc mở rộng sẽ làm bớt yếu tố Hồi giáo hơn.
 
Ai là người thắng lớn sau khủng hoảng, Mỹ hay Trung Quốc ?​

- Bất luận bạn cho rằng đó là ai thì cuộc khủng hoảng tài chính “trăm năm có một” bắt nguồn từ phố Wall này đã làm cả thế giới phải nghiêng ngả.

Quá trình phát sinh của khủng hoảng tài chính toàn cầu, cũng chính là quá trình chuyển giao sự giàu có của các nền kinh tế trên toàn cầu và sự phân bổ tài chính cũng bắt đầu diễn ra. Khi đọc một cuốn sách nói về “khủng hoảng tài chính đã thay đổi thế giới như thế nào”, bạn sẽ nhận thấy một điều, thực ra nền kinh tế nhận được nhiều nhất từ khủng hoảng lại chính là nền kinh tế mà từ trước đến nay luôn được cho rằng cần cứu trợ nhất – đó chính là nền kinh tế Mỹ.

Điều đáng chú ý ở đây đó là, thông qua cuộc khủng hoảng tài chính lần này, nước Mỹ càng có thêm sức mạnh để củng cố vị trí bá chủ của đồng USD. Khi khủng hoảng tài chính lên đến cao trào, đồng USD yếu đồng nghĩa với sức cạnh tranh của hàng hóa Mỹ khi xuất khẩu tăng lên trên thị trường thế giới, trong khi khả năng cạnh tranh của các đối thủ khác lại suy giảm.

Không thể không thừa nhận rằng, sau khi khủng hoảng tài chính đi qua, nước Mỹ đã nhanh chóng khôi phục lại nguyên khí, nhưng các nước lại không thể khẳng định mình đã học được gì và nhận được gì từ khủng hoảng.

Đối với kinh tế Trung Quốc, cho đến hiện tại các chính sách kinh tế của đất nước này bắt đầu lộ rõ những dấu hiệu còn “nông cạn”. Ngành năng lượng của Trung Quốc vẫn trong trạng thái rối loạn về khai thác và bán tháo. Các doanh nghiệp Trung Quốc rơi vào cục diện giá cả hàng hóa leo thang, khiến sức cạnh tranh tại thị trường nước ngoài giảm. Cho đến đầu năm nay, tốc độ tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc vẫn dựa nhiều vào xuất khẩu, đặc biệt là từ những đầu tư cũng như trợ giá của Chính phủ.

Nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới này không thể không bị ảnh hưởng một khi nền kinh tế lớn nhất thế giới suy thoái, vì xuất khẩu sang Mỹ cũng là một trong những “đầu tàu” chính kéo tốc độ tăng GDP của Trung Quốc đạt mức 2 con số trong những năm gần đây. Các nhà kinh tế Trung Quốc dự báo kinh tế nước này sẽ giảm tốc độ tăng xuống còn 8 - 9% trong trường hợp kinh tế Mỹ suy thoái nhẹ trong vòng khoảng 2 quý. Nhưng nếu kinh tế Mỹ suy thoái nặng và kéo dài tới 4 quý hoặc hơn, tăng trưởng của Trung Quốc có thể giảm xuống còn 6 - 7%, và đây là một cú “tiếp đất’ không hề dễ chịu chút nào.

Nếu như Trung Quốc dùng danh nghĩa là nước lớn về sản xuất và xuất khẩu để giành được những thặng dư thương mại khổng lồ, để tăng cường cho kho dự trữ ngoại hối khổng lồ của mình, thì không thể đổ lỗi việc Mỹ lợi dụng vị trí đứng đầu của đồng USD để gây áp lực cho Trung Quốc. Vậy cách giải quyết sẽ như thế nào? Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra phương án mua vào trái phiếu của Chính phủ Mỹ, và tích trữ vàng.

Nhưng khủng hoảng tài chính cũng vạch ra sai lầm nghiêm trọng của kinh tế Trung Quốc khi tăng trưởng của nền kinh tế này chủ yếu chỉ dựa vào nhu cầu ngoại địa và xuất khẩu. Một khi nhu cầu tại thị trường châu Âu và Mỹ giảm xuống, những tác động đến với kinh tế Trung Quốc sẽ thực sự nguy hiểm. Do vậy Trung Quốc cần phải thúc đẩy nhu cầu trong nước. Kích thích nhu cầu trong nước với kinh tế Trung Quốc có hai phương án, một là tăng cường thu nhập của người dân, nâng cao mức lương và cải thiện thị trường việc làm. Hai là tăng cường sự bảo hộ xã hội, đặc biệt là đối với hệ thống y tế và giáo dục.

Thêm nữa xét về lâu dài, tiền tệ phát hành ngày một nhiều nhưng nguồn tài nguyên ngày càng hiếm, do vậy, các chính sách về dự trữ tài nguyên cũng là những chính sách mang tính quốc gia của Chính phủ Trung Quốc.
 
Khi rồng nhả lửa vào voi​

Ấn Độ có thể không biến mình thành một điểm nóng bằng việc chọn cách thỏa thuận với Bắc Kinh vào đúng lúc mà chương trình nghị sự toàn cầu và an ninh khu vực đang gặp rất nhiều vấn đề.

Tuần Việt Nam giới thiệu bài viết của M.K. Bhadrakuma trên Asia Time Online về mối quan hệ Trung - Ấn. Bhadrakuma là một nhà ngoại giao kỳ cựu tại Cơ quan Đối ngoại Ấn Độ hơn 30 năm qua. Ông từng làm đại sứ của Ấn Độ tại Liên Xô, Hàn Quốc, Sri Lanka, Đức, Afghanistan, Pakistan, Uzbekistan, Kuwait và Thổ Nhĩ Kỳ.

Chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi New Delhi cho rằng sớm hay muộn gì Bắc Kinh cũng sẽ tấn công họ. Các phát ngôn cứng rắn từ phía Ấn Độ đã bắt đầu xuất hiện gần như hàng ngày và khiến Bắc Kinh khó chịu. Trong những tháng qua, các nhân vật có ảnh hưởng của Ấn Độ, hay các phương tiện truyền thông bằng tiếng Anh, gắn với chính quyền Ấn Độ thông qua giới chủ tài phiệt, đã chỉ trích các chính sách của Trung Quốc và cách cư xử với Ấn Độ.

Nhưng đến ngày 14/10, phản ứng tích tụ của Trung Quốc đã đến mức cao nhất. Bắc Kinh chọn một ngày cực kỳ đặc biệt trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước để ghi điểm. Các thủ tướng Nga và Pakistan cùng với Thứ trưởng ngoại giao Mỹ Kurt Campbell đến thăm chính thức Bắc Kinh. Ông Campbell đến để thực hiện một nghĩa vụ quan trọng là chuẩn bị cho chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Mỹ Barack Obama tháng tới.

Bắc Kinh đã ghi một điểm lớn khi nói rằng cuộc tranh cãi hiện nay với New Delhi không chỉ là vấn đề song phương mà mang tính địa chính trị. Tờ Nhân dân Nhật Báo trong loạt bài bình luận về Ấn Độ cũng đã viện đến một cuộc hội thảo chưa từng được nói tới trong cuộc đối thoại xuyên Himalaya nhiều năm qua. Trước đó một ngày, trong hai thông cáo của mình, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã khơi mào cho loạt bài bình luận trên tờ báo này.

Thông cáo đầu tiên tập trung sự chú ý vào chiến dịch truyền thông chống Trung Quốc gần đây của Ấn Độ và đề nghị New Delhi "tỏ ra xây dựng hơn trong việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau", hơn là đưa ra những báo cáo sai về những căng thẳng biên giới.

ResizedImage400280-India-China.jpg

Thông cáo thứ hai, quan trọng hơn, cho biết Bắc Kinh "rất không hài lòng" về chuyến thăm cách đây 10 ngày của Thủ tướng Ấn Độ đến bang Arunachal Pradesh (mà Trung Quốc đòi chủ quyền). Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói: "Trung Quốc và Ấn Độ chưa đạt được bất kỳ thỏa thuận chính thức nào về vấn đề biên giới. Chúng tôi đề nghị phía Ấn Độ chú ý tới mức độ nghiêm trọng của sự việc này cũng như mối quan tâm của phía Trung Quốc và không gây ra các sự cố tại khu vực đang tranh chấp, nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển lành mạnh của quan hệ Trung - Ấn".

Phản ứng của Ấn Độ được đưa ra vài giờ sau đó và cũng ở mức cao nhất trong Bộ Ngoại giao. Bộ trưởng S M Krishna đã bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc, khẳng định "quan điểm của Chính phủ Ấn Độ là Arunachal Pradesh là một phần không thể tách rời của Ấn Độ". Ông cũng cho biết thêm rằng New Delhi "không hài lòng và lo ngại" về sự phản đối của Trung Quốc.

Quan hệ ngoại giao tất nhiên đã bị ảnh hưởng khi Nhân dân Nhật báo vào cuộc, tấn công thẳng vào chính sách của Ấn Độ. Chưa tính đến những chi tiết cụ thể, bài báo phát triển điều mà Bắc Kinh cho là đã trở thành vấn đề lớn - đó là "sự khinh suất và ngạo mạn" của Ấn Độ đối với các nước láng giềng. Bài báo nêu rõ: "Giấc mơ siêu cường, cộng với suy nghĩ về sự đồng nhất hóa, đã đặt gã khổng lồ Nam Á vào một tình huống khó xử và dẫn tới những sai lầm liên tiếp".

Điều nổi bật trong bài bình luận của Trung Quốc đã tìm cách xây dựng một sự tương đồng trong quan ngại giữa Trung Quốc và các nước láng giềng của Ấn Độ về phong trào ngày càng tăng của chủ nghĩa dân tộc Ấn trong thập kỷ vừa qua, hoặc về sự không hài lòng của họ trong quan hệ hợp tác khu vực. Bài báo bình luận: "Trước sự bất bình của mọi người, Ấn Độ theo đuổi một chính sách đối ngoại "mua bạn bè xa, đánh láng giềng"... Ấn Độ, nước đã thề sẽ trở thành một siêu cường, cần phải quan tâm tới các quan hệ với láng giềng và từ bỏ thái độ khinh suất và ngạo mạn trong bối cảnh thế giới đang chứng kiến những thay đổi lớn toàn cầu".

Bắc Kinh cho rằng hầu hết các nước láng giềng Ấn Độ cũng bày tỏ lo ngại tương tự và hiện đang tìm cách làm thân và thắt chặt quan hệ với Trung Quốc để đối trọng với thái độ hống hách của Ấn Độ với họ. Trên thực tế, bài bình luận của Trung Quốc ám chỉ sự cô lập gần như hoàn toàn mà Ấn Độ đang gặp phải hiện nay trong khu vực Nam Á.

Chưa hết, Nhân dân Nhật báo tiếp tục đăng một bài vào ngày 15/10, lần này thẳng thừng nói với Ấn Độ một số điều. Thứ nhất, bài báo nhấn mạnh, New Delhi đã nhầm nghiêm trọng khi cho rằng Trung Quốc có thể buộc phải giải quyết vấn đề biên giới với Ấn Độ thông qua các chiến thuật gây sức ép. Tác giả bài báo khẳng định dứt khoát rằng tranh chấp biên giới chỉ có thể được giải quyết và đạt được một giải pháp cuối cùng "khi cả hai bên (Trung Quốc và Ấn Độ) sẵn sàng gạt đi những hiểu nhầm ngấm ngầm từ trước tới nay". Thứ hai, bài báo cáo buộc New Delhi "đang lạc hướng trong quá trình đưa ra quyết định" vì họ nuôi dưỡng suy nghĩ rằng Mỹ đang coi Ấn Độ như một đối trọng với Trung Quốc. New Delhi cũng bắt đầu nhạy cảm quá với âm mưu của Mỹ nhằm "ve vãn Ấn Độ khỏi Nga và Trung Quốc, và nuôi dưỡng tham vọng của Ấn Độ đuổi kịp Trung Quốc bằng cách bán vũ khí cho Ấn Độ".

Quan trọng nhất, bài báo trên kết luận rằng dù Trung Quốc và Ấn Độ "sẽ không bao giờ coi nhau là thù địch", nhưng nếu chính quyền Ấn Độ và một số "các cơ quan truyền thông thiếu trách nhiệm" không tự kiềm chế, "một sơ xuất tại biên giới đều có thể dẫn tới chiến tranh" - điều mà cả hai bên đều không muốn. Rõ ràng là Bắc Kinh thấy bàn tay của chính quyền Ấn Độ đằng sau chiến dịch truyền thông chống lại Trung Quốc trong những tháng qua.

Hậu quả khôn lường

Căng thẳng này dẫn đến kết quả gì lại là một vấn đề khác. Trước tiên, một điểm nóng xuất hiện khi Chính phủ Ấn Độ chấp nhận cho lãnh tụ tinh thần lưu vong của người Tây Tạng, Đạt lai Lạt ma, đến thăm Arunachal Pradesh vào tháng 11 tới. Không còn nghi ngờ gì nữa, nếu chuyến thăm này diễn ra, quan hệ Trung - Ấn sẽ rơi vào một thời kỳ băng giá dài.

Đáng tò mò là điều này lại diễn ra đúng lúc các quan hệ địa chính trị trong khu vực và diễn biến trên toàn thế giới bước vào một thời kỳ biến đổi lớn. Trong khi sức mạnh toàn cầu của Trung Quốc là một thực tế đã được thiết lập, Ấn Độ có thể không biến mình thành một điểm nóng bằng việc chọn cách thỏa thuận với Bắc Kinh vào đúng lúc mà chương trình nghị sự toàn cầu và an ninh khu vực đang gặp rất nhiều vấn đề.

Ngược lại, nếu New Delhi gây sự chú ý của Trung Quốc, vốn rất nhạy cảm với các chuyến đi của Đạt lai Lạt ma vào tháng 11, họ sẽ bị chính phe dân tộc trong nước lên án là chịu lép vế trước sức ép của Trung Quốc. Đáng tiếc, đây là một yếu tố hậu trường đang xen vào quan hệ Trung - Ấn, phá hoại các thành quả của mối quan hệ vừa bước sang giai đoạn phát triển tốt đẹp trong thập kỷ qua.

Tương tự, vấn đề này cũng phủ bóng lên quan hệ của chủ nhà Ấn Độ đối với các bộ trưởng ngoại giao Nga và Trung Quốc dự kiến đến nước này những tuần tới trong khuôn khổ hợp tác ba bên. Có thể chắc chắn rằng, sự cân bằng của tam giác chiến lược này đã bị xáo trộn. Nga và Trung Quốc đang phát triển một quan hệ đối tác chiến lược tăng cường, trong khi quan hệ truyền thống của Ấn Độ với Nga đang giảm đi trông thấy vì giới lãnh đạo thân Mỹ ở New Delhi, và giờ đây tiến trình bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc lại phải trải qua một cơn sóng dữ.

Trong khi đó, Nga đã bắt đầu mục tiêu tìm một hướng đi tích cực cho quan hệ đã bị suy yếu với Pakistan. Tất nhiên, Trung Quốc lúc nào cũng hoan nghênh quan hệ với Pakistan.

Cá đã cắn câu?

Các chính sách của Ấn Độ giả định rằng xung đột lợi ích giữa Mỹ và Trung Quốc là không tránh khỏi trong khi việc Trung Quốc nổi lên là một sức mạnh thế giới trở nên không thể ngăn cản, vì vậy Washington sẽ phải dùng New Delhi như một đối trọng với Bắc Kinh sớm hơn mọi người nghĩ.

Ấn Độ chắc chắn cũng đang lo lắng về các chính sách khu vực của chính quyền mới ở Mỹ, được cho là sẽ không bao giờ tán thành cho Ấn Độ quy chế một siêu cường, và ưu tiên quan hệ đồng minh của Mỹ với đối thủ của Ấn Độ là Pakistan. Nhưng New Delhi hy vọng rằng Tổng thống Mỹ Barack Obama rút cuộc sẽ buộc phải chú ý tới các lợi ích của doanh nghiệp Mỹ, và vì vậy Ấn Độ đang nắm một quân át chủ bài trong thị trường mới nổi. Nói một cách đơn giản, Ấn Độ đã tính toán là sẽ trở thành nhà nhập khẩu vũ khí lớn nhất thê giới với một thị trường ước tính trị giá tới 100 tỷ USD đang chờ các nhà sản xuất vũ khí của Mỹ khai thác.

Một điều rất rõ ràng. Các nhà vận động hành lang quyền lực ở Ấn Độ đã có việc để làm khi kích động chiến tranh và bài Trung Quốc. Báo Washington Post mới đây trích đăng một báo cáo, được giới thiệu là của New Delhi, về sự lừa dối của giới tài phiệt Ấn Độ, chủ yếu gồm các quan chức quốc phòng và quan chức chính phủ đã về hưu, làm môi giới cho các nhà sản xuất vũ khí của Mỹ.

Trước đây, các quan chức quân sự Ấn Độ nghỉ hưu thường chuyển về ở ẩn trên các quả đồi mát mẻ, chơi bài, ngắm hoàng hôn, hoặc đi dạo... Ngày nay, một số tướng lĩnh và quan chức chính phủ cấp cao về hưu lại sống ở những vùng ngoại ô New Delhi, và ban đêm trở thành "các nhà tư tưởng chiến lược", liên hệ với một số nhóm chuyên gia cố vấn của Mỹ hoặc nước khác nhằm tìm kiếm một hợp đồng mới với vai trò là người môi giới cho các nhà sản xuất vũ khí. Chắc chắn các nhà vận động hậu trường này đang chờ vận may đến khi xảy ra căng thẳng trong quan hệ Trung - Ấn.

Tổ chức Minh bạch Quốc tế đã "dành" cho Ấn Độ danh hiệu là nước tham nhũng nhất thế giới, và có một bí mật mà ai cũng biết đó là chương trình mua vũ khí của Ấn Độ mở ra một con đường thênh thang để thu hút tài sản quốc gia.

Nếu thị trường trang thiết bị quân sự Ấn Độ trị giá 100 tỷ USD, thật dễ hiểu khi đây sẽ là một món lời lớn cho giới ưu tú Ấn Độ. Bài bình luận trên Nhân dân Nhật báo có thể bất ngờ đẩy đoàn tàu trệch bánh, và đó chính là điều mà giới chức Ấn Độ và giới tài phiệt mong muốn.

Hiện giờ, mọi con mắt sẽ đổ về chuyến thăm Washington của Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh vào tháng 11. Tổng thống Obama đã cho biết ông Singh có thể là chức sắc đầu tiên của Ấn Độ được mời chiêu đãi tại phủ tổng thống.

Người Mỹ có rất nhiều kinh nghiệm với cái tôi của Ấn Độ, và đến nay họ biết quá rõ khi nào và phải làm thế nào để thỏa mãn lòng tự phụ của Ấn Độ. Việc họ tạo đà cho giấc mở Ấn như thế nào và gặt hái thành quả như thế nào sẽ được theo dõi sát sao, không chỉ ở trong nước Ấn Độ, mà còn ở Pakistan, Trung Quốc và Nga

P/S: Giới vận động hành lang sẵn sàng tạo ra một cuộc chiến tranh để kiếm lời hay sao ?
 
Ai sở hữu và giật dây Cục dự trữ liên bang Mỹ ?​

Liệu có phải một nhóm tư bản ngân hàng nước ngoài đang bí mật sở hữu và điều khiển Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed)? Nếu thế, thì bằng cách nào?

images1917957_ke2.jpg

Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ Ben Bernanke​

Những tuyên bố trên đã được khẳng định bởi tác giả Eustace Mullins (1983) và Gary Kah (1991). Fed là ngân hàng trung ương của Mỹ và điều hành chính sách tiền tệ của quốc gia này. Bằng cách thay đổi lượng cung tiền tệ lưu thông ra thị trường, Fed có thể tác động vào lãi suất ngân hàng, vào các khoản cầm cố phải trả của hàng triệu gia đình, khiến thị trường tài chính bùng nổ hay sụp đổ, và có thể thúc đẩy nền kinh tế mở rộng hay trượt dốc trong suy thoái. Sức mạnh đáng sợ ấy đáng lẽ sẽ giúp ích được cho nền kinh tê Hoa Kỳ, nhưng không phải vậy.

Mullins và Kah đều cho rằng Ngân hàng dự trữ liên bang New York nằm trong tay nước ngoài. Họ tuyên bố mặc dù Ngân hàng Dự trữ liên bang New York chỉ là một trong 12 ngân hàng dự trữ liên bang, nhưng việc điều hành được nó cũng tương đương như điều hành cả Cục dự trữ liên bang. Kah xác nhận, các thế lực ngoại quốc đang ra lệnh cho ngân hàng New York thao túng chính sách tiền tệ của Mỹ để phục vụ các lợi ích và mục tiêu chính trị toàn cầu của họ, nhằm tạo ra một sức mạnh mới có thể chi phối toàn cầu.

Tuy nhiên, kết luận này rất thiếu cơ sở vì thiếu bằng chứng để cho rằng Fed thuộc quyền sở hữu của nước ngoài. Vậy ai là người sở hữu Ngân hàng dự trữ liên bang New York?

Mỗi một trong số 12 ngân hàng dự trữ liên bang được tổ chức giống như một doanh nghiệp mà cổ phần được bán cho các ngân hàng thương mại và tổ chức tiết kiệm tại khu vực của ngân hàng đó. Các cổ đông bầu ra sáu trong số chín người lập nên ban giám đốc và chủ tịch Cục dự trữ liên bang tại mỗi địa phương. Trong sách, Mullins viết rằng 8 cổ đông lớn nhất của Fed New York là Citibank, Chase Manhatten, Morgan Guaranty Trust, Chemical Bank, Manufactures Hanover Trust, Bankers Trust Company, National Bank of North America, và ngân hàng NewYork (sắp xếp theo thứ tự từ lớn nhất đến bé nhất từ năm 1983.)

Các ngân hàng này cùng nhau nắm giữ 63 phần trăm số lượng cổ phiếu đang lưu hành của Cục dự trữ New York. Mullins cũng chỉ ra rằng rất nhiều trong số những ngân hàng kể trên lại được sở hữu bởi hàng tá các tổ chức ngân hàng châu Âu, nhiều nhất là Anh quốc, trong đó đáng chú ý nhất phải kể đến thế lực ngân hàng của đại gia tộc Rothschild. Thông qua các tai mắt ngân hàng đại lý ở Mỹ, họ có khả nănng chọn ra ban giám đốc của Cục dự trữ New York và điều hành chính sách tiền tệ của Mỹ.

“Những sức mạnh siêu cường nhất của Mỹ lại phải đi báo cáo cho một sức mạnh khác, một sức mạnh nước ngoài, một sức mạnh luôn trước sau như một nỗ lực sục sạo và mở rộng quyền hạn của mình lên nước cộng hòa non trẻ này kể từ những ngày đầu lập quốc. Sức mạnh đó chính là thế lực tài chính ở Anh quốc, và trung tâm của sức mạnh này là ngân hàng “London Branch of the House” của gia tộc Rothschild. Sự thật là từ năm 1910, bất kỳ một định hướng nào của Mỹ cũng bị điều hành bởi Anh quốc, và đến bây giờ vẫn vậy” (Mullins – trang 47, 48).

Ông bình luận thêm rằng, ngày mà đạo luật Cục dự trữ liên bang được thông qua chính là ngày Hiến pháp chấm dứt mang lại quyền lợi cho cư dân Mỹ, và quyền tự do của Mỹ đã bị một nhóm nhỏ các ngân hàng quốc tế nhúng tay vào.

Tuy nhiên, những nguồn thông tin của Mullins về các cổ đông của Cục dự trữ New York lại không thể xác minh được. Ông khẳng định nguồn thông tin này là nguồn thông tin nội bộ của Cục dự trữ liên bang, nhưng không có một tạp chí nào của Cục dự trữ xuất hiện thông tin về các cổ đông. Rất khó để nghiên cứu những kết luận đặc biệt này bởi ngân hàng dự trữ liên bang không phải là một tổ chức giao dịch công khai và vì thế không bị yêu cầu phải công bố danh sách các cổ đông chính của mình cho Ủy ban chứng khoán Mỹ.

Câu hỏi về các nhà sở hữu có thể được trả lời, bằng cách tìm hiểu điều luật quy định về cách thức sở hữu các loại cổ phiếu như thế này. Đạo luật Cục dự trữ liên bang yêu cầu các ngân hàng quốc gia và các ngân hàng nhà nước muốn tham gia phải mua cổ phần của ngân hàng Dự trữ liên bang tại địa phương để tham gia vào Cục dự trữ, bằng cách đó sẽ trở thành “ngân hàng thành viên” (Đạo luật cục dự trữ liên bang, điều 282 khoản 12). Từ khi 8 ngân hàng mà Mullins kể tên trên (đều là những ngân hàng nhà nước đủ tư cách theo Đạo luật) vận hành Cục dự trữ liên bang New York, chúng được yêu cầu phải trở thành cổ đông của ngân hàng Dự trữ liên bang New York. Chúng cũng chắc chắn là những cổ đông lớn nhất mà Mullins đã đề cập
 
Trực tiếp hay gián tiếp sở hữu ?

Liệu 8 ngân hàng trong danh sách cổ đông Mullins công bố có phải thuộc chủ sở hữu nước ngoài hay không? Ủy ban chứng khoán Mỹ yêu cầu phải công bố một cách công khai danh tính của bất kỳ một cá nhân hay tổ chức nào sở hữu lớn hơn 5% số cổ phiếu đang lưu hành của một công ty đại chúng. Nếu như nước ngoài sở hữu bất kỳ một lượng cổ phần nào của 8 ngân hàng trên, Uỷ ban chứng khoán Mỹ sẽ biết ngay. Với lượng nắm giữ cao như Mullins đề cập, chắc chắn những chủ sỡ hữu nước ngoài không thể thực hiện công việc của chúng một cách trực tiếp và công khai.

images1919325_fed2.jpg

Kẽ hở pháp luật

Nhưng vẫn có kẽ hở mà những kẻ ngoại quốc có thế sở hữu sở hữu cổ phần của Ngân Hàng Fed một cách trực tiếp: Luật pháp quy định Cục dự trữ liên bang có thể bán một tỷ lệ nhỏ cổ phiếu ra cho công chúng . Tuy nhiên, không một người hay một tổ chức nào có thể sở hữu lớn hơn 25.000 USD những cổ phiếu loại này, và không một cổ phiếu nào dạng này có quyền biểu quyết.

Tuy nhiên, cổ phiếu này chỉ dùng để bán trong một số trường hợp đặc biệt. Đó là khi việc bán cổ phiếu cho các ngân hàng thành viên không đủ làm tăng lượng vốn điều lệ tối thiểu là 4 triệu USD cho mỗi một ngân hàng Fed. Mỗi một ngân hàng Fed có thể nâng khối lượng vốn cần thiết thông quá việc bán cổ phiếu cho các thành viên của mình (không một cổ phiếu đại chúng nào từng được bán cho một công ty cổ phần không phải là ngân hàng). Nói một cách khác, không một cổ phiếu của Cục dự trữ liên bang nào từng được bán cho các tổ chức nước ngòai, nó chỉ được bán cho các ngân hàng là thành viên của cục Dự trữ liên bang (Woodward, 1996).

Ai bầu ra ban giám đốc và chủ tịch Fed New York


Bỏ qua việc phỏng đoán về một mối chủ sở hữu nước ngoài, Mullins biện luận rằng kể từ khi các ngân hàng “đại gia” New York sở hữu được một tỷ lệ cổ phần lớn nhất của Cục dự trữ liên bang New York (Fed New York), họ có thể toàn quyền chọn ra được ban giám đốc và chủ tịch cho Cục này. Điều này có thể cho họ, cũng như các đại gia London, cơ hội điều hành tổ chức của Fed và chính sách tiền tệ của Mỹ.

Luận điểm này có một khiếm khuyết là mỗi một ngân hàng thương mại được nhận một phiếu biểu quyết mà không tính đến quy mô của nó, không như cấu trúc bỏ phiếu của đại đa số các tổ chức là số phiếu được gắn chặt với số lượng cổ phần mà người đó nắm giữ.

Cục dự trữ liên bang New York bao gồm tổng cộng hơn 1000 ngân hàng thành viên, vì thế thậm chí các ngân hàng lớn nhất và giàu quyền lực nhất cũng khó có thể ép buộc được rất nhiều các ngân hàng nhỏ kia bỏ phiếu theo một kiểu riêng nào. Để điều khiển được quyền bỏ phiếu của đa số các ngân hàng thành viên có nghĩa là phải giành được quyền kiểm soát họat động của khoảng 500 ngân hàng thành viên trong địa hạt New York. Lượng phí tổn này đòi hỏi kinh phí chắc phải đến hàng trăm tỷ đô la. Chắc chắn là còn một cách rẻ hơn nhiều để thống trị thế giới.

Minh chứng lịch sử

Một ví dụ lịch sử có thể làm sáng tỏ rằng: các ngân hàng thành viên không điều khiển các chính sách của Cục dự trữ liên bang. Galbraith (1990) dẫn chứng rằng xuân năm 1929, Sở giao dịch chứng khoán New York đã bùng nổ mạnh. Giá chứng khoán đã tăng cao đáng kể, vươn ra trở thành Bull Market vào năm 1924 [dạng thị trường tài chính mà giá các loại chứng khoán tăng nhanh hơn mức bình quân trong lịch sử của chúng, trong một thời gian dài (vài tháng) với lượng mua bán lớn]. Ban giám đốc Cục dự trữ liên bang quyết định hành động để hãm lại bong bóng đầu cơ đã xuất hiện và bắt đầu hình thành: họ tăng mức lãi suất vay từ cục dự trữ và tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

Charles Mitchell, khi đó là người đứng đầu National City Bank (bây giờ là Citibank), theo Mullins là cổ đông lớn nhất của ngân hàng cục dự trữ liên bang, đã rất tức tối bởi quyết định này. Trong một báo cáo ngân hàng, ông viết: “chúng tôi cảm thấy có một nghĩa vụ tối cao và vượt lên trên bất kỳ một cảnh báo nào từ Cục dự trữ liên bang, hay bất kỳ một thứ gì, để ngăn ngừa mọi khủng khoảng nguy hiểm có thể xuất hiện trên thị trường tiền tệ”. National City Bank hứa sẽ tăng mức cho vay để bù đắp bất kỳ một chính sách giới hạn nào của cục dự trữ liên bang. Galbraith viết: “Tác động vượt qua sự mong đợi: Thị trường hồi phục trở lại. Trong ba tháng mùa hè, sức tăng của giá chứng khóan vượt qua mọi mức tăng ấn tượng nhất đã từng có trong cả một năm trước đó”.

Nếu như Fed và các chính sách của nó thực sự nằm dưới quyền điều hành của các cổ đông chủ yếu, vậy tại sao Ban điều hành của cục dự trữ liên bang lại hoàn toàn bỏ qua ý muốn của vị cổ đông lớn nhất này?

Vậy cách thức 8 ngân hàng nước ngoài bí mật sở hữu Fed vẫn chưa được làm sáng tỏ ?
 
Quản lý ngoại hối, vấn đề nan giải ?​

Một nền kinh tế mở không phải là một thành phố mở. Chúng ta không thể không xác lập chủ quyền tiền tệ quốc gia và thực thi một biện pháp quan trọng của nó là quản lý ngoại hối, tăng cường tích lũy và quản lý hiệu quả dự trữ quốc gia.

Chúng ta có một nền kinh tế mở và có một độ hội nhập khá sâu vào nền kinh tế thế giới, thể hiện qua tỷ trọng cao của tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên GDP. Nhưng một nền kinh tế mở không phải là một thành phố mở. Chúng ta không thể không xác lập chủ quyền tiền tệ quốc gia và thực thi một biện pháp quan trọng của nó là quản lý ngoại hối, tăng cường tích lũy và quản lý hiệu quả dự trữ quốc gia.

Một trong những vấn đề nan giải của quản lý ngoại hối hiện nay là tình trạng đôla hóa nền kinh tế, tình trạng này dường như vẫn đang tiếp tục phát triển và chưa thấy điểm dừng.

Đôla hóa rõ ràng đi ngược lại với việc xác lập chủ quyền tiền tệ, nhưng giải quyết vấn đề đôla hóa như thế nào vẫn còn nhiều ý kiến khác biệt. Theo nhận định của nhiều người, trong điều kiện hiện nay, sống chung hòa bình với đôla hóa xem ra cũng có những mặt tích cực của nó.

Trên thực tế, nếu không có đồng đôla trong lưu thông, các hoạt động kinh tế trong khu vực tư khó mà phát triển để có những đóng góp quan trọng hàng đầu vào tăng trưởng kinh tế và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, vì khu vực này vốn là khu vực kém ưu tiên nhất trong việc tiếp cận các khoản tín dụng cần thiết từ hệ thống ngân hàng.

Sự hiện diện dồi dào của đồng đôla trong nền kinh tế cũng đóng góp phần vào việc ổn định giá trị đồng bạc Việt Nam trong nhiều thập niên qua tuy rằng chính nó cũng là thủ phạm nâng cao tỷ giá của đồng bạc, làm giảm tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam.

Đôla hóa đe dọa chủ quyền tiền tệ

Tình trạng đôla hóa của nền kinh tế nước ta có thể đã xảy ra ngay từ trước khi nước ta bắt đầu mở cửa và trở nên phổ biến sau khi nền kinh tế trải qua thời kỳ lạm phát nghiêm trọng vào cuối thập niên 1980 khiến đồng đôla Mỹ trở thành một phương tiện dự trữ giá trị đáng tin cậy trước một đồng bạc Việt Nam đang suy yếu.

Có nhiều nguyên nhân xa gần dẫn đến tình trạng đôla hóa, đầu tiên là chủ trương vào giữa thập niên 80 của thế kỷ trước cho phép các đơn vị xuất nhập khẩu được tự cân đối ngoại tệ, một chủ trương nhằm mục tiêu khuyến khích xuất khẩu nhưng kết quả đạt được lại là một tình trạng nhập siêu kéo dài do ngành xuất nhập khẩu có xu hướng ngốn ngoại tệ nhiều hơn làm ra, và thường xuyên găm giữ ngoại tệ mỗi khi khan hiếm vì hiểu một cách sai lầm rằng ngoại tệ do họ kiếm được là của họ.

Chính sách khuyến khích kiều hối cho phép người nhận kiều hối bằng ngoại tệ mặt hoặc mở tài khoản tiết kiệm bằng ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại và được rút tiền bằng ngoại tệ mặt cũng là một trong những nguyên nhân chính.

Một ước tính không chính thức cho thấy trong thời gian qua, lượng kiều hối từ các nước đổ về Việt Nam lên đến con số tương đương 43 tỉ USD.

Với một lượng tiền đôla mặt rất lớn trong nền kinh tế và có xu hướng ngày càng tăng, thanh toán bằng ngoại tệ ngoài hệ thống ngân hàng được mặc nhiên thừa nhận dù quy định chính thức không cho phép. Ngay cả yêu cầu cấm định giá hàng hóa, dịch vụ trong nước bằng ngoại tệ - một biện pháp rất nhẹ nhàng - cũng không được doanh nghiệp và người dân triệt để chấp hành. Du khách nước ngoài và cả người dân trong nước vẫn có thể thanh toán trực tiếp bằng đồng đôla mặt tiền thuê phòng, tiền ăn và mua hàng hóa, sản phẩm tại khách sạn, nhà hàng và các trung tâm mua sắm trên toàn quốc.

Tín dụng bằng ngoại tệ trong hệ thống ngân hàng được hợp thức hóa như một giải pháp giúp doanh nghiệp vay với lãi suất thấp, dù rằng không phải doanh nghiệp nào cũng được vay.

Hậu quả là sau hơn 20 năm, hiện tượng đôla hóa đã tạo nên việc phân hóa nền kinh tế thành hai nhóm lợi ích: một nhóm đặc quyền được tiếp xúc không hạn chế với ngoại tệ và một nhóm không có đặc quyền này. Sự phân hóa này đang làm giãn rộng khoảng cách giàu nghèo trong nền kinh tế nước ta.

Những nhà phân tích kinh tế trong và ngoài nước đã nhiều lần cảnh báo về mặt trái của hiện tượng đôla hóa, nhất là tác động của nó trong việc vô hiệu hóa các biện pháp kinh tế vĩ mô. Làm sao chúng ta có thể thành công trong việc khuyến khích, nâng đỡ sản xuất trong nước, giải quyết nạn ứ đọng và giảm giá hàng nội địa, giải quyết nạn thất nghiệp trong nỗ lực khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ toàn cầu vừa qua, khi mà đồng đôla cứ liên tục bơm hàng lậu với giá rẻ mạt qua biên giới?

Làm sao chúng ta có thể hỗ trợ hiệu quả cho nhà xuất khẩu, khắc phục tình trạng nhập siêu kéo dài hàng thập niên, khi mà sự hiện diện không thể kiểm soát của đồng đôla trong nền kinh tế cứ thường xuyên đội tỷ giá đồng bạc Việt Nam lên cao?

Hãy so sánh đồng bạc của ta và đồng nhân dân tệ của Trung Quốc. Từ khi mở cửa nền kinh tế, đồng nhân dân tệ luôn luôn được định giá thấp và cho đến ngày hôm nay vẫn tiếp tục được định giá thấp mặc cho áp lực của các cường quốc kinh tế như Mỹ và EU yêu cầu nâng giá nhân dân tệ, trong khi suốt thời gian đó đồng bạc Việt Nam luôn luôn được định giá cao.

Cách đây nhiều năm, David Dapice, giáo sư kinh tế Đại học Harvard, đã từng nhận định: "Tỷ giá hối đoái (của đồng bạc Việt Nam) quá mạnh gây sức ép rất lớn đối với sản xuất nông nghiệp và công nghiệp" và khiến cho "nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó khăn và phải chịu thua lỗ". Nhận định này vẫn còn đúng đối với tình hình hiện nay.

"Ngoại tệ" không của riêng ai

Không một nước có chủ quyền tiền tệ nào lại có thể làm ngơ đối với tình trạng đôla hóa nền tiền tệ nước mình trong lâu dài. Thời gian qua, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã có nhiều nỗ lực nhất định để khắc phục tình trạng này, và gần đây nhất là biện pháp yêu cầu doanh nghiệp kết hối.

Tuy nhiên, nếu ý chí và nỗ lực từ phía các nhà lãnh đạo tiền tệ quốc gia là rất quan trọng, sự hợp tác tự giác của doanh nghiệp và người dân trong hành động giải trừ đôla hóa vì lợi ích chung của nền kinh tế quốc dân là thực sự cần thiết và mang tính chất quyết định.

Hãy lấy ví dụ về trường hợp kết hối. Kết hối là một yêu cầu đơn giản nhất của biện pháp quản lý ngoại hối thể hiện chủ quyền tiền tệ quốc gia - doanh nghiệp thu được ngoại tệ từ hoạt động thương mại hay dịch vụ với nước ngoài phải nhượng lại số ngoại tệ đó cho các ngân hàng thương mại được phép hoạt động ngoại hối (authorized exchange banks) và các ngân hàng này sẽ nhượng số ngoại tệ này cho Ngân hàng Nhà nước theo quy định - cũng gặp không ít những ý kiến phản bác cho rằng đó là một hành động "cưỡng bức" doanh nghiệp, với suy nghĩ hẹp hòi rằng số ngoại tệ đó thuộc sở hữu của doanh nghiệp, mà không thấy rằng số ngoại tệ đó thực sự là của cả nền kinh tế quốc dân.

Chúng ta cần hiểu rằng, người công nhân đổ mồ hôi - và có khi cả máu - trong các nhà máy, người nông dân bán mặt cho đất, bán lưng cho trời trên các ruộng đồng, người ngư dân vượt phong ba bão táp và đánh đổi cả mạng sống, cả tài sản trên biển cả cũng phải được hưởng phần xứng đáng của mình đối với đồng ngoại tệ làm ra. Đường sá, cầu cống, điện nước, viễn thông... cần ngoại tệ để chỉnh trang mở rộng. Và không phải chỉ có nhu cầu kinh tế: cộng đồng dân tộc cần an sinh phúc lợi, xã hội cần an ninh, trật tự, đất nước cần được phòng vệ, con em chúng ta cần được giáo dục - đào tạo, người già, người bệnh cần được chăm sóc, chữa bệnh...

Nhưng nói đi cũng cần nói lại. Yêu cầu kết hối chưa được các doanh nghiệp hưởng ứng tự nguyện còn do chính sách tỷ giá và quản lý ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước có nhiều điều bất cập và còn phân biệt đối xử, như tỷ giá mua USD thấp khiến doanh nghiệp xuất khẩu cảm thấy bị thiệt thòi, doanh nghiệp và cá nhân bán ngoại tệ rồi không mua lại được khi có nhu cầu, tỷ giá đồng Việt Nam không ổn định...

Đây là một vòng lẩn quẩn: chúng ta không thể có một chính sách tỷ giá phù hợp, phục vụ lợi ích của nền kinh tế như khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, khuyến khích đầu tư... nếu chúng ta không có điều kiện tập trung quản lý ngoại hối và tăng cường tích lũy khối dự trữ ngoại tệ quốc gia, tức là chấm dứt thành công tiến trình đôla hóa. Nhưng chúng ta cũng không thể tăng cường khối dự trữ ngoại tệ quốc gia, quản lý ngoại hối tốt và đẩy lùi tiến trình đôla hóa nếu chúng ta không mạnh dạn thực hiện một chính sách tỷ giá phù hợp, thực tế và công bằng.

Vòng lẩn quẩn chỉ có thể được cắt đứt bằng lưỡi dao sắc bén của ý thức chung tôn trọng chủ quyền tiền tệ quốc gia. Chủ quyền đó đòi hỏi rằng trong nước Việt Nam chỉ được lưu hành một đồng bạc duy nhất, đó là đồng bạc Việt Nam.

Đồng đôla hay bất cứ ngoại tệ nào khác mà công dân có được từ bất cứ nguồn nào phải được nhượng lại cho Ngân hàng Nhà nước theo một tỷ giá được áp dụng thực tế, công bằng, đảm bảo quyền lợi của người nhượng tệ và khi họ cần mua lại để sử dụng theo nhu cầu hợp pháp, cũng phải được Ngân hàng Nhà nước nhượng lại - thông qua hệ thống ngân hàng thương mại được phép - theo một tỷ giá đảm bảo ổn định. Ngoại tệ không của riêng ai, mà là của cả nền kinh tế. Ngân hàng Nhà nước chỉ thay mặt Nhà nước đảm nhận trọng trách quản lý khối ngoại tệ này nhằm phục vụ một cách tốt nhất và có hiệu quả nhất cho nền kinh tế quốc dân, cũng tức là cho mọi người dân.

Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần
 
Chiến tranh tiền tệ thế giới đang nổ ra​

Bộ trưởng Tài chính Brazil cho rằng việc các nước thi nhau hạ giá đồng nội tệ để cạnh tranh 'bẩn' chẳng khác nào đã khơi mào cho cuộc chiến tranh tiền tệ quy mô toàn thế giới

"Thực sự chúng ta đang rơi vào cuộc chiến tranh tiền tệ thế giới, nơi mà các bên tham chiến đua nhau làm yếu đồng tiền của mình. Điều này đe dọa chúng tôi, bởi nó tước đi năng lực cạnh tranh của chúng tôi", Financial Times trích tuyên bố của Bộ trưởng Tài chính Brazil, ông Guido Mantega tại Sao Paulo hôm 27/9

Từ những nguồn tin riêng của mình, ông Mantega phỏng đoán sẽ ngày càng có nhiều nước áp dụng chiêu này để vực dậy nền kinh tế thời hậu khủng hoảng

Vài tuần gần đây, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) đã ra tay can thiệp vào tỷ giá hối đoán. Trung Quốc, một cường quốc về xuất khẩu cũng không từ bỏ kế hoạch tiếp tục làm yếu đồng nhân dân tệ, bất chấp áp lực từ Mỹ. Trong khi đó, các quan chức cấp cao từ Singapore cho tới Colombia gần đây cũng bóng gió nói về nguy cơ khi mà đồng tiền của họ vẫn duy trì phong độ như hiện nay

Về nguyên tắc, đồng tiền yếu sẽ giúp hàng hóa xuất khẩu của nước đó rẻ hơn và cạnh tranh hơn so với các đối thủ khác. Tuy nhiên, khi mà tất cả các nước đều chọn giải pháp này, sẽ tạo xung đột trong các diễn đàn kinh tế quốc tế và các bên khó lòng giải quyết được những vấn đề chung.

Hàn Quốc sẽ là chủ nhà của hội nghị G20 diễn ra vào tháng 11. Nhưng hiện họ vẫn tỏ ra miễn cưỡng khi được yêu cầu đưa chủ đề tiền tệ vào chương trình nghị sự, một phần vì ngại sự phản đối của Trung Quốc, láng giềng và đối tác thương mại quan trọng số một

Từ đầu năm tới nay, đôla Mỹ đã mất giá 25% so với đồng real của Brazil, biến real trở thành một trong những đồng tiền tăng trưởng tốt nhất thế giới, theo thống kê của Bloomberg

Brazil chẳng lấy làm vui vẻ gì về bảng thành tích này. Chả thế mà ngoài những phát biểu đầy kích động của vị Bộ trưởng Tài chính Mantega, Brazil hiện đã hăng hái can thiệp vào tỷ giá đồng nội tệ. Trong vòng nửa tháng qua, mỗi ngày ngân hàng trung ương nước này mua vào hơn một tỷ đôla Mỹ, gấp 10 lần mức bình quân vài tháng trước. Nhưng điều này chưa thấm vào đâu so với lượng trái phiếu khổng lồ mà hãng dầu khí quốc gia Petrobras tung ra chào bán tuần trước, lên tới 67 tỷ USD

Kinh tế Brazil đang tăng tốc sau chương trình cải cách và được hỗ trợ bởi đà tăng giá trở lại của dầu thô. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang đổ xô đến đây bởi lãi suất cao và nhiều cơ hội đầu tư mới. Theo đánh giá của ngân hàng đầu tư Goldman Sachs, đồng real là một trong những đồng tiền đang được định giá cao "quá tay" nhất thế giới
 
Top