What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Công ty Cổ phần Việt Lào AZ

LOBBY.VN

Administrator
Công ty Cổ phần Kết nối Việt - Lào

Kính thưa Quý khách hàng

Công ty Cổ phần Kết nối Việt - Lào (Vietlaoco) là một công ty trẻ, năng động đang hoà nhập vào dòng chảy đầu tư, hợp tác của Doanh nghiệp Việt Nam tại CHDCND Lào và ngày càng được tín nhiệm

Vietlaoco hoạt động sâu rộng trong lĩnh vực dịch thuật tiếng Lào, Anh, Pháp... Bên cạnh đó, nắm bắt nhu cầu cần nhân sự biết tiếng để làm việc tại nước bạn của các doanh nghiệp, Vietlaoco cung cấp các khoá học ngắn hạn, trung hạn & dài hạn với thời gian và địa điểm học linh hoạt nhằm tạo mọi thuận lợi cho Doanh nghiệp. Hơn nữa, với mong muốn đáp ứng nhiều hơn nhu cầu của Quý khách hàng, chúng tôi còn mở thêm lĩnh vực tổ chức sự kiện ( đặc biệt là các sự kiện doanh nghiệp như: khai trương, khánh thành, hội nghị khách hàng, dạ tiệc quy mô lớn v.v..)
Slogan cũng là sứ mệnh của Vietlaoco: "Nói như bạn muốn - làm nhiều hơn bạn cần " nhằm phục vụ cho công việc của chính bạn. Vietlaoco cam kết nỗ lực hết mình để có thể thực hiện tốt nhất sứ mệnh của mình, đem lại sự hài lòng và đồng hành với thành công của Quý khách hàng

Vietlao Connection
 
Last edited:
Việt Lào hướng tới tương lai​

vl2.jpg

Dựa trên những giá trị văn hóa truyền thống về tình hữu nghị đoàn kết đặc biệt giữa hai dân tộc anh em, mỗi năm nhân kỷ niệm Quốc khánh hai nước, hai dân tộc đều có những sự kiện nổi bật nhằm kỉ niệm ngày lễ thiêng liêng này. Nhân kỉ niệm 35 năm Quốc khánh Lào, sáng ngày 28/11/2010, Công ty VLCO hân hạnh là đơn vị tổ chức và đồng tài trợ chương trình “ Việt – Lào hướng tới tương lai” như một thông điệp gửi tới những sinh viên Việt-Lào nói riêng và dân tộc hai nước nói chung về sự gắn bó lâu dài và bền chặt giữa hai nước

Đến tham dự buổi lễ có sự góp mặt của bà Sunthon Xaynhachac – Đại Sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHDCND Lào tại Việt Nam; Đồng chí Nguyễn Huy Quang – Nguyên Phó trưởng ban đối ngoại Trung ương Đảng, nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền CHXHCN Việt Nam tại Lào; Phó chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam – Lào

Trước sự hợp tác giữa hai nước trên mọi lĩnh vực, vấn đề đào tạo và trợ giúp sinh viên Lào tại Việt Nam cũng như sinh viên Việt Nam tại Lào luôn được nhấn mạnh và chú trọng

vl1.jpg

Đại diện các nhà tài trợ trao học bổng cho các sinh viên xuất sắc của Lào

Được sự tài trợ của: Câu lạc bộ doanh nghiệp Việt Nam tại nước ngoài, với đại diện là Công ty Vabis Lào cùng các doanh nghiệp, đã trao quỹ khuyến học Lào trị giá 100 triệu đồng, và 5 suất học bổng trị giá 2 triệu đồng cho các sinh viên Lào tại Việt Nam có thành tích học tập xuất sắc. Học bổng này nhằm khuyến khích và tạo điều kiện một cách thiết thực hơn cho các sinh viên Lào trong công tác học tập ở Việt Nam

Không dừng lại ở việc trao học bổng, qua sự kiện này, thế hệ trẻ của hai nước có điều kiện để đến gần với nhau hơn, hai luồng văn hóa vốn gần gũi có điều kiện được giao lưu, kết nối thêm gắn bó và thân thiết hơn
 
Cảm nhận về Lào và Miến Điện​


Chuyến đi Lào, Thái Lan và Miến Điện suốt tháng 10 vừa qua đã cho tôi một cái nhìn qua về những gì đang thay đổi ở đây

Rõ nhất là đồng tiền các nước trên đang lên giá so với đồng đô la Mỹ. Ở Lào, một đồng USD trước đây là 10 ngàn kip giờ chỉ còn dưới 9 ngàn. Đồng Thái cũng lên giá, trước kia khoảng năm 1997 có lúc đôla lên gần 40 bạt giờ chỉ còn 29 bạt (lên giá 15 % trong năm 2010)

Ngay cả với đồng chét (viết là kyat) ở Miến Điện, giờ USD chỉ còn dưới 900 so với hơn 1000 một năm trước. Lý do là các nước này có tăng dự trữ, do xuất khẩu tăng so với nhập khẩu

Ở Thái Lan hiện nay, để đối phó với việc đồng bạt lên giá, Ngân hàng Trung ương Thái đã quyết định có biện pháp hạn chế nguồn vốn ngoại tệ nóng đầu tư vào Thái, ra lệnh hạn chế cho các tổ chức bán tài sản tài chính cho người đầu tư nước ngoài

Đồng tiền các nước khác như Phi, Indonesia và Singapore đều thế cả. Những gì đang xảy ra ở những nước này ngược hẳn với những gì đang xảy ra ở Việt Nam

Tại Việt Nam, cán cân thương mại với nước ngoài vẫn thiếu hụt rất lớn, thiếu hụt ngân sách tiếp tục tăng mạnh, do đó cung tiền tăng, lạm phát tiếp tục tăng cao (vẫn khoảng 10% năm 2010), và tiền đồng tiếp tục mất giá. Vấn đề phát triển nằm trong tiềm năng khủng khoảng

Có thể nói Lào là trong những nước thân thiện với Việt Nam nhất, không chỉ từ chính phủ nhưng từ cán bộ và người dân đã có quan hệ lâu đời, với rất nhiều người trong thời chiến đã được gửi sang Việt Nam học tập ngay khi còn nhỏ. Lào quyết định nâng tầm của ngành thống kê, chức Tổng cục trưởng sẽ lên ngang tầm chức thứ trưởng thứ nhất và số nhân viên có thể tăng từ 60 lên đến 1000.

Họ nói học tập Việt Nam để trong tương lai có thể theo dõi phát triển từng tỉnh. Tôi góp ý là không nên để các tỉnh tự tính, vẽ hươu, chạy đua báo cáo tăng trưởng thống kê như ở Trung Quốc và Việt Nam. Tôi được mời sang tham dự hai ngày hội nghị bàn về kế hoạch dài hạn 10 năm phát triển ngành thống kê này

Phó Thủ tướng Thứ nhất và nhiều Bộ trưởng trong đó có Bộ trưởng Kế hoạch đã ngồi suốt ngày nghe trao đổi. Buổi sáng ngày hôm sau, lúc 5:00 sáng Phó Thủ tướng cùng các Bộ trưởng cũng tham gia cuộc đi bộ hưởng ứng Ngày Thống Kê. Khoảng 15 phút cuối, ông Phó Thủ tướng kêu chạy bộ, tôi quan sát thấy nhiều người chạy được một lúc thì le lưỡi đứng thở.

Buổi chiều tôi ra xem ông Thứ trưởng Kế hoạch cùng một số công chức đánh bi sắt và uống bia. Họ vẫn còn giữ tác phong thân tình của ngày chống Mỹ.

Ngày hôm sau, cả một buổi sáng là buổi lễ cầu kinh Phật với một đoàn tăng lữ ê a hát kinh ngay trong hội trường Tổng cục Thống kê, kéo dài đến cả tiếng, đánh dấu sự thay đổi, và cầu may mắn. Cũng như mọi người, tôi ngồi kiểu xếp vòng dưới nền nhà, ê chân muốn chết, nhưng không ngờ cũng chịu đựng được. Không biết Lào có tuyên bố Phật giáo là quốc giáo hay không.

Miến Điện đang thay đổi ?

Miến Điện (Myanmar) có một vị thế quan trọng vì là nước giáp ranh Trung Quốc, và là con đường duy nhất nối miền Nam Trung Quốc với Ấn Độ Dương. Theo tin đồn về thì Trung Quốc đã thiết lập căn cứ quân sự, từ năm 1992, hoặc các trạm trên các đảo ở biển Andaman nằm trong Ấn Độ Dương để theo dõi các hoạt động hải quân của Ấn Độ. Điều mà nhà nghiên cứu Andrew Selth ở Griffith Asia Institute sau khi xem xét tư liệu đã bác bỏ

Việc Trung Quốc có quan hệ hợp tác về quân sự và các lãnh vực khác với Miến Điện là điều không thể chối cãi vì Trung Quốc là nước độc nhật có liên hệ mật thiết với Miến Điện khi nước này bị cô lập hoàn toàn kể từ 1990 khi bà Aung San Suu Kyi bị bắt giam và đảng của bà bị cấm sau khi thắng cử với 81% phiếu. Miến Điện trong hai mươi năm đã bị cô lập. Đầu tư nước ngoài trong thời gian này cộng lại chỉ khoảng 16 tỷ trong đó 10 tỷ USD là từ Thái Lan


Vai trò quan trọng của Trung Quốc được các nhà quan sát nhấn mạnh, nhưng chỉ là bán võ khí và bán hàng hóa rẻ tiền. Đầu tư của Trung Quốc không đáng kể. 40% xuất khẩu của Miến Điện (khoảng 7 tỷ USD) là vào Thái Lan, chủ yếu là bán khí đốt. So với hai mươi năm trước đây, khi có mặt lần đầu ở Miến Điện, tôi thấy thủ đô cũ Yangon không có gì thay đổi, vài ba khu cao ốc cao cấp tư nhân mới được xây bán với giá 200 ngàn USD một căn hộ có diện tích gần 140 mét vuông), các cơ sở nhà nước lớn đẹp vẫn đóng cửa không thể cho thuê sau khi rời tới thủ đô mới

Một tòa nhà cao có thể 15-20 tầng cho thuê làm văn phòng vẫn chưa có ai thuê. Nói chung, phát triển và đầu tư lớn nhất ở Miến vẫn là việc xây dựng thủ đô Naypyidaw, cách thủ đô cũ năm tiếng lái xe tốc độ 100 km/giờ trên xa lộ gần như không người đi, qua những khu vực hết ruộng là đồi và bụi cây nhưng rất ít làng mạc và con người

Thủ đô mới cũng rất lạ lùng là các công sở cách xa nhau rất xa, chỉ thấy xa lộ và cây nhưng khi đi sâu mới thấy nhà. Bộ này cách bộ kia cũng rất xa. Từ khách sạn ở tới Bộ Kế hoạch làm việc cũng mất 25 phút lái xe với tốc độ 100 km/giờ. Không có gì ở cạnh khu khách sạn để có thể đi ăn mua bán dễ dàng. Có thể coi những người phải đến làm việc ở đây là đi biệt xứ.

Hầu hết viên chức nhà nước vẫn ở một mình còn gia đình ở lại Yangon, thủ đô cũ. Viên chức nhà nước do đó chỉ biết làm việc. Tiền lương thấp nhất là 80 USD một tháng. Lương cấp giám đốc, cục trưởng vào khoảng 200 USD một tháng. Tuy nhiên họ không phải trả tiền thuê nhà và tiền điện nước. Ngoài ra họ có thể được cấp đất khoảng 60 mét vuông với giá rẻ, xây nhà, do một công ty thầu nhà nước chỉ định, tốn tất cả khoảng 5 ngàn USD. Tôi đã có dịp đến thăm một căn nhà như thế. Người công chức ở Miến Điện do đó chỉ biết có làm việc, không thể và không được phép có việc làm thêm

Phải nói là sau 20 năm bị cô lập hầu hết công chức vẫn nói tiếng Anh khá giỏi, rất thông thạo máy tính và làm việc chuyên cần. Điều nhận xét này là dựa vào thời gian hai tuần làm việc trực tiếp hàng ngày với khoảng 40 người trong một hội trường lớn, được chia ra thành từng nhóm liên quan đến các hoạt động kinh tế khác nhau, để đánh giá và tính toán lại toàn bộ các chỉ tiêu kinh tế của Miến Điện.

Họ đề nghị tôi sang làm việc lần thứ hai, sau lần giảng dạy năm ngoái. Nhưng tôi đã đề nghị là các cuộc giảng bài sẽ rất vô ích nếu như không trực tiếp xử lý số liệu. Tôi cũng ngạc nhiên là cấp lãnh đạo đồng ý, và kể cả cấp vụ trưởng và giám đốc ngồi cùng vào bàn với nhân viên làm việc này. Tất cả số liệu là từ dưới báo cáo lên được cộng lại; ngoài trừ thu chi ngân sách có thể kiểm chứng, các số liệu khác đều đáng ngờ.

Dựa vào kết quả điều tra chi tiêu hộ gia đình được Liên Hợp Quốc thực hiện từ năm ngoái, tôi đã dùng chúng để đánh giá lại các số liệu báo cáo. Khó có thể tưởng tượng được những sự khác biệt rất lớn mà chính họ cũng ngạc nhiên. Khó có tưởng tượng là chi tiêu gạo trên đầu người khi điều tra chỉ khoảng 13 kg một tháng nhưng báo cáo thì gấp ba.

Tất nhiên công việc chưa hoàn thành vì còn cần kiểm chứng với các bộ, tăng trưởng kinh tế ở đây sơ bộ tính không thể quá hơn 6% (chủ yếu là do xây dựng thủ đô mới và sản xuất khí đốt) nhưng trong 5 năm nay báo cáo tăng trưởng năm nào cũng trên dưới 10%.

Có thể quan sát thấy sự chờ đợi thay đổi của nhân viên nhà nước nhưng không thấy họ tỏ ra háo hức, vì có thể nói không biết chuyện gì sẽ xảy ra và những người nắm quyền hiện nay sẽ hành động như thế nào sau cuộc bầu cử vào ngày 7 tháng 11 năm nay. Tuần cuối cùng tôi ở đó thì đường dây internet cả nước coi như bị cắt.

Khi trở lại Yangon tôi phải đến cơ quan Liên Hợp Quốc, được đối xử như ngoại lệ, để sử dụng internet nhưng cũng rất chậm. Chính quyền cũng ra lệnh không cho báo chí và quan sát viên các nước ngoài, kể cả tổ chức ASEAN gửi người vào theo dõi bầu cử. Chỉ có những người ở đó sẵn mới được theo dõi và cũng phải đứng xa phòng bỏ phiếu 50 mét. Theo Hiến Pháp mới thì 25% đại diện ở Quốc hội sẽ do Quân đội bổ nhiệm. Đây là Hiến Pháp học theo Indonesia thời Suharto. Các tướng lãnh hiện đang nắm quyền từ Thủ tướng đến Bộ trưởng đã từ bỏ quân đội để ra tranh cử...

Dù gì giới ngoại giao thế giới mong muốn là các đảng phái khác Đảng do Quân đội lập ra có cơ hội tranh cử vào 75% ghế trống kia và sẽ có một tiếng nói nhất định thay vì không có tiếng nói như hiện nay. Hai mươi năm cô lập cũng không thể thay đổi được Miến Điện thì bất cứ một thay đổi nào cũng còn tốt hơn hiện nay, nhất là các nước Tây phương và Ấn Độ muốn lôi kéo Miến ra khỏi vòng kiềm tỏa của Trung Quốc

Qua quan sát sơ sài tôi thấy Miến Điện rất có tinh thần quốc gia. Không thấy có chỉ dấu lộ liễu về hoạt động của Trung Quốc. Nhìn vào thống kê cũng thấy vai trò của Trung Quốc, đầu tư của họ còn nhỏ bé, có thể nói là không đáng kể

Thái độ của người Mỹ đối với Miến Điện cũng đã có thay đổi giống như sự cố gắng tiếp cận với Việt Nam trong thời gian qua. Đó là sự vận hành của chính sách an ninh “phòng hộ.” Cũng vì thế mà Liên Hợp Quốc đã mở ra các hoạt động hợp tác với Miến Điện và vì thế mà tôi mới có dịp trở lại sau 20 năm, dưới tư cách một tư vấn độc lập

Tiến sĩ Vũ Quang Việt
Chuyên gia LHQ, New York
 
Lê Thị Lượng: Vị giám đốc Việt nổi tiếng khắp Lào​

Bà Lê Thị Lượng, một Việt kiều tại Lào đã trở thành một thương hiệu Việt, một "nhà doanh nghiệp giỏi" của khu vực Đông Nam Á

Bà Lê Thị Lượng, một Việt kiều tại Lào đã trở thành một thương hiệu Việt, một nhà doanh nghiệp giỏi của khu vực Đông Nam Á, một giám đốc điều hành tập đoàn Đào Hương nổi tiếng khắp cả nước Lào…

Image-1.jpg

Chân dung Bà Lê Thị Lượng​

Quê ở Huế nhưng bà sinh và lớn lên tại Paksé Lào. Do gia đình nghèo nên bà chỉ học đến lớp 6 rồi ra kiếm ăn giúp bố, mẹ nuôi các em. Từ năm 14 tuổi bà phải làm đủ nghề để sống như bán bánh chuối, bánh gai... rồi sau đó chuyển qua bán thực phẩm ở chợ. Năm 26 tuổi gia đình bà chuyển lên Vientiane nhưng cuộc sống vẫn rất cơ cực

Những ngày hàng hết sớm, bà thường đến phân xã TTXVN tại Lào chơi, tại đây bà đã gặp một ân nhân là ông Đặng Kiên, Trưởng phân xã. Ông Kiên giúp bà nhiều thứ, trong đó có việc phấn đấu cho bản thân

Năm 1980, bà lập gia đình rồi trở lại quê cũ Paksé tiếp tục sống bằng nghề làm bánh gai, mứt bỏ mối và bắt đầu có chút vốn. Được sự giúp đỡ của chính quyền tỉnh Champasak bà mạnh dạn lập Công ty Đào Hương đầu năm 1991, kinh doanh hàng nhập khẩu như mì chính, sữa, nước mắm, đường, dầu ăn... từ Thái Lan

Bà chủ trương bán giá rẻ để quay vòng nhanh đồng vốn nên rất đắt hàng. Vận may đã đến khi hai nước Việt-Lào mở cửa khẩu Lao Bảo, bà đón nhận thời cơ vàng mở cửa hàng tại đây. Hàng hóa tăng dần từng ngày, các công ty nước ngoài thấy bà làm ăn uy tín nên rót hàng càng nhiều, do đó tuy bán không đắt nhưng bà bán được nhiều nên lãi cũng rất lớn

Khi đã có vốn bà lại nghĩ một hướng khác đầu tư lâu dài hơn. Đó là thu mua, trồng và chế biến càphê xuất khẩu. Cho đến nay bà đã có hơn 300ha cà phê ba năm tuổi chi chít quả, nhà máy chế biến cà phê ở ngoại ô thị xã Paksé, có thiết bị máy móc hiện, công nghệ đúng chuẩn châu Âu, sản xuất khép kín

Anh Bunlợt, quản lí nhà máy cho biết ưu tiên hàng đầu của nhà máy là chất lượng sản phẩm nên trong quy trình chế biến được tuân thủ nghiêm ngặt. Vì vậy thương hiệu cà phê Đào Hương gần như độc quyền tại nước Lào và có uy tín với các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản

Năm 2009, tập đoàn đã xuất khẩu gần 7.000 tấn càphê Arabica và Robusta, trong đó có 3.000 tấn xuất sang Nhật Bản; càphê hòa tan xuất sang Thái Lan, Myanmar, Campuchia và Trung Quốc. Ngoài càphê bà còn mở rộng một số mặt hàng khác như nước giải khát, các loại bánh mứt cao cấp được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng

Bà còn có một hệ thống cửa hàng miễn thuế nhiều nơi ở nước Lào với quy mô lớn tại Vientiane, Bolikhamxai, Savannakhet, Champasak và sẽ tiếp tục mở thêm các cửa hàng miễn thuế tại một số tỉnh Bắc Lào

Bà đã được nhận danh hiệu "nhà doanh nghiệp giỏi" của khu vực Đông Nam Á, được Chính phủ Lào đánh giá cao trong hoạt động kinh doanh sản xuất cũng như những đóng góp của tập đoàn cho các hoạt động xã hội
 
Thủ tướng Lào bất ngờ từ chức​

- Lào hôm nay tuyên bố đã có thủ tướng mới sau khi Thủ tướng Bouasone Bouphavanh bất ngờ tuyên bố từ chức chỉ vài tháng trước khi nhiệm kỳ của ông kết thúc

lao.jpg

Ông Bouasone Bouphavanh đã từ chức hôm nay​

Thủ tướng Bouphavanh, 56 tuổi, người đã tại vị được hơn 4 năm, đã từ chức tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa VI Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Phát ngôn viên chính phủ Khenthong Nuanthasing xác nhận: “Chúng tôi đã có thủ tướng mới. Ông Bouphavanh đã từ chức”

Cũng theo ông Nuanthasing, các nghị sĩ quốc hội bỏ đã bỏ phiếu bầu Chủ tịch Quốc hội Thongsing Thammavong lên thay ông Bouphavanh. Bà Pani Yahtotou, Phó chủ tịch Quốc hội, được bầu làm Chủ tịch Quốc hội thay ông Thammavong

Phát ngôn viên nói thêm ông Bouphavanh từ chức vì các lý do cá nhân nhưng ông vẫn là Ủy viên Bộ chính trị Trung ương đảng Nhân dân Cách mạng Lào

Tân Thủ tướng Thammavong đã cam kết thúc đẩy việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm lần thứ 7 (2011-2015)
 
PetroVietnam đề nghị Lào gỡ khó cho các dự án thủy điện​

20101227085729_ehh.jpg

Chiều 26/12, tại buổi làm việc với đoàn đại biểu cấp cao Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Tổng Giám đốc PVN Phùng Đình Thực đã đề nghị lãnh đạo Đảng và Chính phủ Lào tháo gỡ khó khăn cho các dự án của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đang triển khai tại Lào

Đoàn đại biểu cấp cao Đảng Nhân dân Cách mạng Lào,do ông Saman Vignaket, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Chỉ đạo Công tác Tư tưởng, Lý luận và Văn hóa Trung ương dẫn đầu

Tại buổi làm việc, ông Phùng Đình Thực nhấn mạnh, đối với các dự án thủy điện, PVN đề nghị phía Lào áp dụng cơ chế đặc thù và có chính sách ưu đãi cho các dự án cũng như sớm giải quyết các đề xuất của chủ đầu tư để đẩy nhanh tiến độ dự án

Đặc biệt với dự án thủy điện Luông Phrabăng có ý nghĩa rất quan trọng về kinh tế, chính trị đối với cả hai nước và có tổng mức đầu tư lớn lên tới 3 tỷ USD, Chính phủ Lào cần sớm có ý kiến đồng thuận gửi 4 nước thuộc Ủy hội Sông Mekong quốc tế, sớm có chủ trương chấp nhận mức nước bình thường là 312m để dự án mang lại hiệu quả cao

PVN cũng đề nghị Chính phủ Lào xem xét cho phép kéo dài thời hạn BOT lên 40 năm; sớm thống nhất giá điện cũng như thông qua thỏa thuận tiêu thụ điện nội địa tại Lào

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Saman Vignaket ghi nhận những đề nghị của PVN và sẽ trao đổi với các nhà lãnh đạo cấp cao Lào về những đề nghị của PVN đối với dự án Luông Phrabăng

Ông khẳng định Lào sẽ hợp tác chặt chẽ với phía Việt Nam để cùng tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư tại Lào, nhằm mang lại lợi ích cho cả hai nước; góp phần làm cho quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam-Lào mãi mãi toả sáng

Theo PVN, hiện Tập đoàn đang triển khai nhiều dự án có giá trị lớn tại Lào như dự án tìm kiếm và thăm dò khai thác dầu khí tại Lô C& S, Lô Savannakhet; các dự án khai thác quặng Barite, khai thác thạch cao tại Savannakhet, khai thác đồng tại Xiêng Khoảng và Hủa Phăn; các dự án thủy điện như Luông Phrabăng, Xekaman 1,3,4, Đắc Y Mon
 
Lào tìm thịnh vượng qua công ty tư nhân

110116120259_mae_bounnam_226x283_bbc_nocredit.jpg

Voi châu Á vẫn được dùng làm sức kéo từ hàng thế kỷ nay​

Nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, một trong số quốc gia nghèo nhất thế giới, bắt đầu thử nghiệm chủ nghĩa tư bản để hy vọng tìm kiếm thịnh vượng

Ngay khi bình minh lên tôi lấy một chiếc xuồng máy chạy ngang qua dòng sông màu nâu để gặp Mae Bounnam, 48 tuổi

Khi mặt trời bắt đầu lên, Mae tìm đường đi xuống từ khu rừng rậm nơi vừa ngủ qua đêm

Mae là một con voi châu Á được cứu thoát khỏi cuộc sống suốt đời làm việc khai thác gỗ để trở thành một phần tinh thần mới của doanh nghiệp tư nhân ở Lào

Chính quyền cộng sản nay đang khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân, và làng voi bên ngoài thị trấn xinh đẹp Luang Prabang, vốn nổi tiếng với những ngôi chùa Phật giáo và các nhà tu hành mặc trang phục màu da cam, đang thu hút rất nhiều khách du lịch muốn có cơ hội để nhìn thật gần những con voi này

Tên cũ của Vương quốc Lào được dịch là "Vùng đất triệu voi". Mặc dù số lượng voi còn lại nơi đây ít hơn so với cái tên gọi đó, hóa ra nếu thêm dấu vào tên gọi này thì nó lại có nghĩa là "Thung lũng voi", vì vậy có lẽ chưa bao giờ có một triệu con voi ở nơi đây cả

Mae bị mù một mắt vì một cành cây chọc vào trong khi làm công việc cũ của mình, và một vết thương khác khiến cô voi này mang một lỗ thủng nhỏ ở tai phải của nó. Nhưng cô voi rất to và khi người quản tượng và tôi ngồi trên lưng nó, nó đưa chúng tôi đi nhẹ nhàng như không

Người quản tượng cho tôi biết đây chính là thời gian cô voi ưa thích nhất trong ngày, và tôi cưỡi voi đi từ bờ sông bùn lầy thẳng tới phần sâu nhất trên sông, nơi dường như cô có vẻ khoái chí khi khuỵu đầu gối xuống để “nhúng” tôi xuống nước

Trong khi người quản tượng chân trần, ông Lid, ngồi phía sau tôi thản nhiên sử dụng chiếc điện thoại Blackberry của ông, tôi dùng bàn chải cọ rửa, làm sạch lá và bụi bẩn trên lớp da tinh tế tới mức đáng ngạc nhiên trên đầu và lưng cô voi này

Trong một đất nước mà cơ hội việc làm vẫn còn ít, làm việc trong ngành du lịch là một thay thế cho nền nông nghiệp tự cung tự cấp của Lào

Những bài hát về an toàn


Một ngày đường lái xe về phía Tây đưa tôi đến một khu vực từng một thời chủ yếu thống trị bởi canh tác, nhưng có cảm giác như thể nơi đây đang sẵn sàng cho một cái gì đó mới.

Các khu vực xung quanh thị trấn Phonsavan là nơi bị bom nhiều nhất trên thế giới

Trong cuộc chiến tranh bí mật giữa năm 1964 và 1973, Mỹ đã chi 2 triệu USD (tương đương 1,3 triệu bảng Anh) mỗi ngày thả bom vào khu vực này của Lào trong một nỗ lực không thành công để ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản bám rễ

Nó tương đương với một chiếc máy bay chở đầy bom cứ tám phút rơi xuống một lần trong suốt chín năm

Trên Cánh đồng Chum, nơi có hàng trăm chum đá khổng lồ bí ẩn được làm từ trên 2.500 năm trước, tôi đã nhìn thấy những hố bom kích thước lớn như những bể bơi

Người dân địa phương tận dụng các loại vũ khí cũ. Vỏ tên lửa – rocket - được dùng làm khung cửa sổ và bom bi đã được phá ngòi nổ phục vụ như gạt tàn thuốc lá trong các quán cà phê - thậm chí một trong số các quán cà phê này còn được đặt cái tên thích hợp – Những hố bom

Tuy nhiên, hàng ngàn những vũ khí chưa nổ vẫn còn đó và lúc này lúc khác trẻ em vẫn bị cụt tay chân do các vụ nổ khi đi lượm nhặt bom cũ trông giống như trái tennis vàng bóng. Những bài hát về an toàn đầu tiên mà các em học ở trường không phải là về đi qua đường an toàn, mà về sự nguy hiểm của việc chạm vào bất kỳ kim loại nào mà các em có thể tìm thấy

Hơn một nửa số nông dân trong vùng nói rằng họ muốn mở rộng hoạt động của mình nếu không vì nỗi sợ rằng cấy trồng mở rộng thêm đất canh tác có thể động chạm tới một trái bom còn chưa nổ

Một tổ chức từ thiện quốc tế, Mines Advisory Group (Nhóm tư vấn về mìn), đang trải qua những công việc khó nhọc nhằm cố gắng tháo gỡ bom mìn ở khu vực này, và người phát ngôn của họ nói với tôi một lợi ích phụ là sự tham gia của phụ nữ địa phương trong công việc dũng cảm và quan trọng này đó là nâng cao địa vị của người phụ nữ trong thị trấn

Nhìn vào tờ quảng cáo việc làm trên các tờ báo địa phương, rõ ràng là có rất ít cơ hội ngoài công việc với các tổ chức phát triển đang làm việc ở đây

Tuy nhiên, tại thị trấn này cơ sở hạ tầng mới đang được xây dựng

Đi bộ quanh thị trấn bằng phẳng đầy bụi này rõ ràng có thể thấy rất nhiều hy vọng cho tương lai

Cách ngôi chợ cũ không xa, nơi những con chim nhỏ được giết thịt và nướng nguyên con, có những tòa nhà mới nơi các công ty phát triển nhà ở đặt văn phòng, mỗi công ty lùi vào từ đường chính bằng một lối lái xe vào rất hoành tráng


Có một tuyến đường đôi với đèn đường chiếu sáng mới được đưa vào hoạt động chỉ cách đây vài tuần. Tuy nhiên, khi tôi đi bộ dọc theo vỉa hè vào buổi tối, hầu như không thấy một chiếc xe hơi hoặc xe máy nào đi qua trên con đường mới hoàn hảo này

110116120938_map_laos_226x170_bbc_nocredit.jpg

Có cảm giác gần giống như một thị trấn lớn hơn đang ở trong tình trạng bị quên lãng, chờ đợi một tương lai lớn hơn. Nhưng đầu tư vào vùng đang đến - từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Thái Lan - và người dân có vẻ lạc quan. Cách đây một vài ngày thị trường chứng khoán Lào mở cửa lần đầu tiên, bắt đầu chỉ với hai công ty

Có cảm giác rằng Lào đang chuyển mình từ những trận đánh cũ và hy vọng sẽ theo bước nước láng giềng Trung Quốc tiến vào thời kỳ của sự thịnh vượng mới

Nhà lãnh đạo Hmong, ông Vang Pao, mới qua đời gần đây, sẽ được nhiều người thương tiếc, nhưng cái chết của ông cũng phá đi một trong những níu kéo cuối cùng với các cuộc chiến tại Đông Dương trước đây

Trong những năm gần đây, ông kêu gọi một kỷ nguyên mới của "hòa bình, thịnh vượng và hòa giải trở lại với đất nước Lào". Người dân Lào nơi đây đang hy vọng rằng doanh nghiệp tư nhân sẽ mang đến cho họ giải pháp

Claudia Hammond
BBC News tại Lào
 
Doanh nghiệp Việt đã đầu tư 2,4 tỷ USD vào Lào​


Hiện có trên 200 dự án đầu tư vào Lào, tập trung trong lĩnh vực như năng lượng, ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông

Trong khuôn khổ tham dự Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN không chính thức (AEM) lần thứ 17 và Hội nghị Bộ trưởng 4 nước Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar (CLVM) diễn ra tại Vientiane (Lào), ngày 26/2, ông Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã thăm và làm việc với các doanh nghiệp Việt Nam đang hợp tác và đầu tư tại Lào

Hiện có nhiều doanh nghiệp của Việt Nam có vốn đầu tư lớn tại Lào như Công ty cổ phần điện Việt-Lào, Star Telecom-Viettel, Công ty hợp tác kinh tế Quân khu 4, Công ty Cổ phần trách nhiệm hữu hạn An Phú-Lào, Công ty Vinacomin Lào, Tổng Công ty thăm dò khai thác dầu khí (PVEP), Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai tại Lào, Tập đoàn Golf Long Thành, Ngân hàng Liên doanh Lào-Việt, Bảo hiểm Lào-Việt...

Trong thời gian qua, đã có trên 200 dự án với tổng vốn đầu tư khoảng 2,4 tỷ USD trong nhiều lĩnh vực như năng lượng, ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, dịch vụ thương mại, phát triển đô thị...
 
Khởi công Thủy điện Xekaman 1 lớn nhất ở Lào do Việt Nam đầu tư​

Dự án có tổng mức đầu tư 441 triệu USD tổng công suất thiết kế 322 MW

hai-pttg-cung-an-nut-khoi-cong-du-an1.jpg

Việt-Lào chuyển nhượng dự án thủy điện Xekaman 1​

Sáng 6/3 tại huyện Sanxay, tỉnh Attapeu, CHDCND Lào, dự án Thủy điện Xekaman 1 – một trong những công trình quan trọng thuộc chương trình hợp tác năng lượng giữa Chính phủ hai nước Việt Nam và Lào đã được khởi công

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ CHDCND Lào Somsavat Lengsavad; Phó Thủ tướng Chính phủ CHXHCN Việt Nam Hoàng Trung Hải; lãnh đạo các ngành; đại diện chính quyền tỉnh Attapeu (Lào), các tỉnh Kon Tum, Gia Lai cùng đông đảo nhân dân địa nơi triển khai dự án đã tới dự lễ khởi công

Dự án Thủy điện Xekaman 1 được xây dựng ở hạ lưu sông Xekaman, cách biên giới Việt - Lào khoảng 80 km qua cửa khẩu Bờ Y; gồm 2 bậc: bậc trên là công trình thủy điện Xekaman 1 và bậc dưới là công trình thủy điện Xekaman Sanxay

Dự án có tổng mức đầu tư 441 triệu USD; tổng công suất thiết kế 322 MW

Trong đó, Thủy điện Xekaman 1 có công suất thiết kế 290 MW, gồm 2 tổ máy mỗi tổ công suất 145 MW; sản lượng điện hàng năm đạt khoảng trên 1 tỷ kWh. Dự kiến tổ máy số 1 phát điện vào đầu năm 2014 và hoàn thành dự án vào cuối năm 2014. Xekaman 1 là dự án được đầu tư xây dựng theo hình thức BOT với thời hạn 25 năm vận hành khai thác do Công ty cổ phần Việt -Lào đầu tư 100% vốn

Cùng với đó, công trình thủy điện Xekaman Sanxay có công suất thiết kế 32 MW với 2 tổ máy, sản lượng điện bình quân hàng năm đạt 131,2 triệu kWh, thời gian xây dựng dự kiến là 3 năm cũng đang được chuẩn bị triển khai

Tại lễ khởi công, lãnh đạo hai nước Việt Nam và Lào đều nhấn mạnh Xekaman 1 - dự án quy mô lớn nhất trong lĩnh vực hợp tác phát triển ngành Điện hai nước đã tiếp thêm một minh chứng, biểu tượng mới, gắn bó keo sơn hơn nữa mối quan hệ truyền thống lâu đời, sự hợp tác toàn diện và tình hữu nghị đặc biệt giữa hai nước anh em Việt Nam – Lào

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho rằng dự án sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp điện năng phục vụ nhu cầu tiêu dùng và phát triển kinh tế khu vực Nam Lào và xuất khẩu điện sang Việt Nam đồng thời đây là bước tiến mới để hai nước tiếp tục triển khai các dự án khác, đảm bảo mục tiêu hợp tác sản xuất 5.000 MW mà Chính phủ hai nước đã đề ra

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cảm ơn Chính phủ, các bộ, ngành và chính quyền, nhân dân địa phương nước Lào anh em đã hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong việc triển khai dự án này

Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ CHDCND Lào Sulivong Dalavong cho biết, Thủy điện Xekaman 1 là một trong những dự án quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Lào. Ông Sulivong Dalavong tin tưởng Xekaman 1 sẽ mở đường cho nhiều dự án khác đã được hai nước thỏa thuận được tiến hành với một tiến trình nhanh và khẩn trương hơn trước, góp phần cho chiến lược hợp tác điện đạt mức 5000 MW như mục tiêu kế hoạch hai nước đã nhất trí đề ra trong thời gian qua

Tổng Giám đốc Tập đoàn Sông Đà, ông Dương Khánh Toàn cho biết, Tập đoàn lựa chọn công nghệ hiện đại cho công trình và đảm bảo thi công an toàn, đảm bảo chất lượng, tiến độ. Hiện các nhà thầu đã tập trung trên công trường hơn 500 cán bộ và 100 đầu máy thi công các loại, đảm bảo các điều kiện cần thiết để dự án được triển khai đúng kế hoạch đã đề ra
 
Nông dân rủ nhau sang Lào trồng cà phê​


Tôi hiện đang sống và làm việc tại Lào. Công việc chính là mua bán cà phê, đồng thời cũng có trồng thêm vài héc ta cà phê arabica (còn gọi là cà phê chè) đang giai đoạn kiến thiết cơ bản. Vùng tôi đang sống là Paksong – Champasak – Lào. Đây là thủ phủ cà phê của Lào (như Dak Lak của Việt Nam nhưng quy mô không lớn bằng)

Hiện nay do nhiều điều kiện đầu tư thuận lợi nên có rất nhiều nhà đầu tư từ các nước, đặc biệt là Việt Nam (kể cả đơn vị của nhà nước và tư nhân), sang đây đầu tư trồng và thu mua, chế biến cà phê.

Là người đã ở đây nhiều năm, hiểu biết nhiều về thổ nhưỡng, khí hậu cũng như các quy định của pháp luật Lào, tôi thấy có nhiều điều kiện thuận lợi hơn gấp nhiều lần so với trồng cà phê ở Việt nam, bà con nông dân có gan làm giàu, tại sao chúng ta không thử sức trong khi rất nhiều người Việt ở đây đã đang giàu lên nhờ trồng cây cà phê. Tôi xin giới thiệu sơ qua vùng đất ở đây và một số thông tin thị trường để tham khảo

Vị trí địa lý: huyện Paksong, tỉnh Champasak, Lào nằm ở vùng Nam Lào cách thành phố Pakse (thủ phủ của phía Nam Lào) 50km, cách cửa khẩu Bờ Y (Kon Tum, Việt Nam) khoảng 300km, xin nói thêm, nhà máy cà phê Thái Hòa – Lào của tập đoàn Thái Hòa có mặt ở đây. Độ cao từ 1.200 – 1.250m so với mặt biển, khí hậu mát mẻ (giống như Đà Lạt), là vùng cao nguyên đất đỏ bazan. Cây cà phê đã có mặt ở đây từ đầu thế kỉ XX do người Pháp trồng

Hiện nay ở đây người dân trồng chủ yếu là cà arabica ở vùng đất cao, những vùng thấp hơn xung quanh thì trồng cà robusta. Đất đai rộng rãi, dân cư ít. Do kỹ thuật trồng cà phê còn thấp nên người dân trồng năng suất không cao nhưng được thế giới ưa chuộng vì là cà phê sạch

Đặc biệt cà phê ở đây người dân trồng tốn ít chi phí vì không phải tưới nước vào mùa khô (ở đây khí hậu ẩm ướt mát mẻ, mùa khô chi kéo dài khoảng 2 đến 2,5 tháng nhưng vẫn có mưa rải rác). Đất đai còn nhiều chưa khai thác hết và giá rẻ hơn gấp nhiều lần so với Việt Nam. Như tôi mua đất trống để trồng khoảng 10 – 15 triệu đồng/héc ta tùy vị trí, giá nhân công thuê khoảng 70 – 80 ngàn đồng/ngày công

Bạn trẻ nào có ý chí làm giàu, có kinh nghiệm trồng cà phê hãy tổ chức một chuyến tham quan trước, nếu được thì hãy cùng nhau góp sức, góp vốn đầu tư sang đây

Mọi thủ tục về đất đai cũng như các thủ tục liên quan tôi sẽ tư vấn miễn phí. Mọi thắc mắc có thể liên hệ trực tiếp với tôi qua số điện thoại : 008562098510888, e-mail: anhtam_0211@yahoo.com
 
Gần 10 triệu USD xây khách sạn, văn phòng tại Lào​

avataraspx15.jpg

Ngày 25/3, Công ty Cổ phần Điện Việt-Lào đã tổ chức lễ khai trương tổ hợp khách sạn và văn phòng cho thuê Vientiane Plaza tại thủ đô Vientiane

Tổ hợp Vientiane Plaza gồm hai tòa nhà liền kề Vientiane Plaza Hotel và Vientiane Plaza Office

Vientiane Plaza Hotel có 50 phòng ngủ đạt tiêu chuẩn ba sao cùng hệ thống nhà hàng phục vụ các món ăn Lào, Việt, Á, Âu... Vientiane Plaza Office cung cấp 2000m2 phòng cho thuê, thích hợp cho việc đặt văn phòng, trụ sở các ngân hàng, đại sứ quán....

Tổng vốn đầu tư của dự án gần 10 triệu USD

Dự án nhấn mạnh quan hệ hai nước trong bối cảnh đầu tư và thương mại đang phát triển mạnh
 
TPHCM tăng cường đầu tư tại Lào​


TPHCM sẽ cùng với các doanh nghiệp, địa phương trong cả nước tăng cường mở rộng hợp tác đầu tư tại Lào, thúc đẩy hợp tác đầu tư hiệu quả hơn nữa

Ông Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM nhấn mạnh như vậy khi trong buổi gặp với Thủ tướng Lào Thongsinh Tham mavong chiều 11/4

Thủ tướng Thongsinh Tham mavong mong muốn trong thời gian tới, TPHCM sẽ tăng cường đầu tư tại Lào trên nhiều lĩnh vực thế mạnh như giáo dục-đào tạo, nông nghiệp, y tế, công nghiệp, văn hóa...

Cùng ngày, tại Vientiane, đoàn cấp cao TPHCM do ông Lê Thanh Hải dẫn đầu và đoàn đại biểu cấp cao thủ đô Vientiane do ông Sombath Zialayhue, Bí thư, Đô trưởng Vientiane, dẫn đầu đã có cuộc gặp gỡ

Hai bên đã kiểm điểm đánh giá việc hợp tác toàn diện trong thời gian qua và đề ra phương hướng hợp tác trong thời gian tới

Theo đó, hai bên sẽ tiếp tục hợp tác toàn diện trong nhiều lĩnh vực, mà trước mắt là thực hiện tốt dự án nâng cấp Trường phổ thông hữu nghị Vientiane- TPHCM
 
Việt Nam thành nhà đầu tư nước ngoài số 1 tại Lào​

lao-viet-nam.jpg

Theo thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào, Việt Nam đã vượt qua Trung Quốc và Thái Lan trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Lào

Theo Cục xúc tiến đầu tư Lào cho biết, giai đoạn 2000-2010, các công ty Việt Nam đầu tư vào 252 dự án tại Lào, trị giá 2,77 tỷ USD, đưa Việt Nam lần đầu tiên trong 10 năm qua lên vị trí nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào một quốc gia

Theo Phó Cục trưởng Cục Đầu tư Lào Manothong Vongsay "Giá trị đầu tư của Việt Nam đã vượt qua Trung Quốc và Thái Lan kể từ cuối năm ngoái. Một trong những dự án lớn của Việt Nam là dự án phát triển sân Golf trị giá 1 tỷ USD tại Viêng Chăn"

Những năm gần đây, doanh nghiệp Việt Nam cũng cũng tham gia vào nhiều dự án khai thác khoáng sản và thủy điện tại Lào

Sau khi thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương giữa Việt Nam và Lào được ký kết, phấn đấu nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên 1 tỷ USD vào năm 2010, và lên 2 tỷ USD vào năm 2015, và 5 tỷ USD vào năm 2020

Hầu hết hàng xuất khẩu của Lào sang Việt Nam là gỗ, sản phẩm khai khoáng, điện, trong khi sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Lào là thiết bị máy móc và hàng tiêu dùng

Trong 10 năm trở lại đây, các công ty Trung Quốc đã đầu tư vào 387 dự án, trị giá khoảng 2,71 tỷ USD, đứng ở vị trí thứ hai trong danh sách các nhà đầu tư lớn vào Lào. Thái Lan đầu tư 276 dự án, trị giá 2,68 tỷ USD

Lĩnh vực nhận được đầu tư lớn nhất tại Lào trong giai đoạn 2000-2010 vẫn là điện, với tổng đầu tư trị giá 4,5 tỷ USD. Lĩnh vực thứ hai là khai khoáng, với giá trị đầu tư 3,2 tỷ USD

Theo thống kê, đầu tư khai thác tài nguyên thiên nhiên vẫn là lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài nhiều nhất, dù chính phủ Lào hết sức khuyến khích đầu tư vào các ngành phi tài nguyên nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững

Đầu năm 2010, Chính phủ Lào đã sửa đổi và ban hành Luật Xúc tiến đầu tư nước ngoài, nhằm thu hút các doanh nghiệp nước ngoài vào các lĩnh vực phi tài nguyên. Luật này đưa ra nhiều ưu đãi đầu tư liên quan đến thuế. quyền sở hữu đất ở tại Lào...
 
Hoạt động của đồng chí Trương Tấn Sang tại Lào​

8-6-2011DcTruongTanSangthamLao.jpg

Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Lào từ ngày 6-7/6, đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam do đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư dẫn đầu đã đến thăm đồng chí Sisavath Keobounphanh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Mặt trận Xây dựng đất nước Lào

Tại buổi gặp diễn ra ngày 7/6 ở thủ đô Vientiane, đồng chí Trương Tấn Sang bày tỏ phấn khởi khi được chứng kiến đất nước Lào đổi mới nhanh chóng, chúc mừng thành công tốt đẹp của Đại hội lần thứ IX Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và cuộc bầu cử Quốc hội khoá VII của Lào

Đồng chí Trương Tấn Sang thông báo với đồng chí Sisavath Keobounphanh về việc hai nước đã hoàn thành công trình biên soạn Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam (giai đoạn 1930 - 2007), cho đây là hoạt động thiết thực có ý nghĩa quan trọng góp phần tuyên truyền, giáo dục cho thế hệ hôm nay và mai sau hiểu hơn về mối quan hệ đặc biệt, trong sáng, thủy chung của hai nước Việt Nam - Lào

Đồng chí Sisavath Keobounphanh cảm ơn đồng chíTrương Tấn Sang đã đến thăm và gửi lời chúc sức khỏe đến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam

Đồng chí Sisavath Keobounphanh vui mừng nhận thấy Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, đời sống người dân ngày càng được nâng cao; tình hình kinh tế - xã hội Lào phát triển ổn định và tiếp tục tăng trưởng. Mặt trận Xây dựng đất nước hoạt động hiệu quả, 49 anh em bộ tộc Lào hòa hợp, đoàn kết, vững lòng tin vào Đảng và quyết tâm xây dựng đất nước Lào phát triển

Trước đó, đồng chí Trương Tấn Sang đã thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Lào. Đông đảo cán bộ, nhân viên Đại sứ quán, đại diện Tổng hội, Thành hội người Việt Nam tại Lào và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đang hợp tác, đầu tư tại Lào đã đến dự

Đồng chí Trương Tấn Sang đánh giá cao hoạt động hiệu quả của Đại sứ quán và nhấn mạnh quan hệ Việt Nam - Lào là quan hệ đặc biệt. Đồng chí Trương Tấn Sang nhấn mạnh với tinh thần “giúp bạn như giúp mình”, cộng đồng người Việt Nam tại Lào phải nêu cao tinh thần đoàn kết, tuân thủ pháp luật của nước bạn và hợp tác đầu tư hiệu quả

Đồng chí Trương Tấn Sang tin tưởng Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Lào sẽ là những cầu nối góp phần củng cố, vun đắp quan hệ đặc biệt Việt-Lào mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững

Thay mặt Đại sứ quán, Đại sứ Tạ Minh Châu đã báo cáo với đồng chí Trương Tấn Sang về kết quả hoạt động của Đại sứ quán trong nhiều năm qua, đặc biệt là việc góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào ngày càng phát triển

Đại sứ Tạ Minh Châu khẳng định đại sứ quán luôn tạo điều kiện giúp đỡ các doanh nghiệp Việt Nam hợp tác, đầu tư hiệu quả tại Lào thông qua việc thực hiện hơn 253 dự án với tổng vốn 3,2 tỷ USD. Ngoài ra, Đại sứ quán cũng rất quan tâm đến cộng đồng người Việt Nam tại Lào. Kể từ khi Tổng hội người Việt Nam tại Lào được thành lập, các hoạt động hướng về Tổ quốc được tổ chức khá thường xuyên

Nhân dịp này, đồng chí Trương Tấn Sang và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam cũng đã đến thăm phu nhân cố Chủ tịch Kaysone Phomvihane; phu nhân cố Chủ tịch nước Nouhak Phoumsavanh và gia đình ông Samane Vingnaketh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Phụ trách công tác tư tưởng - văn hóa Trung ương Lào
 
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sắp thăm chính thức Lào​

Lao.jpg

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng​

- Thông tin trên được Ban Đối ngoại Trung ương ra thông báo ngày 13/6

Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân sẽ thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, từ ngày 20-22/6 tới

Chuyến thăm trên được thực hiện theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Chummaly Sayasone và Phu nhân
 
BIDV được chấp nhận mở văn phòng đại diện tại Lào​

- Ngày 22/7, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chấp thuận cho ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) mở văn phòng đại diện tại Lào

Theo đó, văn phòng đại diện của BIDV tại Lào được mở tại thành phố Viêng Chăn, Lào

Văn phòng đại diện của BIDV tại Lào hoạt động chủ yếu về nghiên cứu thị trường, xác định các cơ hội kinh doanh, tìm kiếm đối tác, thu thập tin tức phục vụ cho việc tư vấn cho khách hàng, đầu tư, cung cấp dịch vụ của BIDV

Bên cạnh đó, văn phòng đại diện còn thực hiện các báo cáo, đề xuất định kỳ và chuyên đề về các giải pháp phát triển kinh doanh của BIDV với thị trường Lào, phân tích, đánh giá rủi ro thị trường và đối tác phục vụ cho công tác xét duyệt tín dụng của BIDV liên quan đến thị trường Lào...

Thời gian hoạt động của văn phòng đại diện tối đa bằng thời hạn hoạt động còn lại của BIDV

Trước đó, BIDV được chấp thuận tăng vốn lên gần 14.600 tỷ đồng. Thời gian tới ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục xử lý vấn đề cổ phần hóa BIDV và chuyển đổi BIDV thành công ty TNHH một thành viên, cấp bổ sung vốn điều lệ cho BIDV, xử lý trái phiếu đặc biệt và xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa BIDV
 
Lào trở thành nước có thu nhập trung bình​

- Tháng 7 năm nay, CHDCND Lào đã được Ngân hàng Thế giới (WB) đưa vào mức phân loại nước có thu nhập trung bình thấp, vì tổng thu nhập quốc gia (GNI) trên đầu người của Lào trong năm 2010 là 1.010 USD

bcae8586f3fd2f98242e8f51474f17a2.jpg

Vây quanh cuộc sống người dân Lào tại thị trấn Boten, gần biên giới với Trung Quốc, là những cửa hàng và bảng tên đường bằng tiếng Trung

Các nhà đầu tư Trung Quốc đã thuê toàn bộ thị trấn này trong 60 năm​


"GDP của Lào đã tăng trưởng nhanh chóng do các nước láng giềng của Lào đầu tư vào đây", chuyên gia kinh tế cao cấp Lào, bà Geneviève Boyreau nói. Theo báo Vientiane Times tháng 6.2011, Việt Nam là nước đầu tư lớn nhất ở Lào, theo sau là Trung Quốc và Thái Lan

Trong thập kỉ qua, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư vào Lào 252 dự án, chủ yếu là những công trình khai thác mỏ và thủy điện với tổng số vốn 2,77 tỉ USD. Phần lớn hàng xuất khẩu của Lào qua Việt Nam là sản phẩm gỗ và nguyên liệu khai khoáng, điện. Trong khi hàng nhập khẩu từ Việt Nam chủ yếu là máy móc và hàng tiêu dùng

Đầu năm 2010, Việt Nam được WB công nhận trở thành nước thu nhập trung bình thấp. GNI đầu người năm 2009 của Việt Nam là 1.000 USD, so với Lào là 890 USD. Trong năm 2010, GNI đầu người của VN là 1.100 USD, còn Lào là 1.010 USD. Như vậy, trong hai năm qua, GNI đầu người của Lào được cải thiện rõ rệt so với Việt Nam

Tân Hoa Xã ngày 26.5.2011 cho biết, trong 10 năm qua, các công ty Trung Quốc có 397 dự án tại Lào, tổng giá trị 2,71 tỉ USD. Ngày 23.8.2011, phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Ngoại giao Lào Thongloun Sisoulith đã kí kết bốn biên bản ghi nhớ hợp tác cùng người đồng cấp Dương Khiết Trì trong chuyến thăm tại Bắc Kinh

Theo báo Vientiane Times, các công trình đầu tư của Trung Quốc tại Lào tập trung vào phát triển thủy điện, khai thác mỏ, trung tâm thương mại, ngân hàng, nhà hàng, khách sạn, nhà máy cao su và viễn thông. Các công ty Trung Quốc cũng đã sở hữu 200.000 ha cao su tại Lào. "Trung Quốc có vốn và công nghệ, còn Lào có nguồn nhân lực", phó thủ tướng Lào Thongloun nói

Thái Lan đã đầu tư 276 công trình tại Lào từ năm 2000 đến nay, tổng giá trị 2,68 tỉ USD, theo báo Bangkok Post ngày 6.6.2011. Các dự án gồm nhiều lĩnh vực từ xây dựng đến nhà máy điện, giấy và đường. Tại quận Hongsa của Lào đang triển khai dự án nhà máy nhiệt điện của hai doanh nghiệp Thái Lan là công ty khai thác than BANPU và công ty sản xuất điện RATCH lớn nhất nước này

Chuyên gia Boyreau cảnh báo rằng kinh tế Lào đang ngày càng phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên, cụ thể là các ngành khai thác mỏ và thủy điện. Do vậy chính phủ Lào phải biết cách khai thác hiệu quả tài nguyên và hạn chế tối đa các ảnh hưởng tiêu cực có thể xảy ra về môi trường và xã hội

Hàng năm, WB xếp hạng các nền kinh tế toàn cầu dựa trên tổng thu nhập quốc gia (GNI) trên đầu người. Những nước được xếp vào nhóm thu nhâp trung bình thấp có GNI vào khoảng 1.006 - 3.975 USD
 
Đề xuất cơ chế ngăn chặn nhập lậu gỗ từ Lào về Việt Nam​

Bộ Công thương vừa đề xuất với Chính phủ cơ chế quản lý nhập khẩu gỗ từ Lào

Theo đó, trên cơ sở giấy phép xuất khẩu gỗ tròn và gỗ xẻ của Chính phủ Lào, bộ Công thương Lào sẽ thông báo cho bộ Công thương Việt Nam các thông tin về giấy phép xuất khẩu như tên doanh nghiệp Lào được phép xuất khẩu gỗ, tên doanh nghiệp Việt Nam được nhập khẩu gỗ từ Lào; số lượng, chủng loại quy cách, cửa khẩu xuất xứ từ Lào

Trên cơ sở này bộ Công thương Việt Nam sẽ cấp phép nhập khẩu cho doanh nghiệp Việt Nam. Cơ quan hải quan chỉ làm thủ tục nhập khẩu cho doanh nghiệp có giấy phép nhập khẩu của bộ Công thương

Theo ông Nguyễn Thành Biên, thứ trưởng bộ Công thương, việc áp dụng cơ chế quản lý này sẽ tránh tình trạng bị các tổ chức quốc tế cáo buộc doanh nghiệp Việt Nam buôn lậu gỗ tròn, gỗ xẻ từ Lào, ảnh hưởng đến uy tín của ngành sản xuất và chế biến gỗ Việt Nam. Đồng thời cũng ngăn chặn được tình trạng buôn lậu, khai thác rừng bừa bãi tại Lào và vận chuyển về Việt Nam
 
Kỳ nhân gốc Việt trên đất Lào​

- Gần nửa tháng thăm thú từ Bắc đến Nam Lào, tôi đã quen với mô típ đàn ông thuần hậu, chất phát, thật thà của đàn ông xứ triệu voi. Thế rồi khi gặp anh, người đàn ông Lào gốc Việt, trạng thái cảm xúc của tôi gần như đảo lộn: Anh láu cá, ma mãnh, gan góc, dấn thân nhưng cũng vô cùng hồn nhiên, dại dột …

163042_400.jpg

Tấn Khateum​

Người đầu tiên dùng súng AK bắn rơi máy bay ở Lào

Anh Nguyễn Mạnh Tấn (tên Lào là Khamteum Soutthideth, trú tại khu Thatluang, Viêng Chăn) trẻ hơn nhiều so với tuổi 63 của mình

Về chuyện dùng súng AK bắn rơi máy bay Mỹ, anh kể: Năm 1970 mình mới 21 tuổi, là binh nhì thuộc lực lượng bộ đội thiết giáp Lào chứ không phải lính phòng không; tham gia chiến đấu ở Cánh Đồng Chum, Xiêng Khoảng

Thấy máy bay địch rà xuống thấp, mình ham quá nhào ra xả cả băng AK khiến máy bay bốc cháy

Gã lái máy bay này là đại úy Mỹ trẻ măng, đúng bằng tuổi mình. Là người đầu tiên dùng súng bộ binh bắn rơi máy bay Mỹ ở Lào, mình được phong danh hiệu Dũng sĩ diệt máy bay và được thưởng một chuyến về thăm quê hương Việt Nam

“Trông anh có vẻ trẻ trung sao lại bị nặng tai ?” - tôi hỏi. Khi đi bộ đội mình bắn pháo 60 ly, 70ly và 85 ly quá nhiều nên tai trái hơi bị điếc. Mình là thương binh hạng 2 nên về hưu sớm

Nói rồi anh kể: Xung phong đi bộ đội khi chưa đầy 17 tuổi nên trông mình còn nhỏ lắm, do đó bị phân công làm cấp dưỡng cả năm trời. Mỗi khi kêu ca vì sao bắt nấu cơm lâu thế họ đều trả lời do mình nấu ăn ngon

Sau nhiều lần nài nỉ rồi dọa đốt cái bếp, họ cho mình ra đánh địch ở Ban Giai, cách Mường Sủi khoảng 60km. Ngay trong ngày đầu tiên mình bị thương ở chân phải vào viện mất 25 ngày

2 ngón chân giờ thoạt trông bình thường thế thôi nhưng thật ra đã chết, không có cảm giác gì. Lần thứ 2 mình bị thương nặng ở tay vì bị máy bay Mỹ bắn làm lật xe ở Mường Sủi, còn lần thứ 3 bị trúng pháo ngã lộn gãy xương sườn

Ở Mường Sủi, một lần đoàn xe bị trúng pháo khiến mình ngất đi. Khi tỉnh dậy nhận ra đang nằm tại một trạm xá người Việt trong một cái hang. Thì ra họ nhầm tưởng là bộ đội tình nguyện Việt Nam nên khiêng về chữa trị

Mình đề nghị được quay lại lực lượng bộ đội thiết giáp Lào. Về đến nơi thấy đơn vị đang làm đám ma cho mình. Ai nấy đều sợ mất vía khi mình lại lù lù xuất hiện sau mấy ngày tưởng chết tan xác

Ngày đó bộ đội tình nguyện Việt Nam sang Lào chiến đấu nhiều lắm và chịu nhiều hy sinh gian khổ

Mình không bao giờ quên chuyện anh Vũ Đức Phiếm (quê Ninh Bình, làm chuyên gia cho đơn vị của chúng mình) leo lên vách núi dựng đứng để bắt chuột cải thiện bữa ăn

Chiếc quần của anh được may thêm vài lớp vải ở mông và 2 đầu gối để leo trèo và tuột xuống vách núi

Mỗi khi Tết đến không cần đốt pháo vì máy bay địch bắn suốt ngày; nhiều người lấy lá dong gói lương khô giả làm bánh chưng để cúng tất niên và thi nhau làm thơ, viết nhạc thật vui vẻ, xúc động

Nặng nghĩa tình đồng đội

Tấn Khamteum cho chúng tôi xem tấm ảnh chụp chung với anh bộ đội pháo cao xạ Nguyễn Hùng (quê quán Tuyên Quang) tại cầu Thê Húc (Hà Nội) và xúc động nói: Vừa rồi gặp phái đoàn cựu chiến binh Việt Nam sang thăm Lào, tôi mới biết tin Hùng đã mất vài tháng trước

Hùng có người bạn bị mất tích ở Lào và mới đây cô Thu (con gái người bạn này) nhờ mình giúp đỡ tìm tung tích của cha. Nếu cô ấy sang thì mình anh sẽ đưa đến hạ Lào để tìm

“Nhà cửa của anh đang xây dựng dở dang thế này mà bỏ đi liệu có sao không?” - tôi hỏi. “Tôi sẽ cố gắng thu xếp vì tìm người quá cố là đạo lý thiêng liêng của người Việt kia mà!” - anh đáp

Anh Hatsaphone cho hay Tấn Khamteum từng rất nhiệt tình tìm cha cho một cô gái mang dòng máu Việt – Lào có số phận đầy bi thương tên là Lương Thị Thủy (Bút Đa)

Thủy là kết quả của tình yêu say đắm giữa anh sĩ quan công binh người Lào Buon Thăm (sang học tập ở Trường Sĩ quan công binh thuộc Bộ Tư lệnh Công binh, Hà Bắc) và cô công nhân Xí nghiệp may Đáp Cầu Lương Thị Thức

Lúc bấy giờ chuyện yêu đương, kết hôn giữa những người nước ngoài còn rất khắt khe nên gia đình Thức cấm đoán. Khi người yêu có thai 4 tháng, Thăm bí mật đưa cô về Lào nhưng cuối cùng Thức bị giữ lại tại trạm kiểm soát Nà Mèo ở biên giới hai nước

Khoảng 5 tháng sau, Thức sinh con gái và đặt tên là Thủy Bút Đa theo ý nguyện của người yêu ngày nào

Khi Thủy Bút Đa chưa tròn 8 tuổi thì mẹ chết nên phải sống cuộc sống lang thang, ăn xin vô vọng. Đến tuổi trưởng thành, Thủy Bút Đa lấy chồng và sống ở xóm Đoàn Kết, Dân Tiến, Võ Nhai, Thái Nguyên. Dẫu cuộc sống nghèo khó nhưng cô luôn khao khát tìm gặp cha mình

Cảm động trước câu chuyện éo le của Thủy Bút Đa, một số nhà hảo tâm của Lào và Việt Nam quyết định giúp cô tìm cha, trong đó anh Tấn Khamteum là người tích cực nhất bên phía Lào

Đoàn tìm kiếm xác định được tung tích của Buon Thăm nhưng thật không may ông đã chết vì bệnh tật vào năm 2004

Đoàn đã tạo điều kiện cho Thủy Bút Đa về thăm quê cha ở Viêng Chăn và tại đây cô được đồng đội cũ của cha là Buon Năm nhận làm con nuôi

Khi cô bày tỏ nguyện vọng muốn ở lại quê cha làm ăn nhưng không có vốn, anh Tấn Khamteum đã đưa đến Hội Việt kiều nhờ Hội giúp ít tiền làm vốn

Anh còn bỏ tiền túi cho cô vay ít tiền mua xe máy để thuận tiện đi lại và giải quyết việc làm cho cô

Đến suốt đời vẫn dại

Anh tự nhận cái dại trước hết là dại mồm dại miệng. Về thăm quê vợ Quảng Bình, thấy hòn núi rất cao và đẹp gần sông Gianh bị đập phá, anh lùng cho được số điện thoại của cán bộ trách nhiệm để chất vấn: Sao có thể chấp nhận vì cái lợi trước mắt mà phá cảnh quan? Phải giữ gìn để ngàn năm sau con cháu mình còn được chiêm ngưỡng chứ!

Đi du lịch Hạ Long, thấy núi đá vôi ven đường bị xâm hại, anh lại phàn nàn với cán bộ: Đường đến di sản văn hóa thiên nhiên thế giới mà phá như vậy thì phản cảm quá! Nếu không dẹp nạn cò xe bát nháo, tình trạng chặt chém du khách khi ăn uống thì ai còn muốn quay lại Hạ Long nữa?

“Cần phải học hỏi cách làm du lịch của người Lào: Thân thiện, trung thực, lịch sự, sạch sẽ. Nhờ vậy mà rất nhiều khách quốc tế đến Lào không chỉ một lần” – anh nhắn nhủ

“Cũng với cái tính giữa đường thấy chuyện bất bằng mà tha ấy, anh sẵn sàng dừng lại rú ga đuổi đàn chó dữ khi chúng tấn công chó nhà

Lúc điều khiển xe máy trên đường, anh thường mang theo một ống hút xăng để giúp đỡ những người vì chẳng may bị hết xăng phải dắt xe đi bộ dọc đường” - Tấn Khamteum nói

Lúc đã mềm môi vì rượu, anh bất ngờ tiết lộ cái dại lớn nhất của đời mình: Quá mê đắm, lạc lòng trước phụ nữ! Anh cất công sang tận Úc học nghệ thuật chế tác non bộ và đã làm hàng trăm tác phẩm, kiếm được không ít tiền

Thế nhưng sau 6 lần lấy vợ và 5 lần ly hôn thì tài sản đội nón ra đi gần hết. Một trong những mối tình để lại dấu ấn sâu sắc nhất trong đời anh là với một giảng viên đại học ở Hà Nội tên HT

Lúc tròn 22 tuổi, một năm sau khi bắn rơi máy bay Mỹ, anh được đi an dưỡng tại Viện 108 Hà Nội. Tại đây anh can thiệp cho một cô gái vào Viện thăm người thân ngoài giờ quy định

Vì cảm kích tính cách cũng như năng khiếu thơ văn mà HT rủ anh trốn khỏi Viện để đi chơi. Anh đã trinh sát tìm được… lỗ chó chui và trốn ra ngoài với một cái chăn đẹp

Bán cái chăn được 22 đồng, đôi tình nhân hò hẹn ở một cái hầm tránh pháo ở đê sông Hồng. Bao giờ Hà Nội lên đèn/ Viêng Chăn cũng thế chúng mình nhớ nhau – cuộc tình đẹp ấy chỉ để lại dấu ấn trong thơ chứ mãi mãi không thể đơm hoa kết quả bởi ngày đó không có chuyện bộ đội Việt lấy con gái Lào và ngược lại

“Trường hợp của mình không phải cá biệt. Có không ít bộ đội Lào sang Việt Nam học rồi yêu con gái Việt nhưng không lấy được nhau. Từng xảy ra chuyện anh chàng người Lào bỏ cô gái vào phi xăng rỗng có đục cái lỗ nhỏ. Quá trình kiểm tra ở cửa khẩu, hải quan không phát hiện ra thì cặp đôi được trùng phùng ở Lào”

Thời tiết tháng 3 oi nồng nhưng hang đá trong hòn non bộ ở nhà Tấn Khamteum luôn mát rượi. Anh cho hay đã bỏ gần trăm triệu xây non bộ làm nơi thư giãn và đón tiếp bạn bè thân thiết

Có bao nhiêu gà vịt anh lần lượt giết thịt để đãi bạn. “Cuộc đời tưởng là dài nhưng thật ra ngắn ngủi lắm. Biết mình sống được bao lâu? Sống sao cho tình cảm, thanh thản là được. Giúp người ta được là tốt rồi. Cứ vô tư đi!”- anh vui vẻ nói sau khi hát tặng chúng tôi một số ca khúc viết về quê hương Việt Nam

Sang Lào khi mới 4 tuổi nhưng anh không chỉ nói sõi tiếng Việt mà còn mở lớp dạy tiếng Việt và Lào. “Mình rất buồn bực và tự ái khi có nhà ngoại giao hỏi còn nói được tiếng Việt không? Hãy nhớ rằng nhiều người Việt dù có tha phương cầu thực nhưng vẫn luôn hướng về quê hương!” - Tấn Khamteum nói
 
Doanh nghiệp vàng đầu tư sang Lào​

- Công ty TNHH Đầu tư và Kinh doanh Vàng Việt Nam vừa thành lập Công ty VietnamGold.LTD tại Lào với chức năng chế tác và xuất khẩu vàng, nữ trang

Theo thông tin từ Công ty TNHH Đầu tư và Kinh doanh Vàng Việt Nam tổng trị giá đầu tư ban đầu là 3 triệu đô la Mỹ (tương đương 62,7 tỉ đồng). Sắp tới VietnamGold sẽ phát triển xưởng tinh luyện vàng tại Lào với mục đích tinh luyện nguyên liệu vàng tại nước này thành các sản phẩm có giá trị hàm lượng cao đồng thời tạo ra các sản phẩm vàng phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu

Theo ông Nguyễn Thế Hùng, Tổng giám đốc VietnamGold Lào chia sẻ trong thông cáo báo chí, Lào là thị trường nhỏ nhưng tiềm năng và tài nguyên của Lào rất phong phú, đặc biệt là các mỏ vàng, từ những nguyên liệu có thể sản xuất đồ trang sức và các sản phẩm xuất khẩu có gia trị thương mại cao hơn

Trước đó, cũng có nhiều doanh nghiệp vàng có ý định đầu tư vào thị trường này như Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn, Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận; tuy vậy, các công ty này vẫn ngần ngại do thủ tục pháp lý phức tạp và lo ngại sức tiêu thụ của thị trường này không cao
 
Top