What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Ngành công nghiệp y tế Việt Kiều

LOBBY.VN

Administrator
Nổi danh làng y khoa Mỹ
Như nhiều lĩnh vực khác, ngành y khoa tại Mỹ cũng lưu dấu không ít thành công của những nhân tài gốc Việt

Theo một số liệu thống kê của cộng đồng người Việt tại hải ngoại, có không dưới 4.000 bác sĩ gốc Việt đang hành nghề tại Mỹ. Trong đó, ông Nguyễn Xuân Nam (54 tuổi) được biết đến như một bác sĩ lừng danh nước Mỹ

Nhận xét này chẳng hề quá lời khi ông Nam từng được trường y khoa của Đại học Harvard xếp vào nhóm bác sĩ giỏi nhất Mỹ, theo trang mạng về bệnh viện nhi tại thành phố Los Angeles của nước này

Không chỉ là bác sĩ hàng đầu tại Bệnh viện Nhi đồng Los Angeles, ông Nam từng đảm đương nhiều nhiệm vụ quan trọng tại khoa Y của Đại học California - Irvine (Mỹ)

Một tên tuổi Việt khác cũng rất nổi tiếng trong giới y khoa Mỹ là Giáo sư Đặng Văn Chi, Phó trưởng khoa Y tại Đại học Johns Hopkins. Là con trai của Giáo sư Đặng Văn Chiếu (Hiệu trưởng Đại học Y khoa Sài Gòn), ông Chi rời Việt Nam năm 1967 để đi học tại Mỹ

Thời gian đầu ông sinh sống ở bang Michigan và không ngừng nỗ lực học tập nên đạt kết quả tốt nghiệp xuất sắc của Đại học Michigan, rồi nhận bằng tiến sĩ hóa học của Đại học Georgetown trước khi học tiếp ngành y tại Đại học Johns Hopkins

Sau khi tốt nghiệp, ông tiếp tục ở lại tham gia nghiên cứu và nhanh chóng chứng minh khả năng ưu việt trong ngành y khoa. Ông được đánh giá như một bác sĩ hàng đầu về ung thư tại Mỹ, với hơn 160 bài báo khoa học đăng trên các tạp chí y khoa danh tiếng thế giới, theo trang mạng của ĐH Johns Hopkins. Giáo sư Chi cũng từng trực tiếp hướng dẫn cho 12 nghiên cứu sinh tiến sĩ và 26 nghiên cứu sinh sau tiến sĩ

Liên quan đến chữa trị ung thư, Phó giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Thục Quyên, thuộc khoa phẫu thuật đầu và cổ của Trường UCSD (University of California - San Diego), cũng để lại dấu ấn nổi bật trong ngành y

Lâu nay, một trong những khó khăn trong chữa trị ung thư là khó xác định chính xác vị trí các tế bào ung thư. Theo chuyên trang khoa học Sciencedaily.com, tiến sĩ Quyên đã nghiên cứu ra phương pháp tiêm một loại chất đặc biệt để các tế bào ung thư phát quang, giúp xác định chính xác vị trí để chữa trị

Đến nay, tiến sĩ Quyên đã đạt nhiều thành công trong việc thử nghiệm phương pháp này và sắp công bố chính thức trên một ấn phẩm chuyên ngành y khoa. Thành tựu của tiến sĩ Quyên được đánh giá như một bước ngoặt quan trọng đối với ngành y khoa thế giới

Nhà phát minh tiên phong

Đó là chưa kể đến nhiều chuyên gia gốc Việt đang nghiên cứu trong lĩnh vực y khoa mà không trực tiếp hành nghề bác sĩ. Họ không ngừng nỗ lực và đạt được nhiều thành tựu khiến các đồng nghiệp quốc tế nể trọng

Một trong số đó phải kể đến Giáo sư Nguyễn Hữu Xương (80 tuổi), người không hành nghề y nhưng lại có những đóng góp to lớn cho lĩnh vực y khoa thông qua các lĩnh vực ông nghiên cứu gồm: vật lý y sinh và hóa học

Ngay từ sớm, ông học tập tại những trường danh tiếng toàn cầu, theo tư liệu từ Trường UCSD (University of California - San Diego) của Mỹ. Năm 1957, ông nhận bằng thạc sĩ ngành kỹ thuật điện tử của Trường Ecole Superieure d'Electricite (còn gọi là Supelec) ở Paris, Pháp

Một năm sau, ông được trao thêm bằng thạc sĩ toán học của Đại học Sorbonne danh tiếng ở Pháp. Đến năm 1962, ông nhận học vị tiến sĩ của Đại học California ở Berkeley (Mỹ). Sau đó, ông bắt đầu tham gia nghiên cứu tại UCSD và giành được không ít giải thưởng, học bổng danh giá như: UCSD Chancellor Associate Award, Union of Pacific Asian Award, NATO Senior Fellowship, Guggenheim Fellowship…

Năm 1964, ông trở thành giáo sư của UCSD ở tuổi 31. Kể từ đây, Giáo sư Xương là một nhà tiên phong trong lĩnh vực tinh thể học tia X. Lĩnh vực này tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến cấu trúc nguyên tử bên trong tinh thể nhờ những phân tích thông qua việc chiếu xạ tia X. Những thành tựu đạt được từ đó hỗ trợ đắc lực cho ngành y khoa

Vào năm 1975, Giáo sư Xương tạo ra bước ngoặt mới trong ngành khi phát minh ra “máy quang tuyến Xương" ("Xuong’s X-Ray Machine”) hay còn gọi là “máy Xương”, mang tên ông. Thiết bị này cho phép tập hợp nhanh dữ liệu liên quan đến tế bào. Hiện nay, “máy Xương” là một trong các công cụ quan trọng phục vụ chữa trị ung thư và cả HIV

Dù đã ở tuổi 80, ông vẫn tiếp tục hành trình không mệt mỏi trong lĩnh vực nghiên cứu cấu trúc protein cũng như các vấn đề liên quan đến tinh thể học tia X. Đối với UCSD, Giáo sư Nguyễn Hữu Xương là một trong những chuyên gia hàng đầu, niềm tự hào của đại học này

Hoàng Đình
 
Last edited:
Thần đồng y khoa gốc Việt

James Nguyễn trở thành thần đồng của ngành y khoa Mỹ với nhiều thành tích xuất chúng khi bạn bè cùng trang lứa vẫn còn học phổ thông

Thần đồng James Nguyễn được Đại học (ĐH) Santa Ana, ở bang California của Mỹ, vinh danh trong bảng vàng nhờ những dấu ấn đáng kinh ngạc

Anh tốt nghiệp trường này khi mới 14 tuổi, năm 16 tuổi trở thành phụ giảng ngành sinh lý học. Trả lời phỏng vấn Thanh Niên mới đây qua thư điện tử, James chia sẻ về quá trình học tập và những dự định tương lai

Chẳng có cơ hội nào lớn hơn cho trường (ĐH Santa Ana - NV) và cộng đồng so với việc chúng ta phát hiện những người trẻ như James Nguyễn để giúp anh ấy theo đuổi con đường học tập cho riêng mình

Chủ tịch HĐQT ĐH Santa Ana, ông Pete Maddox


Từ điểm kém đến siêu thành tích

James có thể kể lại quá trình học tập của mình, tại sao anh chọn ngành y ?

Thuở nhỏ, tôi khá nghịch ngợm khi đi học và toàn bị điểm kém. Nhà trường liên tục mời mẹ tôi lên để than phiền. Tôi thường gây chuyện đánh nhau hoặc làm phiền người khác như vẽ lên áo khoác của bạn bè, gấp máy bay giấy rồi phóng lên trong khi giáo viên đang viết trên bảng...

Một ngày nọ, tôi về nhà với cánh tay bị gãy khiến mẹ tôi liên tục dò hỏi do ai gây ra. Suốt đêm đó, bà chẳng ngủ để chờ đến khi trời sáng rồi chở tôi đến trường, tìm hiểu nguyên nhân. Đến nơi, bà lập tức gặp cô hiệu trưởng và yêu cầu được biết ai làm tôi gãy tay. Đáp lại, cô hiệu trưởng nói: “Nếu là bà, tôi sẽ chẳng muốn biết nguyên nhân. Con bà gãy tay nhưng một bạn học của em bị đánh thẳng vào mặt khiến một mắt sưng vù. Mẹ của cậu học sinh đó đang muốn gặp bà để yêu cầu thanh toán hóa đơn thuốc men. Bà có muốn gặp phụ huynh đó không”

Mẹ tôi chẳng biết nói gì rồi ra về. Sau vụ đó, giáo viên xếp tôi ngồi vào một góc và chẳng thèm đoái hoài tới. Sau vài tuần bị phạt như thế, tôi cảm thấy cô đơn, buồn tủi và trở nên chán nản. Tôi nói với mẹ tôi nhiều lần về cảm giác của mình nhưng bà cũng chẳng muốn nghe. Sau đó, tôi giải thích cho mẹ hiểu rằng tôi chẳng muốn đến trường nữa và lý do khiến tôi chẳng muốn đi học là vì không hứng thú với chương trình đào tạo. Cho nên, bà đến lớp để quan sát xem điều tôi nói có đúng hay không

Quả thực bà đã sốc khi nhận ra điều tôi nói là sự thật, chương trình dạy không tương đương với khả năng của tôi. Mẹ tôi cố gắng thuyết phục cô hiệu trưởng rằng nhà trường đã đặt tôi ngồi “sai lớp” nên tôi chán rồi trở thành nỗi phiền toái của mọi người

Cuối cùng, cô hiệu trưởng cũng đồng ý sẽ cho tôi thử ở một lớp học danh dự để xem tôi có đủ sức theo không trước khi chấp nhận để tôi chuyển sang lớp này. Kể từ đó, tôi toàn đạt điểm loạt giỏi và không còn gây rối nữa. Điều này khiến mẹ tôi vô cùng lấy làm lạ, khi con trai bà chưa bao giờ đạt nổi điểm khá ở lớp thường thì làm cách nào đạt được toàn điểm giỏi trong một lớp danh dự

Mẹ cảm thấy có điều gì đó đặc biệt nên muốn tôi thử sức với những chương trình cao hơn. Năm 1998, bà tìm đến ĐH Santa Ana và được Chủ tịch Hội đồng quản trị Pete Maddox đồng ý kiểm tra năng lực của tôi. Chỉ với bài đánh giá duy nhất, tôi được phép nhập học và hoàn toàn đạt điểm loại giỏi

Tôi nhập học trường này khi mới 12 tuổi. Đến năm 17 tuổi, tôi tốt nghiệp chương trình sau ĐH của Trường UCI (University of California, Irvine - NV)

Tôi đã chọn ngành y khoa theo đúng mong muốn của mình trước đó khi một bác sĩ cứu sống cha tôi trong một cơn đau tim. Tôi ngưỡng mộ các bác sĩ và muốn nối bước họ chăm sóc sức khỏe cho người khác

Muốn cưới vợ Việt

Công việc của anh hiện tại thế nào và anh có dự định gì trong tương lai ?

Hiện nay, tôi còn 6 tháng nữa sẽ hoàn thành chương trình đào tạo về tim mạch tại ĐH Arizona. Tôi sẽ chuyển sang Texas để tham gia khóa đào tạo kéo dài 2 năm về tim mạch can thiệp(interventional cardiology) ở ĐH UTSA (University of Texas, San Antonio)

Tim mạch can thiệp là một chuyên ngành điều trị cho các bệnh nhân bị đau tim do nghẽn động mạch vành. Trong trường hợp đó, tôi sẽ mở lại động mạch vành. Khi hoàn thành khóa đào tạo tại Texas, tôi sẽ quay về và cố gắng đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng người Việt

James có muốn chia sẻ thêm về cuộc sống của mình ?

Tôi rất biết ơn những gì cha mẹ đã làm cho tôi. Hiện giờ, tôi vẫn đang độc thân nên mong muốn sẽ tìm được một cô gái Việt Nam xinh đẹp để cưới làm vợ, cùng nhau chia sẻ mọi thứ trong cuộc sống

Nhân tài xuất chúng
James Nguyễn (30 tuổi) sinh ra và lớn lên tại Mỹ. Hồi thập niên 1970, gia đình anh đến nước này và định cư tại thành phố Garden Grove thuộc bang California. Thuở nhỏ, James luôn là một học sinh nghịch ngợm và thành tích học khá bết bát. Thế nhưng, sau khi được mẹ phần nào hiểu được năng lực thực sự của anh, James không ngần ngại khẳng định mong muốn chinh phục những đỉnh cao tri thức

Sau gần 20 năm, ông Pete Maddox, Chủ tịch Hội đồng quản trị ĐH Santa Ana, vẫn chưa thể quên được ấn tượng lần gặp đầu tiên khi James mới 12 tuổi. Ông Maddox nhớ lại: “Ngay lần đầu gặp, James đã nói cậu ấy muốn nhập học ĐH Santa Ana. Cậu chỉ ra những mục tiêu học tập và muốn nhanh chóng làm điều đó. Thế nhưng vấn đề là James chỉ mới 12 tuổi

Kiến thức trung học chưa đủ để cậu từ một học sinh lớp 7 trở thành sinh viên đại học. Chúng tôi thảo luận về mục tiêu của James, về những rắc rối của cậu ở nhà trường phổ thông cũng như khó khăn của bậc ĐH. Thế nhưng, cậu chẳng hề nản chí. James biết rõ bản thân muốn gì, và quan trọng hơn là cậu sẵn sàng vượt qua thử thách để đạt mục tiêu”

James còn trình bày rõ nguyện vọng trở thành bác sĩ tim mạch và đã khiến ông Maddox tin tưởng vào năng lực của anh. Vì thế, ông đưa James gặp một tiến sĩ ở Santa Ana để “kiểm tra chất lượng”. Cuối cùng, James được nhập học tại ĐH Santa Ana vào năm 12 tuổi. Anh không hề khiến ông Maddox thất vọng khi tốt nghiệp trường này vào năm 14 tuổi với thành tích xuất sắc

Sau đó, thần đồng này chuyển sang UCI (University of California, Irvine - NV) để học tiếp về ngành y và lại tốt nghiệp xuất sắc khi mới 16 tuổi. Cũng trong năm này, James trở thành trợ giảng. Năm 19 tuổi, James vào ngành y của ĐH St George và 4 năm sau trở thành bác sĩ nội trú thuộc Bệnh viện khu vực Orlando ở thành phố Orlando, bang Florida

Trong giai đoạn 3 năm làm bác sĩ nội trú tại đây, James hoàn thành một nghiên cứu được đánh giá hạng ưu ở cuộc thi giữa các trường y của nước Mỹ. Trong Hội nghị nội khoa 2009, nghiên cứu này vượt qua 420 bài trình bày khác để giành giải nhất

Năm 26 tuổi, James trở thành bác sĩ nội trú trưởng của khoa nội tại Bệnh viện UMC thuộc ĐH Arizona ở Tucson rồi nghiên cứu sâu về tim mạch tại đây cho đến nay

Năm 2011, phát biểu trong buổi vinh danh James vào bảng vàng của ĐH Santa Ana, ông Maddox tuyên bố: “Chẳng có cơ hội nào lớn hơn cho trường (ĐH Santa Ana - NV) và cộng đồng so với việc chúng ta phát hiện những người trẻ như James Nguyễn để giúp anh ấy theo đuổi con đường học tập cho riêng mình”

Theo website của ĐH Santa Ana

Ngô Minh Trí
 
Last edited:
Top