What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Tập đoàn Xuân Thành

LOBBY.VN

Administrator
Tập đoàn Xuân Thành
Với số vốn đầu tư ước tính gần 1 tỷ USD, dự án thủy điện tích năng Đông Phù Yên (Sơn La) công suất 1.500 MW dự kiến hoàn thành vào năm 2018

Ông Nguyễn Văn Thiện chủ tịch hội đồng quản trị phát biểu: Dự án do Công ty TNHH Xuân Thiện Ninh Bình thuộc Tập đoàn kinh tế Xuân Thành làm chủ đầu tư, đã được Văn phòng Chính phủ đồng ý bằng văn bản vào ngày 9/6

Dự án đã được Tập đoàn điện lực Việt Nam nghiên cứu tiền khả thi, do tổ chức tư vấn thuộc cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) thực hiện. Công trình được chia làm hai giai đoạn. Từ 2010 đến 2013 là giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Từ 2013 đến 2018 là giai đoạn xây dựng, hoàn thành và đưa vào sử dụng

Đông Phù Yên là dự án thủy điện tích năng đầu tiên được áp dụng, xây dựng tại Việt Nam. Ưu điểm của thủy điện này là thân thiện với môi trường, tiết kiệm diện tích đất xây dựng, tích lũy được năng lượng thừa để sử dụng khi cần thiết

Thủy điện tích năng - giải pháp mới cho nguồn điện Việt Nam

- Nhu cầu sử dụng điện trong những năm gần đây đang tăng đều ở mức độ trung bình 14% mỗi năm. Như vậy việc xây dựng một nguồn điện ổn định, đáp ứng được nhu cầu sử dụng trong sản xuất và sinh hoạt của người dân là vô cùng quan trọng và cấp thiết. Hiện nay, giải pháp tốt nhất và gần như duy nhất là xây dựng các nhà máy thủy điện tích năng (pumped storage power plant)

Khác biệt so với thủy điện thông thường

Với thủy điện thông thường, người ta xây đập ngăn sông cho nước dâng cao thành một hồ chứa khổng lồ (ví dụ như hồ Hòa Bình trên sông Đà kéo dài gần 200km), rồi nước được cho chảy xuống hạ lưu làm quay tuôcbin máy phát điện.

Thủy điện tích năng có hai hồ chứa nước ở độ cao khác nhau, thường là chênh nhau vài trăm mét. Hồ chứa có thể được tạo thành bằng việc ngăn sông bằng đập, hay khoét sâu vào lòng đất tạo thành hồ trên một khu đất bằng phẳng, hay có thể là một hồ nước sẵn có như hồ thủy điện Hòa Bình; vào lúc thấp điểm điện năng dư thừa được sử dụng để bơm nước lên hồ trên cao

Ngược lại, vào lúc cao điểm nước được cho chảy từ hồ trên xuống hồ dưới để quay máy phát điện giống như nhà máy thủy điện thông thường. Nhà máy phát điện được xây dựng dưới lòng đất giữa hai hồ trên và dưới

Tuyến đường hầm dẫn nước chịu áp lực cao làm bằng bêtông hoặc thép cũng đi xuyên trong lòng đất từ hồ trên đến nhà máy và từ nhà máy xuống hồ dưới. Ở giữa hai tuyến ống đó, một máy bơm - phát địện hỗn hợp được dùng cho cả việc bơm nước lên cao (khi được nối với nguồn điện) và phát điện (khi cho nước chảy từ trên xuống làm quay tuôcbin)

Ưu điểm

Với thủy điện tích năng, các hồ chứa chỉ cần tích nước đủ cho việc sử dụng trong một vài giờ nên có diện tích nhỏ (dưới 1km2), giảm thiểu tác động đến môi trường tự nhiên và sinh thái trong xây dựng nhà máy. Hơn nữa sau khi chứa đủ nước rồi thì lượng nước đó cứ lên xuống tuần hoàn giữa hai hồ, dòng chảy của sông sau đó vẫn như trước khi có nhà máy

Ngoài hai hồ chứa, tất cả công trình khác đều nằm trong lòng đất nên ít có tác động đến cảnh quan xung quanh. Ngoài ra, thủy điện tích năng là phương án dự trữ năng lượng an toàn và tiết kiệm nhất. Giả sử một trong các nguồn điện gặp sự cố thì chỉ cần ba phút sau khi nhấn nút khởi động là có thể cho điện hòa lưới; trong khi với các loại nguồn khác như nhiệt điện phải cần hàng giờ hay vài ngày để khởi động một nhà máy

Đó là chưa kể đến tài nguyên nước mà thiên nhiên ban cho chúng ta, chỉ việc đầu tư xây dựng ban đầu mà không tốn chi phí cho nhiên liệu như các nguồn năng lượng khác. Với việc đưa nhà máy thủy điện tích năng vào lưới điện quốc gia, hiệu suất sử dụng của các nhà máy khác sẽ tăng lên, việc các nhà máy phải chạy không tải hay đóng mở liên tục sẽ không còn nữa (do điện năng khi thừa đã được sử dụng để bơm nước lên cao), dẫn đến hiệu quả của toàn bộ mạng lưới được nâng lên rõ rệt

Bơm nước lên và cho chảy xuống lại sẽ có tổn thất năng lượng, vậy có hiệu quả kinh tế không? Đúng, sẽ có tổn thất năng lượng, nhưng nếu ta biết rằng giá thành điện năng vào giờ thấp điểm (khi bơm nước lên cao) chỉ bằng 1/3 giá vào giờ cao điểm (khi phát điện) thì sẽ thấy được hiệu quả kinh tế của nó. Nhưng quan trọng hơn việc tính toán hiệu quả kinh tế của riêng nhà máy là tác động của nó đến hiệu suất chung của toàn bộ hệ thống điện
 
Last edited:
Tập đoàn Xuân Thành đã khởi công xây dựng dự án phòng chống lụt bão
đường cứu hộ, cứu nạn

Đây là những công trình thuộc dự án Tổng thể sắp xếp dân cư, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai vùng ven biển tỉnh Quảng Nam. Số vốn đầu tư của dự án được lấy từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Thời gian thực hiện dự án là 24 tháng.

Sau khi hoàn thành các công trình này sẽ nối tuyến đường du lịch ven biển thành phố Đà Nẵng, đô thị cổ Hội An với vùng đông Quảng Nam và các vùng kinh tế trọng điểm khác. Đây cũng là tuyến đường quan trọng tránh lũ, cứu hộ cứu nạn, khơi dậy tiềm năng kinh tế cho nhân dân ven biển.

Dự án phòng chống lụt bão, đường cứu hộ cứu nạn qua thành phố Tam Kỳ, huyện Thăng Bình và Núi Thành có tổng chiều dài toàn tuyến 32,96km, rộng 138m (phần đường 38m, dải cây xanh hai bên đường 100m) gồm 4 làn xe chính, 2 làn xe thô sơ và dải cây xanh phòng hộ hai bên đường.

Tại lễ khởi công, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam cũng công bố đầu tư dự án nạo vét thoát lũ khẩn cấp sông Trường Giang, với tổng mức đầu tư dự kiến là 1.400 tỷ đồng từ nguồn trái phiếu Chính phủ; thời gian thực hiện dự án khoảng 36 tháng.

Đây là dự án tăng cường khả năng thoát lũ, góp phần tiêu úng trong vùng dự án và các vùng phụ cận nhằm giảm thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng suất nông nghiệp và đời sống của người dân trong vùng hưởng lợi; thông suốt tuyến vận tải thủy từ Cửa Đại đến cửa An Hòa (Khu Kinh tế mở Chu Lai), góp phần phục vụ dân sinh, phát triển kinh tế khu vực vùng đông của tỉnh; giảm nhẹ sự ô nhiễm và suy thoái môi trường.

Dự án sẽ sử dụng đất khoảng 1.330ha, trong đó có 400ha trên cạn, 250ha diện tích dưới nước và 680ha bãi đỗ
 
Last edited:
Khởi công xây dựng đường cứu hộ, cứu nạn tránh lũ Tuy An – Sơn Hòa

Sáng 29/4, Ban quản lý các dự án cấp bách của tỉnh đã làm lễ khởi công dự án xây dựng đường cứu hộ, cứu nạn, tránh lũ Tuy An – Sơn Hòa. Đến dự có đồng chí Đào Tấn Lộc, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Phạm Đình Cự, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng đông đảo các đồng chí cách mạng lão thành, lãnh đạo các sở, ban, ngành và lãnh đạo hai huyện Tuy An, Sơn Hòa

Tuyến đường cứu hộ, cứu nạn, tránh lũ Tuy An – Sơn Hòa có chiều dài 39,27km, trong đó đoạn đầu (thuộc ĐT 643) bắt đầu tại điểm giao với quốc lộ 1A tại xã An Mỹ (huyện Tuy An), điểm cuối giao với trục giao thông phía Tây Phú Yên tại ngã tư trụ sở xã Sơn Định (huyện Sơn Hòa); đoạn sau (thuộc ĐT 650) dài hơn 8,3km điểm đầu trùng với điểm cuối ĐT 650 tại xã Sơn Long (huyện Sơn Hòa), điểm cuối thuộc địa phận xã An Xuân (huyện Tuy An). Đường có bề rộng nền 12m, mặt rộng 11m, riêng đoạn qua Nhà thờ Bác Hồ thiết kế theo tiêu chuẩn đường đô thị. Tổng mức đầu tư công trình 829 tỉ đồng. Các đơn vị được chỉ định thi công công trình gồm Tổng công ty tập đoàn kinh tế Xuân Thành, Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng công trình giao thông 2, Công ty TNHH An Hòa

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Đình Cự đã biểu dương những cố gắng của ban quản lý các dự án cấp bách; các sở, ban, ngành có liên quan của tỉnh; UBND hai huyện Tuy An, Sơn Hòa trong việc thực hiện các thủ tục đầu tư để dự án cứu hộ, cứu nạn, tránh lũ Tuy An – Sơn Hòa có đủ điều kiện cần thiết để khởi công trong ngày hôm nay

Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Đình Cự nhấn mạnh dự án có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, cứu hộ, cứu nạn, tránh lũ cho các xã nơi tuyến đường đi qua gồm An Mỹ, An Thọ, An Xuân (huyện Tuy An), Sơn Long, Sơn Định (huyện Sơn Hòa). Do vậy, chủ đầu tư công trình cùng các đơn vị thi công phải tập trung cao độ để có thể hoàn thành công trình đúng kế hoạch đề ra. UBND hai huyện Tuy An, Sơn Hòa phải tích cực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng để đơn vị thi công có thể đẩy nhanh tiến độ xây dựng

Theo ông Nguyễn Xuân Thành, Chủ tịch HĐQT kiểm Tổng Giám đốc Tổng công ty cổ phần tập đoàn kinh tế Xuân Thành, mặc dù khối lượng công việc cần phải thực hiện rất lớn, thời gian thi công gấp rút nhưng nhà thầu quyết tâm thông tuyến nền đường vào quý 1/2011. Trong điều kiện nguồn vốn đầu tư cho công trình chưa được bố trí kịp thời; Tổng công ty cổ phần tập đoàn kinh tế Xuân Thành vẫn bảo đảm triển khai thi công đồng bộ các hạng mục công trình theo đúng thiết kế đã được phê duyệt với chất lượng đảm bảo

Cũng tại buổi lễ này, Tổng công ty cổ phần tập đoàn kinh tế Xuân Thành đã ủng hộ cho quỹ người nghèo của tỉnh 800 triệu đồng và 200 triệu đồng cho các xã An Mỹ, An Thọ, An Xuân (huyện Tuy An), Sơn Long, Sơn Định (huyện Sơn Hòa) xây dựng 10 nhà tình nghĩa cho các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo
 
Last edited:
Khởi công dự án đầu tư xây dựng, củng cố, nâng cấp đề tả sông Hồng

Ngày 16/9/2010, UBND tỉnh Hưng Yên và Tập đoàn Xuân Thành đã làm lễ khởi công xây dựng dự án đầu tư xây dựng, củng cố, nâng cấp đề tả sông Hồng (đoạn từ km 76+849 đến km 124+824) dự án có chiều dài 48 km nối từ địa phận Tỉnh Hưng Yên đến Thành phố Hà Nội. Tổng mức đầu tư của dự án khi phê duyệt là 1.537 tỷ đồng và hoàn thành công trình vào năm 2012. Dự án do Tập đoàn Xuân Thành thi công

Đây là công trình bảo đảm chống lũ hiệu quả cao theo qui hoạch phòng chống lũ hệ thống sông Hồng sông Thái Bình. Tổng mức đầu tư cho dự án lên đến 1.537 tỉ đồng. Theo thiết kế, ngoài việc củng cố, nâng cấp cơ đê, còn làm 2 con đường đạt tiêu chuẩn đường cấp 4 đồng bằng (một trên mặt đê và một dưới chân đê, với chiều rộng mỗi mặt đường là 8m)

Phát biểu tại buổi lễ Ông Nguyễn Văn Thông - Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên khẳng định: Dự án không chỉ bảo vệ đê, chống lũ cho dân các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương và một phần Hà Nội, mà còn thúc đẩy việc phát triển kinh tế - xã hội của các xã, huyện vùng ven dự án đi qua, thúc đẩy phát triển du lịch ven sông Hồng, nối huyết mạch giao thông giữa Hưng Yên với Hà Nội, thuận tiện hơn

Phát biểu tại lễ khởi công, đại diện nhà thầu Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thành cam kết đơn vị thi công sẽ tập trung phương tiện, nguồn lực đẩy nhanh tiến độ các dự án với yêu cầu các công trình đạt chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật theo yêu cầu của chủ đầu tư và đảm bảo tuyệt đối an toàn trong quá trình thi công

Dự án có nhiệm vụ nâng cao khả năng chống lũ cho đê, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhà nước và nhân dân các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh và thủ đô Hà Nội, tạo tuyến đường huyết mạnh, đáp ứng nhu cầu giao thông góp phần thúc đẩy phát triển du lịch, nâng cao mức sống của nhân dân vùng ven sông Hồng. Dự án nhằm giải quyết cơ bản hiện tuợng thẩm lậu, đùn sủi của đê, giảm thiểu nguy cơ vỡ đê đột ngột khi có bão, lũ vượt tần suất thiết kế
 
Last edited:
Công trình Bệnh viện đa khoa 700 giường Ninh Bình
đạt giải cúp vàng xây dựng Việt Nam

Ngày 13/11/2010 tại Hà Nội, Bộ Xây dựng đã tổ chức buổi lễ trao Giải thưởng Cúp vàng chất lượng xây dựng Việt Nam 2010, Công trình Bệnh viện đa khoa 700 giường Ninh Bình do tập đoàn Xuân Thành thi công vinh dự được nhận giải

Giải thưởng Cúp vàng chất lượng xây dựng Việt Nam 2010 nhằm tôn vinh và quảng bá các thương hiệu về chất lượng công trình xây dựng tiêu biểu trong suốt hơn 10 năm qua, đồng thời khuyến khích, động viên các chủ đầu tư, các nhà thầu tăng cường kiểm soát và nâng cao chất lượng công trình

Năm nay, lần đầu tiên Bộ Xây dựng tổ chức bình chọn và trao giải Cúp vàng chất lượng xây dựng Việt Nam. Sau quá trình chọn lựa, Công trình Bệnh viện đa khoa 700 giường Ninh Bình cùng với 64 công trình tiêu biểu khác được vinh danh năm nay là những công trình đã mang lại nhiều lợi ích cho xã hội, cho đất nước. 13 thành viên tổ chuyên gia, đại diện của 5 Bộ có công trình xây dựng đã đến từng công trình để đánh giá. Hội đồng bình chọn đã phải rất vất vả khi chọn ra 65 công trình tiêu biểu nhất trao giải

Phát biểu tại buổi lễ trao giải, Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân cho biết, giải cúp vàng nhằm tôn vinh, quảng bá các doanh nghiệp về chất lượng xây dựng, khuyến khích động viên chủ đầu tư, hình thành giải thưởng quốc gia có tính truyền thống

Phó Thủ tướng cũng đề nghị Bộ Xây dựng tổ chức Giải thưởng Cúp vàng chất lượng xây dựng Việt Nam hàng năm trong giai đoạn 10 năm tới. Bộ Xây dựng cần phổ biến những kết quả đạt được, bài học kinh nghiệm của những dự án đạt giải thưởng cho các đơn vị khác học hỏi

Công trình bệnh viện Đa khoa 700 giường Ninh Bình được khởi công xây dựng từ năm 2004 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Đây là dự án quy mô quốc gia, được đầu tư trang thiết bị hiện đại, với tổng số vốn 1.399 tỷ đồng, do Ban quản lý Khu công nghiệp Ninh Bình làm chủ đầu tư, Tập đoàn Xuân Thành thi công. Công trình Bệnh viện đa khoa tỉnh với quy mô 700 giường có tổng diện tích sàn là 65.200 m2 gồm nhà khám bệnh 2 tầng diện tích 4.600 m2, khối nhà nghiệp vụ 11 tầng diện tích 15.400 m2, 2 nhà 5 tầng khoa nội, khoa ngoại diện tích 14.200 m2 và 10 khối nhà chức năng 2 tầng, 1 tầng với diện tích 31.000 m2. Tất cả các khu được nối với nhau bởi hệ thống hành lang có mái che. Các phòng bệnh được lắp đặt điều hòa nhiệt độ và các thiết bị hiện đại khác như: hệ thống thông khí, máy báo gọi y tá… Khuôn viên của Bệnh viện giống như công viên, gồm thảm cỏ, cây xanh, vườn hoa, cây cảnh và hệ thống chiếu sáng, đèn trang trí…

Đến nay, toàn bộ dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện đã hoàn thành đúng thiết kế, đảm bảo chất lượng kỹ, mỹ thuật, an toàn, tiết kiệm, tiến độ thi công đáp ứng theo Nghị quyết của HĐND tỉnh đề ra, đủ điều kiện đưa công trình vào sử dụng, xứng đáng là Bệnh viện cấp khu vực có quy mô lớn, hiện đại, cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân trong tỉnh và các tỉnh lân cận
 
Last edited:
Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thành đạt giải “doanh nhân, người lính thời bình”

Nhân kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam, tối 10/10 tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam cùng Công ty Phát triển thương hiệu ngôi sao Việt đã long trọng tổ chức lễ trao tặng cho 100 doanh nhân đạt danh hiệu "Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu 2009". Giải thưởng năm nay được trao với chủ đề “Doanh nhân, người lính thời bình”

Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thành – Nguyễn Đức Thụy là một trong 100 doanh nhân năm nay được vinh dự đó. Đạt được danh hiệu cao quý này là một niềm tự hào to lớn không chỉ cho cá nhân Chủ tịch Nguyễn Đức Thụy mà còn cho toàn thể CB-CNV Tập đoàn Xuân Thành bởi lẽ trong hàng trăm ngàn doanh nhân chỉ bầu chọn ra 100 doanh nhân tiêu biểu. Giải thưởng đựơc xét chọn theo tiêu chí: đạt tỷ lệ tăng trưởng doanh thu hàng năm của doanh nghiệp và nộp ngân sách nhà nước liên tục tăng đồng thời giải quyết việc làm, đảm bảo mức thu nhập ổn địnhcho nhiều người lao động


Phát biểu tại buổi lễ Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nhấn mạnh: “Trong lúc nền kinh tế khó khăn mới thấy hết được nhiệt huyết, tấm lòng, trí tuệ của doanh nhân Việt Nam. Giải thưởng này không chỉ mang ý nghĩa Quốc gia mà còn mang tầm Quốc tế công nhận những đóng góp của cộng đồng Doanh nghiệp Việt Nam”

Tập đoàn Xuân Thành năm nay đã vượt qua được những ảnh hưởng sâu sắc của cuộc suy thoái kinh kinh tế toàn cầu - được xem là cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong lịch sử, rất nhiều doanh nghiệp đứng trên bờ vực phá sản. Ông đã lãnh đạo Tập đoàn vượt qua nhiều khó khăn đạt được những thành tích nổi bật. Việc đạt được danh hiệu này đã khẳng định được ý chí, bản lĩnh, tài năng của người chèo lái Tập đoàn

Với vai trò là người đứng đầu, Ông Nguyễn Đức Thụy đã lãnh đạo Tập đoàn Xuân Thành phát triển không ngừng, những đóng góp của Ông đã được ghi nhận bởi những thành tích như: Bằng khen của thủ tướng Chính Phủ, Bằng khen của UBND Tỉnh Ninh Bình, và nhiều bằng khen giấy khen khác. Việc đạt được danh hiệu Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu năm 2009 càng khẳng định sự đóng góp lớn lao của ông Nguyễn Đức Thụy với Xuân Thành Group nói riêng và với nền kinh tế cả nước nói chung

Toàn thể CB-CNV Tập đoàn Xuân Thành hãnh diện và tự hào chúc mừng Chủ tịch Nguyễn Đức Thụy
 
Last edited:
Dự án cứu hộ, cứu nạn, tránh lũ Tuy An – Sơn Hòa
Tăng tốc thi công

Sau tết, dự án Cứu hộ, cứu nạn, tránh lũ Tuy An - Sơn Hòa do Ban Quản lý dự án cấp bách làm chủ đầu tư đã được triển khai rầm rộ. Tổng thầu là Tổng Công ty cổ phần Tập đoàn Kinh tế Xuân Thành đang tập trung toàn lực để có thể sớm hoàn thành công trình

Ngày mùng 6 tháng Giêng, Tổng Công ty cổ phần Tập đoàn Kinh tế Xuân Thành đã ra quân thực hiện dự án Cứu hộ, cứu nạn, tránh lũ Tuy An – Sơn Hòa. Công trình này được khởi công trong tháng 4/2010 theo cơ chế cấp bách, nhưng những vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng đã làm cho tiến độ thực hiện dự án có phần bị chậm. Với quyết tâm sớm hoàn thành một dự án có vốn đầu tư lớn (trên 829 tỉ đồng), từ đầu năm, Ban Quản lý các dự án cấp bách của tỉnh cùng tổng thầu thực hiện dự án đã tập trung đôn đốc, chỉ đạo, triển khai lực lượng thi công

Ông Trần Thiện Kim, Trưởng Ban Quản lý các dự án cấp bách, cho biết: Toàn tuyến có chiều dài trên 40km, trong đó ĐT643 dài hơn 30kmm, còn lại thuộc ĐT650. Đường được xây dựng theo quy mô cấp 3 đồng bằng, nền đường rộng 12m, mặt rộng 11m bằng bê tông nhựa; riêng đoạn qua Nhà thờ Bác Hồ thuộc xã Sơn Định, huyện Sơn Hòa là đường đô thị, rộng 40m, ở giữa có dải phân cách rộng 5m. Hiện Tổng Công ty cổ phần Tập đoàn Kinh tế Xuân Thành tập trung thi công 18km thuộc địa bàn huyện Tuy An và đoạn qua Nhà thờ Bác Hồ. Mặc dù vẫn còn gặp một số khó khăn nhưng tiến độ thực hiện dự án Cứu hộ, cứu nạn, tránh lũ Tuy An – Sơn Hòa đang được đẩy nhanh. Dự kiến trước ngày 1/4 năm nay sẽ hoàn thành 2km đường ĐT643, khu vực di tích Nhà thờ Bác Hồ ở Sơn Định, kịp phục vụ kỷ niệm 400 năm Phú Yên và Năm Du lịch quốc gia Duyên hải Nam Trung Bộ - Phú Yên 2011; đến cuối năm 2011, cơ bản thông tuyến nền đường trong đó đoạn nào có thể hoàn thiện thì cho thảm bê tông nhựa ngay

Theo đại diện Tổng Công ty cổ phần Tập đoàn Kinh tế Xuân Thành, ngay sau lễ ra quân, đơn vị này đã tổ chức nhiều mũi thi công trải dài trong đoạn đường từ Hòa Đa (xã An Mỹ, huyện Tuy An) lên đến Nhà thờ Bác Hồ. Nhiều thiết bị thi công có công suất lớn cùng khoảng 100 công nhân đã được huy động để xử lý những đoạn đào sâu, đắp cao có địa hình tương đối phức tạp

Hiện Tổng Công ty cổ phần Tập đoàn Kinh tế Xuân Thành đã thông tuyến 10/30km thuộc ĐT643; đào đất, đá các loại được 500.000m3; đắp đất nền đường 200.000m3; riêng đoạn qua di tích Nhà thờ Bác Hồ đang lắp đặt hệ thống thoát nước và triển khai thi công máy cấp phối đá dăm. Đại diện của Tổng Công ty cổ phần Tập đoàn Kinh tế Xuân Thành cho biết, từ sau tết đến nay, thời tiết rất thuận lợi nên nhà thầu đang tăng tốc, thi công suốt cả ngày đêm. Áp lực về thời gian hoàn thành công trình là rất lớn nên Tổng Công ty cổ phần Tập đoàn Kinh tế Xuân Thành đang tăng thêm nhân lực và thiết bị từ miền Bắc vào tăng cường cho các công trình ở Phú Yên, đặc biệt là dự án Cứu hộ, cứu nạn, tránh lũ Tuy An – Sơn Hòa
 
Last edited:
Tập đoàn Xuân Thành
Góp phần đổi mới diện mạo quê hương

baodautu.vn - Sau 20 năm phát triển, Xuân Thành đã trưởng thành vượt bậc, trở thành tập đoàn lớn mạnh, với 21 công ty thành viên, mỗi năm nộp ngân sách nhà nước hàng trăm tỷ đồng. Nhờ đó, Xuân Thành đã góp phần đổi mới diện mạo của Ninh Bình và nhiều địa phương khác

Từ xây dựng nhiều công trình trọng điểm của tỉnh

Đúng vào năm 1992, năm tái lập tỉnh Ninh Bình, HTX Xây dựng Bình Minh do ông Nguyễn Xuân Thành làm Chủ nhiệm cũng được nâng cấp thành Xí nghiệp Xây dựng và Cung ứng vật liệu Xuân Thành (nay là Tập đoàn Xuân Thành)

Hai mươi năm qua, bắt nhịp nhanh với công cuộc đổi mới, Tập đoàn Xuân Thành đã tham gia đầu tư, xây dựng nhiều công trình lớn, trọng điểm của tỉnh. Đó là Trung tâm Thương mại chợ Rồng, Khách sạn Hoa Lư, Khu nhà thi đấu đa năng, Sân vận động, Trụ sở của cơ quan Tỉnh ủy, UBND Ninh Bình, Nhà máy xử lý chất thải...

Xuân Thành tham gia kêu gọi đầu tư và trực tiếp xây dựng Bệnh viện Đa khoa Ninh Bình (có 700 giường, với các trang thiết bị hiện đại)

Hai mươi năm qua, Xuân Thành luôn đi tiên phong trong việc cải tổ, nâng cấp hệ thống giao thông nội thành, liên tỉnh, liên huyện; hệ thống thủy lợi, xây dựng cơ bản, nạo vét khơi thông dòng chảy chống ngập úng của tỉnh, của huyện Hoa Lư và TP. Ninh Bình

Tập đoàn đã góp phần củng cố, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng theo hướng hiện đại đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá kinh tế của tỉnh, góp phần tạo gương mặt mới cho quê hương Ninh Bình

Chào mừng 20 năm tái lập tỉnh và 5 năm thành lập TP. Ninh Bình, Tập đoàn Xuân Thành đã ứng trước vốn để đầu tư nâng cấp, rải nhựa nhiều tuyến đường trong thành phố và xây dựng công trình Hồ Máy xay…

... đến thực hiện những công trình trọng điểm quốc gia

Hai mươi năm qua, Tập đoàn Xuân Thành đã đầu tư thi công nhiều công trình, dự án thủy lợi, giao thông lớn trên địa bàn 30 tỉnh, thành phố trong cả nước. Đó là Dự án Xây dựng, nâng cấp, củng cố đê La Giang (Hà Tĩnh); Dự án Xây dựng, nâng cấp, củng cố đê tả sông Hồng (Hưng Yên); 3 dự án xây dựng đường cứu hộ cứu nạn ven biển tỉnh Quảng Nam…

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước thời đổi mới, Xuân Thành dần trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh, với tầm hoạt động rộng khắp, trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề, nhất là những công trình lớn trọng điểm quốc gia; đầu tư chiều sâu vào các lĩnh vực sản xuất xi măng, thủy điện, khoáng sản, cảng nước sâu, xây dựng khu đô thị mới…

Năm 2010, Xuân Thành đã đầu tư Dự án Xây dựng Nhà máy Xi măng Thạnh Mỹ (Quảng Nam), với tổng vốn đầu tư gần 4.000 tỷ đồng, ứng dụng công nghệ hiện đại, công suất 2 triệu tấn xi măng/năm. Một vinh dự lớn với Dự án là, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã đến dự lễ khởi công xây dựng Nhà máy Thạnh Mỹ, phát biểu và ấn nút khởi động

Tập đoàn Xuân Thành đã thi công quy hoạch khu tái định cư cùng các công trình hạ tầng kỹ thuật thuộc Dự án Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương của Tập đoàn Formosa tại Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh); thi công xây dựng cảng số 4 Vũng Áng…

Xuân Thành cũng tham gia dự án đầu tư hạ tầng để tạo động lực xây dựng, phát triển thành phố mới du lịch và sinh thái Nam Hội An từ bờ Nam sông Thu Bồn đến Khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam) trên diện tích 4.000 ha; Đầu tư xây dựng khu Resort vui chơi giải trí Thác Đa, Ba Vì (Hà Nội)…

Năm 2011, Xuân Thành đã tập trung đầu tư xây dựng Nhà máy Xi măng Xuân Thành tại Hà Nam (có công suất thiết kế 3,6 triệu tấn xi măng/năm), với tổng vốn đầu tư 5.200 tỷ đồng, ứng dụng công nghệ hiện đại...

Bên cạnh đó, Xuân Thành đã khởi công xây dựng Nhà máy Thủy điện Bắc Yên (Sơn La) có tổng đầu tư trên 3.000 tỷ đồng với 6 tổ máy công suất 120 MW. Đến nay, 2 tổ máy đầu tiên đã đi vào hoạt động và tới tháng 6/2012, 2 tổ máy tiếp theo cũng sẽ đưa vào hoạt động. Dự kiến, cuối năm 2013, 2 tổ máy cuối cùng cũng sẽ vận hành, hòa vào lưới điện quốc gia

Năm 2012, Xuân Thành tiếp tục đầu tư xây dựng 9 cụm thủy điện (9 tổ máy) tại tỉnh Yên Bái, với tổng đầu tư 6.500 tỷ đồng, công suất 220 MW

Đặc biệt, Dự án Thủy điện tích năng Đông Phù Yên (Sơn La), với tổng đầu tư 3,5 tỷ USD (hơn 70.000 tỷ đồng) do Tập doàn Xuân Thành đầu tư cũng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Dự án đã được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nghiên cứu tiền khả thi với sự tư vấn của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA). Công trình được chia làm 2 giai đoạn. Dự kiến, năm 2013 khởi công và năm 2018 sẽ khánh thành

Đông Phù Yên là dự án thủy điện tích năng đầu tiên được áp dụng, xây dựng tại Việt Nam, thân thiện với môi trường...

Khi đi vào hoạt động, Đông Phù Yên đạt công suất 2.500 MW, góp phần giải quyết tình trạng thiếu điện của đất nước và tiến tới xuất khẩu điện

Một tập đoàn phát triển toàn diện

Là một tập đoàn lớn gồm nhiều đơn vị, ngành nghề khác nhau, với hơn 32.000 lao động hoạt động trên nhiều tỉnh, thành phố, nhưng Xuân Thành luôn luôn quan tâm đến lợi ích của người lao động. Hiện tại, mức lương công nhân bình quân đạt 4,5 triệu/người/tháng, người lao động được hưởng đầy đủ các chế độ bảo hiểm, an toàn lao động, tham quan nghỉ mát…

Xuân Thành luôn tích cực, đi đầu trong công tác nhân đạo, từ thiện xã hội. Trung bình mỗi năm Xuân Thành dành hàng chục tỷ đồng cho công tác này ở các tỉnh, thành phố mà Xuân Thành có mặt

Thực hiện chủ trương “Chung tay xây dựng nông thôn mới” của Chính phủ, Xuân Thành đã ủng hộ cho 3 tỷ đồng cho quỹ xây dựng nông thôn mới của tỉnh Ninh Bình; 1,5 tỷ đồng cho quỹ của Hà Nam

Xuân Thành cũng là thành viên sáng lập “Quỹ khuyến học, khuyến tài Đinh Bộ Lĩnh” của tỉnh, với mức ủng hộ ban đầu là 3 tỷ đồng

Không những thế, Xuân Thành còn là doanh nghiệp đi đầu trong hoạt động thể thao, hiện là nhà tài trợ, quản lý Câu lạc bộ bóng đá Sài Gòn FC

Tập đoàn Xuân Thành đã được Nhà nước đã trao tặng nhiều phần thưởng cao quý Huân chương Lao động, nhiều bằng khen, cờ thưởng của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, tỉnh, thành phố

Ông Nguyễn Xuân Thành, Chủ tịch Tập đoàn đã vinh dự được trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba, là Doanh nhân tiêu biểu Việt Nam, Lãnh đạo xuất sắc tài năng, Chiến sĩ thi đua toàn quốc... cùng với nhiều cúp, cờ, bằng khen, giấy khen của các cấp, ngành, các tỉnh, thành phố

Tập đoàn Xuân Thành đang được đề nghị Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới

Được hỏi về bí quyết dẫn đến những thành công vượt bậc của Xuân Thành trong 20 năm qua, ông Thành nêu ra 5 nguyên nhân chính

- Thứ nhất, xác định rõ chiến lược phát triển Tập đoàn theo định hướng của Đảng, Nhà nước

- Thứ hai, tập trung đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại

- Thứ ba, tuyển chọn đội ngũ kỹ sư, công nhân lành nghề

- Thứ tư, đảm bảo chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật của công trình, đảm bảo tuyệt đối an toàn lao động, vệ sinh môi trường

- Thứ năm, luôn đặt niềm tin và chữ tín lên vị trí đầu

Trên nền tảng đó, với phương châm: “Niềm tin dẫn tới thành công”, toàn thể cán bộ, nhân viên Tập đoàn quyết tâm xây dựng Xuân Thành trở thành một trong những tập đoàn kinh tế hàng đầu Việt Nam, góp phần vào công cuộc phát triển của nền kinh tế của tỉnh và của đất nước
 
Last edited:
Phát triển cơ sở hạ tầng
Chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp

Trong những năm qua, cùng với những chính sách thu hút đầu tư thông thoáng và hấp dẫn, bộ mặt kinh tế xã hội tỉnh Phú Yên đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Một trong những nguyên nhân quan trọng tạo ra động lực phát triển của Phú Yên hôm nay phải kể đến chính là việc chính quyền tỉnh luôn coi trọng việc đồng hành cùng doanh nghiệp trong đầu tư cơ sở hạ tầng

Nhận thức được những tiềm năng và lợi thế sẵn có của mình, điều kiện quyết định để đưa Phú Yên trở thành Trung tâm dịch vụ của khu vực và là cửa ngõ ra biển của các tỉnh Tây Nguyên, Phú Yên phải nỗ lực không ngừng trong việc hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng

Tập trung mọi nguồn lực

Trong những năm vừa qua, ngoài những cố gắng thu hút sự quan tâm, đầu tư của Trung ương, sự hỗ trợ của các tỉnh lân cận vào các dự án hạ tầng liên vùng, kết nối Phú Yên với các tỉnh bạn như: dự án nâng cấp và cải tạo tuyến Quốc lộ 25 nối liền TP Tuy Hòa (Phú Yên) với Gia Lai, có tổng vốn đầu tư 1.380 tỉ đồng, dự án tuyến Quốc lộ 29 dài hơn 280 km, nối từ Cảng biển Vũng Rô (Phú Yên) đến cửa khẩu Đak Ruê (tỉnh Đắk Lắk) hay dự án Cảng Hàng không Tuy Hòa với tổng vốn đầu tư 394 tỉ đồng…

Tỉnh Phú Yên cũng đã nỗ lực không ngừng, huy động mọi nguồn lực, chủ động thu hút các nguồn vốn đầu tư xây dựng hạ tầng nội tỉnh hiện đại, tạo động lực cho phát triển kinh tế

Để tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho quá trình hiện đại hóa cơ sở hạ tầng trong tỉnh, chính quyền tỉnh Phú Yên đã thực hiện chủ trương công khai các dự án và áp dụng rộng rãi các hình thức đầu tư dự án kết cấu hạ tầng theo các phương thức BOT, BO, BT và PPP, tạo điều kiện thu hút nguồn vốn của mọi thành phần kinh tế cả trong và ngoài nước, đặc biệt chú trọng thu hút nguồn lực của các DN có tâm huyết với sự phát triển của tỉnh nhà. Với chính sách đột phá đó, bộ mặt đô thị Phú Yên đang ngày càng đổi mới

Vì một Phú Yên hiện đại

Bước đi và cách làm đúng đắn của lãnh đạo tỉnh trong việc công khai dự án, kêu gọi các nhà đầu tư, doanh nghiệp phối hợp cùng tỉnh triển khai xây dựng mới, nâng cấp, mở rộng hạ tầng giao thông phục vụ nhu cầu ngày càng lớn của người dân, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn đã bước đầu thể hiện hiệu quả rõ nét qua những dự án phát triển hạ tầng hiện đại đã và đang được triển khai xây dựng trên địa bàn tỉnh

Ông Hồ Văn Lượng - Phó Giám đốc điều hành Chi nhánh Tổng Cty Tập đoàn kinh tế Xuân Thành - một đơn vị đang thi công nhiều dự án hạ tầng giao thông tại Phú Yên cho biết. Chỉ mới có mặt ở Phú Yên từ năm 2009 đến nay, nhưng với những chính sách thu hút đầu tư thông thoáng, chủ trương xã hội hóa công trình giao thông và sự tâm huyết của Lãnh đạo tỉnh đã tạo ấn tượng tốt đẹp và tác động không nhỏ đến mức độ đầu tư của Cty chúng tôi tại đây

Chúng tôi tin rằng, nếu lúc nào chính quyền cũng sát cánh cùng doanh nghiệp như hiện nay thì trong tương lai không xa Phú Yên sẽ nhanh chóng hoàn thiện cơ sở hạ tầng và trở thành một đô thị phát triển

Chỉ trong 4 năm hoạt động tại Phú Yên, Tập đoàn Xuân Thành đã đầu tư hơn 2.500 tỉ đồng vào các công trình, dự án tại đây. Năm 2012, tập đoàn hiện là nhà thầu thực hiện 2 công trình giao thông lớn của tỉnh là công trình DT644 đường tránh trú bão Sông Cầu - Đồng Xuân, dài trên 50km, được xây dựng theo quy mô nền đường rộng 36m với tổng mức đầu tư hơn 994 tỉ đồng và công trình DT643 thuộc tuyến đường cứu hộ, cứu nạn, tránh lũ Tuy An - Sơn Hòa, tổng chiều dài hơn 30km với số vốn đầu tư 896 tỉ đồng

Cùng với đó tập đoàn Xuân Thành cũng đang triển khai thi công 5 công trình thủy lợi, nổi bật nhất là dự án Kè chống xói lở hạ lưu sông Tam Giang với vốn đầu tư đến 664 tỉ đồng

Để đảm bảo cho việc thi công số lượng lớn các công trình, chỉ riêng tại Phú Yên, tập đoàn Xuân Thành đã đầu tư hơn 100 đầu thiết bị phục vụ việc thi công, cùng với hàng chục cán bộ kỹ thuật. Có thể nói, tập đoàn đã góp phần giải quyết công việc cho hàng trăm công nhân xây dựng lành nghề của tỉnh

Sự gắn bó chặt chẽ giữa chính quyền và DN không chỉ tạo nên sự đồng thuận và hỗ trợ tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội chung của toàn tỉnh, mà còn góp phần tạo tiền đề, động lực phấn đấu đến năm 2020 Phú Yên trở thành một tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại


La Thành
 
Last edited:
Tập đoàn Xuân Thành - Phú Yên
Ủy ban tỉnh Phú Yên khánh thành kè Tam Giang

- Kè Tam Giang - công trình thủy lợi kết hợp giao thông là bước đột phá trong phát triển kinh tế, xã hội thị xã Sông Cầu

Sáng 2/9, BQL Dự án Thủy lợi và phòng chống thiên tai tỉnh Phú Yên phối hợp với UBND thị xã Sông cầu tổ chức lễ khánh thành hệ thống kè chống xói lở hạ lưu sông Tam Giang, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên

Đây là công trình thủy lợi kết hợp giao thông, thực hiện từ năm 2009 và đến nay đã hoàn tất về cơ bản, góp phần ổn định sinh kế và tạo nên diện mạo mới cho thị xã Sông Cầu

Kè chống xói lở hạ lưu sông Tam Giang có tổng chiều dài hai bờ Nam và Bắc khoảng hơn 4.400 m, xuất phát từ đập Đá Vải nối với tuyến đường Tam Giang - Mỹ Hải, dẫn về cảng cá Dân Phước. Dự án do Ban quản lý dự án Thủy lợi và phòng chống thiên tai tỉnh làm chủ đầu tư với tổng kinh phí 161 tỉ đồng, từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ

Ngoài hạng mục chính là hơn 4.400 m kè bờ, dự án còn có hơn 4.500 m đường giao thông dọc 2 bên tuyến kè bằng kết cấu bê tông xi măng, hệ thống thoát nước và lan can bằng bê tông cốt thép kết hợp khung thép mạ kẽm trên toàn tuyến kè

Tuyến kè Tam Giang được xây dựng nhằm đảm bảo thoát lũ, bảo vệ dân cư hai bên bờ sông Tam Giang - nơi thường xuyên bị ngập úng trong mùa mưa lũ, góp phần ổn định đời sống nhân dân

Trọng trận lũ lịch sử tháng 11/2009 đã gây thiệt hại nặng nề cả về người và tài sản vùng hạ lưu Tam Giang. Do đó, việc xây dựng tuyến kè, hệ thống đường giao thông bằng bê tông nối với nhiều tuyến giao thông nội vùng sẽ giải quyết tình trạng cô lập giao thông trong mùa mưa lũ của 2 khu phố Long Bình và Long Phước, thị xã Sông Cầu

Ông Lê Kim Long, người dân khu phố Long Bình cho biết, mấy năm nay bà con cứ tháng 9, tháng 10 là lo chạy lụt. Năm nay có kè Tam Giang cao ngăn, bà con cũng đỡ lo. Đường sá thông thoáng, nhân dân ở đây cũng có điều kiện đổi đời

Phục vụ cho việc thi công công trình kè chống xói lở hạ lưu sông Tam Giang, 26 hộ dân sinh sống dọc 2 bên bờ Tam Giang đã di dời đến khu tái định cư mới được xây dựng ngay trên tuyến kè. Đến nay, hầu hết các hộ dân đã xây dựng nhà ở kiên cố, ổn định cuộc sống, tạo diện mạo mới cho phường Xuân Phú

Bà Nguyễn Thị Muôn, người dân thị xã Sông Cầu phấn khởi cho biết, có tuyến kè Tam Giang, bộ mặt Sông Cầu khang trang, bà con rất phẩn khởi, cảm ơn Đảng, Nhà nước đã quan tâm đầu tư

Ông Phạm Kiên, Chủ tịch UBND thị xã Sông Cầu cho rằng, ngoài kè Tam Giang, thị xã Sông Cầu đang tiếp tục đầu tư xây dựng kè Thị Thạc và các khu dân cư ven biển, tranh thủ các nguồn đầu tư để chỉnh trang hệ thống giao thông đô thị, phấn đấu đưa thị xã Sông Cầu trở thành đô thị loại 3 vào năm 2015 và trở thành một thị xã du lịch ở phía bắc tỉnh Phú Yên

Công trình kè chống xói lở hạ lưu sông Tam Giang, thị xã Sông Cầu được khánh thành đúng vào dịp kỷ niệm 67 năm Quốc khánh 2/9 khiến cho niềm vui của người dân thị xã Sông Cầu như được nhân lên gấp đôi

Lê Biết
 
Last edited:
Kè Phú Đa góp phần ổn định đời sống, mở rộng giao thương
Kè Phú Đa thuộc xã Hòa Tân Đông (Đông Hòa) đang trong giai đoạn hoàn thiện, sẽ đưa vào sử dụng trước Tết Nguyên đán năm nay, giúp người dân ổn định đời sống, tạo động lực phát triển kinh tế địa phương

Thuộc dự án Nạo vét, cải tạo thoát lũ sông Bánh Lái các huyện Tây Hòa, Đông Hòa, kè Phú Đa thuộc xã Hòa Tân Đông (Đông Hòa) được đầu tư xây dựng với kinh phí 68 tỉ đồng, từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, do Ban Quản lý dự án Thủy lợi và Phòng chống thiên tai (DATL-PCTT) tỉnh làm chủ đầu tư

Kè dài 852,7m mặt kè rộng 7,5m bằng bê tông xi măng kết hợp thành đường giao thông nội vùng đấu nối vào quốc lộ 29 và nhiều tuyến giao thông trong khu vực. Dự án được khởi công từ năm 2011 do Công ty cổ phần Tập đoàn kinh tế Xuân Thành làm tổng thầu thi công

Ông Ngô Thạch Phổ, Trưởng ban Quản lý DATL-PCTT tỉnh cho biết: Sau hơn một năm thi công, đến nay đơn vị tổng thầu đã hoàn thành khoảng 95% khối lượng, nhà thầu đang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thi công, dự kiến công trình sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng trước Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013

Kè Phú Đa được đầu tư xây dựng với mục tiêu chống xói lở bờ sông, bảo vệ dân cư, tài sản, kết cấu hạ tầng trong khu vực, ngăn chặn xu thế tiếp tục sạt lở hạ lưu bờ sông Bánh Lái, góp phần ổn định đời sống người dân

Đồng thời, khi kè Phú Đa hoàn thành sẽ tạo thành một hành lang bảo vệ kết hợp đường giao thông phục vụ dân sinh, mở rộng giao thương với các vùng lân cận, tạo đà phát triển kinh tế - xã hội địa phương

Cụ Lê Hiền (86 tuổi) có nhà ở khu vực này vui mừng cho hay: “Gần chục năm nay, cả trăm hộ dân chúng tôi luôn phải sống trong thấp thỏm âu lo mỗi khi mùa mưa lũ đến. Con nước hung hãn từ sông chỉ chực ào vào nuốt làng, đất canh tác của bà con, không ít gia đình đã chuyển đi nơi khác để sinh sống. Còn giờ đây, đất đã hóa “vàng”, người nơi khác lại tấp nập đến tìm mua”

Theo các hộ dân sống dọc tuyến kè Phú Đa, trước đây tất cả các gia đình đều không dám xây nhà ở sát bờ sông, những nhà đã xây trước đó đều cách bờ vài chục mét nhưng vẫn chưa thể yên tâm bởi sau mỗi mùa lũ khoảng cách này lại thu hẹp dần vì bờ sông liên tục bị xói lở, mọi nhà đều mở lối đi phía sau, mặc dù trước nhà là dòng sông xanh mát

Từ ngày kè được xây dựng, các gia đình mới sửa sang lại nhà cửa, mở cửa mới hướng mặt ra bờ kè, việc đi lại cũng tiện lợi hơn và quan trọng hơn là nhà cửa của người dân được đảm bảo an toàn, không còn nơm nớp lo sợ mỗi khi mưa lũ đến

Tuy nhiên tuyến kè Phú Đa sắp hoàn thiện thì phát sinh đường bê tông dọc tuyến kè cao hơn khu dân sinh nhưng lại không có hệ thống thoát nước nên gặp mưa lớn, nước bị ứ đọng gây ngập úng khu dân cư. Ông Trương Trọng Danh, một hộ dân sống ở đây, cho biết: Mấy ngày nay trời mưa lớn, nước mưa không thoát được đã gây ngập úng vườn tược, lối đi nên sinh hoạt của chúng tôi gặp nhiều khó khăn

Giải quyết vấn đề này, ông Ngô Thạch Phổ cho biết: Chủ đầu tư và tổng thầu đã lập thiết kế bổ sung thêm rãnh thoát nước để dẫn nước về các cống tiêu. Hiện nay ban đang hoàn thành các khâu dự toán kinh phí, phê duyệt… sẽ sớm triển khai xây dựng, giải quyết tình trạng ngập úng này

Để xây dựng công trình này xã Hòa Tân Đông đã phải thu hồi, giải tỏa 2,8ha đất vườn nhà và đất ruộng của người dân. Theo UBND xã Hòa Tân Đông, khi công trình kè Phú Đa được triển khai, nhìn thấy lợi ích, hiệu quả của công trình mang lại, đặc biệt đối với việc bảo vệ an toàn tài sản và tính mạng của mình nên bà con đều nhiệt tình ủng hộ

Những gia đình có diện tích đất nằm trong vùng dự án buộc phải thu hồi đều chấp thuận, đặc biệt các hộ dân này đều thống nhất tháo dỡ, di dời nhường đất cho nhà thầu thi công mặc dù khi đó chủ đầu tư chưa chi trả tiền đền bù

Ông Trần Văn Thư, Chủ tịch UBND xã Hòa Tân Đông cho biết: Tuyến kè không những bảo vệ an toàn khu dân cư, giúp người dân ở đây được an tâm sinh sống, mà tuyến đường bê tông dọc kè còn tạo nên tuyến giao thông động lực của vùng giải quyết vấn đề đi lại, giao thương buôn bán, có cảnh quan sạch đẹp, sẽ tạo điều kiện cho người dân trong vùng phát triển các loại hình dịch vụ, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống

Thủy Tiên
 
Last edited:
Phú Yên khánh thành ba tuyến kè chống xói lở ven sông

-Sáng nay 30-6, tỉnh Phú Yên tổ chức lễ khánh thành và đưa vào sử dụng ba tuyến kè: Lạc Mỹ, Phú Đa và Sông Vét thuộc các Dự án Cải tạo thoát lũ sông Ba (huyện Tây Hòa) sông Bánh Lái (huyện Đông Hòa)và sông Kỳ Lộ (huyện Đồng Xuân)

Các tuyến kè xây dựng bằng bê tông vĩnh cửu, dài tổng cộng trên 4km

Đỉnh kè được kết hợp làm đường giao thông ven sông với chiều dài trên 4,8 km; nền đường rộng 7,5 mét, mặt đường rộng 5,5 mét. Tổng tổng kinh phí đầu tư ba tuyến kè hơn 208 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính Phủ

Các tuyến kè được xây dựng tại những vị trí xung yếu dọc theo bờ sông

Qua đó, góp phần chống xói lở bờ sông, bảo vệ hơn 300 hecta đất nông nghiệp, bảo vệ tuyến kênh chính Nam của Hệ thống thủy nông Đồng Cam phục vụ nước tưới hơn 8.500 ha lúa canh tác 2 vụ/năm và ổn định đời sống khoảng 2.000 hộ dân đang sinh sống ven sông thuộc các địa phương huyện Đông Hòa, Tây Hòa và huyện Đồng Xuân

Ông Ngô Thạch Phổ, Giám đốc Ban quản lý dự án Thủy lợi và Phòng chống thiên tai tỉnh Phú Yên là chủ đầu tư các dự án trên cho biết, đơn vị thực hiện tổng thầu ba tuyến kè trên là tổ hợp liên danh năm nhà thầu do Tổng công ty tập đoàn kinh tế Xuân Thành đứng đầu đã cố gắng hoàn thành các dự án trong điều kiện khó khăn, để đảm bảo mục tiêu thoát lũ, chống sạt lở bảo vệ khu dân cư trước mùa mưa bão năm nay

Trình Kế
 
Last edited:
Tập đoàn Xuân Thiện
Hòa lưới điện Nhà máy Điện mặt trời tổng công suất 256 MWp tại Ninh Thuận

Dân trí Đúng 8 giờ, ngày 25/2/2020, tại thôn Mỹ Nhơn, xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, Tập đoàn Xuân Thiện đã tổ chức đóng điện thành công Nhà máy Điện mặt trời Xuân Thiện Thuận Bắc

anh-1-1-1582591314423.jpg

Một phần Nhà máy Điện mặt trời Xuân Thiện Thuận Bắc
Nhà máy có tổng công suất lắp đặt 256 MWp, được xây dựng trên diện tích 259 ha với vốn đầu tư hơn 7 nghìn tỷ đồng do Tập đoàn Xuân Thiện làm chủ đầu tư

Được sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi của tỉnh Ninh Thuận, sự hỗ trợ tài chính từ Ngân hàng SHB chi nhánh Thăng Long, sau 9 tháng nỗ lực thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị, Nhà máy Điện mặt trời Xuân Thiện Thuận Bắc đã hoàn thành và hòa lưới điện quốc gia. Sản lượng điện của Nhà máy khoảng 500 triệu kwh/năm, đủ phục vụ cho 200.000 hộ gia đình

anh-2-1-1582591314568.jpg

Ông Mai Xuân Hương - Tổng Giám đốc (đứng thứ hai từ phải sang) cùng Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thiện và bà Bùi Thị Thu Hằng - Giám đốc Ngân hàng SHB chi nhánh Thăng Long thăm Nhà máy trước ngày đóng điện
Theo ông Mai Xuân Hương - Tổng Giám đốc Tập đoàn Xuân Thiện: “Nhà máy Điện mặt trời Xuân Thiện Thuận Bắc sử dụng công nghệ, thiết bị chính và hệ thống điều khiển được nhập khẩu của các nước thuộc G7 hiện đại nhất hiện nay, phù hợp với xu hướng phát triển trên thế giới. Đồng thời, Nhà máy sử dụng tấm pin quang điện của top 3 thương hiệu tốt nhất thế giới. Với đội ngũ tư vấn giám sát của châu Âu kết hợp với cán bộ, kỹ sư được đào tạo trong và ngoài nước của Tập đoàn Xuân Thiện đã triển khai xây dựng, lắp đặt thiết bị đảm bảo chất lượng, an toàn, kỹ thuật, mỹ thuật. Nhà máy đi vào hoạt động sẽ đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Ninh Thuận, giải quyết việc làm cho lao động địa phương, hàng năm đóng thuế vào ngân sách hàng trăm tỷ đồng”

anh-3-2-1582591303596.jpg

Trạm biến áp 220kV của Dự án Điện mặt trời Xuân Thiện Thuận Bắc
Ông Mai Xuân Hương cũng cho biết thêm:“Nếu không xảy ra dịch do virus Corona, Nhà máy Điện mặt trời Xuân Thiện Thuận Bắc có thể đóng điện sớm hơn. Dịch hoạ bất khả kháng xảy ra không chỉ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả đầu tư của Nhà máy mà còn làm chậm tiến độ các dự án khác của chúng tôi trên toàn quốc, chủ đầu tư phải tự khắc phục...”

Là một Tập đoàn kinh tế đa ngành nghề, với thế mạnh đầu tư sản xuất năng lượng (thủy điện, điện gió, điện mặt trời), sản xuất xi măng, gia công chế tạo cơ khí, bảo hiểm ngân hàng, dịch vụ lữ hành, nông nghiệp công nghệ cao; cùng với tiềm lực tài chính vững mạnh, Tập đoàn Xuân Thiện hướng tới trở thành nhà đầu tư hàng đầu về năng lượng sạch tại Việt Nam cũng như thị trường quốc tế
 
Tập đoàn Xuân Thiện hướng trở thành nhà đầu tư hàng đầu về năng lượng sạch
Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 ra đời đã thể hiện sự quan tâm của Đảng trong vấn đề phát triển năng lượng trong bối cảnh mới như hiện nay

Với Nghị quyết 55, không những vai trò của Nhà nước trong bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia được khẳng định mà còn mở cánh cửa cho tư nhân tham gia đầu tư trong lĩnh vực điện năng, giải quyết bài toán phát triển năng lượng bền vững cho Việt Nam trong tương lai. Sự “nở rộ” các dự án đầu tư năng lượng tái tạo tỷ đô của các doanh nghiệp trong thời gian qua đã minh chứng cho điều đó

Những ngày này, dưới cái nắng bỏng da nhưng hơn 12.000 cán bộ, công nhân viên của Tập đoàn Xuân Thiện vẫn chạy đua với thời gian và thời tiết khắc nghiệt để xây dựng, thi công, lắp đặt 3 ca liên tục các hạng mục công trình tại cụm Dự án Điện mặt trời Xuân Thiện - Ea Súp, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk nhằm thực hiện mục tiêu quý 4/2020 sẽ chính thức phát điện và đưa vào vận hành thương mại

bai-bao-xt-nq-55-k-con-chinh-gi-nuadocx-1595298181387.jpeg

Những tấm pin đầu tiên về tới siêu dự án của Tập đoàn Xuân Thiện tại tỉnh Đắk Lắk
Với tổng mức đầu tư hơn 50.000 tỷ đồng, công suất thiết kế 2.000 MWac (tương đương 2.800MWp, sản lượng điện khoảng 5 tỷ kWh/năm), giai đoạn 1 với công suất 600MWac tương đương 830 MWp – đây là dự án điện mặt trời có công suất lớn nhất khu vực Đông Nam Á và lớn thứ 2 thế giới, bao gồm 22,2km đường dây 500kV và trạm biến áp 500kV/1200MVA ... Chỉ sau hơn 3 tháng thi công thần tốc, đến nay 90% hạng mục công trình đã được hoàn thành. Điều đáng nói, siêu dự án này sử dụng công nghệ, thiết bị chính được nhập khẩu từ những nhà sản xuất thuộc top 3 trên thế giới. Giai đoạn II của dự án có công suất 1.400MWac đã được các Bộ ngành thẩm định, Tập đoàn đã chuẩn bị sẵn sàng về hạ tầng (điểm đấu nối, trạm và đường dây 500kV, quỹ đất GPMB…) phù hợp với định hướng của Chính phủ nêu tại Thông báo số 221/TB-VPCP ngày 01/7/2020

bai-bao-xt-nq-55-k-con-chinh-gi-nuadocx-1595298181466.jpeg

Là một Tập đoàn kinh tế đa ngành nghề, với thế mạnh đầu tư sản xuất năng lượng tái tạo (thủy điện, điện gió, điện mặt trời), Tập đoàn Xuân Thiện đang hướng tới trở thành nhà đầu tư hàng đầu về năng lượng sạch tại Việt Nam cũng như quốc tế. Trước đó, cuối tháng 2 năm 2020, tại thôn Mỹ Nhơn, xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, Tập đoàn Xuân Thiện đã tổ chức đóng điện thành công Nhà máy Điện mặt trời Xuân Thiện Thuận Bắc có tổng công suất lắp đặt 256 MWp, được xây dựng trên diện tích 259 ha, vốn đầu tư hơn 7 nghìn tỷ đồng. Sản lượng điện của Nhà máy khoảng 500 triệu kwh/năm, đủ phục vụ cho 200.000 hộ gia đình

bai-bao-xt-nq-55-k-con-chinh-gi-nuadocx-1595298181614.jpeg

Dự án Điện mặt trời Xuân Thiện Thuận Bắc 256MWp tại tỉnh Ninh Thuận

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Huy Hoàng- Tổng Giám đốc Tập đoàn Xuân Thiện cho biết: Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị rất quan trọng, thiết thực và kịp thời, chính là điểm tựa cho doanh nghiệp vững tâm đầu tư sâu vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, là cơ sở để chính quyền sát cánh hơn nữa với doanh nghiệp trong công cuộc phát triển năng lượng, thể hiện chủ trương chính sách đi trước mở đường tạo niềm tin, đúng với khát vọng của doanh nghiệp. Minh chứng như dự án lớn thứ nhì trên thế giới này, được địa phương tạo điều kiện, chúng tôi khẳng định ngày 15/11/2020 sẽ hòa lưới điện. Như vậy chỉ trong 7 tháng thi công, chúng tôi đã hoàn thành dự án, đây là 1 kỷ lục của ngành năng lượng mặt trời Việt Nam cũng như trên thế giới

bai-bao-xt-nq-55-k-con-chinh-gi-nuadocx-1595298181893.jpeg

Kỷ lục mà Tập đoàn Xuân Thiện đạt được, ngoài nỗ lực, kinh nghiệm, năng lực của doanh nghiệp, chúng tôi còn tự tin hơn nhờ sự đột phá và những giải pháp thiết thực, cụ thể từ Nghị quyết 55. Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch Tập đoàn, tôi được giao nhiệm vụ triển khai đầu tư 3 nhà máy sản xuất thiết bị điện gió và điện mặt trời, sản phẩm trước mắt đảm bảo đạt tỷ lệ nội địa hóa 70%, gồm: nhà máy sản xuất tấm pin điện mặt trời tại tỉnh Hòa Bình (công suất 360MW/năm); nhà máy sản xuất thiết bị điện gió để lắp trên đất liền tại tỉnh Đắk Lắk (chia 3 giai đoạn với tổng công suất 3.000MW/năm, dải công suất tuabin từ 3MW/cột đến 7,5MW/cột) và nhà máy sản xuất thiết bị điện gió để lắp trên biển tại tỉnh Ninh Thuận (chia 2 giai đoạn với tổng công suất 3.000MW/năm, dải công suất tuabin từ 6,5MW/cột đến 15MW/cột), và đã được các địa phương ủng hộ rất cao. Cũng có một số ý kiến cho rằng đây là chiến lược mạo hiểm, phải đầu tư rất lớn, nhiều rủi ro, nhưng với kinh nghiệm gần 20 năm trong ngành năng lượng, với tiềm lực vững vàng, cùng với điều kiện tự nhiên đất nước ta có bờ biển dài có gió, nắng khá tốt từ khu vực miền trung trở vào. Đặc biệt là có chính sách mở đường của Đảng, Chính phủ đang huy động mọi nguồn lực tập trung sản xuất đủ điện để phát triển đất nước, nên chúng tôi quyết tâm, vững tin vào chiến lược đầu tư sâu vào ngành năng lượng của Tập đoàn. Bên cạnh đó, Tập đoàn Xuân Thiện đang bỏ ra hàng ngàn tỷ đồng để tiến hành khảo sát, đánh giá tiềm năng gió của các địa phương, phục vụ bổ sung quy hoạch trong thời gian tới. Nhân đây, chúng tôi cũng kiến nghị Chính phủ, Bộ Công thương sớm có cơ chế hướng dẫn để Doanh nghiệp được tham gia cả lĩnh vực truyền tải điện. Nếu gỡ được nút thắt này thì Nghị quyết 55 càng sớm thành công một cách toàn diện, rõ nét

Sự tiên phong đầu tư các dự án năng lượng tái tạo của Tập đoàn Xuân Thiện cũng như các doanh nghiệp trong ngành năng lượng đã minh chứng tính ưu việt của Nghị quyết 55, góp phần đưa chính sách vào cuộc sống

Trường Thịnh
 
Nhà máy điện mặt trời lớn nhất Đông Nam Á vận hành
Tập đoàn Xuân Thiện đấu nối và đóng điện trạm biến áp 500kV - nhà máy điện mặt trời Xuân Thiện Ea Sup tại Đắk Lắk, sáng 11/11

Dự án điện mặt trời Xuân Thiện Ea Súp giai đoạn I có công suất 600 MWac/831 MWp, với tổng mức đầu tư gần 20.000 tỷ đồng, điện lượng 1,5 tỷ kWh/năm. Với gần 2 triệu tấm pin mặt trời, trạm biến áp 500 kV/1.200 MVA và 22,2 km đường dây 500kV. Theo chủ đầu tư, với công suất hiện có, đây là nhà máy điện mặt trời lớn nhất Đông Nam Á

dji-0941-jpg-1605087762-1948-1605087979.jpg

Cánh đồng pin mặt trời Xuân Thiện Ea Sup tại Đắk Lắk
Hiện tại, nhà máy hoàn thành 100% khối lượng xây lắp, đủ điều kiện đóng điện đường dây và trạm biến áp 500 kV Xuân Thiện Ea Súp vào ngày 15/11 tới. Với công suất 2 x 600 MVA, trạm biến áp này phục vụ đấu nối, giải tỏa công suất cho 600MWac giai đoạn I và sẵn sàng đáp ứng đấu nối cho giai đoạn II (1.400 MWac) của dự án

Đại diện Tập đoàn Xuân Thiện cho biết, khởi công vào tháng 4/2020, sau khi hoàn thành hai giai đoạn, vào cuối năm 2021, đầu 2022, dự án có tổng công suất 2.000 MWac/2.800 MWp, trạm biến áp 500 kV/2.400 MVA, cung cấp khoảng 5 tỷ kWh/năm cho hệ thống điện quốc gia

z2172276366499-edb0fa819da10f8-9256-4689-1605087979.jpg

Bà Bùi Thị Thu Hằng - Giám đốc Ngân hàng SHB chi nhánh Thăng Long (đơn vị tài trợ vốn cho dự án) và ông Nguyễn Văn Thùy - Phó chủ tịch Tập đoàn Xuân Thiện (thứ 2 từ trái sang) tại nhà máy
Dự án xây dựng giữa 2 đợt Covid-19, việc nhập khẩu thiết bị, nhập cảnh chuyên gia nước ngoài, và điều động cán bộ công nhân viên gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là thi công đường dây 500kV và vận chuyển khối lượng lớn thiết bị siêu trường siêu trọng như 2 máy biến áp 600MVA của trạm 500kV. Trong giai đoạn nước rút, khu vực dự án còn chịu ảnh hưởng nhiều cơn bão lớn, gây mưa triền miên

"Nhờ nỗ lực, nhà máy đã hoàn thành trong 205 ngày đêm, đủ điều kiện đóng điện sớm 5 tháng so với tiến độ", ông Nguyễn Huy Hoàng - Tổng giám đốc Tập đoàn Xuân Thiện chia sẻ

Anh2-1-7094-1605088317.jpg

Trạm biến áp 500kV tại dự án
Tập đoàn Xuân Thiện đang triển khai đầu tư 3 nhà máy sản xuất thiết bị điện, gồm: Nhà máy thiết bị điện mặt trời tại Hòa Bình (công suất 360MW/năm); nhà máy sản xuất thiết bị điện gió Đắk Lắk (3.000MW/năm) và tỉnh Ninh Thuận (3.000MW/năm). Chiến lược của tập đoàn này là trở thành nhà đầu tư hàng đầu về năng lượng sạch tại Việt Nam và quốc tế
 
Tập đoàn chăn nuôi chế biến thực phẩm Xuân Thiện
Chiến lược đầu tư của Xuân Thiện là khu vực phía Nam lấy Đắk Lắk làm trung tâm; phía Bắc lấy Hòa Bình làm vùng lõi...

image001-174423_677.jpg

Ông Vũ Văn Nga - Phó Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thiện (bên trái) và ông Lê Quang Thành – Tổng giám đốc Tập đoàn chăn nuôi chế biến thực phẩm Xuân Thiện

Ngày 10/10/2020, Tập đoàn Xuân Thiện ký thỏa thuận hợp tác và tái cơ cấu Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Thái Dương, đẩy mạnh mảng kinh doanh về sản xuất thức ăn chăn nuôi, chăn nuôi và chế biến thực phẩm

Theo đó, Xuân Thiện - một Tập đoàn năng lượng hàng đầu Việt Nam sẽ tiếp nhận và tái cơ cấu, bổ sung nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đang dở dang của Công ty CP Thức ăn chăn nuôi Thái Dương

Ông Nga - Phó Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thiện cho biết “Thái Dương là một doanh nghiệp lâu năm, tiên phong trong ứng dụng công nghệ vi sinh vào sản xuất thức ăn chăn nuôi và chăn nuôi, tạo ra được giá trị gia tăng cao

Bằng kinh nghiệm trong việc đầu tư sản xuất quy mô lớn và tiềm lực tài chính sẵn có, chúng tôi tin tưởng rằng sự hợp tác này sẽ tạo được bước đột phá lớn, không chỉ cho sự phát triển của chúng tôi mà còn cho ngành nông nghiệp của nước ta nói chung”

Kể từ ngày 10/10/2020, ông Lê Quang Thành - nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Thức ăn chăn nuôi Thái Dương được bổ nhiệm giữ chức Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn chăn nuôi chế biến thực phẩm Xuân Thiện

Cụ thể, ông Thành được giao nhiệm vụ phát triển đến năm 2025, hàng năm cung cấp ra thị trường 2 triệu tấn thức ăn chăn nuôi, 6 triệu con lợn thịt, 50 nghìn tấn sữa dê, và 100 nghìn tấn nước ép hoa quả

Chiến lược đầu tư của Xuân Thiện là khu vực phía Nam lấy Đắk Lắk làm trung tâm; phía Bắc lấy Hòa Bình làm vùng lõi để phát triển ra các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Sơn La, Nghệ An

Ông Thành cho biết, “Được ban lãnh đạo Tập đoàn giao phó trọng trách là vinh dự và cũng là thách thức với bản thân tôi. Nhưng với đam mê và 30 năm kinh nghiệm trong ngành nông nghiệp đặc biệt là chăn nuôi, chế biến thực phẩm, cùng với chỉ đạo của tập đoàn đưa ứng dụng công nghệ 4.0 và thiết bị từ châu Âu đầu tư vào các dự án này, tôi tự tin đem hết năng lực để sớm hoàn thành nhiệm vụ được giao”

image003-174422_186.jpg

Hình ảnh dự án nông nghiệp của Tập đoàn Xuân Thiện đang thi công tại Thanh Hóa
Như vậy với chương trình hợp tác lịch sử này, Xuân Thiện không những là một con sếu đầu đàn trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, mà còn là Tập đoàn kinh tế tư nhân tích cực hưởng ứng theo lời hiệu triệu của Thủ tướng Chính phủ đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp

Với công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới, đáp ứng tiêu chí bảo vệ sức khỏe cộng đồng và giảm phụ thuộc và nguồn thực phẩm ngoại nhập, trong vòng 8 tháng nữa, sản phẩm hàng hóa chất lượng cao của Tập đoàn Xuân Thiện sẽ góp mặt trên thị trường
 
Tập đoàn Xuân Thiện
Khởi công Khu Liên hợp sản xuất, chăn nuôi công nghệ cao tại Thanh Hóa

Chiều 21/12, tại xã Minh Tiến, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa, Tập đoàn Xuân Thiện và UBND huyện Ngọc Lặc đã khởi công xây dựng Khu Liên hợp sản xuất, chăn nuôi công nghệ cao Xuân Thiện - Thanh Hóa I

Dự buổi lễ có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Hà Ngọc Chiến - Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Đào Ngọc Dung - Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Đỗ Văn Chiến- Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Chính phủ; đại diện lãnh đạo các Ủy ban của Quốc hội. Về phía tỉnh Thanh Hóa có các đồng chí: Lại Thế Nguyên - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Phạm Bá Oai - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Lê Đức Giang - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh và một số sở, ngành liên quan

Dự kiến đến quý II năm 2021 dự án sẽ đưa vào khai thác, quý IV năm 2021 sẽ đưa sản phẩm ra thị trường. Dự án thành phần này có tổng mức đầu tư 3.000 tỷ đồng, mỗi năm cung ứng cho thị trường 500.000 tấn thức ăn chăn nuôi, trên 20.000 tấn thịt lợn, 165.000 tấn phân bón vi sinh, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Huy Hoàng, Tổng giám đốc Tập đoàn Xuân Thiện cho biết, hưởng ứng lời hiệu triệu của Thủ tướng Chính phủ đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, tập đoàn Xuân Thiện đã đề xuất đầu tư dự án Khu liên hợp sản xuất chăn nuôi công nghệ cao Xuân Thiện - Thanh Hóa với tổng mức đầu tư 36.000 tỷ đồng

Sau khi hoàn thành, hằng năm dự án tạo ra 180.000 tấn thực phẩm từ thịt lợn; 50 nghìn tấn thành phẩm từ trái cây, rau củ quả; 1,2 triệu tấn thức ăn chăn nuôi; 600.000 tấnvi sinh hữu cơ… Tổng doanh thu 38.000 tỷ đồng/năm, nộp ngân sách 1.000 tỷ đồng/năm, giải quyết việc làm cho hơn 10.000 lao động

Nhà máy của Khu Liên hợp thu mua nông sản tại địa phương và vùng lân cận làm nguyên liệu sản xuất nước trái cây và sản xuất thức ăn chăn nuôi, qua đó giúp thay đổi cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cải thiện đời sống của bà con nông dân, đưa Ngọc Lặc thành huyện đi đầu của cả nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao; đồng thời nâng cao chỉ số thu hút đầu tư của tỉnh. Dự kiến Qúy II-2021 Dự án sẽ đưa vào khai thác, quý IV- 2021 đưa sản phẩm ra thị trường

Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Đức Giang- Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa nhấn mạnh: Dự án Khu Liên hợp sản xuất, chăn nuôi công nghệ cao Xuân Thiện - Thanh Hóa I khởi công xây dựng thể hiện quyết tâm cao của Tập đoàn Xuân Thiện. Để Dự án hoàn thành đi vào sản xuất đảm bảo tiến độ, công suất như mong đợi, yêu cầu các sở, ban, ngành của tỉnh và UBND huyện Ngọc Lặc đồng hành cùng nhà đầu tư, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai dự án

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đề nghị Tập đoàn Xuân Thiện tập trung nguồn lực, tích cực đôn đốc nhà thầu thi công đảm bảo chất lượng, tiến độ công trình theo kế hoạch; đảm bảo an toàn lao động; phòng, chống cháy nổ, tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, đất đai, đồng thời bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững

Dự án Khu Liên hợp sản xuất, chăn nuôi công nghệ cao Xuân Thiện - Thanh Hóa I đi vào hoạt động sẽ tạo ra các sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi, có giá trị gia tăng cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; đóng góp tích cực vào ngân sách Nhà nước; giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương, góp phần nâng cao đời sống Nhân dân, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa

Nhân dịp này, Tập đoàn Xuân Thiện đã tặng UBND huyện Ngọc Lặc 5 tỷ đồng để đầu tư cơ sở hạ tầng trên địa bàn
 
Thaiholdings và Tập đoàn Xuân Thành
Tài trợ 100 tỷ đồng nhập thuốc chữa COVID-19


nguyen-duc-thuy-thaiholdings-8367-9726.jpg

Ông Nguyễn Đức Thụy, đại diện cổ đông lớn của Thaiholdings và Ngân hàng Bưu điện Liên Việt trao 21 tỷ đồng mua vaccine ngừa COVID – 19
TPO - Ngày 10/8/2021, Công ty cổ phần Thaiholdings và Tập đoàn Xuân Thành đã làm việc với Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long về việc ủng hộ thêm 100 tỷ đồng cho việc nhập khẩu hai loại thuốc REGEN-COV của Tập đoàn Regeneron INC ở Mỹ, RonaPreve của Tập đoàn Roche INC

Như đã thông tin, ngày 1/8/2021, Công ty CP Thaiholdings đã có công văn số 186/2021/TTg-TG gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất việc nhập khẩu thuốc REGEN-COV của Công ty công nghệ sinh học Regeneron và Ronapreve của Công ty dược phẩm Thuỵ Sĩ Roche dùng để chữa COVID-19 cho các bệnh nhân theo hình thức tài trợ. Ngày 9/8/2021, Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 5440/VPCP-KGVX giao Bộ Y tế báo cáo, thẩm định nội dung và làm việc trực tiếp với doanh nghiệp

Trong buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long diễn ra sáng nay (10/8), Cty CP Thaiholdings và Tập đoàn Xuân Thành đã trình bày chi tiết về việc tiếp tục ủng hộ thêm 100 tỷ đồng cho việc nhập khẩu hai thuốc REGEN-COV của Tập đoàn Regeneron INC ở Mỹ, RonaPreve của Tập đoàn Roche INC

Theo công bố của Regeneron, REGN-COV2 giúp giảm 70,4% nguy cơ nhập viện hoặc tử vong ở bệnh nhân nhiễm COVID-19 nhẹ hoặc vừa; Giảm 4 ngày thời gian trung bình để biến mất các triệu chứng COVID-19; Giảm tải lượng virus nhanh hơn: Tải lượng virus đã được chứng minh có liên quan tới diễn biến nặng của bệnh nhân; Giảm 81,4% nguy cơ nhiễm COVID-19 nặng khi dùng dự phòng sau phơi nhiễm. Thuốc có thể duy trì hoạt động chống lại các biến thể mới của virus SARS-CoV-2, trong đó có biến thể Delta

Nhật Bản là nước đầu tiên trên thế giới cấp phép sử dụng đầy đủ với thuốc Ronaperve. Ngoài ra, thuốc này cũng đã được phê duyệt để sử dụng khẩn cấp ở Liên minh châu Âu, Mỹ, Ấn Độ, Thụy Sĩ và Canada

Trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp tại Việt Nam, việc nhập khẩu hai loại thuốc REGEN-COV của Tập đoàn Regeneron INC ở Mỹ, RonaPreve của Tập đoàn Roche INC mà Công ty Cổ phần Thaiholdings và Tập đoàn Xuân Thành đề xuất tài trợ sẽ mang tới những tín hiệu vui trong cuộc chiến phòng, chống COVID-19 ở Việt Nam

Trước đó, hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ, Công ty Cổ phần Thaiholdings cùng Tập đoàn Xuân Thành đã đóng góp cho Quỹ phòng chống COVID -19 gần 100 tỷ đồng
 
Cuộc chiến ngoài khơi giữa Orsted, Xuân Thiện và HLP

5543-1942-bai-5-4059-1629942064.jpg

Nhiều dự án điện gió quy mô lớn đang lên kế hoạch vào Bình Thuận

Điện gió ngoài khơi Tuy Phong với tổng công suất dự kiến 4.600 MW, gồm 3 giai đoạn (hoàn thành lần lượt vào các năm 2029, 2032 và 2034), do Tập đoàn Orsted (Đan Mạch) đề xuất đầu tư. Sản lượng điện phát lên lưới khoảng 20.148 GWh/năm, tổng mức đầu tư khoảng 368.800 tỷ đồng (trong đó vốn chủ sở hữu khoảng 110.650 tỷ đồng còn lại là huy động từ tập đoàn mẹ và các tập đoàn thành viên)

Điện gió ngoài khơi Bình Thuận công suất 5.000 MW, nhà đầu tư Công ty TNHH Xuân Thiện Ninh Bình, tổng vốn khoảng 287.100 tỷ đồng. Điện gió ngoài khơi Biển Cổ Thạch 2.000 MW do Công ty CP Đầu tư HLP đăng ký đầu tư, tổng vốn khoảng 4,4 tỷ USD

Hiện cả 3 dự án này đều đã xuất hiện trong dự thảo Quy hoạch điện VIII (danh mục các dự án điện gió ngoài khơi tiềm năng). Trong trường hợp cả 3 dự án đều được bổ sung vào Quy hoạch điện VIII sẽ là cú bứt phát mạnh mẽ đối với Bình Thuận trong việc thu hút đầu tư nói chung và lĩnh vực năng lượng nói riêng

Tuy nhiên, bên cạnh việc phải chờ phê duyệt vào quy hoạch, một bài toán khó nữa đang đặt ra cho tỉnh Bình Thuận là phải ứng xử như thế nào khi 3 dự án điện gió ngoài khơi bị chồng lấn một phần diện tích rất lớn lên tới hơn 40.000 ha

Cụ thể, điện gió ngoài khơi Tuy Phong đòi hỏi khảo sát trên vùng biển khoảng 50.000 ha (trong đó, diện tích sử dụng đất và mặt nước có thời hạn khoảng 1.200 ha), chồng lấn khoảng 40.471 ha với điện gió ngoài khơi Bình Thuận và điện gió ngoài khơi Biển Cổ Thạch

Ngoài ra, khu vực đề xuất dự án của Tập đoàn Orsted còn bị chồng lấn, tác động đối với các tuyến vận tải hàng hải, khai thác, nuôi trồng, hệ sinh thái, môi trường biển và ngư trường truyền thống của người dân...

Hai dự án của Xuân Thiện Ninh Bình và HLP đều đã qua một số bước quy trình như triển khai lấy ý kiến, điều chỉnh vị trí, bổ sung hoàn thiện hồ sơ… UBND tỉnh Bình Thuận cũng đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương trước khi Tập đoàn Orsted nộp hồ sơ đề xuất dự án điện gió ngoài khơi Tuy Phong gửi tỉnh Bình Thuận

Tuy nhiên, "kẻ đến sau" Orsted lại đề xuất dự án có quy mô đầu tư lớn hơn cả, và đặc biệt, khi biết dự án bị chồng lấn phần lớn diện tích, Orsted nhất quyết không chấp nhận nhường lại vị trí đầu tư dự án

Sở Công thương Bình Thuận cho biết, từ đầu năm 2021, sở đã nhiều lần có văn bản góp ý về việc chồng lấn và các nội dung có liên quan gửi Tập đoàn Orsted. Thậm chí, sở cũng đã nhiều lần tổ chức làm việc với các đơn vị liên quan để giải quyết đề xuất của Orsted (trong đó có việc hai bên cùng ngồi lại với Công ty TNHH Xuân Thiện – Ninh Bình để trao đổi về các vấn đề vướng mắc). Tuy nhiên, Tập đoàn Orsted vẫn không thống nhất điều chỉnh ranh dự án đề xuất ra khỏi khu vực chồng lấn, do đó, vướng mắc này đến nay vẫn chưa thể giải quyết

Đây có thể coi là nút thắt cực khó giải quyết đối với 3 dự án này, thậm chí, nếu không thể xử lý tốt, việc các nhà đầu tư bỏ đi là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra

Bởi lẽ, chưa tính tới việc phải đáp ứng các quy định của pháp luật, yêu cầu của các bộ ngành, địa phương; nếu các dự án muốn thực hiện được bắt buộc phải loại trừ các vùng chồng lấn trên biển, chuẩn xác khoảng cách giữa các hàng, cột tuabin, diện tích và khu vực sử dụng mặt biển hợp lý và đảm bảo quy định pháp luật

Nếu không, với diện tích chồng lấn lớn, hoạt động nghiên cứu, khảo sát, vận chuyển, thi công các trụ gió... sẽ bị ảnh hưởng và cực kỳ nguy hiểm

Câu hỏi đặt ra không chỉ cho tỉnh Bình Thuận mà còn các bộ ngành liên quan và cả Chính phủ: Làm sao để giữ chân được cả 3 nhà đầu tư với 3 dự án tỷ đô mà vẫn đảm bảo các quy định của pháp luật và an toàn lao động

Giải được bài toán này, với quy mô lên tới hơn 32 tỷ USD, các dự án sẽ đem lại cho tỉnh Bình Thuận một nguồn lực rất lớn về cả ngân sách, việc làm và các hoạt động an sinh xã hội khác

Đối với cả 3 dự án, sau khi được phê duyệt công suất cụ thể, đưa vào danh mục các dự án trong Quy hoạch điện VIII, việc lựa chọn nhà đầu tư tỉnh Bình Thuận sẽ phải thực hiện theo các quy định hiện hành

Quay trở lại với thông tin các dự án, Tập đoàn Orsted tiền thân là DONG Energy (Công ty dầu khí Đan Mạch), năm 2017 được đổi tên thành “Ørsted” (Orsted) hoạt động chủ yếu về phát triển, xây dựng và vận hành các trang trại gió ngoài khơi, trang trại năng lượng mặt trời và các cơ sở lưu trữ năng lượng, nhà máy năng lượng sinh học và cung cấp các sản phẩm năng lượng. Đặt trụ sở chính tại Đan Mạch và Chính phủ Đan Mạch sở hữu 50,1%, Orsted sử dụng khoảng 6.000 nhân viên. Cổ phiếu của Orsted được niêm yết trên Nasdaq Copenhagen (mã: ØRSTED). Năm 2020, doanh thu của tập đoàn khoảng 7,1 tỷ EUR. Orsted đã lắp đặt khoảng 5,6 GW công suất gió ngoài khơi và có thêm 4,3GW đang được xây dựng, tham vọng sẽ lắp đặt tổng công suất gió ngoài khơi 15GW trên toàn thế giới vào năm 2025

Công ty CP Đầu tư HLP – HLP Invest (thành viên trong liên danh với Scatec Solar ASA đến từ Na Uy), thành lập từ năm 2017, vốn điều lệ 3 tỷ đồng, hoạt động trong lĩnh vực truyền tải và phân phối điện. Đến cuối năm 2019, HLP Invest có 7 cổ đông sáng lập: ông Nguyễn Mạnh Cường nắm 38%, ông Trương Việt Hùng (35%), ông Trần Văn Hải (10%), bà Đỗ Thu Trang (7%), ông Nguyễn Như Nam (3%), ông Bùi Xuân Huy (3%), bà Phạm Thị Đông (2%) và bà Nguyễn Thị Ngọc Hoa (2%). Trong số này, ông Trần Văn Hải từng có thời gian giữ trọng trách tại Tập đoàn Việt Phương, Tổng công ty Dược Việt Nam và gần nhất là thành viên HĐQT Công ty CP Đầu tư năng lượng Trường Thịnh

Cuối tháng 5/2019, Scatec Solar ASA ký thỏa thuận hợp tác đầu tư trị giá khoảng 500 triệu USD vào Việt Nam tại buổi gặp mặt với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhân chuyến thăm chính thức Na Uy của lãnh đạo Chính phủ. Tập đoàn cho biết khoản đầu tư hợp tác để xây dựng 3 dự án điện mặt trời quy mô lớn tại các tỉnh Bình Phước, Quảng Trị và Nghệ An

Trước khi sát cánh với đối tác Na Uy, HLP Invest từng đứng trong liên danh 3 công ty (cùng Công ty CP Xây dựng và thương mại Đông Sơn và Công ty CP Năng lượng Mirat Việt Nam) ở bước đề xuất nghiên cứu lập dự án. Tuy nhiên, chỉ ít lâu sau, liên danh này chỉ còn HLP Invest do 2 thành viên còn lại không đủ năng lực. Đáng lưu ý, HLP Invest cũng đã từng phải giải trình với Bình Thuận về năng lực thực sự của mình – do liên quan tới một trường hợp chuyển nhượng cổ phần doanh nghiệp năng lượng cho nhà đầu tư nước ngoài (Trung Quốc)

Công ty Xuân Thiện Ninh Bình được thành lập từ cuối năm 2005, ngành nghề kinh doanh chính là xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng. Thông qua nhiều hình thức, công ty này đã và đang tham gia vào hàng loạt kế hoạch tỷ đô trong lĩnh vực năng lượng, giao thông, logistics
 
Xuân Thiện chi tiếp 2.500 tỷ làm dự án nuôi lợn ở Thanh Hóa

photo1631439107071-1631439107176443531332.jpg

CTCP Xuân Thiện Thanh Hóa 5 vừa được Thanh Hóa chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Chăn nuôi công nghệ cao Xuân Thiện Thanh Hóa 5. Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 2.500 tỷ đồng

UBND tỉnh Thanh Hóa ngày 9/9/2021 có quyết định số 3526/QD-UBND về việc chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư dự án Chăn nuôi công nghệ cao Xuân Thiện Thanh Hóa 5 cho CTCP Xuân Thiện Thanh Hóa 5

Theo đó, mục tiêu dự án là chăn nuôi lợn và sản xuất lợn giống. Diện tích sử dụng đất của dự án khoảng 49,63 ha tại xã Vân Am, huyện Ngọc Lặc. Dự án xây dựng các công trình 1 tầng gồm: 16 chuồng nuôi lợn thịt (diện tích xây dựng 54.705,4 m2), 8 chuồng cai sữa (12.858,6 m2), 2 chuồng phối khu bố mẹ + lợn hậu bị thay thế (5.146,7 m2), 4 chuồng mang thai khu bố mẹ (8.479,3 m2), 6 chuồng đẻ khu bố mẹ (11.999,7 m2), 1 chuồng lợn cụ kỵ 1 (3.415,4 m2 ), 1 chuồng lợn cụ kỵ 2 (2.976,7 m2), 3 nhà nghỉ ca 1 (1.968 m2), 2 nhà nghỉ ca 2 (1.502 m2, 1 nhà văn phòng (4 tầng, 350 m2)… và một số hạng mục công trình phụ trợ và hạ tầng kỹ thuật khác

Công suất dự kiến 5.000 lợn nái, 35.000 lợn thịt. Tổng vốn đầu tư của dự án dự kiến khoảng 2.500 tỷ đồng, trong đó, vốn góp của nhà đầu tư khoảng 375 tỷ đồng (chiếm 15%); vốn huy động khoảng 2.125 tỷ đồng (chiếm 85%); dự án dự kiến sử dụng khoảng 150 lao động

Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm. Dự án dự kiến hoàn thành, đưa vào hoạt động trong 42 tháng kể từ thời điểm được Nhà nước bàn giao đất

Theo tìm hiểu của Nhadautu.vn , CTCP Xuân Thiện Thanh Hóa 5 được thành lập ngày 16/11/2020, do ông Nguyễn Văn Thiện (SN 1970 – Ninh Bình) làm người đại diện pháp luật kiêm Chủ tịch HĐQT. Công ty này là thành viên của Xuân Thiện Group (Ninh Bình)

Xuân Thiện Thanh Hóa 5 có vốn điều lệ 682 tỷ đồng, trong đó, CTCP EA SUP 2 (công ty con của Xuân Thiện Group) góp 354,64 tỷ đồng (tương đương 52%CP), ông Nguyễn Văn Thiện góp 296,67 tỷ đồng (43,5%CP), ông Bùi Võ Công góp 30,69 tỷ đồng (4,5%CP)

Xuân Thiện Group là tập đoàn tư nhân nổi tiếng, sở hữu nhiều thành viên, đầu tư đa ngành trong các lĩnh vực thuỷ điện, xi măng, bất động sản. Vài năm trở lại, tập đoàn gốc Ninh Bình đầu tư mạnh vào mảng năng lượng tái tạo và nông nghiệp

Ở lĩnh vực nông nghiệp, Xuân Thiện Ninh Bình đang bắt tay triển khai đầu tư dự án nông nghiệp trên diện tích 3.000ha bãi bồi tại Kim Sơn, Ninh Bình; hay 100 ha nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk... Tại Thanh Hóa, Xuân Thiện Group cũng được chấp thuận hàng loạt dự án chăn nuôi công nghệ cao với tổng mức đầu tư hàng nghìn tỷ đồng
 
Top