What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

R&D Việt Nam

LOBBY.VN

Administrator
Làn sóng R&D và cơ hội cho Việt Nam

- Việt Nam đang có xu hướng tiếp nhận các trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) được chuyển giao từ các tập đoàn công nghệ thông tin (CNTT) lớn trên thế giới. Điều này đã mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với công nghệ mới và tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn…

Đón làn sóng đầu tư R&D

Ngay từ đầu năm nay, Tổ chức phần mềm nhúng mở (OESF – Open Embedded Software Foundation) đã sang thăm Công ty ISB Việt Nam, là công ty chuyên về công nghệ di động và hệ thống nhúng, nhằm khởi động cho việc mở trung tâm R&D OESF Lab tại Việt Nam. Trung tâm này sẽ chịu trách nhiệm bảo trì Embedded Master (EM), tích hợp các sự thay đổi và phát hành các phiên bản vận hành.

Sự có mặt tại Việt Nam, quốc gia có dân số trẻ, có tiềm năng phát triển khoa học công nghệ, cùng với tỷ lệ tăng trưởng kinh tế ấn tượng được OESF xem là bước phát triển quan trọng của tổ chức này trong việc mở rộng hoạt động sang các nước Đông Nam Á. OESF cho hay khi trung tâm R&D này đi vào hoạt động thì toàn bộ công việc hiện nay do các công ty Nhật đảm trách sẽ được chuyển giao cho OESF Lab tại Việt Nam.


Cùng với OESF, trong tháng Ba vừa qua, Tập đoàn Juniper Networks cùng với các công ty Avaya và Polycom cũng thành lập phòng thí nghiệm mạng và bảo mật lớn tại Việt Nam.

Với tổng giá trị đầu tư khoảng 10 triệu đô-la Mỹ và tần suất cập nhật công nghệ mới thực hiện hằng quý, Juniper và các đối tác cho hay họ sẽ tạo ra những sản phẩm công nghệ hiện đại được trang bị các giải pháp định tuyến và bảo mật tiên tiến, giúp khách hàng có thể thử nghiệm trong môi trường giả lập như môi trường thực, giúp các tổ chức, doanh nghiệp trên toàn khu vực miền Trung - Tây Nguyên có điều kiện thuận lợi kiểm thử các giải pháp mạng tổng thể trước khi triển khai các dự án ứng dụng CNTT tại đơn vị mình.

Ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hội Tin học TP.HCM, Giám đốc Công ty Phát triển Công viên Phần mềm Quang Trung, cho biết trong những năm gần đây, Việt Nam đang có xu hướng tiếp nhận một số trung tâm R&D có giá trị hàng chục triệu đô-la. Điều này đã mở ra cho các công ty CNTT tại Việt Nam cơ hội tiếp cận với công nghệ mới và có khả năng làm ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn.

Lý giải về xu hướng này, ông Dũng cho biết các tập đoàn CNTT lớn trên thế giới chia thị trường làm ba phân khúc, gồm phân khúc sản xuất chi phí cao, phân khúc sản xuất chi phí trung bình và phân khúc sản xuất chi phí thấp. Việt Nam đang nằm trong phân khúc thứ 3 và nếu so sánh lợi thế cạnh tranh thì tay nghề của kỹ sư CNTT Việt Nam không thua kém so với các nước có chi phí sản xuất cao và trung bình và họ hoàn toàn có thể thực hiện các dự án R&D. “Do đó, các tập đoàn CNTT lớn có xu hướng chuyển các trung tâm nghiên cứu về Việt Nam để cắt giảm chi phí và tăng tính cạnh tranh”, ông Dũng nói.

Thêm vào đó, trong những năm gần đây Chính phủ Việt Nam cũng đã có những chủ trương khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn cho R&D trong bối cảnh các sáng chế về khoa học và công nghệ của Việt Nam được đăng ký là rất hiếm hoi. Điều đó đang đe dọa sức cạnh tranh của nền kinh tế trong môi trường hội nhập quốc tế.Về phần mình, các công ty CNTT của Việt Nam đang chủ động hơn trong việc đầu tư cho R&D trước sức ép phải tạo ra sản phẩm có giá trị cao nhằm giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh và tăng trưởng bền vững.

Ông Đỗ Bá Phước, Phó tổng giám đốc Công ty Pyramid Software (PSD), cho biết hiện PSD đang thương thảo với một đối tác nước ngoài để thiếp lập trung tâm R&D tại Việt Nam.

Cũng trong tháng Bảy vừa qua, Công ty TMA Solutions đã chính thức khai trương trung tâm R&D tại Công viên Phần mềm Quang Trung nhằm mở rộng lĩnh vực kinh doanh và phát triển bền vững hơn. Hiện, trung tâm này đang thực hiện 10 dự án R&D cho các giải pháp di động, giải pháp cho ngành viễn thông…

Ông Nguyễn Hữu Lệ, Chủ tịch Công ty TMA Solutions, cho biết đây là kết quả tích lũy của hơn 12 năm hoạt động của TMA Solutions khi công ty có lợi thế là tiếp cận được các dự án R&D của các đối tác nước ngoài, tích lũy được công nghệ mới và năng lực tài chính đủ lớn để phát triển các dự án R&D ngay tại Việt Nam. “Với việc làm dự án R&D, doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận cao hơn hẳn so với gia công sản phẩm ở công đoạn giản đơn. Vì vậy, đây sẽ là một xu hướng phát triển mới của các công ty CNTT Việt Nam trong tương lai”, ông Lệ cho biết.


“Đê chắn sóng”


Cách làm R&D của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, như TMA Solutions chẳng hạn, là doanh nghiệp chuẩn bị đội ngũ của mình và làm việc với các đối tác lớn để tiếp nhận các phòng nghiên cứu của họ về Việt Nam nhằm thực hiện các dự án R&D. Phía Việt Nam sẽ cung cấp nhân sự thực hiện các công trình nghiên cứu theo đơn đặt hàng, đồng nghĩa với việc có khả năng thương mại hóa rất lớn. Bên cạnh đó, TMA Solutions cũng sẽ phối hợp với các công ty Việt Nam hoạt động trong nhiều lĩnh vực như viễn thông, CNTT... để nghiên cứu, phát triển và thương mại hóa các sản phẩm tại thị trường Việt Nam.

Vấn đề khó khăn lớn nhất mà doanh nghiệp trong nước gặp phải là chính sách thuế quan và thủ tục kiểm định thiết bị khi chuyển giao trung tâm R&D từ nước ngoài về Việt Nam.

Ông Lệ cho biết phải mất đến ba năm TMA Solutions mới hoàn tất các thủ tục liên quan đến việc thiết lập trung tâm R&D tại Việt Nam.

Theo quy định thì doanh nghiệp phần mềm được ưu đãi về thuế, kể cả thuế nhập khẩu thiết bị, nhưng trường hợp nhập khẩu thiết bị để làm dự án R&D thì được liệt vào dạng tạm nhập tái xuất. Khi đó, doanh nghiệp phải tạm ứng tiền thuế cho đến khi nào xuất sản phẩm ra thì mới được hoàn thuế. “Điều này dẫn đến việc chôn vốn của doanh nghiệp trong một thời gian dài trong khi tiềm lực tài chính là có hạn”, ông Lệ nói.

Đồng quan điểm với ông Lệ, ông Phước cho biết: “Hiện nay doanh nghiệp rất cần vốn để phát triển, cách thu thuế nói trên sẽ làm cho doanh nghiệp đói vốn trong giai đoạn phát triển phôi thai”.

Lý giải về sự bất hợp lý trong chính sách thuế quan và thủ tục nhập khẩu, ông Dũng cho rằng khi doanh nghiệp tiếp nhận các thiết bị để lập phòng nghiên cứu tại Việt Nam thì chủ yếu là do đối tác “cho mượn” hoặc chỉ chuyển đổi địa điểm từ nước ngoài về Việt Nam chứ không có yếu tố “hình thành tài sản”. Việc chuyển giao này không phải làm thủ tục nhập khẩu, mua bán tài sản nên không có cơ sở để xác định thuế, vì thế gặp nhiều khó khăn khi làm thủ tục hải quan.

Khó khăn thứ hai là thiết bị mang về Việt Nam gồm có những thiết bị đã qua sử dụng và những thiết bị còn mới nguyên; nếu là thiết bị cũ thì doanh nghiệp phải mất thời gian cho quy trình kiểm định nghiêm ngặt từ Bộ Khoa học-Công nghệ đến các bên liên quan để xác định thiết bị có phải là rác công nghệ hay không. Điều đó làm mất thời gian và thủ tục kiểm định phiền phức cũng làm nản lòng doanh nghiệp.

Ông Dũng cho biết Công viên Phần mềm Quang Trung đang làm việc với một đối tác nước ngoài để chuyển giao dự án R&D về Việt Nam. Đối tác này đưa ra một danh mục các thiết bị để lắp đặt trung tâm nghiên cứu, trong đó liệt kê rõ nguồn gốc thiết bị, mới cũng như đã qua sử dụng. “Chúng tôi mất rất nhiều thời gian cho việc kiểm định thiết bị và hoàn tất thủ tục nhập khẩu”, ông Dũng nói. “Do đó, đối tác nước ngoài có ý định đưa dự án này vào Khu Chế xuất Tân Thuận (Quận 7) vì sẽ không bị kiểm soát về nhập khẩu bởi khu chế xuất được coi là khu ngoài biên giới. Tuy nhiên, họ sẽ gặp vướng mắc sau này vì hoạt động trong khu chế xuất nhưng lại kinh doanh thực sự tại Việt Nam nên sản phẩm sẽ bị đánh thuế nhập khẩu. Chính vì vậy mà doanh nghiệp này đang xem xét lại ý định chuyển giao phòng nghiên cứu và phát triển vào Việt Nam”

Để giải quyết vấn đề này, ông Dũng cho rằng nên xem xét lại quy định kiểm định thiết bị dựa trên danh mục hiện nay, bởi, trung tâm R&D là một tổng thể hệ thống thiết bị, không nên kiểm định thiết bị rời rạc, đơn lẻ. Bên cạnh đó, Nhà nước phải hỗ trợ cho các doanh nghiệp bằng cách xem xét lại chính sách thuế và các chính sách ưu đãi cụ thể đối với các doanh nghiệp đang thực hiện các dự án R&D
 
Last edited:
Đầu tư cho R&D: Vẫn còn nhiều thử thách​

- Chưa bao giờ vấn đề nghiên cứu - phát triển (R&D) lại được đề cập nhiều trong các doanh nghiệp CNTT như hiện nay khi các doanh nghiệp ý thức được rằng R&D gắn bó mật thiết với việc tạo ra những sản phẩm và những công nghệ mới, có tác động trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng và sự phát triển bền vững của mình. Tuy nhiên, nguồn lực đầu tư cho R&D trong doanh nghiệp CNTT Việt Nam còn khá khiêm tốn

R&D là cụm từ thường được dùng trong hoạt động quản trị doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp sản xuất và được xem là chìa khóa thành công của nhiều công ty, doanh nghiệp lớn trên khắp thế giới từ khá lâu. Tại Việt Nam, hoạt động R&D vẫn còn khá mới khi các doanh nghiệp CNTT hầu hết đang gia công sản phẩm theo đơn đặt hàng.

Dấu ấn R&D còn mờ nhạt

Ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hội Tin học TP.HCM, cho biết những năm trước đây, đầu tư cho R&D hầu như không có vì các doanh nghiệp CNTT sản xuất phần cứng chủ yếu tập trung vào khâu lắp ráp, gia công cho các doanh nghiệp nước ngoài. Sản phẩm được bán ra thị trường mang thương hiệu Việt Nam là rất hiếm và ngay cả những sản phẩm máy tính mang thương hiệu Việt Nam thì “chất R&D” để tạo ra kiểu dáng riêng, thiết kế đặc trưng do phía Việt Nam phát minh hầu như không có

Còn riêng về phần mềm thì bản thân lĩnh vực này làm việc trên nền tảng sáng tạo nên có thể coi sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm là một quá trình nghiên cứu và sáng tạo. Song, nếu đi sâu hơn nữa vào một chiến lược R&D để tạo thành các sản phẩm được đăng ký sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp Việt Nam là rất hiếm hoi

Nguyên nhân chủ yếu là do R&D là một vấn đề hết sức khó đối với doanh nghiệp CNTT Việt Nam. Muốn làm R&D, đòi hỏi doanh nghiệp phải có năng lực tài chính lớn và nguồn nhân lực có trình độ cao. Một trong những yếu tố quyết định sự thành công cho R&D là tính khả thi bởi các công nghệ được lựa chọn phải có khả năng thương mại hóa cao và có nhà đầu tư tiềm năng. Bên cạnh yếu tố thị trường, cần chú trọng đến những nghiên cứu dài hạn với những kết quả có tác động mạnh đến sự phát triển của cả một lĩnh vực công nghệ

Trong khi đó, doanh nghiệp CNTT Việt Nam chủ yếu có quy mô nhỏ, năng lực tài chính hạn chế và chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được cho hoạt động R&D. “Trong 10 năm qua, doanh nghiệp CNTT đang phải giải quyết bài toán trước mắt là làm sao để tồn tại. Đó là họ phải tạo ra những sản phẩm mang tính ngắn hạn nhằm đáp ứng ngay nhu cầu trước mắt của thị trường vì thế việc đầu tư và kế hoạch phát triển cho R&D là hầu như không có”, ông Dũng nói

Đề cập về việc đầu tư cho R&D, ông Trần Lương Sơn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Phần mềm Vietsoftware, phát biểu tại buổi ra mắt Trung tâm nghiên cứu và phát triển của TMA Solutions trong đầu tháng Bảy vừa qua rằng đầu tư cho R&D là một việc làm hết sức khó khăn mà không phải doanh nghiệp nào cũng làm được bởi hầu hết doanh nghiệp CNTT của Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, năng lực tài chính yếu và nguồn nhân lực còn hạn chế

“Nhiều năm qua, doanh nghiệp chỉ chú trọng vào việc gia công sản phẩm theo đơn đặt hàng và doanh thu mang lại là không cao. Một số doanh nghiệp đã bắt đầu có ý thức đầu tư cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm song do tiềm lực tài chính còn yếu nên chủ yếu làm theo kiểu giật giấu và vai”, ông Sơn nói

Riêng trong lĩnh vực phần mềm và phát triển các giải pháp thì theo ông Sơn, doanh nghiệp Việt Nam đã có những sản phẩm “có dấu ấn của R&D”. Đó là trong quá trình làm ra sản phẩm, kỹ sư Việt Nam đã có những sáng tạo thiết kế (patent) hay tính năng trong một số công đoạn sản xuất ra sản phẩm. Song, điều đáng tiếc là họ không quan tâm đến việc đăng ký sở hữu cho những tài sản trí tuệ này. Do đó, dấu ấn sáng tạo trong mỗi sản phẩm của kỹ sư Việt Nam còn rất mờ nhạt

Còn ông Đỗ Bá Phước, Phó tổng giám đốc Công ty Pyramid Software (PSD), cho rằng nếu định nghĩa R&D theo nghĩa hẹp, tức là hoạt động nghiên cứu nhằm phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ trong tương lai, cơ hội sẽ không có nhiều cho các công ty CNTT Việt Nam, vì lý do sở hữu trí tuệ là một phần cơ yếu của công ty nước ngoài, không thể để nằm bên ngoài. “Tuy nhiên, nếu định nghĩa rộng R&D là hoạt động công nghệ nói chung phục vụ sản xuất và dịch vụ, thị trường này có một tiềm năng lớn để phục vụ những nhu cầu của khách hàng”, ông Phước nói

Những bước đi ban đầu của doanh nghiệp lớn

Theo một số chuyên gia, những doanh nghiệp CNTT có quy mô nhỏ thì đầu tư cho R&D là rất khó khăn vì công việc chính của loại doanh nghiệp này là nhận thầu và sản xuất theo đơn đặt hàng sản phẩm có quy mô nhỏ, chỉ thực hiện một vài công đoạn nhất định

Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp có quy mô từ 500 nhân công trở lên thì R&D là một bài toán có lời giải mặc dù họ cũng xuất phát từ doanh nghiệp gia công. Phần lớn họ vẫn là doanh nghiệp nhận thầu theo đặt hàng từ công ty mẹ. Những doanh nghiệp này sản xuất, gia công các sản phẩm đòi hỏi tiêu chuẩn cao hơn và định hướng vào thị trường đặc biệt. Do vậy, trình độ kỹ thuật và công nghệ trở thành yếu tố quyết định để duy trì năng lực cạnh tranh. Ngoài ra, mục tiêu của doanh nghiệp quy mô lớn không chỉ là giảm chi phí sản xuất, mà còn phải sản xuất ra được sản phẩm có đặc tính riêng của mình, coi đó là thế mạnh để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác

Chính vì vậy, các doanh nghiệp này đứng ở vị trí liền kề với các đối tác nước ngoài đứng đầu (công ty mẹ) khi trình độ kỹ thuật và công nghệ của các doanh nghiệp khá cao và luôn được hoàn thiện, đổi mới theo yêu cầu của đối tác. Bên cạnh đó, các công ty này cũng được phía đối tác hỗ trợ thúc đẩy phát triển kỹ thuật và công nghệ thông qua việc cung cấp trang thiết bị phục vụ R&D. Chính vì vậy, một số công ty CNTT trong nước vừa qua đã có cơ hội tiếp nhận các phòng R&D từ các công ty đối tác

Tại Việt Nam, các công ty lớn như TMA Solutions, PSD, Viettel hay CMC đã bắt đầu xây dựng đường lối kinh doanh theo hướng này

Vừa qua, Công ty TMA Solutions đã chính thức khai trương Phòng nghiên cứu và phát triển tại Công viên Phần mềm Quang Trung nhằm mở rộng lĩnh vực kinh doanh và phát triển bền vững hơn. Hiện, trung tâm này đang thực hiện 10 dự án nghiên cứu và phát triển cho các giải pháp di động, giải pháp cho ngành viễn thông…

Ông Nguyễn Hữu Lệ, Chủ tịch Công ty TMA Solutions, cho biết đây là kết quả tích lũy của hơn 12 năm làm gia công phần mềm cho đối tác nước ngoài và lợi thế của TMA Solutions là được tiếp cận với các dự án R&D của họ. Sau thời gian hoạt động, công ty này đã tích lũy được công nghệ mới và năng lực tài chính nhất định để phát triển các dự án R&D ngay tại Việt Nam

Ông Lệ cho hay khi TMA Solutions đã xây dựng xong cơ sở hạ tầng của trung tâm R&D thì công ty ông sẵn sàng hợp tác với các công ty công nghệ trong nước để nghiên cứu phát triển sản phẩm. “Thế mạnh của chúng tôi là có cơ sở hạ tầng, có nhân sự cung cấp cho đối tác và sẵn sàng cộng tác với các công ty để nghiên cứu làm ra sản phẩm với điều kiện sản phẩm đó phải khả thi về mặt thương mại hóa. Và mục tiêu cuối cùng là làm sao các công ty CNTT Việt Nam có thể làm chủ công nghệ sau thời gian dài chỉ tập trung vào lắp ráp, gia công”, ông Lệ nói

Cùng với TMA Solutions, Tập đoàn Viettel đã thành lập trung tâm R&D thuộc Công ty Viettel Technologies. Trung tâm này có chức năng nghiên cứu, phát triển mạng lõi, sản xuất thiết bị truy nhập, nghiên cứu, phát triển và sản xuất thiết bị đầu cuối: VTT Ipphone, VTT CPE, VTT Mobi Handset, VTT HSPA và nghiên cứu, phát triển các ứng dụng.Mới đây, Viettel cho hay họ đã sản xuất thử nghiệm USB 3G (VT1000-3G) thành công. Thiết bị này do Viettel thiết kế toàn bộ, từ phần cứng, phần mềm đến kiểu dáng, mẫu mã và phần sản xuất thuê đối tác thực hiện. Viettel dự kiến đến cuối năm nay, VT1000-3G sẽ được cung cấp ra thị trường với số lượng lớn để phục vụ nhu cầu sử dụng Internet băng rộng di động

Ngoài VT1000-3G, trước đó Viettel cũng đã sản xuất thiết bị Home Gateway 3G có thể chia sẻ kết nối Internet trong mạng nội bộ, khả năng bắt sóng cao dành cho việc chuyển đổi tại các cơ sở giáo dục đang sử dụng công nghệ Edge 2,75G

Cùng với Viettel, Tập đoàn công nghệ CMC cho biết đã dành 2 triệu đô la Mỹ cho quỹ phát triển và đầu tư công nghệ với mục đích nghiên cứu các công nghệ mới hoặc để mua, đặt hàng các ý tưởng sáng tạo mới

CMC cho hay tập đoàn này có ba loại hình kinh doanh chính là dịch vụ, thương mại và sản xuất mà trong đó dịch vụ và sản xuất sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, là yếu tố sống còn trong việc cạnh tranh dài hạn. Đầu tư cho R&D là một trong những động lực phát triển mạnh mẽ nhất và bền vững nhất cho tương lai mà CMC đang hướng tới
 
Intel tìm nhà cung ứng trong nước​

- Công ty Intel Products Việt nam và Khu công nghệ cao TP.HCM vừa ký thỏa thuận ghi nhớ nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao, trọng tâm là các sản phẩm và dịch vụ cho ngành công nghiệp bán dẫn

Theo thỏa thuận, Intel sẽ chia sẻ thông tin chi tiết về lĩnh vực sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ cần thiết cho hoạt động sản xuất của mình cho khu công nghệ cao để tìm nhà cung ứng trong nước phù hợp

Trong ba năm tới, Khu công nghệ cao TP.HCM sẽ thành lập trung tâm kiểm định để đánh giá chất lượng sản phẩm và dịch vụ của các doanh nghiệp tiềm năng trở thành nhà cung ứng cho Intel. Ngoài ra, Intel cũng cam kết hỗ trợ Khu công nghệ cao TP.HCM khảo sát, đánh giá năng lực doanh nghiệp trong nước nhằm tiến tới đáp ứng các yêu cầu của nhà máy lắp ráp và kiểm định chip của Intel tại Việt nam
 
Việt nam sẽ là trung tâm R&D của Panasonic​

Panasonic đặt mục tiêu đạt doanh thu 8.800 tỷ yen, tăng 1% so với tài khóa trước, và lợi nhuận 310 tỷ yên, tăng hơn 1,5%

Tập đoàn Panasonic sẽ nâng cấp Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển của Panasonic tại Việt Nam (PRDCV) thành trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) của tập đoàn này ở khu vực Đông Nam Á

Đây là một nội dung quan trọng trong chiến lược tái cơ cấu kinh doanh của tập đoàn điện tử Nhật Bản này

Phát biểu tại cuộc họp báo tối 28/4, ông Fumio Ohtsubo, Chủ tịch Panasonic, cho biết trong thời gian tới, Panasonic sẽ tái cơ cấu tập đoàn theo ba ngành chính gồm: ngành kinh doanh hàng điện tử tiêu dùng (gồm các hệ thống nghe nhìn và liên lạc, điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, quạt sưởi và đồ gia dụng); ngành kinh doanh bộ phận và thiết bị; ngành cung cấp các giải pháp trong các lĩnh vực như năng lượng, môi trường, y tế và viễn thông

Riêng trong ngành hàng đồ điện gia dụng, Panasonic đặt mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu bán hàng ở nước ngoài hàng năm ở mức 2 chữ số trong giai đoạn 2011-2016

Để thực hiện mục tiêu này, Panasonic sẽ nỗ lực tăng doanh số bán hàng ở các thị trường mới nổi như Ấn Độ và Việt Nam, thâm nhập vào các thị trường chưa khai thác và khai thác toàn diện thị trường châu Âu

Bên cạnh đó, Panasonic sẽ tăng cường năng lực sản xuất bằng cách xây dựng nhà máy mới ở Ấn Độ để phục vụ cho thị trường châu Phi và ở Brazil để phục vụ cho thị trường Bắc Mỹ, đồng thời nâng cấp trung tâm R&D ở Việt Nam thành trung tâm R&D của Panasonic ở Đông Nam Á

Liên quan tới Kế hoạch Chuyển đổi Xanh giai đoạn 2010-2012 (GT12) của Panasonic, ông Ohtsubo cho biết trong tài khóa 2010 (kết thúc vào tháng 3/2011), Panasonic đã đạt tốc độ tăng trưởng vững chắc trong các ngành hàng điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, quạt sưởi và đèn LED nằm trong 6 ngành kinh doanh chủ chốt của tập đoàn này

Doanh số bán hàng ở các nền kinh tế mới nổi tăng 20% so với tài khóa trước nhờ doanh số bán hàng tăng mạnh ở Việt Nam và Ấn Độ. Tập đoàn này cũng thực hiện vượt mục tiêu cắt giảm khí CO2 trong quá trình sản xuất

Trong tài khóa hiện nay, theo ông Ohtsubo, Panasonic đặt mục tiêu đạt doanh thu 8.800 tỷ yen, tăng 1% so với tài khóa trước, và lợi nhuận 310 tỷ yên, tăng hơn 1,5%

Tập đoàn này hy vọng tăng doanh thu ở các thị trường mới nổi thêm 27% so với tài khóa 2010 lên mức 615 tỷ yen, trong đó tốc độ tăng trưởng doanh số bán hàng tại các nước thuộc nhóm BRIC + Việt Nam là 27%

Về thảm họa động đất và sóng thần ngày 11/3, ông Ohtsubo đến nay, Panasonic đã khôi phục hoạt động của 7 nhà máy nằm trong khu vực bị ảnh hưởng bởi thảm họa. Tuy nhiên, việc chuỗi cung ứng nguyên vật liệu bị phá hủy sau thảm họa đã ảnh hưởng tới các hoạt động của tập đoàn này

Để khôi phục hoàn toàn các hoạt động của Panasonic và giúp tái thiết Nhật Bản, ông Ohtsubo nói: “Panasonic sẽ tiếp tục hỗ trợ người dân ở vùng thảm họa, đồng thời đẩy nhanh các nỗ lực đưa hoạt động của các nhà máy này trở lại bình thường và chuẩn bị cho các thảm họa trong tương lai. Panasonic sẽ cắt giảm chi phí và chi tiêu đầu tư phù hợp với những thay đổi ở doanh thu do thảm họa gây ra, đồng thời quyết tâm đóng vai trò quan trọng trong các nỗ lực tái thiết đất nước”

Để đối phó với tình trạng thiếu hụt điện năng ở Nhật Bản trong thời kỳ hậu thảm họa động đất và sóng thần, theo ông Otsubo, Panasonic sẽ thúc đẩy việc sử dụng đèn LED tiết kiệm năng lượng và đưa ra các giải pháp kết hợp giữa sản xuất, tích trữ và quản lý năng lượng
 
Đầu tư công nghệ bán dẫn
Đừng để trâu chậm uống nước đục​


Vấn đề cốt lõi của ngành công nghệ bán dẫn trong nước là đầu tư vào R&D chứ không phải chỉ đầu tư cho các doanh nghiệp thiết kế sản phẩm rồi gửi đi để gia công ở nước ngoài

Trong lúc dòng vốn đầu tư vào ngành công nghệ cao đang gia tăng thì các doanh nghiệp công nghệ bán dẫn lại chưa thể giải được cơn khát vốn

Vấn đề lớn nhất của chúng tôi hiện nay là luôn khát vốn đầu tư, còn vay ngân hàng thì lấy gì thế chấp, trong khi nguồn hỗ trợ của Nhà Nước vẫn còn khá khiêm tốn”, ông Võ Hữu Hải, Tổng Giám đốc Công ty Bán dẫn Việt Nam, cho biết

Gian truân chuyện vốn

Trong những năm qua, đầu tư vào lĩnh vực sản xuất và chế tạo hiện đại hay công nghệ cao của Việt Nam có xu hướng gia tăng, nổi bật là dự án nhà máy lắp ráp và kiểm định chip điện tử có vốn đầu tư cam kết 1 tỉ USD của Tập đoàn Intel (Mỹ), đã được khánh thành trong năm 2010. Mới đây là sự kiện khởi công nhà máy sản xuất module năng lượng mặt trời của Công ty First Solar (Mỹ) với số vốn 300 triệu USD tại Khu Công nghiệp Đông Nam, huyện Củ Chi, TP.HCM. Ngoài ra, Khu Công nghệ Cao TP.HCM, nơi được xem là cửa ngõ thu hút vốn đầu tư vào ngành công nghệ cao của khu vực phía Nam, trong quý I/2010 cũng đã có thêm 4 dự án mới với tổng vốn đầu tư cam kết khoảng 78 triệu USD

Tuy nhiên, bức tranh đầu tư vào ngành công nghệ cao hiện chưa thực sự hoàn mỹ. Cơn khát vốn trong lĩnh vực bán dẫn vẫn chưa được giải quyết triệt để

Bắt đầu hoạt động từ tháng 3.2007 tại Khu Công nghệ Cao TP.HCM với vốn đầu tư khoảng 3 triệu USD, Công ty Bán dẫn Việt Nam là đơn vị liên doanh giữa Công ty PMT (Mỹ) và Công ty Chip Sáng (Việt Nam) theo tỉ lệ 50/50, chuyên thiết kế và sản xuất các sản phẩm công nghệ bán dẫn. Ông Hải cho biết: “Tính đến hết năm 2010, chúng tôi mới chỉ bán được 3 tỉ đồng sản phẩm thiết bị bán dẫn dùng chuyển đổi từ năng lượng mặt trời thành điện”

Trong năm nay, Công ty sẽ tập trung vào các dòng sản phẩm chuyển đổi vi mạch thông minh, sản phẩm tiết kiệm năng lượng và chip bán dẫn dùng cho các sản phẩm bán dẫn IC. Hiện nay, Công ty rất cần vốn đầu tư bổ sung khoảng 1 triệu USD cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), sản xuất sản phẩm mới nhưng chưa biết kiếm đâu ra số tiền này

Vài tháng trước, một đại diện thuộc Vườn ươm Doanh nghiệp Công nghệ cao cũng đã đề cập đến việc hỗ trợ vốn cho Công ty Bán dẫn Việt Nam, nhưng đến nay vẫn chưa thấy có chuyển biến gì. Trong khi đó, việc kêu gọi vốn hỗ trợ từ các ban ngành liên quan khó cho thấy dấu hiệu khả thi. “Chúng tôi đang thật sự cô đơn”, ông Hải cho biết

Mới đây, tại buổi tổng kết chương trình thử nghiệm phát triển “Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ giai đoạn 2007-2010”, ông Đỗ Nam Trung, Phó trưởng Phòng Quản lý Công nghệ, Sở Khoa học Công nghệ TP.HCM, đã nhấn mạnh lý do các vườn ươm hoạt động chưa hiệu quả là do còn tồn tại nhiều rào cản như chưa có pháp nhân, kế hoạch kinh doanh và nhất là tình trạng thiếu hụt nguồn vốn đầu tư từ các quỹ đầu tư và tập đoàn kinh tế lớn

Cùng nhận định với ông Trung, ông Thân Trọng Phúc, Giám đốc Điều hành Quỹ Đầu tư Công nghệ DFJV thuộc Công ty Quản lý quỹ VinaCapital, cho biết vấn đề cốt lõi của ngành công nghệ bán dẫn trong nước là đầu tư vào R&D chứ không phải chỉ đầu tư cho các doanh nghiệp thiết kế sản phẩm rồi gửi đi để gia công ở nước ngoài. Nhưng việc đầu tư này khá tốn kém, có thể cần đến vài chục triệu USD, nên các quỹ đầu tư mạo hiểm chưa muốn vào cuộc

Vì vậy, theo ông Hải, Công ty Bán dẫn Việt Nam, sự hỗ trợ từ phía Nhà nước về vốn lẫn chính sách ngay từ đầu vẫn là vấn đề cốt lõi để ngành công nghệ bán dẫn có thể cất cánh tương tự trường hợp của các quốc gia trong khu vực châu Á như Trung Quốc, Nhật và Hàn Quốc

Giải pháp

Để Việt Nam trở thành quốc gia công nghiệp vào năm 2020, vấn đề sở hữu một ngành công nghệ bán dẫn tiên tiến là điều hiển nhiên. Tuy nhiên, số vốn đầu tư vào ngành này hiện còn khá hạn chế, mới chủ yếu tập trung vào một số doanh nghiệp ở Khu Công nghệ cao TP.HCM

Ở Malaysia, ngay từ năm 1992, thời điểm nước này bắt đầu kêu gọi đầu tư vào dự án công nghệ cao quốc gia mang tên “Hành lang điện tử” ở thành phố Penang, nguyên Thủ tướng Mahathir Mohamed đã duyệt chi đến 100 triệu USD nhằm thu hút 100 công ty chuyên thiết kế các sản phẩm bán dẫn IC trên thế giới đến đầu tư

Chính vì vậy, ngày nay, tại Penang đã có sự hiện diện của 10 nhà máy chuyên sản xuất sản phẩm bán dẫn công nghệ cao với số vốn đầu tư khoảng 500 triệu USD/nhà máy. Và Malaysia đã vươn lên thành một quốc gia có ngành công nghệ điện tử khá mạnh trong khu vực Đông Nam Á, có thể chỉ xếp sau Đài Loan tại châu Á. Các chuyên gia trong ngành cho rằng, với hiện trạng của ngành công nghệ bán dẫn trong nước, Malaysia đã đi trước Việt Nam khoảng 3 thập kỷ

Trước mắt, theo ông Phúc Quỹ Đầu tư Công nghệ DFJV, ngoài phần hỗ trợ vốn của Nhà nước được hy vọng có thể khả quan hơn trong thời gian tới, các doanh nghiệp công nghệ bán dẫn nên tiếp tục nghiên cứu nguồn vốn đầu tư từ các quỹ đầu tư mạo hiểm, khi muốn đầu tư họ sẽ xem xét đến phương án mua cổ phần của doanh nghiệp. Tại Trung Quốc, các công ty lớn như Intel và Nokia khi tham gia thị trường đều có các quỹ đầu tư đi theo như Intel Capital, Nokia Capital nhằm mục đích huy động vốn cho hoạt động đầu tư vào ngành công nghệ cao tại đây. “Tôi nghĩ đây cũng là một trong các giải pháp mà các doanh nghiệp ở Khu Công nghệ Cao có thể nghĩ tới để chấm dứt tình trạng vừa tập trung cho chuyên môn, vừa phải lo huy động vốn để hoạt động như hiện nay”, ông Hải, Công ty Bán dẫn Việt Nam, nói

Bên cạnh việc tìm ra các giải pháp huy động vốn đầu tư vào ngành công nghệ bán dẫn trong nước, các doanh nghiệp trong ngành cũng rất cần một chính sách rõ ràng và nhất quán từ phía Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của họ. Đại diện một công ty trong nước về công nghệ bán dẫn (đề nghị không nêu tên) cho biết, trong tháng trước họ có xuất một số mẫu thiết kế của sản phẩm chuyển đổi năng lượng mặt trời sang Trung Quốc để gia công, nhưng khi nhập về Việt Nam bị đánh thuế 30% thay cho mức 0% như cam kết đối với các sản phẩm liên quan đến năng lượng sạch. Lý do là cán bộ hải quan không thể xác định đây là mặt hàng gì. “Những chuyện này chắc chắn sẽ làm giảm nhiệt huyết của các nhà đầu tư”, vị này nói

Rõ ràng, tiềm năng của ngành công nghệ bán dẫn Việt Nam là rất lớn. Đây cũng là ngành góp phần không nhỏ vào tiến trình công nghiệp hóa của đất nước. “Một người bạn cho tôi biết mỗi năm, người tiêu dùng trong nước xài khoảng 200.000 bộ chuyển đổi điện từ 12V sang 220V, nhưng hiện chỉ có mỗi Công ty ASP sản xuất thiết bị này nên không đủ đáp ứng nhu cầu. Vì vậy, anh này đã hợp tác với chúng tôi để làm 50.000 cái mỗi năm”, ông Hải, Công ty Bán dẫn Việt Nam, dẫn chứng

Thế giới đang có sự phân công quốc tế rất chặt chẽ, nhưng nếu cứ diễn ra tình trạng này, tức cộng đồng doanh nghiệp lẫn Nhà nước không tăng tốc phát triển thật sự, thì ngành công nghệ bán dẫn Việt Nam có nguy cơ vướng vào tình thế “trâu chậm uống nước đục”
 
R&D là trái tim của khu công nghệ cao Hòa Lạc​

Bộ trưởng Khoa học Công nghệ Nguyễn Quân nhấn mạnh rằng công tác nghiên cứu và phát triển phải là "trái tim" của khu công nghệ cao Hòa Lạc, tạo ra sự khác biệt với các khu công nghệ khác

Phát biểu này được đưa ra trong chuyến thăm khu Công nghệ cao Hòa Lạc hôm qua. Bộ trưởng Nguyễn Quân đánh giá cao nỗ lực của ban quản lý khu công nghệ và đưa ra những đề xuất nhằm đưa Hòa Lạc trở nên ngang bằng với tầm của khu vực và quốc tế

Về tầm quan trọng của khu công nghệ cao Hòa Lạc, tiến sĩ Nguyễn Quân nói: "Nếu năm 2020 nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại mà không có khu công nghệ cao quốc gia thì khó có thể hoàn thành sứ mệnh đưa khoa học và công nghệ thành động lực then chốt trong phát triển kinh tế xã hội"

Ông Quân cho rằng bên cạnh thúc đẩy phát triển giáo dục, công nghệ thông tin, khu công nghệ cao Hòa Lạc cần tập trung vào khu R&D (nghiên cứu và phát triển)

"R&D là trái tim và nhân tố quyết định sự khác biệt của Công nghệ cao Hòa Lạc so với các các trung tâm công nghệ khác đó là khu R&D", ông nhấn mạnh

Bộ trưởng cho rằng quy mô của khu R&D nên được mở rộng hơn, để thể hiện "vai trò là trái tim và trọng điểm của khu Công nghệ cao Hòa Lạc", tiến sĩ Quân nói

1-6.jpg

Bộ trưởng Nguyễn Quân thăm nhà máy liên doanh y tế Vikomech tại khu công nghệ cao Hòa Lạc​

Trong thời gian tới, Bộ Khoa học có thể sẽ thành lập ban Khoa học công nghệ để phát triển khu R&D và các lĩnh vực khoa học công nghệ khác, đồng thời thành lập doanh nghiệp phát triển và kinh doanh hạ tầng công nghệ cao tạo nguồn thu từ khoa học công nghệ, giảm dần lệ thuộc vào ngân sách nhà nước

Khu công nghệ cao Hòa Lạc được Chính phủ phê duyệt 23/5/2008, xây dựng theo mô hình trung tâm nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ cao tầm cỡ quốc gia, bao gồm các khu chức năng: công nghiệp công nghệ cao, nghiên cứu và triển khai, công viên phần mềm, giáo dục và đào tạo, khu trung tâm, khu nhà ở, văn phòng, dịch vụ công nghệ cao

Theo kế hoạch, hạ tầng kỹ thuật của toàn bộ khu công nghệ Hòa Lạc sẽ hoàn thiện vào năm 2015 và đây sẽ là khu công nghệ cao hiện đại bậc nhất Việt Nam cũng như trong khu vực
 
Chúng tôi làm khoa học để tạo ra sản phẩm​

207211086.jpg

Ông Nguyễn Đình Đầy - Giám đốc IDT​

- Làm khoa học có nhiều niềm vui và nỗi buồn. Niềm vui dâng trào khi nghiên cứu làm ra sản phẩm mang nhãn hiệu Việt Nam. Nhưng nhiều khi lại buồn vì thấy những đề tài lặp lại cái mình đã làm từ lâu mà vẫn được xét duyệt và cấp kinh phí nghiên cứu

Tôi là GĐ Công ty chế tạo máy IDT (www.idtvn.com). Công ty chúng tôi tự hào đã tạo được niềm tin cho các doanh nghiệp VN yên tâm sử dụng máy móc và thiết bị made in VN

Trong một thời gian ngắn, một số loại máy của chúng tôi sản xuất đã “phủ sóng” khắp các tỉnh thành trong cả nước, đồng thời đã đẩy lùi được một số máy ngoại nhập cùng chủng loại. (Nhiều Doanh nghiệp nhỏ đã phát triển thành những thương hiệu lớn từ những thiết bị của chúng tôi). Không những thế, chúng tôi còn xuất khẩu các máy made in VN này sang các nước Đông Nam Á và một số nước ngoài khu vực. Đó là các loại máy cán tôn, máy chấn vòm, máy cán di động (Mobile tole),, máy cán định hình, máy cán thanh trần, máy cắt tôn tấm,máy xả băng thép mỏng, máy chấn thép, v.v.

Qua các đề tài nghiên cứu-triển khai gắn với phát triển nhiều loại sản phẩm, chúng tôi còn xây dựng được một đội ngũ kế thừa và gây được không khí hào hứng nghiên cứu chế tạo các máy móc công nghiệp made in VN. Để làm được những việc trên, chúng tôi phải tự bỏ vốn nghiên cứu, tự chấp nhận mọi rủi ro, tự bơi trên thương trường đầy khắc nghiệt, và những doanh nghiệp như chúng tôi, tạo dựng từng bước nhỏ thương hiệu cho ngành công nghiệp VN, để cho các em mai sau có lối mà tiếp bước, không phải gian nan như chúng tôi bây giờ. Khi nói đến ngành xuất khẩu VN người ta nghĩ ngay đến VN xuất khẩu hàng may mặc, nông- hải sản, ít ai nghĩ đến VN lại có thể chế tạo và sản suất được những máy móc thiết bị hiện đại, và xuất bán được cho cả những nước mà lâu nay chúng ta chỉ mua những thiết bị của họ !

Làm công tác nghiên cứu có những niềm vui và nỗi buồn : niềm vui dâng trào khi nghiên cứu thành công và cũng để tạo nên một thương hiệu dù rằng rất nhỏ nhoi cho đất nước, tạo một tiền đề để thế hệ mai sau tiếp bước... nhưng không bù đắp được những điều trăn trở, buồn bực khi phải chứng kiến những đề tài chẳng ra đề tài, khoa học chẳng ra khoa học, mà vẫn cứ được nhận tiền gọi là nghiên cứu

Và những điều tôi viết sau đây cứ ngỡ như chuyện đùa, nhưng nó lại có thật trăm phần trăm trong lĩnh vực hoạt động khoa học-công nghệ của nước ta

Vào năm 2003, có ngân sách tài trợ cho chương trình nghiên cứu những thiết bị Việt Nam. Khi đọc danh mục những thiết bị được tài trợ nghiên cứu, Công ty chúng tôi thấy toàn là những máy móc thiết bị mà chúng tôi đã thiết kế chế tạo trước đó năm, sáu năm. Chúng tôi có gởi văn bản đến các ban ngành liên quan thông báo là những thiết bị này đã được chế tạo tại VN từ nhiều năm trước, và chúng tôi cũng đề nghị sẵn sàng cho không những thiết kế này để khỏi phải tốn ngân sách tài trợ, tốn thời gian nghiên cứu

Nhưng sau đó mọi việc đều rơi vào im lặng, và chương trình nghiên cứu vẫn tiếp tục tiến hành bằng nguồn ngân sách tài trợ của Nhà nước. Một tiến sĩ được mời phản biện đề tài này đã đến Công ty chúng tôi tìm hiểu, nhưng sau khi phản biện xong, vị này nói “Thôi bỏ qua đi, không nên đụng vào vấn đề đó nữa”. Và vị này cho biết, phản biện xong đến giờ giải lao, có người trong ban tổ chức đến nói“ Ông phản biện thế này, lần sau ai mời ông !”

Công ty chúng tôi nghiên cứu thiết kế và chế tạo thành công một loại thiết bị chỉ xuất bán cho nước ngoài (vì trong điều kiện VN chúng tôi biết không bán được). Có một người ở VN đã bay đến nước chúng tôi đã bán thiết bị xin đo đạc tìm hiểu về nó

Techmart VN 2006, Cty chúng tôi có tham gia triển lãm và đăng ký thiết bị này dự thi cúp vàng. Chúng tôi không có sẵn máy (vì làm xong là khách hàng nước ngoài lấy đi liền) cho nên chỉ tham gia thi bằng hình ảnh và thuyết minh. Ngày cuối triển lãm, trước giờ phát giải khoảng 20 phút, Công ty chúng tôi được ban tổ chức phát một bản in danh sách có tên Công ty chúng tôi đạt cúp vàng với thiết bị đã đăng ký, và thông báo cho chúng tôi cử đại diện để chuẩn bị nhận cúp. Nhưng sau đó, giải thưởng dành cho thiết bị này lại được phát cho một đơn vị khác. Và người lên nhận cúp chính là người đã ăn cắp mẫu máy của tôi ở nước ngoài

Tôi khiếu nại, đại diện ban tổ chức cho tôi xem danh sách lãnh cúp, trong đó tên Công ty tôi bị gạch bỏ bằng bút mực, và phía dưới có dòng chữ viết tay tên đơn vị nhận cúp (Tên của một viện khoa học). Tôi có nói thiết bị này do Công ty tôi nghiên cứu chế tạo, người của đơn vị kia ăn cắp mẫu mã của chúng tôi từ nước ngoài về làm vì chúng tôi có hợp đồng chế tạo xuất bán thiết bị này cho nước đó. Đại diện Ban tổ chức giải thích: “Đơn vị anh đem hình ảnh, đơn vị kia đem cả máy tới. Còn nếu có việc ăn cắp mẫu, anh nên khiếu nại ở bên sở hữu trí tuệ”

Phần còn lại dành cho bạn đọc suy nghĩ. Và tôi được biết chiếc máy đọat giải trong triển lãm đó mấy năm sau cũng không bán được vì trong điều kiện VN không ai mua. Sau đó chủ nhân chiếc máy tháo rời thiết bị dùng vào việc khác

Công ty chúng tôi thường được nhiều Công ty nhờ hướng dẫn hoặc giao trực tiếp sửa chữa những trục trặc, thiếu sót của một số thiết bị nhập ngoại. Và chúng tôi thấy không ít Công ty nhập máy tân trang chứ không phải là thiết bị mới hoàn chỉnh. Có lần chúng tôi bức xúc đặt vấn đề và được giải thích như sau: “ chúng tôi chỉ có quyền dùng, không có quyền nhập và chọn lựa. Nếu dùng thì được mua cho, không thì thôi”

Làm công tác nghiên cứu có những niềm vui và nỗi buồn : niềm vui dâng trào khi nghiên cứu thành công và cũng để tạo nên một thương hiệu dù rằng rất nhỏ nhoi cho đất nước, tạo một tiền đề để thế hệ mai sau tiếp bước... nhưng không bù đắp được những điều trăn trở, buồn bực khi phải chứng kiến những đề tài chẳng ra đề tài, khoa học chẳng ra khoa học, mà vẫn cứ được nhận tiền gọi là nghiên cứu

Câu chuyện tôi kể trên đây đã xảy ra từ nhiều năm trước nhưng cho đến nay xem ra cung cách làm khoa học cũng như cách thức quản lý và đầu tư cho khoa học trong không ít đề tài vẫn diễn ra tương tự

Với đà này nền khoa học VN sẽ đi về đâu ?

Nguyễn Đình Đầy - GĐ Cty chế tạo máy IDT
 
Khi R&D là cốt lõi của sự thành công​

10343_Tivi-LED.jpg

TV LED D8000 có đường viền mỏng chưa đến 5 mm​

R&D được xem là cốt lõi để tạo ra sự khác biệt và thành công của Samsung trong hơn một thập kỷ qua, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất TV

Trung thành với mục tiêu trở thành nhà sản xuất các sản phẩm công nghệ số 1 thế giới, Samsung hiểu rõ hơn ai hết tầm quan trọng của việc phải làm chủ công nghệ để tạo ra những sản phẩm đột phá. Do đó, R&D (nghiên cứu và phát triển) là bộ phận được xem là cốt lõi để tạo ra sự khác biệt và thành công của Samsung trong hơn một thập kỷ qua, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất TV

Sau khi vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính châu Á vào cuối thập niên 90, Chủ tịch Samsung khi đó là ông Lee Kun Hee đã quyết tâm dốc toàn lực để đầu tư vào lĩnh vực kỹ thuật số vốn còn rất sơ khai. Trong đó, TV chính là mặt hàng chủ lực trong kế hoạch dẫn đầu lĩnh vực kỹ thuật số đầy tham vọng này của Samsung. Ông đã từng phát biểu rằng: “Trong thời đại analog, thật khó để bắt kịp với các hãng điện tử đi trước. Nhưng trong kỷ nguyên kỹ thuật số, tốc độ chính là yếu tố để quyết định kẻ chiến bại”

Từ đó, chiến lược được Samsung đề ra là tự mình sản xuất hầu hết các sản phẩm với sự cải tiến về công nghệ nhanh chóng nhằm đón đầu thị trường. Để đáp ứng được yêu cầu này, hơn 1 thập kỷ qua, R&D là bộ phận được coi trọng và đầu tư mạnh mẽ nhất của hãng. Cho đến thời điểm hiện tại, bộ phận R&D của Samsung đã có đến hơn 50.000 nhà khoa học và kỹ sư với nhiều quốc tịch khác nhau, chiếm hơn 1/4 tổng số nhân viên của Samsung trên toàn thế giới

Đội ngũ R&D hùng hậu này có mặt tại hơn 42 trung tâm nghiên cứu ở 8 quốc gia trên toàn thế giới như Hàn Quốc, Mỹ, Anh, Nga, Israel, Ấn Độ, Nhật, Trung Quốc và được Samsung dành cho ngân sách trung bình 10% trong tổng doanh thu hàng năm của Hãng

Nhờ vào sự đầu tư mạnh mẽ này, đội ngũ R&D Samsung những năm gần đây đã liên tục cho ra đời những sản phẩm công nghệ đột phá, đặc biệt là TV, ngành hàng chủ lực của Hãng, tạo ra những xu hướng giải trí hoàn toàn mới mẻ và khác biệt trên chiếc TV tại gia

Việc ứng dụng thành công công nghệ đèn nền LED vào chiếc TV năm 2009 được xem là một thành quả cực kỳ quan trọng mà bộ phận R&D Samsung đã đóng góp cho lĩnh vực nghe nhìn thế giới những năm gần đây. Công nghệ LED (còn gọi là Diot phát quang) đã được ứng dụng từ lâu trong lĩnh vực chiếu sáng đô thị hay quảng cáo điện tử ngoài trời với ưu điểm là có màu sắc rực rỡ, độ tương phản và độ sáng cao

Tuy nhiên, công nghệ này chưa bao giờ được ứng dụng trong lĩnh vực TV vì đèn nền LED chỉ có thể áp dụng cho các màn hình cực lớn với chi phí rất cao. Do đó, khi Samsung chính thức công bố thế hệ TV đầu tiên của mình sử dụng công nghệ này đã tạo nên bất ngờ rất lớn cho giới công nghệ

Bởi lẽ, không chỉ ứng dụng thành công đèn nền LED vào chiếc TV với các ưu điểm về độ sáng, tương phản, màu sắc vượt trội so với công nghệ LCD mà Samsung còn tạo ra độ mỏng chỉ 29,9 mm (mỏng hơn 7 cm so với TV LCD) trên các thế hệ TV LED đầu tiên

Sau thành công của sản phẩm TV LED, một năm sau đó, năm 2010, đội ngũ R&D Samsung tiếp tục cho ra đời công nghệ 3D trên chiếc TV tại gia chỉ vài tháng sau khi siêu phẩm 3D đầu tiên là Avatar vừa được công chiếu tại các rạp chiếu phim trên toàn cầu

Không chỉ mang đến những hình ảnh 3D sống động, rõ nét với các chip xử lý mạnh mẽ Valencia, Arsenal 3D, đội ngũ R&D Samsung còn thành công trong việc phát triển tính năng chuyển đổi nội dung từ 2D sang 3D theo thời gian thực. Với tính năng này, việc trải nghiệm không gian 3 chiều trên chiếc TV tại gia của người dùng thêm phong phú và không phụ thuộc nhiều vào nguồn phát 3D

Sau công nghệ 3D, đội ngũ R&D Samsung tiếp tục giới thiệu một bước tiến mới của TV là dòng Smart TV với giao diện Smart Hub độc đáo trong năm 2011. Giao diện này cung cấp những tính năng, tiện ích chưa từng có với các thế hệ TV trước đây với khả năng duyệt web, chat video, cập nhật mạng xã hội, tải ứng dụng. Thêm vào đó là kho ứng dụng Samsung Apps với hơn 400 ứng dụng, trò chơi để người dùng tự tải về

Đáng chú ý nhất trong các thế hệ TV những năm gần đây của Samsung là việc ép thành công độ mỏng màn hình và đường viền của chiếc TV đến mức khó tin. Tháng 7.2010, mẫu TV LED C9000 có độ mỏng 7,89 mm được chính thức có mặt trên thị trường. Chỉ vài tháng sau đó, vào tháng 1.2011, 2 mẫu TV LED D7000, D8000 được Samsung ra mắt với đường viền TV siêu mỏng chưa đến 5 mm. Đây là những độ mỏng thách thức mọi giới hạn về công nghệ và thiết kế mà đội ngũ R&D Samsung đã nghiên cứu và phát triển thành công, điều chưa từng có hãng điện tử nào có thể làm được

Những thành công trong việc phát minh và cải tiến vượt bậc về công nghệ của đội ngũ R&D đã giúp TV Samsung gặt hái được nhiều giải thưởng lớn trong những năm gần đây. Đặc biệt là trong 3 năm liên tục, từ 2009 đến 2011, TV Samsung đều đoạt giải thưởng công nghệ danh giá nhất trong năm “Sản phẩm có công nghệ sáng tạo tốt nhất” do CES (Hiệp hội Người tiêu dùng Mỹ) bầu chọn và 2 giải thưởng EISA (do Hiệp hội Nghe nhìn châu Âu bình chọn) vào năm 2010, 2011 với các mẫu TV đỉnh cao của Hãng

Theo kết quả nghiên cứu mới nhất của DisplaySearch, đến quý II/2011, Samsung vẫn đang dẫn đầu thị trường TV toàn cầu với 22,6% thị phần. Đây là quý thứ 24 liên tiếp kể từ quý I/2006 Samsung giữ vị trí quán quân trong lĩnh vực này và gần như chắc chắn rằng, 2011 sẽ là năm thứ 6 liên tiếp Samsung dẫn đầu về thị phần TV toàn cầu

TV Samsung đang được nhìn nhận như là một thương hiệu TV của sự đổi mới và có chất lượng cao nhờ vào đội ngũ R&D đầy nhiệt huyết và sáng tạo của Hãng. Hằng ngày, đội ngũ R&D Samsung vẫn tiếp tục miệt mài khám phá và tạo ra những công nghệ và mẫu TV mới nhất để đón đầu thị trường và phục vụ cho người tiêu dùng trên 120 quốc gia mà TV Samsung đang có mặt
 
Thiết kế tại Mỹ, gia công tại Trung Quốc​

Nếu bạn từng theo dõi GenK trong thời gian gần đây, bạn có thể đã đọc qua bài viết về "Sự thật đằng sau những thương hiệu điện tử nổi tiếng"

Đại ý bài viết đó đề cập tới việc các thương hiệu như Dell, HP... thực ra đều chỉ là "vỏ bọc" thương hiệu trong khi sản phẩm của các hãng này thực ra đều do các ODM (hãng thiết kế gốc) thiết kế và chế tạo

Thậm chí 1 hãng lớn như Dell hầu như chỉ có mỗi 1 việc là lấy chiếc laptop đã được các ODM thiết kế, sản xuất và đóng gói sẵn, đưa sang Mỹ dán mác Dell và tiếp thị nó ra thị trường

Và câu hỏi đặt ra ở đây là, vì sao Dell, HP lại chịu "phó mặc" hoàn toàn số phận sản phẩm của mình trong tay các ODM như vậy? Để trả lời câu hỏi này sẽ cần những lời giải thích rất dài dòng và khô khan, vì thế thay vào đó tôi sẽ kể cho bạn đọc 3 câu chuyện sau đây. Mong rằng chúng có thể giúp bạn đọc hiểu ra phần nào sự thực đằng sau quan hệ của các hãng sản xuất thiết bị mà chúng ta đã từng rất quen thuộc

Câu chuyện thứ 1: Apple

Có thể nhìn Apple hiện nay, không ai tưởng tượng ra được rằng đã có thời Táo Khuyết "khốn đốn" tới mức gần như phá sản. Sau khi sa thải Steve Jobs năm 1985, Apple lâm vào 1 thời kỳ xuống dốc không phanh do sự lãnh đạo quản lý yếu kém của ban điều hành

Trong suốt hơn 10 năm trời, Apple không cho ra đời được 1 sản phẩm đáng chú ý nào, những "bom tấn" của Apple như máy chụp ảnh, PDA Newton... đều trở thành "bom xịt" và là những thảm họa kinh doanh của Apple. Liên tục những sản phẩm thất bại, hàng núi thiết bị tồn kho, không 1 nhà bán lẻ nào dám "ôm" hàng của Apple trong suốt nhiều năm trời dần bào mòn Táo Khuyết cả về vốn lẫn nhân lực. Apple của những năm giữa thập niên 90 là 1 công ty đang ngoắc ngoải chờ chết

Và rồi, Steve Jobs trở về, kéo theo đó là hàng loạt nhân sự mới được trọng dụng như Jonny Ive, thiết kế sư trưởng của Apple, Tim Cook, giám đốc tài chính....

Khi Tim Cook nhận nhiệm vụ tại Apple, công việc đầu tiên mà ông này nhận được là tìm cách "thu vén" lại các nguồn vốn và nhân lực của 1 công ty đang tan rã. Việc đầu tiên mà Tim Cook làm ở Apple là đóng cửa các nhà máy sản xuất của Apple. Ở thời điểm 1997, Apple hầu như tự sản xuất phần lớn các thiết bị, linh kiện sử dụng trong sản phẩm của mình. Từ những bo mạch điện tử, bóng hình CRT cho tới cả các thiết bị nhỏ nhặt hơn như băng cassete, đĩa từ...

Và việc lắp ráp các linh kiện để trở thành sản phẩm cuối cùng hoàn toàn do Apple đảm nhiệm. Kết quả của kiểu sản xuất này là hàng trăm nhà máy của Apple rải rác trên khắp thế giới, đi kèm với nó là hàng chục ngàn nhân công chờ được trả lương, hàng trăm triệu USD mỗi năm tiền vận hành, duy trì và bảo dưỡng các dây chuyền sản xuất và còn hàng trăm ngàn thứ chi phí không tên khác dồn lên đôi vai vốn đã quá yếu ớt của Táo Khuyết

Tim Cook quyết định vứt bỏ hoàn toàn khâu sản xuất này của Apple, đóng cửa các nhà máy và quay ra thuê các nhà thầu gia công linh kiện cho Apple theo thiết kế của Apple đặt hàng. Foxconn, Pegatron... trở thành những nghệ nhân thực sự đằng sau iPhone, iPad, Macbook...

Khi thuê 1 nhà thầu gia công, Apple "trốn" được các chi phí về dây chuyền thiết bị, nhà xưởng và tận dụng được nguồn nhân công rẻ "như cho" của các nhà thầu châu Á. Kết quả, như chúng ta đều đã biết, Apple trở về từ cõi chết, chỉ sau hơn 10 năm ngắn ngủi đã từ bờ vực phá sản đi lên thành công ty có giá trị lớn nhất thế giới

3dc42timcook_6f020.jpg

Tim Cook, CEO mới của Apple đồng thời cũng là 1 trong những "công thần" của thời kỳ tái thiết Apple​

Tất cả là nhờ vào quyết định cất bỏ gánh nặng sản xuất của Tim Cook năm đó. Các sản phẩm của Apple bán với giá "cắt cổ" không phải bởi vì chi phí sản xuất của chúng đắt đỏ hơn các thiết bị cùng loại mà chỉ đơn giản là vì Apple bán đắt để thu được nhiều lợi nhuận và định hướng sản phẩm của mình nằm ở phân khúc "thượng lưu" mà thôi

Lợi nhuận sản xuất phần cứng của Apple, theo nhiều ước đoán, lên tới 30-40%, 1 con số "giật mình" nếu chúng ta biết rằng Dell hay HP chỉ có thể "vắt" ra 5-8% lợi nhuận từ buôn bán laptop

iphonelabel_26e74.jpg

Nói như vậy để thấy rằng, nếu như các hãng khác không làm giống như Apple, vẫn cố gắng duy trì 1 hệ thống tự sản xuất và lắp ráp linh kiện, thiết bị của riêng mình thì hãng đó sẽ mất lợi thế cạnh tranh. Dell và HP sẽ không thể sống nổi nếu phải gánh thêm chi phí nhà xưởng, thiết bị và nhân công để sản xuất ra những chiếc Latitude hay Pavillion

Nếu thực sự các sản phẩm của Dell và HP do các hãng này tự sản xuất thì giá thành của chúng sẽ bị đội lên rất nhiều, từ đó mất đi lợi thế cạnh tranh trước những công ty thuê lại nhà thầu gia công như Apple. Kết quả là dù muốn dù không, để tồn tại được, Dell, HP phải chọn cách thuê nhà thầu gia công để tối giản chi phí đặt lên vai mình, và từ đó tối ưu hóa lợi nhuận

Câu chuyện thứ 2: Dell và ASUS

Cách đây mới chỉ gần 1 thập kỷ, cái tên ASUS còn rất xa lạ với người tiêu dùng đồ điện tử trên toàn thế giới. Những sản phẩm của ASUSTeK sản xuất ra chỉ gói gọn trong các thành phần cực nhỏ của máy tính như vài chiếc IC, dăm ba cái tụ... nói chung là những thành phần nằm sâu dưới lớp vỏ của những sản phẩm đóng mác Dell, Lenovo mà chúng ta có thể sẽ chẳng bao giờ được nhìn thấy tận mắt

Và câu chuyện của chúng ta bắt đầu vào những năm đầu thập niên trước. Thời điểm những năm 2000 ASUS là 1 nhà thầu nhỏ phụ trách những linh kiện rất đơn giản trên máy tính đóng mác Dell. Lúc này 1 sản phẩm của Dell khi đó sẽ ra đời từ thiết kế của chính hãng này, và các khâu lắp ráp, cùng rất nhiều linh kiện trọng yếu như bo mạch chủ, RAM và màn hình đều do Dell đảm nhiệm... Những linh kiện khác, ít quan trọng hơn như vỏ máy, tản nhiệt... được đặt các nhà thầu ở châu Á gia công, và 1 trong số đó là ASUS

DellCEOMichaelDell_af778.jpg

Nhưng rồi sau 1 vài năm đảm nhiệm việc xử lý những tiểu tiết cho Dell, 1 ngày đẹp trời đại diện của ASUS đến tổng hành dinh của Dell và đưa ra 1 đề nghị rất xuôi tai: ASUS sẽ đảm nhiệm hoàn toàn công đoạn chế tạo bo mạch chủ của các máy tính dán mác Dell với mức giá thấp hơn 20% so với mức giá xuất xưởng của chính Dell

Chưa nói tới 20% chênh lệch kia sẽ đi thẳng vào lợi nhuận của Dell, chỉ cần xét đến việc Dell được trút bỏ gánh nặng của việc quản lý những nhà máy với hàng chục ngàn công nhân cùng hàng trăm vấn đề phức tạp đã khiến Dell gật đầu ngay lập tức

Sau đó vài năm, đại diện của ASUS liên tục viếng thăm tổng hành dinh của Dell, đem tới những lời đề nghị ngày càng hấp dẫn hơn. Khi thì là việc lắp ráp hoàn thiện sản phẩm, lúc thì chuyện quản lý chuỗi cung ứng vật tư rồi cuối cùng ASUS yêu cầu Dell cho mình đảm nhiệm luôn cả việc thiết kế các model của Dell theo ý tưởng của hãng này

Lần nào Dell cũng đồng ý, và trên phương diện kiếm tiền, điều này hoàn toàn dễ hiểu: ASUS có thể làm được những gì Dell làm, thậm chí còn tốt hơn với 1 mức giá rẻ hơn. Dell không mất gì mà càng ngày càng "nhàn hạ" hơn trong việc đưa 1 sản phẩm ra thị trường. Dell chỉ có việc tìm hiểu xem khách hàng muốn gì, viết các yêu cầu đó ra giấy và chuyển cho ASUS rồi rung đùi ngồi đợi sản phẩm ra lò, cộp mác Dell lên vỏ hộp rồi tung ra thị trường

Từ chỗ là 1 công ty sản xuất máy tính, dần dà Dell đã trở thành 1 công ty bán lẻ thiết bị. Có thể bạn sẽ lý luận rằng những gì Dell làm là hoàn toàn đúng, và hãng kiếm tiền bằng cách "ăn trên ngồi trốc", chiếm những phần việc đem lại lợi nhuận nhiều nhất là kinh doanh thay vì phải quần quật làm việc sản xuất vốn có ít lợi nhuận như ASUS là 1 cách kinh doanh cực kỳ khôn ngoan. Tuy nhiên đoạn kết của câu chuyện dành cho Dell lại không đẹp như vậy

Lần cuối cùng đại diện của ASUS bay tới Mỹ, ông ta không tới tổng hành dinh của Dell mà đi thăm các hãng bán lẻ như Best Buy, Walmart để quảng bá cho thương hiệu laptop đóng mác ASUS với chất lượng "như hàng của Dell" nhưng có giá thấp hơn 20%

Những năm dài làm "culi" cho Dell cuối cùng đã được trả công, với kinh nghiệm của mình ASUS trở thành 1 trong những hãng laptop có doanh số lớn và là 1 đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Dell. Trong khi đó Dell lại bị lệ thuộc vào ASUS vì sau quá nhiều năm "ăn không ngồi rồi", Dell đã không còn đủ khả năng sáng tạo ra 1 sản phẩm của riêng mình nữa

VX73_3d7f1.jpg

Có 1 câu chuyện như thế này trong sinh học: "Sự tiến hóa của loài người xảy ra khi chúng ta lao động. Càng làm việc nhiều thì loài người càng học được nhiều hơn và càng cảm thấy có động lực thúc đẩy chúng ta tiến hóa nhanh hơn". Vượn tiến hóa thành người là do chúng được thúc đẩy bởi những yêu cầu nảy sinh trong quá trình lao động

Đem hình tượng sinh học ấy ra để ứng dụng vào Dell và ASUS chúng ta thấy Dell đã đánh mất khả năng sáng tạo và độc lập tự chủ của mình chỉ vì quá lệ thuộc vào ASUS còn ASUS "thành người" vì ASUS dám bắt tay vào cả những công việc ít lợi nhuận và đầy khó khăn

Và một khi những hãng như Dell, Apple đã "dấn thân" vào con đường thuê người khác gia công sản phẩm của mình, sẽ không còn cách nào để quay trở lại làm 1 nhà sản xuất thực thụ được nữa. Vì vậy đừng ngạc nhiên khi thấy rằng các hãng như Dell, HP, Apple sẽ càng ngày càng lún sâu hơn trong việc lệ thuộc vào các nhà thầu như Foxconn, ASUS...

Câu chuyện thứ 3: HTC

Nếu bạn đọc nào còn nhớ cơn sốt điện thoại O2 cách đây vài năm ở thị trường Việt Nam có lẽ bạn sẽ cảm thấy thú vị hơn với câu chuyện này

Thời kỳ nửa đầu thập niên trước, PDA là 1 trào lưu "xa xỉ" trong giới chuộng đồ hi-tech. Những thương hiệu như HP iPAQ, O2, iMate, Palm Treo... có lẽ tới tận giờ vẫn làm nhiều người cảm thấy rạo rực

Ngày ấy, 1 chiếc điện thoại O2 là niềm mơ ước của nhiều thanh niên, cũng giống như bây giờ người ta mơ ước về iPhone vậy

Nhưng có 1 điều mà không phải ai cũng biết: iPAQ, O2, i-mate, Treo... tất cả những thương hiệu ấy hầu như đều ra đời từ 1 mái nhà chung. High Tech Computer, hay như cách viết tắt mà chúng ta vẫn thường gặp hơn, HTC là nhà thầu chính cho dòng sản phẩm smartphone XDA chạy Windows Mobile của 1 nhà mạng UK mà khi về Việt Nam chúng ta gọi bằng cái tên rất dân dã: O2, bên cạnh đó HTC còn tham gia sản xuất i-mate, 1 vài model Treo và iPAQ

Trong suốt nhiều năm trời hãng sản xuất Đài Loan gia công sản phẩm trong thầm lặng theo đơn đặt hàng của các hãng, bạn không thể tìm được chữ HTC ghi trên chiếc HP iPAQ hay O2 vì 1 lý do đơn giản: Không 1 hãng nào muốn người sử dụng biết rằng sản phẩm của mình thực ra được sản xuất tại... Đài Loan. Tất cả các hãng như HP, O2, Palm đều muốn tự hào ghi tên mình trên mặt sản phẩm

548220080319125348o2xdaminivelvetblack_4724e.jpg

Có thời điểm HTC gia công tới 80% số smartphone chạy Windows Mobile có mặt trên thị trường, nhưng hầu như vẫn không một ai biết tới tên tuổi của HTC. Gần mười năm cần mẫn cóp nhặt, sản xuất và nghiên cứu, năm 2007 HTC quyết định bứt phá ra trở thành 1 thương hiệu riêng trên thị trường trước sức ép đến từ iPhone của Apple

Khi cái tên HTC đột ngột xuất hiện trên thị trường, không một ai định vị được năng lực thực sự của gã khổng lồ Đài Bắc. Chỉ tới khi HTC liên tục thành công với những mẫu smartphone Android và công bố những mức lợi nhuận tới vài trăm phần trăm/năm người ta mới giật mình nhận ra sức mạnh của 1 hãng gia công vô danh

Mười năm kinh nghiệm của HTC đã giúp hãng qua mặt tất cả các đối thủ từng trước đó thuê HTC gia công thiết bị cho mình. Sự thành công của HTC đã chứng minh 1 thực tế rất "trái khoáy" trong kinh doanh. Sự thực thì người quản lý HP hay Palm... đều chỉ làm theo những gì mà họ được dạy trong giáo trình kinh tế ở trường đại học: Tăng lãi bằng cách tập trung vào các công việc đem lại nhiều lợi nhuận và cắt giảm những việc đem lại ít lợi nhuận hơn

HP, Dell, Apple đều muốn tập trung vào việc kinh doanh sản phẩm, vốn là công việc đem lại nhiều lợi nhuận nhất, đùn đẩy phần "khó nhằn" là việc sản xuất phần cứng cho các nhà thầu gia công mà không nghĩ được rằng làm như vậy chỉ đơn giản là khiến bản thân mình thụt lùi trong khi không ngừng trao cho các nhà thầu ấy công cụ và vũ khí để họ trỗi dậy trở thành đối thủ của mình trong tương lai

Kết

Đến đây mọi việc có vẻ như trở thành 1 cái vòng luẩn quẩn: Muốn tăng lợi nhuận (thậm chí là chỉ để đảm bảo tính cạnh tranh và khả năng tồn tại) thì phải thuê người gia công phần cứng, nhưng thuê người gia công phần cứng thì sẽ gây lệ thuộc và tạo ra các đối thủ rất đáng gờm trong tương lai, và một khi đã dấn chân vào con đường thuê mướn sẽ chẳng có cách nào rút chân ra được

Apple có 1 giải pháp cho vấn đề đó: Tất cả việc sản xuất gia công, lắp ráp phần cứng Apple giao hết cho các nhà thầu nhưng Apple vẫn nắm giữ 1 thứ mà hãng này sẽ không bao giờ buông lỏng: Thiết kế. Sai lầm của Dell là đã quá phụ thuộc vào 1 mình ASUS và cả khâu thiết kế cũng tin tưởng "giao mỡ miệng mèo". Apple khôn ngoan hơn và nắm giữ công thức bí mật tạp nên sự thành công trong các sản phẩm của mình: trải nghiệm người dùng và khả năng gắn kết của các thành phần

Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa là phương án của Apple đã là hoàn hảo. Việc thuê mướn người ngoài làm những công việc nhạy cảm luôn ẩn chứa những rủi ro nhất định,và đừng ngạc nhiên khi thấy 1 ngày nào đó Foxconn hay Pegatron cho ra mắt những mẫu Macbook Air, Macbook Pro của riêng mình với giá cả chỉ bằng 1 nửa của Apple

Tuy nhiên ngày ấy, nếu có đến, cũng còn xa lắm, và bài học gần gũi nhất mà bạn đọc có thể rút ra cho riêng mình đó là hãy đừng quá tin tưởng vào thương hiệu. Dell hay ASUS cũng là từ 1 "lò" mà ra. Mặc dù có thể qui trình kiểm tra chất lượng của Dell sẽ nghiêm ngặt hơn, nhưng về cơ bản bạn chẳng phải quá "lăn tăn" khi lựa chọn giữa chúng vì chất lượng phần cứng của 2 hãng vẫn sẽ là "1 chín 1 mười"
 
Sự thật đằng sau những thương hiệu đồ điện tử nổi tiếng​

Những thương hiệu laptop nổi tiếng trên thế giới hầu như đều không tự tay làm ra sản phẩm của chính mình mà mua lại chúng từ các nhà sản xuất khác

MacBookPro20119d6d3.jpg

Đa phần người tiêu dùng sẽ nghĩ rằng sản phẩm của mình do chính công ty đóng logo trên đó sản xuất ra. Nhưng thực tế hoàn toàn không phải như vậy. Đa số các thương hiệu laptop hàng đầu trên thế giới như Hewlett Packard, Toshiba, Samsung, DELL, Sony Vaio, Apple… đều không tự tay sản xuất ra những chiếc laptop mà họ đặt hàng từ các nhà sản xuất khác (hãng thứ 3) gọi chung là OEM

Tất cả những phần chính của chiếc laptop như khung vỏ, màn hình, mainboard đều được sản xuất và lắp đặt tại các công ty OEM. Một hãng lớn sẽ đặt hàng sản phẩm theo thiết kế của họ rồi nhận về để làm nốt những công đoạn dễ dàng: “đóng” logo lên máy tính, gắn các linh kiện phần cứng cuối cùng là: chip vi xử lý (mua từ Intel, AMD hay VIA), chip đồ hoạ (mua từ Nvidia, AMD/ATI), ổ cứng HDD hoặc SSD (mua từ Intel, Samsung, Hitachi, Westen Digital, Seagate), bộ nhớ trong (mua từ Kingston, KingMax, Corsair, Hynix, Samsung…) theo nhu cầu từ phía khách hàng rồi bán ra thị trường

Những công ty OEM nhận đặt hàng bán sản phẩm của mình cho các tên tuổi khác được gọi là nhà thiết kế gốc (ODM – Original Design Manufacturer). Một vài ví dụ cụ thể

- Công ty Clevo thường nhận đặt hàng cho dòng máy chơi game nổi tiếng: Alienware, hay nhận làm sản phẩm cho hãng Sager, Hypersonic…

- Hãng Compal (xin đừng nhầm lẫn với Compaq của HP) làm một vài dòng máy cho DELL, Hewlett Packard (làm cả máy cho thương hiệu Compaq)

- Quanta sản xuất rất nhiều máy của dòng Dell Latitude, Sony Vaio và cho ông lớn IBM

- Inventec làm rất nhiều máy cho Compaq (thời kỳ trước khi bị HP mua lại)

- Công ty ODM lớn nhất thế giới là Clevo và Kapok (2 đơn vị trực thuộc 1 công ty) sản xuất rất nhiều mẫu laptop cho Sager Computer

- Ngoài ra còn có một vài cái tên khác là Mitech, FIC, Twinhead, GVC, Uniwil…

Xưởng sản xuất của những nhà ODM này đặt tại đâu ? Chắc hẳn các bạn cũng dễ dàng đoán ra, đó chính là Trung Quốc – người bạn hàng xóm to lớn của chúng ta – nơi có nguồn nhân công dồi dào với giá thành cực rẻ

Có lẽ nhiều người sẽ hơi thất vọng khi biết rằng hầu hết tất cả các sản phẩm hiện đại, thời trang, đặt tiền, trên thân có tem đảm bảo “nhập khẩu nguyên chiếc từ Mỹ” mà mình sở hữu như MacBook, Sony Vaio Z, Dell Latitude… thực chất đều đến từ ngay bên kia biên giới phía Bắc

Trở lại một vài năm trước, chắc hẳn các bạn đều biết tới sản phẩm từng làm mưa làm gió trong thị trường siêu máy di động, là sự lựa chọn ưa thích cho những nhà làm phim ảnh đồ hoạ mang tên PowerMac (đàn anh của những chiếc MacBook Pro hiện tại) của hãng công nghệ lớn nhất hành tính Apple

Mỗi chiếc laptop này đều có giá tới 1500 USD và gắn mác “made in USA” nhưng thực tế thì hầu hết tất cả các bộ phận cấu thành đều được sản xuất tại các nhà máy đặt tại Trung Quốc

Hiện nay, hầu hết các công ty lớn đều đã xây dựng những phân xưởng sản xuất của mình tại Trung Quốc để tận dụng nguồn nhân lực rẻ, đông đảo tại đây. Như vậy ngay cả khâu lắp ráp cũng không được thực hiện tại trụ sở chính

Việc giảm giá thành làm ra một sản phẩm nhằm thu lợi nhuận cao nhất là mục tiêu mà công ty nào cũng hướng tới. Bằng cách thuê một hãng khác sản xuất và tiến hành lắp ráp tại nơi nhân công rẻ để tiết kiệm chi phí vận chuyển và tiền lương. Càng tiết kiệm được nhiều tiền cho việc sản xuất bao nhiêu các hãng lớn sẽ thu được nhiều tiền hơn bấy nhiêu nhờ vào “cái giá của thương hiệu”

Hầu như tất cả những hãng laptop tên tuổi (Dell, HP, IBM, Sony, Apple…) đều không muốn công bố sự thật này. Họ thường tự nhận rằng mình chính là người tận tay làm ra sản phẩm, nhưng khi được hỏi rằng các linh kiện được sản xuất tại đâu thì họ lại im re

Tất nhiên cũng có một số ít tên tuổi lớn trong làng máy tính xách tay trên thế giới tự mình làm ra các sản phẩm như Acer (một hãng laptop của Trung Quốc), MSI (có trụ sở chính tại Mỹ), nếu bạn muốn mua laptop hàng xịn sản xuất tại Mỹ, có lẽ chỉ tồn tại duy nhất sự lựa chọn là MSI

Như vậy, bài viết này nhằm mục đích gì ? Vâng, tôi muốn nói với các bạn rằng giờ đây xuất xứ cũng như thương hiệu của một chiếc laptop không còn quá quan trọng nữa bởi vì những nhãn hiệu đính trên máy không thực sự làm ra nó. Thay vào đó, người tiêu dùng nên đánh giá sản phẩm dựa trên những tiêu chí sau

- Bảo hành: So sánh thời gian, cách thức bảo hành giữa những nhà sản xuất. Hãy chọn hãng nào có thời giản bảo hành sản phẩm dài và cách thức bảo hành đơn giản gọn nhẹ

- Tính năng: Đảm bảo rằng chiếc laptop sở hữu cấu hình đủ mạnh, các cổng kết nối cần thiết, dáng vẻ phù hợp với nhu cầu của bạn. Đừng quá tiết kiệm nhưng cũng không nên tham lam, chỉ tổ nặng người và tốn tiền mà thôi

- Giá: Bạn đang trả tiền cho một cái tên hay cho các tính năng và dịch vụ bảo hành ? Hãy nhớ rằng những thương hiệu gần như chỉ có chức năng "trang trí" mà thôi
 
Đầu tư cho R&D, FPT có mang danh “Tập đoàn công nghệ” ?​

FPT sẽ dành 5% lợi nhuận trước thuế để chi cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D). Với quyết định này, liệu FPT có “lột xác” để mang danh tập đoàn công nghệ thực thụ ?

fpt-1.jpg

FPT giống một công ty phân phối các sản phẩm công nghệ hơn là một tập đoàn công nghệ​

FPT dành ngân sách cho R&D

Nguồn tin từ FPT cho biết, theo dự thảo Quy chế Đầu tư và Phát triển của tập đoàn này, hằng năm, FPT dành khoản ngân sách bằng 5% lợi nhuận trước thuế năm liền trước để chi cho các hoạt động nghiên cứu phát triển (R&D). Như vậy, FPT là doanh nghiệp hiếm hoi của Việt Nam đưa ra lời tuyên bố rõ ràng về việc đầu tư cho nghiên cứu phát triển

Một lãnh đạo của Công ty TNHH Hệ thống Thông tin viễn thông và dịch vụ công FPT cho rằng: "FPT là tập đoàn đầu tư phát triển công nghệ hàng đầu Việt Nam mà bây giờ mới có quy chế về nghiên cứu và phát triển là chậm

Hiện nay, các tập đoàn cung cấp sản phẩm dịch vụ trên thế giới đều có quỹ R&D được trích từ lợi nhuận hằng năm. Các công ty coi đây là sự đầu tư bắt buộc, mang tính sống còn với tương lai của họ"

Một ví dụ về Huawei của Trung Quốc đã rất thành công trên thế giới nhờ đầu tư mạnh cho R&D. Huawei đã thành lập 1 công ty thành viên chuyên về nghiên cứu và phát triển (R&D). Hàng năm, Huawei chi khoảng 10% doanh thu cho việc nghiên cứu và phát triển công nghệ

Trên tờ thông tin của FPT đã đăng tải nhiều ý kiến của các công ty con của tập đoàn này. Theo đó, FPT đã chú trọng đầu tư vào các ngành, hướng kinh doanh mới, nghiên cứu và phát triển… tuy nhiên, tập đoàn vẫn chưa có quy định cụ thể về hoạt động này. Điều đó khiến nhiều công ty thành viên phải “rón rén” khi nghiên cứu, bởi chưa biết lấy tiền ở nguồn nào đầu tư cho hiệu quả

“Nếu không có sự đầu tư để nghiên cứu các sản phẩm, công nghệ mới để theo kịp yêu cầu của khách hàng cũng như xu thế phát triển của viễn thông thế giới thì đến lúc FPT sẽ bị tụt hậu, bị khách hàng đào thải, bị đối thủ cạnh tranh thay thế”, một lãnh đạo công ty con của FPT nói

Tuy nhiên, các đơn vị của FPT cũng hy vọng, với quy chế này, các đơn vị không phải chia sẻ quỹ lương thưởng từ bộ phận kinh doanh cho các dự án R&D nữa. Điều này khuyến khích cán bộ làm R&D chuyên tâm hơn cho việc nghiên cứu phát triển của mình, khuyến khích các ý tưởng mới trong nhân viên

Khi tập đoàn công nghệ mang danh “bán phụ tùng”

Cuối năm 2010, theo tiêu chí phân ngành thử nghiệm đối với 178 doanh nghiệp đang niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM, Công ty FPT được xếp vào nhóm “bán buôn máy móc và thiết bị phụ tùng”

Việc phân ngành được Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) thực hiện thử nghiệm căn cứ vào tiêu chí chủ chốt là doanh thu của công ty niêm yết. Hoạt động kinh doanh nào mang lại doanh thu lớn nhất sẽ được xem là ngành chính của công ty đó

Một số ý kiến cho rằng, trong các lĩnh vực mang đúng bản chất của một công ty công nghệ như phần mềm xuất khẩu, phần mềm trong nước thì mức đóng góp vào chiếc bánh doanh thu của FPT không nhiều

Hơn nữa, phần lớn sản phẩm phần mềm thực hiện dưới dạng làm thuê cho doanh nghiệp nước ngoài. Như vậy, FPT giống một công ty phân phối các sản phẩm công nghệ hơn là một tập đoàn công nghệ

Gần đây, FPT đã tung ra các sản phẩm công nghệ như điện thoại di động hay máy tính bảng. Tuy nhiên, những dòng sản phẩm này vẫn được sản xuất ở công xưởng lớn nhất thế giới là Trung Quốc giống như nhiều sản phẩm điện thoại, máy tính thương hiệu Việt khác chứ không phải là đầu tư sản xuất, lắp ráp. Một chuyên gia CNTT đưa ra nhận xét, khi FPT tung ra điện thoại mang tên F99, cái tên F99 phải chăng có hàm ý là điện thoại này 99% là của Trung Quốc

Hay m ới đây, FPT tung ra dòng máy tính bảng giá chưa tới 5 triệu đồng để thâm nhập vào phân khúc "high-end" với các phần mềm dành cho riêng người Việt Nam. Thế nhưng, sản phẩm này vẫn sản xuất ở Trung Quốc nên nhiều người cho rằng yếu tố công nghệ của FPT trong sản phẩm này vẫn khá mờ nhạt

Ở một góc độ nào đó những sản phẩm công nghệ của FPT đưa ra được xem như là "dán mác" thương hiệu của mình lên các sản phẩm "made in china"

Thế nhưng với việc tuyên bố đầu tư cho R&D, nhiều người hy vọng sẽ có một FPT được xếp chính danh vào tập đoàn công nghệ chứ không phải đi buôn bá phụ tùng và những sản phẩm công nghệ của FPT sẽ có "made in Vietnam" nhiều hơn

Viettel “qua mặt” FPT tiến vào lĩnh vực công nghệ

Tuy mang danh là đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông, thế nhưng Viettel lại âm thầm phát triển mạnh về công nghệ. Viettel cho biết, với 15.500 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế năm 2010, Viettel có thể huy động tới 1.500 tỷ đồng đầu tư cho nghiên cứu, phát triển khoa học

Sở dĩ chỉ được đầu tư con số này vì theo quy định của Bộ Tài chính, việc chi cho nghiên cứu phát triển không quá 10% lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp

Sau thời gian trong cảnh "mác Ta hồn Tàu", mới đây, Viettel đã đưa vào vận hành dây chuyền sản xuất thiết bị điện tử viễn thông có khả năng sản xuất nhiều chủng loại như điện thoại di động, máy tính bảng, máy tính All-in-one, thiết bị hạ tầng mạng, thiết bị thông tin quân sự...

Như vậy, Viettel là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam đầu tư dây chuyền sản xuất thiết bị. Viettel cho biết, cùng với Viện nghiên cứu phát triển Viettel (chuyên thiết kế sản phẩm), Trung tâm sản xuất điện tử Viettel (chuyên sản xuất sản phẩm) đã góp phần trực tiếp hoàn thiện mô hình của Viettel trong chiến lược sản xuất thiết bị điện tử viễn thông

Đây là một trong 4 trụ phát triển chính của Viettel từ nay đến năm 2020, đặc biệt có quan hệ tương hỗ với chiến lược phát triển viễn thông trong nước và đầu tư ra nước ngoài

Như vậy, Viettel là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam đầu tư dây chuyền sản xuất và tự nghiên cứu phát triển các sản phẩm công nghệ. Hiện Viettel đã sản xuất thành công sản phẩm USB 3G và đang nghiên cứu sản xuất điện thoại 3G

Thái Khang
 
FPT chi hàng chục tỷ đồng cho 6 dự án R&D

fpt-chi-r-n-r.jpg

FPT xác định đầu tư R&D là đầu tư cho tương lai​

6 dự án R&D vừa được Tập đoàn FPT duyệt kinh phí đầu tư ở mức 2 - 9 tỷ đồng sẽ giúp FPT làm chủ các công nghệ lớn trên thế giới và từng bước tạo ra những công nghệ mang bản sắc FPT

Tập đoàn FPT vừa quyết định cấp kinh phí đầu tư từ 2 đến 9 tỷ đồng cho 6 dự án R&D. Trong đó, Công ty TNHH Hệ thống thông tin FPT (FPT IS) có 4 dự án gồm: FPT Enterprise Mobility, Ứng dụng Mainframe và AS 400, Dịch vụ giá trị gia tăng trên điện thoại di động (VAS), Thuế điện tử

Còn Công ty TNHH Giải pháp công nghệ FPT (FTS) có 2 dự án là Xây dựng quản lý dịch vụ vận tải và dự án triển khai với hãng taxi Mai Linh. Các dự án này sẽ được thực hiện trong thời gian 1 năm. Như vậy, hiện FPT đã duyệt đầu tư R&D cho 10 dự án

Trao đổi với phóng viên ICTNews, ông Nguyễn Lâm Phương, Giám đốc Công nghệ FPT cho biết: “Hiện nay, các tập đoàn cung cấp sản phẩm dịch vụ trên thế giới đều có quỹ R&D được trích từ lợi nhuận hằng năm

Các công ty coi đây là sự đầu tư bắt buộc, mang tính sống còn với tương lai của họ. Do vậy, việc FPT thực hiện đầu tư R&D là đầu tư cho tương lai bằng việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ có hàm lương công nghệ ngày càng cao

Chúng tôi không chỉ muốn học hỏi và làm chủ các công nghệ lớn trên thế giới như Big Data, Cloud Computing, Mobility… mà tiến tới tự tạo ra những công nghệ mang bản sắc FPT

Ngoài ra, với việc đầu tư ngân sách cho các dự án, những đơn vị thành viên trong FPT không phải chia sẻ quỹ lương thưởng từ bộ phận kinh doanh cho các dự án R&D nữa. Điều này khuyến khích cán bộ làm R&D chuyên tâm hơn cho việc nghiên cứu phát triển của mình”

Theo quy chế đầu tư của Tập đoàn, hằng năm FPT dành 5% lợi nhuận trước thuế năm liền trước để chi cho hoạt động R&D. Các đơn vị khi thực hiện quy chế này được Tập đoàn hỗ trợ tối đa 100% kinh phí

Việt Hà
 
"Outsourcing" buộc Boeing 787 "hạ cánh" ?

outsourcing-buoc-boeing-787-ha-canh_zpsdab24401.jpg

Phụ tùng đưa đến các nhà máy lắp ráp của Boeing được lấy từ 135 điểm sản xuất và 50 nhà cung cấp khác

Trong khi các nhà chức trách vẫn đang điều tra nguyên nhân dẫn tới các lỗi kỹ thuật trên máy bay Boeing 787 Dreamliners (ảnh), hãng chế tạo máy bay Boeing (Mỹ) lại bị thêm một “đòn” nữa khi Nghiệp đoàn các kỹ sư của hãng cho rằng hoạt động thuê ngoài (outsourcing) đã gây ra lỗi kỹ thuật làm chiếc máy bay từng được mô tả là "tối ưu về nhiều mặt" bị tạm ngừng sử dụng

Không những thế, nghiệp đoàn này còn bác bỏ đề xuất hợp đồng lao động "có nhiều ưu đãi", trong đó có điều khoản tăng lương hàng năm 5%, (sau khi hợp đồng hiện tại hết hạn) mà Boeing đưa ra với Hiệp hội các kỹ sư chuyên nghiệp hàng không (SPEEA)

Các nhà thương lượng thuộc nghiệp đoàn SPEEA, đại diện cho khoảng 23.000 kỹ sư của Boeing, khẳng định họ sẽ thông qua kế hoạch đình công khi các thành viên của nghiệp đoàn bỏ phiếu

Joel Funfar, một trong những nhà thương lượng của nghiệp đoàn, cho biết Boeing đã gây ra những lỗi kỹ thuật cho máy bay 787 Dreamliner do phớt lờ những cảnh báo của đội ngũ kỹ thuật viên Boeing

Boeing đã thực hiện "outsourcing" đối với phần lớn các phụ tùng và linh kiện sẽ được lắp ráp cho Boeing 737, trong đó có hệ thống điện cực kỳ hiện đại và sử dụng nhiều vật liệu composite làm từ sợi các bon siêu nhẹ

Phụ tùng đưa đến các nhà máy lắp ráp của Boeing được lấy từ 135 điểm sản xuất và 50 nhà cung cấp khác, trong đó có GS Yuasa của Nhật Bản - nhà sản xuất bình điện cho Boeing 737 Dreamliner
 
Nokia, Samsung đẩy mạnh tuyển nhân sự tại Việt Nam
Nhu cầu nhân sự công nghệ thông tin tăng vọt khi các đại gia công nghệ mở rộng hoạt động...


Nhà máy sản xuất của Nokia và Samsung tại tỉnh Bắc Ninh​

Các công ty hàng đầu về điện tử như Nokia, Samsung đang đẩy mạnh tuyển dụng nhân sự để phục vụ cho các kế hoạch phát triển kinh doanh mới tại Việt Nam

Cụ thể, Công ty Nokia mới đây đã có thông báo về việc đang có nhu cầu tuyển dụng lao động “với số lượng không hạn chế, để chuẩn bị cho nhà máy sản xuất điện thoại di động ở Bắc Ninh đi vào hoạt động”

Dự án xây dựng nhà máy sản xuất điện thoại di động tại Bắc Ninh của Nokia hiện vẫn đang được triển khai theo kế hoạch và để vận hành nhà máy trong thời gian tới

Để đáp ứng nhu cầu hoạt động của Nhà máy, Nokia cho biết đang cần một số lượng lớn người lao động, ở nhiều vị trí

Trước đó, Samsung cũng thông báo về kế hoạch tuyển dụng “khủng” của mình để phục vụ các dự án tại Bắc Ninh và Thái Nguyên

Một thông cáo của Samsung cho hay “để chuẩn bị cho chiến lược phát triển tiếp theo, Samsung sẽ tuyển dụng hàng nghìn cử nhân, kỹ sư đã/sẽ tốt nghiệp đại học năm 2011-2013 tất cả chuyên ngành tại các trường đại học trong cả nước”

Các lao động này sẽ làm việc tại Nhà máy sản xuất điện thoại tại Bắc Ninh và Viện Nghiên cứu và Phát triển Điện thoại Di động Samsung Việt Nam (Samsung Vietnam Mobile R&D Center) có trụ sở tạm thời tại Bắc Ninh nhưng trong năm 2013 sẽ chuyển về Hà Nội

Tại Thái Nguyên, Samsung cũng đã đề nghị UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức tuyển dụng 20.000 lao động để phục vụ dự án tại đây

Việt Nam hiện đối mặt tình trạng thiếu nhân sự trong lĩnh vực công nghệ thông tin, kể cả trình độ cao lẫn lao động phổ thông

Theo bản đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông” của Chính phủ, đến năm 2020, 80% số lượng sinh viên công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông sau khi tốt nghiệp các trường đại học có đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để tham gia thị trường lao động quốc tế

Đề án cũng xác định mục tiêu tổng nhân lực tham gia hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin đạt 1 triệu người, bao gồm nhân lực hoạt động trong nước và xuất khẩu

Tuy nhiên, một thống kê của Viện Chiến lược công nghệ thông tin cho thấy, hiện nay 72% sinh viên ngành công nghệ thông tin không có kinh nghiệm thực hành và 42% thiếu kỹ năng làm việc nhóm, dẫn tới việc 77,2% doanh nghiệp phải đào tạo lại cho nhân viên trong quá trình làm việc

Hoài Ngân
 
WB tài trợ 100 triệu USD hỗ trợ hoạt động R&D

Dự án thúc đẩy sáng tạo thông qua nghiên cứu, khoa học và công nghệ sẽ được phê duyệt 100 triệu USD nhằm hỗ trợ hoạt động sáng tạo khoa học và công nghệ tại Việt Nam bằng cách thiết kế và thí điểm các chính sách khuyến khích sáng tạo khoa học và công nghệ, tăng cường hiệu quả của các Viện Nghiên cứu và Phát triển (R&D), khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp công nghệ sáng tạo

Những đối tượng chính thụ hưởng Dự án là các Viện Nghiên cứu và Phát triển và các doanh nghiệp công nghệ sáng tạo có đầu tư vào nghiên cứu và phát triển

Các doanh nghiệp tách ra hoặc mới thành lập được hỗ trở bởi các Viện Nghiên cứu và Phát triển và Trường đại học cũng sẽ là những đối tượng được hưởng lợi trực tiếp

Dự án cũng sẽ hỗ trợ thành lập các phòng nghiên cứu đối tác công tư(PPP) trong khu Khu công nghệ cao Hòa Lạc

Hồng Điệp
 
5 triệu USD của.. "lão hà tiện" FPT
FPT đã dõng dạc tuyên bố trong "Ngày công nghệ FPT" được tổ chức tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc mới đây, là trong năm 2013, tập đoàn này sẽ chi 5 triệu USD cho công tác R&D. Khoản kinh phí này, gần tương đương với mức 5% lợi nhuận trước thuế của năm 2012, theo như chủ trương của lãnh đạo FPT muốn đẩy mạnh đầu tư cho công tác R&D

FPT đã đi qua cuộc hành trình hơn 20 năm, doanh số đã vượt ngưỡng 1 tỉ USD từ vài năm trước, trong đó tổng lợi nhuận thu được đã đạt đến con số cả chục ngàn tỉ đồng. Thế nhưng, khi hỏi FPT sống dựa vào ngành gì, thì những người biết về FPT không khó để tự trả lời rằng: FPT sống bằng nghề buôn bán

Năm 2010, Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM đã xếp FPT vào nhóm doanh nghiệp niêm yết "buôn bán máy móc và thiết bị phụ tùng" vì doanh số từ lĩnh vực này chiếm chủ yếu. Nguyên CEO Nguyễn Thành Nam của FPT cũng đã bộc bạch rằng, FPT chưa có nhiều sản phẩm công nghệ

Những nhánh chính của FPT ngày nay gồm tích hợp hệ thống, phần mềm, phân phối, bán lẻ, giáo dục, viễn thông, tiện ích online, thì chỉ có FIS, FPT Telecom, FPT Software và báo điện tử Vnexpress thực sự là những thương hiệu "ngồi" hàng chiếu trên trong ngành, những nhánh còn lại chưa có số má lớn

Vì sao những ngành, hay sản phẩm mới đậm tính công nghệ kết hợp với nội dung, lại ít sống được tại FPT? Chủ trương đầu tư cho R&R tại FPT không phải bây giờ mới có. Từ hàng chục năm trước FPT đã có chính sách vườm ươm hỗ trợ các dự án khởi nghiệp

Nhưng phải thẳng thắn nói rằng, hầu như chưa có dự án nào khởi nghiệp thành công, mà ngược lại chỉ toàn thất bại. Nhacso.net, một thời kì "một mình một chợ", thế rồi chỉ chăm chắm "dùng chùa, ăn chùa", làm bậy và sa vào kiện tụng cùn với RIAV, đến bây giờ đã rớt lại phía sau so với những trang nhạc trực tuyến sinh sau đẻ muộn như Zing MP3, NhacCuaTui…

Còn thêm nhiều dự án khởi nghiệp khác cũng rất thê thảm như Vitalk-ứng dụng chat trên di động; Vihuni-mạng xã hội dành cho di động; ViMua-trang thương mại điện tử; banbe.net-mạng xã hội…Những dư án này, được FPT đầu tư cho ít kinh phí rồi để "sống chết mặc bay", đến nỗi chúng bị tàn lụi mà FPT cũng chẳng thấy xót xa. Xét từ ý tưởng cho đến sản phẩm, FPT đã có những bước đi sớm sủa (như trường hợp Vitalk, Vihuni), nhưng thất bại vì chọn không đúng điểm rơi, đến khi có điểm rơi thì lại không chịu đầu tư tới nơi tới chốn

FPT lâu nay vẫn nổi tiếng và mang tiếng với sự đầu tư cho R&D một cách nửa vời…Một "chiến tướng" dưới trào ông Nguyễn Thành Nam tại FPT Software từ nhiều năm trước là Vương Quang Khải, nếu không thoát nhanh về VNG, thì chắc cũng "chôn đời" ở FPT mà khó rạng danh được như ngày nay ở cương vị Phó Tổng GĐ "tổng tư lệnh" khối Zing đầy uy quyền, với các sản phẩm nội dung số xếp đầu bảng tại VN hiện nay như Zing News, Zing Me, Zing MP3, Laban, Zalo…

Sự đầu tư một cách tập trung và mạnh mẽ của VNG từ nguồn lực con người đến kinh phí sản xuất và quảng bá sản phẩm mới có thể đưa đến kết quả dẫn đầu trên thị trường như vậy

Một minh chứng khác, trong khi hai trang 123mua.vn và 123.vn của VNG đang ngày càng lớn mạnh, thì ViMua của FPT đã "chết chìm" từ đời nào. FPT mãi chỉ là một "lão hà tiện" trong các chương trình quảng bá. Mà đối với các sản phẩm cần lan tỏa cộng đồng, sự keo kiệt trong việc quảng bá sẽ đặt dấu chấm hết đối với đời sống của sản phẩm đó

Chính vì thế, khi lãnh đạo FPT tuyên bố đầu tư 5 triệu USD vào các dự án R&D trong năm 2013 hay sẽ tiếp tục 5% lợi nhuận trước thuế trong những năm tới, thì cũng đừng vội tin rằng sẽ có những dự án nở hoa kết trái

Dự án khởi nghiệp, được đầu tư trong quá trình R&D giống như đứa trẻ được sinh ra cần được chăm bẵm, nuôi nấng, rồi sau đó vừa bồi bổ sức khỏe lại vừa bồi dưỡng văn hóa bằng cách cho nó vào mẫu giáo, lớp 1, lớp 2…

Một quãng đường rất xa nữa để đứa bé bước ra đời và trên quãng đường đó, cũng như dự án khởi nghiệp, rất cần được quan tâm đầu tư từ tinh thần đến kinh phí để dự án đó chín muổi có thể bước vào thương trường. VNG đã từng và đang làm với Zing News, Zing Me, Zing MP3 trong những năm qua và Zalo hiện tại, chính vì thế mới tạo ra những sản phẩm được công chúng ưa chuộng

FPT chưa bao giờ cho thấy một sự thực tâm đầu tư vào R&D và những dự án khởi nghiệp của chính mình. Cái tư duy phải vắt cho ra ngay lợi nhuận khiến FPT cứ bắt một đứa bé mẫu giáo, lớp 1 không chỉ phải tự cấp tự túc mà còn phải làm ra tiền ngay sẽ lái FPT đi theo hướng là một tay lái buôn chứ chẳng bao giờ trở thành một doanh nghiệp công nghệ

Ít có doanh nghiệp nào ở VN lại có một chức danh đầy "sang trọng" như tại FPT. Đó là chức danh giám đốc công nghệ, đang do ông Nguyễn Lâm Phương nắm giữ. Nhưng có vẻ, nó cũng chỉ nghe cho sang thế thôi chứ chưa thấy làm nên trò trống gì. Bởi, những doanh nghiệp có qui mô nhỏ hơn FPT rất nhiều, như VNG, Bkav…họ không cần có cái ghế giám đốc công nghệ nhưng vẫn đều đặn tung ra được những giải pháp, sản phẩm và dịch vụ công nghệ tạo được tiếng vang

Nói như ông Vương Quang Khải, làm khoa học cần đến sự lãng mạn. Song ngày nay, nếu cứ khư khư như "lão hà tiện" mà không chịu chi cho quảng bá, thu hút người dùng thì sản phẩm, dịch vụ đó khó mà lan tỏa trong đời sống. "FPT mong muốn trở thành tập đoàn toàn cầu hàng đầu về dịch vụ thông minh…

FPT đang đứng trước cuộc chơi lớn về công nghệ trong nước và ngoài nước". Đây là lời của ông giám đốc Công nghệ FPT Nguyễn Lâm Phương

Nhưng ông nên nhớ rằng, ngày nay những cuộc chơi như thế không có chỗ cho những "lão hà tiện"
 
Từng bán nhà lấy vốn để sáng chế
Hơn 5 năm trầy trật nghiên cứu, thạc sĩ Nguyễn Văn Diện, và các cộng sự của mình đã thành công trong việc áp dụng công nghệ nano để chế tạo máy ozone công nghiệp phục vụ xử lý môi trường

Hiện anh Diện là Giám đốc Công ty TNHH môi trường Nano. Sản phẩm của anh và cộng sự đã được đưa vào ứng dụng tại hơn 20 công trình xử lý nước thải công nghiệp và 30 phòng khám, bệnh viện ở các tỉnh, thành phía nam, đáp ứng được yêu cầu chất lượng tương đương máy nhập ngoại từ châu Âu nhưng chỉ bằng khoảng 1/3 giá thành

Để đạt được điều này, Diện và các kỹ sư cộng sự của anh đã mất hơn 5 năm nghiên cứu và nhiều lúc tưởng chừng phải chấm dứt vì hết tiền và cả bế tắc hướng đi

Suốt thời gian nghiên cứu chế tạo máy ozone công nghiệp phục vụ xử lý môi trường, tài sản của vợ chồng Diện để dành lần lượt ra đi, bán cả đất đai, nhà cửa chỉ dành cho mục tiêu phải chế tạo thành công máy ozone

“Thời gian đầu công việc bế tắc, tài sản lần lượt ra đi, tôi bị áp lực ghê gớm. Mặc dù bán nhà đi ở đậu nhưng cũng may, vợ tôi luôn an ủi và động viên. Trong một lần gặp gỡ với người bạn, tôi bức xúc nói những khó khăn khi nghiên cứu thì một anh bạn ngồi chung bàn gợi ý: tại sao không thử áp dụng công nghệ nano vào máy ozone xem sao ? Người đó là tiến sĩ Tống Duy Hiển, Phó giám đốc Phòng Thí nghiệm công nghệ nano (ĐH Quốc gia TP.HCM)”, anh Diện nói


Thạc sĩ Nguyễn Văn Diện và máy ozone công nghiệp​

Cuộc gặp gỡ tình cờ đã giải quyết được cơ bản lối ra cho công trình nghiên cứu máy ozone. Ngay sáng hôm sau, tiến sĩ Hiển đã có cuộc gặp gỡ với anh em kỹ sư của công ty và trình bày hướng xử lý đưa công nghệ nano vào máy ozone

Ngay sau đó, Công ty TNHH môi trường Nano đã nộp hồ sơ trình bày ý tưởng đến Ban quản lý đổi mới sáng tạo Việt Nam - Phần Lan (IPP) để xin kinh phí thực hiện, xét thấy đây là một trong những sản phẩm rất cần để phục vụ cho xử lý môi trường hiện nay, vì vậy IPP đã kịp thời động viên và tài trợ kinh phí 90.000 USD để tiếp tục cải tiến và nâng cấp máy

Sau thời gian làm việc cật lực cùng với các chuyên gia của ĐH Quốc gia TP.HCM, Diện và các kỹ sư cộng sự đã hoàn thành nghiên cứu cải tiến và nâng cấp toàn diện từ trong ra ngoài cho máy ozone công nghiệp

Máy nano ozone có những ưu điểm như: mẫu mã nhỏ gọn, hiệu quả, điều khiển tự động, tiết kiệm điện năng lượng, hoạt động ổn định và quan trọng hơn, máy đã xử lý được mùi, màu và diệt khuẩn trong nước thải, nước sinh hoạt, nước tinh khiết, xử lý mùi nơi công cộng và các nhà máy...

Từ máy ozone công nghiệp, Diện và các cộng sự đã tiếp tục ứng dụng thành công công nghệ ozone vào để sản xuất modul xử lý nước thải cho các phòng khám bệnh. Diện cho biết, hiện có rất nhiều phòng khám y tế tư nhân “bỏ ngỏ” khâu xử lý nước thải vì việc đầu tư hệ thống xử lý nước thải vừa khó khăn, tốn nhiều kinh phí

Đó là chưa kể đến việc phần lớn các phòng khám phải đi thuê mặt bằng và chủ nhà không cho đào, đục, thay đổi diện mạo mặt bằng để lắp đặt hệ thống xử lý nước thải truyền thống; hay việc phòng khám mới đầu tư hệ thống xử lý nước thải được một thời gian thì chủ nhà lấy lại mặt bằng

Chính vì thế, với ưu điểm và công dụng là nhỏ gọn, không chiếm nhiều diện tích, không phải đào bới xây dựng bể chứa, dễ dàng di chuyển khi cần thiết, không gây tiếng ồn và phát mùi khi hoạt động… Modul xử lý nước thải phòng khám ra đời đã đáp ứng được các yêu cầu trên. Mới đưa ra thị trường trong thời gian ngắn, nhưng hiện modul xử lý nước thải mới này đã được triển khai tại trên 30 phòng khám và bệnh viện ở khu vực các tỉnh thành phía nam

Hiện có nhiều doanh nghiệp nước ngoài tìm đến đàm phán để mua toàn bộ công trình nghiên cứu của anh. Dù được trả giá hàng triệu USD nhưng Diện không bán. Anh nói: “Mình muốn phát triển hơn nữa công trình nghiên cứu này. Nếu bán đi thì mình có tiền nhưng cũng trở thành người làm công thôi. Mình muốn nó trở thành một sản phẩm công nghệ Việt Nam để xuất khẩu”

Thiên Long
 
Kiến nghị lập nhà thiết kế cho công nghiệp vi mạch


Nhà máy thiết kế chip và vi mạch Renesa ở khu chế xuất Tân Thuận​

- Hội Công nghệ vi mạch và bán dẫn TPHCM cho biết hội đang kiến nghị với thành phố hỗ trợ vốn để xây dựng nhà thiết kế (design house) cho công nghiệp vi mạch nhằm giúp các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này

Trao đổi về vấn đề này với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, ông Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch hiệp hội kiêm Phó giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM, cho hay hiện công nghệ vi mạch được thành phố xác định là một ngành trọng điểm để phát triển trong thời gian tới. Tuy nhiên, ngành này đang gặp khó khăn về vốn, nhân lực và nền tảng công nghệ mới

Theo ông Tuấn, khâu nghiên cứu và thiết kế sản phẩm trong ngành vi mạch đòi hỏi phải sử dụng các phần mềm, các mô-đun thiết kế có giá bản quyền rất đắt, vượt với khả năng đầu tư của doanh nghiệp. Do đó, hiệp hội kiến nghị thành phố hỗ trợ xây dựng nhà thiết kế vi mạch dùng chung cho các doanh nghiệp. Khi đó, các doanh nghiệp sẽ được sử dụng nhà thiết kế này để phát triển và nghiên cứu sản phẩm riêng biệt của mình và chỉ cần trả phí một ít chi phí sử dụng nhà thiết kế

“TPHCM đã lập chương trình phát triển công nghiệp vi mạch từ năm ngoái và nên dùng một phần vốn của chương trình này cho việc xây dựng nhà thiết kế chung cho các doanh nghiệp”, ông Tuấn nói

Năm ngoái, TPHCM đã thông qua chiến lược phát triển ngành vi mạch từ 2012 đến 2017 với tổng số vốn đầu tư lên đến 7.500 tỉ đồng

Chương trình này được kỳ vọng sẽ là bước tiến giúp ngành công nghiệp điện tử và phần cứng của các thiết bị công nghệ thông tin thoát khỏi lắp ráp gia công đơn thuần bằng việc tạo ra phần lõi là vi mạch của các thiết bị

Chương trình này sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp về đào tạo nhân lực, nghiên cứu, xây dựng trung tâm thiết kế và ươm tạo các sản phẩm công nghệ vi mạch

Hà Vân
 
Top