What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Việt Kiều Phú Yên

LOBBY.VN

Administrator
Tập đoàn TI tiếp tục mở rộng phát triển tại Việt Nam​

Sáng 9/11/2010 tại Hà Nội, Tiến sĩ Lê Duy Loan – người giữ trọng trách giám sát công nghệ và điều hành sản xuất các dự án kỹ thuật số trị giá hàng tỷ USD của Tập đoàn Texas Instruments (TI) đã có buổi họp báo trình bày kế hoạch sắp tới của Tập đoàn TI tại thị trường Việt Nam.

5cbDuyloan.jpg

Tiến sĩ Lê Duy Loan thuyết trình kế hoạch sắp tới của tập đoàn TI tại Việt Nam

LobbyTI.jpg


Chiều 9/11 bà Lê Duy Loan trong chuyến thăm công ty BinhAnh Electronics tại Hà Nội​

TI là tập đoàn quốc tế chuyên sản xuất và thiết kế IC bán dễ công nghệ analog và kỹ thuật số. Cùng với vi xử lý analog, vi xử lý tín hiệu kỹ thuật số (DSP) và vi điều khiển bán dẫ (MCU), TI thiết kế và sản xuất những giải pháp bán dẫn, công nghệ nhúng và xử lý ứng dụng

Tiến Sĩ Lê Duy Loan cho biết, ngay từ những ngày đầu thành lập (1930), TI đã đặt mục tiêu áp dụng những kĩ năng chuyên ngành độc nhất để mang tới thị trường những thay đổi cơ bản và kiến tạo những giá trị hoàn toàn mới. Chính vì vậy, xuyên suốt lịch sử TI là quá trình liên tục áp dụng các tiến bộ tiên tiến nhất của công nghệ phức hợp xử lý tín hiệu thời gian thực với những đột phá mang tính cách mạng thay đổi thế giới một cách toàn diện với tốc độ chóng mặt

Hiện, TI sản xuất, thiết kế và duy trì hoạt động thương mại tại hơn 30 quốc gia, phục vụ gần 80.000 khách hàng trên toàn thế giới

Nhận thấy Việt Nam là một thị trường tiềm năng, năm 2008 TI đã quyết định ‘tấn công’ vào thị trường nước này với 2 văn phòng đại diện tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh và 2 dịch vụ chính: Analog - Embedded processing

Tại Việt Nam, TI không chỉ cung cấp sản phẩm hiện đại mà còn giúp khách hàng tiếp cận thị trường nhanh hơn thông qua những hỗ trợ trực tiếp và trực tuyến. Những nguồn lực như thiết kế tham khảo, công cụ mô phỏng hiện đại và chương trình huấn luyện thông qua TI’s eLab Design Center cùng với trợ giúp trực tiếp, các khóa đào tạo và hội thảo từ những chuyên gia kinh doanh và ứng dụng giúp khách hàng đẩy nhanh những thiết kế của mình.

Cụ thể, TI cung cấp những thiết bị analog năng suất cao, hoàn thiện nhất và những công nghệ nhúng áp dụng rộng rãi nhất trong toàn ngành công nghiệp. Hiện, TI có hơn 60.000 sản phẩm và liên tục giới thiệu hơn 500 sản phẩm mới mỗi năm.

Xác định việc hiểu biết chuyên ngành trong cả lĩnh vực công nghệ analog, kĩ thuật số, thiết kế hệ thống và chip với công nghệ dẫn đầu giúp khách hàng hiện đại hóa tối đa các sản phẩm đầu cuối của mình, TI đã trợ giúp khách hàng các phần mềm, công cụ phát triển và thiết kế tham khảo.

Bên cạnh đó, TI còn cung cấp trợ giúp kĩ thuật tận nơi và trực tuyến với cộng đồng e2e năng động và hiệu quả, cùng với đó là các khóa huấn luyện và hội nghị chuyên đề, các tài liệu kĩ thuật và các công cụ lựa chọn sản phẩm.

Trong hơn 2 năm có mặt tại Việt Nam, TI đã phối hợp chặt chẽ với những đối tác địa phương và có một hệ thông dịch vụ toàn diện tại Việt Nam bao gồm các bên thứ ba và các nhà phân phối chính thức như Arrow, Avnet, Serial, WPG, WT

Trong thời gian tới, TI sẽ tiếp tục phát triển những ứng dụng như màn hình LED, E-meter, IP camera và theo đuổi mục tiêu giúp nền công nghiệp bán dẫn Việt Nam, bồi dưỡng những nhân tài trẻ thông qua các chương trình trợ giúp về tài chính, phương tiện, phòng thí nghiệm, thiết kế nội dung, các giải thưởng và học bổng tại các trường đại học.

Bên cạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, TI còn đóng góp vào tổ chức Sứ mệnh Hoa mặt trời - một tổ chức phi lợi nhuận cam kết cải thiện cuộc sống người dân tại Việt Nam - thông qua việc trao tặng học bổng cho những sinh viên xuất sắc trong lĩnh vực Khoa học và Công nghệ.

Tiến sĩ Lê Duy Loan hiện đang giữ trọng trách giám sát công nghệ và điều hành sản xuất cho các dự án kỹ thuật số trị giá hàng tỷ USD của Tập đoàn Texas Instruments.

Trước khi đảm nhận vị trí này, bà Lê Duy Loan từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong công ty TI. Năm 1982, bà Lê Duy Loan bắt đầu sự nghiệp của mình ở công ty TI với vai trò là Kỹ sư Thiết kế những thanh nhớ DRAM, một thiết bị quan trọng giải quyết hiệu quả vấn đề "nút cổ chai" của bộ nhớ máy tính thời điểm đó. Trong lịch sử phát triển của công ty TI, bà là người đầu tiên cung cấp các thiết bị Bộ nhớ máy tính TI cho các đối tác ở 3 châu lục. Một trong số các dòng sản phẩm Xử lý Tín hiệu số (DSP) của TI dưới sự chỉ đạo và dẫn dắt của bà đã được ghi vào Sách Kỷ lục Guinness thế giới, đồng thời mang về cho TI doanh thu hơn 1 tỷ đô-la Mỹ.

Năm 2002, bà Lê là người Mỹ gốc Á và đồng thời là người phụ nữ đầu tiên được trao danh hiệu "TI Senior Fellow" - Ủy viên cao cấp của TI. Năm 2002, bà cũng trở thành người phụ nữ duy nhất và cũng là người trẻ nhất được mời vào vị trí Giám đốc công ty National Instruments - thành viên quan trọng trong thị trường chứng khoán Nasdad.

Bà Lê Duy Loan đã nhận được rất nhiều giải thưởng danh giá như: "Nữ chuyên gia Kỹ thuật xuất sắc trên thế giới", "Kỹ sư Công nghệ Quốc gia của năm", "Người tiên phong của Khoa học Quang phổ", "Kỹ sư người Mỹ gốc Á của năm", được ghi danh trong tạp chí “Who’s Who in the World” mục danh nhân thế giới, “Tầm nhìn của Phụ nữ: Nhà lãnh đạo”, “Top 15 người phụ nữ thành đạt trong Kinh doanh của Pink”, giải thưởng “Ngọn Đuốc Vàng” của Quốc hội Hoa Kỳ dành cho các Công dân lãnh đạo
 
Người phụ nữ Việt làm "khuynh đảo" giới IT thế giới​

Duyloan-new.jpg

Năm 2002, công ty Texas Instrument (TI) - một công ty hàng đầu của thế giới chuyên thiết kế bộ nhớ máy tính trong 76 năm lịch sử của mình đã trao danh hiệu vô cùng cao quý: "TI Senior Fellow" cho một người phụ nữ nhưng lại là phụ nữ gốc Việt: cô Lê Duy Loan - người không chỉ làm rạng danh nòi giống Việt bằng tài năng mà còn cả tấm lòng!


Đây là chức vụ uy tín nhất trong những "đại công ty về kỹ thuật" của thế giới và đến nay cũng chỉ có 5 người đàn ông nhận chức vụ này trong công ty Texas Intruments.

Bộ não của Texas Instruments

Khởi nghiệp ở công ty Texas Instrument với vai trò của một kỹ sư chuyên thiết kế bộ nhớ cho máy tính khi mới 19 tuổi, nhưng chẳng bao lâu, cô kỹ sư trẻ mới ra trường đã làm những chuyên gia sừng sỏ ở TI phải kinh ngạc bởi sự sáng tạo, thông minh, tinh thần làm việc quyết đoán và hiệu quả công việc mà cô đem lại. Là công ty hàng đầu của thế giới trên lĩnh vực công nghệ thông tin và có tầm nhìn xa trông rộng, Texas Instrument đã sáng suốt khi giao cô giữ trọng trách điều hành các dự án lớn trị giá hàng tỷ USD cùng với các công ty đến từ ba châu lục khác nhau để chế tạo và nâng cao bộ nhớ máy tính. Và họ đã không lầm khi Lê Duy Loan cùng đội ngũ chuyên gia của mình đã hoàn thành xuất sắc dự án không chỉ đem lại lợi nhuận kinh tế khổng lồ mà còn ghi tên mình vào hàng ngũ những kỹ thuật viên sắc nhất thế giới về công nghệ thông tin.

Không có gì phải tranh cãi khi Lê Duy Loan lần lượt được thừa nhận tài năng và đề cử vào các giải thưởng danh giá của Texas Instrument. TI trở thành công ty hàng đầu trong danh sách của tạp chí Fortune 500 và chị trở thành nhà lãnh đạo trẻ tuổi nhất của công ty. Năm 1990, Lê Duy Loan được bầu vào Hội đồng kỹ thuật của TI rồi thành viên cao cấp của Hội đồng này vào năm 1993. Bốn năm sau, chị là người phụ nữ đầu tiên của TI trở thành thành viên Danh dự của Hội đồng kỹ thuật và là Phó Giám đốc thương mại của công ty TI. Năm 2001, tên tuổi của Lê Duy Loan một lần nữa được lưu danh trong "Women in Technology International Hall of Fame" dành cho các nữ chuyên gia kỹ thuật xuất sắc trên thế giới. Năm 2006, chị tiếp tục được vinh danh là người Việt Nam thành công trên đất Mỹ, được báo chí nước ngoài ngợi ca là "kỳ quan học thuật". Hiện nay chị là Giám đốc Digital Signal Processor (DSP) Advanced Technology Ramp, sử dụng kỹ thuật tinh xảo nhất trong các chương trình của công ty TI.

Đến nay giới công nghệ thông tin trên thế giới không xa lạ gì với tên tuổi của người phụ nữ Việt đã làm "khuynh đảo" thế giới IT. Chị được biết đến với một khả năng phi thường về các sáng chế cho bộ nhớ máy với 22 bằng sáng chế đã được đăng ký và 8 sáng chế đang đợi cấp bằng. Dù chỉ với học vị Thạc sĩ nhưng dưới tay chị là đội ngũ tiến sĩ lừng lẫy của thế giới và dưới sự dẫn dắt tài tình của chị, Texas Instrument luôn khẳng định ưu thế vượt trội trong lĩnh vực thiết bị xử lý tín hiệu số DSP và analog.

Người phụ nữ đặc biệt

Nói Lê Duy Loan là một phụ nữ đặc biệt quả không sai bởi ngoài tố chất thông minh, chị còn có nhiều tài năng và cá tính khác biệt. Đến Mỹ năm 12 tuổi với "năm không": không cha, không tiền, không ngoại ngữ, không nhà, không tình thương… Loan đã phải "bơi" chơi vơi trong "khoảng không" ấy để rồi chỉ 4 năm sau, chị đã tốt nghiệp Thủ khoa trung học lúc mới 16 tuổi và đăng đàn phát biểu trước 2.000 khán giả của trường. "Có trải qua những ngày tháng nhọc nhằn của tuổi thơ phải lăn lộn ở xứ người, những đêm thắp đèn đọc sách, nghiên cứu, đọc tài liệu mỏi mắt… mới thấu hiểu được vinh dự của ngày trở thành người đứng trước hàng ngàn học sinh, phụ huynh và thầy cô giáo của trường để phát biểu cảm tưởng của mình. Vinh dự và tự hào vô cùng bởi một lẽ nữa: mình là người Việt Nam", Lê Duy Loan cho biết.

Tài sản đến Mỹ duy nhất của Loan chỉ là những lời dạy bảo của cha, người mà chị vô cùng kính yêu và có ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời chị: "Con phải ráng học trong bất kỳ hoàn cảnh nào, cho dù khó khăn, nghèo khốn… Phải học cho thành nhân để giúp đời mai sau..". Hành trang vào trường, vào đời của Loan chính là lời dạy đó và chỉ mất 3 năm, chị đã hoàn thành xuất sắc chương trình Cử nhân điện với hạng Magna Cum Laude (xuất sắc) tại đại học Texas, thành phố Austin. Loan tiếp tục vừa học vừa làm để hoàn thành chương trình Thạc sĩ về quản trị kinh doanh ở đại học Houston.

Hơn ba mươi năm sống ở Mỹ, chị vẫn giản dị, gần gũi và thân thiện với tất cả mọi người. Chị cho biết "Tôi dạy hai con: Nhân - Lễ- Nghĩa - Trí - Tín theo văn hoá Việt Nam. Nền văn hoá nào cũng có điểm tốt, xấu. Tôi dạy cho con phải biết cả hai, phải có trách nhiệm đối với người mẹ nuôi Mỹ và người mẹ đẻ Việt Nam. Tôi đối xử với mọi người từ giám đốc cho đến những lao công, nhân viên bình thường bằng cái tình và tôi mong hai con mình cũng sẽ hiểu được điều đó".

Thành công lỗi lạc trên trường quốc tế nhưng Lê Duy Loan khiêm tốn cho rằng: "Tôi là người có được cả sự may mắn lẫn cơ hội. Tôi không quá tham vọng để rồi phải đánh mất những điều đáng quý". Điều đáng quí đó chính là mái ấm gia đình của chị với người mẹ Lê Duy Loan dịu hiền như bao bà mẹ Việt Nam. Mỗi cuối tuần, chị cùng chồng dành thời gian để dạy cho con đọc, viết tiếng Việt. Đến mùa hè chị phân công con trai lớn dạy lại cho em. Thương yêu và chăm sóc con chu đáo, "cưng con như cưng trứng, hứng như hứng hoa" nhưng khi đứa con đầu Đào Lê Quý Đan đúng 10 tuổi, chị cho cháu về Việt Nam để tham gia giúp đỡ và hiểu được cuộc sống của trẻ em trong nước. Chị kể lại: "Khi cháu đi rồi tôi rưng rưng nước mắt và thầm cầu nguyện: Thượng đế ơi hãy phù hộ, đừng để cho con trai thấy xa cách với những đứa trẻ trong nước, đừng để nó dửng dưng trước cuộc sống của người nghèo, xin cho nó một sợi dây tình cảm thiêng liêng với cội nguồn…". Nửa đêm, chị đáp máy bay về đến Việt Nam mà không hề cho con biết trước, Quý Đan lao ra ôm chầm lấy mẹ và thốt lên câu đầu tiên sau những ngày xa cách: "Mẹ ơi! Mình về Việt Nam nữa được không?"- "Tôi muốn đứng tim vì quá đỗi hạnh phúc trước câu nói của con…". Hạnh phúc càng lớn hơn khi chị đọc được những cảm xúc của con - đứa bé 10 tuổi sau chuyến đi: "Từ trước đến nay, em chỉ biết em là người Việt Nam, vậy thôi. Em chẳng để ý gì mấy đến chuyện này. Nhưng đó là trước khi ba mẹ em bảo em đi Việt Nam. Lúc đó em chỉ biết loáng thoáng và nghĩ rằng đó là một nơi nhỏ bé, nghèo nàn, bẩn thỉu... Về Việt Nam chứng kiến tận mắt cuộc sống của các bạn, em bắt đầu suy nghĩ không biết những người này nghĩ về những trẻ em Việt Nam sống ở Mỹ như thế nào: cao lớn, ăn uống đầy đủ, sống thoải mái không có lo lắng gì. Nhìn họ em cảm thấy thật ân hận khi nhớ lại nhiều lúc em chỉ nghĩ đến riêng em thôi… Ngày hôm sau, gia đình em đến thăm một ngôi chùa. Ở chùa, em gặp hai chị bán hàng rong. Hai chị này có tất cả 18 anh chị em sống ở gần chùa. Xung quanh chùa, có những trẻ em và người già đi ăn xin và buôn bán để kiếm sống. Đứng ở đó nhìn thấy những cảnh này, em mới hiểu tại sao Sunflower Mission lại ráng cố gắng giúp cho trẻ em Việt Nam có trường lớp để được học hành…Khi em đứng ở sân bay nhìn lại Việt Nam lần cuối, em hiểu rõ được tại sao em cần phải giúp và em phải giúp như thế nào... và em cảm thấy như em đã thuộc về nơi này. Đây là quê hương của em!".

Có một điều ít ai biết người phụ nữ cứng rắn kia dù xa quê hương đã hơn ba mươi năm vẫn không ăn được những món ăn Tây. Chị vẫn "thèm" tô canh bầu, đĩa rau muống luộc, chén nước mắm Việt Nam. Ông xã và hai con trai chị vẫn thường trêu đùa: mẹ hẹp hòi trong cách ăn uống quá!". Nhìn con người mảnh mai đó, ít ai biết chị đã có đai đen môn võ Thái Cực Đạo, một môn học mà chị yêu thích và đạt không ít giải thưởng ở tiểu bang Texas.

Và cũng ít ai biết là đã hơn 15 năm nay, chị "vác đơn" đi khiếu nại ở nhiều cơ quan truyền thông rằng mình không phải là Tiến sĩ khi nhiều tờ báo trong lẫn ngoài nước có lẽ do yêu mến đã gán ghép cho chị học vị cao quý đó
 
Thân nhân Việt Kiều Phú Yên ủng hộ vùng lũ​

Sáng ngày 6/12, tại 3 xã Hoà Hiệp Trung, Hoà Hiệp Nam, Hoà Hiệp Bắc, huyện Đông Hoà, tỉnh Phú Yên, Ông Nguyễn Vạn Lộc, việt kiều Mỹ ở bang Missouri đã thăm hỏi và trao tặng 123 xuất tiền, quà cho 123 trẻ em tàn tật ở đây

Mỗi suất quà có gía trị 200 ngàn đồng

Buổi chiều cùng ngày, Hội Thân nhân Việt kiều Phú Yên cùng các nhà hảo tâm đã đến thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân; nơi có nhiều bà con bị thiệt hại để thăm hỏi tặng quà và tìm hiểu thực tế hậu quả lũ lụt nhiều năm qua. Đoàn đã đến thăm và tặng tiền quà ở Phú Yên tổng cộng 300 suất quà, giá trị 60 triệu đồng

Trong đợt lũ lụt vừa qua, Hội Thân nhân Việt kiều Phú Yên cũng đã vận động Hội đồng hương Phú Yên tại Hoa Kỳ đóng góp ủng hộ và chuyển tặng đồng bào gặp nạn ở Phú Yên tổng giá trị tiền quà được 25.588.000 đô la Mỹ
 
Nhà khoa học nguyên tử Mỹ từng đạp xích lô ở Việt Nam​

Trở thành tiến sĩ gốc Việt đầu tiên làm việc trong phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos (Mỹ), tiến sĩ Võ Tá Đức luôn nhắc về quãng đời đạp xích lô khi ông còn ở Việt Nam, như điều thần kỳ của cuộc sống

Công việc hiện tại của Tiến sĩ Võ Tá Đức là nghiên cứu sáng chế ra những máy móc, thiết bị dò tìm các nguyên tử đang được ứng dụng để ngăn ngừa các hình thức vận chuyển nguyên tử bất hợp pháp vào biên giới Mỹ

tiensiDuc_d9ca7.jpg

TS Võ Tá Đức hồi còn nhỏ tại Việt Nam​

Là con trưởng trong gia đình 11 anh chị em ở Phú Yên, năm lên 14 tuổi, cậu bé Võ Tá Đức đã trở thành lao động chính trong nhà vì gia cảnh khó khăn. Hằng ngày, sau giờ tan học, Đức ăn vội cơm trưa rồi cuốc chiếc xe xích lô rong ruổi khắp mọi đường phố ở Tuy Hòa để kiếm tiền phụ cha mẹ nuôi 14 miệng ăn trong gia đình

Đến năm 1981, ba Đức cố xoay xở tìm cách cho cậu theo một người bà con tìm đường sang Mỹ và được một gia đình ở bang Iowa nhận làm con nuôi. Thành tích học tập của chàng trai nghèo từ VN bắt đầu tỏa sáng sau 1 năm rưỡi ở trường trung học Mỹ

Cậu bé đạp xích lô ở Tuy Hòa ấy suốt thời gian đại học và cao học ở Mỹ không phải trả bất kỳ khoản tiền học phí nào, nhờ vào thành tích lao động trí óc cần cù

Năm học lớp 12, Đức đoạt giải nhất một kỳ thi khoa học cấp tiểu bang, mang lại cho cậu học bổng toàn phần cho suốt 4 năm học ở khoa Vật lý Trường Đại học Bắc Iowa. Tốt nghiệp đại học, anh đi thẳng vào chương trình tiến sĩ chuyên ngành vật lý nguyên tử, và trong suốt thời gian cao học, anh liên tục nhận được các nguồn học bổng dành cho nghiên cứu sinh

Nói về thành công của mình, Tiến sĩ Đức cho biết: "Một thông điệp tôi muốn nói với các bạn trẻ ở Việt Nam, nhất là các bạn nghèo, rằng nếu có ý chí sẽ vượt qua được những khó khăn”
 
Gương sáng Võ Văn Huy
Thủ khoa kỳ thi tuyển sinh 2012 trường Đại Học Bách Khoa​

Võ Văn Huy là con một gia đình nông dân nghèo ở xã Hòa Bình 2, huyện Tây Hòa, Tỉnh Phú Yên. Cha Huy làm thợ hồ, mẹ chỉ bóc vỏ hạt điều và có một em gái bị liệt từ nhỏ. Ngoài giờ học Huy phải đi chăn bò phụ giúp gia đình…

Tại kỳ thi Olympic toán quốc tế lần thứ 52 năm 2011 tại Hà Lan, Huy đã đoạt huy chương đồng

Và môt điều đặc biệt là cậu học trò Võ Văn Huy đã trở thành thủ khoa trong kỳ thi tuyển sinh của Trường ĐH Bách Khoa – TP.HCM với số điểm 29/30

Võ Văn Huy, học sinh Trường THPT Lê Hồng Phong (huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên) có điểm thi Môn Toán: 10; Lý: 9.25 và Hóa: 9.5 . Suốt 12 năm học từ tiểu học đến THPT, Huy luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi, nhiều lần đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp tỉnh

Năm học 2010-2011, Huy đoạt giải nhì học sinh giỏi quốc gia và được Bộ GD-ĐT triệu tập vào đội tuyển dự thi Olympic toán quốc tế năm 2011 và Huy đã đạt được thành tích là huy chương đồng

Đáng nể ở Huy là tấm gương vượt khó và sự nỗ lực trong học tập. Một số câu chuyện, bài viết về cậu học trò nghèo, hiếu học đã được đăng tải trên báo Tuổi trẻ

Học sinh trường huyện

"Huy là một trong 42 học sinh được Bộ GD-ĐT chọn để sát hạch lựa chọn sáu gương mặt vào đội tuyển dự thi toán quốc tế. Trong kỳ sát hạch này cùng với năm học sinh khác, Huy được chọn vào đội tuyển toán quốc gia dự thi Olympic quốc tế. Tất cả học sinh còn lại đều đang học ở các trường chuyên nổi tiếng trong nước. Chỉ riêng Huy là một học sinh trường huyện"

“Cậu học trò nghèo trường huyện Võ Văn Huy bất ngờ được triệu tập vào đội tuyển Olympic toán quốc gia, chuẩn bị dự thi Olympic quốc tế. Thế nhưng Huy lại đang đối diện với nguy cơ phải ở nhà vì gia đình khó khăn”…. Và sau đó, Huy đã được bạn đọc Báo Tuổi trẻ hỗ trợ số tiền tổng cộng 46 triệu đồng để tham dự kỳ thi Quốc tế...."

Niềm vui xen lẫn nỗi lo

"Thế nhưng với riêng gia đình Huy, niềm vui chẳng kéo dài được lâu. Sáng 28-4, nhận giấy báo triệu tập học sinh về dự lớp tập huấn thi Olympic quốc tế từ tay con trai, niềm tự hào trên nét mặt bà Nguyễn Thị Kim Loan (mẹ Huy) nhanh chóng thay bằng nét lo lắng

“Được tin con vậy mừng lắm, cũng mong con tiến lên hơn nữa. Nhưng hoàn cảnh gia đình vầy lo lắm. Chi phí cho con đi một phần, rồi ở nhà không ai làm” - bà Loan nói

Căn nhà nhỏ, mái tôn nóng hầm hập theo câu chuyện của mẹ Huy. Bà bị sỏi mật khi Huy học lớp 8, đã phẫu thuật hai lần nhưng vẫn không khỏi. Những cơn đau đột ngột khiến bà nhiều lần lịm đi

Giờ đây bà như người mất sức, ở nhà nhận bóc vỏ thuê hạt điều cho một công ty. Cha Huy, ông Võ Văn Mười, làm phụ hồ nhưng bữa có bữa không. Nhà có ba anh em, Huy là con đầu, em út của Huy là Võ Thị Bích Chi học lớp 6 (Trường THCS Nguyễn Tất Thành, xã Hòa Bình 2) bị chứng u mạch máu, liệt chân phải từ nhỏ

“Bây giờ Huy đi tập huấn đến hơn hai tháng (4-5 đến 12-7), ở nhà xem như mất một lao động chính, rồi không biết ai đưa đón con Út đi học đây” - ông Võ Văn Mười bày tỏ. Nghe cha phân vân, mắt Huy đỏ hoe. “Nếu vì hoàn cảnh mà ba không cho đi thì em cũng đành chấp nhận thôi. Bất đắc dĩ mà” - Huy tâm sự

Cách đây ba năm, cũng từng vì hoàn cảnh Huy đã phải từ bỏ giấc mơ vào học trường chuyên. Thời điểm đó là đầu năm học 2008-2009, Võ Văn Huy thi vào Ttrường chuyên Lương Văn Chánh (TP Tuy Hòa, Phú Yên). Theo thầy Huỳnh Tấn Châu - phụ trách đội tuyển toán của Trường chuyên Lương Văn Chánh, kết quả kỳ thi tuyển năm ấy Huy nằm trong tốp năm học sinh dẫn đầu lớp chuyên toán, nhưng vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên Huy không theo học được, đành xin chuyển về học ở Trường THPT Lê Hồng Phong. Huy nhớ lại: “Ngày ấy em buồn lắm, nhưng vì hoàn cảnh gia đình phải chịu thôi”


Mỗi buổi sáng, sau khi chở em từ nhà đến trường, Huy phải cõng em lên tận lớp

Lao động chính trong gia đình

"Về học trường huyện gần nhà, Huy vừa là học sinh vừa là lao động chính trong nhà. Lịch học và làm việc mỗi ngày của Huy luôn xếp kín: 3g30 dậy vệ sinh và ôn tập bài; 5g30 cắt cỏ cho bò; 6g đưa em út tới trường, cõng em lên lớp; 6g45 vào lớp; 11g30 đến cõng em xuống sân trường để đèo về. Buổi chiều Huy chăn bò hoặc phụ mẹ bóc vỏ hạt điều. Buổi tối cơm nước xong, Huy lại phụ mẹ bóc vỏ hạt điều; 22g ngồi vào bàn học; 24g đi ngủ


Vừa chăn bò vừa học bài là những công việc hằng ngày của Huy​

“Suốt ba năm học phổ thông, Huy chưa bao giờ bỏ học hay đi trễ, nhưng cũng chẳng bao giờ đến lớp sớm. Em sắp xếp lịch công việc thế nào mà cứ 6g45 trống đánh vào giờ học là em lại có mặt ở lớp” - thầy Huỳnh Ngọc Thoại, chủ nhiệm lớp 12A1 Trường THPT Lê Hồng Phong, kể. Thầy Huỳnh Tấn Châu tấm tắc: “Tôi chỉ tiếp xúc với Huy trong thời gian ngắn khi bồi dưỡng để em thi học sinh giỏi quốc gia nhưng tôi phải nể sự vượt khó của em”

Về thành tích của Huy thì không cần phải nói thêm. Trong căn phòng chưa đến 4m2, nơi học và ngủ của cả hai anh em Huy, bằng khen suốt 12 năm học được chất thành chồng trong thùng đựng quần áo. Riêng năm lớp 12, ngoài giải nhất cấp tỉnh môn toán với điểm tuyệt đối 20/20, giải nhất giải toán trên máy tính cầm tay cấp tỉnh, giải nhì giải toán trên máy tính cầm tay cấp quốc gia khu vực miền Trung - Tây nguyên, Huy còn đoạt giải nhì học sinh giỏi quốc gia môn toán"
 
Top