What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Đại gia Việt khởi nghiệp từ Đông Âu

LOBBY.VN

Administrator
Những “đại gia” Việt khởi nghiệp từ Đông Âu​

Khá nhiều doanh nhân nổi tiếng hiện tại đã gây dựng cơ nghiệp tại các nước Đông Âu như ông Phạm Nhật Vượng, Nguyễn Đăng Quang, Nguyễn Cảnh Sơn...

ea0Khoinghiepdongau.jpg

Ông Phạm Nhật Vượng (1968) – Chủ tịch Tập đoàn Vingroup

phamnhatvuong.jpg

Ông Phạm Nhật Vượng- Chủ tịch tập đoàn Vingroup – hiện tại là người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Ông Vượng khởi nghiệp tại Ukraine từ đầu những năm 1990 , gây dựng tập đoàn Technocom - được biết đến nhiều với sản phẩm mì ăn liền “Mivina”

Tập đoàn Technocom hiện nay đã chuyển trụ sở về Việt Nam, đổi tên thành Vingroup chuyên hoạt động trong lĩnh vực bất động sản cao cấp

Ông Nguyễn Cảnh Sơn (1967) - Chủ tịch Eurowindow Holding

NguyenCanhSon.jpg

Ông Nguyễn Cảnh Sơn khởi nghiệp tại Liên bang Nga năm 1994 với việc thành lập công ty T&M Trans

Năm 2007, Eurowindow Holding được thành lập để quản lý các dự án đầu tư tại Việt Nam của tập đoàn T&M Trans, chủ yếu trong các lĩnh vực bất động sản, VLXD, tài chính... Các công ty thành viên của Eurowindow gồm có: CTCP Cửa sổ nhựa Châu Âu, Trung tâm thương mại Mê Linh Plaza, CTCP Incentra…

Ông Nguyễn Cảnh Sơn hiện giữ chức Chủ tịch HĐQT của Eurowindow Holding, CTCP Đầu tư T&M Việt Nam; thành viên HĐQT Techcombank

Ông Sơn hiện còn là chủ tịch Hội doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài

Lê Viết Lam (1969)- Chủ tịch Tập đoàn Sun Group

a-lam.jpg

Ông Lê Viết Lam là một trong những người đã cùng kinh doanh tại Ukraina với ông Phạm Nhật Vượng. Sau đó, ông Lam tách riêng thành lập Sun Group

Sun Group cũng hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, với nhiều dự án bất động sản du lịch như Bà Nà Hill, Bà Nà Hills French Village, SunCity Plaza Saigon...

Nguyễn Đăng Quang (1963), Hồ Hùng Anh (1970) – Tập đoàn Masan

12122011-42022-PM.jpg

Nếu như ông Phạm Nhật Vượng nổi tiếng với mì tôm tại Ukraina thì ông Nguyễn Đăng Quang cùng các thành viên khác của Tập đoàn Masan nổi tiếng với mì tôm tại Nga

Trong số những doanh nghiệp thành công với mì tôm tại Đông Âu thì hiện chỉ có Tập đoàn Masan là tiếp tục kinh doanh mặt hàng này tại Việt Nam (mì Omachi, Tiến Vua là những sản phẩm của Masan)

Hiện ông Nguyễn Đăng Quang, ông Hồ Hùng Anh chia nhau các vị trí lãnh đạo của các doanh nghiệp thuộc Masan như CTCP Tập đoàn Masan, CTCP Hàng tiêu dùng Masan, Techcombank…

Ông Hồ Hùng Anh hiện là người giàu thứ 6 trên TTCK Việt Nam. Do không trực tiếp đứng tên sở hữu cổ phiếu nên không xác định được giá trị tài sản của ông Nguyễn Đăng Quang

Bà Nguyễn Hoàng Yến - vợ ông Quang - là người giàu thứ 5 trên TTCK

Ông Đặng Khắc Vỹ - thành viên HĐQT ngân hàng VIB

DangKhacVy.jpg

Ông Đặng Khắc Vỹ là một trong những thành viên sáng lập VIB. Ông là Tiến sỹ Kinh tế và đã có nhiều năm làm việc tại nhiều nước trên Thế giới như Cộng hòa Liên bang Nga, Singapore...

Được biết, ông Vỹ cũng từng kinh doanh mì gói tại Nga và đã "chiến thắng" sản phẩm mì gói của Masan

Ông Đặng Khắc Vỹ đang là Chủ tịch Tập đoàn Future Generation - một trong những tập đoàn lớn nhất của người Việt Nam ở nước ngoài, hoạt động tại các quốc gia Đông Âu, Tây Âu và một số quốc gia Châu Á. Sản phẩm của tập đoàn đã hiện diện tại hơn 20 quốc gia trên thế giới

Trịnh Thanh Huy (1970) - Chủ tịch Bất động sản Bình Thiên An

trinhthanhhuy.jpg

Ông Trịnh Thanh Huy hiện là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Cty Cổ phần BĐS Bình Thiên An – nổi tiếng với dự án Đảo Kim Cương và Metropolis Thảo Điền tại Tp.HCM

Đồng thời ông Huy còn là sáng lập viên CTCP thương mại Đầu tư HB, thực hiện nhiều thương vụ M&A với các công ty như Vinafco, Beton 6, Descon…

Ông Huy từng kinh doanh mỳ ăn liền và thức ăn nhanh tại Nga trong giai đoạn 1994-1999 và Phó Chủ tịch của Tập đoàn Masan trong thời gian từ 1994-2006
 
Chủ tịch Bình Thiên An dám chia sẻ khó khăn với đối thủ​

"Chúng tôi đánh nhau khủng khiếp về giá. Và cuối cùng đành ngồi lại: bây giờ đánh nhau hay là chết ?"

Ông Trịnh Thanh Huy hiện đang là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần bất động sản Bình Thiên An (BTA). Trước đó, ông cùng với ông Nguyễn Đăng Quang và ông Hồ Hùng Anh xây dựng Tập đoàn Masan tại Nga, sau đó là Masan tại Việt Nam. Năm 2006, ông Huy rời Masan gây dựng Bình Thiên An

Ông Huy đã có những chia sẻ kinh nghiệm ứng xử trên thương trường. Theo ông Huy: “Ta nên thông tin thẳng thắn với nhau những khó khăn. Chúng tôi cũng có rất nhiều khó khăn và đã chia sẻ cho đối tác của mình"

2.JPG

Ông Trịnh Thanh Huy là Chủ tịch HĐQT của Bình Thiên An - chủ đầu tư dự án Đảo Kim Cương​

- Vậy BTA có sử dụng vốn vay của ngân hàng không, nếu có các ông có chia sẻ những khó khăn về nguồn thu với nhà băng ?

Thật sự, chúng tôi cũng có những giây phút khó khăn khi bán hàng chậm khiến tài chính không đúng như kế hoạch. Đơn cử như việc tăng giá dự án Đảo Kim Cương. Chúng tôi kỳ vọng đến năm 2014, giá bán thấp nhất của dự án Đảo Kim Cương là từ 6.000 -10.000USD một m2

Hiện nay giá bán bình quân của dự án này đạt từ 3.500 – 5.000 USD một m2. Chúng tôi đã hoạch định rất rõ ràng, ai đến sau phải trả giá cao hơn. Nếu bất cứ một dự án bất động sản nào, càng gần hoàn thiện, giá bán càng rẻ, thì cho thấy chủ đầu tư khá nặng nề về tài chính

Tuy nhiên, vừa qua, bộ phận bán hàng báo tháng rồi bán được 3 căn tại dự án Đảo Kim Cương. Mặc dù vẫn bán được hàng nhưng không như ý muốn khiến dòng tiền bị ảnh hưởng. Điều này bắt buộc chúng tôi phải điều chỉnh các khoản đầu tư khác

Chúng tôi đã có thương thảo trước kế hoạch, chia sẻ khó khăn, thỏa thuận với ngân hàng rồi mới đi tiếp. Về phía ngân hàng, họ cũng thấy được mình làm đúng, chân thành và rõ ràng là tiến độ bán hàng chậm

Chúng ta nên chia sẻ thông tin một cách minh bạch để các bên cùng giúp đỡ nhau. Nếu doanh nghiệp gặp vấn đề, ngân hàng cũng sẽ gặp vấn đề

- Vậy đối tác của ông có chia sẻ thông tin minh bạch với ông và BTA không ?

Có người hỏi tôi có mạo hiểm quá không khi “mua” Công ty cổ phần Kỹ thuật Cơ Điện Lạnh PER8. Tôi trả lời rằng: Chính xác! Tuy nhiên, BTA có đầu tư con người

PER8 có đội ngũ cán bộ chân thành, có người không lĩnh lương 3 tháng vẫn gắn bó với công ty. Nhưng trước đây PER8 làm từ thiện nhiều quá, làm cho một số đối tác mà không thu được tiền, đầu tư vào bất động sản không hiệu quả…Những điều này đã gây ra khủng hoảng cho PER8. Chúng tôi đã chân thành chia sẻ với nhau như vậy

Từ những khó khăn và thế mạnh đó nên chúng tôi quyết định giúp đỡ và đầu tư vào PER8, đặt kỳ vọng vào những con người và tập thể này. Chúng tôi hỗ trợ và cùng đồng hành

“Sông có lúc người có khúc”. Mình có thể cùng chấp nhận, cùng tháo gỡ. Khi thị trường ổn định trở lại, tình cảm này sẽ quý báu hơn, sẽ cùng nhau hỗ trợ phát triển trong tương lai

- Hợp tác với nhau để cùng đi lên, điều này nói thì dễ nhưng biến lời nói thành hiện thực là rất khó bởi người ra nói rằng "thương trường là chiến trường". Vậy doanh nghiệp phải làm thế nào để cùng đồng hành, cùng phát triển ?

- Để trả lời câu hỏi này, tôi muốn chia sẻ một vài quan điểm và kinh nghiệm trước đây

Thứ nhất, tôi lớn lên từ sản xuất. Năm 1994, khi tôi 24 tuổi, tôi bắt đầu xây dựng nhà máy đầu tiên, không có chuyên môn. Tôi bắt đầu mua nguyên vật liệu, bán hàng nhiều năm. Đó là tiền thân của Công ty Masan

Khi đó tôi và anh Quang (ông Nguyễn Đăng Quang – chủ tịch Masan, PV), sau đó năm 1996 thêm anh Hùng Anh (ông Hồ Hùng Anh – Chủ tịch Techcombank, Phó chủ tịch Masan, PV) gây dựng nên Masan

Chúng tôi có ít kinh nghiệm xương máu để tránh những mất mát, chống lãng phí… Chúng tôi nhìn thấy và mong muốn chia sẻ những kinh nghiệm đau đớn đó để nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, các đối tác

Ngày trước, Masan cạnh tranh rất khốc liệt với Công ty Rollton và Technocom. Công ty Rollton do anh Đặng Khắc Vỹ - Thành viên HĐQT VIB và anh Dũng -VP Bank thành lập. Còn Technocom do anh Vượng (ông Phạm Nhật Vượng-Vingroup) khi đó nắm giữ thị trường mì tôm Ukraina thành lập

Chúng tôi đánh nhau sát phạt đến mức khủng khiếp về giá. Lúc đầu chúng tôi làm ra một gói mỳ giá thành 8cents, bán ra 12cents. Sau đó người Việt Nam kiểm soát được 80% thị trường mì ăn liền ở Liên Xô

Chúng tôi cạnh tranh nhau và giảm giá đến mức 3,8 cents một gói mì với giá thành sản xuất là 4,5cents. Nhờ cạnh tranh chúng tôi đã tiết kiệm được giá thành sản xuất (cười)

Cuối cùng, chúng tôi ngồi lại với nhau: bây giờ đánh nhau hay là chết ? Vì vậy, chúng tôi đã thiết lập những quy tắc ứng xử: không giành giật nhân viên của nhau, cạnh tranh lành mạnh, không liên minh về giá ?

Đây là những cam kết mang tính thỏa thuận với nhau trên giấy tờ nhưng không có cơ chế để phạt. Sau đó chúng tôi đã bình ổn được thị trường

Chúng tôi – Masan đã thua trận tại thị trường Nga (thắng lợi trên thị trường Ukraina là anh Vượng, trên thị trường Nga là anh Vỹ). Nhưng Masan đã kịp rút về Việt Nam

Trên cơ sở cùng nhau phát triển, kinh doanh cạnh tranh lành mạnh. Chúng tôi vẫn tiếp tục hỗ trợ lẫn nhau, thi đua cùng nhau khi về Việt Nam dù mỗi người một lĩnh vực và tôn trọng lẫn nhau. Đây là những điều mà tôi nghĩ là quan trọng mà tôi rút ra được

Tới đây, BTA, Coteccons, PER8, Beton 6, Descon… sẽ cùng các đối tác của mình gặp gỡ nhau hàng quý, hàng tháng cùng chia sẻ thông tin minh bạch, từng bước hình thành các quan hệ mật thiết

Ông Trịnh Thanh Huy, sinh năm 1970, Kỹ sư ô tô, Học viện kỹ thuật quân sự tại Việt Nam và Nga. Năm 1994, ông cùng với ông Nguyễn Đăng Quang và ông Hồ Hùng Anh xây dựng Tập đoàn Masan tại Nga, sau đó là Masan tại Việt Nam. Năm 2006, ông Huy rời Masan gây dựng Công ty cổ phần Bất động sản Bình Thiên An

Ông Huy là sáng lập và lãnh đạo Bình Thiên An. Hiện công ty này đang đầu tư vào dự án Đảo Kim Cương (quy mô 8ha, vốn đầu tư trên 400 triệu USD tại quận 2, TP HCM); dự án Metropolis Thảo Điền (quy mô 8ha, vốn đầu tư hơn 600 triệu USD tại quận 2, TP HCM) và đang mua lại một số dự án lớn khác

Đồng thời, ông Huy là sáng lập, Phó chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần thương mại Đầu tư HB. Đây là tập đoàn đa ngành đầu tư và điều hành các công ty logistics (Vinafco), vật liệu xây dựng (Bê tông 620 Châu Thới, Celestone), Xi măng (Công ty TNHH Vật liệu xây dựng Việt Nam), bất động sản (HB Quảng Nam…).
 
Chủ tịch công ty Việt Thắng “Tôi mang một… món nợ lớn !”

“Suốt cuộc đời này tôi mang một món nợ, dù không ai đòi nhưng phải tự hiểu !”

- Chẳng phải ngẫu nhiên mà ông Nguyễn Văn Thân chia sẻ điều đó cùng Doanh Nhân

Bởi câu chuyện của chúng tôi khởi nguồn không phải từ chuyện “kinh doanh ra sao” mà là “sống như thế nào” ?

toimangmot58a1.jpg

Ngày trở về…

Cuộc đời con người luôn có những cơ duyên và cũng có tương tự như thế những sự lựa chọn. Tự nhận mình sinh ra và lớn lên luôn khao khát được làm khoa học, nhưng ông Thân cũng đã nhiều lần đổi nghề và rút cục gánh lấy cái nghiệp kinh doanh. Như thế, theo cách nào đó, ông thấy mình giàu có về đời sống…

Lớn lên từ vùng quê Thái Bình, theo học ngành địa lý địa chất ở Hà Nội, tốt nghiệp xuất sắc và đứng bục giảng tại Đại học Tây Nguyên. Cuộc đời ông rẽ sang một bước khác khi năm 1982 ông chuyển về Viện Nghiên cứu Tổng cục Khí tượng Thủy văn

Hai năm sau, ông trúng tuyển nghiên cứu sinh tại Ba Lan. Thời điểm đó, ý chí muốn thay đổi cuộc đời và giúp đỡ người thân tạo cho ông động lực để lập thân xa quê hương

Những ngày tháng ở Ba Lan, không chỉ hoàn thành xuất sắc đề án nghiên cứu sinh, rồi ở lại thực tập sinh…, ông Thân nhận ra trong chính mình một cơ duyên hoàn toàn mới - làm kinh doanh

Ông không chỉ làm ăn nhỏ như số đông người Việt mưu cầu ở xứ lạ mà đứng ra tổ chức các chuyến doanh du lớn trong và ngoài nước Ba Lan, đến mức cái tên của ông không còn xa lạ trong giới làm ăn

Có thể, nếu cứ tiếp tục ở lại Ba Lan, giờ này ông đã mang quốc tịch khác, cũng có lẽ đã trở thành một Nguyễn Văn Thân hoàn toàn khác…

“Thực ra, đã có lúc tôi có dự định ở lại Ba Lan. Nhưng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, tôi đến gặp người thày Ba Lan của mình. Và chỉ một câu nói của thày giáo thôi, tôi hiểu chỗ đứng của mình là ở nơi sinh thành. Lập tức tôi quyết định ngày hôm sau về nước. Tôi không bao giờ nuối tiếc khi lựa chọn, cho dù về nước có khó khăn thế nào đi nữa…” ông Thân hồi tưởng

Câu chuyện của chúng tôi ngược trở về những năm 90 khi ông trở về Việt Nam với những dự định mới mẻ. Người ta từng gọi ông là “người đi sớm một nhịp” khi ông thiết kế nên mạng lưới kinh doanh ở Ba Lan, và điều đó, một lần nữa đúng khi ông trở thành chủ tịch hội đồng quản trị trẻ tuổi nhất của một ngân hàng tại Việt Nam

Ngày trở về của ông chắc không đơn giản như việc lên một chuyến bay. Có những dự định kinh doanh phải gác lại. Có những tính toán phải thay đổi…

Nhưng ý chí kinh doanh thì không mòn mỏi. Rời khỏi vị trí đứng đầu ngân hàng, ông đã gây dựng nên một Công ty TNHH Việt Thắng với những công ty con chuyên về các mảng như: may mặc, xuất nhập khẩu, kinh doanh nhà hàng, tài chính, bất động sản…

Điều đó như một cam kết mà ông đã đưa ra khi trở về - gây dựng nên doanh nghiệp để làm của gia bảo cho con cái. Những người con sẽ mang lại sức sống mới cho sự nghiệp do ông đặt nền móng

Lời dạy cho con

Khi nhìn vào cơ ngơi của ông và vẻ ngoài tự tại mà ông thể hiện ra bên ngoài, tôi nghĩ đến câu hỏi

- Đến lúc này, ông đã cảm thấy toại nguyện với những dự định của mình ?

Về việc kinh doanh thì tôi chưa dừng lại, vẫn còn nhiều kế hoạch lớn. Nhưng điều tôi mãn nguyện chính là nhìn vào những đứa con của mình. Cậu con lớn Nguyễn Việt Thắng đang làm Tổng giám đốc công ty Việt Thắng, cô con gái đang du học đại học ở nước ngoài và sẽ sớm trở về tiếp sức cho cha cùng anh trai, cậu con út thần đồng âm nhạc đang học ở Ba Lan…

Nếu bằng lòng với chính mình thì đơn giản, nhưng tôi muốn cha truyền con nối, muốn con mình tiếp sức sự nghiệp ở một tầm mới, hơn những gì cha ông làm được. Vì thế, đầu tư cho con cái là điều được chú trọng hàng đầu

- Sinh ra ở Việt Nam, được nuôi dưỡng ở Ba Lan rồi đi học ở Mỹ, ông phải làm thế nào để làm cha với người con hấp thụ nhiều nền văn hóa như Nguyễn Việt Thắng ?

Tôi muốn được nói đến với tư cách người cha. Thắng nói tôi là “người cha, người thày tuyệt vời nhất”, điều đó đâu dễ có được. Tôi là người “dân tộc chủ nghĩa”, đến mức cực đoan

Con tôi phải là đứa con Việt Nam, nói tiếng Việt, yêu quê hương như yêu chính gia đình của mình. Cuộc đời tôi dù những va vấp hay thăng trầm đều có ý nghĩa cho con cái nhìn vào đó mà học hỏi. Dù các thành viên gia đình không có điều kiện sống cùng nhau, nhưng một năm phải ít nhất xum vầy hai dịp Tết và hè

Tôi dạy cho con biết đâu là nền tảng, con người phải giữ. Chỉ khi được vợ con nể phục, người đàn ông mới có thể được xã hội nể phục. Chẳng thế mà người xưa dạy: “Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”…

- Đó là ý chí ông muốn vậy, nhưng để thuyết phục con trở về sát cánh cùng trong một doanh nghiệp gia đình, thực sự không đơn giản ?

Tôi có một cam kết đầu tư với chính con của mình. Tôi đầu tư cho con ăn học nên người và đương nhiên con trai phải có nghĩa vụ trả lại - trở về

Tôi giao hẹn trước, nếu con ở lại Mỹ để làm thuê, thì suốt đời này con nợ ba! Con trai đủ hiểu tôi để đưa ra quyết định cuối cùng cho mình

- Ông có thể chia sẻ một kỷ niệm khó quên với tư cách người cha ?

Đó là giọt nước mắt trào ra khi trao món quà kỷ niệm trong ngày cưới của con trai. Tôi trao cho con mình chiếc đồng hồ - vật dường như là thứ tài sản riêng duy nhất mà tôi có

Khi ấy, tâm trạng tự nhiên rất bùi ngùi, nghĩ đến từ lúc này con đã tách ra khỏi mình, có gia đình riêng, có thế giới riêng…

- Trong kinh doanh, điều gì được ông chọn lọc để truyền lại cho con ?

Đến thế hệ con cái tôi, chuyện kinh doanh sẽ khác đi rất nhiều. Lớp trẻ được trang bị đầy đủ kiến thức, vốn sống sẽ có sự lựa chọn cách đi riêng. Duy có một điều muôn thuở vẫn đúng, và tôi nói: “Con trai ơi, hãy luôn làm việc !”

Chỉ khi thực sự bỏ công sức mới mong thu hái được thành quả. Làm doanh nhân phải có đầu óc lãng mạn, phải trằn trọc và hưng phấn với điều mình muốn. Điều ấy phân định doanh nhân này với doanh nhân khác

- Nếu có niềm tự hào để chia sẻ với con, ông sẽ nói gì ?

Tôi nói, ba tự hào vì đã trở thành người có tiền để làm những điều cần thiết cho người thân và thực sự là một doanh nhân trí thức

Và “món nợ” người cha mang

Ông Nguyễn Văn Thân dành phần nhiều thời gian trong đời để truyền cho con về gốc gác Việt, về “lửa” trong kinh doanh. Nhưng có một điều nữa, ông không quên nhắc nhở cho con hay cho chính bản thân - món nợ ông phải trả

“Tôi lớn lên ở một vùng quê nghèo nhất của Thái Bình. Nếu không bằng con đường học vấn thì cuộc đời của tôi chắc cũng không thoát ra khỏi cái nghèo. Đất nước cho tôi cơ hội được thay đổi cuộc đời mình, tôi mang nợ vì điều đó”, ông nói

- Để trả món nợ ấy, ông sẽ làm gì ?

Tôi tâm niệm làm một doanh nhân đóng góp cho đất nước cũng là nghĩ đến việc phần nào báo đáp. Nhưng đến giờ, tôi đang tâm đắc với một dự án mới. Tôi theo học ngành địa lý địa chất bao nhiêu năm, máu làm khoa học vẫn chảy, vậy nên, tôi đang muốn trở lại với cái “nôi nghề nghiệp” của mình theo cách đi của doanh nhân làm về khai khoáng nhưng gắn với môi trường

Chúng ta dường như khai thác tài nguyên quá nhiều, mà quên đi những di chứng lâu dài về biến đổi môi trường. Tại sao ông lại lựa chọn cách “trả nợ” cho đất như vậy ?

Tôi là người “dân tộc chủ nghĩa”, đến mức cực đoan

Đúng là hiện nay nhiều doanh nghiệp chỉ lo khai thác tài nguyên mà chưa chú trọng đúng mức đến yếu tố bảo vệ môi trường. Khai khoáng cần phải chú trọng đến yếu tố môi trường đầu tiên, nhưng ở ta thì ngược lại, hiệu quả khai thác là số một

Muốn đưa ngành công nghiệp khai khoáng trở về đúng quỹ đạo là cả một cuộc vận động thay đổi từ nhận thức, không hề đơn giản

Để thành công cần phải có sự hỗ trợ từ Chính phủ như xây dựng quy hoạch lại các mỏ, tạo nên các cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp chung… Cần phải đưa yếu tố môi trường vào ngành khai thác khoáng sản như một điều kiện tiên quyết

Tôi nghĩ, với cách suy nghĩ này, doanh nghiệp của chúng tôi có thể góp phần vào quá trình ấy. Cần phải có những doanh nghiệp hành động vì mục tiêu bảo vệ môi trường

- Ngoài việc lo chuyện của doanh nghiệp mình, ông còn làm Phó chủ tịch của 2 hiệp hội - Hiệp hội DNVVN Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp Hà Nội. Rồi mới đây, ông được giới thiệu ứng cử Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội. Có phải, ông đang chuyển sang hoạt động chính trị ?

Tôi không định đặt ra cho mình làm chính trị, làm kinh doanh. Chỉ đơn giản, tôi muốn làm được điều gì để cảm thấy “món nợ” của mình vơi đi với thời gian. Tôi mong muốn những doanh nhân, những người lăn lộn trong thực tế sẽ có tiếng nói tích cực trong sự phát triển chung của đất nước bằng việc đưa ra những đóng góp thiết thực trong xây dựng chính sách, lập pháp

Thiết nghĩ, những người có tâm huyết với nền kinh tế đều nhìn ra vai trò tích cực của khối doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nhưng khối doanh nghiệp này hiện vẫn có quá nhiều khó khăn, vậy nên, nếu có thể làm được gì để giúp cho tiếng nói của các doanh nghiệp này được tiếp thu thì tôi coi đó là trách nhiệm của mình

- Đi “kêu” cho doanh nghiệp khác cũng như việc “bao đồng”, có khi nào ông thấy nản lòng ?

Sức người cũng có hạn, có khi mệt mỏi hoặc áp lực tôi muốn dừng lại. Nhưng rồi lại nghĩ đến câu nói của con “cha là người thày”, nghĩ đến “món nợ” mình vẫn dạy con thì thấy cần sống có lý tưởng

- Cái tên “Thân soái” đã quá vãng. Lúc này, ông muốn được nhắc đến với tên gọi như thế nào ? Doanh nhân, nhà hoạt động chính trị xã hội ?

Tôi chỉ muốn có thể làm được điều gì đó để khi nằm xuống được một nhóm người ghi nhận đây là công trình của ông Thân

Nguyễn Văn Thân
 
Last edited by a moderator:
Nhóm Đông Âu’ đứng đầu tỷ phú Việt
Rất nhiều doanh nhân thành công ở các nước Đông Âu đã quay về nước và thành công lớn ở quê nhà. Nhìn trên mặt bằng các doanh nhân tên tuổi hiện nay, những người về từ Đông Âu là những cái tên đình đám nhất. “Nhóm Đông Âu” đang đứng đầu giới đại gia Việt

Nổi tiếng không kém ông Phạm Nhật Vượng, ông Nguyễn Đăng Quang (1963) và ông Hồ Hùng Anh (1970) đang được biết đến là những ông chủ của một tập đoàn sản xuất hàng tiêu dùng hàng đầu tại Việt Nam với vốn hóa thị trường lên tới gần 4 tỷ USD

Con đường đi lên của hai đại gia này tương đối giống với ông Vượng, cùng thành công với sản phẩm mì tôm tại Đông Âu. Điểm khác có lẽ ở chỗ, ông Quang và ông Hùng Anh sản xuất kinh doanh tại Nga, trong khi ông Vượng ở Ukraine. Về Việt Nam, ông Vượng chuyển trọng tâm sang BĐS cao cấp, du lịch… trong khi ông Quang và ông Anh tiếp tục kinh doanh mặt hàng này tại Việt Nam với một số nhãn hiệu như Omachi, Tiến Vua và hoạt động thêm mảng ngân hàng (với Techcombank)

Tính về tài sản, ông Hồ Hùng Anh xếp sau ông Vượng khá nhiều, trong khi ông Quang chưa được liệt vào danh sách nào do không chính thức đứng tên sở hữu cổ phiếu nhưng sự phát triển dữ dội của MSN, đặc biệt là hàng loạt vụ thâu tóm gần đây như Nước khoáng Vĩnh Hảo, Vinacafé Biên Hòa, Proconco… khiến mọi người nể trọng đại gia này. Trên thực tế, nếu tính gián tiếp ông Quang đang sở hữu khối tài sản thua kém không nhiều tỷ phú Vượng

Một đại gia về từ Đông Âu rất giàu nhưng không nằm trong bảng xếp hạng nào là ông Nguyễn Cảnh Sơn (1967) - Chủ tịch Eurowindow Holding. Thành công vang dội với cửa nhựa mang tên Eurowindow, sau đó, ông Sơn cùng người em trai làm tổng giám đốc đã chuyển đầu tư sang BĐS, tài chính, vật liệu xây dựng, phân phối. Cái tên Eurowindow gắn với anh em nhà ông Sơn đã chuyển dần từ một nhà sản xuất vật liệu xây dựng sang một tập đoàn đầu tư đa ngành đáng nể

Hiện ông Sơn vẫn là chủ tịch Tập Đoàn T&M Trans tại Moscow, Nga. Ông là một doanh nhân khá bí ẩn, hiếm khi xuất hiện nhưng sự phát triển dữ dội của các DN ông lập ở Việt Nam như Eurowindow, Melinh Plaza và sự lấn sân sang lĩnh vực tài chính như Techcombank, VIB Bank… cho thấy tiềm lực, và uy danh của đại gia này

Không nổi tiếng bằng ông Vượng và ông Quang, ông Trịnh Thanh Huy - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần BĐS Bình Thiên An (BTA) vẫn được biết đến với hàng loạt vụ thâu tóm rùm beng. Tên tuổi của đại gia này gắn liền với tiền và những thương vụ M&A nhanh chóng như Vinafco, Beton 6, Descon…

Trên thực tế, cái tên Trịnh Thanh Huy thực sự đã nổi tiếng từ khá lâu. Ông là người cùng với Nguyễn Đăng Quang và ông Hồ Hùng Anh xây dựng Tập đoàn Masan tại Nga (sau đó là Masan tại Việt Nam), cạnh tranh khốc liệt với Công ty Rollton của ông Đặng Khắc Vỹ (thành viên HĐQT Ngân hàng VIB) và Technocom của ông Vượng. Sự cạnh tranh khốc liệt chính giữa các doanh nhân Việt tại Đông Âu đã giúp họ giảm giá sản phẩm cực nhanh và kiểm soát gần như toàn bộ thị trường về mỳ ăn liền tại khu vực

Ông Huy (sinh năm 1970), từng học tại Học viện kỹ thuật quân sự tại Việt Nam và Nga, gần đây nổi hơn với dự án Đảo Kim Cương (trên 400 triệu USD) và Metropolis Thảo Điền (hơn 600 triệu USD) tại TP.HCM và hàng loạt vụ thâu tóm đình đám nói trên

Bên cạnh đó, trong lĩnh cực ông Lê Viết Lam (1969), Chủ tịch Tập đoàn Sun Group cũng từng kinh doanh tại Ukraine với ông Vượng, là một trong những thành viên sáng lập Ngân hàng VIB và đang là Chủ tịch Tập đoàn Future Generation - một trong những tập đoàn lớn nhất của người Việt Nam ở nước ngoài. Ông Lam được biết đến là người tạo dựng, phát triển làm nên tên tuổi của khu du lịch Bà Nà Hill ở Đà Nẵng

Một người trẻ về từ Đông Âu là Ngô Chí Dũng hiện là chủ tịch VPBank

Ông Dũng từng học địa chất ở Nga, có bằng, Tiến sỹ Kinh tế

Về nước khá sớm. Từ năm 1996 đến năm 2004, ông là cổ đông sáng lập ngân hàng VIB. Sau đó ông 2005 đến năm 2010, ông Ngô Chí Dũng giữ cương vị Chủ tịch HĐQT của Công ty CP Đầu tư Liên Minh và tập đoàn KBG (Liên bang Nga)

Từng là Phó chủ tịch thứ nhất của Techcombank, thành viên sáng lập của Ngân hàng Quốc tế (VIB) nhưng ông Ngô Chí Dũng chưa có “mảnh đất riêng” tại Việt Nam cho đến khi trở thành ông chủ thực sự tại VPBank. Trở thành ông chủ của VPBank, ông Dũng vẫn là một người kín tiếng với công chúng bởi gần như không xuất hiện trước truyền thông nhưng những thay đổi của VPBank dưới thời của ông đã cho thấy sức mạnh của ông

Về nước: Giàu to và nổi tiếng

Trong vài năm qua, nhiều DN tư nhân đã nổi lên rất mạnh mẽ. Nhiều trong số đó là thành quả của một số lượng không nhỏ các doanh nhân Việt thành công ở các nước trên các nước về nước làm ăn. Và nổi bật nhất hiện nay chính là những người từng học tập, khởi nghiệp và làm việc ở Đông Âu

Khoảng 5-6 năm trở về trước, giới đầu tư chứng khoán khá ấn tượng với cổ phiếu VIC của Vincom. Cổ phiếu này khi đó đã thực sự hấp dẫn giới đầu tư với số lượng NĐT đăng ký tham gia đấu giá cổ phần lần đầu (IPO) gấp gần 4 lần lượng chào bán, cho dù giá khởi điểm lên tới 80.000 đồng/cp

Đến thời điểm này, cái tên Phạm Nhật Vượng đang được nhắc tới có lẽ là nhiều nhất trong số các doanh nhân Việt với danh hiệu tỷ phú Việt Nam đầu tiên thế giới công nhận với khối tài sản 1,5 tỷ USD và thành tựu đáng nể trong phát triển du lịch và BDDS cao cấp

Giờ đây, giới đầu tư có lẽ thuộc lòng tiểu sử của doanh nhân này, từng học kinh tế địa chất tại Nga, sau đó sang Ukraine khởi nghiệp với việc thành lập Công ty Technocom, sản xuất hàng trăm sản phẩm từ mỳ ăn liền cho tới khoai tây nghiền, xuất khẩu đi hàng chục nước trên thế giới

Đến cả nhãn hiệu mỳ ăn liền Mivina gắn với tên tuổi của ông tại Ukraine cũng được biết đến, cho đến cuộc sống không hề giàu có hồi nhỏ, kết quả học tập xuất sắc cũng như tầm nhìn và khả năng chớp cơ hội làm kinh tế khi một loạt nước Đông Âu chuyển mình hồi đầu những năm 1990

Cũng có hành trình về nước để kinh doanh và nhanh chóng thành công, giàu có và nổi tiếng như ông Vượng có thể kể đến nhiều oanh nhân học tập, khởi nghiệp từ Đông Âu hiện là ông chủ của các tập đoàn lớn như Masan, Eurowindow, SunGroup, Bình Thiên An…

Đa số họ đều đầu tư mạnh vào tài chính, BĐS, xây dựng và không ít lại thành công trong kinh doanh hàng tiêu dùng. Tất cả đang được xem là những ‘tay to” thực sự trên các lĩnh vực mà họ góp mặt

Dường như họ đã mang những kinh nghiệm phát triển trong thời kỳ Đông Âu, những nguồn vốn tích lũy được về Việt Nam và điều đó có vẻ tạo ra nhiều thuận lợi khi môi trường kinh doanh trong nước cũng vào giai đoạn chuyển đổi. Cùng nhìn lại hành trình trở về và chặng đường kinh doanh của các thành viên “nhóm Đông Âu” cho thấy quyết định về nước là một bước ngoặt thành công của họ

Huấn Tú
 
Top