What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Đầu tư kinh doanh tại Myanmar

LOBBY.VN

Administrator
Mở một “đại dương xanh” ở Myanmar​

Sau chuyến công tác xúc tiến thương mại “Tìm đại dương xanh - Thị trường Myanmar” do Câu lạc bộ Doanh Nhân Sài Gòn (CLB DNSG) tổ chức (từ 19 - 24/9), nhiều doanh nghiệp thành viên trong đoàn đã chia sẻ ý kiến và thông tin về chuyến đi cũng như tiềm năng của thị trường Myanmar

* Ông Phạm Phú Trường, Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư Du lịch Quốc tế Sài Thành: “Thành công chỉ là bước đầu”

- Đây là một chuyến đi với nhiều niềm vui và học được nhiều điều. Theo tôi, chuyến đi thành công chính là sự đóng góp rất tích cực của từng thành viên trong đoàn với tinh thần vì tập thể, vì CLB, vì doanh nhân Việt Nam...

Tôi xem đây là “Tinh thần CLB DNSD” và mong rằng sẽ được phát huy trong các thành viên khác của CLB. Tuy nhiên, thành công vừa qua chỉ là bắt đầu, vì theo tôi, hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam được sử dụng tại Myanmar mới là điểm đến cuối cùng của chuyến đi mà ai cũng mong muốn. Chính vì lý do đó, sắp tới, trong quá trình làm việc với các đối tác, bản thân tôi và CLB sẽ xúc tiến các hoạt động bán hàng sang Myanmar

Ngoài ra, CLB cũng sẽ tiếp tục chuỗi chương trình Tìm đại dương xanh với các chương trình thảo luận và chia sẻ về chiến lược quản trị, marketing, chương trình đào tạo ngắn hạn tại một số nước trong khu vực và Mỹ... nhằm giúp cho các thành viên tăng năng lực lãnh đạo, tư duy chiến lược hiện đại.

* Bà Nhan Húc Quân, Tổng giám đốc Công ty TNHH Bao bì giấy nhôm New Toyo Việt Nam: “Đánh thức một thị trường tiềm năng”

- Khoảng 5 - 6 năm về trước, tôi đã từng đơn thân độc mã đến thị trường này đề tìm kiếm và thiết lập được mối quan hệ thương mại với một đối tác. Vì vậy, tổ chức một chuyến đi quy củ sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp rất nhiều.

Theo đánh giá của tôi, chuyến đi này có một sự chuẩn bị khá tốt từ phía ban tổ chức, từ khâu thiết kế tour, mời đối tác giao lưu, liên kết với Liên đoàn Phòng Thương mại và Công nghiệp Myanmar tổ chức hội thảo đến việc kết nối với Tham tán và Đại sứ Việt Nam tại Myanmar. Tất cả đều thành công trọn vẹn đã thực sự tạo cho chúng tôi niềm tin về khả năng điều hành và tổ chức của CLB DNSG.

Trong chuyến đi này, New Toyo đã mang đến cho buổi hội thảo những sản phẩm chủ lực và tôi đã gặp gỡ và tiếp xúc với một loạt kết nối quan trọng: Hội Xúc tiến Mậu dịch Quốc tế IBPC Myanmar, nơi đó hội tụ hơn 50 hội viên đa ngành nghề là giới doanh nhân người Hoa, người Ấn và người bản địa; Tập đoàn Citimart hiện đang có 13 hệ thống siêu thị đang kinh doanh khá thành công; Công ty Super One cũng có năm hệ thống siêu thị đang hoạt động; Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar.

Hy vọng rằng sau ngày tổng tuyển cử vào trung tuần tháng Mười một sắp tới, Myanmar sẽ có những bước chuyển mình theo chiều hướng tích cực và tốt dần lên. Khi đó, với mối quan hệ tốt đẹp sẵn có giữa hai nước Myanmar và Việt Nam, các doanh nhân Việt Nam chắc chắn sẽ thúc đẩy việc giao thương và đầu tư ngày càng nhiều hơn tại Myanmar.

* Bà Vũ Lưu Thúy Hằng, Phó giám đốc Công ty Đầu tư Phát triển Kỹ thuật IDT: “Một đất nước đa sắc thái”

- Đa số những anh, chị trong đoàn chúng tôi đều chưa từng biết đến đất nước được mệnh danh là “miền đất vàng” theo cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen về một thị trường tiềm năng. Tuy nhiên, ấn tượng đậm nét của tôi về chuyến đi là những khám phá về một vùng đất mới.

Một điều làm tôi hết sức ngỡ ngàng và bất ngờ là khi bước vào trong sân bay quốc tế ở thành phố Yangon thật khang trang và sạch sẽ, điều này tạo ấn tượng tốt đẹp ngay từ phút đầu tiên. Trước đây, tôi đã từng nghe bạn bè kể về nó và tôi tưởng tượng thật khó đến đây và không thể ở lại đất nước này dù chỉ vài ngày.

Nhưng bên cạnh đó là cuộc sống của người dân nơi đây còn nghèo nàn và lạc hậu. Myanmar cho đến nay vẫn là đất nước có GDP thấp nhất trong khu vực, thu nhập bình quân đầu người là 1.100 USD/năm. Nền kinh tế được quản lý bởi chính quyền quân sự, áp dụng chính sách tem phiếu cho nhiều lĩnh vực như bán xăng, mua sắm ô tô...

Mọi vỉa hè đều phủ kín bởi những gánh hàng rong. Điều đặc biệt ở đây là việc nhai trầu là thói quen thịnh hành của đại đa số đàn ông ở Myanmar. Đồng thời tất cả dân chúng, từ nam giới đến nữ giới, đều mặc xà rông truyền thống “longyi”, chân đi dép xỏ ngón kể cả ở chốn văn phòng hay những nơi sang trọng. Mới nhìn bạn sẽ cảm thấy không quen mắt, nhưng nó có gì đó rất riêng Myanmar. Và chúng tôi đã có một buổi chiều đi dạo chợ Scott ở trung tâm thành phố Yangon.

Mặc cả thoải mái khi mua bán trong các cửa hàng đá quý, đồ lưu niệm... là điều phổ biến. Đã đến Myanmar thì không thể không đến ngôi chùa Shwedagon, một ngôi chùa lịch sự bởi vẻ tráng lệ và quy mô khổng lồ. Mọi người vào ngôi chùa này đều phải ngước nhìn lên những ngọn tháp kỳ vĩ rực rỡ dưới ánh mặt trời và đi chân trần vòng quanh khuôn viên chùa.

Tất cả những điều này đã nói lên Myanmar là một đất nước đa sắc thái

CLB Doanh nhân Sài Gòn
 
SDA huy động vốn khai thác đá tại Myanmar​

Năm 2011, công ty đặt kế hoạch đạt 264 tỷ đồng doanh thu và 48,16 tỷ đồng LNTT (tăng 14,4% so với thực hiện 2010)

Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2011 của CTCP Simco Sông Đà (mã SDA) công bố thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2011

Theo đó, công ty đặt kế hoạch đạt 263,85 tỷ đồng doanh thu (tăng 25,6% so với thực hiện 2010) và 48,16 tỷ đồng LNTT (tăng 14,4% so với thực hiện 2010)

Tỷ lệ trả cổ tức dự kiến: 15%

Năm 2011, công ty dự kiến đầu tư 520,55 tỷ đồng vào các dự án như Dự án Toà nhà SIMCO TOWER, Khu đô thị mới Cầu Bươu, Thanh Trì, Hà Nội; Dự án Tiểu khu đô thị mới Vạn Phúc - Giai đoạn II; Dự án Khu đô thị Phụng Hiệp, Thường Tín, Hà Nội; Dự án khai thác khoáng sản tại Yên Bái…

Công ty thông qua phương án trả cổ tức năm 2010 bằng cổ phiếu tỷ lên 20% để huy động vốn đầu tư vào Dự án khai thác và chế biến đá hoa trắng mỏ Patle – Inn tại Mandalay – Myanmar
 
Thiếu nữ Myanmar mặc áo dài quảng bá hình ảnh Việt Nam​

- Đoàn doanh nghiệp Việt Nam tham dự hội chợ quốc tế về sản phẩm gia dụng tại Yangon, Myanmar vừa qua rất ngạc nhiên khi thấy nhóm nữ nhân viên PG của đơn vị tổ chức mặc đồng phục áo dài Việt Nam trong lễ cắt băng khai mạc

e5c4bc68bdd8e21af4a12b7ea9ced717.jpg

Thiếu nữ Myanmar mặc áo dài chuẩn bị lễ khai mạc hội chợ quốc tế về sản phẩm gia dụng tại Yangon tháng 5.2011​

Theo chị Nguyễn Thị Ngọc Linh, phòng xúc tiến thương mại ITPC, người vừa trở về từ Yangon, đây là lần đầu đơn vị tổ chức hội chợ tại trung tâm triển lãm quốc gia Myanmar cho nhân viên mặc áo dài Việt Nam trong lễ khai mạc nhằm “hỗ trợ quảng bá hình ảnh” cho hàng hoá Việt Nam vốn đang được người Myanmar ưa chuộng trên thị trường Myanmar

Các cô gái Myanmar cho biết, vải may áo dài được đặt mua từ TP.HCM. Ngoài việc quảng bá hình ảnh Việt Nam qua những chiếc áo dài, ban tổ chức còn hỗ trợ nhiều bảng quảng cáo tại các vòng xoay và trục đường chính tại Yangon để quảng bá cho người dân đến hội chợ tham quan khu vực gian hàng của các doanh nghiệp Việt Nam

Đoàn Việt Nam tham gia hội chợ lần này có 24 gian hàng của 16 doanh nghiệp như: Dệt may Gia Định, Vissan, Cầu Tre, Mỹ phẩm Sài Gòn, Quạt Asia...

c17cf1aacf034b515cd9b8e93ec9e247.jpg

Nhóm nhân viên PG tại hội chợ​
 
Xuất khẩu xi măng sang Myanmar: Thời cơ & thách thức​

Vừa qua, TCty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM) đã cùng đoàn công tác của Bộ Xây dựng do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân dẫn đầu đến thăm và làm việc tại Myanmar (từ ngày 9 - 14/6)

Ngoài việc tham gia theo chương trình chung, đoàn công tác VICEM còn làm việc với Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam tại Myanmar, một số DN có chương trình xúc tiến đầu tư đã và đang hoạt động tại Myanmar, tìm hiểu và tiếp xúc với một số DN của đất nước này. Đoàn cũng làm việc với cơ quan chính phủ Myanmar như: Bộ Thương mại, Ngân hàng YOMA bank, Bộ Công nghiệp… tìm hiểu và nghiên cứu một số tài liệu pháp lý cũng như khảo sát, tìm hiểu về đất nước Myanmar như tổng quan kinh tế, mức độ phát triển, nguồn nguyên nhiên liệu cho sản xuất xi măng (XM), cơ hội và thách thức…

Trao đổi với phóng viên Báo Xây dựng, ông Nguyễn Thanh Tùng - Chánh văn phòng VICEM cho biết: VICEM đang tìm hiểu thị trường Myanmar còn vấn đề có xuất khẩu sản phẩm XM sang thị trường này hay không còn phải tìm hiểu và nghiên cứu nhiều vấn đề, đặc biệt là khung pháp lý của Myanmar

Những năm gần đây kinh tế Myanmar bắt đầu mở cửa và chính phủ cởi mở hơn trong những chính sách thu hút đầu tư. Tuy nhiên, điều mà các nhà đầu tư lo ngại là theo Luật Đầu tư thì nhà đầu tư nước ngoài được chuyển lợi nhuận về nước nhưng hiện tại chưa có ngân hàng nước ngoài nào được phép hoạt động tại Myanmar

BIDV mở được chi nhánh nhưng do bị cấm vận nên chưa có DN nào thực hiện được hình thức chuyển tiền trực tiếp mà đều phải qua ngân hàng trung gian hoặc theo hình thức hàng đổi hàng. Mức phí qua ngân hàng trung gian là một con số không nhỏ, hơn nữa nếu chạm khung cấm vận dẫn đến tài khoản bị phong tỏa là điều các DN lo ngại

Giá bán XM tại Myanmar tương đối hấp dẫn là một điều không thể phủ nhận. Bộ Công nghiệp cho biết giá bán XM nhập khẩu là 90 ngàn Kyat (khoảng 112,5 USD/tấn) và giá bán XM của nhà nước là 60 ngàn Kyat (khoảng 75 USD/tấn). Bộ Xây dựng cho biết giá XM nhập khẩu CIF tại cảng Yagoon khoảng 85 - 89 USD/tấn, giá bán thực tế khoảng 100 - 110 USD/tấn, còn Báo Thương mại Myanmar ra ngày 13/6/2011 cho biết XM bán lẻ tại Yagoon là 5.200 Kyat/bao; 130 USD/tấn, XM bán buôn 100 - 110 USD/tấn.

Vấn đề về thị trường và năng lực sản xuất XM chưa có con số thống kê chính thức nhưng cán cân cung - cầu XM hiện tại là khả năng sản xuất chỉ khai thác được 40 - 50% công suất các nhà máy, mỗi năm cung cấp ra thị trường khoảng 2,5 - 3,5 triệu tấn. Trong khi nhu cầu thị trường từ 5 - 6 triệu tấn/năm. Số XM thiếu hụt được nhập khẩu từ Thái Lan chiếm 70 - 80% với 2 nhãn hiệu chính là Elephant và Diamond, số còn lại nhập khẩu từ Malaysia và Trung Quốc

Myanmar cho biết nguồn nguyên liệu đáp ứng cho sản xuất XM khá phong phú, có trữ lượng lớn tập trung phần lớn ở Madalay Division, Hpaan Mawlamyine, Ayeyarwady Division, Kayah State. Tuy vậy, mạng lưới giao thông không thuận tiện như nơi thì không gần hệ thống đường thủy, nơi có sông gần biển lại xảy ra ngập lụt, địa chất địa tầng một số nơi không ổn định, nơi lại xa nguồn nguyên liệu than... Giao thông gần như chỉ thừa hưởng lại cơ sở hạ tầng khi là thuộc địa của Anh. Điều này được giải thích là do thu nhập bình quân đầu người còn thấp (khoảng 470 USD/người/năm) và do cấm vận kinh tế nên hệ thống giao thông kém phát triển. Thêm vào đó nguồn cung cấp than lại khá xa so với nguồn đá vôi, nguồn cung cấp điện rất hạn chế. Nguồn điện chủ yếu để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt ở các đô thị, vùng nông thôn còn thiếu điện trầm trọng, các ngành công nghiệp đều không đủ điều kiện để sản xuất

Chính phủ Myanmar khống chế không cho các Cty tư nhân đầu tư các dự án XM có công suất trên 2 nghìn tấn/ngày, hoặc nếu tư nhân đầu tư với công suất 500 tấn/ngày thì phải tự đầu tư hệ thống phát điện. Hơn nữa, dù có hơn 31 triệu lao động nhưng thực tế Myanmar rất thiếu lao động có tay nghề. Thông tin từ VIGLACERA và các DN Việt Nam tại Myanmar thì lao động Myanmar rất chậm, trình độ hạn chế, hầu như phải đào tạo lại mới sử dụng được. Như vậy, tính toán đầu tư một nhà máy XM ở Myanmar cho các nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn đó một bài toán chưa tìm ra đáp số

Đối với ngành XM, có thể thấy bức tranh thị trường Myanmar có những thuận lợi nhất định như: Đã có khung pháp lý cho đầu tư nước ngoài. Chính phủ Myanmar đang có chính sách ưu tiên cho ngành sản xuất VLXD. Nguyên liệu đá vôi có trữ lượng mỏ lớn, chất lượng tốt, thị trường gần như mới, khả năng phát triển tốt vì cơ sở hạ tầng thấp, nhu cầu xây dựng trong tương lai lớn. Các nhà máy XM hiện có đều có công suất nhỏ, công nghệ lạc hậu, giá XM hiện tại khá cao. Tuy nhiên, khó khăn cũng không hề nhỏ như: Thủ tục đầu tư còn qua nhiều cửa, phức tạp… nên chưa thuận lợi cho các DN. Chưa có ngân hàng nước ngoài nào được phép hoạt động tại Myanmar nên khả năng chuyển lợi nhuận về nước khó khăn. Trình độ nguồn nhân lực thấp, đất nước bị cấm vận, điều kiện về tự nhiên, vị trí địa lý rất thuận lợi để DN các nước ở gần như Trung Quốc, Thái Lan đầu tư vào Myanmar. Như vậy, tìm kiếm thị trường xuất khẩu sang Myanmar của VICEM nói riêng và các DN sản xuất XM Việt Nam nói chung vẫn là “cuộc chơi đầy thách thức”


Trong 6 tháng đầu năm VICEM đã tiêu thụ 9,8 triệu tấn sản phẩm. Trong đó, tiêu thụ trong nước gần 9,2 triệu tấn và xuất khẩu 610 ngàn tấn sản phẩm. Thị trường VICEM xuất khẩu bao gồm Singapore, Philippines, Bangladesh, Hongkong, Lào… trong đó xuất sang Campuchia 30 ngàn tấn clinker. VICEM dự kiến trong năm 2011 sẽ xuất khoảng gần 1 triệu tấn sản phẩm
 
PVEP dự kiến mở rộng thăm dò khai thác dầu khí tại Myanmar​

- Dự án thăm dò khai thác dầu khí tại Lô M2 ngoài khơi Myanmar sắp kết thúc giai đoạn nghiên cứu và chuyển sang giai đoạn tìm kiếm thăm dò

Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) cho biết, dự án thăm dò khai thác dầu khí tại Lô M2 ngoài khơi Myanmar sắp kết thúc giai đoạn nghiên cứu và chuyển sang giai đoạn tìm kiếm thăm dò của dự án

Dự án Lô M2 được bắt đầu triển khai giai đoạn nghiên cứu và thu nhập tài liệu từ năm 2008, đến nay tổ hợp nhà thầu là PVEP (chiếm tỷ lệ 85%) và EDEN (nắm giữ 15%) đã hoàn thành vượt mức các cam kết trong giai đoạn gia hạn nghiên cứu gồm thu nổ, xử lý và minh giải 2028 kmT địa chấn 2D…

Lô M-2 Moattama có diện tích gần 10.000 km2 nằm trong vùng biển nông (dưới 200m) phía Tây nam Myanmar, cách cố đô Yangon khoảng hơn 200km về phía Đông bắc. Phía Bắc giáp với lô A7, phía Đông giáp với lô M3 (có phát hiện khí chuẩn bị đưa vào khai thác) và phía Nam giáp với lô M5 (có mỏ Yadana với trữ lượng khoảng 5000 tỷ bộ khối khí)

Đồng thời, PVEP cam kết thực hiện hiệu quả các giai đoạn tiếp theo của dự án và mong muốn sẽ tiếp tục hợp tác với Myanmar tại các dự án mới, tiềm năng như các Lô RSF-1; RSF-4; RSF-5
 
Việt Nam - Myanmar thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp​

- Nhiều doanh nghiệp trong nước đã sẵn sàng đầu tư hợp tác với Myanmar trong nhiều lĩnh vực như cao su, mía đường và chế biến

Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát và Bộ trưởng Nông nghiệp và Thuỷ lợi Myanmar ông Mr.Myint Hlaing đã có cuộc hội đàm song phương nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp

Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng, hợp tác kỹ thuật song phương giữa hai nước nói chung và trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản nói riêng thời gian qua còn hạn chế khi mà hai bên hợp tác chủ yếu qua hình thức trao đổi các đoàn chuyên gia về nuôi trồng thủy sản sản, trồng lúa, thủy lợi tưới tiêu và sản xuất thức ăn chăn nuôi

Theo Bộ trưởng, Chính phủ Việt Nam tiếp tục ủng hộ các doanh nghiệp để tăng cường hợp tác giữa 2 nước, đồng thời cũng là ủng hộ chủ trương của Chính phủ Myanmar trong việc nỗ lực phát triển kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

Hiện nay có nhiều doanh nghiệp đã sẵn sàng đầu tư hợp tác với Myanmar trong nhiều lĩnh vực như cao su, mía đường và chế biến - Bộ trưởng Cao Đức Phát nói

Ông Mr.Myint Hlaing, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Thủy lợi Myanmar cho biết, Chính phủ Myanmar cam kết tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Việt Nam vào lĩnh vực nông nghiệp như chính sách cho thuê đất dài hạn để phát triển trồng cây công nghiệp, chế biến và chăn nuôi
 
BIDV tham gia Hội chợ thương mại Việt Nam – Myanmar năm 2011

Với mục tiêu khẳng định vai trò tiên phong trong hoạt động đầu tư, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tìm hiểu môi trường, cơ hội kinh doanh tại Myanmar, tạo dựng cầu nối hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Myanmar, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) đã tham gia Hội chợ thương mại Việt Nam – Myanmar năm 2011 được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Mi-an-ma (MMC), thành phố Yangun từ ngày 17-20/11/2011


391229_10150383598236121_617756120_8453078_889452700_n.jpg

Hội chợ do Cục xúc tiến đầu tư - Bộ Công thương Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar phối hợp với Bộ Thương mại và Liên minh các phòng thương mại và công nghiệp Mi-an-ma (UMFCCI) tổ chức. Sự kiện nằm trong chương trình xúc tiến thương mại năm 2011 của Việt Nam, thu hút sự tham gia của hơn 60 doanh nghiệp 2 nước với 80 gian hàng trưng bày và giới thiệu sản phẩm

Đây là chương trình có ý nghĩa quan trọng, góp phần tăng cường mối quan hệ hợp tác kinh tế thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Myanmar, giới thiệu năng lực sản xuất, tiềm năng thế mạnh của Việt Nam, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường đất nước chùa Vàng nhiều tiềm năng

Tại Hội chợ, BIDV tham gia gian hàng với chủ đề chính: BIDV – Hội nhập kinh tế quốc tế và giới thiệu về Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Myanmar (AVIM) do BIDV là Chủ tịch Hiệp hội. Gian hàng thu hút đông đảo khách đến thăm quan, trao đổi thông tin

BIDV đã tích cực triển khai những hoạt động thiết thực tại Hội chợ như: Giới thiệu các thông tin, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, đặc biệt các dịch vụ dành cho khách hàng doanh nghiệp; Liên hệ, giúp đỡ các doanh nghiệp Việt Nam tham dự Hội chợ gặp gỡ và làm việc với các Bộ ban ngành, các doanh nghiệp Myanmar để trao đổi khả năng hợp tác, tìm kiếm kênh phân phối hàng hóa Việt Nam tại Myanmar. Bên cạnh đó, với mục tiêu tăng cường tinh thần đoàn kết, quảng bá hình ảnh của Hiệp hội AVIM, BIDV đã vận động các doanh nghiệp tham gia Hội chợ gia nhập Hiệp hội

Sự thành công của BIDV tại Hội chợ cùng với những kết quả hoạt động sau hơn 1 năm hiện diện tại Myanmar đã khẳng định uy tín thương hiệu của một trong những định chế hàng đầu Việt Nam, tạo nền tảng quan trọng cho các hoạt động đầu tư trong thời gian tới
 
Last edited by a moderator:
VNPT muốn hợp tác với hãng viễn thông của Myanmar​

VNpt-1-1.jpg

Myanmar đang xem xét phát triển mới 30 triệu thuê bao di động trong 5 năm tới, đây là cơ hội cho doanh nghiệp viễn thông nước ngoài trong đó có VNPT

VNPT đã tiến hành bàn thảo khả năng hợp tác với Công ty Bưu chính, Viễn thông và Điện báo Myanmar (Yatanarpon Teleport - YTP) để khai thác các dịch vụ viễn thông, xây dựng nhà máy sản xuất thiết bị viễn thông, cung cấp sản phẩm công nghiệp viễn thông cho Myanmar

Việc bàn thảo này được tiến hành trong dịp Hội chợ hàng Việt Nam từ 17 -20/11/2011 tại Yangon, Myanmar

Đồng thời, VNPT cũng cung cấp thông tin về thị trường và kinh nghiệm về xuất khẩu sản phẩm cho đối tác Myanmar

Ông Tin Win, Tổng giám đốc YTP cho biết Chính phủ Myanmar đang xem xét thông qua kế hoạch phát triển mới 30 triệu thuê bao di động trong 5 năm tới, đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp viễn thông nước ngoài trong đó có VNPT

Định hướng của VNPT là đầu tư dài hơi và theo như thông lệ của thế giới là trên cơ sở của hạ tầng sẽ tham gia góp vốn vào các nhà khai thác có khả năng hợp tác tốt với Việt Nam

Hiện nay, một mô hình phù hợp đối với VNPT là hợp tác với nước ngoài khai thác kinh doanh vệ tinh, theo hướng kết hợp với các doanh nghiệp quản lý vệ tinh trong khu vực để cho thuê
 
Cơ hội nào cho doanh nghiệp Việt Nam ở Myanmar năm 2012 ?​

yangon.jpg

Cố đô Yangon của Myanmar​

Myanmar đang được các doanh nghiệp thế giới chú ý và nhận định đây sẽ là thị trường thu hút đầu tư mạnh trong những năm tới, sau Indonesia

Vậy doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội để "đi trước đón đầu" tại thị trường này không, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với PGS.T.S Phạm Tất Thắng, nguyên giám đốc Trung tâm Thông tin Thương mại thuộc Bộ Công Thương và hiện là chuyên gia kinh tế cấp cao tại Viện Nghiên cứu Thương mại Việt Nam

Ông đánh giá như thế nào về tiềm năng của thị trường Myanmar ?

PGS.TS Phạm Tất Thắng: Chúng ta biết rằng, lâu nay Myanmar bị cấm vận đầu tư, buôn bán. Phương Tây còn cấm vận cả khách du lịch đến thị trường Myanmar

Tuy nhiên gần đây, một loạt các nước trong đó có Mỹ đã có chuyến thăm tới Myanmar để mở rộng quan hệ hợp tác và nới lỏng cấm vận. Sở dĩ là vì các nước đều nhìn thấy tiềm năng to lớn về khoáng sản, viễn thông, du lịch, hàng hóa, cơ sở hạ tầng... nơi đây

Hiện Trung Quốc đang để ý tới Myanmar, Thái Lan "nhòm ngó" Myanmar, các nước phương Tây cũng xuất hiện với một loạt các dự án đầu tư mới. Tôi cho rằng, nếu Myanmar được xóa bỏ cấm vận thì đây sẽ là thị trường có khả năng bứt phá mạnh và thu hút đầu tư lớn

Vậy theo nghiên cứu của T.S thì doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư vào thị trường này nhiều chưa ?

PGS.TS Phạm Tất Thắng: Một số doanh nghiệp những năm trước cũng đã nhìn ra vấn đề nhưng cơ bản là chưa được hỗ trợ tích cực và chưa có sự phát triển xứng tầm với tiềm năng phát triển của Myanmar

Trong năm ngoái, chúng ta tuy nhiên đã có những bước tiến vượt bậc về quan hệ thương mại với Myanmar. Nhiều doanh nhân, doanh nghiệp đã tham gia các hội chợ, triển lãm và tìm kiếm cơ hội đầu tư nơi đây

Hồi tháng 6, Đoàn Chính phủ và doanh nhân do Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải dẫn đầu cũng đã có chuyến thăm và làm việc với Myanmar. Hai nước đã nhất trí sẽ thúc đẩy đầu tư và giao thương

Theo số liệu của Hải quan Myanmar, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam-Myanmar năm qua ước đạt 150 triệu USD, tăng 51,6% so với năm 2010, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Myanmar đạt 75 triệu USD, tăng 96,9% và nhập khẩu tăng 23,2% lên 75 triệu USD

Việt Nam hiện có ưu thế hơn các nước là có mối quan hệ tốt giữa chính phủ đương thời hai nước. Vì vậy các doanh nghiệp cần tận dụng lợi thế này và quan trọng là Chính phủ nên tạo điều kiện cao nhất để các doanh nghiệp đầu tư và giao thương với Myanmar

Theo ông, các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nào sẽ có cơ hội và lợi thế hơn cả khi đầu tư vào Myanmar ?

PGS.TS Phạm Tất Thắng: Hiện tại, Việt Nam đang là nhà xuất khẩu hàng hóa lớn thứ 13 của Myanmar, trong đó các mặt hàng quan trọng xuất sang đây là thép, nguyên phụ liệu may mặc, thuốc chữa bệnh và thiết bị y tế, vật liệu xây dựng, phân bón, thực phẩm chế biến, đồ gỗ...Chúng ta nên tận dụng lợi thế này để tiếp tục phát triển

Ngoài ra, khí hậu Myanmar rất phù hợp cho cây hồ tiêu, cà phê, cao su, hạt điều phát triển, vì thế đây là lĩnh vực theo tôi chúng ta nên chú trọng. Chúng ta có thể xuất khẩu lao động nông nghiệp sang giúp Myanmar, chẳng hạn như đưa hẳn một làng sang Myanamr để lập nghiệp, tạo dựng nên vùng nông nghiệp có thể trồng các sản phẩm khác nhau

Hiện Myanmar có tới 70% lao động làm nông nghiệp nhưng trình độ còn chưa cao. Ngoài ra lao động nơi đây chú trọng vào các mặt hàng truyền thống như gạo, đậu, vừng, lạc, mía, gỗ cứng, cá và các sản phẩm cá

Chúng ta cũng có thể đưa công nghệ làm đường, làm cầu sang Myanmar, vì hiện tại cơ sở hạ tầng của nước này còn khá hoang sơ. Nhu cầu xây dựng các khu đô thị, khu dân cư, trung tâm thương mại thời gian tới chắc chắn sẽ bùng nổ

Cùng với sự phát triển của kinh tế thì hệ thống phân phối hàng hóa và dịch cũng sẽ tăng mạnh và đây là các hướng mà doanh nghiệp Việt nam cần hướng tới và đi sớm, đi trước một bước so với các thị trường khác

Phương Thảo
 
Myanmar vùng đất hứa ?​

Chuyến thăm chính thức Myanmar của Ngoại trưởng Mỹ cuối tháng 11/2011 ghi nhận khả năng mang lại kết quả tích cực trong việc xóa bỏ cấm vận mà Mỹ áp lên quốc gia này từ những năm 1990

Kinh tế Myanmar

Nền kinh tế của Myanmar là nền kinh tế đóng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm chưa đến 1% GDP, và có xu hướng giảm từ năm 2002 đến nay

Myanmar-EXI.png

Dữ liệu Ngân hàng Thế giới​

Thời gian qua, mặt hàng xuất khẩu chính: Khí tự nhiên, sản phẩm gỗ, đậu, các, gạo, quần áo, ngọc bích và đá quý. Mặt hàng nhập khẩu: Vải, sản phẩm xăng dầu, phân bón, chất dẻo, máy móc, thiết bị vận tải, xi măng, vật liệu xây dựng, dầu thô, thực pẩm, dầu ăn

Myanmar mạnh về các sản phẩm nông nghiệp như: Gạo, đậu, vừng, lạc, mía, gỗ cứng, cá và các sản phẩm cá. Các sản phẩm công nghiệp chính gồm: Chế biến Nông nghiệp, gỗ và sản phẩm gỗ, đồng, thiếc, vonfram, sắt, xi măng, vật liệu xây dựng, dược phẩm, phân bón, dầu và khí tự nhiên, may mặc, ngọc bích và đá quý

Myanmar-GDP.png

Dữ liệu Ngân hàng Thế giới​

Những lưu ý khi tham gia giao thương tại Myanmar

Chuyến thăm chính thức Myanmar của Ngoại trưởng Mỹ - Bà Hillary Clinton vào cuối tháng 11/2011 ghi nhận khả năng mang lại kết quả tích cực trong việc xóa bỏ cấm vận mà Mỹ áp lên quốc gia này từ những năm 1990. Điều này đồng nghĩa, cơ hội để khai thác thị trường này là rất lớn đối với các nhà dầu tư nước ngoài

Như chủ tịch Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam (BIDV) trong lần trả lời câu hỏi của nhà đầu tư tại Tp. Hồ Chí Minh đã đánh giá thị trường Myanmar cực lớn về mặt tiềm năng trên tất cả các phương diện. “Đó là một thị trường hoang sơ, ngủ yên gần 30 năm qua. Nay tốc độ mở cửa rất nhanh. Nếu ai chậm chân sẽ không còn chỗ”

Tuy nhiên, việc giao thương tại Myanmar, nhà đầu tư nên chú ý

- Rủi ro tỷ giá, chuyển đổi ngoại tệ: Do quy mô xuất - nhập khẩu của Myanmar còn nhỏ bé (Năm 2008 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 6.604,8 triệu USD; kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 3.795 triệu USD) nên các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp Myanmar rất thiếu ngoại tệ mạnh

Các doanh nghiệp kinh doanh xuất - nhập khẩu hàng hóa của Myanmar chỉ có thể nhập khẩu hàng hóa bằng số tiền mà họ thu được khi tham gia xuất khẩu hàng hóa; họ không thể mua ngoại tệ mạnh ở các ngân hàng thương mại của Myanmar

Các doanh nghiệp này chỉ có thể mua ngoại tệ mạnh ở thị trường chợ đen do các ngân hàng thương mại của Myanmar rất thiếu ngoại tệ mạnh như USD, Euro, bảng Anh, Yên Nhật…

- Bị Mỹ và EU cấm vận: Một số công ty của Myanmar bị Mỹ và EU cấm vận, phong tỏa tài sản, vì họ cho rằng các công ty này tài trợ cho Chính phủ mua bán vũ khí. Bởi vậy, các công ty này không thể thanh toán qua ngân hàng với các đối tác nước ngoài

Các doanh nghiệp Việt Nam giao thương xuất - nhập khẩu hàng hóa với các công ty trong nhóm đối tượng này sẽ rất mạo hiểm, có thể bị mất tiền và mất hàng hóa

Do bị Mỹ và EU thực hiện cấm vận nên hiện nay việc thanh toán trong hoạt động xuất - nhập khẩu hàng hóa giữa doanh nghiệp Myanmar với doanh nghiệp nước ngoài (trong đó có doanh nghiệp Việt Nam) tương đối khó khăn, chủ yếu thông qua một số ngân hàng ở Singapore

- Đợi thủ tục hành chính từ 2-3 tháng: Myanmar đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế định hướng thị trường; Nền kinh tế vẫn còn mang nặng tính chất cơ chế quản lý hành chính, tập trung, quan liêu, bao cấp; Các doanh nghiệp Myanmar vẫn còn phải xin giấy phép kinh doanh xuất - nhập khẩu, giấy phép xuất - nhập khẩu từng chuyến hàng

Bởi vậy, sau khi ký kết hợp đồng kinh tế, doanh nghiệp cả hai phía (bán hàng và mua hàng) đều phải chờ đợi các thủ tục hành chính của các cơ quan chức năng Myanmar rất lâu, thường từ 2 – 3 tháng

- Sức mua trong nước thấp: Nền kinh tế Myanmar vẫn còn mang nặng tính chất nền kinh tế đóng cửa, khép kín, tự cung tự cấp là chính, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế còn ở trình độ thấp, sức mua của người dân trong nước còn thấp…

Bởi vậy, giá cả trên thị trường trong nước và giá hàng hóa xuất khẩu của Myanmar thường thấp hơn nhiều so với giá cả thị trường thế giới

Q. Nguyễn
 
Chỉ ở Myanmar mới có chuyện tôm chết vì già​

Phuoc-anh.jpg

“Myanmar như một cô gái mới dậy thì, chuẩn bị được bố mẹ mở cửa cho phép ra giao lưu với thế giới bên ngoài và rất nhiều chàng trai từ khắp nơi đang dòm ngó và thăm viếng”

Ông Trần Phước Anh, Tham tán, Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar, ví von khi trả lời phỏng vấn TBKTSG về tiềm năng của thị trường Myanmar

Đại sứ Việt Nam tại Myanmar Chu Công Phùng từng ví Myanmar là “mảnh đất màu mỡ cuối cùng của châu Á chưa được khai thác”. Ông có thể nói cụ thể hơn về tiềm năng của thị trường này ?

- Ông Trần Phước Anh: Nhận định trên đúng theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Xét về vị trí địa lý chiến lược, Myanmar là nước Đông Nam Á lục địa có diện tích lớn nhất và nằm ở cửa ngõ chiến lược kết nối Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, kẹp giữa bởi hai cường quốc là Trung Quốc và Ấn Độ. Cả hai nước này đều muốn thâm nhập thị trường và phát huy ảnh hưởng tại Myanmar, và qua đó là cả khu vực Đông Nam Á

Mỹ gần đây cũng điều chỉnh chính sách tăng cường sự hiện diện của mình tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và can dự tích cực hơn với Myanmar. Đối với các nước thành viên Asean, Myanmar cũng là một “bài toán” mà những chuyển biến tích cực gần đây ở Myanmar đã khiến cho “miền đất vàng - Golden Land” này trở nên hấp dẫn hơn, màu mỡ hơn

Về điều kiện tự nhiên, Myanmar có diện tích gần 676.000 ki lô mét vuông, gấp đôi Việt Nam, với đường bờ biển dài gần 3.000 cây số. Diện tích đất nông nghiệp lên đến 23 triệu héc ta, mới khai thác hơn 10 triệu héc ta

Tài nguyên thiên nhiên tại Myanmar rất phong phú bao gồm: gỗ các loại, đặc biệt là gỗ teak với trữ lượng đứng đầu thế giới (có thể khai thác trong hơn 70 năm, hàng năm xuất khẩu khoảng 30.000 tấn), trữ lượng dầu khí xếp thứ 11 thế giới, khoáng sản, đá quý trong đó hồng ngọc và thạch ngọc nổi tiếng thế giới, thủy hải sản...

Có người nói đùa chỉ ở Myanmar mới có chuyện tôm chết vì già (nhiều quá khai thác không hết)

Muốn đầu tư phải chuẩn bị 35 loại giấy tờ

Thủ tục xin phép đầu tư tại Myanmar hiện nay khá rườm rà và mất nhiều thời gian. Trước hết nhà đầu tư phải nghiên cứu dự án, ký hợp đồng thuê đất với cơ quan của chính phủ.

Trước đây, theo quy định, nhà đầu tư chỉ được phép thuê đất của chính phủ, nhưng gần đây chính phủ đã cho phép thuê đất của tư nhân. Nếu có liên doanh với đối tác Myanmar thì phải ký hợp đồng liên doanh, lấy ý kiến của bộ ngành liên quan đến dự án đó. Nhà đầu tư phải chuẩn bị rất nhiều giấy tờ đi kèm (35 loại) để trình lên Ủy ban Đầu tư Myanmar

Theo Luật Đầu tư nước ngoài đang được chỉnh sửa, số lượng giấy tờ xin phép sẽ được giảm bớt và quy trình cũng được rút ngắn


Xét ở góc độ kinh tế, Myanmar là một thị trường tiềm năng với khoảng 60 triệu người tiêu dùng, trong đó gần 34 triệu người trong độ tuổi lao động. Từng là thuộc địa của Anh nên Myanmar thừa hưởng ý thức chấp hành luật pháp rất nghiêm chỉnh

Người dân cơ bản có khả năng giao tiếp tiếng Anh tốt, hạ tầng giao thông đồng bộ. Bên cạnh đó, gần 90% dân số theo đạo Phật nên tính tình hiền lành, trung thực, có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên

Tuy nhiên, do bị cấm vận trong suốt hơn hai thập kỷ qua, nên nền kinh tế Myanmar có trình độ phát triển thấp, khả năng sản xuất còn rất hạn chế, chỉ đáp ứng khoảng 10-15% nhu cầu tiêu dùng trong nước. Đa số hàng tiêu dùng phải nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ...

Với những điều kiện thuận lợi và đặc thù nêu trên, và so sánh với các nước trong khu vực, thật không sai khi ví Myanmar là mảnh đất màu mỡ cuối cùng của châu Á chưa đuợc khai thác và đang chuẩn bị mở cửa đón một làn sóng các nhà đầu tư nước ngoài

Kể từ khi thành lập chính phủ dân sự vào cuối tháng 3-2011, Chính phủ Myanmar đã thực thi nhiều chính sách đổi mới, mở ra những lĩnh vực tiềm năng về đầu tư và kinh doanh cho các nhà đầu tư nước ngoài. Vậy đâu là những lĩnh vực có thể thu hút doanh nghiệp Việt Nam?

- Chính phủ Myanmar đang có những sửa đổi trong Luật Đầu tư nước ngoài (ban hành từ tháng 11-1988) để phù hợp với tình hình mới. Luật này dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua vào cuối tháng 2-2012. Được biết tinh thần của những điều chỉnh này là tạo điều kiện thông thoáng hơn, thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài như kéo dài thời hạn miễn thuế, thời gian thuê đất, cho phép nhà đầu tư nước ngoài thuê đất tư nhân...

Theo thông tin từ cố vấn kinh tế của Tổng thống Myanmar, luật mới này sẽ tập hợp những ưu đãi tốt nhất từ luật đầu tư của các nước trong khu vực, thậm chí tốt hơn nhiều so với Luật Đặc khu kinh tế mà Chính phủ Myanmar đã ban hành vào đầu năm 2011

Doanh nghiệp Việt Nam có thể đầu tư vào lĩnh vực nông lâm nghiệp (phát triển các giống lúa, cây ăn quả, trồng mía, cao su, xây dựng nhà máy chế biến nông sản...) hoặc lĩnh vực nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy hải sản để xuất khẩu. Myanmar có đến 8,2 triệu héc ta mặt nước sông hồ tự nhiên và kỹ thuật nuôi trồng, đánh bắt còn rất lạc hậu. Ngoài ra, doanh nghiệp trong nước còn có thể đầu tư vào lĩnh vực du lịch - dịch vụ hay sản xuất hàng tiêu dùng

Ông có cho rằng doanh nghiệp Việt Nam đang chậm chân hơn các doanh nghiệp trong khu vực như Thái Lan, Trung Quốc? Liệu ta có ưu thế gì khi vào thị trường Myanmar ?

- Đúng là Trung Quốc và Thái Lan từ lâu đã tiếp cận, nắm bắt cơ hội tại Myanmar và đang là hai đối tác đầu tư và thương mại lớn nhất của Myanmar. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn có những ưu thế riêng

Trước hết đó là mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa chính phủ và nhân dân hai nước. Trong chuyến thăm chính thức Myanmar vào tháng 4-2010 và tháng 12-2011 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, lãnh đạo hai nước đã nhất trí đẩy mạnh 12 lĩnh vực ưu tiên hợp tác bao gồm: nông nghiệp, cây công nghiệp, thủy sản, ngân hàng- tài chính, hàng không, viễn thông, dầu khí, khoáng sản, sản xuất thiết bị điện, lắp ráp ô tô, xây dựng, thương mại và đầu tư. Đây là nền tảng, điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tăng cường đầu tư thương mại tại Myanmar

Trung Quốc dẫn đầu về đầu tư và thương mại ở Myanmar

Theo số liệu của Liên đoàn các Phòng Thương mại - Công nghiệp Myanmar, tính đến 31-1-2011, Trung Quốc đứng đầu danh sách các nước đầu tư vào Myanmar với 9,6 tỉ đô la Mỹ, kế đến là Thái Lan với 9,56 tỉ đô la. Việt Nam đứng thứ 22 với 23,64 triệu đô la (nếu kể các dự án được cấp phép gần đây tổng vốn đầu tư của Việt Nam đạt gần 500 triệu đô la Mỹ)

Về thương mại, trong năm 2010, Trung Quốc dẫn đầu với 5,3 tỉ đô la Mỹ, kế đến là Thái Lan với 3,6 tỉ. Việt Nam xếp thứ 9 với 160 triệu đô la (năm 2011 là 168 triệu đô la)


Thứ hai, xuất phát điểm về mở cửa kinh tế của hai nước có một số điểm tương đồng như bị cấm vận kinh tế, đất nước còn nghèo, lạc hậu, phát triển dựa trên nông nghiệp và xuất khẩu là chính. Tuy nhiên các doanh nghiệp Việt Nam đã có một khoảng thời gian đi trước và có những kinh nghiệm nhất định trong thời kỳ đầu đổi mới

Ngoài ra, đặc thù nền kinh tế Myanmar là dựa vào lực lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa, bước đầu cũng tập trung phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động để giải quyết công ăn việc làm và nhận chuyển giao công nghệ. Đây là những điểm mà các doanh nghiệp Việt Nam đã trải qua và có nhiều lợi thế xét về vốn, công nghệ cũng như kinh nghiệm thực tiễn

Thứ ba là uy tín của Việt Nam về thành tựu đổi mới và phát triển kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp cũng là một ưu thế cho doanh nghiệp Việt Nam. Myanmar đặc biệt ưu tiên hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp

Theo ông, doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng những ưu thế trên như thế nào và cần lưu ý những gì khi làm ăn tại Myanmar ?

- Trước hết, doanh nghiệp cần tìm hiểu thông tin về tình hình chung của Myanmar, về thị trường, pháp luật liên quan đến sản phẩm hay lĩnh vực đầu tư mình quan tâm. Những thông tin này có thể tìm kiếm qua Internet, Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar, các kỳ hội chợ hoặc thông qua các chuyến đi nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại đầu tư tại Myanmar

Doanh nghiệp phải xác định được lĩnh vực đầu tư, sản phẩm thích hợp, chọn đối tác và có bước tiếp cận phù hợp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần tìm hiểu phong tục tập quán của nước sở tại, những điều nên và không nên trong đầu tư kinh doanh tại Myanmar

Mặc dù hai nước có nhiều điểm tương đồng, nhưng vẫn tồn tại một số điểm khác biệt trong suy nghĩ, cách thức tổ chức, văn hóa bản địa... Chẳng hạn như giờ giấc làm việc, chiêu đãi, văn hóa quà tặng, cách thức liên hệ...

Ngoài ra, kinh nghiệm tại địa bàn cho thấy để làm ăn bền vững tại Myanmar, các doanh nghiệp cần phải có kế hoạch lâu dài, bài bản, có lợi cho đôi bên, và ở một chừng mực nào đó phải kiên nhẫn. Hay nói cách khác, đầu tư kinh doanh tại Myanmar không thể đánh nhanh rút gọn nếu không muốn để lại những hệ quả không mong muốn sau này

Do vẫn bị cấm vận kinh tế, các doanh nghiệp cần lưu ý những công ty, tập đoàn Myanmar đang bị cấm vận, phong tỏa tài sản như: Htoo Trading, Asia World, Zaykabar, Kambawza, Dagon, Max Myanmar, Yuzana...Bên cạnh đó, hạ tầng viễn thông tại Myanmar còn kém, do đó việc liên lạc với bên ngoài khá khó khăn

Chiến Thắng
 
Vào Myanmar cần chuẩn bị kỹ

Đang có những điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào thị trường Myanmar, song các doanh nghiệp có ý định đầu tư nên chuẩn bị kỹ trước khi bước chân vào thị trường này

Đang có những điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào thị trường Myanmar, song các doanh nghiệp có ý định đầu tư nên chuẩn bị kỹ trước khi bước chân vào thị trường này. Đó là lời khuyên của ông Vương Thành Long - Trưởng Văn phòng đại diện Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam tại Myanmar (AVIM)

TBKTSG Online: Thưa ông, các doanh nghiệp muốn xin cấp phép đầu tư vào Myanmar cần chuẩn bị gì ?

- Ông Vương Thành Long: Để đầu tư vào Myanmar, các doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ trước tiên là kiến thức, hiểu biết chung về đầu tư nước ngoài: khả năng giao tiếp tiếng Anh, văn hóa và cách thức làm việc của người Myanmar, hiểu biết sâu về cách thức, trình tự chung về đầu tư ra nước ngoài (phải xin phép đầu tư tại Việt Nam, cách thức lập báo cáo khả thi dự án, v.v.)

Sau đó tiến hành nghiên cứu thị trường kỹ trong lĩnh vực quan tâm đầu tư, trên cơ sở đó, vạch được chiến lược đầu tư phù hợp: phải cử cán bộ có năng lực sang tìm hiểu thị trường, khung pháp lý và pháp luật liên quan, điều kiện thực địa của thị trường, đánh giá xu hướng, tiềm năng, lấy số liệu, lập nghiên cứu báo cáo tiền khả thi cụ thể. Nếu cần thuê luật sư hoặc các công ty tư vấn địa phương để tìm hiểu quy định luật pháp liên quan

Công ty phải chuẩn bị đầy đủ về nhân lực (cán bộ có quyết tâm, có trình độ chuyên môn, trình độ kinh nghiệm quản lý, sẵn sàng bám địa bàn), đủ về năng lực tài chính (vốn tự có và định hình được vốn vay nếu cần), và có đủ kinh nghiệm, trình độ công nghệ trong lĩnh vực dự kiến đầu tư. Cần tiến hành tìm và lựa chọn đối tác phù hợp (về độ tin cậy, về năng lực tài chính, về kinh nghiệm, v.v.) nếu muốn thành lập công ty liên doanh

Doanh nghiệp nên thông qua các kênh phù hợp (Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar, phối hợp với AVIM) tiến hành tiếp xúc với các cơ quan quản lý nhà nước, đặt vấn đề xin đầu tư. Sau đó, tiến hành thủ tục xin phép đầu tư (lập bộ hồ sơ xin đầu tư tuân thủ đúng quy định của cơ quan quản lý đầu tư Myanmar), thường xuyên thực hiện bám sát tình hình, yêu cầu phản hồi của cơ quan quản lý đầu tư Myanmar về bộ hồ sơ đầu tư

Đã có những bài học nào xảy ra mà ông cho rằng doanh nghiệp Việt Nam nên lưu ý ?

- Myanmar là quốc gia có nhiều dân tộc theo đạo Phật, có chiều sâu văn hóa lâu đời nên về cơ bản luôn trung thực, khiêm tốn, điềm đạm, từ tốn, kiên nhẫn trong cuộc sống cũng như chu đáo trong việc lập và thực hiện các kế hoạch. Tuy nhiên, cũng như ở bất cứ quốc gia nào, Myanmar cũng tồn tại những doanh nghiệp mang tính chất cò mồi, trục lợi

Một số doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự hiểu được quy trình đầu tư nước ngoài, và chưa thực sự hiểu Myanmar cũng như những khó khăn đặc thù của quốc gia này (về thủ tục đầu tư rườm rà, về cơ sở hạ tầng thông tin yếu kém, v.v.) khi đầu tư

Quá vội vã sau khi thấy đất nước này nhiều tiềm năng, họ bỏ qua khâu lập kế hoạch đầu tư, nghiên cứu khả thi, kế hoạch kinh doanh và tài chính mà thực hiện đầu tư ngay theo kiểu ngẫu hứng, dẫn đến những rắc rối trong đầu tư cả về vốn lẫn thủ tục kéo dài

Có doanh nghiệp lại chưa cẩn thận trong lựa chọn đối tác, nên dẫn đến những xung đột về cách nhận thức và giải quyết vấn đề nên dự án không tiến triển hoặc tiến triển chậm. Có doanh nghiệp thiếu nguồn nhân lực và vật lực cần thiết nên sau khi thực hiện tiến trình đầu tư thấy khó kham nổi đã bỏ giữa chừng

Có doanh nghiệp không tìm được đầu mối đề cập xin phép đầu tư (do chưa hiểu khung pháp lý, pháp luật liên quan) nên dù đã đi lại nhiều lần nhưng chưa đạt được kết quả cụ thể

Không hiếm những doanh nhân sang Myanmar nhưng lại không có khả năng giao tiếp tiếng Anh, hoặc không hiểu văn hóa nước bạn mà hành xử kiểu “quán bia” như ở “quê mình”, rất không đẹp mắt

Cụ thể, có những thuận lợi gì khi doanh nghiệp tiếp xúc, tìm hiểu thị trường này ?

Thuận lợi khá nhiều. Myanmar trước đây là thuộc địa của Anh, đất nước bước đầu xây dựng được những cơ sở hạ tầng nhất định. Chính quyền và người dân sử dụng tiếng Anh phổ biến, nền tảng về pháp luật được xây dựng theo tinh thần của luật Anh nên các doanh nghiệp dễ tiếp cận

Myanmar hiện đã trở thành một quốc gia dân chủ đa đảng (khoảng gần 40 đảng phái chính trị), hệ thống chính trị tam quyền phân lập theo chế độ tổng thống, lưỡng viện. Theo ông Soe Thein, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, đồng thời là Chủ tịch Ủy ban đầu tư Myanmar, Myanmar hoan nghênh đầu tư của tất cả các nước vào Myanmar trên cơ sở hai bên cùng có lợi, tuân thủ luật pháp quốc gia và quốc tế. Như vậy, nhìn về tổng thể, Myanmar đón chào đầu tư nước ngoài mang tính chất bình đẳng, không thiên vị

Riêng với Việt Nam, do hai nước có những bước thắt chặt quan hệ trong thời gian trước thời gian Myanmar tổ chức tổng tuyển cử và chuyển giao chính phủ dân sự, nên hai nước cũng có những ưu đãi riêng nhất định cho nhau

Chính phủ hai nước đã ký tuyên bố chung về thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa hai nước trong 12 lĩnh vực (tham khảo tại các trang web với keyword “Vietnam Myanmar Joint Statement”). Với những lĩnh vực nêu trong tuyên bố chung này, hoặc những thỏa thuận riêng biệt trong các cuộc gặp của lãnh đạo các cấp hai nước, Myanmar xem xét quyền ưu tiên cấp phép đầu tư cho nhà đầu tư Việt Nam trước các nhà đầu tư nước ngoài khác (ưu tiên về thứ tự cấp phép) trong một số lĩnh vực trên cơ sở các điều kiện khác bình đẳng

Về kinh tế, Myanmar là quốc gia có tài nguyên phong phú, có thể coi là mảnh đất vàng cuối cùng chưa bị khai thác của châu Á. Sau khi chuyển thành công sang chính quyền dân sự, đầu tư trực tiếp nước ngoài hứa hẹn sẽ tăng mạnh, tiềm năng tăng trưởng kinh tế nhanh, như đã từng chứng kiến tại Việt Nam những năm 90

Myanmar còn có dân số khoảng hơn 60 triệu người, lực lượng lao động trẻ, chi phí lao động hiện khá thấp (lương người lao động thông thường chỉ khoảng 70-120 đô la Mỹ/tháng). Người dân Myanma cơ bản chăm chỉ và có tinh thần trách nhiệm với công việc

Bên cạnh đó, Chính phủ Myanmar đã đề ra nhiều chủ trương nhằm khuyến khích thương mại và hỗ trợ đầu tư. Một số luật như Luật Đầu tư nước ngoài với các sửa đổi liên quan đến vấn đề thuê đất và sử dụng ngoại tệ, Luật Đặc khu kinh tế, v.v đã mở ra những cánh cổng đối với đầu tư nước ngoài tại Myanmar

Về mặt thị trường, Myanmar là một thị trường có nhiều thuận lợi đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Thị trường Myanmar không đòi hỏi quá khắt khe về chất lượng sản phẩm tương đương với hàng từ Nhật, Mỹ, nên hàng hoá của Việt Nam có khả năng sẽ thâm nhập tốt và mở rộng được tại Myanmar. Qua các đợt triển lãm và hội chợ hàng Việt Nam tại Myanmar năm 2009, 2010 và 2011, hàng của Việt Nam đưa sang đều được người tiêu dùng Myanmar đón nhận rất tích cực

Mối quan hệ chính trị giữa Việt Nam và Myanmar đã được các thế hệ lãnh đạo hai nước xây dựng, có tính truyền thống, tin cậy. Myanmar đã ký với Việt Nam nhiều thỏa thuận và bản ghi nhớ (MOU) quan trọng trong các lĩnh vực hợp tác nông, lâm, ngư nghiệp, đầu tư, thương mại, ngân hàng-tài chính, v.v, là căn cứ pháp lý để hai nước xác lập và xúc tiến các hoạt động hợp tác kinh tế

Chúng ta đã có đường bay thẳng Hà Nội – Yangon và TPHCM – Yangon. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cũng đã mở văn phòng đại diện tại Yangon, xây dựng các kênh hỗ trợ xúc tiến đầu tư, thương mại giữa hai nước

Những điểm còn khó khăn của thị trường ?

- Một số khó khăn cần lưu ý, cơ sở hạ tầng và thông tin hạn chế, mức sống của người dân còn thấp nên sức tiêu dùng thấp. Myanmar hiện vẫn là một trong những nước mới phát triển trong khối ASEAN. GDP bình quân đầu người chỉ đạt 442 đô la Mỹ/năm (Nguồn: Niên giám thống kê Myanmar năm 2008). Cơ sở hạ tầng vẫn chưa đáp ứng được cho yêu cầu phát triển kinh tế (hệ thống đường giao thông kém phát triển, hàng không nội địa, điện, viễn thông, internet kém, v.v.)

Sự khác biệt về văn hóa làm việc có thể xảy ra. Thực tế, thương nhân Myanmar làm việc bài bản, có kế hoạch, chắc nhưng rất chậm. Trong giới thương nhân có cả những người được đào tạo tại các nước phát triển, cách làm việc rất hiện đại, song lại có những người chỉ quen theo cách làm cũ, không chấp nhận cái mới

Về phía doanh nhân Việt Nam, đa phần rất năng động, linh hoạt, nhưng lại rất kém trong việc lập và tuân thủ kế hoạch đã đặt ra, bám sát mục tiêu thống nhất, thường làm việc kiểu ngẫu hứng

Vì sự khác biệt văn hóa kinh doanh này, đôi khi hai bên còn chưa tìm được tiếng nói chung, thiếu thông cảm cho nhau, dẫn đến những đổ vỡ chủ yếu do không thực sự hiểu được nhau

Tại Myanmar, do quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế định hướng thị trường diễn ra quá lâu, bị trói buộc bởi cơ chế quản lý hành chính tập trung, quan liêu, hành chính, v.v., nên tính minh bạch chưa cao, thủ tục hành chính nhiều và mất thời gian do quản lý chồng chéo

Chính phủ Myanmar vẫn còn bao cấp giá đối với một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như nhà ở cho công chức, điện, nước sinh hoạt, cước phí điện thoại, giá xăng dầu, cước phí vận tải công cộng, v.v. Tồn tại cơ chế hai giá đối với một số mặt hàng (điện, điện thoại, nước sinh hoạt, khách sạn, giá thuê nhà, vận tải…) phân biệt đối xử giữa người cư trú và người không cư trú với sự chênh lệch cao

Một số chính sách về đầu tư nước ngoài của Myanmar chưa ổn định, minh bạch, dẫn đến thủ tục rườm rà, không thông thoáng và có thể tiềm ẩn nhiều tiêu cực, các doanh nghiệp Chính phủ vẫn giữ độc quyền trên nhiều lĩnh vực. Sự tham gia của khu vực tư nhân vào kinh tế còn thấp

Hiện các điều luật liên quan đến phát triển kinh tế vẫn chưa được kiện toàn, thậm chí vẫn áp dụng các luật đã được ban hành từ rất lâu, trở nên lạc hậu. Những quy định còn thiếu rõ ràng, thiếu tính hệ thống và chồng chéo dẫn tới những phức tạp trong thủ tục, gây phiền nhiễu cho nhà đầu tư nước ngoài

Bên cạnh đó, vấn đề giấy phép con trong thương mại quốc tế là vấn đề rất nhức nhối cản trở sự phát triển thương mại quốc tế của Myanmar, vừa buộc các công ty phải áp dụng hai hệ thống sổ sách, vừa gây thất thoát cho Chính phủ trong việc thu thuế, và nguồn thu ngoại hối

Hệ thống ngân hàng và thanh toán tại Myanmar rất kém phát triển. Ở đây chưa có thị trường liên ngân hàng, chưa xây dựng được hệ thống bù trừ điện tử thanh toán giữa các ngân hàng nội địa. Thị trường ngoại hối gần như không có, người dân rất mất niềm tin vào ngân hàng, sử dụng chủ yếu tiền mặt

Hiện tồn tại sự phân biệt đối xử giữa các ngân hàng thương mại Chính phủ và các ngân hàng tư nhân: chỉ có 3 ngân hàng thương mại Chính phủ được thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế. Nhiều ngân hàng tư nhân chỉ tồn tại dưới hình thức ngân hàng chuyên biệt (hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định)

Có thể nhận thấy, chính hệ thống ngân hàng chưa phát triển đã khiến nền kinh tế thiếu nguồn vốn trầm trọng cho sự cất cánh. Hiện tượng hai tỷ giá (với khoảng cách hàng trăm lần khác biệt) dẫn đến việc khó khăn trong hạch toán kế toán, làm nảy sinh tình trạng “hai sổ” trong tài chính doanh nghiệp

Từ tháng 9-2011, Chính phủ Myanmar đã cho phép các ngân hàng tư nhân và quốc doanh mở các điểm giao dịch ngoại tệ theo giá thị trường tự do và cho phép các doanh nghiệp được tự chủ trong việc trao đổi ngoại tệ thanh toán

Myanmar hiện vẫn duy trì chế độ visa đối với công dân các nước trong khu vực ASEAN. Và thương mại nội địa không cấp cho các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa được thực hiện dịch vụ bán lẻ. Dù không quy định trong luật, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ không được cấp giấy phép hoạt động thương mại tại thị trường nội địa

Các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường này sẽ phải cạnh tranh với doanh nghiệp của các nước khác và đang tham gia thị trường Myanmar, nhất là Trung Quốc, trong khi khả năng về vốn, công nghệ của một số doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế

Hiện có khoảng 20 công ty/dự án của Việt Nam đang quan tâm và xúc tiến đầu tư vào thị trường Myanmar. Hầu hết các công ty này đều trong giai đoạn thăm dò, tìm hiểu thị trường. Song, có thể kể đến Tập đoàn dầu khí Việt Nam được cấp giấy phép đầu tư (giai đoạn thăm dò, khảo sát); Hoàng Anh Gia Lai Land, Công ty ASV Holdings/Dược phẩm Sài gòn được cấp giấy phép đầu tư về nguyên tắc; Viettel, BIDV, Hàng không Việt Nam được cấp giấy phép văn phòng đại diện để chuẩn bị và chờ thời cơ đầu tư. Một số các công ty khác đang trong quá trình xin cấp phép tại Myanmar như Viettranimex (nông nghiệp), Simco Song Da, v.v

Ngoài các công ty đã và đang chờ đầu tư nêu trên, có thể kể đến các doanh nghiệp lớn khác như Công ty CP Động lực, Vinaxuki, Viglacera, Tập đoàn cao su Việt Nam, Vinacafe… và nhiều các doanh nghiệp nhỏ hơn tìm kiếm các cơ hội đầu tư trong sản xuất hàng tiêu dùng, sắt thép, vật liệu xây dựng, thực phẩm

Những đầu mối thông tin hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam vào Myanmar

+ Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar (bao gồm tham tán thương mại, tùy viên quốc phòng)

Số 70-72 Than Lwin Road, Bahan Township, Yangon, Myanmar

Đại sứ: ông Chu Công Phùng

Tham tán: ông Trần Phước Anh

Tel: 0095-1-511305

+ Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam vào Myanmar (AVIM)

Tại Việt Nam: Văn phòng AVIM tại Tháp A, Vincom, số 191 Bà triệu, Hà Nội

Tại Myanmar: Số 629-631, Pyay Road, Kamayut Township, Yangon, Myanmar

Trưởng Văn phòng: ông Vương Thành Long

Tel: 0095-1-534439/505400, email: vtlong@bidv.com.vn

Hồng Phúc
 
Doanh nghiệp quan tâm thị trường Myanmar​

– Trong hơn một tháng qua, có gần 200 người đã đến Tổng lãnh sự quán Myanmar tại TPHCM để xin visa, trong đó chủ yếu là doanh nhân tìm cơ hội làm ăn. Trong khi năm 2011, trung bình mỗi tháng chỉ có khoảng 50-60 người đến Tổng lãnh sự quán để xin visa qua Myanmar

Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, ông Đàm Trung Bắc, Tổng lãnh sự danh dự Công hoà liên bang Myanmar tại TPHCM, cho biết gần đây số lượng doanh nghiệp tìm đến Tổng lãnh sự quán là có tăng hơn

Trong đó, không chỉ có doanh nghiệp Việt Nam mà cả doanh nghiệp nước ngoài đóng tại Việt Nam cũng quan tâm thăm hỏi về thị trường Myanmar. Chẳng hạn như Daewoo muốn đầu tư vào bất động sản. Các doanh nghiệp Nhật Bản cũng quan tâm

Đầu năm nay, trong một tháng 10 ngày vừa rồi, gần 200 người xin visa để qua Myanmar, trong đó, đi với mục đích du lịch, thương mại chiếm 80%, còn lại là tôn giáo và ngoại giao

Cũng theo Tổng lãnh sự quán Myanmar tại TPHCM, do lượng người xin visa để qua Myanmar tăng cao, nên thời gian cấp visa kéo dài, lên đến 10-12 ngày, thay vì 7 ngày như trước đây

Được biết, visa du lịch thường được doanh nhân xin cấp nhiều hơn visa thương mại, vì hồ sơ xin visa thương mại phức tạp hơn, đòi hỏi phải có một số giấy tờ, như thư mời của đối tác

Theo ông Đàm Trung Bắc, khi tìm hiểu thông tin thì doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu quan tâm đến đầu tư tại thị trường Myanmar. Trước mắt, nhiều doanh nghiệp cũng quan tâm đến thương mại, chủ yếu nhập khẩu các sản phẩm từ Myanmar, như gỗ, lâm sản, khoáng sản, thủy sản. Về xuất khẩu, cũng có công ty Robot muốn đưa máy biến thế của Việt Nam sang

Theo ông Đàm Trung Bắc, doanh nghiệp Việt Nam không mạnh dạn và năng động bằng các nước khác, vì cái gì chắc chắn doanh nghiệp Việt Nam mới làm, trong khi các nước khác họ đã đầu tư vào Myanmar từ lâu

Tuy nhiên, ông dự đoán có thể năm nay sẽ có sự chuyển biến tích cực về hướng doanh nghiệp Việt Nam qua thị trường Myanmar

Hiện Myanmar có nhiều thay đổi so với thời điểm bầu cử tháng 11-2010. Tính đến thời điểm này, Myanmar đã ban hành 18 luật, trong đó có những luật rất tích cực

Dự kiến, sớm nhất là vào tháng 2-2012 Myanmar sẽ thông qua được luật sửa đổi về đầu tư và thu hút đầu tư nước ngoài, với nhiều nội dung thông thoáng như miễn thuế 8 năm cho doanh nghiệp FDI và xem xét gia hạn

Myanmar cũng sẽ bầu cử bổ sung đại biểu quốc hội vào tháng 4 tới và bà Aung San Suu Kyi (lãnh đạo phe đối lập - pv) cũng tham gia bầu cử
 
Việt Nam có bạn cạnh tranh mới​

Giữa lúc mà bối cảnh thế giới đang có nhiều rối ren thì những bước cải cách chính trị và kinh tế ở Myanmar đang đem lại một luồng gió mới, gây phấn chấn cho không ít người, và tạo ra một kỳ vọng vào con đường dân chủ và phát triển đang được dần khai lối trên xứ sở Chùa Vàng

t6a1.jpg

Một góc thành phố Yangon, Myanmar​

Là quốc gia thuộc ASEAN, một Myanmar đổi mới không những sẽ đem đến cho Việt Nam nhiều điều tham khảo hữu ích mà còn kích thích cạnh tranh một cách tích cực

Mặc dù không phải ai cũng vội tin là nhà cầm quyền Myanmar sẽ thành công với định hướng mới, nhưng những gì đã và đang xảy ra từ khi chính phủ dân sự được thiết lập đã phần nào xóa bớt những nghi ngờ đối với chính phủ Thein Sein, tạo cơ hội cho những gia tăng hợp tác

Trong nỗ lực đẩy mạnh cải cách, chính phủ Thein Sein cũng đã có những thỏa thuận (hoặc đang thương lượng) ngừng bắn với 11 nhóm sắc tộc có vũ trang

Theo lời Tổng thống Thein Sein, vì người dân Myanmar muốn có hòa bình và ổn định trong nước cho nên quá trình cải cách của Myanmar sẽ dựa trên những nguyện vọng của người dân

Nếu đây là thành tâm của chính phủ Myanmar thì con đường cải cách của Myanmar đang làm lóe lên nhiều tia hy vọng

Và cũng vì nguyện vọng của người dân nên Naypyidaw đã quyết định ngừng công trình xây đập thủy điện Myitsone trị giá 3,6 tỉ USD được đầu tư bởi Trung Quốc cũng như nhà máy điện chạy bằng than trị giá 8 tỉ USD của một công ty Thái Lan

Hai quyết định này tất nhiên đã không làm hài lòng hai nước láng giềng, nhưng chúng cần thiết trong việc phần nào chứng tỏ sự quan tâm của chính phủ đối với dư luận

Hơn nữa, những động thái này cũng cho thấy Myanmar đang tìm cách giảm bớt sự lệ thuộc vào các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên có nhiều tác hại và đa phương hóa các nguồn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là giảm bớt ảnh hưởng kinh tế quá lớn của Trung Quốc

Trung Quốc hiện nay đang là nhà đầu tư lớn nhất tại Myanmar với đa phần các dự án tập trung vào việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước này

Một số hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc tại Myanmar đã làm dậy lên làn sóng phản đối từ người dân địa phương, nhưng dưới thời chính phủ quân phiệt chúng vẫn được tiến hành

Bên cạnh đó, Myanmar bắt đầu nhìn về phương Tây. Ông Thein Sein đã nhấn mạnh rằng việc dỡ bỏ cấm vận là động thái cần thiết nếu như phương Tây muốn thấy dân chủ phát triển mạnh mẽ ở Myanmar

Và đây cũng không nằm ngoài ý muốn của Mỹ; vấn đề chỉ là Mỹ đang muốn thấy thêm những bước tiến cải cách chắc chắn từ Myanmar

Washington cũng đã có những động thái đáp trả lại những diễn biến tích cực của Naypyidaw, chẳng hạn như tuyên bố gần đây về việc sẽ trao đổi đại sứ giữa hai nước

Có ý kiến trong chính giới Mỹ cho rằng dường như có một sự tranh chấp quyền lực trong nội bộ nhà cầm quyền Myanmar giữa hai phe cải cách và bảo thủ; do đó, những động thái tích cực của Myanmar cần được nhìn nhận và đáp ứng xứng đáng để ủng hộ cho tiến trình cải cách

Một khi mà các cấm vận được dỡ bỏ, đầu tư từ các nước phương Tây sẽ tràn vào Myanmar để khai thác thị trường được cho là đầy tiềm năng trong tương lai này

Naypyidaw cũng đã gởi đi những tín hiệu đón chào nồng nhiệt, chẳng hạn như kế hoạch miễn thuế lên đến tám năm (và có thể kéo dài thêm nếu như đem lại nhiều lợi ích cho Myanmar) và những sửa đổi khác để làm cho luật đầu tư thông thoáng và cạnh tranh hơn so với các nước trong khu vực

Chính phủ Thein Sein còn tỏ ra khéo léo khi chính thức nhờ Singapore giúp đỡ cải cách các lĩnh vực pháp lý, ngân hàng, và tài chính nhằm chuẩn bị cho làn sóng đầu tư nước ngoài và thúc đẩy phát triển kinh tế. Singapore là một nước phát triển với thể chế tốt nhất so với các nước trong khối ASEAN

Do đó, nhờ Singapore giúp đỡ thay vì Trung Quốc hay một nước phương Tây nào đó, Myanmar dường như đang làm được một công đôi việc một cách rất chiến lược: học hỏi ở chỗ đáng học hỏi mà không phải “ngã” quá mạnh theo phương Tây trong con mắt của Trung Quốc

Từ những diễn biến ở trên, có thể thấy Myanmar đã có những bước đi ban đầu đúng hướng nhằm từng bước thoát khỏi những hệ lụy của mấy thập niên dưới chế độ quân nhân. Nếu hành trình này được thúc đẩy với sự thành tâm của Naypyidaw thì một Myanmar đổi mới sẽ là một điểm sang trong khu vực

Không phải ngẫu nhiên mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế đưa ra nhận định rằng: “Chính phủ mới đang đứng trước một cơ hội lịch sử để thúc đẩy quá trình phát triển và nâng cao mức sống của người dân. Myanmar có triển vọng tăng trưởng cao và có thể trở thành một biên giới kinh tế mới của châu Á…”

Trong sự so sánh giữa Myanmar và Việt Nam dựa trên một số tiêu chí (xem bảng bên dưới) thì Myanmar có trình độ phát triển tương đối thấp hơn cũng như có một vài bất cập nghiêm trọng hơn cả Việt Nam

Nhưng tương quan này có thể sẽ thay đổi nhanh chóng một khi Myanmar bắt đầu gặt hái những lợi ích từ cải cách (cũng như làm vững mạnh thêm tiến trình cải cách) và nếu như Việt Nam không có những bước tiến khả quan cho riêng mình

Trước tiến trình phát triển của Myanmar, trong một chừng mực nào đó, Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với Myanmar trong việc thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, vốn hỗ trợ phát triển chính thức, và khách du lịch quốc tế bên cạnh việc bảo vệ thị phần xuất khẩu của một số hàng hóa, đặc biệt là gạo

Tuy nhiên, đây là cú hích tích cực để Việt Nam chấn chỉnh lại mình một cách mạnh mẽ hơn. Tinh thần cải cách Myanmar có vài điểm tham khảo đơn giản nhưng có giá trị đối với tình hình Việt Nam hiện nay

Trước hết, cải cách phải theo nguyện vọng của người dân. Việt Nam nên có những cuộc khảo sát rộng rãi toàn quốc để biết được những nguyện vọng của người dân và sử dụng như một động cơ tạo sức ép để vượt qua những rào cản “lợi ích nhóm” nhằm có những chính sách cải cách sâu rộng, đi sát với thực tế

Trong nỗ lực đấu tranh với các tệ nạn như tham nhũng, lạm dụng quyền hành, cửa quyền… thì cần phải khuyến khích và tạo điều kiện cho giới truyền thông tiếp cận để chuyển tải chính xác những bức xúc của người dân cũng như đánh động dư luận trong những trường hợp bị bưng bít

Một nền báo chí trung thực, chính xác, đa chiều và không bị định hướng sẽ góp phần làm nhà nước vững mạnh hơn

Việt Nam đang trong quá trình chuẩn bị sửa đổi hiến pháp. Nếu quyết tâm thì đây là cơ hội để đưa ra những thay đổi thật sự phát huy quyền làm chủ của nhân dân

Một bản hiến pháp thành công, ở phương diện căn bản nhất, phải bảo vệ những quyền tự do, dân chủ của người dân, giới hạn quyền lực của nhà nước và làm tỏa sáng tinh thần thượng tôn pháp luật

Hiến pháp phải là điểm nương tựa pháp lý vững chãi cho mọi người dân, bất kể khuynh hướng chính trị, tôn giáo, và sắc tộc, một khi những quyền tự do chính đáng của họ bị xâm phạm

Và một bản hiến pháp tốt cần phải luôn được thực thi và bảo vệ. Theo đây, Việt Nam nên cân nhắc để thiết lập một tòa bảo hiến độc lập để giải thích hiến pháp một khi có những sự tranh chấp có liên quan

Đối với những cải cách kinh tế, để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển một cách bền vững, công bằng và ổn định thì cần phải dựa trên việc xây dựng một nền tảng vững chắc

Theo đây, muốn tăng trưởng kinh tế thành công thì không thể nào lơ là yếu tố đơn giản nhưng quan trọng nhất là phải gia tăng năng suất

Thiếu những chính sách thiết thực để đẩy mạnh tăng trưởng năng suất thì không khỏi có những trường hợp tăng trưởng nhưng bất ổn, tăng trưởng nhưng không đóng góp nhiều cho tiến trình phát triển

t6b-2.jpg

Tác giả thu thập và sắp xếp từ các báo cáo kể trên của Transparency International, The Heritage Foundation & The Wall Street Journal, và UNDP​

Việt Nam cần phải có những động thái chính sách mạnh mẽ để “nói không” với những dự án đầu tư nước ngoài gây ra ô nhiễm môi trường, bong bóng kinh tế, và bức xúc xã hội trong khi vẫn tăng cường thu hút các nguồn đầu tư sạch, có công nghệ cao, và có nhiều hiệu ứng lan tỏa tích cực trong nền kinh tế

Muốn được như vậy thì phải có những cơ chế thông thoáng, minh bạch, và tạo dựng niềm tin

Cạnh tranh với các nước trong khu vực để tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài nói riêng và thúc đẩy phát triển nói chung nên được xem như là một cuộc chạy đua tích cực để cải thiện thể chế

Trong tinh thần này thì khái niệm đối thủ cạnh tranh không tồn tại, thay vào đó là bạn cạnh tranh để cùng nhau hướng tới một cuộc sống no ấm và tự do hơn cho người dân. Một Myanmar cải cách là một người bạn tích cực của Việt Nam

Trần Lê Anh – Đại học Lasell, Massachusetts – Hoa Kỳ
 
TPHCM xúc tiến hợp tác với Yangon (Myanmar)​

56bae_1df0f_vna_yangoononline.jpg

Các diễn viên đang biểu diễn múa trước buổi lễ khai trương đường bay TPHCM-Yangon của Vietnam Airlines vào chiều ngày 15-11-2010​

- Dự kiến vào giữa tháng 3-2012 sẽ có đoàn hơn 110 người gồm quan chức và doanh nghiệp TPHCM sẽ đến thành phố Yangon (Myanmar) để xúc tiến hợp tác với chính quyền cũng như doanh nghiệp tại đây

Theo Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM (ITPC), từ ngày 11 đến 15-3, một đoàn hơn 110 người, gồm có nhiều quan chức cấp cao của TPHCM, các cơ quan ban ngành và 90 doanh nghiệp TPHCM (chủ yếu các doanh nghiệp thương mại), sẽ đến thành phố Yangon. Theo đó, dự kiến TPHCM sẽ ký kết hợp tác hữu nghị với thành phố này. Sau ký kết kết nghĩa giữa TPHCM với thành phố Yangon, dự kiến hai bên sẽ tiếp tục triển khai một số chương trình hợp tác

Ngoài ra, dự kiến có 11 hợp đồng cũng được ký kết giữa doanh nghiệp hai bên trong lĩnh vực đầu tư, thương mại và du lịch. Trong đó một doanh nghiệp TPHCM sẽ đầu tư vào một siêu thị tại đây. Hình thức hợp tác đầu tư cụ thể không được đại diện ITPC tiết lộ. Ngoài ra, một hội chợ cũng được tổ chức tại Yangon nhân chuyến thăm này

Theo Tổng lãnh sự quán Myanmar tại TPHCM, gần đây số lượng doanh nghiệp TPHCM qua Myanmar để tìm cơ hội giao thương, đầu tư cũng tăng đột biến. Trong đó có một số doanh nghiệp, như Thiên Long, có hẳn một chiến lược thâm nhập thị trường này bằng cách lập các đại diện của công ty tại thị trường này. Không chỉ nhiều doanh nghiệp nhỏ mà một số doanh nghiệp lớn, như tập đoàn Tín Nghĩa (Đồng Nai), Hoàng Anh Gia Lai, Công ty bảo vệ thực vật Sài Gòn cũng quan tâm đến thị trường này

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến cuối tháng 2-2011, Việt Nam có hai dự án đăng ký đầu tư tại Myanmar, với tổng vốn đăng ký trên 12 triệu đô la Mỹ

Trong cả năm 2011, Việt Nam nhập siêu từ Myanmar. Trong đó, Việt Nam nhập khẩu hàng hoá từ Myanmar với tổng giá trị là 84,8 triệu đô la Mỹ và xuất khẩu 82,4 triệu đô la Mỹ. Việt Nam chủ yếu nhập từ Myanmar các sản phẩm như thủy sản, rau quả, cao su, gỗ, và xuất khẩu chủ yếu là sắt thép, hoá chất, may mặc, sản phẩm từ chất dẻo
 
Hữu Liên Á Châu đẩy mạnh xuất khẩu thép sang Myanmar​

- Trước những khó khăn của thị trường trong nước, Công ty cổ phần Hữu Liên Á Châu lên kế hoạch xuất khẩu 3.200 tấn thép trị giá khoảng 500 tỉ đồng sang các thị trường lân cận, trong đó đặc biệt là Myanmar

Theo lãnh đạo công ty này, Myanmar được đánh giá là một thị trường đầy tiềm năng, dân số đông, và có thể mở cửa trong thời gian tới, dẫn đến nhu cầu xây dựng tăng

“Ở đây, các sản phẩm ống thép của công ty đang chiếm khoảng hơn 60% thị phần, và chúng tôi cũng đang chuẩn bị để có thể đầu tư vào nước này trong khoảng một vài năm tới", vị này cho biết

Hữu Liên Á Châu đặt mục tiêu doanh thu năm 2012 là 3.200 tỉ đồng, bằng với năm 2011. Tuy doanh thu cao, nhưng lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2011 chỉ đạt chưa đầy 3 tỉ đồng, đạt 6% so với kế hoạch

Nguyên nhân của việc sút giảm lợi nhuận, theo lãnh đạo công ty này là các yếu tố đầu vào tăng cao, như nguyên liệu, điện, nước, xăng dầu, chi phí tiền lương, và đặc biệt là lãi suất ngân hàng, khiến công ty phải chi thêm đến 64 tỉ đồng
 
Myanmar đang là bản sao của Việt Nam đầu thập niên 1990​

myanmar1.jpg

Có một số điểm tương đồng ấn tượng giữa kinh tế Việt Nam thập niên 1990 và kinh tế Myanmar ngày nay. Myanmar có nhiều thứ để học từ Việt Nam

Tất nhiên vẫn còn nhiều điểm khác biệt thế nhưng việc có một số yếu tố tương đồng cho thấy Myanmar có thể học được ở Việt Nam một số điều khi muốn mở cửa nền kinh tế, đặc biệt xét đến việc kinh tế Việt Nam tăng trưởng được từ 7 đến 8% trong suốt 2 thập kỷ qua

Người ta đặt câu hỏi Myanmar nên tiến hành chương trình cải tổ kinh tế như thế nào trong năm 2012 và thời kỳ hậu cấm vận ?

Xét về xuất phát điểm, Việt Nam và Myanmar có rất nhiều điểm tương đồng. Năm 1992, chính phủ Việt Nam áp dụng chính sách nâng cao đời sống nhân dân, khi đó tỷ lệ người nghèo rất cao. Khảo sát tại Myanmar năm 2005 cũng cho thấy đến 30% dân số Myanmar sống trong cảnh nghèo khó. 20 năm trước, kinh tế Việt Nam kém phát triển và nghèo hơn Myanmar ngày nay

Hai nước giống nhau ở điểm cùng có xuất phát điểm đầy tiềm năng, dân số trẻ, được đào tạo và tiềm năng chưa được khai phá bởi cả lý do đến từ bên trong và bên ngoài. Lý do bên ngoài có thể kể đến biện pháp trừng phạt, còn lý do bên trong, có thể đó là chính sách bảo hộ, hệ thống pháp lý yếu …

Ngay cả thay đổi về chính sách cũng có một số điểm tương đồng. Năm 1989, Việt Nam thống nhất tỷ giá trên thị trường chính thức và thị trường chợ đen, Myanmar cũng đang trong quá trình thực hiện chính sách này. Việt Nam được giỡ bỏ cấm vận vào năm 1993 thế nhưng người ta đang tràn trề hy vọng rằng lệnh cấm vận áp dụng với Myanmar có thể được giỡ bỏ trong năm 2012

Tại Việt Nam, trong các thay đổi chính sách được đưa ra, nổi bật nhất phải nói đến chính sách cấp ruộng cho các hộ gia đình; bình ổn kinh tế vĩ mô, đặc biệt vấn đề lạm phát; tự do hóa thương mại và đầu tư nước ngoài

Chính sách cải tổ trong 4 lĩnh vực trên đặt nền móng cho thành công của thời kỳ hậu cấm vấn tại Việt Nam

4 chính sách trên được nêu ra ở đây bởi con đường duy nhất giúp một nước trở nên giàu có hơn chính là mở cửa đón thương mại và đầu tư. Ổn định kinh tế vĩ mô đóng vai trò tiên quyết với một nước, tình trạng mất ổn định và lạm phát cao khiến đầu tư trực tiếp nước ngoài đi xuống

Nếu muốn có được tăng trưởng ổn định, cần phải có chính sách tăng trưởng phù hợp, hỗ trợ cho các hộ gia đình. Quan trọng hơn, các hộ gia đình cần phải có quyền sở hữu đối với tài sản của họ, vì vậy cần đến khung pháp lý để bảo vệ quyền sở hữu cũng như giảm bớt quy định cũng như thuế để giúp người dân làm kinh doanh. Nói cách khác, cần phải khuyến khích các hộ gia đình đầu tư, kiếm lợi nhuận và tự bảo quản được tài sản

Myanmar có nhiều điều để học từ Việt Nam. Việt Nam không đợi đến khi lệnh cấm vận được giỡ bỏ mới đưa ra chính sách cải tổ mạnh tay và Myanmar cũng vậy

Dù vậy Việt Nam cũng mắc phải một số sai lầm và Myanmar cần tránh “vết xe đổ”. Việc lập ra các tập đoàn độc quyền nhà nước rất khác với chính sách của chính phủ Nhật và Hàn Quốc nơi các tập đoàn tư nhân được khuyến khích cạnh tranh với nhau để giành thị trường xuất khẩu

Ngoài ra Việt Nam còn cần phải có một Ngân hàng Trung ương thật sự độc lập. Việt Nam còn chậm cải tổ lĩnh vực tài chính và chưa khiến lĩnh vực tài chính có khả năng cạnh tranh cao hơn

Nhìn chung tại Việt Nam, có thể thấy yếu tố tích cực vẫn nhiều hơn yếu tố tiêu cực, Việt Nam đã trở thành nước thu nhập trung bình từ năm 2011, tỷ lệ đói nghèo năm 2009 khoảng 2%

Tác giả bài viết là ông Adam McCarty, chuyên gia kinh tế người Úc, người đã sống và làm việc tại Việt Nam suốt từ năm 1991, ông làm giáo sư đại học, tư vấn chính sách, nghiên cứu viên. Năm 2011, ông lập ra tổ chức Mekong Economics nơi ông làm chuyên gia kinh tế trưởng

Ông nghiên cứu sâu sắc về nhiều lĩnh vực, từ tài chính vi mô, cải tổ trong lĩnh vực nhà nước, hoạt động phát triển nông thôn, chính sách thương mại cho đến giáo dục của các nước trong khu vực sông Mêkông. Bài viết được đăng trên báo Myanmar Times

Ngọc Diệp
 
Thị trường mới, thách thức mới

Myanmar đã và đang thực hiện nhiều cải tổ quan trọng. Trong đó, có việc sửa đổi Luật Đầu tư

Với những cải cách đang diễn ra, Myanmar có thể sẽ là điểm thu hút đầu tư mới trong khu vực - một thách thức đối với Việt Nam

Chính phủ Myanmar đã và đang thực hiện hàng loạt cải tổ trên con đường đi tới dân chủ trở lại. Từ năm ngoái đến nay, hàng trăm tù nhân chính trị đã được trả tự do. Và ngày 4.2.2011, ông Thein Sein, cựu sĩ quan cao cấp, được Quốc hội Myanmar bầu làm Tổng thống dân sự đầu tiên sau 50 năm Myanmar nằm dưới quyền kiểm soát của quân đội

Đầu tháng 12.2011, bà Hillary Clinton đã công du nước này, chuyến đi của một ngoại trưởng Mỹ đến đây kể từ hơn 50 năm. Bà cho biết Mỹ đã sẵn sàng cho việc trao đổi đại sứ với Myanmar. Đến ngày 6.2, bà Clinton ký lệnh dỡ bỏ một phần các biện pháp hạn chế đối với quốc gia Đông Nam Á này. Theo đó, các đoàn thẩm định và hỗ trợ kỹ thuật của Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á và Quỹ Tiền tệ Quốc tế từ nay được phép đến Myanmar

Liên minh châu Âu (EU) cũng nới lỏng những hạn chế đi lại trong Liên minh đối với Tổng thống Thein Sein, các Phó Tổng thống, thành viên Nội các, người phát ngôn lưỡng viện Quốc hội và gia đình của họ. EU còn quyết định viện trợ 50 triệu euro cho một số dự án y tế, giáo dục và đào tạo nghề của Myanmar

Lột xác

Những năm 1940-1950, Myanmar là quốc gia giàu nhất Đông Nam Á đang trên đường trở thành nền kinh tế phát triển đứng hàng thứ hai châu Á, sau Nhật. Thế nhưng, cuộc binh biến quân sự năm 1962 đã đẩy lùi mọi thành tựu kinh tế, biến nước này thành một trong những nước nghèo nhất thế giới

Giới quân sự lên nắm quyền và quan hệ đối ngoại, đặc biệt với các nước phương Tây, trở nên rất căng thẳng. Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Myanmar. EU cũng thi hành lệnh cấm vận đối với nước này, gồm cả cấm vận vũ khí, chấm dứt những ưu đãi trong giao dịch thương mại và ngưng viện trợ, ngoại trừ viện trợ nhân đạo

Thế nhưng, mọi việc đã thay đổi vào năm 2010. Ngày 13.11.2010, bà Aung San Suu Kyi, lãnh tụ dân chủ đối lập, được trả tự do sau 21 năm bị giam giữ và quản thúc tại nhà. Bà là Tổng thư ký Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, nhà hoạt động đòi tự do nhân quyền cho Myanmar, được trao giải Nobel Hòa bình năm 1991

Trong tháng 11.2010, Myanmar cũng tổ chức bầu cử Quốc hội. Và ông Thein Sein, Chủ tịch Đảng cầm quyền Liên minh Đoàn kết và Phát triển, được bầu làm Tổng thống. Tiếp đến, một loạt thay đổi lớn đã diễn ra tại nước này. Đó là trả tự do cho hàng trăm tù nhân, trong đó có nhiều tù chính trị, mở rộng quyền tiếp cận thông tin, lập hội và biểu tình, bắt đầu đối thoại nhằm tiến tới ngừng bắn với một số nhóm sắc tộc ly khai

Tổng thống Thein Sein cũng đã gặp bà Aung San Suu Kyi ở thủ đô mới Naypyidaw. Vào tháng 4 tới, cuộc bầu cử Quốc hội bổ sung sẽ diễn ra tại Myanmar. Bà Aung San Suu Kyi và đảng của bà đã được phép ra tranh cử Quốc hội

Bên cạnh cải cách chính trị, cải cách kinh tế cũng được Chính phủ đặc biệt quan tâm. Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới tổ chức ở Davos (Thụy Sĩ) hồi cuối tháng 1 vừa qua, Thứ trưởng Bộ Đường sắt Lwin Thaung cho biết Chính phủ Myanmar đang chuẩn bị thông qua Luật Đầu tư sửa đổi vào cuối tháng 2.2012. Theo đó, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ được miễn thuế trong 8 năm và Myanmar cũng có thể xem xét kéo dài thời hạn này

Một quốc gia có vai trò hỗ trợ lớn trong quá trình chuyển mình của Myanmar là Singapore. Trong khi phương Tây đóng cửa và trừng phạt Myanmar, Singapore lại giúp đỡ nước này khá nhiều. Cuối tháng 1.2012, ông Thein Sein đã đi thăm Singapore và ký kết thỏa thuận hợp tác trên nhiều lĩnh vực, từ du lịch cho đến luật pháp, công nghệ, tài chính…

Chính phủ Singapore đã đồng ý cử chuyên gia sang hỗ trợ Myanmar hoạch định chính sách kinh tế, thương mại, cải cách hệ thống pháp luật. Việc hợp tác sâu rộng với Singapore có thể sẽ giúp Myanmar tiến thêm một bước về mặt kinh tế

Triển vọng

Myanmar là một trong những thị trường lớn của châu Á với dân số hơn 60 triệu người, nhưng chưa được khai phá. Đây cũng là quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ, khí đốt, gỗ, đá quý và có thể trở thành một nhà xuất khẩu hàng đầu về gạo, thủy sản

Nói riêng về gạo, hãng tin Bloomberg cho biết Myanmar đã lập kế hoạch tăng hơn gấp đôi lượng gạo xuất khẩu vào năm 2012, lên 1,5 triệu tấn; năm 2013 lên 2 triệu tấn và đến năm 2015 là 3 triệu tấn

Ngành du lịch Myanmar đang trên đà phát triển, với các sản phẩm như khu đền thờ gồm hơn 2.000 ngôi chùa và đền đài được xây dựng từ thế kỷ XI đến XII, nằm tại Bagan, thành phố du lịch chính của Myanmar. Các thành phố du lịch nổi tiếng khác của Myanmar là Yangon (với chùa Vàng 2.500 năm tuổi), Mandalay (thành phố của đá quý)

Lượng khách quốc tế đến Myanmar năm 2011 dù chỉ đạt 330.000 lượt người nhưng lại có tốc độ tăng trưởng nhanh, trung bình 20% mỗi năm, theo Bộ Khách sạn và Du lịch Myanmar

Bên cạnh đó, vì từng là thuộc địa của Anh nên lực lượng lao động nói tiếng Anh của Myanmar không hề nhỏ (nhà trường vẫn sử dụng tiếng Anh trong giảng dạy, bên cạnh tiếng Miến Điện), một lợi thế để tiếp nhận đầu tư nước ngoài

Hiện tại, một số công ty nước ngoài đã bày tỏ ý định đầu tư phát triển đường bộ, đường sắt và cảng biển tại đây. Và dầu khí, khai thác khoáng sản, ngân hàng, du lịch cũng có thể sẽ là các lĩnh vực thu hút đầu tư nhiều nhất. Ông Jim Rogers, Chủ tịch Rogers Holdings (Singapore), nhận xét: “Nếu tìm được hướng đầu tư vào Myanmar lúc này, bạn có khả năng trở nên rất giàu có trong vài ba chục năm tới”

Theo Cục Quản lý Đầu tư và Doanh nghiệp Myanmar, từ cuối năm 1988 đến tháng 11.2011, nước này đã thu hút được 40,42 tỉ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của 31 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đặc biệt, kể từ khi mở cửa trở lại, FDI vào Myanmar đã tăng vọt. Năm 2010-2011, Myanmar thu hút được hơn 20 tỉ USD vốn FDI, chiếm đến một nửa so với số vốn thu hút được trong hơn 2 thập kỷ qua

Đối thủ đáng gờm

Cũng vì mới mở cửa, nên hệ thống luật pháp Myanmar còn chưa hoàn thiện. Nền hành chính cũng khá quan liêu. Hệ thống ngân hàng rất yếu kém. Rủi ro tỉ giá cao do thiếu ngoại tệ và hoạt động kinh doanh ngoại tệ không được quản lý chặt chẽ, làm ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất nhập khẩu. Hiện nay, tỉ giá USD niêm yết tại ngân hàng và trên thị trường tự do chênh lệch gần 100 lần. Hoạt động kinh tế ngầm chiếm phần lớn giao dịch, nên rất khó kiểm soát

Tuy nhiên, ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), vẫn đánh giá cao về thị trường này. “Đó là một thị trường hoang sơ, ngủ yên gần 30 năm qua. Nay tốc độ mở cửa rất nhanh. Nếu ai chậm chân sẽ không còn chỗ”, ông nói

Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, Myanmar rõ ràng là một thị trường mới mở, có nhiều tiềm năng với việc nhập khẩu lâm sản, thủy hải sản và xuất khẩu hàng tiêu dùng như máy móc điện tử, quần áo, giày dép… Ngoài ra, cũng có thể đầu tư trồng cây công nghiệp, xây dựng các khu công nghiệp và khu chế xuất

Hiện nay, đã có những doanh nghiệp đi tiên phong. Công ty Thiên Long, chẳng hạn, đã hợp tác với khoa kinh tế của các trường đại học và lãnh sự quán danh dự Myanmar tại TP.HCM để tập huấn cho một số sinh viên giỏi nhằm đưa họ sang Myanmar làm đại diện cho mình. Biti’s, VNPT đều đã mở văn phòng đại diện tại đây. Và dự án đầu tư lớn nhất là của Hoàng Anh Gia Lai với 300 triệu USD xây dựng một khu phức hợp bao gồm khách sạn, trung tâm thương mại và căn hộ cao cấp tại Yangon

Cơ hội hợp tác kinh doanh đối với các doanh nghiệp Việt Nam không hề nhỏ. Tuy vậy, một khi Myanmar có những bước tiến dài hơn về kinh tế thì quốc gia này sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh đáng gờm với Việt Nam trên lĩnh vực thu hút vốn FDI

Dường như đã qua rồi thời kỳ các nhà đầu tư nước ngoài hào hứng nhảy vào Việt Nam. Năm 2011, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vốn FDI vào Việt Nam đã giảm đến 26% so với năm 2010. Vốn FDI đăng ký trong tháng 1 năm nay đã xuống mức thấp kỷ lục, chỉ đạt 37,5 triệu USD, trong đó có tính cả vốn đăng ký tăng thêm, chỉ bằng 2,5% so với cùng kỳ năm 2011

Những khó khăn của kinh tế thế giới vẫn đang tác động tiêu cực đến Việt Nam. Tuy nhiên, nguyên nhân chính lại nằm ở nội tại: chậm chạp trong chuyển đổi kinh tế, lạm phát cao, khu vực công làm ăn kém hiệu quả mà lại được nuông chiều

Nằm trong khu vực Đông Nam Á năng động, Myanmar chắc chắn sẽ tiến nhanh nhờ cải cách sâu rộng cũng như nền tảng sẵn có về tài nguyên và nguồn nhân lực. Các nhà đầu tư luôn tìm đến những nơi có khả năng mang lại lợi nhuận nhiều nhất, những thị trường mới nhiều tiềm năng. Và như vậy Myanmar có thể sẽ là điểm đến đầu tư tốt

Ông Philipp Hoffmann, Tổng Giám đốc Công ty Dịch vụ Thương mại và Công nghiệp Jebsen & Jessen (Singapore), nhận xét: “Nếu đi đúng hướng, rất có thể kinh tế Myanmar sẽ phát triển nhanh, thậm chí còn nhanh hơn cả Việt Nam"
 
Sài gòn sớm cụ thể hóa các hoạt động hợp tác ở Myanmar​

– Trong khuôn khổ chuyến thăm Myanmar, sáng 14-3, đoàn lãnh đạo và doanh nghiệp TPHCM do đồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM dẫn đầu đã tới thăm khu công nghiệp Hlaing Thar Yar

Đây là một trong 18 khu công nghiệp của Myanmar, nằm ở phía Bắc Yangon, được thành lập tháng 12-1995. Đến nay, khu công nghiệp đã có 519 nhà máy thuộc nhiều ngành nghề khác nhau

Cũng trong buổi sáng 14-3, đồng chí Lê Thanh Hải cùng đoàn lãnh đạo và đoàn doanh nghiệp đến thăm Công ty Dệt may Lat War, một trong những công ty may hàng đầu của Myanmar

Chiều 14-3, đoàn lãnh đạo và đoàn doanh nghiệp TPHCM tới thăm Tập đoàn Shwe Taung Development, tập đoàn đa lĩnh vực lớn thứ tư của Myanmar. Nơi đây cũng là trụ sở Trung tâm xúc tiến thương mại quốc tế Myanmar (IBPC)

Các doanh nghiệp TPHCM đã đặt nhiều câu hỏi liên quan đến việc thành lập chi nhánh ngân hàng tại Myanmar, xây dựng khách sạn, đầu tư khai thác đá quý

Lãnh đạo Tập đoàn Shwe Taung cho biết Chính phủ Myanmar chủ trương liên doanh liên kết với các ngân hàng nước ngoài. Riêng lĩnh vực đá quý hiện nay Chính phủ chưa cấp phép cho các công ty tư nhân và các nhà đầu tư nên chờ đợi luật đầu tư mới sắp được thông qua

Trong lĩnh vực du lịch, Tập đoàn Shwe Taung sẵn sàng hợp tác với Đại sứ quán Việt Nam để cung cấp thông tin về việc thuê hay mua mặt bằng để các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng khách sạn. Lãnh đạo tập đoàn hy vọng sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp Việt Nam tới Myanmar đầu tư

Chiều cùng ngày, đoàn lãnh đạo và doanh nghiệp TPHCM do đồng chí Lê Thanh Hải dẫn đầu đã tới thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar. Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải đánh giá cao những nỗ lực của Đại sứ quán Việt Nam, nhất là vai trò của đại sứ Chu Công Phùng làm cầu nối cho doanh nhân Việt Nam đến Myanmar

Đồng chí Lê Thanh Hải khẳng định TPHCM sẽ tổ chức hội chợ giới thiệu hàng tiêu dùng Việt Nam tại Myanmar vào tháng 5-2012. Bên cạnh đó, TPHCM cũng sẽ sớm xúc tiến thành lập trung tâm thương mại và khu công nghiệp tại Myanmar

Hôm nay 15-3, đoàn lãnh đạo, doanh nghiệp TPHCM rời Yangon kết thúc tốt đẹp chuyến thăm và làm việc tại Myanmar
 
Nhựa Đại Đồng Tiến ký kết hợp tác với nhà phân phối Myanmar​

Dai-dong-tien.jpg

Đại Đồng Tiến sẽ nâng tỷ trọng xuất khẩu lên hơn 10% tổng sản lượng hàng năm của công ty, mở rộng thị phần tại các quốc gia trong khu vực

Nằm trong khuôn khổ chương trình giao thương, triển lãm, khảo sát thị trường, xúc tiến thương mại và đầu tư Myanmar năm 2012 do Trung tâm Xúc tiến Thương Mại và Đầu Tư (ITPC) thuộc UBND TPHCM tổ chức tại thành phố Yangon – Myanmar, ngày 12/03/2012 CTCP Đại Đồng Tiến đã ký kết văn bản hợp tác chiến lược với đối tác phân phối tại Myanmar

Sự kiện này đánh dấu bước tiến mới của thương hiệu nhựa Đại Đồng Tiến trên thị trường quốc tế

Đại Đồng Tiến góp mặt tại hội chợ trưng bày triển lãm Myanmar những mặt hàng nhựa gia dụng cao cấp mang nhãn hiệu: Household, Sina, Foodpak

Thông qua sự kiện ký kết hợp tác chiến lược với đối tác phân phối tại Myanmar, Đại Đồng Tiến đang đẩy mạnh tỷ lệ xuất khẩu lên trên mức 10% so với tổng sản lượng hàng năm của công ty, mở rộng thị phần tại các quốc gia trong khu vực, hướng đến toàn cầu hóa thương hiệu theo định hướng phát triển của công ty

Năm 2009 doanh thu của Đại Đồng Tiến đạt 625 tỷ đồng, 880 tỷ đồng năm 2010 và 900 tỷ năm 2011. Dự kiến trong năm 2012, sản lượng doanh thu của công ty sẽ đạt 1400 tỷ, nâng mức tăng trưởng lên 40% so với cùng kỳ năm trước
 
Top