What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Đầu tư kinh doanh tại Myanmar

Đưa kim ngạch thương mại Việt Nam - Myanmar lên 500 triệu USD​

vnm2.jpg

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Thein Sein duyệt đội danh dự​

Lãnh đạo Việt Nam và Myanmar nhất trí tăng cường quan hệ hợp tác, phấn đấu đưa kim ngạch thương mại lên 500 triệu USD vào năm 2015

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, ngày 20/3/2012, Tổng thống Cộng hòa Liên bang Myanmar Thein Sein đã thăm chính thức Việt Nam

Sau lễ đón trọng thể tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã hội kiến với Tổng thống Myanmar Thein Sein

Thay mặt Nhà nước và nhân dân Việt Nam, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chào mừng Tổng thống Thein Sein và Đoàn Đại biểu Chính phủ Myanmar sang thăm chính thức Việt Nam, tin tưởng chuyến thăm lần này của Ngài Tổng thống sẽ góp phần quan trọng vào việc củng cố và tăng cường hơn nữa mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt sẵn có giữa hai nước

Chủ tịch nước chúc mừng những thành tựu quan trọng về an ninh chính trị, kinh tế xã hội và đối ngoại mà Chính phủ và nhân Myanmar đạt được trong thời gian qua, tạo tiền đề cho công cuộc phát triển, xây dựng đất nước trong thời gian tới; đồng thời bày tỏ tin tưởng dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Thein Sein, đất nước Myanmar sẽ phát triển ổn định, phồn vinh, có vai trò và uy tín trong khu vực và trên thế giới

Tổng thống Thein Sein bày tỏ vui mừng lần đầu tiên được sang thăm Việt Nam trên cương vị Tổng thống; cảm ơn sự đón tiếp trọng thị và chu đáo mà Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã dành cho cá nhân Tổng thống và Đoàn đại biểu Myanmar; chúc mừng những thành tựu to lớn về mọi mặt mà Việt Nam đã giành được trong sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế; Ngài Tổng thống cũng đánh giá cao vai trò và uy tín của Việt Nam ở khu vực và chúc nhân dân Việt Nam tiếp tục giành được nhiều thắng lợi to lớn hơn nữa trong thời gian tới

Hai vị lãnh đạo bày tỏ hài lòng về những phát triển tốt đẹp của quan hệ hai nước trong thời gian qua; đồng thời nhất trí cần tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác trên tất cả các lĩnh vực giữa hai nước trong thời gian tới, trong đó có việc: duy trì các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao; trao đổi đoàn các cấp; duy trì tổ chức thường xuyên các cơ chế hợp tác hiện có như Ủy ban Hỗn hợp về hợp tác song phương, Ủy ban hỗn hợp về thương mại và Tham khảo chính trị giữa hai Bộ Ngoại giao; thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, an ninh, quốc phòng; phấn đấu đưa kim ngạch thương mại hai nước lên 500 triệu USD vào năm 2015

Hai bên cũng khẳng định sẽ tiếp tục hợp tác trong các lĩnh vực như nông lâm nghiệp, thủy sản, chăn nuôi, tài chính ngân hàng, viễn thông, giao thông vận tải, dầu khí, sản xuất vật liệu xây dựng, du lịch...

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã cảm ơn và đề nghị Chính phủ Liên bang Myanmar tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam sang hoạt động đầu tư và kinh doanh tại Myanmar

Hai bên cũng trao đổi ý kiến về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm; khẳng định tiếp tục hợp tác chặt chẽ tại các diễn đàn quốc tế như Liên hợp quốc, trong ASEAN và các cơ chế hợp tác tiểu vùng như Mekong mở rộng (GMS), Hành lang kinh tế Đông-Tây (EWEC), hợp tác giữa 3 dòng sông (ACMECS)...

Tổng thống Thein Sein bảy tỏ cảm ơn và đánh giá cao việc Việt Nam đã ủng hộ Myanmar giữ chức Chủ tịch ASEAN vào năm 2014. Chủ tịch Trương Tấn Sang mong Myanmar sớm trở thành thành viên Ủy hội sông Mekong quốc tế

Hai vị Lãnh đạo cũng chia sẻ tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, thực hiện nghiêm chỉnh Tuyên bố về cách ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC), phấn đấu xây dựng và sớm hoàn thành Bản Quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC). Hai bên cũng nhất trí cho rằng cần bảo đảm sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong, vì lợi ích và sự phát triển bền vững chung của các nước ven sông

Tổng thống Myanmar Thein Sein cảm ơn sự đón tiếp trọng thị và chu đáo phía Việt Nam đã dành cho Đoàn Đại biểu cấp cao Cộng hòa Liên bang Myanmar và mời Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sang thăm chính thức Myanmar. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã vui vẻ nhận lời. Thời gian cụ thể của chuyến thăm sẽ được thu xếp qua đường ngoại giao
 
Ký nhiều hợp đồng hợp tác với đối tác Myanmar​

- Trong khuôn khổ chuyến công tác của đoàn lãnh đạo TP.HCM thăm hữu nghị Myanmar (11 – 15.3), trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP.HCM (ITPC) phối hợp với sở Ngoại vụ, sở Văn hoá – thể thao và du lịch, Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar tổ chức triển lãm và hội thảo về đầu tư – thương mại – du lịch TP.HCM. Gần 50 doanh nghiệp tham gia các hoạt động giao thương

Kết quả, ITPC và liên đoàn Các phòng thương mại và công nghiệp Myanmar đã ký kết hợp tác trong các hoạt động xúc tiến thương mại – đầu tư. Có 11 đơn vị đã ký kết được những hợp đồng đầu tư, kinh doanh hoặc hợp tác với các đối tác tại Myanmar

0fa2e3e4472a8c650df861717f80abc6.jpg

Bí thư Thành uỷ TP.HCM Lê Thanh Hải, phó Bí thư Thành uỷ Nguyễn Thị Thu Hà và giám đốc ITPC Phó Nam Phượng trong chuyến thăm hữu nghị Myanmar​

Công ty cổ phần tập đoàn C.T (C.T Group) hợp tác chiến lược với Whwe Taung Shwe Taung trong các lĩnh vực bất động sản, xây dựng trung tâm thương mại, khách sạn, văn phòng cao cấp, đầu tư hạ tầng, xuất khẩu vật liệu xây dựng, nhập khẩu gỗ và nông sản

Với đối tác Super One, C.T Group hợp tác cung cấp hàng tiêu dùng Việt Nam vào hệ thống siêu thị Super One, đồng thời hợp tác mở rộng chuỗi siêu thị tại thị trường Myanmar

Sáu doanh nghiệp TP.HCM đã ký kết hợp đồng kinh doanh cụ thể là: công ty hương liệu nguyên liệu quốc tế Đông Dương (hợp đồng trị giá 1 triệu USD), công ty TNHH Thép BMB (3 triệu USD), công ty cổ phần mỹ phẩm Sài Gòn (1 triệu USD), công ty cổ phần Đại Đồng Tiến (1 triệu USD), công ty TNHH Minh Châu (3,5 triệu USD), công ty cổ phần nhựa Sài Gòn (1 triệu USD)

Hiệp hội Du lịch TP.HCM, tổng công ty du lịch Sài Gòn (Saigontourist), công ty Fiditour đã ký hợp tác với hiệp hội Du lịch và công ty dịch vụ lữ hành Myanmar khai thác các hoạt động du lịch

Hầu hết doanh nghiệp đều thấy triển vọng kinh doanh và nhiều doanh nghiệp đang dự định thành lập nhà máy sản xuất tại Myanmar, nên đã đề nghị lãnh đạo TP.HCM xem xét thành lập khu công nghiệp TP.HCM, trung tâm thương mại tại Myanmar

Bà Phó Nam Phượng cho biết, sắp tới sẽ tiếp tục có nhiều chương trình xúc tiến sang Myanmar, trước mắt lãnh đạo thành phố chỉ đạo ITPC tổ chức ngay một hội chợ hàng Việt Nam vào tháng 5.2012
 
Last edited:
Doanh nghiệp Việt đua nhau sang Myanmar đầu tư​

00c40db.jpg

Một góc thành phố Yangon, Myanmar​

Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) gọi Myanmar là “điểm đến “vàng” cuối cùng ở Đông Nam Á”...

Đối với các nhà đầu tư Âu-Mỹ, ý tưởng đầu tư vào Myanmar phần lớn mới chỉ dừng ở những chuyến đi mang tính thăm dò và những tuyên bố dự định chung chung. Nhưng với các công ty Việt Nam thì khác

Theo báo Financial Times, nhiều doanh nghiệp lớn của Việt Nam đang đẩy mạnh các kế hoạch đầu tư ở quốc gia cùng thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) này. Thậm chí ngay cả trước khi Myanmar có những cải cách mạnh về chính trị và kinh tế vào năm ngoái, thì các công ty Việt Nam cũng đã không ngần ngại rót vốn vào đây

Tại một cuộc họp đầu tư song phương tại Hà Nội vào ngày 21/3 tổ chức nhân dịp chuyến thăm chính thức của Tổng thống Myanmar Thein Sein tới Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư Việt Nam tại Myanmar đã công bố một khoảng đầu tư trị giá 100 triệu USD vào lĩnh vực nông nghiệp tại Myanmar

Ông Chủ tịch cũng bày tỏ hy vọng vào những tiến triển mới trong hoạt động đầu tư của các công ty Việt Nam tại Myanmar ở một số lĩnh vực khác, bao gồm thị trường viễn thông di động còn bỏ ngỏ của nước này

Cũng tại sự kiện này, ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), một trong những ngân hàng quốc doanh lớn nhất của Việt Nam, kêu gọi các nhà đầu tư Việt Nam dành sự quan tâm lớn hơn cho Myanmar. Ông Hà gọi thị trường này là “điểm đến “vàng” cuối cùng ở Đông Nam Á”

Theo ông Hà, Công ty Bảo vệ thực vật An Giang và công ty quản lý quỹ VinaCapital, đã ký một thỏa thuận với Eden Group, một tập đoàn của Myanmar nằm dưới sự quản lý của nhà tài phiệt kiêm Chủ tịch Hiệp hội lúa gạo Myanmar U Chit Khiang, để mở một nhà máy chế biến nông sản trị giá 100 triệu USD

Cũng theo thông tin từ ông Hà, hai công ty viễn thông lớn của Việt Nam là VNPT và Viettel đang chờ được cấp giấy phép để mở mạng di động ở Myanmar, nơi các kết nối di động vẫn nhiều khi trong tình trạng “tậm tịt”. Bản thân BIDV năm ngoái đã mở văn phòng đại diện tại Myanmar

Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai cũng đã công bố kế hoạch xây dựng một tổ hợp mua sắm, văn phòng và chung cư trị giá 300 triệu USD ở Yangon, Myanmar

Nhìn chung, Việt Nam hiện đặt muc tiêu tăng vốn đầu tư trực tiếp vào Myanmar từ mức 500 triệu USD lên 2 tỷ USD và tăng kim ngạch thương mại song phương từ 167 triệu USD vào năm ngoái lên 500 triệu USD trong thời gian từ nay tới năm 2015

Tuy nhiên, trong bối cảnh Myanmar tiếp tục thúc đẩy cải cách pháp lý và hệ thống tiền tệ, nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng cảm thấy lo ngại rằng, quốc gia này có thể trở thành một đối thủ nặng ký trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài
 
Viettel, VNPT cùng 'kéo quân' sang Myanmar ?​

Nếu lời Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Trần Bắc Hà trở thành hiện thực thì lần đầu tiên, hai tập đoàn viễn thông lớn nhất Việt Nam là Viettel và VNPT sẽ cùng “hội tụ” và cạnh tranh ở một quốc gia khác ngoài lãnh thổ quê nhà

Thông tin Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đang chờ được cấp giấy phép để mở mạng di động ở Myanmar được ông Trần Bắc Hà cho biết tại một cuộc họp đầu tư song phương tại Hà Nội mới đây, nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Myanmar Thein Sein

Công ty viễn thông của Việt Nam đầu tư ở ngoài lãnh thổ, đến giờ không còn là một khái niệm mới, đặc biệt với cái tên Viettel. Hiện tại, Viettel đã đầu tư mở mạng lưới viễn thông và đang hoạt động ở 5 quốc gia gồm Lào, Campuchia, Mozambique, Haiti và Peru. Và trong năm 2012, tập đoàn này đặt mục tiêu sẽ mở thêm ở 3 - 4 nước nữa

Tuy nhiên, với VNPT, mở mạng lưới ở thị trường nước ngoài có thể xem là “điều khá mới lạ”. Nếu Myanmar hoặc đất nước nào đó được VNPT đầu tư mạng lưới thành lập mạng di động của mình thì đó sẽ là mạng viễn thông ở nước ngoài đầu tiên của VNPT

“Con đường” đi ra nước ngoài của các doanh nghiệp viễn thông Việt, theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc Viettel là do, thị trường trong nước nhìn thì lớn nhưng vẫn là manh áo chật và bắt buộc doanh nghiệp phải ra nước ngoài. Vì thế, chả ai bảo ai, doanh nghiệp cứ “lóp ngóp” kéo nhau đi

Quan điểm đầu tư ra nước ngoài của Viettel khá rõ ràng. Đó là chiến lược “kỹ thuật đi trước, kinh doanh theo sau”. Nghĩa là Viettel sẽ đầu tư hạ tầng riêng của mình ở quốc gia đó hoặc có thể mua lại hạ tầng của doanh nghiệp khác và đầu tư thêm - làm chủ về hạ tầng mạng lưới để phát triển kinh doanh dịch vụ, chứ không liên doanh liên kết với nhà mạng khác để khai thác dịch vụ

Trong khi đó, ban đầu, một lãnh đạo của VNPT cho rằng, VNPT khả năng sẽ không đi theo hướng của Viettel mà theo hướng hợp tác và đầu tư, không theo hướng đầu tư mạng lưới hạ tầng và tổ chức. Tức là hợp tác với các mạng lớn để đầu tư dài hơi hơn và tham gia góp vốn vào các nhà khai thác đó. Nhưng nay, có lẽ, chiến lược ban đầu của VNPT ít nhiều đã thay đổi

Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra, do cùng là doanh nghiệp Nhà nước, cùng nguồn vốn Nhà nước nên, nếu cả VNPT và Viettel cùng đầu tư xây dựng mạng lưới tại Myanmar hoặc quốc gia khác, không biết Viettel và VNPT có xây dựng và dùng chung hạ tầng không ? Điều mà cả Viettel và VNPT chưa làm được ở thị trường Việt Nam !

Trong nhiệm kỳ của nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp, một trong những điều mà ông trăn trở nhất chưa làm được là giải quyết vấn đề dùng chung hạ tầng giữa các doanh nghiệp viễn thông

Theo ông, doanh nghiệp viễn thông cứ phát triển theo kiểu mạnh ai nấy làm “dựng cột” (trạm BTS) thoải mái sẽ vừa lãng phí nguồn tài nguyên quốc gia, vừa lãng phí nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn của Nhà nước chưa thật hiệu quả

Một chuyên gia kỳ cựu về viễn thông cho rằng, nếu cả Viettel và VNPT cùng đầu tư vào Myanmar hay một quốc gia nào khác thì nên đầu tư xây dựng hạ tầng dùng chung để tránh làm lãng phí nguồn lực của Nhà nước

Ông phân tích, rất khó để đưa ra con số cụ thể tương đối về nguồn vốn đầu tư cho một hạ tầng mạng lưới mới mà một doanh nghiệp viễn thông đầu tư, vì còn phụ thuộc và về chính sách đầu tư, diện tích quốc gia, dân số… nhưng số tiền sẽ không thể tính đến hàng chục mà phải là hàng trăm triệu USD

Trong khi đó, theo tính toán của ông, hạ tầng trạm BTS hiện nay của cả ba nhà mạng VinaPhone, MobiFone và Viettel lãng phí gấp đôi số tiền cần thiết phải đầu tư, tức lãng phí gấp đôi so với nhu cầu cần thiết của đất nước

“Doanh nghiệp dùng chung hạ tầng sẽ kinh doanh trên những khu vực dải tần khác nhau, hạ tầng dùng chung không làm ảnh hưởng, hạn chế đến chiến lược, hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp”, vị chuyên gia này nói

Tất nhiên, phân tích là vậy nhưng câu trả lời lại thuộc về “hai anh cả” viễn thông và các đơn vị cấp trên

Sự lớn mạnh của ngành viễn thông và của các tập đoàn viễn thông Việt Nam là điều rất đáng khích lệ và tự hào, nhưng đầu tư và phát triển một cách hiệu quả, đem lại nguồn lợi và nguồn lực tốt nhất cho quốc gia, nhân dân mới thực sự là điều cần cân nhắc
 
Xuất khẩu sang Myanmar tăng 16,8%​

Tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Myanmar trong quí 1-2012 ước đạt 20 triệu đô la Mỹ, tăng 16,8% so với cùng kỳ năm ngoái

Theo Thương vụ Việt Nam tại Myamar, dù đã có những bước tiến tích cực trong việc giao thương với Myanmar thông qua những chuyến xúc tiến thương mại liên tục trong thời gian qua, nhưng trong quí 1-2012, Việt Nam vẫn xếp thứ 12 trong các quốc gia xuất khẩu vào Myanmar sau Singapore, Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Mỹ, Thái Lan, Hàn Quốc, Malaysia, Ấn Độ, Saudi Arabia, Úc

Những mặt hàng chủ yếu mà Việt Nam xuất khẩu sang Myanmar là sản phẩm thép các loại, nguyên - phụ liệu may mặc, màn chống muỗi, phân bón hóa học, vật liệu xây dựng, thiết bị điện, xăm lốp các loại, văn phòng phẩm, tấm lợp bằng nhựa và chất dẻo nguyên liệu

Ngoài ra còn có một số mặt hàng khác như thuốc trừ sâu, nguyên - phụ liệu các ngành công nghiệp, thực phẩm chế biến, hóa chất, phụ tùng máy móc, thuốc chữa bệnh và thiết bị y tế, mỹ phẩm, máy tính và linh kiện máy tính, nguyên liệu cho ngành công nghiệp thực phẩm, ắc quy…

Giao thương giữa Việt Nam và Myanmar trong quí 1, Việt Nam vẫn là nước nhập siêu từ Myanmar. Theo số liệu của Cục Hải quan Myanmar, trong quí 1-2012, kim ngạch thương mại hàng hóa hai chiều giữa Việt Nam và Myanmar ước đạt 45 triệu đô la Mỹ, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm 2011

Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ thị trường này ước đạt 25 triệu đô la Mỹ, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm 2011
 
Một số lưu ý khi đưa hàng vào Myanmar​

t8b.jpg

Có thể nói Myanmar hiện nay đang là “mảnh đất vàng” cuối cùng của châu Á khi đất nước này bắt đầu cải cách kinh tế sau nhiều thập kỷ đóng cửa với bên ngòai. Cũng có thể xem đây là “cơ hội vàng” của doanh nghiệp (DN) Việt Nam đầu tư ra nước ngoài khi tình hình đầu tư trong nước đang trầm lắng

Myanmar hiện đang rất cần các nhà đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng, đẩy mạnh đầu tư công nghệ sản xuất và xuất nhập khẩu hàng hóa

Chúng tôi đã có gần 3 năm nghiên cứu nhu cầu thị trường, tìm kiếm đối tác tại thị trường này

Hiện nay, chúng tôi đã ký hợp đồng hợp tác chiến lược toàn diện với Tập đoàn Shwe Taung, một tập đoàn hàng đầu tại Yangon trong ngành bất động sản

Qua đó, C.T Group có thể hợp tác với Shwe Taung để đầu tư thiết bị hạ tầng, khai thác khu công nghiệp, tạo cơ hội để các nhà sản xuất hàng hóa Việt Nam sang đầu tư mở nhà máy sản xuất và cung cấp hàng hóa cho thị trường tiềm năng này

Thêm vào đó, C.T Group còn hợp tác với Shwe Taung để chọn các khu đất có vị trí đẹp, xây dựng khu trung tâm thương mại, khu văn phòng, cao ốc, dịch vụ khách sạn, nhà hàng tại Myanmar, xuất khẩu vật liệu xây dựng và nhập khẩu gỗ teack vào Việt Nam

Với ngành bán lẻ, C.T Group còn liên kết với Công ty Super One - một công ty có chuỗi siêu thị và hệ thống phân phối hàng sỉ phủ khắp Myanmar. Khi hợp tác với công ty này, C.T Group có thể xuất khẩu đưa hàng tiêu dùng Việt Nam vào kênh phân phối đang có sẵn của Super One

Tuy nhiên, để đưa hàng Việt Nam vào thị trường này vẫn còn những áp lực phải cạnh tranh. Thu nhập người dân Myanmar rất thấp, hàng hóa Việt Nam chắc chắn sẽ gặp khó khăn khi cạnh tranh với hàng Thái Lan, Trung Quốc

Hàng hóa của hai nước này hiện chiếm tỷ trọng khoảng 70% trong hầu hết các siêu thị với mức giá rất thấp do được nhập tiểu ngạch qua đường biên giới, lách được thuế

Trong khi đó, nhập khẩu hàng từ Việt Nam sang Myanmar sẽ phải đi bằng đường chính ngạch (biển hoặc hàng không), thuế nhập khẩu và thuế thương mại chính ngạch khá cao (thuế nhập khẩu từ 5 - 25%, thuế thương mại 1 - 20% tùy ngành hàng)

Dòng sản phẩm C.T Group muốn quảng bá tại thị trường Myanmar là sản phẩm hàng tiêu dùng trung và cao cấp. Ngoài việc ký MOU (Biên bản ghi nhớ) với Super One, chúng tôi cũng đang xúc tiến hợp tác với một đối tác lớn khác đang sở hữu chuỗi cửa hàng thời trang cao cấp tại các trung tâm thương mại tại Myanmar để đẩy các nhãn hiệu cao cấp do C.T Group đang phân phối độc quyền

Nhiều khảo sát của chúng tôi cho thấy, hiện nay, hàng Việt Nam có thế mạnh về chất lượng ổn định, được người tiêu dùng Myanmar đánh giá là tốt hơn so với hàng Trung Quốc, ngang bằng hàng Thái Lan

Tuy nhiên, khi cùng xuất hiện trên thị trường, e rằng giá của hàng Việt Nam sẽ cao hơn so với hàng Thái Lan do chi phí vận chuyển hàng bằng đường biển từ Việt Nam sang Myanmar cao, cùng với 2 lần đóng thuế, trong khi hàng Thái Lan và Trung Quốc được nhập vào Myanmar bằng đường bộ với chi phí vận chuyển thấp

Trần Kim Chung - Chủ tịch Tập đoàn C.T Group
 
Đầu tư vào Myanmar: “Trái ngọt” hay “quả đắng” ?​

Một đất nước với chỉ 4% người dân có điện thoại di động nhưng giá thuê văn phòng tại trung tâm kinh tế cao gấp 2 lần tại Bangkok và tiền lương lao động có trình độ cao ngang với Singapore

myanmar8.jpg

Một năm sau khi tiến hành các chính sách cải tổ chính trị, thành phố bị lãng quên này đã có dấu hiệu tăng trưởng nhất định

Hàng loạt doanh nhân nước ngoài trong bộ vét lịch sự lái xe dọc những con phố còn xóc đầy ổ gà, qua những tòa nhà với kiến trúc từ thời thuộc địa để gặp đối tác kinh doanh. Trước đây, trên phố chỉ toàn người đi du lịch mạo hiểm muốn đến xem một thành phố còn phát triển ở mức độ quá sơ khai

Nhiều ông chủ khách sạn, sau thời kỳ dài công việc kinh doanh chịu tác động tiêu cực bởi chế độ quân sự và quản lý kinh tế yếu kém, đang nâng giá thuê phòng khách sạn. Giá nhà đất ở một số khu vực bên trong và xung quanh thủ đô đã tăng gấp 3 chỉ trong vòng 1 năm qua

Ông Meral Karasulu, quan chức tại Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) ở Washington, người vào tháng 1/2012 đại diện cho IMF làm quan sát viên tại Myanmar, nhận xét: “Myanmar có tiềm năng tăng trưởng tốt và sẽ có thể trở thành một nền kinh tế mạnh tại châu Á trong tương lai”

Trên thực tế, đối với nhiều nhà đầu tư nước ngoài cũng như ngân hàng đầu tư đã không quan tâm đến Myanmar trong suốt nhiều thập kỷ qua, Myanmar vẫn như mảnh đất chưa được khai phá, thị trường nơi chỉ 4% dân số có điện thoại di động, tỷ lệ người sở hữu máy giặt hay điều hòa nhiệt độ còn thấp hơn, chứ chưa nói gì đến có ô tô tiêng

Nhưng nay khi đất nước đã mở cửa, nhiều người làm việc tại Myanmar, kể cả công dân cũng như người nước ngoài, cho biết họ lo ngại có nhiều vấn đề có thể cản trở hoặc hạn chế tăng trưởng của kinh tế Myanmar. Danh sách vấn đề mà Myanmar đang gặp phải dài dằng dặc: thiếu lao động có kỹ năng, hệ thống pháp lý chưa hoàn chỉnh, tham nhũng, cơ sở hạ tầng chưa tốt và vấn đề mới đây nhất: giá cả tăng cao một cách bất ngờ

Lương lao động có trình độ cao ngang với Singapore

Giới doanh nhân đánh giá vấn đề đáng ngại nhất nằm ở nguồn lực người lao động có kỹ năng, tay nghề tốt còn thiếu rất nhiều

Ông U Ko Lin, giám đốc công ty tư vấn phát triển nghề nghiệp, công ty tuyển dụng hàng đầu ở Myanmar, chia sẻ: “Rất nhiều công ty yêu cầu chúng tôi tuyển dụng cho họ quản lý giỏi nhất trong lĩnh vực bán hàng và tiếp thị. Chúng tôi không thể đáp ứng được. Quá khó”

Tháng 3/2012, ông nhận được yêu cầu tìm kiếm cơ hội kinh doanh của một nhóm doanh nhân Nhật thế nhưng nhà đầu tư đặc biệt lo lắng về vấn đề thiếu nhân sự có đủ kỹ năng cần thiết. Hệ thống trường học còn nhiều bất cập nên cũng không mấy ngạc nhiên khi chẳng thể tìm đủ nhân sự có chất lượng”

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nhận xét hệ thống giáo dục của Myanmar hiện tụt hậu đến 50 năm. Các trường đại học hiện đang thiếu nguồn tài chính trầm trọng

Nhà quản lý Hàn Quốc của một nhà máy giầy ở Yangon cho biết thậm chí việc tìm kiếm được nhân lực chưa có kỹ năng cũng rất khó khăn. Ông nói: “Chúng tôi đã rất khó khăn khi muốn tìm được nhân viên”

Ông đã làm việc tại Myanmar được 3 năm, ông ước tính khoảng hơn một nửa số người lao động đang làm việc cho ông không có họ vấn, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ mà ông đã tính toán

Tuy nhiên ông cho biết, hiện đang tồn tại một sự khác biệt rất lớn giữa người lao động tại Myanmar và người làm thuê mà ông biết tại nhiều nước khác như Việt Nam, Trung Quốc hay Indonexia. Người làm công tại Myanmar lịch sự và thân thiện hơn và không quá quan tâm đến tiền bạc

Thời kỳ trước đây, lượng lớn tài năng của Myanmar đã rời đất nước để đến làm việc tại Malaysia, Singapore, Thái Lan và các nước vùng Vịnh

Chính phủ Myanmar đã hy vọng kéo được nhiều người Myanmar hiện đang còn sống ở nước ngoài về nước làm việc. Dù vậy khi họ đang có việc làm tốt ở nước ngoài, quyết định trở lại Myanmar không hề đơn giản

Nhiều người lao động Myanmar đang làm việc trong ngành khai thác dầu và khí đốt ở Singapore nhiều khả năng sẽ đòi lương cao hơn so với khi họ làm việc ở Singapore

Khi các công ty tại Myanmar phải trả lương cao hơn để hút nhân lực giỏi, lợi thế mà một nước còn đang ở trình độ phát triển kém lẽ ra phải có bị đánh mất

Giá thuê văn phòng quá cao trong khi chất lượng hạ tầng kém

Ngoài ra, giá cả tại Myanmar đang tăng rất cao bởi đầu cơ lên mạnh. Xét trên một số phương diện, Myanmar còn đắt đỏ và kém hiệu quả hơn Thái Lan

Giá thuê văn phòng trung bình tại Sakura Tower ở trung tâm kinh tế Yangon của Myanmar, hiện khoảng 4,65USD/foot. Mức này cao gấp đôi giá thuê văn phòng tại trung tâm thủ đô Bangkok. Thế nhưng không giống nhiều thành phố khác tại châu Á, nhiều công ty tại Yangon liên tục phải chịu cảnh mất điện, dịch vụ Internet kém và kết nối viễn thông với nhiều nước khác không hiệu quả

Vấn đề đối với thị trường văn phòng cho thuê tại Yangon nằm ở sự khan hiếm nguồn cung. Công ty bất động sản Colliers ước tính toàn bộ trung tâm kinh tế Yangon của Myanmar có khoảng 667 nghìn feet vuông văn phòng cho thuê. Trong khi đó chỉ riêng tòa nhà Empire Tower ở Bangkok - Thái Lan đã có diện tích cho thuê gấp đôi như vậy

Dù hiện tại Myanmar đang thực sự thiếu văn phòng cho thuê, hạ tầng còn yếu, chính thực trạng này có thể mang đến cơ hội dài hạn cho nhà đầu tư

Kinh tế Myanmar dẫu sao vẫn còn nhiều điểm sáng. Số lượng người nước ngoài (doanh nhân và khách du lịch) đến Myanmar tăng 26% trong năm 2011, người làm việc trong ngành kinh doanh khách sạn không khỏi hài lòng

(Con số này sẽ còn tăng cao hơn nếu các lệnh trừng phạt kinh tế mà phương Tây đang áp dụng được giỡ bỏ). Tại một trong những khách sạn xịn nhất Yangon, giá thuê phòng rẻ nhất khoảng 430USD/đêm

Xét trên nhiều phương diện, Myanmar vẫn là một đất nước đang chờ được đổi mới. 75% trong số 55 triệu dân không được dùng điện (theo tính toán của ADB)
 
Sức hấp dẫn mới của Myanmar​

Myanmar đang ở ngã ba đường, cả về chính trị lẫn kinh tế. Trong tương lai, liệu đây có thể trở thành một con hổ châu Á mới hay sẽ vẫn tiếp tục cô lập với nền kinh tế thế giới ?

Mọi con mắt đều đổ dồn vào cuộc bầu cử hôm 1/4 của Myanmar, một bài thử đối với cam kết cải cách dân chủ của nước này. Chính phủ Myanmar càng tiến hành cải cách mau lẹ, các lệnh trừng phạt của Mỹ và EU càng mau nới lỏng hơn và tăng trưởng của nước này sẽ bứt tốc mạnh hơn

Đây là cuộc bầu cử đầu tiên trong hơn 20 năm qua có sự tham gia của một đảng đối lập, đảng Liên minh Quốc gia vì dân chủ, do bà Aung Sang Suu Kyi lãnh dạo. Mỹ đã bắt đầu nối lại quan hệ ngoại giao đầy đủ với Myanmar, như một sự công nhận cho những cải cách về chính trị đang diễn ra tại đây. Như Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon phát biểu vào tuần trước, "người dân Myanmar đã mang đến niềm hy vọng và trông mong mạnh mẽ cho cộng đồng quốc tế"

Một nền kinh tế Myanmar được giải phóng có thể góp phần thúc đẩy tăng trưởng trong khu vực cũng như thương mại và đầu tư nội khối. Thực tế cho thấy, theo dự báo của hãng phân tích kinh tế và tài chính IHS Global Insight, đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng GDP của Myanmar ước tính sẽ đạt trung bình khoảng 6% mỗi năm, và khi đó, GDP sẽ tăng gấp đôi lên 124 tỷ USD

Thị trường tiêu dùng nội địa của Myanmar cũng được kỳ vọng tăng trưởng nhanh, mở ra một thị trường xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ quan trọng cho các nước ASEAN khác. Dân số Myanmar đứng thứ tư tại ASEAN, với khoảng 50 triệu người

Nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Myanmar có thể còn nhanh hơn nếu được tiếp sức bởi những cải cách kinh tế mau lẹ hơn. Một thách thức lớn khi kinh tế tăng trưởng nhanh hơn là áp lực lạm phát cao, do tăng trưởng và đầu tư sẽ tạo ra nút thắt cổ chai về nguồn cung và áp lực lương bổng. Lạm phát tại Myanmar năm 2011 ước tính bình quân ở vào khoảng 9%, và được dự báo đạt 10% trong năm 2012

Myanmar, giống như các quốc gia ASEAN khác, đã thống nhất với lộ trình tự do hóa thuế quan theo Hiệp định Khu vực mậu dịch tự do ASEAN. Từ quan điểm kinh tế, những cải cách kinh tế và tự do hóa thuế quan của Myanmar sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với mục của ASEAN là tạo ra một thị trường thương mại hàng hóa chung duy nhất vào năm 2015

Tuy nhiên, Myanmar vẫn cần tiến hành một số bước đi quan trọng nữa

Một cải cách kinh tế vĩ mô quan trọng sẽ là việc triển khai có kế hoạch tỷ giá hối đoái thống nhất từ ngày 1/4, khi Myanmar chuyển sang cơ chế thả nổi có kiểm soát, qua đó giúp hạn chế những sự méo méo của thị trường và thúc đẩy khả năng cạnh tranh xuất khẩu

Dự thảo luật đầu tư của Myanmar có thể đẩy thu hút đầu tư mạnh mẽ hơn nữa, trong đó có điều khoản quy định ưu đãi thuế 5 năm cho các nhà đầu tư nước ngoài, cho chép chuyển vốn về nước 100%, và chính phủ bảo đảm không quốc hữu hóa. Các điểm quan trọng khác bao gồm, nhà đầu tư nước ngoài có quyền thuê đất, người nước ngoài không cần phải có đối tác trong nước để thành lập doanh nghiệp; và các công liên doanh có thể được thành lập với ít nhất 35% vốn góp của bên nước ngoài

Lao động không có tay nghề của các công ty nước ngoài phải là 100 lao động địa phương, trong khi lao động có tay nghề ở trong nước sẽ phải chiếm ít nhất 25% cơ sở hoạt động của doanh nghiệp sau 5 năm đầu tiên, và 50% sau 10 năm và 75% sau 15 năm

Tài nguyên dầu khí của Myanmar có tiềm năng phát triển lớn trong tương lai, do Myanmar hiện vẫn đang sản xuất dầu, sản phẩm chưng cất và khí tự nhiên. Hoạt động thăm dò và phát triển ở cả đất liền và ngoài khơi vẫn đang diễn ra, với một đường ống dẫn dầu và một đường ống khí tự nhiên đang xây dựng, nối vùng bờ biển Arakan của Myanmar với phía nam Trung Quốc, với tổng kinh phí đầu tư 2,5 tỷ USD

Nhiều công ty dầu mỏ của các quốc gia châu Á hiện cũng đang thăm dò dầu và khí tại Myanmar. Chính phủ Myanmar ước tính trữ lượng khí tự nhiên hiện nay của nước này có khoảng 22,5 nghìn tỷ feet khối, cho thấy tiềm năng phát triển rất đáng kể trong tương lai

Lĩnh vực nông nghiệp cũng có tiềm năng phát triển lớn, với nhiều triển vọng cải thiện kim ngạch xuất khẩu gạo trong trung hạn, nhờ công nghệ nông nghiệp, như nâng cao năng suất gạo, kỹ thuật canh tác hiện đại, cũng như ảnh hưởng của các biện pháp tự do hóa thị trường

Trong khi đó, vấn đề thu hút khách du lịch cũng đang rất sáng sủa, thể hiện lượng khách nước ngoài đến làm ăn kinh doanh tăng mạnh do các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng quan tâm đến thị trường này

Myanmar vẫn phụ thuộc nhiều vào hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, tuy nhiên, những cải cách về kinh tế, tăng trưởng mạnh nhu cầu trong nước và đầu tư nước ngoài tăng lên có thể dẫn tới những tiến bộ của các ngành sản xuất có giá trị gia tăng thấp, nhờ chi phí lương tương đối rẻ

Việc chuyển sang nền kinh tế mang định hướng thị trường hơn sẽ vừa tạo ra thách thức, như trường hợp của Việt Nam và một số nước khác. Một số thách thức chính đối với Myanmar là việc cần phải cải thiện môi trường kinh tế, cải cách khối doanh nghiệp nhà nước, phát triển ngành tài chính và thực hiện những sáng kiến quản trị doanh nghiệp và chống tham nhũng thiết thực

Một trong những ưu tiên hàng đầu là đẩy nhanh phát triển ngành tài chính, để cung cấp các công cụ cho phát triển kinh tế. Điều này sẽ đòi hỏi tự do hóa hơn nữa lĩnh vực tài chính, để cho phép các tổ chức tài chính nước ngoài nhanh chóng đóng góp nhiều hơn nữa cho việc cung cấp các dịch vụ tài chính cho phát triển kinh tế của Myanmar

Điều này cần đi đôi với phối hợp cùng các tổ chức như IMF, Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) trong quá trình hoạch định phát triển kinh tế của Myanmar, mà tín hiệu tích cực nhất trong lĩnh vực này là việc Myanmar đã hợp tác với IMF trong quá trình cải cách tỷ giá hối đoái

Nền kinh tế Myanmar có thể nổi lên là một con hổ ASEAN mới, bất chấp những thách thức về chính trị và kinh tế, nếu chính phủ Myanmar tiếp tục theo đuổi chương trình cải cách của mình. Điều này sẽ là một cú hích tích cực với khu vực ASEAN và với khả năng hiện thực hóa mục tiêu dài hạn về một Cộng đồng Kinh tế ASEAN

Sau nhiều thập niên bị cô lập về kinh tế, những cải cách đang được tiến hành sẽ mang đến những cải thiện đáng kể về mức sống của người dân Myanmar - chính phủ chỉ cần đảm bảo duy trì đà cải cách mà đã bắt tay vào tiến hành thời gian vừa qua

Đình Ngân
 
Điện: Nút thắt của Myanmar​

Công cuộc cải tổ kinh tế và chính trị của Myanmar, vốn đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư quốc tế, đang gặp một rào cản lớn: Thiếu điện

Tay chân dính đầy dầu, Win Maung, 48 tuổi, vẫn cố ráng sửa cho xong động cơ diesel 22 sức ngựa của chiếc máy phát điện trước khi trời tối

Chiếc máy này là nguồn cung cấp điện duy nhất cho khoảng 200 người dân tại làng Kya-oh, miền Trung Myanmar. Nếu không kịp sửa, những ngôi nhà tranh tại đây sẽ nhanh chóng chìm vào bóng tối

Kya-oh nằm ở khu vực giàu dầu mỏ của Myanmar nhưng lại không tiếp cận được lưới điện quốc gia. Đây là tình trạng chung của hàng trăm ngôi làng nghèo ở Myanmar, nơi điện vẫn còn là thứ gì đó xa vời và cũng là rào cản cho cuộc cải cách kinh tế của đất nước này

Khổ vì điện


Một năm tiến hành cuộc cải tổ chính trị sau nửa thế kỷ cầm quyền của các nhà quân sự đã thuyết phục được các nước phương Tây bắt đầu tháo dỡ dần lệnh cấm vận đối với Myanmar

Trước những cải thiện rõ rệt về kinh tế và chính trị của Myanmar, nhiều nhà đầu tư quốc tế đã bày tỏ ý định đặt chân vào thị trường đầy tiềm năng này. Tuy nhiên, việc thiếu nguồn cung cấp điện giá rẻ và ổn định đã khiến họ dẫu rất háo hức vào Myanmar cũng phải chùn chân

“Cơ sở hạ tầng về điện cực kỳ quan trọng. Đó là một trong những câu hỏi nhà đầu tư đặt ra trước tiên khi họ muốn thiết lập cơ sở sản xuất”, Jeremy Kloiser-Jones, Tổng Giám đốc Bagan Capital, hãng đầu tư vốn cổ phần tư nhân chuyên đầu tư vào Myanmar, cho biết

Hiện tại, việc thiếu điện đã buộc người dân lẫn giới doanh nghiệp tại đây phải dựa vào máy phát điện chạy bằng dầu diesel, vốn rất đắt đỏ (Myanmar thường phải nhập khẩu nhiên liệu vì quốc gia này hạn chế về năng lực lọc dầu)

Tại Kya-oh, Win Maung ước tính mỗi hộ gia đình phải tốn 3.000 kyat (3,65 USD) mỗi tháng cho 2,5 giờ dùng điện/đêm và thêm 1.500 kyat nếu có dùng tivi. Số tiền này tương đương với tiền lương 1 tuần của một số dân làng Kya-oh. Những người như vậy chiếm tới 1/3 trong số 60 triệu dân của Myanmar và thu nhập chưa tới 1 USD mỗi ngày

Đối với doanh nghiệp, chi phí cho khoản tiền điện rất lớn. Myanmar Treasure Resort, một khách sạn có 94 phòng ở Bagan, chẳng hạn, đã bỏ ra tương đương khoảng 100 USD/giờ để chạy cả 2 máy phát điện trong suốt thời gian bị cắt điện. Phó Giám đốc Myo Myo Latt của khách sạn này cho biết đó là một gánh nặng tài chính rất lớn vào mùa khô

Trong khi đó, đối với những ai may mắn tiếp cận được lưới điện quốc gia, giá điện cũng rất khác nhau theo từng vùng. Tại thành phố thương mại Yangon giá điện vào khoảng 35 kyat/kWh nhưng tại thành phố Sittwe, giá điện lại gấp tới hơn 12 lần con số trên

Điều này đã làm nản lòng không ít những nhà đầu tư nước ngoài

Giải pháp nào ?

Chính phủ Myanmar đã xác định trước mắt thủy điện là nguồn cung cấp điện chủ yếu, cho phép Chính phủ tiếp tục xuất khẩu phần lớn sản lượng khí tự nhiên sang Thái Lan, hơn là sử dụng để tạo ra điện phục vụ nhu cầu trong nước). Theo Tổng cục Thống kê Trung ương của nước này, thủy điện chiếm gần 70% sản lượng điện của Myanmar, trong khi khí tự nhiên chiếm hơn 20% và than đá 9%

Tuy nhiên, việc dựa vào nguồn nước hạn chế để tạo ra điện đã buộc Myanmar phải cung cấp điện theo kiểu luân phiên, đặc biệt vào mùa khô (có thể kéo dài suốt 6 tháng trong năm). Điều này đã gây khó khăn cho doanh nghiệp. Mới đây, Chính phủ Myanmar đã tuyên bố những đợt cắt điện luân phiên (vào ngày 2.4.2012)

Điều đáng nói là dựa vào thủy điện cũng rất khó. Chẳng hạn, Trung Quốc có tới hơn 48 dự án điện tại Myanmar, trong đó có 45 dự án thủy điện có thể nâng công suất lắp đặt của Myanmar lên hơn 14 lần, đạt 36.635 MW, theo Bộ Năng lượng Myanmar

Tuy nhiên, hầu hết các dự án trên đang bị săm soi sau khi dự án đập thủy điện 3,6 tỉ USD Myitsone bị đình chỉ thi công vào tháng 9 vừa qua do lo ngại về tác động môi trường. Một dự án nhà máy điện chạy bằng than của Thái Lan cũng vừa bị đình chỉ vì lý do này

Tuy nhiên, Myanmar vẫn còn một lối thoát khác: gia tăng công suất điện bằng cách sử dụng nhiều hơn các mỏ khí tự nhiên, ước tính ở mức 311-651 tỉ m3. Một quan chức năng lượng cho biết, nhà máy điện chạy bằng khí sẽ có thể được xây dựng tại Đặc khu công nghiệp Dawei sau khi Chính phủ ngưng xây dựng một nhà máy than 4.000 MW vào tháng 1 do lo ngại về môi trường

“Khí tự nhiên cho khu vực tư nhân đang bị lãng quên khi chỉ chiếm 1% nguồn cung của chúng tôi. Trong tương lai, chúng tôi sẽ tăng thêm lượng cung khí tự nhiên cho khu vực này”, Htin Aung, Tổng Giám đốc Sở Kế hoạch thuộc Bộ Năng lượng Myanmar, cho biết

Hiện tại, Myanmar sản xuất ra khoảng 42 triệu m3 khí mỗi ngày, nhưng lại xuất khẩu đến 34 triệu m3 trong số đó sang Thái Lan. Còn lại 7,7 triệu m3, chỉ đáp ứng được 48% nhu cầu tiêu thụ điện trong nước, Zaw Aung, Giám đốc Kế hoạch thuộc Myanma Oil & Gas Enterprise, cho biết

Win Maung đang cố sửa cho xong chiếc máy phát điện trước khi trời tối ở làng Kya-oh, miền Trung Myanmar

Mặt khác, những cải cách mạnh mẽ trong năm qua đã khiến nhiều người mong đợi sẽ xuất hiện một làn sóng đầu tư nước ngoài đổ vào đây, có thể giúp tăng nguồn cung cấp điện nếu Chính phủ đặt ưu tiên cải thiện ngành điện. Một lãnh đạo cấp cao thuộc một tập đoàn năng lượng phương Tây cho biết, công ty của ông có thể tăng công suất điện của Myanmar lên hơn 15%, tức thêm 400 MW, trong khoảng thời gian 26 tháng chỉ bằng cách nâng cấp cơ sở hạ tầng hiện hữu

Nhưng cho dù cải cách ngành điện có được xúc tiến nhanh thì muốn tạo ra kết quả cũng phải mất thời gian. Các công ty năng lượng phương Tây cho rằng một khi lệnh cấm vận được tháo dỡ, sẽ mất thêm ít nhất 2 năm mới có thể nâng cao đáng kể công suất điện do ngành điện Myanmar đã bị lãng quên và quản lý kém trong nhiều thập kỷ
 
Nền kinh tế Myanmar sẽ bùng nổ nếu tiếp tục cải cách​

myanmar-1.jpg

- Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng Myanmar có thể là nền kinh tế bùng nổ tiếp theo ở châu Á, nếu nước này tiếp tục con đường cải cách

IMF đánh giá cao các động thái giải phóng tiền tệ ban đầu của Myanmar trong những tháng gần đây đồng thời khuyến khích chính phủ nước này tiếp tục con đường cải cách kinh tế

“Chính phủ mới của Myanmar đang đối mặt với cơ hội lịch sử trong việc thúc đẩy phát triển và nâng cao mức sống người dân”, IMF cho biết trong một báo cáo

Theo IMF, Myanmar có thể bùng nổ kinh tế ở châu Á với nguồn tài nguyên phong phú, lực lượng lao động trẻ và một nền kinh tế năng động đang hình thành

Tuy nhiên, Tổ chức này cũng cảnh báo chính phủ nước này cần thực hiện các bước đi một cách cẩn trọng trong đó tập trung vào duy trì ổn định kinh tế

Các nhà kinh tế của IMF cho rằng bất kỳ cải cách mạnh mẽ nào của Myanmar trên quy mô lớn đều có thể làm nảy sinh các sai lầm, song đây vẫn là vấn đề cần ưu tiên nhằm đem lại lợi ích cho phần lớn người dân

“Chúng tôi thấy động lực cải cách mạnh mẽ đang diễn ra ở Myanmar”, bà Meral Karasulu, quan chức tại Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) ở Washington, người vào tháng 1/2012 đại diện cho IMF làm quan sát viên tại Myanmar cho biết

“Myanmar có tiềm năng tăng trưởng tốt và sẽ có thể trở thành một nền kinh tế mạnh tại châu Á trong tương lai,” bà Karasulu nói thêm

Cũng theo quan chức IMF, việc Chính phủ Myanmar thả nổi đồng kyat vào đầu tháng tư vừa qua là một sự khởi đầu quan trọng

Trong nhiều năm, vấn đề tiền tệ ở nước này luôn bị kiểm soát chặt chẽ, nhiều loại tỷ giá đã được chính phủ áp dụng nhằm vào thương mại và đầu tư trong nước

Tuy nhiên, giờ đây, Myanmar đã cam kết thống nhất thả nổi đồng tiền vào thời điểm nước này nhận ghế Chủ tịch ASEAN vào cuối năm 2013

Bà Karasulu cho biết Chính phủ Myanmar đã từng bước từ bỏ việc in tiền và "bóp méo" tỷ giá để tài trợ thâm hụt, vốn khiến lạm phát tăng cao

Điều đó đã giúp kiềm chế lạm phát từ mức gần 33% trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2008 xuống còn 8,2% năm trong năm tài chính 2010-2011, và 4.2% năm vừa qua

Chuyên gia của IMF cho rằng Chính phủ Myanmar có thể dễ dàng thực hiện thêm các bước cải cách như cho phép ngân hàng nhà nước và các công ty bảo hiểm đầu tư vào trái phiếu nhà nước. Hiện, các đối tượng trên đang bị hạn chế các loại giao dịch này

Mặc dù, nước này vẫn còn nợ nhiều tỷ USD từ các khoản vay song phương và vay phát triển, IMF nhận định tình hình tài chính và môi trường kinh tế vĩ mô của Myanmar sẽ tiếp tục duy trì ổn định

Nền kinh tế tăng trưởng khoảng 5,5% vào năm ngoái và sẽ tăng lên 6% trong năm nay, với tỷ lệ lạm phát được giữ ở mức 5,8%
 
Thâm nhập thị trường Myanmar: Lưu ý thay đổi về luật pháp​

Thị trường Myanmar đang mở cửa mạnh mẽ, cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thị trường 60 triệu dân này hiện rất lớn. Đó là khẳng định của ông Lê Hưng Quốc, Chủ tịch Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị TP.HCM

Thưa ông, cơ sở nào khẳng định thị trường Myanmar đang mở ra nhiều cơ hội lớn ?

Kinh nghiệm cho thấy, Myanmar đã hội nhập rất nhanh với thế giới. Trong một năm qua, về mặt chính trị, nước này đã có những thay đổi chóng mặt. Từ một đất nước chịu bao vây, cấm vận của hầu hết các nước phương Tây, hiện nay, Myanmar cũng được châu Âu dỡ bỏ hạn chế cấm vận. Trong thời gian ngắn nữa, khi Quốc hội Myanmar họp thì nước này sẽ có những thay đổi cơ bản về chính sách, đặc biệt là chính sách kinh tế

Như vậy, đây sẽ là cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam bởi hai lý do

Thứ nhất, quan hệ giữa Việt Nam và Myanmar ngày càng phát triển

Thứ hai, Myanmar còn cho phép các bang của nước này hợp tác với các tỉnh, thành phố lớn của Việt Nam. Đây là cơ sở để doanh nghiệp Việt Nam tăng cường đầu tư, hợp tác với Myanmar

Bên cạnh thuận lợi trên, đâu là khó khăn khi thâm nhập thị trường Myanmar ?

Các nước trên thế giới đánh giá Myanmar là “mảnh đất màu mỡ cuối cùng của ASEAN”, nên nếu chúng ta không nhanh chân, thì sẽ mất đi rất nhiều cơ hội. Với một đất nước bị cấm vận tới 30 năm, khi mở cửa, tất yếu sẽ có sự dè dặt về chế độ chính sách. Tuy vậy, hàng hóa Việt Nam vẫn có cơ hội thâm nhập thị trường này

Tương tự như Campuchia, trước đây, người dân Campuchia chỉ biết đến hàng hóa của Thái Lan, Trung Quốc, nhưng giờ đây, hàng hóa của Việt Nam đã có chỗ đứng vững chắc tại thị trường này. Vấn đề là doanh nghiệp nên quan tâm, tìm hiểu kỹ hơn thị trường này

Theo ông, mặt hàng nào của Việt Nam có thể dễ dàng thâm nhập Myanmar ?

Myanmar là nước mới thoát khỏi cấm vận, bắt đầu phát triển và cần nhiều loại hàng hoá. Do thu nhập của người dân Myanmar khoảng 500 – 600 USD/người/năm, nên người tiêu dùng ở thị trường này không yêu cầu hàng chất lượng cao, chỉ tiêu dùng hàng hoá có chất lượng vừa phải, trong khi đây lại là thế mạnh của doanh nghiệp Việt Nam.

Cũng phải nói thêm là, với 60 triệu dân, Myanmar là thị trường rất lớn so với Campuchia, Lào. Tuy chưa có đường bộ vận chuyển trực tiếp hàng hoá sang Myanmar, nhưng một thuận lợi với doanh nghiệp Việt Nam là chúng ta có đường biển. Myanmar đã quyết định trong 5 năm tới nâng cấp Cảng Yanggun thành cảng biển quốc tế hiện đại, có thể tiếp đón được một lúc 43 tàu tải trọng lớn. Và tất yếu, vận tải bằng đường biển luôn có mức phí cạnh tranh hơn đường bộ

Theo ông, doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý vấn đề gì khi tham gia thị trường này ?

Trước tiên, doanh nghiệp cần xem xét sự thay đổi rất nhanh trong chính sách kinh tế thương mại của Myanmar hiện nay. Nước này đang sửa đổi nhiều quy định về đầu tư, về chính sách trong hội nhập kinh tế... Do vậy, việc nắm bắt kịp thời những thay đổi đó sẽ rất quan trọng đối với doanh nghiệp các nước, trong đó có doanh nghiệp Việt Nam muốn thâm nhập thị trường Myanmar..
 
Gặp các doanh nghiệp dọn đường vào thị trường Myanmar​

- Ở Myanmar, gửi email rất chậm; làm thủ tục xuất nhập khẩu đôi khi mất 2 – 3 tháng; thanh toán có lúc phải đi vòng qua ngân hàng ở Singapore; thương thảo đầu tư thì chính sách đầu tư chưa ổn định... Đó là những khó khăn mà các doanh nghiệp chia sẻ khi nói về việc làm ăn ở Myanmar

Thế nhưng, họ đều xác định cơ hội là có thật và tỏ rõ quyết tâm sẽ không bỏ lỡ cơ hội ở thị trường mà các nước đang xem là “mảnh đất màu mỡ cuối cùng của châu Á”

Công ty Xây dựng và phát triển nhà Hoàng Anh (HAGL Land) được chính phủ Myanmar cấp phép đầu tư tổ hợp khách sạn, trung tâm thương mại, văn phòng và căn hộ cho thuê. Công ty đã thương thảo thuê 8ha đất tại thành phố Yangon

Không để lỡ cơ hội

Với lĩnh vực đầu tư bất động sản, luật của Myanmar về đầu tư nước ngoài hiện giờ chưa có gì rõ ràng. Phải mất hơn mười chuyến đi mới bàn bạc được chuyện thuê đất, phải bàn với rất nhiều bộ, nhiều sở địa phương mới đến uỷ ban Đầu tư Myanmar (MIC) cấp giấy phép. Người Myanmar thật tình, nhưng thiếu dứt khoát, kỳ này bàn xong, thì kỳ sau có thể thay đổi

Theo ông Lê Hùng, tổng giám đốc HAGL Land, điều này có thể thông cảm vì Myanmar đang trong giai đoạn mở cửa, tìm tòi cái mới, cân nhắc sự lợi – hại cho quốc gia nên chính quyền dè dặt, thận trọng quyết định

Ông Hùng cũng quan sát thị trường và thấy rằng nhu cầu tiêu dùng hiện nay của người dân Myanmar rất lớn. Hàng Thái Lan và Trung Quốc đang chiếm lĩnh, so về chất lượng thì hàng Việt Nam đủ khả năng cạnh tranh

Bà Lê Thanh Nguyên, giám đốc công ty Cophaco thấy thâm nhập thị trường Myanmar không khó, thương nhân ở Myanmar đáng tin cậy, còn người tiêu dùng thì dễ tính. Cophaco đã xuất các loại quạt điện cho hai khách hàng ở Myanmar, hiện chỉ còn khó khăn là chưa thanh toán trực tiếp qua ngân hàng ở Việt Nam được

Theo bà Nguyên, các mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm, đồ điện, điện tử, đồ nhựa, vật liệu xây dựng… đang có cơ hội lớn, nhưng với hàng vải, quần áo, giày dép, đồ da hay trang sức thì phải nghiên cứu kỹ tập quán ăn mặc của người Myanmar

Đầu tư những gì Myanmar đang thiếu

Ông Đàm Trung Bắc, tổng lãnh sự danh dự Cộng hoà liên bang Myanmar tại TP.HCM, có niềm tin rằng Việt Nam có rất nhiều kinh nghiệm từ công cuộc đổi mới của mình suốt hơn hai chục năm qua, nên việc thích ứng môi trường cạnh tranh tốt hơn các nước phát triển khác

Đầu tư những gì Myanmar đang thiếu đều được, miễn là doanh nghiệp Việt Nam quan tâm và thấy mình có thế mạnh. Ngoài HAGL Land, đã có tổng công ty Sông Đà được cấp phép khai thác mỏ đá, tập đoàn ASV sản xuất tân dược

Với các doanh nghiệp sang Myanmar sản xuất công nghiệp thì bước đầu có thể đầu tư công nghệ, máy móc thiết bị ở mức trung bình vì lao động ở Myanmar nhiều nhưng trình độ còn thấp

Ông Bắc đã bỏ khá nhiều thời gian đi tìm hiểu lĩnh vực nông nghiệp ở Myanmar và tin Việt Nam sẽ thắng nếu đầu tư vào đất đai có thể canh tác đa dạng ở Myanmar để trồng lúa, hoa màu, tiêu, cây công nghiệp như cao su, mía đường, khai thác mặt nước nuôi thuỷ sản

Kinh nghiệm trồng cao su ở các tỉnh Đông Nam bộ, trồng tiêu, càphê ở cao nguyên, phát triển vùng lúa và nuôi thuỷ sản rộng lớn ở ĐBSCL là những điểm mạnh để Việt Nam phát huy ở Myanmar khi năng suất nông nghiệp ở Myanmar hiện khá thấp (lúa mới đạt 2,5 tấn/ha)
 
Thị trường Myanmar - Đón đầu cơ hội vàng​

Đó là nhận định của hầu hết các diễn giả tại buổi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm đầu tư và xuất khẩu vào Myanmar do Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức ngày 8-5 tại TPHCM

Nhu cầu tiêu dùng lớn

“Sáng nay, khi chúng ta đang ngồi đây thì Quốc hội Myanmar đang họp để thông qua các bộ luật, trong đó có Luật Đầu tư. Myanmar đã thực hiện xong lộ trình 7 bước để tiến tới nền dân chủ và mở cửa. Các doanh nghiệp Việt Nam (DNVN) không thể bỏ lỡ thời cơ, đón đầu cơ hội vàng làm ăn với Myanmar” – ông Đàm Trung Bắc Tổng lãnh sự danh dự Myanmar tại TPHCM phát biểu mở đầu

Theo ông Bắc, dân số Myanmar vào khoảng 60 triệu người, nhưng sản xuất trong nước hiện mới chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu người dân, do vậy Myanmar phải nhập khẩu rất nhiều mặt hàng, trong đó hàng tiêu dùng cực kỳ khan hiếm. Hiện phần lớn hàng tiêu dùng được đưa vào qua đường tiểu ngạch theo biên giới với Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ. Giá nhân công tại đây rất rẻ, khoảng 1 - 1,5 USD/ngày nên thu nhập người dân rất thấp, mức bình quân đạt 580 USD năm 2011

images419897_H2a.jpg

Sản xuất giày Biti’s xuất khẩu sang Myanmar​

Ông Huỳnh Tấn Phong, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM (ITPC) cho biết, sau 3 năm đưa đoàn DN TPHCM tìm hiểu cơ hội làm ăn tại Myanmar cho thấy nhu cầu tiêu dùng của người dân nước này có nhiều điểm tương đồng với VN. Do nước này đang ở trong thời kỳ đầu của công cuộc mở cửa nên nhu cầu mua sắm hàng hóa rất lớn

Tại hầu hết các đợt tổ chức hội chợ, nhiều mặt hàng của các DN bán hết ngay trong ngày khai mạc, người dân phải chen lấn mới có thể mua được hàng. So với Campuchia thì Myanmar là một thị trường dễ tính hơn nhiều

Theo Thương vụ VN tại Myanmar, trong 3 năm qua, VN đã xuất khẩu một số mặt hàng sang Myanmar (gồm sản phẩm điện và điện tử, nguyên phụ liệu may mặc, thép các loại, chất dẻo và sản phẩm chất dẻo, hóa chất các loại, hàng công nghiệp thực phẩm...) nhưng thị phần vẫn còn rất khiêm tốn so với mối quan hệ lâu đời và tốt đẹp giữa 2 quốc gia

Thị trường nhiều tiềm năng

Bằng kinh nghiệm của mình, ông Đàm Trung Bắc cho rằng, các DNVN khi tìm hiểu Myanmar chỉ quan tâm đến 2 lĩnh vực thương mại và đầu tư vào các lĩnh vực tài nguyên và đất. Người Myanmar đang thiếu trầm trọng hàng hóa phục vụ cho cuộc sống hàng ngày như thuốc chữa bệnh và thiết bị y tế, săm lốp các loại, đồng hồ đo điện, phụ tùng các loại, vật liệu xây dựng, thuốc trừ sâu, mỹ phẩm, phân bón, nông sản thực phẩm, sắt thép vật liệu xây dựng, nguyên phụ liệu dệt may, mỹ phẩm, các loại hàng tiêu dùng phục vụ dân sinh...

Các ngành nông nghiệp, chăn nuôi gia súc, thủy sản và lâm sản chiếm 50% GDP nhưng phát triển rất trì trệ. Năng suất lúa của Myanmar mới chỉ đạt 2,5 tấn/ha, trong khi VN là 7 tấn/ha. DNVN hoàn toàn có đủ thế mạnh và kinh nghiệm để tham gia phát triển ngành trồng lúa, đậu và trồng rừng

Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, Myanmar cũng đang mời gọi DNVN đầu tư nuôi tôm, cá và khai thác, đánh bắt thủy sản… Hiện DN các nước đầu tư nhiều vào nước này nhưng các lĩnh vực dịch vụ vẫn chưa phát triển. Đây cũng là cơ hội để DNVN đầu tư như sửa chữa ô tô, điện máy, điện lạnh, cung cấp vật liệu xây dựng…

Trên thực tế, cơ hội làm ăn với Myanmar là rất lớn, nhưng nhiều DNVN cho rằng mới chỉ dừng ở mức tiềm năng vì nhiều lý do. Về thương mại, tại thời điểm này Myanmar vẫn yêu cầu liên kết, liên doanh một DN trong nước, mặc dù luật đã cho phép đầu tư 100% vốn nước ngoài

Cơ chế đầu tư đang sửa đổi nhưng cần phải tìm hiểu thật kỹ các luật lệ. Thanh toán thương mại và giao dịch còn gặp nhiều khó khăn do chưa đáp ứng được chuẩn quốc tế. Các DNVN làm với Myanmar chủ yếu thanh toán qua ngân hàng của Singapore, chứ chưa thanh toán trực tiếp, mặc dù VN đã có chi nhánh BIDV tại đây

Mặt khác, việc vận chuyển hàng hóa sang Myanmar còn nhiều trở ngại do VN không có chung đường biên giới đất liền nên hàng hóa của VN kém sức cạnh tranh so với Thái Lan và Trung Quốc. Đây là 2 “đối thủ” cạnh tranh trực tiếp với hàng VN tại Myanmar

Với diện tích 676.577km², gấp đôi VN, Myanmar được thiên nhiên ban tặng nhiều tiềm năng và tài nguyên phong phú. Khoảng 50% diện tích Myanmar là rừng núi, trong đó có nguồn tài nguyên gỗ quý khổng lồ, đặc biệt là gỗ teak, căm xe, trắc, gụ…

Bên cạnh đó, Myanmar sở hữu hơn 3.000km bờ biển, trữ lượng dầu khí lớn (trữ lượng thăm dò đứng thứ 11 thế giới), tài nguyên khoáng sản (ngọc, đá quý, vàng, bạc, đồng, niken, vonfram, granit...) cũng thuộc hàng lớn nhất trên thế giới
 
C.T Group hỗ trợ doanh nghiệp VN vào thị trường Myanmar​

Ngày 4-6, Tập đoàn C.T Group cho biết sẽ sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam đang quan tâm và muốn kinh doanh tại thị trường Myanmar

Cụ thể, C.T Group sẽ tham gia hỗ trợ các dịch vụ như: văn phòng cho thuê có vị trí gần trung tâm, diện tích và thiết kế theo yêu cầu của khách… hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa, nhận làm đại lý độc quyền cho các sản phẩm hàng tiêu dùng Việt Nam tại Myanmar

- Dịch vụ làm hồ sơ thành lập công ty, văn phòng đại diện, nhận làm gói dịch vụ xin cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện, hoặc thành lập công ty tại Myanmar cho các doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu

Trước đó, C.T Group đã ký kết thoả thuận hợp tác với Công ty Super One International trong việc cung cấp hàng hóa vào siêu thị bán lẻ tại thị trường Myanmar và hợp tác chiến lược với Tập đoàn Shwe Taung Development (một trong 5 tập đoàn lớn nhất thành phố Yangon – Myanmar) nhằm phát huy tối đa nội lực sẵn có và khai thác tốt tiềm năng kinh doanh của mỗi bên

Cụ thể, C.T Group sẽ hợp tác với Tập đoàn Shwe Taung Development trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng và phát triển các khu trung tâm mua sắm, siêu thị, nguyên vật liệu xây dựng tại Myanmar
 
Đầu tư vào Myanmar: Ngỗng tơ có đẻ trứng vàng ?​

20120608181536_20120423-111150-1-kinh-te-myanmar-se-vuot-qua-viet-nam-4a5e.jpg

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á,bà Aung San Suu Kyi lên tiếng cảnh báo về sự "lạc quan thiếu thận trọng" trong cải cách ở Miến Điện, đặc biệt trong lãnh vực đầu tư từ nước ngoài

Cảnh báo này nằm trong bức tranh dự báo về những luồng đầu tư ồ ạt vào Myanmar đã có từ trước một năm tính từ lúc cuộc bầu cử Quốc hội bổ sung vào tháng 4. Tuy nhiên, chính Myanmar cũng không ngờ tới nguy cơ "dội vốn" từ tình trạng "sốt đầu tư" như hiện nay, có thể gây ảnh hưởng không chỉ đến quá trình chuyển đổi vốn mong manh đang diễn ra tại nước này, mà còn đe dọa nguồn lợi lâu dài của các luồng đầu tư

Nhiều chuyên gia kinh tế trong đó có Lex Rieffel (Mỹ) chỉ ra rằng, bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ và EU tại Myanmar chưa được tháo gỡ hoàn toàn, bắt đầu từ quý I năm 2011 các nhà đầu tư tiềm năng đã đổ dồn đến Yangoon một cách "bất thường"

Đặc biệt, cuộc bầu cử Quốc hội bổ sung tháng 4/2012 với phần thắng vang dội của Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) thật sự làm hài lòng Mỹ và các nước phương Tây, điều này hứa hẹn cho một Myanmar "thoát ly cấm vận" và phá bỏ rào cản hạn chế đầu tư trong suốt hơn 20 năm qua

Tất cả mọi nhà kinh doanh trên khắp thế giới trong đó phải kể đến các "ông lớn" Mỹ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản hay các quốc gia nhỏ hơn từ ASEAN đều nhận ra "con ngỗng tơ đang độ đẻ trứng vàng". Bởi Myanmar là vùng đất hiếm hoi trù phú, giàu tài nguyên quý mà trong bao nhiêu năm qua "hiếm" có ai chạm tới

Theo Reuters, ngày 7/12/2011 rằng "chỉ vài giờ sau khi bà Clinton rời Myanmar, thị trường bất động sản ở đây đã cất cánh". Gần 1 tháng rưỡi sau đó, bất động sản ở nhiều nơi ở Yangoon đã tăng tới 30%. Cũng trong năm 2011, số lượng doanh nhân và khách du lịch nước ngoài đến Myanmar tăng 26%; tổng kim ngạch thương mại tăng 102,5% so với cùng kỳ năm 2010; tổng giá trị đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Myanmar đạt 20 tỉ USD

Đặc biệt, cũng từ ngày 1/4/2012, Myanmar thực thi việc thả lỏng đồng nội tệ có kiểm soát. Theo Ngân hàng Trung ương Myanmar (CBM) đây là giải pháp "nhằm thống nhất tình trạng nhiều tỷ giá cùng tồn tại, đồng thời dần dần loại bỏ những hạn chế đối với hoạt động thanh toán vãng lai quốc tế và chuyển tiền ra nước ngoài"

Hiện nay trên sàn giao dịch chính thức thì 6 đến 8 Kyat đổi 1 USD. Tuy nhiên, trên thị trường "chợ đen" thì phải đến 700 - 1.400 Kyat đổi 1 USD. Một khi chính sách tỷ giá thả nổi được áp dụng, thì mức tỷ giá tham chiếu mà CBM đưa ra chắc chắn cũng sẽ tăng lên tới mức tương tự như tỷ giá "chợ đen"

Chính vì thế, trong hiện tại và tương lai không xa, các con số đầu tư vào Myanmar sẽ còn "bay xa và cao" hơn nữa, chí ít là trước khi một vài "rủi ro" hay "nguy cơ" từ việc đầu tư nóng xảy ra trước mắt các ông chủ vốn có tham vọng "gom trứng vàng"

Rủi ro do chưa đánh giá đúng tình hình sau cải cách...

Hiện có rất nhiều nghiên cứu cảnh báo về các "rủi ro" và "nguy cơ" từ việc "sốt đầu tư" tại quốc gia vừa trải qua cuộc cách mạng này. Một trong những rủi ro đầu tiên xuất phát chính từ thách thức mà Myanmar đang đối mặt: "Một đất nước khát dân chủ luôn tràn ngập những nguy cơ"

Ai cũng biết rằng ông Thein Sein đã có một nước cờ quan trọng khi quyết định cải cách đất nước từ chế độ độc tài của chính quyền quân sự sang chế độ mà cả thế giới vỗ tay hoan nghênh cho nền dân chủ được phục hồi mà không cần một cuộc cách mạng "màu sắc" nào. Tuy nhiên, quá trình thi hành các cải cách chắc chắn sẽ gặp phải những chống đối nhất định

Việc "làm phiền lòng" người "bạn" láng giềng Trung Quốc luôn ủng hộ, che chở và có mức đầu tư khổng lồ vào Myanmar hàng năm sau vụ đình chỉ thi công đập thủy điện Myitsone sẽ gây cho Myanmar không ít "phiền toái" trong tương lai

Bên cạnh đó, việc một chính phủ "mềm dẻo" như hiện nay phải làm hài lòng hơn 59 triệu dân với nhiều sắc tộc, đa thành phần cũng không thể đảm bảo cho một Myanmar hoàn toàn ổn định, nhất là khi phe chống đối có quyền thi hành các động thái biểu tình dân chủ và tự do đòi quyền lợi sau nhiều năm "khát dân chủ" dưới chính quyền quân sự. Và tất nhiên, hệ quả của các hiện trạng trên (dù ít hay nhiều) cũng sẽ gây ra những bất lợi cho các nhà đầu tư

...đến đầu tư thiếu thận trọng

Hiện tượng "đầu tư vô tội vạ" cũng bắt đầu xuất hiện trên vùng đất được đánh giá là "tiềm năng" này. Rất nhiều các nhà đầu tư vô tư đổ tiền vào Myanmar mà chưa hề có sự thận trọng tối thiểu. Nhiều doanh nghiệp chưa thực sự hiểu được quy trình đầu tư nước ngoài, và chưa thực sự hiểu Myanmar cũng như những khó khăn đặc thù của quốc gia này (về thủ tục đầu tư rườm rà, về cơ sở hạ tầng thông tin yếu kém, v.v.) khi đầu tư

Họ quá vội vã và bị tiền năng Myanmar làm chói mắt mà bỏ qua khâu lập kế hoạch đầu tư, nghiên cứu khả thi, kế hoạch kinh doanh và tài chính mà thực hiện đầu tư ngay theo kiểu ngẫu hứng, dẫn đến những rắc rối trong đầu tư cả về vốn lẫn thủ tục kéo dài. Đó là chưa kể đến những xung đột về cách nhận thức và giải quyết vấn đề với đối tác "xa lạ" chưa hề hiểu nhau

Có doanh nghiệp thiếu nguồn nhân lực và vật lực cần thiết nên sau khi thực hiện tiến trình đầu tư thấy khó kham nổi đã bỏ giữa chừng. Có doanh nghiệp không tìm được đầu mối đề cập xin phép đầu tư (do chưa hiểu khung pháp lý, pháp luật liên quan) nên dù đã đi lại nhiều lần nhưng chưa đạt được kết quả cụ thể. Giờ đây, một "bài học Việt Nam" hơn 20 năm trước lại "linh nghiệm

Ông Dominic Scriven, người đồng sáng lập Dragon Capital cho rằng lỗi lớn nhất mà mọi người thường gặp phải là đầu tư quá nhanh mà không có sự cẩn trọng. Khi Việt Nam mở cửa, các nhà đầu tư nước ngoài đã gặp phải những lỗi này khi đầu tư vào quá nhiều công ty start-up được điều hành bởi các cá nhân mà không có sự theo dõi sát sao. Đồng thời, họ đầu tư với người nước ngoài nhiều hơn là người bản địa

Câu chuyện "Một bữa no"

Thách thức to lớn hiện nay tại Myanmar vẫn là nền kinh tế "èo uộc và thiếu chất". Hiện nay, với cơ sở hạ tầng yếu kém và nguồn nhân lực có trình độ thấp sau nhiều năm bị tách ly khỏi phần còn lại của thế giới đã khiến Myanmar không thể đủ sức để "ăn hết" lượng vốn đầu tư

Hầu hết khoáng sản tại Myanmar đều do các "cá mập" từ Trung Quốc xử lý hoặc xuất khẩu dạng thô do công nghệ thấp kém chưa cho phép Myanmar có những hoạt động chế biến tinh vi hơn. Hoạt động nông nghiệp vẫn còn thô sơ và lạc hậu, khó có thể mang về một lời hứa cho sự thịnh vượng tức thời

Bên cạnh đó, nền kinh tế "khép" hơn 20 năm qua khiến những doanh nghiệp Myanmar dường như nằm trong bóng tối, để rồi "chói mắt" do chưa thể thích nghi với luồng ánh sáng ồ ạt từ các nhà đầu tư nước ngoài, dẫn đến nguy cơ bại trận trên sân chơi chung của thế giới. Câu hỏi đặt ra là điều gì xảy ra cho một cơ thể "quá yếu ớt" nếu "ăn quá nhiều" ?

Tác phẩm "Một bữa no" của nhà văn Nam Cao kể về một bà lão có một cô cháu gái đi ở đợ. Bà lão đã nhịn đói nhiều ngày liền, cơ thể yếu đến mức khó đứng vững. Sau đó, bà được người chủ của cháu gái bà đãi một bữa ăn, và tất nhiên, dù bữa ăn không mấy thịnh soạn nhưng để ăn bù cho những ngày bụng đói, lẫn cho những ngày sắp tới thiếu ăn, bà đã không từ chối bất kỳ món nào. Câu chuyện kết thúc khi bà chết vài ngày sau đó bởi lý do cười ra nước mắt "chết vì quá no"

Nền kinh tế Myanmar cũng đang ngấp nghé trước hiện tượng bắt đầu "no" và với tốc độ hiện nay, nhất là sau khi Myanmar hoàn toàn thoát khỏi các lệnh cấm vận, thì trong thời gian không xa, một Myanmar "quá no" không phải là không thể xảy ra

Tất nhiên, điều ấy không chỉ làm hại đến "người ăn" Myanmar mà cả những "thức ăn" của các nhà đầu tư đều "đổ sông đổ biển". Cuối cùng, dù cung cấp "thức ăn" nhưng điều mà các nhà đầu tư nhận lại là sự thiệt hại, chưa kể là sự phản khán từ Myanmar chứ đừng nghĩ tới một cái "trứng vàng" hay một lời cảm ơn

Một sự cẩn thận dựa trên những tính toán cơ hội, lẫn rủi ro đang rất cần thiết, dẫu cho nhìn từ góc độ các nhà đầu tư ngoại quốc, hay cho sự phát triển của Myanmar

Đỗ Thiện
 
Coca-Cola trở lại Myanmar sau 50 năm​

- Hãng nước ngọt Coca-Cola vừa loan báo sẽ trở lại hoạt động kinh doanh tại Myanmar sau 50 năm. Quyết định được đưa ra sau khi Mỹ chấm dứt các lệnh trừng phạt kinh doanh tại Myanmar

571231.jpg

Hãng Coca-Cola tuyên bố trở lại Myanmar sau 50 năm gián đoạn​

Coca-Cola cho biết sẽ nối lại hoạt động ngay sau khi Chính phủ Mỹ cấp phép cho hãng ở Myanmar. Như vậy chỉ còn Cuba và CHDCND Triều Tiên là hai thị trường không có Coca-Cola hoạt động trên thế giới

Coca-Cola rời Cuba sau cuộc cách mạng Cuba, khi chính phủ của Chủ tịch Fidel Castro bắt đầu tịch thu tài sản cá nhân. Hãng này chưa bao giờ đặt chân đến CHDCND Triều Tiên

Trong tuyên bố, Coca-Cola cũng thông báo tặng 3 triệu USD để hỗ trợ phụ nữ Myanmar tìm kiếm việc làm. Hãng cho biết sẽ nhập các sản phẩm Coca-Cola từ nước láng giềng của Myanmar khi bắt đầu khởi động kinh doanh ở đây

Coca-Cola đã đến Myanmar lần đầu tiên năm 1927 và rút khỏi nước này sau khi chính quyền quân sự lên nắm quyền năm 1962

571232.jpg

Lãnh đạo lực lượng đối lập Myanmar Aung San Suu Kyi tại cuộc họp báo ở Bern (Thụy Sĩ) ngày 14-6-2012​

Trong khi đó, chuyến thăm châu Âu của nhà lãnh đạo lực lượng đối lập Myanmar Aung San Suu Kyi, 67 tuổi, đã gián đoạn trong thời gian ngắn ở Bern (Thụy Sĩ) do sức khỏe của bà yếu đi sau chuyến đi dài

Bà đã bị nôn và rất mệt mỏi nên cuộc họp báo phải rút ngắn hơn dự kiến. Tuy nhiên, hiện sức khỏe của bà đã bình phục. Đây là chuyến công du lần đầu tiên đến châu Âu của bà sau 24 năm qua
 
Đưa hàng Việt sang Myanmar​

- Ngày 15-6, tại Yangon (Myanmar) đã khai mạc Hội chợ thương mại và dịch vụ TP.HCM 2012 (Ho Chi Minh City Trade & Services Fair 2012) và hội thảo kết nối giao thương VN - Myanmar

Đây là hội chợ thương mại, dịch vụ quy mô nhất của VN từ trước đến nay tại thị trường Myanmar với sự tham gia của 144 gian hàng của 70 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực thực phẩm, kim khí điện máy, hàng gia dụng, du lịch... Hội chợ kéo dài đến hết ngày 19-6

Phát biểu tại lễ khai mạc, bà Nguyễn Thị Hồng, phó chủ tịch UBND TP.HCM, cho biết Myanmar là thị trường trọng điểm của doanh nghiệp VN. Từ năm 2010 đến nay, TP.HCM đã tổ chức bảy đoàn công tác xúc tiến thị trường tại Myanmar

Năm 2011, kim ngạch giao thương hai chiều VN - Myanmar đạt 150 triệu USD, tăng 51% so với năm 2010 và trong quý 1 năm nay đạt 45 triệu USD, tăng 17,8% so với cùng kỳ 2011
 
Mandalay kêu gọi doanh nghiệp TPHCM đầu tư​

"Chính quyền Mandalay đang nỗ lực áp dụng các chính sách cải cách mới của Myanmar để phát triển kinh tế, chúng tôi mời gọi đầu tư từ các doanh nghiệp TP.HCM và sẽ giới thiệu những cơ hội thích hợp tại đây"

ông U Aung Maung, thị trưởng thành phố Mandalay phát biểu chào đón đoàn doanh nghiệp TP.HCM do phó chủ tịch Nguyễn Thị Hồng dẫn đầu đến Mandalay hôm 18.6

Đoàn TP.HCM với gần 60 doanh nghiệp tham dự hội thảo kết nối và tìm hiểu cơ hội làm ăn tại Mandalay. Sự kiện này nằm trong khuôn khổ chương trình xúc tiến thương mại đầu tư do Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư TP.HCM (ITPC) tổ chức tại hai thành phố lớn nhất của Myanmar là Yangon và Mandalay, từ 14 đến 19.6

Thị trưởng U Aung Maung cho biết thêm, Myanmar đang cải cách các chính sách đầu tư, thương mại và tài chính tiền tệ để thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước, cải cách kinh tế hiện nay đã rõ ràng hơn và đạt nhiều kết quả sau hơn một năm. "Chúng tôi cũng sẽ có chuyến đến TP.HCM để tìm hiểu các cơ hội hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam", ông nói

Phó chủ tịch Nguyễn Thị Hồng cho biết, TP.HCM khuyến khích các doanh nghiệp đến Mandalay tìm hiểu cơ hội làm ăn và thiết lập quan hệ với doanh nghiệp địa phương. Từ sau chuyến thăm chính thức Myanmar tháng 12.2011 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và chuyến thăm chính thức Việt Nam tháng 3.2012 của Tổng thống Thein Sein đã đánh dấu cột mốc quan trọng trong quan hệ hợp tác hai nước

Chính quyền TP.HCM đã xác định Myanmar là thị trường trọng điểm xúc tiến thương mại, đầu tư và chủ động tổ chức nhiều sự kiện giao lưu kinh tế nhằm kết nối cộng đồng doanh nghiệp hai nước, qua đó mở rộng cơ hội giao thương. "Thành phố sẽ tạo cơ hội thuận lợi để doanh nghiệp hai bên cùng hợp tác kinh doanh và đầu tư", phó chủ tịch cho biết

Ông U Aung Win Khaing, chủ tịch Phòng thương mại và công nghiệp vùng Mandalay, cho biết, Mandalay là vùng phong phú về tài nguyên, có vị trí địa lý kinh tế trung tâm của Myanmar, vì thế trở thành điểm hấp dẫn các nhà đầu tư. Nhiều lĩnh vực Mandalay đang có nhu cầu hợp tác như khai khoáng, thiết bị cơ giới nông nghiệp, chế biến gỗ…

Khu công nghiệp Mandalay với sự tham gia của gần 1500 doanh nghiệp trong nhiều ngành nghề, Madalay đang tiếp tục kêu gọi các nhà đầu tư mới và sẽ tạo nhiều thuận lợi cho đối tác
 
Đầu tư vào Myanmar - Cẩn tắc vô ưu !​

0_e63ab.jpg

Phải chăng Việt Nam đang tận dụng đúng thời cơ đối với việc khai thác tiềm năng Myanmar sau “tuần trăng mật” ?​

Bài học về đầu tư thiếu thận trọng của các doanh nghiệp nước ngoài cách đây hơn 20 năm khi Việt Nam vừa mở cửa dường như đã bị bỏ qua trong làn sóng đầu tư vào Myanmar

Tâm lý “trâu chậm uống nước đục”

Khi Việt Nam vừa mở cửa, rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài ồ ạt đầu tư vào các công ty mới mà không dựa vào một nghiên cứu kỹ lưỡng hay theo dõi sát sao thị trường cũng như các cơ chế bắt buộc của một nền chính trị vừa mở cửa. Hiện nay, đầu tư vào Myanmar dường như đang gặp phải kịch bản tương tự

Điều này thể hiện rõ qua việc các doanh nghiệp Việt Nam không ngần ngại đầu tư, trong khi các doanh nghiệp phương Tây chỉ mới dừng ở việc quan sát, tìm hiểu và thăm dò thị trường. Thậm chí, nhiều nhà đầu tư tiềm năng từ Mỹ, Pháp đã vỡ mộng vì chưa tìm thấy bất kỳ cơ hội đầu tư nào và vẫn loay hoay giải quyết câu hỏi: “Liệu việc đầu tư vào Myanmar có là quá sớm ?”

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2009, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam và Myanmar đạt 93 triệu USD. Trong đó, lượng hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Myanmar đạt 33 triệu USD, đứng thứ 14 trên thế giới

Theo các chuyên gia, mức đầu tư của Việt Nam vào Myanmar có thể chạm mốc 2 tỷ USD trong thời gian từ nay đến năm 2015. Các nhà đầu tư lớn tại Việt Nam phải kể đến Hoàng Anh Gia Lai, VinaCapital, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam...

Với tốc độ đầu tư chóng mặt như hiện nay, phải chăng Việt Nam đang tận dụng đúng thời cơ đối với việc khai thác tiềm năng Myanmar sau “tuần trăng mật” ? Hay chúng ta đang đối diện với một gam màu tối hơn khi phải nghĩ đến không ít nguy cơ sẽ ập đến ?

Nhà kinh tế người Úc Sean Turnell, chuyên gia về Myanmar, lại chỉ ra những khó khăn không ngờ tới khi đầu tư làm ăn tại đất nước 59 triệu dân này. Ông chỉ rõ những rắc rối, phức tạp trong hệ thống pháp luật bó buộc, cơ sở hạ tầng quá lạc hậu, tốc độ phát triển con người chưa cao... là những trở ngại rất lớn cho một quá trình đầu tư dài hạn

Bên cạnh đó, chi phí vận chuyển, cước viễn thông tại Myanmar cũng rất cao. Điển hình, giá vé bay từ Hà Nội đến Yangon cao hơn gấp đôi khi bay từ Bangkok đến Yangon. Phí visa Việt Nam là 55USD, Thái Lan miễn phí và Malaysia chỉ 6USD

Ngoài ra, phí vận chuyển đường bộ từ Việt Nam lại cao hơn nhiều so với phí đường sông của Thái Lan, nên giá sản phẩm cũng vì thế mà bị nâng lên, làm giảm tính cạnh tranh

Nhiều trường hợp các doanh nghiệp còn trắng tay khi chưa tìm hiểu về văn hóa kinh doanh cũng như các yêu cầu từ phía đối tác, điển hình là giá FOB phát sinh (chi phí bốc dỡ, vận chuyển, rủi ro...) khi thực hiện đầu tư, mua bán. Vậy nhưng hầu như không mấy doanh nhân Việt Nam để ý đến điều này

Ông Vương Thành Long, Trưởng Văn phòng đại diện Hiệp hội Các nhà đầu tư Việt Nam tại Myanmar (AVIM), còn chỉ rõ quá nhiều doanh nghiệp Việt Nam vội vã mà bỏ qua hầu hết các khâu chuẩn bị cẩn trọng cho việc đầu tư, thậm chí việc tìm hiểu văn hóa nước bạn, cách chọn đối tác còn rất sơ sài và thiếu chuyên nghiệp. Nhiều doanh nhân Việt còn không thể giao tiếp bằng tiếng Anh và có cách hành xử rất tùy tiện

Lợi về tay ai ?

Nhiều doanh nghiệp cho rằng, Việt Nam, với vai trò là thành viên ASEAN và có qua lại nhiều năm với Myanmar, sẽ hiểu rõ môi trường làm ăn ở đất nước này và tự vượt qua các nhà đầu tư phương Tây. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, không phải cứ hành động trước là sẽ thắng lợi, và những kết quả sơ bộ hiện nay ít nhất cũng chứng minh điều đó khi chưa một doanh nghiệp nào tạo được dấu ấn lớn trong việc đầu tư

Thậm chí, chính những “lão làng” trong lĩnh vực đầu tư như Tập đoàn Hoa Sen cũng phải “bước từng bước nhỏ” mà đôi lúc cũng trật duộc nhiều lần. Trái lại, một thế lực mà lâu nay nhiều người nhắc đến, là các nhân vật thân hữu vốn có ảnh hưởng trong hầu hết các ngành kinh tế tại Myanmar, lại đang chiếm ưu thế

Những cái tên Zaw Zaw (thân hữu với cựu độc tài Than Shwe), Michael Moe Myint (thân thiết với Suu Kying), Steve Law... đã trở nên quá quen thuộc với giới đầu tư. Tuy hiện nay họ vẫn còn chút lao đao vì sự thay đổi của chế độ chính trị do Thein Sein đưa ra, nhưng với kinh nghiệm và nền tảng có sẵn, những cái tên này sẵn sàng đối đầu và tìm cho mình con đường mới

Đây là những nhân vật được xem là đại diện cho những thế hệ kinh doanh lâu đời tại Myanmar, và tất nhiên với lợi thế sân nhà, họ sẽ tạo nên những thách thức không nhỏ cho các nhà đầu tư, nhất là khi họ có khả năng thao túng thị trường Myanmar dưới sự hỗ trợ của chính quyền nước này

Thực trạng cho thấy, việc đầu tư thiếu khoa học của nhiều doanh nghiệp Việt Nam theo trào lưu “Myanmar tiến” đã bắt đầu xuất hiện nhiều kết quả không như mong muốn. Việc giúp các doanh nghiệp đã lỡ “phóng lao” sẽ còn là một vấn đề đòi hỏi thời gian và nhiều sự đánh đổi

Đỗ Thiện - Anh Thư
 
Myanmar bắt đầu đợt sóng cải cách thứ hai​

186a6d_f3d66.jpg

Myamar đang mở cửa đón các nhà đầu tư nước ngoài nhằm vực dậy nền kinh tế nước này sau nhiều năm bị nước ngoài cấm vận​

Phát biểu trên kênh truyền hình quốc gia hôm qua (19/6), Tổng thống Myanmar Thein Sein đã công bố dự thảo kế hoạch cải cách giai đoạn hai trong 5 năm bắt đầu từ 2012. Giai đoạn hai tập trung phát triển kinh tế và cải thiện phúc lợi với chỉ tiêu tăng trưởng GDP bình quân 7,7%/năm

Bản dự thảo kế hoạch cũng nêu mục tiêu thay đổi tỷ trọng các lĩnh vực trong nền kinh tế, như nông nghiệp giảm từ 36,4 xuống 29,2%, công nghiệp tăng từ 26 lên 32,1% và dịch vụ tăng từ 37,6 lên 38,7%

Theo kế hoạch này, Chính phủ Myanmar sẽ thành lập một ủy ban tư hữu hóa để thúc đẩy đầu tư tư nhân trong các ngành kinh tế trọng yếu nhà nước đang nắm chủ chốt như viễn thông, điện lực, giáo dục, y tế. Đồng thời, các nhà hoạch định chính sách cũng đang soạn thảo luật về mức lương tối thiểu và các khu công nghiệp

Tổng thống Thein Sein cho biết, bộ luật về đầu tư nước ngoài có thể được quốc hội nước này thông qua vào tháng sau. Chính phủ sẽ kêu gọi nước ngoài đầu tư, viện trợ, cho vay ưu đãi, hỗ trợ chuyên môn. Ông Thein Sein cũng cam kết chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện tiến trình hòa giải dân tộc, hòa bình và ổn định quốc gia

Kể từ khi lên nắm quyền vào tháng 3/2011, Chính phủ Myanmar đã nhanh chóng xúc tiến cải cách chính trị - kinh tế. Myamar cũng mở cửa đón các nhà đầu tư nước ngoài nhằm vực dậy nền kinh tế nước này sau nhiều năm bị nước ngoài cấm vận. Hồi tháng 4 vừa qua, Myanmar đã bắt đầu thả nổi đồng nội tệ có kiểm soát

Tổng thống Myanmar Thein Sein cho rằng để đạt được các mục tiêu trên, cần nỗ lực thu hút đầu tư trong và ngoài nước, vì ngân sách nhà nước còn hạn chế, đồng thời nỗ lực tìm kiếm khoản vay, viện trợ không hoàn lại. Ông nhấn mạnh việc dùng đầu tư nước ngoài hiệu quả để tạo việc làm và lương tối thiểu cho người lao động

"Kể từ năm nay chúng ta sẽ tiến hành đợt cải cách thứ hai, theo đó tập trung đặc biệt vào phát triển đất nước, lĩnh vực công. Bên cạnh đó, chúng ta tiếp tục nỗ lực trong vấn đề hòa giải dân tộc, luật pháp, hòa bình, ổn định đất nước và an ninh cho người dân", Tổng thống Myanmar Thein Sein nhấn mạnh trong phát biểu hôm qua

Hoài An
 
Top