What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Đầu tư tài chính vào thị trường nông sản

LOBBY.VN

Administrator
Giới đầu tư tài chính đang thao túng ?​

97b78_1_325.jpg


33653_2_325.jpg

- Năm 2011 thị trường gạo có nhiều biến động, đặc biệt là giá gạo nguyên liệu. Nhiều ý kiến trong giới kinh doanh gạo cho rằng giá gạo liên tục tăng từ đầu năm - kể cả thời điểm chính vụ - là do có bàn tay của giới đầu tư tài chính. Liệu có đúng như vậy ?

Để thâm nhập ngành gạo, giới đầu tư tài chính có thể thành lập các công ty mới hoặc đầu tư vào các công ty/tác nhân hiện tại để nâng cấp hoạt động kinh doanh. Đó có thể là các công ty xuất khẩu hoặc doanh nghiệp cung ứng. Có lập luận cho rằng, nguồn vốn kinh doanh chảy vào dồi dào nhưng nguồn cung hàng hóa không có nhiều thay đổi sẽ làm cho sức mua tăng, đẩy giá lên cao

Cách lập luận như trên chưa đủ sức thuyết phục bởi năm 2011 lượng xuất khẩu tăng rất mạnh nên tạo ra áp lực mua nguyên liệu nhiều hơn mọi khi. Hơn nữa, trong một thị trường có nhiều kỳ vọng về giá đi lên thì xu hướng đầu cơ xảy ra ở tất cả các khâu và với mọi tác nhân, nên mặc dù có thể có sự huy động nguồn lực vào kinh doanh gạo nhưng chưa thể khẳng định đó là dòng tiền đầu tư bài bản

Giới đầu tư tài chính thường bơm vốn thông qua các pháp nhân hoặc đầu tư vào doanh nghiệp sẵn có, nhưng vì đa số các doanh nghiệp kinh doanh gạo chưa lên sàn chứng khoán nên con số đó không nhiều

Trong khi đó, đối với thương lái, nhiều khả năng nguồn vốn huy động chủ yếu là kênh “phi chính thống” chứ không phải là đầu tư của giới tài chính

Ngoài ra, còn một khâu nữa trong chuỗi giá trị lúa gạo có thể xem xét liệu giới đầu tư tài chính đã tham gia mạnh chưa đó là xuất khẩu. Số liệu kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp hàng đầu trong năm 2010 và tám tháng đầu năm 2011 cho thấy, trong danh sách 15 doanh nghiệp hàng đầu trong hai năm gần đây không có nhiều tên tuổi “mới hoàn toàn”

Một phân tích ở khía cạnh khác là xem xét tỷ trọng doanh nghiệp hàng đầu có thay đổi trong tổng số các doanh nghiệp xuất khẩu hay không. Và nếu các doanh nghiệp cỡ trung bình ngày càng xuất khẩu nhiều hơn, đó có thể là giả thiết giới đầu tư đã bơm vốn vào các doanh nghiệp này ?

Việt Nam có trên 200 doanh nghiệp xuất khẩu gạo và trước đây thị phần chủ yếu thuộc về hai tổng công ty VNF1, VNF2. Tỷ trọng của hai doanh nghiệp này cũng như 10 doanh nghiệp hàng đầu đã chiếm trên 60% kim ngạch xuất khẩu. Số liệu thống kê cho thấy hiện nay các doanh nghiệp quen thuộc vẫn đứng vững trong top 10, top 15 hoặc top 20..., chứng tỏ chưa có một tên tuổi mới nào xuất hiện

Giả sử có giới đầu tư tài chính nhảy vào thì “miếng bánh” sẽ được chia nhỏ hơn, tức tỷ trọng xuất khẩu của nhóm doanh nghiệp nói trên sẽ giảm xuống trong tổng lượng xuất khẩu. Tuy nhiên, số liệu so sánh tám tháng đầu năm 2011 và cả năm 2010 cho thấy các tỷ trọng của top 10, 15, 20... trong tổng xuất khẩu không có sự dịch chuyển nào đáng kể

Như vậy, có thể khẳng định ít nhất cho đến thời điểm hiện tại, giới đầu tư tài chính vẫn chưa thao túng được khâu xuất khẩu gạo, hoặc mức đầu tư chưa đủ lớn để xoay chuyển tình hình

Tuy nhiên, với những doanh nghiệp mới được cấp phép theo Nghị định 109 thì đó là tín hiệu cho thấy đầu tư ngoài ngành đã bắt đầu chảy vào ngành xuất khẩu gạo. Chắc hẳn đang có những dự án đầu tư chế biến xuất khẩu gạo được trình lên các cấp có thẩm quyền cũng như kêu gọi vốn đầu tư trong nước và quốc tế để triển khai. Những năm tới, cuộc chơi sẽ thay đổi theo hướng cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn

Phạm Quang Diệu
 
Ngành Nông nghiệp góp phần quan trọng ổn định kinh tế vĩ mô​

- Ngày 24/12, tại Hà Nội, tại hội nghị tổng kết công tác năm 2011, triển khai nhiệm vụ năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã đánh giá cao nỗ lực của toàn ngành Nông nghiệp trong năm 2011

IMG_5935.jpg

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân biểu dương nỗ lực của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong năm 2011​

Mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như thời tiết diễn biến phức tạp; giá các loại vật tư nông nghiệp tăng cao; vốn đầu tư hạn hẹp với lãi suất cao, năm 2011 toàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tích cực triển khai các biện pháp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, nghiêm túc thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ về các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, giá trị sản xuất nông lâm nghiệp thủy sản (theo giá cố định 1994) tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước; trong đó thủy sản đứng đầu với giá trị tăng 6,39%, tiếp đó là lâm nghiệp, nông nghiệp; tốc độ tăng trưởng ngành đạt khoảng 3%

Năm 2011, sản lượng lúa ước đạt 42,2 triệu tấn, tăng trên 2,2 triệu tấn so với năm 2010, xuất khẩu đạt 7,17 triệu tấn gạo. Sản lượng các loại nông lâm thủy sản khác đều tăng so với năm 2010. Ước đạt cả năm tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 25 tỷ USD, tăng 29% so với năm 2010. Chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai mạnh mẽ trên toàn quốc; điều kiện sống của dân cư nông thôn tiếp tục được cải thiện

Trong năm 2011 ngành nông nghiệp có 4 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD là thủy sản (6,1 tỷ USD), đồ gỗ (4,1 tỷ USD), cao su (3,3 tỷ USD)

Ngoài ra một số mặt hàng nông sản có giá trị kim ngạch xuất khẩu cao như cà phê 2,7 tỷ USD, hạt điều trên 1,5 tỷ USD… Nhờ xuất khẩu tăng mạnh nên nông, lâm, thủy sản trong nước, nhất là những loại nguyên liệu phục vụ xuất khẩu được tiêu thụ khá thuận lợi với giá cao, kích thích sản xuất phát triển, tăng thu nhập cho nông dân

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đã có những chuyển biến tích cực nhưng chưa đáp ứng yêu cầu; tình trạng phá rừng vẫn diễn ra ở nhiều nơi, ô nhiễm môi trường ở các làng nghề còn phổ biến, công tác đổi mới tổ chức quản lý sản xuất chậm chuyển biến, còn nhiều bất cập

Mục tiêu trong năm 2012 ngành nông nghiệp đặt ra là tăng trưởng (GDP) toàn ngành từ 2,5 – 2,6%. Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng từ 4 – 4,5%; kim ngạch xuất khẩu đạt 25,5 – 26 tỷ USD; tỷ lệ che phủ rừng đạt 4,1%

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân biểu dương những kết quả mà ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đạt được thời gian qua

Phó Thủ tướng lưu ý, trong năm 2012, ngành cần tập trung nâng nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, trong đó tăng sản lượng và chất lượng các sản phẩm nông lâm thủy sản; dự báo giá cả thị trường các sản phẩm xuất khẩu chủ lực và tiềm năng của các sản phẩm phục vụ xuất khẩu; tăng cường thu hút đầu tư khu vực tư nhân vào phát triển nông nghiệp, nông thôn; xây dựng kế hoạch, phương hướng phát triển trên cơ sở có tính toán đến tác động của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường
 
Thái Lan muốn hợp tác với Việt Nam để giữ giá lúa gạo ở mức cao​

Một phái đoàn Thái Lan đến thăm Việt Nam vào tháng tới, để tìm kiếm sự hợp tác gần gũi hơn nữa giữa hai chính phủ trong thương mại thóc gạo

Bộ Thương mại Thái Lan đang có kế hoạch hợp tác cùng có lợi với Việt Nam và một số nước láng giềng trong buôn bán các nông sản trên thị trường thế giới

Bộ trưởng Thương mại Boonsong Teriyapirom dự định sẽ dẫn đầu một phái đoàn Thái Lan đến thăm Việt Nam vào tháng tới, để tìm kiếm sự hợp tác gần gũi hơn nữa giữa hai chính phủ trong thương mại thóc gạo

Theo ông Boonsong, là hai nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, Thái Lan và Việt Nam cần tăng cường hợp tác nhằm nâng cao khả năng mặc cả và giữ giá ở mức cao

Động thái trên nhằm thực hiện chủ trương cắt giảm giá thành và nâng cao thu nhập cho nông dân. Bộ trưởng Boonsong đã chỉ thị cho Vụ Ngoại thương Thái Lan không vội vàng bán gạo vào thời điểm hiện nay, khi nước này đang điều chỉnh chiến lược tiếp thị để tạo ra sự khác biệt so với các nước xuất khẩu thóc gạo khác thông qua nỗ lực chú trọng đến chất lượng nông sản

Báo Bưu điện Bangkok cho hay Thái Lan đang hợp tác với Campuchia trong lĩnh vực liên quan đến sắn và thóc gạo, và đang làm việc với Myanmar về hoạt động sản xuất và buôn bán ngô

Trong khi đó, Cơ quan xúc tiến sản xuất sữa Thái Lan (DPO) đang đẩy nhanh việc triển khai chương trình bán sản phẩm ra các thị trường nước ngoài, trong bối cảnh Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) hướng tới thành lập thị trường đơn nhất vào năm 2015

Việt Nam được nhìn nhận là thị trường có tiềm năng lớn, khi chính phủ thúc đẩy hoạt động sản xuất và kinh doanh sữa để đáp ứng nhu cầu của trên 80 triệu người tiêu dùng. Hiện Việt Nam có khoảng 100.000 con bò, so với 500.000 con bò đang được nuôi tại Thái Lan - nước sản xuất 980.000 tấn sữa nguyên liệu mỗi năm
 
Top