What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

VR Club

LOBBY.VN

Administrator
Cần những bộ óc thông minh hơn sức mạnh dầu lửa

Tầm nhìn của Medvedev về tương lai của Nga là về các khối óc chứ không phải về sức mạnh dầu lửa, những quả bom hay điện Cremli

Quyết tâm cho một nước Nga thông minh

Khi Vladimir Putin nói về việc khôi phục sự vĩ đại của nước Nga, ông đã nêu ra một tầm nhìn sâu sắc trong thế kỷ 20 về việc sử dụng sức mạnh nhà nước, khả năng quân sự và sự dồi dào dầu lửa để khiến thế giới phải tôn trọng.

Đề cập vấn đề này, vị Tổng thống của ông, Dmitry Medvedev, lại nói về việc xây dựng "một thành phố đổi mới" ở ngoại ô Skolkovo của Mátxcơva, nơi nhà nước sẽ để những khối óc giỏi nhất của quốc gia tự do theo đuổi những bước đột phá về khoa học và công nghệ, nền tảng của "nền kinh tế tri thức" trong thế kỷ 21.

Tầm nhìn của Medvedev được thiết kế để giải phóng nước Nga khỏi thứ mà ông gọi là sự phụ thuộc "nhục nhã" vào xuất khẩu dầu khí, và để khôi phục sự vĩ đại của một dân tộc đã từng nổi tiếng về thành tựu khoa học và công nghệ.

Zhores Alferov, người đoạt giải Nobel duy nhất vẫn đang sống tại Nga, cũng là người được Medvedev chọn làm người quản lý dự án Skolkovo hồi tháng 4/2010, nói: "Sự thành công của phong trào "nước Nga thông minh" là một vấn đề mang tính sống còn đối với nước Nga. Ý tưởng Skolkovo gióng chiếc thuyền của Noah (con thuyền được nhắc đến trong Kinh Thánh do Chúa hướng dẫn Noah đóng để tránh qua con Đại hồng thủy do Chúa tạo ra để trừng phạt loài người vốn đã có quá nhiều tội lỗi)- mọi ý tưởng về hy vọng và sự sống sót của chúng tôi được gắn chặt trên đó".

Liệu Nga có lại nổi lên thành một cường quốc vĩ đại hay không có thể được quyết định bởi chiến dịch của Medvedev phục hồi sự thông minh của nước Nga.

Bất chấp sự thiếu hiệu quả của mình, nhà nước Liên Xô đã từng là một nước ủng hộ hào phóng cho khoa học và công nghệ, chế tạo vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới cũng như tàu vũ trụ mà đã đưa nhà du hành vũ trụ đầu tiên vào không gian.

28036885.jpg

Liệu Nga có lại nổi lên thành một cường quốc vĩ đại hay không có thể được quyết định bởi chiến dịch của Medvedev phục hồi sự thông minh của nước Nga

Sau sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1991, sự ủng hộ của nhà nước dành cho khoa học sụt giảm mạnh, các nhà khoa học đã chạy ra nước ngoài và bản thân nhà nước này đã tiến triển thành cái tương tự như một dã thú- về mặt lý thuyết thì cam kết theo hướng thị trường tự do, nhưng trên thực tế thường xuyên "chiếm đoạt" lợi nhuận của các doanh nghiệp tư nhân.

Trong thế hệ ở giữa hai sự kiện là chuyến bay vào vũ trụ của Yuri Gagarin và cuộc bầu cử của Putin năm 2000, GDP và sản xuất công nghiệp của Nga đã giảm gần 50%, và kèm theo đó là đầu tư vào khoa học giảm từ 6% GDP xuống còn 1,5% GDP.

Tình trạng chảy máu chất xám đã bắt đầu vào những năm 1970 khi những người Do Thái có giáo dục của Liên Xô như cha mẹ của Sergey Brin- người đồng sáng lập ra Google- chạy sang phương Tây tự do.

Đến cuối thế kỷ 20, nó đã cướp đi của Nga hơn nửa triệu người tài năng nhất. Cả Putin lẫn Medvedev đều tin rằng nhà nước có thể giải quyết các vấn đề của Nga - nhưng trong khi Putin xem bộ máy hành chính của Nga hiện nay như nguồn sức mạnh của ông, thì Medvedev xem nó như trở ngại (nạn tham nhũng) cho việc tạo ra một nền kinh tế hậu dầu lửa.

Skolkovo là trọng tâm trong nỗ lực của Medvedev nhằm tạo ra một kiểu nền kinh tế mới. Là một khu vực ngoại ô khó phân loại thời đại Liên Xô và nằm cách Mátxcơva 40km, Skolkovo hiện là nơi có các trường kinh doanh hàng đầu của Nga, mà chủ yếu là của tư nhân nhưng lại nhận được một số khoản tiền của nhà nước chỉ cho nghiên cứu.

Thành phố đổi mới này được lấy cảm hứng từ mối quan hệ giữa Trường Đại học Stanford và Thung lũng Silicon, hay Học viện Kỹ thuật Massachusettsvà các công ty công nghệ Route 128 bên ngoài Boston: nơi những người tài giỏi có thể tìm thấy các nguồn tài trợ của tư nhân và chính phủ mà họ cần để thành lập "các công ty khởi nghiệp".

Ông trùm dầu lửa Viktor Vekselberg, người giàu thứ 10 của Nga và là sự lựa chọn của Medvedev để tổ chức mảng kinh doanh của Skolkovo, nói rằng Skolkovo mới sẽ là "một thành phố tương lai thực sự", lựa chọn những ý tưởng tốt nhất để nhà nước hỗ trợ dưới hình thức các "công ty khởi nghiệp".

Việc xây dựng đang được tiến hành trên một mảnh đất rộng 300ha mà sẽ được bảo vệ bởi tường bao xung quanh và những cánh cổng. Nếu mọi việc theo đúng kế hoạch thì vào năm 2014, thành phố mới này sẽ là nơi cư ngụ của khoảng từ 30.000 đến 40.000 người.

Viktor Ustinov, một nhà vật lý hàng đầu của Nga và là cựu học sinh của Alferov nói rằng Skolkovo sẽ là "Thung lũng Silicon của Nga" chuyên nghiên cứu đổi mới các phương tiện liên lạc và ngành y sinh, cũng như các công nghệ vũ trụ, hạt nhân và thông tin.

Theo Vladislav Surkov, nhà tư tưởng hàng đầu của Cremli nói: "Chỉ những người giỏi nhất mới được đến đó, và họ sẽ được bảo vệ cẩn thận.... những người giỏi nhất sẽ được hưởng những điều kiện đặc biệt tốt nhất".

Nhiều nước cũng đã cố gắng xây dựng Thung lũng Silicon của riêng mình. Những Medvedev, tuy chậm chân hơn, đã tuyên bố rằng dự án này là hy vọng tốt nhất cuối cùng của Nga.

Bản kế hoạch cho nền kinh tế Nga của ông đưa ra năm 2008, được gọi là "Chiến lược 2020", đòi hỏi khu vực công nghệ phải chiếm 15% sản phẩm xuất khẩu, hoặc 8-10% GDP vào năm 2020.

Hiện nay, tỷ lệ này chỉ khoảng 1,1% GDP, và phần lớn là nhờ xuất khẩu vũ khí quân sự hạng nặng. Chính vì vậy, Medvedev đang đổ nhiều tỷ USD trong ngân sách nhà nước vào các dự án bao gồm cả dự án Skolkovo, dự án quỹ đầu tư công nghệ nano lớn nhất thế giới, và một chương trình được tạo ra để lôi kéo những người Nga sống lưu vong và các công ty của họ trở lại quê hương.

Medvedev đã cử các quan chức cao cấp đi vận động để thu hút tiền cho chương trình đổi mới, và đã dành hơn 10 tỉ USD cho đầu tư công nghệ. Con số đó còn lâu mới bằng của những nước khác- Trung Quốc đã cấp 20 tỷ USD cho đầu tư công nghệ chỉ riêng năm 2010- nhưng dù sao nó cũng là một dấu hiệu cho thấy sự nghiêm túc.


Bảo vệ "nước Nga thông minh" bằng cách giết rồng "tham nhũng"


Cơ hội thành công lớn của Skolkovo là các doanh nghiệp của nó sẽ được bảo vệ khỏi các quan chức nhà nước và cảnh sát tham lam. Ngày nay, tiền trợ cáp và các đặc quyền đặc lợi đặc biệt mà nhà nước Liên Xô đã từng hào phóng cấp cho các dự án khoa học và kinh doanh đã dẫn đến các vụ "ăn cắp trắng trợn".

Trong một cuộc điều tra gần đây của PricewaterhouseCoopers về các tội phạm toàn cầu, 71% số doanh nghiệp của Nga bị đưa tin là mục tiêu của những hành động vi phạm như vậy của cảnh sát hay các công chức nhà nước (mức tồi tệ nhất trong số 33 nước trong cuộc nghiên cứu).

Bản thân Medvedev đã công khai chỉ trích văn hóa tham nhũng nhà nước của Nga và đã nỗ lực nhằm tạo nên các bức tường chắn để bảo vệ Skolkovo, điều này sẽ đơn giản hóa các luật về doanh nghiệp, tạo nên một chế độ cấp thị thực đơn giản hơn cũng như những lợi ích về thuế, và sẽ không có một công chức trộm cắp nào.

Vekselberg nói: "Chúng tôi sẽ tạo ra không chỉ một thành phố mới mà còn là những con người mới sẽ sống ở đó- sẽ không có chỗ cho tham nhũng trong thành phố của chúng tôi. Người nào đó phải đưa ra ví dụ về việc Nga có thể thay đổi như thế nào. Chúng tôi phải bắt đầu giết chết con rồng (tham nhũng) bên trong chính chúng tôi.

Nhưng hiện đang có các trào lưu chống lại "nước Nga thông minh", và có thể trong hai thập kỷ tới, tinh hoa giới trí thức của Liên Xô sẽ chết đi, để lại đằng sau một hệ thống giáo dục mục nát. Phần lớn các viện nghiên cứu truyền thống của Nga cách đây rất lâu đã đánh mất nhiều người giỏi nhất của họ vào tay các trường đại học được tài trợ tốt hơn ở phương Tây, và hiện nay không một trường đại học nào của Nga đứng trong top 100 trường tốt nhất của thế giới.

Do nhà nước Nga đã bị các công chức nhà nước tham nhũng sau biến cố hồi đầu thập niên 90, nên tài sản của các thể chế giáo dục đã bị bán hết, bị những người quản lý cho thuê hoặc bị đánh cắp có hệ thống.

Vào năm 2009, đất nước này đã xuất bản số báo và tạp chí mang tính chất học thuật ít hơn so với Ấn Độ hay Trung Quốc, và người Nga đã chỉ đoạt 4 giải Nobel trong thập kỷ qua, so với 76 giải dành cho Mỹ (và chỉ một giải, Giải Nobel hòa bình của Mikhail Gorbachev, vào những năm 1990).

Trong hệ thống thứ bậc các quốc gia có khả năng cạnh tranh nhất thế giới của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Nga đã xuống vị trí thứ 74 trong số 134 nước. Một số doanh nhân của Nga, như nhà thiết kế chương trình diệt virus Yevgeny Kaspersky phàn nàn rằng các tài năng dường như vẫn tập trung một cách lệch lạc vào hoạt động bất hợp pháp, như việc tạo ra loại virus Con ngựa thành Troy mang tên "Storm" tấn công khắp thế giới, làm 1,5 triệu máy tính bị nhiễm hồi năm ngoái.

Kaspersky, chủ sở hữu phòng thí nghiệm Kaspersky (một trong số ít doanh nghiệp công nghệ mang tính toàn cầu của Nga, chuyên nghiên cứu các biện pháp để ngăn chặn các tin tặc) nói: "Nga là một quốc gia của các siêu tin tặc".

putinmedvedev.jpg

Medvedev đang đẩy mạnh sự đổi mới như là một trong bốn trụ cột của chương trình hiện đại hóa

Dù gì thì kế hoạch của Medvedev nhằm tạo ra một lối thoát hợp pháp cho các tài năng công nghệ là một phẩm chất mang tính Xôviết. Ý tưởng về một thành phố cho các nhà khoa học gợi nhớ lại hình ảnh các thành phố công nghệ được xây dựng có mục đích của Stalin nằm dưới sự điều hành của Gulag, cơ quan quản lý của chính phủ. Đây là nơi các nhà khoa học được tuyển chọn làm việc trong những điều kiện được hưởng đặc quyền- và đã có những phát minh mang tính đột phá chẳng hạn như bom nguyên tử của Liên Xô.

Nhưng Vladislav Inzemtsev, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu hậu công nghiệp đóng tại Mátxcơva, cảnh báo rằng trong thời đại này "bạn không thể có một nền kinh tế đổi mới, kế hoạch và tập trung. Không một nơi nào trên thế giới có một Thung lũng Silicon phát triển nở rộ nhờ vào các sắc lệnh do các quan chức ban hành, cho dù các sắc lệnh này được hậu thuẫn bởi sự tài trợ của chính phủ".

Bản lĩnh của lãnh đạo

Sự thất bại của kế hoạch tập trung không nhất thiết sẽ báo hiệu một thất bại dành cho Solkovo, bởi vì Medvedev được dẫn đường bởi một tầm nhìn hiện đại hơn về việc sử dụng các khoản trợ cấp như thế nào để định hướng sự phát triển kinh doanh.

Đã có một số câu chuyện về sự thành công. Một trong những cựu học sinh của Alferov, Alexei Kovsh, đang chuyển công ty chiếu sáng của ông từ Đức sang St.Pertersburg, bởi vì Alferov thuyết phục ông này rằng ông ta có thể nhận được tài trợ tốt hơn ở Nga, với những chi phí thấp hơn so với ở phương Tây, và có sự bảo vệ tốt trước những kẻ sao chép công nghệ hơn ở Trung Quốc.

Kovsh gần đây đã bán cổ phần trong công ty của ông, Optogan, cho công ty Rusnanotech do nhà nước sở hữu và cho ông vua kim loại Mikhail Prokhorov. Với nhà nước như một bên tham gia thứ ba, Kovsh cảm thấy được bảo vệ. Alferov hy vọng sẽ áp dụng lại kinh nghiệm này để lôi kéo các doanh nghiệp tương tự đến Skolkovo.

Cùng chống lại "nhà nước Nga thông minh" là một số quan chức muốn nước Nga vẫn trong tình trạng "ngu dốt"- bởi vì họ kiếm được quá nhiều tiền từ đó.

Medvedev đang đẩy mạnh sự đổi mới như là một trong bốn trụ cột của chương trình hiện đại hóa của ông, ba trụ cột còn lại là các thể chế, cơ sở hạ tầng và đầu tư.

Nhưng sự thật là ông vẫn chưa đạt được nhiều tiến bộ. Nga mới chỉ xây dựng được thêm 1.000km đường vào năm ngoái, so với 47.000km đường đã được xây dựng ở Trung Quốc.

Cựu nghị sĩ thuộc phe đối lập Vladimir Ryzhkov phàn nàn rằng bốn trụ cột thực sự của chương trình hiện đại hóa của Nga là "sự ảo tưởng, thiếu hiệu quả, không ổn định và không có khả năng".

Yevgeny Gontmakher, thành viên cấp cao của nhóm nghiên cứu được Medvedev ưa thích là Viện phát triển đương đại nói rằng sai lầm trong chiến lược của Tổng thống là "họ mong đợi các nhà khoa học đến và phát minh ra mọi thứ cho họ, chính vì thế sẽ không cần phải cải cách các thể chế chính trị".

Không, Medvedev không quyết tâm cải cách toàn bộ hệ thống chính trị từ trên xuống dưới, nhưng điều rõ ràng là ông thấu hiểu các thế lực ủng hộ một nước Nga "ngu dốt".

Ông đã viết trong bản tuyên bố "Tiến lên nước Nga" của ông vào năm 2009: "Các quan chức tham nhũng... không muốn sự phát triển và lo sợ về điều đó. Nhưng tương lai không thuộc về họ- nó thuộc về chúng ta. Chúng ta sẽ khắc phục được tình trạng lạc hậu và tệ tham nhũng". Có thể nước Nga thông mình sẽ giành chiến thắng.

Newsweek
 
Last edited:
Cộng đồng người Việt tại Nga không ngừng lớn mạnh

Nhân chuyến thăm chính thức Liên bang Nga, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có buổi gặp gỡ cán bộ Đại sứ quán và cộng đồng người Việt tại Nga

Thay mặt toàn thể bà con cộng đồng, Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Nga Lê Ngọc Hường đã báo cáo lên Thủ tướng những nét chính về cộng đồng tại đây

Cộng đồng người VN tại Nga là một cộng đồng trẻ, trong đó có hơn 5.000 học sinh, sinh viên, các nhà khoa học đang học tập và công tác tại các trường đại học lớn và các viện nghiên cứu của Nga

Có hàng trăm doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, sản xuất, tư vấn pháp luật; hàng chục nghìn người tham gia hoạt động kinh doanh trực tiếp tại các trung tâm thương mại và các công ty bán buôn, bán lẻ phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân Nga trên hầu hết các thành phố lớn

Tháng 1/2004, Hội người Việt Nam tại Liên bang Nga được thành lập với mục đích tập hợp, đoàn kết, bảo vệ và hỗ trợ cộng đồng trong các hoạt động làm ăn, sinh sống ở nước sở tại; đẩy mạnh hoạt động nhằm góp phần củng cố, phát triển tình hữu nghị tốt đẹp giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Liên bang Nga; tích cực động viên cộng đồng hướng về quê hương, đất nước.

Cho đến nay, Hội đã có 3 tiểu ban hoạt động là Tiểu ban Đối ngoại- Văn hóa-xã hội, Tiểu ban Pháp luật-an ninh, Tiểu ban Kinh tế-tài chính và 20 chi hội cơ sở bao trùm khắp các vùng miền của nước Nga.

Cộng đồng Việt Nam tại Nga là một cộng đồng đoàn kết, gắn bó. Trong hoạt động kinh doanh, các trung tâm thương mại của người Việt Nam tại Matxcova đóng vai trò đầu tàu. Một mạng lưới phân phối, bán buôn, bán lẻ đã được hình thành rộng khắp. Từ đây, hàng hoá được đưa đến tất cả các vùng, miền nước Nga.

Giữa các đơn vị người Việt Nam ở Matxcova và các vùng miền có sự liên kết và phối hợp tương đối chặt chẽ. Mô hình sản xuất và dịch vụ bước đầu được các chủ doanh nghiệp Việt Nam khai thác, thu hút một số lượng lao động đáng kể là bà con trong cộng đồng và người địa phương.

Những đơn vị sản xuất lớn của người Việt Nam như Tập đoàn FG Group, Xí nghiệp may LIVA ở Matxcova, Công ty Vonga-Việt ở thành phố Volgograd... đã và đang sản xuất ra các mặt hàng chất lượng cao phục vụ cho thị trường Nga; bên cạnh đó tạo công ăn việc làm cho hàng chục nghìn người Việt tại Nga.

Cộng đồng Việt Nam tại Nga luôn thương yêu, đùm bọc lẫn nhau trong mọi mặt cuộc sống. Những người gặp hoàn cảnh khó khăn, cơ nhỡ đều nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của các Chi hội, của các công ty, trung tâm thương mại và của bà con trên địa bàn.

Vào dịp lễ tết và những ngày lễ lớn của dân tộc, các đơn vị người Việt Nam đều có những hình thức tổ chức kỷ niệm phong phú. Đã thành truyền thống, khi bà con ở một địa phương nào gặp rủi ro, Hội người Việt Nam tại Nga lại vận động các Chi hội và những người hảo tâm khắp nước Nga giúp đỡ, động viên kịp thời.

Cộng đồng người Việt Nam tại Nga là cộng đồng có đời sống văn hóa, tinh thần lành mạnh. Nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của cộng đồng là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Hội.

Nhằm tạo ra nền nếp sinh hoạt chung, gắn bó cộng đồng, hàng năm, cơ quan trung ương hội cũng như các tổ chức hội địa phương tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, như các giải thể thao, giải bóng đá Đoàn Kết do Trung ương Hội đăng cai đều đặn; Cuộc thi “Người đẹp dưới chân núi Ural” của cộng đồng tại thành phố Upha; Trại hè bên bờ vịnh Phần Lan ở St.Peterburg...

Gần đây, cuộc thi Hoa hậu người Việt tại Liên bang Nga được tổ chức nhằm hưởng ứng cuộc thi Hoa hậu Thế giới người Việt ở Nha Trang đã trở thành một sự kiện nổi bật trong đời sống văn hoá, tinh thần của cộng đồng người Việt Nam tại Nga.


Cộng đồng người Việt tại Nga là cộng đồng luôn nỗ lực vượt lên khó khăn. Đầu năm 2007, Nhà nước Nga ban hành nghị định về tăng cường quản lý người nước ngoài, trong đó có biện pháp hạn chế người nước ngoài tham gia trực tiếp bán lẻ tại các chợ. Điều này tác động rất lớn đến cộng đồng người Việt Nam tại Nga

Được sự chỉ đạo sát sao của Đại sứ quán và Ban công tác cộng đồng, được sự quan tâm của các ban, ngành trong nước, Hội người Việt Nam và toàn thể cộng đồng đã nỗ lực vượt lên khó khăn

Phần lớn người Việt Nam làm ăn ở Nga đã chuyển đổi ngành nghề cho phù hợp những quy định mới, tiếp tục ở lại kinh doanh tại Nga, chỉ khoảng 15% số người Việt phải về nước do không có điều kiện chuyển đổi.

Cộng đồng Việt Nam là cộng đồng luôn hướng về cội nguồn và có mối liên hệ mật thiết với đồng bào trong nước. Người Việt Nam tại Nga nhiệt tình hưởng ứng các đợt quyên góp, giúp đỡ đồng bào trong nước bị thiên tai

Các doanh nghiệp trong cộng đồng là “cầu nối” giữa các doanh nghiệp Nga với thị trường Việt Nam. Từ khi Nhà nước ta có chính sách động viên và tạo điều kiện cho người Việt Nam ở nước ngoài về quê hương tham gia xây dựng đất nước, Hội người Việt Nam tại Nga phối hợp với Đại sứ quán nước ta đã có nhiều hoạt động động viên các doanh nghiệp Việt Nam tại Nga đầu tư về trong nước. Không ít doanh nghiệp đã đầu tư thành công vào thị trường Việt Nam

Cộng đồng tại Nga cũng là “cầu nối” để các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào thị trường Nga. Các doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động tại Nga là những người quảng bá tích cực nhất cho các mặt hàng chất lượng cao của Việt Nam.

Thông qua hệ thống cửa hàng của người Việt Nam, những sản phẩm công nghiệp nhẹ, nông sản, thực phẩm của Việt Nam đã từng bước chiếm lĩnh một phần thị trường tiêu dùng Nga.

Các công ty du lịch do người Việt Nam tại Nga thành lập đã góp phần không nhỏ vào việc thu hút khách du lịch Nga đến Việt Nam.

Cộng đồng người Việt Nam tại Nga có nhiều hoạt động đối ngoại nhân dân nhằm góp phần phát triển và tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống, sự hợp tác cùng có lợi với nhân dân Nga.

Trước hết phải kể đến sự phối hợp chặt chẽ giữa Hội với các tổ chức xã hội Nga. Hội người Việt Nam thường xuyên duy trì, chăm lo mối quan hệ tốt đẹp với Hội Hữu nghị Nga – Việt, các tổ chức cựu chiến binh, Quỹ Hòa bình Nga...

Một mảng hoạt động được các công ty, đơn vị người Việt Nam tại Liên bang Nga quan tâm thường xuyên là hoạt động từ thiện tại địa bàn cư trú. Hằng năm, Hội người Việt Nam tại Nga và các trung tâm, tổ hợp thương mại, công ty, xí nghiệp của người Việt dành ra những khoản tiền nhất định để mua sắm quần áo tặng trẻ em mồ côi; tặng quà năm mới cho người cao tuổi; hỗ trợ tôn tạo, sửa chữa trường mẫu giáo, nhà trẻ của các địa phương Nga...

Những hoạt động xã hội của Hội người Việt Nam tại Nga góp phần tạo thêm điều kiện thuận lợi cho cuộc sống của người Việt Nam ở nước bạn và vun đắp, tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời giữa hai dân tộc anh em Nga-Việt
 
Last edited:
Quan hệ chiến lược Việt Nam – Liên bang Nga

Theo thống kê của các tổ chức quốc tế, trên thế giới có 3 dân tộc có mức độ di cư và phân bố rộng khắp toàn cầu là dân Do Thái, dân Trung Quốc và dân Việt Nam

Hiện diện của của cộng đồng Do Thái Kiều, Hoa Kiều, Việt Kiều là quyền lực mềm xúc tác hoạt động thương mại toàn cầu

Cộng đồng người Việt tại Nga có khoảng 100.000 người, một trong những cộng đồng có ảnh hưởng lớn nhất về kinh tế và chính trị ở Việt Nam hiện nay

Hình ảnh một nước Nga thông minh hơn, nước Nga trở thành quyền lực công nghệ cao của thế giới. Cộng đồng người Việt ở Nga cần chuẩn bị gì để có phần trong miếng bánh mới này

1.Cường quốc công nghệ

Trong tiềm thức của chúng ta các sản phẩm công nghệ phải được sáng tạo từ thế giới phương tây (Mỹ, Đức, Anh...) hoặc Nhật bản, gia công ở TQ, Đài Loan...bán ra thị trường thế giới trong đó có Việt Nam

Nước Nga trong quá khứ được biết đến là trung tâm sáng tạo khoa học công nghệ của thế giới, nhiều nhà khoa học lỗi lạc. Thành tựu khoa học nổi bật là các sản phẩm công nghệ cao của ngành công nghiệp quốc phòng

Các nhà lãnh đạo nước Nga hiện đại muốn xây dựng một nước Nga thông minh hơn, một nước Nga sáng tạo ra công nghệ mới và cung cấp sản phẩm công nghệ cho người tiêu dùng toàn cầu

Sản phẩm công nghệ Nga là sự lựa chọn mới cho người tiêu dùng toàn cầu, tính năng tốt giá thành rẻ hơn so với sản phẩm phương Tây nhờ trí tuệ của người Nga

2. Việt nam đối tác thương mai sản phẩm công nghệ Nga ra thế giới

Người Việt nam phân bố trên toàn cầu nhiều hơn người Nga, người Việt có khả năng thích nghi tốt hơn. Việt Nam - Liên bang Nga là đối tác truyền thống có lợi ích chiến lược về kinh tế và quân sự

Nếu nước Nga trong tương lai gần trở thành cường quốc công nghệ của thế giới thế kỷ 21 thì Việt nam là đối tác quan trọng xúc tiến bán sản phẩm công nghệ Nga ra thị trường thế giới

Cộng đồng chuyên gia công nghệ Việt Nam được đào tạo ở Nga khá lớn, am hiểu công nghệ Nga, con người, văn hóa kinh doanh của Nga...các chuyên gia công nghệ này nên nắm lấy cơ hội trở thành đối tác thương mại công nghệ của Nga trong tương lai

Hàng trăm tỷ USD được chính phủ Nga đầu tư vào khoa học công nghệ chắc chắn nước Nga sẽ đưa ra thị trường thế giới nhiều sản phẩm công nghệ tốt. Không chắc chắn nước Nga có thành công trong lĩnh vực này không nhưng cơ hội thương mại sản phẩm là rất rõ ràng

Tại Châu Á Thái Bình Dương Việt Nam thay thế Singapo để trở thành nơi đặt văn phòng đại diện các công ty công nghệ Nga. Việt Nam cung cấp dịch vụ bán hàng và sau bán hàng cho khách hàng sử dụng sản phẩm công nghệ Nga tại thị trường Đông Nam Á

3. Việt nam đối tác sản xuất, gia công sản phẩm công nghệ Nga

Mô hình phổ biến trên thế giới là các trung tâm sáng tạo, nghiên cứu phát triển đặt tại Mỹ và Tây Âu. Phát minh sáng chế được bảo hộ toàn cầu thuộc về các cty phương Tây.

Nhà máy sản xuất sẽ đặt tại Châu Á như Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan...sản xuất hàng hóa giá rẻ, chất lượng cao bán ra thị trường thế giới

Các trung tâm sáng tạo, nghiên cứu phát triển Nga có thể phát minh ra nhiều sản phẩm công nghệ mới nhưng để sản phẩm cạnh tranh được thì chuỗi sản xuất cần đưa đến các nước châu Á. Dân số Nga ngày càng giảm, công nhân không đủ khéo léo để sản xuất hàng loạt sản phẩm chất lượng tốt, giá rẻ. Nhân lực kỹ thuật có Việt Nam được đào tạo tốt, rất khéo léo, chăm chỉ...chúng ta có thể trở thành nơi công ty Nga xây dựng nhà máy sản xuất sản phẩm hàng loạt

Xu hướng này sẽ giúp hình thành một lớp doanh nhân xuất phát từ giới khoa học công nghệ nhanh chóng trở thành tầng lớp người giàu có trong xã hội
 
Last edited:
Công nghệ tiên tiến: Lọc máu bằng màng nano

Các nhà khoa học hạt nhân Nga Ở Viện Liên hợp Nghiên cứu Hạt nhân (JINT) và những chuyên gia của Liên hợp sản xuất Alpha, ở thành phố Dubna, đã chế tạo thành công màng nano để lọc máu. Loại màng này chưa hề được đề cập đến trên thế giới. Theo các nhà nghiên cứu, phát minh sẽ cứu được hàng vạn con người khỏi cái chết do bệnh tim mạch.

images2014914_mangnano110810a1.jpg

Việc ứng dụng công nghệ nano sẽ trở nên phổ biến trong tương lai, nhất là trong nhóm ngành y tế


Khi một người bị tai biến mạch máu não hoặc mạch máu ở các bộ phận khác, cần phải làm sạch máu. Việc lọc máu như vậy cho phép tách loại cholesterol và các lipoprotein, thường làm mạch máu bị tắc nghẽn.
Hiện nay, tại Liên bang Nga để làm được điều này vẫn phải nhập khẩu các thiết bị từ các nước tiên tiến, với giá trung bình mỗi lần lọc máu khoảng 39.000 rúp. Dùng các thiết bị tự chế tạo chi phí sẽ giảm đi một vài lần, nói cách khác, số người được chữa khỏi bệnh sẽ tăng lên.

Các nhà khoa học ở Dubna đã đề xuất bộ lọc nano để dùng vào phương pháp điều trị này. Tại Dubna, người ta sản xuất màng lọc theo một quá trình xử lý khá phức tạp. Đầu tiên, người ta đặt vật liệu vào máy gia tốc cyclotron, và bắn phá bằng hạt nhân của argon. Sau đó cho đi qua dung dịch kiềm, tại những vết bị bắn phá sẽ xuất hiện các lỗ cực nhỏ gọi là các lỗ nano. Như vậy sẽ thu được một màng thủng các lỗ có đường kính cỡ 200 nanomet. Kích thước ấy bằng 1 phần 250 của một sợi tóc người.

Giám đốc Liên hợp khoa học sản xuất Alfa là Iuri Prưtkov cho biết “Chảy qua màng lọc, máu bị tách ra làm nhiều thành phần khác nhau. Các hồng cầu bị giữ lại trên màng, còn huyết tương (plasma) mang theo các virut và kháng thể bị tách ra”.

Công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Nga đa thu hút sự chú ý của Tập đoàn thiết bị y tế ROSNANO. Tập đoàn này đã đầu tư để mua bản quyền phát minh và tiếp tục nghiên cứu để đưa vào sản xuất lớn. Theo kế hoạch, họ sẽ xây dựng một xí nghiệp liên hợp mang tên Beta sản xuất không chỉ màng lọc mà thiết bị toàn bộ để lọc máu và không chỉ cung cấp trong nước mà còn xuất khẩu
 
Last edited:
Tổng thống Nga sắp thăm chính thức Việt Nam

images2016674_1.jpg

Tổng thống Nga D.Medvedev

Hôm nay (13/8), tại Hà Nội, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam và LB Nga đã tiến hành đối thoại chiến lược song phương lần thứ ba

Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu. Đoàn Nga do Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao A.I.Denisov dẫn đầu

Hai bên đã trao đổi về tình hình quốc tế và khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong bối cảnh thế giới đang nỗ lực khắc phục hậu quả khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu; về tăng cường hợp tác ASEAN - Nga và việc chuẩn bị cho Cấp cao ASEAN - Nga lần hai; về quan hệ đối ngoại của Việt Nam và LB Nga

Hai bên cũng thảo luận các vấn đề hợp tác, tăng cường phối hợp hành động giữa hai nước tại Liên hợp quốc và các diễn đàn quốc tế khác, đặc biệt trong các cơ chế liên kết khu vực và một số vấn đề quan hệ song phương

Hai bên khẳng định tầm quan trọng của việc thiết lập và tiếp tục duy trì cơ chế đối thoại chiến lược Việt - Nga, thỏa thuận sẽ tiến hành vòng đối thoại tiếp theo tại Mátxcơva

Cùng ngày, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm đã tiếp Thứ trưởng A.I.Denisov

Ông Phạm Gia Khiêm đánh giá cao ý nghĩa của việc đối thoại chiến lược giữa các cơ quan ngoại giao, quốc phòng, an ninh Việt Nam và LB Nga trên cơ sở thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước, coi đây là biểu hiện sinh động của quan hệ đối tác chiến lược và hợp tác toàn diện Việt Nam - LB Nga

Hai bên cũng đã trao đổi các vấn đề chuẩn bị cho chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Nga và Cấp cao ASEAN - Nga vào cuối tháng 10/2010

Thứ trưởng Denisov khẳng định phía Nga hết sức coi trọng quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, đánh giá cao vai trò và hoạt động tích cực của Việt Nam trên cương vị Chủ tịch ASEAN, Bộ Ngoại giao Nga sẽ phối hợp chặt chẽ với phía Việt Nam chuẩn bị cho chuyến thăm chính thức Việt Nam và dự Cấp cao ASEAN - Nga của Tổng thống Medvedev
 
Last edited:
Tỷ phú Nga tìm cơ hội tại Việt Nam

Cuối tháng 9, tỷ phú Roustam Tariko (Nga) sẽ dùng chuyên cơ Boeing 737 đến Việt Nam, lưu lại hai ngày ở TP HCM và thủ đô Hà Nội

a-top-1-ty-phu.jpg

Tỷ phú Roustam Tariko (Nga) làm giàu bằng việc sản xuất rượu Vodka cao cấp. Ông chi 3 triệu USD để mua tên miền Vodka.com
Roustam Tariko năm nay 48 tuổi, là một trong những doanh nhân thành đạt nhất trong lịch sử nước Nga. Tariko là người sở hữu, cũng là nhà sáng lập thương hiệu “Tiêu chuẩn Nga” cho mặt hàng rượu Vodka nổi tiếng Russian Standard và Ngân hàng Russian Standard

Roustam Tariko có tên trong danh sách những người giàu nhất thế giới do tạp chí Forbes công bố. Năm 2007, tỷ phú này giữ vị trí 150 trong danh sách Forbes và là tỷ phú độc thân hấp dẫn nhất địa cầu. Tuy nhiên cuối năm 2008, Roustam Tariko đổi danh hiệu "tỷ phú độc thân hấp dẫn nhất" thành "tỷ phú lãng mạn nhất" khi kết hôn với người bạn gái lâu năm Yelena và chi bộn tiền để được đặt tên vợ cho một loài hoa mới phát hiện tại Madagascar năm 2007

Đây là lần đầu tiên ông tham quan và tìm kiếm cơ hội đầu tư ở Việt Nam. Theo lịch trình dự kiến, ngày 29/9 sau khi làm việc với các đối tác, tỷ phú Nga sẽ đi dạo tại khu trung tâm TP HCM, tham quan nhà thờ Đức Bà, tòa nhà Opera View và dùng bữa tối tại một nhà hàng ẩm thực ở khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng. Ngày 30/9, ông Roustam Tariko sẽ bay ra Hà Nội

Ông đã nỗ lực xây dựng sự nghiệp với 2 bàn tay trắng, thành công rực rỡ với việc cung ứng nhãn hiệu vodka thượng hạng mang tên Russian Standard, sau này chuyển sang lĩnh vực đầu tư tín dụng tiêu dùng. Kiếm nhiều tiền, Tariko cũng rất chịu chi. Chàng là người đầu tiên ở Nga sở hữu xe Maybach trị giá 500.000 USD, sắm riêng chiếc Boeing 737, làm chủ xe siêu sang Bugatti Veyron duy nhất tại Nga, một thuyền buồm trị giá nhiều triệu USD và rất thích tổ chức tiệc tùng

Roustam Tariko được nhiều người Nga ngưỡng mộ là có biệt tài kinh doanh thiên bẩm. Với Rustam Tariko, “một sản phẩm được coi là cao cấp không cứ phải đắt tiền; điều quan trọng nhất là phải đảm bảo được chất lượng”
 
Last edited:
Tỷ phú Nga mua dự án dầu khí BP tại Việt Nam

nga-1.jpg

Tỷ phú Nga Mikhail Fridman, Tổng giám đốc TNK-BP coi trọng việc mua lại tài sản BP tại Việt Nam

PetroVietnam gần như vuột cơ hội mua lại phần tài sản BP tại Việt Nam sau khi hãng dầu khí Anh quốc đạt thỏa thuận bán cho đối tác Nga

Các hãng tin quốc tế cho hay, BP tuần qua đã công bố bán các tài sản của mình tại Việt Nam và Venezuela cho liên doanh TNK-BP với giá 1,8 tỷ USD, nhằm huy động nguồn lực trang trải chi phí xử lý thảm họa tràn dầu vịnh Mexico (Mỹ).

TNK-BP là Công ty dầu khí lớn thứ 3 của Nga, có một nửa sở hữu bởi BP và một nửa bởi Tổ hợp AAR (bao gồm các tập đoàn Alfa, Access và Renova). Liên doanh này hiện đóng góp một phần tư sản lượng hằng năm và một phần năm trữ lượng khai thác toàn thế giới của BP. Mua lại các dự án khai thác dầu khí tại Việt Nam và Venezuela, TNK-BP muốn tăng giá trị của mình bằng cách mở mang hoạt động ra ngoài biên giới nước Nga.

Về phía BP, cái lợi lớn nhất trong thương vụ này là được thanh toán bằng tiền mặt, bởi họ đang cần tiền để xử lý thảm họa tràn dầu ở vịnh Mexico (Mỹ). Theo phát ngôn viên BP Mark Salt, phía TNK-BP sẽ đặt cọc 1 tỷ USD trước 29/10, phần còn lại thanh toán trong nửa đầu năm 2011 khi hoàn tất hợp đồng.

Theo thống kê của Bloomberg, tính cả phần ở Việt Nam và Venezuela, đến nay BP đã thu được 11 tỷ USD nhờ việc bán tài sản trang trải cho vụ tràn dầu.

Tại Việt Nam, BP sẽ bàn giao cho TNK-BP 35% cổ phần trong lô 6.1 thuộc bể Nam Côn Sơn về phía Đông Nam thềm lục địa Việt Nam, nơi chứa các mỏ khí quan trọng như Lan Tây và Lan Đỏ. Ngoài ra, TNK-BP còn được nắm 32,7% cổ phần trong hệ thống đường ống vận chuyển và xử lý dầu khí Nam Côn Sơn cùng 33% cổ phần trong nhà máy điện Phú Mỹ 3.

Còn ở Venezuela, TNK-BP sẽ được quyền sở hữu 16,7% cổ phần BP nắm giữ trong PetroMonagas SA, 40% trong Petroperija SA và 26,7% cổ phần của Boqueron SA.

Tính chung tài sản mua lại của BP ở Venezuela và Việt Nam sẽ đóng góp thêm sản lượng khoảng 270 triệu thùng mỗi năm cho TNK-BP. Trong đó riêng phần ở Việt Nam đã cho ra 15.000 thùng mỗi ngày

"Nhận thấy mối quan hệ tốt đẹp giữa Nga với Việt Nam và Venezuela, chúng tôi chắc chắn thương vụ này sẽ tạo ra giá trị khác biệt cho cả TNK-BP và đối tác ở hai nước", tỷ phú Mikhail Fridman, Tổng giám đốc TNK- BP tuyên bố

Sinh năm 1964, Fridman là một trong những tỷ phú trẻ nhất Nga. Theo bảng xếp hạng các tỷ phú thế giới 2010 do Forbes công bố, Fridman đứng thứ 45 với số tài sản 12,7 tỷ USD. Tại Nga, ông là tỷ phú giàu thứ ba.

Việc mua lại phần tài sản BP tại Venezuela gần như không còn trở ngại gì, sau khi Nga và Venezula ký thỏa thuận hỗ trợ cho thương vụ này trong chuyến thăm điện Kremlin hôm 14/10 của Tổng thống Hugo Chavez.

Còn tại Việt Nam, theo hợp đồng, BP lẽ ra phải ưu tiên bán lại cho các đối tác cùng khai thác dự án trước khi tìm kiếm người mua bên ngoài. Tại lô 6.1, BP là nhà điều hành nhưng chỉ năm 35% cổ phần, đối tác Ấn Độ ONGC giữ 45% và phần còn lại thuộc sở hữu của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam).

Sau khi BP phát tín hiệu muốn bán các tài sản tại Việt Nam hồi giữa tháng 7, cả PetroVietnam và ONGC đều ngỏ ý muốn mua. PetroVietnam đã xin chủ trương Chính phủ để đàm phán với BP. ONGC thậm chí đã có những cuộc tiếp xúc cấp cao giữa doanh nghiệp và quan chức Ấn Độ.

Trao đổi với VnExpress.net chiều 25/10, Chủ tịch Hội đồng Quản trị PetroVietnam Đinh La Thăng cho biết vẫn chưa tiếp xúc, đàm phán với BP cho dù tập đoàn rất quan tâm tới số tài sản này.

"Về nguyên tắc, BP phải ưu tiên bán cho các đối tác trong liên doanh trước. Họ chưa đặt vấn đề và chưa đàm phán với PetroVietnam. Tuy nhiên, nếu đúng họ bán cho TNK-BP với giá như công bố, chúng tôi cũng không thể mua được", ông Thăng nói.

Trong khi đó, TNK-BP tỏ ra lạc quan về triển vọng mua lại các dự án tại Việt Nam ngay đầu năm tới. Dow Jones dẫn các nguồn tin cho hay TNK-BP và BP đang tích cực đàm phán với Chính phủ Việt Nam và quan chức cấp cao PetroVietnam để sớm hoàn tất thương vụ.

BP Việt Nam hôm nay xác nhận thỏa thuận bán các tài sản thượng nguồn tại Việt Nam và Venezuela cho TNK-BP với tổng trị giá 1,8 tỷ USD đã được ký kết. Đây là một phần trong kế hoạch bán tài sản với tổng giá trị tới 30 tỷ USD mà Tập đoàn BP đã thông báo tháng 7 để giải quyết các vấn đề từ sự cố tràn dầu tại Vịnh Mexico.

"Tùy theo quy trình phê duyệt của chính phủ và các bênđối tác thứ 3 cũng như các điều kiện và quy định khác, các bên dự kiến sẽ hoàn thành việc mua bán trong nửa đầu năm 2011", BP Việt Nam nhấn mạnh trong thông cáo gửi VnExpress.net sáng nay.

BP cho biết thỏa thuận này không ảnh hưởng đến các mảng kinh doanh khác của hãng tại Việt Nam như sản xuất dầu nhờn và cung cấp dầu thô, cũng như các kinh doanh khác ở Venezuela.

BP hiện có khoảng 140 nhân viên tại Việt Nam và 35 nhân viên tại Venezuela. Công ty dự kiến phần lớn số nhân viên này sẽ được chuyển giao cho Công ty TNK-BP sau khi hoàn thành việc mua bán tài sản
 
Last edited:
Việt Nam là đối tác trọng điểm của Nga

Trước thềm chuyến thăm đến Hà Nội, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev khẳng định Việt Nam là nước đối tác trọng điểm của Nga ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương

Hôm nay Tổng thống Medvedev sẽ tham dự hội nghị cấp cao ASEAN-Nga tại Hà Nội. Nhân dịp này, Medvedev cũng thực hiện chuyến thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết

Trong dịp này dự kiến hai bên sẽ ký hiệp định liên chính phủ về việc Nga xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Việt Nam, AFP dẫn lời trợ lý của tổng thống Nga, ông Sergei Prikhodko cho hay

"Một vài công ty Nga có kế hoạch tham gia vào việc xây dựng các nhà máy điện mới và quá trình hiện đại hóa các trang thiết bị sản xuất điện hiện có ở Việt Nam", Ria Novosti dẫn lời Mevedev phát biểu trước chuyến thăm

Tổng thống Nga cũng nhấn mạnh Việt Nam là một trong số rất ít nước ngoài được tham gia khai thác dầu trên lãnh thổ Nga. "Dự án chung RusVietPetro đã bắt đầu phát triển các quặng dầu ở khu tự trị Nenets", Medvedev nói.

Liên doanh RusVietPetro được thành lập năm 2008 với 51% cổ phần thuộc về công ty Zarubezhneft của Nga và phần còn lại là của tập đoàn nhà nước Petro Việt Nam. RusVietPetro đang sở hữu mỏ dự trữ 95 triệu tấn dầu ở khu vực Nenets

Medvedev cũng nhấn mạnh việc hợp tác song phương Nga-Việt trong những lĩnh vực như sản xuất điện hạt nhân, thông tin liên lạc, sản xuất công cụ, ngân hàng và không gian

Ria Novosti cũng đánh giá Việt Nam gần đây nổi lên là một đối tác nhập khẩu vũ khí quan trọng sau khi ký hợp đồng mua của Nga 6 tàu ngầm lớp Kilo, phi cơ và những trang thiết bị quân sự khác cuối năm ngoái

Về hợp tác với ASEAN, cố vấn tổng thống Nga Sergei Prikhodko hôm qua cho biết Medvedev sẽ thảo luận về an ninh năng lượng và đối phó thiên tai với các nhà lãnh đạo của khối tại hội nghị cấp cao ASEAN-Nga diễn ra hôm nay

"Những ưu tiên của hợp tác ASEAN-Nga là tăng cường thương mại và kinh tế, hợp tác an ninh khu vực, công nghệ mới, khai thác không gian, thuốc men, công nghệ thông tin và sản xuất máy móc", Prikhodko nói

"Hội nghị sắp tới sẽ là một bước quan trọng trong việc giải quyết nhiệm vụ tăng cường sự có mặt của chúng ta ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và tăng cường sự tham gia vào quá trình hội nhập khu vực", Prikhodko khẳng định

Nga là một trong các đối tác của ASEAN. Năm nay đánh dấu 14 năm quan hệ đối tác này
 
Last edited:
Thành lập quỹ đầu tư 500 triệu USD
Hỗ trợ doanh nghiệp Nga, Việt Nam phát triển khoa học công nghệ


a_02.jpg
viet-2.jpg

Tại hội thảo “Khoa học thực tiễn công nghệ cao Mátxcơva – TPHCM” tại TPHCM vào sáng 24-11, Ngân hàng Nga Việt đã công bố thành lập quỹ đầu tư 500 triệu USD hỗ trợ doanh nghiệp Nga, Việt Nam phát triển khoa học công nghệ. Năm 2011, quỹ chính thức đi vào hoạt động, đưa ra những chính sách cụ thể mời gọi các doanh nghiệp hai nước tham gia

Đây là cơ hội lớn đối với các doanh nghiệp KHCN Việt Nam trong việc tiếp cận nguồn vốn…
 
Last edited:
Tỷ phú Nga phục hưng và làm giàu đất nước

- Cuộc khủng hoảng kinh tế đã khiến giới tỷ phú Nga mất đi phân nửa tài sản của mình nhưng nhờ sự trợ giúp của chính quyền, họ đã mau chóng phục hưng trở lại

49350_400.jpg

Tỷ phú Abramovich, người đóng góp nhiều cho bóng đá Nga

Theo thống kê của tạp chí Forbes, tính đến đầu năm nay, số các nhà tỷ phú Nga đã tăng gần gấp đôi (từ 32 lên 62). Và giờ đây, họ biểu lộ lòng ơn bằng cách tích cực tham gia vào những đề án trọng điểm, có tính chất chiến lược của đất nước

Người ta còn nhớ hồi giữa tháng 10 năm 2010, Thống đốc bang California Schwarzenegger đã sang thăm Nga theo lời mời của Tổng thống Medvedev. Không phải vô cớ ông Medvedev đưa ra lời mời này

Schwarzenegger không chỉ là chính khách tầm cỡ ở Mỹ mà còn là Thống đốc bang California, nơi có Thung lũng Silicon, Trung tâm công nghệ cao nổi tiếng khắp thế giới

Tổng thống Medvedev đang tiến hành xây dựng một trung tâm tương tự của Nga tại Skolkovo ở ngoại ô Matxcơva nhằm đẩy mạnh công cuộc hiện đại hóa nước Nga. Vì vậy, ông muốn Thống đốc Schwarzenegger giúp Nga thu hút được các nhà tài trợ và các nhà khoa học Mỹ tham gia việc thực hiện đề án đầy tham vọng đó

Trong buổi tiếp đón Thống đốc Schwarzenegger tại Skolkovo, người ta thấy có mặt nhà tỷ phú Mikhail Prokhorov, 45 tuổi, nhân vật giàu thứ 2 ở Nga với tài sản trị giá 13,4 tỷ USD và cũng là người đứng đầu Quỹ đầu tư tư nhân Oneksim chuyên về công nghệ nano và các đề án cách tân. Prokhorov còn là ông chủ đội bóng New Jersey thuộc Hiệp hội bóng rổ quốc gia Mỹ

Có mặt bên cạnh Prokhorov là nhà tỷ phú Viktor Vekselberg, 53 tuổi, tài sản trị giá 6,4 tỷ USD, Phó Chủ tịch Công ty dầu mỏ TNK-BP và là người được Tổng thống Medvedev giao trách nhiệm trực tiếp điều phối Trung tâm Skolkovo

49352_400.jpg

Tỷ phú Vekselberg, người điều phối đề án Skolkovo

Sự hiện diện của 2 nhà tỷ phú này cùng một số tỷ phú khác cho thấy chính quyền Nga đã huy động được tài lực của nhiều nhà tỷ phú Nga vào việc tham gia đề án đồ sộ nói trên. Họ bắt đầu được mệnh danh là những nhà tỷ phú ái quốc của nước Nga

Trong nhóm các nhà tỷ phú ái quốc Nga, ngoài Prokhorov và Verselberg, trước hết phải kể đến Roman Abramovich, 43 tuổi, ông chủ câu lạc bộ bóng đá Chelsea và là người giàu thứ 4 ở Nga với tài sản trị giá 11,2 tỷ USD. Abramovich không chỉ tham gia đề án Skolkovo mà lâu nay còn là người bỏ tiền xây dựng hàng loạt trường huấn luyện bóng đá và sân vận động trên khắp nước Nga

Mới đây, sau khi Nga giành quyền đăng cai World Cup năm 2018, Abramovich đã tuyên bố sẵn sàng góp 1 tỷ USD vào tổng chi phí khoảng 10 tỷ USD (theo dự kiến của Thủ tướng Putin) để thực hiện Ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh lần đầu tiên được tổ chức ở khu vực Đông Âu

Cũng tích cực tham gia các đề án chiến lược của nước Nga còn có nhà tỷ phú Vladimir Lisin (54 tuổi, người nắm đa số cổ phiếu của Tổ hợp luyện kim lớn thứ tư nước Nga và cũng là người giàu nhất ở Nga với tài sản trị giá 15,8 tỷ USD), Oleg Deripaska (43 tuổi, người được mệnh danh là ông vua nhôm ở Nga với tài sản trị giá 10,7 tỷ USD)

Lobby Vietnam Club: Giờ đây, nước Nga đã giàu mạnh hơn nhiều, chính quyền Nga có khả năng huy động các tỷ phú làm những việc ích nước lợi dân một cách chủ động, không chịu sự chi phối của họ
 
Last edited:
Người ở ốp Sông Hồng

e99a21ffa7a74f65b9a77aff8448f3ff.jpg

- Có lẽ chưa bao giờ câu ví "thương trường như chiến trường" lại đúng như lúc này với đa số người Việt Nam (VN) làm ăn ở Nga, khi thị trường chợ, cửa hàng của người Nga ở thủ đô Mátxcơva sinh sôi nảy nở như nấm mùa thu, khiến chợ ốp của quân ta ngày càng teo tóp

Thậm chí cả trung tâm thương mại có tiếng Sông Hồng cũng không ngoại lệ, bởi theo bản hợp đồng 10 năm ký giữa Sông Hồng với nhà máy Z thì chỉ hết tháng 12 năm nay toà nhà có 6 tầng của ốp Sông Hồng 1 sẽ chỉ còn được giữ lại hai tầng dưới làm nơi buôn bán, các tầng trên phải trả lại nhà máy. Câu hỏi tương lai chẳng biết rồi sẽ ra sao đã day dứt càng thêm gay cấn

Mùa đông phía trước

Tôi đến ốp (chung cư trước đây) Sông Hồng 1 (Krasnaia Reka) vào một sớm thứ bảy cuối thu, đã cảm nhận rõ cái lạnh của mùa đông băng giá khi cả một trời lá vàng lộng lẫy đẹp như trong tranh của Levitan ngày nào giờ đã chuyển hẳn sang sắc nâu. Dẫu sao thì tôi cũng quyết chí dành một ngày thăm thú chợ búa xem binh tình bà con ta trong thời điểm nhạy cảm này ra sao

Từ ngoài nhìn vào xem ra cũng chưa đến nỗi nào. Trên con đường từ bến xe buýt vào chợ tuy chỉ thấy lác đác vài tốp người Nga chuyện trò rôm rả, nhưng suốt dọc những con đường ven ốp, dòng xe tư nhân đã chen chân kín mít. Thật chẳng bù quang cảnh ngày thường quạnh hiu tới mức quân ta thường cười ra nước mắt mà đùa rằng "muốn đá bóng cũng rộng chán"

Tạt vào khu bán hàng tầng một, nơi luôn đông khách nhất, người đầu tiên tôi đụng là Minh A - quê Hà Tĩnh, theo chồng sang Nga du lịch rồi dạt lại luôn từ năm 1997 đến giờ. Chúng tôi biết nhau từ hồi còn cùng cư ngụ tại ốp Salut 2. Đáp lại câu chào hỏi thăm tình hình buôn bán của tôi, Minh A ỉu xìu: - Đuội (kém) lắm anh ạ

Miệng nói tay Minh A vẫn nhoay nhoáy lựa áo sơmi giới thiệu cho một khách hàng Nga trẻ tuổi. Quanh đó cảnh chợ đã vào hồi tấp nập, kẻ bán người mua, tiếng khen chê đắt rẻ xấu đẹp lao xao, tíu tít

- Có vẻ quân mình hôm nay không đến nỗi đuội hoặc móm lắm - tôi giả lả

- Buổi chợ này chắc cũng gỡ được tiền phòng anh ạ, thì cả tháng chỉ trông chờ vào hai ngày thứ bảy và chủ nhật thôi - Minh A đáp

- Nghe nói ốp mình hết tháng 12 này chỉ còn lại hai tầng thì làm ăn sao ?

- Vâng, bọn em cũng đang nẫu cả ruột đây, quản trị đã thông báo rồi. Họ đang liên hệ ốp ở cho bà con gần đây, sát với ốp Sông Hồng 3. Lo nhất là khu vực tầng 1 gồm 10 quầy ở phía ngoài nay cũng phải trả lại

- Thế là em tôi mất tiêu gần 10.000 đô ? Mà quầy hàng này em mua chắc gì đã tròn năm

- Biết làm sao được hả anh, đành phải tìm mua lại quầy mới ở phía bên trong kia hoặc lên tầng hai thôi. Mặt Minh A xìu như bánh đa nhúng nước, khiến mấy câu an ủi của tôi rơi tõm vào khoảng không

Thả bước tiếp dọc theo các quầy hàng, tôi nhận thấy các quầy bán áo da, áo lông và nói chung là đồ mùa đông có vẻ bán chạy do trời đã trở lạnh. Cuối tháng 10 ở Nga, những chiếc lá cuối còn rơi vương trên tóc, trên áo người qua đường, song nhiệt độ ngoài trời đã xuống còn khoảng 5 đến 7 độ. Vài ngày nữa đã có tuyết đầu mùa và với tôi lại là "một mùa đông tái tê"

Ốp đâu ta đó

- Chào anh ghé chơi - Trần Tuấn V tạm dừng tay đếm tiền quay sang tôi cười xởi lởi. Anh khoe vừa bán được chiếc áo khoác cho một bà khách Nga. Vui đó mà cũng buồn ngay đó

- Lại phải di tản chỗ ở anh ạ, hết cảnh tầng trên ở, tầng dưới bán hàng rồi

- Đành chịu khó chú ạ, "nước nổi bèo nổi", hay là đi thành phố xa như tới Upha chẳng hạn? - tôi gợi ý

- Đi xa đâu dễ dàng gì, lại còn lo khoản vốn liếng bét ra cũng vài chục ngàn đô, đào đâu ra bây giờ - V than thở - À, mà bọn em đọc báo nghe tin chợ Vòm cũng rung rinh hả anh ?

- Cũng nghe đồn vậy, chưa biết cụ thể thế nào. Dễ bị dồn ra đường vành đại ngoại thành "Mát" lắm, đất rộng mà

Tuấn V quê Nam Định, vốn là dân lao động sang Nga từ năm 1988 rồi cũng ở lại làm ăn đến giờ. Để nuôi đủ một vợ hai con, trước V đã từng hành nghề lái xe taxi nhưng vất vả lắm. Từ khi chuyển sang đánh hàng da, cuộc sống gia đình cu cậu mới có vẻ khấm khá hơn

Nhưng ngày vui ngắn chẳng tày gang, hai năm nay thu nhập hàng tháng khá thì cũng chỉ bỏ ống được vài đô, kém thì nhiều khi âm nặng thu chẳng bù chi. Đầu vào ngày càng chật hẹp mà các khoản phải khấu trừ vẫn cứ lù lù ra đấy, từ thuế quầy bán hàng, thuế phòng ở, tới sinh hoạt, đi lại, chi phí công an... Tóm lại là đầu ra vô biên

nam01a.jpg

Cảnh mua bán trong ốp Sông Hồng 1

Rời tầng 1, tôi lên tầng 2, tầng 3 tuy không đông đúc như tầng trệt nhưng lên xuống cầu thang vẫn phải nhường nhau. Đụng ngay Vũ Xuân T - một cựu sinh viên quê xứ Nghệ sang Nga phụ mẹ bán hàng kiếm tiền du học. Túi nhẹ, mẹ con T phải dạt lên tầng 3, hàng họ bán chậm hơn nay lại phải tìm chỗ khác càng bội phần vất vả

Dẫu thế T vẫn tự tin - có lẽ mẹ con cháu sẽ sang ốp Sông Hồng 3, thuê bức vách hay bờ tường nào đó nhặt nhạnh bạc lẻ cũng được

Tôi quay sang Lena - một phụ nữ Nga tuổi chừng 30, nhà ở ngoại ô vào chợ bán thuê cho một chủ quầy giày da, giày thể thao của người Việt

- Làm ở đây khá không chị ?

- Cũng tàm tạm anh à, mỗi ngày chủ trả 250 rúp (gần 10 đô) tiền công. Nếu bán được nhiều thì hưởng thêm phần trăm, cũng ổn

Lena là một trong những minh chứng cho thực tế rất phổ biến là dù thời buổi người khôn của khó, nhưng quân ta vẫn phải đóng vai rất oách làm ông bà chủ bất đắc dĩ, thuê hẳn người bản địa Nga, Ukraina bán hàng. Nhưng chung quy lại cũng chỉ vì vốn tiếng Nga của dân mình, nhất là lớp đi du lịch dạt lại, xem ra còn hạn hẹp lắm. Thêm nữa, một số khách hàng Nga lại chỉ thích mua hàng của người Nga bán. Lạ thế!

Đã tới lúc dạ dày biểu tình, tôi tạt vào nhà hàng "D béo" vừa thưởng thức bát phở gà truyền thống vừa tranh thủ vặn vẹo chủ hàng về thu nhập. Chị Vũ Thanh D vẫn xởi lởi - kể cũng hơi buồn nhưng tình hình chung như thế. Thôi thì ốp ở đâu mình ở đó

Vũ Thanh D là gái Hà Nội gốc, theo chồng là anh Đinh Đức V là dân lao động sang Nga năm 1987. Cặp này sát cánh với ốp Sông Hồng đã mươi năm nay, cùng là chủ nhà hàng chuyên phục vụ mọi loại tiệc tùng trong ốp, từ đám cưới, sinh nhật tới hội họp và cả đưa cơm hàng ngày cho khách hàng cả ta lẫn tây. Khách đông bởi chị D nổi tiếng là một đầu bếp có sao ở "Mát"

Tạt vào mấy quầy hàng khô, hàng tươi sống trên tầng 3 và tầng 5 tranh thủ chụp vài pô gửi đăng báo, tôi đụng chị Phạm Thanh P - một cựu binh của Salut và Sông Hồng, có thâm niên trong ngành hàng khô. Bà chị tỏ ra rất vững vàng: - Tôi theo ốp đến cùng không rời một bước

Để chồng con ở nhà, D lặn lội sang trời Tây từ năm 1987, thân gái dặm trường bôn ba bươn trải trên mọi nẻo đường nước Nga góp nhóp gửi tiền về nuôi con

Cũng từng có thâm niên vài chục năm ở Nga, tôi hiểu đúng là ốp ở đâu các chị phải ở đó, vì nghiệp của các chị em ta chủ yếu chuyên về phục vụ cái ăn cái uống hàng ngày. Dân bán hàng bận tối mắt tối mũi, chiều về mới tranh thủ tạt vào hàng khô, hàng tươi mua con cá, cân thịt, mớ rau xanh ăn cho đỡ xót ruột

Hoặc giữa buổi chợ thấy kiến bò bụng, tạt vào hàng ăn húp vội tô mì tôm, bát phở hoặc nhẩn nha hơn thì làm suất cơm nóng sốt, rồi lại tiếp tục cuộc chiến trên thương trường đẫm mồ hôi và nước mắt

Cư dân ốp

Điểm kết thúc chuyến chu du của tôi, theo hoạch định trước, là gặp mấy anh bạn cũ trong ban quản trị ốp Sông Hồng 1. Sau chén trà Thái xanh đậm dịu ngọt vị quê nhà, các anh dốc bầu tâm sự. Anh này nói tình thế bắt buộc phải vậy, hợp đồng đã kết thúc thì mình phải tuân thủ. Anh khác lạc quan hơn: May là họ đã ký tiếp hợp đồng mới nên cũng ổn. Ốp Sông Hồng 1 đã đứng được 10 năm cũng có thể coi là một thành tích đáng nể...

Ngay sau lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Trung tâm Thương mại Sông Hồng, ban quản trị đã triển khai việc đưa bà con ta sang ốp Sông Hồng 3. Ở đó cũng có thể vừa ở vừa bán hàng. Hiện các anh đang cho sửa chữa nhà cửa để đón những cư dân mới vốn sống quây quần tình cảm với nhau ở ốp Sông Hồng cả chục năm qua, nay chẳng ai muốn tách xa

Thì cùng cảnh với nhau cả, sao lại không thương nhau. Hầu hết người quen của tôi ở đây hay ốp Sông Hồng 3 hoặc các ốp Salut 1, 2, 3, 5 đã sang đây thì hoặc đều là dân lao động ở lại, hoặc nghiên cứu sinh, sinh viên, du lịch, hay "Nga quay" (tức là người Việt ở Nga có về nhà vài năm, làm ăn không khá lại sang Nga)

Dân Sông Hồng 1 - theo tôi - rất thuần, hiểu theo nghĩa nào cũng được. Chủ yếu là nhờ ban quản trị lo rất tốt từ khâu an ninh, ăn ở tới bán hàng suốt bao năm qua. Nhờ vậy mà hiếm khi có chuyện lộn xộn xảy ra tại đây

Thông báo của ốp ghi rất rõ: "Người nào vi phạm điều lệ quy định do công ty đề ra, sẽ không được tồn tại trong ốp". Có thể nói 100% bà con ta đều chấp hành nghiêm chỉnh nếp sống khá văn minh và trật tự ngăn nắp trong ốp

Ốp Sông Hồng 1 toạ lạc trong một toà nhà 9 tầng đồ sộ, nguyên là của một nhà máy quốc phòng cho thuê lại và hiện họ vẫn sử dụng ba tầng 7,8, 9 để hoạt động. Toàn ốp có hơn 300 phòng ở và hơn 300 phòng bán hàng, với tổng số người hiện có gần 2.000. Ba tầng 4, 5, 6 dùng làm chỗ ở và các dịch vụ sinh hoạt. Nhìn chung đời sống cả về tinh thần và vật chất trong ốp khá đầy đủ

VTV4 bắt sóng ăngten đến từng phòng ở. Dịch vụ Internet, sách báo cập nhật hàng ngày. Bóng bàn, bóng chuyền, bóng đá, phòng tập võ, phòng hát karaoke, dịch vụ cắt tóc, làm đầu, dịch vụ giấy tờ, nhà hàng phục vụ tiệc tùng, hàng khô, hàng tươi sống phục vụ từ A đến Z

Các khu công cộng như nhà bếp, nhà tắm, vệ sinh rất sạch sẽ bởi mọi người đã quen có ý thức giữ gìn chung. Trẻ em thế hệ thứ hai sinh ra ở đây rất ngoan. Các cháu dù là theo bố mẹ từ VN sang thì học cũng khá giỏi so với các bạn Nga

Tôi nhận thấy có được bầu không khí trong lành để sinh hoạt như tại ốp Sông Hồng 1 ở thời điểm hiện tại chủ yếu là nhờ ở sự kết hợp đồng bộ và khăng khít giữa ban quản trị với bà con cư dân

Mười năm qua, cộng đồng ốp đã gắn bó với những cái tên như: Nguyễn Văn Niên - sinh năm 1955, quê Vĩnh Phú, hiện là Chủ tịch Trung tâm Thương mại Sông Hồng. Anh là một tiến sĩ luật đồng thời cũng là một nhà kinh doanh thành đạt ở cả Nga và trong nước

Chính anh Niên là người có công biến các tầng nhà tồi tàn thời năm 1996 thành từng căn phòng khang trang tiện cho việc buôn bán. Rồi theo yêu cầu của lãnh đạo thành phố Mátxcơva, các anh trong ban quản trị Sông Hồng lại đầu tư hàng trăm ngàn USD để nâng cấp các phòng bán hàng lên theo tiêu chuẩn Châu Âu

Còn anh Võ Văn Hồng - sinh năm 1954, cũng là một phó tiến sĩ quản trị kinh doanh, hiện là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trung tâm Thương mại Bến Thành, ở ốp Salut. Từ mô hình Salut 1, 2, 3, 4, 5, anh khai sinh thêm các ốp Sông Hồng 1, 2, 3, 5, 7, mà nay do thời cuộc đẩy đưa chỉ còn lại hai ốp Sông Hồng 1 và Sông Hồng 3. Sông Hồng 3 hiện vẫn được duy trì tốt và đang là cứu tinh cho bà con ta tiếp tục làm ăn

Vậy đó, tôi và nhiều người VN ở Nga tin rằng nước Sông Hồng vẫn chảy...

Võ Văn Hồng - Bến Thành Salut
 
Last edited:
Rời bỏ tổ quốc vì nạn tham nhũng

- Nước Nga đang đối mặt với tình trạng chảy máu chất xám trầm trọng khi thế hệ doanh nhân trẻ đang rời bỏ quê nhà với tỉ lệ gia tăng chưa từng thấy kể từ khi liên bang Xô Viết tan rã


18e69e833fea9f05689b3a769b488eed.jpg

Ngày càng nhiều doanh nghiệp Nga rời đất nước vì nạn tham nhũng ảnh hưởng công việc kinh doanh của họ


Khi mới 17 tuổi, cậu học sinh Alexei Terentev tại Moscow từng được coi là một nhà sáng chế hứa hẹn ở Nga. Nhưng ngay sau khi tốt nghiệp tại một trong những trường đại học hàng đầu ở Moscow vào tháng 6.2010, Terentev đã chuyển sang Cộng hòa Czech để lập nghiệp. Trước đó, công ty lưu trữ dữ liệu của anh tại Nga đang trên đà ăn nên làm ra và có thể giúp anh trở thành triệu phú. Nhưng khi quy mô công ty mở rộng thì anh nhận được sự chú ý khác thường từ các quan chức. Bây giờ chỉ mới 22 tuổi, Terentev cũng không chắc khi nào sẽ hồi hương

Nguyên nhân vội vã ra đi của Terentev cũng là lo lắng chung của những doanh nghiệp trẻ tại Nga do tình trạng tham nhũng và quan liêu. Trong vòng ba năm qua, văn phòng Kiểm toán Nhà nước cho biết 1,25 triệu người Nga đã xuất ngoại lập nghiệp nơi đất khách. Phần lớn trong số đó là những doanh nghiệp trẻ và người trung lưu. Kể từ thời hậu Liên Xô, Nga dần phát triển ổn định và đi lên, nhưng các chủ doanh nghiệp nhỏ thì cảm thấy kém an toàn hơn bao giờ hết

Đối với những người chỉ mới khởi nghiệp, nỗi sợ phổ biến không phải là sự cạnh tranh hay phá sản, mà là sự “viếng thăm” của những quan chức thích nhũng nhiễu. Họ lui tới để đòi hối lộ, hoặc lịch sự hơn là cung cấp những dịch vụ bảo vệ có trả phí (còn gọi là krysha). Tháng 6.2011, bộ Kinh tế Nga cho biết chỉ riêng năm 2010 người Nga đã chi 581 triệu USD để hối lộ các quan chức "cung cấp dịch vụ an ninh", gấp 13 lần so với năm 2005. Hàng chục trường hợp khi các chủ doanh nghiệp từ chối dịch vụ kyrsha, thì sẽ bị thanh tra cứu hỏa, kiểm toán, thuế và cảnh sát xét hỏi liên tục. Nếu người chủ vẫn không biết điều, một vụ án hình sự nhỏ có thể mở ra, thông thường là chiếu theo một luật mơ hồ nhằm cấm "doanh nghiệp hoạt động trái phép"

Đối với những doanh nhân cứng đầu nhất thì sẽ được răn đe bằng một cuộc đột kích vào công ty. Những vụ đột kích nhỏ lẻ thường không được truyền thông trong nước chú ý tới. Nhưng tin tức lan truyền trong cộng đồng doanh nhân nhanh chóng qua con đường truyền miệng và trên mạng Internet

Trở lại câu chuyện của Terentev, anh nhận được cú điện thoại bất ngờ vào một sáng tháng 2 năm ngoái. Khi đó, một trung tâm dữ liệu tại công ty lưu trữ dữ liệu hàng đầu tại Nga là Agava bị cảnh sát bố ráp vì tình nghi chứa trò chơi video trái phép. Sáu tuần sau đó, công ty này lại một lần nữa bị đơn vị cảnh sát khác bao vây vì nghi chứa phim ảnh khiêu dâm trẻ em. Thay vì điều tra rõ ràng, những cảnh sát đã tắt máy chủ khiến khách hàng của Agava điêu đứng. Tin tức về vụ việc lan nhanh đến nỗi tổng thống Dmitri Medvedev bực tức và đích thân can thiệp. Máy chủ sau đó đã được bật lên. Nhưng tổn hại đến uy tín của ngành này đã quá rõ ràng. Terentev nói: "Ai cũng có thể tắt nguồn dữ liệu !"

Không chỉ những doanh nghiệp mà cả những người bình dân cũng rời quê hương. Một khảo sát do cơ quan thống kê nhà nước VTSIOM thực hiện, công bố ngày 10.6 cho thấy 21% dân Nga muốn di cư, tăng 5% so với năm 1991 - năm Liên bang Xô viết chính thức tan rã. Phần lớn trong đó là những người trẻ, được giáo dục tốt và thường xuyên sử dụng internet. Đây là những người mà tổng thống Medvedev trông cậy sẽ xây dựng nên một thung lũng Silicon của Nga - trung tâm công nghệ Skolkovo

Trong chính sách phát triển khu vực Skolkovo sẽ thiết lập một siêu-krysha để bảo vệ những doanh nghiệp trẻ khỏi các quan chức tham nhũng. Trung tâm đang hợp tác với bộ Nội vụ để tuyển chọn và đào tạo một đội cảnh sát riêng. "Sẽ không còn ai có thể xông thẳng vào và nói "Đóng cửa công ty của anh đi" - giám đốc phát triển quốc tế Alexei Sitnikov của trung tâm chia sẻ. Nhưng khu vực này cũng chỉ có thể chứa được khoảng vài trăm doanh nghiệp. Đến nay đã có 120 dự án được chọn. Cho nên những người như Terentev chỉ còn cách tính đường sang các nước phương tây

Năm ngoái, một phóng viên Nga đã phỏng vấn nhà khoa học người Nga lưu vong, Andre Geim từng đoạt giải Nobel Vật lý 2010 rằng lúc nào sẽ quay về phục vụ Tổ quốc, ông Geim đáp: "Kiếp sau"

Nam Liên
 
Last edited:
Nga đặt vấn đề cùng đầu tư phát triển công nghệ cao

Trong chuyến thăm và làm việc của đoàn đại biểu Duma quốc gia Nga với khu Công nghệ cao (CNC) Hòa Lạc thuộc Bộ KH-CN chiều 2/4, ông Sergei Naryshkin, chủ tịch Duma quốc gia Nga đã bày tỏ mong muốn cùng đầu tư hợp tác trong lĩnh vực công nghệ cao với Việt Nam

Phía Nga đánh giá cao sự phát triển vượt bậc của khu CNC Hòa Lạc cũng như những định hướng phát triển sắp tới. Ông Sergei Naryshkin gợi ý, Nga có nguồn lực KH-CN rất vững chắc, đặc biệt là các nhà khoa học hàng đầu về cơ điện tử, vật lý, hoá học… chính vì thế, chính phủ hai nước nên chú trọng đến việc trao đổi chuyên gia hàng đầu để tạo điều kiện học hỏi lẫn nhau và giúp nhau cùng phát triển

Bên cạnh đó, một số chính sách khuyến khích phát triển KH-CN của Nga cũng rất phù hợp với Việt Nam như mới đây, Chính phủ Nga cho phép thành lập các doanh nghiệp KH-CN trực thuộc các Viện hàn lâm, các trường đại học. Bên cạnh đó, Nga cũng khuyến khích mô hình liên kết khu CNC tại một số liên bang

TS Nguyễn Văn Lạng, trưởng ban quản lý Khu CNC Hòa Lạc khẳng định, sau cuộc làm việc này, sẽ sớm xúc tiến việc trao đổi chuyên gia, đặc biệt chú trọng đến mô hình liên kết đầu tư giữa các khu CNC của hai nước

Kết thúc buổi làm việc, đoàn đại biểu Duma quốc gia Nga đã đi thăm một số doanh nghiệp KH-CN tiêu biểu đang hoạt động tại khu CNC Hòa Lạc
 
Last edited:
Top