What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Đối tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản

LOBBY.VN

Administrator
Ông Trương Gia Bình và lãnh đạo FPT thăm Nhật Bản sau thảm họa sóng thần​

truong-gia-binh.gif

Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT của FPT​

- Chủ tịch HĐQT của FPT cùng một số lãnh đạo công ty đã trực tiếp sang Nhật Bản thăm hỏi nhân viên và các đối tác của mình

Ngày 15/3, ông Bình đã sang Nhật Bản, mang theo mì tôm, trà xanh và khẩu trang hoạt tính để phục vụ các cán bộ FPT đang công tác tại đây

Khẩu trang hoạt tính là sản phẩm có thể ngăn chặn được các tia bức xạ trong trường hợp không khí bị nhiễm phóng xạ. Còn trà xanh được đánh giá là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm phòng và giảm thiểu tác hại do tia phóng xạ gây ra, theo nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản

Ngoài ra, phía đối tác Hitachi cũng đã nhờ FPT viện trợ những món hàng này vì ở thủ đô Tokyo đã xảy ra hiện tượng khan hiếm hoặc hết lương thực, thực phẩm ở các siêu thị

Đi cùng ông Trương Gia Bình là Tổng giám đốc FPT Software Bùi Thị Hồng Liên, Phó tổng giám đốc FSE thuộc FPT Software Quách Liễu Hoàn

Trước đó, bà Bùi Thị Hồng Liên đã có thư gửi phụ huynh cán bộ công ty đang công tác tại Nhật Bản để thông báo tình hình và trấn an các gia đình có con em đang làm việc tại quốc gia này

Bên cạnh đó, để đối ứng và bảo đảm an toàn cao nhất cho nhân viên tại Nhật Bản, Ban Lãnh đạo FPT tại Việt Nam và Công ty FPT Japan tại Nhật đã thành lập Ban Chỉ đạo ứng phó với thiên tai Nhật Bản do ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT FPT là Tổng Chỉ huy, ông Ogawa Takeo - GĐ Công ty Cổ phần FPT Nhật Bản chịu trách nhiệm chỉ huy tại Nhật Bản

FPT cũng cho biết sẽ rút toàn bộ nhân viên về Việt Nam nếu tình hình trở nên nghiêm trọng hơn

Đây là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam có hành động cụ thể trước tình hình động đất và sóng thần ở Nhật Bản
 
Việt Nam có thể làm gì cho Nhật và thế giới ?

Trong giờ phút khó khăn này của nhân dân Nhật và sẽ là nhân dân nhiều nước khác sau đó, tôi khuyến nghị chính phủ, giới "đại gia" và nhân dân Việt Nam cần khéo léo thể hiện tình cảm và tầm nhìn của mình



1. Tuyên bố Việt Nam tạm dừng nhận các khoản ODA mới của Nhật, Việt Nam sẽ sử dụng hiệu quả cao nhất những khoản ODA đang giải ngân



2. Công dân Việt Nam sẽ không dời khỏi Nhật để đồng hành cùng các công dân Nhật nỗ lực làm việc giảm thiệt hại tối đa. Nếu Nhật cần những công dân Việt sẵn sàng sang trợ giúp Nhật



3. Chính phủ, giới "đại gia" Việt khẩn trương chuẩn bị các "Thiên đường Nhật" tại Việt Nam để đón các công ty công nghệ cao, ngân hàng của Nhật sang nhằm duy trì hoạt động liên tục của hệ thống xương sống này với Nhật và thế giới văn minh


Phạm Hùng Vỹ

Mobile: 0936749268

Email: vy.phamhung@gmail.com
 
Quỹ tín thác Nhật nắm 7,3% giá trị thị trường cổ phiếu Việt Nam​

- Giá trị các khoản đầu tư của các quỹ tín thác Nhật Bản vào thị trường cổ phiếu đạt 211 triệu USD

Những số liệu mới nhất của Citigroup cho thấy giá trị tài sản tại các thị trường nước ngoài mà các quỹ tín thác Nhật hiện nắm giữ là 342 tỷ USD

Trong đó, giá trị tài sản tại thị trường Mỹ, bao gồm thị trường cổ phiếu và trái phiếu, chiếm vị trí số 1 với 121 tỷ USD, chiếm 35,4%. Các thị trường lớn tiếp theo là Australia (61 tỷ USD, tương đương 17,8%), liên minh châu Âu EU (41 tỷ USD, tương đương 12%) và Brazil (35 tỷ USD, tương đương 10%)

Tại Việt Nam, các nhà đầu tư Nhật Bản nắm giữ 7,3% thị trường cổ phiếu, giá trị tài sản nắm giữ là 211 triệu USD. Theo bảng số liệu của Citigroup, các quỹ tín thác Nhật không đổ vốn vào thị trường trái phiếu

Các thị trường mà Nhật Bản giữ tỷ trọng vốn lớn gồm có Australia, Brazil, Hong Kong, Na Uy, New Zealand, Ấn Độ, Nam Phi, Indonesia và Việt Nam

Bảng tài sản đầu tư tại các thị trường nước ngoài của các quỹ tín thác Nhật Bản

31fnhat-ban.png

Các quốc gia được đánh dấu đỏ là các thị trường mà Nhật Bản nắm giữ lượng lớn vốn​

Tuy không tiết lộ những động thái tiếp theo nhưng Financial Times cho rằng có thể các nhà đầu tư Nhật Bản sẽ giảm bớt tỷ lệ nắm giữ tại Mỹ và khu vực châu Âu do hiệu suất sinh lời tại đây thấp hơn so với các thị trường khác
 
Thương mại Việt - Nhật ra sao sau thảm họa kép ?​

- Là nhà tài trợ ODA song phương lớn nhất, nhà đầu tư FDI lớn thứ 2 và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam, song khủng hoảng ở Nhật chưa hẳn đã tác động tiêu cực tới nền kinh tế Việt Nam.

Chưa có đối tác Nhật Bản nào hủy đơn hàng

Khi thảm họa kép động đất, sóng thần và khủng hoảng hạt nhân xảy ra ở Nhật Bản, khá nhiều ý kiến lo ngại những tác động tiêu cực tới Việt Nam

Trong lĩnh vực giao thương, Nhật Bản đang là thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam, xếp thứ 4, chỉ sau Hoa Kỳ, EU và ASEAN. Năm 2010, Việt Nam đã xuất khẩu sang nước này 7,73 tỉ USD, chiếm 10,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ Nhật Bản 8,1 tỷ USD, chiếm 11,3% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam, trong đó máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng đạt 2 tỷ USD, sắt thép 966 triệu USD

2 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản đã hơn 1,2 tỉ USD, chiếm khoảng 10% so với tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó, Việt Nam xuất sang Nhật chủ yếu là dệt may, thủy sản, đồ thủ công mỹ nghệ. Đây đồng thời cũng là nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Kế hoạch đặt ra cho năm 2011, dự kiến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật sẽ tăng trưởng 18% so với năm ngoái

Với tỷ trọng lớn này, thậm chí, có cơ quan truyền thông còn e sợ rằng, hàng Việt sẽ "lung lay" theo sóng thần Nhật Bản. Nhưng thực tế, chia sẻ của người trong cuộc lại không xấu như vậy

Không lo âu, sốt ruột, ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó chủ tịch Hiệp hội Chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam nói: "Ngành thủy sản Việt Nam buôn bán với Nhật Bản chủ yếu là khu vực phía Nam, trong khi động đất, sóng thần xảy ra ở Đông Bắc Nhật Bản. Tới nay, chúng tôi chưa nhận được bất kỳ phản hồi nào như hủy đơn hàng xuất khẩu cả. Trong lúc này, các doanh nghiệp chúng tôi chỉ gửi thư, chia sẻ với nỗi đau thảm họa cho họ"

Trao đổi với Diễn đàn kinh tế Việt Nam, ông Tuấn, Giám đốc Công ty cao su miền Nam Casumina cũng rất lạc quan. Ông nói: "Khách Nhật Bản của chúng tôi tập trung chủ yếu ở Tokyo, cách nơi xảy ra động đất tới 250km nên đối tác này vẫn ổn. Trước mắt, thảm họa ở Nhật sẽ không ảnh hưởng nhiều tới quan hệ làm ăn của Casumina với Nhật Bản

Năm nay, Casumina sẽ xuất khẩu dự kiến khoảng gần 3 triệu USD sang Nhật, tương tương đường năm 2010 với sản phẩm phụ tùng ôtô liên quan đến cao su

Ngay sau khi thảm hỏa Nhật Bản xảy ra, Bộ Công Thương đã khẩn trương làm việc với các cơ quan liên quan, thu thập tình hình, đặc biệt là liên hệ thường xuyên với thương vụ Việt Nam ở Nhật Bản

Ông Bùi Huy Sơn, Vụ trưởng Vụ thị trường châu Á - Thái Bình Dương, Bộ Công Thương cho rằng, Nhật Bản là thị trường trọng điểm của Việt Nam trong quan hệ thương mại nên khủng hoảng ở Nhật sẽ có tác động tới Việt Nam. Nhưng, tác động trực tiếp thì hiện, rất khó dự đoán. Để đánh giá mức độ tác động, cần phải có thông tin chi tiết hơn

Trong lúc này phía Nhật Bản còn lo đo đếm các thiệt hại về người, các doanh nghiệp Việt Nam có liên quan, cũng đang bận rộn liên hệ với đối tác của Nhật nắm tình hình. Doanh nghiệp nào cũng phải lo tìm kiếm công nhân di tản khỏi địa bàn chứ nói gì chuyện lo các đơn hàng bị trả về lúc này. Phải lo chữa cháy, cứu người đã rồi tính thiệt hại sau. Có thể 1-2 tuần tới, Bộ Công Thương mới có thể nắm rõ tình hình cụ thể về các doanh nghiệp, ông Sơn nói

Chưa có bất kỳ thay đổi nào về cam kết ODA

Điểm lại nhiều năm qua về mối quan hệ kinh tế giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản, có thể nói, Nhật đóng vai trò rất lớn trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho rằng, suy thoái kinh tế Nhật Bản sẽ vô cùng lớn và chắc chắn tác động toàn cầu, không chỉ là Việt Nam. Nếu nói là tiêu cực thì có thể, trong ngắn hạn, vốn ODA của Nhật sẽ chậm giải ngân hơn, luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Nhật sẽ hạn chế hơn. Hay, khách du lịch Nhật Bản cũng sẽ vắng bóng hơn ở Việt Nam. Đó là những yếu tố mà chúng ta cần xem xét

Tới nay, ODA Nhật Bản chiếm tới 30% tổng ODA của Việt Nam. Năm 2011, Chính phủ Nhật Bản đã cam kết viện trợ 1,76 tỷ USD trong tổng số 7,9 tỷ USD vốn ODA cho Việt Nam và tiếp tục là nhà tài trợ song phương lớn nhất

Tương tự, ở lĩnh vực FDI, Nhật Bản luôn nằm trong TOP 5 nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Hai tháng đầu năm nay, Nhật Bản đã rót 33,6 triệu USD vốn đăng ký, chiếm 2,3% tổng vốn FDI cả nước, chỉ xếp sau Hàn Quốc, Anh, Singapore. Tính từ khi Việt Nam có Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài, Nhật Bản xếp thứ 5, với 20,8 tỷ USD vốn FDI còn hiệu lực

Điểm đáng nhớ nhất là tỷ lệ vốn giải ngân đối với cả ODA và FDI của Nhật Bản luôn đứng đầu, được đánh giá là tốt nhất trong nhiều năm qua

Ở lĩnh vực du lịch, Nhật Bản có lượng khách tới Việt Nam lớn thứ 3, chỉ sau Trung Quốc và Hàn Quốc. Riêng năm 2010, Việt Nam đã đón 442,1 nghìn lượt người Nhật tới Việt Nam, tăng 24%

Tất cả những con số trên nói lên rằng, Nhật Bản đối với Việt Nam không chỉ là quan hệ thương mại đơn thuần, mà còn là nước đã giúp Việt Nam rất nhiều trong công cuộc phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp này còn được khẳng định ở các chương trình nâng cao năng lực hấp thụ vốn ODA, chương trình phát triển cơ sở hạ tầng, như mô hình hợp tác công - tư PPP mà điểm nhấn phải kể đến là Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản

Ông Hồ Quang Minh, Vụ trưởng Vụ Kinh tế đối ngoại, Bộ KHĐT chia sẻ, giờ nước bạn đang "tang gia bối rối" nên chúng ta hãy chia sẻ với họ. Hiện nay, các dự án ODA hay các hiệp định tài trợ với Nhật Bản vẫn bình thường. Những gì đã cam kết giữa hai nước vẫn đang tiếp tục triển khai. Chúng tôi cũng không nhận được phản hồi nào ảnh hưởng vấn đề này

Mọi tác động không phải chỉ là tiêu cực. Theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, công cuộc tái thiết sau này của Nhật Bản sẽ là một cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia, hợp tác

Ví dụ như ngay lúc này, Nhật Bản đang thiếu trầm trọng lương thực gạo, nhu yếu phẩm, các doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh nhạy hơn, có thể giúp gạo, mì ăn liền..., vừa bày tỏ tình đoàn kết, vừa biết ơn, nhưng vừa là một cơ hội thương mại
 
Cộng đồng doanh nghiệp Việt chia sẻ với Nhật Bản​

Bằng nhiều hình thức như tiền mặt, hiện vật và sang tận nơi động viên tinh thần, các doanh nghiệp Việt Nam mong muốn chia sẻ phần nào khó khăn với người dân Nhật Bản đang kiên cường vượt qua hậu quả động đất, sóng thần

Cùng cầu nguyện cho sự bình an cho thế giới, những ngày qua, tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã phát huy tinh thần cộng đồng bằng việc quyên góp tiền ủng hộ từ cán bộ, công nhân viên làm việc tại đơn vị mình. Số tiền này được gửi tới những người gặp nạn thông qua các kênh như Hội chữ Thập đỏ Việt Nam, Đại sứ quán, Tổng Lãnh sự Nhật Bản tại Việt Nam hay VnExpress...

FPT.jpg

Chủ tịch Tập đoàn FPT - Trương Gia Bình cùng Tổng giám đốc FPT Japan Ogawa đi thăm đối tác Hitachi Medico​

Chiều ngày 17/3, thông qua Đại Sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, ông Nguyễn Thành Nam, Tổng Giám đốc FPT đại diện cho Tập đoàn FPT đã trao tặng 100.000 USD, thể hiện tình cảm và mong muốn của người FPT được chia sẻ phần nào khó khăn với người dân Nhật Bản. FPT cho biết sẽ tiếp tục phát động phong trào đóng góp trong tập đoàn để ủng hộ cho Nhật Bản

Trước đó, ngày 15/3, đích thân Chủ tịch Tập đoàn FPT - ông Trương Gia Bình cũng đáp chuyến bay tới Nhật Bản để thăm hỏi một số doanh nghiệp đối tác làm ăn. Chuyến đi của người đứng đầu FPT mang theo 500 chiếc khẩu trang hoạt tính, 100 kg mỳ tôm, chè xanh để tặng cho nhân viên và các đối tác, khách hàng Nhật Bản như Hitachi Solution, Softbank Investment, NTT Data Financial Core, Fujifilm… FPT có hơn 130 nhân viên đang công tác làm việc tại Nhật, khu vực Tokyo và Osaka

Ngày 16/3, ông Bình đã trực tiếp tới các công ty thuộc Tập đoàn Hitachi tại Nhật để thăm hỏi. Hai bên đã chia sẻ nhiều thông tin liên quan đến tình hình của xứ sở Phù tang này sau thiên tai

Phía Hitachi chia sẻ, toàn bộ nhân viên của tập đoàn đều bình an vô sự. Tuy nhiên, họ chưa ước tính được những thiệt hại về vật chất. Hitachi khẳng định: "Chúng tôi vẫn đang làm việc bình thường... Tôi mong các bạn đánh giá đúng tình hình, động viên tinh thần để nhân viên của các bạn cũng như những người Việt Nam khác đừng rời bỏ nước Nhật”

Theo Chủ tịch Trương Gia Bình, trong số 10.000 nhân viên của Hitachi, rất nhiều người tình nguyện xin đi hỗ trợ các địa phương gặp thiệt hại nặng. Hitachi cũng kêu gọi toàn bộ tập đoàn quyên góp khoảng 10 triệu yen cho Hội chữ thập đỏ Nhật Bản để cứu trợ những nạn nhân của thiên tai

Công ty FPT Nhật Bản cũng như tất cả các đối tác, khách hàng khác của FPT đã hoạt động từ thứ 2 đầu tuần và có kế hoạch bố trí thời gian làm việc phù hợp với lịch cắt điện để tăng cường hiệu quả công việc. Ông Bình cho biết, FPT mong muốn được chia sẻ khó khăn với khách hàng bằng việc sẽ thực hiện tốt nhất các dự án đang triển khai cả về thời gian lẫn chất lượng. Đồng thời, FPT mong muốn góp một tay vào việc hỗ trợ nhân dân Nhật Bản trong lúc khó khăn như ủng hộ lương thực, vật chất với tinh thần: "Một miếng khi đói bằng một gói khi no"

Chu-tich-Truong-Gia-Binh-2.jpg

Chủ tịch FPT - Trương Gia Bình gặp gỡ các cán bộ, công nhân viên làm việc tại FPT Nhật Bản​

Cùng chia sẻ những mất mát, khó khăn của nhân dân Nhật Bản, các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam như Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (Petrovietnam), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng quyên góp ủng hỗ mỗi đơn vị 100.000 USD để hỗ trợ những nạn nhân của trận động đất. Công ty VMS - MobiFone thì thực hiện chương trình "Gần hơn với Nhật Bản" miễn phí 2 phút gọi đầu tiên cho tất cả các cuộc gọi mã quốc gia (+81) và tất cả các tin nhắn SMS từ Việt Nam đi Nhật Bản. Chính sách miễn phí áp dụng từ hôm nay đến hết ngày 31/3

Trước đó, ngày 16/3, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VN (VNPT) thông qua Công đoàn Bưu điện Nhật Bản cũng gửi tới các nạn nhân trong vụ động đất số tiền 10.000 USD...

Một ngày sau trận động đất xảy ra, lãnh đạo Vietnam Airlines đã gọi điện hỏi thăm và chia sẻ với nhà chức trách sân bay, các hãng vận chuyển, đối tác làm ăn của mình. Hãng cũng vận động cán bộ công nhân viên trích một ngày lương tương đương với 650 triệu đồng để mang tới Nhật Bản trực tiếp ủng hộ cho những người cần được trợ giúp. "Chúng tôi có văn phòng đại diện tại Nhật Bản, nên công việc cứu trợ thuận tiện hơn", ông Dũng nói

Những ngày này, nhân viên tại 4 văn phòng làm việc của Vietnam Airlines tại Nhật Bản đều trong tình trạng "căng như dây đàn". Họ vẫn làm các công việc thường ngày để đảm bảo cho các chuyến bay đi và đến 4 thành phố, gồm Tokyo, Osaka, Nagoya và Fukuoka. Cứ 12 giờ, hệ thống cảnh báo phóng xạ lại phát đi thông báo một lần cũng là lúc các nhân viên của hãng vận chuyển này lại gửi tin tức về cho người thân tại Việt Nam. "Các hoạt động của chúng tôi tại đây vẫn diễn ra hết sức bình tĩnh, trên cơ sở đảm bảo an toàn cho hành khách và chính nhân viên của hàng làm việc tại đây", ông Lê Hoàng Dũng, người phát ngôn Vietnam Airlines, cho biết

Đại diện các doanh nghiệp lý giải, ủng hộ nhân dân Nhật Bản vì tinh thần tương thân, tương ái giữa các dân tộc, đặc biệt là đất nước Nhật Bản lâu nay có mối quan hệ gắn bó mật thiết với Việt Nam. Thống kê của Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản cho thấy có khoảng 31.000 người Việt Nam đang sinh sống, lao động và học tập tại xứ sở hoa anh đào này. Trong số này có khoảng 3.700 lưu học sinh và 17.000 tu nghiệp sinh...

Nhật Bản là quốc gia tài trợ vốn ODA lớn nhất cho Việt Nam hiện nay. Trong lĩnh vực thương mại, nước này cũng là thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam, xếp thứ 4 chỉ sau Mỹ, EU và ASEAN. Năm 2010, Việt Nam đã xuất khẩu sang nước này 7,73 tỷ USD, chiếm 10,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ Nhật Bản cũng vào khoảng 8,1 tỷ USD, chiếm 11,3% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Trong đó máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng đạt 2 tỷ USD, sắt thép 966 triệu USD...
 
Xuất khẩu thủy sản: Cơ hội từ Nhật Bản​

tom-su.gif

- Xuất khẩu thủy sản của Thái Lan và Việt Nam, đặc biệt là tôm, sang thị trường Nhật Bản có thể gặp thuận lợi do sự cố hạt nhân

Theo thông tin từ Seafood, Công ty Chế biến và Xuất khẩu thủy sản đông lạnh và đóng hộp hàng đầu Thái Lan, Thai Union Frozen Products (TUF) dự đoán Nhật Bản sẽ phải nhập khẩu thêm thủy sản của Thái Lan sau khi động đất và sóng thần tàn phá thành phố Senđai, khu vực tập trung nhiều nhà máy chế biến thủy sản của Nhật

Giám đốc điều hành TUF Theerapong Chansiri đánh giá nhiều khu vực của Nhật bị tàn phá, đặc biệt là Sendai, khu vực nghề cá quan trọng và là nơi tập trung một số lượng lớn nhà máy chế biến, có khả năng cần ít nhất 2 tháng để phục hồi. Vì vậy, Nhật Bản sẽ phải nhập khẩu thêm thực phẩm từ Thái Lan, đặc biệt là các mặt hàng thủy sản. TUF đang chuẩn bị tăng khối lượng sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu từ Nhật

TUF hy vọng giá trị xuất khẩu sang Nhật năm 2011 sẽ tăng 10 - 20% so với năm ngoái, thu về thêm 250 triệu USD, với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là cá ngừ, cá mòi đóng hộp, tôm và cá hồi đông lạnh, và thức ăn cho mèo

Đối với ngành thủy sản Việt Nam, năm 2010, Nhật Bản là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ hai của Việt Nam, với 17,8% thị phần đạt kim ngạch 897 triệu USD trong đó tôm là mặt hàng chủ lực với kim ngạch đạt 581,0 triệu USD (64%). Lũy kế 2 tháng đầu năm 2011, Việt Nam xuất khẩu 6.694 tấn tôm trị giá 60,4 triệu USD, tăng 11,7% về lượng và 16,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2010

Trong khi đó, ba tỉnh nằm gần nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daichi sản xuất 707.500 tấn thủy sản, chiếm 13% trong tổng số 5,6 triệu tấn thủy sản sản xuất hàng năm ở Nhật

Ông Trương Quang Bình, chuyên viên phân tích ngành thủy sản của CTCK Kim Eng dự đoán: "Từ đây đến cuối năm, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đặc biệt là tôm sang thị trường Nhật Bản có thể gặp thuận lợi do người tiêu dùng tại nước này có tâm lý e ngại nguồn thủy sản cung cấp tại địa phương xảy ra sự cố hạt nhân"

Năm 2010, CTCP Minh Phú (MPC) và CMX là các doanh nghiệp xuất khẩu tôm sang Nhật lớn nhất tại Việt Nam trong đó MPC đạt kim ngạch đạt khoảng 38,6 triệu USD
 
Việt Nam là nước nhận ODA Nhật Bản quy mô lớn nhất​

- Nhật Bản cung cấp ODA cho khoảng 100 nước trên thế giới và trong số đó, Việt Nam là nước nhận viện trợ đứng thứ 2, sau Ấn Độ. Tuy nhiên, Ấn Độ là quốc gia có dân số lớn hơn Việt Nam rất nhiều cho nên nếu theo tỷ lệ đầu người thì Việt Nam là nước nhận ODA Nhật Bản quy mô lớn nhất

ngMotonoriTsuno.jpg

Ông Motonori Tsuno, Trưởng đại diện Văn phòng JICA​

Ông Motonori Tsuno, Trưởng đại diện Văn phòng Hợp tác quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam (JICA) nhấn mạnh điều này trong cuộc trao đổi với Vietnam+ về việc Chính phủ Nhật quyết định vẫn tiếp tục viện trợ vốn ODA để hỗ trợ Việt Nam, trong khi Nhật Bản đang phải tái thiết lại đất nước sau thảm họa động đất và sóng thần

Ông Motonori Tsuno nêu rõ, sau thảm họa động đất, sóng thần, công tác tái thiết đất nước của Nhật Bản gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, Việt Nam là một đối tác quan trọng của Nhật Bản nên Chính phủ Nhật Bản xác định tiếp tục hỗ trợ Việt Nam. Điều này phù hợp với định hướng quan hệ đối tác chiến lược mà Chính phủ hai nước đã xác định. Năm 2010, Việt Nam đã bước vào ngưỡng nước có mức thu nhập bình quân đầu người trung bình. Tuy nhiên đây mới chỉ là bước đầu tiên

Thời gian tới, cùng với việc tự do hóa mậu dịch trong khu vực, để Việt Nam cạnh tranh, đuổi kịp với một số nước trong khu vực thì còn rất nhiều việc phải làm, trong đó có việc xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở kỹ thuật, đặc biệt là hạ tầng giao thông để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, Nhật Bản sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong thời gian tới

Mặt khác, với nền kinh tế ngày càng mở rộng thì nhu cầu về cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng sẽ còn rất lớn, nếu chúng ta chỉ dựa vào vốn ODA không thì sẽ khó đáp ứng được tất cả các nhu cầu đó, vì vậy đối với những công trình hạ tầng kỹ thuật mà có khả năng thu hồi vốn cao thì chúng ta sẽ phải tính đến việc huy động vốn của tư nhân (hình thức công tư - PPP) để xây dựng các công trình đó, tôi nghĩ trong tương lai hình thức này sẽ được nhân rộng hơn

Vì vậy, bên cạnh việc cung cấp các khoản vốn vay ODA, Nhật Bản đang cùng Chính phủ Việt Nam hoàn thiện thể chế chính sách, đẩy mạnh hình thức hợp tác PPP trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng

Theo ông Motonori Tsuno, so với quy mô của nền kinh tế Việt Nam hiện nay, mức nợ công của Việt Nam chưa phải là quá lớn để mà lo lắng. Đây không chỉ là nhận định của Nhật Bản mà còn là của các nhà tài trợ khác như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á. Vì thế, để tiếp tục thực hiện cung cấp các khoản vốn vay cho Việt Nam, Nhật Bản đã phải xem xét đến cả khả năng trả nợ của Chính phủ Việt Nam

Mặt khác, thời gian gần đây Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Tôi tin rằng những chính sách này của Chính phủ Việt Nam sẽ đạt kết quả và như vậy đồng nghĩa với việc sử dụng vốn vay sẽ hiệu quả hơn nữa.
Về hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA của Việt Nam , ông Motonori Tsuno cho rằng, Nhật Bản đã hỗ trợ ODA cho Việt Nam từ năm 1992. Từ đó đến nay, rất nhiều công trình hạ tầng về giao thông, điện lực, môi trường, phát triển nông thôn đã hoàn thành và đạt được mức nhiều hơn mong đợi

Ngoài ra, một đặc điểm đặc trưng của ODA tại Việt Nam là song song với việc cung cấp nguồn vốn, xây dựng cơ sở hạ tầng, còn thực hiện các hoạt động hợp tác kỹ thuật để đào tạo con người, giúp cải thiện cơ chế chính sách

Ở Việt Nam, hai hình thức vốn vay và hợp tác kỹ thuật đã được kết hợp thống nhất, tạo hiệu quả cao. Việc Nhật Bản những năm gần đây mở rộng quy mô thực hiện ODA đối với Việt Nam và gần đây là trong bối cảnh Nhật Bản hứng chịu thiên tai, lý do một phần là quan hệ hợp tác chiến lược giữa hai nước đang phát triển hết sức tốt đẹp

Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu là do Chính phủ Việt Nam đã sử dụng rất có hiệu quả nguồn vốn này

Thanh Anh
 
Việt Nam có cơ hội đón luồng vốn lớn từ Nhật
Giám đốc điều hành Thời báo Kinh tế Nikkei - Toshiyuki Obama cho biết làn sóng đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt là đầu tư vào các nước châu Á, của doanh nghiệp Nhật lại lớn như hiện nay

Nhận định nói trên được ông Obama chia sẻ khi có mặt tại Việt Nam để chuẩn bị cho Hội thảo Kịch bản phục hồi và tái thiết Nhật Bản - xu hướng đầu tư ra nước ngoài sẽ diễn ra tại Hà Nội vào ngày 10/8 tới. Đây là hội thảo được Nikkei phối hợp tổ chức với Cục Đầu tư nước ngoài - FIA (Bộ Kế hoạch & Đầu tư)

fia-0.jpg

Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài Đỗ Nhất Hoàng (trái) và Giám đốc điều hành Thời báo Kinh tế Nikkei Toshiyuki Obama tại buổi họp báo sáng 26/7​


Chia sẻ tại buổi họp báo trước thềm hội thảo, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài - Đỗ Nhất Hoàng cho rằng sau thảm hỏa động đất, sóng thần, gây thiệt hại trực tiếp hơn 300 tỷ USD tại Nhật hồi tháng 3, đã xuất hiện 2 dòng vốn đầu tư trái chiều của các nhà đầu tư Nhật: Một quay trở lại tái thiết đất nước, một tăng lượng vốn đổ ra nước ngoài để tìm kiếm những địa chỉ an toàn hơn

Theo ông Hoàng, Việt Nam đang có cơ hội rất lớn để tiếp nhận luồng vốn “xuất ngoại” nói trên. Chính phủ cũng như các các cơ quan chức năng cũng đang xây dựng nhiều chương trình xúc tiến đầu tư nhằm biến Việt Nam trở thành một điểm đến an toàn và hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư Nhật

Bằng chứng của nhận định này, theo nhận định của đại diện FIA, là việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp (FDI) từ Nhật tăng hơn 253 triệu USD chỉ trong tháng 7 vừa qua (6 tháng đầu năm, Việt Nam chỉ thu hut được 467 triệu USD FDI từ Nhật)

Chia sẻ quan điểm trên với Cục trưởng Đỗ Nhất Hoàng, Giám đốc điều hành Thời báo Kinh tế Nikkei - Toshiyuki Obama cho biết khoảng 40% số doanh nghiệp lớn tại Nhật đang có ý định mở rộng đầu tư ra nước ngoài trong vòng 3 năm tới. Kết quả này được Nikkei rút ra sau cuộc khảo sát gần đây đối với hơn 130 doanh nghiệp hàng đầu của Nhật. Đáng chú ý, hầu hết các doanh nghiệp này đều lựa chọn các nước châu Á, trong đó có Việt Nam, làm địa chỉ ưu tiên đầu tư

Cũng dựa trên cuộc khảo sát này, ông Toshiyuki Obama cho biết lĩnh vực trọng tâm được các doanh nghiệp Nhật chú trọng đầu tư ra nước ngoài trong thời gian tới là năng lượng. Tuy vậy, thay vì hình thức đầu tư trực tiếp, các công ty này sẽ ưu tiên cho hình thức liên doanh, nhằm nâng hiệu quả đồng vốn, đồng thời tiếp cận tốt hơn đối với các thị trường bản địa
 
Nhật Bản tài trợ vốn cho đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu​

Ngày 30.9, ông Nguyễn Thành Hóa - Phó tổng giám đốc Công ty CP phát triển đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (BVEC) cho hay, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và BVEC đã ký kết biên bản ghi nhớ về việc tài trợ vốn (cho vay với tỷ lệ khoảng 80%) đối với dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu do BVEC làm chủ đầu tư thuộc tuyến cao tốc loại A vận tốc 120 km/giờ. Tổng mức đầu tư khoảng 22.522,34 tỉ đồng. Dự kiến khởi công xây dựng giai đoạn 1 vào đầu năm 2013 và đưa vào sử dụng cuối năm 2017
 
Việt - Nhật ghi nhớ hợp tác quốc phòng​

"Đối với Nhật Bản, Việt Nam là đối tác chiến lược vì hòa bình và ổn định ở khu vực châu Á", Bộ trưởng Quốc phòng Nhật khẳng định

vnnbanhtrongbai.jpg

Hai Bộ trưởng ký biên bản ghi nhớ hợp tác quốc phòng​

Trong phiên hội đàm hôm 24/10, Đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Yasuo Ichikawa đã ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác và trao đổi quốc phòng giữa hai nước

Theo Bộ trưởng Ichikawa, Nhật Bản rất mong mối quan hệ hợp tác và trao đổi quốc phòng giữa hai nước được thúc đẩy sang giai đoạn phát triển mới với việc ký kết biên bản ghi nhớ này. "Việt Nam là một nước lớn tại Đông Nam Á. Đối với Nhật Bản, Việt Nam là đối tác chiến lược vì hòa bình và ổn định ở khu vực châu Á", Bộ trưởng Ichikawa khẳng định

Trong Đại cương Kế hoạch Phòng vệ của Nhật Bản cũng ghi rõ định hướng tăng cường hợp tác an ninh với các nước thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), trong đó có Việt Nam, vì vậy Bộ Quốc phòng Nhật Bản sẽ nắm bắt mọi cơ hội để liên hệ chặt chẽ với Việt Nam

Tại hội đàm này, Việt Nam và Nhật Bản cũng đã trao đổi về các biện pháp tăng cường hợp tác quốc phòng giữa hai nước cũng như các vấn đề khu vực và quốc tế mà hai bên cùng quan tâm
 
Tài trợ chương trình giám sát an toàn thực phẩm nông, thủy sản​

jica.jpg

Dự án tiến hành trong bối cảnh các sản phẩm nông lâm thủy sản của Việt Nam gặp vấn đề vệ sinh khi xuất khẩu​

- Dự án đầu tư từ nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của chính phủ Nhật sẽ được tiến hành trong 3 năm (2011-2014)

Ngày 7/11, tại Hà Nội, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và đại diện Chính phủ Việt Nam ký kết dự án hỗ trợ nâng cao năng lực giám sát quốc gia về an toàn thực phẩm nông sản và thủy sản của Việt Nam

Dự án “Tăng cường năng lực và hệ thống kiểm tra đảm bảo an toàn thực phẩm nông sản, thủy sản” ra đời trong bối cảnh một số mặt hàng xuất khẩu trọng yếu của Việt Nam là thực phẩm nông lâm thủy sản vẫn còn bị nước nhập khẩu tiêu hủy, bị gửi trả lại do có vấn đề về an toàn thực phẩm

Đại diện phía JICA, ông Taigo Endo cho biết, “Thực tế, ở Việt Nam, hệ thống quy định liên quan đến an toàn thực phẩm đã có nhưng năng lực thực hiện vẫn cần cải thiện”

Trong dự án này, với kinh nghiệm và thế mạnh về công nghệ kỹ thuật, Nhật Bản áp dụng ba hoạt động chính là chuyển giao kỹ thuật kiểm tra, cải tiến hệ thống kiểm tra và đào tạo con người thông qua đào tạo trong nước và đào tạo tại Nhật Bản

Phía Việt Nam, ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) nói: “Hai chính phủ đã đề ra 3 mục tiêu của dự án là nâng cao năng lực kiểm tra thực phẩm nông thủy sản tại các phòng thí nghiệm của Cục quản lý chất lượng nông lâm thủy sản; cải tiến Chương trình giám sát quốc gia về an toàn thực phẩm nông thủy sản và nâng cao năng lực của các cán bộ tham gia chương trình này”

Dự án sẽ tiến hành từ 2011 - 2014 với tổng vốn đầu tư dự kiến là 350 triệu Yên (từ nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của chính phủ Nhật Bản)
 
Nhật Bản cam kết viện trợ 1,9 tỷ USD trong năm 2012

CG-34.jpg

Hội nghị CG cuối kỳ năm 2011​

- Đại sứ Nhật Bản cho biết, con số tài trợ cụ thể cho Việt Nam trong 2012 có thể lớn hơn dự kiến là 148,5 tỷ Yên (khoảng 1,9 tỷ USD).

Tại phiên làm việc của Hội nghị tư vấn các nhà tài trợ (CG) 2011 sáng nay (6/12), Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yasuaki Tanizaki đã chính thức công bố con số viện trợ trong năm tài khóa 2012

Theo đó, do ảnh hưởng động đất, sóng thần, vốn ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam đã buộc phải đình hoãn vào năm tài khóa 2011

Tuy nhiên, trong năm tài khóa này, các chương trình bị đình hoãn đã được Chính phủ Nhật Bản thông qua với tổng số 61,9 tỷ Yên (xấp xỉ 794 triệu USD)

Bên cạnh đó, hồi tháng 10 vừa qua, Nhật Bản cũng đã cam kết cung cấp khoản vay mới trị giá 80,3 tỷ Yên (xấp xỉ 1,03 tỷ USD)

Ông Yasuaki cho biết, trong năm tài khóa này, Chính phủ Nhật hy vọng sẽ cung cấp nhiều hơn vốn vay ODA cho Việt Nam

Như vậy, trong năm tài khóa 2012, con số tài trợ cụ thể của Nhật Bản có thể lớn hơn dự kiến là 148,5 tỷ Yên ( khoảng 1,9 tỷ USD)

Nhận xét về tình hình kinh tế vĩ mô hiện nay, đại diện nhà cho vay lớn nhất Việt Nam cho rằng, tăng giá lương thực là yếu tố cơ bản nhất gây ra lạm phát bên cạnh hoạt động cung tiền. Do vậy, Việt Nam sẽ phải lưu ý đến yếu tố này trong cải cách

Ông Yasuaki cũng đưa ra kiến nghị, Việt Nam cần phải đẩy nhanh hơn nữa cải cách khu vực tài chính phù hợp với luật định. Cùng với đó, vấn đề điều chỉnh tỉ giá phải phù hợp với tình hình chung, gắn với xuất khẩu bền vững

Nước này bày tỏ sự sẵn sàng đồng hành cùng Việt Nam trong tiến trình công nghiệp hóa. Theo đó, Việt Nam đang gặp vấn đề giữa việc thắt chặt ngân sách và chi tiêu phát triển cơ sở hạ tầng – là yếu tố cần thiết để tiến hành công cuộc này

Đến nay, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nền từ thiên tai, song Nhật Bản vẫn đóng vai trò là nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam

Bích Diệp
 
Nhật Bản muốn đầu tư xây đô thị vệ tinh hiện đại ở Hà Nội và Sài gòn​

duongboKimLien.jpg

Hầm đường bộ Kim Liên, Hà Nội do phía Nhật Bản cho vay vốn ODA và triển khai xây dựng​

Đó sẽ là các đô thị sinh thái lớn, tiết kiệm năng lượng, kết nối với đô thị trung tâm bằng hệ thống đường bộ, đường sắt và tàu điện ngầm

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng vừa tiếp đoàn Thứ trưởng Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản Matsubarra Hitoshi cùng các doanh nghiệp Nhật Bản đến thăm và làm việc tại Việt Nam

Tại buổi làm việc này, Thứ trưởng Matsubarra Hitoshi cho biết, phía Nhật Bản đang có ý tưởng triển khai dự án đầu tư xây dựng một hoặc hai thành phố vệ tinh ở khu vực ngoại ô thành phố Hà Nội và TPHCM

Dự án này sẽ được đầu tư trên cơ sở vốn đóng góp của các doanh nghiệp hàng đầu Nhật Bản, sử dụng công nghệ hiện đại, tạo lập ra các đô thị sinh thái quy mô lớn, tiết kiệm năng lượng, đồng bộ về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, có sự kết nối với đô thị trung tâm bằng hệ thống đường bộ, đường sắt và tàu điện ngầm

Đầu năm 2012, Nhật Bản và Việt Nam sẽ ký kết Biên bản ghi nhớ về nghiên cứu thực hiện dự án
 
“Hiện tượng Nhật Bản” từ góc nhìn Đại sứ​

doanxuanhung_450.jpg

Ông Đoàn Xuân Hưng, Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản: "Hiện nay nhiều doanh nghiệp Nhật Bản muốn chọn Việt Nam là một hướng đầu tư sắp tới"​

“Tôi cho rằng đây là xu hướng rất thú vị và đáng chú ý”, Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Đoàn Xuân Hưng nói như vậy khi đề cập đến sự dịch chuyển dòng vốn từ Nhật Bản sang Việt Nam mấy tháng gần đây

“Hiện tượng Nhật Bản”, có thể gọi như vậy nếu nhìn vào những điều chỉnh lớn trong năm, trên góc độ quan hệ hợp tác kinh tế với Việt Nam. Vào cuối tháng 6, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ quốc gia sở hữu nhiều công nghệ nguồn khu vực châu Á này mới đạt dưới 500 triệu USD tính từ đầu năm, nhưng tình hình đã thay đổi nhanh chóng sau những chuyến đi “con thoi” của quan chức Việt Nam đến thị trường giàu có này

Cuối tháng 11, con số công bố chính thức của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy, dòng vốn FDI từ Nhật Bản vào Việt Nam đã vượt 2,1 tỷ USD, đứng thứ hai trong các quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam trong năm nay

Không những thế, trong một năm kinh tế thế giới ảm đạm, nhập khẩu từ Việt Nam của Nhật Bản tăng tới 37% và đạt khoảng 10,4 tỷ USD, góp phần chuyển thị trường truyền thống này từ mức nhập siêu trên 1 tỷ USD trong năm ngoái, sang trạng thái xuất siêu

Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Đoàn Xuân Hưng đã dành cho VnEconomy cuộc trò chuyện cuối năm

Thưa ông, trong vài năm gần đây, quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản đã có những bước phát triển rất nhanh, trong đó gắn với hợp tác kinh tế, hai nước đã trở thành đối tác kinh tế toàn diện vào năm 2008, và gần đây nhất đã khởi động giai đoạn 4 sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản, từ ngày 1/7/2011… Thể hiện trong kết quả thực tế, theo ông những thành tựu nào là nổi bật nhất ?

Quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản những năm gần đây phát triển rất tốt đẹp. Sự tin cậy lẫn nhau thể hiện trong mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa hai bên và từ đó đã tạo đà, mở ra sự phát triển quan hệ trên nhiều lĩnh vực khác

Về lĩnh vực kinh tế, nhiều năm qua Nhật Bản dành ODA cao nhất cho Việt Nam, kể cả trong năm chịu ảnh hưởng nặng nề của thảm họa động đất và sóng thần. Năm vừa rồi, cam kết ODA của các nhà tài trợ quốc tế cho Việt Nam là 7,4 tỷ USD thì riêng Nhật Bản cam kết 1,9 tỷ USD

Đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam cũng rất ấn tượng, cho đến tháng 10/2011, vốn thực hiện đạt hơn 23 tỷ USD, cao nhất trong tất cả các nhà đầu tư vào Việt Nam. Dự kiến FDI của Nhật Bản vào Việt Nam sẽ còn tăng lên trong thời gian tới

Nhiều lĩnh vực hợp tác khác của hai bên cũng ngày càng mở rộng. Hiện nay, thương mại hai chiều giữa hai nước đã gần đạt mức 20 tỷ USD. Hai bên cam kết đến năm 2020, con số ấy sẽ tăng gấp đôi, lên khoảng 40 tỷ USD

Với chuyến đi thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào cuối tháng 10 vừa qua, những nội hàm của quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản đã ngày càng được làm rõ. Giai đoạn sắp tới, chúng ta sẽ đi vào triển khai những nội hàm đó để quan hệ hai nước ngày càng gắn kết tốt đẹp

Theo số liệu chính thức, vào tháng 6 năm nay đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam chưa đạt con số 500 triệu USD, nhưng đến tháng 11 đã lên mức trên 2,1 tỷ USD. Ông nghĩ gì về sự dịch chuyển dòng vốn nhanh chóng như vậy ?

Tôi cho rằng đây là xu hướng rất thú vị và đáng chú ý. Trong bối cảnh kinh tế thế giới có những khó khăn nhất định, sự phục hồi kinh tế thế giới chậm chạp và còn chưa rõ ràng thì ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã có những chuyển dịch tích cực

Hiện nay, người Nhật đang rất quan tâm đến khu vực chúng ta, đến thị trường Việt Nam với gần 90 triệu dân, một thị trường đáng kể. Và quan trọng hơn, đối với người Nhật, người dân Việt Nam là những người bạn rất thân thiện

Từ thảm họa động đất, sóng thần vừa qua, chúng tôi nhận thấy từ lãnh đạo đến người dân Nhật Bản rất cảm kích trước tình cảm và việc làm tự nguyện của nhân dân Việt Nam. Họ biết rất rõ rằng từ lãnh đạo đến người dân bình thường, từ người già đến người trẻ ở Việt Nam đã tự nguyện quyên góp để chia sẻ, để ủng hộ những người bị nạn Nhật Bản. Điều đó đã góp phần củng cố lòng tin giữa nhân dân hai nước. Hiện nay nhiều doanh nghiệp Nhật Bản muốn chọn Việt Nam là một hướng đầu tư sắp tới

Một điểm nữa là Nhật đang tái cơ cấu nền kinh tế, định lại mô hình tăng trưởng. Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản vì thế tìm hướng đầu tư ra bên ngoai. Qua nói chuyện với chính giới cũng như các doanh nghiệp Nhật, tôi thấy Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia… đang được coi là những địa điểm nhà đầu tư Nhật Bản rất quan tâm. Do đó, có thể nói xu hướng đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam đang tăng lên

Một thay đổi khác là kim ngạch thương mại hàng hóa hai chiều giữa hai quốc gia đã tăng rất nhanh chóng, đến cuối tháng 11 đạt xấp xỉ 19 tỷ USD, tăng 26% so với năm ngoái. Nhưng điểm đáng chú ý là Việt Nam đã chuyển được từ trạng thái nhập siêu sang xuất siêu với Nhật Bản. Có gì đáng chú ý trong xu hướng, thưa ông ?

Triển vọng về thương mại giữa hai nước là rất tốt. Trong tuyên bố chung nhân chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới đây, kim ngạch thương mại hai chiều đến năm 2020 sẽ tăng gấp đôi mức hiện nay, tức là sẽ đạt 40 tỷ USD. Nhật Bản sẽ tiếp tục là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam

Người dân Nhật Bản ưa chuộng sản phẩm của Việt Nam. Đặc biệt khi Nhật Bản có mối tin cậy ngày càng tốt với Việt Nam, chúng ta có cơ hội tốt để tiếp cận thị trường này. Khi chúng ta làm tốt, đảm bảo uy tín, chất lượng sản phẩm thì sẽ có thị trường

Chúng tôi sẽ tiếp tục đàm phán để có các hiệp định thỏa thuận, tạo thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam có thể nhập khẩu nhiều hơn vào Nhật Bản

Nếu nhìn vào ba hướng đột phá về tiếp tục cải cách thể chế kinh tế thi trường, về xây dựng cơ sở hạ tầng, về đào tạo nguồn nhân lực được đặt ra trong giai đoạn tới, dường như Nhật Bản đang là đối tác có thể bổ sung rất tốt cho Việt Nam từ nền tảng những hỗ trợ đã thực hiện trong giai đoạn vừa qua. Ông đánh giá như thế nào về vai trò của Nhật Bản trong quá trình phát triển sắp tới của Việt Nam ?

Nhật Bản là đối tác phát triển rất quan trọng của Việt Nam. Tôi cho rằng Nhật Bản có thể tham gia mạnh mẽ vào cả ba hướng đột phá của chúng ta

Trong những năm vừa qua, Nhật Bản đã tham gia vào rất nhiều dự án cơ sở hạ tầng then chốt của Việt Nam như đường bộ cao tốc, cầu cống, bến cảng, sân bay… như nhà ga T2 sân bay Nội Bài, cảng Lạch Huyện, các hệ thống giao thông đô thị nội đô Hà Nội và Tp.HCM…

Nhật Bản cũng sẵn sàng hỗ trợ chúng ta phát triển nguồn nhân lực trong thời gian tới. Tôi nhận thấy có sự quan tâm lớn của Nhật bản đối với lĩnh vực này

Giai đoạn tới chúng ta cần nhân lực có chất lượng phục vụ cho các công trình hợp tác Việt Nam - Nhật Bản, cũng như nhân lực đáp ứng các công trình hợp tác trong khuôn khổ Mê Kông - Nhật Bản. Nguồn nhân lực được đào tạo tốt có thể được dưa sang làm việc ở Nhật Bản. Hai bên cũng mới ký thỏa thuận về di chuyển thể nhân, Nhật sẽ nhận y tá, điều dưỡng viên Việt Nam sang làm việc

Nói tóm lại, chúng ta có nhu cầu và Nhật Bản cũng sẵn sàng tham gia vào cả ba khâu đột phá của chúng ta

Như ông vừa đề cập, quá trình phát triển sắp tới hai bên sẽ đều cần đến nhau, có thể bổ sung cho nhau, và đang hướng tới một mối quan hệ trên nền tảng hỗ trợ mạnh mẽ và tạo điều kiện cho nhau. Vậy điều gì sẽ hiện thực những mong muốn này ?

Mối quan tâm hợp tác là từ cả hai phía

Để hiện thực mong muốn của hai bên, chúng ta trước hết tập trung thực hiện các thỏa thuận đã có. Những thỏa thuận đó khá nhiều, trong đó có cả những thỏa thuận mới như khai thác, chế biến đất hiếm; nghiên cứu xây dựng hai khu công nghiệp tại Hải Phòng và Vũng Tàu

Chúng ta sẵn sàng tạo điều kiện để các doanh nghiệp Nhật đầu tư vào lĩnh vực điện tử, chế tạo, công nghiệp phụ trợ… Nhật Bản cũng đang rất mong muốn tham gia vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của chúng ta

Hiện nay cả hai bên đều cần tái cấu trúc kinh tế. Nếu làm tốt, hai bên có thể bổ sung cho nhau. Nhật Bản có vốn, có công nghệ cao, Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào, có môi trường đầu tư được đánh giá là thuận lợi. Tôi tin rằng, Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam thì hai bên cùng có lợi

Dường như trong nhiệm kỳ mới của ông có nhiều việc phải làm để quan hệ giữa hai nước tiếp tục phát triển. Để hiện thực những mong muốn của hai chính phủ, ông có lời khuyên gì cho doanh nghiệp ?

Ngành ngoại giao nói chung cũng như Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam nói riêng có trách nhiệm đóng góp vào thực thi những thỏa thuận giữa hai bên, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ của Nhật Bản cho sự phát triển của đất nước trong những năm tới

Chúng tôi cũng xác định chương trình công tác trong 3 năm tới, đặt ra những ưu tiên phù hợp với tiến trình, với yêu cầu trong nước để đóng góp tốt nhất vào sự phát triển. Trong đó, việc hỗ trợ doanh nghiệp của chúng ta có những đối tác tốt từ Nhật bản và làm ăn thành công là một việc tôi ưu tiên

Cánh cửa Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản luôn rộng mở và bản thân tôi sẵn sàng lắng nghe những đề xuất để có thể hỗ trợ doanh nghiệp một cách tốt nhất. Tôi cũng mong doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục năng động, chủ động tìm kiếm đối tác, cũng như bám sát vào các đối tác đề có kế hoạch cụ thể, để triển khai
 
Nhật Bản muốn xây KĐT sinh thái đầu tiên tại Hà Nội​

Thông tin trên được Thứ trưởng Bộ Đất đai, Giao thông, Cơ sở hạ tầng và Du lịch Nhật Bản Shogo Tsugawa đưa ra tại buổi làm việc mới đây với Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Shogo Tsugawa mong muốn xây dựng khu đô thị sinh thái vệ tinh đầu tiên của Nhật Bản tại Hà Nội

Thứ trưởng cho biết, Nhật Bản có rất nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng các khu đô thị sinh thái vệ tinh. Vì vậy, Nhật Bản sẵn sàng chia sẻ và hợp tác với TP Hà Nội cũng như các bộ, ngành liên quan của Việt Nam để có cái nhìn tổng thể, khách quan nhất và dài hạn nhằm tránh được những tác động về môi trường, năng lượng… khi dự án đi vào hoạt động

Đánh giá cao ý tưởng trên, Chủ tịch TP Nguyễn Thế Thảo đưa ra ba gợi ý với đoàn về địa điểm xây dựng khu đô thị sinh thái vệ tinh này gồm: Hòa Lạc, Sóc Sơn và khu vực phía Bắc sông Hồng. Chủ tịch khẳng định, đây là những địa điểm có thể đáp ứng được những yêu cầu, tiêu chí cơ bản về cơ sở hạ tầng, điều kiện tự nhiên, đất đai, dân số

Chủ tịch cũng lưu ý hai bên cần cân nhắc, lựa chọn kỹ để tránh lạc hậu hay những điều không mong muốn sau khi khu đô thị đưa vào sử dụng
 
Doanh nghiệp Nhật muốn rời Thái Lan, Trung Quốc sang Việt Nam​

Nếu chịu đầu tư cho ngành công nghiệp phụ trợ nhiều hơn nữa, dòng vốn đầu tư từ Nhật vào Việt Nam sẽ còn tăng cao vì thị trường Trung Quốc, Thái Lan hiện kém hấp dẫn, theo ông Hirotaka Yasuzumi, Giám đốc điều hành JETRO


Dòng vốn từ Nhật vào Việt Nam hứa hẹn tăng cao​

Ông Hirotaka Yasuzumi, Giám đốc điều hành của văn phòng Tổ chức Xúc tiến Ngoại thương Nhật (JETRO) tại TP HCM có cuộc trao đổi nhanh với PV về cơ hội và thách thức cho ngành công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam

- Ông đánh giá như thế nào về khả năng thu hút dòng vốn đầu tư từ Nhật của doanh nghiệp Việt Nam ?

- Hiện doanh nghiệp Nhật có xu hướng chuyển căn cứ sản xuất và nguồn cung cấp vật liệu từ Trung Quốc sang Việt Nam. Ngoài ra, Việt Nam là điểm đến thu hút doanh nghiệp Nhật do giá nhân công ở Thái Lan tăng đột biến và khả năng đảm bảo nguồn nhân lực ở các vùng phụ cận tại Bangkok trở nên khó khăn hơn

Năm 2012, tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được cấp phép mới vào Việt Nam 7,8 tỷ USD, trong đó đầu tư từ các công ty Nhật chiếm 51%. Ngoài ra, Nhật là nhà đầu tư lớn nhất trong 5 tháng đầu năm nay với gần 3,7 tỷ USD vốn cam kết của các dự án mới và tăng thêm, chiếm 43% tổng vốn đầu tư FDI

Một trong những thách thức của doanh nghiệp Nhật khi đầu tư vào Việt Nam là tình trạng thiếu hụt ngành công nghiệp phụ trợ. Khi phía Nhật chưa thấy khả năng phát triển của ngành này sẽ khó có chuyện dòng vốn từ Nhật đổ mạnh vào Việt Nam

- Vậy theo ông, đâu là điểm yếu của ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam ?

- Nguồn nhân lực chưa đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất, dù người lao động tốt nghiệp từ trường đại học hay cao đẳng dạy nghề. Ngành công nghiệp phụ trợ phần lớn do doanh nghiệp vừa và nhỏ đảm trách, nhưng lại thiếu tiền để hoạt động cũng như rất khó khăn trong việc vay vốn từ ngân hàng.

Theo khảo sát của JETRO năm 2012, tỷ lệ cung cấp nội địa hóa cho các công ty Nhật tại Việt Nam rất thấp, chưa đến 28% so với 61% tại Trung Quốc và 53% tại Thái Lan. Trải qua 10 năm, thông qua nhiều hoạt động trao đổi thương mại, công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam vẫn chưa có thành quả trong việc nâng cao tỷ lệ nội địa hóa

- Doanh nghiệp Việt nên khắc phục ra sao ?

- Doanh nghiệp khi làm ra sản phẩm nên quản lý chất lượng tốt, thời gian giao hàng cần đúng tiến độ và phải quan tâm đến khâu kiểm soát chi phí giao hàng

Tôi lấy ví dụ, linh kiện, phụ tùng giống như là chân núi và sản phẩm cuối cùng là đỉnh núi. Do đó, để làm ra một thành phẩm, doanh nghiệp Nhật kiểm tra rất chặt chẽ khâu đầu vào vì đây chính là mấu chốt quan trọng để có một thành phẩm chất lượng cao và hoàn hảo nhất

Hiện nay, một số doanh nghiệp có chương trình đưa người lao động Việt sang Nhật đào tạo. Kết quả, có một số ít doanh nghiệp Việt thành công trong lĩnh vực phụ tùng. Theo tôi, nên nhân rộng mô hình thành công của những công ty này và tạo ra nhiều hơn nữa công ty vừa và nhỏ chuyên về công nghiệp phụ trợ. Nếu doanh nghiệp Việt Nam có được nền tảng vững trong công nghiệp phụ trợ, doanh nghiệp Nhật sẽ dễ vào để phát triển thị trường hơn

- Doanh nghiệp Nhật mong muốn các công ty Việt Nam tham gia nhiều nhất vào khu vực nào của ngành công nghiệp phụ trợ ?

- Có 5 lĩnh vực quan trọng trong ngành công nghiệp phụ trợ gồm: chế tạo khuôn mẫu; ép nhựa và dập; linh kiện điện và điện tử; phụ tùng liên quan đến máy móc gồm xe 3 bánh và 4 bánh; gia công kim loại, xử lý nhiệt và xử lý bề mặt

Việt Nam đang phát triển thị trường xe hơi nên ngành sản xuất công nghiệp phụ trợ về phụ tùng xe nên được quan tâm hơn

- Ông đánh giá thế nào về tương lai ngành công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam ?

- Tôi nghĩ rằng không chỉ nhìn riêng về ngành công nghiệp phụ trợ mà phải thấy được bức tranh tổng thể. Ví dụ, thị trường xe hơi tại Việt Nam đang bị áp rất nhiều loại thuế nên giá bán cao và dường như không ai muốn mua. Chỉ khi sức mua xe hơi khởi sắc, lúc đó ngành công nghiệp phụ trợ mới phát triển để đáp ứng nhu cầu gia tăng

Phương Mai
 
Vì sao Nhật Bản chọn Cảng Hải Phòng ?
Các doanh nghiệp Nhật đang dần đóng cửa các nhà máy tại miền Nam Trung Quốc và di chuyển đến Việt Nam

Ngành vận tải Việt Nam dường như đang thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư Nhật. Nổi bật là thương vụ All Nippon Airways chi ra hơn 100 triệu USD để sở hữu 8,77% cổ phần của Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines). Tiếp đến là Tập đoàn Năng lượng JX Nippon Oil & Energy chi 183 triệu USD để sở hữu 8% cổ phần của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. Mới đây, thêm một nhà đầu tư Nhật quyết định chi ra một số tiền khủng để đầu tư vào hệ thống cảng biển Việt Nam

Trao đổi trên tờ Financial Times, công ty hàng hải lớn nhất của Nhật là Mitsui OSK Line cho biết sẽ đầu tư vào dự án trị giá 1,2 tỉ USD mở rộng Cảng Hải Phòng (Cảng Container Quốc tế Hải Phòng). Dự kiến, dự án này sẽ hoàn thành vào năm 2018, giúp gia tăng công suất của bến cảng hiện tại lên gấp đôi. Đây được xem là dự án hợp tác công tư (PPP) về hạ tầng cảng biển đầu tiên có sự tham gia của các nhà đầu tư Nhật. Vì sao Mitsui lại chọn thời điểm này để gia tăng đầu tư tại Việt Nam và nhất là lựa chọn Hải Phòng ?

Theo ông Junichiro Ikeda, Chủ tịch Mitsui OSK, khoản đầu tư này là để phục vụ cho xu thế các doanh nghiệp Nhật đang dần đóng cửa các nhà máy tại miền Nam Trung Quốc và di chuyển đến Việt Nam để hưởng lợi từ chi phí hoạt động thấp hơn. Nhưng quan trọng hơn là Việt Nam được xem sẽ trở thành một trung tâm tại khu vực Đông Nam Á trong các năm tới nhờ vị trí địa lý thuận lợi, cũng như nhờ các hiệp định thương mại lớn. Việt Nam đã là thành viên của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và là 1 trong 12 thành viên của Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP)

Theo ông Rajiv Biswas, chuyên gia kinh tế phụ trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Hãng tư vấn HIS Global Insight, chính sách đầu tư của Mitsui có thể còn xuất phát từ dự đoán khu vực kinh tế ASEAN sẽ phát triển năng động trong 10 năm tới với GDP sẽ tăng hơn gấp đôi, từ 2.600 tỷ USD hiện nay lên 5.800 tỷ USD vào năm 2025. “Tôi nhấn mạnh rằng Việt Nam sẽ trở thành một trung tâm sản xuất điện tử cho khu vực. Điều này có thể thay đổi toàn bộ viễn cảnh kinh tế của Việt Nam”, ông Rajiv Biswas nói

Hải Phòng xem ra khá hợp với chiến lược kinh doanh của Mitsui. Theo phân tích của Công ty Chứng khoán Rồng Việt, khu vực các tỉnh Đông Bắc Việt Nam gồm có Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng đã thu hút gần một nửa tổng lượng vốn FDI đăng ký cả nước trong năm 2015. Trong đó, Hải Phòng nổi lên nhờ sở hữu vị thế là cửa ngõ xuất nhập khẩu hàng hóa ở phía Bắc, tiệm cận với thị trường Đông Á, đồng thời hệ thống đường xá đã được cải thiện nhanh chóng như Quốc lộ 50, Quốc lộ 10 và nhất là đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đưa vào vận hành các năm qua

Từ năm 2011-2015, tổng lượng hàng hóa thông qua các cảng tại Hải Phòng đã tăng trưởng khá mạnh, lên đến 9,6% và trong năm nay, mức tăng trưởng này dự kiến sẽ lên đến 16,2% nhờ các dự án lớn đi vào sản xuất như LG Electronics Vietnam, nhà máy lốp xe Bridgestone hay nhà máy sản xuất đất hiếm Shin Etsu

Theo kế hoạch, sau khi hoàn thành cả 2 hợp phần, dự án Cảng Hải Phòng có thể đón được tàu tải trọng lên đến 100.000 tấn và trở thành 1 trong 2 cảng nước sâu có thể tiếp nhận tàu có kích cỡ lớn nhất Việt Nam hiện nay, bên cạnh Cảng Quốc tế Cái Mép - Thị Vải (Vũng Tàu)

Mặc dù có lợi thế về quy mô công suất cũng như cơ sở vật chất hiện đại, nhưng rủi ro cho Mitsui trong dự án này cũng không phải là nhỏ. Bài học của Cảng Quốc tế Cái Mép - Thị Vải trong khu vực phía Nam chính là ví dụ điển hình. Cảng này ra đời dựa trên dự đoán lượng hàng xuất nhập khẩu ở khu vực miền Nam Việt Nam sẽ tăng mạnh khi gia nhập WTO. Nhưng dự báo đã không trở thành sự thật bởi nhu cầu thương mại của thế giới tăng trưởng chậm kể từ khủng hoảng kinh tế năm 2008-2009.
Trong khi đó, hiệu quả hoạt động của cảng biển như Cái Mép - Thị Vải còn chịu nhiều ảnh hưởng bởi quy hoạch manh mún, thiếu tập trung, khiến thị phần dự kiến bị ăn bởi các đối thủ nhỏ hơn như Cảng Cát Lái, Cảng Sài Gòn cũng như trong tương lai là cụm cảng tại Hiệp Phước...

Thất bại này có thể lặp lại tại Hải Phòng. Bởi bên cạnh dự án của Mitsui, một số các doanh nghiệp trong nước cũng đang gấp rút cuộc đua nâng cấp. Điển hình là Công ty Container Việt Nam (VSC) đang triển khai giai đoạn 2 nâng cấp Cảng Xanh VIP đưa tổng công suất lên 500.000 TEUs mỗi năm với khả năng có thể đón được tàu có tải trọng lên đến 30.000 tấn. Cảng Hải Phòng (PHP) cũng có kế hoạch mở rộng thêm 3 bến tàu nằm kẹp giữa cảng Tân Vũ và Nam Hải Đình Vũ

Áp lực cạnh tranh tại khu vực Hải Phòng đang rất khốc liệt khi có nhiều tên tuổi lớn tham gia như Vinalines, Tân Cảng Sài Gòn, Cảng Hải Phòng, Gemadept, VSC, hay thậm chí có cả sự hiện diện của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam... Tổng số doanh nghiệp kinh doanh cảng tại Hải Phòng lên đến 39, dường như quá nhiều cho một khu vực. Việc xuất hiện thêm một dự án container quốc tế Hải Phòng có thể dẫn đến một thay đổi lớn về cấu trúc hệ thống cảng biển tại Hải Phòng trong các năm tới, trong đó những doanh nghiệp kém cạnh tranh sẽ phải ra đi

Nguyễn Sơn
Nhịp cầu Đầu tư
 
Việt Nam là 1 trong 3 thị trường xuất khẩu quan trọng của Nhật
Ngày 26/5, Chủ tịch Tổ chức xúc tiến mậu dịch Nhật Bản (JETRO), ông Hiroyuki Ishige cho biết ngày càng có nhiều doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn mở rộng hoạt động đầu tư tại Việt Nam


vnpnhatban_VIEV.jpg


Chủ tịch Tổ chức xúc tiến mậu dịch Nhật Bản (JETRO), ông Hiroyuki Ishige

Báo cáo của JETRO cho thấy các chỉ số liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đều có sự cải thiện mạnh mẽ so với thời gian trước.

Theo Báo cáo điều tra hoạt động của các doanh nghiệp Nhật Bản ở nước ngoài trong tài khóa 2016 (kết thúc ngày 31/3) do Chủ tịch JETRO công bố, Việt Nam cùng với Mỹ và Tây Âu dang nổi lên là ba thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của Nhật Bản.

Theo báo cáo này, có 7,6% doanh nghiệp Nhật Bản chọn Việt Nam là điểm đến xuất khẩu quan trọng nhất, xếp thứ ba sau Trung Quốc (19,8%) và Mỹ (15,5%).

Tuy nhiên, điều đáng lưu ý ở đây là số doanh nghiêp Nhật Bản chọn Việt Nam tăng mạnh so với mức 3% doanh nghiệp nước này chọn Việt Nam trong cuộc điều tra được thực hiện trong tài khóa 2012.

JETRO cho biết số lượng doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn mở rộng hoạt động tại Việt Nam đã tăng trong năm thứ hai liên tiếp, từ mức 32,4% lên 34,1%.

Với kết quả này, Việt Nam được xếp trong nhóm ba điểm đến đầu tư có nhiều doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn mở rộng hoạt động nhất.

Bên cạnh đó, Việt Nam còn là điểm đầu tư mà các doanh nghiệp Nhật Bản có xu hướng tăng cường các chức năng cơ bản phục vụ cho hoạt động bán hàng và sản xuất.

Số doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam có dự định mở rộng hoạt động bán hàng đã tăng từ mức 22% của tài khóa trước lên mức 25,1%, đưa Việt Nam từ vị trí thứ 5 lên vị trí thứ 4 sau Trung Quốc, Thái Lan và Mỹ.

Trong danh sách các điểm đầu tư mà doanh nghiệp Nhật Bản muốn đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng giá trị gia tăng cao, vị trí của Việt Nam đã được cải thiện từ thứ 4 lên thứ 3.

Đối với hoạt động nghiên cứu và phát triển, vị trí của Việt Nam tăng từ thứ 6 lên thứ 4 và đối với lĩnh vực kho vận, Việt Nam đã được đứng ở vị trí thứ 3, cải thiện một bậc so với tài khóa trước.

Liên quan đến xu hướng các doanh nghiệp Nhật Bản chuyển hướng đầu tư, trong số 70 trường hợp chuyển hướng đầu tư từ thị trường khác đến ASEAN trong tài khóa 2016, Việt Nam là điểm đến đầu tư có nhiều doanh nghiệp Nhật Bản chuyển hướng đầu tư đến nhiều nhất với 38 trường hợp, chiếm trên 50%.

Về những ưu điểm của Việt Nam đối với doanh nghiệp Nhật Bản, Chủ tịch JETRO Ishige cho biết các doanh nghiệp Nhật Bản đã nêu ra ba thuận lợi khi đầu tư vào Việt Nam, trong đó thuận lợi đầu tiên là Việt Nam có nền chính trị và xã hội ổn định.

Ưu điểm thứ hai là thị trường quy mô và tiềm năng tăng trưởng và ưu điểm thứ ba là chi phí nhân công rẻ.

Nhận định về lĩnh vực mà các doanh nghiệp Nhật Bản tập trung đầu tư tại Việt Nam, ông Ishige nêu rõ kết quả phân tích xu hướng đầu tư mới trong giai đoạn 2015 – 2016 đã cho thấy có sự tăng trưởng trong hoạt động đầu tư vào lĩnh vực phân phối bán lẻ, khách sạn, nhà hàng và xây dựng.

Điều này chứng tỏ rằng các doanh nghiệp Nhật Bản đang chú trọng đến nhu cầu của người dân Việt Nam.
Liên quan đến nhận định của giới kinh tế về xu hướng các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang tăng cường tiếp cận thị trường Việt Nam, ông Ishige cho biết JETRO đang hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa Nhật Bản quan tâm đến việc đầu tư trực tiếp vào Việt Nam thông qua việc tổ chức các buổi hội thảo về môi trường đầu tư, phát các báo cáo điều tra và tổ chức các cuộc tư vấn tại văn phòng của JETRO ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo ông Ishige, JETRO đang tiến hành một dự án, trong đó các chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản tùy theo nhu cầu của từng doanh nghiệp như lập kế hoạch mở rộng hoạt động ở nước ngoài, tiến hành nghiên cứu thị trường, tổ chức gặp gỡ doanh nghiệp tại các điểm đến đầu tư, chọn lựa các đối tác địa phương, xây dựng cơ sở tại các điểm đầu tư và giải quyết những vấn đế liên quan đến hệ thống đánh giá tiêu chuẩn.

Trong số 4.533 doanh nghiệp tham gia dự án trên có 399 doanh nghiệp quan tâm đến việc đầu tư vào Việt Nam.

JETRO cho biết thêm tổng cộng có 985 doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm đến hoạt động tại Việt Nam

TTXVN
 
Top