What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Afica News

Nhật quyết định "đổ" vào châu Phi 14 tỉ USD
- Ngày 1-6, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tuyên bố Tokyo tài trợ cho châu Phi 14 tỉ USD trong năm năm tới


Thủ tướng Nhật Shinzo Abe bắt tay Tổng thống Tanzania Jakaya Kikwete tại Tokyo​

“Viện trợ phát triển chính thức (ODA) sẽ lên đến 1.400 tỉ yen (14 tỉ USD)” - AFP dẫn lời Thủ tướng Abe tại cuộc hội nghị kéo dài ba ngày ở Tokyo, thu hút sự tham dự của lãnh đạo hơn 40 quốc gia châu Phi

Ông Abe cho biết số tiền viện trợ này nằm trong khoản 3.200 tỉ yen (31,7 tỉ USD) mà Nhật sẽ cung cấp cho châu Phi để hỗ trợ các quốc gia lục địa đen phát triển kinh tế, hạ tầng cơ sở

Tuy nhiên, ông Abe nhấn mạnh muốn biến đổi quan hệ Nhật - châu Phi từ nhà tài trợ - nước tiếp nhận thành quan hệ đối tác kinh tế. Hiện các công ty Nhật muốn mở rộng sự hiện diện tại châu Phi, một thị trường lớn và dễ tính

Ông Abe cho biết Tokyo sẽ mời khoảng 1.000 sinh viên châu Phi đến Nhật mỗi năm để học tập tại các trường đại học và lấy kinh nghiệm ở các công ty Nhật. Nhật sẽ tăng cường các dự án tạo công ăn việc làm cho 30.000 người ở châu Phi

Các tập đoàn Nhật coi châu Phi là một cơ hội để phát triển bởi thị trường nội địa Nhật đang bị thu hẹp do dân số già đi và giảm sút. Giới quan sát nhận định chính quyền Nhật cũng muốn cạnh tranh với Trung Quốc để giành ảnh hưởng ở châu Phi

Thủ tướng Abe cam kết sẽ phục hồi nền kinh tế Nhật sau hai thập kỷ phát triển yếu ớt. Tháng trước ông cho biết sẽ đi khắp thế giới để quảng bá công nghệ xây dựng đường cao tốc, đường sắt cao tốc, hạ tầng điện... của Nhật. Ông Abe muốn tăng xuất khẩu hạ tầng lên 30.000 tỉ yen (298 tỉ USD) mỗi năm vào năm 2020

Nguyệt Phương
 
Châu Phi thất thoát 1.300 tỷ USD trong 30 năm qua
1.300 tỷ USD đã bị chuyển bất hợp pháp từ lục địa Đen đến các thiên đường thuế và các công ty vô hình

Đó là kết quả của báo cáo tổng hợp của Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) và Công ty tài chính toàn cầu, một tổ chức phi chính phủ của Mỹ (GFI-ONG Global Financial Integrity), được công bố ngày 29/5, nhân dịp đại hội thường niên lần thứ 48 của tổ chức tài chính liên châu Phi tại Marrakech (Morroco)

Raymond Baker, Giám đốc của trung tâm nghiên cứu và bảo vệ GFI, có trụ sở tại Washington tuyên bố: "Người ta vẫn thường nói rằng phương Tây bơm tiền vào châu Phi thông qua viện trợ nước ngoài và các luồng vốn khác từ khu vực tư nhân, mà không nhận được gì nhiều đổi lại. Báo cáo của chúng tôi lật ngược lại mối quan hệ này: châu Phi là chủ nợ ròng với phần còn lại của thế giới trong nhiều thập kỷ"

Ông Mthuli Ncube, trưởng chuyên gia kinh tế và Phó Chủ tịch AfDB cho biết: "Việc chảy máu nguồn lực của châu Phi trong ba mươi năm qua - gần như tương đương với GDP hiện tại của châu Phi - kìm hãm sự cất cánh của châu lục này"

Hay nói một cách khác, số tiền khổng lồ nói trên có giá trị gấp bốn lần so với nợ nước ngoài của châu Phi. Báo cáo của AfDB và GFI khuyến nghị thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt để ngăn chặn việc "chảy máu" các nguồn vốn này ảnh hưởng đến sự phát triển của châu Phi và nhất là Bắc Phi, khu vực bị ảnh hưởng nặng bởi hiện tượng này

Theo AfDB và GFI, cần minh bạch hóa hoàn toàn. Các ngân hàng và các thiên đường thuế nên thường xuyên cung cấp cho Ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế (BIS) những thông tin chi tiết tiền gửi, nhất là nêu rõ tên quốc gia nơi cư trú của người chủ tài khoản ở nước ngoài

Những thông tin ngân hàng sau đó có thể được chuyển tiếp từ BIS đến các quốc gia có liên quan. Để kiểm soát các công ty vô hình, các dữ liệu về người sở hữu cần phải được công bố và phục vụ cho việc tham vấn cộng đồng. Các chính phủ cần hợp tác và trao đổi thông tin về thuế mà họ nắm giữ

Cuối cùng, báo cáo trên cũng gợi ý cần tăng cường các quy định chống rửa tiền của mỗi nước, theo website tin tức Rewmi Senegal: "Các quốc gia châu Phi nên yêu cầu báo cáo của từng quốc gia về doanh thu bán hàng, lợi nhuận, số lượng nhân viên và nộp thuế của tất cả các tập đoàn đa quốc gia"

Hoàng Chiến
 
Châu Phi ‘bừng tỉnh’, đòi Trung Quốc trả lại việc làm

Trong nhiều năm qua, Trung Quốc đã cung cấp cho châu Phi hàng tiêu dùng giá rẻ, xây dựng đường xá và trường học khi đầu tư khai thác tài nguyên ở đây; tuy nhiên, nhiều quốc gia châu Phi hiện nay lại đang đòi hỏi Trung Quốc đem lại điều mà người dân ở đây mong muốn nhất, đó là việc làm

Từ Pretoria đến Abuja, chính phủ đã bắt đầu bày tỏ sự thất vọng về việc Trung Quốc sử dụng châu Phi như là một nguồn tài nguyên thiên nhiên và một thị trường tiêu thụ hàng hóa và cho rằng việc này có thể ngăn cản hàng tỷ người dân của châu lục này thoát khỏi cảnh đói nghèo


Công nhân châu Phi đang làm việc tại một công trường​

Một báo cáo gần đây của Ủy ban Kinh tế Châu Phi của Liên Hợp Quốc (UNECA) nhấn mạnh nguy cơ rằng, mối quan hệ của lục địa này với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có thể bóp nghẹt những nỗ lực xây dựng công nghiệp hóa

Thương mại của Trung Quốc với châu Phi đã tăng vọt từ 10 tỷ USD năm 2000 đến khoảng 200 tỷ USD vào năm 2013, 4 năm sau khi vượt Mỹ trở thành quốc gia đầu tư lớn nhất tại đây

Theo Ngân hàng Phát triển Châu Phi, hầu hết các khoáng sản khai thác ở châu Phi được xuất khẩu là nguyên liệu thô, có nghĩa việc làm và lợi ích từ việc xử lý chúng lại được tạo ra ở những nơi khác

Trong khi đó, một loạt các sản phẩm của Trung Quốc đã làm suy giảm quá trình công nghiệp hóa ở đây kể từ năm 1980. Theo tổ chức Brenthurst Foundation, một trung tâm chuyên nghiên cứu về các vấn đề kinh tế châu Phi, có trụ sở tại Johannesburg, riêng ngành dệt may của châu Phi đã bị mất tới 750.000 việc làm trong thập kỷ qua

Ngay cả cường quốc sản xuất của lục địa này là Nam Phi cũng có tới 40% giày dép và các loại vải đến từ Trung Quốc


Một người đàn ông Sudan đang xem sản phẩm của Trung Quốc tại Hội chợ Thương mại quốc tế Khartoum tại thủ đô Khartoum của Sudan​

Thể hiện sự lo ngại của nhiều chính phủ châu Phi, năm ngoái Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma đã thẳng thừng cảnh báo rằng, mô hình không cân bằng thương mại này là "không bền vững"

Alex Vines, Chủ tịch chương trình Châu Phi tại Viện nghiên cứu Chatham House cho biết: "Mối quan hệ được ‘lãng mạn hóa’ giữa đầu tư của Trung Quốc và châu Phi đã không còn nữa. Với dân số trẻ nhất và phát triển nhanh nhất trên thế giới, áp lực chính đối với các chính phủ châu Phi là cung cấp công ăn việc làm. Việc người Trung Quốc lấy những công việc đó là không có lợi"

Với việc châu Phi cung cấp tới một phần ba nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc, phần lớn là từ Angola, UNECA nhấn mạnh nguy cơ dẫn tới "Căn bệnh Hà Lan", khi đẩy mạnh xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên dẫn tới làm suy giảm ngành công nghiệp chế tạo - một hiện tượng giảm công nghiệp hóa

Thậm chí một nhà máy chế biến đậu phộng ở Senegal, một quốc gia Tây Phi khô cằn, không xuất khẩu nhiều tài nguyên cũng phải đối mặt với việc suy giảm sản xuất khi các nhà xuất khẩu Trung Quốc mua đậu phộng và gửi về Trung Quốc

Những nỗ lực chẳng hạn như cấm xuất khẩu gỗ chưa qua chế biến của Gabon và Mozambique cũng không có kết quả. Theo Reuters, tại Gabon, ước tính có khoảng 60% gỗ xuất khẩu trái phép sang Trung Quốc

Hồi tháng Ba, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nigeria Lamido Sanusi nhận định rằng việc khai thác tài nguyên từ châu Phi của Trung Quốc đã có tất cả các thuộc tính của "chủ nghĩa thực dân"

Phản ứng với những lời chỉ trích như trên, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có chuyến công du 6 ngày tới châu Phi để nhấn mạnh rằng nước ông đang tìm kiếm sự hợp tác hai bên cùng có lợi

Phát biểu tại Cộng Hòa Congo, ông nói: "Sự phát triển của Trung Quốc sẽ là một cơ hội chưa từng có đối với Châu Phi, và sự phát triển của châu Phi cũng có vai trò tương tự đối với đất nước tôi"

Bắc Kinh đã cung cấp rất nhiều vốn cho lục địa đang khát đầu tư này. Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Trung Quốc là chủ nợ lớn nhất của Châu Phi và Bắc Kinh cũng đã hứa sẽ cho châu lục này vay tới 20 tỷ USD trong 3 năm tới

Tuy nhiên, theo Reuters, số tiền này được chi tiêu nhiều cho hàng hóa của Trung Quốc và các cơ sở hạ tầng do Trung Quốc xây dựng. Hơn nữa, các công ty Trung Quốc thường dùng công nhân người Trung Quốc

Số lượng người Trung Quốc ở châu Phi đã tăng gấp 10 lần trong vòng 20 năm qua, ước tính khoảng 1 triệu người. Từ những người bán hàng ở Malawi đến các khu gái mại dâm ở Cameroon, nhiều người châu Phi phàn nàn rằng sự cạnh tranh của người Trung Quốc làm cho cuộc sống của họ khó khăn hơn

Không giống như những người nhập cư phương Tây, Theo Tổ chức lao động Thế giới, cộng đồng người Trung Quốc chủ yếu xuất phát từ tầng lớp nghèo nhất của xã hội Trung Quốc và họ cạnh tranh việc làm trực tiếp với người châu Phi

Tháng trước, tại Ghana, căng thẳng đã leo thang thành bạo lực khi cảnh sát và người dân tấn công những thợ khai thác vàng của Trung Quốc. Nhiều người Trung Quốc đã bị đánh đập và khoảng 200 người đã bị trục xuất

Dù có những chỉ trích từ các quốc gia châu Phi, nhưng Bộ Thương mại Trung Quốc vẫn khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc tăng cường đầu tư ở châu Phi. Trung Quốc đang thành lập Các khu Kinh tế Đặc biệt ở châu lục này

Phạm Khánh
 
Top