What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

EHC & Ngành công nghiệp y tế Việt Nam

Hà Nội cần 41.000 tỷ đồng phát triển hệ thống y tế​

Từ nay đến năm 2015, thành phố sẽ phải dành quỹ đất để xây dựng một số bệnh viện mới nhằm giảm mức quá tải bệnh nhân tại các cơ sở y tế trên địa bàn Thủ đô

Chiều 24/2, tại buổi gặp mặt của lãnh đạo thành phố Hà Nội với các giáo sư, bác sỹ chuyên gia đầu ngành nhân Ngày thầy thuốc Việt Nam (27/2), Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết, Thường trực Thành ủy Hà Nội vừa thông qua Quy hoạch chung phát triển ngành y tế thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Để thực hiện Quy hoạch này, thành phố dự trù nguồn kinh phí 41.380 tỷ đồng

Mục tiêu của Quy hoạch trên là phát triển đồng bộ hệ thống y tế chuyên sâu và phổ cập trên địa bàn thành phố; giảm tỷ lệ mắc bệnh, tật và tử vong, nâng cao sức khỏe, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng giống nòi, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng nguồn nhân lực, hình thành hệ thống chăm sóc sức khỏe đồng bộ từ Trung ương đến cơ sở và thói quen gìn giữ sức khỏe của nhân dân. Đồng thời đầu tư xây dựng các tổ hợp công trình y tế chất lượng cao tầm cỡ quốc tế, quốc gia tại 5 cửa ngõ Thủ đô; củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế

Phấn đấu đạt tỉ lệ 20 giường bệnh/10.000 dân vào năm 2015; 25 giường bệnh/10.000 dân vào năm 2020 và 30 giường bệnh/10.000 dân vào năm 2030... nhằm đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng tăng của nhân dân Thủ đô, góp phần để Thủ đô Hà Nội trở thành trung tâm dịch vụ y tế chất lượng cao của quốc gia và khu vực

Trước mắt, từ nay đến năm 2015, thành phố sẽ phải dành quỹ đất để xây dựng một số bệnh viện mới nhằm giảm mức quá tải bệnh nhân tại các cơ sở y tế trên địa bàn Thủ đô

Cụ thể, ở khu vực phía Bắc sẽ dành khoảng 15 ha tại huyện Mê Linh để xây dựng 1 bệnh viện quy mô 1.000 giường (500 giường đa khoa, 200 giường U bướu, 200 giường tim mạch, 100 giường Nhi); khu vực phía Tây khoảng 15 ha tại Thạch Thất xây dựng 1 cụm bệnh viện 1.000 giường (500 giường đa khoa, 200 giường tim mạch, 300 giường chuyên khoa Mắt); tại xã Song Phượng (huyện Đa Phượng) sẽ xây dựng Bệnh viện Nhi Hà Nội với quy mô 500 giường trên diện tích 5ha; khu vực phía Đông khoảng 15 ha tại huyện Gia Lâm xây dựng 1 cụm bệnh viên quy mô 1.000 giường (500 giường đa khoa, 200 giường bệnh phổi, 300 giường y học cổ truyền); khu vực phía Nam khoảng 15 ha tại huyện Phú Xuyên sẽ có một cụm bệnh viện quy mô 1.000 giường (500 giường chuyên khoa truyền nhiễm, 350 giường chuyên khoa sản, 150 giường tai mũi họng)

Hiện tại trên địa bàn Thành phố Hà Nội có 32 cơ sở y tế do Bộ Y tế quản lý; 9 bệnh viện và trung tâm khám chữa bệnh thuộc các Bộ, ngành và 40 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa do Thành phố quản lý. Tuyến quận, huyện có 29 trung tâm y tế, 43 phòng khám đa khoa và 577/577 xã phường đều có trạm y tế; 23 bệnh viện tư nhân

Nếu tính số giường bệnh thực kê tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố hiện mới chỉ đạt 15 giường bệnh/10.000 dân. Tuy nhiên, cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực y tế hiện nay vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu khám, chữa bệnh ban đầu của nhân dân, đặc biệt là các xã ngoại thành
 
Sức hút bệnh viện​

Với tỉ suất lợi nhuận tới 25%, mô hình kinh doanh bệnh viện cao cấp đang hấp dẫn các nhà đầu tư

Nhận kết quả con trai 7 tuổi bị ung thư máu, thay vì điều trị tại Bệnh viện Truyền máu và Huyết học TP.HCM, nơi đã chẩn đoán, anh Hồ Ngọc Hải ở quận 1, TP.HCM quyết định đưa con sang Singapore chữa trị. “Bệnh viện trong nước chật chội, tù túng. Không chắc bác sĩ trong nước có thể điều trị tốt. Do đó tôi quyết định như vậy, mặc dù tổng chi phí các đợt điều trị tại Singapore lên tới hơn 1,5 tỉ đồng”, anh nói

Đây chỉ là trường hợp điển hình của hàng trăm chuyến xuất ngoại khám chữa bệnh của người dân trong nước với các lý do như cơ sở hạ tầng bệnh viện trong nước không đảm bảo, chất lượng phục vụ thấp, khả năng chuyên môn không cao

Lãi ròng 25%/năm

Theo Bộ Y tế, năm 2010, cả nước có khoảng 1.043 bệnh viện nhưng không đủ đáp ứng số lượng bệnh nhân khám, điều trị nội và ngoại trú hằng năm lên tới hơn 10,1 triệu lượt người. Còn theo thống kê của tổ chức Business Monitor International, BMI (Anh), năm 2010, Việt Nam đạt tỉ lệ 1,75 giường bệnh/1.000 người dân so với mức lần lượt là 14; 8,6 và 2,2 của Nhật, Hàn Quốc và Thái Lan

Hiện nay một bộ phận người dân có mức thu nhập cao vẫn đi khám chữa bệnh ở Singapore, Trung Quốc, Hồng Kông hoặc Thái Lan. Bộ Y tế ước tính, hằng năm có hơn 30.000 người Việt Nam ra nước ngoài khám chữa bệnh, làm chảy máu ngoại tệ hơn 1 tỉ USD.

Trước tình hình đó, một số nhà đầu tư đã và đang triển khai các dự án bệnh viện cao cấp nhằm đáp ứng nhu cầu

Hoạt động từ tháng 3.2003, Bệnh viện FV ở Phú Mỹ Hưng, quận 7, TP.HCM, có số vốn đầu tư qua nhiều giai đoạn lên tới hơn 60 triệu USD. Ông Jean Marcel Guillon, Tổng Giám đốc FV cho biết, từ năm 2007, bệnh viện đã bắt đầu có lãi và tiếp tục tăng trưởng cả về số lượng bệnh nhân lẫn doanh thu

Năm 2012, FV dự kiến tiếp nhận khoảng hơn 230.000 bệnh nhân. “Doanh thu năm 2011 của FV khoảng hơn 35 triệu USD và dự kiến cho năm 2012 là gần 40 triệu USD”, ông nói

FV đạt điểm hòa vốn sau 5 năm hoạt động và ngày càng ăn nên làm ra với giá cả dịch vụ khá cao. Tháng 4.2011, ông Phạm Văn Minh, một Việt kiều Úc 69 tuổi, nhập viện trong tình trạng suy đa chức năng. Sau 10 ngày điều trị tại phòng săn sóc đặc biệt, tổng chi phí ông phải trả lên tới gần 500 triệu đồng

Giám đốc Tài chính một công ty bảo hiểm nhân thọ Mỹ tại Việt Nam và cũng là khách hàng của FV, cho biết: “Mức lãi trước thuế và trả lãi vay của FV có thể vào khoảng 35%, nên lãi ròng sẽ là xấp xỉ 25%/năm”

Các nhà đầu tư nước ngoài sau khi thành công tại Singapore đang nhìn vào tiềm năng thị trường Việt Nam, nhất là khi thị trường Singapore có khả năng sớm bão hòa. Năm 2011, ông Tan See Leng, Tổng Giám đốc Tập đoàn Parkway, từng tuyên bố Trung Quốc và Việt Nam sẽ là 2 điểm đến ưu tiên trong chiến lược phát triển ra nước ngoài

Parkway sẽ vận hành bệnh viện Quốc tế Thành Đô tại quận Bình Tân, TP.HCM, vốn đầu tư khoảng 80 triệu USD, khi công trình này đi vào hoạt động trong quý I/2013 với 319 giường bệnh. Bệnh viện đặt mục tiêu phục vụ hơn 60.000 bệnh nhân nội và ngoại trú có mức thu nhập trung và cao trong năm đầu hoạt động, sau đó sẽ tăng lên gấp đôi trong năm 2014

“Chúng tôi sẽ có mức giá dịch vụ cạnh tranh với chất lượng phục vụ cao để hướng tới mục tiêu có lãi sau 3-4 năm hoạt động”, ông David Yip, Phó Chủ tịch phụ trách Tài chính của Tập đoàn mẹ Hoa Lam-Shangri-La, cho biết. Sau khi bệnh viện đầu tiên đi vào hoạt động, nếu điều kiện thuận lợi, chủ đầu tư cho hay sẽ tiếp tục triển khai bệnh viện thứ hai trong năm 2013

Không chỉ các nhà đầu tư nước ngoài, một số doanh nhân trong nước cũng quyết định đầu tư vào mảng này. Ngày 7.1.2012, Tập đoàn Vingroup đã đưa vào hoạt động Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec tại Hà Nội. Đây là mô hình bệnh viện - khách sạn có vốn đầu tư lên đến hàng ngàn tỉ đồng. Tháng 5.2011, Bệnh viện An Sinh Hà Nội, vốn đầu tư gần 2.000 tỉ đồng, quy mô 500 giường cũng đã được khởi công và dự kiến đi vào hoạt động cuối năm 2013

Đại diện một quỹ đầu tư từ Nhật (không muốn nêu tên) dự báo, từ năm 2015, với hoạt động của hơn 10 bệnh viện cao cấp trên cả nước, tổng doanh thu ngành này có thể đạt khoảng 500 triệu USD

Thuận lợi song hành thách thức

Những năm gần đây, nhằm thực hiện chính sách xã hội hóa y tế, Chính phủ đã sửa đổi nhiều khung pháp lý để khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực này. Thuế thu nhập doanh nghiệp trong đầu tư y tế chỉ là 10% thay vì 25%; miễn thuế 4 năm cho doanh nghiệp mới thành lập và giảm 50% thuế trong 5 năm tiếp theo. Một số loại dự án mở rộng, xây dựng bệnh viện cũng được ưu đãi với mức vốn vay tối đa tới 70% tổng vốn dự án

Ngoài ra, theo cam kết khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập bệnh viện 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh với đối tác Việt Nam

Những thuận lợi này càng tạo thêm lực hút đối với các nhà đầu tư bên cạnh nhu cầu khám chữa bệnh đang tăng

Tuy nhiên, thách thức cũng không ít. Kết quả xếp hạng của BMI trong quý IV/2011 về môi trường đầu tư trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và dược phẩm tại 18 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương cho thấy Việt Nam sẽ gặp không ít khó khăn

Theo đó, Việt Nam ở vị trí 14, thuộc nhóm rủi ro cao của khu vực. Lạm phát cao, đồng nội tệ giảm giá so với USD và tình trạng gia tăng chi phí nhập khẩu nguyên liệu dược phẩm sẽ tiếp tục là những yếu tố làm cho môi trường đầu tư trong nước kém hấp dẫn

Chính vấn đề lãi suất cao đã làm khó cho không ít dự án đầu tư, mở rộng bệnh viện thời gian qua. Cuối năm 1999, Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ (TP.HCM) ra đời với 30 giường bệnh. Đến năm 2004-2005, bệnh viện vay 22 triệu USD đề đầu tư phát triển. Lãi suất lên cao, Hoàn Mỹ điêu đứng vì nợ và chỉ thoát khỏi cảnh phá sản khi VinaCapital và Ngân hàng Dut Deutz (Đức) mua lại cổ phần và đứng ra trả nợ thay

Bên cạnh đó, thủ tục hành chính chồng chéo, kéo dài tại Việt Nam cũng là một cửa ải làm nản lòng chủ đầu tư

Vĩnh Bảo
 
Doanh nghiệp Pháp trong lĩnh vực y tế tìm cơ hội hợp tác tại Việt Nam​

Hoạt động này hướng tới mục tiêu phát triển quan hệ đối tác bền vững trong tất cả các lĩnh vực thương mại, công nghệ và kĩ thuật giữa các doanh nghiệp hai nước

Năm 2011, doanh thu của thị trường trang thiết bị y tế Việt Nam được ước tính lên tới hơn 600 triệu đô la Mỹ với mức tăng trưởng 16% so với năm 2010. Tỉ lệ tăng trưởng này được dự đoán có thể tiếp tục tăng trong những năm sắp tới

Hiện nay, 90% trang thiết bị y tế sử dụng tại các trung tâm y tế và bệnh viện của Việt Nam đều phải nhập khẩu. Đây chính là cơ hội để các doanh nghiệp nước ngoài nói chung và doanh nghiệp Pháp nói riêng tiếp cận thị trường đầy tiềm năng này

Trên cơ sở đó, một phái đoàn gồm 12 doanh nghiệp Pháp sẽ tham gia chuyến công tác gặp gỡ khách hàng tiềm năng trong lĩnh vực y tế do Cơ quan đại diện thương mại Pháp tại Việt Nam (UBIFRANCE VIETNAM) tổ chức, tại Hà Nội và TPHCM, từ ngày 12 - 15/3/2012

Với hơn 100 cuộc gặp song phương được tổ chức trong khuôn khổ chuyến công tác, các doanh nghiệp Pháp sẽ có cơ hội giới thiệu về công nghệ, dịch vụ và kinh nghiệm của mình với các đối tác Việt Nam. Hoạt động này hướng tới mục tiêu phát triển quan hệ đối tác bền vững trong tất cả các lĩnh vực thương mại, công nghệ và kĩ thuật giữa các doanh nghiệp hai nước
 
Giảm tải bệnh viện - Vẫn nan giải​

Người bệnh phải nằm ghép 2-3 người/giường, thậm chí là 4 người/giường, công suất sử dụng giường bệnh của nhiều bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện lớn ở nhiều tỉnh thành lên tới 200% - 300%. Làm gì để giải quyết được tình trạng quá tải bệnh viện diễn ra trầm trọng và cải thiện chất lượng khám chữa bệnh… Lời giải nào cho vấn đề bức xúc này của ngành y tế và xã hội ?

Khổ như đi viện

PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho biết, tình trạng quá tải tại nhiều bệnh viện vẫn diễn ra trầm trọng dù thời gian qua Bộ Y tế đã triển khai nhiều biện pháp để giảm tải

Chẳng hạn như tại Bệnh viện K Trung ương, công suất sử dụng giường bệnh trên 170%, Bệnh viện Bạch Mai 168%, Chợ Rẫy 139%... Tại nhiều khoa phòng chuyên khoa, tình trạng quá tải còn nặng nề hơn. Tại Khoa Phẫu thuật tổng hợp, Bệnh viện K Trung ương công suất sử dụng giường lên tới 341%, Khoa Phẫu thuật vú 326%, Khoa xạ 282%. Tại các bệnh viện đa khoa lớn như Chợ Rẫy, Việt Đức, Bạch Mai, Nhi Trung ương… các khoa tim mạch, hô hấp, ung bướu, nội tiết cũng luôn trong tình trạng quá tải khoảng 200%

Trong khi đó, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo công suất sử dụng giường bệnh của bệnh viện không nên vượt quá 85%. Khi công suất sử dụng giường bệnh vượt quá mức trên, đặc biệt khi công suất lên quá cao, trên 95% sẽ thường xuyên xảy ra tình trạng không đủ giường bệnh để tiếp nhận thêm người bệnh, đặc biệt là các trường hợp cấp cứu

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, không nơi nào trên thế giới lại có tình trạng nằm ghép 3-4 người/giường như bệnh viện ở nước ta. Thậm chí, người bệnh xếp hàng từ 5 giờ đến 11 giờ vẫn chưa được khám bệnh chỉ vì thủ tục hành chính rườm rà

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, ngoài yếu tố năng lực chuyên môn của tuyến y tế cơ sở hạn chế, kinh phí đầu tư cho y tế thấp, còn do thiếu các quy chế, hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật cũng như những tác động không mong muốn của một số chính sách

Cùng với đó là bệnh tật diễn biến ngày càng phức tạp, làm gia tăng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Các bệnh lý không lây nhiễm như bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, ung thư, bệnh phổi mãn tính cũng gia tăng đến mức báo động, tăng gấp 2,9 lần so với các bệnh truyền nhiễm

Giảm tải vẫn phải chờ

Để giải quyết tình trạng quá tải ở nhiều bệnh viện lớn đã kéo dài nhiều năm qua, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, hiện nay, Bộ Y tế đang tập trung xây dựng Đề án giảm tải bệnh viện để trình Chính phủ vào tháng 6 tới

Đáng chú ý, trong đề án này, Bộ Y tế sẽ tiến hành phân tuyến kỹ thuật cụ thể, quy định chuyển tuyến và các định mức thanh toán rất rõ ràng, với mục tiêu đến năm 2015 giải quyết được tình trạng quá tải tại một số bệnh viện tuyến trung ương và bệnh viện trực thuộc Sở Y tế Hà Nội và TPHCM, với công suất sử dụng giường bệnh không vượt quá 100%. Đến năm 2020 giảm tải bền vững trong toàn hệ thống khám chữa bệnh ở cả 3 tuyến trung ương, tỉnh, huyện

Để đạt được mục tiêu trên, Bộ Y tế đưa ra nhiều giải pháp, trong đó chú trọng tới công tác y tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe ban đầu với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh” nhằm giảm tỷ lệ mắc, tử vong của các bệnh truyền nhiễm. Đồng thời, tăng cường phòng chống các bệnh không nhiễm trùng, góp phần giảm nhu cầu khám chữa bệnh của người dân

Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng đã đề nghị Nhà nước tăng tỷ trọng nguồn vốn đầu tư và nguồn kinh phí sự nghiệp cho ngành y tế, bảo đảm chi cho y tế đạt 10% GDP, chi tiêu công cho y tế đạt trên 50% (hiện nay là 39,3%)

Ngay trong năm nay, mục tiêu phấn đấu giảm 15%-20% tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến trung ương, thành phố, chuyên khoa ung bướu, nhi, tim mạch so với năm 2011

Bộ Y tế cũng yêu cầu một số bệnh viện đang quá tải trầm trọng triển khai ngay các biện pháp giảm tải trước mắt, như: Bệnh viện K Trung ương trước tháng 6 sẽ phải chuyển 300 giường bệnh ra cơ sở 3 tại Tân Triều, Thanh Trì (Hà Nội) để giảm tải cho cơ sở chính nằm trong nội thành Hà Nội

Bệnh viện Bạch Mai phải khẩn trương bố trí thêm 50 giường bệnh tại Viện Tim mạch và Trung tâm ung bướu. Các bệnh viện cũng sẽ phải sắp xếp, bố trí lại quy trình khám chữa bệnh khoa học hơn, đơn giản hóa thủ tục hành chính, có biển chỉ dẫn rõ ràng và nhân viên tiếp đón, hướng dẫn bệnh nhân chu đáo để giảm thời gian chờ đợi và sự phiền hà của người bệnh

Cả nước hiện có 1.511 cơ sở khám chữa bệnh (bao gồm cả phòng khám đa khoa khu vực) với 200.000 giường bệnh. Tỷ lệ giường bệnh của Việt Nam mới đạt 20,5 giường bệnh/10.000 dân, so với trung bình các nước trong khu vực Tây Thái Bình Dương là 33 giường bệnh/10.000 dân, Nhật Bản 140 giường/10.000 dân, Hàn Quốc là 86 giường/10.000 dân. Bên cạnh đó, kinh phí đầu tư cho y tế ở Việt Nam mới đạt 58,3 USD/người, so với Thái Lan: 136,5 USD/người, Malaysia: 307,2 USD/người...
 
Chuyện những bác sỹ kiếm tiền tỷ/năm ở Hà Nội​

Khi người ta kháo nhau không ít về việc nhiều giáo viên kiếm được tiền tỷ mỗi năm, chuyện các bác sỹ kiếm tiền tỷ trong nhiều năm qua cũng không còn là lạ nữa

Thu nhập tiền tỷ mỗi năm – chuyện thường ngày ở huyện

Phòng khám răng phố Chùa Láng, chi phí của mỗi bệnh nhân cho một lần khám, theo tiết lộ của nhân viên phòng khám, khoảng 200 nghìn đồng tối thiểu. Nhưng một ngày khám phòng khám cũng có khoảng 30, 40 bệnh nhân, chưa kể các bệnh nhân đã đóng tiền cả cục vài chục triêu cho dịch vụ cao cấp, dài hạn. Nếu chỉ tính riêng số bệnh nhân đến khám hàng ngày, mỗi ngày phòng khám cũng có khoản thu nhập 7,8 triệu đồng/ngày

Tại một phòng khám khác của bác sỹ N trên phố Hoàng Cầu, với mức chi phí khám mỗi lần 200 nghìn tối thiểu (chưa kể bác sỹ có kinh doanh thuốc, dù không ép buộc bệnh nhân mua), một buổi 40 bệnh nhân, với một buổi khám khoảng 4 tiếng, bác sỹ có 8 triệu. Một tuần nếu khám đều đặn, bác sỹ thu về 32 triệu và một tháng cũng được hơn 120 triệu, nếu tính cả năm, thu nhập tiền tỷ cũng không phải chuyện khó khăn gì

Phòng khám và siêu âm thai của một bác sỹ T.D nổi tiếng trên đường Điện Biên Phủ, khi đi qua đây vào khoảng 4 buổi chiều trong tuần, người ta không khó để bắt gặp hàng dài những ông chồng đứng chờ vợ. Danh tiếng của bác sỹ tại Hà Nội không phải điều để bàn cãi. Và tiếng tăm mang lại lợi nhuận khủng cũng có thể coi như điều tất yếu

Thử làm một phép tính đơn giản. Bác sỹ siêu âm một lần 500 nghìn (thai thường) cho đến 800 nghìn (với thai đôi). Một tuần khám khoảng 4 buổi, mỗi buổi khoảng 45 bệnh nhân. Như vậy, với chỉ một buổi siêu âm, bác sỹ thu về không dưới 22 triệu; 1 tuần 88 triệu và 1 tháng 360 triệu đồng

Một năm trừ đi chi phí trả lương cho một số nhân viên và phòng khám, bác sỹ mang về nhà ít nhất 3,5 tỷ đồng. Một con số thật “kinh khủng” so với mặt bằng xã hội hiện nay

Xứng hay không xứng ?

Một khi đã có danh tiếng, người nọ rỉ tai người kia, các bác sỹ không cần quảng cáo nhiều mà bệnh nhân vẫn kéo đến nườm nượp. Thu nhập của họ nếu so với mức lương nhận được tại các bệnh viên gấp đến hàng trăm lần

Dù vậy cũng phải khẳng định có được mức thu nhập như trên cũng hoàn toàn xứng đáng với trình độ và sự nỗ lực của các bác sỹ. Quay trở lại chuyện thu nhập hơn 3 tỷ/năm của một bác sỹ chuyên siêu âm thai được đề cập đến ở trên, bác sỹ đã phải dành rất nhiều năm học tập và nghiên cứu tại các nước có nền y học uy tín như Pháp, Đức

Bác sỹ cũng đã phải phấn đấu rất nhiều để có được chức danh trong bệnh viện và nhiều học hàm, học vị khác. Hơn thế nữa là sự tận tâm đối với nghề của bác sỹ

Nếu một thai phụ nào đã từng đi khám và so sánh, có thể thấy bác sỹ T.D siêu âm cẩn thận và chi tiết hơn rất nhiều so với nhiều bác sỹ khác dù thực ra so tương quan, mức thù lao của bác sỹ cũng không cao hơn quá nhiều

Chính người quen của tác giả bài viết đã từng so sánh chất lượng và thái độ khi siêu âm và khám cho bệnh nhân của bác sỹ tại một phòng khám nổi tiếng trên phố Thái Thịnh, có thể khẳng định nhiều bác sỹ tại phòng khám trên phố Thái Thịnh này dù cũng thu đến 400 nghìn/lần siêu âm thai nhưng làm ăn nhiều khi rất cẩu thả và qua quýt để khám cho được nhiều bệnh nhân

Trong khi đó phòng khám của bác sỹ T.D chỉ giới hạn số lượng thai phụ cho mỗi lần siêu âm. Việc bỏ ra chi phí cao hơn để nhận được dịch vụ tốt tương xứng âu cũng hoàn toàn phù hợp

Phòng khám của bác sỹ N phố Hoàng Cầu, bệnh nhân được chăm sóc hết sức kỹ càng và cẩn thận. Nhân viên của phòng khám cũng không bao giờ có thái độ hạch sách hay ép buộc người bệnh mua thuốc của phòng khám. Đến khi vào chữa bệnh tại bệnh viện nơi bác sỹ làm việc, chưa bao giờ bác sỹ có bất kỳ đòi hỏi nào về thu lao ngoài chi phí chữa bệnh cần thiết

Thu nhập ở mức độ cao như vậy nên chuyện sắm nhà lầu xe hơi đối với các bác sỹ là chuyện hoàn toàn bình thường. Được biết trong các bác sỹ nêu trên, có người đã mua biệt thự giá mười mấy tỷ để ở cách đây đến 4,5 năm…
 
Bệnh viện quận huyện thành bệnh viện cơ sở 2​

Với công suất sử dụng giường bệnh được Sở Y tế TPHCM tính toán chỉ đạt trung bình khoảng 60%, nhiều bệnh viện (BV) quận huyện thực sự vắng như “chùa bà đanh”, trong khi các BV tuyến TP lại luôn quá tải trầm trọng. Vì vậy, phương án giảm tải BV tuyến trên mà Sở Y tế cũng như lãnh đạo một số BV đề đạt là lấy BV quận, huyện làm cơ sở 2 (BV vệ tinh) cho các BV TP quá tải

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều: liệu phương án này có hiệu quả và hài hòa được các “nhóm lợi ích” ?

Bệnh viện quận huyện: Chỉ giao 1-2 khoa

Trong cuộc làm việc với Đoàn giám sát Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TPHCM mới đây, lãnh đạo BV quận 2 cho rằng đã cố gắng nỗ lực trong mấy năm qua mới chỉnh đốn được đội ngũ y bác sĩ cũng như công tác khám chữa bệnh

Thế nhưng, với 150 giường bệnh, BV vẫn chưa khai thác hết công suất do chưa triển khai được kỹ thuật, chưa có bác sĩ và hơn hết là chưa thu hút được bệnh nhân. Đơn cử như các khoa Nội - Nhi, Phụ sản… vẫn còn lèo tèo lượng bệnh nhân

Từ thực tế này, vừa qua BV Ung bướu TPHCM đã kiến nghị với BV quận 2 giao lại khoảng 50 giường bệnh để triển khai khám sàng lọc và chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư. “Kiến nghị này mới ghi nhận thôi chứ chưa làm được. Còn nhiều thủ tục phải bàn”, BS Trần Văn Khanh, Giám đốc BV quận 2 cho biết

Cũng theo BS Khanh, BV đang xúc tiến dự án xây mới thêm khoảng 100 giường bệnh, xây dựng hệ thống xử lý nước thải. “Với địa bàn dân cư đông, có khả năng phục vụ cho một trung tâm hành chính của thành phố sắp tới, việc phát triển BV quận 2 thành BV đa khoa chuyên sâu là cần thiết”, BS Khanh nói. Do đó, theo BS Khanh, nếu thực sự giao cho BV tuyến TP làm cơ sở 2 thì giao 1-2 khoa thôi chứ không thể giao hết cả BV…

Nằm gần khu vực tập trung những BV lớn như BV Pháp Việt, BV Tâm Đức, nên BV quận 7 ít được người bệnh chú ý. Trong khi, khu vực xung quanh BV quận 7 lại tập trung khá nhiều cư dân của khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng có đời sống cao, nhu cầu khám chữa bệnh cao

Đặt vấn đề về việc lấy BV quận 7 làm cơ sở 2 cho BV quá tải của TP, BS Trần Dư Đông, Giám đốc BV, cho biết đã nghe ý tưởng đó nhưng hiện nay BV vẫn trực thuộc quản lý của UBND quận nên nếu quận có chủ trương thì mới tính toán tới

“Quan điểm của tôi là nếu thấy cần thiết chuyển BV quận thành cơ sở 2 và giảm tải cho tuyến trên, phục vụ tốt cho người bệnh thì ủng hộ

Nhưng, “nên xem xét lại lấy toàn bộ BV hay chỉ vài chục giường để mở một khoa”, BS Đông nói. Với 150 giường, BV quận 7 vẫn có vai trò lớn phục vụ đông đảo người bệnh là công nhân, người lao động, nhất là công nhân KCX Tân Thuận

Theo tính toán của Sở Y tế, hiện công suất giường bệnh mà các BV quận huyện đạt được chỉ khoảng 60%. Thậm chí một số BV đạt thấp hơn và triển khai rất hạn chế các kỹ thuật khám chữa bệnh như BV quận 9, quận 12, Bình Chánh…

Do vậy, Sở Y tế TPHCM đang xây dựng đề án để chuyển BV quận huyện về trực thuộc mình quản lý nhằm có điều kiện nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Trong đó, ý tưởng “biến” BV quận huyện thành BV vệ tinh cũng đang được bàn tới

Bệnh viện thành phố: Lấy thì lấy hết !

Tại buổi làm việc với Ban Văn hóa-Xã hội HĐND TPHCM vừa qua, BS Trần Thanh Mỹ, Giám đốc BV Chấn thương chỉnh hình TPHCM, than vãn là đã hết cách để giảm tải rồi

“Lượng bệnh nhân quá đông, nhất là tuyến tỉnh chuyển lên. Anh em bác sĩ làm hết khả năng rồi nhưng bệnh nhân ùn ứ, hẹn mổ vẫn nhiều”, BS Mỹ nói. Năm 2010, BV Chấn thương Chỉnh hình mới đã được xây dựng dự án ở huyện Bình Chánh nhưng đến nay chưa khởi công được

Do vậy, biện pháp giảm tải cho BV Chấn thương chỉnh hình vẫn còn mông lung. “Cứ giao hẳn một BV quận huyện nào đó cũng được để BV làm cơ sở 2 chắc chắn sẽ giảm tải được ngay”, BS Mỹ khẳng định. Theo BS Mỹ, tiền thân của BV Chấn thương chỉnh hình cũng là BV đa khoa, sau đó chuyển thành chuyên khoa

Vậy thì các BV quận huyện đa khoa chuyển thành chuyên khoa cũng chẳng lấy gì lạ. Vả lại, một số BV quận huyện cũng khó lấy niềm tin của người bệnh khi trình độ khám, điều trị còn hạn chế. Có chăng chỉ khám BHYT, còn điều trị thì người bệnh cũng vượt tuyến

“Nếu được giao, BV sẽ chuyển 1/3 nhân sự và 1/3 máy móc thiết bị để làm cơ sở 2, và chỉ trong thời gian ngắn là vận hành ngay. Bộ máy của BV quận huyện vẫn giữ y nguyên, có chăng chỉ đào tạo lại một số bác sĩ, điều dưỡng”, BS Mỹ cho biết. Với quan điểm tương tự, BS Lê Hoàng Minh, Giám đốc BV Ung bướu TPHCM, kiến nghị cần có biện pháp giảm tải trước mắt mà không kém phần căn cơ là lấy BV quận huyện làm cơ sở 2

“Dự án xây mới cơ sở 2 của BV ở quận 9 chưa đền bù giải tỏa xong. Dự án khu điều trị kỹ thuật cao chưa triển khai được. Nâng cấp mở rộng BV hiện hữu cũng chưa ổn. Mà dự án nào cũng phải qua nhiều cấp phê duyệt, tốn kém nhiều tiền, mất nhiều thời gian. Thay vì vậy cứ lấy BV quận huyện nào hoạt động kém công suất để làm BV vệ tinh có vẻ khả thi hơn”, BS Minh nói

Quả thực, mặc dù UBND TPHCM đang xúc tiến xây dựng các dự án BV cửa ngõ nhưng cũng phải đến năm 2015 mới có thể đưa 1-2 BV đi vào hoạt động. Trong khi sự quá tải đang ngày càng nghiêm trọng cho các BV tuyến TP

Vì thế, theo ông Huỳnh Công Hùng, Trưởng ban Văn hóa-Xã hội HĐND TPHCM, trước mắt nên chọn phương án phù hợp nhất, hiệu quả nhất mà ngắn nhất, ít tốn kém nhất triển khai trước

Trong đó, việc chuyển một số BV quận huyện thành cơ sở 2 cho các BV đang quá tải nghiêm trọng như Chấn thương Chỉnh hình, Ung bướu, Nhi đồng 1 cần xem xét tới
 
Nằm viện đắt hơn khách sạn 5 sao ở Việt Nam​

– Nhằm tăng thu để cải thiện chế độ đãi ngộ cho cán bộ y tế và để đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của người bệnh, nhiều bệnh viện công lập lớn đang ngày càng mở rộng khu vực khám dịch vụ theo yêu cầu và thu giá cao hơn khu vực khám bệnh thông thường

Cạnh tranh với các bệnh viện này là những bệnh viện tư được xây dựng theo tiêu chuẩn khách sạn cao cấp và hướng tới các kỹ thuật chuyên sâu

Nở rộ dịch vụ cao cấp ở bệnh viện công

Bệnh viện Bạch Mai đang ngày càng mở rộng khu vực khám dịch vụ chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu bệnh nhân. Sau khi mở khoa khám bệnh theo yêu cầu được một thời gian ngắn và khoa này cũng bị quá tải, sắp tới bệnh viện sẽ xây dựng khu điều trị dịch vụ cao với 56 giường bệnh ở Viện Tim mạch và 56 giường bệnh này sẽ được tính đúng, tính đủ, phục vụ những người có đủ khả năng chi trả (hiện khu vực khám dịch vụ của Viện Tim mạch cũng đang quá tải)

Chưa hết, bệnh viện Bạch Mai cũng mới vay 500 tỷ đồng của Tập đoàn dầu khí và các nguồn khác để xây dựng một trung tâm y tế quốc tế dịch vụ cao, chất lượng tốt phục vụ người bệnh trong thời gian tới

Theo quy hoạch của TP Hà Nội thì trung tâm này chỉ được phép xây 9 tầng nhưng như vậy không thể đáp ứng đủ nhu cầu người bệnh nên bệnh viện đang xin TP Hà Nội được phép xây lên 21 tầng

Ông Nguyễn Quốc Anh, Giám đốc bệnh viện Bạch Mai bày tỏ quan điểm: “Phải có bệnh viện công đi tiên phong trong vấn đề khám chữa bệnh chất lượng cao vì y tế công lập vẫn là chủ chốt, bệnh viện tư nhân hiện mới chỉ làm những kỹ thuật chưa chuyên sâu”

20120327110000_nhi2.jpg

Mỗi phòng đơn trong khu điều trị tự nguyện A có giá gần 2 triệu đồng/ngày (với bệnh nhân hậu phẫu là 2.300.000 đồng/ngày)​

Giá khá 'chát' nhưng bác sỹ Trần Thanh Tú - trưởng khoa điều trị tự nguyện A (áo trắng) - cho biết khoa thường xuyên phải từ chối bệnh nhân vì không còn giường

Bệnh viện Nhi TW cũng đang phát triển khu vực dịch vụ cao nhằm phục vụ những người có đủ khả năng thanh toán. Tại khoa điều trị tự nguyện A, một bệnh nhân khám đa khoa nếu đặt lịch khám trước qua điện thoại thì tiền công khám là 390 ngàn đồng (chưa kể xét nghiệm, chụp chiếu); còn nếu không đặt trước qua điện thoại, tiền khám là 580.000 đồng

Với bệnh nhân khám chuyên khoa, nếu đặt lịch khám trước qua điện thoại, tiền khám là 580.000 đồng; nếu không đặt trước, tiền khám nâng lên mức 680.000 đồng/lần khám

Cộng tất cả các loại xét nghiệm, chụp chiếu, một bệnh nhân đến khám tại khoa điều trị tự nguyện A có thể phải “móc ví” ít nhất vài ba triệu đồng (vì giá các xét nghiệm cũng đắt gấp 3-4 lần thông thường)

Sự chênh lệch này đặc biệt thể hiện ở giá phòng nằm điều trị. Khoa điều trị tự nguyện A của bệnh viện Nhi Trung ương có 3 loại phòng điều trị nội trú, thấp nhất là loại phòng 3 giường cho 3 bệnh nhân, giá 1.200.000 đồng/ngày/phòng

Tiếp đến là loại phòng 2 giường/2 bệnh nhân, giá 1.500.000 đồng/ngày. Cao nhất là phòng đơn cho 1 người, giá 1.880.000đồng/ngày

Đặc biệt, với bệnh nhân phẫu thuật, nếu sử dụng phòng có 1 giường cho 1 người, giá tiền sẽ là 2.300.000 đồng/ngày. Đây chỉ là tiền phòng, tiền ăn, tiền phục vụ, chưa tính tiền khám, tiền thuốc và các dịch vụ khác nằm ngoài danh mục

Tính cả chi phí thuốc thang, các chi phí gián tiếp khác, nếu mỗi bệnh nhân vào đây điều trị khoảng 7 ngày rồi ra viện thì chi phí có thể lên tới xấp xỉ 20 triệu đồng! Để đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân, bệnh viện Nhi TW cũng triển khai các loại hình BHYT đặc biệt (liên kết với các doanh nghiệp tư nhân) với mức đóng cao để khi phải nằm viện, bệnh nhân có thể được phía bảo hiểm thanh toán tối đa 10 triệu đồng/ngày/người

Ông Lý Ngọc Kính, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đánh giá việc các bệnh viện công lập lớn ngày càng mở rộng các khu khám chữa bệnh theo yêu cầu như trên là tất yếu trong bối cảnh nhu cầu xã hội ngày càng cao và bệnh viện cần nguồn kinh phí để trang trải các chi phí về tiền lương cho cán bộ y tế (do Ngân sách Nhà nước còn hạn chế, giá viện phí rất thấp)

Tuy nhiên, để khu vực này hoạt động “lành mạnh” cần cơ chế đặc thù để tránh việc lấy nguồn nhân lực, vật lực, đất đai của khu vực công lập để phục vụ khu vực tư nhân. Như vậy là điều không rõ ràng và người bệnh ở các khu vực khám chữa bệnh thông thường sẽ chịu thiệt

Bệnh viện tư cũng tham gia vào cuộc đua

Vào đầu tháng 1 vừa qua, sự kiện một bệnh viện khách sạn 5 sao khai trương tại Hà Nội đã khiến nhiều người chú ý

Bệnh viện này khi ra đời đã đặt ra tiêu chí phát triển là hướng tới chất lượng và dịch vụ 5 sao. Và tương đồng với điều này, giá thành khám chữa bệnh tại đây cũng cao hơn hẳn so với các bệnh viện thông thường (và tương đương các bệnh viện tư nhân quốc tế tại Viêt Nam như bệnh viện Việt - Pháp).

Cụ thể: Với gói sinh thường, giá tại bệnh viện này là 25 triệu đồng/ca, sinh mổ là 30 triệu đồng/ca. Gói khám sức khỏe tổng thể dành cho người từ 17-35 tuổi là 2 triệu đồng, gói nâng cao (35-50 tuổi) là 3 triệu đồng, gói đặc biệt 7 triệu đồng/người, …

Ngoài ra, bệnh viện còn triển khai các loại thẻ khám chữa bệnh theo nhiều nấc khác nhau để người bệnh có thể lựa chọn theo nhu cầu và không có thẻ nào có mệnh giá dưới 2 triệu đồng.

20120327110111_ksbv.jpg

Bệnh viện tư xây dựng theo mô hình bệnh viện khách sạn 5 sao được đầu tư nhiều về trang thiết bị, đội ngũ nhân lực để cạnh tranh với bệnh viện công, thu hút người bệnh​

Bên cạnh bệnh viện đa khoa Quốc tế trên, sắp tới cũng có một “đại gia” nhảy vào cuộc đua này là bệnh viện đa khoa quốc tế V.M. với quy mô lên tới 1.000 giường bệnh

Bệnh viện này cũng đưa tiêu chí chất lượng và dịch vụ lên hàng đầu và hướng tới khách hàng mục tiêu là khách hàng trong và ngoài nước có thu nhập ổn định cao

Sản phẩm của các bệnh viện cao cấp trên cũng không chỉ dừng ở những kỹ thuật thông thường như trước đây. Để có thể cạnh tranh với các bệnh viện công vốn đã “thống trị” ngành y tế từ trước đến nay, các bệnh viện tư nhân cao cấp ngày càng mở rộng khả năng chuyên môn của mình

Bệnh viện V.M. sắp ra mắt đã đưa ra các sản phẩm mà mình hướng tới, đó là các dịch vụ khám chữa bệnh thông thường, đặc biệt điều trị ung thư…

Đánh giá về “cuộc đua” này, ông Lý Ngọc Kính, nguyên Cục trưởng Cục quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết ngành y tế nước ta từ trước đến nay vốn có tính cạnh tranh rất thấp (nếu không muốn nói là các bệnh viện tư, bệnh viện công nhỏ không thể cạnh tranh với bệnh viện lớn như Bạch Mai, Việt Đức, Nhi TW, vv…)

Tuy nhiên, dấu hiệu này cũng cho thấy một sự thay đổi tích cực để người dân có nhiều lựa chọn cho mình và đây cũng là động lực để bệnh viện công phải dần thay đổi cung cách phục vụ mới có thể giữ chân người bệnh

“Đó là cách làm cho bệnh viện công phải vươn lên. Thị trường tạo ra một cuộc cạnh tranh rất lớn: Anh phải cố gắng, không thể độc quyền mãi được, vì độc quyền nên sinh ra tiêu cực

Giờ có bệnh viện tư nhân cơ sở tốt, thái độ tốt thì không thể độc quyền được nữa. Nếu có các bệnh viện tư nhân theo hướng này thì các bệnh viện lớn như Bạch Mai, Việt Đức sẽ khác”, ông Kính nói

Ngọc Anh
 
Viện tư 'đua' viện công​

– Trong cuộc đua với các bệnh viện công lập về việc cung ứng các sản phẩm y tế chất lượng cao và dịch vụ tốt (tương ứng với mức giá cao), các bệnh viện tư nhân đang tỏ ra “lép vế”. Nếu không có một chiến lược lâu dài và ổn định thì các bệnh viện tư nhân trong hệ thống y tế khó phá thế độc quyền của các bệnh viện công lập lớn có truyền thống lâu đời

Thế “độc quyền” của bệnh viện công lập

Ông Lý Ngọc Kính, nguyên Cục trưởng Cục quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhận định: Hầu hết mọi phiền hà,tiêu cực trong các bệnh viện công lập lớn được phản ánh trên báo chí là do vai trò độc quyền của các bệnh viện này

Lý giải sự độc quyền này, ông Kính cho biết: Kể từ khi thành lập đất nước, chúng ta đã có chủ trương chỉ thành lập bệnh viện công chứ không có bệnh viện tư, vì nước ta xác định việc học hành và khám bệnh, chăm sóc sức khỏe của người dân được miễn phí

Từ đó, hệ thống ytế công lập được phân theo tuyến và khi đã lên đến tuyến cao nhất thì người bệnh không còn lựa chọn nào khác, trừ việc đi nước ngoài khám bệnh (việc này không phải ai cũng có điều kiện)

Do đó, thế độc quyền của các bệnh viện công lập ra đời, theo thời gian nó được duy trì và ngày càng được củng cố.“Tại các nước khác, y tế tư nhân là cơ bản và họ phát triển hệ thống BHYT mạnh mẽ. Ngay như tại Thái Lan, đất nước họ có tới 60% là y tế tư nhân”, ông Kính cho hay

Từ thế độc quyền này, rất nhiều phiền toái, tiêu cực trong bệnh viện công lập lớn đã ra đời nhưng không bệnh nhân nào dám từ chối vì không còn lựa chọn nào khác. Rất nhiều người bệnh ở Việt Nam phản ánh “sợ nhất đi bệnh viện nhà nước” nhưng không phải vì thế mà họ không đến

Bằng chứng là các ca khó các bệnh viện tư nhân vẫn phải mời bác sỹ đầu ngành bên bệnh viện công lập giúp đỡ

Theo ông Kính, Bộ Y tế cũng nhìn ra được những điều này và muốn khuyến khích hệ thống y tế tư nhân phát triển. Ưu điểm của hệ thống y tế tư nhân là trong khi đất nước còn nghèo thì y tế tư nhân huy động được nguồn lực trong dân để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh. Nó cũng là một “đối thủ” cạnh tranh với các bệnh viện công lập (về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, thái độ phục vụ) và tạo cho người dân có nhiều lựa chọn

Bộ Y tế cũng như Chính phủ đều khuyến khích bệnh viện tư nhân ra đời. Tuy nhiên, từ năm 1998 đến nay cả nước có hơn 100 bệnh viện tư nhân ra đời, hầu hết đều có quy mô nhỏ, chưa có sức cạnh tranh với bệnh viện công lập lớn (vì chỉ có một số chuyên khoa nhỏ, không đồng đều)

Cạnh tranh khó, người bệnh còn phải chờ đợi

Nhận định về xu hướng các bệnh viện đa khoa quốc tế có quy mô lớn với trang thiết bị hiện đại đang dần xuất hiện để cạnh tranh với các bệnh viện công lập, ông Kính thẳng thắn: Các nhà đầu tư bên bệnh viện tư nhân có đủ tiền để mua sắm trang thiết bị, xây phòng ốc hiện đại nhưng họ mắc một điểm là nguồn nhân lực của họ rất hạn chế

Từ đây, ông Kính nhận định: Sự cạnh tranh giữa hệ thống y tế tư nhân và y tế nhà nước đang ngày một rõ nhưng sức cạnh tranh thì còn chênh lệch rất nhiều

“Bệnh viện tư có mời được bác sỹ giỏi của bệnh viện công sang thì cũng chỉ được vài người, không thể mời tất cả những người đầu ngành của tất cả các chuyên khoa sang được. Trong khi đó, việc khám chữa bệnh đòi hỏi phải có sự đồng đều giữa các chuyên khoa, các ca khó cần hội chẩn liên khoa mới có thể giải quyết. Giống như trong một đội bóng, một siêu sao khó làm nên chuyện nhưng một đội hình đồng đều sẽ mang lại hiệu quả khác”,ông Kính nói

Lý giải việc bệnh viện tư đưa ra mức lương cao, môi trường và điều kiện làm việc tốt, áp lực ít hơn bệnh viện công nhưng vẫn khó “lôi kéo” nguồn nhân lực từ các bệnh viện công, ông Kính cho biết: “Ban đầu họ trả lương bác sỹ giỏi 60 triệu đồng/tháng. Nhưng nếu không đông bệnh nhân thì mức đó sẽ bị hạ xuống. Để nuôi một bộ máy như vậy thì lượng bệnh nhân phải tương xứng. Đây chính là điều không chắc chắn và khiến các bác sỹ phải suy nghĩ

Ngoài ra, tại bệnh viện tư, anh làm tốt thì được tăng lương, làm không tốt bị hạ lương, thậm chí bị đuổi. Nhưng ở bệnh viện công thì không có chuyện đó”

Với những vướng mắc như hiện nay,ông Kính cho rằng sự cạnh tranh giữa hệ thống y tế tư và công đang nhen nhóm nhưng “chưa ăn thua”, bệnh viện tư chưa “đấu đá” được với bệnh viện công lập nếu không có một chiến lược đào tạo nguồn nhân lực lâu dài, bài bản để xây dựng thương hiệu

“Cần đầu tư đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngay từ trong trường học để giữ chân họ, sau đó đưa ra nước ngoài để đào tạo nâng cao. Phải có chiến lược khép kín như vậy, không thể “hớt váng” được”, ông Kính bày tỏ quan điểm

Ngọc Anh
 
Hà Nội sẽ xây mới 10 bệnh viện​

- Ngày 4/4, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Quy hoạch phát triển hệ thống y tế trên địa bàn thành phố đến năm 2020, với tổng nhu cầu kinh phí là 43.360 tỷ đồng, trong đó nguồn ngân sách nhà nước cấp 27.360 tỷ đồng, nguồn vốn thu hút xã hội hóa khoảng 16.000 tỷ đồng

Theo báo cáo của UBND TP Hà Nội, hiện nay, hệ thống các bệnh viện trong nội thành Hà Nội quá tải ở mức báo động và trở thành một vấn đề xã hội bức xúc. Mạng lưới y tế dự phòng còn thiếu bác sĩ tại các trạm y tế, trung tâm y tế quận/huyện/thị xã; mạng lưới thanh tra, kiểm tra của Sở Y tế Hà Nội rất mỏng

Vì vậy, quy hoạch hệ thống y tế Hà Nội tập trung vào việc xây mới cũng như nâng cấp, mở rộng hàng loạt bệnh viện đa khoa công lập

Xây mới, nâng cấp hàng loạt bệnh viện công

Cụ thể, giai đoạn 2011-2015, thành phố khởi công và xây mới 10 bệnh viện với tổng số giường bệnh là 3.850

Sau Bệnh viện Đa khoa Gia Lâm vừa được khánh thành ngày 27/2, các bệnh viện đa khoa Mê Linh, Ba Vì, Nhi Hà Nội, Xanh - Pôn, Bệnh viện Truyền nhiễm Hà Nội, Bệnh viện Tim và Bệnh viện Mắt Hà Nội sẽ được đầu tư xây mới hoặc xây dựng cơ sở 2

Trong giai đoạn 2016 - 2020, thành phố sẽ khởi công, xây mới 15 bệnh viện với 5.000 giường bệnh, dự kiến tổng kinh phí 8.600 tỷ đồng

Bên cạnh đó, Hà Nội cũng xây dựng 9 trạm cấp cứu vệ tinh gắn với các trung tâm đô thị, nông thôn tại các khu vực: Mỹ Đình, khu đô thị mới Bắc Thăng Long, đô thị Hòa Lạc, Thường Tín hoặc Phú Xuyên, Đô thị Sơn Tây, Vân Đình, Xuân Mai, Phùng, Sóc Sơn. Hướng tới xây dựng 3 bệnh viện cấp cứu tại các khu vực: Sóc Sơn, Hòa Lạc, Nam Phú Xuyên

Với mục tiêu 100% trạm y tế xã, phường có bộ phận chữa bệnh bằng y học cổ truyền, do thầy thuốc y học cổ truyền phụ trách, thành phố sẽ phát triển hệ thống y học cổ truyền đến tận tuyến xã

Trong đó, Bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội sẽ được nâng cấp đạt tiêu chuẩn bệnh viện hạng I với quy mô 250 giường bệnh; Xây mới Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông cơ sở 2 đạt quy mô 300 giường bệnh trong giai đoạn 2011-2015; Xây mới Bệnh viện y học cổ truyền trên địa bàn huyện Gia Lâm với quy mô 300 giường bệnh

Các cơ sở khám chữa bệnh hiện có sẽ được nâng cấp và mở rộng diện tích, từng bước hiện đại hoá triển khai các kỹ thuật cao (đối với các cơ sở ở ngoại thành nếu điều kiện quỹ đất cho phép và phù hợp với quy hoạch đô thị), tăng diện tích sử dụng để chống quá tải tại chỗ bằng cách xây dựng các công trình cao tầng, hợp khối… đảm bảo diện tích sàn/giường bệnh theo quy định

Từng bước di chuyển các bệnh viện điều trị bệnh truyền nhiễm nặng ra khỏi khu vực nội thành, nơi đông đúc dân cư đến khu vực thích hợp

Dự kiến, sẽ có 20 bệnh viện của Hà Nội được mở rộng và nâng cấp, với kinh phí khoảng 6.970 tỷ đồng

Khuyến khích phát triển y tế ngoài công lập

Bên cạnh đó, mạng lưới khám chữa bệnh ngoài công lập sẽ phát triển và mở rộng với quy mô đạt 4.000 - 6.000 giường bệnh tư nhân, tổng kinh phí đầu tư dự kiến là 6.000 tỷ đồng. Đặc biệt, Hà Nội sẽ phát triển loại hình bệnh viện 100% vốn nước ngoài.

Thành phố cũng sẽ ưu tiên phát triển bệnh viện tư nhân và các dịch vụ y tế tư nhân sử dụng công nghệ y học cao, hiệu quả khám chữa bệnh lớn, ít gây ô nhiễm môi trường

Cùng với việc triển khai xây dựng và nâng cấp các bệnh viện, thành phố cũng sẽ tiến hành rà soát các dự án bệnh viện tư nhân đã được cấp đất nhưng triển khai không đạt tiến độ để thu hồi đất dành cho các hạng mục y tế khác có tính khả thi cao hơn

Tính tổng thể, giai đoạn 2011 - 2015, nguồn vốn đầu tư cho công tác y tế của Hà Nội sẽ cần khoảng 21.340 tỷ đồng; giai đoạn 2016 - 2020 cần khoảng 22.020 tỷ đồng; giai đoạn 2021 - 2030 định hướng phát triển hệ thống y tế theo nhu cầu phát triển kinh tế và phát triển đô thị của Hà Nội theo định hướng 5 tổ hợp y tế, phối kết hợp hài hoà giữa Trung ương và Hà Nội

Hiện tại trên địa bàn thành phố Hà Nội có 32 cơ sở y tế do Bộ Y tế quản lý với 6.680 giường bệnh; 24 bệnh viện và trung tâm khám chữa bệnh thuộc các bộ, ngành với tổng số 4.080 giường bệnh

Các cơ sở y tế trực thuộc thành phố Hà Nội gồm: 40 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa với 8.025 giường bệnh; 29 trung tâm y tế quận, huyện, thị xã, 43 phòng khám đa khoa, 577 trạm y tế xã, phường, thị trấn; 23 bệnh viện tư nhân với 630 giường bệnh; 254 phòng khám đa khoa, 1.630 phòng khám chuyên khoa, 1.744 nhà thuốc, 546 công ty dược và chi nhánh

Số bác sỹ/1 vạn dân là 10,3
 
Quyết liệt giảm tải bệnh viện​

Để giảm tải bệnh viện, TPHCM sẽ thực hiện công thức: nguồn nhân lực + trang thiết bị + thương hiệu; nâng cao năng lực tuyến cơ sở; mở rộng mô hình bác sĩ gia đình; củng cố y tế dự phòng

“Con ở đây đến nay được 8 năm rồi, phải nằm dưới gầm giường để trị bệnh. Mỗi lần vô thuốc phải chui ra, chui vào cụng đầu đau lắm. Giúp con với”

Những lời kêu cứu này được bé Trần Thị Bích, đang điều trị bệnh ung thư tại Bệnh viện (BV) Ung Bướu TPHCM, thốt lên tại chương trình “Lắng nghe và Trao đổi” với chủ đề “Thực trạng và giải pháp giảm quá tải BV tại TPHCM” do HĐND TPHCM phối hợp với Đài Truyền hình TP tổ chức ngày 8-4

Chịu hết nổi rồi

Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP, nêu vấn đề: TPHCM có mật độ dân cư cao nhất nước, trong khi mạng lưới khám chữa bệnh (KCB) luôn quá tải tại các BV tuyến trên, ảnh hưởng đến chất lượng điều trị, tinh thần và thái độ phục vụ của nhân viên y tế. Quá tải tập trung nhất là các BV chuyên khoa, đa khoa hạng 1 như ung bướu, nhi, chấn thương chỉnh hình, phụ sản, ngoại thần kinh, tim mạch…

Theo BS Lê Hoàng Minh, Giám đốc BV Ung Bướu, số giường kế hoạch tại BV này là 1.300 nhưng thực kê chỉ 630. Hiện BV có nhiều khoa quá tải lên đến 400%-500%, mỗi giường phải nằm từ 4-5 bệnh nhân

“Có nhiều BV tuyến dưới đã thành lập chuyên khoa ung bướu nhưng người bệnh vẫn cứ tràn về tuyến trên” - ông Minh cho biết. BS Trần Thanh Mỹ, Giám đốc BV Chấn thương Chỉnh hình TP, bổ sung: “Nhiều bệnh nhân đi từ 2 giờ nhưng tới hơn 10 giờ vẫn chưa tới lượt khám. BV quá tải khắp đường đi lối vào, không còn chịu đựng nổi nữa rồi”

TS-BS Hà Mạnh Tuấn, Giám đốc BV Nhi Đồng 2, cho biết mỗi ngày, BV này tiếp nhận 4.500-6.000 bệnh nhi; nhu cầu KCB hiện đã tăng gấp 10 lần. Trong khi đó, diện tích quy định là 60 m2/giường nhưng thực tế chỉ 25 m2/giường

“Tình trạng quá tải BV là trách nhiệm của ngành y tế cùng với lãnh đạo TP trong việc quy hoạch và phát triển hệ thống y tế” - Viện sĩ-TS Dương Quang Trung, Chủ tịch Hội Y học TP, nói

Lập bệnh viện dã chiến

Tại buổi đối thoại, nhiều bệnh nhân là cán bộ hưu trí đã gọi điện thoại trực tiếp trình bày bức xúc rằng họ phải mất hàng chục giờ mới được khám bệnh và đề nghị không để tình trạng này kéo dài

Lý giải tình trạng này, Viện sĩ-TS Dương Quang Trung cho biết hiện nhu cầu KCB tăng 5 lần so với cung, trong khi tuyến dưới chưa đáp ứng được năng lực. Theo PGS-BS Nguyễn Tấn Bỉnh, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng quá tải BV là giường bệnh không tăng kịp với quy mô dân số, quy trình KCB chưa cải tiến…

Tuy nhiên, ông Huỳnh Công Hùng, Trưởng Ban Văn hóa-Xã hội HĐND TP, lại nêu nghịch lý: “Hiện nhiều BV quận trong nội thành lại không sử sụng hết công suất vì người bệnh không muốn vào, 20% cán bộ của BV phải ngồi chờ việc…”

Theo lãnh đạo các BV, trong thời gian qua, họ đã thực hiện nhiều giải pháp giảm tải nhưng chỉ làm theo kiểu “chữa cháy”, như: khám thông tầm, khám ngoài giờ hành chính, khám 24/24 giờ, giảm bệnh nhân nội trú bằng cách đưa về nhà điều trị, tăng phòng khám, khám hẹn giờ…

“Trong năm 2012, BV Ung Bướu sẽ giảm 10% số bệnh nhân nội trú với điều kiện TP có cơ chế bố trí tập trung 100 giường bệnh tại một BV tuyến dưới để mở BV dã chiến cho bệnh nhân ung thư” - BS Lê Hoàng Minh đề xuất

Năm 2015 sẽ giảm tải 70-75%

PGS-BS Nguyễn Tấn Bỉnh kiến nghị Bộ Y tế cần đổi mới chế độ, chính sách và hệ số lương cho cán bộ y tế; cấp kinh phí cho các BV TP làm chức năng tuyến cuối của bộ; phân tuyến kỹ thuật trong KCB và tăng chỉ tiêu tuyển sinh

Đối với tuyến tỉnh, cần tăng cường nguồn nhân lực; thực hiện việc đào tạo, đào tạo lại để nâng cao tay nghề; đầu tư trang thiết bị hiện đại để tiếp nhận kỹ thuật chuyển giao từ các BV tuyến TP và Trung ương…

Phó Chủ tịch UBND TP Hứa Ngọc Thuận cho rằng việc giảm tải BV không thể bằng giải pháp hành chính mà cần có kế hoạch quyết liệt. Trong đó, phải thực hiện công thức: nguồn nhân lực + trang thiết bị + thương hiệu; nâng cao năng lực tuyến cơ sở; mở rộng mô hình BS gia đình; củng cố y tế dự phòng

“Năm 2015, TP sẽ có thêm 4.300 giường bệnh, đáp ứng giảm tải 70%-75%” - ông Hứa Ngọc Thuận cho biết
 
Công nghiệp dược yếu vì thiếu tin tưởng lẫn nhau​

Tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, thị phần ngành công nghiệp dược của Việt Nam tăng trưởng cao (24%), tuy nhiên doanh số thu được gần như thấp nhất khu vực với 0,8 tỉ USD/năm

Nhiều năm nay, các loại thuốc chữa bệnh cho người dân chủ yếu nhập từ nước ngoài, đặc biệt là thuốc chữa các bệnh hiểm nghèo. Các cơ sở sản xuất thuốc và hoá dược hầu như mới chỉ dừng lại ở khâu bào chế, đóng gói. PGS.TS Đỗ Trường Thiện, viện Khoa học công nghệ Việt Nam nhận định như trên tại hội thảo“Giải pháp phát triển ngành công nghiệp dược và đề xuất xây dựng pilot công nghiệp dược”, do sở Khoa học và công nghệ TP.HCM vừa tổ chức

Tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, thị phần ngành công nghiệp dược của Việt Nam tăng trưởng cao (24%), tuy nhiên doanh số thu được gần như thấp nhất khu vực với 0,8 tỉ USD/năm, trong khi Trung Quốc (18,8 tỉ USD), Ấn Độ (7,6 tỉ USD), Philippines (2,3 tỉ USD)

Các nhà khoa học tham dự hội thảo cho rằng, sở dĩ doanh số thu được của ngành công nghiệp dược Việt Nam còn quá thấp do sự phối hợp giữa các nhà nghiên cứu và sản xuất, giữa viện – trường với các công ty xí nghiệp không thành công và thiếu sự tin tưởng lẫn nhau

Các công ty tập trung giải quyết các vấn đề ngắn hạn, mang tính kỹ thuật, thực tiễn trong khi các đề tài nghiên cứu của viện – trường bắt buộc phải mang tính hàn lâm

Đã vậy, tại các công ty dược, việc ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất được ông Nguyễn Văn Liêm, giám đốc bộ phận nghiên cứu và phát triển công nghệ dược Sài Gòn (Sapharco) nhận định rằng “rất bết bát”

Chẳng hạn, Sapharco điều phối 17 công ty con và công ty liên kết, trong đó có tám nhà máy sản xuất (bảy nhà máy sản xuất tân dược và một cơ sở sản xuất đông dược), nhưng tám nhà máy này cùng sản xuất ra cùng một mặt hàng giống nhau, thiết bị trùng lắp và không có thiết bị hiện đại.

Tất cả các nhà máy của Sapharco đều có một phòng nghiên cứu khoa học làm công tác phát triển thuốc chứ chưa có hệ thống nghiên cứu thuốc

Ông Vũ Anh Tuấn, tổng giám đốc công ty TNHH chế tạo máy dược phẩm Tiến Tuấn cho hay, công ty này đã sản xuất dây chuyền pilot (thiết bị nâng cấp các lô nhỏ làm trung gian từ thí nghiệm đến sản xuất thật) cho nhiều quốc gia trên thế giới, với giá từ 3 – 8 tỉ đồng. Thế nhưng các công ty dược của Việt Nam “quên hẳn vấn đề pilot”

Do đó, chất lượng thuốc không ổn định, chưa cao. Ngoài ra, sở dĩ ngành công nghiệp dược Việt Nam yếu kém do giữa các công ty cũng không có sự tin tưởng lẫn nhau. Tính cục bộ làm các công ty không thuê thiết bị của nhau được, dẫn đến đầu tư trùng lắp, giống nhau
 
Khắp nơi thiếu bác sĩ​

- Bây giờ người dân đi khám bệnh phải chờ đợi quá lâu, sao bệnh viện không mở thêm phòng khám? Câu trả lời từ nhiều bệnh viện trên cả nước là thiếu bác sĩ trầm trọng nên không thể mở thêm phòng khám

Tuyến nào cũng thiếu

Từ trạm y tế xã, trung tâm y tế quận, bệnh viện đa khoa huyện, bệnh viện đa khoa khu vực đến bệnh viện đa khoa tỉnh, ở đâu cũng thiếu bác sĩ trầm trọng. Đây là thực trạng đáng báo động từ các tỉnh miền Trung đến các tỉnh thuộc ĐBSCL

Tại Đà Nẵng, thời gian qua nhiều bệnh viện mới được xây nhưng tìm không ra bác sĩ, phải luân chuyển bác sĩ từ những bệnh viện khác về dù những bệnh viện này cũng đang thiếu... bác sĩ

Thiếu bác sĩ như khát nước mùa hè

Không có bác sĩ, dược sĩ nên một ngày làm việc của năm cán bộ trạm y tế xã Hòa Châu (huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) rất vất vả. Ông Nguyễn Ngọc Ba là trưởng trạm y tế xã Hòa Châu nhiều năm nay nhưng bản thân ông hiện cũng mới là y sĩ

Ông Ba nói nhân viên ở đây “một cổ đeo 3-4 tròng”. Các y sĩ mỗi ngày phải làm việc còn nhiều hơn cả bác sĩ: khám bệnh, phát thuốc, chữa trị kiêm luôn vận hành thiết bị máy móc, thực hiện các chương trình về phòng chống bệnh xã hội ở các thôn...

Tuy nhiên, không phải việc gì y sĩ cũng có thể làm thay bác sĩ được. Trạm y tế xã được cấp một máy điện tim từ năm năm qua nhưng không có bác sĩ nên phải cất trong kho. Cũng theo ông Ba, dù trạm y tế đã kêu gọi thu hút bác sĩ với chính sách hào phóng như hỗ trợ 100% lương nhưng đến nay vẫn không có bác sĩ. Hòa Châu chỉ là một trong rất nhiều xã, phường ở Đà Nẵng rơi vào tình cảnh thiếu bác sĩ

Sau khi chia tách huyện, Trung tâm Y tế Q. Cẩm Lệ (Đà Nẵng) phải đảm đương nhiệm vụ khám chữa bệnh cho hàng chục ngàn dân cả quận này và huyện Hòa Vang nên thường xuyên quá tải. Hiện tại trung tâm đang thiếu khoảng 10 bác sĩ

Đà Nẵng đã xây Bệnh viện Đa khoa huyện Hòa Vang (quy mô 100 giường bệnh) dự kiến đưa vào sử dụng trong tháng 9 tới nhưng đến thời điểm này chỉ mới có bộ sậu là giám đốc và phó giám đốc, còn bác sĩ cần đến 30 vị nhưng vẫn đang phải đi tuyển mộ

"Ở đây làm lương không đủ cưới vợ. Mặc dù ăn cơm nhà nhưng lương không đủ tiền xăng, không đủ tiền đi đám tiệc"
(Một số bác sĩ đưa ra lý do này khi bỏ Trà Vinh qua Cần Thơ làm việc)


Tương tự, Trung tâm Phụ sản-nhi được đưa vào hoạt động từ tháng 4-2011 với quy mô 600 giường bệnh nhưng còn thiếu khoảng 50 bác sĩ. Vào các thời điểm bệnh tay chân miệng bùng phát, đội ngũ bác sĩ tại đây không đủ nên phải tăng cường thêm bác sĩ từ Bệnh viện Đà Nẵng qua, trong khi theo bác sĩ Trần Ngọc Thạnh, giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng, bệnh viện này đang thiếu đến 20 bác sĩ...

Còn theo ông Nguyễn Hữu Toàn - phó trưởng ban quản lý dự án Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng - tháng 8 này bệnh viện sẽ đi vào hoạt động với quy mô 500 giường bệnh và cần 130 bác sĩ nhưng hiện nay mới tuyển dụng, đào tạo được 80-90 bác sĩ

“Thiếu bác sĩ như khát nước mùa hè và sự thiếu hụt này đã thành hệ thống từ thành phố xuống đến xã, phường” - đó là đánh giá của Sở Y tế Đà Nẵng

Không có thời gian tái tạo sức lao động

Sáng 12-3, tại khu khám bệnh Bệnh viện Đa khoa Cai Lậy (Tiền Giang), chúng tôi chứng kiến người xếp hàng ngồi chờ gọi số thứ tự đã ken chật cả sân và bắc ghế ngồi cả ngoài đường ra vào cổng bệnh viện. Mới 9 giờ sáng mà số thứ tự của bệnh nhân đã gọi lên đến 630

Khu khám bệnh đã đông người nhưng trong bệnh viện bệnh nhân còn đông hơn. Các khoa của bệnh viện hầu như đều quá tải. Khoa nhi có hơn năm giường bệnh được xếp ngoài hành lang và ngay dưới chân cầu thang của khoa ngoại tổng quát gần đó người nhà bệnh nhi cũng kê giường, lót chiếu để nằm. Khoa ngoại tổng quát cũng bị quá tải, giường bệnh kê san sát đầy hành lang trên tầng 1 của bệnh viện...

Bác sĩ Nguyễn Văn Ngưu, giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vực Cai Lậy, cho biết bệnh viện thiếu đến 30 bác sĩ nên các bác sĩ phải gồng thêm, cố gắng giải quyết hết bệnh. Khi ra trực bác sĩ không thể nghỉ nguyên một ngày mà chỉ được nghỉ bù bằng hai buổi chiều để buổi sáng còn khám cho bệnh nhân

Do bệnh nhân quá đông, bác sĩ quản lý như giám đốc, phó giám đốc bệnh viện cũng phải tham gia khám bệnh. Các bác sĩ phải chia sẻ công việc với bệnh viện nên không có thời gian nghỉ để tái tạo sức lao động. Riêng khu khám bệnh, mỗi ngày một bác sĩ phải khám cho hơn 100 bệnh nhân. Theo bác sĩ Ngưu, bệnh viện đã đề xuất lên ngành y tế tỉnh nhưng tình trạng chung là cả tỉnh thiếu bác sĩ nên “bó tay”

Trong khi đó, theo bác sĩ Võ Thị Chín, giám đốc Sở Y tế tỉnh Tiền Giang, mỗi năm Tiền Giang có 3-5 bác sĩ xin nghỉ để đi làm nơi khác. Các bác sĩ này đưa ra lý do là lên TP.HCM theo hoàn cảnh gia đình, nhưng thực chất là do làm việc ở TP.HCM thu nhập cao, có điều kiện vừa học vừa làm

Tương tự, bác sĩ Nguyễn Văn Thăng, phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Trà Vinh, cho biết thời gian vừa qua trên địa bàn tỉnh mỗi năm đều có vài bác sĩ xin nghỉ việc. Vừa rồi một số bác sĩ bỏ Trà Vinh về Cần Thơ làm vì “ở đây làm lương không đủ cưới vợ. Mặc dù ăn cơm nhà nhưng lương không đủ tiền xăng, không đủ tiền đi đám tiệc”

Có bác sĩ trẻ thẳng thắn cho biết ở Cần Thơ chiêu mộ với mức lương hơn 12 triệu đồng/tháng nên nghỉ làm để qua Cần Thơ thử sức. Theo bác sĩ Thăng, hiện nay sinh viên ngành y mới ra trường chỉ hưởng lương chưa đến 2 triệu đồng/tháng và nếu làm phòng chống AIDS hay các chuyên khoa khác thì được phụ cấp thêm 20-50% tiền lương nên nhiều bác sĩ mới ra trường không “mặn” về quê

Giám đốc bệnh viện kiêm... điều dưỡng

Huyện Đakrông (Quảng Trị) là một trong 60 huyện nghèo nhất nước, và bệnh viện huyện này cũng rất “nghèo” bác sĩ. BS Nguyễn Quang Bộ, giám đốc bệnh viện, phải làm cả việc tiêm chích, cấp thuốc của điều dưỡng

Theo bác sĩ Bộ, mùa này là mùa dịch bệnh trong khi phòng khám chỉ có một bác sĩ nên ông phải xuống tăng cường. Hai bác sĩ xoay như chong chóng vừa khám vừa kê đơn, phát thuốc cho cả chục bệnh nhân trong một buổi chiều

Cuối giờ, một bệnh nhi mới được chuyển ra từ phòng khám ở xã Tà Rụt (cách 60km). Bác sĩ trực vừa nghỉ, bác sĩ mới chưa kịp thay ca, vậy là giám đốc bệnh viện lại xắn tay vào khám và túc trực theo dõi đến tối

BS Bộ cho biết bệnh viện chỉ có chín bác sĩ, mà hai trong số đó phải trực ở phòng khám Tà Rụt, hai người chuyên về đông y, nên mỗi khoa chỉ còn chưa tới một BS! Và đây không phải là trường hợp cá biệt của Quảng Trị

Không có phẫu thuật viên vẫn phải mổ

Chuyện này đang xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa huyện Sông Hinh (Phú Yên). Theo bác sĩ Đỗ Văn Hòa, giám đốc bệnh viện, do không có phẫu thuật viên nên bệnh viện phải sử dụng bác sĩ đa khoa để... phẫu thuật

“Theo quy định của Bộ Y tế, chỉ có bác sĩ ngoại chuyên khoa cấp 1, cấp 2 mới trở thành phẫu thuật viên. Chúng tôi biết mình đứng mổ, dù chỉ ở mức trung phẫu như mổ ruột thừa, mổ sản nhưng cũng không đúng quy định, song có những ca mà không xử lý ngay thì bệnh nhân có thể tử vong” - bác sĩ Hòa nói. Theo bác sĩ Hòa, ông phải đứng ra chịu trách nhiệm nếu có xảy ra tai biến nào đó trong phẫu thuật cho bệnh nhân tại bệnh viện này

* Đà Nẵng: thiếu khoảng 300 bác sĩ. Riêng tuyến xã, phường hiện mới có 20/56 nơi có bác sĩ

* Thừa Thiên - Huế: đụng đâu cũng thiếu bác sĩ. Chỉ riêng bệnh viện đa khoa tỉnh (dự kiến hoàn thành trong tháng 7 tới) đã thiếu 100 bác sĩ

Bệnh viện Đa khoa Chân Mây (cấp tỉnh) với quy mô 200 giường bệnh, sắp xây xong nhưng chưa biết tìm đâu ra bác sĩ. Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc và hai phòng khám trực thuộc với quy mô 130 giường bệnh nhưng mới có 16 bác sĩ...

* Quảng Trị: thiếu 260 bác sĩ ở bệnh viện hai tuyến huyện và tỉnh. Riêng tuyến xã thiếu bác sĩ trầm trọng

* Phú Yên: thiếu khoảng 100 bác sĩ

* Khánh Hòa: thiếu khoảng 250 bác sĩ

* Tiền Giang: thiếu 143 bác sĩ từ tuyến tỉnh, huyện đến xã. Nếu tính theo chỉ tiêu của Chính phủ yêu cầu là 7 bác sĩ/10.000 dân thì Tiền Giang thiếu đến vài trăm bác sĩ

* Long An: thiếu hơn 400 bác sĩ. Một số chuyên khoa như: lao, tâm thần không ai đi theo, còn trung tâm y tế dự phòng không ai chịu về

* Bến Tre: thiếu vài trăm bác sĩ...
 
Trông chờ vào hệ không chính quy​

- Hiện nay giải pháp cho bài toán thiếu bác sĩ mà nhiều địa phương trông chờ là đào tạo bác sĩ hệ cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ hoặc cử y sĩ đi học liên thông...

Tuy nhiên, nhiều ý kiến lo lắng nếu trông chờ vào các hệ đào tạo này thì khi đủ số lượng lại phải “đau đầu” với chất lượng bác sĩ

Bác sĩ không “mặn” về xã, huyện

Bác sĩ Nguyễn Út, phó giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng, cho biết trước nạn thiếu bác sĩ trầm trọng, sở y tế đã thực hiện chính sách thu hút bác sĩ về xã, phường với ưu đãi đặc biệt là hưởng lương gấp đôi, nhưng sau ba năm triển khai chính sách này chỉ có... hai bác sĩ về các phường trung tâm ở Q.Hải Châu

"Tổng thu nhập của bác sĩ trẻ khoảng 3 triệu đồng/tháng, trong đó tiền thuê nhà 1 triệu đồng, tiền ăn 1,5 triệu đồng, còn 500.000 đồng không đủ trang trải xăng xe, điện thoại... Thu nhập không đủ sống mà áp lực công việc căng thẳng nên người ta không muốn làm cũng là điều dễ hiểu"

Bác sĩ NGUYễN VĂN XÁNG
(Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Khánh Hòa)


Từ năm 2006, Bệnh viện Đa khoa huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) đã thực hiện chính sách mời gọi bác sĩ về huyện với mức hỗ trợ 40-50 triệu đồng/người đối với bác sĩ tốt nghiệp sau đại học và nội trú; 40 triệu đồng/người đối với bác sĩ tốt nghiệp đại học loại giỏi; 30 triệu đồng/người tốt nghiệp đại học loại khá và 20 triệu đồng/người tốt nghiệp đại học loại trung bình. Thế nhưng theo bác sĩ Hồ Văn Tiến, phó giám đốc bệnh viện, sáu năm qua bệnh viện chỉ thu hút được... một bác sĩ !

Bác sĩ Đỗ Văn Hòa, giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Sông Hinh (Phú Yên), cho biết bệnh viện thiếu đến 10 bác sĩ nhưng từ năm 2000 đến nay không có bác sĩ nào ở đồng bằng chịu lên đây công tác, trong khi đã có hai bác sĩ bỏ bệnh viện đi nơi khác làm việc. Nạn “chảy máu bác sĩ” xảy ra ở nhiều bệnh viện của tỉnh Phú Yên

Theo bác sĩ Nguyễn Thanh Trúc, phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Phú Yên, từ năm 2006 đến nay ngành y tế tỉnh đã có 21 bác sĩ rời nhiệm sở để đến làm việc cho các bệnh viện lớn hoặc bệnh viện tư vì ở đó trả lương cao

Bác sĩ Võ Thị Chín, giám đốc Sở Y tế Tiền Giang, cho biết sở đã “truy tìm” thí sinh của Tiền Giang vừa đậu ngành y ở các trường đại học để đặt hàng ngay những năm đầu đại học, nhưng cả năm 2010 chỉ có hai bác sĩ về Tiền Giang và năm 2011 chỉ có một bác sĩ về...

Sau khi áp dụng chính sách đãi ngộ để thu hút bác sĩ không thành công, các lãnh đạo bệnh viện và lãnh đạo ngành y ở các tỉnh đang mong chờ vào lực lượng bác sĩ được đào tạo theo hệ cử tuyển (cử người tốt nghiệp THPT đi học về phục vụ vùng sâu, vùng xa), đào tạo theo địa chỉ (tỉnh hợp đồng với các trường y đào tạo những thí sinh thi vào trường nhưng không đủ điểm đậu và những người này cam kết học xong về tỉnh phục vụ), cử y sĩ đi học liên thông...

Đào tạo nhưng không phân công

Phải phân công công tác bác sĩ mới ra trường

Thái Lan là nước có hoàn cảnh gần giống VN nhưng hiện nay họ đang áp dụng chế độ bác sĩ mới ra trường phải chịu sự phân công công tác trong hai năm. Sau đó bác sĩ mới có quyền đi làm nơi mình thích. Ngành y là ngành đặc thù, chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng chế độ phân công công tác như Thái Lan

Tiếp đến, chính quyền địa phương cần xem xét tại sao bác sĩ bỏ việc. Theo tôi, bác sĩ bỏ việc không chỉ đơn thuần do thu nhập mà còn do môi trường làm việc. Muốn giữ chân bác sĩ, địa phương phải quan tâm đúng mức về chế độ lương bổng, phụ cấp và môi trường làm việc. Khi chúng ta đầu tư tốt về con người và vật chất cho tuyến dưới không những kéo bác sĩ về tuyến dưới mà còn giúp giảm tải cho tuyến trên

Bác sĩ TĂNG HÀ NAM ANH
(Giảng viên Đại học Y dược TP.HCM)


Theo ông Trần Quốc Kham, phó vụ trưởng Vụ Khoa học - đào tạo Bộ Y tế, hiện nay mỗi năm các trường y trên cả nước đào tạo được 7.000-7.500 bác sĩ. Trong đó tập trung ưu tiên đào tạo nhân lực cho các ngành đặc biệt khó khăn về nhân lực như: lao, phong, tâm thần, pháp y, y tế dự phòng

Các vùng thiếu nhân lực nhất là Tây Bắc, Tây nguyên và Tây Nam bộ sẽ tổ chức đào tạo bác sĩ theo địa chỉ. Thực tế nhân lực y tế hiện nay thiếu ở mức nào, Tổ chức JICA Nhật Bản đang hỗ trợ để khảo sát, nhưng Bộ Y tế ước tính riêng nhân lực biên chế đã cần thêm 5.500 bác sĩ/năm

Như vậy, quy mô đào tạo bác sĩ còn lớn hơn so với số biên chế cần, nhưng ông Kham cho rằng hiện nay không có chính sách phân công công tác như thời trước nên bác sĩ có thể làm việc ở đâu mà họ muốn, các cơ sở y tế phải có chính sách tuyển dụng và thu hút mới có thể có bác sĩ về làm việc

Ông Kham cũng xác nhận những năm qua, Bộ Y tế, Bộ GD-ĐT đã có chính sách đào tạo theo địa chỉ, nâng cấp y sĩ ở địa phương thành bác sĩ, nhưng sớm nhất là năm 2013 những bác sĩ đầu tiên của lứa này mới ra trường và trở lại địa phương phục vụ

Trả lời câu hỏi: “Liệu bác sĩ hệ cử tuyển và đào tạo theo địa chỉ có đảm bảo chất lượng ?” ông Kham thừa nhận chất lượng nhân lực sau đào tạo cử tuyển không thể cao bằng đào tạo hệ chính quy đỗ đạt đầu vào 27-28 điểm, nhất là ngành y

Tuy nhiên, ông Kham cho rằng Bộ Y tế rất nghiêm ngặt trong kiểm soát đầu ra. Các khóa học vừa rồi, học viên hệ cử tuyển được học thêm văn hóa một năm trước khi học chuyên ngành, khi được học chuyên ngành thì có thầy kèm cặp riêng

Những học viên học tốt thì ra trường đúng thời hạn, nhưng có trường hợp phải 8-9 năm mới ra trường được, thậm chí có trường hợp không thể tốt nghiệp phải chuyển sang các mô hình đào tạo khác. “Sinh mạng con người rất quan trọng nên chúng tôi phải đảm bảo giữ chất lượng, đảm bảo yêu cầu mới cho ra trường về làm việc

Trong những năm qua, nói chung bác sĩ tốt nghiệp hệ cử tuyển về công tác cơ bản đáp ứng được yêu cầu, chưa có sai sót nghiêm trọng nào về chuyên môn liên quan đến họ” - ông Kham nói
 
Ninh Bình đầu tư gần 8,7 triệu euro mua thiết bị y tế
- Ngày 15-5 tại TP Ninh Bình, bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình đã ký hợp đồng mua thiết bị y tế với Công ty Odelga Med Ges.m.b.H (Cộng hòa Áo), với trị giá gần chín triệu euro

Tham dự lễ ký kết có Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Áo tại Việt Nam, ngài Georg Heindl, đại diện Công ty Odelga Med Ges.m.b.H và ông Bùi Văn Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện Sở Y tế, bệnh viện Đa khoa 700 gường tỉnh Ninh Bình. Tổng giá trị của dự án là 8,7 triệu EURO sử dụng vốn ODA của Chính phủ Áo

Theo đó, Công ty Odelga Med Ges.m.b.H sẽ cung cấp 61 loại thiết bị y tế có công nghệ hiện đại tại thời điểm cung cấp với các loại máy : chẩn đoán chức năng và nội soi, chẩn đoán hình ảnh, phẫu thuật và gây mê, xét nghiệm - thí nghiệm, lâm sàng, máy chống nhiễm khuẩn…

Đây là một trong những dự án lớn của Cộng hòa Áo dành cho Việt Nam trong lĩnh vực y tế sử dụng nguồn vốn ODA

Theo ông Lê Văn Dung, Phó chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình, sau 12 tháng triển khai dự án với thiết bị y tế hiện đại, đồng bộ sẽ giúp Ninh Bình nâng cao năng lực khám chữa bệnh tại địa phương, góp phần giảm tải bệnh viện tuyến TƯ

Tại lễ ký kết, Đại sứ Cộng hòa Áo tại Việt Nam Georg Heindl khẳng định khi dự án này hoàn thành, Bệnh viện đa khoa Ninh Bình sẽ được bổ sung, cung cấp hàng loạt máy móc hiện đại như máy chụp mạch xóa nền, máy chụp cộng hưởng từ 1,5T/MR 1,5 Tesla trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh; máy thở trong phẫu thuật gây mê; máy xét nghiệm huyết học tự động 25 thông số, máy phân tích các yếu tố đông máu; máy cắt lát vi thể đông lạnh; máy định danh vi khuẩn, kháng sinh đồ...
 
Giảm tải bệnh viện: Có 'thế lực' cản trở ?​

- Sau khi những vấn đề về quá tải bệnh viện được xới xáo lên, VietNamNet đã nhận được nhiều phản hồi, bài viết góp ý của bạn đọc

Dưới đây là bài viết của bạn đọc Phạm Nguyên Quý, bác sĩ và là nghiên cứu sinh Tiến sĩ tại Nhật Bản

Bài viết đã đưa ra vài giải pháp (mô tả cách làm ở Nhật) kèm với những thách thức mà bác sỹ Quý cho là khá khó trong trường hợp Việt Nam. Theo bác sỹ, bài toán giảm tải phải được giải từ 3 phía: lãnh đạo ngành (các Bộ), bác sĩ và bệnh nhân

Con người là yếu tố quyết định

Sự quá tải ở các bệnh viện (BV) lớn đang gây nhiều phiền toái, thiệt thòi cho người bệnh và thu hút sự quan tâm của dư luận

Để giảm tải tại Trung ương, ai cũng biết là phải xây dựng cơ sở y tế (CSYT) có chất lượng ở ngoại biên để tiếp nhận, phân luồng bệnh nhân hợp lý

Việc đầu tư xây dựng thêm nhiều CSYT là quan trọng, nhưng điều quan trọng hơn là phải tăng chất lượng khám chữa bệnh. Bởi vì dù thế nào, lo lắng về bệnh tật là lý do chúng ta tìm đến bệnh viện nên khả năng giải tỏa những lo lắng đó là yếu tố quyết định chúng ta sẽ ở lại đó hay tìm đến một nơi khác

Sự thỏa mãn của bệnh nhân còn đóng vai trò then chốt cho sự tồn tại và phát triển bền vững của một bệnh viện

Nhưng làm thế nào để tăng chất lượng khám chữa bệnh ở CSYT địa phương ?

Máy móc hiện đại là cần thiết, nhưng con người mới là yếu tố quyết định. Thực tế cho thấy người ta bất mãn với các CSYT thường là do cách đối xử tệ hại và trình độ yếu kém của nhân viên y tế, chứ không phải vì thiếu máy móc

Liên quan đến việc này, Bộ Y tế từ lâu đã có chính sách luân phiên bác sĩ từ các BV lớn để truyền đạt kinh nghiệm, nhưng CSYT địa phương cứ lẹt đẹt mãi

Vì sao lại như vậy ? Tại học trò dốt hay tại thầy dạy không hay ? Hay vì thiếu cơ sở hạ tầng ?

Chúng ta muốn nghe thêm ý kiến từ người trong cuộc, nhưng có thể nói việc “bổ túc kiến thức” trong 3-4 tháng sẽ chỉ như “hà hơi thổi ngạt” nhất thời nếu các bác sĩ tuyến dưới không tự ý thức về tầm quan trọng của sự tự lập và cố gắng tiến bộ từng ngày

Đối với các BS tuyến trên, khi không gắn bó quyền lợi trực tiếp với CSYT, họ cũng chỉ xem 3-4 tháng công tác đó như là nhiệm vụ bị giao, miễn cưỡng thực hiện, nếu không muốn nói đến vài trường hợp thờ ơ với kế hoạch

Hỗ trợ kinh tế ít cũng là một nguyên nhân khác. Khi các BS vẫn còn lo toan cho sinh kế hằng ngày, không ai vui vẻ đi lao động gần như tình nguyện như vậy cả !

Một chính sách chỉ thành công khi nó khơi dậy và cộng hưởng với nhu cầu sống của con người

Nhu cầu sống của một BS là gì ?

Mỗi người sẽ có một câu trả lời riêng, nhưng có lẽ ai cũng muốn được cống hiến bằng việc chữa bệnh, bằng việc đào tạo thế hệ đàn em mà cũng là đồng nghiệp trong tương lai của mình. Nhưng, mọi cống hiến phải được ghi nhận và có đối đãi thích hợp

Cống hiến thì cũng có nhiều dạng và mức độ. Phục vụ bệnh nhân tận tình đã là một cống hiến. Chịu về miền xa trong 3 tháng cũng đã là một cống hiến

Nói như vậy để thấy, “cống hiến” không thể là lý do duy nhất khiến “bộ đội về làng” !

Chưa kể có nhiều BS cũng hợp lý khi chọn ở lại thành phố để được tiếp tục học tập, trau dồi thêm kiến thức mà rốt cuộc cũng là để phục vụ tốt hơn

Nói dông dài như vậy để thấy sự luân chuyển của bác sĩ cần thêm nhiều lý do cá nhân và việc cưỡng bức về địa phương không thể là một chính sách hay

Liệu chúng ta có thể khơi dậy một nhu cầu cống hiến mới với đối đãi hấp dẫn để các BS giỏi về địa phương không ?

Mô hình ở Mỹ, Nhật

Mô hình nội trú ở Mỹ và Nhật cho thấy một vài giải pháp tiềm năng

Ở Mỹ, sau khi hoàn thành khóa học nội trú (thường từ 3-7 năm sau khi tốt nghiệp đại học y khoa), các BS nội trú trưởng thành với tay nghề vững vàng ở một chuyên khoa nào đó

Khi đó, họ phải chọn/xin vào một BV mới để làm BS chính. Các BS chính thường là người có trách nhiệm cao nhất trong đội ngũ điều trị cũng như giảng dạy, huấn luyện các BS nội trú kế tiếp

Như vậy, chuyện là bình thường khi một sinh viên (SV) y khoa tốt nghiệp từ trường A, học BS nội trú ở bệnh viện B nhưng lại đi làm BS chính ở bệnh viện C hoặc sau đó là D cách nhau hàng trăm km

Phải di chuyển phiền phức như vậy nhưng mô hình này đã thực sự giúp ích cho việc lưu thông kiến thức và gìn giữ một mặt bằng chung với cách làm việc khoa học và chất lượng cao trong khám chữa bệnh

Phải nói thêm rằng sự di chuyển xảy ra trên nguyên tắc cạnh tranh và dựa vào sự lựa chọn cá nhân. BV tỉnh thường trả tiền cao hơn nhưng lại ít có điều kiện về học thuật, nghiên cứu

Cuộc sống hơi xa thành phố có thể không tiện nghi bằng, nhưng lại gần gũi với thiên nhiên với nhiều cây xanh thoáng đãng. Đến một BV khác còn là tiếp thu/gây dựng ở đó một phong thái và văn hóa làm việc mới

Nhìn về Việt Nam, chúng ta đã có chế độ đào tạo BS nội trú từ rất lâu rồi. Dù ít ỏi (một khóa 350 SV chỉ khoảng 50 người được học BS nội trú), họ là tầng lớp được đào tạo bài bản nhất ở Việt Nam hiện tại

Phải nói rằng đa số những “mầm non” ưu tú này đang chỉ làm việc quanh quẩn trong các thành phố lớn sau khi tốt nghiệp

Quan niệm “BS chính” không phổ biến và không nhận được sự coi trọng như ở Mỹ. Tệ hơn, BS “đã từng học nội trú” còn dễ bị đánh đồng với BS theo học các hệ khác (sơ bộ/ chuyên khoa/ thạc sĩ...) vì sau khi tốt nghiệp, tất cả đều chỉ gọi là “Bác Sĩ” !

Liệu có thể tạo điều kiện để thu hút các BS ưu tú này ra làm BS chính tại các BV tuyến dưới để họ góp phần cải thiện chất lượng khám chữa bệnh không? Bằng cách “gieo mầm” ở các BV mới, chúng ta còn có thể tăng thêm số CSYT có khả năng đào tạo và giảng dạy BS trẻ, góp phần đi đến mô hình “BS nội trú toàn khóa” (tức ai ra trường cũng được/ phải đi học nội trú) và cải thiện tình hình đào tạo BS trên toàn quốc

Có "thế lực" cản trở ?

Để thực hiện được những điều trên, điều kiện ít nhất phải có là tiền lương và sự coi trọng

Về tiền lương: Những CSYT xa bao giờ cũng phải có ưu đãi kinh tế để thu hút nhân lực. Chúng ta có tiền để trả lương hậu hĩnh (đủ để sống đầy đủ) không ?

Một nhân viên ngân hàng đã có thể kiếm được 10 triệu/ tháng. BS chính phải được trả cao hơn thế và BS chính ở địa phương còn phải được cao hơn thế !

So với việc bệnh nhân (và người nhà) phải bỏ một đống tiền lên lăn lóc ở bệnh viện lớn, việc trả lương cao cho BS giỏi ở địa phương sẽ vẫn rất có lợi về kinh tế. Tại sao không làm được ?

Về sự coi trọng: Đối với nhiều BS trẻ, việc có tiền nhiều hơn không quan trọng bằng việc được tiếp cận thường xuyên với kiến thức mới để nâng cao tay nghề

Chính vì thế, nỗ lực giảm bớt sự chênh lệch kiến thức giữa địa phương và trung ương là cực kỳ quan trọng để đẩy lùi sự không hấp dẫn của CSYT địa phương

Việc “lưu thông” BS giỏi trở nên cấp thiết và vai trò “khai phá” của BS giỏi tại địa phương phải được coi trọng. Sự coi trọng được thể hiện ở việc trân trọng kiến thức khoa học mới và đảm bảo một môi trường trong sạch để BS giỏi có thể phát huy năng lực khám chữa bệnh và giảng dạy

Tuy nhiên, phải nói ngay rằng hiện đang có những thế lực cản trở việc “bộ đội về làng”. Trước hết việc bổ nhiệm không tự do BV quyết định mà liên can tới nhiều cơ chế lằng nhằng khác. Chưa kể việc chấp nhận một BS chính có thể ảnh hưởng đến tiếng nói, quyền lực của các Trưởng khoa (già làng), mà quyền lực thì hay đi đôi với các lợi ích đằng sau đó

Chính vì thế, “tiếp khách” vui vẻ trong 3-4 tháng dễ làm hơn là “sống cùng người nhà” ... lắm chuyện !

Nói như vậy để thấy rằng thay đổi không phải dễ và Bộ Y tế đóng vai trò rất quan trọng trong công cuộc giảm tải bệnh viện

Chi nhiều tiền xây thêm bệnh viện và mua máy móc xịn thì dễ, nhưng rồi bệnh nhân sẽ lại chạy đến những BV “uy tín” hiện tại nếu không thấy có đội ngũ y tế bảo đảm

Tạo điều kiện để BS giỏi sống tốt thì khó làm hơn, nhưng khả năng thành công sẽ cao

Có khi, các Bộ GD-ĐT (đào tạo BS) , Bộ Tài Chính (viện phí, trả lương BS), Bộ Nội Vụ (kiểm soát nhân sự)... phải lắng nghe và giúp thêm cho Bộ Y tế nữa

Phạm Nguyên Quý
 
Hà Nội chi gần 44 nghìn tỷ đồng nâng cấp hệ thống y tế​

UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống y tế Hà Nội tới năm 2020, định hướng tới 2030

Cụ thể, trong vòng 8 năm tới, sẽ đầu tư số vốn lên tới 43.360 tỷ đồng để nâng cấp hệ thống cơ sở khám chữa bệnh

Trong bản quy hoạch vừa được Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc phê duyệt đến năm 2015, thành phố đặt chỉ tiêu đạt tỷ lệ 12,5 bác sĩ/10.000 dân, đạt 2 dược sĩ/10.000 dân. Đến năm 2020, con số này tăng lên 13,5 bác sĩ và 2,5 dược sĩ. Năm 2030 đạt 14 bác sĩ và 3 dược sĩ; nhân viên điều dưỡng từ 3 - 4 nhân viên/bác sĩ

Đặc biệt, thành phố phấn đấu tăng tỷ lệ giường bệnh lên 20 giường bệnh/10.000 dân vào năm 2015; 25 giường bệnh/10.000 dân vào năm 2020 và 30 giường bệnh/10.000 dân vào năm 2030. Cùng với đó, đến năm 2015 bảo đảm 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế xã; đến năm 2020 nâng cấp và duy trì đặt chuẩn quốc gia về y tế xã

Cũng theo quy hoạch mới, giai đoạn từ năm 2011 - 2015, Hà Nội sẽ khởi công và xây mới 10 bệnh viện với số giường bệnh là 3.850 giường, với nhu cầu đất là 43,5ha. Giai đoạn từ năm 2016 - 2020, sẽ khởi công và xây mới 15 bệnh viện với số giường bệnh là 5.000 giường với nhu cầu đất là 50,5ha

Thành phố cũng sẽ nâng cấp Bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội đạt tiêu chuẩn bệnh viện hạng I với quy mô 250 giường bệnh. Đồng thời xây mới Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông cơ sở 2 với quy mô 300 giường bệnh; xây mới 1 Bệnh viện y học cổ truyền Gia Lâm với quy mô 300 giường bệnh...

Cùng với đó, thành phố sẽ thiết lập 9 trạm cấp cứu vệ tinh gắn với các trung tâm đô thị, nông thôn tại các khu vực Mỹ Đình, khu đô thị mới Bắc Thăng Long, đô thị Hòa Lạc, khu vực Thường Tín hoặc Phú Xuyên, đô thị Sơn Tây, khu vực Vân Đình, khu vực Xuân Mai...

Ở các khu đô thị mới, khu tái định cư hoặc các đơn vị hành chính cấp cơ sở mới được thành lập, trung bình 8.000 người dân sẽ có 1 Trạm y tế đạt chuẩn quốc gia
 
Quy hoạch huyện Đan Phượng với nhiều bệnh viện cao cấp​

DP3b87c.jpg

Huyện Đan Phượng có diện tích đất tự nhiên 7.736ha, nằm ở phía Tây Bắc thành phố Hà Nội

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo vừa ký Quyết định số 2843/QĐ-UBND phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng huyện Đan Phượng đến năm 2030, tỷ lệ 1/10.000

Huyện Đan Phượng bao gồm 1 thị trấn và 15 xã với diện tích đất tự nhiên 7.736ha, nằm ở phía Tây Bắc thành phố Hà Nội. Dự báo tổng quy mô dân số huyện Đan Phượng đến năm 2030 khoảng 183.000 người, trong đó, khu vực đô thị khoảng 63.000 người, khu vực nông thôn 120.000 người

Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, huyện Đan Phượng được xác định là phần phía Đông vành đai 4 là khu đô thị sinh thái gắn với các dịch vụ công chất lượng cao về y tế, giáo dục thuộc phân khu đô thị S1; phần phía Tây vành đai 4 nằm trong khu vực hành lang xanh

Đối với khu đô thị hướng phát triển đô thị sinh thái tập trung gắn với trục phát triển mới Tây Thăng Long, tập trung phát triển dân cư mật độ cao. Đồng thời phát triển một tổ hợp dịch vụ công cộng với các bệnh viện cao cấp, đào tạo nghề dịch vụ du lịch, chuyển giao công nghệ…

Khu hành lang xanh, phát triển các mô hình trang trại, nghiên cứu khoa học phục vụ nông nghiệp. Khoanh vùng bảo vệ và bảo tồn các làng nghề truyền thống, vùng đa dạng sinh thái, vùng nông nghiệp năng suất cao; phát triển hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật cho toàn đô thị, đặc biệt là hệ thống giao thông kết nối liên đô thị
 
Khi loãng...lương tâm, khi tắc...trách nhiệm !​

Nhìn vào y tế nước Việt, người ta sẽ thấy nước Việt hạnh phúc hay nước Việt...buồn ?

Sự sống vốn rất trân quý, nhưng vì thế nó cũng luôn bất ổn, mong manh, vì phải chứa đựng, thậm chí là đối mặt với những rủi ro. Như sống đối mặt với cái chết. Như khỏe mạnh đối mặt với ốm đau. Như hạnh phúc đối mặt với bất hạnh

Khi đó, nghề chữa bệnh, trị bệnh ra đời. Có khi chữa bệnh thể chất, có khi chữa bệnh...tâm hồn. Và không thể khác, y đức là cái căn cốt nhất, phẩm chất đầu tiên, duy nhất và cuối cùng của người thầy thuốc trên hành trình nhân thế của họ

Có lẽ khó có nghề nào cao cả và được kính trọng hơn nghề y. Vì sứ mạng "cứu người" của nó

Cũng có lẽ, khó có nghề nào có một lời thề trọn vẹn và được tạc trong lịch sử y học nhân loại, như Lời thề Hippocrates

Tha hóa và... tăm tối

Nhưng, tự lúc nào, trong xã hội ta, nghề y trở thành một trong những nghề lắm... thị phi ? Nói điều này, người viết bài xin được xin lỗi những thầy thuốc chân chính, có lương tâm, luôn nặng lòng trước những số phận con người không may bất hạnh bởi bệnh tật, tai ương

Lâu nay, có một câu nói trong chính trị: Quyền lực dễ dẫn đến sự tha hóa. Câu nói đó hóa ra, không loại trừ cả nghề y. Quyền lực ở đây là quyền lực cứu người. Và sự tha hóa, tiếc thay cũng đã bộc lộ hết chân tướng của nó, đến xấu hổ

Đó là câu chuyện của bà bác sĩ T. B. H, Trưởng khoa Xét nghiệm, Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh, vừa bị cách chức vì liên quan đến nghi vấn pha loãng máu để...truyền cho bệnh nhân. Sự việc bắt đầu bằng hiện tượng thân nhân nhiều người bệnh phản ánh bệnh nhân- người nhà của họ được truyền máu, nhưng sức khỏe ngày một sa sút

Thật ra trước đó, thông tin nhiều tờ báo cho biết, lâu nay, tại Khoa Xét nghiệm của BV Đa khoa Hà Tĩnh, đã diễn ra một việc thật ... "thất y đức"

Mỗi bịch máu 250 cc bị chia thành 2-3 bịch, và được tiêm...nước muối sinh lý vào cho đủ trọng lượng. Và loại "máu nước muối" đó được dùng để truyền cho bệnh nhân cấp cứu hoặc cho người cần máu

Đương nhiên, điều gì đến phải đến

Kết quả thanh tra đã phát hiện: Có 4 túi máu bất thường nằm trên tủ máu của bộ phận huyết học -Khoa Xét nghiệm. Qua kiểm tra, 4 túi máu đều có phần huyết cầu thấp hơn so với các túi máu khác, chỉ còn 1/3 đến 1/2 so với quy định

Quá trình truyền máu tại khoa Xét nghiệm bộc lộ một số sai phạm, vi phạm nghiêm trọng trong hoạt động truyền máu. Việc quản lý, bảo quản và sử dụng máu trái với qui định của Bộ Y tế." ((Thanh niên online, ngày 4/7)

20120713165017_1a.jpg

Đọc tin mà thấy rùng mình. Máu pha loãng, hay lương tâm các vị thầy thuốc đã bị ...pha loãng, đến thành nước lã ? Nhạt thếch, giá băng tính người, và tình người

Người viết bài kinh hoàng tự hỏi: Điều gì đang xảy ra trong tâm hồn mỗi con người chúng ta ở đời sống này ? Điều gì đang xảy ra trong tâm hồn những người được gọi là thầy thuốc kia, như bà T. B. H ?

Khái niệm "thầy thuốc", mà ở đây lại là một người phụ nữ, luôn hàm chứa tất cả những phẩm cách "người" đẹp nhất- nhân ái, vị tha, bao dung... Hóa ra, nó hàm chứa tất cả những gì ma quái đáng sợ nhất- tối tăm, tham lam, nhẫn tâm...

Lâu nay, người ta thường nghe nói về sự "rút ruột" công trình. Bê tông cốt thép hóa ...cốt tre. Xi măng hóa...cát. Nay, người ta toan tính và đang tâm đến mức rút ruột cả bịch máu, thì kinh khủng quá. Nó thất đức, tàn tệ quá. Mất hết tính người. Đó cũng chính là tội ác !

Phải chăng, cái chủ nghĩa "phong bì" đang... định hướng, đưa đường dẫn lối cả trí não, con tim mù lòa của con người, như bà bác sĩ T. B.H ? Máu thì đỏ, nhưng chắc chắn, trong lý lịch hành nghề của bà T. B. H từ đây, đã có một "vết đen" điếm nhục

Chua chát nhất, ngày càng có nhiều người thầy thuốc chuyên chữa bệnh thể chất cho con người, nhưng lương tâm họ, tâm hồn họ, xem ra, lại rất cần có pháp luật chữa trị

"Tắc mạch" gì ?

Ông bà chúng ta từ xưa đã có câu tổng kết: Cửa sinh là cửa tử, để nói hết cái mong manh, cái nguy hiểm của người đàn bà khi phải "vượt cạn"- sinh nở. Chả thế, ca dao có câu: Đàn ông đi biển có đôi/ Đàn bà vượt cạn đơn côi một mình

Nhưng chưa bao giờ, ở thời hiện đại, y học phát triển với những điều kiện kỹ thuật cùng kiến thức sinh sản của nhân loại giàu có, phong phú như hiện nay, mà cái cửa sinh là cửa tử lại đe dọa sự sống của người đàn bà Việt nghiệt ngã đến vậy ?

Liên tiếp, mới hơn tháng rưỡi (từ 18/4 đến 31/5) đã có gần 10 vụ tai biến sản khoa làm các sản phụ và bé sơ sinh tử vong, khiến dư luận xã hội từ kinh hoàng chuyển sang phẫn nộ, bất bình

Vì chất lượng y tế ở các bệnh viện lâu nay vốn đã khiến niềm tin của người dân bị...tổn thương nặng. Còn như GS Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Phó CT Hội Sản phụ khoa VN, một thầy thuốc rất nổi tiếng trong lĩnh vực này đã phải đau xót: Sản phụ tử vong nhiều, dân căm phẫn là đúng !

Căm phẫn vì nghi ngờ sự vô cảm, sự thờ ơ, trước sinh mạng con người của nhiều thầy thuốc ở nhiều bệnh viện đã thành khá phổ biến, thậm chí có trường hợp còn gian dối để trốn tránh trách nhiệm

Mới đây, cơ quan chức năng đã phải vào cuộc, điều tra trường hợp tử vong của sản phụ Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, do hồ sơ bệnh án của người sản phụ không may này (thuộc Khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi) bị phát hiện có dấu hiệu vi phạm hình sự- chỉnh sửa bệnh án

Căm phẫn và cả đau khổ vô cùng, vì tuy nghi ngờ, nhưng người dân lại luôn...đơn độc trước "lý lẽ" của các bệnh viện

Đó là do: Người dân không có chuyên môn, không đủ khả năng thẩm định dịch vụ y tế được nhận có đúng không. Sự can thiệp, chỉ định của bác sĩ là sớm hay muộn, chính xác hay sai lầm...

...Trong khi đó ở xã hội ta, hệ thống thanh tra y tế chưa hoạt động độc lập. Chưa có một hệ thống giám sát độc lập đủ sức "đối trọng" với ngành y tế (ở khía cạnh chuyên môn)

Rút cục, họ đành chấp nhận những bất hạnh, rủi ro, của người ruột thịt, ngậm ngùi biện lẽ đó là số phận, dù tâm không phục

Đáng chú ý, về phía các bệnh viện, đều có một cách lý giải chung- thực chất giông giống sự... ngụy biện khi cho rằng, nguyên nhân các ca tử vong rơi vào các tai biến "hiếm gặp" trên thế giới như thuyên tắc ối, thuyên tắc phổi. Điều đó có thực không ?

Kết quả điều tra tử vong mẹ, tử vong sơ sinh, giai đoạn 2006-2007, (Viện Chiến lược và Chính sách y tế- Bộ Y tế) công bố vào tháng 4/2011 cho biết: 71,5% các tử vong mẹ là do các nguyên nhân trực tiếp và 16,3% là do các nguyên nhân gián tiếp. Đáng chú ý trong số 71,5%, chỉ có khoảng 4,1% trường hợp tử vong mẹ là do tắc ối, một tỉ lệ thấp nhất trong số các nguyên nhân gây tử vong mẹ

Thế nhưng, chỉ một thời gian ngắn, hơn một tháng rưỡi, có tới 6/9 trường hợp tử vong mẹ được kết luận là thuyên tắc ối (hay còn gọi là tắc mạch ối). Điều này có thuyết phục được dư luận xã hội không ?

Liệu có "mẫu số chung" về năng lực chuyên môn cộng với trách nhiệm thầy thuốc, khiến cho không ít sản phụ và trẻ sơ sinh phải chết oan không ?

Sản phụ tắc mạch ối, hay chính các thầy thuốc, các bệnh viện đang tắc mạch...trách nhiệm ?

Kết quả điều tra cũng cho thấy, nơi để xảy ra tai biến sản khoa gây tử vong tập trung nhất ở bệnh viện tỉnh (62,5%), bệnh viện huyện 16% và bệnh viện trung ương 6,5%. Tỷ lệ này logic với thực tế xã hội VN

Thông thường, sản phụ ở xa không có nhiều điều kiện lên các bệnh viên TƯ, và không tin vào tuyến huyện, nên thường tập trung vào bệnh viện tuyến tỉnh. Trong những cái dở (huyện, tỉnh), họ chọn cái đỡ dở (tỉnh) hơn cả. Đâu ngờ, kết cục lại bi thảm nhất !

Thực trạng đau lòng về tỷ lệ sản phụ, trẻ sơ sinh tử vong, cũng chỉ là một phần nhỏ phản chiếu "lỗi hệ thống" của ngành y tế, hàm chứa 3 "khuyết tật" lớn:

- Chất lượng đào tạo của các trường y và khâu tuyển dụng bác sĩ ở các địa phương đều có vấn đề

- Các trang thiết bị kỹ thuật y tế chưa đáp ứng yêu cầu. Mặt khác năng lực chuyên môn của đội ngũ thầy thuốc sản khoa, của đội ngũ cán bộ kỹ thuật trang thiết bị y tế chưa tương ứng với những đổi mới về kỹ thuật và công nghệ

Trong ngành y, môi trường hành nghề, nghiên cứu y học, và thiết bị kỹ thuật, mang ý nghĩa điểm tựa quan trọng cho sự tiến bộ hoặc lạc hậu về chuyên môn của người thầy thuốc

- Những tiêu cực của "thời kim tiền" đã thổi một luồng gió ...độc vào đội ngũ thầy thuốc, mà ngành y tế thì "bó tay.com", không có phương thuốc cứu chữa

Có lẽ không có ngành nào, mà quyền hành coi thường, mắng mỏ con người, thậm chí nhẫn tâm, lại công khai như ở ngành y, trong khi lương tâm và trách nhiệm thầy thuốc lại...bỏ ngỏ. Đến mức có trường hợp, người nhà bệnh nhân đuổi đánh, hành hung cả thầy thuốc. Cái bi kịch đó luôn rình rập các bệnh viện và các thầy thuốc, nói điều gì ?

Trong nhiều ý kiến, người viết bài rất chú ý đến giải pháp của TS, bác sỹ Trần Thị Hoa, Giám đốc điều hành Dự án Khu liên hợp bệnh viện CHI (huyện Đông Anh, Hà Nội). Giải pháp này không mới, vì thực chất là nó quay về ...cái cũ, nhưng là cái cũ phù hợp thực tiễn VN, rất có hiệu quả, nhưng đã bị lãng quên

Đó là nên thiết lập lại chương trình Chăm sóc Sản khoa/ Làm mẹ An toàn phủ khắp trong cả nước

Theo bác sĩ Trần Thị Hoa, chương trình này do WHO/UNICEF/UNPFA khởi xướng tại nhiều quốc gia ở Á và Phi, bắt đầu từ những thập niên 70, 80 của thế kỷ XX

Với chương trình này, có thể ngăn chặn tối đa các tai biến này cũng như có thể hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ tử vong mẹ và em bé, với điều kiện phụ nữ trong suốt thời kỳ mang thai được tiếp cận dịch vụ Chăm sóc Sản khoa đúng cách

Câu trả lời bây giờ, thuộc Bộ Y tế

Chỉ mong "thấy mình được là...người" !

Có một sự ngẫu nhiên, nhưng không hay lắm, thậm chí gây "phản cảm"

Đó là vào đúng lúc dư luận xã hội hết sức phẫn nộ, bất bình vì dồn dập hiện tượng các sản phụ, trẻ sơ sinh tử vong, thì Viện Nhi Trung ương bắt đầu thu phí "giá cắt cổ". Nằm viện 1 tháng ở Khu Điều trị tự nguyện A, 1 bệnh nhi phải nộp gần... 100 triệu đồng

Đây chỉ là 1 ví dụ cụ thể của việc thực hiện chính sách "xã hội hóa", bên cạnh khung viện phí mới do Liên bộ Y tế - Tài chính mới ban hành

Đáng chú ý nhất, nếu như Thủ đô Hà Nội, 1 trong những địa phương có thu nhập cao trong cả nước, chỉ định áp dụng mức viện phí bằng 73% - 86% khung giá quy định, thì có tới 16 tỉnh, hầu hết đều thuộc các tỉnh nghèo, khó khăn như Lào Cai, Sơn La, Đắk Lắk, Sóc Trăng..., đề xuất áp dụng 90% - 100% khung viện phí

Nếu vậy, thì những người bệnh nghèo "tắc mạch...túi", chắc chỉ có nước đi theo những sản phụ bị tắc mạch ối, mà thôi !

Người viết bài chợt nhớ tới câu trả lời của một quan chức ngành y tế trước đây, khi bị chất vấn về việc tăng viện phí liệu có tăng chất lượng chữa bệnh ? Câu trả lời thật bất ngờ: Chưa dám khẳng định, vì chất lượng chữa bệnh... phụ thuộc vào nhiều yếu tố, điều kiện khác !

Xin miễn bình luận cho câu trả lời này, vì nó quá khôn mà không ...ngoan tí nào

Còn những người bệnh giàu có thì sao ?

Theo thống kê chưa đầy đủ của ngành y tế, mỗi năm có khoảng 40.000 người VN ra nước ngoài chữa bệnh ở Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan..., với khoảng 1 tỉ USD viện phí. Dĩ nhiên, viện phí rất cao. Thậm chí, trong đó, có không ít người bệnh là bác sĩ. Xã hội ta đã có hiện tượng "tị nạn giáo dục", liệu nay sẽ có hiện tượng "tị nạn...y tế" không ?

Câu trả lời của 1 bệnh nhân đã sang bệnh viện M.Elizabeth (Singapore) chữa bệnh ung thư gan: Vào Bạch Mai và sang bệnh viện này, kết quả chẩn đoán và hướng điều trị không khác nhau nhiều. Nhưng sang bệnh viện ở Singapore, tôi mới thấy mình được là... người

Vì không có cái ngột ngạt, 3- 4 người mắc trọng bệnh phải nằm chung một giường. Không bị "cò" bủa vây, không bị bác sỹ quát mắng, không bị thủ tục hành chính "hành hạ". Không có những khoản "không có hóa đơn" như ở bệnh viện VN

Ở đó, chỉ có mỗi cái duy nhất: Đó là lòng nhân ái với người bệnh của các thầy thuốc, khiến người bệnh thấy mình được an ủi, và cảm thông

Không phải ngẫu nhiên, trước đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh, gọi bệnh viện là "nhà thương". Đâu chỉ là cách giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, mà cái chính, ngay khái niệm "nhà thương" đã toát lên bản chất nhân bản của nơi chữa trị, cứu giúp những con người không may ốm đau, mắc bệnh

Tự lúc nào, nhà thương thành "nhà...ghét" trong con mắt người dân ?

Y tế là 1 trong những ngành đem lại hạnh phúc hoặc u buồn cho 1 dân tộc

Nhìn vào y tế nước Việt, người ta sẽ thấy nước Việt hạnh phúc hay nước Việt...buồn ?

Kỳ Duyên
 
Nằm viện đắt hơn ở resort​

Dịch vụ y tế tư trong lòng bệnh viện (BV) công ở Hà Nội là một bức tranh không đồng nhất và gây nhiều tranh cãi. Việc ưu tiên sử dụng cơ sở vật chất công để phục vụ cho một nhóm người bệnh đang có nhiều biểu hiện thiếu minh bạch và tạo ra sự bất công

209195_400.jpg

Khu khám bệnh tự nguyện của BV Nhi T.Ư​

Chị Trần Kim Hoa, Việt kiều Đan Mạch chưa hết bức xúc khi nói về đợt điều trị từ ngày 8 đến 12-7 cho cô con gái 7 tuổi tại Khu Điều trị tự nguyện, BV Nhi T.Ư (Khu A)

Chị Hoa kể: “Tôi cho cháu nhập viện lúc 11 giờ đêm, nhân viên y tế nói bác sĩ (BS) đang bận mổ. Cả đêm con tôi đau đớn, lên cơn sốt, khóc, mệt, rồi lả, vậy mà họ chỉ cho truyền dịch và uống thuốc giảm đau. Mãi 7 giờ 30 sáng hôm sau, BS mới tới khám, chẩn đoán cháu bị viêm ruột thừa, đã bị loét nên phải mổ gấp nếu không ảnh hưởng tới tính mạng”

Nhưng đến đoạn điều trị mới bức xúc hơn: “Chúng tôi được giới thiệu sang Khu A để mổ. Trước khi mổ, BV yêu cầu phải nộp viện phí trước là 80 triệu đồng. Riêng tiền mổ là 63 triệu. Họ nói con tôi là người nước ngoài nên tiền giường gần 5 triệu đồng/ngày, tổng cộng 5 ngày là 25 triệu đồng. Ngoài ra BV còn thu đủ các loại tiền kèm theo như găng tay, bông băng, băng dính, gạc…”

Chẳng phải người nước ngoài, nhưng người nhà bệnh nhi L.Đ.M.H (Hoàng Mai, Hà Nội) điều trị viêm phế quản phổi tại Khu A 29 cũng phải thanh toán viện phí lên tới 97 triệu đồng

Điều khiến nhiều người nhà bệnh nhân từng khám bệnh tại đây bức xúc chính là "chất lượng chưa tương xứng với số tiền bỏ ra"

Theo chị Hoa, ở khu điều trị A các nhân viên y tế nhiệt tình và nhẹ nhàng hơn rất nhiều so với lúc mới nhập viện ở phòng cấp cứu

“Nhưng nếu phải bỏ ra gần 5 triệu đồng/ngày để mua một nụ cười thì không đáng. Trong thời gian về Việt Nam tôi cũng đã đi nghỉ resort ở Hải Phòng, Phan Thiết cũng chẳng nơi đâu có cái giá 250 USD/đêm như ở BV. Lẽ ra cháu còn phải nằm thêm vài ngày nữa, nhưng tôi quyết định xin cho ra viện sớm vì càng ở càng thất vọng. Đây là BV công, họ lợi dụng dịch vụ tự nguyện để móc túi người bệnh như thế là quá thể”, chị Hoa bức xúc

Bình mới rượu cũ

Ngoài việc khám, điều trị “dịch vụ tự nguyện”, chúng tôi ghi nhận tại một số BV còn có dịch vụ “nhiều tiền thì được ưu tiên”

Chị Nguyễn Thu Hà (Q.Ba Đình) kể, chị đưa người nhà vào BV Việt Đức mổ thoát vị đĩa đệm cột sống. Trong quá trình làm thủ tục tại khu vực đóng viện phí của BV, gia đình được biết tại đây có “dịch vụ mổ nhanh”

Theo đó, nếu đóng 2 triệu đồng “tiền mổ sớm” thì người bệnh sẽ được BS mổ sớm, không phải chờ lâu như các bệnh nhân điều trị bình thường

Chị Hà cho biết: “Dù là mổ nhanh nhưng từ khi chụp, hẹn khám làm thủ tục cho đến khi mổ, vẫn mất khoảng 10 ngày”

Theo chị Hà, như vậy đã là nhanh hơn, vì nếu xếp hàng đợi đến lượt khám theo thứ tự có lẽ phải chờ đến cả tháng

Chị Hà cho rằng, với cơ chế thu tiền “mổ sớm” đồng nghĩa với việc một người bệnh khác có hoàn cảnh khó khăn sẽ phải kéo dài thêm thời gian chờ đợi

Có mặt tại phòng khám "theo yêu cầu" BV Bạch Mai chiều 13-7, chúng tôi ghi nhận, đã 14 giờ 15 phút “phòng khám giáo sư - tiến sĩ” vẫn đóng cửa, trong khi giờ khám bệnh theo thông báo là 13 giờ 30. Quá sốt ruột, người nhà bệnh nhân phàn nàn với nhân viên y tế thì được mời vào khám

“Thì ra BS ở bên trong, còn chúng tôi ngồi ngoài cứ dài cổ chờ đợi. Mình mất tiền khám BS tốt nhất, vậy mà bà BS mặt khó đăm đăm, chẳng thèm nở một nụ cười chào hỏi bệnh nhân. Đắt mà vẫn phải chờ như thời bao cấp, biết thế này, khám bảo hiểm cho xong”, bác Bùi Thị Thu (Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội) bức xúc.

Tháp tùng chồng đi khám viêm khớp, bà Hà Thị Hồng (Sơn Tây, Hà Nội) cho hay, hai vợ chồng từ nhà đi từ 5 giờ sáng, 7 giờ có mặt tại BV xếp hàng chờ lấy số và phải chờ đến 10 giờ mới đến lượt khám. Tiếp tục chờ đợi thêm vài tiếng đến đầu giờ chiều, chồng bà mới đến lượt chụp X-quang. Và rồi, chờ đợi đến 3 giờ đọc kết quả

“Thế là mất toi một ngày. Tưởng bỏ ra 150.000 đồng khám theo yêu cầu thì đỡ khổ hơn, ai dè cũng có khác gì đâu”, bà Hồng ngao ngán

Một BS công tác gần 20 năm tại BV công, nay chuyển sang BV tư nhận xét: khoa khám bệnh tự nguyện trong BV công thực chất là “bình mới, rượu cũ”. Vẫn con người ấy, vẫn cách quản lý ấy, cung cách dịch vụ từ thời “bao cấp” để lại, chỉ có thu tiền là khác

Một bệnh viện, hai thế giới

Giữa cái nắng nóng oi bức mùa hè, trong khuôn viên BV Đại học Y (phố Tôn Thất Tùng, Q.Đống Đa, TP.Hà Nội) dường như bức bối hơn bởi hàng trăm người chen chúc nhau đến khám bệnh. Tại tầng 1 nơi khám bệnh và thực hiện các xét nghiệm đông nghẹt người chờ đến lượt gọi tên. Nhiều người bệnh phải ngồi bệt xuống sàn nhà vì chờ lâu, không đủ ghế ngồi

Cách đó không xa chỉ vài chục bước chân, ở tầng 3 của BV - nơi tọa lạc Khoa Quốc tế, mọi người dễ dàng nhận thấy một thế giới khác hẳn. Phòng chờ mát rượi bởi điều hòa, sàn gỗ bóng loáng. Những người bệnh và người nhà đi cùng được mời ngồi trên những chiếc ghế nệm êm ái, lịch sự, lâu lâu lại được y tá mời uống nước, xem tạp chí nếu chưa đến lượt, trẻ em được xem phim hoạt hình qua những chiếc ti vi LCD cỡ lớn

Điều tạo ra sự khác biệt giữa tầng 1 và tầng 3 là giá cả dịch vụ. Ở tầng dưới người khám bệnh không có sổ bảo hiểm mất chi phí 70.000 đồng/lần khám, còn ở tầng trên sẽ là 150.000 đồng, không kể tiền xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh

Theo lễ tân của Khoa Quốc tế, sở dĩ có mức giá chênh lệch như vậy là do ở đây các BS khám đều là tiến sĩ trở lên. Đối với việc xét nghiệm máu, người bệnh sẽ ngồi tại chỗ và được y tá đến lấy để “bệnh nhân đỡ phải đi lại mệt mỏi”...
 
Bác sĩ kê toa ăn chia hoa hồng

bac-si.jpg

Một số bác sĩ của Bệnh viện Q.9, TP.HCM công khai tiếp trình dược viên trong giờ khám bệnh và thỏa thuận hoa hồng với hãng dược. Vì hoa hồng, có bác sĩ quên luôn sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân

Xem gần 40 toa thuốc thu thập được do bác sĩ Nguyễn Trọng Việt - trưởng khoa khám bệnh Bệnh viện Q.9 - kê cho bệnh nhân (diện bảo hiểm y tế) trong ngày 19-7 và 23-7, chúng tôi phát hiện có những toa thuốc bất hợp lý và chỉ định thuốc không liên quan gì đến bệnh của bệnh nhân. Bệnh nhân bị bệnh gì bác sĩ Việt cũng luôn kê kháng sinh, kháng viêm, chống dị ứng và thuốc về bệnh xương khớp, bệnh đường tiêu hóa

Bệnh một đằng, thuốc một nẻo

Cụ thể, bác sĩ Việt khám cho bệnh nhân N.T.D.P. (30 tuổi) và chẩn đoán bệnh nhân bị viêm da cơ địa dị ứng, viêm xoang nhưng trong toa thuốc bác sĩ cho bệnh nhân sử dụng thuốc trị viêm xương khớp Doresyl

Tương tự, bác sĩ Việt chẩn đoán bệnh nhân L.T.N.N. (46 tuổi) bị viêm phế quản cấp, viêm xoang nhưng trong toa thuốc của bệnh nhân lại kê Doresyl. Một bệnh nhân khác là ông H.K.L. (41 tuổi) được bác sĩ Việt chẩn đoán “viêm nang lông, rối loạn tiền đình” cũng cho uống... Doresyl

Đáng lưu ý, bệnh nhân N.N.D. (35 tuổi) được bác sĩ Việt khám và chẩn đoán “viêm dạ dày và tá tràng, viêm xoang” nhưng trong toa thuốc bác sĩ Việt kê Celedol, trong khi thuốc này được khuyến cáo chống chỉ định vì tác dụng phụ gây xuất huyết tiêu hóa cho bệnh nhân

“Kỳ lạ” nhất là toa thuốc mà vị trưởng khoa khám bệnh này kê cho bệnh nhân N.H.H. (87 tuổi, khám bệnh ngày 19-7). Ông H. được chẩn đoán bị bướu tiền liệt tuyến và được bác sĩ Việt cho năm loại thuốc là kháng sinh Klamentin, thuốc chống dị ứng Qaderlo, thuốc trị bệnh đường hô hấp Mitux, thuốc trị ho Eurodin và thuốc điều trị đầy hơi, rối loạn tiêu hóa Prevenolax

Một số bác sĩ khác của khoa khám bệnh Bệnh viện Q.9 cũng kê toa “khó hiểu”. Đơn cử, bệnh nhân N.V.U. (59 tuổi) khám bệnh ngày 19-7 và được bác sĩ Ngô Khắc Quỳnh chẩn đoán bị bệnh sỏi thận, nhiễm trùng tiểu, viêm dạ dày nhưng kê toa cả... thuốc trị bệnh xương khớp Celedol. Ngày 19-7, bác sĩ Quỳnh còn kê thuốc Celedol cho bệnh nhân N.T.B. (24 tuổi), trong khi bệnh nhân này được chẩn đoán viêm amiđan cấp

Công khai báo giá “chung chi”

Theo phản ảnh của một số công ty dược, bác sĩ Nguyễn Trọng Việt là người luôn “tận tình” giúp đỡ trình dược viên đạt doanh số tiêu thụ thuốc để nhận hoa hồng. 10g sáng 25-7, một nhóm trình dược viên đến chào hàng hai loại thuốc với bác sĩ Việt ngồi khám ở phòng số 7

Bác sĩ Việt hỏi ngay: “Bên chị có sản phẩm gì?”. Trình dược viên đưa hai tờ quảng cáo giới thiệu thuốc, bác sĩ Việt đón lấy xem và nói rằng thời điểm này kê toa thuốc hỗ trợ tuần hoàn não hơi khó vì ngày nào giao ban giám đốc bệnh viện cũng nhắc phải hạn chế do bảo hiểm y tế gần vỡ quỹ, nên “bác sĩ muốn cũng không dám xài”

Tuy nhiên, bác sĩ Việt nói: “Trước mắt là khó thôi, chứ một, hai tháng sau sóng yên biển lặng thì mình xài”. Về loại thuốc trị bệnh dạ dày, bác sĩ Việt nói ở Bệnh viện Q.9 tương đối nhiều, ít nhất có 7-8 mặt hàng cạnh tranh, rồi mở máy vi tính ra xem và đọc tên các thuốc, tên công ty, giá thành từng loại là bao nhiêu. Sau đó, ông bảo hàng khách vừa chào giá không đến mức cao lắm (6.300 đồng/viên - PV) nên “đương nhiên xài được”

Bác sĩ Việt hỏi: “Doanh số của chị bao nhiêu thì đạt yêu cầu?”. Trình dược viên nói 10.000 viên. “10.000 viên cho một tháng hay một năm?” - bác sĩ Việt hỏi lại. Khi biết đó là số lượng thuốc cho một năm, ông nói luôn: “Xài 10.000 viên trong một năm thì đơn giản. Mỗi tháng có 1.000 viên. Chị cứ xin vào đi, có bao nhiêu tụi em sẽ giải quyết hết”

Sau đó, ông tiết lộ: “Ở đây, các công ty thường chi 20-25 (phần trăm - PV), chưa có cái nào hơn đó. Có những cái là 15%, có những hàng kháng sinh là 10%... Phổ rộng tụi em nhận 20%

Nếu chị vào hàng được, em cũng không cần 25% đâu. Em chỉ cần 20% thôi. Bên em không nhận cao vì nhận cao làm sao các công ty sống” - bác sĩ Việt thẳng thắn báo giá “chung chi” hoa hồng như vậy

Về cách thức chi hoa hồng thuốc, bác sĩ Việt nói không cần đến nhà mà “cứ tới đây đi” và “cứ cho vào phong bì, các công ty khác cũng làm vậy, không sao đâu”. Ông còn dặn: “Không cần thiết phải xuống nhiều, một tháng một lần”. Còn bên khoa dược, bác sĩ Việt bỏ nhỏ là chỉ cần chi 5-6%

don-thuoc.jpg

Chúng tôi quản lý còn lỏng lẻo

Về phản ảnh bác sĩ của bệnh viện tiếp xúc với trình dược viên và thỏa thuận đòi hoa hồng, bác sĩ Trần Minh Tâm - giám đốc Bệnh viện Q.9 - nói: “Chúng tôi từng nhận được phản ảnh về việc này nhưng chưa có chứng cứ chắc chắn nên chưa xử lý được. Chúng tôi chỉ kiểm soát bác sĩ của mình bằng cách kiểm tra các toa thuốc. Nếu có bất hợp lý trong toa thuốc thì nhắc nhở bác sĩ”

Khi xem những toa thuốc mà bác sĩ Việt và bác sĩ Quỳnh kê cho bệnh nhân, ông Tâm thừa nhận các toa có sự lặp đi lặp lại các loại thuốc giống nhau. Về trách nhiệm của ban giám đốc bệnh viện, ông cho biết “lâu lâu cũng đi kiểm tra” và chỉ kiểm soát được sự hợp lý hay không trong toa thuốc chứ không để ý lắm đến chuyện công ty dược chi hoa hồng cho bác sĩ

Ông Tâm thừa nhận: “Sở Y tế TP có quy định bác sĩ không được tiếp trình dược viên trong thời gian khám bệnh nhưng do chúng tôi giám sát chưa tốt”. Ông Tâm hứa sẽ họp ban giám đốc và cấp ủy bệnh viện để có trả lời cụ thể

Ngày 27-7, bác sĩ Tâm cho biết thêm: “Sau khi nhận được phản ảnh của PV Tuổi Trẻ, ban giám đốc và ban thanh tra nhân dân bệnh viện đã làm việc với các bác sĩ Nguyễn Trọng Việt, Nguyễn Mạnh Hùng và Ngô Khắc Quỳnh

Bước đầu, ba bác sĩ trên đã nhận khuyết điểm và viết bản tự kiểm về hành vi sai phạm của mình. Qua đó, bệnh viện cũng nhận thấy còn lỏng lẻo trong công tác quản lý, nhất là công tác quản lý hoạt động của trình dược viên trong bệnh viện và công tác giám sát kê đơn của các bác sĩ”

Theo bác sĩ Tâm, từ sự việc này, bệnh viện sẽ nhanh chóng chấn chỉnh hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị, giám sát việc kê đơn chặt chẽ hơn. Riêng trường hợp ba bác sĩ sai phạm, bệnh viện sẽ cho rút kinh nghiệm toàn bệnh viện, đồng thời hội đồng khen thưởng và thi đua của bệnh viện sẽ có hướng xử lý thích hợp

Kê toa thuốc không phù hợp với chẩn đoán

PGS.TS.DS Nguyễn Hữu Đức - giảng viên chính bộ môn dược lâm sàng, khoa dược Đại học Y dược TP.HCM - cho biết: Doresyl 200mg và Celedol 200mg có thành phần chính là dược chất celecoxib. Celecoxib có chỉ định điều trị triệu chứng đau nhức, nóng sốt, sưng viêm và tổn thương trong các bệnh: viêm khớp, viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, bệnh viêm cột sống dính khớp

Vì thế, việc chỉ định thuốc này cho các bệnh nhân viêm xoang, viêm phế quản, viêm nang lông, rối loạn tiền đình... là không đúng. Nếu kê toa thuốc này cho bệnh nhân bị viêm dạ dày, tá tràng lại càng sai vì tác dụng phụ của thuốc này là gây viêm dạ dày và có thể gây biến chứng đường tiêu hóa như loét, xuất huyết, thủng dạ dày...

PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên - phó giám đốc Bệnh viện Bình Dân - khẳng định bướu lành tiền liệt tuyến không cần điều trị và các thuốc bác sĩ kê như trên không liên quan đến bệnh của bệnh nhân. Nếu người bệnh có bệnh lý khác kèm theo, trong phần chẩn đoán, bác sĩ phải ghi đầy đủ để minh chứng việc kê toa những thuốc này là chính đáng

Lê Thanh Hà - Thùy Dương - Ngọc Nga
 
Top