What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Telemedicine System

T

Trungvlkt

Guest
Giải pháp hiện đại hóa trong ngành y tế

Dear all

Một số hướng sau trong ngành y tế không khó để thực hiện về mặt công nghệ, chỉ cần chờ sponsor về finance và lobby

Định hướng chiến lược là ehealth. Đặt mục tiêu VN đứng thứ 3 thế giới về ứng dụng ehealth. (có quá khó ko? ^_^)

Các công nghệ khả thi gồm

1. Hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử (Electronic Health Record)

- Về cơ bản hệ thống xây dựng trên nền web gồm một data center và tất cả các bệnh viện, nhà thuốc, đơn vị quản lý y tế ... kết nối với hệ thống này

- Tất cả thông tin về sức khỏe, bênh tật của bệnh nhân được lưu trữ suốt đời và bảo mật trên internet (chiều cao, câ nặng, các bệnh, các thuốc đã dùng, các bản siêu âm, x-quang, các kết quả xét nghiệm ...)

- Đến bệnh viện, dân chỉ việc khai báo mã số là bác sĩ có mọi thông tin, rất hữu ích cho điều trị. Hơn nữa, việc gửi các hồ sơ này từ nông thôn ra thành thị hay từ VN sang Mỹ, Singapore để nhờ tư vấn là điều dễ dàng (mở ra ngành khám bệnh từ xa)

- Về phía bệnh viện dễ dàng quản lý bệnh nhân

- Về phía các cơ quan quản lý y tế thì dễ dàng quản lý các bệnh viên và quản lý vĩ mô các loại bệnh

- Về phía các hãng dược, hãng sản xuất thiệt bị y tế thì nắm realtime thị trường, thúc đẩy thương mại điện tử ...

- Về phía các hãng bảo hiểm và tài chính thì EHR là platform để họ triển khai các dịch vụ giá trị gia tăng trên đó

2. Hệ thống chăm sóc từ xa qua điện thoại đi động (Mobile Healthcare System)

- Hệ thống này chuyên dùng cho các bệnh kinh niên như đái tháo đường, tim mạch ... Ở bệnh này bác sĩ và người bệnh nếu luôn sát sao control tình trạng bệnh thì sẽ ngăn chặn bệnh phát tác rất tốt. Nhưng bệnh nhân ko thể suốt ngày trong bệnh viện mà theo dõi được nên phải theo dõi và hỗ trợ điều trị từ xa

- Hệ thống Mobile Healthcare System mà được triển khai thì sẽ mở đường cho Mobile Adversting thế hệ mới. Vì khi đó người dùng ko chỉ nhận được các tin nhắn ngắn ngủi và tẻ nhạt mà có thể nhận được các hình ảnh, cliip sống động thông qua quảng cáo trên các software về y tế chạy trên máy bệnh nhân

3. Du lịch chữa bệnh

- Tôi nghĩ hoàn toàn khả thi để triển khai các ứng dụng telemedicine để set up các bệnh viện/khu điều dưỡng ở các địa điểm du lịch nổi tiếng như Vũng Tàu, Nha Trang, Phú Quốc, Hạ Long ...

- Khách nước ngoài vừa đi du lịch vừa chữa bệnh

- Người dân cuối tuần vừa đi nghỉ vừa check sức khỏe
....
 
Last edited by a moderator:
Intel cộng tác với GE về y tế

090403101532__45464607_intelapcopy.jpg

Suy thoái kinh tế Mỹ ảnh hưởng tới cả hai công ty

General Electric và Intel hợp sức phát triển các sản phẩm công nghệ cao nhằm điều trị bệnh nhân tại nhà

Hai công ty lên kế hoạch đầu tư 250 triệu đôla trong dự án kéo dài 5 năm

Intel được coi là hãng lớn nhất thế giới chế tạo chip nhưng họ cố gắng trong vài năm qua nhằm phát triển một mảng kinh doanh mới trong y tế

GE đã có thị phần kinh doanh khá lớn cho các sản phẩm y tế tại các bệnh viện và các công ty bảo hiểm

Cả hai công ty đều không tránh khỏi ảnh hưởng từ kinh tế toàn cầu bị suy thoái, nhưng họ tin rằng đây sẽ là mảng kinh doanh nhiều tỷ đô la

Tại sự kiện ra mắt ở New York, Jeff Immelt, CEO của GE nói với BBC ông hy vọng nhiều cho dự án này

"Cả Intel lẫn GE không muốn tạo ra mô hình kinh doanh nhỏ," ông Immelt nói. Chúng tôi đã làm là làm kinh doanh lớn"

Cắt chi phí

Intel Health Guide, là hệ thống máy vi tính cho phép bác sĩ theo dõi, chẩn đoán và tham vấn từ xa với các bệnh nhân ở nhà

Công nghệ này giúp nhiều người khỏi phải đi tới bệnh viện nhiều lần và có thể hạ chi phí

Với thực trạng người có tuổi càng tăng tại Hoa Kỳ và các quốc gia khác, hai công ty tin rằng thị trường áp dụng công nghệ này có thể phát triển từ 3 tỷ đôla/năm đến 7.7 tỷ đôla vào năm 2012

Tại Vương quốc Anh, các dịch vụ y tế quốc gia ở West Lothian đã thí điểm hệ thống y tế của cá nhân của Intel

Thỏa thuận mới được triển khai trong bối cảnh chính quyền Obama triển khai các dự án giảm chi phí chăm sóc sức khỏe như ưu tiên hàng đầu

Để đạt được điều này, các công ty sẽ phải đóng vai trò của họ
 
Last edited by a moderator:
Máy chụp X-quang kỹ thuật số giảm tác động môi trường​

– GE Healthcare (thuộc Tập đoàn General Electric) vừa công bố tại Hà Nội dòng sản phẩm máy chụp tia X-quang kỹ thuật số được công nhận là những sản phẩm sáng tạo vì sinh thái, nhờ hiệu suất năng lượng và vận hành cao của hệ thống

Công nghệ X-quang kỹ thuật số này cho phép người chụp quan sát hình ảnh trên máy, từ đó loại bỏ việc sử dụng phim và hóa chất xử lý ảnh như các máy chụp thông thường khác. Ví dụ như loại bỏ việc sử dụng 50 nghìn tấm phim analog (tiết kiệm được 7.200 lít thuốc tráng phim/năm. Từ việc này giúp loại trừ khâu mua bán, vận chuyển và xử lý các hóa chất tráng phim

Một phòng chụp X-quang kỹ thuật số của GE Healthcare được thiết kế để thay thế 2 phòng chụp tia X-quang tương tự, tiết kiệm năng lượng và không gian cũng như tránh được việc sử dụng nước và hóa chất để xử lý phim, trong khi vẫn đạt được độ ảnh hóa như cũ

Ông Jogn Dineen-Chủ tịch kiêm Tổng GĐ GE Healthcare, cho biết: “Với hệ thống chụp tia X-quang này, chúng tôi không chỉ thực hiện cam kết về việc cung cấp những sản phẩm an toàn chất lượng cao, mà còn giúp bệnh viện tiết kiệm chi phí và giảm tác động đến môi trường”
 
“Hệ thống hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ trẻ em liệt”
Chăm sóc bệnh nhân qua PDA

SGTT - Với thiết bị này, các bệnh nhân liệt trở lên độc lập về sinh hoạt khi tự điều khiển các thiết bị điện tử bằng “thái độ”, các bác sĩ có thông tin chẩn đoán chăm sóc bệnh nhân từ xa, giảm thiểu gánh nặng chăm sóc bệnh nhân cho gia đình…

“Hệ thống hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ trẻ em liệt” của nhóm Mimas, đại học Bách khoa Hà Nội (giải nhất Imagine Cup Việt Nam 2009) đã không dừng lại ở ý tưởng công nghệ, sản phẩm đang hướng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào y tế, phục vụ cộng đồng xã hội

01-8.jpg

Bệnh nhân chỉ cần nháy mắt đèn sẽ sáng​

Giảm thiểu gánh nặng

Động kinh là bệnh rối loạn thần kinh trầm trọng thường gặp ở trẻ em. Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 3.000 trẻ em bị viêm não, 30 – 40% trong số này là do viêm não Nhật Bản. Khi cơn động kinh xảy ra thường cha mẹ không biết cơn động kinh xảy ra như thế nào, vào thời điểm nào, tình trạng sức khoẻ của con em trước và sau cơn động kinh, có còn nhớ lại những gì xảy ra trong cơn động kinh hay không…

Trong khi những thông tin này rất quan trọng trong việc giúp các bác sĩ chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị sớm nhằm hạn chế nguy cơ chậm phát triển tâm thần và biến đổi nhân cách sau này của trẻ

Các bệnh nhân sẽ được gắn thiết bị kỹ thuật gọi là mũ đo, theo dõi tín hiệu sóng điện não đồ. Thiết bị này có nhiệm vụ bắt các tín hiệu sóng não của bệnh nhân

Các tín hiệu sóng này là đầu vào cho một hệ thống phần mềm trí tuệ nhân tạo chuyên gia. Phần mềm chuyên gia sẽ phân tích, chẩn đoán tình trạng bệnh nhân sau đó đưa ra các gợi ý xử lý cho bác sĩ thông qua các thiết bị hiển thị

Em Ngô Văn Mạnh (K50, khoa công nghệ phần mềm, đại học Bách khoa – đội trưởng Mimas) cho biết, trong trường hợp bác sĩ không có mặt tại giường bệnh, bệnh nhân xảy ra các hiện tượng bất thường như lên cơn động kinh, tai biến mạch máu não… tất cả thông tin liên quan sẽ được hệ chuyên gia xử lý và gửi tất cả thông tin tình trạng bệnh nhân thông qua một hệ thống truyền tin nhắn GSM. Ngoài ra, thông tin về bệnh nhân cũng được lưu giữ tại hệ thống server dữ liệu

Tại điện thoại PDA của bác sĩ, người thân có một phần mềm dùng cho PDA hỗ trợ hiển thị thông tin, từ đó bác sĩ sẽ quan sát được tín hiệu não, tình trạng bệnh nhân và có cách xử lý phù hợp (trường hợp nếu điện thoại không có hỗ trợ các thông tin sẽ được gửi đi như dạng tin nhắn)

Trong trường hợp bác sĩ không nhận được tin nhắn, tắc đường hay ở xa không thể tới xử lý cho bệnh nhân, hệ thống sẽ tiếp tục gửi tin nhắn cho các bác sĩ khác liên quan như y tá, bác sĩ trực tại phòng cấp cứu

Trần Tuấn Anh (thành viên của nhóm) cho biết, với sản phẩm này bệnh nhân có thể tự mình điều khiển các thiết bị điện tử sinh hoạt như tivi, quạt điện, đèn điện, cassette… chỉ bằng “thái độ”. Ví dụ: lúc bệnh nhân muốn đi ngủ, anh/chị ta có thể tự tắt bóng đèn bằng với cái chớp mắt, một lần bóng đèn tắt, chớp mắt hai lần bóng đèn bật…

Quyết tâm giành giải tại Ai Cập

Các thành viên của nhóm cho biết, hệ thống được xây dựng dựa trên đặc tính nhận dạng sóng não (khi con người nhắm mắt sóng alpha sẽ xuất hiện tần số từ 8,5 – 13Hz) và các thuật toán phân tích

Ngoài ra, phần mềm hỗ trợ gia đình bệnh nhân được sử dụng công nghệ thiết kế giao diện của Microsoft như Windows performance foundation. Hệ thống này cũng sử dụng công nghệ Vitural earth để hỗ trợ dẫn đường, tìm địa điểm các cơ sở y tế cần thiết

Hiện nhóm cũng đang dựa trên việc “nhận dạng thiết bị và các thuật toán” để nhận dạng nhiều loại sóng hơn như beta, gama... nhằm xây dựng thêm nhiều “key” điều khiển thiết bị. Đội trưởng Mạnh cũng cho biết, đây cũng là tiền đề để có thể xây dựng các hệ thống chống buồn ngủ khi lái xe ôtô

Theo TS Lâm Khánh (phó chủ nhiệm khoa chẩn đoán hình ảnh – bệnh viện 108, Hà Nội), sản phẩm của nhóm Mimas rất tốt về ý tưởng cũng như công nghệ xây dựng, nếu triển khai được thì tính ứng dụng rất cao bởi hiện nay các thiết bị điện não đồ chủ yếu là nhập ngoại với giá thành rất đắt. Tuy nhiên, do sản phẩm liên quan trực tiếp tới sức khoẻ con người do đó cần được kết hợp nghiên cứu nhiều hơn nữa đảm bảo độ an toàn cho người bệnh

Được biết, giá thành cho một bộ “điện não đồ” dùng cho bệnh nhân bình thường hiện nay khoảng 300 triệu đồng. Mimas cho biết hiện các thành viên đang cố gắng cô đọng những điểm nổi trội của sản phẩm tập trung cho vòng chung kết thế giới. Dù rất khó khăn, nhưng nhóm cũng đang cố gắng cộng tác cùng các chuyên gia bệnh viện Bạch Mai và bệnh viện 108 để có những nghiên cứu tạo ra sản phẩm hoàn thiện, thực sự thiết thực, phục vụ cộng đồng
 
Hấp dẫn cầu truyền hình y khoa Việt Nam - Philippines​

- Trong 3 giờ ngày 28-3, 2 kíp phẫu thuật của ĐH Việt Đức (VN) và Bệnh viện ĐH Quốc gia Philippines đã trình diễn hai ca phẫu thuật nội soi cắt u tuyến thượng thận trái qua nội soi một lỗ (Bệnh viện Việt Đức) và cắt đại tràng trái qua nội soi tại Bệnh viện ĐH Quốc gia Philippines

Sáu bệnh viện khác ở Việt Nam đã theo dõi ca mổ từ các đầu cầu địa phương

555409.jpg

GĐ Bệnh viện Việt Đức Nguyễn Tiến Quyết trao đổi với đầu cầu Philippines từ đầu cầu Bệnh viện Việt Đức

PGĐ Bệnh viện Việt Đức Trần Bình Giang, người chủ trì ca phẫu thuật tại đầu cầu Bệnh viện Việt Đức, nói cầu truyền hình y khoa (telemedicine) đã san bằng khoảng cách địa lý, và đây sẽ là phương án hiệu quả để tăng cường chuyên môn cho tuyến y tế cơ sở

Dạy mổ bằng telemedicine

Trưa 28-3, ngoài các đồng nghiệp khoa ngoại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ ở đầu cầu Phú Thọ, bác sĩ Hoàng Công Lâm, PGĐ bệnh viện, đã về Hà Nội, vào tận phòng mổ cùng bác sĩ Bình Giang và các đồng nghiệp ở Bệnh viện Việt Đức. Theo bác sĩ Lâm, ở Phú Thọ đã mổ nội soi nhiều, nhưng nội soi một lỗ thì "lần này phải xuống Việt Đức để học"

“Mổ u tuyến thượng thận là loại phẫu thuật khó, do bệnh nhân mắc bệnh thường bị cao huyết áp, khi phẫu thuật phải kết nối chặt chẽ giữa phẫu thuật viên và kíp gây mê, trước đây chúng tôi mới chỉ mổ mở để điều trị loại bệnh này, giờ đây sẽ học các thầy ở Việt Đức để mổ nội soi” - bác sĩ Lâm nói với PV Tuổi Trẻ

Buổi trưa, qua telemedicine, các thầy thuốc ở Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện ĐH Quốc gia Philippines đã có dịp thảo luận rất kỹ về tình huống bệnh và cách thức phẫu thuật của ca mổ ở hai đầu cầu. Và các phẫu thuật viên, bác sĩ gây mê, hồi sức, điều dưỡng ở sáu bệnh viện vệ tinh của Việt Đức gồm Bệnh viện đa khoa Bắc Ninh, Phú Thọ, Thanh Hóa, Hải Phòng, Nam Định, đa khoa khu vực Sơn Tây (Hà Nội) được theo dõi hai ca phẫu thuật thông qua hình ảnh truyền bằng công nghệ kỹ thuật số rất rõ nét

Một bác sĩ ở đầu cầu Phú Thọ cho hay họ đã nghe rất rõ các bàn luận của bác sĩ hai nước và có thêm nhiều kinh nghiệm cho nghề nghiệp nhờ hoạt động như thế này

Theo ông Trần Bình Giang, ngoài sáu bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Việt Đức, tám bệnh viện vệ tinh của Bạch Mai…, Bộ Y tế đang có dự án thiết lập mạng telemedicine tới khoảng 30 bệnh viện nữa, nhằm hỗ trợ đào tạo và hội chẩn ca bệnh khó với bệnh viện tuyến dưới

“Trước đây có khi gây mê rồi, mổ ra rồi nhưng bệnh viện tỉnh gặp khó khăn, phải đợi bác sĩ ở Hà Nội, TP.HCM về, nhưng có telemedicine, chỉ cần bật camera lên hỏi là các chuyên gia ở T.Ư có thể chỉ giúp họ bằng kinh nghiệp của mình, khả năng cứu chữa người bệnh được nâng cao”- ông Giang cho biết

30 hình/giây

Theo ông Giang, tốc độ truyền hình ảnh của hệ thống telemedicine ở Bệnh viện Việt Đức hiện nay là 30 hình/giây, trong khi mắt người cảm nhận hình ảnh tốc độ 24 hình/giây đã mượt mà lắm rồi. Với chất lượng hình ảnh này, các học viên ở các đầu cầu có thể cảm nhận được các thao tác phẫu thuật viên trong phòng mổ, nhất là phẫu thuật nội soi thì tất cả hình ảnh đều thông qua thiết bị

“Tại hội nghị nội soi châu Á - Thái Bình Dương 2010, VN đã thực hiện một ca phẫu thuật giới thiệu cho 13 đầu cầu quốc tế. Năm 2011, khi hội nghị tổ chức ở Thái Lan, hình ảnh phẫu thuật cũng đã được truyền đi bảy điểm cầu trong đó có VN. Đây là cơ hội để giới phẫu thuật viên chúng tôi biết nhau, xem họ làm tốt gì, mình còn cần học gì, chưa kể trao đổi kinh nghiệm giữa các bệnh viện trong nước” - ông Giang nói

Hiện tại Bệnh viện Việt Đức đang tổ chức 5-7 cầu truyền hình y khoa đa trung tâm/năm. Nhưng mục tiêu của Việt Đức là tổ chức telemedicine với Trung tâm phẫu thuật nội soi ở Strasbourg (Pháp), đồng thời mời các GS bậc thầy trên thế giới thị phạm các phẫu thuật khó

Nếu không có telemedicine, điều này rất khó khăn do các GS rất khó thu xếp thời gian, mà tổ chức đi nước ngoài học họ mổ thì lấy đâu ra tiền. Nhưng nhờ có telemedicine, khó khăn này có thể khắc phục được phần nào
 
Còn nhiều gian nan​

- Trong khi ở các ngành dệt may và du lịch, đa số phần mềm được sử dụng là của nước ngoài, thì trong lĩnh vực y tế hầu hết các phần mềm được sử dụng là sản phẩm của các công ty trong nước. Mặc dù không phải cạnh tranh với các phần mềm ngoại, song việc cung cấp các phần mềm nội địa cho ngành y tế đang gặp nhiều khó khăn và vướng mắc...

Công ty Công nghệ thông tin (CNTT) Việt Ba là một trong những đơn vị có tâm huyết với việc cung cấp phần mềm cho ngành y tế. Mặc dù giám đốc công ty có “nhiều mối quan hệ mật thiết” với ngành y tế nhưng công ty cũng gặp không ít khó khăn khi cung cấp phần mềm cho ngành này

Không dễ “khai hoang”

Ông Nguyễn Trường Giang, Giám đốc Công ty Việt Ba, cho biết tại Việt Nam, số lượng phần mềm chuyên dụng cho ngành y tế hiện còn quá ít so với nhu cầu của thị trường. Thế nhưng, việc cung cấp phần mềm cho ngành y tế lại gặp rất nhiều khó khăn

“Đội ngũ quản lý y tế chưa hiểu hết tầm quan trọng của việc triển khai các phần mềm y tế cũng như nhận thức chưa đúng về phần mềm quản lý y tế. Các đơn vị đua nhau đi tìm phần mềm quản lý bệnh viện để giải quyết mọi vấn đề trong bệnh viện

Trong khi đó, hệ thống phần mềm quản lý y tế tích hợp nhiều phần mềm thuộc các mảng, các khoa, phòng khác nhau. Để ứng dụng CNTT trong ngành y tế đạt hiệu quả cao, cần có một cuộc “cách mạng” để thay đổi cách tư duy và nhìn nhận này”, ông Giang nhận định

Theo ông, việc cung cấp phần mềm cho ngành y tế gặp khó khăn do các đơn vị y tế thường đầu tư phần cứng và phần mềm với tỷ lệ không phù hợp. Do quan niệm phần mềm phải rẻ nên khi có kinh phí, các đơn vị đầu tư chủ yếu cho phần cứng nên khoản kinh phí còn lại không đủ để mua phần mềm. “Trong khi, việc đầu tư cho phần cứng, phần mềm và chi phí duy trì, đào tạo phải tương xứng”, ông Giang nói

Khác hẳn với các lĩnh vực khác, phần mềm y tế của nước ngoài lại không “vào” được Việt Nam do giá quá cao, thường gấp 7-8 lần giá phần mềm nội (có những phần mềm có giá tới cả triệu đô-la Mỹ). Bên cạnh đó, phần mềm ngoại không có giao diện tiếng Việt nên không tiện dụng, chưa kể đến việc không có chức năng kết nối giao tiếp hệ thống thông tin với thiết bị như phần mềm Việt…

Ông Giang ví, thị trường cung cấp phần mềm cho ngành y tế hiện như một “bãi hoang” nhưng việc “khai hoang” cũng không phải là chuyện dễ dàng. Hiện Việt Ba đang bán phần mềm chuyên dụng đi kèm với thiết bị y tế, để một mặt đáp ứng nhu cầu đầy đủ cho khách hàng, mặt khác tạo kinh phí duy trì bộ máy công ty, chứ cung cấp phần mềm cho ngành y tế không có lãi. LIS không bằng HIS

LABSoft hiện là một trong những công ty chuyên cung cấp giải pháp Hệ thống thông tin khoa xét nghiệm (LIS) cho các bệnh viện và cơ sở y tế

Quy trình quản lý trong khoa xét nghiệm thông thường gồm bảy bước như : tiếp nhận bệnh nhân, xử lý mẫu, thực hiện xét nghiệm, ghi nhận kết quả, trả kết quả, lưu kết quả, báo cáo thống kê. Hệ thống LIS được thiết kế để hỗ trợ công việc của phòng xét nghiệm trong suốt quy trình quản lý này

Ông Võ Việt Lập, đại diện LABSoft, cho biết LIS giúp các bệnh viện loại bỏ được sai sót trong khoa xét ngiệm mà việc quản lý thủ công có thể mắc phải. LIS giúp cho việc xét nghiệm nhanh chóng, dễ dàng và chính xác hơn

Song, việc triển khai LIS đang gặp khó khăn do ban giám đốc các bệnh viện chưa hiểu rõ được quy trình quản lý trong khoa xét nghiệm và lợi ích của việc dùng LIS. Hoặc khi họ hiểu được tầm quan trọng của LIS thì vẫn triển khai sau hệ thống phần mềm quản lý bệnh viện (HIS)

Mà HIS không phải dễ dàng được trang bị trong một sớm một chiều. Do đó, ngân sách dành cho LIS sẽ bị hạn chế

Cũng có trường hợp việc triển khai LIS gặp khó khăn do khoa xét nghiệm từ chối vì “sợ” bị quản lý. Nhân viên của khoa cho rằng LIS quản lý thông tin tập trung và có kết nối với máy xét nghiệm nên họ khó có thể làm “việc tư”. Trên thực tế, LIS chỉ là công cụ hỗ trợ chứ không thể quản lý được con người

Ngoài ra, khi triển khai LIS còn gặp khó khăn ở khâu kết nối giữa nhà cung cấp LIS và HIS. Thị trường có nhiều đơn vị cung cấp HIS. Khi lựa chọn được nhà cung cấp và triển khai sử dụng HIS thì bệnh viện bị phụ thuộc vào nhà cung cấp này

Nhà cung cấp HIS sẽ tìm cách ngăn cản bệnh viện lựa chọn, triển khai LIS của đơn vị khác với nhiều lý do kỹ thuật. Do đó, để tránh tình trạng này, các bệnh viện khi chọn nhà cung cấp HIS cần phải thỏa thuận trước các điều kiện kết nối thông tin với những hệ thống phần mềm khác nói chung và LIS nói riêng

Kinh nghiệm để thành công

Với kinh nghiệm triển khai phần mềm Medisoft THIS tại hơn 70 bệnh viện trong 20 năm qua, ông Vũ Mạnh Tiến, Giám đốc Công ty Tin học y tế Links Toàn Cầu, Trưởng bộ môn Tin học quản lý bệnh viện của Đại học Hùng Vương, cho rằng hệ thống quản lý thông tin bệnh viện muốn đạt được hiệu quả chuyên môn và kinh tế cao cần được thực hiện tổng thể và đồng bộ

“Vì thế, cần có kinh phí để thực hiện toàn diện. Đầu tư nhỏ lẻ, manh mún sẽ làm mất nhiều thời gian, công sức mà không đạt hiệu quả như mong đợi vì đây là hệ thống liên hoàn, bao trùm mọi “ngóc ngách” của bệnh viện,” ông Tiến nói

Ông Tiến cho rằng, để đánh giá được phần mềm có tốt và phù hợp với bệnh viện hay không, nên tham quan các bệnh viện đã sử dụng tốt và cho chạy thử phần mềm tại bệnh viện trong một thời gian trước khi quyết định đầu tư (như Bệnh viện Tuyên Quang hay Bệnh viện Trưng Vương - TP.HCM). Cũng cần dự trù kinh phí bảo trì và nâng cấp. Một ví dụ thành công được nêu là Bệnh viện Dân quân miền Đông (quận 9, TP.HCM), trong vòng ba tháng đã thực hiện được hầu hết các hệ thống CNTT quan trọng

Việc triển khai các hệ thống cần có quyết định của ban giám đốc bệnh viện để có sự hỗ trợ giúp cho quy trình nghiệp vụ của bệnh viện và quy trình hoạt động của phần mềm hài hòa với nhau

Ban giám đốc và các phòng chức năng cần biết khai thác phần mềm, yêu cầu các báo cáo in trên máy để hỗ trợ cho các quyết định của mình. Giao ban trên mạng cũng là hình thức tốt nhất giúp ban giám đốc kiểm tra hiệu quả của phần mềm
 
Máy tính của bệnh viện mới chỉ thay thế giấy bút​

ImageView1-1_zpsfceec68b.jpg

Ứng dụng IT tại bệnh viện không chỉ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động khám chữa bệnh mà còn tạo ra ngân hàng dữ liệu vô giá cho nghiên cứu khoa học​

- Đa phần các hệ thống phần mềm đang được sử dụng tại các bệnh viện công ở Việt Nam đều thiếu đồng bộ và chuyên nghiệp. Hoạt động ứng dụng IT nhiều khi chỉ dừng ở mức dùng máy tính thay thế giấy bút

Dân vẫn khổ dù bệnh viện đã ứng dụng IT

Hầu hết các bệnh viện ở Việt Nam đều đã ít nhiều sử dụng máy tính và phần mềm. Tuy nhiên, tình trạng quá tải bệnh viện, xếp hàng dài để chờ khám chữa bệnh vẫn diễn ra rất phổ biến ở các bệnh viện công, đặc biệt là những bệnh viện có uy tín

Thực tế khảo sát của phóng viên ICTnews tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho thấy bộ phận tiếp nhận đăng ký của người khám chữa bệnh đã bố trí máy tính để nhân viên nhập dữ liệu cá nhân của người đến đăng ký, nhưng vẫn còn tình trạng người đến khám chữa bệnh phải chen chúc chờ đến lượt mình được nhập dữ liệu vào phần mềm máy tính

Gặp hôm nào nhân viên ngồi “mổ cò” trên bàn phím, hoặc mạng nghẽn, phần mềm trục trặc… thì thời gian chờ đợi kéo khá dài, thậm chí còn lâu hơn phương thức thủ công, khiến mọi người bức xúc

Trao đổi với phóng viên ICTnews về hiện trạng này, ông Phan Xuân Trung, Giám đốc Công ty TNHH Phát triển điện toán y khoa Hoàng Trung nhận định

“Hầu hết các bệnh viện công hiện nay đều có hình ảnh như phóng viên mô tả, trừ một số bệnh viện đã ứng dụng CNTT đầy đủ. Các lãnh đạo bệnh viện đều đã nhận thức được rằng ứng dụng CNTT sẽ mang lại lợi ích cho bệnh nhân, song vẫn còn nhiều lý do khiến cho bệnh viện chưa ứng dụng

Trước hết phải kể đến sự thất bại trong ứng dụng CNTT trong những thời kỳ đầu. Các bệnh viện hăm hở trang bị phần mềm, nhưng phần mềm lại quá kém về tính năng nên có khi lại làm bệnh viện mất nhiều công sức hơn là không dùng phần mềm

Thứ hai, khi trang bị phần mềm thì phải trang bị đồng bộ cho các bộ phận của bệnh viện, từ nhân viên tiếp nhận, đến ban giám đốc bệnh viện, rất tốn tiền trong khi nguồn tài chính của bệnh viện có hạn. Hầu hết các bệnh viện hiện nay dùng phần mềm rời rạc cho các tác vụ khác nhau

Có bệnh viện phải cùng lúc nhập liệu cho nhiều phần mềm với cùng nội dung, gây tiêu tốn thời gian và nguồn nhân lực. Ngoài ra còn có yếu tố kháng cự, không muốn phần mềm đưa vào hoạt động quản lý, kiểm soát, làm mất quyền lợi riêng của bác sĩ, y tá”


Ông Trung cũng lưu ý, hiện có rất nhiều phần mềm quản lý bệnh viện (khoảng 30 nhà cung cấp trên thị trường) nhưng hầu hết là không chuyên nghiệp, dẫn tới tình trạng bệnh viện chỉ dùng máy tính thay thế giấy bút mà thiếu tính năng quản lý toàn diện, không có tính tương tác số liệu hay những tác vụ thông minh giúp đỡ cho công việc chuyên môn

“Từng có tài liệu nói rằng có khoảng 5% bệnh viện ở Việt Nam ứng dụng CNTT tốt. Tuy nhiên, như thế nào là tốt thì không ai quy chuẩn. Số liệu thống kê về số bệnh viện ứng dụng tốt là 5% không thật sự đáng tin cậy

Bộ Y tế trước đây cũng đã đưa ra tiêu chí chuẩn cho một phần mềm quản lý bệnh viện, nhưng các tiêu chí này không phù hợp thực tế”, ông Trung lưu ý thêm

Đầu tư IT là đầu tư sinh lời

Theo đánh giá của các chuyên gia IT và y tế thì những quy định chi tiêu công quá chặt chẽ, phức tạp, cộng hưởng với sự eo hẹp của ngân sách Nhà nước đang là một trong những “lực cản” lớn nhất khiến cho các dự án triển khai ứng dụng IT tại bệnh viện bị ngừng lại hoặc chậm tiến độ

Với hơn 10 năm nghiên cứu về IT trong y tế, ông Trung phân tích: “Bệnh viện muốn trang bị phần mềm phải thiết lập hồ sơ, dự án theo quy định, mất hàng năm trời vẫn chưa được phê duyệt

Điều đáng nói là những quy định ràng buộc đó không hề mang tính thực tế và người lập dự án đã cố gắng “vẽ” ra những chi tiết số liệu vô nghĩa như số lượng tính năng (function), ngày công lao động… miễn là đáp ứng đủ từng đoạn văn theo quy định

Bệnh viện có tiền, muốn dùng tiền trong quỹ hoạt động sự nghiệp để mua phần mềm nhằm nâng cao chất lượng bệnh viện thì phải làm dự án xin “ba tầng, bảy lớp” cơ quan quản lý cấp trên mới được xài tiền của mình. Còn bệnh viện không có tiền, xin cấp trên thì chỉ được chi tượng trưng

Một bệnh viện tuyến trung ương, xin tiền của Bộ Y tế để trang bị phần mềm thì được chi tối đa 500 triệu đồng, trong khi số tiền cần có lớn hơn rất nhiều. Đơn cử, mới đây, Bệnh viện Chợ Rẫy vừa ký hợp đồng mua phần mềm trong nước với giá… 25 tỷ đồng (khoảng 1 triệu đô la Mỹ)”

Tiền đầu tư được chi nhỏ giọt nên đã có những bệnh viện như Bạch Mai phải triển khai đầu tư từng mảng phần mềm khác nhau, đến nay vẫn chưa có phần mềm đồng bộ mà phải dùng hàng chục phần mềm riêng lẻ của hàng chục nhà cung cấp khác nhau, không phát huy tốt hiệu quả khi ứng dụng thực tế

Bàn về câu chuyện đầu tư ứng dụng CNTT tại bệnh viện, ông Đỗ Cao Bảo, Chủ tịch Công ty Hệ thống thông tin FPT IS khẳng định: “Bỏ tiền đầu tư CNTT là đầu tư trước, sinh lợi sau. Giả sử một bệnh viện với phương thức khám chữa bệnh thủ công truyền thống, kết quả khám chữa bệnh được chuyển bằng giấy tờ đến từng bộ phận chuyên môn như bác sĩ đọc phim, y tá viết bệnh án hoặc viết đơn thuốc, nhân viên phát thuốc… thì mỗi ngày chỉ khám được cho 1.000 bệnh nhân

Nhưng khi có ứng dụng CNTT, các khâu tác nghiệp từ khám chữa bệnh đến chuyển kết quả được thực hiện qua mạng Internet (một số bệnh viện tư còn ứng dụng CNTT vào cả khâu cấp thuốc), thì cũng với ngần ấy bác sĩ, máy móc, thiết bị, bệnh viện có thể khám được 1.300 – 1.400 hoặc 2.000 người

Nếu bệnh viện khám cho 1.000 người thu được 100 triệu đồng, thì khám 1.500 người sẽ thu 150 triệu đồng mỗi ngày, cứ thế nhân lên theo ngày tháng thì thấy hiệu quả rõ rệt, và có thể nói đây là phương thức bệnh viện tự sinh lời. Các lãnh đạo cần hiểu rằng đầu tư cho CNTT không phải là khoản chi vứt đi mà là khoản đầu tư đáng tiền”

Theo phân tích của nhiều chuyên gia thì thay vì quyết định cấp đất, xây 3 – 4 trụ sở bệnh viện mới, lãnh đạo ngành y tế nên dùng khoản đầu tư này chi cho việc tăng cường ứng dụng CNTT cho 1 bệnh viện, khi đó có thể đạt được hiệu quả và giá trị gia tăng lớn hơn như tăng tính chính xác số liệu của hoạt động khám chữa bệnh, tiết giảm thời gian chờ của bệnh nhân, tiết kiệm chi phí do thất thoát và do sai lầm chuyên môn, nắm bắt ngay tức thời số liệu hoạt động bệnh viện, tạo ra ngân hàng dữ liệu vô giá cho nghiên cứu khoa học về sau…

Một câu hỏi đặt ra là nếu bệnh viện không có tiền để đầu tư thì liệu có cách nào khác để vẫn có thể tăng cường ứng dụng IT ? Câu trả lời được ông Đỗ Cao Bảo đưa ra

“Nếu bệnh viện ở Việt Nam không có tiền, có thể học Trung Quốc áp dụng công thức: doanh nghiệp CNTT (như FPT) đầu tư toàn bộ hệ thống IT, sau đó chỉ xin trích lại 4% doanh thu hàng năm của bệnh viện để thu hồi vốn và phát sinh lãi để tái đầu tư. Nếu Bộ Y tế chấp nhận thì FPT sẵn sàng “chơi” kiểu đó”

Một số gương điển hình về ứng dụng thành công CNTT trong bệnh viện (BV) gồm: BV đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc, BV đa khoa Hữu nghị Việt-Tiệp ở Hải Phòng, BV huyện Tam Dương – Vĩnh Phúc, BV 74 trung ương ở Vĩnh Yên, BV đa khoa Phú Quốc, BV đa khoa tư nhân Bình Dương…

Các bệnh viện này sử dụng phần mềm một cách đồng bộ, hiệu quả trong tất cả các hoạt động chuyên môn của bệnh viện từ ngoại trú đến nội trú, thực sự có bệnh án điện tử được lưu trữ và truy cập nhanh khi cần thiết

Đặc biệt, Phòng khám đa khoa An Khang của Công ty Sữa Vinamilk đã trang bị phần mềm từ năm 2006, cho đến nay vẫn hoạt động rất tốt, ổn định. Không có nơi nào có ngân hàng dữ liệu bệnh nhân đầy đủ, chi tiết, xuyên suốt nhiều năm như của phòng khám này

Ngọc Mai
 
Khám, chữa bệnh tim qua tablet

ImageView-2_zps4345917e.png

Kỹ sư Arthur Zang và máy tính bảng Cardiopad​

- Tablet Cardiopad cho phép các bác sỹ Cameroon khám và chẩn đoán bệnh tim từ xa, góp phần giải quyết tình trạng thiếu bác sỹ và tăng khả năng tiếp cận y tế cho người dân nông thôn

Những khó khăn của y tế Cameroon

Hơn 50 năm qua, Cameroon liên tục đứng trong danh sách những nước có tuổi thọ trung bình người dân thấp nhất thế giới. Cơ sở khám chữa bệnh thiếu thốn và nền kinh tế khó khăn là hai lý do chính dẫn tới tình trạng này

Theo thống kê, Cameroon có dân số trên 20 triệu người, trong khi chỉ có 30 bác sỹ chuyên khoa tim, tất cả họ đều làm việc tại bệnh viện lớn ở thành phố. Chính vì thế, những người dân ở nông thôn phải đi một quãng đường khá xa nếu muốn khám chữa bệnh về tim mạch

Đối với nhiều người, riêng chi phí đi lại cũng đã vượt quá khả năng của họ chứ chưa kể đến tiền để khám bệnh và mua thuốc. Mỗi năm, tại Cameroon, rất nhiều bệnh nhân tim mạch tử vong vì không được cứu chữa kịp thời

Trước thực trạng này, kỹ sư máy tính Arthur Zang 24 tuổi đã tìm cách phát minh ra một thiết bị cho phép khám chữa bệnh tim từ xa: tablet Cardiopad

Giảm chi phí và cứu được nhiều bệnh nhân tim

Cardiopad là một tablet màn hình cảm ứng có khả năng thu tín hiệu nhịp tim vào một thiết bị thông qua kết nối bluetooth và mạng GSM. Sau đó, tín hiệu ấy sẽ được truyền đến hệ thống máy tính của các bệnh viện lớn để các bác sỹ tiến hành phân tích, chẩn đoán và kê đơn thuốc. Tablet Cardiopad có màn hình 10 inch còn những thông số kỹ thuật khác chưa được tiết lộ

Theo anh Zang, Cardiopad là “chiếc tablet màn hình cảm ứng thực sự đầu tiên được chế tạo ở Cameroon cũng như ở châu Phi”. Cardiopad được nghiên cứu từ cách đây 3 năm, đã trải qua vài cuộc thử nghiệm có xác nhận của cộng đồng khoa học Cameroon. Arthur Zang tự hào cho biết, thiết bị có độ tin tưởng lên tới 97,5%. Anh hi vọng phát minh của mình sẽ giúp cứu chữa rất nhiều mạng sống

Nhấn mạnh sự khác biệt của Cardiopad và hệ thống điện tâm đồ cổ điển, anh Zang cho biết: “Với điện tâm đồ cổ điển, kết quả thường phải được in ra giấy và chuyển cho các bác sỹ chuyên khoa tim mạch phân tích, không thể gửi hoặc lưu kết quả trực tiếp theo hình thức điện tử

Với Cardiopad, các kết quả được số hóa và truyền đi. Ngoài ra, các bác sỹ có thể dùng tablet của họ để gửi đi kết quả chẩn đoán và biện pháp điều trị”. Khi đề cập tới vấn đề nguồn điện, anh Zang lạc quan cho biết, Cardiopad được trang bị pin để hoạt động liên tục trong vòng 7 giờ

Về hiệu quả kinh tế cho các bệnh viện, anh Zang giải thích: “Chúng tôi dự định bán mỗi máy Cardiopad với giá 1.500 Euro, trong khi giá một thiết bị điện tâm đồ hiện tại là 3.800 Euro. Nếu các bệnh viện có thể mua thiết bị giá rẻ, có nghĩa là họ cũng có thể giảm chi phí khám bệnh”

Hiện tại, mẫu thử nghiệm Cardiopad đã hoàn tất, anh Zang cho biết thêm: “Chúng tôi đang sản xuất những máy Cardiopad đầu tiên. Những thiết bị này sẽ có mặt tại các bệnh viện trước tháng 7/2012. Với khoảng 30.000 Euro, tôi có thể sản xuất 20 hoặc 25 tablet Cardiopad

Một số sản phẩm sẽ giao cho bác sĩ khoa tim mạch tại bệnh viện lớn và các máy còn lại là chuyển cho các trung tâm tim mạch từ xa của từng vùng. Như vậy, với 30.000 Euro, tôi có thể bao phủ toàn bộ lãnh thổ của Cameroon với ít nhất hai trung tâm y học từ xa của khu vực"

Mặc dù được coi là một bước đột phá trong công nghệ y tế điện tử, Cardiopad vẫn chỉ phục vụ riêng cho hoạt động khám và chữa bệnh tim

Chính vì thế, về cơ bản thiết bị này mới chỉ giải quyết được một phần nhu cầu về dịch vụ y tế của người dân nông thôn tại Cameroon nói riêng và châu Phi nói chung. Sẽ hết sức tuyệt vời nếu sản phẩm này được phát triển thêm để chạy các ứng dụng hỗ trợ chẩn đoán nhiều loại bệnh khác

Hiện tại, Arthur Zang vẫn đang tìm kiếm nguồn tài trợ để sản xuất đại trà Cardiopad. Ngoài ra, chàng kỹ sư trẻ tuổi này muốn thành lập một công ty với mục tiêu góp phần cải thiện hệ thống chăm sóc y tế tại Cameroon

Phạm Duyên
 
Nâng cao năng lực khám chữa bệnh nhờ ứng dụng đơn giản

ImageView-2_zpsfba9df4e.jpg

Ông Neil Jordan​

– Trước thực tế các cơ sở y tế tại Việt Nam luôn trong tình trạng quá tải, gây khó cho hoạt động chăm sóc sức khỏe, đại diện Microsoft khuyến cáo chỉ cần bắt đầu bằng những ứng dụng đơn giản, ngành y tế sẽ nhanh chóng cải thiện được năng lực

Tại Việt Nam hiện nay, hầu hết các bệnh viện công và tư nhân luôn diễn ra tình trạng quá tải bệnh nhân khám chữa bệnh. Cùng đó, một bệnh nhân trung bình phải tương tác với nhiều điểm liên lạc khác nhau trong quá trình điều trị, từ nhân viên lễ tân, y tá, bác sỹ, chuyên gia…, gây mệt mỏi và lãng phí thời gian

Bên cạnh đó, đối với các cơ sở y tế thì khi nhu cầu về dịch vụ y tế liên tục tăng cao, quy định về pháp luật cũng không ngừng thay đổi thì sự hạn chế về hệ thống xử lý thông tin, xử lý dữ liệu cũng là một trong những nguyên nhân dễ dẫn tới sai sót do hệ thống bị quá tải, thông tin bị phân chia bởi những hệ thống công nghệ khác nhau

Trước thực tế đó, trao đổi với ICTnews, ông Neil Jordan - Tổng Giám đốc phụ trách khối Giải pháp cho ngành công nghiệp Y tế, Tập đoàn Microsoft lưu ý đến vấn đề cấp thiết tại Việt Nam đó là việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT để cắt giảm được chi phí y tế

Chia sẻ kinh nghiệm tại các quốc gia thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, đại diện Microsoft cho hay hiện nhiều tổ chức y tế đang áp dụng các giải pháp như Microsoft SQL Server để hiện đại hóa cách thức tiếp cận thông tin, Microsoft Dynamics để nâng cao khả năng theo dõi và báo cáo dữ liệu y tế; Office 365 với sự kết hợp giữa công cụ như Exchange, SharePoint và Lync cho phép nhân viên y tế thực hiện công việc hiệu quả và kết nối tốt hơn giữa các bệnh nhân, có được phân tích hiệu quả từ nhiều nguồn thông tin khác nhau, từ đó đưa ra quyết định chính xác và kịp thời

Chính vì thế, đưa ra khuyến nghị ứng dụng CNTT phù hợp với điều kiện của ngành y tế Việt Nam, ông Neil Jordan cho rằng các tổ chức, cơ sở y tế trước mắt có thể xem xét đến việc ứng dụng những công nghệ dễ triển khai với chi phí phù hợp như Hồ sơ bệnh án điện tử, Cổng thông tin y tế, quản lý thông tin y tế...

Cụ thể, trước mắt có thể ứng dụng Hồ sơ bệnh án điện tử để “số hóa” các tài liệu giấy thủ công; Cổng thông tin y tế để tích hợp thông tin từ nhiều hệ thống khác nhau, giúp cho nhiều người có thể cùng làm việc trên các tài liệu và thông tin với các đồng nghiệp, bệnh nhân và các đối tượng khác, giúp truy cập thông tin và giao dịch nhanh chóng, giảm thiểu các rào cản thường gặp như trong hoạt động thủ công giấy tờ

Đáng chú ý, các công nghệ như điện toán đám mây có thể giúp các tổ chức y tế có cơ hội nâng cao chất lượng chăm sóc và giảm chi phí. Ví dụ như việc sử dụng Microsoft Lync cho telemedicine đang giúp giảm chi phí và hỗ trợ hiệu quả các hoạt động chăm sóc tại các vùng nông thôn và vùng sâu, vùng xa…

“Thông qua các chương trình chiến lược như Khung kết nối sức khỏe, Tiêu dùng hóa CNTT, Dịch vụ đám mây sức khỏe, Microsoft đang nỗ lực hỗ trợ ngành y tế Việt Nam ứng dụng những giải pháp CNTT tiên tiến, chi phí phù hợp để nâng cao chất lượng dịch vụ”, ông Neil Jordan bày tỏ

Bên cạnh đó, ông Neil Jordan tiết lộ Microsoft cũng đang nỗ lực tung ra các công nghệ mới phù hợp với xu thế phát triển hiện nay như máy tính bảng Surface chạy hệ điều hành Windows 8 để bệnh nhân, nhân viên y tế có thể sử dụng mọi lúc mọi nơi như máy tính, đồng thời được trang bị tính bảo mật cao, giúp bảo vệ hiệu quả dữ liệu y tế nhạy cảm…

Phan Minh
 
Thiếu hụt ứng dụng mobile trong chăm sóc sức khỏe

ImageView2-1_zps4fb5e576.jpg

Ông Hồ Việt Hải, đại diện hãng Misfit Wearables chia sẻ về cơ hội của ứng dụng mobile trong việc chăm sóc sức khỏe​

- Nhu cầu sử dụng ứng dụng mobile cho chăm sóc sức khỏe (healthcare) đang tăng dần khi có thêm sự hiện diện của thiết bị cảm ứng dạng Wearable (có thể đeo được), song số lượng ứng dụng mobile cho healthcare trên các kho ứng dụng còn rất ít

Tại hội thảo Vietnam Mobile Day 2012 diễn ra mới đây, ông Hồ Việt Hải, đại diện hãng Misfit Wearables - Mỹ (chuyên sáng tạo và phát triển sản phẩm cảm ứng phục vụ cho sức khỏe và ứng dụng y tế) đã giới thiệu rất nhiều loại thiết bị Wearable hữu ích cho việc chăm sóc sức khỏe của cá nhân và cộng đồng

Điển hình như thiết bị đeo trên cổ với 1 phím nhấn duy nhất giúp người già kịp thời thông báo với người thân về việc mình bị ngã, vòng đeo tay đo nhịp tim, mũ đội đầu theo dõi tình trạng giấc ngủ, miếng dán vào người để giám sát huyết áp và nhịp tim...

Ngay tại hội thảo, ông Hồ Việt Hải đã demo trực tiếp 1 thiết bị Wearables kết nối iPhone để đo huyết áp, nhịp tim. Với thiết bị này, những dữ liệu đo sẽ được lưu lại trên ứng dụng và người dùng không bị quên mất các thông số cần thiết để đối chiếu với những lần đo sau (theo dõi sức khỏe bằng máy đo thông thường chỉ hiện thông số ở mỗi lần đo)

Thiết bị Wearables còn giúp người sử dụng biết được tình trạng tốt/xấu của sức khỏe qua các thông số (ví dụ nếu nhịp tim quá cao thì thiết bị cảnh báo bằng cách hiện màu đỏ) và tình trạng diễn tiến của sức khỏe (ví dụ, đo nhịp tim của 2 người trước và sau khi hoạt động thể thao đều có thông số là 60 nhịp/phút - 90 nhịp/phút, song 1 người có tiến trình nhịp tim tăng đều, còn 1 người tăng đột biến, nếu dùng thiết bị Wearables sẽ nắm bắt được tiến trình tăng, còn thiết bị thông thường chỉ biết được 2 thông số đơn giản là 60 và 90)

Với mức giá trung bình khoảng 2 triệu đồng, thiết bị Wearable rất phù hợp để làm quà tặng cho bạn bè, người thân

Nhiều người dự đoán với sự hiện diện của thiết bị Wearables, nhu cầu sử dụng ứng dụng mobile để chăm sóc sức khỏe sẽ tăng mạnh trong thời gian tới

Tuy nhiên, trên các kho ứng dụng (Apstore), healthcare là mảng có ít ứng dụng nhất. Mới có một số ứng dụng chăm sóc sức khỏe có thể sử dụng trên điện thoại thông minh như cung cấp thông tin về giá trị dinh dưỡng của thức ăn; cung cấp các đoạn nhạc để thư giãn hay nhắc nhở đến giờ uống thuốc hoặc luyện tập, nghỉ ngơi sau khi học tập, làm việc; ứng dụng kết hợp với các thiết bị định vị để theo dõi hoạt động thể thao như chạy bộ, đạp xe, bơi lội… và cung cấp những lời khuyên hữu ích đến người sử dụng...

"Những người làm ứng dụng cho mobile nên chú ý tới mảng ứng dụng cho healthcare, ví dụ như ứng dụng về giá thuốc, theo dõi một số bệnh thông thường hoặc cơ sở dữ liệu về cửa hàng thuốc để cung cấp cho các công ty healthcare", ông Hồ Việt Hải gợi ý

Xuân Bách
 
Top