What's new
Vietnam - Điện Biên Phủ Kinh Tế

This is a sample guest message. Register a free account today to become a member! Once signed in, you'll be able to participate on this site by adding your own topics and posts, as well as connect with other members through your own private inbox!

Bài học làm giàu từ tỷ phú Trung Quốc

LOBBY.VN

Administrator
Bài học làm giàu từ tỷ phú Trung Quốc​

Trong một thập kỷ vừa qua, lượng tỷ phú mới của Trung Quốc nổi lên nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Hiện nay có ít nhất 79 tỷ phú, tiêu thụ 15% mặt hàng xa xỉ - thị trường chiếm 9 tỷ dollar trong 1 năm, biến Trung Quốc trở thành nước đứng thứ 2 về tiêu thụ mặt hàng này

Những người giàu ở đất nước này thích gì? Họ đã làm như thế nào để có nhiều tài sản đến vậy

Để tìm câu trả lời cho những câu hỏi này, tôi đã gặp một tá các tỷ phú. Vài người trong số họ kiếm tiền bằng cách mở các công ty Internet ở Mỹ, một số khác đầu tư vào bất động sản hoặc đồ uống. Khác với phần lớn các tỷ phú Mỹ, như Rockerfellers hay gia đình Walton's của Wal-Mart, phần lớn tỷ phú Trung Quốc đều xuất thân từ tay trắng

Ông trùm bất động sản ở Bắc kinh đã chia sẻ cho tôi về bài học thành công trong kinh doanh với điều kiện không được công bố tên của mình lên báo. Và tôi đã gọi ông là ông Chen

Ở Trung Quốc hơn 70 người từng xuất hiện trên danh sách Forbes Trung Quốc đều thừa nhận gặp rắc rối với cuộc sống. Người ta gọi đó là danh sách tử thần

Bài học thứ nhất: Tin vào chính mình

Ông không bao giờ ngừng tin rằng ông có thể làm được cái gì đó. Sự tin tưởng vào bản thân đã giúp ông không từ bỏ những cơ hội dù nhỏ nhất

Không có được sự hậu thuẫn từ gia đình, ông đã phải đi vay với lãi suất cao gấp 5 lần so với mức bình thường từ đối thủ cạnh tranh. Ông khởi đầu từ những dự án nhỏ, dự án mà không ai muốn, chấp nhận sự cười nhạo và khinh bỉ của người khác. Một cách chậm rãi, cuối cùng ông cũng phát triển được thương hiệu danh tiếng và làm được những điều ông từng nói, và từng nghĩ, các dự án của ông ngày càng lớn hơn

Bài học thứ hai: Biết làm việc thiện

Những đứa trẻ nông thôn không có tiền đi học, ông bỏ tiền ra thành lập một quỹ học tập, hàng năm bỏ ra hàng triệu đô la để xây dựng trường học. Vì ngày xưa ông đã từng phải nghỉ học vì gia đình không đủ tiền. Ngoài ra hàng tuần ông cùng các con đến các phòng khám của bệnh viện để thanh toán tiền thuốc men cho những bệnh nhân không có bảo hiểm mà không có khả năng chi trả

Nhưng trước khi ông làm được điều đó, ông đã dành hàng thập kỷ để kiên trì tuyệt đối, bỏ qua các khoản chi phí vô nghĩa cho bản thân, chấp nhận những người cười nhạo ông

Bài học thứ ba: Tôn trọng mọi người và biết khiêm tốn

Một thập kỷ trước, gần như tất cả những người Trung Quốc đều nghèo khó, chỉ cần có 10 triệu đô là là bạn đã lọt vào danh sách những người giàu có của Trung Quốc. Năm ngoái, con số này đã lên đến 120 triệu đô la. Sự giàu có xoay chuyển rất nhanh. Ông Chen đã nói “ bạn có thể là bồi bàn ngày hôm nay, nhưng có thể ngày mai bạn là ông chủ của một tập đoàn thực phẩm và nước uống” vì vậy tốt hơn hết là phải biết tôn trọng mọi người, nếu không một ngày nào đó thái độ sẽ quay lại ám hại bạn. Thực tế có rất nhiều người, một thập kỷ trước còn nuôi lợn, nhưng hiện tại đã lái xe Mercedes và mua trang sức Tiffany đắt tiền.

Bài học thứ tư: Chia sẻ sự giàu có

Để cho đối tác có thể kiếm được nhiều tiền hơn những gì họ có thể, cứ như thế lần sau nếu họ có được vụ làm ăn tốt, họ sẽ đến nghĩ đến mình trước

Và ông đã đúng, tôi đã từng đi gặp nhiều đối tác của ông. Khi tôi hỏi tại sao họ lại làm việc với ông mà không làm việc với các đối tác khác, tất cả họ đều nói, vì ông đã lấy miếng bánh nhỏ hơn trong toàn bộ miếng bánh. Nhưng nhiều miếng bánh nhỏ đã tạo ra một miếng bánh lớn

Ông Chen xây dựng được một khối tài sản khổng lồ và danh tiếng một các trung thực, công bằng và đáng tôn trọng. Như ông đã từng nói với tôi “ Nếu tôi có thể làm những công việc như thế mà tôi vẫn giàu có thì mọi người cũng có thể làm tương tự”
 
Ông tỷ phú chẳng giống ai​

- Từ một nhà sản xuất pin nhỏ trở thành ông chủ một tập đoàn lớn về xe hơi. Liệu tỷ phú Wang Chuanfu có là ngọn hải đăng của ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc hay chỉ là một kẻ dựa vào thủ đoạn và may mắn để đạt được mục đích?

Những bước đi đầu tiên

WangChuanfu.jpg

Wang Chuanfu sinh năm 1966, trong một gia đình nông dân nghèo của huyện Vô Vi. Năm 1983 Wang Chuanfu thi đỗ vào khoa Hóa học vật lý luyện kim Học viện mỏ và luyện kim Trung Nam (nay là trường đại học Trung Nam). Năm 1987, Wang Chuanfu lại thi đỗ vào Tổng viện nghiên cứu kim loại màu Bắc Kinh và tốt nghiệp thạc sĩ. Vì thành tích học tập xuất sắc, Wang Chuanfu đã được giữ lại viện làm việc và bắt đầu nghiên cứu về pin

Năm 1993 Tổng viện nghiên cứu kim loại màu thành lập Công ty Beagle Battery Co. Ltd tại Thâm Quyến và bổ nhiệm Wang Chuanfu làm tổng giám đốc. Đối với một người xuất thân từ tầng lớp nghèo khổ như Wang Chuanfu, thành đạt như vậy đã là kỳ tích

Nhưng hoài bão của Wang Chuanfu không dừng ở đó. ông đã nhìn ra tương lai phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp pin. Sau khi từ bỏ chức vụ Tổng giám đốc Beagle Battery Co. Ltd và vay mượn được 2,5 triệu nhân dân tệ (NDT), Wang Chuanfu đã cùng với hơn 20 nhân viên thành cập Công ty BYD vào năm 1995, chuyên sản xuất pin điện thoại  

Phương pháp dùng người

Tâm niệm “Không để người khác coi thường mình” của Wang Chuanfu đã được nhân rộng thành phương châm “Không để người khác coi thường công ty mình” và thậm chí “Không để thế giới coi thường người Trung Quốc”

Năm 2008, khi “nhà đầu tư huyền thoại” Warren Buffett đầu tư vào công ty BYD, ông có phái người đến theo dõi xưởng sản xuất pin của BYD tại Thâm Quyến. Người của Warren Buffett rất kinh ngạc khi nhìn thấy những người công nhân ở đây dùng chính những bàn tay khéo léo của mình để sản xuất ra hàng vạn viên pin

Wang Chuanfu cho rằng các doanh nghiệp Trung Quốc thật may mắn vì có được nguồn tài nguyên vô cùng quý giá này. “Công nhân + công cụ sản xuất = Máy sản xuất” là công thức mô hình sản xuất ít vốn của Wang Chuanfu

Mặc dù phương pháp dùng nhân công thay thế máy móc làm cho tỷ lệ pin phế phẩm tương đối cao (khoảng 20-30%, trong khi sản xuất bằng máy móc tự động của Nhật Bản thì tỷ lệ đó chỉ vào khoảng 5%), nhưng nếu so sánh với việc bỏ ra một khoản vốn lớn để đầu tư vào máy móc tự động, thì tỷ lệ phế phẩm đó là có thể chấp nhận được. Năm 2003 sau khi mua lại công ty Qinchuan, Wang Chuanfu lại áp dụng công thức này vào lĩnh vực sản xuất ô tô.

Xe hơi của công ty BYD không giống với các hãng xe lớn tại Trung Quốc như Volkswagen Thượng Hải, Hyundai Bắc Kinh… là hầu hết các công đoạn lắp đặt từ việc cố định thân xe, đến các công đoạn đòi hỏi kỹ thuật cao như xung áp, phun sơn xe, vận chuyển các tổ kiện…. đều do nhân công thực hiện .

Đến cuối năm 2009, công nhân của công ty BYD là 140 ngàn người, ngay cả trong đợt khủng hoảng kinh tế, BYD vẫn nhận thêm 2 vạn công nhân mới. Với số lượng nhân công nhiều đến như vậy, Wang Chuanfu dùng cách nào để trả lương và duy trì hoạt động, điều này đang khiến rất nhiều nhà doanh nghiệp đau đầu nhưng chưa nghĩ ra được.

Theo thống kê, doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Trung Quốc năm 2009 phải bỏ ra số vốn vận hành là 200 tỷ nhân dân tệ, gấp 6 lần công ty BYD, nhưng số lượng nhân công chỉ vào khoảng 80 ngàn người, chỉ bằng 1 nửa số lượng nhân công của công ty BYD.

Wang Chuanfu hiểu rõ rằng, Trung Quốc có lợi về nguồi lực nhân công giá rẻ, ông cho rằng không lo là không tìm được nhân công, mà quan trọng nhất là làm thể nào để giữ được chân của những người tài.

Người am hiểu công ty BYD đều biết, lương của công nhân tại công ty không cao (từ 1500-3000 tệ), so với mặt bằng chung tại thị trường Thâm Quyến như vậy là rất thấp. theo số liệu thống kê, năm 2009 lương bình quân tại thị trường lao động Thâm Quyến đã là 4000 tệ/ tháng. Nhân công thì như vậy, nhưng đối với các cán bộ chủ chốt, người tài của công ty BYD, Wang Chuanfu luôn có một cách riêng đối đãi. Bắt đầu từ năm 1998 ông đã thực thi cơ chế đối đãi cổ phiếu theo từng cấp quản lý. Với khích lệ về quyền cổ phần trong công ty, những người cán bộ chủ chốt luôn luôn ở bên cạnh Wang Chuanfu. Ngoài ra, đối với các kỹ sư, Wang Chuanfu luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất để họ phát huy hết tài năng của mình, vì theo cách nghĩ của ông, đối với người kỹ sư ngoài mức hậu đãi xứng đáng, còn phải tạo cho họ môi trường để họ thể hiện tốt nhất tài năng của mình.

Đối với người mình thích, Wang Chuanfu bằng mọi giá mời được người đó về làm việc với mình. Cuối năm 2002, công ty BYD đã lôi kéo hơn 400 nhân viên của Foxconn về làm việc, trong số đó có rất nhiều nhân viên kỹ thuật giỏi của Foxconn. Không lâu sau BYD nhanh chóng nhân bản và dòng sản phẩm tương tự như Foxconn

Hiện tại, lòng trung thành của nhân viên với công ty là không cao, việc thay đổi công ty của các nhân viên tài năng xảy ra thường xuyên. Việc giữ chân các nhân tài của BYD đang đối diện với nhiều khó khăn. Trong lúc này, phương pháp dùng người của Wang Chuanfu đang đứng trước một thách thức thực sự
 
Top